Monday, November 28, 2011

Plato - Republic (8)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)






QUYỂN 7

Đã thay thế với bản nháp thứ hai - xem  ở đây:

http://chuyendaudau.blogspot.ca/2018/01/plato-republic-10.html


Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Nov/2011)


Thursday, November 24, 2011

Plato - Republic (7)


Plato
Republic










Những triết gia đích thực.....

Viết lại - xem bản nháp thứ hai ở đây:

http://chuyendaudau.blogspot.ca/2017/12/plato-republic-09.html



(Hết quyển 6)


Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Nov/2011)


Wednesday, November 23, 2011

Plato - Republic (6)


Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)





QUYỂN 2
(tiếp theo và hết)


(SOCRATES kể tiếp tục:)

Giờ đây, tôi đã luôn luôn ngưỡng mộ những cá tính tự nhiên của Glaucon và Adeimantus, nhưng tôi đặc biệt hài lòng khi tôi nghe những gì họ đã phải nói trong dịp này, và tôi trả lời:

Con người nổi tiếng đó, người yêu của Glaucon [1] đã không sai để bắt đầu khúc bi ca ông đã viết, khi bạn tự làm nổi bật chính mình trong trận chiến tại thành Megara [2], bằng cách gọi bạn là “Những con trai của Ariston, một người lẫy lừng của gia đình tựa-như-gót”. Điều đó, người bạn thân mến của tôi, đã là nói rất hay rất khéo, theo quan điểm của tôi. Vì một điều gì đó tất cả như giống-gót đã phải tác động lên bạn, nếu như bạn đã không chịu bị thuyết phục rằng bất công là tốt hơn công lý, và ấy thế bạn có thể nói giống như vậy nhân danh nó. Và tôi không tin rằng bạn thực sự không bị thuyết phục bởi những lời của bạn. Tôi suy ra điều này từ nhân cách tổng quát của bạn, vì nếu như tôi đã chỉ có những luận chứng của bạn để tiếp tục, tôi sẽ không tin tưởng bạn. Tôi càng tin tưởng bạn bao nhiêu, tuy nhiên, tôi càng hang mang bấy nhiêu về phần phải làm những gì. Tôi không thấy làm thế nào tôi có thể giúp đỡ được. Thật vậy, tôi tin rằng tôi không có khả năng về điều đó. Và đây là bằng chứng của tôi: Tôi nghĩ rằng những gì tôi đã nói với Thrasymachus cho thấy rằng công lý là tốt hơn so với bất công, nhưng bạn sẽ không chấp nhận điều đó từ tôi như đó là một chứng minh. Về mặt khác, tôi không thấy làm thế nào tôi có thể từ chối, tôi không giúp đỡ. Vì tôi sợ rằng nó thậm chí có thể là không đạo hạnh để một người thở vào trong thể xác và có khả năng nói, và thế nhưng lại đứng yên không làm gì cả, và không bảo vệ công lý khi nó đang bị lên án. Điều tốt nhất, sau đó, là đem cho công lý bất kỳ sự trợ giúp nào mà tôi có thể.

Glaucon và những người khác khẩn cầu tôi đừng từ bỏ những luận chứng, nhưng hãy giúp đỡ trong tất cả mọi cách để theo dấu và tìm lấy xem công lý và bất công mỗi chúng là gì, và sự thật về những lợi ích tương ứng của chúng. Vì vậy, tôi nói với họ những gì tôi đã có trong não thức:

Sunday, November 20, 2011

Plato - Republic (5)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)




 QUYỂN 2

(Giản lược)

Không hài lòng với thành quả đã có được ở cuối Quyển 1, Glaucon và Adeimantus đổi mới luận điểm của Thrasymachus. Để đáp lại, Socrates phải cho thấy rằng công lý là xứng đáng được lựa chọn (a) vì chính nó, và (b) vì những hậu quả của nó (357a-358a). Socrates không hoàn tất luận điểm (a) của mình cho cho đến cuối Quyển 9.

Socrates chuyển tranh luận từ công lý cá nhân sang công lý chính trị. Ông mô tả một thành phố lý tưởng, hay thành phố tốt đẹp hoàn toàn - Kallipolis. Sau khi định chỗ của công lý trong nó, ông sẽ tìm công lý trong linh hồn. Thành phố đầu tiên ông mô tả bị Glaucon sa thải bởi như chỉ phù hợp cho những con lợn, không cho dân chúng Athens lịch lãm. Thành phố thứ hai thì sang trọng hơn. Tuy nhiên, trong nó có sự hiện diện của những thèm muốn nhiều hơn những nhu cầu cần thiết được cung cấp trong thành phố đơn giản hơn trước đây của nó, dẫn đến phe phái dân sự và chiến tranh. Để ngăn chặn những điều này đừng phá hủy thành phố, cần có quân đội cảnh sát. Đây là những người giám hộ. Sở hữu tự nhiên và giáo dục cần thiết cho họ sẽ được mô tả tiếp theo. Vì huấn luyện âm nhạc bắt đầu trước huấn luyện thể dục, nội dung của giáo dục âm nhạc, đặc biệt những loại câu chuyện nào mà những người giám hộ tương lai nên nghe về những vị gót và anh hùng là đề mục đầu tiên của chuyện dạy dỗ này (377e).

Tuesday, November 15, 2011

Thơ Lê Thạch Thất


Paterson

(James Newman Paterson – 1914-2011)













October 27, 2011                                                                                                                                           

1.
ai có thể hiểu cuộc đời cô đơn như thế nào
tôi nghĩ tôi hiểu, nhưng chiều nay đứng trước Paterson
tôi biết mình còn chưa hiểu
lối nào đến nghĩa trang cũng có lá trải trên đường,
vào thị trấn chạy quanh hồ, tôi dừng nhìn sóng bạc đang xô bờ tìm an tĩnh
trên màu thu khoác những đồi xa
trên những đàn chim duỗi cánh nhanh vội xếp hình V cùng bay nhẫn nại
trở về, đất và trời, và tất cả đang chuyển mình trở về
riêng tôi còn lang thang.

2.
người ta thường nói đến cô đơn, nhưng có lẽ phải lâu lắm một người mới thật hiểu
có khi quá muộn tận cuối đời, mới gặp cô đơn thực sự
mênh mông biết chừng nào
Paterson trên bàn
Một bó hoa thưa cạnh hộp tro tàn
ông chăm chú, nghiêng nghiêng cúi nhìn tôi, nụ cười đôn hậu ấm mùa đông
thong thả và khoan hòa, con người nhã hiệp cuối cùng của thế kỷ đã ra đi

cao, gầy, ít nói, già và lặng lẽ
một người đã sống nhiều để hiểu nói cũng được mà không nói cũng được
có khi không nói để sự việc đẹp hơn
những gì chúng ta tưởng hiểu, có ý nghĩa trước sau
nhưng trong tận cùng có lẽ không có ý nghĩa nào cả
chẳng qua gán buộc và mong muốn chúng phải có.
Thế nên chúng tôi thỉnh thoảng nói, và hỏi, và trả lời
thường chen lẫn nhiều im lặng.

3.
những cánh đồng thu dọn sạch
những luống đất ngay thẳng đã cày phơi đất màu xẫm đợi mùa sau
ngựa thản nhiên đứng, đàn bò tụ họp thảnh thơi, mặt ao thu yên tĩnh
những truông đầy giống cây Scots-pine nào đó lá bỗng úa vàng
hay chúng đang chết chăng
Thu qua đi gần hết tự bao giờ
trời không gió, những tháp điện có cánh quạt ngừng quay từng dãy ngẩn ngơ
chúng tần ngần ngóng chờ.
chỉ tôi còn vội vã
trên đường đến gặp lại Paterson
nằm đây, giữa cha, mẹ và em gái
tấm biển mới thêm vào giữa những tấm biển cũ mờ đất bụi
cỏ thưa không dấu hết tên những người trăm năm trước
trên đồi thu những cây tùng xanh, những bụi cây thấp, những bờ đá rêu
những cột đá hoa bóng dấu tuyết sương – những tên khắc để người sau trầm ngâm đứng hỏi quá khứ
dưới nắng thu những mặt đá không tiếng nói.

một phần tôi nào đó đã theo ông ra đi
rồi cùng tất cả đã trở về
quanh đây 
nằm yên.          
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               
Lê Thạch Thất
Oct 27, 2011

Friday, November 11, 2011

Friedrich Nietzsche – Thơ

Friedrich NietzscheThơ

(Poèmes et fragments poétiques posthumes (1882-1888))










1.
Tùng và Sấm sét
(1882)

Tôi lớn dậy vượt trên người và vật;
Và khi nói – không ai nói với tôi

Tôi lớn dậy quá cô đơn và quá cao vời:
Tôi đang đợi: điều gì tôi vẫn còn đang đợi?

Cạnh tôi là chỗ những đám mây nằm, —
Tôi đang chờ  tia sét  đầu tiên .


2.
Kẻ Cô độc
(1882)

Tôi ghét cay đắng đi theo sau, những cũng ghét đứng dẫn đầu.
Tuân lệnh? Đừng hòng! Và cũng tệ hại – bằng ra lệnh!
Ai là người không muốn bị kinh sợ, đừng triệu kinh hoàng cho những người khác:
Thế nhưng chỉ kẻ đi bán rong sự sợ hãi có thể mới dẫn dắt kẻ khác.

Tôi ngay cả còn ghét dẫn dắt chính tôi!
Giống thú trên rừng và cá dưới biển, tôi yêu
Tự buông thả mình một lúc
Trong lẫn lộn nhẹ nhàng cuộn mình trầm tưởng
Rút về nhà thật xa bằng những thứ xa xôi
Tự lôi cuốn tôi về chính Tôi.


3.
Nhân loại nát tan vì kẻ đòi “cứu đời”, xưng “yêu người”, nhưng “phải theo ta”, nhưng “phải tin ta”; kẻ ấy vốn chỉ là tên - “bán rong sự sợ hãi – từ của Nietzsche - Schrecken macht - kẻ “tạo kinh hoàng” trong thế giới thực này về một thế giới ảo bên kia. Giờ đây vẫn kiếm ăn như một con gà trống mù lòng – nay thêm bị lý trí đánh què một chân, quanh quẩn giữa những mảnh đời tham lam và ngu muội, tập tễnh trên sân nhân sinh bệnh tật, nghèo đói.

Sao không cao cả, đơn giản và chân thực - hãy chỉ một con đường thoát khổ – ai hiểu được khổ, thấy được chân lý - hãy lên đường.

Sét đánh sấm nổ - tự đốt đuốc lên mà đi!

(Trăng tròn tháng mười -2011)

Friedrich Nietzsche
Dọn Bàn tạm dịchbản nháp thứ nhất
(Nov/2011)