Tuesday, September 11, 2018

Harari – Tuyệt vọng và hy vọng

Tuyệt vọng và hy vọng
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari











PHẦN III
Tuyệt vọng và hy vọng

Mặc dù những thử thách đều chưa từng có, và mặc dù những bất đồng đều sôi nổi mãnh liệt, loài người có thể vươn gắng lên để đối phó với cơ hội khó khăn mới, nếu chúng ta giữ được kiểm soát sự sợ hãi của mình và khiêm tốn hơn một chút trong những cái nhìn của chúng ta.







11.
Chiến tranh







Đừng bao giờ xem thường sự ngu xuẩn của con người

Vài chục năm vừa qua là kỷ nguyên hòa bình nhất trong lịch sử loài người. Trong khi ở những xã hội nông nghiệp buổi đầu, bạo động con người đã gây đến 15 phần trăm của tất cả số người chết, và trong thế kỷ 20 đã nó đã gây 5 phần trăm, ngày nay phần gây nên của nó chỉ còn 1 phần trăm [1]. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tình hình quốc tế thì nhanh chóng xấu dần đi, cổ vũ cho chiến tranh trở lại thịnh hành, và chi tiêu quân thì tăng lên như bong bóng được thổi lớn [2] Cả những người dân thường lẫn những nhà chuyên môn đều sợ rằng giống như trong năm 1914, vụ ám sát một công tước Austria đã châm ngòi Thế Chiến thứ Nhất, nên trong năm 2018 một số biến cố ở vùng sa mạc Syria, hay một chuyển động thiếu khôn ngoan ở bán đảo Korea, cũng có thể châm ngòi nổ một xung đột thế giới.

Nhìn nhận sự kiện của những căng thẳng ngày càng tăng trên thế giới, và nhân cách của những người lãnh đạo ở Washington, Pyongyang và nhiều những nơi khác, chắc chắn có nguyên nhân để lo lắng. Tuy nhiên, có một số khác biệt then chốt giữa năm 2018 và 1914. Đặc biệt, trong năm 1914 chiến tranh đã thu hút sự chú ý của những nhóm thiểu số chon lọc khắp thế giới vì họ đã có nhiều thí dụ cụ thể về những chiến tranh thành công đã đóng góp vào thịnh vượng kinh tế và quyền lực chính trị như thế nào. Ngược lại, năm 2018, những chiến tranh thành công xem có vẻ là một loài có nguy cơ mai một.

Từ thời của những triều đại Assyria và Qin, những đế quốc lớn đã thường đã được dựng bằng chinh phục bạo lực. Năm 1914 cũng thế, tất cả những cường quốc lớn có đươc địa vị của chúng đều nhờ những thành tựu của chiến tranh. Lấy thí dụ, Đế quốc Japan đã trở thành một cường quốc khu vực nhờ những chiến thắng của nó với Tàu và Russia; Germany đã thành có quyền lực đứng đầu Europe sau những chiến thắng của nó với Australia-Hungary và France; và Britain đã lập một đế quốc lớn nhất và thịnh vượng nhất thế giới qua một loạt những chiến tranh nhỏ ngoạn mục đáng phục khắp quả Đất. Do đó, năm 1882, Britain xâm lăng và chiếm đóng Egypt, chỉ mất 57 quân lính trong trận chiến quyết định ở làngTel el-Kebir. [3] Trong khi ở thời chúng ta, chiếm đóng một quốc gia Islam là thứ của những ác mộng phương Tây, tiếp sau trận Tel el-Kebir người Britain đã đối đầu với ít chống cự vũ trang, và trong hơn 60 năm kiểm soát Thung lũng sông Nile và kênh đào Suez huyết mạch quan trọng. Những cường quốc Europe khác đã ganh đua với Britain và bất cứ khi nào những chính phủ ở Paris, Rome hay Brussels dự tính đặt gót giày xâm lăng xuống đất ở ViệtNam, Libya hay Congo, sự lo sợ duy nhất của họ là một ai đó khác có thể đã đến đó trước rồi.

Ngay cả USA có được địa vị cường quốc lớn của nó nhờ những hoạt động quân sự hơn chỉ mình thương mại và kinh tế. Năm 1846 nó xâm lăng Mexico, và đã chiếm California, Nevada, Utah, Arizona, New Mexico và những phần của Colorado, Kansas, Wyoming và Oklahoma. Hiệp ước hòa bình cũng công nhận sự thôn tính Texas trước đó của USA Khoảng 13.000 lính USA đã chết trong chiến tranh, nhưng thêm cho USA 2,3 triệu kilômét vuông (nhiều hơn diện tích cộng lại của France, Britain, Germany, Spain và Italy). [4] Đó đã là món hời béo bở nghìn năm.

Năm 1914, thiểu số chọn lọc ở Washington, London và Berlin đã biết chính xác một chiến tranh thành công trông giống thế nào, và từ nó có thể thu được bao nhiêu. Ngược lại, năm 2018, giới thiểu số chọn lọc toàn cầu có lý do chính đáng để nghi ngờ rằng chiến tranh loại giống thế này có thể đã mai một. Mặc dù một số nhà độc tài trong thế giới thứ ba và những cá nhân đơn lẻ hay vài tổ chức không-quốc gia vẫn phát triển thành công bằng chiến tranh, nhưng có vẻ như những cường quốc không còn biết thế nào để làm như vậy được

Chiến thắng lớn nhất còn trong trí nhớ sống động – của USA với USSR – đã đạt được với không bất kỳ một chạm trán quân sự lớn nào. Sau đó, USA nếm được một chút vị thoáng qua của vinh quang quân sự lối cũ trong Chiến tranh vùng Vịnh thứ nhất, nhưng điều này đã chỉ cám dỗ nó để tiêu phí hàng nghìn tỷ đôla vào những thất bại quân sự bẽ mặt ở Iraq và Afghanistan. Nước Tàu, cường quốc đang lên của đầu thế kỷ 21, kiên trì và cẩn thận đã tránh né tất cả những xung đột vũ trang sau thất bại của nó trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam năm 1979, và sự đi lên của nó hoàn toàn dựa vào những yếu tố kinh tế. Trong việc này, nó đã không mô phỏng đế quốc Japan, Germany và Ý của thời trước-1914, nhưng đúng hơn là những phép lạ kinh tế của Japan, Germany và Italy thời sau-1945. Trong tất cả những trường hợp thịnh vượng kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị này đều đạt được nhưng không phải bắn phát đạn nào.

Ngay cả ở Trung Đông – võ đài của thế giới – những thế lực khu vực không biết thế nào để tiến hành thành tựu những chiến tranh. Iran không được thêm được gì từ chiến tranh Iran-Iraq dài đẫm máu, và sau đó đã tránh tất cả những đối đầu quân sự trực tiếp. Những người Iran giúp tiền và súng đạn cho những phong trào tranh đấu địa phương, từ Iraq đến Yemen, và đã gửi đội quân Phòng vệ Cách mạng của họ đến giúp những đồng minh của họ ở Syria và Lebanon, nhưng cho đến nay họ đã cẩn thận không xâm lăng bất kỳ một quốc gia nào. Iran gần đây đã trở thành bá chủ khu vực nhưng không phải bằng sức mạnh của bất kỳ chiến thắng rực rỡ nào trên chiến trường, nhưng đúng hơn đến do hậu quả tự nhiên. Hai kẻ thù chính của nó – USA và Iraq – vướng vào một cuộc chiến không gỡ nổi, đã phá hủy cả Iraq lẫn thèm muốn của USA với những sa lầy ở Trung Đông, do đó bỏ Iran lại mặc nó hưởng lợi.

Nhiều tương tự như thế cũng thể nói về Israel. Cuộc chiến thành công cuối cùng của nó đã tiến hành năm 1967. Kể từ đó, Israel đã thịnh vượng mặc dù có nhiều những chiến tranh của nó, nhưng không phải công lao của những chiến tranh. Hầu hết những vùng lãnh thổ nó chiếm đóng đều trì trệ với những gánh nặng kinh tế, và làm tê liệt những tác động chính trị. Giống như Iran, Israel gần đây đã cải thiện tư thế địa chính trị không bằng tiến hành những chiến tranh thành công, nhưng bằng tránh những phiêu lưu quân sự. Trong khi chiến tranh đã tàn phá những kẻ thù cũ của Israel ở Iraq, Syria và Libya, Israel vẫn đứng xa một mình. Không bị cuốn vào nội chiến Syria được cho là thành tựu chính trị lớn nhất của Netanyahu (như tình hình kể đến tháng 3 / 2018). Nếu muốn, lực lượng quốc phòng Israel có thể đã chiếm Damascus trong vòng một tuần, nhưng từ đó Israel sẽ đạt được gì? Ngay cả còn dễ dàng hơn để lực lượng quốc phòng Israel chinh phục Gaza và lật đổ chế độ Hamas, nhưng Israel đã nhiều lần từ chối để làm như vậy. Với tất cả sức mạnh quân sự của nó và tất cả những lời lẽ ‘diều hâu’ của những nhà chính trị Israel, Israel biết chỉ nhận được ít ỏi sau chiến thắng. Giống như USA, Tàu, Germany, Japan và Iran, Israel dường như hiểu rằng trong thế kỷ 21, chiến lược thành công nhất là ngồi chờ trên hàng rào, đừng làm gì cả, để những người khác chiến đấu cho bạn.

Quan điểm từ điện Kremlin

Cho đến nay, cuộc xâm lăng thành công duy nhất do một cường quốc lớn khởi lên trong thế kỷ 21 là sự chinh phục Crimea của Russia. Vào tháng 2 năm 2014, quân đội Russia chiếm nước láng giềng Ukraine và giữ bán đảo Crimea, sau đó sát nhập nó vào Russia. Với hầu như không phải chiến đấu, Russia đã lấy được lãnh thổ chiến lược quan trọng, đã gieo sợ hãi vào những nước lân cận của nó, và tự tái lập như là một cường quốc thế giới. Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đã thành công nhờ vào một loạt hoàn cảnh đặc biệt. Cả quân đội Ukraina lẫn dân chúng địa phương đều không cho thấy nhiều kháng cự với quân đội Russia, trong khi những cường quốc khác đều kiềm chế, đã không can thiệp trực tiếp vào cuộc khủng hoảng. Những hoàn cảnh này sẽ khó lập lại ở nơi nào khác trên thế giới. Nếu điều kiện tiên quyết cho một cuộc chiến thành công là sự vắng mặt của những lực lượng đối địch sẵn sàng chống lại xâm lược, nó giới hạn nghiêm trọng những cơ hội có thể xảy ra.

Thật vậy, khi Russia tìm cách lập lại thành công Crimean cuả nó trong những phần Ukraine khác, nó đã gặp sự chống đối cứng rắn hơn, và cuộc chiến ở đông Ukraine đã sa lầy vào bế tắc không hiệu quả. Ngay cả tệ còn hơn (từ quan điểm của Moscow), cuộc chiến đã đốt nóng những tình cảm chống-Russia ở Ukraine và xoay quốc gia đó từ một đồng minh thành một cừu thù. Cũng như thành công trong Chiến tranh vùng Vịnh thứ nhất, đã nhử cho USA quá tay ở Iraq, thành công ở Crimea có thể đã nhử cho Russia quá tay ở Ukraine.

Cùng nhau, những chiến tranh của Russia ở Caucasus và Ukraine vào đầu thế kỷ 21 khó có thể được mô tả là rất thành công. Mặc dù chsung đã tăng lên uy tín của Russia như một cường quốc lớn, chúng cũng đã tăng lên hoài nghi và thù địch với Russia, và về mặt kinh tế, chúng đã một doanh nghiệp thua lỗ. Những khu du lịch ở Crimea và những nhà máy thời Xô viết đổ nát ở Luhansk và Donetsk hầu như không cân bằng được với giá tài trợ chiến tranh, và chúng chắc chắn không bù đắp được với sự đào thóat vốn đầu tư và những cấm vận quốc tế. Để nhận thức được những hạn chế của chính sách của Russia, người ta chỉ cần so sánh sự tiến bộ kinh tế ớn lao của nước Tàu hòa bình trong hai mươi năm qua năm với sự trì trệ kinh tế của Russia “chiến thắng” trong cùng giai đoạn. [5]

Mặc dù nói năng mạnh bạo, giới tinh hoa Russia từ Moscow, bản thân có lẽ cũng nhận thức rất rõ được những tốn kém và lợi ích thực tiễn của những phiêu lưu quân sự, đó là lý do nó đã rất cẩn thận không leo thang chúng cho đến nay. Russia đã vẫn theo nguyên tắc bắt nạt kẻ yếu trong sân trường ‘chọn đứa trẻ yếu nhất, và đừng đánh nó quá nhiều, đừng để thày giáo can thiệp’. Nếu Putin đã tiến hành những chiến tranh của ông theo tinh thần của Stalin, Peter Đại đế hay Genghis Khan, thì những xe tăng của Russia từ lâu đã nhanh chóng dấn vào Tbilisi và Kyiv, nếu không phải cho Warsaw và Berlin. Nhưng Putin không là Genghis lẫn Stalin. Ông dường như biết rõ hơn bất cứ ai khác rằng trong thế kỷ 20 sức mạnh quân sự không thể đi xa, và tiến hành một chiến tranh thành công có nghĩa là tiến hành một chiến tranh hạn chế. Ngay cả ở Syria, bất kể những phi vụ oanh tạc tàn nhẫn của Russia, Putin đã cẩn thận để giảm thiểu dấu chân của Russia, để những người khác làm tất cả chiến đấu nghiêm trọng và ngăn chặn chiến tranh lan sang những nước láng giềng.

Thật vậy, từ quan điểm của Russia, tất cả những chuyển động được cho là gây hấn của nó trong những năm gần đây không là những bước đầu khai mở của một chiến tranh toàn cầu mới, nhưng đúng hơn là một cố gắng để củng cố những phòng thủ yếu kém. Những người Russia có thể chính đáng nêu rằng sau những rút lui hòa bình của họ vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, họ đã bị đối xử như một địch thủ bại trận. USA và NATO đã tận dụng lợi thế trên những yếu kém của Russia, và mặc dù đã hứa hẹn ngược lại, đã mở rộng NATO về phía đông Europe và ngay cả với một số nước cộng hòa thuộc USSR cũ. Phương Tây đã tiếp tục bỏ qua những quyền lợi của Russia ở Trung Đông, đã xâm lăng Serbia và Iraq với những thoái thác nghi ngờ, và thường làm rất rõ ràng với Russia rằng nó chỉ có thể dựa trên sức mạnh quân sự của nó để bảo vệ vùng ảnh hưởng của nó trước những xâm nhập của phương Tây. Từ quan điểm này, những chuyển động quân sự gần đây của Russia có thể đổ lỗi cho Bill Clinton và George W. Bush cũng nhiều như cho Vladimir Putin.

Dĩ nhiên, những hành động quân sự của Russia ở Georgia, Ukraine và Syria lại có thể quay ra là những mở đầu của một động lực đế quốc cực kỳ táo bạo hơn nhiều. Ngay cả cho đến nay, nếu Putin đã không cho thấy che dấu những kế hoạch nghiêm trọng hực sự nào về việc chinh phục toàn cầu, thành công có thể thổi tham vọng ông bay cao. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng Putin của Russia yếu hơn nhiều so với USSR của Stalin, và trừ khi nó được những nước khác tham gia chẳng hạn như nước Tàu, nó không thể hỗ trợ Chiến tranh Lạnh mới, chưa nói chi đến một thế chiến toàn bộ. Russia có một dân số 150 triệu người và một GDP 4 nghìn tỷ đôla. Cả dân số và sản xuất, nó so với USA (325 triệu người và 19 nghìn tỷ đôla) và Liên minh Europe (500 triệu người và 21 đôla nghìn tỷ). Cùng với nhau, USA và EU có khối dân gấp năm lần so với Russia, và thêm mười lần khối tiền đôla nữa.

Những phát triển kỹ thuật gần đây đã làm khoảng cách này ngay cả còn lớn hơn như thấy nó bên ngoài. USSR đã đạt đỉnh cao nhất của nó vào giữa thế kỷ 20, khi kỹ nghệ nặng ngành là đầu máy kéo của kinh tế trên thế giới, và hệ thống tập trung của Soviet đã trỗi vượt trong sự sản xuất hàng loạt những máy kéo, xe tải, xe tăng và tên lửa liên lục địa. Ngày nay, kỹ thuật thông tin và kỹ thuật sinh học quan trọng hơn kỹ nghệ nặng, và Russia không vượt trội một nào trong hai. Mặc dù nó có những khả năng chiến tranh cyber rất thán phục, nó thiếu một lĩnh vực IT, công nghệ thông tin dân sự, và kinh tế của Russia tùy thuộc hoàn toàn vào những tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Điều này có thể khá đủ để làm giàu thêm một vài tập đoàn lãnh đạo đầu sỏ và giữ quyền lực cho Putin, nhưng không đủ để thắng cuộc đua vũ khí kỹ thuật số hay kỹ thuật sinh học.

Ngay cả còn quan trọng hơn, Putin của Russia thiếu một hệ ý thức phổ quát. Suốt trong thời Chiến tranh Lạnh, USSR dựa vào sự kêu gọi của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu cũng nhiều như vào tầm vươn toàn cầu của Hồng quân. Ngược lại, Putin không có gì nhiều để đem cho những người trí thức Cuba, Việt Nam hay France. Chủ nghĩa dân tộc độc đoán có thể thực sự lan rộng trên thế giới, nhưng bởi bản chất của nó, nó không có lợi cho việc thành lập những khối quốc tế nhất quán. Trong khi chủ nghĩa cộng sản Poland và chủ nghĩa cộng sản Russia đều cam kết, ít nhất là trên lý thuyết, đến lợi ích chung của một tầng lớp lao động quốc tế, chủ nghĩa dân tộc Poland và chủ nghĩa dân tộc Russia theo định nghĩa đều cam kết chống lại những quyền lợi quốc gia của nhau. Khi sự nổi lên của Putin gây ra một bùng phát của chủ nghĩa dân tộc Poland, điều này sẽ chỉ làm Poland chống Russia nhiều hơn trước.

Mặc dù Russia đã bắt tay vào một chiến dịch toàn cầu về phản thông tin và khuynh đảo nhằm phá vỡ NATO và EU, xem dường là điều không thể xảy ra rằng nó sắp bắt tay vào một chiến dịch toàn cầu của việc chinh phục lãnh thổ. Người ta có thể hy vọng – với một số biện minh – rằng tiếp quản Crimea, xâm lấn vào Georgia và miền đông Ukraine của Russia đều sẽ vẫn là những thí dụ bị đon lẻ thay vì những báo hiệu của một thời kỳ chiến tranh mới.

Nghệ thuật đã mất của đánh thắng chiến tranh

Tại sao rất khó khăn cho những cường quốc lớn để tiến hành đến thành công những chiến tranh ở đầu thế kỷ 21? Một lý do là sự thay đổi trong bản chất của kinh tế. Trong quá khứ, những tài sản kinh tế chủ yếu là vật chất, vì vậy điều tương đối đơn giản để làm bản thân bạn giàu có là bằng sự chinh phục. Nếu bạn đánh bại kẻ thù bạn trên chiến trường, bạn có thể kiếm tiền bằng cướp bóc những thành phố của họ, bán dân chúng họ trong những chợ nô lệ, và chiếm những đồng lúa mì và những mỏ vàng quý giá. Những người Rome thịnh vượng bằng việc bán những người Greece và Gauls bị bắt giữ, và người USA thế kỷ 19 giàu có nhiều lên bằng vào chiếm đóng những mỏ vàng California và những trang trại gia súc Texas.

Tuy nhiên, trong thế kỷ 21 chỉ lợi nhuận nhỏ bé mới có thể thực hiện được cách đó. Ngày nay, những tài sản kinh tế chính gồm kiến thức kỹ thuật và kiến thức trong kỹ thuật tổ chức hơn là những cánh đồng lúa mì, mỏ vàng hay ngay cả mỏ dầu, và bạn không thể chiếm đoạt kiến ​​thức chỉ bằng chiến tranh. Một tổ chức như Nhà nước Islam vẫn có thể phát triển mạnh mẽ bằng chiếm đóng những thành phố và cướp những giếng dầu Trung Đông – họ đã thu hơn 500 triệu đôla từ những ngân hàng Iraq, và trong năm 2015 đã kiếm thêm 500 triệu đôla từ việc bán dầu [6]nhưng đối với một cường quốc lớn như Tàu hay USA, đây là những khoản tiền vặt vãnh. Với một GDP hàng năm nhiều hơn 20 nghìn tỷ đôla, nước Tàu khó có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh với một tỷ đôla. Khi cho tiêu hàng tỷ tỷ đôla vào một cuộc chiến để chống USA, làm thế nào Tàu có thể trả nợ những tổn phí này và cân bằng tất cả những thiệt hại chiến tranh và những cơ hội thương mại bị mất? Liệu Quân đội Nhân dân Giải phóng chiến thắng có đi cướp được sự giàu có của Thung lũng Silicon? Đúng vậy, những tập đoàn như Apple, Facebook và Google có giá trị hàng trăm tỷ đôla, nhưng bạn không thể nắm chiếm những tài sản này bằng vũ lực. Không có mỏ silicon ở Thung lũng Silicon.

Về lý thuyết, một chiến tranh thành công vẫn có thể mang lại những lợi nhuận khổng lồ qua việc đem cho kẻ chiến thắng khả năng sắp xếp lại hệ thống thương mại có lợi cho nó trên toàn thế giới, như Britain đã làm sau chiến thắng Napoléon, và như USA đã làm sau chiến thắng Hitler. Tuy nhiên, những thay đổi trong kỹ thuật quân sự đã làm cho việc lập lại kỳ tích này trong thế kỷ 21 là điều khó khăn. Bom nguyên tử đã biến chiến thắng trong một thế chiến thành một cuộc tự sát tập thể. Không phải ngẫu nhiên, từ Hiroshima về sau, những siêu cường không bao giờ đánh nhau trực tiếp, và chỉ tham dự vào những gì (với họ) là những xung đột ít liều lĩnh, trong đó sự cám dỗ để dùng vũ khí nguyên tử hầu ngăn chặn thất bại thì nhỏ. Thật vậy, ngay cả tấn công một lực lượng quân sự nguyên tử hạng nhì như Bắc Korea là một đề xuất hết sức không lôi cuốn chút nào. Thật đáng sợ khi nghĩ gia đình họ Kim có thể làm gì nếu họ phải đối mặt với thất bại quân sự.

Chiến tranh cyber lại còn khiến mọi sự việc trở nên tệ hại hơn với những nước ôm mộng đế quốc. Trong những thời vàng son của Nữ hoàng Victoria và súng tự động Maxim, quân đội Britain có thể tàn sát những người da đen tóc xoắn ở một vài sa mạc xa xôi mà không nguy hiểm cho an bình của Manchester và Birmingham. Ngay cả trong thời của George W. Bush, USA có thể tàn phá Baghdad và Fallujah trong khi Iraq không có phương tiện nào trả đũa lại ở San Francisco hay Chicago. Nhưng nếu USA bây giờ tấn công một quốc gia, ngay cả quốc gia này chỉ có những khả năng chiến tranh cyber vừa phải, chiến tranh có thể được đem đến California hay Illinois trong vòng vài phút. Những software như những malware và bom logic có ​​thể ngăn không lưu ở Dallas, khiến tàu hỏa đâm nhau ở Philadelphia, và căt đứt mạng lưới phân phối điện ở Michigan.

Trong thời đại huy hoàng của chiến tranh của những chinh phục đã công việc có thiệt hại thấp nhưng lợi nhuận cao. Ở trận Hastings năm 1066, William the Conqueror đã chiếm được toàn bộ Britain trong chỉ một ngày với thiệt hại vài ngàn người chết. Vũ khí nguyên tử và chiến tranh cyber, ngược lại, là những kỹ thuật gây thiệt hại cao, nhưng lợi nhuận thấp. Bạn có thể dùng những công cụ như vậy để tiêu diệt trọn những quốc gia, nhưng không dùng để xây dựng những đế quốc có lợi nhuận.

Trong một thế giới tràn ngập chan chát tiếng dao kiếm đe dọa và những phập phồng bất an, có lẽ bảo đảm tốt nhất cho hòa bình của chúng ta là những cường quốc quan trọng đều không quen thuộc với những lấy thí dụ gần đây của những chiến tranh thành công. Trong khi Genghis Khan hay Julius Caesar có thể xâm lăng một nước ngoài nhanh chóng và chẳng cần suy nghĩ, những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩ quốc gia ngày nay như Erdogan, Modi và Netanyahu nói lớn tiếng nhưng rất cẩn thận về khởi động chiến tranh thực sự. Dĩ nhiên, nếu ai đó tìm được một công thức để gây c những cuộc chiến thành công trong những điều kiện của thế kỷ 21, những cánh cổng của hỏa ngục có thể mở toang nhanh chóng. Đây là điều làm thành công của Russia ở Crimea đặc biệt là một điềm đáng sợ. Hãy hy vọng nó vẫn là một ngoại lệ.

Cuộc Diễn Hành Của Điên Rồ [7]



Than ôi, ngay cả nếu chiến tranh vẫn là một kinh doanh không sinh lợi trong thế kỷ 21, điều đó sẽ không đem cho chúng ta một bảo đảm tuyệt đối về hòa bình. Chúng ta không bao giờ nên coi thường sự ngu xuẩn của con người. Cả trên mức độ cá nhân lẫn tập thể, con người dễ dàng nghiêng sang việc đẩy mình vào những hoạt động tự hủy hoại.

Trong năm 1939, chiến tranh đối với những cường quốc phe Axis có lẽ là một hành động phản tác dụng – thế nhưng nó đã không cứu thế giới. Một trong những điều kinh ngạc về Thế Chiến Thứ Hai là sau chiến tranh, những cường quốc thua trận đã thịnh vượng hơn đã bao giờ trước đó. Hai mươi năm sau khi sự hủy diệt hoàn toàn quân đội quân đội của họ và những đế quốc của họ sụp đổ cùng kiệt, những người Germany, người Italy và người Japan đã vui hưởng những mức độ giàu có chưa từng có. Như vậy, trước tiên, tại sao họ tất cả đã lao vào chiến tranh? Tại sao họ đã gây ra chết chóc và hủy diệt không cần thiết cho vô số hàng triệu người? Tất cả thế đó đã chỉ là một tính toán sai lầm ngu xuẩn. Vào những năm 1930, những tướng lĩnh, đô đốc, nhà kinh tế và nhà báo của Japan đều đồng ý với nhau rằng nếu không kiểm soát Korea, Manchuria và bờ biển nước Tàu, Japan tất phải chịu số phận xụp đổ vì kinh tế đình trệ. [8] Họ đều sai. Trong thực tế, phép màu kinh tế Japan nổi tiếng đã bắt đầu sau chỉ khi Japan mất tất cả những đất đai chinh phục của nó.

Sự ngu xuẩn của con người là một trong những sức mạnh quan trọng nhất trong lịch sử, nhưng chúng ta thường coi thường nó. Những nhà chính trị, tướng lĩnh và học giả xem thế giới như một ván cờ chess vĩ đại, trong đó mọi nước cờ đều tuân theo những tính toán lôgích cẩn thận. Đến một mức độ nhất định nào đó điều này đúng, nhưng không hoàn toàn đúng. Vài nhà lãnh đạo trong lịch sử đã từng điên cuồng, trong nghĩa hẹp của từ này, khi di chuyển những con tốt và những con sĩ một cách ngẫu nhiên. Tướng Tojo, Saddam Hussein và Kim Jong-il đã có những lý do dựa trên lý trí cho mọi nước cờ họ đã đánh. Nhưng vấn đề là thế giới thì phức tạp hơn nhiều so với một bàn cờ, và lý trí con người thì không đến được mức đủ khả năng để thực sự thấu hiểu nó. Do đó ngay cả những nhà lãnh đạo lý trí sáng suốt, sau cùng vẫn thường đi đến làm những điều rất ngu xuẩn.

Như vậy, chúng ta nên lo sợ về một Thế Chiến đến mức nào? Tốt nhất là tránh hai thái cực. Một mặt, chiến tranh thì chắc chắn không thể tránh. Chiến tranh Lạnh chấm dứt trong hòa bình chứng minh rằng khi con người làm những quyết định đúng, ngay cả những xung đột mức siêu cường cũng có thể giải quyết được một cách hòa bình. Hơn nữa, là điều hết sức nguy hiểm để giả định rằng một chiến tranh mới toàn thế giới thì không thể tránh. Đó sẽ là một tiên tri tự ứng vận vào chính mình. Một khi những quốc gia cho rằng chiến tranh thì không thể tránh, họ tăng cường quân đội của họ, bắt tay vào thi đua vũ trang theo đường xoắn ốc, từ chối mọi thỏa hiệp trong bất kỳ xung đột nào và nghi ngờ tất cả những cử chỉ thiện chí đều chỉ là những cạm bẫy. Điều đó bảo đảm sự nổi dậy của chiến tranh.

Mặt khác, sẽ là ngây thơ để giả định rằng chiến tranh thì không thể nào xảy ra. Ngay cả nếu chiến tranh là thảm họa cho tất cả mọi người, không gót và không luật của tự nhiên nào có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự ngu xuẩn của con người.

Một phương thuốc có tiềm năng chữa trị sự ngu xuẩn của con người là một liều thuốc của sự khiêm tốn. Những căng thẳng quốc gia, tôn giáo và văn hóa đều được làm tồi tệ hơn bởi cảm giác rằng quốc gia của tôi, tôn giáo của tôi và văn hóa của tôi là quan trọng nhất trên thế giới – do đó những lợi ích của tôi nên đứng trước những lợi ích của bất kỳ một ai khác, hay của loài người như một toàn khối. Như thế nào chúng ta có thể làm những quốc gia, tôn giáo và văn hóa thành thực tế và khiêm tốn hơn một chút về vị trí thực sự của chúng trên thế giới?





12
Khiêm tốn
Bạn không là cái rốn của vũ trụ đâu

Hầu hết người ta đều nghiêng sang tin rằng họ là ‘cái rốn’ của thế giới, và văn hóa của họ là cốt lõi nhất của lịch sử loài người. Nhiều người Greece tin rằng lịch sử đã bắt đầu với Homer, Sophocles và Plato, và tất cả những ý tưởng và phát kiến quan trọng đều đã ra đời ở Athens, Sparta, Alexandria hay Constantinople. Những người Tàu tự ái dân tộc trả đũa cãi lại rằng lịch sử thực sự bắt đầu với những ‘triều đại’ Huangdi, Xia và Shang [9], và bất cứ gì những người phương Tây, Muslim hay India đạt được đều chỉ là một bản sao nhợt nhạt của những đột phá nguyên thủy của người Tàu.

Những người tự hào bản xứ Hindu bác bỏ những khoe khoang này của những người Tàu, và lập luận rằng ngay cả máy bay và bom nguyên tử đều đã được những nhà hiền triết thời cổ ở tiểu lục địa India phát minh, rất lâu trước cả Confucius hay Plato, chưa kể Einstein và anh em nhà Wrigh. Bạn có biết, lấy thí dụ, đó là Maharishi Bhardwaj người phát minh ra tên lửa và máy bay, rằng Vishwamitra không chỉ đã phát minh nhưng cũng đã dùng tên lửa, rằng Acharya Kanad là cha đẻ của lý thuyết nguyên tử, và rằng Mahabharata mô tả chính xác những vũ khí nguyên tử? [10]

Những Muslim tín mộ xem tất cả lịch sử trước tiên tri Muhammad phần lớn như không quan hệ, chẳng có gì đáng kể, và xem tất cả lịch sử sau sự ‘vén lên cho thấy’ của Qur’an xoay quanh khối cộng đồng Muslim ràng buộc qua tôn giáo của họ [11]. Những ngoại lệ chính là những người theo chủ nghĩa dân tộc của Turkey, Iran và Egypt, những người lập luận rằng ngay cả trước Muhammad, những quốc gia tưng ứng của họ đã là nguồn mạch của tất cả những gì là tốt đẹp cho loài người, và rằng ngay cả sau sự ‘vén lên cho thấy’ của Qur’an, thì chủ yếu là dân tộc họ đã giữ gìn sự tinh khiết của Islam và truyền bá rộng rãi vinh quang của nó.

Không cần phải nói rằng Britain, France, Germany, USA, Russia, Japan và vô số những nhóm dân khác đều đã tự thuyết phục tương tự rằng loài người tất đã sống trong tình trạng dã man, và ngu xuẩn lẫn vô đạo đức, nếu đã không vì những thành tựu ngoạn mục của đất nước họ. Một số người trong lịch sử đã đi xa đến mức tưởng tượng rằng những thể chế chính trị và thực hành tôn giáo của họ đã là yếu tính với chính những luật của vật lý. Do đó người Aztec đã tin chắc rằng nếu không có những lễ hiến sinh họ thực hiện hàng năm, mặt trời sẽ không mọc nữa, và tất cả vũ trụ sẽ tan rã.

Tất cả những tuyên bố này đều sai. Chúng kết hợp một bướng bỉnh cố ý mù quáng về lịch sử với một dấu hiệu thoáng thấy của ngấm ngầm kỳ thị chủng tộc. Không tôn giáo hay quốc gia nào có mặt ngày nay đã có mặt khi con người chiếm lĩnh thế giới, thuần hóa thực vật và động vật, dựng những thành thị đầu tiên, hay phát minh chữ viết và tiền tệ. Đạo đức, nghệ thuật, tinh thần và sáng tạo đều là những khả năng phổ quát của con người được chôn gài sẵn trong DNA của chúng ta. Nguồn gốc hình thành của chúng có từ thời đồ đá Africa. Do đó, nó là một tự cao tự đại dốt đặc để gán cho chúng ở những địa điểm và vào những thời điểm gần đây hơn, dù có thể đó là nước Tàu thời Huangdi, Greece thời Plato, hay Arabia thời Muhammad.

Riêng tôi, tôi thì quá quen thuộc với tất cả sự tự cao tự đại dốt đặc như vậy, vì những người Jew, dân tộc của tôi, cũng nghĩ rằng họ là quan trọng nhất thế giới. Gọi tên bất kỳ thành tích hay sáng chế nào của con người và họ sẽ nhanh nhảu tuyên bố chúng đều do công trạng của họ. Và đã biết họ tường tận mật thiết, tôi cũng biết họ thực sự vững chắc tin vào những tuyên bố như vậy. Một lần, tôi đã đến gặp một thày dạy yoga ở Israel, người trong buổi nhập học đã giải thích với tất cả nghiêm trang rằng yoga đã được Abraham phát minh, và rằng tất cả những tư thế yoga dều xuất phát cơ bản từ những hình dạng những chữ cái Hebrew! (Do đó tư thế trikonasana bắt chước hình dạng của chữ aleph trong Hebrew, tuladandasana bắt chước dạng chữ daled, vv …) Abraham đã dạy những tư thế này cho người con trai của một người thiếp của ông, người này đã đến India và dạy yoga cho những người India. Khi tôi hỏi một số bằng chứng, người này đã trích dẫn một đoạn Kinh thánh: ‘Nhưng đối với những con do các vợ kế của ông sinh ra thì khi còn sống ông cho họ của cải, rồi bảo họ dọn về hướng đông, cách xa I-sác, là con vợ chánh, mà lập nghiệp.’ (Genesis 25: 6). Bạn có nghĩ rằng những món quà này là gì không? Thế nên, bạn thấy đấy, ngay cả yoga cũng đã được những người Jew thực sự phát minh.

Cho rằng Abraham là người phát minh yoga là một khái niệm nằm ở lề ngoài, không có gì quan trọng. Chưa nói đến việc đạo Juda chính thống long trọng chủ trương rằng toàn bộ vũ trụ tồn tại như vậy chỉ để cho những rabbi Jew có thể nghiên cứu những sách thánh của họ, và rằng nếu người Jew chấm dứt thực hành điều này, vũ trụ sẽ đi đến một kết thúc. Nước Tàu, India, Australia và ngay cả những thiên hà xa xôi sẽ bị tiêu diệt nếu những rabbi Jew ở Jerusalem và Brooklyn ngừng tranh luận về luật lệ và truyền thống trong Talmud. Đây là một điều lệ trung tâm của lòng tin của những người Jew Chính thống, và bất cứ ai dám hoài nghi nó tất bị xem là một kẻ dốt nát. Những người Jew thế tục có thể nghi ngờ hơn về tuyên bố lớn lao này, nhưng họ cũng tin rằng người Jew là những anh hùng trung tâm của lịch sử và là nguồn gốc sau cùng của đạo đức, tinh thần và học tập của con người.

Những gì đồng bào tôi thiếu trong những con số và ảnh hưởng thực, họ được đền bù dến quá đáng trong sự táo tợn liều lĩnh [12]. Vì là lịch sự hơn để chỉ trích đồng bào mình thay vì chỉ trích những dân tộc nước ngoài, tôi sẽ dùng thí dụ về đạo Juda để minh họa những chuyện kể tự cho mình là quan trọng đều lố bịch đến thế nào, và tôi sẽ nhường việc đó lại cho những người đọc quanh thế giới để chọc thủng cho xì hơi những khinh khí cẩu vốn dân tộc họ đã thổi phồng bằng khí nóng.

Người Mẹ của Freud 

Quyển Sapiens Một lịch sử ngắn gọn của loài người của tôi, nguyên được viết bằng Hebrew, cho một công chúng Israel. Sau khi ấn bản Hebrew đã phổ biến năm 2011, câu hỏi phổ thông tôi nhận được nhiều nhất từ những người đọc Israel là tại sao tôi hầu như họa hoằn mới nhắc đến đạo Juda trong lịch sử của tôi về loài người. Tại sao tôi viết rất nhiều về đạo Kitô, Islam và đạo Phật, nhưng dành chỉ một vài lời nói về tôn giáo Jew và người Jew? Có phải tôi cố ý làm ngơ trước sự đóng góp lớn lao vô cùng của họ với lịch sử loài người? Có phải tôi bị thúc đẩy bởi một vài agenda chính trị mờ ám?

Những câu hỏi như vậy tự nhiên đến với những người Jew Israel, những người được giáo dục ngay từ nhà trẻ để nghĩ rằng đạo Juda thì nổi tiếng và cực kỳ thành công của lịch sử loài người. Trẻ em Israel thường xong mười hai năm học mà không nhận được bất kỳ hình ảnh rõ ràng nào về những tiến trình lịch sử thế giới. Chúng hầu như không được dạy gì về nước Tàu, India hay Africa, và mặc dù chúng có học về đế quốc Rome, cách mạng France, và Thế Chiến Thứ hai, những mảnh ghép hình cô lập này không cộng vào với bất kỳ thuật kể bao quát nào. Thay vào đó, lịch sử mạch lạc duy nhất được hệ thống giáo dục Israel cung cấp, bắt đầu bằng thời kinh thánh cổ Hebrew, tiếp sang thời Đền thờ Thứ hai, bỏ qua trong số nhiều những cộng đồng Jew khác nhau thời Lưu vong, và dẫn tới đỉnh cao là sự nổi lên của chủ nghĩa Zion, thảm nạn Holocaust, và sự thành lập nhà nước Israel. Hầu hết học sinh rời trường học đã được thuyết phục rằng đây phải là cốt truyện chính của toàn thể câu chuyện của loài người. Ngay cả khi học sinh nghe về đế quốc Rome hay cách mạng France, những thảo luận trong lớp tập trung vào cách đế quốc Rome đối xử với người Jew, hay về tình trạng pháp lý và chính trị của người Jew trong Cộng hòa France. Những người được cho ăn theo một chế độ kiêng khem lịch sử như vậy, có rất nhiều khó khăn để nuốt trôi ý tưởng rằng đạo Juda đã chỉ có tác động tương đối nhỏ trên thế giới như một toàn thể.

Đã vậy, sự thật là đạo Juda chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong quyển sử năm tháng của loài chúng ta. Không giống những tôn giáo phổ quát như đạo Kitô, Islam và đạo Phật, đạo Juda đã vẫn luôn luôn là một tín ngưỡng bộ tộc. Nó tập trung trên số phận của một nước nhỏ và một vùng đất rất nhỏ, và có ít quan tâm đến số phận của tất cả những dân tộc khác và tất cả những quốc gia khác. Lấy thí dụ, nó ít chú ý về những sự kiện ở Japan hay về những con người của tiểu lục địa India. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi vai trò lịch sử của nó thì giới hạn.

Chắc chắn là đúng rắng đạo Juda đã khởi sinh đạo Kitô, và ảnh hưởng đến sự ra đời của Islam – hai trong số những tôn giáo quan trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, công trạng dành cho những thành tựu trên toàn thế giới của đạo Kitô và Islam – cũng như mặc cảm tội lỗi vì nhiều những tội ác của họ – đều thuộc về chính những người Kitô và Muslim hơn là những người Jew. Chỉ vì là không công bằng khi đổ lỗi cho đạo Juda về những vụ giết người tập thể trong những cuộc Viễn chinh Thánh chiến Kitô (đạo Kitô có tội 100 phần trăm), thế nên cũng không có lý do để gán công cho đạo Juda về ý tưởng quan trọng trong đạo Kitô rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Gót (một ý tưởng đứng mâu thuẫn trực tiếp với lý thuyết Jew Chính thống, vốn ngay cả ngày nay cũng vẫn cho rằng những người Jew thực chất đều vượt trội tất cả những người khác).

Vai trò của đạo Juda trong câu chuyện của loài người thì một chút giống như vai trò của người mẹ của Freud trong lịch sử phương Tây thời nay. Dù tốt hay xấu, Sigmund Freud đã có ảnh hưởng lớn lao về khoa học, văn hóa, nghệ thuật và trí tuệ dân gian của phương Tây thời nay. Đúng là nếu không có người mẹ của Freud, chúng ta tất đã không có Freud, và những chí hướng, những quan điểm ​​và cá tính đặc biệt của Freud đã có khả năng định hình, đến một mức độ quan trọng, qua quan hệ của ông với người mẹ – như ông sẽ là người đầu tiên thừa nhận. Nhưng khi viết lịch sử của phương Tây thời nay, không ai mong đợi cả một chương viết về người mẹ của Freud. Tương tự, nếu không có đạo Juda, bạn sẽ không có đạo Kitô, nhưng điều đó không tương xứng đem cho đạo Juda nhiều quan trọng khi viết lịch sử thế giới. Vấn đề quan trọng là những gì đạo Kitô đã làm với di sản của người mẹ Jew của nó.

Điều là hiển nhiên rằng dân tộc Jew là một dân tộc độc đáo với lịch sử đáng kinh ngạc (mặc dù điều này đúng với hầu hết những dân tộc khác). Cũng tương tự hiển nhiên rằng truyền thống Jew có đầy những hiểu biết sâu xa và những giá trị xuất sắc đáng khâm phục (mặc dù nó cũng đầy một số gồm những ý tưởng phải xét lại, và những thái độ kỳ thị chủng tộc, ác cảm với phái nữ và giới đồng tính). Cũng đúng thêm hơn, là tương ứng với số lượng nhỏ của họ, những người Jew đã có một tác động không cân xứng về lịch sử trong 2.000 năm qua. Nhưng khi bạn nhìn vào bức tranh lớn về lịch sử của chúng ta như một loài, kể từ sự xuất hiện của Homo sapiens hơn 100.000 năm trước, rõ ràng là sự đóng góp của người Jew vào lịch sử thì đã rất giới hạn. Con người định cư trên toàn bộ hành tinh, chuyển sang định cư nông nghiệp, xây dựng những thành thị đầu tiên, phát minh chữ viết và tiền, tất cả đã xảy ra hàng nghìn năm trước khi có đạo Juda xuất hiện.

Ngay cả trong hai nghìn năm vừa qua, nếu bạn nhìn vào lịch sử từ góc nhìn của người Tàu hay người bản địa America, thật khó để thấy có bất kỳ đóng góp nào của người Jew, ngoại trừ gián tiếp hay trung gian, qua vai trò của những người Kitô hay Muslim. Do đó sách Thánh Cũ Hebrew đã trở thành một nền tảng của văn hóa loài người toàn cầu vì nó được đạo Kitô nhiệt thành chấp nhận đưa vào Kinh Thánh. Ngược lại, Talmud – có sự quan trọng với văn hóa Jew vượt xa sách Thánh cũ Hebrew – đã bị đạo Kitô gạt bỏ, do đó vẫn là một bản văn bí truyền, hầu như những người Arab, Poland hay Netherlands không biết đến, chưa kể đến người Japan và người Maya. (Vốn là một điều thật đáng tiếc, vì Talmud là một quyển sách đầy những suy tưởng sâu xa và nhân ái hơn sách Thánh Cũ rất nhiều.) [13]

Bạn có thể gọi tên một tác phẩm nghệ thuật lớn lấy cảm hứng từ Sách Thánh cũ? Ồ, việc đó thì dễ dàng: David của Michelangelo, Nabucco của Verdi, Mười điều răn của Cecil B. DeMille. Bạn có biết về bất kỳ tác phẩm nổi tiếng nào lấy cảm hứng từ sách Thánh Mới? Dễ như ăn bánh ngọt: Bữa ăn tối cuối cùng của Leonardo, St Matthew Passion của Bach, Cuộc đời Brian của Monty Python. Bây giờ cho câu hỏi thực: bạn có thể kể một vài kiệt tác lấy cảm hứng từ sách Talmud?

Mặc dù những cộng đồng Jew lan rộng khắp những phần thế giới đã nghiên cứu sách Talmud, họ đã không đóng một vai trò quan trọng nào trong việc xây dựng đế quốc Tàu, trong những hải trình của Europe khám phá đại dương, trong sư thành lập hệ thống dân chủ, hay trong cuộc cách mạng kỹ nghệ. Đồng tiền đúc, trường đại học, nghị viện, ngân hàng, la bàn, máy in và động cơ hơi nước, tất cả đều do những người ngoài đạo Juda phát minh.

Đạo đức trước khi có Kinh thánh [14]

Người Israel thường dùng từ ngữ ‘ba tôn giáo lớn’, nghĩ rằng những tôn giáo đó là đạo Kitô (2,3 tỷ tín đồ), Islam (1,8 tỷ tín đồ) và đạo Juda (15 triệu t tín đồ). Đạo Hindu, với hàng tỷ tín đồ, và đạo Phật, với hơn 500 triệu tín đồ – chưa kể đến đạo Shinto (50 triệu) và đạo Sikh (25 triệu) – đều không ‘tới mức’ được kể. [15] Điều này đã bẻ cong khái niệm ‘ba tôn giáo lớn’ thường ngụ ý trong não thức của người Israel rằng tất cả những truyền thống tôn giáo và đạo đức lớn đều nổi lên từ bụng mẹ là đạo Juda, cho đó là tôn giáo đầu tiên rao giảng những quy tắc đạo đức phổ quát. Như thể con người trước thời của Abraham và Moses đều sống trong một trạng thái man dã tự nhiên như trong Hobbes, [16] không có bất kỳ tuân thủ đạo đức nào, và dường như tất cả đạo đức thời nay đều xuất phát từ Mười Điều Răn (của sách Thánh). Đây là một ý tưởng vô căn cứ và xấc láo, gạt bỏ nhiều những truyền thống đạo đức quan trọng nhất trên thế giới.

Những bộ tộc săn bắn hái lượm thời đồ đá đã có những qui luật đạo đức từ hàng chục ngàn năm trước Abraham. Khi những người Europe đầu tiên đến định cư ở Australia vào cuối thế kỷ 18, họ đã gặp những bộ tộc thổ dân có một cái nhìn đạo đức rất tiến bộ về thế giới, mặc dù họ hoàn toàn không biết gì về Moses, Giêsu hay Muhammad. Thật khó để biện luận rằng những người Kitô thực dân đã thể hiện những tiêu chuẩn đạo đức cao khi chiếm đất rồi đánh giết, xua đuổi những người bản xứ.

Những nhà khoa học ngày nay chỉ ra rằng thực sự đạo đức đã có gốc rễ tiến hóa sâu xa, định thời điểm trước sự xuất hiện của loài người hàng triệu năm. Tất cả xã hội những động vật loài có vú, chẳng hạn như loài chó sói, cá heo và khỉ, có những qui luật đạo đức, thích nghi bởi tiến hóa để thúc đẩy sự hợp tác nhóm. [17] Lấy thí dụ, khi những sói con chơi với nhau, chúng có quy tắc ‘chơi công bằng’. Nếu một con cắn quá mạnh, hay tiếp tục cắn một đối thủ đã ngã lăn lưng và đầu hàng, những con khác sẽ không chơi với con ấy nữa. [18] 

Trong những bầy chimpanzee, một con đầu đàn được trông mong sẽ tôn trọng những quyền sở hữu của những con yếu hơn cùng đàn. Nếu một con chimpanzee cái nhỏ tuổi tìm thấy một quả chuối, ngay cả con đực đầu đàn cũng thường sẽ tránh lấy cắp quả chuối đó cho mình. Nêu con này phá vỡ quy tắc này, nó có khả năng mất địa vị. [19] Loài ape không chỉ tránh dùng lợi thế trên những con yếu cùng nhóm, nhưng đôi khi tích cực giúp chúng. Một con chimpanzee đực và lùn, gọi là Kidogo, sống trong sở thú của quận Milwaukee, bị một bệnh tim nghiêm trọng khiến nó trở nên yếu đuối và bối rối. Khi lần đầu tiên chuyển nó đến sở thú, nó không thể tự định hướng cũng không hiểu hướng dẫn của những người coi thú. Khi những con chimpanzee kia hiểu tình trạng khó khăn của con này, chúng can thiệp. Chúng thường nắm tay Kidogo, và dẫn nó đến bất cứ nơi nào nó cần phải đi. Nếu Kidogo trở nên lạc lõng, nó sẽ thốt lớn những dấu hiệu đau khổ sở, và một số ape sẽ vội đến cứu giúp.

Một trong những con giúp đỡ chính của Kidogo là con đực có địa vị cao nhất trong bầy, Lody, không chỉ hướng dẫn Kidogo, mà còn bảo vệ con này. Trong khi hầu như tất cả những con trong nhóm đều đối xử với Kidogo với lòng tốt, một con ape đực còn trẻ gọi là Murph thường chọc ghẹo Kidogo không thương hại. Khi Lody nhận thấy hành vi như vậy, nó thường đuổi kẻ bắt nạt này chạy xa, hay quàng tay ôm lấy Kidogo để bảo vệ. [20]

Một trường hợp ngay cả còn cảm động hơn xảy ra trong vùng rừng sâu của Ivory Coast. Sau khi một con chimpanzee trẻ có biệt danh Oscar bị mất mẹ, nó đơn độc gắng gỏi rất chật vật để tồn tại. Không con nào trong số những chimpanzee mẹ khác sẵn sàng chấp nhận và chăm sóc Oscar, vì những con này đều có gánh nặng là chính những đứa con nhỏ của chúng. Oscar dần gầy đi, mất sức khỏe và sức sống. Nhưng khi tất cả dường như đã mất, Oscar đã được con alpha đầu đàn, Freddy ‘nhận nuôi’. Con alpha này lo chắc để cho Oscar được ăn đủ, và ngay cả còn cõng Oscar trên lưng. Những xét nghiệm di truyền đã chứng minh rằng Freddy không liên quan với Oscar. [21] Chúng ta chỉ có thể suy đoán về điều gì đã thúc đẩy con chimpanzee đực già, đầu đàn thô lỗ, để đi đến chăm sóc con chimpanzee trẻ mồ côi, nhưng hiển nhiên những con ape lãnh đạo, như Freddy, đã phát triển khuynh hướng giúp đỡ những con yếu kém, khốn khó, và mất mẹ, hàng triệu năm trước khi có Kinh thánh hướng dẫn những người Jew thời cổ rằng họ không nên ‘ngược đãi bất kỳ góa phụ hay đứa con không cha ‘(Exodus 22:21), và trước khi nhà tiên tri Amos, than phiền về những tầng lớp xã hội lớp trên ‘người đàn áp người thấp hèn và đè nghiến người khốn khó (Amos 4: 1).

Ngay cả giữa những Homo sapiens sống ở Trung Đông thời cổ, những lời những tiên tri như trong kinh Thánh đều không phải đã chưa có trước đó. ’Ngươi không được giết người’ và ‘Ngươi không được ăn cắp’ đều đã được biết đến trong những điển luật pháp lý và đạo đức của những quốc gia thành phố Sumer, Egypt thời pharaon và đế quốc Babylon. Những ngày nghỉ định kỳ dài (để dành vào việc thờ phụng tôn giáo) đã có trước ngày Sa-bát của người Jew. Một nghìn năm trước khi tiên tri Amos khiển trách giới thượng lưu Israel vì hành vi áp bức của họ, vua Hammurabi ở Babylon đã giải thích rằng những vị gót vĩ đại đã chỉ thị cho ông “để chứng tỏ công lý trên mặt đất, để tiêu diệt tà ác và vô đạo, để ngăn mạnh bóc lột yếu’. [22]

Trong khi đó ở Egypt – hàng thế kỷ trước khi Moses ra đời – những scriber [23] đã chép ‘câu chuyện về người làm ruộng hùng hồn’, kể một làm ruộng nghèo có của cải bị một chủ đất tham lam đánh cắp. Người làm ruộng đến kiện với những quan lại tham nhũng của Pharaoh, và khi họ không bảo vệ được người làm ruộng, người này bắt đầu giải thích cho họ tại sao họ phải đem cho công lý và đặc biệt bảo vệ người nghèo từ người giàu. Trong một câu chuyện ngụ ngôn đầy màu sắc, người nông dân Egypt này giải thích rằng tài sản ít ỏi của người nghèo giống như chính hơi thở của họ, và những quan lại tham nhũng làm họ nghẹt thở bằng bóp nghẽn mũi họ. [24]

Nhiều luật trong sách Thánh sao chép những luật lệ đã được chấp nhận ở Mesopotamia, Egypt và Canaan hàng trăm năm và ngay cả hàng nghìn năm trước khi thành lập vương quốc Juda và Israel. Nếu sách thánh đạo Juda đã đem cho những luật này uốn vặn nào, đó là việc xoay chúng từ những quy luật phổ quát áp dụng cho tất cả mọi người, thành những điển luật của bộ tộc, chủ yếu nhắm vào người Jew. Đạo đức Jew là ban đầu đã thành hình như một công chuyện riêng cho bộ tộc, và vẫn còn như vậy với một vài chừng mức cho đến ngày nay. Sách Thánh cũ, sách Talmud và nhiều người (mặc dù không phải tất cả) rabbi Jew đã chủ trương rằng đời sống của một người Jew thì giá trị hơn đời sống của một người ngoại đạo, đó là tại sao, lấy thí dụ, người Jew được miễn tội phạm thánh nếu hành động trong ngày Sa-bát để cứu một người Jew khỏi cái chết, nhưng bị cấm làm như vậy nếu đơn thuần chỉ để cứu một người ngoại đạo (Babylonian Talmud, Yoma 84: 2). [25]

Một số nhà hiền triết Jew đã lập luận rằng ngay cả điều răn nổi tiếng ‘Hãy yêu kẻ hàng xóm như yêu chính mình’ chỉ đề cập đến những người Jew, và hoàn toàn không có điều răn nào bảo nên nay phải yêu những người ngoài đạo. [26]Thật vậy, bản văn gốc từ Leviticus nói: ‘Đừng tìm báo thù cũng đừng mang oán hận với ai trong số những người của ngươi, nhưng phải yêu những người láng giềng ngươi như chính ngươi’ (Leviticus 19:18), vốn đưa đến nghi ngờ rằng ‘láng giềng của ngươi’ chỉ đề cập đến những ai là ‘những người của ngươi’ là những người cùng đạo, cùng dân Jew. Nghi ngờ này được tăng lên rất nhiều bởi thực tế là kinh Thánh ra lệnh cho người Jew tiêu diệt một số dân như những dân Amalekite và dân Canaan, sống trong những vùng Sainai và Canaan : ‘Đừng để sống sót dù chỉ một mống!’ quyển sách thánh đã phán, ‘diệt sạch chúng hoàn toàn – những dân Hittite, Amorites Canaan, Perizzite, Hivite và Jebusite – như Gót của ngươi đã truyền lệnh cho ngươi (Deuteronomy 20: 16–17). Đây là một trong những trường hợp được ghi lại đầu tiên trong lịch sử loài người khi hành động diệt chủng được trình bày như là một nhiệm vụ bó buộc của tôn giáo [27]

Đã chỉ do những người Kitô lựa chọn một số những mẩu ‘nuốt trôi được’ trong những điển luật đạo đức của người Jew, biến chúng thành những điều răn đạo đức phổ quát và truyền bá chúng khắp thế giới. Thật vậy, đạo Kitô tách khỏi đạo Juda chính xác trên căn nguyên đó. Trong khi nhiều người Jew cho đến nay vẫn tin rằng điều gọi là ‘dân tộc được Gót chọn’ thì gần với Gót hơn những dân quốc gia khác, người sáng lập đạo Kitô – Thánh chiên Paul – đã nhấn mạnh rõ ràng trong Thư Thông báo cho những người Kitô ở Galatia, nổi tiếng của ông, rằng ‘không có (phân biệt) Jew hay ngoại đạo, nô lệ hay tự do, cũng không nam và nữ, vì tất cả các ngươi là một trong JesuscChrist’ (Galatian 3:28).

Và chúng ta phải nhấn mạnh lần nữa, rằng bất kể tác động dù to lớn đến đâu của đạo Kitô, đây chắc chắn không là lần đầu tiên một người rao giảng một đạo đức phổ quát. Kinh Thánh thì còn xa mới được xem là suối nguồn duy nhất của đạo đức con người (và như thế là rất may mắn, với đầy rẫy những kỳ thị chủng tộc, những thái độ của nó với phái nữ và giới đồng tính). Confucius, Laozi, Phật và Mahavira đã thiết lập những qui luật đạo đức phổ quát rất lâu trước Paul và Jesus, mà họ đều không biết gì tất cả về vùng đất Canaan hẻo lánh, hay những tiên tri của xứ Israel nhỏ bé. Confucius dạy với ý rằng – người ta phải yêu người khác như yêu bản thân mình – khoảng 500 năm trước Rabbi Hillel trưởng lão nói rằng đây là yếu tính của Torah. Và tại một thời khi đạo Juda vẫn còn bắt buộc sự hiến sinh của động vật và tiêu diệt hệ thống toàn bộ những quần thể người ngoài đạo, Phật và Mahavira đã dạy những tín đồ của họ phải tránh làm hại không chỉ tất cả con người, nhưng cũng bất kỳ những loài vật nào có sự sống, kể cả những loài sâu bọ. Do đó, tuyệt đối vô nghĩa để gán cho đạo Jew và đạo Kitô và Islam, những con cái của nó, với công trạng là ‘tạo ra’ nền đạo đức cho con người.

Sự ra đời của sự mù quáng cố chấp, thiếu khoan dung trong tôn giáo

Thế còn về tôn giáo tin-chỉ-một-gót thì sao? Không phải đạo Juda ít nhất xứng đáng được khen ngợi đặc biệt vì đi đầu trong tin tưởng vào một gót duy nhất, có một không hai, điều không xảy ra ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới (ngay cả nếu tin tưởng này sau đó đã lan truyền đến tận mọi góc biển chân trời khắp quả đất bởi những người Kitô và Muslim hơn là bởi người Jew)? chúng ta có thể lý sự một chút ngay cả về điều đó, vì bằng chứng rõ ràng đầu tiên cho tôn giáo tin-chỉ-một-gót đến từ cách mạng tôn giáo của Pharaoh Akhenaten khoảng 1350 TCN, và những tài liệu như bia đá Mesha (vua Mesha, dân Moab, dựng lên) chỉ ra rằng tôn giáo của Israel trong Kinh thánh không khác gì tất cả với tôn giáo của những vương quốc láng giềng như Moab. Mesha mô tả gót vĩ đại Chemosh của ông, theo cùng một cách mà kinh Thánh cũ mô tả Yahweh. Nhưng vấn đề thực sự với ý tưởng rằng đạo Juda đã đóng góp tôn giáo tin-chỉ-một-gót cho thế giới là rằng điều này thì khó có thể tự hào. Từ một quan điểm đạo đức, tôn giáo tin-chỉ-một-gót được cho là một trong những ý tưởng tồi tàn tệ hại nhất trong lịch sử loài người. [28]

Tôn giáo tin-chỉ-một-gót đã làm rất ít cho tốt hơn những tiêu chuẩn đạo đức của con người – bạn có thực sự nghĩ rằng những Muslim có đạo đức hơn những Hindu, chỉ vì Muslim tin một gót duy nhất, trong khi Hindu tin nhiều gót? Có phải những conquistadore, những người Spain Kitô xâm lăng, đã đạo đức hơn những bộ tộc dân bản địa America? Điều những tôn giáo tin-chỉ-một-gót chắc chắn đã làm được là khiến càng nhiều người trở nên rất kém khoan dung hơn rất nhiều so với trước đây, từ đó góp phần vào sự lan truyền của những xung đột dẫn đến bức hại tôn giáo và những cuộc viễn chính thánh chiến. Những người theo những tôn giáo tin có nhiều gót thấy là điều hoàn toàn chấp nhận được rằng những người khác nhau sẽ tôn thờ những vị gót khác nhau, và thực hành những nghi thức và nghi lễ nhiều loại khác nhau. Họ hiếm khi đánh nhau, hãm hại, hay giết người chỉ vì tin tưởng tôn giáo của họ. Ngược lại, những người tin-chỉ-một-gót tin rằng Gót của họ là vị gót duy nhất, và gót này đòi hỏi sự vâng lời tuyệt đối, khắp nơi, mọi người, và toàn thế giới. Hệ quả là, khi đạo Kitô và Islam lan tràn khắp thế giới, cũng thế, tỷ lệ thập tăng lên với những viễn chính thánh chiến, jihad, và kỳ thị tôn giáo. [29]

Để so sánh, lấy thí dụ, thái độ của Hoàng đế Ashoka của India trong thế kỷ 3 TCN, với của những hoàng đế Kitô của thời cuối đế quốc Rome. Hoàng đế Ashoka đã cai trị một đế quốc đầy ắp những tôn giáo, giáo phái và guru. Ông đã tự cho mình danh hiệu chính thức của ‘được những vị gót thương yêu’ và là ‘người nhìn mọi người với thương yêu Đâu đó vào khoảng năm 250, TCN, ông đã ban hành một sắc lệnh của hoàng đế về sự khoan dung trong đó ông tuyên bố rằng:

Người được những Gót thương yêu, vua là vị đối xử với mọi người với thương yêu, tôn vinh cả những người xuất gia khổ hạnh lẫn những người tu tại gia của mọi tôn giáo… và những giá trị vốn ở đó vốn nên được làm lớn mạnh trong những yếu tính của mọi tôn giáo. Tăng trưởng trong những bản tính thiết yếu có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có như gốc rễ của chúng để kềm chế trong lời nói, nghĩa là, không ca ngợi tôn giáo riêng của mình, hay lên án tôn giáo của người khác với không lý do chính đáng ... Bất cứ ai ca ngợi tôn giáo của chính mình, do lòng sùng kính quá mức và lên án những người khác với ý nghĩ ‘Hãy để tôi tôn vinh tôn giáo của riêng tôi’, chỉ gây hại cho chính tôn giáo của mình. Do đó tiếp xúc giữa những tôn giáo thì tốt. Người ta nên lắng nghe và tôn trọng những giáo lý được người khác tự nhận. Người được những Gót thương yêu, vị vua đối xử với mọi người với thương yêu, mong muốn tất cả cũng nên học cho giỏi giang về những học thuyết tốt lành của những tôn giáo khác.[30]

Năm trăm năm sau, đế quốc La mã thời cuối đã cũng đa dạng như India của Ashoka, nhưng khi đạo Kitô đã dành chiếm, những hoàng đế đã chấp nhận một phương cách tiếp cận khác biệt với tôn giáo. Bắt đầu với Constantine hoàng đế Lớn, và con trai Constantius II của ông, những hoàng đế đóng cửa tất cả những đền thờ không-Kitô và cấm tất cả những gì là nghi lễ ‘không-Kitô’ (ngoại giáo) với tội chết. Sự đàn áp lên đến đỉnh cao dưới triều của hoàng đế Theodosius – tên của ông có nghĩa là ‘được Gót đem cho’ – người trong năm 391, đã ban hành những nghị định Theodosius có hiệu lực đặt tất cả những tôn giáo, trừ đạo Kitô và đạo Juda, thành bất hợp pháp (đạo Juda cũng bị bức hại nhiều cách, nhưng thực hành nó vẫn dược xem là ‘hợp pháp). [31] Theo pháp luật mới, người ta có thể bị xử tử hình ngay cả khi thờ Jupiter hay Mithras kín đáo trong nhà riêng của mình. [32] Là một phần trong chiến dịch để làm sạch đế quốc của họ với tất cả những di sản tôn giáo không-Kitô, những hoàng đế Kitô cũng đã cấm Olympic. Đã được tổ chức hơn một nghìn năm, lần cuối Olympic được tổ chức vào cuối thế kỷ thứ 4 hay đầu thế kỷ thứ 5. [33]

Dĩ nhiên, không phải tất cả những nhà cầm quyền tin-chỉ-một-gót đều không khoan dung tôn giáo như Theodosius, trong khi có nhiều nhà cầm quyền bác bỏ tôn giáo tin-chỉ-một-gót mà không tiếp nhận chính sách cởi mở của Ashoka. Tuy nhiên, bằng nhấn mạnh rằng ‘không có gót nào nhưng chỉ gót của chúng ta’ ý tưởng tin-chỉ-một-gót đã nghiêng sang khuyến khích hẹp hòi mù quáng. Người Jew sẽ làm được nhiều để giảm bớt gánh nặng của họ trong tai hại phổ biến même nguy hiểm này, và để những người Kitô và Muslim gánh chịu trách nhiệm về nó.

Vật lý học Jew, Sinh học Kitô

Chỉ trong thế kỷ 19 và 20, chúng ta thực thấy người Jew làm một đóng góp phi thường cho loài người như một toàn thể, qua vai trò vượt quá số lượng của họ trong khoa học thời nay. Ngoài những tên tuổi lừng lẫy như Einstein và Freud, khoảng 20% ​​ những người chiếm giải Nobel về khoa học là những người Jew, mặc dù số người Jew chiếm ít hơn 0,2 % dân số thế giới. [34] Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng đây đã là một sự đóng góp của những cá nhân Jew hơn là của đạo Juda như một tôn giáo hay một văn hóa. Hầu hết những những nhà khoa học Jew quan trọng trong 200 năm qua đã hoạt động ngoài thế giới của tôn giáo người Jew. Thật vậy, những người Jew đã bắt đầu làm được đóng góp đáng kể của họ cho khoa học chỉ một khi họ bỏ nghiên cứu luật Talmud trong những viện yeshivas, sang nghiên cứu (luật của tự nhiên) trong những phòng thí nghiệm.

Trước 1800, tác động của những người Jew với khoa học đã là hạn hẹp. Cũng là tự nhiên, người Jew đã không đóng vai trò quan trọng nào trong tiến bộ của khoa học ở nước Tàu, India hay trong văn minh Maya. Ở Europe và Trung Đông, có một số những nhà tư tưởng Jew, như Maimonides, đã có ảnh hưởng đáng kể với những đồng nghiệp ngoài đạo của họ, nhưng tác động tổng thể của người Jew ít nhiều tỷ lệ thuận với lượng người của họ. Trong những thế kỷ 16, 17 và 18, tư tưởng đạo Juda hầu như không là phương tiện hay trợ giúp nào vào sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học. Ngoại trừ Spinoza (người đã bị cộng đồng Jew trục xuất khỏi đạo vì rắc rối của ông), bạn khó có thể nhắc tên được một người Jew quan trọng nào về sự ra đời của vật lý, hóa học, sinh học hay khoa học xã hội thời nay. Chúng ta không biết tổ tiên của Einstein đã làm gì trong thời của Galileo và Newton, nhưng trong tất cả những gì có thể xảy ra, họ chắc đã quan tâm nhiều hơn vào nghiên cứu Talmud hơn là nghiên cứu về ánh sáng.

Thay đổi lớn đã xảy ra chỉ trong thế kỷ 19 và 20, khi phong trào thế tục hóa và phong trào Ánh sáng Jew [35] khiến nhiều người Jew tiếp nhận quan điểm về thế giới và lối sống của những người hàng xóm của họ. Người Jew khi đó đã bắt đầu dự vào những trường đại học và trung tâm nghiên cứu trong những nước như Germany, France và USA. Những học giả Jew đã đem theo những di sản văn hóa quan trọng từ những ghét-tôshtetls (thị trấn Jew). Giá trị trung tâm của giáo dục trong văn hóa người Jew đã là một trong những lý do chính cho sự thành công phi thường của những nhà khoa học Jew. Những yếu tố khác gồm mong muốn của một thiểu số bị ngược đãi để chứng minh giá trị của nó, và những hàng rào ngăn cản những người Jew tài năng tvới sự thăng tiến trong nhiều tổ chức kỳ thị-Jew hơn như quân đội và chính quyền.

Tuy nhiên, trong khi những nhà khoa học Jew đã mang theo với họ, từ những yeshivas, kỷ luật cứng rắn và một lòng tin sâu xa vào giá trị của kiến thức, họ kđã hông mang theo bất kỳ hành lý có ích nào về những ý tưởng và những thị kiến cụ thể . Einstein là người Jew, nhưng thuyết tương đối không là ‘vật lý Jew’. Lòng tin vào sự thiêng liêng của Torah có liên hệ gì với thị kiến sâu xa rằng năng lượng bằng khối lượng nhân với bình phương của tốc độ của ánh sáng (e=mc2)? Để làm một so sánh, Darwin đã là một người Kitô và ngay cả khi ông bắt đầu vào Cambridge, đã dự định thành một thày chăn chiên của hội nhà thờ England. Điều đó có hàm ý rằng thuyết tiến hóa là một lý thuyết Kitô? Sẽ thật là hết sức lố bịch khi kể thuyết tương đối như một đóng góp của văn hóa hay tôn giáo người Jew cho loài người, cũng giống như nó sẽ là lố bịch để gán công đạo Kitô với thuyết tiến hóa.

Tương tự, rất khó để thấy bất cứ gì đặc biệt Jew về sáng chế của tiến trình của tổng hợp amoniac của Fritz Haber (Giải Nobel Hóa học, 1918); về việc khám phá chất kháng sinh streptomycin của Selman Waksman (Giải Nobel về Sinh lý học hay Y học, 1952); hay về tìm ra được những tinh thể quasic của Dan Shechtman (Giải Nobel Hóa học, 2011). Trong trường hợp của những học giả từ khoa học nhân văn và khoa học xã hội – như Freud – di sản Jew của họ có lẽ có ảnh hưởng sâu xa hơn đến những thị kiến của họ. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, những gián đoạn đình chỉ thì chói sáng hơn những nối kết sống sót. Quan điểm của Freud về tâm lý con người rất khác với của những rabbi như Joseph Caro hay Yochanan ben Zakkai, và ông đã làm không khám phá được mặc cảm Oedipus bằng đọc kỹ lưỡng Shulhan Arukh (điển lệ của luật Jew).

Để tóm tắt, mặc dù sự nhấn mạnh của người Jew về việc học tập có thể đã làm một đóng góp quan trọng cho sự thành công đặc biệt khác thường của những nhà khoa học Jew, nhưng đó là những nhà tư tưởng không-Jew đã đặt nền tảng cho những thành tựu của Einstein, Haber và Freud. Cuộc cách mạng khoa học không là một dự án của những gì thuộc về Jew và người Jew tìm thấy vị trí của họ trong đó chỉ khi họ chuyển từ những yeshivas sang những trường đại học. Thật vậy, thói quen của người Jew tìm những trả lời cho tất cả những câu hỏi bằng đọc lại những bản văn cổ là một trở ngại đáng kể cho sự hội nhập của người Jew vào thế giới của khoa học thời nay, nơi những trả lời đến từ những quan sát và thí nghiệm. Nếu có bất cứ gì về tôn giáo Jew nhất thiết dẫn đến những khám phá khoa học, tại sao những năm giữa 1905 và 1933, có 10 người Jew thế tục ở Germany đoạt giải Nobel về hóa học, y học và vật lý, nhưng trong cùng thời kỳ đó, không một người Jew siêu-chính thống hay một người Jew Bulgaria hay người Jew Yemen đã giành được giải Nobel nào?

Sợ rằng tôi bị ngờ là một ‘người Jew tự ghét mình’, hay một người ác cảm với những gì thuộc-Jew, tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi không nói rằng đạo Juda là một tôn giáo tà ác hay hiền lành đặc biệt. Tất cả những gì tôi nói là nó không có gì đặc biệt quan trọng với lịch sử loài người. Trong nhiều thế kỷ đạo Juda là tôn giáo khiêm nhường của một thiểu số nhỏ bị đàn áp vốn thích đọc và suy ngẫm thay vì xâm lăng những quốc gia xa xôi và trói cọc đốt sống những người dị giáo.

Những người ác cảm với những gì thuộc-Jew thường nghĩ rằng người Jew rất quan trọng. Những người này thường tưởng tượng rằng những người Jew kiểm soát thế giới, hay hệ thống ngân hàng, hay ít nhất là những phương tiện truyền thông, và đổ lỗi cho những người Jew tất cả mọi sự việc, từ hiện tượng quả Đất ấm dần đến cuộc tấn công 9/11. Tâm lý hoang tưởng bị đè nén hay do đố kỵ xé nhỏ ra to thành bài-Jew kiểu như vậy là lố bịch cũng như tâm lý hoang tưởng tự đại của những người Jew. Những ngừoi Jew có thể là một đám người rất đáng chú ý, nhưng khi bạn nhìn vào bức tranh lớn, bạn phải nhận ra rằng họ chỉ có tác động rất giới hạn trên thế giới.

Trong suốt lịch sử, con người đã tạo ra hàng trăm tôn giáo và giáo phái khác nhau. Một số ít trong chúng – đạo Kitô, Islam, đạo Hindu, đạo Khổng và đạo Phật – ảnh hưởng đến hàng tỷ người (không phải lúc nào cũng là tốt nhất). Nhưng số đông đảo những tín ngưỡng – như đạo Bon, đạo Yoruba và đạo Juda – có tác động nhỏ hơn nhiều. Cá nhân tôi thích ý tưởng của việc giảm thấp dần, không phải từ những kẻ tàn bạo của chinh phục thế giới, nhưng từ những dân tộc ít đáng kể, những người hiếm khi dí mũi vào sự việc của những người khác. Nhiều tôn giáo ca ngợi giá trị của sự khiêm nhường – nhưng sau đó chúng đều tưởng tượng mình là điều quan trọng nhất trong vũ trụ. Họ kết hợp những tiếng gọi của sự hiền lành dễ bảo cá nhân với sự kiêu ngạo trắng trợn của tập thể. Con người của tất cả tín ngưỡng sẽ làm được điều tốt khi nghiêm chỉnh thành thật hơn để nhận lấy sự khiêm tốn.

Và trong tất cả những hình thức khiêm tốn, có lẽ điều quan trọng nhất là phải có khiêm tốn trước Gót. Bất cứ khi nào họ nói về Gót, con người thường xuyên xưng là hèn hạ, tự-xóa, nhưng sau đó dùng tên của Gót để làm chúa tể những người anh em của họ.


13
Gót








Đừng Bạ Đâu Cũng Réo Tên Gót

Gót thì có thực không? Điều đó tùy thuộc vào Gót nào bạn có trong não thức. Sự huyền bí vũ trụ hay người ban luật cho thế gian? Đôi khi người ta nói về Gót, họ nói về một sự bí ẩn ớn lao và khiếp sợ, về sự đó chúng ta hoàn toàn không biết gì. Chúng ta viện dẫn Gót huyền bí này để giải thích những bí ẩn khó hiểu nhất của vũ trụ. Tại sao có một gì thay vì không gì? Định dạng những định luật cơ bản của vật lý là gì? Ý thức là gì và nó từ đâu đến? Chúng ta không biết những trả lời cho những câu hỏi này và chúng ta cho sự không biết của chúng ta tên gọi lớn lao là Gót (hay Thượng đế, Trời, con Tạo, Tạo hóa, ...) Đặc tính nền tảng nhất của Gót bí ẩn này là chúng ta không thể nói bất cứ gì cụ thể về Ông. Đây là Gót của những nhà triết học; Gót chúng ta bàn tới khi chúng ta ngồi quanh lửa trại về khuya, và tự hỏi đời sống thì tất cả là gì.

Trong những dịp khác, người ta xem Gót như một người ban luật nghiêm khắc và khôn ngoan, sành sỏi mọi chuyện thế gian, về vị này đúng là chúng ta biết quá nhiều. Chúng ta biết đích xác ông nghĩ gì về thời trang, thực phẩm, phái tính và chính trị, và chúng ta gọi Người Cáu kỉnh trên Trời này để biện minh cho một triệu những quy định, nghị định và xung đột. Ông bực mình khi những người nữ mặc áo ngắn tay, khi hai người nam có quan hệ tình dục với nhau, hay khi những đứa trẻ tuổi dậy thì thủ dâm. Một số người nói rằng Ông không thích chúng ta uống rượu, trong khi theo những người khác, ông tích cực đòi chúng ta uống rượu nho mỗi tối thứ Sáu, hay mỗi sáng chủ Nhật. Hàng thư viện chứa toàn những sách chuyên viết để giải thích chi ly chính xác những gì ông muốn và những gì ông không thích. Đặc điểm cơ bản nhất của người ban luật thế gian này là chúng ta có thể nói về ông những điều hết sức cụ thể. Đây là Gót của những người viễn chinh thánh chiến Kitô và những jihad Islam, của những phán quan tòa hình án tôn giáo Kitô, những người ghét phái nữ và giới đồng tính. Đây là Gót chúng ta nói đến khi chúng ta đứng quanh một giàn hỏa bừng bừng cháy, ném đá và chửi rủa những người ‘rối đạo’ đang bị đốt sống ở đó.

Khi hỏi những tín đồ liệu Gót thực có hay không, họ thường bắt đầu bằng việc nói về những bí ẩn không thể hiểu của vũ trụ và những giới hạn của sự hiểu biết con người. ’Khoa học không thể giải thích Big Bang’ họ kêu lên, ‘vì thế phải là việc Gót làm!’ Tuy nhiên, giống như một người ảo thuật lừa một đám người xem bằng thay thế một quân bài này với một quân bài khác bằng khéo léo khó thấy nào đó, những tín đồ nhanh chóng thay thế sự bí ẩn vũ trụ với người tạo luật cho thế gian. Sau khi đem tên ‘Gót’ gọi những bí ẩn chưa biết của vũ trụ, sau đó chẳng biết cách nào nhưng họ dùng điều này để lên án những áo bikini và những vụ ly dị. ‘Chúng ta không hiểu Big Bang – do đó bạn phải đội khăn che kín tóc trước công chúng và bỏ phiếu chống hôn nhân đồng tính.’ Không chỉ là không có kết nối logich nào giữa hai, nhưng thực ra chúng mâu thuẫn. Những bí ẩn của vũ trụ càng sâu xa bao nhiêu, càng ít có thể xảy ra điều dù là gì đi nữa – là nguyên nhân cho chúng – thì chẳng hề mảy may bận tâm gì về lề luật ăn mặc của phụ nữ hay hành vi tình dục của con người.

Móc nối thiếu xót giữa sự bí ẩn vũ trụ và người ban luật thế gian thường được một số ‘sách thánh’ đem cho. Quyển sách thì đầy những quy luật nhỏ nhặt nhất, nhưng dẫu sao vẫn được gán cho sự bí ẩn vũ trụ. Người sáng tạo không gian và thời gian được cho là đã soạn ra nó, nhưng Ông rầy rà để ‘soi sáng’chúng ta chủ yếu về một số những nghi lễ mù mờ của đền thờ và những cấm kỵ về ăn uống. Trong sự thật, chúng ta đã không có bất kỳ bằng chứng nào về Kinh Thánh hay Qur’an hay Sách Mormon hay Vedas hay bất kỳ quyển sách thánh nào khác đã được sáng tác bởi sức mạnh xác định rằng năng lượng bằng khối lượng nhân với tốc độ của bình phương ánh sáng, và rằng những proton đều có khối lượng lớn hơn những electron 1,837 lần. Với kiến thức khoa học tốt nhất của chúng ta, tất cả những bản văn thiêng liêng này đều do Homo sapiens tưởng tượng viết ra. Chúng chỉ là những câu chuyện được tổ tiên chúng ta phát minh để hợp pháp hóa những tiêu chuẩn xã hội và những cấu trúc chính trị.

Riêng tôi, tôi không bao giờ ngừng tự hỏi về sự bí ẩn của sự tồn sinh. Nhưng tôi chưa bao giờ hiểu điều đó phải có liên hệ gì với những luật rầy rà đến bực mình của đạo Juda, đạo Kitô hay đạo Hindu. Những luật này chắc chắn đã rất có ích trong sự thiết lập và duy trì trật tự cho xã hội trong hàng nghìn năm. Nhưng trong việc đó, chúng không khác biệt gì ở nền tảng với những luật pháp của những nhà nước và những tổ chức thế tục.

Điều thứ ba trong mười điều răn của Kinh Thánh ngăn dạy con người không bao giờ được gọi tên Gót bừa bãi. [36] Nhiều người hiểu điều này một cách trẻ con, như một lệnh cấm không được gọi tên Gót ra cho rõ ràng (như trong truyện cười nổi tiếng Monty Python nói sơ rằng ‘Nếu bạn gọi tên Jehovah…’) [37]. Có lẽ ý nghĩa sâu xa hơn của điều răn này là chúng ta không bao giờ nên đem tên của Gót để dùng biện minh cho những quan tâm chính trị, tham vọng kinh tế hay hận thù cá nhân của chúng ta. Những người ghét ai đó và họ nói, ‘Gót ghét anh ta’; người ta thèm một mảnh đất và họ nói, ‘Gót muốn nó’. Thế giới sẽ là một chỗ sinh sống tốt lành hơn nếu chúng ta theo điều răn thứ ba tận tụy hơn. Bạn muốn gây chiến với hàng xóm bạn và chiếm đất của họ? Bỏ Gót ra ngoài việc đó, và tìm cho mình một vài viện cớ khác.

Sau khi đã nói xong xuôi tất cả những gì cần nói, nó là một vấn đề ngữ nghĩa. Khi tôi đem dùng từ ‘Gót’, tôi nghĩ về Gót của Nhà nước Islam (ISIS), của những thánh chiến Kitô, của những tòa án tôn giáo Catô chuyên khủng bố và thanh trừng, và những biểu ngữ loại như ‘Gót ghét bọn đồng tính luyến ái’. Khi tôi nghĩ về bí ẩn của cuộc hiện sinh, tôi thích dùng những từ khác, như thế để tránh lẫn lộn. Và không giống như Gót của Nhà nước Islam và Viễn chinh Thánh chiến Kitô – những người quan tâm quá nhiều về tên gọi, và trên hết về tên gọi thiêng liêng nhất của Ông ta – sự bí ẩn của hiện sinh không đếm xỉa dẫu chỉ một iota với những tên gọi vốn loài ape chúng ta đem cho nó.

Luật lệ đạo đức không-cần-Gót

Dĩ nhiên, sự bí ẩn vũ trụ hoàn toàn không giúp gì chúng ta trong việc duy trì trật tự xã hội. Người ta thường tranh luận rằng chúng ta phải tin vào một gót vốn gót đó đã ban cho con người một số những luật lệ rất cụ thể chắc chắn, nếu không đạo đức sẽ biến mất và xã hội sẽ sụp đổ vào tình trạng hỗn loạn nguyên thủy. [38]

Chắc chắn là có phần đúng rằng sự tin tưởng vào những gót đã là rất thiết yếu cho những trật tự xã hội nhiều loại, khác nhau và rằng đôi khi nó có những hậu quả tích cực. Thật vậy, cùng những tôn giáo rất giống nhau khởi dậy căm ghét và cố chấp mù quáng trong một số người này, nhưng lại khởi dậy thương yêu và nhân đạo trong số người khác. Lấy thí dụ, vào đầu những năm 1960, nhà chăn chiên Phản thệ giáo phái Mêtốtđít [39] Ted McIlvenna đã trở nên nhận thức được cảnh ngộ bất hạnh của những người LGBT [40] trong cộng đồng của ông. Ông đã bắt đầu tìm hiểu tình trạng của những người đống tính luyến ái, cả nam lẫn nữ, trong xã hội nói chung, và Tháng 5 / 1964, đã triệu tập một hội thoại tiên phong, kéo dài ba ngày, ở Trung tâm Tĩnh tâm White Memorial tại California, giữa những nhà chăn chiên Kitô và những người hoạt động tranh đấu cho những người đống tính luyến ái nam nữ. Những người tham gia tiếp đó đã thành lập ‘Hội đồng về Tôn giáo và Đồng tính luyến ái’ (CRH), ngoài những nhà hoạt động còn gồm những nhà chăn chiên Kitô của những giáo phái Mêtốtđít, Episcopal, Lutheran và United Church of Christ. Đây là Tổ chức đầu tiên ở USA dám đem dùng từ ‘Đồng tính Luyến ái’’ trong tên gọi chính thức của nó.

Trong những năm tiếp theo, phạm vi hoạt động của CRH đã mở rộng từ tổ chức những liên hoan hóa trang đến đưa ra tòa những kỳ thị bất công và áp bức những người LGBT. Tổ chức CRH đã trở thành hạt giống của phong trào tranh đấu cho quyền những người đồng tính ở California. Nhà chăn chiên McIlvenna và những người khác của Gó, những người đã gia nhập với ông, đều đã nhận thức rõ những ngăn cấm trong kinh thánh chống lại đồng tính luyến ái. Nhưng họ đã nghĩ rằng điều quan trọng là theo đúng với tinh thần bác ái của Christ hơn là với những lời khắc nghiệt của kinh Thánh. [41]

Tuy nhiên, dù những gót có thể truyền cảm hứng cho chúng ta để hành động với tình thương, lòng tin tôn giáo thì không là một điều kiện tất yếu cho ứng xử đạo đức. Ý tưởng rằng chúng ta cần một hữu thể siêu nhiên để làm chúng ta hành động một cách đạo đức, giả định rằng có một gì đó không tự nhiên về đạo đức. Nhưng tại sao? Đạo đức của một số loài thì tự nhiên. Tất cả những động vật xã hội loài có vú, từ loài chimpanzee đến loài chuột, đều có những qui luật đạo đức trong đó giới hạn những việc chẳng hạn như ăn cắp và giết hại. Trong loài người, đạo đức thì có mặt trong mọi xã hội, mặc dù không phải tất cả xã hội ngay cả đều tin vào cùng một gót, hay vào cùng một thần thánh bất kỳ nào. Những người Kitô hành động với lòng từ thiện ngay cả khi họ không tin vào một gót nào trong hàng trăm gót của đạo Hindu, người Muslim tôn trọng điều chân thực mặc dù phủ nhận tính thần linh của Christ, và những quốc gia thế tục như Denmark và Cộng hòa Séc không bạo động hơn những quốc gia mộ đạo chẳng hạn như Iran và Pakistan. [42]

Đạo đức không có nghĩa là ‘tuân theo những những mệnh lệnh thiêng liêng của thần thánh’ . Nó có nghĩa là ‘làm giảm khổ đau’. Do đó để hành động một cách đạo đức, bạn không cần tin vào bất kỳ huyền thoại hay câu chuyện nào. Bạn chỉ cần phát triển một sự cảm nhận sâu xa về khổ đau. Nếu bạn thực sự hiểu một hành động gây khổ đau không cần thiết cho chính bạn hay cho những người khác như thế nào, bạn sẽ tự nhiên kiêng tránh nó. Tuy nhiên người ta giết người, hiếp dâm và ăn cắp vì họ chỉ có một cảm nhận nông cạn giả tạo bên ngoài về bất hạnh đau khổ do những việc này gây ra. Chúng đã gắn chặt vào sự thỏa mãn lòng dục hay lòng tham trực tiếp của họ, không màng gì đến tác động vào những người khác – hay ngay cả với tác động về lâu về dài trên bản thân họ. Ngay cả những ngục quan của những tòa hình án Kitô, những người chủ tâm gây càng nhiều đau đớn càng tốt khi tra khảo những nạn nhân của họ, thường dùng những kỹ thuật lãnh đạm chai đá và cướp đi nhân tính nhiều loại khác nhau, với mục đích khiến họ như đứng xa trước những gì họ đang làm, [43]

Bạn có thể phản đối rằng mỗi người đều tự nhiên tìm cách tránh tình cảm bất hạnh khổ sở, nhưng tại sao một người lại phải chăm lo về khổ đau của những người khác, trừ phi một vài gót hay thần linh nào đó đòi hỏi điều đó? Một trả lời nhìn thấy rõ ràng là con người là những động vật xã hội, do đó hạnh phúc của họ tùy thuộc với một mức độ rất lớn vào những quan hệ với những người khác. Không có thương yêu, tình bạn và tình cộng đồng hay đoàn thể, ai có thể có hạnh phúc? Nếu bạn sống một đời cô đơn tự, lấy mình làm trung tâm, bạn gần như được bảo đảm là khốn khổ. Vì thế ít nhất, để được hạnh phúc, bạn cần phải quan tâm đến gia đình của bạn, bạn bè của bạn, và những người cùng cộng đồng của bạn.

Vậy sau đó, với những người hoàn toàn xa lạ thì sao? Tại sao không giết những người lạ và lấy hết tài sản của họ để làm giàu cho bản thân và bộ tộc của tôi? Nhiều nhà tư tưởng đã xây dựng những lý thuyết xã hội tinh vi phức tạp, giải thích tại sao hành vi như vậy về lâu dài thì phản tác dụng. Bạn tất không thích sống trong một xã hội ở đó những người lạ luân phiên bị cướp và bị giết. Bạn không chỉ trong nguy hiểm thường trực, nhưng bạn sẽ thiếu tiện ích của những thứ như thương mại, vốn tùy thuộc vào sự tin cậy giữa những người lạ. Những người đi buôn thường không vào bán ở những hang ổ của trộm cắp. Đó là lý do những nhà lý thuyết thế tục, từ nước Tàu thời cổ đến Europe thời nay, đều đã minh chứng cho quy tắc vàng của ‘đừng làm cho người khác những gì bạn không thích họ làm cho bạn’.

Tuy nhiên, chúng ta thực sự không cần những lý thuyết phức tạp lâu dài loiaj giống như vậy để tìm một căn bản tự nhiên cho lòng thương người phổ quát. Hãy quên việc trao đổi mua bán trong giây lát. Trên một chừng mức trực tiếp hơn nhiều, làm tổn thương người khác luôn luôn cũng làm thương tổn chính mình. Mỗi bạo hành trên thế giới đều bắt đầu với một thèm muốn bạo động trong đầu óc một ai đó, nó phá rối an bình và hạnh phúc riêng của cá nhân đó, trước khi phá rối an bình và hạnh phúc của bất cứ một ai khác. Thế nên, người ta hiếm khi ăn cắp trừ khi họ trước tiên đã phát triển rất nhiều tham lam và ghen tị trong não thức của họ. Người ta thường không giết người trừ khi trước hết họ đã tạo ra tức giận và hận thù. Tham lam, ghen tị, tức giận và hận thù là những tình cảm rất khó chịu. Bạn không thể kinh nghiệm vui sướng và hòa hài khi máu bạn đang nóng như sôi với tức giận hay ghen tỵ. Do đó, lâu trước khi bạn giết bất cứ một ai, giận dữ của bạn đã giết chết sự an bình của chính bạn. [44]

Thật vậy, bạn có thể tiếp tục nấu sôi với tức giận trong nhiều năm, nhưng không bao giờ thực sự giết chết đối tượng thù ghét của bạn. Trong trường hợp đó, bạn không làm tổn thương ai khác, nhưng dẫu sao đi nữa, bạn vẫn làm tổn thương chính bạn. Do đó, lòng ích-kỷ tự nhiên của bạn – và không phải mệnh lệnh của một gót hay thần thánh nào đó – vốn đưa dẫn bạn đến làm một gì đó về tức giận của bạn. Nếu bạn hoàn toàn thoát được giận dữ, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều so với nếu bạn đã giết được một kẻ thù đáng ghét.

Đối với một số người, một tin tưởng mạnh mẽ vào một vị gót bác ái đã ra lệnh cho tín đồ hãy ‘đưa thêm má kia cho người ta vả nốt’, có thể giúp kiềm chế giận dữ. Đó đã là một đóng góp rất lớn của tin tưởng tôn giáo vào an bình và hòa hợp của thế giới. Thật không may, đối với những người khác, tin tưởng tôn giáo thực sự chất thêm củi đốt và biện minh cho giận dữ của họ, đặc biệt nếu ai đó dám xúc phạm đến gót họ, hay không làm theo những mong muốn của gót họ. Vì vậy, giá trị của gót, người lập pháp tối hậu, tùy thuộc vào hành vi của những người tin theo gót đó. Nếu họ hành động tốt, họ có thể tin bất cứ gì họ thích. Tương tự, giá trị của nghi lễ tôn giáo và những ‘thánh đường’ thiêng liêng tùy thuộc vào loại cảm xúc và hành vi mà chúng khởi hứng được. Nếu khi đến thăm một ngôi đền làm người ta kinh nghiệm sự an bình và hài hòa – điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu một ngôi đền nào đó với những hình tượng máu me, thiên thần tay cung tay kiếm, những giảng giải đầy phẫn nộ, kích động bạo lực và gây xung đột, chúng ta cần nó làm gì? Rõ ràng là một ngôi đền đã đánh mất chức năng của nó.

Không thăm bất kỳ đền thờ lạ, nhà thờ thiêng nào và cũng không tin vào bất kỳ gót nào, cũng là một chọn lựa sống động tùy ý người ta. Như vài trăm năm qua đã chứng minh, chúng ta không cần phải gọi đến Gót để sống một đời đạo đức. Tinh thần thế tục có thể cung cấp cho chúng ta tất cả những giá trị đạo đức chúng ta cần.




14
Tinh thần thế tục
Nhận biết Mặt Tối Của Bạn

Tinh thần thế tục nghĩa là gì? Tinh thần thế tục đôi khi được định nghĩa như sự phủ nhận của tôn giáo, và những người thế tục do đó được định đặc điểm qua những gì họ không tin và không làm. Theo định nghĩa này, người thế tục không tin vào bất kỳ gót hay thiên thần nào, không đi nhà thờ và đền thờ, và không thực hiện những nghi thức và nghi lễ tôn giáo. Như vậy, thế giới thế tục dường như rỗng cạn, hư vô và không đạo đức – một cái hộp trống đang đợi để được lấp cho đầy với một gì đó. [45]

Rất ít người sẽ chấp nhận một định tính tiêu cực như vậy. Những người tự xưng là thế tục nhìn tinh thần thế tục theo một cách rất khác. Đối với họ, tinh thần thế tục là một cái nhìn rất tích cực và năng động về thế giới, được định nghĩa bởi một tập hợp những qui luật mạch lạc về những giá trị hơn là sự chống lại tôn giáo này hay kia. Thật vậy, nhiều những giá trị thế tục được chia sẻ với nhiều những truyền thống tôn giáo khác nhau. Không giống như một số giáo phái nhấn mạnh rằng họ có độc quyền về tất cả sự khôn ngoan và sự tốt lành, một trong những đặc điểm chính của những người thế tục là họ không tuyên bố có độc quyền như vậy. Họ không nghĩ rằng đạo đức và khôn ngoan là từ thiên đường rơi xuống một địa điểm và trong một thời gian cụ thể nào đó. Thay vào đó, đạo đức và trí tuệ là di sản tự nhiên của tất cả loài người. Vì vậy, chỉ là được tìm để thấy rằng ít nhất một số giá trị sẽ bật lên trong những xã hội loài người khắp thế giới, và sẽ là phổ biến có chung với người Muslim, người Kitô, người Hindu và người tin-không-có-gót. [46]

Những người lãnh đạo tôn giáo thường đặt tín đồ của họ trước một sự lựa chọn cứng đờ – phải lấy chỉ một trong hai – hoặc bạn là Muslim, hoặc bạn không. Và nếu bạn là Muslim, bạn phải gạt bỏ tất cả những giáo thuyết khác. Ngược lại, những người thế tục đều thoải mái với nhiều bản sắc pha trộn kết hợp. Trong chừng mức quan tâm của tinh thần thế tục, bạn có thể tiếp tục tự gọi mình là Muslim, tiếp tục cầu nguyện Allah, ăn thức ăn halal và hành hương thánh địa Mecca – nhưng cũng là một thành viên tốt của xã hội thế tục, miễn là bạn tuân theo tập hợp gồm những qui luật đạo đức thế tục. Tập hợp những qui luật đạo đức này – vốn thực sự được hàng triệu người Muslim, người Kitô và người Hindu, cũng như người tin-không-có-gót chấp nhận – đều tôn thờ những giá trị của chân lý, từ bi, bình đẳng, tự do, can đảm và trách nhiệm. Nó tạo thành nền tảng của những cơ chế khoa học và dân chủ thời nay.

Giống như tất cả những qui luật đạo đức, qui luật của thế tục là một lý tưởng để mong ước thực hiện, hơn là một hiện thực xã hội. Giống như những xã hội Kitô và những tổ chức Kitô thường đi chệch khỏi lý tưởng Kitô, cũng thế là những xã hội và thể chế thế tục, chúng thường cố gắng nhưng vẫn còn hụt một quãng ngắn, chưa đến được lý tưởng thế tục. Nước France thời trung cổ đã là tự xưng là một vương quốc Kitô, nhưng nó nhúng tay vào tất cả những loại hoạt động không Kitô chút nào (chỉ cần hỏi giới nông dân bị áp bức). France thời nay tự xưng là một nhà nước thế tục, nhưng từ thời Robespierre trở đi, nó đã gây ra một số tự do rắc rối với chính định nghĩa về tự do (chỉ cần hỏi những phụ nữ). Điều đó không là có nghĩa là những người thế tục – ở France hay ở nơi khác – thiếu một la bàn đạo đức hay một cam kết với đạo đức. Nó chỉ có nghĩa là không là dễ dàng để sống đạt đến một lý tưởng.

Lý tưởng thế tục

Vậy lý tưởng thế tục là gì? Kiên định quan trọng nhất của tinh thần thế tục là sự thật, vốn dựa trên quan sát và bằng chứng hơn là chỉ lòng tin tôn giáo đơn thuần. Những người thế tục cố gắng để không lẫn lộn giữa sự thật với tin tưởng. Nếu bạn có một tin tưởng thật vững mạnh vào một vài câu chuyện, điều đó có thể kể cho chúng ta về nhiều sự vật việc đáng chú ý, thú vị về tâm lý, về tuổi thơ của bạn, và về cấu trúc não của bạn – nhưng nó không chứng minh rằng câu chuyện là sự thật. (Thông thường, những tin tưởng mạnh mẽ thì đúng là cần thiết khi chính câu chuyện thì không đúng thực.)

Thêm nữa, những người thế tục không cho là thiêng liêng bất kỳ nhóm nào, bất kỳ con người nào, hay bất kỳ quyển sách nào, như thể nó và chỉ mình nó duy nhất có quyền gìn giữ và bảo vệ sự thật. Thay vào đó, những người thế tục cho là sự thật thiêng liêng bất cứ nơi nào sự thật có thể tự cho thấy – trong những mẩu xương hóa thạch thời cổ, trong những hình ảnh những galaxy xa thẳm, trong những bảng dữ liệu thống kê, hay trong những tác phẩm của những truyền thống khác nhau của con người. Kiên định này với sự thật là nền tảng cơ bản của khoa học thời nay, đã cho loài người khả năng tách đôi atom, mở nghĩa ẩn dấu trong genome, dõi theo sự tiến hóa của sự sống, và hiểu được lịch sử của bản thân loài người.

Kiên định chính khác của những người thế tục là lòng thương người. Đạo đức thế tục không dựa vào việc tuân theo những sắc lệnh của thánh này hay gót kia, nhưng đúng hơn là sự thông cảm sâu xa về khổ đau. Lấy thí dụ, những người thế tục tránh giết chóc không phải vì một quyển sách cổ xưa nào đó ngăn cấm việc đó, nhưng vì giết chóc gây khổ đau vô cùng cho những sinh vật. Có một gì đó rất nguy hiểm và rất đáng lo ngại về những ai là người tránh giết hại chỉ vì ‘Gót bảo như vậy’. Những người như thế được sự tuân phục, vâng lời thúc đẩy thay vì lòng thương người, và họ sẽ làm gì nếu họ đi đến tin rằng gót họ ra lệnh họ phải giết người như những người bị xem là dị giáo, làm ‘rối đạo’, hay những phù thủy, những người ngoại tình, hay những dân nước ngoài xa lạ?

Dĩ nhiên, trong sự vắng mặt của những mệnh lệnh tuyệt đối của thần linh, đạo đức thế tục thường đối mặt với những đilemma. Sẽ xảy ra điều gì khi cùng một hành động làm tổn thương một người này nhưng giúp một người khác? Có là đạo đức hay không khi đánh thuế cao với những người giàu để giúp những người nghèo? Để khởi một cuộc chiến đẫm máu nhằm loại bỏ một nhà độc tài tàn bạo? Cho phép một số không giới hạn những người tị nạn di cư vào nước chúng ta? Khi những người thế tục gặp phải những vấn đề khó xử như thế, họ không hỏi ‘Gót ra lệnh gì?’ Thay vào đó, họ cân nhắc cẩn thận tình cảm của tất cả những bên liên quan, xem xét một loạt những quan sát và cân nhắc những gì có thể xảy ra, và tìm kiếm một con đường ở giữa, vốn sẽ gây tổn hại ít nhất ở mức độ có thể được.

Hãy xem xét, lấy thí dụ, thái độ với tính dục. Những người thế tục quyết định thế nào về việc tán thành hay phản đối những hiếp dâm, đồng tính luyến ái, cuồng dâm với thú, và loạn luân? Bằng xem xét, cân nhắc những tình cảm. Hiếp dâm rõ ràng là không đạo đức, không vì nó phá vỡ một số điều răn dạy của thần thánh nào, nhưng nó làm tổn thương con người. Ngược lại, một quan hệ yêu thương giữa hai người đàn ông không làm hại ai, thế nên, không có lý do gì để phải cấm nó.

Thế còn cuồng dâm với thú vật thì sao? Tôi đã tham dự nhiều những tranh luận cả riêng tư lẫn với công chúng về hôn nhân đồng tính, và tất cả thường luôn luôn có những người tỏ vẻ rất khôn ngoan, hỏi ‘Nếu việc lấy nhau giữa hai người đàn ông là OK, tại sao không cho phép một người đàn ông và một con dê lấy nhau?’ Từ một cái nhìn thế tục bao quát, trả lời thì hiển nhiên. Những quan hệ tình dục lành mạnh đòi hỏi chiều sâu trong tình cảm, trí tuệ và ngay cả tinh thần. Một hôn nhân thiếu chiều sâu như vậy sẽ khiến bạn tuyệt vọng, cô đơn và còi cọc tâm lý. Trong khi hai người đàn ông chắc chắn có thể thỏa mãn những nhu cầu tình cảm, trí tuệ và tinh thần của nhau, một quan hệ với một con dê thì không thể. Do đó nếu bạn nhìn hôn nhân là một thể chế nhằm thúc đẩy hạnh phúc con người – như những người thế tục nhìn – bạn sẽ không mơ tưởng để đưa ra một câu hỏi kì quái như vậy. Chỉ những người nhìn hôn nhân như một vài loại nghi thức kỳ diệu nào đó mới có thể nghĩ vậy.

Thế còn về sự quan hệ giữa cha và con gái? Cả hai đều là con người, vậy có gì sai với điều đó? Vâng, rất nhiều nghiên cứu tâm lý đã chứng minh rằng những quan hệ như thế đó gây thương tổn hết sức lớn lao cho đứa trẻ và thường không thể nào bù đắp hay sửa chữa được. Ngoài ra, chúng phản ảnh và tăng cường khuynh hướng phá hoại trong cha mẹ. Sự tiến hóa đã định hình tâm lý Sapiens trong một cách mà những ràng buộc lãng mạn thì chỉ đơn giản là không kết hợp tốt đẹp được với những ràng buộc của tình cha-con h (hay mẹ-con). Thế nên, bạn không cần Gót hay Kinh Thánh để (viện dẫn hầu) phản đối loạn luân – bạn chỉ cần đọc những nghiên cứu tâm lý liên quan. [47]

Đây là lý do sâu xa tại sao những người thế tục trân quí chân lý khoa học. Không phải để thỏa mãn óc tò mò của họ, nhưng để biết cách nào tốt nhất hầu làm giảm khổ đau trên thế giới. Không có sự hướng dẫn của những nghiên cứu khoa học, lòng nhân đạo của chúng ta thường bị mù.

Hai kiên định, với chân lý và với lòng thương người, như cặp sinh đôi, cũng có kết quả là một kiên định với sự bình đẳng. Mặc dù có những ý kiến ​​khác nhau trước những vấn đề về bình đẳng kinh tế và chính trị, những người thế tục về cơ bản đều nghi ngờ tất cả những hệ thống phân chia đẳng cấp tiên nghiệm. Khổ đau là khổ đau, bất kể ai kinh nghiệm nó; và tri thức là tri thức, bất kể ai tìm được ra nó. Dành đặc quyền về những kinh nghiệm hay những khám phá cho một quốc gia, một giai cấp hay một phái tính cụ thể thì chắc chắn làm chúng ta thành vừa nhẫn tâm vừa dốt nát. Những người thế tục chắc chắn tự hào về sự độc đáo của quốc gia, đất nước và văn hóa của họ – nhưng họ không nhầm lẫn ‘độc đáo’ với ‘ưu thế / đặc quyền’. Do đó mặc dù những người thế tục thừa nhận nhiệm vụ đặc biệt của họ đối với quốc gia và đất nước của họ, họ không nghĩ rằng những nhiệm vụ này là chuyên biệt độc quyền, và họ đồng thời thừa nhận nhiệm vụ của họ đối với loài người nói chung.

Chúng ta không thể tìm sự thật và tìm đường thoát khổ đau nếu không có tự do để suy nghĩ, điều tra và thí nghiệm. Những người thế tục tha thiết yêu tự do, và ngăn tránh không trao thẩm quyền tối cao cho bất kỳ bản văn, tổ chức hay những lãnh tụ nào, như quan tòa phán xử cuối cùng về những gì là đúng và những gì là phải. Con người nên luôn luôn giữ lấy tự do cho mình để nghi ngờ, để tra xét lại, để nghe ý kiến ​​thứ hai, để thử một con đường khác. Những người thế tục ngưỡng mộ Galileo Galilei, người dám đặt câu hỏi có phải trái đất thực sự đứng yên ở trung tâm vũ trụ hay không; họ ngưỡng mộ đám đông những người bình thường đã xông vào nhà tù Bastille năm 1789 và đã đánh đổ chế độ độc tài của Louis XVI; và họ ngưỡng mộ Rosa Park, người đã can đảm ngồi trên một ghế của xe buýt được ấn định chỉ dành cho những người da trắng.

Phải cần rất nhiều can đảm để chống lại những thành kiến ​​và những chế độ áp bức, nhưng phải có can đảm ngay cả còn lớn hơn nhiều để thú nhận sự thiếu hiểu biết và mạo hiểm vào những gì chưa biết. Giáo dục thế tục dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không biết điều gì đó, chúng ta không nên sợ để thừa nhận sự thiếu hiểu biết của chúng ta và để tìm kiếm bằng chứng mới. Ngay cả nếu chúng ta nghĩ chúng ta biết điều gì đó, chúng ta không nên sợ hãi để nghi ngờ những ý kiến của chúng ta, ​​và tự tra xét lại. Nhiều người sợ những gì không biết, và muốn có trả lời đâu đó dứt khoát trắng đen cho mọi câu hỏi. Sợ hãi sự không biết có thể làm tê liệt chúng ta hơn bất kỳ bạo chúa nào. Người ta trong suốt lịch sử đã lo lắng rằng trừ khi chúng ta đặt tất cả lòng tin tưởng của chúng ta vào một số tập hợp gồm những trả lời tuyệt đối, xã hội loài người sẽ sụp đổ. Trong thực tế, lịch sử thời nay đã chứng minh rằng xã hội của những người dũng cảm sẵn sàng thừa nhận sự thiếu hiểu biết và nêu lên những câu hỏi khó khăn, thường không chỉ thịnh vượng hơn mà còn hòa bình hơn những xã hội mà trong đó mọi người đều không chất vắn nhưng phải chấp nhận một trả lời độc nhất. Những người sợ mất đi sự thật độc nhất của họ có khuynh hướng bạo động hơn những người thường quen nhìn thế giới từ nhiều quan điểm khác nhau. Những câu hỏi bạn không thể trả lời thường tốt hơn nhiều cho bạn so với những trả lời bạn không thể chất vấn.

Cuối cùng, những người thế tục trân quí trách nhiệm. Họ không tin vào bất kỳ quyền lực cao hơn nào làm công việc chăm sóc thế giới, phạt kẻ ác, thưởng kẻ công chính, và bảo vệ chúng ta khỏi nạn đói, bệnh dịch, hay chiến tranh. Chúng ta những con người bằng xương thịt, có sống có chết, đều phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ gì chúng ta làm – hay không làm. Nếu thế giới thì đầy những khổ đau, đó là nhiệm vụ của chúng ta để tìm những giải pháp. Những người thế tục tự hào về những thành tựu to lớn của khoa học thời nay, chẳng hạn như chữa lành những bệnh dịch, nuôi ăn người đói, và mang hòa bình đến những phần lớn của thế giới. Chúng ta không cần phải gán công trạng cho bất kỳ thần thánh thiêng liêng bảo bọc nào về những thành tựu này – chúng là kết quả của con người phát triển kiến ​​thức và lòng thương người riêng của họ. Tuy nhiên, cũng đúng cùng một lý do như thế, chúng ta cần phải hoàn toàn nhận trách nhiệm về những tội ác và thất bại của thời hiện nay, từ những vụ diệt chủng đến sự suy thoái môi trường sinh thái. Thay vì cầu nguyện những phép lạ xảy ra, chúng ta cần phải hỏi chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ.

Đây là những giá trị chính yếu của thế giới thế tục. Như đã ghi nhận ở trên, không một nào trong những giá trị này là riêng chỉ có trong tinh thần thế tục. Người Jew cũng đề cao giá trị của sự thật, người Kitô đề cao giá trị của lòng bác ái, Muslim đề cao giá trị của bình đẳng, người Hindu đề cao giá trị của trách nhiệm, và vân vân như vậy. Những xã hội và thể chế thế tục đều vui vẻ để nhìn nhận những liên kết này và để đón nhận những người Jew, người Kitô, Muslim và người Hindu mộ đạo, với điều kiện khi qui luật thế tục va chạm với học thuyết tôn giáo, thì giáo thuyết phải nhường chỗ. Lấy thí dụ, để được chấp nhận vào xã hội thế tục, những người Jew Chính thống được chờ đợi để đối xử với những người không-Jew như những bình đẳng của họ, những người Kitô nên tránh đốt sống những người bị họ kết tội ‘rối đạo’, những Muslim phải tôn trọng tự do ngôn luận, và những người Hindu phải từ bỏ sự kỳ thị dựa trên phân chia giai cấp.

Ngược lại, không có trông mong rằng những tín đồ tôn giáo nên phủ nhận Gót, hay từ bỏ những nghi lễ và nghi thức truyền thống. Thế giới thế tục phán xét người ta trên cơ sở hành vi của họ hơn là quần áo và nghi lễ ưa thích của họ. Một người có thể theo những cách ăn mặc kỳ quái nhất và thực hành những nghi thức tôn giáo lạ lùng nhất, nhưng vẫn hành động từ một kiên định sâu xa với những giá trị thế tục cốt lõi. Có rất nhiều nhà khoa học Jew, những nhà hoạt động bảo vệ môi trường Kitô, những nhà tranh đấu nữ quyền Islam và những nhà hoạt động nhân quyền Hindu. Nếu họ trung thành với sự thật khoa học, với lòng nhân đạo, với bình đẳng và với tự do, họ là những thành viên trọn vẹn của thế giới thế tục, và hoàn toàn không có lý do gì để yêu cầu họ bỏ đi những yarmulkes (Juda), thánh giá (Kitô), hijabs (Muslim) hay tilakas (Hindu) của họ.

Vì những lý do tương tự, giáo dục thế tục không có nghĩa là sự truyền bá tiêu cực, dạy trẻ em không tin vào Gót và không tham dự vào bất kỳ nghi lễ tôn giáo nào. Thay vào đó, giáo dục thế tục dạy trẻ em phân biệt sự thật với lòng tin tôn giáo; để phát triển lòng thương người của họ với mọi khổ đau của sự sống; để hiểu rõ giá trị của khôn ngoan và những kinh nghiệm của tất cả những cư dân của trái đất; để suy nghĩ tự do mà không sợ điều chưa biết; và để nhận trách nhiệm cho những hành động của họ cho cả thế giới như một toàn thể.

Có phải Stalin là người thế tục?

Do đó, thiếu cơ sở để phê bình tinh thần thế tục vì thiếu những cam kết đạo đức hay những trách nhiệm xã hội. Trong thực tế, vấn đề chính đặt ra với tinh thần thế tục thì đúng là sự ngược lại. Nó có thể đã đặt nấc thang giá trị đạo đức quá cao. Phần lớn người ta đúng là không thể sống đến mức một tập hợp gồm những qui luật nhiều đòi hỏi như vậy, và những xã hội lớn không thể hoạt động trên cơ sở của sự theo đuổi bất tận với chân lý và nhân đạo. Đặc biệt là trong những thời của nguy kịch khẩn cấp – chẳng hạn như chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế – những xã hội phải hành động kịp thời và mạnh mẽ, ngay cả khi chúng không chắc sự thật là gì và điều gì là nhân đạo nhất để làm. Chúng cần những hướng dẫn rõ ràng, những khẩu hiệu thuận tai, bắt mắt và những tiếng kêu giục giã ra trận. Vì rất khó để gửi những binh sĩ vào chiến trường hay áp đặt những cải cách kinh tế cấp tiến dưới nhân danh những phỏng đoán hoài nghi, những phong trào vận động thế tục thường trực đã biến thể vào thành những giáo điều tín ngưỡng.

Lấy thí dụ, Karl Marx đã bắt đầu bằng tuyên bố rằng tất cả những tôn giáo đều là những lường gạt áp bức, và ông đã khuyến khích những người theo mình hãy điều tra cho chính họ về bản chất thật của trật tự toàn cầu. Trong những chục năm sau đó, những áp lực của cách mạng và chiến tranh đã làm cứng rắn chủ nghĩa Marx, và đến thời Stalin, dòng tư tưởng chính thức của đảng Cộng sản Sôviết nói rằng trật tự toàn cầu thì quá phức tạp để những người bình thường có thể hiểu, vì thế tốt nhất là luôn luôn đặt trọn tin tưởng vào sự khôn ngoan của đảng, và làm bất cứ gì đảng bảo bạn làm, ngay cả khi đảng đó dàn xếp đưa vào tù và tiêu diệt hàng chục triệu những người vô tội. Nó có thể trông gớm ghiếc xấu xí, nhưng như những nhà lý thuyết của đảng không bao giờ thấy mệt mỏi để giải thích, cách mạng không là một picnic, một bữa họp ăn ngoài trời vui vẻ, và nếu bạn muốn một đĩa trứng tráng, bạn cần đập vỡ một vài quả trứng.

Không biết một người có nên xem Stalin là một nhà lãnh đạo thế tục hay không, như thế là tùy theo cách chúng ta định nghĩa tinh thần thế tục. Nếu chúng ta dùng định nghĩa tiêu cực tối giản – ‘người thế tục không tin vào Gót’ – vậy Stalin chắc chắn là một người thế tục. Nếu chúng ta đem dùng một định nghĩa tích cực – ‘những người thế tục từ chối tất cả những giáo điều không khoa học và cam kết với sự thật, nhân đạo và tự do’ – khi đó Marx là một nhà thế tục lừng danh, nhưng Stalin là bất cứ gì nhưng không là thế tục. Ông đã là vị tiên tri của tôn giáo tin-không-có-gót nhưng vô cùng giáo điều của chủ nghĩa Stalin.

Chủ nghĩa Stalin thì không là một thí dụ cô lập. Ở phía bên kia của quang phổ chính trị, chủ nghĩa tư bản cũng thế, đã bắt đầu như một lý thuyết khoa học rất cởi mở, nhưng dần dần đông cứng vào thành một giáo điều. Nhiều nhà tư bản tiếp tục lập lại câu thần chú của ‘thị trường tự do’ và ‘tăng trưởng kinh tế’, bất chấp những hiện thực trên nền tảng. Bất kể những hậu quả khủng khiếp đôi khi là kết quả của sự hiện đại hóa, kỹ nghệ hóa hay tư hữu hóa, những tín đồ tin đế cùng của chủ nghĩa tư bản gạt bỏ chúng như chỉ là ‘những đau đớn của sự tăng trưởng’, và hứa hẹn rằng tất cả mọi sự vật việc sẽ được làm tốt đẹp nhưng phải qua một chút tăng trưởng thêm nữa.

Những người dân chủ tự do ôn hòa đã từng trung thành hơn với việc theo đuổi sự thật và lòng nhân đạo của tinh thần thế tục, nhưng đôi khi ngay cả họ cũng buông bỏ nó để thay thế bằng những giáo điều khuyên giải an ủi. Vì vậy, khi đối mặt với tình trạng hỗn độn của những chế độ độc tài và những chính quyền thất bại, những người theo chủ nghĩa tự do thường đặt tin tưởng không nghi ngờ của họ vào những nghi thức thán phục của những cuộc tuyển cử phổ thông. Họ chiến đấu và tiêu hàng tỷ đô la ở những nơi như Iraq, Afghanistan và Congo trong tin tưởng vững chắc rằng sau khi có phổ thông đầu phiếu, những nơi này sẽ biến thành những phiên bản dân chủ rạng rỡ hơn cả Denmark. Mặc dù điều này đã lập đi lập lại nhiều thất bại, và mặc dù thực tế là ngay cả ở những nơi phổ thông đầu phiếu là một truyền thống thiết lập đã từ lâu, những nghi thức này đôi khi mang quyền lực đến với những nhà chính trị mị dân, độc tài, và kết quả thì không gì nhiều hơn một chế độ độc tài với đa số phiếu. Nếu bạn cố gắng đặt câu hỏi về sự khôn ngoan được gán cho những tuyển cử phổ thông, bạn sẽ không bị gửi đến những gulag, nhưng có thể xảy ra là bạn bị chủ trương giáo điều phê bình bằng dội cả thùng nước lạnh lên đầu bạn.

Dĩ nhiên, không phải tất cả những giáo điều đều có hại. Đúng như một vài tin tưởng tôn giáo đã có ích cho loài người, một vài giáo điều thế tục cũng thế. Điều này thì đặc biệt đúng với lý thuyết về những quyền con người. Nơi duy nhất những quyền hiện hữu là trong những câu chuyện con người phát minh và kể cho nhau nghe. Những câu chuyện này được nâng cao tôn thờ như một giáo điều hiển nhiên trong cuộc tranh đấu chống lại mù quáng, thiếu khoan dung tôn giáo và những chính quyền chuyên chế. Mặc dù là điều không đúng rằng con người có một quyền tự nhiên được sống hay được tự do, tin tưởng vào câu chuyện này đã kiềm chế quyền lực của những chế độ độc tài, đã bảo vệ những thiểu số không bị làm hại và đã giữ an ổn cho hàng tỷ người tránh khỏi những hậu quả tồi tệ nhất của nghèo đói và bạo lực. Do đó nó đóng góp vào hạnh phúc và phúc lợi của loài người có lẽ nhiều hơn bất kỳ học thuyết khác trong lịch sử.

Tuy nhiên, nó vẫn là một giáo điều. Vì vậy, điều 19 của Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền nói rằng ‘mọi người có quyền tự do có ý kiến ​​và phát biểu ý kiến’. Nếu chúng ta hiểu đây là đòi hỏi chính trị (‘mọi người nên có quyền tự do ý kiến ​​’), điều này là hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu chúng ta tin rằng mỗi và mọi Sapiens đều được tự nhiên phú bẩm cho quyền tự do có ý kiến​’, và do đó kiểm duyệt là vi phạm một số luật của tự nhiên, chúng ta quên mất sự thật về loài người. [48] Cho đến chừng nào bạn tự xác định là ‘một cá nhân sở hữu những quyền tự nhiên không thể bị tước đoạt’, bạn sẽ không biết bạn thực sự là ai, và bạn sẽ không hiểu những sức mạnh lịch sử vốn đã định dạng cho xã hội của bạn và não thức của bạn (gồm cả tin tưởng của bạn vào ‘những quyền tự nhiên’).

Sự thiếu hiểu biết thế đó có lẽ ít quan trọng trong thế kỷ 20, khi người ta đã bận rộn tranh đấu với Hitler và Stalin. Nhưng nó có thể trở thành nguy hiểm chết người trong thế kỷ 21, vì kỹ thuật sinh học và trí tuệ nhân tạo bây giờ tìm cách thay đổi chính ý nghĩa của loài người. Nếu chúng ta cam kết với quyền để sống, có phải điều đó có nghĩa là chúng ta nên dùng kỹ thuật sinh học để vượt qua cái chết? Nếu chúng ta cam kết quyền tự do, chúng ta có nên trao quyền cho những algorithm khai mở những ẩn nghĩa và hoàn thành những ước muốn giấu kín của chúng ta? Nếu tất cả mọi người đều được hưởng những quyền bình đẳng của con người, những người-vượt-trên-người có được hưởng những quyền vượt-trên không? Những người thế tục sẽ thấy khó khăn để tham dự vào những câu hỏi như vậy chừng nào họ vẫn kiên định với một tin tưởng giáo điều vào ‘những quyền con người’.

Giáo điều về nhân quyền đã hình thành trong những trăm năm trước, như một vũ khí chống lại những tòa án khủng bố tôn giáo của Catô, ancien regime (France) [49], đảng Nazis (Germany) và tổ chức KKK (USA). Nó hầu như đã không được trang bị để đối phó với những người-vượt-trên-người, những cyborg và những cômputơ có trí tuệ nhân tạo cực kỳ thông minh. Trong khi những phong trào nhân quyền đã phát triển một kho vũ khí rất ấn tượng thán phục gồm những lập luận và những phòng vệ chống lại những thành kiến ​​tôn giáo và những con người độc tài bạo ngược, kho vũ khí này khó mà bảo vệ được chúng ta chống lại những quá độ của chủ nghĩa tiêu thụ và những kỹ thuật không tưởng.

Thừa nhận cái bóng u ám

Tinh thần thế tục không nên bị đánh đồng với chủ nghĩa giáo điều Stalin, hay với những trái đắng của chính sách đế quốc phương Tây, và sự kỹ nghệ hóa chạy hối hả không phanh. Nhưng nó cũng không thể lẩn tránh tất cả trách nhiệm dành cho chúng. Những phong trào thế tục và những cơ cấu khoa học đã mê hoặc hàng tỷ người với những hứa hẹn để hoàn thiện loài người và để tận dụng sự giàu có bất tận của hành tinh Đất cho lợi ích của loài người chúng ta. Những hứa hẹn như thế đã có kết quả không chỉ trong sự khắc phục những bệnh dịch và nạn đói, nhưng cũng còn trong những gulags khổ sai và sự tan chảy của băng vẫn phủ trên những đỉnh núi. Bạn cũng có thể biện luận rằng đây tất cả là lỗi của người ta đã hiểu lầm và bóp méo những lý tưởng thế tục cốt lõi và những sự kiện chân thực của khoa học. Và bạn hoàn toàn đúng. Nhưng đó là một vấn đề phổ thông cho tất cả những phong trào lớn có ảnh hưởng sâu rộng.

Lấy thí dụ, đạo Kitô đã phải chịu trách nhiệm về những tội ác to lớn, loại như những tòa án tôn giáo Catô khủng bố tín đồ, những viễn chinh thánh chiến Kitô, sự hủy diệt văn hóa của những dân bản địa trên khắp thế giới, và không nhìn nhận sự bình đẳng phụ nữ. Một người Kitô có thể thấy bị tấn công ở đây và trả đũa rằng tất cả những tội ác này phát sinh từ một sự hoàn toàn hiểu lầm về đạo Kitô. Giêsu đã rao giảng chỉ tình thương, và những tòa hình án Kitô khủng bố tôn giáo đã dựa trên một sự biến dạng kinh khủng của giáo lý của Giêsu. Chúng ta có thể thông cảm với bào chữa này, nhưng là điều sai lầm để cho đạo Kitô thoái thác gỡ tội dễ dàng như vậy. Người Kitô ngày nay, kinh hoàng trước những tòa án tôn giáo Catô khủng bố tín đồ và những viễn chinh thánh chiến Kitô đẫm máu, không thể chỉ nhắc qua chúng với hối hận là tay sạch máu nhơ của những tội ác này – đúng hơn họ nên hỏi chính họ một số câu hỏi rất khó trả lời. Chính xác như thế nào ‘tôn giáo của thương yêu’ của họ đã cho phép bản thân nó méo mó theo cách kinh hoàng như vậy, và không phải một lần, nhưng rất nhiều lần? những tín đồ Phản Thệ cố gắng đổ tất cả lỗi lầm cho chủ nghĩa cuồng tín Catô Rôma nên đọc một quyển sách về hành vi của những người Phản Thệ thực dân ở Ireland, hay ở Bắc America. Tương tự, những người Mác-xít nên hỏi bản thân về những lời dạy của Marx rằng điều gì trong nó đã mở đường cho Gulag, những nhà khoa học nên xem xét cách thức những dự án khoa học tự cho nó được vay mượn dễ dàng để làm mất sự ổn định của hệ sinh thái toàn cầu, và những nhà di truyền học đặc biệt nên cảnh tỉnh trước cách thức những người Nazi đã ‘bẻ lái cướp đường’ lý thuyết tiến hóa của Darwin.

Mọi tôn giáo, hệ tư tưởng và tín ngưỡng đều có mặt tối, u ám của nó, và bất kể tín ngưỡng nào bạn tin theo, bạn nên thừa nhận mặt tối của bạn và tránh ngây thơ vững tin rằng ‘nó không thể xảy ra với chúng ta’. Khoa học thế tục ít nhất có một ưu điểm rất lớn so với hầu hết những tôn giáo truyền thống, cụ thể là nó thì không sợ hãi bóng tối u ám của nó, và đó là trong nguyên tắc của nó, nó sẵn sàng thừa nhận những sai lầm và những điểm mù nó đã không thấy. Nếu bạn tin vào một chân lý tuyệt đối đã cho là được được một quyền năng siêu nhiên một lần vén lên cho thấy, bạn không thể cho phép mình thừa nhận bất kỳ lỗi lầm nào – vì điều đó sẽ vô hiệu hóa toàn thể câu chuyện thần linh của bạn. Nhưng nếu bạn tin vào một tìm kiếm sự thật bởi con người vốn có thể sai lầm, thừa nhận những sai lầm là một phần nội tại, vốn kế thừa của việc tìm kiếm như một cuộc chơi.

Đây cũng là lý do khiến những vận động thế tục không giáo điều có khuynh hướng đưa ra những hứa hẹn tương đối khiêm tốn. Nhận thức được sự không toàn hảo của chúng, chúng hy vọng sẽ tác động, gây những thay đổi nhỏ gia tăng tiệm tiến, tăng lương mức lương tối thiểu thêm vài đôla, hay giảm tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi bằng một vài phần trăm. Đó là nhãn hiệu của những hệ ý thức giáo điều, do sự tự tin quá mức của chúng, chúng thường xuyên thề nguyền những điều không thể có, không thể làm được. Những người lãnh đạo của chúng nói quá dông dài như thật về ‘vĩnh cửu’, ‘tinh khiết’ và ‘cứu chuộc’, như thể bằng ban hành một số luật lệ, dựng một số đền thờ, hay chinh phục, cải đạo một vài lãnh thổ là họ có thể cứu toàn thể thế giới chỉ trong một tác hành lớn lao.

Khi chúng ta đi đến đưa ra những quyết định quan trọng nhất trong lịch sử của đời sống, cá nhân tôi sẽ tin tưởng vào những ai là người thừa nhận có sự thiếu hiểu biết hơn những người tuyên xưng rằng họ không thể sai lầm.[50] Nếu bạn muốn tôn giáo, hệ ý thức hay thế giới quan của bạn hướng dẫn thế giới, câu hỏi đầu tiên của tôi với bạn là: ‘Sai lầm lớn nhất tôn giáo, hệ ý thức hay thế giới quan của bạn đã phạm phải là gì? Nó đã làm gì sai?’ Nếu bạn không thể nêu lên được một gì đó nghiêm chỉnh thành thật, tôi sẽ là một trong những người sẽ không tin cậy bạn.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2018)







[1] [Yuval Noah Harari, Homo Deus: A Brief History of Tomorrow (New York: HarperCollins, 2017), 14–19; ‘Global Health Observatory Data Repository, 2012’, World Health Organization,
http://apps.who.int/gho/data/node.main.RCODWORLD?lang=en, accessed 16 August 2015; ‘Global Study on Homicide, 2013’; UNDOC, World Health Organization, ‘Disease Burden and Mortality Estimates: Cause- Specific Mortality, 2000–15’,
[2] [‘World Military Spending: Increases in the USA and Europe, Decreases in Oil-Exporting Countries’, press release, Stockholm International Peace Research Institute, 24 April 2017.]
[3] [‘Report on the Battle of Tal-el-Kebir’, 4, National Archives,
http://www.nationalarchives.gov.uk/battles/egypt/popup/telel4.htm]
[4] [Spencer C. Tucker (ed.), The Encyclopedia of the Mexican-American War: A Political, Social and Military History (Santa Barbara: ABC-CLIO, 2013),131.]
[5] [Ivana Kottasova, ‘Putin Meets Xi: Two Economies, Only One to Envy’, CNN, 2 July 2017.]
[6] [Hamza Hendawi and Qassim Abdul-Zahra, ‘Isis is making up to $50 million a month from oil sales’, Business Insider, 23 October 2015.]
[7] Tên một tác phẩm nổi tiếng của Barbara W. Tuchman The March of Folly: From Troy to Vietnam. Hơn một nừa của biên khảo này là về ‘sự theo đuổi của chính phủ với những chính sách đi ngược lại những quyền lợi của chính họ’ trong chiến tranh US với Vietnam. Phần còn lại ngắn hơn là những bài học so sánh, phân tích lịch sử từ thảm bại thành Troy, thất bại của Vatican với vận động cải cách Kitô, và Britain mất những thuộc địa ở America.
[8] [Ian Buruma, Inventing Japan (London: Weidenfeld & Nicolson, 2003); Eri Hotta, Japan 1941: Countdown to Infamy (London: Vintage, 2014).]
[9] Cũng nên nhắc lại ở đây tất cả những ‘tam Hoàng, ngũ Đế’ đều là những huyền thoại, hay thần thoại. Vì dựa trên truyền thuyết dân gian của vùng Bắc nước Tàu cổ, được gán cho thời điểm của 2852 – 2070 TCN., chúng chỉ có ý nghĩa lịch sử, nhưng không là những sự kiện lịch sử.
[10] [‘10 Remarkable Ancient Indian Sages Familiar with Advanced Technology and Science Long Before Modern Era’, AncientPages.com, 19 October 2015; ‘Great Indian Hindu Sages Who Revolutionised the Field of Science’, Hindu Janajagruti Samiti, 2014, https://www.hindujagruti.org/articles/31.html; ‘Shocking Secrets of the Vedic Science Revealed!’, The Most Confidential Knowledge, http://mcknowledge.info/about-vedas/what-is-vedic-science, accessed 11 April 2018.
[11] ummah 
[12] chutzpah
[13] Talmud (Hebrew = nghiên cứu/học hỏi)) là một trong những bản văn trung tâm của người Jew. Đó là những ghi chép những giảng dạy của những rabbi, trong khoảng 600 năm, bắt đầu từ thế kỷ 1, và tiếp tục qua những thế kỷ 6 và 7. Những giảng dạy rabbi trong Talmud giải thích rất chi tiết về những điều răn trong Torah (5 quyển đầu tiên của kinh thánh Hebrew) nên thực hành ra sao. Ví dụ, Torah dạy rằng một người bị cấm làm việc trong ngày Sa-bát. Nhưng điều đó thực sự có ý nghĩa gì? Không có định nghĩa chi tiết nào trong Torah về ‘làm việc’. Do đó, một luận văn (tractate) trong Talmuid tên là Shabbat dành cả một chương giải thích ý nghĩa của ‘làm việc’, và theo đó những loại ‘làm việc’ nào bị cấm.
Talmud được tạo thành từ hai tác phẩm riêng biệt: (a) Mishnah, chủ yếu là một bản tổng hợp những luật của người Jew, được viết bằng tiếng Jew và đôi khi được tu chính vào khoảng 200 CN ở Israel; (b) và Gemara, những bình luận và thảo luận rabbi về Mishnah, được viết bằng tiếng Hebrew và tiếng Aramaic, xuất phát từ Israel và Babylonia trong ba trăm năm tới. Có hai Talmud: Yadrushalmi hoặc Jerusalem Talmud (từ Israel) và Bavli hoặc Babylon Talmud. Talmud của Babylon, được tu chính sau Jerusalem Talmud và được biết đến rộng rãi hơn, thường được coi là có thẩm quyền hơn so với Jerusalem Talmud. Rabbi Y’hudah HaNasi được cho là người biên tập của 63 tractate của Mishnah, trong đó những luật được điển hóa. Người biên tập chính của Gemara thường được cho là Rav Ashi, người đã dành hơn năm mươi năm để thu thập tài liệu. Việc sửa đổi và tu chính cuối cùng rất có thể được Ravina (500 CN.)
[14] Đây hoàn toàn không là vấn đề với chúng ta, và với thế giới ngoài/không-Kitô. Không ai có thể ‘hỗn xược’ nói với ý xa gần rằng phương Đông – điển hình như Tàu, India, đến Vietnam, Korea, Thailand, Japan không có những nền đạo đức với những qui tắc luân lý cao thượng, điển luật tinh tế, lễ nghi phức tạp, trước khi có những nhà truyền giáo thực dân đặt chân lên những đất nước này.
Chúng ta có sách vở chất đầy những thư viện viết dài dòng về đề tài này – của những những người không-tin-có-gót v/s những người tin-có-gót ở phương Tây – biện luận quanh luận chứng – ‘đạo đức có từ tôn giáo/kinh Thánh’ hay ‘chỉ những người có tôn giáo (ở đây là 3 tôn giáo tin chỉ một gót Abraham) mới có đạo đức’ – rồi đi đến luẩn quẩn như – ‘những người không tin gót, hiểu như không theo Kitô đều tàn ác (và dẫn kể những Hitler, Stalin, Mao, …) vì họ vô đạo đức. Những người nêu những luận chứng loại này đều nhắm mắt trước hai hiển nhiên
(a)    đạo đức con người không bắt nguồn từ tôn giáo nào cả
(b)   con người tàn ác, hay không tàn ác, xấu hay tốt, …hoàn toàn không vì có hay không tôn giáo
Và – như chúng ta – đều thấy, đây là quan điểm thiên lệch, dẫn đến chỉ sai lạc vì tất cả đã chỉ lấy Europe làm trung tâm (Eurocentric).
[15] [These numbers and the ratio can be clearly seen in the following graph: Conrad Hackett and David McClendon, ‘Christians Remain World’s Largest Religious Group, but They Are Declining in Europe’, Pew Research Center, 5 April 2017]
[16] Hobbes describes – The “natural condition of mankind” is what would exist if there were no government, no civilization, no laws, and no common power to restrain human nature. ... Life in the state of nature is “nasty, brutish and short.”
[17] [Jonathan Haidt, The Righteous Mind: Why Good People Are Divided by Politics and Religion (New York: Pantheon, 2012); Joshua Greene, Moral Tribes: Emotion, Reason, and the Gap Between Us and Them (New York: Penguin Press, 2013).]
[18] [Marc Bekoff and Jessica Pierce, ‘Wild Justice – Honor and Fairness among Beasts at Play’, American Journal of Play 1:4 (2009), 451–75.]
[19] [Frans de Waal, Our Inner Ape (London: Granta, 2005), ch. 5.]
[20] [Frans de Waal, Bonobo: The Forgotten Ape (Berkeley: University of California Press, 1997), 157.]
[21] 7
[22] [M. E. J. Richardson, Hammurabi’s Laws (London, New York: T&T Clark International, 2000), 29–31.]
[23] người viết chữ chuyên nghiệp thời cổ
[24] [Loren R. Fisher, The Eloquent Peasant, 2nd edn (Eugene, OR: Wipf &Stock, 2015).]
Nguyên văn: ‘Do not defraud a poor man of his property. a slight man whom you know. The belongings of a pauper are his breath, to take them away is to stop up his nose’ (R.B. Parkinson. The Tale of the Eloquent Peasant. Griffith Institute, Ashmolean Museum, Oxford, 1991.)
[25] [Some rabbis allowed desecrating the Sabbath in order to save a Gentile, by relying on typical Talmudic ingenuity. They argued that if Jews refrained from saving Gentiles, this will anger the Gentiles and cause them to attackand kill Jews. So by saving the Gentile, you might indirectly save a Jew.Yet even this argument highlights the different values attributed to the lives of Gentiles and Jews.]
[26] Chúng ta cũng tương tự – từ ‘thương người như thể thương thân’, và rõ hơn, ‘người’ là ‘cùng một mẹ’ và ‘chung một giàn’: – ‘ khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau’, ‘bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’
[27] ‘Nhưng trong các thành của những dân tộc nầy, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, thì chớ để sống một vật nào biết thở; khá tận diệt dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, dân Giê-bu-sít, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán dặn, để chúng nó không dạy các ngươi bắt chước làm theo những sự gớm ghiếc chúng nó đã làm, đặng cúng thờ các thần chúng nó, e các ngươi phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi chăng.’( Deuteronomy 20:16–18).
[28] Bia Mesha, còn gọi là Đá Moabite (Moabite Stele/Stone), là một bia kỷ niệm bằng đá bazan màu đen, mang những dòng chữ khắc vào thế kỷ 9 TCN của vua dân Moab. Tìm được năm 1868 tại Dhiban, Jordan (kinh đô của Moab), còn lại 34 dòng chữ, là tài liệu rộng rãi nhất từng được khai quật có liên quan đến Israel thời cổ. Vua Mesha đã dựng bia này khoảng năm 850 B.C.E. để kỷ niệm chiến thắng của ông, đặc biệt là cuộc nổi dậy của ông chống lại Israel. Tài liệu văn bia cung cấp những hiểu biết quan trọng về tôn giáo của dân Moab, và sự tồn tại của một ngôi đền Jew chưa được biết đến trước đây trong lãnh thổ dân Moab, vốn thời đó là láng giềng của dân Jew. Nó cũng chứa tài liệu tham khảo sớm nhất được biết đến về Yahweh, gót của dân Israel.
[29] [Catherine Nixey, The Darkening Age: The Christian Destruction of th Classical World (London: Macmillan, 2017).]
[30] [Charles Allen, Ashoka: The Search for India’s Lost Emperor (London: Little, Brown, 2012), 412–13.]
[31] [Clyde Pharr et al. (eds.), The Theodosian Code and Novels, and the Sirmondian Constitutions (Princeton: Princeton University Press, 1952), 440, 467–71.]
[32] [Ibid., esp. 472–3.]
[33] [Sofie Remijsen, The End of Greek Athletics in Late Antiquity (Cambridge: Cambridge University Press, 2015), 45–51.]
[34] [Ruth Schuster, ‘Why Do Jews Win So Many Nobels?’, Haaretz, 9 October 2013.]
[35] The Jewish Enlightenment, or Haskalah, was an ideological and social movement that developed in Eastern Europe in the early nineteenth century and was active until the rise of the Jewish national movement in the early 1880s.
[36] Exodus 20:7 ‘Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.’
[37] Người Kitô ở US, UK, hay gọi chệch đi – ‘Oh my god’ thành ‘oh my gosh’, hay ‘oh my world’ vì sợ phạm tội. cấm. Tương tự như chúng ta gọi ‘trời ơi’ thành ‘chèng ơi’
[38] Đây là quan điểm quan điểm thiển cận và rất lỗi thời, nhưng hội nhà thờ Kitô và những người bảo vệ nó vẫm bám víu dai dẳng đến ngày nay – họ cho rằng không thể có đạo đức nếu không có Gót, vì Gót ‘toàn thiện’ là nguồn gốc của tất cả những gì gọi là đạo đức con người – Gót được xem như người ban hành và thực thi đạo đức con người trong toàn vũ trụ (tống vào hỏa ngục/đẩy lên thiên đàng). 
[39] Methodism
[40] LGBT hay GLBT: từ chỉ chung những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới.
[41] [Lilian Faderman, The Gay Revolution: The Story of the Struggle (New York: Simon & Schuster, 2015).]
[42] Quan điểm phổ thông của giới Kitô bình dân phương Tây vẫn cho rằng – không thể có đạo đức nếu không có Gót vì Gót ‘toàn thiện’ là cội nguồn của đạo đức con người, như tác giả nhắc trên – Gót được xem như người ban hành và thực thi (tống vào hỏa ngục/đẩy lên thiên đàng mù mờ) đạo đức cho con người. Đây là quan điểm lỗi thời và thiển cận – Nên Bertrand Russell đã mỉa mai ‘… người Kitô … (vẫn hiểu) là một cá nhân giữ đời mình sống sao cho lương thiện. …; nhưng tôi không tin đó là cái nghĩa đích thực của từ này. Chỉ vì nếu nhận nghĩa như thế thì hàm ý rằng tất cả bàn dân thiên hạ – những ai không theo đạo Kitô – tất cả các tín đồ của Phật, Khổng, MôHamMét, và của rất nhiều các vị giáo chủ khác nữa – họ chẳng có sống đời giữ lương thiện sao?... ‘ (Russell – Tại sao Tôi không là người Kitô? Trên blog này)
[43] [Elaine Scarry, The Body in Pain: The Making and Unmaking of the World (New York: Oxford University Press, 1985).
[44] Trừ những người bệnh tâm thần – thích thú trong việc giết người – tìm giết người hàng loạt (serial killer), hay cuồng tín tôn giáo (vốn cũng là môt loại bệnh tâm thần)
[45] Tác giả nói về cở sở tôn giáo của những đạo Abaraham để cử hành những nghi lễ thờ phượng và cầu nguyện: đền thờ đạo Juda (synagogue) nhà thờ Kitô (church) và nhà thờ Islam (mosque)
[46] Secularism: tinh thần thế tục, có thể tóm tắt là ‘sự tách biệt nhà thờ và nhà nước’ hay ‘sự tách biệt tôn giáo và chính quyền’. Thế tục không có nghĩa là ‘chống-tôn giáo’, nhưng chỉ có nghĩa là ‘không-tôn giáo’. Chủ trương tách rời giáo quyền và thế quyền, là một truyền thống ở phương Tây của hội nhà thờ Kitô đã tạo ra. Hội nhà thờ Kitô muốn nó đứng trên và ngoài tất cả, không phải chịu những can thiệp của chính quyền bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu khi tự thấy nó không có khả năng điều khiển hay kiểm soát chính quyền.
George Jacob Holyoake (1817-1906), nhà văn UK đã đặt ra thuật ngữ ‘secularism’, năm 1851. Ông đòi hỏi phát triển một xã hội thế tục
[47] [Jonathan H. Turner, Incest: Origins of the Taboo (Boulder: Paradigm Publishers, 2005); Robert J. Kelly et al., ‘Effects of Mother-Son Incest and Positive Perceptions of Sexual Abuse Experiences on the Psychosocial Adjustment of Clinic-Referred Men’, Child Abuse & Neglect 26:4 (2002), 425–41; Mireille Cyr et al., ‘Intrafamilial Sexual Abuse: Brother-Sister Incest Does Not Differ from Father-Daughter and Stepfather-Stepdaughter Incest’, Child Abuse & Neglect 26:9 (2002), 957–73; Sandra S. Stroebel, ‘Father–Daughter Incest: Data from an Anonymous Computerized Survey’, Journal of Child Sexual Abuse 21:2 (2010), 176–99.]
[48] Article 19: ‘Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.’ – Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do về ý kiến ​​và về phát biểu; quyền này bao gồm quyền tự do giữ ý kiến ​​mà không can thiệp và tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào và bất kể những biên giới.
[49] ancien regime (trật tự cũ, cựu trào) Hệ thống chính trị và xã hội của France trước Cách mạng 1789. Dưới chế độ này, mọi người đều là đối tượng của nhà vua, cũng như là một thành viên của một điền trang phong kiến và tỉnh đang sinh sống. Tất cả quyền và địa vị đến từ những trật tự xã hội, được chia thành ba giai cấp: giáo sĩ, quý tộc và những người còn lại (Tiers État).
[50] Infallibility: lý thuyết của hội nhà thờ Kitô Rôma, ấn định trong một số trường hợp cụ thể – vua chiên Catô thì không thể sai lầm trong tuyên bố về giáo điều của đạo Kitô.