Wednesday, June 30, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (13)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
(tiếp theo)

Quyển Một – Triết học Cổ thời

Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle




Chương 16. Lý thuyết của Plato về sự Bất tử.


Bản văn đàm thoại được gọi theo tên của Phaedo [1] đáng chú ý về nhiều phương diện. Nó có mục đích mô tả những giờ phút cuối trong đời của Socrates: cuộc trò chuyện của ông liền trước khi ông uống thuốc độc hemlock, và ngay sau đó, đến khi ông lịm đi, mất hữu thức. Đàm thoại này trình bày lý tưởng của Plato về một con người, người ấy vừa khôn ngoan vừa tốt lành ở mức độ cao nhất, và người ấy hoàn toàn không sợ cái chết. Socrates trước cái chết, như được Plato trình bày, đã là quan trọng về đạo đức, cả trong cổ đại và trong hiện đại. Những gì Phúc âm giải thích về sự thống khổ và sự đóng đinh hành hình đã là với những tín đồ Kitô, thì Phaedo đã là với những người ngoài đạo Kitô, hay những triết gia tự do từ chối không tin [2]. Nhưng sự bình tĩnh không nao núng của Socrates trong giờ cuối cùng của ông đã buộc với niềm tin của ông vào sự bất tử, và Phaedo là quan trọng như đã nói rõ ra, không chỉ cái chết của một kẻ tuẫn đạo, nhưng cũng nhiều những học thuyết vốn về sau đã thành của đạo Kitô. Thần học của St. Paul và của những vị dựng đạo (Kitô) đã phần lớn bắt nguồn từ nó, trực tiếp hoặc gián tiếp, và khó có thể hiểu được, nếu bỏ qua Plato.

Tuesday, June 29, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (12)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle






Chương 15. Lý thuyết về những Ý tưởng

Ở giữa tập Republic, từ phần sau của quyển V đến cuối quyển VII, chiếm chủ yếu với những câu hỏi triết học thuần túy, hiểu như đối nghịch với chính trị. Những câu hỏi này được giới thiệu bởi một tuyên bố hơi đột ngột:

Cho đến khi nào những triết gia làm vua, hoặc những vị vua và những vương hầu của thế giới này có tinh thần và sức mạnh của triết học, và sự cao cả của chính trị và của trí tuệ gặp nhau thành một, và những bản chất thường dân đó là những kẻ đều theo đuổi sự loại trừ kẻ khác, bị bắt buộc phải đứng sang một bên, những thành phố sẽ không bao giờ được yên khỏi những tà ác này – không đâu, loài người cũng chẳng được, như tôi tin – và sau đó, chỉ với thế, Nhà nước của chúng ta sẽ có cơ được sống và được ngắm ánh dương quang. [1]

Nếu điều này là đúng, chúng ta phải quyết định những gì tạo nên một triết gia, và những gì chúng ta hàm nghĩa là “triết học”. Những cuộc thảo luận nối theo là phần nổi tiếng nhất của Republic và có lẽ là đã có ảnh hưởng lớn nhất. Trong những phần của nó, có vẻ đẹp văn chương trác tuyệt; người đọc có thể không đồng ý (giống như tôi) với những gì được nói, nhưng không thể nào giữ không bị nó làm xúc động.

Wednesday, June 23, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (11)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle





Chương 13. Các nguồn những quan điểm của Plato

Plato và Aristotle đã có ảnh hưởng bậc nhất kể trong tất cả những triết gia, cổ đại, trung cổ đại, hoặc hiện đại, và trong hai, Plato chính là vị đã có tác động lớn hơn cả trên những thời đại tiếp nối [1]. Tôi nói điều này vì hai lý do: thứ nhất, chính Aristotle tự thân là một thành quả cuả Plato; thứ hai, gót học đạo Kitô và triết học, dù ở bất kỳ mức độ nào, cho đến tận thế kỷ thứ mười ba, đã nhiều phần Plato hơn phần Aristotle. Do thế, là điều cần thiết, trong một lịch sử về tư tưởng triết học, phải đem ra bàn luận về Plato, và với một mức độ thấp hơn, về Aristotle, một cách đầy đủ hơn so với bất kỳ những ai đến trước, hay có sau họ.

Những nội dung quan trọng nhất trong triết học Plato là: đầu tiên, Cõi-Không-tưởng (Utopia) [2] của ông, đó đã là cái sớm nhất của một chuỗi dài nhiều, thứ hai, lý thuyết của ông về những Ý tưởng, vốn đã là một nỗ lực tiên phong để đối phó với những vấn đề của những Phổ quát vẫn còn chưa được giải quyết xong; thứ ba, những luận chứng của ông thiên sang ủng hộ sự bất tử; thứ tư, thuyết về khởi nguyên vũ trụ của ông [3]; thứ năm, quan niệm của ông về kiến thức như sự hồi tưởng hơn là sự nhận thức. Nhưng trước khi bàn luận về bất kỳ một nào trong những chủ đề này, tôi sẽ nói một vài lời nói về những hoàn cảnh của cuộc đời ông, và những ảnh hưởng vốn chúng đã xác định những quan điểm chính trị và triết học của ông.

Saturday, June 19, 2010

Plato - Dụ Ngôn Cái Hang

Dụ Ngôn Cái Hang


Plato


(The Parable of the Cave – quyển VII, Republic)







Lời người dịch

1.

Đây là một câu chuyện ngắn từ tập sách nổi tiếng nhất của Plato, Republic. Socrates nói chuyện với Glaucon, một người trẻ theo ông, và kể cho anh truyền thuyết này. Đây cũng là câu chuyện được biết đến và nhắc nhở nhiều nhất, minh họa sự tương phản giữa thế giới của cảm nhận giác quan đem cho những ý kiến/tin tưởng chủ quan và thế giới của suy tưởng tinh thần đem cho kiến thức khách quan của Plato, và thế nào là một triết gia – một người yêu sự khôn ngoan – ở đây, là người đi từ thế giới kể trước đến thế giới kể sau; người đã thoát bóng tối, ra ánh sáng để thấy được thực tại – Hầu hết mọi người, kể cả bản thân chúng ta, sống trong một thế giới tương đối mù quáng, hiểu biết sai lạc về bản chất của thực tại. Chúng ta thậm chí còn cảm thấy thoải mái với sự thiếu hiểu biết đó, bởi vì đó là tất cả những gì chúng ta vẫ biết được cho đến nay. Lần đầu tiên, khi chúng ta có dịp chạm mặt với thực tại, tiến trình này thường có thể là kinh hoàng, và nhiều người có thể quay trở lại, về với đời sống cũ, dù chỉ gồm những ảo tưởng, những gì không thực, nhưng đã thân thuộc của họ. Nhưng nếu chúng ta thực sự yêu thích sự khôn ngoan, chúng ta sẽ có can đảm để nhìn nhận thực tại chân thực, rồi cuối cùng chúng ta sẽ có khả năng xứng đáng để sống hài hoà tốt đẹp với thực tại; thêm nữa, chúng ta cũng nhận trách nhiệm để giáo dục những đồng hành kém may mắn hơn, họ vẫn còn trong bóng tối, giúp họ cũng thoát được ra ánh sáng. Trong thực tế, khi đó chúng ta chỉ muốn sống với thực tại tìm được và còn muốn khai mở thực tại mới khám phá đó nhiều hơn nữa! Có thể nhiều người xung quanh chúng ta bây giờ nghĩ rằng chúng ta gàn dở, hoặc thậm chí là một nguy hiểm cho xã hội, nhưng đừng sợ hãi, và đừng lấy thế làm điều lo lắng. Một khi đã nếm biết sự thật, chúng ta sẽ không bao giờ muốn trở lại với mù quáng, vô minh. Không muốn bị giam dưới hang tối, không muốn sống trong đêm đen của cõi chết!

Wednesday, June 16, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (10)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời

Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle



Chương 11. Socrates


Socrates là một đề tài rất khó khăn đối với nhà viết sử. Có rất nhiều người, những gì liên quan đến người ấy, chắc chắn là biết được rất ít, và có những người khác, những gì liên quan đến người ấy, chắc chắn là biết được rất nhiều, nhưng trong trường hợp Socrates, sự không chắc chắn là về phần – không biết chúng ta biết rất ít, hay là biết rất nhiều về ông. Chắc chắn ông là một công dân Athens thuộc giai tầng xã hội trung bình [1] , một người dành đời mình trong tranh luận, và giảng dạy triết học cho giới trẻ, nhưng không vì tiền, giống như những Sophists. Ông chắc chắn đã bị ra tòa, kết án tử hình, và chịu xử chết, năm 399 TCN, lúc ấy, ông khoảng bảy mươi tuổi. Chắc chắn ông là một nhân vật nổi tiếng ở Athens, bởi vì Aristophanes đã vẽ hý họa ông trong The Clouds. Tuy nhiên, vượt quá điểm này, chúng ta trở thành vướng vào tranh cãi. Hai học trò của ông, Xenophon và Plato, đã viết rất dồi dào về ông, nhưng họ nói những điều rất khác nhau. Ngay cả khi họ đồng ý, Burnet đã gợi ý đó là vì Xenophon chép lại của Plato. Chỗ nào họ không đồng ý, một số tin người này, một số tin người kia, một số không tin người nào cả. Trong một bàn cãi nguy hiểm loại như vậy, tôi sẽ không dám phiêu lưu đứng về bên nào, nhưng tôi sẽ bắt đầu vắn tắt về những quan điểm khác nhau.

Friday, June 11, 2010

Nghĩ tưởng


Nghĩ tưởng


Charles Baudelaire

Recueillement









Hãy ngoan, em Đau Buồn ơi, em giữ cho yên,
Em vời Chiều lại, chiều xuống, chiều đây:
Một bầu mịt mờ phủ trùm thành phố,
Đem đến kẻ này bình an, kẻ kia lo lắng.

Khi đám tử sinh nhân bội phần hư xấu,
Lạc Thú quất roi, kẻ hành quyết ấy vô ơn,
Đi hái lấy những ăn năn trong hội vui nô lệ,
Em Đau Buồn ơi, đưa tay anh nắm, em đến đây,

Rời xa chúng. Cúi xem những Năm Dài yểu mệnh,
Trên ban công của trời cao, trong áo dài dầu dãi;
Đáy nước sâu hiện hình Tiếc Hận mỉm cười;

Mặt trời chết ngủ dưới một vòng cung,
Và, như tấm vải liệm dài kéo mãi về Đông,
Lắng nghe, em yêu, nghe Đêm dịu dàng đang bước.

Charles Baudelaire (1821-1867)
(Les fleurs du mal)