Saturday, September 1, 2018

Harari – Tan Vỡ Ảo Tưởng

Tan Vỡ Ảo Tưởng
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari







21 bài học cho thế kỷ 21

Dẫn Nhập [1]


Trong một thế giới ngập lụt bởi những thông tin không đáng, chẳng đâu vào đâu, sự sáng sủa rõ ràng là sức mạnh. Trên lý thuyết, bất kỳ một ai cũng có thể dự vào tranh luận về tương lai của loài người, nhưng để giữ được một tầm nhìn xa rộng và rõ ràng thì rất khó khăn. Nhiều khi, chúng ta ngay cả không để ý rằng đương diễn ra một tranh luận, hay những vấn đề then chốt là gì. Hàng tỷ người chúng ta khó kham nổi việc điều tra những câu hỏi này, vốn đòi phải dư tiền bạc lẫn thì giờ, vì chúng ta phải làm những việc thúc bách hơn: chúng ta phải đi làm kiếm sống, chăm lo con nhỏ hoặc cha mẹ già. Thật không may, lịch sử không gia hạn cho ai cả. Nếu bạn vắng mặt khi bàn về tương lai loài người, vì bạn quá bận lo cơm áo cho con cái bạn – bạn và cả chúng nữa, đều sẽ không được chừa ra để tránh khỏi những hệ quả. Việc này rất bất công; nhưng có ai đã nói lịch sử thì công bằng đâu?

Là một nhà sử học, tôi không thể cho người ta cái ăn hay cái mặc – nhưng tôi có thể gắng thử và đem cho một vài rõ ràng, qua đó giúp vào việc làm ngang bằng ‘sân chơi toàn cầu’, khiến mọi người đều bình đẳng. Nếu điều này đem cho khả năng, ngay cả với chỉ một nhúm người, để dự vào tranh luận về tương lai của loài chúng ta, tôi cho là đã làm được việc của tôi.

Quyển sách đầu tiên của tôi, Sapiens, đã duyệt lại quá khứ của con người, sau khi xem xét một loài ape không đáng kể đã trở thành kẻ cai trị hành tinh Đất như thế nào.

Homo Deus, quyển sách thứ hai của tôi, đã thăm dò tương lai lâu dài của sự sống, suy ngẫm về loài người sau cùng có thể trở thành loài gót, có quyền năng thần thánh như thế nào, và những gì có thể là số phận sau cùng của trí thông minh và ý thức.

Trong quyển sách này tôi muốn phóng lớn vào những gì ở đây và bây giờ. Tập trung của tôi là vào những vấn đề chính trị xã hội hiện tại và vào tương lai trước mắt của những xã hội con người. Hiện giờ, đương xảy ra chuyện gì? thử thách và lựa chọn lớn nhất của hôm nay là gì? chúng ta nên đặt chú ý vào đâu? chúng ta nên dạy con trẻ chúng ta những gì?

Dĩ nhiên, 7 tỷ người có 7 tỷ agenda, và như đã ghi nhận, suy nghĩ về bức tranh lớn thì tương đối là một xa xỉ hiếm có. Một người mẹ không chồng gắng gỏi nuôi dạy hai đứa con trong khu nhà ổ chuột ở Mumbai, chúi đầu lo bữa ăn kế tiếp; những người tỵ nạn trong một con tàu giữa biển Mediterranean dõi mắt về chân trời, mong thấy được bất kỳ một dấu vết nào của đất; và một người đàn ông hấp hối trong một bệnh viện quá đông ở London, gom tất cả lực mình còn lại để cố thở vào thêm một hơi nữa. Tất cả họ đều có những vấn đề cấp thiết hơn sự ấm lên toàn cầu hay sự khủng hoảng của lý tưởng dân chủ tự do. Không có quyển sách nào có thể đáp ứng một cách công bằng được với tất cả những sự vật việc đó, và tôi không có bài học nào để dạy người ta trong những hoàn cảnh như vậy. Tôi chỉ có thể hy vọng để học hỏi từ họ.

Agenda của tôi ở đây đặt trong bối cảnh toàn thế giới. Tôi nhìn vào những sức mạnh chính yếu định hình những xã hội trên toàn thế giới, và có nhiều phần xảy ra là sẽ ảnh hưởng đến tương lai của hành tinh chúng ta như một toàn thể. Biến đổi khí hậu có thể vượt xa quá những lo ngại của người ta, khi họ đang trong một trường hợp khẩn cấp giữa sống và chết, nhưng cuối cùng nó có thể khiến khu ổ chuột Mumbai cũng không còn có thể ở được, gửi những đợt sóng tị nạn khổng lồ mới qua biển Mediterranean, và dẫn đến một khủng hoảng y tế toàn thế giới.

Thực tại thì gồm nhiều đe dọa, và quyển sách này cố gắng bao quát những phương diện khác nhau của tình trạng khó khăn trên toàn thế giới của chúng ta, nhưng không tuyên bố là kể ra được hết tất cả. Không giống Sapiens và Homo Deus, quyển sách này không là một diễn thuật lịch sử, mà đúng hơn là một tuyển chọn gồm những bài học. Những bài học này không kết luận với những trả lời đơn giản. Chúng nhằm mục đích kích động suy nghĩ xa hơn, và giúp người đọc tham gia vào một số trò chuyện chính của thời đại chúng ta.

Thực sự, quyển sách đã được viết trong trò chuyện với công chúng. Nhiều chương được viết để trả lời những câu hỏi của người đọc, nhà báo và đồng nghiệp. Những phiên bản trước của một số chương đoạn đã được xuất bản dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này đã cho tôi cơ hội nhận được phản hồi và gọt dũa những lập luận của tôi. Một số phần tập trung vào kỹ thuật, một số về chính trị, một số về tôn giáo, và một số về nghệ thuật. Một số chương ca tụng trí tuệ con người, những chương khác làm nổi bật vai trò quan trọng của sự ngu xuẩn của con người. Nhưng câu hỏi bao quát vẫn giữ nguyên: những gì ngày nay đang xảy ra trên thế giới, và ý nghĩa sâu xa của những biến cố đó là gì?

Sự nổi lên của Donald Trump có ý nghĩa gì? chúng ta có thể làm gì về sự lan tràn như nạn dịch những tin láo lếu? [2] Tại sao lý tưởng dân chủ tự do bị khủng hoảng? Người ta có đem Gót trở lại không? Có phải sắp xảy ra một Thế Chiến mới? Văn minh nào thống trị thế giới – phương Tây, Tàu, Islam? Europe có nên mở cửa cho những người di dân tràn vào không? Có phải chủ nghĩa dân tộc có thể giải quyết những vấn đề bất con người không bình đẳng và biến đổi khí hậu? Chúng ta nên làm gì về nạn khủng bố?

Mặc dù quyển sách này đặt một viễn cảnh nhìn theo mức độ toàn thế giới, tôi không bỏ quên mức độ cá nhân. Ngược lại, tôi muốn nhấn mạnh vào liên hệ giữa những cách mạng lớn trong thời chúng ta và đời sống bên trong của những cá nhân. Lấy thí dụ, nạn khủng bố vừa là vấn đề chính trị thế giới vừa là một phần từ động lực của ứng xử tâm lý bên trong mỗi cá nhân. Nạn khủng bố hoạt động được bằng bấm vào nút sâu trong não thức của chúng ta để gây sợ hãi và chiếm chính óc tưởng tượng riêng của hàng triệu cá nhân làm con tin. Tương tự, khủng hoảng về chủ nghĩa chính trị dân chủ tự do diễn ra không chỉ trong những nghị trường và những phòng phiếu, mà còn trong những neuron và synapse. Đó là một cliche để lưu ý về kinh nghiệm của những kết nối giữa kinh nghiệm cá nhân và những cấu trúc chính trị và xã hội lớn hơn, đó là để nói ‘cá nhân là chính trị’. Nhưng trong một thời khi những nhà khoa học, những tập đoàn và những chính phủ đang học cách hack bộ óc con người, sự thật hiển nhiên này thì đen tối hơn hơn bao giờ hết. Tương ứng, quyển sách này cung cấp những quan sát về hành vi của những cá nhân cũng như của những xã hội toàn bộ.

Một thế giới, gồm tất cả những gì hiện có trên quả đất, đặt áp lực chưa từng thấy trên hành vi cá nhân và đạo đức của chúng ta. Mỗi chúng ta bị giam cầm trong vô số những mạng lưới, như lưới nhện, giăng bủa trùm lên tất cả, một mặt hạn chế những chuyển dịch của chúng ta, nhưng đồng thời truyền tải những lay động nhỏ bé nhất của chúng ta tới những điểm đến xa vời. Những hoạt động quen thuộc hàng ngày của chúng ta ảnh hưởng đến những đời sống của con người và động vật ở những nơi xa hơn nửa vòng quả đất, và một số động tác cá nhân có thể bất ngờ khiến toàn bộ thế giới bốc cháy, như đã xảy ra ở Tunisia với Mohamed Bouazizi tự thiêu, đã châm lửa cho phong trào chống đối Mùa xuân Arab, và với những phụ nữ có chung câu chuyện là những nạn nhân đau khổ của nạn nhũng lạm tình dục của phái nam, và họ đã khởi động phong trào ‘#Cả Tôi Nữa’.

Kích thước toàn cầu này của những mảnh đời cá nhân của chúng ta có nghĩa là quan trọng hơn bao giờ để phơi mở những thành kiến ​​tôn giáo và chính trị của chúng ta, những ưu quyền chủng tộc và phái tính của chúng ta và sự đồng lõa không dè của chúng ta trước tính áp bức có trong thể chế. Nhưng đó có là một đảm đương thực tiễn? Làm thế nào tôi có thể tìm được một nền tảng đạo đức vững chắc trong một thế giới vốn vượt xa tầm nhìn của tôi, vốn xoay nhanh hoàn toàn khỏi sự kiểm soát con người, và vốn đặt tất cả những gót và hệ tư tưởng vào ngờ vực?

Quyển sách bắt đầu bằng khảo sát tình trạng khó khăn chính trị và kỹ thuật hiện nay. Vào cuối thế kỷ 20, xem dường những chiến tranh về hệ ý thức giữa những chủ nghĩa Phátxít, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tự do đã dẫn đến chiến thắng khống chế của chủ nghĩa Tự do. Chính trị dân chủ, nhân quyền và chủ nghĩa tư bản thị trường tự do dường như đã có định mệnh để chinh phục toàn thế giới. Nhưng như thường lệ, lịch sử đã rẽ ngoặt một không ngờ, và sau khi chủ nghĩa phátxít và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, bây giờ chủ nghĩa tự do đang trong tình trạng bế tắc. Thế chúng ta đang hướng về đâu?

Câu hỏi này thì đặc biệt thấm thía, vì chủ nghĩa tự do đang bị mất tin cậy, đúng khi hai cuộc cách mạng – một trong kỹ thuật truyền thông và một trong kỹ thuật sinh học – đặt chúng ta đương đầu với những thử thách lớn nhất mà loài chúng ta từng gặp phải. Sự nối kết kỹ thuật truyền thông và kỹ thuật sinh học có thể sớm đẩy hàng tỷ con người ra khỏi thị trường công ăn việc làm, và làm suy yếu nền móng của tự do và bình đẳng. Những algorithm Data Lớn có thể tạo ra những thể chế độc tài kỹ thuật số [3] với những dữ liệu và tín hiệu, trong đó tất cả quyền lực tập trung trong tay của một tầng lớp biệt đãi chọn lọc, trong khi hầu hết người ta khổ sở, không vì bị bóc lột, nhưng vì một gì đó tàn khốc hơn – là bị gạt ra ngoài, không có quyền can dự gì nữa.

Tôi đã thảo luận dài dòng về sự nối kết kỹ thuật truyền thông và kỹ thuật sinh học trong Homo Deus của tôi trước đây. Nhưng trong khi quyển sách đó tập trung vào những triển vọng dài hạn – tiếp thu những viễn kiến tương lai của hàng trăm năm và ngay cả hàng nghìn năm – quyển sách này cô đọng vào những khủng hoảng trực tiếp hơn về xã hội, kinh tế và chính trị. Chú tâm của tôi ở đây thì ít hơn trong việc cuối cùng đi đến sự sáng tạo của sự sống vô cơ, nhưng nhiều hơn trong sự đe dọa đến nhà nước có tổ chức chăm sóc phúc lợi công dân và những tổ chức đặc thù như Liên hiệp Europe.

Quyển sách không cố gắng để bao quát tất cả những tác dụng của những kỹ thuật mới. Đặc biệt, dù kỹ thuật quả quyết nhiều hứa hẹn tuyệt vời, ý định của tôi ở đây phần lớn là để nêu rõ những những đe dọa và nguy hiểm. Vì những tập đoàn và những giới doanh thương dẫn đầu cuộc cách mạng kỹ thuật thường có khuynh hướng tự nhiên là ca ngợi những sáng chế của họ, là phần của những nhà xã hội học, những nhà triết học và sử gia như bản thân tôi để rung chuông báo động và giải thích tất cả cách mọi sự vật việc có thể đi đến sai lầm khủng khiếp.

Sau khi phác thảo những thử thách chúng ta phải đương đầu, trong phần hai của quyển sách, chúng ta xem xét một loạt những đáp ứng có thể xảy ra. Có thể nào những kỹ sư software của Facebook dùng AI để tạo một cộng đồng toàn thế giới trong đó bảo vệ được sự tự do và bình đẳng con người? Có lẽ lời đáp là sự đảo ngược lại tiến trình toàn cầu hóa, và làm nhà nước có uy quyền trở lại? Có lẽ chúng ta cần quay ngược về xa hơn nữa, và rút ra hy vọng và khôn ngoan từ những suối nguồn của những truyền thống tôn giáo thời cổ?

Trong phần ba của quyển sách, chúng ta thấy rằng mặc dù những thử thách về kỹ thuật thì trước đây chưa từng có, và mặc dù những bất đồng chính trị thì rất sâu đậm, loài người có thể đáp ứng rất khôn ngoan với tình thế nếu chúng ta kiểm soát đươc sự sợ hãi của mình và khiêm tốn hơn một chút về những quan điểm của chúng ta. Phần này điều tra những gì có thể làm được về sự đe dọa của nạn khủng bố, về nguy cơ nếu chiến tranh toàn thế giới có thể xảy ra, và về những thiên kiến và những thù hận khiến đã châm ngòi cho những xung đột loại như vậy.

Phần thứ tư bận rộn với khái niệm của sau-sự thật, và hỏi đến mức độ nào chúng ta vẫn có thể hiểu được sự phát triển toàn cầu và phân biệt được hành động sai trái với công chính. Có phải Homo sapiens có khả năng tạo ý nghĩa cho thế giới nó đã dựng nên? Có phải vẫn còn một ranh giới rõ ràng phân biệt thực tại với hư cấu?

Trong phần thứ năm và là phần cuối, tôi góp nhặt những manh mối khác nhau và lấy một cái nhìn tổng quát hơn về đời người trong một thời của hoang mang, khi những câu chuyện kể cũ đã sụp đổ, và cho đến nay chưa xuất hiện những chuyện kể mới nào thay thế chúng. Chúng ta là ai? chúng ta nên làm gì trong đời sống này? chúng ta cần những loại khả năng chuyên môn chuyên môn nào? Trước tất cả những sự vật việc chúng ta biết và không biết về khoa học, về Gót và thần thánh, về chính trị và tôn giáo – ngày nay, chúng ta có thể nói gì về ý nghĩa của đời người?

Điều này nghe có vẻ nhiều tham vọng quá, nhưng Homo sapiens không thể chờ đợi. Triết học, tôn giáo và khoa học tất cả đều đã không còn thì giờ nữa. Người ta đã tranh luận về ý nghĩa của cuộc đời từ hàng nghìn năm nay. Chúng ta không thể tiếp tục cuộc tranh luận này mãi đến vô tận. Khủng hoảng sinh thái hiện rõ dần ở chân trời, sự đe dọa ngày càng tăng của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, và sự trỗi dậy của những nhiễu loạn xáo động của những kỹ thuật mới sẽ không đem cho khả năng để tiếp tục tranh luận nữa. Có lẽ quan trọng nhất, trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật sinh học đang đem cho loài người năng lực để thay hình đổi dạng và kiến tạo-lại sự sống. Không lâu, một ai đó sẽ phải quyết định để dùng năng lực này như thế nào – dựa trên một số chuyện kể mang ý nghĩa ẩn tàng hay rõ ràng về sự sống. Những nhà triết học là những người rất kiên nhẫn, nhưng những kỹ sư thường ít kiên nhẫn hơn, và những nhà đầu tư công thương kỹ nghệ là những người ít kiên nhẫn nhất. Nếu bạn không biết phải làm gì với năng lực để chế tác sự sống, những sức mạnh của thị trường sẽ không lại chờ thêm một nghìn năm nữa để bạn có thể đưa ra trả lời. Bàn tay vô hình của thị trường sẽ ấn vào tay bạn trả lời mù lòa của chính nó. Trừ khi bạn vui sướng phó mặc tương lai đời sống cho quyền sinh sát đến từ những báo cáo mỗi ba tháng về lời lãi công ty, bạn cần có một ý tưởng về đời sống là gì cho rõ ràng.

Trong chương cuối cùng, tôi buông thả một vài nhận xét cá nhân, như một Sapiens này nói với một Sapiens khác, ngay trước khi tấm màn sân khấu buông xuống trên loài người chúng ta và bắt đầu một vở kịch hoàn toàn khác lạ.

Trước khi khởi đi hành trình trí thức này, tôi muốn được làm rõ một điểm hết sức quan trọng. Phần lớn quyển sách thảo luận về những thiếu sót của thế giới quan của lý tưởng tự do và của hệ thống dân chủ. Tôi làm như vậy không phải vì tôi tin rằng chỉ có mỗi mình hệ thống dân chủ với lý tưởng tự do là có khó khăn, nhưng đúng hơn vì tôi nghĩ rằng nó là mô hình chính trị thành công và đáp ứng uyển chuyển nhất đã phát triển được cho đến nay để đối phó với những thử thách của thế giới thời nay. Trong khi nó có thể là không thích hợp cho mọi xã hội trong mọi giai đoạn phát triển, nhưng nó đã chứng tỏ có giá trị trong nhiều xã hội và trong nhiều hoàn cảnh hơn bất kỳ những lựa chọn để thay thế nào khác. Do đó, khi xem xét những thử thách mới đứng chờ trước chúng ta, là điều cần thiết để hiểu những giới hạn của dân chủ tự do, và để thăm dò cách chúng ta có thể điều chỉnh và cải thiện những thể chế hiện tại của nó như thế nào.

Thật không may, trong ‘khí hậu’ chính trị hiện tại, bất kỳ suy nghĩ phê phán nào về chủ nghĩa tự do và dân chủ có thể bị những giới cầm quyền độc trị và những phong trào phản tự do khác loại ‘bắt cóc’, họ đều có chú tâm duy nhất là làm mất uy tín của dân chủ tự do, thay vì để dự vào một thảo luận cởi mở về tương lai loài người. Trong khi họ có nhiều vui thích hơn trong tranh luận về những khó khăn của dân chủ tự do, họ có hầu như không tiếp nhận rộng rãi bất kỳ chỉ trích nào hướng vào họ.

Là một tác giả, do đó đã đòi hỏi tôi chọn một quyết định khó khăn. Tôi có nên công khai nói ra những gì tôi nghĩ, liều lĩnh rằng những lời tôi nói có thể bị lấy ra khỏi chủ ý, và dùng vào biện minh cho giới cầm quyền độc trị đang nảy nở? Hay tôi nên hạn chế, tự cắt xén? Nó là một dấu hiệu của những chế độ phản tự do khiến họ làm tự do ngôn luận còn khó khăn hơn ngay cả ngoài phạm vi của họ. Do sự lan tràn của những chế độ như vậy, đang trở thành ngày càng nguy hiểm để suy nghĩ phê phán về tương lai của loài người chúng ta.

Sau một vài tự suy ngẫm về những động cơ lẫn giá trị theo đuổi để quyết định hành động, tôi đã chọn việc thảo luận tự do thay vì hạn chế, tự cắt xén. Nếu không chỉ trích mô hình tự do, chúng ta không thể sửa chữa những lỗi lầm của nó, hay vượt xa hơn nó. Nhưng xin lưu ý rằng quyển sách này đã chỉ có thể viết được khi người ta vẫn tương đối có tự do để nghĩ về những gì chính họ thích, và bày tỏ những gì chính họ muốn. Nếu bạn coi trọng giá trị của quyển sách này, bạn cũng nên coi trọng giá trị của quyền tự do phát biểu tư tưởng.

Yuval Noah Harari



 
PHẦN I
Thử thách kỹ thuật

Loài người đang mất dần tin tưởng vào câu chuyện tự do vốn đã thống trị chính trị toàn cầu trong những chục năm gần đây, đúng khi sự nối kết kỹ thuật sinh học và kỹ thuật truyền thông đưa chúng ta đương đầu với những thử thách lớn nhất loài người đã từng gặp.


Chương 1
Tan Vỡ Ảo Tưởng





Sự chấm dứt của lịch sử đã tạm hoãn [4]

Con người suy nghĩ theo những chuyện kể hơn là theo những sự kiện, những con số hay những phương trình; và chuyện kể càng đơn giản càng hay. Mỗi người, nhóm và quốc gia đều có những truyền thuyết và những huyền thoại riêng. Nhưng trong thời của thế kỷ 20, những nhóm nhỏ gồm những người có quyền lực nắm giữ khối lượng rất lớn tài sản, đặc quyền, uy thế chính trị hay học vấn lẫn kỹ năng, gọi chung là lớp ưu tú đặc quyền toàn cầu ở New York, London, Berlin và Moscow đã thành hình ba câu chuyện lớn, tuyên bố chúng giải thích toàn bộ quá khứ và đoán trước tương lai của toàn thể thế giới: câu chuyện phát xít, câu chuyện cộng sản, và câu chuyện tự do. Thế Chiến Thứ hai đã đánh đổ câu chuyện phát xít, và từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1980, thế giới đã trở thành một chiến trường giữa chỉ hai chuyện kể: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tự do [5]. Sau đó, câu chuyện cộng sản xụp đổ, và câu chuyện tự do còn lại là hướng dẫn chủ yếu cho quá khứ của con người và cẩm nang hướng dẫn tuyệt đối cần thiết cho tương lai của thế giới – hay dường như nó là vậy với lớp ưu tú nắm đặc quyền trên toàn thế giới.

Câu chuyện tự do tán dương giá trị và quyền lực của tự do. Nó nói rằng trong hàng nghìn năm, loài người đã sống dưới những chế độ áp bức, chúng chỉ cho phép người ta có ít những quyền chính trị, những cơ hội kinh tế, hay những tự do cá nhân, và chúng hạn chế chặt chẽ những di chuyển của cá nhân, ý tưởng và hàng hóa. Nhưng người ta đã đấu tranh cho tự do của họ, và từng bước một, tự do đã dành được vị trí phổ biến quan trọng. Những chế độ dân chủ đã thay thế những chế độ độc tài tàn bạo. Những doanh nghiệp tự do đã vượt qua những cấm cản kinh tế. Người ta đã học để suy nghĩ cho chính họ, và đi theo (tiếng nói) con tim họ, thay vì nhắm mắt tuân lời những nhà chăn chiên mù quáng và những truyền thống hẹp hòi khô cứng. Những đường đi mở rộng, những cầu vươn cao và những sân bay nhộn nhịp đã thay thế những tường ngăn, hào nước và rào thép gai.

Câu chuyện tự do nhìn nhận rằng không phải tất cả đều là tốt đẹp trên thế giới, và rằng vẫn còn nhiều khó khăn phải vượt qua. Phần lớn hành tinh của chúng ta do những bạo chúa thống trị, và ngay cả trong những nước tự do nhất, nhiều công dân chịu khổ vì nghèo đói, bạo lực và áp bức. Nhưng ít nhất chúng ta biết những gì chúng ta cần làm để khắc phục những vấn đề này: đem cho người ta nhiều tự do hơn. Chúng ta cần phải bảo vệ những quyền căn bản cho con người, cho mọi người lá phiếu bầu, thiết lập những thị trường tự do, và để cho những cá nhân, ý tưởng và hàng hóa chuyển dịch thật dễ dàng như có thể được khắp thế giới. Theo như liều thuốc tự do chữa bách bệnh này – đã được cả bảo thủ cộng hòa George W. Bush lẫn tự do dân chủ Barack Obama đón nhận như nhau, chỉ khác vài thay đổi nhỏ – rằng nếu chúng ta chỉ tiếp tục mở rộng tự do và toàn cầu hóa [6] những hệ thống chính trị và kinh tế của chúng ta, chúng ta sẽ tạo hòa bình và thịnh vượng cho tất cả. [7]

Những quốc gia nhập vào cuộc tuần hành không thể ngưng lại của tiến bộ này sẽ được thưởng với hòa bình và thịnh vượng sớm hơn. Những quốc gia vẫn cố để chống lại điều không thể tránh sẽ gánh chịu những hậu quả, đến khi họ cũng thấy được ánh sáng, mở những biên giới của họ và đưa tự do vào những xã hội, chính trị và thị trường của họ. Có thể cần thời gian, nhưng cuối cùng ngay cả Bắc Korea, Iraq và El Salvador đều sẽ giống như Denmark, hay tiểu bang Iowa của USA

Trong những năm 1990 và 2000, câu chuyện này đã trở thành một câu thần chú toàn cầu. Nhiều chính phủ từ Brazil đến India đã tiếp nhận những công thức xào nấu tự do trong một gắng sức để dự vào cuộc diễn hành không thể chuyển dịch của lịch sử. Những ai không làm như vậy có vẻ giống những hóa thạch từ một thời đại đã qua. Năm 1997, tổng thống USA Bill Clinton đã tự tin, chê trách chính phủ Tàu rằng sự từ chối mở rộng tự do chính trị nước Tàu, đã đặt nó sang ‘lề trái của lịch sử’, phía của lỗi thời, hay hướng đi của lạc hậu [8]

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, người ta trên khắp thế giới đã trở nên ngày càng vỡ mộng với câu chuyện tự do. Những tường cản và những tường lửa thịnh hành trở lại. Kháng cự với sự di dân nhập cảnh và những thỏa ước thương mãi tăng lên. Những chính phủ dân chủ mặt ngoài làm suy yếu sự độc lập của hệ thống tư pháp, hạn chế quyền tự do báo chí, và định dạng bất kỳ chống đối nào như phản quốc. Những ‘người hùng’ trong những nước như Turkey và Russia thí nghiệm những loại dân chủ hẹp hòi mới, và những thể chế độc tài thẳng thừng không úp mở. Ngày nay, rất ít người sẽ còn tự tin để tuyên bố rằng đảng Cộng sản Tàu thì ở lề trái của lịch sử.

Năm 2016 – đánh dấu bằng cuộc trưng cầu dân ý Brexit, quyết định ra khỏi Liên Minh Europe – ở England, và đảng Cộng hòa thắng cử với tổng thống Donald Trump ở USA– đã biểu thị thời điểm khi đợt thủy triều của sự tan vỡ ảo tưởng này đã đập vào những quốc gia tự do rường cột của Tây Europe và Bắc America. Trong khi một vài năm trước đó, những người USA và Europe vđã ẫn còn cố gắng để mở rộng tự do cho Iraq và Libya bằng họng súng, ngày nay nhiều người trong tiểu bang Kentucky và hạt Yorkshire đã phải xem viễn kiến tương lai tự do như một trong hai, hoặc không đáng mong muốn hoặc không thể đạt được. Một số đã khám phá được một ưa thích với thế giới phân chia đẳng cấp cũ, và họ chỉ không muốn buông bỏ những đặc quyền về chủng tộc, quốc gia hay phái tính của họ. Những người khác đã kết luận (đúng hay sai) rằng mở rộng tự do và toàn cầu hóa là một làm ăn bất hợp pháp rất lớn để tăng thêm quyền lực cho một tầng lớp chọn lọc ưu tú nhỏ bé dù khối dân chúng đông đảo phỉ gánh chịu thiệt hại.

Năm 1938, ba câu chuyện toàn cầu đã được đem cho con người để lựa chọn, năm 1968 chỉ còn hai, năm 1998 một câu chuyện duy nhất đã dường như chiếm ưu thế; đến năm 2018, chúng ta xuống số không. Không phải tự hỏi sao giới ưu tú nắm đặc quyền tự do, những người thống trị phần lớn thế giới trong những chục năm gần đây, đã bước vào một trạng thái của chấn động và mất định hướng. Để có một chuyện kể là tình trạng ‘yên lòng vững dạ’ nhất cho tất cả. Mọi sự vật việc thì hoàn toàn rõ ràng. Đột nhiên bị bỏ lại không có bất kỳ một câu chuyện nào thì khiếp hãi. Không gì có ý nghĩa nữa. Một chút giống như tầng lớp biệt đãi chọn lọc của USSR trong những năm 1980, những người tự do không hiểu lịch sử đã lệch khỏi tiến trình định trước của nó như thế nào, và họ thiếu một lăng kính thay thế để giải thích thực tại. Mất phương hướng khiến họ suy nghĩ trong những điều kiện của chuyện tận thế báo trước trong những tôn giáo phương Tây, như thể nếu lịch sử sự thất bại, không đi đến kết thúc hạnh phúc như đã hình dung của nó, điều đó có thể chỉ có nghĩa rằng nó đang lao về phía Armageddon, trận chiến sau cùng giữa Thiện và Ác. Thiếu khả năng để tiến hành một kiểm tra hiện thực, não thức bám vào những cảnh tượng thảm khốc. Giống như một người tưởng tượng rằng một chứng nhức đầu tệ hại là biểu hiện của một tumor não ở giai đoạn cuối cùng, nhiều người theo chủ nghĩa tự do sợ rằng Brexit và sự nổi lên của Donald Trump báo trước sự chấm dứt của văn minh con người.

Từ Đập Chết Những Con Muỗi Đến Giết Chết Những Suy Nghĩ

Cảm nhận về mất định hướng và tận thế đang chờ đợi xảy ra thì thêm trầm trọng bởi nhịp độ ngày càng nhanh của kỹ thuật phá vỡ [9]. Hệ thống chính trị tự do đã được định hình trong thời kỳ kỹ nghệ để quản lý một thế giới của những động cơ hơi nước, nhà máy lọc dầu và tivi. Nó thấy đối phó với những cách mạng liên tục xảy ra trong kỹ thuật thông tin và kỹ thuật sinh học thì khó khăn.

Cả những nhà chính trị và những người bỏ phiếu bầu đều chỉ có khả năng suýt soát để thấu hiểu được những kỹ thuật mới, chưa nói chi đến việc qui định tiềm năng công phá của chúng. Kể từ những năm 1990, Internet đã thay đổi thế giới có lẽ nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác, thế nhưng cuộc cách mạng Internet do những kỹ sư chỉ đạo nhiều hơn là do những đảng phái chính trị. Bạn đã từng bao giờ bỏ phiếu về Internet chưa? Hệ thống dân chủ vẫn còn gắng gỏi để mong hiểu được những gì đập trúng nó, và hầu như đã không trang bị gì để đối phó với những cú sốc tiếp theo, chẳng hạn như sự nổi lên của AI và cách mạng blockchain. [10]

Ngày nay đã có rồi, những cômputơ làm hệ thống tài chính trở nên hết sức phức tạp khiến hiếm người có thể hiểu được. Khi AI phát triển tốt hơn, chúng ta có thể sớm đi tới điểm không con người nào có thể hiểu ra được ý nghĩa của hoạt động tài chính nữa. Sự việc như thế sẽ có tác động gì vào tiến trình chính trị? Bạn có thể tưởng tượng được không một chính phủ phải khiêm tốn chờ một algorithm phê duyệt ngân sách của nó hay đổi mới thuế của nó? Trong khi đó những mạng blockchain trực tiếp giữa những server đồng cấp [11] và tiền-crypto như bitcoin có thể hoàn toàn cải tiến hệ thống tiền tệ, thế khiến việc đổi mới thuế tận gốc rễ sẽ là điều không thể tránh. Lấy thí dụ, nó có thể trở thành không thể nào hay không liên quan gì đến đồng tiền khai thuế, vì hầu hết những giao dịch sẽ không còn liên hệ rõ ràng với sự trao đổi tiền nước ngoài, hay với một loại tiền bất kỳ nào cả. Như thế, những chính phủ có thể cần phải nghĩ ra những loại thuế hoàn toàn mới – có thể là thuế về thông tin (sẽ vừa là tài sản quan trọng nhất trong nền kinh tế, vừa là sự việc duy nhất được trao đổi trong rất nhiều loại giao dịch). Liệu hệ thống chính trị sẽ thành công để giải quyết được cuộc khủng hoảng trước khi nó hết sạch tiền hay không?

Ngay cả còn quan trọng hơn, hai cách mạng xảy ra song song trong kỹ thuật tin học và kỹ thuật sinh học có thể cấu trúc lại không chỉ những hệ thống kinh tế và những xã hội mà cả những cơ thể và những não thức của chúng ta. Trong quá khứ, con người chúng ta đã học cách để điều khiển thế giới bên ngoài chúng ta, nhưng chúng ta đã có rất ít điều khiển thế giới bên trong chúng ta. Chúng ta biết cách xây đập và ngăn một dòng sông chảy, nhưng chúng ta không biết cách ngăn cơ thể không già. Chúng ta biết cách thiết kế hệ thống dẫn nước vào ruộng, nhưng chúng ta không có một ý tưởng nào để thiết kế một bộ óc. Nếu những con muỗi vo ve bên tai chúng ta và làm rối giấc ngủ, chúng ta biết cách giết loài muỗi; nhưng nếu một ý nghĩ lóe lên trong đầu chúng ta và chúng ta trằn trọc cả đêm, hầu hết chúng ta không biết cách nào để giết ý nghĩ đó.

Những cách mạng trong kỹ thuật sinh học và kỹ thuật tin học sẽ cho chúng ta quyền điều khiển thế giới bên trong chúng ta, và sẽ cho chúng ta khả năng để vẽ dựng và chế tạo sự sống. Chúng ta sẽ học cách thiết kế những bộ óc, kéo dài những đời sống, và giết những ý nghĩ tùy ý riêng của chúng ta. Không ai biết những hậu quả sẽ là gì. Luôn luôn, con người giỏi phát minh những dụng cụ hơn là khôn ngoan đem dùng chúng. Chuyển dòng một con sông bằng dựng một đập ngăn thì dễ dàng hơn là thấy trước được tất cả những hậu quả phức tạp việc này sẽ xảy ra với hệ thống sinh thái lớn hơn. Tương tự, sẽ dễ dàng để chuyển hướng dòng chảy của não thức của chúng ta hơn là thần thánh hóa những gì nó sẽ làm với tâm lý cá nhân hay với hệ thống xã hội của chúng ta.

Trong quá khứ, chúng ta đã dành được khả năng để thao túng thế giới quanh chúng ta và định dạng lại toàn thể hành tinh, nhưng vì chúng ta đã không hiểu sự phức tạp của hệ sinh thái toàn cầu, những thay đổi chúng ta làm cẩu thả đã gây gãy đổ trong toàn bộ hệ sinh thái và bây giờ chúng ta phải đối mặt với một sự sụp đổ về sinh thái. Trong thế kỷ tới, kỹ thuật sinh học và kỹ thuật thông tin sẽ cho chúng ta khả năng để thao túng thế giới bên trong chúng ta và định dạng lại chính mình, nhưng vì chúng ta không hiểu được sự phức tạp của chính não thức chúng ta, những thay đổi mà chúng ta sẽ làm có thể gây rối loạn hệ thống tâm thần của chúng ta đến mức nó cũng thế, có thể bị gãy đổ.

Những cách mạng trong kỹ thuật sinh học và kỹ thuật thông tin được những kỹ sư, những nhà doanh nghiệp, và nhà khoa học thực hiện, họ khó mà nhận thức được những tiềm ẩn mật thiết chính trị của những quyết định của họ và họ chắc chắn không đại diện cho bất kỳ một ai. Có thể những quốc hội và những đảng phái đón lấy những vấn đề vào tay họ? Hiện tại, không có vẻ như vậy. Kỹ thuật phá vỡ ngay cả không là một đề mục thảo luận hàng đầu trong agenda chính trị. Thế nên, trong vận động tranh cử tổng thống USA năm 2016, dẫn nhắc chính về sự phá vỡ từ công nghệ mới liên quan đến chuyện om xòm về email của Hillary Clinton, [12] và mặc dù tất cả nói năng về sự mất công ăn việc làm, không ứng cử viên nào bàn đến tác động tiềm năng của sự tự động hóa. Donald Trump đã báo động trước với những người bỏ phiếu rằng dân Mexico và dân Tàu sẽ lấy mất việc làm của họ, và do đó họ nên xây một bức tường ở biên giới với Mexico.[13] Ông không bao giờ báo động với những người đi bầu rằng những algorithm sẽ lấy đi việc làm của họ, ông cũng không đề nghị xây một bức tường lửa ở biên giới với California.

Đây có thể là một trong những lý do (dù không là lý do duy nhất) của tại sao ngay cả người cầm phiếu bầu ở những trung tâm chính trị kinh tế của phương Tây tự do đang mất tin tưởng vào câu chuyện tự do và vào tiến trình dân chủ. Người bình dân có thể không hiểu trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật sinh học, nhưng họ có thể cảm thấy tương lai đang vượt qua, bỏ họ lại đằng sau. Năm 1938, tình trạng sinh sống của người bình dân ở USSR, Germany hay USA có thể là đã ảm đạm, nhưng người ta liên tục nói với người này rằng người này là một gì đó quan trọng nhất trên thế giới, và rằng người này là tương lai (miễn là, dĩ nhiên, người này là một ‘người thông thường’ thay vì là một người Jew hay người Africa). Người này nhìn vào những áp phích tuyên truyền – điển hình thường mô tả những thợ mỏ than, những công nhân nhà máy thép, và những phụ nữ nội trợ trong những tư thế anh hùng – và thấy mình ở đó: ‘Tôi trong tấm áp phích đó! Tôi là anh hùng của tương lai! [14]

Vào năm 2018, người bình dân cảm thấy ngày càng như đứng ngoài, không liên hệ. Nhiều những từ bí ẩn được những bài nói chuyện hào hứng của TED lan truyền [15], những trung tâm khảo cứu chuyên môn của chính phủ và những hội nghị kỹ thuật cao – toàn cầu hóa, blockchain, kỹ thuật di truyền, trí tuệ nhân tạo, máy biết học [16] – và những người bình dân cũng có thể ngờ vực rằng không từ nào trong số này có liên can hay bàn về họ. Câu chuyện tự do đã là câu chuyện của những con người thông thường. Làm sao nó có thể vẫn liên quan với một thế giới của những cyborg và những algorithm hoạt động trên những mạng lưới?

Trong thế kỷ 20, giới bình dân đã nổi dậy chống lại sự bóc lột lao động, và đã tìm cách chuyển vai trò trọng yếu của họ trong kinh tế vào trong quyền lực chính trị. Ngày nay, giới bình dân lo sợ sự bị ra rìa, không can dự, và họ cuống cuồng đem dùng phần quyền lực chính trị còn lại của họ trước khi quá muộn. Brexit và sự trỗi dậy của Trump có thể cho thấy một đường phóng tới, ngược hướng với của những cách mạng xã hội truyền thống. Cách mạng Russia, Tàu và Cuba đã do những con người trọng yếu trong kinh tế nhưng thiếu quyền lực trong chính trị thực hiện. Năm 2016, Trump và Brexit được nhiều người – vẫn hưởng quyền lực chính trị, nhưng sợ rằng đã mất giá trị kinh tế của họ – ủng hộ đông đảo. Có lẽ trong thế kỷ 21, những nổi dậy của giới bình dân sẽ được tổ chức không để chống lại một lớp ưu tú nắm đặc quyền kinh tế bóc lột con người, nhưng chống lại một tầng lớp ưu tú nắm đặc quyền kinh tế không còn cần đến họ nữa. [17] Đây rất có thể là một trận chiến thất bại. Đấu tranh chống lại việc bị bỏ ra rìa, không can dự, so với đấu tranh chống việc bị áp bức bóc lột thì rất nhiều khó khăn hơn.

Con Phượng hoàng Tự do

Đây không là lần đầu tiên câu chuyện tự do đã đối mặt với một khủng hoảng của sự tin cậy. Từ khi câu chuyện này có ảnh hưởng trên toàn thế giới, trong nửa sau của thế kỷ 19, nó đã chịu những khủng hoảng định kỳ. Kỷ nguyên đầu tiên của toàn cầu hóa và mở rộng tự do đã kết thúc trong cuộc tắm máu của Thế Chiến thứ nhất, khi quyền lực chính trị đế quốc đã cắt đứt cuộc diễn hành toàn cầu của tiến bộ. Trong thời gian sau khi xảy ra vụ ám sát hoàng tử Austria là Franz Ferdinand ở Sarajevo, quay ra là những cường quốc lớn tin vào chính sách đế quốc nhiều hơn vào chính sách tự do, và thay vì hợp nhất thế giới qua thương mại tự do và hòa bình, họ đã tập trung vào việc chiếm lấy một mảnh lớn của quả Đất bằng vũ lực. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do vẫn tồn tại sau thời Franz Ferdinand ngắn ngủi này và nổi lên mạnh hơn trước từ cơn lốc xoáy, sau hứa hẹn rằng đây đã là ‘cuộc chiến để kết thúc tất cả những chiến tranh’. Xem như thế, sự chém giết chưa từng có đã dạy loài người cái giá khủng khiếp của chính sách đế quốc, và sau cùng loài người bấy giờ đã sẵn sàng để tạo một trật tự thế giới mới dựa trên những nguyên tắc của tự do và hòa bình.

Sau đó, đến thời Hitler ngắn ngủi, trong những năm 1930 và đầu những năm 1940, khi chủ nghĩa Phátxít, trong một lúc, dường như đã không thể cưỡng lại được. Chiến thắng đe dọa này chỉ đơn thuần là đẩy tới trong kế tiếp. Trong thời Che Guevara ngắn ngủi, giữa những năm 1950 và 1970, một lần nữa dường như chủ nghĩa tự do đã là trên những bước chân cuối cùng của nó, và rằng tương lai đã thuộc về chủ nghĩa cộng sản. Cuối cùng đó là chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ. Siêu thị đã được chứng minh là mạnh hơn nhiều so với Gulag. Quan trọng hơn, câu chuyện tự do tỏ ra dẻo dai và năng động hơn bất kỳ đối thủ nào của nó. Nó đã chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Phátxít, và chủ nghĩa cộng sản bằng tiếp nhận một số ý tưởng và thực hành tốt nhất của chúng. Đặc biệt, câu chuyện tự do đã học được từ chủ nghĩa cộng sản để mở rộng vòng gồm cả cảm thông lẫn tôn trọng giá trị của bình đẳng đi đôi với tự do.

Ban đầu, câu chuyện tự do đã quan tâm chủ yếu về những tự do và những ưu quyền của những người phái nam lớp trung lưu phái Europe, và dường như làm ngơ trước cảnh ngộ khó khăn của giới lao động, phụ nữ, sắc dân ít người và người không cùng gốc phương Tây. Năm 1918, khi hai quốc gia chiến thắng England và France hào hứng nói về tự do, họ không nghĩ về những dân chúng trong những thuộc địa của họ trên thế giới. Thí dụ: Những người India đòi tự chủ, đã được trả lời bằng vụ thảm sát năm 1919 ở Amritsar, trong đó quân đội England giết hàng trăm người biểu tình không vũ trang.

Ngay cả sau hậu quả của Thế Chiến Thứ hai, những người theo chủ nghĩa tự do phương Tây vẫn đã có một kinh nghiệm rất khó khăn trong áp dụng những giá trị được giả đinh phổ quát của họ cho những dân tộc không phương Tây. Vì vậy, khi người Netherlands mới nổi lên năm 1945, sau 5 năm Nazi bị chiếm đóng tàn bạo, gần như điều đầu tiên họ đã làm là dựng một đạo quân và gửi nó đi xa nửa vòng quả đất, để chiếm lại thuộc địa cũ Indonesia của họ. [18] Trong khi vào năm 1940, người Netherlands đã buông bỏ độc lập của chính họ, sau hơn bốn ngày chiến đấu một chút, nhưng họ đã chiến tranh hơn 4 năm dài và cay đắng để triệt hạ độc lập của người Indonesia. Không phải tự hỏi rằng tại sao nhiều phong trào giải phóng quốc gia khắp thế giới đã đặt hy vọng của họ vào những người cộng sản Moscow và Beijing thay vì vào những tự xưng là quán quân tranh đấu và bảo vệ tự do ở phương Tây.

Tuy nhiên, câu chuyện tự do dần dần mở rộng chân trời của nó, và ít nhất trong lý thuyết, đã đi đến tôn trọng giá trị của tự do và của những quyền của tất cả mọi người với không ngoại lệ. Khi vòng tròn tự do được mở rộng, câu chuyện tự do cũng đã đi đến nhìn nhận sự quan trọng của những chương trình phúc lợi theo phương thức cộng sản [19]. Tự do thì không có giá trị gì nhiều trừ khi nó kết hợp với một số loại mạng lưới an sinh xã hội. Những quốc gia dân chủ xã hội thực hiện chính sách an sinh xã hội đã kết hợp dân chủ và nhân quyền với giáo dục và chăm sóc sức khỏe được nhà nước tài trợ. Ngay cả siêu tư bản USA cũng đã nhận ra rằng việc bảo vệ tự do đòi hỏi ít nhất một số dịch vụ an sinh xã hội do chính phủ tài trợ. Những đứa trẻ bị đói không có những quyền tự do.

Vào đầu những năm 1990, những nhà tư tưởng và chính trị như nhau, đã cùng ca ngợi ‘sự chấm dứt của lịch sử’, tự tin khẳng định rằng tất cả những câu hỏi chính trị và kinh tế lớn nêu lên trong quá khứ đều đã được giải quyết, và rằng gói hàng tự do đã được làm mới lại của dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và những dịch vụ an sinh xã hội của chính phủ là những gì còn lại duy nhất để thực hành. Gói hàng này dường như có số phận để được lan truyền trên toàn thế giới, vượt mọi chướng ngại, xóa tất cả những biên giới quốc gia, và biến loài người vào thành một cộng đồng toàn cầu tự do.[20]

Nhưng lịch sử đã không kết thúc, và sau thời Franz Ferdinand, thời Hitler, và thời Che Guevara, bây giờ chúng ta thấy chúng ta trong thời Trump. Tuy nhiên, lần này, câu chuyện tự do không phải đối mặt bởi những đối thủ có ý hệ tư tưởng mạch lạc như chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Phátxít, hay chủ nghĩa Cộng sản. Thời điểm Trump thì hoang mang trống rỗng hơn nhiều.

Trong khi những phong trào chủ yếu của thế kỷ 20, tất cả đều đã có một viễn kiến tương lai cho toàn thể loài người – có thể là sự thống trị, cách mạng hay giải phóng toàn cầu – Donald Trump không cung cấp những thứ như vậy. Chỉ sự đối nghịch. Nhắn gửi chính của ông là không phải công việc của USA để xây dựng và thúc đẩy bất kỳ một viễn kiến tương lai nào cho toàn thế giới. Tương tự, dân chúng England tham dự Brexit, hầu như không có kế hoạch nào cho tương lai của Vương quốc Phân rẽ này – tương lai của Europe và của thế giới thì vượt xa chân trời của họ. Hầu hết những người bỏ phiếu cho Trump và Brexit đã không từ chối toàn bộ gói hàng tự do –chủ yếu họ mất tin tưởng vào phần toàn cầu hoá của nó. Họ vẫn tin tưởng vào dân chủ, thị trường tự do, nhân quyền và trách nhiệm xã hội, nhưng họ nghĩ rằng những ý tưởng tốt đẹp này có thể dừng lại ở biên giới. Thật vậy, họ tin rằng để bảo tồn tự do và thịnh vượng ở Yorkshire hay Kentucky, tốt nhất là xây một bức tường biên giới với những nước khác, và áp dụng những chính sách hẹp hòi, phản tự do với những dân nước ngoài.

Nước Tàu nổi lên thành một siêu cường trình bày gần như một hình ảnh phản chiếu. Nó thì dè dặt với việc mở rộng tự do chính trị bên trong, nhưng bên ngoài, với phần còn lại của thế giới, nó đã chấp nhận một cách tiếp cận rất tự do hơn nhiều. Trong thực tế, khi nói đến thương mại tự do và hợp tác quốc tế, Xi Jinping trông giống như người kế nhiệm thực sự của Obama. Sau khi tạm hoãn chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt nó xuống thành thứ yếu, nước Tàu có vẻ khá sung sướng với trật tự quốc tế của chủ nghĩa tự do. [21]

Russia hồi sinh thấy chính nó như một đối thủ mạnh mẽ hơn nhiều của trật tự toàn cầu tự do, nhưng mặc dù nó đã tái tạo sức mạnh quân sự của nó, nó phá sản về hệ ý thức. Vladimir Putin chắc chắn là được đông đảo dân chúng ưa thích ở Russia và trong những phong trào cánh hữu khác trên thế giới, nhưng ông không có viễn kiến tương lai toàn cầu nào xem có thể thu hút được những người dân Spain thất nghiệp, những người Brazil bất mãn hay những sinh viên thông minh lý tưởng ở đại học Cambridge.

Russia đưa ra một mô hình thay thế cho mô hình dân chủ tự do, nhưng mô hình này không là một hệ tư tưởng chính trị mạch lạc. Đúng hơn, nó là một thực hành chính trị trong đó một số những tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ độc chiếm hầu hết tài sản vật chất và quyền lực của một đất nước, và sau đó dùng sự kiểm soát của họ trên những phương tiện truyền thông để che giấu những hoạt động của họ và làm vững chặt cai trị của họ. Mô hình dân chủ thì dựa trên nguyên lý của Abraham Lincoln, rằng ‘bạn có thể đánh lừa tất cả mọi người một vài lần, và một số người tất cả mọi lần, nhưng bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người tất cả mọi lần’. Nếu một chính phủ thối nát và không cải thiện đời sống của dân chúng, cuối cùng rồi sẽ có đủ những công dân nhận ra điều này và bãi bỏ chính phủ đó. Nhưng kiểm soát những phương tiện truyền thông, chính phủ làm suy yếu lôgích của Lincoln, vì nó ngăn chặn những công dân khiến họ không nhận ra sự thật. Qua độc quyền của nó trên những phương tiện truyền thông, những tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ cầm quyền có thể lập đi lập lại việc đổ lỗi tất cả thất bại của nó cho những gì khác và chuyển hướng dư luận chú ý đến những đe dọa bên ngoài – dù thực hay tưởng tượng.

Khi bạn sống dưới một chế độ chính trị tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ như vậy, luôn luôn có một số khủng hoảng, hay gì gì khác chiếm ưu tiên hơn những thứ nhàm chán như y tế công cộng và ô nhiễm môi trường. Nếu quốc gia đang phải đối phó với xâm lược bên ngoài, hay đe dọa lật đổ hiểm độc bên trong, ai là người có thời giờ để lo lắng về những bệnh viện quá đông và những con sông ô nhiễm? Bằng cách tạo ra một chuỗi những khủng hoảng như không bao giờ dứt, một tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ hư hỏng có thể kéo dài cai trị của nó vô thời hạn. [22]

Thế nhưng dù kéo dài được trong thực tiễn, mô hình chính trị tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ này không thu hút được ai. Không giống những hệ ý thức khác tự hào mở rộng viễn kiến tương lai của chúng, những tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ cầm quyền không tự hào về những thực hành của họ, và họ có khuynh hướng dùng những hệ ý thức khác như màn khói che sự thật. Vì vậy, Russia giả vờ là một chế độ dân chủ, và giới lãnh đạo của nó tuyên bố trung thành với những giá trị của chủ nghĩa dân tộc Russia và đạo Kitô Chính Thống hơn là chế độ tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ. Những giới cực đoan cánh hữu ở France và England cũng có thể dựa vào sự giúp đỡ của Russia, và bày tỏ ngưỡng mộ với Putin, nhưng ngay cả những người cầm phiếu bầu của họ cũng không muốn sống ở một đất nước vốn thực sự sao chép mô hình Russia – một quốc gia có tham nhũng đặc hữu, những dịch vụ hư hỏng, không pháp trị, và bất bình đẳng đến kinh hãi. Theo như một số mức độ đo lường, Russia là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất trên thế giới, với 87% của cải tập trung trong tay của 10% người giàu nhất [23]. Trong giới lao động ủng hộ Mặt trận Quốc gia ở France, có được bao nhiêu người muốn sao chép mẫu hình phân bối giàu có này ở chính nước France?

Con người bỏ phiếu với hai chân đi của mình. Trong những chuyến đi quanh thế giới, tôi đã gặp nhiều người trong nhiều quốc gia, họ muốn di cư sang USA, Germany, Canada hay Australia. Tôi cũng đã gặp một vài người muốn di cư đến nước Tàu hay Japan. Nhưng tôi vẫn chưa gặp được – dù chỉ một – người nào có mơ ước di cư đến Russia.

Về phần ‘Islam toàn cầu’, nó thu hút chủ yếu là những người đã sinh ra trong lòng thế giới Islam. Trong khi nó có thể thu hút một số dân chúng ở Syria và Iraq, và ngay cả giới trẻ Islam bị lạc lõng đứng ngoài xã hội ở Germany và England, rất khó để thấy Greece hay Nam Africa – chưa nói chi đến Canada hay Nam Korea – gia nhập vào một caliphate toàn cầu [24] như biện pháp khắc phục cho những vấn đề của họ. Trong trường hợp này, người ta bỏ phiếu với hai chân đi của mình. Cứ có một thanh niên Islam từ Germany đến Trung Đông để sống dưới một chế độ giáo quyền Islam, có lẽ có một trăm thanh niên Trung Đông sẽ thích làm hành trình ngược lại, và bắt đầu một cuộc sống mới cho chính họ trong Germany tự do.

Điều này có thể ngầm mang ý rằng khủng hoảng hiện tại của lòng tin thì ít nghiêm trọng hơn những gì trước đó của nó. Bất kỳ người tự do nào bị dẫn đến thất vọng bởi những sự kiện của vài năm vừa qua, nên nhớ lại những sự việc đã tồi tệ hơn nhiều vào năm 1918, 1938 hay 1968. Rồi cuối cùng sau tất cả, loài người sẽ không buông bỏ câu chuyện tự do, vì nó không có một bất kỳ thay thế nào. Người ta có thể nổi giận hệ thống, đá mạnh vào bụng nó, nhưng không có nơi nào khác để đi, cuối cùng họ sẽ trở lại.

Một có thể khác, người ta hoàn toàn có thể buông bỏ việc có một câu chuyện toàn cầu thuộc bất kỳ loại nào, và thay vào đó tìm kiếm chỗ trú ẩn với những câu chuyện tôn giáo và dân tộc địa phương. Trong thế kỷ 20, phong trào dân tộc chủ nghĩa đã đóng vai cực kỳ quan trọng trong chính trị, nhưng chúng thiếu một khả năng nhìn xa mạch lạc về tương lai của thế giới, ngoài việc ủng hộ sự phân chia địa cầu thành những quốc gia độc lập. Thế nên, những người theo chủ nghĩa dân tộc Indonesia chiến đấu chống lại sự thống trị của Netherlands, và những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã muốn một Việt Nam tự do, nhưng không có câu chuyện Indonesia hay câu chuyện Việt Nam nào cho loài người như một toàn thể. Khi đi đến để giải thích Indonesia, Việt Nam và tất cả những quốc gia tự do khác nên liên hệ với nhau như thế nào và con người nên đối phó thế nào với những vấn đề toàn cầu, loại như sự đe dọa của chiến tranh nguyên tử, những người theo dân tộc chủ nghĩa luôn luôn quay sang hoặc những ý tưởng tự do hay cộng sản.

Nhưng nếu cả chủ nghĩa tự do lẫn chủ nghĩa cộng sản bây giờ đều đã mất uy tín, có lẽ là con người nên từ bỏ chính ý tưởng của một câu chuyện toàn cầu duy nhất? Xét cho cùng, không phải tất cả những câu chuyện toàn cầu này – ngay cả chủ nghĩa cộng sản – sản phẩm của chính sách đế quốc phương Tây? Tại sao người dân quê Việt Nam nên đặt tin tưởng vào đứa con tinh thần của một người Germany từ thành phố Trier và của một nhà kỹ nghệ (người England) từ thành phố Manchester? Có lẽ mỗi quốc gia nên áp dụng một con đường riêng rẽ khác nhau, được truyền thống cổ xưa của riêng nó định nghĩa? Có lẽ ngay cả người phương Tây cũng nên tạm nghỉ, đừng gắng điều hành thế giới, và hãy tập trung vào công việc chính trị của họ riêng, để làm một thay đổi? [25]

Đây có thể biện luận là những gì đang xảy ra khắp trên thế giới, khi sự xụp đổ của chủ nghĩa tự do bỏ lại khoảng trống đã được những không tưởng hoài vọng về một vài vàng son quá khứ địa phương dọ dẫm làm đầy. Donald Trump đã ghép đôi những kêu gọi của ông cho chính sách tự cô lập [26] của USA với một hứa hẹn ‘Làm USA vĩ đại trở lại’ – như thể USA của những năm 1980 hay 1950 đã là một xã hội toàn hảo mà dân chúng USA bằng cách nào đó nên tạo dựng lại trong thế kỷ 21. Những người bỏ phiếu Brexit mơ làm Britain thành một cường quốc độc lập, như thể họ vẫn còn đang sống trong thời nữ hoàng Victoria, và như thể sự ‘cô lập tuyệt diệu’ là một chính sách có thể thực hành được trong thời đại của Internet và hiện tượng ấm lên toàn cầu. Lớp ưu tú biệt đãi Tàu đã đào bới lại được những di sản của những vương triều phong kiến và của những ‘chi hồ giả dã’ Confucius, như là một bổ sung, hay ngay cả một thay thế cho hệ tư tưởng Mác-xít nghi ngờ vốn họ đã nhập cảng từ phương Tây. Ở Russia, viễn kiến tương lai chính thức của Putin không là để xây dựng một tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ tham nhũng, nhưng đúng hơn là để làm sống lại đế quốc cũ của những hoàng đế Russia. Một thế kỷ sau cách mạng Bolshevik, Putin hứa hẹn một quay về với những vinh quang của những Tsars thời cổ, với một chính phủ toàn trị, lấy chủ nghĩa dân tộc Russia và lòng tín mộ đạo Kitô Chính thống làm nương tựa, lan rộng sức mạnh của nó từ biển Baltic đến Caucasus.

Những giấc mộng quá khứ tương tự vốn trộn lẫn sự quyến luyến dân tộc với những truyền thống tôn giáo làm nền đỡ cho những chính thể ở India, Poland, Turkey và nhiều quốc gia khác. Không đâu những mơ tưởng này thì cực đoan hơn ở Trung Đông, nơi những Muslim muốn sao chép hệ thống do Tiên tri Muhammad đã thiết lập ở thành phố Medina 1.400 năm trước, trong khi những người Jew chính thống quá khích ở Israel ngay cả còn muốn làm hơn những Muslim, và mơ về việc đi ngược lại thời Kinh Thánh 2.500 năm trước. Những người trong chính phủ liên minh cầm quyền của Israel nói chuyện công khai hy vọng của họ về mở rộng biên giới Israel ngày nay cho giống hơn nữa với ranh giới đã nói trong kinh Thánh Israel, về việc phục hồi luật kinh thánh, và ngay cả về việc dựng lại ngôi đền cổ thờ Yahweh ở Jerusalem, thay vào chỗ hiện giờ của nhà thờ Islam Al-Aqsa [27].

Lớp ưu tú nắm đặc quyền, trong xã hội tự do (dân chủ và tư bản) kinh hoảng nhìn những phát triển này, và hy vọng rằng loài người sẽ kịp thời quay lại con đường tự do để thảm họa đừng xảy ra. Trong phát biểu cuối cùng trước UN, tháng 9 năm 2016, tổng thống Obama đã báo động những người nghe ông hãy chống lại việc ‘rút lui vào một thế giới bị chia cắt gay gắt, và cuối cùng trong xung đột theo dọc những đường ranh lâu đời phân rẽ của dân tộc và bộ tộc và tôn giáo’. Thay vào đó, ông nói, ‘những nguyên tắc của thị trường mở rộng, và quản trị có trách nhiệm, của dân chủ và những quyền cơ bản con người và luật quốc tế ... vẫn còn lại là nền tảng vững chắc nhất cho tiến bộ con người trong thế kỷ này’[28]

Obama đã nêu ra đúng rằng mặc dù có rất nhiều thiếu sót của gói hàng tự do, nó có một hồ sơ lý lịch tốt hơn nhiều so với bất kỳ lựa chọn thay thế nào của nó. Hầu hết loài người chưa bao giờ đã từng được hưởng hòa bình hay thịnh vượng hơn như họ đã được hưởng dưới sự che chở của trật tự tự do đầu thế kỷ 21. Lần đầu tiên trong lịch sử, những bệnh truyền nhiễm giết chết ít người hơn tuổi già, nạn đói giết chết ít người hơn chứng phì nộn do ăn uống vô độ, và bạo động giết ít người hơn những tai nạn.

Nhưng chủ nghĩa tự do không có những trả lời rõ ràng cho những vấn đề lớn nhất mà chúng ta đối mặt: sự sụp đổ môi trường sinh thái và kỹ thuật phá vỡ. Theo truyền thống, chủ nghĩa tự do đã dựa vào tăng trưởng kinh tế để giải quyết kỳ diệu những xung đột xã hội và chính trị khó khăn. Chủ nghĩa tự do hòa giải giai cấp vô sản với tư sản, tin-có-gót với những người tin-không-có-gót, người bản xứ với những người di dân nhập cảnh, và người Europe với người Asia bằng hứa hẹn cho tất cả mọi người một miếng bánh lớn hơn. Với một cái bánh phát triển không ngừng, điều đó đã là có thể. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế sẽ không cứu được hệ sinh thái toàn cầu – nhưng điều ngược lại mới đúng, vì nó là nguyên nhân của khủng hoảng sinh thái. Và tăng trưởng kinh tế sẽ không giải quyết được kỹ thuật phá vỡ – nó dựa trên sự phát minh của ngày càng nhiều những kỹ thuật gây gãy vỡ.

Câu chuyện tự do và logic của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do khuyến khích người ta có những kỳ vọng lớn. Trong nửa sau thế kỷ 20, mỗi thế hệ – dù ở Houston, Shanghai, Istanbul hay São Paulo – đã được hưởng giáo dục tốt hơn, chăm sóc sức khỏe vượt trội hơn, và thu nhập lợi tức lớn hơn thế hệ đã đến trước nó. Tuy nhiên, trong những chục năm sắp tới, do sự kết hợp của sự phá vỡ từ công nghệ mới và khủng hoảng sinh thái, thế hệ trẻ tuổi hơn có thể được gọi là may mắn nếu chỉ vẫn đứng yên chỗ. [29]

Hậu quả là chúng ta bị bỏ lại với phận sự phải tạo ra một câu chuyện cập nhật cho thế giới. Cũng như những biến động của cuộc cách mạng kỹ nghệ đã sinh ra hệ ý thức mới mẻ của thế kỷ 20, cho nên những cuộc cách mạng sắp tới trong kỹ thuật sinh học và kỹ thuật thông tin có nhiều phần xảy ra là đòi hỏi những tầm nhìn mới. Những chục năm sắp tới do đó có thể có đặc điểm tiêu biểu bởi việc mãnh liệt tìm kiếm bằng chăm chú và trung thực nhìn vào chính mình và bằng xây dựng những mô hình chính trị và xã hội mới. Chủ nghĩa tự do có thể tự-tái tạo một lần nữa hay không, cũng giống như nó đã làm được sau sự đứng dậy của những khủng hoảng trong những năm 1930 và những năm 1960, sau khi nổi lên thu hút hơn bao giờ hết? Tôn giáo truyền thống và chủ nghĩa dân tộc có thể đem cho hay không những trả lời vốn tuột khỏi tay những người tự do, và họ có thể dùng trí khôn ngoan cổ xưa hay không để làm hợp thời thức một cái nhìn cập nhật về thế giới? hay có lẽ đã đến thời để làm một đoạn tuyệt, cắt sạch với quá khứ, và tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới, vượt xa không chỉ những gót và những quốc gia cũ, mà ngay cả những giá trị cốt lõi của tự do và bình đẳng thời nay?

Hiện giờ, loài người thì còn xa mới đi đến một bất kỳ đồng thuận nào về những câu hỏi này. Chúng ta vẫn còn trong thời điểm hư vô (thời tất cả những giá trị đều không chỗ dựa và không gì có thể biết hoặc truyền đạt đươc, chỉ bi quan cực đoan và hoài nghi triệt để lên án sự sống đang có) của vỡ mộng và giận dữ, sau khi người ta đã mất tin tưởng vào những câu chuyện cũ nhưng trước khi họ đã chấp nhận một câu chuyện mới. Vậy tiếp theo là gì? Bước đầu tiên là bớt lớn tiếng những tiên tri về tận thế, và chuyển từ trạng thái hoảng loạn sang chỉ hoang mang. Hoảng loạn là một hình thức của kiêu mạn. Nó đến từ tình cảm tự mãn rằng tôi biết chính xác thế giới đang hướng về đâu – hướng xuống. Hoang mang thì khiêm tốn hơn, và do đó sáng xuốt rõ ràng hơn. Nếu bạn cảm thấy như đang chạy xuống đường phố kêu lớn ‘Tận thế đang đến với chúng ta!’, hãy thử nói với chính mình ‘Không, không phải thế. Sự thật là, tôi chỉ không hiểu những gì đang xảy ra trên thế giới’

Những chương sau sẽ cố gắng làm sáng tỏ một vài của những hoang mang mới lạ có thể xảy ra chúng ta phải đối mặt và chúng ta có thể tiến hành thế nào từ đây. Nhưng trước khi thăm dò những giải pháp có thể có cho những tình trạng khó khăn của loài người, chúng ta cần một thấu hiểu tốt hơn về những thử thách kỹ thuật đặt ra. Những cách mạng trong thông tin kỹ thuật và kỹ thuật sinh học vẫn còn trong giai đoạn trứng nước của chúng, và mức độ mà chúng thực sự có trách nhiệm cho khủng hoảng hiện tại của chủ nghĩa tự do là điều còn bàn cãi. Hầu hết người ta ở Birmingham, Istanbul, St Petersburg và Mumbai chỉ nhận thức lờ mờ, nếu có đi nữa, về sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo và tác động ngấm ngầm có thể có của nó vào đời sống của họ. Tuy nhiên, không thể nghi ngờ rằng những cách mạng kỹ thuật sẽ tập hợp đà tiến trong vài chục năm tới và sẽ đối đầu loài người với những thử thách khó khăn nhất mà chúng ta từng gặp phải. Bất kỳ câu chuyện kể nào tìm kiếm để đạt được lòng trung thành của loài người sẽ được kiểm tra trên tất cả trong khả năng đối phó của nó với những hai cuộc cách mạng kỹ thuật tin học và kỹ thuật sinh học xảy ra song song. Nếu chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, Islam hay một số tín điều mới lạ mong muốn định hình thế giới của năm 2050, nó sẽ cần không chỉ để làm trí tuệ nhân tạo, algorithm của Data Lớn [30] và kỹ thuật sinh học thành có ý nghĩa – nó cũng sẽ cần phải kết hợp chúng vào trong một chuyện kể có ý nghĩa mới.

Để hiểu bản chất của thử thách kỹ thuật này, có lẽ sẽ là điều tốt nhất để bắt đầu với thị trường việc làm. Từ năm 2015, tôi đã đi quanh thế giới, nói chuyện với những nhân viên chính quyền, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội và học sinh về tình trạng khó khăn của con người. Bất cứ khi nào họ trở thành thiếu kiên nhẫn hay buồn chán bởi tất cả những bài nói chuyện về trí tuệ nhân tạo, những algorithm, Data Lớn và kỹ thuật sinh học, tôi thường chỉ cần nhắc đúng một từ như ảo thuật là họ trở lại với chú ý: công ăn việc làm. Cách mạng kỹ thuật có thể sớm đẩy hàng tỷ người ra khỏi thị trường việc làm và tạo ra một giai cấp mới vô dụng khổng lồ, dẫn đến những biến động xã hội và chính trị mà không có hệ tư tưởng hiện tại nào biết cách đối ứng. Tất cả những cuộc nói chuyện về kỹ thuật và tư tưởng đều có thể nghe như trừu tượng và xa vời, nhưng chính viễn cảnh thực sự của thất nghiệp của khối đông – hay thất nghiệp của cá nhân – đã khiến không một ai lãnh đạm, hay có thái độ dửng dưng, không quan tâm.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2018)






[1] Yuval Noah Harari 21, Lessons for the 21st Century. (London: Jonathan Cape, 2018)

Những chú thích của tác giả sẽ giữ trong ngoặc vuông [ …]
Những ghi chú khác với sai lầm nếu có, như thường lệ, là của tôi, sẽ tìm chữa lại trong những bản sau bản nháp này.

[2] Fake news: tin láo lếu hay tin nhảm (khác với ‘tin vịt’, một từ cũ, trước Web, cũng không phải là ‘tin sai’= không đúng) – Đặc điểm của fake news là nó được tạo ra với mục đích thao túng dư luận, hướng đến tuyên truyền chính trị, tôn giáo, hay quảng cáo thương mãi hơn là thông tin chân thực, và ngày nay nó lan truyền rất nhanh chóng nhờ những phương tiện truyền thông mới (Web: Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, YouTube, Blogger, Radio: Podcast). Một số người hiểu ‘fake news’ như một từ để chỉ những chuyện kể không đúng, thông tin sai lạc (disinformation). Một số người hiểu với nghĩa là tin tung ra để chơi khăm (hoaxes). Nhưng nhiều nhà báo dùng ‘fake news’ với nghĩa của một gì đó gần với nói dối, liên quan với ý định đánh lừa. Một nhà báo, Craig Silverman – người được cho là đã phổ biến từ này, ông định nghĩa rằng ngoài ý định lừa dối mọi người, nó còn gắn liền với một động cơ thu lợi, kiếm lời. Nhưng ‘fake news’ thì không chỉ là những tin sai lạc hay chuyện dối trá. Triết gia Michael Lynch đã so sánh nó với một trò chơi cũ là lối chuyển dịch thật nhanh 3 vỏ sò hay cái cốc – úp một đồng tiền bên dưới, rồi đoán đống tiền nằm dưới vỏ sò nào – nhưng trò chơi này ngày nay không chơi giữa vài người hạn hẹp, nhưng trên web đông đảo: ‘Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá thông tin chính trị sai lạc online thì có phần chỉ là một trò chơi đố tìm tiền dấu dưới vỏ sò khổng lồ. Những người tuyên truyền tung fake news thường không quan tâm đến việc mọi người, hoặc thậm chí hầu hết mọi người, thực sự tin vào những gì cụ thể mà họ đang bán (mặc dù hóa ra rất nhiều người luôn làm như vậy). Họ không cần phải khiến bạn thực sự tin đúng vào một vỏ sò sai, không úp trên đồng tiền. Họ chỉ cần làm cho bạn đủ bối rối để không biết điều gì, ở đâu, chỗ nào là đúng. Và lừa dối là thế.’ Có thật trong đó (đồng tiền) nhưng làm bạn mù mắt, tìm nhìn chỗ khác. Như thế, fake news là một cố tình lan truyền những tin tức chuyện kể, bất kể thật hay giả, loại tin pha trộn rối mù nhằm gây hoang mang cho người nghe. Bằng cách này, một số câu chuyện đúng thật bị thiệt hại uy tín vì xuất hiện cạnh một số tin tức hay câu chuyện giả thật lẫn lộn.
Điều này mang ý tưởng về fake news, điển hình như tổng thống Trump dùng trong một cuộc họp báo ở UK, đến giống với một định nghĩa về ‘bullshit’ (‘bố láo’ hay ‘nhảm nhí’) của của triết gia Harry Frankfurt (giáo sư Princeton) hơn là định nghĩa về nói dối, tin giả. Một người nói dối nói những gì người này tự biết là sai, trong khi kẻ lan truyền fake news, nói bất cứ gì có lợi cho mình, bất kể nó đúng hay sai.
Thế nên, tôi dịch fake news = tin láo lếu, nhấn mạnh vào tác dụng, mục đích của chúng, và đây là nội dung của từ này hiện dùng trong những bàn luận. Tiêu biểu là ý của tổng thống Trump nói trong một họp báo – đừng tin những tin đó, chúng là fake news, ông không nói về sai, hay đúng, ông chỉ gạt đi, nói nói chúng là ‘tin láo lếu’, chuyện/tin nhảm, lếu láo, đừng tin, đừng nghe. Và cũng là ý của chính Harari – ở một chỗ khác, Harari cho biết những fake news, hiểu như ông, là những ‘tin giả’, cũng có thể mạnh bạo gọi là ‘tin láo lếu’, là những chuyện nhảm nhí, mê tín dị đoan, vẫn có từ lâu trong lịch sử loài người, không phải đợi đến thời của Facebook, chẳng hạn, mới có. Ông liệt kê fake news có đầy trong tuyên truyền tôn giáo (‘đức mẹ hiện ra ở đây, ở kia’- những chỗ hẻo lánh, với kẻ ít học, trẻ con, thí dụ Fatima…) và ngay trong kinh Thánh (‘mẹ đồng trinh’, ‘chúa sống lại’), Qur’an (Mohamad cới ngựa có cánh bay lên thiên đàng, những Muslim tử đạo, giết người ngoại đạo thì được lên thẳng thiên đàng), đạo Juda (Yoga của Abraham). Ở đây ông có vẻ chơi chữ, mỉa mai – ‘fake news’ = ‘tin láo lếu’ với ‘good news’ = ‘Tin Lành’!).
[3] Những chính phủ Israel và Tàu đã thực hiện thành công một thể chế độc tài kỹ thuật số loại nói trên, với dân chúng Palestine ở West Bank, và Uighurs ở Xinjiang. Họ là những người Muslim thiểu số bị đàn áp của Israel và Tàu.
[4] Francis Fukuyama: giáo sư chính trị học (Ph.D. Harvard), chuyên viên khảo cứu chính trị và kinh tế. Từng làm việc cho tập đoàn RAND (tổ chức nghiên cứu an ninh quốc phòng, do chính phủ US tài trợ), Phòng Kế hoạch của bộ Ngoại giao US, đại học John Hopkins, và George Mason. Ông là tác giả bài báo, nay nổi tiếng, ‘The End of History?’ (Sự kết thúc của lịch sử?), năm 1989. Viết trong bầu không khí chính trị lạc quan, đương khi diễn ra sự sụp đổ của những chế độ xã hội cộng sản, với biểu tượng là việc phá đổ Bức tường Berlin. Ông đã tuyên bố rằng sau cùng chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng, và biện luận rằng “nó có thể tạo thành điểm cuối của sự tiến hóa tư tưởng của loài người và là hình thức chính phủ cuối cùng của con người và như vậy tạo nên sự kết thúc của lịch sử.” Trong bài viết, ông ca ngợi sự chiến thắng của hệ tư tưởng tự do trên tất cả những hệ tư tưởng khác, nói rằng những quốc gia tự do ổn định hơn trong nội bộ và hòa bình hơn trong những quan hệ quốc tế. 
Khai triển bài báo thành quyển The End of History and The Last Man (Sự kết thúc của lịch sử và con người cuối cùng), năm 1992, Fukuyama muốn đáp lại những phê bình, và bào chữa luận điểm chính của ông. Trong quyển sách, Fukuyama giải thích lý do đã viết bài báo ‘Sự kết thúc của lịch sử? Sau đó mở rộng những luận điểm để trình bày tin tưởng rằng sau sự sụp đổ của những nhà nước cộng sản với kinh tế tập trung chỉ huy ở USSR và Đông Europe, chế độ dân chủ với thị trường kinh tế tự do đã toàn thắng và thành hình thức chính thể sau cùng của con người. Như thế, chủ nghĩa tư bản với nhà nước dân chủ là khuôn mẫu thành công duy nhất cho những xã hội trong những quốc gia đang phát triển, tất cả những xã hội tất cuối cùng đều phải chọn một con đường như thế. Fukuyama quả quyết rằng ‘không còn những hệ ý thức đối lập quan trọng nào nữa, ngoài hệ ý thức dân chủ tự do’, chính thể dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản đã khải hoàn, rằng không còn những thay thế hay những hệ ý thức thách thức nào khác nữa. Tử nay, những nhà nước phương Tây (tự do) duy nhất nắm quyền quyết đoán trong bối cảnh chính trị và kinh tế thế giới. Lịch sử, được định nghĩa như sự cạnh tranh tiến hóa giữa những hệ tư tưởng chính trị, xã hội và kinh tế, nay đã đi tới một kết thúc. và ông ‘tiên tri’ rằng từ đây lịch sử thôi không còn cứu cánh nữa, nó đã đến cuối đường tiến của nó (end of history).
Với luận đề lịch sử có một cứu cánh. Fukuyama đã viện dẫn tư tưởng của Hegel và Marx, Fukuyama biện bạch ‘Người tuyên truyền nổi tiếng nhất của nó là Karl Marx, người đã tin rằng chiều hướng của phát triển lịch sử thì có một mục đích được ấn định bởi tác động qua lại của những lực lượng vật chất và tất sẽ đi đến một cứu cánh, chỉ với sự thành tựu của một xã hội không tưởng cộng sản vốn cuối cùng sẽ giải quyết tất cả những mâu thuẫn trước đó. Nhưng khái niệm về lịch sử như một tiến trình biện chứng với một khởi đầu, một đoạn giữa, và một kết thúc đã được Marx vay mượn từ Georg Wilhelm Friedrich Hegel’. Để biện luận cho khái niệm ‘con người cuối cùng’, ông viện dẫn dài dòng hơn từ khái niệm ‘con người đầu tiên’ của Locke và Hobbes, hiểu như con người trong trạng thái của tự nhiên, có mục đích chính là tự bảo tồn, đến ‘người đầu tiên’ của Hegel, ngoài ‘tự bảo tồn’, còn tranh đấu để ‘được nhìn nhận’. Để chứng tỏ trọn vẹn hơn, Fukuyama truy về khái niệm ‘thymos’ trong Plato để đưa tới khái niệm ‘con người cuối cùng của Nietzche. Theo như Fukuyama hiểu (hoàn toàn sai lạc) Nietzche, cho rằng con người cuối cùng là ‘một công dân điển hình của một nền dân chủ tự do’ (sic)
Về tư tưởng: Fukuyama đã đem vào những lý thuyết triết học chính ông tự cho thấy không hiểu rõ, đưa ra như nghĩ có thể thêm ‘chiều sâu’ cho ứng dụng vội vàng của ông, khi lập một luận thuyết nghiêng về tuyên truyền chính trị, và dư luận nổi lên từ nó phần lớn không do nội dung hay giá trị đi kèm, nhưng do tính ‘hợp thời’ của nó trong bối cảnh lịch sử bất ngờ của của những năm 1980, sau đó câu hỏi qua đó nó đã nêu trở thành một đề tài được bàn luận sôi nổi. Để nhìn lại, về lý thuyết có thể tóm lược luận chứng của Fukuyama như sau
(a) giả định – lịch sử có một cứu cánh (trực tiếp từ Hegel)
(b) cứu cánh của lịch sử – là chế độ cộng sản (theo Marx).
(c) kết luận: những năm 1980’s là cuối đường của lịch sử (Fukuyama)
đơn giản là – (a) dẫn tới (b), nhưng (b) thất bại (trường hợp Soviet), vậy (a) chấm dứt! không ở (b) nhưng đối lập của (c) – đó là phe US/UK toàn thắng!
Như nói qua ở trên – Fukuyama có nhiều lầm lẫn trong lập luận vì không hiểu đúng những quan điểm triết học lịch sử: (a) chỉ là một giả thuyết (Hegel dựa trên, hay ít nhất tương tự với, thuyết cứu cánh (teleology) vốn tự nó đã bị xem là lỗi thời ngay từ thời Hegel), (b) chỉ là một diễn dịch từ giả định (a). Hãy tạm cho rằng (a) đúng để bàn luận ở đây, khi đó (b) cũng không hiển nhiên là đúng – chế độ cộng sản vẫn là một tin tưởng, dù cao đẹp đến đâu vẫn chỉ là một tin tưởng còn chờ hiện thực biện minh, và biện minh này không đến, khi ‘thiên đường trần gian’ này xụp đổ theo với nhà nước Sôviết, và điều này cũng không có nghĩa phản đề của nó, những nhà nước tư bản, là cusu cánh như nói trong (a); (nói thêm – theo như biên chứng, cuối đường lịch sử sẽ là một gì tổng hợp của cộng sản và tư bản) – thể nên – những giả thuyết này đã sai, và lịch sử vẫn đi tới, nếu có cứu cánh của nó, cứu cánh đó thì vẫn rất xa, và không ai liều lĩnh khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản là cứu cánh hay ngay cả cuối đường, sự chấm dứt của lịch sử! (Cũng nói thêm, cũng có quan niệm rằng loài người và vũ trụ đều không có cứu cánh nào cả. Tất cả vẫn từng có đó và vẫn hoạt động không định hướng, những tiến trình của những gì ngẫu nhiên, không lựa chọn, không tính toán). Những sai lầm trong Fukuyama, khi dẫn nhắc những quan điểm về lịch sử của Hegel và Marx, ông cho rằng mình đã dựa trên, thì rõ ràng là sai lạc.
Hegel đã giới thiệu một hệ thống để hiểu lịch sử triết học và tự thân thế giới, dựa trên một tiến trình tìm sự thật của vấn đề bằng xem xét những luận chứng đối lập của cùng vấn đề, ngày nay chúng ta gọi là phép “biện chứng”, ứng dụng vào lịch sử là ‘biện chứng lịch sử’ Trong lịch sử, mỗi phong trào đến sau xuất hiện như giải pháp cho những mâu thuẫn đã có trong phong trào trước đó. Áp dụng cụ thể mô hình này của Hegel trong lịch sử thế giới, nó thể hiện cách thức mà Tinh Thần – đối với Hegel, một tổng thể thực tại là kế thừa thống nhất của một bản chất tinh thần – phát triển dần dần vào thành hình thức thuần khiết nhất, cuối cùng đạt được yếu tính tự do tự thân. Đối với Hegel, lịch sử thế giới là sự khai mở của Tinh Thần trong thời gian, vì Tự nhiên là sự khai mở của Ý tưởng trong không gian. Mặc dù biện chứng Hegel thường trình bày thuận tiện thành: luận đề, phản đề và hợp đề, những phân loại này là những khái niệm Fichte đã phát triển trước đó trong giải thích tương tự của ông về quan hệ giữa chủ thể cá nhân và thế giới. Không có phản đề tác động biện chứng, Hegel khẳng định, tồn tại chỉ đơn giản là một hoạt động trống rỗng. Điều này sau đó đặt ra câu hỏi quan trọng: làm thế nào có thể kết thúc lịch sử? Nếu lịch sử kết thúc trong sự thể hiện tối hậu của Tinh Thần, thì tất cả phản đề dường như đã bị gạt bỏ. Không chỉ quá khứ đã được hoàn thành, mà tương lai cũng đóng lại cho bất kỳ phát triển nào thêm nữa. Điều gì còn lại với đời sống khi hợp đề cuối cùng đạt được, và không có gì đứng đối lập với hiện tại khi ấy? Karl Marx, đã điều chỉnh biện chứng của Hegels, bỏ Tinh Thần và đưa tới Quan niệm duy vật lịch sử của ông, trong đó những yếu tố kinh tế và những quan hệ liên quan của chúng trong xã hội loài người sẽ quyết định chính xác sự mở ra của lịch sử loài người, và với Marx chỉ có thể có kết quả là sự thành lập Chủ nghĩa xã hội.
Như vậy lập trường duy vật lịch sử của Marx, đã dựa trên quan điểm của Hegel cho rằng lịch sử xảy ra qua xung đột, của những lực lượng đối lập. Đứng trong phái Duy Ý Germany, Hegel tin rằng chúng ta sống trong một thế giới của những hiện tượng, và thực tại chân thực là ý tưởng. Marx tuy chấp nhận giải thích về tác động biện chứng, nhưng bỏ qua lập trường duy ý (Tinh Thần), ông không nhận rằng thế giới vật chất là gồm những hiện tượng vốn che giấu chúng ta thế giới “thực” của ý tưởng; trái lại, ông cho rằng những hệ tư tưởng, cụ thể về lịch sử và xã hội, đã ngăn con người không cho nhìn thấy rõ những điều kiện vật chất qui định đời sống của họ. Phân tích lịch sử của Marx dựa trên phân biệt của ông giữa những phương tiện sản xuất, theo nghĩa đen là những thứ như đất đai và tài nguyên thiên nhiên, và công nghiệp, cần thiết cho sản xuất hàng hóa vật chất, và những quan hệ xã hội của sự sản xuất, nói cách khác, những quan hệ xã hội mọi người tham dự vào khi họ có và dùng những phương tiện sản xuất. gọi chung là phương thức sản xuất; Marx quan sát rằng bên trong bất kỳ một xã hội nào, phương thức sản xuất đều thay đổi và những phương tiện sản xuất thì thay đổi nhanh hơn những quan hệ sản xuất, sự không tương ứng này giữa kiến ​​trúc tầng dưới (những phương tiện sản xuất) và kiến ​​trúc tầng trên (tất cả những gì ngoài những phương tiện sản xuất và những luận chứng về lịch sử) chính là nguồn gây gián đoạn chính trị và xung đột xã hội lớn.
Những nhà sử học có thể phê bình rằng ‘sự kết thúc của lịch sử’ và ‘con người cuối cùng’ của Fukuyama không thực sự là về lịch sử. Có phải lịch sử chỉ là xung đột của những hệ ý thức? Liệu lịch sử có một mô hình để chờ được tìm ra ra? Hầu hết những nhà sử học thời nay nghi ngờ điều đó. Ngoài ra, có thể lập luận rằng cái nhìn của Fukuyama quá hạn hẹp trong phân tích và hẩu như chỉ tập trung vào phương Tây, biểu hiện quan điểm lấy Europe làm trung tâm (Eurocentrism). Và như tôi đã chi tiết ở trên, diễn dịch của Fukuyama về Hegel, Plato và những nhà tư tưởng khác có nhiều lầm lạc dẫn đến thiếu xót trong ứng dụng. Chẳng hạn, nhà nước tự do thế kỷ XIX của Hegel có giống với nhà nước dân chủ tự do của Fukuyama không? Chủ nghĩa tư bản vói thị trường tự do đang thịnh vượng ở hầu hết thế giới trong thế kỷ XX, nhưng ở châu Á, chủ nghĩa tư bản thường cùng tồn tại với thể chế chính trị độc đoán hơn ở phương Tây. Cuối cùng, dường như gần như là một hành động kiêu ngạo để dự đoán sự suy tàn và biến mất cuối cùng của những hệ tư tưởng con người khác như những tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc. Năm 1999, ông đã viết bài báo ‘Những Suy nghĩ thứ hai’, nhân kỷ niệm 10 năm bài báo Sự kết thúc của lịch sử ‘. Trong bài viết này, ông đã thừa nhận thất bại trong tham khảo của ông.
Một tiên đoán khác – giải thích về những tranh chấp chính trị thế giới, nhưng qua lăng kính văn hóa, tôn giáo, dân tộc – của Samuel P. Huntington, trình bày trong The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order (1996), để trả lời cho Fukuyama, người sinh viên cũ của ông – Huntington tin rằng khi kết thúc giai đoạn tranh chấp của những hệ ý thức, thế giới sẽ chỉ trở lại trạng thái sinh hoạt chính trị bình thường, trong đó những xung đột có những nguyên nhân với nội dung từ những khác biệt văn hóa. Trong luận án, ông lập luận rằng trục chính của xung đột tương lai sẽ chạy dọc theo những đường ranh giới văn hóa. Mở rộng luận đề, ông cũng cho rằng khái niệm về những văn minh khác nhau, như mức độ cao nhất của bản sắc nhận diện văn hóa, sẽ ngày càng hữu ích trong việc phân tích tiềm năng xảy ra xung đột (như chúng ta thấy – cho đến ngày nay tiên đoán của ông có nhiều phần gần hơn với những xung đột giữa phương Tây Kitô với Trung Đông Islam (Chechnya, Serbs/Croats, …Brexit, Di dân, Khủng bố, ISIS…, US/Tàu, US/Mexico)
Cũng tưởng chỉ cần thêm – một giải thích khác, tôi chọn trong Russell thế kỷ trước và Chomsky hiện nay, rằng ‘chiến tranh lạnh’ thực sự là một đối lập giữa những nước theo chế độ kinh tế tư bản, và về chính trị là những đồng minh cũ (Russia và USA/England đều là đồng minh trong Thế chiến II). Theo Milton Friedman (và Chomsky như đồng ý), những cường quốc này đều là những quốc gia tư bản, chỉ có những thực hiện chính sách kinh tế tư bản khác nhau (Russia: nhà nước nắm giữ tư bản và đầu tư trong thị trường kinh tế chỉ huy, v/s US/UK: tư nhân nắm giữ tư bản, đầu tư trong một thị trường kinh tế tự do). Nguyên nhân tranh chấp sâu xa, không nằm trong những huyền thoại, hay câu chuyện tưởng tượng, như Harari, về ‘tự do’, ‘dân chủ’, ‘cộng sản’, ‘xã hội’, ‘quốc gia’ – nhưng nhiều phần trong ý hệ tôn giáo, giữa phe ‘tin-chỉ-một-gót’ (hữu thần) và phe không-tin-có-gót (vô thần), là phe những quốc gia Kitô (US/Tây Âu); những quốc gia Đông Âu tuy gốc Kitô nhưng Orthodox nên đối lập với Vatican từ lâu, nay theo Marx (Russia/Đông Âu). Như thế, chúng ta hiểu phát biểu của Noam Chomsky, khi ông kết luận: “đã vẫn từng có nhiều tuyên bố về ‘cuối đường/chấm dứt của lịch sử,’ nhưng lần nào cũng sai”.
[5] Trong chương này, và những chương sau, tác giả dùng những thuật ngữ phổ thông, nhưng mang nghĩa rộng rãi, dịch sang tiếng Việt, dẫn chứng và nhận xét về chúng có thể không rõ ràng, tôi nghĩ nên lập lại vài định nghĩa, như tôi hiểu theo ý tác giả, ở đây:
Chủ nghĩa tự do (liberalism): chủ nghĩa tự do là một lập trường chính trị dựa trên sự thực hiện, bằng những biện pháp hợp hiến ôn hòa, của những lý tưởng tiến bộ xã hội, thiết lập và bảo vệ những quyền tự do dân sự, cai trị bằng pháp luật, và chính quyền bằng sự đồng thuận. Ý niệm này ra đời ở England, và đầu tiên có thể được thấy trong những luận thuyết bàn về chính quyền và sự khoan thứ của John Locke (1632-1704). Khái niệm trọng tâm của chủ nghĩa tự do là, dĩ nhiên, là ‘tự do’, nhưng không phải mọi người đều có chung một định nghĩa về tự do (của ai, đến đâu, …). Trong quan điểm của những người đề xướng đầu tiên, John Locke và John Stuart Mill, tự do cá nhân là một đương nhiên cơ bản, và bất cứ ai muốn giới hạn tự do cá nhân, dù cách nào, đều buộc phải đưa ra lý luận sắt thép vững chắc để có thể làm như thế. Điều đó có nghĩa thực hành rằng chính khái niệm chính quyền phải được chứng minh là chính đáng. Một thí dụ về – làm thế như thế nào – được những nhà lý thuyết về ‘thỏa ước xã hôi’, như Thomas Hobbes, Rousseau, và cả John Locke đưa ra – những người này biện luận rằng trong một trạng thái của tự do cá nhân phổ quát và hoàn toàn tuyệt đối – vắn tắt – hỗn loạn, vô chính phủ – mạnh sẽ nuốt yếu – và phẩm chất đời sống của tất cả mọi người trong xã hội sẽ thấp. Chỉ bằng cách nhường bớt một số chủ quyền cá nhân (bớt tự do tuyệt đối), cá nhân có những lợi ích được bảo vệ, và được giúp đỡ với tư cách thành viên của xã hội, và những lợi ích, phúc lợi này của cá nhân là những gì để biện minh cho chính quyền
Ngày nay, chủ nghĩa tự do, như tác giả nói trên, hiểu là một học thuyết chính trị, có lập trường bảo vệ và nâng cao quyền tự do cá nhân là vấn đề chính trị trung tâm. Học thuyết tự do tin rằng chính phủ là cơ cấu chính trị cần thiết để bảo vệ cá nhân để khỏi bị những người khác làm tổn hại, nhưng cũng nhận rằng chính phủ tự nó có thể là gốc của những đe dọa cho tự do. Tuy nhiên định nghĩa tổng quát nên nhìn trong thực hành: (a) Về kinh tế: chủ nghĩa tự do xây dựng trên khái niệm rằng một chính phủ không nên cố gắng kiểm soát thị trường kinh tế (giá cả, giá thuê và/hoặc tiền lương nhân công, …) nhưng phải mở rộng cạnh tranh và để luật cung cầu tạo cân bằng, như thế có lợi cho đại đa số công dân. Chủ nghĩa tự do kinh tế, như đáp ứng với những phê bình, đã dẫn đến chủ trương ủng hộ sự phân phối lại lợi tức bằng chính sách thuế và trợ cấp tài chính cho những chương trình an sinh xã hội. (b) Về chính trị: mục tiêu chính thể hiện bằng một chính phủ dân cử đại diện, Lincoln đã tóm lược: một chính phủ dân chủ là ‘chính phủ của dân, do dân, vì dân’, với khái niệm chủ yếu là giữ gìn và bảo vệ tự do cho cá nhân và tối đa hóa quyền tự do lựa chọn của mọi công dân.
Ngày nay khi nói về chủ nghĩa tự do, thường lẫn lộn với chủ nghĩa tự do-mới (neoliberalism), và để hiểu chúng, không thể không nói về chủ nghĩa tư bảnhọc thuyết dân chủ. Nếu chủ nghĩa tự do là tên gọi cho hệ tư tưởng chính trị phù hợp/ đồng minh với sự xuất hiện trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản ‘thị trường tự do’ và học thuyết dân chủ đại diện kiểu phương Tây, thì chủ nghĩa tự do-mới biểu thị một chế độ đặc biệt của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản và học thuyết dân chủ này như đã được toàn cầu hóa từ những năm 1970, dưới hình thức hoạt động. thúc đẩy nhà nước về những nguyên tắc thị trường và cạnh tranh (vốn bị phê bình là phản dân chủ). Chủ nghĩa tự do-mới được xem như một dự án chính trị khác biệt với chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism) của John Locke, David Ricardo, … dựa trên những tin tưởng vào luật tự nhiên, chủ nghĩa thực dụng và sự tiến bộ trong The Wealth of Nations của Adam Smith. Nó bắt nguồn tư tưởng từ tranh luận về bản chất của chủ nghĩa tự do cổ điển và quan hệ đối kháng của nó với chủ nghĩa xã hội, những năm 1920 và 1930. Chủ nghĩa tự do-mới đã định hình lại kinh tế chính trị toàn cầu và phương Tây từ những năm 1970 trở đi.
Thuật ngữ chủ nghĩa tự do đầu tiên thông dụng vào đầu thế kỷ 19, đưa ra định nghĩa khái niệm cho một triết lý chính trị trong đó cho tự do cá nhân, quyền sở hữu tài sản là những đặc quyền, và tự do thị trường trên những hạn chế thương mại của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism). Trong suốt thế kỷ 20, khái niệm này đã biến đổi thành một ‘biểu hiện đích thực nhất’ của những xã hội phương Tây, gắn liền với lý tưởng dân chủ dưới một biểu ngữ chúng ta quen thuộc là ‘dân chủ tự do’ (được Fukuyama tuyên bố chiến thắng về ý thức hệ sau Chiến tranh Lạnh). Nguồn gốc lịch sử của khái niệm này minh họa một giống nhau về cấu trúc rõ ràng với thuật ngữ chủ nghĩa tự do-mới hiện nay được sử dụng để biểu thị một ý thức hệ thiên về thị trường. Tuy nhiên, những lý thuyết tự do tạo thành một spectrum tư tưởng đa dạng, bao gồm những cách hiểu khác nhau về chính trị, tự do, ràng buộc, đạo đức, quyền và tiến bộ, cũng như sự bất đồng về nguồn gốc lịch sử của một mô hình quản trị thực sự tự do. Chẳng hạn, những người tự do không đồng ý về mức độ thích hợp của sự tham gia của nhà nước vào đời sống kinh tế xã hội, về quan hệ giữa tài sản và tự do, và về những quan niệm cơ bản về lợi và quyền. Do đó, chủ nghĩa tự do được hiểu rõ nhất là ‘một hiện tượng phức tạp, nhiều mặt’, có thể được khái niệm hóa, một trong nhiều, như ‘một khái niệm nhiều giá trị lắp ráp trong bàn luận kinh tế, chính trị và hệ ý thức’ một khái niệm chiến lược để xây dựng lại quan hệ nhà nước-thị trường, và ‘một mô hình cơ cấu tái phát nhưng lại thay đổi theo lịch sử của tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội’.
Nói chung, những người tự do xem tự do cá nhân là một trạng thái tự nhiên của con người. Nên tranh luận về bất kỳ chủ đề cụ thể nào, có một giả định ưu tiên cho tự do, đặt gánh nặng chứng minh cho những người tranh luận về bất kỳ hình thức hạn chế hoặc cấm đoán tự do nào. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do không nhất thiết lập luận rằng tự do tự nhiên nên là vô hạn, nhận ra trật tự xã hội tiềm tàng sẽ xảy ra nếu tất cả có thể can thiệp vào tất cả, và quyền tự do của kẻ mạnh sẽ đàn áp những kẻ yếu. Do đó, những người đặt mô hình, như John Locke và John Stuart Mill, sẵn sàng chấp nhận rằng những hạn chế khiêm tốn của tự do có thể được biện minh, trong khi những người tự do tự nhận, như Thomas Hobbes, chấp nhận rằng những hạn chế mạnh mẽ có thể được hợp pháp hóa.
Những người tự do có xu hướng xem các quyền tự do xã hội tùy thuộc vào hai nguyên tắc: thứ nhất, rằng các quyền cá nhân là tuyệt đối, nhưng quyền lực cá nhân thì không; và thứ hai, biên giới đó nên được phân định ‘trong đó [quyền của] con người sẽ là bất khả xâm phạm. Dó, là những gì gọi là những khái niệm tiêu cực và tích cực về tự do, trái ngược với một khái niệm tự do cũ hơn, theo đó để được tự do là không bị bắt làm nô lệ, bị chi phối, hoặc chịu sự chi phối của quyền lực hoặc sự thống trị của người khác. 
[6] Globalization: Toàn cầu hoá là tiến trình qua đó thế giới đã trở thành ngày càng tăng liên quan và phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế, và về mặt chính trị ngoại giao và quan hệ pháp luật. Đây là một tiến trình đã vẫn tiếp tục, với tốc độ ngày càng tăng, kể từ những chuyến vượt đại dương của những nhà thám hiểm UK, Portugal và Spain từ thời Phục Hưng, dẫn theo thương mại và sau đó là những hoạt đông đế quốc trên cơ sở vốn những chuyến vượt biển này đã đặt. Sự kiện này gián tiếp nói – toàn cầu hóa, trong thực tế, có nghĩa là sự truyền bá và mở rộng ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của Europe (và gần đây, của US) thường xảy ra theo sau những cưỡng bách mở cửa những quốc gia và dân tộc khi tiến trình này vươn tới.
Từ toàn cầu hoá đặt ra khoảng những năm 1960, nhưng thành phổ thông trong những năm 1980-1990 với một chiến dịch đã tổ chức để làm im tiếng chỉ trích đường lối bóc lột công nhân và thao túng thị trường những nước đang phát triển của những công ty quốc tế trong. Một định nghĩa phản ảnh nội dung phản đối tiến trình này: ‘toàn cầu hóa là tiến trình đem lại khả năng cho những thị trường tài chính và đầu tư hoạt động trên khắp thế giới, phần lớn là kết quả của sự bãi bỏ những qui định và sự tăng trưởng những phương tiện truyền thông’ (từ điển Collins). Biểu hiện hiển nhiên của loại bán hàng sỉ, áp đặt từ những đế quốc kinh tế Europe/US đã là những logo của CocaCola và McDomnald nhìn thấy khắp nơi trên những đường phố chính thế giới, và chúng đã được xem như dấu hiệu của tất cả những gì băng hoại, thô bỉ, vô cảm, và hủy hoại những giá trị và tập tục thực hành địa phương vốn xuất cảng từ phương Tây, dù muốn dù không, trong sự cuồng nhiệt theo đuổi lợi nhuận của nó.
Không ngạc nhiên để thấy rằng toàn cầu hóa trong nửa thế kỷ vừa qua đã được thúc đẩy hết sức mạnh mẽ bởi những hoạt động kinh tế. Đây là động lực của những nhà thám hiểm Portugal trong thế kỷ 15, và của sự thiết lập những thỏa ước và những tổ chức quốc tế để làm hồi sinh kinh tế thế giới sau thế chiến II, như biểu hiện của mục đích này. Hội nghi Bretton Woods của những quốc gia đồng minh, năm 1944, đã thiết lập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD =The International Bank for Reconstruction and Development), Quĩ Tiền tệ Quốc Tế (IMF), và ký hiệp ước Thế quan và Mậu dịch (GATT), mở đường cho sự thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO), một năm sau hội nghị Bretton Woods là Ngân hàng Thế giới (WB), và hội nghị này cũng đồng ý về một hệ thống quản trị về trao đổi tiền tệ, có hiệu lực cho đến đầu những năm 1970. Tất cả những khởi lập này nhắm đến thương mại tự do giữa những quốc gia và mở rộng kinh tế thế giới. Henry Morgenthau, bộ trưởng bộ tài chính US đã tuyên bố về hội nghị Bretton Woods – như một báo trước ‘sự chấm dứt của kinh tế quốc gia’, đó đúng là nội dung của tiến trình toàn cầu hóa.
Một lý do bớt thiên lệch hơn, có thể diễn tả toàn cầu hóa như một tiến trình làm cho những sự vật việc đều được biết, được làm, được sẵn sàng, được có, rộng rãi tất cả khắp thế giới – giống như Internet, phương tiện truyền thông viễn thông, kiến thức y học, và những lợi ích như vắcxin, kỹ thuật giao thông, cũng tư tưởng chính trị tiến bộ, và nghệ thuật, điển hình như âm nhạc, phim ảnh, sách báo,…Mặc dù sự phân phối những gì có giá trị tích cực này không đồng đều và luôn tùy thuộc vào ngân sách tài chính, lẫn không khí chính trị địa phương, nhưng nơi nào có hạn chế xảy ra, chắc chắn cũng sẽ có tiếng vang tranh đấu quốc tế.
Từ khởi đầu mới, tiến trình toàn cầu hóa mới trong thế kỷ 15, yếu tố then chốt vẫn là truyền thông. Ngày nay, Internet đặc biệt làm tăng vượt bực sức manh truyền thông và theo với nó là sự tiếp xúc, buôn bán, di dân, và tăng trưởng những tương quan chặt chẽ giữa những nền kinh tế, bây giờ chúng đã đến mức hoàn toàn tùy thuộc vào nhau, khiến bất kỳ một khó khăn nghiêm trọng nào trong một kinh tế, đặc biệt của của những nước lớn, cũng đe dọa sự cân bằng của kinh tế toàn thế giới.
Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa là – mặc dù có những dàn xếp và thỏa thuận để thúc đẩy sự toàn cầu hóa – vẫn còn những quan hệ thương mãi bất công trên thế giới, và nạn nhân chính là những nhà sản xuất trong những quốc gia nghèo. Đó là vì những công nghiệp trong những quốc gia tiên tiến đều đã được trang bị tốt hơn nhiều để hoạt động trên hệ thống quốc tế, và cũng còn vì những quốc gia giàu có này bảo vệ khu vực nông nghiệp và một số những lĩnh vực đặc biệt khác khiến những quốc gia nghèo khó có thể cạnh tranh với họ.
Một phản đối khác là sự phá đổ hay ít nhất thay đổi đến làm mất đi những nề nếp sinh hoạt và văn hóa truyền thống, và có thể thaods cái nhìn khác hướng – là tao ra những áp lực khi một văn hóa địa phương cảm thấy bị đe dọa bởi sự vô cảm, có vẻ thô kệch, thiếu tế nhị của văn hóa và kinh tế đi kèm của chủ nghĩa thực dân. Điều này gây nên ác cảm và khơi sâu thêm chia rẽ, trong khi thế giới tiến lại gần nhau hơn. Thúc đẩy những tuyền thống và những dân tộc khác nhau phải sát nách bên nhau trong những dàn xếp, vốn chúng chính yếu đem lợi nhuận nhiều nhất cho kẻ mạnh hơn và giàu có hơn trong số họ. Những phản đối cũng nêu những điểm chính đáng về mặt tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa – là một số những tập đoàn quốc tế thì mạnh hơn hầu hết chính phủ của chỉ một quốc gia, và pháp luật quốc tế như nằm trong tay những tập đoàn này, và không tập đoàn nào trong loại này đã không có những hoạt động tai hại như bóc lột nhân công, khai thác nguyên liệu bất chấp môi trường sinh thái trong những quốc gia địa phương.
Một trong những tiếng nói phê bình sắc bén nhất với tiến trình toàn cầu hóa là Noam Chomsky. Theo ông, thuật ngữ này có hai ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Một nghĩa thì liên kết với những hy vọng quốc tế của những phong trào cánh tả, hướng tới sự hòa nhập, hợp tác, tương thuộc quốc tế giữa những dân tộc. Một nghĩa kia theo ý hướng tài chính và thương mãi, trong đó thế giới thì mở rộng cho những nhà đầu tư và những tập đoàn đuổi theo lợi nhuận. Và như Chomsky nói – những giới này chẳng quan tâm gì nhiều cho lắm về những con người cá thể.
Tiến trình này, vẫn tiếp diễn, không thể nào có phán đoán gọi là sau cùng, hơn nữa, cũng không thể nào cản trở đà tiến của nó. Hãy nhìn về những tích cực nó đã mang lại – Nó thực sự thúc đẩy dòng chảy của hành hóa, nhân công, của vốn đầu tư, kỹ thuật và kiến thức trên khắp thế giới, và do đó có thể làm tăng giàu mạnh cho những nước nghèo (như VietNam), đem lại những cơ hội về giáo dục và y tế cho dân chúng những nước này, thúc đẩy hợp tác và trao đổi kiến thức và kỹ thuật. Tất cả đưa đến hy vọng về một thế giới trong đó kinh tế tùy thuộc lẫn nhau nhiều hơn, sẽ là một thế giới có nhiều hiểu biết hơn, và do đó cũng là một thế giới hòa bình hơn.
[7] [Lấy thí dụ, George W. Bush trong bài nói nhậm chức năm 2005, ông nói: ‘Chúng ta được dẫn dắt, bởi những sự kiện và lẽ phải thông thường, đến một kết luận: sự sống còn của tự do trên vùng đất của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào sự thành công của tự do ở những vùng đất khác. Hy vọng tốt nhất cho hòa bình trong thế giới của chúng ta là sự mở rộng tự do trên toàn thế giới.’ ‘Bush Pledges to Spread Democracy’, CNN, 20 January 2005. Với Obama, lấy thí dụ, xem Katie Reilly, ‘Read Barack Obama’s Final Speech to the United Nations as President’, Time, 20 September 2016.]
[8] [William Neikirk and David S. Cloud, ‘Clinton: Abuses Put China “On Wrong Side of History”, Chicago Tribune, 30 October 1997.]
[9] disruptive technology: Kỹ thuật phá vỡ là đến bất kỳ kỹ thuật cải tiến hoặc hoàn toàn mới nào thay thế và phá vỡ một kỹ thuật hiện có, khiến nó trở nên lỗi thời. Clayton M. Christensen, giáo sư Harvard, đã đặt ra thuật ngữ ‘kỹ thuật phá vỡ’. Trong quyển The Innovator’s Dilemma (1997), Christensen đã tách kỹ thuật mới thành hai loại: duy trì và phá vỡ. Kỹ thuật duy trì dựa trên những cải tiến gia tăng với một kỹ thuật đã thiết lập sẵn. Kỹ thuật phá vỡ thiếu sự cải tiến tinh tế, thường có vấn đề về hiệu năng vì nó mới, chỉ lôi cuốn một đối tượng giới hạn và có thể chưa cho thấy có ứng dụng thực tiễn. (Thí dụ trường hợp ‘máy nói điện’ của Alexander Graham Bell, mà bây giờ chúng ta gọi là phone.) Một vài ví dụ về kỹ thuật phá vỡ nay đã quen thuộc với chúng ta: Cômputơ cá nhân (PC), thay thế máy đánh chữ và vĩnh viễn thay đổi thay đổi cách chúng ta làm việc và giao dịch. Email đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, chủ yếu thay thế việc viết thư và hầu như phá vỡ ngành bưu chính (và các loại thiệp gửi). Phone di động khiến mọi người có thể từ bất cứ đâu gọi bất cứ đâu, và phá vỡ ngành công nghiệp viễn thông. Những mạng xã hội (Facebook, Twitter, LinkedIn and Google+.) đã có tác động lớn đến cách chúng ta giao tiếp và – đặc biệt cho cá nhân sử dụng – đã làm gián đoạn những kỹ thuật trước thay thế bằng những ứng dụng kỹ thuật mới : như điện thoại, email, tin nhắn tức thời, giao hẹn, gặp gỡ.
[10] Một block chain là một loại database, lấy những đơn vị dữ liệu, hiểu như những đơn vị thông tin (record) xếp đặt chúng vào thành một nhóm hay ‘khối’ (block), Mỗi khối sau đó được ‘nối chuỗi’ (chaine) vào khối tiếp theo, dùng một kỹ thuật để giữ nội dung của những dữ liệu bí mật, gọi là ‘chữ ký bảo mật’ (cryptographic signature).
Blockchain là một cách mới để lưu trữ và ghi lại những trao đổi Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể định nghĩa Blockchain là cơ sở dữ liệu trao đổi phân tán được kiểm soát theo hàng ngang. Khác biệt chính của nó với những database truyền thống là nó không cần một thẩm quyền trung ương. Không trung gian, chẳng hạn như ngân hàng chuyển tiền hay một luật sư để xác nhận các điều kiện của hợp đồng. Theo hướng đó, không có database hoặc công ty nào để giao dịch/ trao đổi phải dựa vào. Điều làm cho Blockchain trở nên độc đáo, về mặt dữ liệu được giữ an toàn, là mọi thông tin trong database này đều được gắn kết ‘nối chuỗi’ với phần còn lại, qua ‘chữ ký bảo mật’. Điều này cho phép trao đổi dữ liệu không chỉ nhanh hơn nhưng an toàn hơn rất nhiều. Người ta tiên đoán rằng kỹ thuật blockchain là sự đổi mới đột phá thứ năm của mô hình điện toán sau những cômputơ lớn, cômputơ cá nhân, Internet và Internet di động. Khó có thể dự đoán tương lai blockchain, nhưng chắc chắn rằng những ứng dụng của blockchain sẽ thống trị tương lai. Một ứng dụng của nó, gần đây được theo dõi nhiều là bitcoin.
[11] peer-to-peer: chỉ hay nói về tính cách liên hệ trong những mạng cômputơ, mỗi cômputơ có thể hoạt động như một server cho nhau;
[12] [Eric Bradner, ‘Hillary Clinton’s Email Controversy, Explained’, CNN, 28 October 2016.]
[13] [Chris Graham and Robert Midgley, ‘Mexico Border Wall: What is Donald Trump Planning, How Much Will It Cost and Who Will Pay for It?’, Telegraph, 23 August 2017; Michael Schuman, ‘Is China Stealing Jobs? It May Be Losing Them, Instead’, New York Times, 22 July 2016.]
[14] [For several examples from the nineteenth and early twentieth centuries, see: Evgeny Dobrenko and Eric Naiman (eds.), The Landscape of Stalinism: The Art and Ideology of Soviet Space (Seattle: University of Washington Press, 2003); W. L. Guttsman, Art for the Workers: Ideology and the Visual Arts in Weimar Germany (New York: Manchester University Press, 1997). For a general discussion see for example: Nicholas John Cull, Propaganda and Mass Persuasion: A Historical Encyclopedia, 1500 to the Present (Santa Barbara: ABC-CLIO, 2003).
[15] TED (technology, entertainment, and design): Richard Saul Wurman bắt đầu TED vào Tháng Hai 1984 như một hội thảo trong đó tập trung ba lĩnh vực: Kỹ thuật, công nghệ, Giải trí và Thiết kế. Nó dành vào sự truyền bá những ý tưởng (khẩu hiệu ‘những ý tưởng đáng được truyền bá’), thường ở dạng những buổi nói chuyện ngắn, mạnh mẽ (18 phút hoặc ít hơn). Ngày nay, nó bao gồm hầu hết tất cả những chủ đề – từ khoa học đến kinh doanh, đến những vấn đề toàn cầu – trong hơn 100 ngôn ngữ, ở nhiều nơi trên thế giới.
[16] Machine Learning (ML) Máy biết tự học: à một ứng dụng hiện tại của AI dựa trên ý tưởng rằng chúng ta thực sự có thể cung cấp cho máy computơ quyền có và lấy dữ liệu và để chúng tự ‘học’.
[17] [For this interpretation see: Ishaan Tharoor, ‘Brexit: A modern-day Peasants’ Revolt?’, Washington Post, 25 June 2016; John Curtice, ‘US election 2016: The Trump–Brexit voter revolt’, BBC, 11 November 2016.]
[18] Tương tự, France đã nhanh chóng không kém. Sau đầu hàng Germany ở Europe (Petain) lẫn Japan ở Indochina (Decoux), đương khi khi thế chiến II còn chưa hoàn toàn chấm dứt, nhưng ở Algiers, Dec/1943, Lực lượng France Tự do (De Gaule) đã tuyên chiến với Japan cốt công bố sự quyết tâm trở lại Indochina, sửa soạn cho sau-thế chiến II ở Viễn Đông, như bán đảo này không phải của những dân tộc bản xứ, nhưng của France (sic) vốn Japan đã chiếm mất!. Thế nên, ngay khi được đồng minh UK/USA giải phóng, chính thức ngày 25/8/1944 (vào Paris), France đã vội vã ytimf cách trở lại Saigon, (qua Ceylon – và phải nhờ những phương tiện của SEAC/UK). Ngày 23/9/1945, Nam Bộ Kháng Chiến khời đầu; năm sau, ngày 23/11 1946, 3 tàu chiến France đã ra Hải Phòng, nã đạn vào khu thường dân, 6000 người chết, kháng chiến toàn quốc VietNam bùng nổ. Phải mất 9 năm nữa trong hy sinh máu lửa, đến 1954, lá cờ ba màu ‘bình đẳng tự do bác ái’ này mới (thay bằng một lá cờ đế quốc khác) biến mất hoàn toàn khỏi chính trường thực dân Indochina.
[19] Soviet và những nước cộng sản Đông Âu đã cam kết cung cấp những dịch vụ phúc lợi phổ thông. Những quyền lợi này được áp dụng cho mọi người dân và gồm y tế miễn phí, giáo dục miễn phí (gồm giáo dục đại học) và trợ cấp nhà nước cho người lao động. Ngoài ra, nhà nước cũng cung cấp những khoản trợ cấp rất lớn cho hầu hết các nhu cầu cơ bản (ví dụ: thực phẩm, thuốc men và nhà ở), cũng như hệ thống nhà trẻ, trung tâm giữ trẻ sau giờ học miễn phí.
[20] [The most famous of these remains, of course, Francis Fukuyama, The End of History and the Last Man (London: Penguin, 1992).]
[21] Chúng ta biết đó chỉ chỉ là mặt ngoài – che dấu một tham vọng đế quốc.
[22] [Karen Dawisha, Putin’s Kleptocracy (New York: Simon & Schuster, 2014); Timothy Snyder, The Road to Unfreedom: Russia, Europe, America (NewYork: Tim Duggan Books, 2018); Anne Garrels, Putin Country: A Journey
Into the Real Russia (New York: Farrar, Straus & Giroux, 2016); Steven Lee Myers, The New Tsar: The Rise and Reign of Vladimir Putin (NewYork: Knopf Doubleday, 2016).]
[23] [Credit Suisse, Global Wealth Report 2015, 53; Filip Novokmet, Thomas Piketty and Gabriel Zucman, ‘From Soviets to Oligarchs: Inequality and Property in Russia 1905–2016’, July 2017, World Wealth and Income Database; Shaun Walker, ‘Unequal Russia’, Guardian, 25 April 2017.]
[24] Caliphate: thể chế chính trị do một caliph, người cai trị tôn giáo và dân sự, đặc biệt trong thế giới Islam, caliph được coi là người kế thừa Muhammad, và theo truyền thống luôn luôn là phái nam.
[25] Chủ nghĩa tự do mới Tôi nghĩ – ở đây – tác giả khi nói về ‘chủ nghĩa tự do’, hay ‘chủ nghĩa cộng sản’, với ý phê phán, ông thường nhắm đến phương diện kinh tế hơn chính trị của nó – và riêng ‘chủ nghĩa tự do’ – trong bàn luận quốc tế hiện nay, hầu hết thường là phê bình tác động kinh tế của nó – và phê bình ‘liberalism’ cũng thường là về ‘neoliberalism’, hiểu như một lý thuyết hay chính sách ứng dụng của thuyết ‘kinh tế tự do mới’ này. ‘Neoliberalism’ thường dùng trong tranh luận phổ thông trên thế giới để định nghĩa về 40 năm vừa. Nó chỉ một hệ thống kinh tế, trong đó thị trường ‘tự do’ được mở rộng đến mọi phần của những thế giới công và tư của chúng ta. Sự chuyển đổi nhà nước từ một nguồn cung cấp phúc lợi công cộng sang một nguồn thúc đẩy những thị trường và sự cạnh tranh giúp vào sự xảy ra của thay đổi này. Kinh tế tự do mới thì thường gắn với những chính sách, loại như giảm thuế và hủy những rào cản thương mại. Ảnh hưởng của nó là làm tự do hóa sự chuyển dịch vốn đầu tư trên thế giới, và đã hạn chế sức mạnh của những công đoàn. Nó đã phá vỡ những doanh nghiệp do nhà nước làm chủ, bán hết những tài sản công và nói chung đã mở rộng sinh sống của chúng ta với thống trị của suy nghĩ trên thị trường
Về kinh tế, có thể đinh nghĩa Neoliberalism là một mô hình chính sách của những nghiên cứu xã hội và kinh tế, trong đó chuyển giao quyền kiểm soát những yếu tố kinh tế từ khu vực công cho khu vực tư nhân. Nó lấy từ những nguyên tắc cơ bản của kinh tế cổ điển mới, chủ trương chính phủ phải hạn chế những trợ cấp, cải cách thuế để mở rộng nền thuế, giảm chi tiêu thâm hụt, hạn chế bảo vệ công thương nghiệp nội đía và mở cửa thị trường. Nó cũng tìm cách bãi bỏ tỷ giá hối đoái cố định, ủng hộ sự hủy bỏ những quy định, cho phép sở hữu tư nhân và tư nhân hóa những doanh nghiệp do nhà nước điều hành. Nó thường được đặc trưng bởi tin tưởng rằng tiếp tục tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự tiến bộ của con người, tin tưởng của nó vào thị trường tự do này dẫn đếnviệc nhấn mạnh vào sự hạn chế những can thiệp của nhà nước.
Thuật ngữ neoliberalism đã được những học giả, nhà phê bình và nhà phân tích khác nhau, chủ yếu dùng bởi để đề cập đến một nổi lên của những ý tưởng trong thế kỷ 19 kết nối với chủ nghĩa tự do kinh tế (economic liberalism) bắt đầu từ những năm 1970 và 1980. Những lý tưởng này ủng hộ việc tự do hóa kinh tế rộng rãi và những chính sách mở rộng quyền và khả năng của lĩnh vực tư nhân đối với lĩnh vực công, đặc biệt là việc đóng cửa quyền lực nhà nước và chính phủ đối với nền kinh tế Ý nghĩa và cách dùng chính xác của thuật ngữ đã thay đổi theo thời gian. Theo nghĩa sớm nhất của nó, chủ nghĩa tự do mới đề cập đến một triết lý kinh tế phổ biến trong những học giả tự do ở Europe những năm 1930, một loại con đường chạy giữa giữa chủ nghĩa tự do cổ điển và kế hoạch xã hội. Việc dùng và phổ biến của thuật ngữ ‘tự do mới ‘(neoliberal) đã giảm dần, đặc biệt là trong những năm 1960. Chủ nghĩa tự do mới đã trở nên phổ biến một lần nữa vào những năm 1980, kết nối với cải cách kinh tế Chile của Augusto Pinochet. Trong thời gian này, thuật ngữ này đã có một ý nghĩa tiêu cực thứ hai và được dùng chủ yếu bởi những nhà phê bình về cải cách thị trường. Ý nghĩa của thuật ngữ này cũng thay đổi để chỉ ra một nhóm những ý tưởng tư bản cấp tiến hơn ‘laissez-faire’ (để mặc thị trường quyết định). Hầu hết những học giả bắt đầu liên kết thuật ngữ này với Friedrich Hayek và Milton Friedman. Tuy nhiên, thuật ngữ này hiếm khi được nghe ở US. Mặc dù hai thuật ngữ ‘liberalism’ và ‘neoliberalism’ có cùng thuật ngữ liberalism, nhưng chúng có nội dung rất khác biệt (Noam Chonmsky có lần nói với ý ‘neiliberalism’ thì không ‘mới’ mà cũng chẳng ‘tự do’!), dù có thể nói cả hai đều bắt nguồn từ chủ nghĩa tự do cổ điển thế kỷ 19, vốn hỗ trợ chủ trương kinh tế ‘laissez-faire’ (‘để mặc nó!’, chính phủ đừng nhúng ta vào) và tự do của người dân đối lại với khống chế của chính phủ Chủ nghĩa tự do có nhiều phần là một triết lý chính trị chủ trương tự do với một tiêu chuẩn cao. Nó ấn định tất cả những phương diện xã hội, kinh tế và chính trị của xã hội, chẳng hạn như vai trò của chính phủ, sự khoan dung, sự tự do để hành động, v.v. Ngược lại, chủ nghĩa tự do mới chú trọng nhiều hơn vào thị trường, có nghĩa nó ủng hộ sự bãi bỏ những quy định, chấm dứt sự bảo vệ kinh tế nội địa, và giải phóng thị trường. Do đó, nó có nền tảng là kinh tế.
Phổ biến và ủng hộ chủ nghĩa tự do mới thì phân rẽ trong thế giới ngày nay. Lý thuyết kinh tế này nhất được kết nối nổi tiếng nhất với những chính sách kinh tế khác nhau của Margaret Thatcher và Ronald Reagan ở UK và USA. Tuy nhiên, một số học giả và nhà phân tích cho rằng sự hồi sinh của những lý thuyết kinh tế tự do mới trong những năm 1970 và 1980 vào sự tài chính hóa và chỉ ra rằng khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009 thì cuối cùng là một kết quả của một cách tiếp cận như vậy với kinh tế.Khái niệm về chủ nghĩa tự do mới đã nhận được rất nhiều chỉ trích từ cả hai phía của những lập trường chính trị. Sự tập trung vào hiệu quả kinh tế những nhà phê bình nói, có thể cản trở những yếu tố khác. Ví dụ, bằng cách đánh giá hiệu suất của một hệ thống giao thông công cộng như hoàn toàn hiệu quả về mặt kinh tế, nó có thể dẫn đến quyền lao động được coi là trở ngại cho hiệu suất. Một số nhà phê bình cũng nói rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa tự do mới đã cho phép sự nổi dậy của một phong trào chống-tập đoàn, trong đó nói rằng ảnh hưởng của những tập đoàn đi ngược lại sự cải thiện của xã hội và dân chủ. Ngoài ra còn có sự phản đối chính trị và chỉ trích chủ nghĩa tự do mới. Đầu tiên, khái niệm toàn cầu hóa được xem là tiêu cực vì nó có thể phá hủy chủ quyền tự quyết của những quốc gia. Thứ hai, những nhà phê bình này nói rằng việc thay thế những tập đoàn do chính phủ sở hữu bằng những công ty tư nhân có thể làm giảm hiệu quả. Những nhà phê bình cũng cho biết trong khi chủ nghĩa tự do mới có thể tăng năng suất, nhưng nó có thể không bền vững vì không gian địa lý giới hạn của thế giới. Ngoài ra, những người phản đối chủ nghĩa tự do mới nói thêm rằng nó thì phản dân chủ, có thể dẫn đến bóc lột và bất công xã hội, và có thể đưa nghèo đói vào tội phạm.
[26] Isolationism: chính sách tự cô lập: Một chính sách quốc gia thực hành sự từ bỏ những quan hệ chính trị hoặc kinh tế với những nước khác (‘bế quan tỏa cảng’ lối mới)
[27] [Ayelet Shani, ‘The Israelis Who Take Rebuilding the Third Temple Very Seriously’, Haaretz, 10 August 2017; ‘Israeli Minister: We Should Rebuild Jerusalem Temple’, Israel Today, 7 July 2013; Yuri Yanover, ‘Dep. Minister Hotovely: The Solution Is Greater Israel without Gaza’, Jewish Press, 25 August 2013; ‘Israeli Minister: The Bible Says West Bank Is Ours’, Al Jazeera, 24 February 2017]
[28] Katie Reilly, ‘Read Barack Obama’s Final Speech to the United Nations as President’, Time, 20 September 2016.]
[29] Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế trong đó những phương tiện sản xuất thuộc sở hữu tư nhân, động lực cho gắng sức kinh tế là tiền lãi và những người làm việc được trả công bằng tiền lương cho việc làm của họ. Tư bản, hay “Vốn” có nghĩa là tất cả mọi sự vật việc cần thiết cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, từ những tòa nhà văn phòng  cơ xưởng và máy móc đến tiền bạc.
Cơ sở đạo đức của chủ nghĩa tư bản là nguyên tắc rằng (a) những cá nhân sở hữu vốn (như vừa xác định) và (b) tích lũy của cải là điều có thể chấp nhận được. Theo đó, tài sản tư nhân là thể chế trung tâm của một kinh tế tư bản. Doanh nghiệp tự do, được tiến hành trong những thị trường tự do, mở rộng, xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ theo quan hệ cung và cầu, thì quan trọng chủ yếu cho sự thành công của hoạt động tư bản, và do đó, một hệ thống chính trị thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản không chỉ được những nhà tư bản mong muốn mà những nhà tư bản còn tích cực làm việc cho hệ thống chính trị như vậy, không chỉ dưới hình thức những quyên góp cho những đảng chính trị thân thiện và hỗ trợ trực tiếp khác cho thành công của hệ thống chính trị đó. Ở những nước tư bản lớn như USA, không thể tham gia vào lĩnh vực chính trị mà không có sự hỗ trợ đáng kể từ những người ủng hộ giàu có, bao gồm những doanh nghiệp. Đây là một cách khiến sư tiếp tục của hệ thống tư bản trong những nước đó được bảo đảm.
Sự tương phản truyền thống với chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội, trong đó có quyền sở hữu công cộng hoặc sở hữu chung đối với những phương tiện của sự sản xuất. Trong số những phản đối của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản là sự phân chia giai cấp của nó – sự giàu có tích lũy trong một số ít, trong khi số đông phải bán sức lao động của mình để tồn tại, – vì sự giàu có tương ứng với quyền lực chính trị và ảnh hưởng xã hội, tầng lớp tư bản được lợi tên thiệt hại cho những người lao động, cho dù là người lao động. chân tay hoặc trí tuệ, những người mà giới tư bản thuê làm việc với tiền lương. Hoạt động kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản hướng đến việc tạo ra lợi nhuận, không phải là sự thỏa mãn nhu cầu của mọi người, mặc dù sản phẩm phải tìm người mua, mục đích chính không phải là lợi ích của những người mua nhưng là lợi nhuận có được đến từ làm thế nào đủ để lôi kéo người mua. Nguồn gốc của sự phản đối xã hội chủ nghĩa đối với chủ nghĩa tư bản, sau đó, là những tệ nạn được nhìn thấy phát sinh từ sự phân chia giai cấp và động cơ lợi nhuận. Hầu hết những phân tích chủ nghĩa xã hội về chủ nghĩa tư bản nhìn việc lao động trả bằng tiền lương là một hình thức bóc lột, bởi vì người lao động không nhận được giá trị của lao động mà người này đã tạo ra một sản phẩm, và vì nhà tư bản bỏ túi sự khác biệt giữa chi phí lao động và giá của những mặt hàng khi bán. Cách đặt vấn đề này khá thô sơ, bỏ qua những chi phí khác liên quan đến sản xuất (nguyên liệu, thiết bị, điện, vận chuyển, tiền thuê, mua bất động sản, bảo hiểm, thuế, tổn phí nghiên cứu và phát triển, tiếp thị, tái đầu tư, và nhiều hơn nữa) và bồi thường xứng đáng cho rủi ro của những nhà tư bản trong việc đàu tư để doanh nghiệp để bắt đầu và sau đó hoạt động lâu dài trong thị trường tự do đầy bất trắc.
Chủ nghĩa tư bản đã hình thành với hình thức trưởng thành như hiện nay trong Cách mạng Kỹ nghệ vào cuối thế kỷ 18 và 19, nhưng những gốc của nó nằm trong hệ thống trọng thương (Adam Smith đặt ra từ này – mercantile system – để mô tả hệ thống kinh tế chính trị tìm cách làm giàu cho đất nước bằng hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu.) của việc buôn bán và doanh nghiệp hương mại vốn đã thay thế chế độ phong kiến trong những thế kỷ trước khi Cách mạng Kỹ nghệ bắt đầu. Một số người nhìn nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân tư bản trong thái độ của những người Phản thệ phái Calvin (thuyết của Max Weber) đối với việc làm và tiết kiệm. Nhưng một phần của câu chuyện tư bản này phải liên quan đến sự di cư ngày càng tăng của nông dân khỏi vùng đất canh tác bị mất vì sự thu gộp đất đai, diễn ra từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 18 ở England, do đó hình thành một tầng lớp làm công. Đồng thời tích lũy vốn từ lợi nhuận tăng của nông nghiệp và thương mại đã cung cấp vốn cho đầu tư vào hoạt động kỹ nghệ.
Lý thuyết biện minh cho chủ nghĩa tư bản non trẻ này được Adam Smith và những nhà lý thuyết France gọi là ‘‘Physiocrats’’ (tin rằng chính sách của chính phủ không nên can thiệp vào hoạt động của luật kinh tế tự nhiên và đất đai là nguồn gốc của tất cả sự giàu có quốc gia) trong thế kỷ thứ mười tám; họ tuyên bố rằng sở hữu tư nhân, phân công lao động trong sản xuất và chính sách giao dịch – để mặc, chính phủ đừng can thiệp (laissez-faire), sẽ là những bước đi hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người (ngay cả người nghèo, do hiệu ứng ‘nhỏ giọt’ – tiền chảy từ giàu xuống nghèo – dù ít)
[30] Data Lớn (Dữliệu Lớn): khối data với lượng rất lớn, gồm dữ liệu được thu tập với mục đích có thể khai thác thông tin trong những hệ thống computer. Data Lớn thường được đặc trưng bẳng 3 V: (a) khối lượng (volume), (b) sự đa dạng của các loại data (variety) và (c) tốc độ khai thác (velocity). Nhưng sự quan trong không nằm ở số lượng của data, dù lớn lao đến đâu, nhưng trong những gì những gì có thể khai thác được với khối data này.