Monday, April 27, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (05)


Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits









CHƯƠNG NĂM

 

Nyāya: một tạm nghỉ chen giữa

 

Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát trường phái Nyāya của triết học India chính thống. Nyāya đồng ý với đạo Phật rằng cuộc đời như thông thường sống thì đau khổ, và rằng nguyên nhân sau cùng của đau khổ là sự hiểu biết không sáng suốt của chúng ta về bản sắc định tính của chúng ta. Nhưng như một trường phái chính thống (‘truyền thống tín ngưỡng Brahma’), Nyāya chấp nhận sự tồn tại của một cái tôi. Nó cũng đã chủ trương rằng có những sự vật việc vốn tồn tại vĩnh cửu. Như vậy, nó bất đồng với hai trong ba tuyên bố của đạo Phật về những đặc tính của sự tồn tại. Hơn nữa, văn học nền tảng của trường phái này đã được soạn thảo có lẽ cũng muộn, vào khoảng 5 thế kỷ sau khi đức Phật qua đời, trong thế kỷ thứ hai CN. Ngay cả nếu văn học này phản ảnh một truyền thống truyền miệng cổ hơn, bản thân đức Phật có lẽ không biết gì đến Nyāya. Như vậy, tại sao chúng ta nên nghiên cứu Nyāya? Có hai lý do. Thứ nhất, tranh luận giữa đạo Phật và Nyāya về sự tồn tại của cái-tôi có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của triết học đạo Phật từ thế kỷ thứ hai CN trở đi. Thứ hai, một số dụng cụ và khái niệm then chốt của triết học India bắt nguồn từ Nyāya. Vì vậy, một khảo sát ngắn gọn về hệ thống Nyāya sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tranh luận đó. Và khi chúng ta càng hiểu biết tranh luận này tốt hơn bao nhiêu, chúng ta sẽ ở vị trí càng tốt hơn bấy nhiêu, để quyết định bên nào đã là đúng về cái tôi và về bản chất của thế giới.

Thursday, April 23, 2020

Harari – Coronavirus có thay đổi thái độ của chúng ta với cái chết?

Liệu coronavirus có thay đổi thái độ của chúng ta với cái chết? Hoàn toàn ngược lại
Yuval Noah Harari
 


 
 
Có phải trận dịch coronavirus sẽ đưa chúng ta trở lại với truyền thống và chấp nhận hơn, những thái độ với cái chết – hay làm mạnh hơn những gắng sức của chúng ta để kéo dài sự sống?
 
Thế giới đời nay đã được hình thành bởi tin tưởng rằng con người có thể khôn hơn và đánh bại cái chết. Đó là một thái độ cách mạng mới. Trong phần lớn lịch sử, con người ngoan ngoãn chịu chết. Cho đến cuối thời đời nay, hầu hết những tôn giáo và hệ ý thức đều coi cái chết không chỉ là số phận không thể tránh khỏi của chúng ta, nhưng như nguồn chính của ý nghĩa trong cuộc đời. Những sự kiện quan trọng nhất của sự tồn tại của con người đã xảy ra sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng. Chỉ sau đó bạn mới đi đến hiểu được những bí mật thực sự của cuộc đời. Chỉ sau đó, bạn có được sự cứu rỗi đời đời, hoặc gánh chịu sự trừng phạt vĩnh cửu. Trong một thế giới không có cái chết – và do đó không có thiên đường, địa ngục, hay tái sinh – những tôn giáo như đạo Kitô, Islam và đạo Hindu sẽ không có ý nghĩa. Trong hầu hết lịch sử, những đầu óc con người thông tuệ nhất đã bận rộn với việc đem ý nghĩa cho cái chết, không với việc cố gắng đánh bại nó.
 

Wednesday, April 22, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (04)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits








  

CHƯƠNG BỐN

 

Đạo đức học đạo Phật

 

Quan điểm về con người chúng ta đã thảo luận trong chương trước là một hình thức của thuyết thu giảm. [1] Một người theo thuyết thu giảm về một loại nào đó của những sự vật việc thì chủ trương rằng những sự vật việc thuộc loại đó không tồn tại trong nghĩa hẹp chính xác rằng – sự tồn tại của chúng chỉ gồm trong sự tồn tại của những loại khác của những sự vật việc. Thí dụ, quan điểm của đạo Phật về không có cái-tôi, nói rằng sự tồn tại của một con người chỉ gồm trong sự diễn ra của một chuỗi nhân quả phức tạp của những skandhas nhất thời, tồn tại chỉ khoảnh khắc và không gán vào một gì như chủ thể. Nhưng những người đạo Phật không phải là những người duy nhất giữ một quan điểm thu giảm về con người. Trong một số những diễn giải, Locke và Hume đều đã chủ trương một quan điểm như vậy. Gần đây hơn, Derek Parfit đã cho quan điểm thu giảm về con người một biện hộ uyên bác và phức tạp, trong đó ông giải thích nhân vì sự phủ nhận rằng sự tiếp tục tồn tại của một con người bao gồm bất kỳ ‘sự kiện xa hơn’ ở ngoài và vượt trên những sự kiện về một chuỗi nhân quả gồm những yếu tố tâm sinh lý. Đây là những gì ông nói về những tác dụng của việc đi đến để tin tưởng rằng quan điểm thu giảm thì đúng với bản thân: [2]

Sunday, April 19, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (03)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits







CHƯƠNG BA

 

Không Có cái-Tôi: Những Cá Thể Trống Rỗng

 

Đức Phật chủ trương rằng chúng ta gánh chịu kinh nghiệm đau khổ của saṃsāra vì sự hiểu biết không sáng suốt của chúng ta về ba tính chất đặc biệt: không gì tồn tại mãi mãi, Khổ và Không Có cái-Tôi vĩnh viễn không đổi [1]. Trong ba đặc tính này, đặc tính Không Có cái-Tôi đóng vai trung tâm trong việc ‘chuẩn bệnh’ của ngài. Theo đạo Phật ban đầu, cái-tôi, thì không thực có, và những cá thể thì rốt ráo đến cùng đều không là thực. Điều này, phần nào cô đọng khó hiểu, có thể được nói như: chúng ta là những con người với cá thể trống rỗng [2], những cá nhân là những con người trống rỗng cái-tôi [3]. Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát tuyên bố này. Chúng ta sẽ xem xét một số những lập luận thấy trong những bản văn đạo Phật ban đầu với tuyên bố rằng Không Có cái-Tôi. Và chúng ta sẽ cố gắng để xác định xem khi nói rằng những cá thể thì cuối cùng không là-thực có nghĩa gì. Nhưng trước khi chúng ta có thể làm một trong những điều này, chúng ta cần phải xác định ý nghĩa của việc nói rằng có một cái-tôi (hay cái tôi). Từ ‘cái tôi’ được dùng theo nhiều cách khác nhau, chỉ một trong số đó thì liên quan với câu hỏi triết học vốn đức Phật đang cố gắng trả lời. Chúng ta có thể tránh được nhiều nhầm lẫn về những gì người đạo Phật có ý muốn nói với học thuyết của họ về không-có-cái-tôi, nếu chúng ta bắt đầu bằng hiểu rõ về những gì họ có ý muốn nói, khi họ nói về một ‘cái tôi’.