Saturday, March 13, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (6)

Những Vấn đề của Triết học

The Problems of Philosophy
Bertrand Russell






Chương IX. Thế giới những Phổ quát

Ở cuối chương trước, chúng ta đã thấy những thực thể loại như những quan hệ xuất hiện ra như có một sinh tồn, trong một vài cách thức nào đó khác biệt với của những đối tượng vật lý, và cũng khác biệt với của não thức và với của dữ liệu-giác quan. Trong chương này, chúng ta phải suy xét cái gì là bản chất của cái thứ sinh tồn này, và cũng nữa, những đối tượng nào có đó mà có thứ sinh tồn này. Chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi sau.

Tuesday, March 9, 2010

Văn minh và những Bất mãn từ nó

Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud (1856 – 1939)

Civilization and Its Discontents (1930)






Lời người dịch

Trong Future of an Illusion (1927) Freud phê phán các tổ chức tôn giáo độc thần Abraham là một lường gạt tập thể, một huyễn tưởng của nhân loại (a mass “delusion” - từ R. Dawkins dùng lại trong tác phẩm gần đây rất nổi tiếng của ông The God delusion). Đến năm 1930, tác phẩm này - Civilization and Its Discontents ra đời sau khi châu Âu vừa chấm dứt một cuộc chiến kinh hoàng, trong đó tất cả sức mạnh của khoa học kỹ thuật đã đem dùng để tàn sát con người – thế chiến thứ I.

Đây là một tác phẩm tuy ngắn nhưng rất quan trọng và chính yếu của tư tưởng Freud, cũng là tác phẩm nay đã thành cổ điển và phổ thông nhất của ông. Những mâu thuẫn cá nhân nội tại trong não thức, trước đây ông đã tiên phong dùng kỹ thuật phân tâm để hiển lộ những egoid, ẩn dấu dưới đáy vô thức - tên ông gọi - nay ông phóng chiếu ra xã hội phương Tây, để thấy văn minh con người xây dựng cũng chính là một không gian tranh chấp, một đấu trường giữa cá nhân và tập thể. Văn minh có một giá con người phải trả, đó là phải chịu những bất mãn nó đem theo cùng với những bước “tiến bộ” của nó.

Chủ đề của Freud là văn minh đến nay do con người dựng nên ở phương Tây, không nhất thiết phục vụ con người. Theo ông chính văn minh tự nó là nguồn của những bất mãn, những không hạnh phúc của những con người tự gọi mình là văn minh. Con người bị câu thúc đến dồn nén thành điên rồ, ông cảnh cáo - thế nên văn minh cũng có thể trở nên điên rồ, vì cả hai đã phát triển song song. Nhìn con người như luôn luôn tìm thỏa mãn những bản năng tự nhiên dù bản chất là ích kỷ và tham lam ham hố, và văn minh như những động lực xã hội ngăn cấm, kiểm soát hay đè nén chúng, nên trong xã hội phương Tây, luôn thường trực một ám ảnh quen thuộc về phạm cấm, về tội lỗi.

Và ám ảnh này – có thể dùng để giải thích sự có mặt dai dẳng và phi lý của đạo Kitô.

Tôi chọn dịch bản văn này – trong chiều hướng đó.

Trân trọng
Lê Dọn Bàn

Monday, March 8, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (5)

Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương VIII. Sự Khả hữu của Kiến thức Tiên nghiệm

Immanuel Kant thường được xem như triết gia lớn nhất của triết học hiện đại. Mặc dù sống trải qua Cuộc Chiến Bảy Năm [1] và Cách mạng Pháp, ông không bao giờ từng gián đoạn công việc giảng dạy triết học ở Königsberg, vùng đông nước Prussia [2]. Đóng góp độc đáo nhất của ông là sáng kiến ông mệnh danh triết học “phê phán”, đó là, sau khi giả định như là một dữ liệu, là có kiến thức thuộc nhiều loại khác biệt, đã thăm dò xem cách nào những kiến thức như thế đi đến thành khả hữu, và đã diễn dịch, từ trả lời của thăm dò này, nhiều kết quả siêu hình về phần bản chất của thế giới.. Cũng có thể được là nghi ngờ không biết những kết quả này có giá trị hay không. Nhưng Kant chắc chắn xứng đáng được khen ngợi về hai điều: thứ nhất, vì đã nhận thức rằng chúng ta có kiến thức tiên nghiệm, chúng vốn không thuần túy “phân tích”, i.e. hiểu như thể rằng đối nghịch với nó sẽ là tự-mâu thuẫn, và thứ nhì, vì đã làm thành hiển nhiên sự quan trọng triết học của tri thức luận.

Monday, March 1, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (4)



Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương VI. Về Qui nạp

Trong hầu hết những bàn luận trước đây của chúng ta, chúng ta đã bận tâm trong cố gắng làm sáng sủa về phần dữ liệu của chúng ta trên phương diện kiến thức về hiện hữu. Những sự việc gì ngoài kia trong vũ trụ vốn hiện hữu của nó chúng ta biết được, nhờ vào sự chúng ta có quen biết với chúng? Cho đến giờ, câu trả lời của chúng ta đã là chúng ta có quen biết với dữ liệu-giác quan của chúng ta, và, có lẽ là với tự chính chúng ta. Những điều này chúng ta biết có hiện hữu. Và dữ liệu-giác quan quá khứ vốn chúng ta nhớ lại, được biết là đã hiện hữu trong quá khứ. Kiến thức này cung cấp dữ liệu của chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta có khả năng rút ra những suy luận từ những dữ liệu này – nếu chúng ta rồi có biết về sự hiện hữu của vật chất, của tha nhân, của quá khứ trước khi ký ức cá nhân chúng ta bắt đầu, hay của tương lai, chúng ta phải biết những nguyên lý tổng quát thuộc loại nào đó qua những cách thức đó của nó, những suy luận dường thế mới có thể rút ra được. Phải là điều được chúng ta biết đến rằng sự hiện hữu của một sự vật thuộc loại nào đó, A, là một dấu hiệu về hiện hữu của một sự vật khác thuộc loại nào đó, B, hoặc là cùng thời với A, hoặc đâu đó sớm hơn hoặc muộn hơn, như lấy thí dụ, sấm là một dấu hiệu hiện hữu trước đó của chớp. Nếu như điều này chúng ta đã không được biết, chúng ta đã không bao giờ có thể mở rộng kiến thức của chúng ta vượt quá khỏi phạm vi kinh nghiệm riêng tư của chúng ta; và phạm vi này, như chúng ta đã thấy, thì rất cực kỳ giới hạn. Câu hỏi bây giờ chúng ta phải suy xét là – không biết một mở rộng như thế có thể có được không – và nếu như có – tác dụng của nó ra sao?