Thursday, March 31, 2011

Sigmund Freud - Tương lai của một Ảo tưởng (5)

Tương lai của một Ảo tưởng
The Future of an Illusion

Sigmund Freud








X

“Những điều đó nghe tuyệt vời! Một giống người là những người đã từ bỏ tất cả những ảo tưởng và như thế trở thành có khả năng làm sự tồn sinh của họ trên mặt đất có thể chịu đựng được! Tuy nhiên, tôi không thể chia sẻ những mong đợi của bạn. Và đó không phải vì tôi là người phản động cố chấp, có lẽ bạn đã nhìn tôi như thế.  Không, đó là vì tôi là một người biết điều hợp lý. Chúng ta bây giờ dường đã đổi các vai trò: bạn xuất hiện như một người nồng nhiệt, người cho phép mình được những ảo tưởng cuốn đi xa, và tôi bênh vực cho những tuyên đòi của lý trí, những quyền của chủ nghĩa hoài nghi. Những gì bạn đã giảng giải chi tiết dường như với tôi được xây dựa trên những sai lầm, bắt chước thí dụ của bạn, tôi có thể gọi chúng là những ảo tưởng, vì chúng phản bội rõ ràng đủ hết ảnh hưởng của những mong muốn của bạn. Bạn gắn hy vọng của bạn về sự khả hữu những thế hệ vốn không trải qua kinh nghiệm bị ảnh hưởng của những học thuyết tôn giáo trong thời thơ ấu sẽ dễ dàng đạt được sự ưu việt mong muốn của trí tuệ bên trên đời sống của những bản năng. Điều này chắc chắn là một ảo tưởng: trong phương diện quyết định này, bản chất con người khó có khả năng thay đổi. Nếu tôi không nhầm  - kẻ biết quá ít về những văn minh khác – ngay cả đến ngày nay, có những giống người đã không lớn dậy dưới áp lực của một hệ thống tôn giáo, ấy thế nhưng họ không đến gần với lý tưởng của bạn hơn so với phần còn lại. Nếu bạn muốn đuổi tôn giáo ra khỏi văn minh châu Âu chúng ta, bạn chỉ có thể làm thế bằng những phương tiện của hệ thống những học thuyết khác, và một hệ thống như thế, ngay từ đầu chắc chắn thế chỗ tất cả những đặc điểm tâm lý của tôn giáo – cũng lại thiêng liêng, cứng ngắc và không khoan dung, lại cùng những cấm đoán tư tưởng – cho sự phòng vệ của chính nó. Bạn phải có một cái gì đó thuộc loại nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục. Và bạn không thể nào mà không có giáo dục. Con đường từ trẻ sơ sinh bên vú mẹ đến con người văn minh là một con đường dài, trên đó quá nhiều người trẻ sẽ đi lạc và thất bại, không đạt được những nhiệm vụ đời người ở thời điểm thích hợp, nếu họ đã bị bỏ mặc không hướng dẫn về sự phát triển của riêng họ. Những học thuyết vốn được áp dụng trong sự giáo dục họ sẽ luôn luôn đặt những giới hạn trên những suy nghĩ của họ những năm trưởng thành - đó đích xác là những gì bạn khiển trách tôn giáo đương làm ngày nay. Bạn không quan sát rằng đó là một khuyết tật bẩm sinh không thể xóa sạch được của văn minh chúng ta và của tất cả mỗi văn minh khác hay sao, là nó áp đặt trên trẻ em, chúng bị bản năng lèo lái và yếu đuối trong trí tuệ, làm những quyết định mà chỉ có trí thông minh trưởng thành của những người lớn mới có thể không lầm lỗi ? Nhưng văn minh không thể nào làm khác, vì sự kiện rằng sự phát triển lâu dài qua thời gian của nhân loại đã được nén vào một vài năm của thời thơ ấu, và nó chỉ là bằng những sức mạnh tình cảm mà đứa trẻ có thể được đưa dẫn vào để làm chủ nhiệm vụ đặt trước nó. Như vậy, sau đấy, là triển vọng cho ‘sự ưu việt của trí tuệ’ của bạn”.


Friday, March 25, 2011

Sigmund Freud - Tương lai của một Ảo tưởng (4)

Tương lai của một Ảo tưởng
The Future of an Illusion
Sigmund Freud




IX

“Bạn cho phép chính bạn có những mâu thuẫn vốn chúng khó hòa giải với nhau. Bạn bắt đầu bằng nói rằng một đoạn viết như của bạn là hoàn toàn vô hại: không ai sẽ để tự mình bị cướp mất đức tin của mình bằng những cân nhắc thuộc loại trong đó đã đưa ra. Nhưng bởi vì dù sao đi nữa nó là ý định của bạn, như trở nên rõ ràng về sau này, để đánh đổ đức tin đó, chúng tôi có thể hỏi tại sao trong thực tế bạn xuất bản công trình của bạn? Trong một đoạn văn khác, hơn nữa, bạn thú nhận rằng nó có thể là nguy hiểm, thực sự rất nguy hiểm, cho một ai đó khám phá ra rằng người ta không còn tin vào Gót nữa. Cho tới nay anh ta đã là ngoan ngoãn, nhưng bây giờ anh ta ném bỏ sự vâng lời của mình với giới luật của văn minh. Tuy nhiên, toàn bộ luận điểm của bạn chỉ trích gay gắt những giới răn của văn minh trên những cơ sở tôn giáo tạo thành một nguy hiểm cho văn minh dựa trên giả định rằng người có tín ngưỡng có thể được quay sang thành một người vô tín ngưỡng [1]. Chắc chắn đó là một mâu thuẫn hoàn toàn.

Tuesday, March 22, 2011

Sigmund Freud - Tương lai của một Ảo tưởng (3)

Tương lai của một Ảo tưởng
The Future of an Illusion
Sigmund Freud







VII

Sau khi nhìn nhận những giáo lý tôn giáo như những ảo tưởng, chúng ta lập tức đối diện với một câu hỏi thêm nữa: có thể hay không – có những tài sản văn hoá khác mà chúng ta có đánh giá cao và qua đó chúng ta để chúng cai trị đời sống của chúng ta - là có bản chất tương tự?  Phải chăng những giả định vốn chúng xác định những quy định chính trị của chúng ta cũng được gọi là những ảo tưởng? Và không phải hay sao là trường hợp những mối quan hệ giữa giới tính - trong văn minh của chúng ta – đã bị xáo trộn bởi một ảo tưởng gợi dục hoặc một số ảo tưởng giống vậy? Và một khi sự nghi ngờ của chúng ta được đánh thức, chúng ta sẽ không co lại, cũng thôi không hỏi – liệu không biết sự đoan chắc của chúng ta rằng chúng ta có thể học được điều gì đó về thực tại bên ngoài, thông qua việc sử dụng quan sát và suy luận trong công trình làm việc khoa học - không biết đoan chắc này có bất kỳ một nền tảng nào tốt hơn hay không. Không có gì giữ chúng ta khỏi hướng quan sát của chúng ta vào tự bản thân chúng ta, hoặc khỏi áp dụng tư tưởng của chúng ta đến sự phê bình với tự thân nó. Trong lĩnh vực này một số những điều tra mở ra trước chúng ta, mà kết quả của chúng không thể là gì khác hơn nhưng là quyết định cho việc xây dựng một “Weltanschauung” [1]. Hơn nữa, chúng ta phỏng đoán rằng một nỗ lực như vậy sẽ không bị phí công và rằng nó sẽ ít nhất trong phần biện chính cho nghi ngờ của chúng ta. Nhưng tác giả không có được phương tiện để thực hiện một công việc quá toàn diện như thế, ông ta cần phải giới hạn công việc của mình theo vào chỉ những ảo tưởng này mà thôi - cụ thể là, những ảo tưởng của tôn giáo.


Friday, March 18, 2011

Bertrand Russell - Lý Thuyết về Giá trị Thặng Dư

Lý Thuyết về Giá trị Thặng Dư

The Theory of Surplus Value
Bertrand Russell







 thuyết của Marx về giá trị thặng dư thì đơn giản trong đại cương chính yếu, mặc dù phức tạp trong những chi tiết của nó. Ông biện luận rằng một người lao động ăn lương giờ, sản xuất hàng hóa có giá trị bằng với tiền lương của người ấy tính trong một phần ngày công, thường được cho là vào khoảng một nửa, và trong phần ngày công còn lại của người ấy, đã sản xuất hàng hoá vốn trở thành tài sản của nhà tư bản, mặc dù ông ta đã không phải trả một món tiền nào cho những hàng hoá đó. Thế nên, người lao động ăn lương giờ sản xuất nhiều hơn so với tiền người ấy được trả công; giá trị của sản phẩm có thêm này là những gì Marx gọi là “giá trị thặng dư”. Từ giá trị thặng dư đưa đến lợi nhuận, tiền thuê nhà, tiền nộp cho nhà thờ [1], tiền thuế  -  trong một từ, tất cả mọi thứ chỉ trừ tiền công.


Saturday, March 12, 2011

Bertrand Russell - Những Ý tưởng đã hại Loài người

Những Ý tưởng đã hại Loài người

Bertrand Russell 

(Ideas that have harmed Mankind)






Những bất hạnh của loài người có thể chia thành hai hạng: Thứ nhất, những gì gây ra bởi môi trường phi nhân, và thứ hai, những gì gây ra bởi tha nhân. Như nhân loại đã tiến bộ về kiến thức và kỹ thuật, hạng thứ hai đã trở thành một tỷ lệ có phần trăm liên tục tăng dần trên tổng số. Trong những thời cổ, nạn đói, lấy thí dụ, là do những nguyên nhân thiên nhiên, và mặc dù người ta đã làm hết sức mình chống lại nó, những số lớn trong họ đã chết vì đói. Ở thời điểm hiện nay, có những phần lớn của thế giới đang đối mặt với sự đe dọa của nạn đói, nhưng mặc dù những nguyên nhân thiên nhiên đã góp phần vào tình trạng này, những nguyên nhân chủ yếu là từ con người. Trong sáu năm, những quốc gia văn minh của thế giới cho dành tất cả những năng lực tốt nhất của họ để giết hại lẫn nhau, và họ đột nhiên thấy khó khăn để chuyển tất cả sang giữ cho mỗi một trong đám họ được sống còn. Sau khi phá hủy những thu hoạch canh nông, tháo gỡ những máy móc nông nghiệp, và làm rối loạn tổ chức vận chuyển, họ thấy không là vấn đề dễ dàng để cứu trợ nạn thiếu hụt hoa màu ở một nơi, bằng những phương tiện của sự quá dư thừa ở một nơi khác, vốn đã là dễ dàng thực hiện nếu như hệ thống kinh tế đã hoạt động với trật tự bình thường. Như điều minh họa này cho thấy, bây giờ là con người là thù địch tệ hại nhất của con người. Thiên nhiên, có đúng thật, vẫn nhìn cho chắc là chúng ta là rồi sẽ chết, nhưng với sự tiến bộ trong y học, nó sẽ trở thành càng thêm phổ biến hơn cho con người sống cho đến tận khi họ mãn phần đời. Chúng ta được giả định là ước ao sống mãi mãi và hân hoan mong đợi những vui sướng bất tận của thiên đường, trong đó, bởi phép lạ, sự đơn điệu sẽ không bao giờ lớn dậy thành nhạt nhẽo. Nhưng trên thực tế, nếu bạn hỏi bất kỳ người nào là người bộc trực, không còn trẻ nữa, ông là rất có thể nói với bạn rằng, sau khi đã nếm mùi sự sống trong thế giới này, ông không có mong ước lại bắt đầu lần nữa như một “đứa trẻ mới” trong một thế giới khác. Trong tương lai, do đó, có thể được nhận rằng phần nhiều những tà độc quan trọng nhất mà nhân loại phải xem xét là những tà độc mà họ gây ra cho nhau qua ngu dốt hay ác tâm hoặc cả hai. 

Tuesday, March 8, 2011

Bertrand Russell - Lý thuyết Duy vật về Lịch sử

Lý thuyết Duy vật về Lịch sử

(The Materialistic Theory Of History)

Bertrand Russell






Khái niệm duy vật về lịch sử, như nó được gọi tên, là do Marx, và làm nền tảng cho toàn bộ triết học Cộng sản. Tôi không có ý nói, dĩ nhiên, là một người không thể là một người cộng sản mà không chấp nhận nó, nhưng như trong thực tế, nó được Đảng Cộng sản chấp nhận, và như nó ảnh hưởng sâu sắc quan điểm của họ về phần chính trị và chiến thuật. Danh xưng không chuyển tải chính xác chút nào tất cả về những gì lý thuyết có hàm nghĩa. Nó có nghĩa là tất cả những các hiện tượng quần chúng [1] của lịch sử được quyết định bởi những động cơ kinh tế. Quan điểm này không có kết nối yếu tính nào với chủ nghĩa duy vật trong ý nghĩa triết học. Chủ nghĩa duy vật trong ý nghĩa triết học có thể được định nghĩa là lý thuyết cho rằng tất cả những xuất hiện nhìn bên ngoài như thuộc não thức, hoặc là thực sự vật chất, hoặc trong bất cứ mức độ nào, có những nguyên nhân hoàn toàn vật chất. Chủ nghĩa duy vật trong ý nghĩa này cũng đã được Marx thuyết giáo, và được tất cả những nhà Marxist chính thống chấp nhận. Những luận chứng tán dương hay chống lại nó là dài và phức tạp, và chúng ta không cần phải quan tâm, bởi vì trong thực tế, đúng thật hay sai lầm của nó chuyên chở rất ít, hoặc không chuyên chở gì về chính trị.

Sunday, March 6, 2011

Bertrand Russell - Chủ nghĩa Duy vật, Quá khứ và Hiện tại

Chủ nghĩa Duy vật, Quá khứ và Hiện tại
(Materialism, Past and Present)


Bertrand Russell






“Một mảnh của vật chất đã trở thành, không phải là một sự-vật-gì bền dai với những trạng thái biến đổi khác nhau, nhưng một hệ thống những sự kiện tương liên. Cái tính vững bền cũ đã ra đi, và theo cùng với nó những đặc tính, với nhà duy vật, vốn làm cho vật chất xem dường như thực hơn so với những suy nghĩ thoáng qua. Không có gì là vĩnh viễn, không có gì thường tại; thiên kiến cho rằng thực tại là vững bền dai dẳng phải bị hủy bỏ”.

(Introduction to A History of Materialism, by F. A. Lange.  London: Lund Humphries, 1925; New York: The Humanities Press, 1950.)





Chủ nghĩa Duy vật, Quá khứ và Hiện tại

Chủ nghĩa Duy vật như là một lý thuyết về bản chất của thế giới đã có một lịch sử hiếu kỳ. Nảy sinh gần như ngay từ thuở ban đầu của triết học Hylạp [1], nó đã bền bỉ tiếp tục xuống tận thời chúng ta, bất chấp sự kiện rằng có rất ít những triết gia lỗi lạc đã ủng hộ nó. Nó đã được liên kết với nhiều những tiến bộ khoa học, và đã xem ra, trong nhiều kỷ nguyên, hầu như hoàn toàn đồng nghĩa với một viễn kiến khoa học. Những cáo trạng về chủ nghĩa duy vật luôn luôn mang ra từ phe chính thống để chống lại những đối thủ của họ, từ hệ quả rằng những đối thủ kém sáng xuốt hơn đã chấp nhận chủ nghĩa duy vật, bởi vì họ tin rằng nó là một phần thiết yếu của phe đối lập của họ. Tại thời điểm hiện nay [2], lý thuyết chính thức của một trong những nước lớn nhất thế giới là chủ nghĩa duy vật, mặc dù hầu như hiếm hoi không có một ai trong thế giới học giả công khai tán thành lý thuyết này. Một hệ thống tư tưởng có sức sống bền bỉ như vậy phải có giá trị xứng đáng nghiên cứu, mặc dù có sự khinh miệt chuyên nghiệp vốn tưới lên nó từ giới hầu hết là những giáo sư siêu hình học.


Saturday, March 5, 2011

Sigmund Freud - Tương lai của một Ảo tưởng (2)

Tương lai của một Ảo tưởng
The Future of an Illusion
Sigmund Freud





VI

Tôi nghĩ rằng chúng ta đã sửa soạn đầy đủ cho đường đi đến một câu trả lời cho cả hai câu hỏi này. Nó sẽ được tìm thấy nếu chúng ta chuyển sự chú ý của chúng ta sang nguồn gốc tâm lý của những ý tưởng tôn giáo. Những ý tưởng tôn giáo này, chúng được đưa ra như những giáo lý, chúng không phải là những kết tinh của kinh nghiệm, hoặc kết quả sau cùng của suy nghĩ: chúng là những ảo tưởng, những đáp ứng cho những mong muốn lâu đời nhất, mạnh nhất và cấp thiết nhất của nhân loại. Bí mật về sức mạnh của chúng nằm trong sức mạnh của những mong muốn này. Như chúng ta đã biết, ấn tượng hãi hùng về sự bất lực, trạng thái không được giúp đỡ ở trẻ em đã làm dấy lên nhu cầu được bảo vệ - vì sự bảo vệ qua thương yêu – vốn đã được người cha cung cấp, và sự nhìn nhận rằng sự bất lực này kéo dài suốt đời đã làm cho có nhu cầu để bám víu vào sự hiện hữu của một người cha, nhưng lần này là một người mạnh hơn nhiều. Như thế, luật về nhân từ của một đấng Thần linh Phù hộ [1] làm lắng xuống sợ hãi của chúng ta về những nguy hiểm của đời sống; việc thiết lập một trật tự toàn thế giới về đạo đức, đảm bảo thực hiện những đòi hỏi của công lý, vốn chúng vẫn thường chưa được thực hiện trong văn minh con người; và sự kéo dài hiện hữu trần gian trong một đời sống tương lai đem lại không gian và thời gian trong đó những ước-muốn-mong-thành sẽ diễn ra. Những trả lời cho những câu đố bí ẩn, vốn chúng cám dỗ sự tò mò của con người, chẳng hạn như vũ trụ đã bắt đầu thế nào, hoặc liên quan giữa thể xác và não thức là gì, được phát triển phù hợp với những giả định cơ bản của hệ thống này. Nó là một sự cứu trợ, làm vơi gánh nặng rất lớn với tâm lý cá nhân, nếu những cuộc xung đột của tuổi thơ của nó phát sinh từ mặc cảm với người cha – những xung đột mà nó không bao giờ hoàn toàn vượt qua được – đã được loại bỏ khỏi tâm lý cá nhân, và đưa ra một giải pháp vốn được chấp nhận phổ quát.