Bạn biết ít hơn bạn nghĩ mình biết
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari
PHẦN IV
Sự thật
Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp và rối trí trước tình
trạng xáo trộn khó khăn trên khắp thế giới, bạn đang theo đúng đường tiến. Những
tiến trình toàn cầu đã trở nên quá phức tạp cho bất kỳ một người đơn độc nào để
hiểu. Khi đó, bạn có thể biết sự thật về thế giới, và tránh rơi thành nạn nhân
của tuyên truyền và thông tin sai lạc, như thế nào?
15
Thiếu hiểu biết
Bạn biết ít hơn bạn nghĩ mình biết
Những chương trước đã khảo sát một số vấn đề quan
trọng nhất và những phát triển của thời kỳ hiện tại, từ đe dọa thổi phồng quá
mức của phong trào khủng bố đến đe dọa chưa được nhận hiểu đứng mức của sự phá
vỡ gây gãy đổ của kỹ thuật mới. Nếu còn lại trong bạn tình cảm trĩu nặng
rằng thế này thì quá nhiều, và rằng bạn không thể lo liệu nó được tất cả, bạn
thì tuyệt đối đúng. Không một người nào có thể.
Trong vài trăm năm vừa qua, tư tưởng tự do đã phát
triển sự tin cậy vô biên vào cá thể duy lý.
[1] Nó vẽ tả những con người
riêng lẻ như những tác nhân duy lý độc lập, và đã làm những sinh vật thần thoại
này thành cơ bản của xã hội thời nay. Dân chủ được thành lập trên ý tưởng rằng
người cầm phiếu bầu biết rõ nhất, thị trường tự do trong chủ nghĩa tư bản tin
rằng khách hàng lúc nào cũng đúng, và giáo dục tự do dạy những người đi học để
suy nghĩ cho bản thân họ.
Đó là một sai lầm, tuy nhiên, để đặt rất nhiều tin
tưởng vào cá thể duy lý. Những nhà tư tưởng thời sau-thuộc địa và tranh đấu cho
nữ quyền đã chỉ ra rằng ‘cá thể duy lý’ này cũng rất có thể là một tưởng tượng
quá mức có tính sôvanh của phương
Tây, tôn vinh sư tự chủ và quyền năng của những người da trắng thượng
lưu. Như đã nói ở trên, những những nhà kinh tế học hành vi và những nhà
tâm lý học tiến hóa đã chứng minh rằng hầu hết những quyết định của con người
dựa trên những phản ứng cảm xúc và những lối tắt tìm kiếm dọ dẫm kinh nghiệm
thay vì những phân tích duy lý, và rằng trong khi những cảm xúc và những tìm
kiếm dọ dẫm kinh nghiệm của chúng ta có lẽ là thích hợp để đối phó với sinh
sống trong thời Đồ đá, chúng thì khốn khổ không đủ trong thời Silicon.
Không chỉ tính duy lý, nhưng tính cá thể cũng là
một huyền thoại. Con người hiếm khi suy nghĩ cho bản thân. Thay vào
đó, chúng ta nghĩ theo những nhóm. Cũng giống đúng như phải cần cả một bộ
lạc để nuôi dạy một đứa trẻ, cũng phải cần một bộ lạc để phát minh ra một dụng
cụ, giải quyết một xung đột, hay chữa lành một chứng bệnh. Không cá nhân nào
biết được mọi sự việc cần thiết để xây lên một nhà thờ, làm ra một quả bom
nguyên tử, hay chế tạo một máy bay. Điều đã đem cho Homo
sapiens một góc cạnh sắc bén hơn tất cả những động vật khác và biến
chúng ta thành những ông chủ của hành tinh đã không là tính duy lý cá nhân của
chúng ta, nhưng khả năng không có một không hai của chúng ta để cùng suy nghĩ
với nhau trong những nhóm lớn. [2]
Những cá thể con người biết rất ít về thế giới đến
mức hổ thẹn, và như lịch sử đã tiến triển, họ trở nên ngày càng ít hiểu biết
hơn. Một người săn bắn hái lượm trong thời Đồ đã biết cách làm quần áo cho
mình, cách nhóm lửa, cách săn loài thỏ và cách chạy thoát loài sư tử. Chúng ta
nghĩ ngày nay chúng ta biết nhiều hơn, nhưng như một cá thể, chúng ta thực sự
biết ít hơn nhiều. Chúng ta dựa vào chuyên môn của những người khác cho hầu hết
tất cả những nhu cầu của chúng ta. Trong một thí nghiệm khiêm tốn, người
ta được hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết sự hoạt động của một zip (quần áo)
thông thường. Phần lớn người ta tự tin trả lời rằng họ hiểu nó rất rõ –
sau hết, lúc nào họ chẳng dùng khóa zip này. Sau đó, hỏi họ hãy mô tả càng
chi tiết càng tốt tất cả những bước liên quan đến hoạt động của zip. Hầu
hết chẳng hiểu gì cả [3]. Đây là những gì
Steven Sloman và Philip Fernbach đã gọi là ‘ảo tưởng kiến thức’. Chúng ta nghĩ
rằng chúng ta biết rất nhiều, mặc dù cá nhân chúng ta biết rất ít, vì chúng ta
xem tri thức trong những não thức của những người khác như thể nó là của riêng
chúng ta.
Điều này không nhất thiết là xấu. Sự tùy thuộc
của chúng ta vào suy nghĩ của cả nhóm đã làm chúng ta thành những chủ nhân của
thế giới, và ảo tưởng kiến thức cho chúng ta khả năng trải qua đời sống nhưng
không bị vướng mắc trong một cố gắng không vượt nổi để hiểu được tất cả mọi sự
vật việc cho bản thân chúng ta. Từ cái nhìn tiến hóa đó, sự tin cậy vào
kiến thức của những người khác đã làm được việc rất tốt cho những Homo
sapien.
Tuy nhiên, giống nhiều những nét đặc biệt khác của
con người có ý nghĩa trong những thời đã qua, nhưng gây khó khăn trong thời
ngày nay, ảo tưởng về tri thức có nhược điểm của nó. Thế giới thì đang trở nên
ngày càng phức tạp hơn, và người ta không nhận ra đúng là họ thiếu kiến thức
thế nào về những gì đang xảy ra. Do đó, một số người hầu như không biết
chút nào về khí tượng hay sinh học, tuy nhiên, đề nghị những chính sách liên
quan đến biến đổi khí hậu và cây lương thực được biến đổi gen, trong khi những
người khác lại chủ trương những quan điểm cực kỳ mạnh mẽ về những gì nên được
thực hiện ở Iraq hay Ukraine mà không biết những quốc gia này nằm ở chỗ nào
trên bản đồ. Người ta hiếm khi nhận hiểu sự thiếu hiểu biết của họ, vì họ
tự khóa mình trong một căn phòng chỉ có tiếng vọng của những người bạn cùng đầu
óc, và những bản tin tức chỉ tự xác nhận, nơi đó những tin tưởng của họ được
liên tục làm mạnh thêm và hiếm khi bị thử thách. [4]
Cung cấp cho người ta thông tin nhiều hơn và tốt
hơn thì không chắc cải thiện được vấn đề. Những nhà khoa học hy vọng xua tan
những quan điểm sai lầm bằng giáo dục tốt hơn về khoa học, và những nhà chuyên
môn hy vọng xoay chuyển ý kiến công chúng về những vấn đề như Luật Y tế Obama [5] hay hiện tượng quả đất ấm
dần, bằng trình bày những sự kiện chính xác và những báo cáo chuyên môn với
công chúng. Những hy vọng như vậy đều cơ bản dựng trên một hiểu lầm về
cách con người thực sự suy nghĩ như thế nào. Hầu hết những quan điểm của
chúng ta đều định dạng bởi suy nghĩ theo nhóm trong cộng đồng thay vì theo lý
trí cá nhân, và chúng ta bám giữ những quan điểm này theo trung thành với nhóm.
Dạy bảo người ta với những sự kiện và phơi bày sự thiếu hiểu biết cá nhân của
họ thì chắc nhiều phần sẽ phản tác dụng. Hầu hết người ta không thích quá
nhiều sự kiện, và họ chắc chắn không thích cảm thấy ngu dốt. Đừng quá tự
tin rằng bạn có thể thuyết phục những người ủng hộ phong trào bảo thủ Tea Party
sự thật về hiện tượng quả đất ấm dần bằng cách trình bày cho họ những trang
giầy đầy những số liệu thống kê. [6]
Sức mạnh của suy nghĩ theo nhóm thì quá lan tràn
đến phá vỡ chiếm giữ của nó là điều khó khăn, ngay cả khi quan điểm của nó xem
dường thì đúng hơn là có phần tùy tiện. Thế nên, ở USA, những người cánh
hữu bảo thủ có khuynh hướng ít quan tâm hơn nhiều về những sự việc như ô nhiễm
môi trường và những loài có nguy cơ tuyệt chủng, so với những người trong giới
tiến bộ cánh tả, đó là tại sao tiểu bang Louisiana có những qui định bảo vệ mội
trường yếu hơn nhiều so với tiểu bang Massachusetts. Chúng ta quen với tình
cảnh này, vì vậy chúng ta coi đó là đương nhiên, nhưng nó thì thực sự khá ngạc
nhiên. Người ta tất sẽ nghĩ rằng những người bảo thủ sẽ quan tâm nhiều hơn
đến bảo tồn trật tự môi trường sinh thái có từ xưa, và về bảo vệ vùng đất, khu
rừng, con sông của tổ tiên họ. Ngược lại, có thể mong đợi rằng những người
tiến bộ cánh tả tất sẽ cởi mở hơn với những thay đổi triệt để với vùng nông
thôn, đặc biệt nếu mục đích là đẩy mạnh tiến bộ và tăng tiêu chuẩn sinh sống
của con người. Tuy nhiên, một khi đường lối của đảng đã được thiết lập về
những vấn đề này bởi những tình cờ lịch sử khác nhau, nó đã trở thành bản chất
thâm nhập cho người bảo thủ để bác bỏ những lo lắng về những con sông ô nhiễm
và những loài chim biến mất, trong khi những người cánh tả tiến bộ có khuynh
hướng lo sợ bất kỳ sự gián đoạn nào với trật tự môi trường sinh thái có từ
xưa. [7]
Ngay cả những nhà khoa học cũng không miễn nhiễm
với sức mạnh của suy nghĩ theo nhóm. Thế nên, những nhà khoa học nào tin
rằng những sự kiện có thể thay đổi ý kiến công chúng có thể chính họ là những
nạn nhân của suy nghĩ theo nhóm khoa học. Cộng đồng khoa học tin vào hiệu
quả của những sự kiện, do đó những người trung thành với cộng đồng đó tiếp tục
tin rằng họ có thể thắng trong những tranh luận công khai bằng ném tràn ra xung
quanh những sự kiện đúng thực, mặc dù nhiều bằng chứng qua kinh nghiệm cho thấy
sự ngược lại.
Tương tự, tin tưởng với thuyết tự do vào tính duy
lý cá nhân có thể chính nó là sản phẩm của suy nghĩ theo nhóm với thuyết tự
do. Trong một trong những khoảnh khắc đưa lên đỉnh câu chuyện Đời sống
của Brian của Monty Python, một đám đông lớn của những người
mắt sáng như sao lầm lẫn Brian với Đấng Cứu thế. Brian nói với những môn
đệ rằng ‘Bạn không cần phải theo tôi, bạn không cần phải theo ai cả! Bạn
phải suy nghĩ cho chính mình! Bạn tất cả là những cá nhân! Bạn đều
tất cả khác biệt!’ Đám đông nhiệt tình khi đó hát đồng thanh
‘Vâng! chúng ta đều là những cá nhân! Vâng, tất cả chúng ta đều khác
nhau!’ Monty Python đã nhái lại phong trào phản-văn hóa chính thống của những
năm 1960, nhưng nói đây có thể là đúng tổng quát cho tin tưởng vào chủ nghĩa cá
thể duy lý. Những chế độ dân chủ thời hiện nay đầy những đám đông hét lên
đồng thanh, ‘Vâng, người cầm phiếu bầu biết rõ nhất! Vâng khách hàng lúc
nào cũng đúng!’
Hố đen của Quyền lực
Vấn đề của suy nghĩ theo nhóm và sự thiếu hiểu biết
cá nhân không chỉ vây quanh những người cầm phiếu bầu và những khách hàng bình
thường, nhưng cũng những chủ tịch (nhà nước) và những CEO (công ty). Họ có
thể có dưới quyền nhiều cố vấn và những cơ quan tình báo rộng lớn, nhưng điều
này không nhất thiết phải làm mọi việc tốt hơn. Thật khó để khám phá sự
thật khi bạn đang cai trị thế giới. Bạn chỉ là quá bận rộn. Hầu hết
những nhà chính trị và mogul doanh
thương thì bận rộn bù đầu vĩnh viễn. Thế nhưng, nếu bạn muốn đi sâu vào
bất kỳ chủ đề nào, bạn cần rất nhiều thời giờ và đặc biệt bạn cần ưu quyền được
phép lãng phí thời giờ. Bạn cần thí nghiệm với những đường không đi đến
đâu, để khám phá những lối cụt, để tạo không gian cho nghi ngờ và nhàm chán, và
để cho phép những hạt giống nhỏ bé của cái nhìn sâu xa từ từ phát triển và nở
hoa. Nếu bạn không thể lãng phí thời giờ – bạn sẽ không bao giờ tìm được
sự thật.
Tệ hơn nữa, quyền lực lớn lao không thể tránh khỏi
bóp méo sự thật. Quyền lực thì tất cả là về việc thay đổi thực tại hơn là
việc nhìn thực tại để thấy nó là gì. Khi bạn có một cái búa trong tay bạn,
mọi sự vật việc đều trông giống như một cái đinh; và khi bạn có quyền lực
lớn trong tay bạn, mọi sự vật việc trông giống như một mời gọi để xen vào, để
can thiệp. Ngay cả nếu bạn bằng cách nào đó thắng được thôi thúc này,
những người quanh bạn sẽ không bao giờ quên cái búa khổng lồ bạn đang
cầm. Bất kỳ một ai nói chuyện với bạn sẽ có một agenda rõ ràng hay ngấm
ngầm, và do đó bạn không bao giờ có thể đặt tin tưởng trọn vẹn vào những gì họ
nói. Không có sultan nào có thể tin tưởng những cận thần và những thuộc
cấp của mình để bảo cho ông biết về sự thật.
Sức mạnh to lớn như vậy hoạt động như một Hố Đen làm cong chính không gian quanh
nó. Bạn càng gần hơn bao nhiêu, những sự vật việc càng bị xoắn vặn hơn bấy
nhiêu. Mỗi từ được làm nặng thêm khi vào quỹ đạo của bạn, và mỗi người bạn
thấy, hoặc gắng tâng bốc bạn, hoặc nhân nhượng bạn, hoặc lấy một gì đó từ
bạn. Họ biết bạn không thể dành cho họ được hơn một phút, và họ sợ nói
điều gì đó không đúng hay lung tung, vì vậy họ đi đến nói hoặc những khẩu hiệu
sáo rỗng, hoặc những nói theo khuôn lớn nhất tất cả.
Một vài năm trước, tôi được mời dự bữa ăn tối với
thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu. Bạn bè đã bảo trước tôi đừng đi,
nhưng tôi không thể chống được cám dỗ. Tôi đã nghĩ cuối cùng tôi cũng có
thể nghe thấy một vài bí mật lớn chỉ tiết lộ những tai nghe quan trọng sau
những cửa đóng kín. Nó đã là một thất vọng hết sức! Có khoảng ba mươi
người ở đó, và người ta đã cố gắng để có được sự chú ý của nhân vật quan trọng,
gây ấn tượng với ông bằng hóm hỉnh, bằng lăng xăng hiếu sự, hay nhận được một
gì đó ra từ ông ta. Nếu ở đó có một ai biết một bí mật lớn bất kỳ nào, họ
đã hết sức giỏi tốt để giữ kín chúng cho bản thân họ. Điều này khó mà là
lỗi của Netanyahu, hay thực sự là lỗi của bất kỳ một ai cả. Đó là lỗi của
lực hấp dẫn của quyền lực.
Nếu bạn thực sự muốn sự thật, bạn cần phải thoát
khỏi hố đen của quyền lực, và tự cho phép bạn phí rất nhiều thời giờ lang thang
đó đây ở vòng ngoài. Kiến thức mang tính cách mạng hiếm khi làm nó ở trung
tâm, vì trung tâm được xây dựng trên kiến thức hiện có. Những người bảo
vệ trật tự cũ thường ấn định ai là người được len vào gần những trung tâm của
quyền lực, và họ có khuynh hướng lọc ra những người mang những ý tưởng trái với
thói thường đáng lo ngại. Dĩ nhiên họ cũng sàng lọc ra một số lượng rác
rưởi đáng kinh ngạc. Không được mời đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos
thì hầu như không là một bảo đảm của khôn ngoan. Đó là lý do bạn cần phí
thật nhiều thời giờ như thế ở vòng ngoài – chúng có thể chứa một số những hiểu
biết sâu xa mang tính cách mạng, nhưng chúng hầu hết là những phỏng đoán chưa
thấu hiểu những sự kiện liên hệ, những mô hình còn nông cạn, những giáo điều
nhiều mê tín và những lý thuyết phi lý buồn cười về mưu mô ngấm ngầm.
Như thế, những người lãnh đạo bị mắc bẫy trong một
mù lòa hai lớp. Nếu họ đứng ở trung tâm của quyền lực, họ sẽ có một cái
nhìn cực kỳ méo mó về thế giới. Nếu họ dọ dẫm ra những vòng ngoài, họ sẽ
phải phí mất quá nhiều thời giờ quý báu của họ. Và vấn đề sẽ chỉ trở nên
tồi tệ hơn. Trong những chục năm tới, thế giới sẽ trở nên ngay cả càng
phức tạp hơn ngày nay. Những con người cá thể – cho dù những lính trơn hay
vua chúa – do đó sẽ biết ngay cả còn ít hơn về những dụng cụ kỹ thuật mới mẻ,
những khuynh hướng kinh tế, và những động lực chính trị vốn chúng định hình cho
thế giới. Như Socrates đã quan sát hơn 2.000 năm trước, điều tốt nhất
chúng ta có thể làm được trong những điều kiện như vậy là để nhìn nhận sự thiếu
hiểu biết của riêng cá nhân chúng ta.
Nhưng sau đó, còn về đạo đức và công lý thì
sao? Nếu chúng ta không thể hiểu được thế giới, chúng ta có thể hy vọng để
nói thế nào về khác biệt giữa đúng và sai, giữa công lý và bất công?
16
Công Lý
Cảm nhận của chúng ta
về công lý có thể đã lỗi thời
Giống như tất cả
những cảm nhận khác, cảm nhận về công lý của chúng ta cũng có những gốc rễ tiến
hóa từ cổ xưa. Đạo đức con người đã được định dạng trong diễn trình của
hàng triệu năm tiến hóa, đã thích ứng để đối phó với những đilemma và đạo đức
xã hội vốn đã xảy ra trong sinh sống của những nhóm săn bắn hái lượm
nhỏ. Nếu tôi đi săn với bạn và tôi đã giết được một con nai trong khi bạn
không bắt được gì, tôi có nên chia mồi săn của tôi với bạn không? Nếu bạn
đi tìm hái nấm và trở về với giỏ đầy, có phải sự kiện là tôi khỏe hơn bạn cho
phép tôi cuỗm cho tôi tất cả chỗ nấm đó? Và nếu như tôi biết rằng bạn âm
mưu giết tôi, có OK không để ra tay trước và cắt lìa cuống họng bạn giữa đêm
tối? [8]
Nhìn trên mặt ngoài của những sự vật việc, đã không
có nhiều thay đổi kể từ khi chúng ta rời đồng cỏ hoang nóng Africa sang những
khu rừng đông sinh vật. Người ta có thể nghĩ rằng những câu hỏi chúng ta
phải đối mặt ngày nay – nội chiến Syria, bất bình đẳng trên toàn cầu, hiện
tượng quả Đất ấm dần – đều chỉ là cùng những câu hỏi cũ hiển nhiên và rõ
ràng. Nhưng đó là một ảo tưởng. Kích thước thì quan trọng, và từ thái
độ suy nghĩ về công lý, giống như nhiều thái độ suy nghĩ khác, chúng ta hầu như
không thích ứng gì nhiều với thế giới chúng ta đang sống.
Vấn đề không thì không về một trong những giá
trị. Cho dù thế tục hay tôn giáo, những công dân của thế kỷ 21 có rất
nhiều những giá trị. Vấn đề là với sự thể hiện những giá trị này trong một
thế giới toàn cầu phức tạp. Đó tất cả là lỗi của những con số. Cảm
nhận về công lý của những người săn bắn hái lượm đã được cấu trúc để đối ứng
với những đilemma bao gồm sinh sống của vài chục người trong một khu vực vài
chục kilômét vuông. Khi chúng ta cố gắng để thấu hiểu những tương quan
giữa hàng triệu người trên khắp những lục địa, ý thức đạo đức của chúng ta bị
choáng ngợp.
Công lý đòi hỏi không chỉ một tập hợp những giá trị
trừu tượng, nhưng cũng một hiểu biết về những tương quan nhân quả cụ
thể. Nếu bạn hái nấm để nuôi những đứa con bạn và bây giờ tôi dùng lực
giựt lấy rổ nấm đó, có nghĩa là tất cả công sức kiếm ăn của bạn mất toi, và
những con bạn sẽ phải đi ngủ với bụng đói, thế đó thì không công
bằng. Thật dễ dàng để nhận hiểu điều này, vì là dễ dàng để thấy những
tương quan nhân quả. Thật không may, một tính thừa kế của thế giới toàn
cầu của chúng ta hiện nay là những tương quan nhân quả của nó đều hết sức rườm
rà và phức tạp. Tôi có thể sống yên bình ở nhà, không bao giờ nhấc dẫu một
ngón tay hầu gây hại ai, nhưng theo những nhà hoạt động chính trị cánh tả, tôi
là một người góp đầy đủ phần vào những sai trái do quân lính và những người lấn
đất định cư Israel đã gây cho những người Palestine ở West Bank. Theo như
những nhà tranh đấu xã hội, cuộc sống thoải mái của tôi đã dựa trên lao động
của trẻ em trong những xí nghiệp bóc lột của thế giới thứ ba đáng sợ đến kinh
ngạc. Những người tranh đấu cho quyền sống của loài vật nhắc nhở tôi rằng sự
sống của tôi đã đan dệt không gỡ được với một trong những những tội ác kinh tởm
nhất trong lịch sử – đày đọa hàng tỷ động vật nuôi công nghiệp trong một chế độ
khai thác khốc hại và ác độc.
Có phải tôi thực sự phải chịu lỗi với tất cả những
điều đó không? Điều đó thì thật không dễ nói. Vì sự tồn tại của tôi
tùy thuộc vào một mạng lưới rắc rối dị thường đến không tin được của những quan
hệ kinh tế và chính trị, và vì những kết nối nhân quả toàn cầu trong vướng mắc
khó gỡ, tôi thấy khó trả lời ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất, chẳng hạn như
bữa trưa của tôi từ đâu đến, những đôi giày tôi đang đi ai làm, và quỹ hưu trí
của tôi đang làm gì với đồng tiền dành dụm của tôi. [9]
Đánh cắp những con sông
Một người săn bắn hái lượm thời nguyên thủy biết
rất rõ bữa ăn trưa của cô từ đâu đến (cô đã tự mình nhặt hái), người làm giày
moccasins của cô là ai (người ấy ở lều cách cô hai mươi mét), và quỹ hưu trí
của cô đang làm gì (nó đang chơi trong bùn. Thời đó, người ta chỉ có một quỹ
hưu trí, gọi là ‘con cái’). Tôi thì quá dốt nát, kém xa những người thời
săn bắn hái lượm đó. Nhiều năm nghiên cứu có thể phơi bày sự kiện rằng
chính phủ tôi đã đồng ý bí mật bán vũ khí cho một nhà độc tài không thể tin cậy
được của một xứ cách xa nửa vòng quả đất. Nhưng trong thời gian tôi cần có
để tìm ra điều đó, tôi có thể bỏ lỡ nhiều tìm biết quan trọng hơn, chẳng hạn
như số phận của những con gà tôi vẫn ăn trứng của chúng vào bữa tối.
Hệ thống đã dàn dựng trong một đường lối khiến
những ai là người không làm cố gắng để biết có thể vẫn còn trong thiếu hiểu
biết nhưng an tâm vui vẻ, và những ai là người làm một cố gắng sẽ thấy để tìm
ra sự thật là điều rất khó khăn. Làm thế nào để có thể tránh khỏi việc ăn
cắp khi hệ thống kinh tế toàn cầu không ngừng ăn cắp nhân danh tôi và với không
hiểu biết của tôi? Không thành vấn đề nếu bạn phán đoán những hành động
bởi hậu quả của chúng (ăn cắp là sai vì nó làm những nạn nhân khốn khổ) hay bạn
tin hay không vào những phạm trù trách nhiệm vốn nên tuân theo bất kể những hậu
quả (ăn cắp là sai vì Gót đã nói vậy). Vấn đề là rằng sự việc đã trở nên
vô cùng phức tạp để nắm được những gì chúng ta thực sự đang làm.
Điều răn – không được ăn cắp – đã thành hình trong
thời khi ăn cắp có nghĩa là bằng dùng chính tay bạn để lấy đi một gì đó đã
không thuộc về bạn. Thế nhưng, ngày nay, những biện luận quan trọng thực
sự về việc trộm cắp hoàn toàn bao gồm những hoàn cảnh khác biệt. Giả sử
tôi đầu tư 10.000 đôla vào cổ phần chứng khoán của một công ty dầu hỏa lớn,
công ty hàng năm đem về cho tôi khoản lợi tức 5% trên tiền tôi đầu
tư. Công ty được lãi nhiều vì nó không chi phí vào những gì xảy ra bên
ngoài dù là hệ quả hoạt động của công ty. Nó đổ chất thải làm độc một con
sông gần đó mà không quan tâm gì đến tai hại cho nguồn nước uống trong vùng,
cho sức khỏe cộng đồng, hay cho những loài cây cỏ và thú vật sống trong hoang
dã ở địa phương. Nó dùng giàu có của nó để tuyển chọn một đoàn luật sư bảo
chữa nó chống lại bất kỳ yêu cầu bồi thường nào. Nó cũng thuê sẵn những
người trong giới vận động chính trị hành lang để ngăn ngừa bất kỳ cố gắng ban
hành luật lệ bảo vệ môi trường nào cứng rắn hơn.
Chúng ta có thể lên án công ty với tội ‘đánh cắp
một con sông’ không? Và còn cá nhân tôi thì sao? Tôi chưa bao giờ
xông vào nhà bất cứ ai, hay giật tiền trên tay của bất kỳ ai. Tôi không
biết được công ty cá biệt này tạo lợi nhuận của nó thế nào. Tôi hầu như
khó mà nhớ rằng tên của nó có trong danh sách những công ty tôi có ít cổ phần.
Thế nên, tôi có phạm tội đánh cắp? Làm thế nào chúng ta có thể hành động
đạo đức khi chúng ta không có cách gì để biết được tất cả những sự kiện liên
quan?
Một người có thể cố gắng né tránh vấn đề bằng việc
chấp nhận một ‘đạo đức của những ý định’. Quan trọng là trong những gì tôi có ý
định để làm, không phải những gì tôi thực sự làm hay kết quả của những gì tôi
làm. [10] Tuy nhiên, một thế
giới trong đó mọi sự vật việc đều ràng buộc với nhau, mệnh lệnh đạo đức tối cao
trở thành mệnh lệnh tìm biết. Những tội ác lớn nhất trong lịch sử thời hện
nay không đến chỉ từ thù hận và tham lam, nhưng ngay cả còn nhiều hơn như vậy
từ thiếu hiểu biết và thờ ơ. Những phụ nữ England duyên dáng đã tài trợ
cho việc mua bán nô lệ xuyên Atlantic bằng mua cổ phần và trái phiếu trong thị
trường chứng khoán London, không bao giờ đặt chân xuống Africa hay vùng
Caribbean. Họ sau làm trà uống mỗi buổi chiều lúc 4 giờ của họ thêm ngọt
với những thẻ đường trắng như tuyết được sản xuất trong những đồn điền hỏa ngục
– và họ đã không biết gì về chúng cả.
Ở Germany, cuối những năm 1930, người quản lý bưu
điện địa phương có thể là một công dân ngay thẳng chăm lo phúc lợi của những
nhân viên của ông, và cá nhân ông giúp người ta khi gặp khó khăn để tìm những
bưu kiện thất lạc. Ông luôn luôn là người đầu tiên đến sở và người cuối
cùng rời sở, và ngay cả trong bão tuyết vẫn lo toan để thư văn chắc chắn đều đi
và đến đúng giờ. Than ôi, trạm bưu điện hiệu quả và thân thiện của ông đã
là một tế bào quan trọng trong hệ thống thần kinh của nhà nước Nazi. Nó
đang gửi theo bưu điện những tuyên truyền kỳ thị chủng tộc, lệnh tuyển quân cho
Wehrmacht và những mệnh lệnh nghiêm khắc đến chi nhánh mật vụ SS địa phương. Có
một gì đó sai lạc trong những ý định của những ai là người không thành thực làm
một cố gắng để biết.
Nhưng những gì được kể là ‘một cố gắng thành thực
để biết’? Có phải mọi người trưởng trạm bưu chính đều phải mở đọc những gì
đang phân phối và từ chức hay nổi loạn nếu họ tìm thấy được tuyên truyền của
chính phủ? Ngày nay, rất dễ dàng nhìn lại với phán đoán chắc chắn về tiêu
chuẩn đạo đức tuyệt đối ở Germany thời Nazi của những năm 1930 – vì chúng ta
biết chuỗi những nhân và quả đã đưa dẫn về đâu. Nhưng nếu không có giúp đỡ
của nhận thức đến sau sự việc, sự chắc chắn trong đạo đức có thể là ngoài tầm
tay chúng ta. Sự thật cay đắng là thế giới đã đơn giản là trở nên quá phức
tạp cho những bộ óc người bắn hái lượm của chúng ta.
Hầu hết những bất công trên thế giới ngày nay có
nguyên nhân là những thiên kiến trong cấu trúc của quy mô lớn hơn là từ những
thành kiến cá nhân, và những bộ óc bắn hái lượm của chúng ta đã không tiến
hóa để nhận biết những thiên kiến trong cấu trúc. Tất cả chúng ta ít nhất
đều đồng lõa trong một số thiên kiến như vậy, và chúng ta không có thời gian
và năng lực để khám phá tất cả. Viết quyển sách này đã mang cho tôi bài
học quan trọng trên mức độ cá nhân. Khi thảo luận những vấn đề toàn cầu,
tôi luôn trong nguy hiểm của có thể đặt quan điểm của lớp ưu tú chon lọc toàn
cầu lên trên quan điểm của những nhóm thấp hơn trong vị thế bất lợi. Lớp ưu tú
chon lọc toàn cầu điều khiển cuộc hội thoại, vì vậy không thể nào bỏ qua quan
điểm của nó. Những nhóm trong vị thế bất lợi hơn, ngược lại, thường xuyên giữ
im lặng, do đó, rất dễ quên họ – không phải chủ định có ác ý, nhưng hoàn toàn
chỉ vì không hiểu biết.
Lấy thí dụ, tôi hoàn toàn không biết gì về những
quan điểm độc đáo và những vấn đề của người thổ dân Tasmania. Thật vậy,
tôi biết rất ít đến nỗi rằng trong một sách tôi trước đây, tôi cho rằng những
thổ dân Tasmania không còn tồn tại nữa, vì họ tất cả đều bị những người định cư
đến từ Europe xóa sạch. Thực tế có hàng nghìn người sống ngày nay, là
người truy dõi được tổ tiên họ về lại khối dân chúng là những thổ dân
Tasmania, và họ đấu tranh với nhiều vấn đề độc đáo – một trong những vấn đề đó
là chính sự tồn tại của họ thường xuyên bị phủ nhận, ít nhất là bởi những học
giả chuyên môn.
Ngay cả nếu bạn thuộc về một nhóm ít người, trong
vị thế thiệt thòi bất lợi, và do đó có một hiểu biết trực tiếp sâu xa về quan
điểm của nó, điều đó không có nghĩa là bạn hiểu quan điểm của tất cả những nhóm
tương tự khác. Với mỗi nhóm và phân-nhóm phải đối mặt với một mê cung khác
nhau của những ngăn chặn vô hình, tiêu chuẩn đôi không áp dụng đồng nhất, những
luật lệ xúc phạm, và những kỳ thị trong cơ cấu. Một người nam USA gốc
Africa 30 tuổi có 30 năm kinh nghiệm về tư thế của một người nam USA gốc Africa
có nghĩa là gì. Nhưng người này không có kinh nghiệm về một người nữ USA
gốc Africa có nghĩa là gì, hay một người Bulgaria Roma, hay một người Russia mù
hay một người nữ Tàu đồng tính.
Khi lớn lên, người nam USA gốc Africa này đã liên
tục bị cảnh sát chặn và xét nhưng không có lý do rõ ràng – Một gì đó người nữ
Tàu đồng tính không bao giờ phải trải qua. Ngược lại, sinh ra trong một
gia đình USA da đen, sống trong một khu phố da đen, có nghĩa là người này có
những người giống như mình xung quanh, và đã dạy người này những gì cần biết để
sống còn và phát triển như một người nam USA gốc Africa. Người nữ Tàu đồng
tính không sinh ra trong một gia đình đồng tính nữ trong một khu phố đồng tính
nữ, và có thể không có ai trên thế giới để dạy cô những bài học quan
trọng. Do đó lớn lên trong khu phố đen ở Baltimore khó có thể hiểu được sự
đấu tranh để trưởng thành của người đồng tính nữ ở Hangzhou.
Trong những thời trước, vấn đề này ít quan trọng
hơn, vì bạn hầu như không có trách nhiệm về hoàn cảnh của những người sống xa
bạn đến quá nửa vòng thế giới. Nếu bạn đã làm cố gắng để đồng cảm với
những người hàng xóm kém may mắn của bạn, thế đó thường là đủ. Nhưng ngày
nay, những tranh luận toàn cầu lớn về những sự việc như biến đổi khí hậu và AI
có tác động đến mọi người – dù ở Tasmania, Hangzhou hay Baltimore – vì vậy
chúng ta cần đem vào xem xét tất cả mọi quan điểm. Tuy nhiên, một ai bất
kỳ có thể làm điều đó như thế nào? Làm sao có ai có thể hiểu được quan hệ
giữa hàng ngàn những nhóm giao cắt lẫn nhau trên toàn thế giới? [11]
Thu giảm hay cự tuyệt?
Ngay cả nếu chúng ta thực sự muốn làm, hầu hết
chúng ta đều không còn khả năng để hiểu những vấn đề đạo đức chính yếu của thế
giới. Người ta có thể hiểu được những quan hệ giữa 2 người hái lượm, giữa
20 người đi săn, hay giữa 2 gia tộc sống cạnh nhau. Nhưng người ta được
trang bị thiếu xót, không hiểu được những quan hệ giữa vài triệu người Syria,
giữa 500 triệu người Europe, hay giữa tất cả những nhóm giao cắt nhau và những
phân nhóm của hành tinh.
Trong cố gắng để hiểu và phán xét những đilemma đạo
đức của quy mô này, người ta thường dựa vào một trong bốn phương pháp. Thứ
nhất là thu giảm vấn đề: để hiểu nội chiến Syria như thể nó đã xảy ra giữa 2
người đi hái lượm; tưởng tượng chế độ Assad là một con người và những
người dấy loạn như một con người khác, một người xấu và một người tốt. Sự
phức tạp lịch sử của xung đột được thay thế bằng một âm mưu đơn giản, rõ
ràng. [12]
Thứ hai là tập trung vào một câu chuyện con người
cảm động, bề ngoài làm ra vẻ đại diện cho toàn bộ xung đột. Khi bạn cố gắng
giải thích cho người ta về sự phức tạp thực sự của xung đột bằng những phương
tiện của thống kê và dữ liệu chính xác, bạn làm mất họ; nhưng một câu
chuyện cá nhân về số phận của một đứa trẻ tác động những ống dẫn nước mắt, làm
máu sôi, và tạo ra sự chắc chắn của đạo đức giả tạo. [13] Đây là một gì đó trong
một thời gian dài, nhiều những tổ chức từ thiện đã hiểu được. Trong một
thí nghiệm đáng chú ý, người ta được yêu cầu quyên góp tiền để giúp một bé gái
7 tuổi, nghèo khổ từ Mali, tên là Rokia. Nhiều người đã xúc động bởi câu
chuyện của em, và mở lòng thương và mở ví tiền. Tuy nhiên, khi thêm vào
câu chuyện cá nhân của Rokia, những nhà nghiên cứu cũng trình bày với mọi người
những số liệu thống kê về vấn đề nghèo đói rộng lớn hơn ở Africa, những người đáp
ứng đột nhiên trở nên ít sẵn lòng để giúp đỡ. Trong một
nghiên cứu khác, những học giả đã kêu gọi quyên góp để giúp đỡ 1 đứa trẻ bệnh
hay nhóm 8 đứa trẻ bệnh. Người ta đã cho nhiều tiền hơn với 1 đứa trẻ thay
vì với nhóm 8 đứa trẻ. [14]
Phương pháp thứ ba để đối phó với những đilemma đạo
đức quy mô lớn là để thêu dệt những lý thuyết về âm mưu. Kinh tế toàn cầu hoạt
động thế nào, và nó thì tốt hay xấu? Điều đó thì quá phức tạp để nắm
bắt. Nó thì dễ dàng hơn nhiều để tưởng tượng rằng 20 những người giàu có,
gia tài nhiều tỉ đôla, đang kéo những dây thao túng sau hậu trường, kiểm soát
phương tiện truyền thông và thành hình chiến tranh để làm cho họ thêm
giàu. Điều này gần như luôn luôn là một tưởng tượng vô căn cứ. Thế
giới thời nay quá phức tạp, không phải chỉ ý thức của chúng ta về công lý mà
còn cả khả năng quản lý của chúng ta nữa. Không một ai – gồm cả những tỷ
phú, CIA, Freemasons và Elders of Zion – thực sự hiểu những gì đang xảy ra trên
thế giới. Cho nên không ai có khả năng kéo dây dựt sợi được hiệu
quả. [15]
Ba phương pháp này cố gắng để cự tuyệt sự phức tạp
thực sự của thế giới. Phương pháp thứ tư và cuối cùng là tạo ra một giáo điều,
đặt tin tưởng của chúng ta vào một số những lý thuyết, tổ chức hay người đứng
đầu, được cho biết-tất cả, và đi theo họ bất cứ nơi nào họ dẫn dắt chúng ta.
Những giáo điều tôn giáo và ý hệ vẫn còn rất hấp dẫn trong thời khoa học của
chúng ta, chính xác vì chúng cung cấp cho chúng ta một nơi trú ẩn an toàn từ sự
phức tạp bực bội của thực tại. Như đã nói ở trên, những phong trào thế tục
đã không tránh được khỏi nguy hiểm này. Ngay cả nếu bạn bắt đầu từ chối
tất cả những giáo điều tôn giáo và cam kết chắc chắn với chân lý khoa học, sớm
hay muộn sau đó, sự phức tạp của thực tại trở nên quá vất vả khiến người ta bị
thúc đẩy theo thời thượng do đến một học thuyết vốn không nên đặt câu
hỏi. Trong khi những học thuyết loại như vậy cung ứng cho người ta với sự
thoải mái trí tuệ và sự chắc chắn về mặt đạo đức, liệu chúng có cung cấp công
lý hay không là điều còn bàn cãi.
Khi đó chúng ta nên làm gì đây? Chúng ta có
nên chấp nhận giáo điều tự do và tin cậy vào tụ hợp của những người bỏ phiếu
bầu và những cá nhân khách hàng? Hay có lẽ chúng ta nên gạt bỏ cách giải quyết
cá nhân, và giống như nhiều văn hóa trước đây trong lịch sử trao quyền cho
những cộng đồng để cùng nhau làm thế giới có ý nghĩa? Một giải
pháp như vậy, tuy nhiên, chỉ đưa chúng ta từ tình trạng xấu, như trong một chảo
dầu nóng vì ngu dốt cá nhân, đến một tình trạng tồi tệ hơn cho lửa đốt của suy
nghĩ thiên kiến của nhóm đông hỗn độn. Những đoàn người săn bắn hái lượm, nhữn
cộng đồng làng xã, và ngay cả cả phường xóm thành phố đều có thể cùng nhau suy
nghĩ về những vấn đề chung họ phải đối mặt. Nhưng bây giờ chúng ta bị những vấn
đề toàn cầu tác động, nhưng không có một cộng đồng toàn cầu. Cả Facebook, lẫn
chủ nghĩa dân tộc, lẫn tôn giáo đều không thấy có thể từ chỗ nào để đi đến gần
với việc tạo ra một cộng đồng toàn cầu loại như vậy. Tất cả những nhóm,
đoàn, tập thể con người ngày nay đều bị thu hút trong tiến tới những lợi ích cụ
thể của chúng, thay vì chăm chú trong việc hiểu biết sự thật toàn cầu. Những
người US, Tàu, Muslim và Hindu cũng đều không tạo thành ‘cộng đồng toàn cầu’ –
vì vậy sự giải thích của họ về thực tại thì khó có thể tin cậy được.
Chúng ta có nên buông bỏ tất cả, sau đó, và tuyên
bố rằng sự truy tìm của con người để hiểu sự thật và tìm công lý đã thất
bại? Có phải chúng ta đã chính thức bước vào kỷ nguyên sau-Sự-thật
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2018)
[1] The Rational Individual: cá thể duy lý = cá nhân có chọn lựa và quyết định dựa
trên lý trí.
Tính duy lý cá nhân (Individual rationality): tính hợp lý trí hay lôgích, thì cơ bản là một quyết định /
phán đoán / hành vi / hành động thuận hợp với lý trí cho một người. Sự bất hợp
lý tập thể đúng là sự đảo ngược trên một quy mô xã hội lớn hơn, tức là một quyết
định, phán quyết, hành vi hoặc hành động tập thể khó chấp nhân, không bằng chứng,
và như thế không hợp lý của một nhóm.
Tính duy lý, ngắn gọn, tất cả là về những quyết định hợp lý và chính đáng. Ví dụ,
nhảy từ trên cao một tòa nhà đang cháy được xem là hợp lý nếu có một tấm bạt lò
xo căng sẵn đang chờ bạn trên mặt đất, nhưng việc nhảy khỏi tòa nhà thì không hợp
lý nếu bạn nghĩ bạn có thể bay. Tất nhiên, tính hợp lý thì khá chủ quan, và
tính hợp lý của một người thường bị ràng buộc bởi mức độ trí tuệ của người ấy
và thông tin có sẵn. Những nhà nghiên cứu tranh luận về con người có thể hợp
lý, hay tuân theo lý trí, đến mức độ nào, nhưng vấn đề thực sự với khái niệm cá
thể duy lý (cá nhân có và theo lý trí) là những mong muốn, sở thích và quyết định
của chúng ta đều chủ yếu không là kết quả của suy nghĩ cá nhân. Bởi trong kinh
tế học và phần lớn khoa học nhận thức đều đã lấy cá nhân độc lập làm đơn vị
phân tích và nghiên cứu, Chúng gặp khó khăn khi giải thích những hiện tượng xã
hội như tài chính nổ bùng bong bóng, những phong trào chính trị, những hoảng loạn,
những khuynh hướng công kỹ nghệ, hoặc ngay cả những chiều hướng đi tới của tiến
bộ khoa học.
Từ thời cổ Hellas, đã có những triết gia đưa ra những
lý thuyết về con người duy lý. Tuy nhiên, có nhiều định nghĩa về duy lý và có
những định nghĩa thay đổi theo thời gian. Với Plato và Aristotle, con người là
một tinh thần có cả phần duy lý lẫn phần phi lý, tỉ lệ khác nhau tùy mỗi người,
nhưng Aristote nhấn mạnh phần duy lý hơn, khi ông đưa ra định nghĩa nổi tiếng –
con người là một con vật có lý trí –
Sau đó, những triết gia Stoics, lại chủ trương rằng con người thì duy lý, còn
phi lý là kết quả của sai lầm nào đó trong cá nhân. Nhưng vấn đề không là có hay không có lý trí và có nhiều hay có ít, nhưng là
con người có theo lý trí để hành động, phán đoán, quyết định hay không.
Sang cuối thế kỷ 18, như hệ quả của phong trào Khai sáng, những nhà triết học
đã bắt đầu tuyên bố rằng con người là những cá thể duy lý. Như thế, người ta đã
được tâng bốc bằng được công nhận như những cá nhân, và được xem có lý trí, và
ý tưởng này – cá thể lý trí - sớm xâm nhập vào những hệ thống tin tưởng của gần
như tất cả mọi người trong xã hội thượng lưu phương Tây. Bất chấp sự phản kháng
từ những nhà thờ và nhà nước, ý tưởng này về mỗi cá nhân là một cá thể duy lý
đã thay thế cho giả định rằng sự thật chỉ đến từ gót và vua. Theo thời gian, những
ý tưởng về tính duy lý và chủ nghĩa cá nhân đã thay đổi toàn bộ hệ thống tin tưởng
của xã hội trí thức phương Tây, và ngày nay nó đang làm điều tương tự với những
hệ thống tin tưởng của những nền văn hóa khác. (Bertrand Russell châm biếm khái
niệm này - con người thì duy lý, - ông nói "Con người là một con vật duy
lý - ít nhất tôi đã nghe nói như vậy. Trong suốt cuộc đời dài, tôi đã chăm chú
tìm kiếm bằng chứng ủng hộ phát biểu này, nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa có may
mắn gặp nó.)
Nghiên cứu mới đây, giờ đã đi đến nhận định rằng hành
vi của con người thì được ấn định nhiều bởi bối cảnh xã hội cũng như bởi suy
nghĩ theo lý trí hoặc bởi những mong muốn cá nhân. Duy lý, như những nhà kinh tế
dùng thuật ngữ này, có nghĩa là một cá nhân biết mình muốn gì và hành động thế
nào để có được nó. Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy nhìn theo ý hướng này, những
mạng lưới xã hội thường xuyên có tác động, và có lẽ điển hình, chúng chi phối cả
những mong muốn và những quyết định về cách những cá nhân hành động. Vì vậy,
thay vì lý trí cá nhân, có lẽ chúng ta nên tin rằng chúng ta có một ý thức
chung. Trí tuệ tập thể của một cộng đồng đến từ dòng ý tưởng và những thí dụ
xung quanh; chúng ta học hỏi từ những người khác trong môi trường sinh hoạt của
chúng ta, và những người khác cũng học hỏi từ chúng ta. Theo thời gian, một cộng
đồng với những thành viên tích cực tham gia với nhau, tất cả tạo ra một nhóm với
những tập quán và tin tưởng được chia sẻ, tích hợp. Khi dòng ý tưởng kết hợp với
một luồng ý tưởng bên ngoài liên tục, thì những cá nhân trong cộng đồng sẽ đưa
ra những quyết định tốt hơn so với nếu như chỉ từ chính họ. Ý tưởng này về một
trí tuệ tập thể vốn phát triển trong những cộng đồng là một ý tưởng cũ. Tổ tiên
của chúng ta hiểu rằng văn hóa của chúng ta và những tập quán của xã hội chúng
ta đều là những hợp đồng xã hội và cả hai đều phụ thuộc chủ yếu vào học tập xã
hội. Kết quả là, quan sát những thái độ, hành động và thành quả của những người
kề cạnh, cùng nghề, cùng trình độ, cùng cộng đồng…, thay vì dùng logic hoặc lập
luận cá nhân, là cách chúng ta học được hầu hết những tin tưởng và tập quán của
công chúng. Học hỏi và thực hành lại hợp đồng xã hội này là điều cho phép một
nhóm người phối hợp hành động của họ một cách hiệu quả. Tác gỉa muốn nói – đã đến
lúc chúng ta bỏ đi tưởng tượng về những cá nhân như những đơn vị duy lý và nhìn
nhận rằng chúng ta đều chìm trong mạng dệt kết cấu của xã hội xung quanh chính
chúng ta. Chúng ta ‘bơi theo dòng’, dù muốn hay không, nhưng thường là dù biết
hay không!
[2] [Steven A. Sloman and Philip
Fernbach, The Knowledge Illusion: Why
WeNever Think Alone (New York: Riverhead Books, 2017); Greene, MoralTribes,
op. cit.
[3] [Sloman and
Fernbach, The Knowledge Illusion, op. cit., 20.]
[4] [Eli Pariser, The
Filter Bubble (London: Penguin Books, 2012); Greene, Moral Tribes,
op. cit.]
[5] Obamacare
[6] [Greene, Moral Tribes, op. cit.;
Dan M. Kahan, ‘The Polarizing Impact ofScience Literacy and Numeracy on
Perceived Climate Change Risks’, Nature Climate Change 2 (2012), 732–5. But for
a contrary view, seeSophie Guy et al., ‘Investigating the Effects of Knowledge
and Ideology on Climate Change Beliefs’, European
Journal of Social Psychology 44:5(2014), 421–9.]
[7] [Arlie Russell Hochschild, Strangers in Their Own Land: Anger
andMourning on the American Right (New York: The New Press, 2016).]
[8] [Greene, Moral Tribes, op. cit.; Robert Wright, The Moral Animal (NewYork: Pantheon, 1994).]
[9] [Kelsey Timmerman, Where Am I Wearing? A Global Tour of the
Countries, Factories, and People That Make Our Clothes (Hoboken: Wiley,
2012); Kelsey Timmerman, Where Am I
Eating?: An Adventure Through theGlobal Food Economy (Hoboken: Wiley,
2013).]
[10] Ethics of Intentions: (đường xuống hỏa ngục lát bằng những ý định tốt
lành)
There is an ethical premise that holds the evaluation
of actions by the intentions of the actions. It is the claim that the
consequences of an action are not important morally. By claiming that only
intentions matter, ethics becomes useless. It is left strictly as a method of
evaluating the actions of others. It cannot act a a guide to your actions. The
Ethics of Intentions is derived from the understanding that people who intend
to harm will eventually succeed. It is a way of judging them evil by the fact
that they want to harm people, not that they do. But this is faulty. It is the
impending actions that are evil. The fact that the person is malevolent implies
they will take the actions. But it is the actions that are destructive. A
newspaper article a few years ago portrayed a mother who had murdered her young
daughter. The mother had come to believe that the world was a place of
suffering, and happiness was impossible. She killed her daughter in order to
save her from the torment of living. Under the Ethics of Intentions, she should
be praised as a hero.
[11] [Reni Eddo-Lodge, Why I Am No Longer Talking to White People
AboutRace (London: Bloomsbury, 2017); Ta-Nehisi Coates, Between the Worldand Me (Melbourne:
Text, 2015).
[12] Josie Ensor, ‘“Everyone in Syria
Is Bad Now”, Says UN War CrimesProsecutor as She Quits Post’, New York Times, 17 August 2017.]
[13] For example, Helena Smith,
‘Shocking Images of Drowned Syrian BoyShow Tragic Plight of Refugees’, Guardian, 2 September 2015.]
[14][ T. Kogut and I. Ritov, ‘The
singularity effect of identified victims inseparate and joint evaluations’, Organizational Behavior and HumanDecision
Processes 97:2 (2005), 106–16; D. A. Small and G. Loewenstein,’Helping a
victim or helping the victim: Altruism and identifiability’,Journal of Risk and Uncertainty 26:1
(2003), 5–16; Greene, Moral Tribes,op.
cit., 264. ư
[15] [Russ Alan Prince, ‘Who Rules the
World?’, Forbes, 22 July 2013.]