Saturday, September 22, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (13)


Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich









Chương 13

Có phải quyển sách này để là được tin theo?

Quyển sách này đã bắt đầu như một tập hợp gồm những bài thuyết trình. Đúng khi tôi vừa viết xong, một đồng nghiệp người nước ngoài đã đưa lên Indology Net, trong đó tôi là một thành viên, câu hỏi – không biết có bất kỳ gì mới được xuất bản trong đó cho thấy – liệu đức Phật hay Bṛhadāraṇyaka Upaniṣad đã có trước. Vì vậy, tôi đã đưa lên mạng một danh sách gồm bảy ấn phẩm của tôi liên quan đến những đoạn trong tàng kinh Pali, trong đó có thể cho thấy đức Phật đã nhắc dẫn những đoạn trong những Upanişad, hiện còn giữ được, chủ yếu trong BĀU. Tôi đã thêm:

Trừ khi chúng ta bám chặt với quan điểm cho rằng đức Phật thì toàn trí, và do đó ngài có thể trả lời những bản văn vốn sẽ được sáng tác trong tương lai, tôi không thể hiểu tại sao những tham dẫn về những đoạn văn quan trọng trong BĀU lại thất bại trong việc không giải thích như đã được cho thấy rằng chúng đã có trước khi ngài giảng dạy.


Điều này đã khơi dậy trả lời sau đây từ một giáo sư Phật học, tại một trường đại học nổi tiếng của US: [1]

‘Nào nào, hãy thong thả đã! Vâng, đức Phật (như một nhân vật trong văn học) có thể đề cập đến những đoạn Upanişad trong một số sutta, nhưng ‘đứcc Phật’ (hay những biến thể của nó) xuất hiện trong những công trình văn học được biên soạn ở India mãi tận (ít nhất) thế kỷ 15 AD. Như đã giả định, những công trình mà GS. Gombrich đề cập đến là từ tàng kinh Pali, điều này đặt chúng vẫn còn không sớm hơn (chắc chắn) – trước thế kỷ thứ 4, với khả năng rằng chúng được kết soạn, khoảng thế kỷ thứ nhất TCN, với khả năng thêm nữa rằng những phần của chúng có năm tháng một vài thế kỷ sớm hơn trước đó. Không có chứng cứ vững chắc (tức là không có thú nhận) mà tôi biết được đã liên kết chúng với Gotama (người đã bắt đầu đẩy tới tiến trình, vị ấy đã làm, dù trong bất kỳ cách nào không biết).
Vì vậy, theo như tôi có thể nói, để tuyên bố (như những ’les palisans’ [2]) rằng những Upanişad trong câu hỏi (hoặc những đoạn trong đó có liên quan) phải có năm tháng từ một thời kỳ trước khi Gotama ’thuyết giảng’, đơn giản chỉ vì chúng được nhắc đến trong những nguồn kinh Pali (vón thực có khuynh hướng tập trung quanh hình tượng văn học của Gotama ’thuyết giảng’) thì đúng hơn là vượt quá những bằng chứng chúng ta hiện có.
Điều này, dĩ nhiên, không phải là một phản đối mới lạ về phần tôi – và một người mà tôi biết Giáo sư Gombrich biết rất rõ – vì vậy tôi rất ngạc nhiên để thấy nó bị bỏ lướt qua như thế trong bài trên net của ông ... Có phải chúng ta đã trở thành quá thiếu phê phán như thế, sau đó, khiến chúng ta có thể nói quá vô lý như thế về đức Phật (trái ngược với những bản văn trình bày khác nhau về ’đức Phật’) đã biết và không biết những gì, với rành mạch quá như vậy? ...

Tôi đã cố gắng, trong những trang ở trên, để cho thấy rằng những ý tưởng chính của đức Phật đều rất vững mạnh và chặt chẽ mạch lạc. Nếu tôi đã có nhiều kiến thức hơn về tàng kinh Pali, than ôi, thông thạo hơn như tôi có thể tuyên bố, tôi tất đã làm làm việc đó được tốt hơn; nhưng chắc chắn tôi đã làm đủ để chứng minh rằng sự chặt chẽ mạch lạc này không phải là do óc tưởng tượng của tôi đã áp đặt vào, nhưng là-có đó trong những bản văn. Tuy nhiên, theo quan điểm thời thượng vốn người phê bình tôi là đại diện, đạo Phật, ít nhất về mặt số lượng, phải là phong trào vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử những ý tưởng của con người, như một quả bóng đã được đẩy lăn tới trước, bởi một người có những ý tưởng không biết được – và người ta thể giả định từ những gì ngài viết – có thể không bao giờ biết được. Nên công trình trí tuệ vốn tôi đã mô tả đã cùng nhau đi đến thành là-có, bởi một tiến trình của tích tụ dần dần, thay vì của một trận tuyết núi xụp lở. Tôi được nhắc nhở về những con khỉ bịt mắt có những nỗ lực ngẫu nhiên nhưng bằng cách nào đó đã tạo ra một bản sao chép của toàn bộ những tác phẩm của Shakespeare.

Karma trong Nội dung Lịch sử

Người ta không cần bắt đầu biện giải những ý tưởng của đức Phật ở chỗ tôi đã làm, nhưng tôi nghĩ rằng nó giúp cho tài liệu có nghĩa lý nếu người ta bắt đầu với thuyết karrma của ngài. Một mặt, điều này cho đạo đức thế chỗ của nghi lễ, và ở đây đức Phật thì như đã đang đối mặt với những Brahmin. Những người đạo Jain có lẽ đã đi trước đức Phật về phương diện này, nhưng lý thuyết của họ đã còn thô sơ về triết học. Một trong những thành tựu trí tuệ vĩ đại nhất của đức Phật là khả năng của ngài trong việc trừu tượng hóa, và cách giải quyết karma, khi so sánh với giải quyết của những người đạo Jain, minh hoạ điều này.

Như đã giải thích trong chương 3, siêu hình học brahmin của trường phái Vedānta chủ trương rằng trong thực tại, mỗi ātman thì giống hệt như ātman thế giới (= brahrnan) và do đó, mỗi ātman cá nhân thì đều giống nhau như một. Do đó, nhân tính cá biệt là một ảo ảnh – và do đó, cũng như thế là với trách nhiệm cá nhân. Với thuyết karma của ngài, đức Phật không chỉ thiết lập trách nhiệm cá nhân, nhưng đã được lập luận tổng quát hơn cho một nguyên lý của cá nhân hóa.

Thuyết nghiệp báo của đức Phật không chỉ thay thế đạo đức cho nghi lễ, nhưng đã làm ý định, một nội dung cá nhân, thành tiêu chuẩn sau cùng trong sự phán đoán giá trị đạo đức. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử của văn minh loài người, vì nó có nghĩa là trên mặt phẳng đạo đức, tất cả cá thể con người đều ngang bằng trong một ý hướng hợp lý tổng quát, ngay cả nếu họ khác nhau trong khả năng để làm những phán đoán đạo đức vững chắc. Thêm nữa, đức Phật đã đi một bước hết sức táo bạo khi tuyên bố rằng chúng ta là những chủ nhân của những định mệnh chúng ta, mỗi người chúng ta chịu trách nhiệm cho những số phận của chúng ta. Tôi có nêu ý rằng những điều kiện xã hội của thời đại của ngài phải là khá bất thường để điều này mang theo được bất kỳ sự hợp lý nào với những người nghe của ngài. Hiếm khi trong lịch sử loài người, trước thời rất gần đây, có học thuyết về trách nhiệm cá nhân này được thành phổ biến.

Tôi hy vọng để đã cho thấy rằng không chỉ nguồn gốc mà còn tính chất của những ý tưởng này có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn nếu chúng ta xem xét chúng trong bối cảnh lịch sử của chúng. Trong số những đặc tính quan trọng nổi bật của bối cảnh này, cả đạo Jain lẫn những điều kiện kinh tế xã hội chắc chắn đều đã thực hiện một ảnh hưởng quan trọng. Tuy nhiên, có hai ảnh hưởng khác đứng vượt cao trên phần còn lại.

Đầu tiên là đạo Brahmā. Tôi nghĩ rằng thất bại, không hiểu được sự quan hệ của đức Phật đối với đạo Brahmā, và nhất là việc ngài đã dùng từ vựng của nó bóng bẩy và tượng trưng như thế nào, đã có kết quả là những thất bại lớn lao của những thế hệ về sau trong việc học hiểu – thực vậy, những hiểu lầm đó có thể đã bắt đầu ngay cả trong thời đức Phật còn sống. Sự thất bại quan trọng nhất, đề tài của chương 6 là để thấu hiểu chặt chẽ giảng dạy của ngài rằng thương yêu và từ bi có thể cứu giúp cho ai là người vun trồng những những tình cảm đó đến mức cao nhất.

Ảnh hưởng quan trọng thứ hai, theo ý kiến của tôi, đó là đức Phật đã nhận biết có những văn hoá khác. Việc này làm thành điều có thể để ngài nhận thấy rõ rằng hệ thống giai cấp, và do đó toàn bộ lý thuyết xã hội của giới brahmin, đã là do con người tạo ra và đơn giản là đã không có áp dụng trong xã hội nào khác. Tương tự, nó phải đã ảnh hưởng đến quan điểm của đức Phật về ngôn ngữ. Ẩn chìm nhưng đủ rõ ràng, ngài đã gạt bỏ quan điểm của giới brahmin rằng chỉ độc nhất Sanskrit có một liên hệ với thực tại. Ngài thấy rằng ý nghĩa của ngài có thể truyền đạt bằng những ngôn ngữ và tiếng địa phương khác nhau, mặc dù ngài có thể cũng đã khuyến dụ những người theo ngài ghi nhớ những từ chính xác (trong ngôn ngữ) ngài dùng, để giúp chúng giữ được thông điệp của ngài.

Tiến Trình Không-Ngẫu Nhiên

Về triết học, là điều quan trọng then chốt rằng đức Phật đã quan niệm karma như một tiến trình. Hơn nữa, vì đạo đức không thể làm việc được trừ phi những tác nhân có ý chí tự do, karma là một tiến trình không-tất định. Mặt khác, nó cũng có thể không là một tiến trình ngẫu nhiên, nếu không thế, sẽ không có gì bảo đảm cho một sự liên kết giữa hành động và hậu quả.

Không phải chỉ một mình thuyết karma đã dẫn đức Phật đến việc diễn giải lại những gì chúng ta thông thường coi là những đối tượng như những tiến trình. Ngài đã khởi tao ý tưởng từ sự suy đoán của Veda về lửa, và đã nhìn thấy nó như một tiến trình không-ngẫu nhiên, vốn nó thèm ăn, dẫu thế hoạt động với không một tác nhân, chỉ đơn giản đi đến một chấm dứt khi không còn chất đốt. Ngài đã lấy việc này như một mô hình, cho cả ý thức và tổng quát hơn, cho sự sống và kinh nghiệm của một cấu trúc sinh vật (điển hình, dĩ nhiên, một con người) có thể là những tiến trình tự tạo, với chúng là vô dụng để đặt thêm vào bất kỳ thực thể bất biến nào để tác động như một tác nhân.

Nếu những gì thông thường chúng ta xem là những đối tượng trong thế giới quanh chúng ta đều không thực sự bền vững, nhưng đều là những tiến trình, tất cả thay đổi (mặc dù không ngẫu nhiên), dù nhanh hay chậm, sự diễn giải của chúng ta về những gì nhận thức từ giác quan chúng ta thì không bao giờ hoàn toàn chính xác. Thủ phạm chính ở đây là ngôn ngữ, vì chúng ta đặt tên cho những gì chúng ta cảm nhận; đó là sự cứng chết (bất biến) của những tên gọi này khiến chúng ta lầm lạc nhất.

Thế nên, nếu chúng ta sinh hoạt hoàn toàn qua ngôn ngữ, qui định của bộ máy khái niệm của chúng ta, chúng ta sẽ luôn luôn tìm thấy bản thân chúng ta ở một vài xa rời với sự thật. Đức Phật đã thành công trong việc tự mình phá vỡ những gì tôi có thể gọi là màn che của ngôn ngữ – không phải ẩn dụ của ngài – và đương đầu với thực tại vượt qua những lời những chữ, và do đó vượt qua vô thường và vượt qua khổ đau. Kinh nghiệm này, một tự vén-lên-cho-thấy, sẽ mang lại một kết thúc cho sự tái sinh và tất cả những đau khổ với những không thể tránh theo sau nó; như thế đó là một điều thực sự đáng để đạt được. Một người chỉ có thể đạt được cho chính mình điều đó, nhưng một người thày có thể chỉ cho thấy con đường. Đồng thời, tính bất cập của ngôn ngữ biểu thị đã mạnh mẽ khuyến khích việc dùng phép loại suy và ẩn dụ cho mục đích đó.

Tôi chắc chắn không có ý định tuyên bố rằng đức Phật đã tiên đoán tất cả những khám phá chính của tâm lý học thời nay – những khám phá vốn bản thân chúng, dĩ nhiên, là những giả thuyết và có thể theo thời gian, đến lượt sẽ bị thay thế. Rõ ràng đức Phật không thể biết gì về những vấn đề loại như vậy, như sự khác biệt giữa hệ thống thần kinh trung ương và vỏ não, do đó những giải thích của ngài về nhận thức và hành động, dẫu khôn ngoan lịch lãm xuất sắc đến đâu, đã không thể đi vào loại những chi tiết như ngày nay đang thảo luận. Tuy nhiên, sự tương tự giữa một số ý tưởng của ngài và hình ảnh được khoa tâm lý học nhận thức ngày nay đã vẽ, thì chắc chắn gây ấn tượng nổi bật. Ngày nay nhận thức được xem như một hoạt động, một loại của làm việc. Hơn nữa, “Nhận thức thì có tính chọn lọc di truyền,” [3] có nghĩa là nó không thể tách rời khỏi ý chí được. Cả hai mệnh đề này (như đã giải thích trong Chương 10) tất đều nhận được sự đồng ý hoàn toàn của đức Phật.

Thêm nữa, Tâm lý học ngày nay chủ trương rằng mọi hành động là một tác động qua-và-lại với thế giới và ảnh hưởng chủ thể hành động. [4] Đức Phật có lẽ đã không nói chính xác điều này về nhận thức hay tri thức, nhưng ngài chắc chắn đã nêu lên vấn đề về đường phân chia giữa người hành động – vì con người này, năng lực tổng hợp của năm tập hợp những tiến trình – và môi trường; chúng ta nhớ rằng trong khandha đầu tiên, rupa khandha, đã gồm không chỉ những giác quan nhưng cả những đối tượng của chúng. Trong khi tôi nghĩ rằng Sue Hamilton thì đúng để nói rằng lý thuyết về nhận thức của đức Phật đã không giải quyết xong xuôi vấn đề giữa thuyết duy thực và thuyết duy ý, và quả thực sự có thể diễn dịch theo cách nào cũng được, điều đó chỉ đúng khi lý thuyết được nhìn trong cô lập, bỏ qua lập trường cứu người giúp đời của đức Phật – với ngài vốn đó mới là thực sự quan trọng! Ngài sẽ đồng ý với những nhà tâm lý học thời nay trong việc từ chối, không chấp nhận chủ nghĩa duy ý: thực sự là có một thế giới ở ngoài kia, ngay cả nếu chúng ta không thể biết nó chính xác được. Đây là cơ bản với đức Phật cũng như với hầu hết chúng ta; vì nếu đã không có sự phân biệt giữa một người và thế giới, bao gồm cả những người khác, toàn bộ chủ trương cứu người giúp đời của ngài tất sẽ không ý nghĩa gì cả. Chúng ta là những người thừa kế của karma của riêng mỗi chúng ta; nghiệp của tôi và của bạn không thể giống nhau. Bởi lẽ ấy, nếu bạn đạt được nirvāṇa và tôi thì không, chính tôi là người sẽ tiếp tục tái sinh, không phải bạn. Những phân biệt này bị nhòe nhạt trong tư tưởng Mahāyāna, khiến nhiều sinh viên nghiên cứu đạo Phật của thời ban đầu, bị lầm lạc.

Tuy nhiên trong một cách thức, ngài đã thực hiện một thực tại rằng mọi hành động đều ảnh hưởng đến người hành động chính là rường cột của giảng dạy của ngài. Chúng ta lại trở lại karma. Mỗi ý định xấu, chúng ta đã thấy, làm bạn tồi tệ hơn, mỗi ý định tốt làm bạn tốt hơn. Như đã giải thích trong Chương 2, karma, ý định có tương quan với đạo đức, là động lực thúc đẩy chúng ta qua những đời sống (vô hạn về số lượng) của chúng ta, và là những gì đem lại nguyên lý liên tục và sự gắn kết mạch lạc trong suốt những đời sống. Trong nội dung của tính năng động đó, karma thì cũng là một, giống như samkhara, một thuật ngữ dùng để chỉ cả về tiến trình của tạo dựng (những đời sống của chúng ta được nhìn trong triển vọng) và kết quả của tiến trình đó (những đời sống của chúng ta nhìn trong hồi tưởng).

Trong chương 1, tôi đã viết rằng học thuyết không-hồn người (Vô ngã) đã dẫn người ta đến một ý niệm nghịch đảo, sai lầm hoàn toàn rằng đức Phật đã không tin vào trách nhiệm đạo đức hoặc sự liên tục cá nhân [5], trong khi thực tế ngài đã có một lý thuyết về những điều đó ngay cả còn mạnh mẽ hơn bất kỳ người không đạo Phật nào ngày nay sẽ chấp nhận. Tương tự, khi đi đến lĩnh vực tinh thần, ngài đã đem một hình thức rất mạnh mẽ cho ý tưởng rằng những người hành động đều bị ảnh hưởng bởi hành động của họ, rằng ngài đã chứng thực một hình thức không thể bác bỏ của lý thuyết đó, vì nếu tác động của một hành động đạo đức thì không xảy ra trong nội một đời người, thay vì chấp nhận sự bác bỏ lý thuyết chủ trương rằng tác động sẽ đi đến trong một đời sống tương lai. [6]

Những Phát Triển Hướng Đến Và Trong Mahāyāna

Tôi biết được rằng nhiều người đạo Phật, nếu họ đọc quyển sách này, sẽ tìm thấy những bất ngờ trong đó. Có lẽ tôi cũng nên nói về đề tài này từ cơ bản của karma. Tôi đã cho thấy trong quyển sách đầu tiên của tôi rằng sự nghiêm khắc của học thuyết về trách nhiệm về số phận của chính mình đã rõ ràng là khó duy trì ngay cả trong truyền thống Pali / Theravada, và rằng nó đã được làm giảm nhẹ đi, từ rất sớm (có lẽ khoảng từ thời gian đức Phật từ trần) bằng học thuyết, trong tiếng England được gọi là ’sự chuyển nhượng công lao/công trạng’.[7] Đây không phải là chỗ để đi vào trong đó; những ai quan tâm có thể tham khảo quyển sách của tôi. Học thuyết nghiệp di chuyển càng xa sân khấu trung tâm trong một truyền thống đạo Phật bao nhiêu, cũng có sự thay đổi trong những yếu tố khác, trong càng nhiều phạm vi hơn, cả lý thuyết và thực tiễn. Ngọn lửa của lời Phật dạy về Nghiệp đã nhấp nháy trong mọi truyền thống đạo Phật và mọi đất nước có truyền thống đạo Phật, nhưng chưa bao giờ bi dập tắt hoàn toàn. Những người Japan, ở rìa xa nhất của thế giới đạo Phật trước-thời nay. đã đưa ra một cặp từ ngữ tốt, có nghĩa là ‘sức mạnh riêng’ và ‘sức mạnh khác’ [8]: nhìn chung, những người đạo Phật, và đặc biệt là những người đạo Phật thông thạo tinh tường hơn, đã biết rằng đạo Phật dạy sự giác ngộ của họ nằm trong quyền lực của họ, nhưng họ cũng đã quay sang với quyền lực người khác, điển hình là sức mạnh nhân từ của chư Phật và Bồ tát [9], để cho họ một bàn tay giúp đỡ.

Từ Sanskrit Mahā-yāna có nghĩa là ’Con đường to lớn’ (đi đến giải thoát); đối với nhiều của những người trung thành của nó, được gọi là Bodhisattva-yāna. Như vậy, tin tưởng rằng người ta nên mong mỏi đi đến giác ngộ như, hoặc qua sự trợ giúp của, một bodhisattva là đặc tính nổi bật hay định nghĩa của Mahāyāna. Một bồ tát chuyển công đức cho những sinh lịnh khác; người ta có thể đi xa đến mức để nói rằng học thuyết về bodhisattva, dấu hiệu thực sự của Mahāyāna, được xây dựng trên sự Chuyển nhượng Công đức [10] Từ yāna là một chơi-chữ, vì bên cạnh ‘con đường’ nó có nghĩa là ‘chiếc xe’. [11] Như vậy đối với Bồ tát nó là một con đường, những ai được ngài chuyển nhượng công đức cho, nó là một chiếc xe. 

Đã được giảng dạy rộng rãi rằng Mahāyāna khác với đạo Phật trước đó trong hai phương diện khác. Một mặt, được tuyên bố rằng trong khi đạo Phật trước đó áp dụng học thuyết về Vô ngã chỉ với những chúng sinh, Mahāyāna áp dụng nó với tất cả những thực thể. (Trong Sanskrit, học thuyết kể trước gọi là pudgala-airātmya[12], kể sau là Dharma-nairātmya [13]; trong trường hợp kể sau, nó thì rõ nét hơn trong tiếng England để nói về một thiếu/không có bản chất, hơn là thiếu/không có tự ngã.) Sự khác biệt kia được cho là Mahāyāna đã nhấn mạnh nhiều hơn vào lòng vị tha. Những tuyên bố này, dù đã được biện minh hay không khi những chỉ trích của những truyền thống đạo Phật khác ở thời kỳ Mahāyāna khởi lên, như những phê bình về những gì đức Phật đã dạy trong tàng kinh Pali, chúng là không giá trị. Kết luận này, tôi khiêm tốn có ý kiến, nên cải thiện những quan hệ giữa những người thời nay trong Thẻavada và Mahāyāna.

Theo quan điểm của tôi, Mahāyāna đã khác biệt nổi bật nhất so với những truyền thống trước đó , qua việc tôn vinh đức Phật và sự nhân lên của những vị Phật và những vị Phật trong tương lai (Bồ tát) tạo ra một loạt những gì, trong một viễn cảnh so sánh, phải được gọi là những thánh tượng, những thần linh, những người trở thành những đối tượng của người cầu nguyện và sự thờ phụng; và điều này là hệ luận của việc đem xuống thấp vai trò của karma.

Sự Sùng Tín Của Những Người Đạo Phật: Một Hệ Quả Không Chủ Ý? [14]

Không lâu trước khi chết, theo như tàng kinh, đức Phật đã từ chối, không chỉ định một người nào để thay ngài tiếp tục lãnh đạo Tăng đoàn. Những nhà sư, ngài nói, nên nương tựa vào chính họ, không vào bất cứ ai khác, và trú ẩn trong Dhamma, không đâu khác [15]. Như với những người Kālāma, điều này cho thấy đức Phật yêu cầu mọi người phải suy nghĩ cho bản than mình, nhưng cũng chắc chắn rằng họ sẽ tìm thấy những giảng dạy của ngài là tốt nhất.

Sự tôn vinh đức Phật, và việc gán cho ngài một địa vị cao vượt trên con người, chắc chắn đã bắt đầu ngay cả trong khi ngài còn sống. Lịch sử của những tôn giáo và những hệ ý thức đầy rẫy những trớ trêu. Cả hai, đạo Kitô và chủ nghĩa Marx, đều có thể tuyên bố đã nảy sinh từ sự cảm thông với giới nghèo và bất lực; cả hai, đã có những lần trong lịch sử, đều từng là những dụng cụ của áp bức trong tay những người cai trị tàn ác. Cho dù cao thượng đến đâu, khôn ngoan lịch lãm đến đâu, những người sáng lập của những phong trào này có thể ngay chính họ cũng không thể đoán trước, nói chi đến nhắm đến tránh khỏi, được tất cả những hệ lụy không chủ ý của những lời nói và hành động của họ. Cũng như mọi người quá quen thuộc với sự vâng phục có thể nói như két, ‘Tôi phải suy nghĩ cho bản thân tôi’. Những người theo Phật đã vẫn ngân nga, “Tôi qui y Phật. Tôi qui y Pháp. Tôi qui y Tăng”. Công thức ba qui y này được tìm thấy ở nhiều đoạn trong chính tàng kinh. Nó cho thấy một diễn tả của một cảm xúc; nó không cần phải là sự chỉ định của một sự từ chối với suy nghĩ. Và thế nhưng ...

Nếu như tôi đang viết một lịch sử của đạo Phật, tôi tất sẽ cho một hình ảnh một chiều đáng trách, nếu tôi bỏ mất phương diện tín mộ và nghi lễ và phép thuật nó đã sinh sôi. Thí dụ này, Sự Quy y Tam bảo bằng nói ba lần công thức vừa dẫn, xảy ra nhiều lần trong tàng kinh, và nhiều những đoạn kinh khác, cho thấy bằng chứng của cùng một khuynh hướng. Khi nào, như một người già yếu nhận ra rằng cái chết thì gần kề, đức Phật bảo những tu sĩ hãy nương tựa, trú ẩn trong chính họ– một diễn đạt bất thường [16] – Tôi nghi ngờ rằng từ ngữ của ngài đã có chủ định như là một bác bỏ những công thức đã được phổ biến. Và thế nhưng cùng một bản văn, chỉ có một vài trang sau, đã có đức Phật tuyên bố rằng nếu ngài muốn, ngài có thể kéo dài đời ngài một eon. Trong khi tôi không thể tin rằng cả hai đoạn văn đều ghi lại chính xác những tình cảm của đức Phật, rằng sự mô tả ngài như thần thánh đã bắt đầu và ngay cả đã thịnh hành đương thời ngài sống, xem dường rất có thể đã xảy ra.

Đức Phật đã tuyên bố nghi lễ là vô dụng hay (một gì) tệ hại hơn thế. Sự tăng trưởng của những nghi thức và lễ nghi cúng bái trong đạo Phật chắc chắn đã là một toàn bộ tác động theo đến nhưng không chủ ý của sự giảng dạy của đức Phật. Nghi lễ đạo Phật và lòng mộ đạo đã không thấy có trong quyển sách này, vì nó đã là về những những gì đức Phật suy tưởng.

Hãy Giống Như những người Kālāma: Tự Tìm Ra Cho Chính Bạn

Đi đến cuối của viết quyển sách này đã đưa tôi trở lại lời khuyên của đức Phật với những người Kālāma. Tôi không thể tưởng tượng được một kết luận nào tốt hơn. Trong suốt quyển sách cho đến giờ, tôi đã giữ nắp đóng trên sự bực bội, tôi đã giải thích ngay từ đầu, vốn đã giúp vào việc thúc đẩy tôi. Vâng, thế giới thì đầy vô minh và điên rồ; nhưng những gì có thể đo lường được đến mức sự ngu ngốc của những gì những người có học thức đã sẵn sàng không chỉ để nói mà ngay cả để xuất bản sách báo viết về đạo Phật? Mỗi ngày mang lại những thí dụ mới. Ngay cả hôm nay, khi xong bữa ăn trưa, tôi tạm nghỉ, sau khi viết những giòng này, tôi đọc trong Times Literaly Supplement, một tạp chí đáng kính: ’đạo Phật đề xướng một trạng thái trong đó không có những đại danh từ, vì không có “Tôi”. Nam phái và nữ phái đều chỉ là những ảo tưởng trong một thế giới vốn không có gì khác nhưng chỉ một giấc mơ.’ [17] Với sự điên rồ như vậy trong mọi phương diện, một người học hỏi đáng thương làm gì đây?

Tôi có ý kiến rằng những người đọc hãy nhận như một giả thuyết tạm thời, một cơ sở để làm việc, rằng những gì tôi đã viết thì ít hay nhiều chính xác; và sau đó kiểm xoát điều đó trên tiêu chuẩn nền tảng của kinh nghiệm riêng của mình, bằng đọc bằng chứng, những bản văn của tàng kinh Pali. Sau đó, nếu họ nghĩ rằng bằng chứng phản lại tôi, họ nên công khai nói ra như vậy, và tất cả chúng ta sẽ được thành khôn ngoan hơn. Một người không nên để chịu sự dọa nạt từ những người đòi hỏi những tiêu chuẩn tuyệt đối và những trí thức hợm hĩnh tự cao, những người nói rằng những bản dịch thì không có giá trị. Chắc chắn không thể so sánh được tốt hơn để đọc những bản văn qua dịch thuật, hơn để không đọc chúng gì hết tất cả.

Nhưng nếu người ta tìm thấy những bản văn thú vị, tại sao không thử học Pali? tôi đã giải thích rằng vấn đề nội dung của những bản văn thì không thể hoàn toàn tách rời khỏi bút pháp (ghi chép) của chúng, trong đó tính chất đặc biệt quan trọng nhất là ngôn ngữ của chúng, vốn có văn hoá và lịch sử riêng của nó. Ngày nay hầu hết những người nói tiếng England đều lớn lên với bất lợi rằng họ thôi không còn được học Latin trong trường nữa; thực vậy, hầu hết họ đều không học gì, hoặc gần như không được học gì cả về ngữ pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này làm cho việc học một ngôn ngữ biến cách như Pali thành khó hơn trước đây. Nhưng hầu hết mọi người trong thế giới phương Tây vẫn ít nhất nói được một tiếng mẹ đẻ, với tư cách là tiếng Indo-European, nên đều có liên hệ với tiếng Pali. Và đối với Pali họ không cần phải học một chữ viết mới, vì Hội Nghiên cứu Văn bản Pali đã xuất bản tất cả những bản văn, cũng như ngữ pháp và từ điển, trong chữ viết Latin.

Nghiên cứu về Pali đã gần như đã chết hẳn trong thế giới phương Tây; ít trường đại học còn có mở lớp dạy nó nữa. Nếu một người đọc trong một ngàn người, trở nên muốn tiếp tục, chúng ta có thể thấy không chỉ là một sự hồi sinh tuyệt vời của những nghiên cứu Pali, nhưng một sự quan tâm với giàu có thông tin về những ý tưởng và thực hành của đức Phật trên quy mô chưa bao giờ được biết trước đây. Chỉ nhất thời, không nghi ngờ gì – nhưng tại sao lại lo lắng về điều đó?





Phụ Đính

Đức Phật lấy dùng bốn (Hay Năm) Thuật từ Brahmin?

Quyển sách này cho thấy đức Phật đã vay mượn lẫn xoay vặn thuật ngữ brahmin như thế nào. Năm trường hợp xem dường với tôi là quan trọng, nhưng không trung tâm, tôi đã tách ra ở đây, trong một phụ đính, để những người đọc nếu ai thấy những thảo luận của tôi quá chuyên môn, họ có thể làm nhẹ gánh, bằng bỏ qua chúng.

  1. Brahma cariyā (xem Chương 6)

Đây là dạng Pali của brahma-caryā trong Sanskrit, theo nghĩa đen là ‘phẩm hạnh-brahmā’ (brahmā-conduct) [18]. Đây là thuật ngữ chuyên môn dành cho giai đoạn đầu tiên được quy định trong đời của một brahmin, hay một đứa trẻ của giai cấp cao khác. Đứa bé phải được dẫn vào trong sự học tập Veda, một sự dẫn nhập vốn chuyển đứa trẻ vào thành một thành viên (chính thức) của xã hội. Trong lý thuyết, ít nhất, nó đã trong địa vị này và tuân theo cách sống đã quy định cho đến khi lấy vợ, bấy giờ mới đủ tư cách để thực hiện ít nhất là những nghi lễ cơ bản hàng ngày của mình. Trong khi lý do để-có trong giai đoạn này trong đời của người này là để học những bản văn thiêng liêng (và những nghi lễ chúng đi kèm), một đặc điểm nổi bật của cách thế sống là sự trinh bạch. Vì vậy, những gì chúng ta có thể gọi là trơn tuột lỏng lẻo giữa nghĩa chữ và điều trỏ-đến, brahmā-caryā đã thành có nghĩa là ‘trinh khiết’, bình thường trong ý nghĩa của việc hoàn toàn kiêng cữ tình dục.

Đức Phật hay dùng dùng thuật ngữ brahma-caryā, cả trong một nghĩa rộng hơn lẫn hẹp hơn. Nghĩa hẹp hơn thì cũng giống như trong đạo Brahmā: sự trinh bạch. Hơn nữa, lại cũng như trong đạo Brahmā, cách nó dùng trong nghĩa rộng hơn luôn luôn gồm nghĩa hẹp hơn. Nhưng ngài dùng nó trong một nghĩa rộng, không để chỉ một giai đoạn trong đời của người phái nam thuộc giai cấp cao, nhưng để chỉ đời sống của bất cứ thành viên nào của Tăng đoàn. Chúng ta thường dịch nó là ‘đời sống thánh thiện’, vốn hoàn toàn hợp lý, nhưng dĩ nhiên đã mất đi dư âm mà thuật ngữ này đã có trong xã hội India. Đó đã là ngang như với tuyên bố thường xuyên của ngài, rằng một brahmin chân chính là một ai đó đi theo con đường của người đạo Phật (xem chương 12).

Thỉnh thoảng, đức Phật dùng từ này để chỉ, không nhiều về đời sống thánh thiện, nhưng như về mục đích của đời sống đó. Như vậy, trong bản văn được trích dẫn trong chương 6 về việc một brahmin chỉ trích ngài rằng giúp đỡ chỉ riêng cho mình, đức Phật đã trả lời, như tôi đã nhắc, rằng những học trò của ngài sẽ ‘trú ngụ’ trong trạng thái tối cao của sự trầm mình (ogadha) trong phẩm hạnh brahma (brahma-caryā). Ở những nơi khác, ngài dùng cùng một từ và sự trầm mình, ogadha, với nibbvāṇa, như thế là rõ ràng rằng ở đây ngài đang dùng brahma-caryā như một từ đồng nghĩa cho nirvāṇa. Nếu chúng ta trở lại với nghĩa đen của brahma-caryā, thực sự nó thì rất gần với nghĩa đen của brahma-vihāra. Vì vậy, không là điều ngạc nhiên nếu những ý nghĩa tượng trưng đức Ph đã đem cho những thuật ngữ đều cũng gần gũi – dù không giống hệt như một với nhau.

  1. Samkappa (xem chương 7)

Bước thứ hai trong Tám Con đường Chân chính gọi là sammā-saṃkappa, [19] thường được dịch nghĩa là ‘quyết định đúng’ hay ‘ý định đúng’. Điều đó có ý nghĩa: để bắt tay vào tiến trình đúng của hành vi đạo đức, vốn dẫn đến những loại dùng đúng của não thức, người ta cần có cả tin tưởng thích hợp và động lực thích hợp. Từ Sanskrit tương đương với samkappa, là samkalpa, có nhiều nghĩa; nhưng tôi không biết rằng nó đã từng được vạch rõ rằng đó là một từ chuyên môn trong nghi thức brahmin [20] . Khi bắt đầu một nghi lễ, người hành lễ được giả định để nói một tuyên bố rõ ràng về ý định, Thông thường gồm tên người này, ngày tháng và mục đích của nghi lễ, cho dù thế tục hay tinh thần. Vì nó là nền tảng với thông điệp của đức Phật rằng ngài đang thay thế đạo đức cho nghi lễ, hoàn toàn là phù hợp rằng ngay từ đầu tương tự cũng sẽ có một thế chỗ loại giống như thế, thái độ tinh thần chân chính là một điều kiện tiên quyết cho việc thực hành thành công. Dĩ nhiên điều này có ý nghĩa chỉ trong công thức ban đầu của Tám Con đường Chân chính, như trong Bài giảng Đầu tiên; khi điều đó đã được định công thức lại, như một chuỗi gồm ba phát triển, trong đạo đức, tập trung và hiểu biết, và Tám Con đường Chân chính thì được nối-chữa lại để phù hợp với chuỗi đó, đặt ‘chính định’ sau cùng, thành không có nghĩa gì cả.

  1.  Ekodi-bhāva

Trong chương 4, tôi đã cho thấy rằng, đức Phật đã vay mượn một thuật ngữ quan trọng, āsava, từ truyền thống đạo Jain để đem vào trong giảng dạy của ngài, ngay cả dẫu từ này mang ý nghĩa trong nó quá rộng khiến khả năng trừu tượng hóa của ngài đã thành ra không áp dụng được. Tôi có ý kiến rằng tương tự, ngài đã mượn những từ nhất định nào đó từ Vedānta, sau đó trở đi đã làm những người phiên dịch phải bối rối khó hiểu. Trong bước thứ hai của chuỗi xếp hạng của những trạng thái thiền định, gọi là jhāna, đức Phật yên lặng tất cả những suy tưởng ở nền sau, và đạt được những gì được gọi là ekodi-bhāva của não thức ngài [21]. Tàng kinh Pali có những hình thức khác có gốc từ thuật ngữ này, giống như động từ ekodi-karoti, ’để làm ekodi’ và ekodi-bhavati, ‘để trở thành ekodi’. Mọi người đồng ý rằng điều này trỏ đến một điểm-cao-tột-nổi bật của suy tưởng, ở nơi khác được gọi là cittassa ekaggatā, và tuy thế nguồn gốc, và do đó chính xác ý nghĩa, của ekodi vẫn còn không rõ. Trong Phật học Sanskrit, ekodi tì dẫn tới ekoti. Khá nhiều Sanskrit-hoá do truyền thống về sau là sai, nhưng trong trường hợp này tôi tin rằng đây là giải pháp đúng. Tôi nghĩ rằng trong trạng thái này, đức Phật (hoặc người thiền theo chân ngài) được cho là có cảm giác (bhāva) có thể được được diễn đạt bằng từ “một” giống đực số ít – eko ; và rằng điều này nhắc về cùng một cảm giác của sự đồng nhất như được nói để đặc trưng nhiều kinh nghiệm thần bí trên toàn thế giới, và đặc biệt hơn là những gì đã nhắc đến trong BĀU như ‘Ta là brahman’. Dĩ nhiên, tôi không nói rằng đức Phật trên đường tới những điều cao hơn đã có một chứng ngộ (loại nói trong) Vedanta; tuyên bố của tôi là, như với từ karma, ngài vay mượn ngôn ngữ đó để mang cho nó với nghĩa mới .[22]

  1. Puthujjana

Tôi có một lý thuyết tương tự về từ này. Nó được dùng, chuyên môn và thường xuyên, để trỏ về những người (jana) là người ngay cả chưa trở thành ’những người bước vào dòng chảy’ [23] trên đường dẫn đến Giác ngộ [24]. Nói cách khác, về tinh thần họ ở bước đầu. Từ puthu thường được tìm thấy đứng mình nó, và Từ diển Pali-English nói đúng rằng nó có thể tương ứng với từ Sanskrit prthu, ’nhiều’ hoặc ‘rộng’, hoặc với prthak có nghĩa là ‘tách biệt ra, cá nhân’ [25]. Tuy nhiên, trong từ mục riêng biệt, dưới từ puthujjana, giả định là chịu ảnh hưởng của những bình luận, nó bỏ qua nghĩa thứ hai; vì vậy những học giả thời nay thích dùng những nghĩa dịch như ‘một-trong-nhiều-người dân’ hay ‘hoi polloi’. Nhưng hai chữ jj thì khi đó là một vấn đề. Trong Phật học Sanskrit, từ ngữ là prthag-jana, và một lần nữa tôi nghĩ rằng đó là đúng. Về mặt ngữ âm hai chữ jj thì như thế được giải thích. Một ai đó là người có không có cảm giác về sự độc nhất, chắc chắn sẽ được nói đến như ‘tách biệt’.

Trong thực tế, có một câu trong tàng kinh có chứa thành ngữ bất thường puthu atta. Tôi đã dẫn chỉ đến đoạn văn trong Chương 6 (bản văn đến n. 21), nhưng giới thiệu những người đọc muốn một thảo luận đầy đủ, hãy đọc Đạo Phật Đã Bắt Đầu Thế Nào (trang 62-4) của tôi. Ở đó, tôi dịch những dòng có liên quan: ‘Đối với những người khác cũng thế, tự ngã riêng biệt là thân yêu.’Tôi nhận xét: Nó đề cập đến quan điểm thông thường của cá nhân, tác nhân đạo đức. Nhưng thuật ngữ có vẻ ám chỉ, bằng ngụ ý, đến một quan điểm tương phản về tự ngã, một tự ngã “không-riêng biệt”, tự ngã vũ trụ trong Upanişad.

  1. papañca (xem Chương 10)

Trong Sanskrit và Pali, pañca nghĩa là ‘năm’. Vì vậy, papañca nhìn như thể nó sẽ có nghĩa là ‘gấp năm’ [26]. Điều này có thể có nghĩa gì không? Trong triết học Sāmkhya, và đôi khi cũng trong Moksadharma, phân đoạn của Mahabharata XII, thế giới tiến hóa từ sự thống nhất nguyên thủy vào thành những tập hợp của năm, như năm giác quan và năm thành tố lớn (mahabhuta), [27] nên sự nhân lên của những thực thể có thể vừa vặn để được diễn tả là sự ‘gấp năm’, hay việc ‘nhân lên gấp năm’. Tuy nhiên, những bản văn này có năm tháng trước đức Phật hàng trăm năm, và trong bất kỳ trường hợp nào đạo Phật buổi đầu có sáu giác quan và bốn thành tố lớn. Từ papañca dường như không xuất hiện trong văn học Vedas đủ sớm để đức Phật biết đến. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho thấy đức Phật đã quen thuộc với quyển đầu tiên của Bṛhadāraṇyaka Upaniṣad. Trong 1.5.3, bản văn này liệt kê danh sách năm loại hơi thở (āna) vốn được cho là thấm qua cơ thể con người; danh sách này đã trở thành kinh điển cho toàn bộ lịch sử tiếp theo của đạo Brahmā.Bản văn nói rằng tất cả những điều này đều là không-gì, nhưng chỉ là prāna. Prāna là từ phổ thông cho những gì chúng ta gọi là ‘hơi thở’, hơi thở của sự sống. Vì vậy, Upaniṣad nói rằng chúng ta tạo ra năm điều, nhưng trong thực tại chỉ có một. Thêm nữa, một đó là hơi thở của sự sống. Một số Upanişad đánh đồng hơi thở với sự sống và ngay cả với tự ngã cá nhân. [28] (Nhớ rằng ātman có thể ban đầu có chĩa là ‘hơi thở’.)

Bản văn như chúng ta có nó, không dùng bất kỳ một từ nào cho sự nhân-lên-gấp-năm. Tuy nhiên, thông điệp trung tâm của bản văn như một toàn bộ là chúng ta bị buộc vào chu kỳ tái sinh do sự không-hiểu biết của chúng ta về một sự thống nhất cơ bản, đó là của ātman: chúng ta khái niệm hoá tính nhân-lên-thành-nhiều – trong trường hợp này ý tưởng hóa năm thực thể – ở chỗ thực sự có chỉ một.

Tại điểm này tôi phải đừng để bị hiểu lầm. Đức Phật không là một người của triết học Vedanta, thúc dục chúng ta để thấy sự thống nhất yếu tính đằng sau những gì nhìn thấy nhưng chỉ là ảo giác nhân lên bội phần. Thực ra, ngài chống lại học thuyết đó. Nhưng những gì tôi nêu ý (mặc dù trong trường hợp này trên bằng chứng khá mỏng mảnh) là ở đây một lần nữa, như với những từ ekodi-bhāva và puthujjana, ngài đã lấy mượn thuật ngữ của giới brahmin. Lập luận của ngài đã không phải là bằng cách dùng ngôn ngữ, chúng ta đã có quá nhiều những khái niệm, mà đúng hơn là không một nào trong số chúng đã (nói được cho) công bằng với sự thật. 

Và có một điểm khác có nguy cơ bị hiểu lầm. Đức Phật đang gạt bỏ rằng chúng ta có thể phân biệt, hoặc là qua tri giác hoặc qua ngôn ngữ, cho tách biệt rõ ràng được giữa những thực thể. Nhưng ngài không gạt bỏ rằng chúng ta có thể phân biệt giữa những tiến trình. Tiến trình cảm nhận, thí dụ, khác với tiến trình của ý muốn. Và để lấy thí dụ quan trọng nhất của tất cả, karrma của bạn và karma của tôi, đều không cách nào có nghĩa là cùng một việc!


Richard F. Gombrich (1937-)




Richard F. Gombrich (1937-) là Giám đốc học thuật của Trung tâm nghiên cứu đạo Phật,đại học Oxford, và là một trong những học giả  đạo Phật nổi tiếng nhất trên thế giới. Từ năm 1976 đến 2004, ông đã giữ ghế Giáo sư Boden, dạy Sanskrit, Đại học Oxford. Ông viết rất nhiều về  đạo Phật, gồm  How Buddhism Began: The Conditioned Genesis of the Early Teachings (1996); Theravada Buddhism: A social history from ancient Benares to modern Colombo (1988); and with Gananath Obeyesekere, Buddhism transformed: Religious change in Sri Lanka (1988) Ông đã là Chủ tịch của Hội Nghiên cứu Bản văn Pali. Ông đã được tặng huy chương Sri Lanka Ranjana của Tổng thống Sri Lanka năm 1994 và huy chương SC Chakraborty của Hội nghiên cứu Á châu Calcutta năm 1993.




Thư mục tham khảo chính

Nguồn Phật học

Văn bản
References to Pali texts are to the editions of the Pali Text Society. (Hội nghiên cứu Văn học Pali)
Astasahasrika Prajñaparamita.; ed P L Vaidya. Darbhanga: Mithillavidyapitha, 1960.
Dharmaguptaka Vinaya T1428. Tokyo: Taisho Shinshu Daizokyo Kankokai,1962.
Senart, E. (ed.) .1882-97. Le Mahavastu. 3 vols. Paris: L’Imprimerie nationale.

Bản dịch
Bodhi, Bhikkhu. 2000. The Connected Discourses of the Buddha [trans. of Samyutta Nikāya]. Oxford: Pali Text Society; Somerville, MA: Wisdom.
Conze, E. 1973. The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines and Its Verse Summary. Bolinas, CA.
Davids, T. W. Rhys. 1899. Dialogues of the Buddha, Part I [trans. of Dīgha Nikāya I]. London: Oxford University Press.
Davids, T. W. Rhys, and C. A. F. Rhys Davids. 1921. Dialogues of the Buddha, Part III [trans. of Dīgha Nikāya III] London: Oxford University Press.
Nanamoli, Bhikkhu. 1956. The Path of Purification [trans. of Visuddhi-magga by Buddhaghosa]. Colombo: R. Semage.
Nanamoli, Bhikkhu, and Bhikkhu Bodhi. 2001. The Middle Length Discounes of the Buddha [trans. of Majjhima Nikāya], rev. edn. Oxford: Pali Text Society.
Norman, K. R. 2007. Elders’ Verses, Vol. 2. [trans. of Therigatha], 2nd edn. Lancaster: Pali Text Society.
Pruden, Leo M. 1988-1990. Abhidharmakosabhasyam by Vasubandhu [English trans. from the French trans. by Louis de la Vallke Poussin]. Berkeley: Asian Humanities Press.


Nguồn Brahma học
Doniger, Wendy O’Flaherty (trans.). 1981. The Rig Veda: An Anthology. Harinondsworth: Penguin.
Olivelle, Patrick (ed. and trans.). 1998. The Early Upanisads. New York: Oxford University Press.
Olivelle, Patrick (ed. and trans.). 1999. Dharmasūtras: The Law Codes of Āpastamba, Gautama, Baudhayana, and Vasistha. Oxford and New York: Oxford University Press.

Nguồn Jain học
For Suyagadanga and Dasaveyaliya-sutta, see W. J. Johnsori below.
Jaini, J. L. (ed. and trans.). 1920. Tattvartha Di Gamasutra by Umasvati. (Sacre Books of the Jains, vol. 11), Arrah.







Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2018)

http://chuyendaudau.wordpress.com






[1] [I have quoted the whole message verbatim, merely omitting two short allusions to other postings on the Indology net.]
[2] [Sic. Vị giáo sư giả đinh là muốn nói palisants, i.e., những người học tiếng Pali.]
3 This is not a fbndamental inequalih, in that it is due to their moral
history, especially in former l
[3] [ Ulric Neisser, Cognition and Reality (1976), p. 55.]
[4] [Asura and rakkhasa are two classes of non-human beings whose moral and cosmic standing is no higher than that of humans – in fact, rakkhasas are demons.]
[5] Một thời đã có quan điểm khá phổ biến giữa một số giáo sư đại học, theo đạo Kitô ở Việtnam, đã thành thực và tự tin cho rằng đạo Phật là một loại hư vô chủ nghĩa (nihilism)
[6] [There are exceptions: comparatively trivial acts, whether good or bad, may never come to fruition because they simply get crowded out by more significant acts. The technical term for such a superseded act inTheravada is ahosi kamma.]
[7] [Richard F. Gombrich, Precept and N-nctice (1 971); 2nd edn (with changed title), Buddhist Precept and Practice (1991), Chapter 5, especially pp. 226-40. This overlaps heavily with my article ‘“Merit transference in Sinhalese Buddhism: a case of the interaction between doctrine and practice, History of Religions, 11 (2), 1971: 203-19.]
Pattidāna: giving of the acquired, i.e. ‘transference of merit. Chia Sẻ hay Chuyển nhượng (hồi hướng) Công Đức
[8] Tự lực và tha lực
[9] Cũng nên nhắc lại Bồ tátbodhisattva = bodhi (giác ngộ, thức tỉnh) + sattva (a being, essence, spirit). Trong đạo Phật ban đầu, bodhisattva là tên gọi một kiếp sống trước của đức Phật (hay của một vị Phật). Trong Mahayana, bodhisattva để chỉ một người có ý định đi đến giá ngộ, thành Phật, nhưng tự nguyện tái sinh hầu giúp những người khác. Từ bodhisattva có thể được dịch là A being set upon enlightenment, One whose essence is perfect knowledge, or A being whose essence is enlightenment. The word, however, has several shades of meaning. There is a possibility that the Pali word “satta” was actually a back-formation from the Sanskrit word sakta, meaning committed to, fixed or intent upon, directed towards. The Pali term bodhisatta would, from a Sanskrit point of view, have been ambiguous, and its possible that it was retranslated into Sanskrit wrongly as enlightenment being when it should have been retranslated as one committed to enlightenment.
[10] [How Buddhism Began (1996), pp. 56-7.]
[11] [See my article A momentous effect of translation: the vehicles of Buddhism (1996), 1992.]
[12] pudgala-nairātmya (s): 補 特 伽 羅 無 我; 人 無 我
[13] dharma-nairātmya: 法無我, 法無我性, 諸法無我
[14] [See Chapter 11, n.13.]
[15] [DN 11, 100]
[16] [P: atta-sarana.]
[17] [TLS, no. 5479,4 April 2008, p. 18.]
[18] Phạm hạnh 梵 行
[19] sammā-saṃkappa: chính tư duy 正 思 惟
[20] [Baudhāyana-Śrauta-sutra 2.1. Tôi mang ơn Joel Brereton và Patrick Olivelle về tham dẫn này.]
[21] [The locus classicusDN I, 74.] – Ekodi-bhāva: nhất tâm, tâm thuần nhất (ekodi=cuộn vào trong thành một)
[22] [di < ti, dạng Prakrit của Sanskrit iti, used to mean close quotes. I interpret the d for t as a Prakritic intervocalic voicing of a stop, which was not recognized and thus remained unchanged by the early redactors]
[23] Sotāpanna (śrotāpanna): āpanna=người đi/nhập vào + sota=dòng chảy: sotāpanna (p) (s: śrota-āpanna); dịch âm là bậc Tu-đà-hoàn 須 陀 洹, dịch nghĩa là bậc Dự lưu 預 流.
[24] Puthujjana: người thường, phàm phu
[25] [The second vowel, u, is just a case of vowel levelling.]
[26] Papañca: sự tăng trưởng, nảy nở khái niệm hay tâm lý, trong Phật học, đề cập về sự kiện chúng ta bị lầm lạc (chướng ngại trên đường đi đến giác ngộ) khi khái niệm hóa thế giới qua việc dùng ngôn ngữ và khái niệm, vốn ngày càng tăng lên bội phần, nảy nở nhiều hơn, mở rộng không ngừng
Papañca: làm tăng thêm khó khăn, nẩy nở sinh sôi lên gấp nhiều lần (Theravada) – Từ này cũng có thể dịch như suy nghĩ phản tỉnh về mình (self reflexive thinking), chuyển đổi, xem nhìn một sự việc trừu tượng như một ý tưởng hay một suy nghĩ vào thành một gì cụ thể (reification), làm giả, giả mạo (falsification), bóp méo, xuyên tạc (distortion), cho thành chi ly thêm rắc rối phiền phúc (elaboration), hay phóng đại hoặc cường điệu, thổi phồng nói quá (exaggeration). Có lẽ do những ý nghĩa vừa kể sau, nên đã dịch thành hí luận 戲論.
[27] [Năm thành tố là đât, không khí, lửa và nước và không gian; Phật hcoj bỏ không gian. Có một liệt kê khác của 5 thành tố ở gần cuối của Aitareya Upanisad (3 .3), nhưng tôi nghi ngờ rằng có liên quan.]
[28] [Patrick Olivelle, The Early Upanisads (1998), p. 23. Muốn có một thảo luận đầy đủ, xem Erich Frauwallner, History of Indian Philosophy (1973), pp. 55-60.]