Saturday, September 22, 2018

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (01)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập

Mark Siderits







 

Đạo Phật như Triết học

 

Nội dung

Lời nói đầu

Chữ tắt và những nguồn dịch thuật

 

1.      Đạo Phật như Triết học?

Giới thiệu triết học như một chủ đề nội dung, và đạo Phật như triết học

2.      Đạo Phật ban đầu: Những Giảng dạy Căn bản

Những giảng dạy căn bản của đức Phật Gautama

3.      Không Có cái-Tôi: Những Cá Thể Trống Rỗng

Những luận chứng cho tuyên bố rằng không có cái-Tôi: và rằng cá thể con người là một khái niệm giả tạo

4.      Đạo đức học đạo Phật

Những hệ quả đạo đức của quan điểm thu giảm về con người của đạo Phật

5.      Nyāya: một tạm nghỉ chen giữa

Siêu hình học và tri thức học của trường phái Nyāya trong triết học India chính thống

6.      Abhidharma: Siêu hình học về những cá thể trống rỗng

Abhidharma như một sự khai triển về siêu hình cần thiết để đặt nền tảng cho quan điểm thu giảm về con người của đạo Phật

7.      Sự khởi lên của Mahāyanā

Mahāyanā như một biểu hiện dứt khoát nổi bật của đạo Phật, và những khác biệt của nó với Abhidharma

8.      YYogācāra: Chỉ-những-ấn tượng và sự Phủ nhận những Đối tượng Vật chất

Những luận chứng Yogācāra cho sự không-là-có của những đối tượng vật những hệ quả về quan điểm cứu người giúp đời

9.      Madhyamaka: Học thuyết về Không

Những Luận chứng cho tuyên bố rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống không tuyên bố đó nên hiểu thế nào

10.   Trường phái Diṅnāga: Tri thức học đạo Phật

Giải thích của Diṅnāga về những phương tiện của kiến thức, và những dẫn kết của nó với tri thức học và siêu hình học.

 


Lời nói đầu

 

 

Trong quyển sách này, tôi đã cố gắng làm rõ ràng những lý thuyết và những lập luận của truyền thống triết học đạo Phật. Nếu tôi có đạt được thành công dù trong một bất kỳ mức độ nào, đó là nhờ giúp đỡ của nhiều người khác. Và do đó, có một danh sách dài những người tôi phải nhìn nhận và bày tỏ biết ơn. Đầu tiên và quan trọng nhất là những sinh viên đã theo học lớp PHI 208 trong nhiều năm. Những nhận xét và câu hỏi của họ đã giúp tôi phân biệt được lôgích tiềm ẩn trong những tranh luận triết học India, và đã cho tôi thấy những nối kết giữa những chủ đề khác loại vốn nếu không nhờ thế tôi hẳn đã không thấy. Tôi rất vui vì đã có cơ hội học hỏi từ họ.

 

Phần lớn tài liệu trong Chương 10, đầu tiên đã được trình bày trong loạt bài giảng Matilal của tôi về triết học India ở đại học King, London. Tôi muốn cảm ơn Giáo sư Richard Sorabji vì đã làm việc này thành có thể xảy ra. Và một cảm ơn chân thành đến tất cả sinh viên đã đến nghe những bài giảng chiều thứ sáu giữa giờ giấc muộn màng trong khu trường sở Strand.

 

Phần lớn những gì sau đây phản ảnh những điều tôi đã học được qua nhiều năm từ những đồng nghiệp và bạn hữu trong triết học và Phật học. Tôi đã có may mắn lớn để làm việc trong một phân khoa triết học theo hướng phân tích vốn những thành viên của nó đều sẵn sàng để đón nhận với hy vọng là đúng rằng những triết gia đạo Phật có thể có những đóng góp quan trọng cho ngành học này. Tôi đặc biệt được hưởng lợi từ nhiều thảo luận ‘xuyên hành lang’ với Kenton Machina và David Anderson. Tôi học được nhiều về đạo Phật và triết học India từ những trò chuyện với Arindam Chakrabarti, Amita Chatterji, Georges Dreyfus, Lonardon Ganeri, Katsura Shoryu, lN Mohanty, Roy Perrett và Tom Tillemans. Những cảm ơn cũng là gửi tới Chris Bartley và Chakravarthi Ram – Prasad vì những lời khuyên và khuyến khích của họ. Tôi mang một món nợ biết ơn đặc biệt với Will Rassmussen, upayā (giáo huấn) của ông dẫn đến bản thảo cuối cùng với rất nhiều cải thiện. Tôi cũng đã tìm thấy những ý kiến ​​của một số độc giả dấu tên là có ích.

 

Những người làm việc ở nxb Ashgate đã giúp đỡ rất nhiều. Sarah Lloyd đã luôn hỗ trợ và khuyến khích, và Celia Hoare đã trông coi tiến trình xuất bản. Tôi cũng rất biết ơn nhiều lời khuyên và khuyến khích của Rick Todhunter của nhà xuất bản Hackett.

 

Cuối cùng, tôi muốn đặc biệt cảm ơn Esther đã chia sẻ quyển sách của bà vào một thời điểm quan trọng nhiều năm trước đây, một hành động hào phóng vốn những hệ quả phát triển của nó vẫn còn đang mở rộng. Và dĩ nhiên, tôi mang một món nợ đặc biệt biết ơn với Muji đã giúp đỡ trong việc đánh máy.  


Những Viết tắt và nguồn Dịch thuật

 

AKBh:   Abhidharmakośakārikā của Vasubandhu, ed. Prahlad Pradhan (Patna: Jayaswal Research Institute, 1975).

BCA:     Bodhicaryāvatāra của Śāntideva với Bình luận Panjika of Prajnakaramati. ed. PL Vaidya (Dharbanga: Mithila Institute, 960).

BSB:      Bodhisattvabhūmi, ed. Nalinaksha Dutt, Tibetan Sanskrit Works, Vol. VII (Patna, 1966), tr. 30 – 3 2.

M:          Majjhima Nikāya, ed. V. Trenckner (London: Hội Bản văn Pali, 1948 – 60).

MMK:   Mūlamadhyamakakārikā, ed. Raghunath Pandeya như: The Madhyamakasastram of Nāgārjuna, với những Bình luận Akutohhayā của Nāgārjuna, Madhyamakavṛtti của Buddhapālita, Prajnāpradipavṛtti của Bhāvaviveka, và Prasannapadā của Candrakīrti (Delhi: Motilal Banarsidass, 1988).

MP:        Milindapañho, ed. R.D. Vadekar (Bombay: Bombay University Publications, 1972).

MPS:      (Mahāprajñāpāramitā Sāstra): Lamotte, Etienne, phiên dịch, Le Traité de la grande vertu de sagesse de Nāgārjuna (MahāprajPāiparamitasastra) (Louvain, 1944 – 80).

NS, NSB, NSV:   Nyāyadarsanam of Gotama with Vatsyayana’s Bhasya, Uddyotakara’s Varttika. Vacaspati Misra’s Tātpmyatika, Visvanatha’s Vrtti, ed. Taranath Nyāya Tarkatirtha và Amarendramohan Tarkatirtha (Delhi: Munshiram Manoharlal, 2003).

PV, PVBh:           The Pramanavarttikam của Dharmakīrtii, ed. Ram Chandra Pandeya (Delhi: Motilal Banarsidass, 1989).

S:            Samyutta Nikaya, ed. M. Leon Feer in 5 vols (London: Pali Text Society, 1884 – 98).

TB:         Bauddha Tarkabhasa of Moksaragupta, ed. and trans. BN Singh (Varanasi: Asha Prakashan, 1985).

TS:         Tattvasaṅgraha of Śāntarakṣita, ed với Pañjikā (= TSP) bởi Embar Krishnāmacharya. Baroda: Viện phương Đông, 1984.

VM:       Visuddhimagga of Buddhaghosacariya, ed. Henry Clarke Warren, duyệt bởi Dharmananda Kosambi (Cambridge, MA: Nxb Đại học Harvard, 1950).

VMS:     Vijāaptimatratāsiddhi: deux traites de Vasubandhu, ed. Sylvain Levi (Louvain: 1925).

VV ...:    Vigrahavyāvartanī, ed. and trans: Phương pháp biện chứng của Nāgārjuna: (Vigrahavyavartini), eds E. H. Johnston và Arnold Kunst, trans. Kamaleswar Bhattacharya (Delhi: Motilal Banarsidass, 1978).  

 


 

Đạo Phật như Triết học [1]
 

CHƯƠNG MỘT

 

Đạo Phật như Triết học?

 

Mục đích của quyển sách này, như tên sách nêu lên, là để xem xét đạo Phật như triết học. Tuy nhiên, trước khi chúng ta thực sự bắt đầu làm việc đó, có lẽ là tốt để trước tiên hãy hiểu rõ ràng hơn một chút về mỗi đối tượng này – đạo Phật và Triết học – là gì. Điều đó sẽ giúp chúng ta thấy những gì có thể là khác biệt nổi bật về việc nghiên cứu đạo Phật như một dạng của triết học. Và để rõ ràng về điều này thì quan trọng, vì có một số những khái niệm sẵn trước về những nội dung này vốn có thể cản trở việc nắm vững đầy đủ về sự nghiên cứu triết học của đạo Phật hoạt động thế nào.

 

 

1.1

 

Khi người ta không chủ định nhưng gặp Triết học lần đầu, họ muốn biết nó là về những gì. Những ngành học khác có nội dung chủ đề riêng của chúng: Sinh học là sự nghiên cứu về những tiến trình sự sống, Xã hội học là sự nghiên cứu về những xã hội loài người, Thiên văn học quan sát những chòm sao và những hành tinh, vv ... Thế còn Triết học là về gì? Những ai là người không xa lạ với nghiên cứu Triết học biết rằng những gì làm triết học là một ngành học riêng biệt không là nội dung chủ đề đặc biệt của nó. Đúng, có một số câu hỏi vốn chúng ta tự nhiên nghĩ là ‘triết lý’ trong một ý hướng nào đó. Những câu hỏi loại như, ‘tôi nên sống đời tôi thế nào?’, và ‘chúng ta biết được bất cứ gì ra sao?’, và ‘như thế nào tất cả những sự vật việc này đã trở thành là-có/hiện hữu/tồn tại?’. Nhưng câu hỏi đầu văn chương cũng đã bàn đến, câu hỏi thứ hai Khoa học Nhận thức cũng đã đưa ra, và cũng thấy thế là câu hỏi thứ ba trong Vật lý Thiên văn. Vậy những gì phân biệt Triết học với những ngành học khác?

 

Trả lời có nhiều liên quan với phương pháp hơn với nội dung. Những gì đặt triết học tách biệt như một môn học chuyên biệt là sự quan tâm nhiều của nó với cách trả lời những câu hỏi hơn là với bản thân những câu trả lời. Học triết học là học để suy nghĩ cẩn thận và phê phán về những vấn đề phức tạp. Nó không nhất thiết là học để biết ‘những trả lời’ vốn môn học đã đi đến được. Điều này có thể làm việc học hỏi triết học thành bực dọc ngán ngẩm đối với một số người. Khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu một môn học, chúng ta hy vọng sẽ học hỏi toàn bộ khối kiến ​​thức trong lĩnh vực chuyên môn đã được khai triển trong môn học đó. Khi chúng ta nghiên cứu Hóa học, chúng ta học hỏi trọng lượng atom của những nguyên tố, khi chúng ta nghiên cứu Lịch sử, chúng ta học hỏi nguyên nhân của Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, vv .... Chỉ về sau, nếu có xảy ra, người ta mới bắt đầu xem xét những phương pháp vốn ngành học đã dùng trong lĩnh vực tri ​​thức của nó. Nghiên cứu của triết học không giống như thế. Đúng, người ta có thể tìm được trong một khóa học dẫn nhập triết học rằng Plato đã nghĩ rằng hồn người phải là bất tử, hay Descartes đã chủ trương rằng một điều không thể nghi ngờ là ‘tôi’ thì ‘là-có’. Nhưng người ta cũng học được rằng không phải tất cả những triết gia đều đồng ý với Plato hay với Descartes về những tuyên bố này. Một số sinh viên thấy điều này gây thất vọng chán nản. Ở đâu, họ muốn biết, là những sự kiện vốn được triết học đã thiết lập? Trong tất cả những thế kỷ vốn triết học đã có mặt, nó có làm đươc bất kỳ tiến bộ nào không, đưa ra được bất kỳ trả lời nào không?

 

Một đáp ứng với câu hỏi này là quả thực triết học đã thiết lập một gì đó có ý nghĩa khá quan trọng – rằng sự thật quay ra là rất phức tạp. Không một trả lời đơn giản nào cho những câu hỏi vốn triết học xem xét thì đúng hoàn toàn. Đây là một kết quả quan trọng (và không yên, vẫn lo lắng). Những câu hỏi vốn những triết gia hỏi thường xem dường như chúng sẽ có những trả lời thẳng tuột và đơn giản. Lấy thí dụ, một trường hợp, câu hỏi trí óc và cơ thể có tác động qua lại thế nào. Tình trạng của dạ dày tôi khiến tôi có một thèm muốn, và sau đó trạng thái kết quả của não thức tôi dẫn đến chuyển động cơ thể hướng về phía tủ lạnh có thức ăn. Những điều này xảy ra như thế nào? Một điều vốn sự tìm hiểu triết lý về câu hỏi này đã cho thấy rằng chúng ta vẫn không biết câu trả lời. Ngay cả nghiên cứu khoa học chi tiết hơn về bộ óc sẽ cũng không thành công (ít nhất nếu chỉ tự nó) trong việc giải thích điều này hoạt động thế nào. Thế nhưng, chúng ta dựa vào não thức và cơ thể làm việc cùng với nhau trong tất cả những gì chúng ta sinh hoạt. Vì vậy, có lẽ sau cùng triết học đã thiết lập một gì đó – rằng dưới bề mặt của những vấn đề xem như đơn giản đều ngầm chứa sự phức tạp ngạc nhiên. Đi xuống đến đáy cùng của mọi sự vật việc quay ra là công việc hết sức gian nan.

 

Nhưng có một lối khác để trả lời với phàn nàn rằng triết học đã không thiết lập được bất kỳ một sự kiện nào. Ai đó nói điều này có thể tự hỏi, thế học triết học để làm gì? Và cách thách thức đã đặt ra cho thấy rằng họ nghĩ học hỏi một số môn học là để thu nhận được một toàn bộ khối kiến ​​thức của một lĩnh vực tri ​​thức, đó là, để thêm những sự kiện mới vào những sự kiện họ đã biết. Thế nên, một trả lời với thách thức có thể là đặt câu hỏi về chính giả định này. Có lẽ mục đích (hay ít nhất là một mục đích) của việc học triết học là để tiếp nhận một tập hợp gồm những kỹ năng. Cụ thể là nghiên cứu triết học có thể thành ra là một trong những cách tốt nhất để học tập một số kỹ năng quan trọng trong biện luận phê phán: xác định những thuật ngữ của một người một cách cẩn thận, xây dựng những lập luận tốt để hỗ trợ một quan điểm của một người, thẩm định phê phán những luận chứng (của riêng người ấy và của những người khác), đáp ứng với những phản bác, và vân vân tương tự … như thế. [2] Và những kỹ năng này quay ra đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Thí dụ, chúng là hết sức quan trọng với việc thực hành luật pháp. Điều này sẽ giải thích tại sao việc học hỏi triết học được nhìn nhận là một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho sự thực hành những nghề liên quan với pháp luật (một điều vốn đã được biết ở Hellas thời cổ và ở India trung cổ). Dĩ nhiên những vấn đề vốn những triết gia vật lộn với chúng, tự bản thân chúng có thể lôi cuốn và gây tò mò thích thú cho bất cứ ai là người có óc phê phán và suy nghĩ sâu xa ở một mức độ nào đó. Nhưng trong cách suy nghĩ này về triết học, lợi ích của sự vật lộn với chúng thì không nhiều về phần một người có được trả lời ‘đúng’, nhưng về phần người đó học được cách suy nghĩ cẩn thận hơn và phê phán hơn về những vấn đề phức tạp nói tổng quát.

 

Nói điều này không là nói rằng những câu hỏi vốn những triết gia nêu lên thì không quan trọng. Đó là vì người ta tìm thấy đây là những câu hỏi khẩn cấp và trực tiếp khiến họ theo đuổi nhiệm vụ khó khăn để cố gắng trả lời chúng – và do đó phát triển những kỹ năng lôgích và phân tích của họ. Vì vậy, một gì đó nên được nói thêm vào điểm này là những câu hỏi này thuộc những loại nào? Thăm dò triết học có thể được sắp xếp vào thành nhiều lĩnh vực rộng lớn. Một lĩnh vực như vậy là đạo đức học. Đây là những câu hỏi chung liên quan đến cách chúng ta nên sống đời sống của mình thế nào. Do đó, nó gồm không chỉ những câu hỏi về bản chất đạo đức (liên quan đến những gì cấu thành đúng và sai trong việc đối xử với những người khác). Nó cũng đề cập đến câu hỏi về loại đời sống nào có thể là tốt nhất cho con người. Bây giờ đôi khi nghĩ rằng những câu hỏi về luân lý và đạo đức là những câu hỏi cho tôn giáo. Và đúng là hầu hết những tôn giáo đều có nhiều điều để nói về những vấn đề này. Nhưng khi người ta nghĩ về những câu hỏi của đúng và sai, tốt và xấu, như những vấn đề cho tôn giáo, họ thường có trong đầu ý tưởng rằng một tôn giáo chỉ đơn giản bảo chúng ta biết chúng ta nên hành xử thế nào. Như thế, họ suy nghĩ về đạo đức và luân lý như một bộ những quy tắc hay điều răn dạy. Tuy nhiên, đây không là những gì những triết gia nói là đạo đức học. Khi họ dùng thuật ngữ này, đạo đức học liên quan đến sự tra xét phê phán của những quan điểm cạnh tranh nhau về cách thức bản thân chúng ta nên tự ứng xử ra sao. Và đây là việc người ta có thể làm bất kể người ta có (hay không) những tin tưởng tôn giáo. Nhà gót học Kitô trung cổ Thomas Aquinas đã nói về đạo đức theo nghĩa này khi ông đã gắng để ấn định những kết luận nào chúng ta có thể lấy ra được cho tư cách đạo đức từ một cái nhìn nào đó về bản chất con người. Nhưng triết gia người Germany không-tin-có-gót Friedrich Nietzsche cũng làm thế, khi ông hỏi chúng ta nên sống đời chúng ta thế nào sau khi biết rằng Gót (hiểu như một tối cao nào đó đã ấn định mọi giá trị đạo đức cho con người) đã chết. Những gì làm cho những thảo luận của những tác giả này về những vấn đề triết học đạo đức là cả hai đều gồm có sự xem xét phê phán những luận chứng.

 

Siêu hình học là một lĩnh vực quan trọng khác của Triết học. Từ ‘siêu hình học’ được được dùng theo nhiều cách khác nhau. Thí dụ, trong những hiệu sách, góc ‘siêu hình’ thường chứa đầy những quyển sách về chiêm tinh học và siêu linh huyền bí. Nhưng như nó dùng trong triết học, nó đơn giản là chỉ đề cập đến sự tìm hiểu chặt chẽ dưới những nguyên tắc của lý trí về những đặc tính tiêu biểu căn bản nhất của thực tại. Ở chỗ đạo đức học liên quan đến câu hỏi mọi sự vật việc nên như thế nào, siêu hình học liên quan đến câu hỏi về nền tảng những sự vật việc là thế nào; hay thực tại thì căn bản giống với gì. Bây giờ chúng ta có thể nghĩ rằng những câu hỏi về mọi sự vật việc, hay thực tại là như thế nào, hay thực tại thì giống với gì, nên được dành cho khoa học. Và đúng, thí dụ, là nếu chúng ta muốn biết một hợp chất hóa học nào đó giống như những gì, chúng ta nên chuyển sang hóa học. Nhưng những câu hỏi siêu hình thì căn bản hơn, hay nền tảng hơn so với những câu hỏi khoa học có thể trả lời. Hóa học có thể cho chúng ta biết khi trộn hai hóa chất (nhân) có thể gây (quả) tác dụng gì. Nhưng câu hỏi về bản chất tổng quát của quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả là một câu hỏi của siêu hình học. Tương tự như vậy, khoa học cho chúng ta biết rất nhiều về bản chất của thế giới vật lý. Nhưng không biết liệu mọi sự vật việc xuất hiện như là-có là vật chất hay không – là một câu hỏi siêu hình; đây không là một câu hỏi vốn những nhà khoa học có thể, hay nên gắng trả lời bằng việc dùng phương pháp khoa học. Một vài thí dụ khác về những câu hỏi siêu hình gồm: bản chất của thời gian là gì? Có hay không, ngoài những đặc thù cụ thể như (thấy trong) những con bò, một ‘tính bò’ phổ quát, hay một gì đó duy nhất là ‘bò’, đồng thời tồn tại trong tất cả những con bò cụ thể? Có hay không có một vị sáng tạo toàn hảo, vĩnh cửu của vũ trụ? Có cái-Tôi không, và nếu có thì nó có thể tựa như thế nào? Sự theo đuổi những câu hỏi siêu hình loại thế này thường dẫn những triết gia đến những câu hỏi liên quan nhưng riêng biệt trong triết học ngôn ngữ, chẳng hạn như những từ và câu có ý nghĩa thế nào và một phát biểu hay tuyên bố (dưới dạng mệnh đề) nếu bảo là đúng thì có nghĩa là gì.

 

Một lĩnh vực quan trọng khác của triết học là tri thức học hay lý thuyết về tri thức. Ở đây, câu hỏi căn bản là chúng ta chúng ta có thể biết những sự vật việc – rằng chúng giống gì – như thế nào, và nên làm những gì để mô tả (nói ra, phát biểu bằng ngôn từ) chúng như thế. Thăm dò trong tri thức học thường có dạng của câu hỏi – khi nói rằng một ai đó biết một gì đó hay một gì khác – thì đúng chỉ có nghĩa là gì. Thí dụ, một ai đó có thể nói biết một gì gì đó hay không – nếu họ không hay chưa loại trừ tất cả những cách/trường hợp trong đó họ có thể bị nhầm lẫn (ngay cả khi họ đã không nhầm lẫn)? Nhưng khảo sát tri thức học cũng có thể mang hình thức của hỏi về những phương tiện hay phương pháp để có được tri thức. Nhận thức giác quan và suy luận (hay lý luận) là những nêu – lên phổ thông cho những cách thức tin cậy để có kiến ​​thức, nhưng thế còn về thẩm quyền (lấy từ lời của một vài người nào đó được tôn sùng là tin cậy được), hay lý luận bằng việc loại suy từ những tương tự? Và nếu có nhiều phương pháp khác nhau dẫn đến kiến thức, chúng liên quan với nhau thế nào? Có phải mỗi chúng có một ‘vòm trời’ riêng biệt hay không, hay tất cả đều phục vụ tốt như nhau để đem cho chúng ta kiến ​​thức về cùng những đối tượng? Có bất kỳ một phương tiện tri thức nào thì ưu tiên hơn những phương tiện khác?

 

Như bạn rất có thể đã đoán dựa vào những gì đã nói ở trước về bản chất của triết học, những triết gia đã phát triển một số những lý thuyết khác nhau trong mỗi nhánh khác nhau. Và không có sự đồng thuận tổng quát về phần lý thuyết nào trong siêu hình học, tri thức học và đạo đức là chính xác. Có thỏa thuận tổng quát là những trả lời đơn giản nhất thì sai. Lấy thí dụ, lý thuyết đạo đức của thuyết tương đối đạo đức dựa trên chủ thể. Đây là quan điểm – cho rằng một hành động về đạo đức thì được chấp nhận hay không được chấp nhận vì sai lầm thì tùy thuộc vào việc một người có hay không có những tin tưởng chân thành rằng mình làm hành động đó là sai. Tất cả những triết gia ngày nay sẽ đồng ý rằng lý thuyết này thì sai. Nhưng khi đi đến những lý thuyết phức tạp hơn trong những lĩnh vực này, sự thỏa thuận bị phá vỡ. Vì với mọi lý thuyết đã được đưa ra trong siêu hình học, tri thức học và đạo đức học, có những phê phán nghiêm trọng vốn đã được những triết gia khai triển. Phần lớn sự thực hành triết học liên quan đến việc xem xét những phản đối này với một quan điểm đem cho, và xem liệu có thể trả lời chúng hay không. (Đó là qua tiến trình này vốn những lý thuyết triết học đã phát triển rất tinh vi). Nhưng trong khi làm như vậy người ta thường khám phá rằng có những nối kết quan trọng giữa một quan điểm người ta chủ trương trong một lĩnh vực triết học và một vị trí người ta nắm giữ trong một trong những lĩnh vực khác. Một lý thuyết cụ thể trong đạo đức học, lấy thí dụ, có thể quay ra là không thực hành được trừ khi người ta chấp nhận một vị trí nhất định nào đó về một số vấn đề trong siêu hình học. Học để thấy những nối kết loại này là một lợi ích quan trọng khác của sự học hỏi triết học.

 

Không phải mọi văn hóa đều đã phát triển một truyền thống triết học riêng của nó. Nhưng Hellas [3] thời cổ đã phát triển thế, đây là nguồn gốc của triết học phương Tây ngày nay. Và India cổ điển cũng đã làm thế [4]. Trong mỗi trường hợp, động lực ban đầu dường như đã đến từ một quan tâm để trả lời những câu hỏi đạo đức. Thoát đi từ sự không hài lòng với quan điểm đã nhận được về cách người ta nên sống đời họ thế nào, đã nảy sinh ở đó những cố gắng trong suy nghĩ một cách có hệ thống về những vấn đề này. Nhưng trong cả hai trường hợp, những thăm dò này sớm dẫn đến những phát triển quan trọng trong siêu hình học và tri thức học. Vì những triết gia đã ý thức được rằng nếu chúng ta có đi đến xác định cách chúng ta nên sống thế nào, chúng ta cần phải rõ ràng hơn về bản chất của thế giới và vị trí của chúng ta trong thế giới này. Và điều này đến phiên đòi hỏi sự rõ ràng hơn về những gì cấu thành kiến ​​thức và những tiến trình dẫn đến nó. Người ta đôi khi tự hỏi liệu nó có phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khiến triết học đã phát sinh trong hai văn hóa khác nhau gần như vào cùng một thời. Bây giờ chúng ta biết rằng đã có những liên lạc thương mại giữa India cổ điển và thế giới Hellas. Vì vậy, có thể mường tượng được rằng một số triết gia Hellas thời cổ và một số triết gia India cổ điển đã biết một gì đó về những công việc của nhau. Nhưng hai truyền thống triết học xem ra có khác biệt chân thực. Họ giải quyết cùng những câu hỏi căn bản về đạo đức học, siêu hình học và tri thức học. Và họ dùng cùng những kỹ thuật cơ bản của phân tích và biện luận. (Đây là tại sao là thích hợp để gọi họ cả hai là ‘triết học’). Đôi khi ngay cả những cá nhân triết gia trong hai truyền thống đạt được cùng những kết luận tương tự. Nhưng điều này không nên dẫn chúng ta đi đến giả định rằng có sự vay mượn đáng kể giữa truyền thống này và truyền thống kia. Sau hết, chúng ta biết rằng cùng một sáng chế có thể xảy ra độc lập trong hai văn hóa riêng biệt. Trong toán học, thí dụ, số không (zero) đã phát minh riêng biệt, ở India thời cổ, và cũng bởi những người Maya của meso-America trước khi có tiếp xúc với Europe.

 

1. 2

 

Triết học, như thế, là sự tìm hiểu hệ thống về những câu hỏi trong đạo đức, siêu hình và tri thức (cũng như nhiều những ngành học liên quan của chúng). Nó gồm việc dùng phân tích và sự biện luận trong những cách thức tự suy tưởng và có hệ thống. Điều này sẽ hoạt động, ít nhất giờ đây, như một giải thích về những gì chúng ta sẽ muốn nói với nghĩa triết học. Thế còn từ kia trong tên sách của chúng ta, ‘Đạo Phật’? Có lẽ như ở đây chúng ta có vẻ trên nền đứng an toàn hơn. Trong khi nhiều người có thể thiếu kiến ​​thức chi tiết về những gì vốn người đạo Phật tin tưởng và những gì thực hành đạo Phật bao gồm, chắc chắn mọi người biết rằng đạo Phật là tôn giáo đã được đức Phật sáng lập ở India thời cổ, sau đó lan rộng khắp Asia, và hiện đang thu hút những người tin theo ở phương Tây? Tốt, ddusngs đấy, nhưng có một gánh đầy những phiền lụy ngấm ngầm trong từ ‘tôn giáo’ đó. Có một ý hướng trong đó đạo Phật có thể được chính xác gọi là một tôn giáo, nhưng có một ý hướng được dùng rộng rãi khác của từ đó, trong đó gọi thế sẽ là một lầm lẫn. Và rõ ràng về vấn đề này sẽ cho thấy cũng quan trọng với đảm đương của chúng ta như sẽ là rõ ràng về triết học là gì?

 

Chúng ta thường dựa hiểu biết của chúng ta về một từ trên những thí dụ quen thuộc. Trong trường hợp của từ ‘tôn giáo’, những thí dụ quen thuộc cho hầu hết những người phương Tây là đạo Kitô, đạo Juda và Islam. Tất cả đây là những tôn giáo tin-chỉ-một-gót: mỗi chúng gồm tin tưởng vào một hữu thể cá nhân duy nhất, hữu thể ấy thì vĩnh cửu, là vị sáng tạo của vũ trụ, và là tất cả-toàn hảo (toàn năng, toàn thiện, và toàn trí). Nhưng không phải tất cả mọi tôn giáo đều cùng có loại tin tưởng này: Đạo Hindu và Shinto (Japan), cả hai đều là tôn giáo tin-có-nhiều-gót. Dẫu vậy, gộp tất cả những tôn giáo tin có gót này với nhau dưới một nhãn hiệu thì có vẻ không là cố kéo dãn sự việc đến quá mức. Nhưng đặc biệt nếu một người có tôn giáo mình quen thuộc nhất là đạo Kitô, người ta cũng có thể nghĩ về tôn giáo như một ‘lòng tin’. Nghĩ về tôn giáo theo cách này là để nhìn nó như một tập hợp gồm những tin tưởng vốn người ta chấp nhận như một xác quyết vốn không dựa trên sự lập luận của lý trí. Tôn giáo khi đó được xem như rơi vào phía ‘trái tim’ của sự phân chia đầu óc / trái tim, hay lý trí / lòng tin.

 

Trong văn hóa phương Tây thời nay có một hướng nghiêng sang để giả định rằng một số những câu hỏi nhất định nào đó là để được giải quyết qua việc dùng lý trí, trong khi một số khác có thể chỉ được nói đến qua lòng tin và tình cảm. Đây là sự phân đôi đối lập giữa lý trí và lòng tin, với lý trí được xem như là một vấn đề của đầu óc và lòng tin là một vấn đề của con tim. Cùng với sự phân đôi này có một tương quan giữa ‘sự kiện’, được xem là loại những sự vật việc vốn khoa học khám phá và ‘những giá trị’, được xem là những cam kết riêng tư, chủ quan vốn không thể mở ra cho sự thăm dò lý trí và để xem xét đo lường cặn kẽ. Giả định chúng ta đồng ý rằng việc dùng lý trí của chúng ta liên quan đến suy nghĩ về mọi sự vật việc trong một cách thức điềm tĩnh, cẩn thận, lãnh đạm tách biệt và thận trọng. Bây giờ có lẽ đúng là một số vấn đề không nên được quyết định hoàn toàn trên cơ sở của bình tĩnh, xem xét lãnh đạm của lý trí. Lựa chọn bạn trăm năm của một người, thí dụ, có lẽ nên gồm những gì đáng kể đến từ phía ‘trái tim’. Nhưng cũng không rõ ràng là ‘đầu’ và ‘tim’ cấu thành một sự phân đôi nghiêm ngặt. Và trong mọi trường hợp, không rõ ràng là những vấn đề chúng ta xem xét là tôn giáo (hay ‘tinh thần’) nhất thiết thuộc về phía ‘lòng tin’ của bất kỳ một sự phân chia nào như vậy.

 

Một điều vốn tất cả những tôn giáo tin-có-gót (gồm những tôn giáo tin-chỉ-một-gót, và tin-có-nhiều-gót). [5] có chung là mỗi chúng cố gắng để nói ra rõ ràng một vài viễn ảnh về trạng thái lý tưởng của con người. Trạng thái lý tưởng này thường được mô tả như hoàn toàn khác với cách người ta sẽ sống đời họ nếu để mặc cho những khuynh hướng tự nhiên, đặc biệt những mơ ước thèm muốn của chính họ. Trạng thái ‘trần tục’ (hay ‘thế gian’) này thì được mô tả như tự bản chất không hài lòng, như bị ‘rơi ngã’ ra khỏi cách vốn người ta đáng lẽ nên là. Và trạng thái lý tưởng được trình bày như một loại ‘cứu rỗi’ từ trạng thái sa ngã này. Khi chúng ta nghĩ về một tôn giáo như sự giải quyết với những vấn đề ‘tinh thần’, nó là quan tâm này với việc đạt được sự cứu rỗi, của việc thoát khỏi một cách tồn tại, hay một cách sống-đời không hài lòng, vốn chúng ta có trong não thức. Những quan tâm của tôn giáo, trong một từ, đều là có tính ‘cứu thế’, cứu người giúp đời [6]. (Một thuyết cứu thế là một học thuyết về sự cứu rỗi, hay đúng hơn sự cứu vớt hồn người). Bây giờ nghĩ về tôn giáo như một lòng tin là để giả định rằng những lo ngại về cứu vớt hồn người chỉ có thể được giải quyết qua một hình thức của sự cam kết dựa trên tình cảm. Nó là để chủ trương rằng lý trí và tìm hiểu theo lôgich thì ít, hay không có chỗ dùng trong việc tìm kiếm sự cứu vớt con người. Nhiều người chúng ta trong văn hóa (phương Tây) tin điều này. Nhưng đây không là quan điểm của văn hóa cổ điển India. (Những người Hellas thời cổ hay những triết gia Islam thời trung cổ đã cũng không chủ trương như thế). Đối với nhiều người ở India thời cổ, gồm đức Phật, là hoàn toàn thuận hợp với phán đoán thực tiễn thông thường để dùng những khả năng lý trí của chúng ta trong việc theo đuổi sự giải thoát con người, hay sự cứu rỗi, nói theo thuật ngữ Kitô. Dĩ nhiên đây không là con đường duy nhất vốn được những người India công nhận. Bhagavad Gītā, một bản văn Hindu chính, dạy rằng có những bốn con đường khác nhau; con đường nào một người nên chọn, tùy vào những tài năng và những sở thích của người ấy. Nhưng tất cả bốn con đường đều đưa lên đỉnh cao của giải thoát, vì chúng tất cả đều cấy trồng sự hiểu biết về bản sắc định tính chân thực hay tự ngã của chúng ta. Truyền thống đạo Phật nói tổng quát, dạy rằng chỉ có một con đường dẫn đến giải thoát, không phải bốn. Nhưng con đường đó gồm trong kết hợp thực hành của lý luận triết học và quán định. Những người India đạo Phật, giống như những người khác ở India thời cổ, nghĩ rằng sự giải thoát khỏi trạng thái không hài lòng của chúng ta đã là phải qua sự đi đến hiểu biết sự thật về chúng ta là ai và chỗ đúng của chúng ta được đặt vừa vặn trong vũ trụ là đâu. Và họ nghĩ rằng để đạt được những hiểu biết đó đã đòi hỏi dùng đến lý tính triết học.[7]

 

Đạo Phật, khi đó, là một tôn giáo, nếu như gọi thế, chúng ta muốn nói với nghĩa rằng nó là một tập hợp gồm những giảng dạy nói tới những quan tâm giải thoát nhằm cứu người giúp đời. Nhưng nếu chúng ta nghĩ về tôn giáo như một loại của lòng tin, một cam kết tuyệt đối trọn vẹn nhưng không có thể đưa ra được những lý do nào; thì đạo Phật sẽ không được kể là một tôn giáo. Để trở thành một người đạo Phật thì không đơn thuần chỉ trên căn bản của lòng tin để chấp nhận một gói những học thuyết. Và sư giải thoát (thay chỗ của sự cứu rỗi trong những tôn giáo Abraham) thì không đến chỉ bằng sự hết lòng tin tưởng vào những giảng dạy của đức Phật. (Thật vậy, đạo Phật chúng ta sẽ nghiên cứu, sẽ chắc chắn nhìn tin tưởng thuộc loại này như một trở ngại cho sự giải thoát cuối cùng). Đúng hơn, sự giải thoát, hay nirvanā (để dùng từ ngữ Phật học), thì đạt được qua nghiên cứu dựa trên lý trí về bản chất của thế giới. Như chúng ta tất sẽ chắc chắn với bất kỳ tôn giáo nào, những giảng dạy đạo Phật gồm một số những tuyên bố mạnh mẽ và sâu xa đi ngược lại với phán đoán thực tiễn dựa trên kiến thức thông thường. Nhưng những người đạo Phật đều không được trông mong để sẽ chấp nhận những tuyên bố này chỉ vì đức Phật đã dạy họ như thế. Thay vào đó, họ được mong đợi ​​để sẽ tự xem xét những luận chứng đã đưa ra hỗ trợ cho những tuyên bố này, và định đoạt cho chính họ nếu như những luận chứng đã thực sự là trường hợp có thể xảy ra rằng những tuyên bố này đúng thực. Những người đạo Phật tôn kính đức Phật như người sáng lập truyền thống của họ. Nhưng thái độ đó có nghĩa cũng giống như những gì theo đến cùng với một người thày là người đã khám phá ra những sự thật quan trọng qua chính sức mạnh tri thức của chúng. Thật vậy, con người vốn chúng ta gọi là Phật, Gautama [8], được nói rằng đã chỉ là vị gần đây nhất, trong một chuỗi dài gồm những buddha; một cách độc lập, mỗi người trong số những vị Phật này đã khám phá được những chân lý căn bản giống nhau, cùng chỉ đường đến nirvanā.[9] Điều này có thể hay không có thể phản ảnh sự kiện lịch sử. Nhưng tinh thần đằng sau tuyên bố này thì đáng lại được ghi nhận. Những gì nó gợi ý là những giảng dạy đạo Phật đều dựa trên những sự kiện khách quan về bản chất của thực tại và vị trí của chúng ta trong đó. Và những sự kiện này được nghĩ đến như những sự vật việc vốn lý trí con người có thể nhận hiểu, nhưng không phải dựa trên sự ‘vén lên cho thấy’ [10] của siêu nhân.

 

Nếu chúng ta mong đợi tất cả những tôn giáo đều là tín ngưỡng tin-có-gót, khi đó đạo Phật có thể không đủ tiêu chuẩn như một tôn giáo. Đức Phật (tức là, vị ‘Phật’ lịch sử của chúng ta, Gautama) thì không là vị tương đương với Gót của tôn giáo tin-chỉ-một-gót phương Tây. Đức Phật cũng không được xem như một vị tiên tri, một người nào đó có thẩm quyền về những vấn đề tinh thần, xuất phát từ đặc quyền gần gũi với Gót. Gautama thì được xem chỉ như một con người hết sức trí tuệ và vị tha. Thực vậy, đạo Phật công khai phủ nhận rằng có một gì đó loại như Gót vốn được tôn giáo tin-chỉ-một-gót phương Tây đã nhìn nhận, đó là, một vị sáng tạo (thế giới) toàn năng, toàn trí, toàn thiện và vĩnh cửu. Với hầu hết mọi người, sự phủ nhận này thì cuối cùng tương đương với quan điểm không-tin-có-gót, hay vẫn gọi là vô thần. Thế nên, nếu chúng ta sẽ kể đạo Phật như một tôn giáo, nó sẽ phải có nghĩa để nói rằng có thể có những tôn giáo không-tin-có-gót.

 

Dĩ nhiên, đức Phật và những người đạo Phật trong India thời cổ đã thừa nhận sự tồn tại của một khối đông đảo những thần linh, hay những gót. Khi đó chúng ta có nên nghĩ về đạo Phật là như là tin-có-nhiều-gót hay không, theo cùng một ý hướng trong đó nhiều hình thức của đạo Hindu là tin-có-nhiều-gót? [11] Có lẽ chúng ta có thể, nếu chúng ta đã muốn đạo Phật được vừa vặn với một định nghĩa gọn gàng về ‘tôn giáo’ vốn đòi hỏi một vài hình thức của tín ngưỡng tin-có-gót. Nhưng điều này sẽ thành là không quan trọng, nằm ngoài những quan tâm của đạo Phật. Những vị gót, thần linh, vốn những người đạo Phật ở India thời cổ tin tưởng, họ thì giống như con người (giống như những vị gót của Hellas thời cổ và tất cả những vị gót còn lại ở Europe trước-Kitô), chỉ khác là họ (thường) không chết và mạnh mẽ hơn. Quan trọng hơn, họ không đóng vai trò gì trong sự tìm kiếm nirvanā. Có lẽ, nếu tôn thờ và dâng cúng những hiến sinh, nhằm đúng những vị gót nào đó, sẽ có thể giành được những lợi ích trần tục khác loại, chẳng hạn như mưa kịp thời cho hoa màu phát triển, hay sức khỏe của những người thân yêu. Nhưng những vị gót không thể ban nirvanā cho chúng ta. Quả thực, sự kiện rằng họ cũng trải qua tái sinh (họ có thể sống những kiếp sống rất dài, gần như vô cùng, nhưng họ vẫn là không vĩnh cửu [12]) thì được lấy để cho thấy rằng họ không giác ngộ gì hơn những con người chúng ta. Ngay cả một người đã giác ngộ giống như một vị Phật, hay một arhat (một người đã đạt nirvanā bằng việc làm theo những giảng dạy của đức Phật) cũng không thể ban nirvanā cho những người khác. Đó là một gì đó vốn một người chỉ có thể đạt được cho chính mình; những người giác ngộ chỉ có thể giúp những người khác bằng việc cho họ những dấu chỉ hướng dọc theo đường đi. Và hướng để đi đến, đối với đạo Phật, là đạt nirvanā, để mang đau khổ tới một chấm dứt. Vì thế, vói truyền thống tinh thần này, câu hỏi liệu thực có bất kỳ những gót nào không, quay ra phần lớn là không can dự gì cả, ra ngoài vấn đề, không thành câu hỏi.

 

Học thuyết về karma và tái sinh là một vấn đề khác. Đạo Phật India cổ điển đã chấp nhận học thuyết này. Những người đạo Phật này tin rằng cái chết thường không là sự chấm dứt của sự tồn tại (hay gọi nôm na sự là-có) của chúng ta, rằng sau khi chết, chúng ta tái sinh, hoặc như những con người hoặc như một số những dạng thức khác của sự sống (gồm cả những động vật không-người, những gót, những quỉ thần, và những dân cư của nhiều địa ngục khác nhau). Loại tái sinh nào một người đạt được tùy thuộc vào karma (hay nghiệp) của người ấy, vốn tương ứng với phẩm chất đạo đức của những hành động vốn người ấy đã thực hiện. Nếu những hành động đó chủ yếu là tốt đẹp về đạo đức, người ta có thể tái sinh như một người trong đời sống có những hoàn cảnh may mắn, hay ngay cả là một vị gót. Tuy nhiên, nếu đời một người gồm đầy những hành động thực hiện từ những ý định xấu ác, người ấy có thể đi đến thành một prēta, hay gì đó gọi là ‘ma đói’. (Những sinh linh được gọi như thế, vì chúng chỉ có thể ăn phân, uống nước tiểu, mủ và máu). Bây giờ điều này có thể nghe như giống đúng những loại sự vật việc vốn những tôn giáo quen thuộc hơn cung cấp: một lời hứa của sự sống sau cái chết, và một học thuyết về báo ứng cho những tội lỗi của một người. Vậy đạo Phật có thực sự khác biệt với những truyền thống tinh thần khác không? Có phải nó thực sự là trường hợp rằng nó chỉ mong đợi chúng ta để tin vào những sự vật việc vốn chúng có bằng chứng khách quan?

 

Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Nó có thể quay ra rằng không phải tất cả mọi sự vật việc những người đạo Phật có tin tưởng theo truyền thống đều có thể được lý trí hỗ trợ. Kết quả này là một trong những gì có thể mở ra khi chúng ta xem xét đạo Phật như triết học. Nhưng trước khi nói thêm về điều đó, tôi nên làm sáng tỏ một số nhầm lẫn có thể có về học thuyết karma và tái sinh. Điểm đầu tiên để nói rõ là như những người đạo Phật hiểu nó, karma không là sự trừng phạt của thần linh với những tội lỗi của một người. Những luật của karma về cơ bản là liên quan với việc nhận được kết quả sung sướng hay đẹp lòng vì hành động với những động cơ đạo đức tốt đẹp, và nhận những kết quả đau khổ vì hành động với những ý định tà ác. Điều này khiến một số người sẽ hỏi: Ai ấn định những gì là tốt và những gì là tà ác. Đối với người đạo Phật, trả lời là không ai cả. Karma không là một tập hợp những quy luật được một người cai trị vũ trụ ban hành và được những ‘cảnh sát’ đạo đức vũ trụ buộc người ta phải tuân theo. Thay vào đó, karma được hiểu là một tập hợp những luật nhân quả khách quan, không thuộc riêng một ai, chúng chỉ đơn giản mô tả những gì xảy ra khi thế giới này hoạt động. Về phương diện này, những luật karma cũng giống như những gì gọi là những luật tự nhiên vốn khoa học nghiên cứu và khám phá. Đó là một luật nhân quả khi tôi buông một tảng đá đương khi đứng trên cầu, nó sẽ rơi xuống mặt nước bên dưới, với một gia tốc nhất định. Không ai ban hành luật này, và không ai theo dõi để buộc hay xem nó phải được tuân theo. Những định luật vật lý không giống như luật lệ được những cơ quan lập pháp thông qua. Không có cảnh sát về lực hấp dẫn. Và nếu có sự việc gì đó xảy ra nhưng trái ngược với những gì chúng ta làm vẫn nghĩ là luật trọng lực, đó sẽ là bằng chứng cho thấy chúng ta đã là sai để nghĩ nó đã là một luật như thế. Một luật nhân quả đích thực thì không có những ngoại lệ. Tương tự như vậy, những luật karma được hiểu không là những quy tắc có thể được tuân theo hay bị phá vỡ, nhưng như sự khái quát hóa hay phổ quát hóa không có ngoại lệ về những gì thế này luôn luôn theo sau những gì thế đó.... Nếu chúng ta có thể theo dõi đủ số người qua đủ những kiếp sống liên tục, chúng ta có thể tìm thấy những luật của karma thì trong cùng một cách vốn khoa học khám phá những định luật của tự nhiên là gì: những quan sát của chúng ta sẽ mở ra những mô thức của sự liên tục thường xuyên vốn cho thấy nhân quả làm việc.[13]

 

Điểm quan trọng thứ hai để nêu lên về thái độ đạo Phật đối với karma và tái sinh là tin tưởng vào tái sinh không phục vụ cùng một chức năng như tin tưởng vào một thế giới bên kia đã phục vụ trong những truyền thống của nhiều tôn giáo khác. Sự kiện rằng sau khi tôi chết, tôi sẽ được tái sinh thì không được nhận như một nguồn của cứu trợ hay an ủi. Và điều quan trọng của thực hành đạo Phật thì không để làm những điều đó sẽ giúp bảo đảm một kiếp sống tiếp theo dễ chịu và sẽ ngăn ngừa một kiếp sống đau khổ. Sự thật thì đúng là sự đối ngược. Như chúng ta sẽ thấy chi tiết hơn trong chương kế tiếp, đức Phật tuyên bố sự tiếp tục của tái sinh đúng là những gì chúng ta cần thoát khỏi (Lý do, vắn tắt, là rằng tái sinh dẫn đến ‘tái tử’, lại chết lần nữa!) Người ta có thể bắt đầu việc cố gắng dùng kiến ​​thức về những luật nhân quả karma để cố hết sức bảo đảm rằng người ta tiếp tục để tồn tại trong những hoàn cảnh tương đối thoải mái. Nhưng trên sự phân tích trong đạo Phật rằng thế đó sẽ chỉ mở lên cho thấy sự hiểu biết không sáng suốt (vô minh) [14] của người ta về những sự vật việc thực là gì. Và vì hành vi loại như vậy dựa trên sự hiểu biết không sáng suốt, nó sẽ không thể tránh khỏi dẫn đến nhiều đau khổ hơn, vốn đạo Phật có ý định chữa trị. Học thuyết karma và tái sinh không có ý định để làm chúng ta cảm thấy tốt lành hơn về sự kiện rằng chúng ta tất cả sẽ chết. Đối với những người đạo Phật chấp nhận nó, nó là phần của vấn đề, không là phần của giải pháp.

 

Điểm quan trọng thứ ba về học thuyết karma và tái sinh là rằng đây đã không là một quan điểm vốn đặc thù của riêng đạo Phật. Thay vào đó, xem dường như nó vẫn thông thường đã được những vị thầy tinh thần, từ thời trước đức Phật, đều đã chấp nhận, và đã là một phần của quan niệm thông thường về thế giới với hầu hết những người India trong hầu hết thời gian vốn đạo Phật có mặt ở India [15]. Thế nên, khi những người đạo Phật India tuyên bố rằng chúng ta trải qua tái sinh theo như với karma, họ đã không tạo những tuyên bố để ‘chấn động’ gây sửng sốt người nghe, như một gì đó mới lạ hay khác thường. Ngày nay, khi chúng ta nghĩ về một tôn giáo như một gì đó tạo những tuyên bố vốn được đón nhận dựa trên lòng tin, chúng ta nghĩ trong đầu rằng những tuyên bố loại này đã không là phần của phán đoán khách quan và thực tiễn từ kiến thức thông thường mọi người có chung. Thế nên sự kiên là những người đạo Phật đã chấp nhận học thuyết karma và tái sinh không cho thấy đạo Phật là một tôn giáo theo nghĩa của một tín ngưỡng, một tập hợp những lý thuyết vốn với chúng không có bằng chứng và được đón nhận dựa trên lòng tin. Có lẽ dân tộc India đã chấp nhận học thuyết này với không bằng chứng rõ ràng. Nhưng nếu thế, nó đã không vì chúng đã là đòi hỏi đối với việc thực hành đạo Phật.

 

Học thuyết về karma và tái sinh không là một phần của cái nhìn về thế giới gồm những phán đoán thực tiễn dựa trên kiến thức thông thường của chúng ta. Vì vậy, nó sẽ là hợp lý đối với chúng ta để hỏi đâu là những bằng chứng cho thấy rằng học thuyết này là đúng sự thật. Nó sẽ là hợp lý, có nghĩa là, nếu chúng ta đang nghiên cứu đạo Phật như triết học. Vì trong nghiên cứu triết học chúng ta quan tâm với việc tìm ra sự thật là gì. (Chúng ta có thể không luôn tìm thấy nó, nhưng đó là mục đích của chúng ta). Mọi sự vật việc có thể đã khác nếu chúng ta đang nghiên cứu đạo Phật như một tạo tác lịch sử, như một phần của nghiên cứu về lịch sử những tôn giáo. Có lẽ chúng ta sẽ chỉ đơn giản chú ý rằng người đạo Phật India tin vào karma và tái sinh, và đặt sang một bên câu hỏi liệu họ có minh chứng chính đáng trong tin tưởng của họ hay không. Thay vào đó, chúng ta có thể đơn giản thăm dò xem tin tưởng này đã ảnh hưởng đến những phương diện khác của đạo Phật như thế nào: những giảng dạy về đạo đức của họ, thí dụ, hay những biểu hiện trong nghệ thuật của họ. Có rất nhiều điều chúng ta có thể học được bằng việc nghiên cứu đạo Phật và những tôn giáo khác theo cách này. Chỉ cần bỏ qua câu hỏi liệu những giảng dạy là đúng hay sai, và tập trung vào cách những yếu tố khác nhau của truyền thống có thể liên quan với lẫn nhau, chúng ta có thể học để thấy lôgích bên trong của hệ thống, chúng đã chống đỡ lẫn nhau như một hệ thống như thế nào. Điều này có thể giúp chúng ta thấy những sự vật việc vốn chúng ta có thể bỏ lỡ. Nhưng nó không thể nói cho chúng ta biết những giảng dạy của nó là hợp lý. Và đây là một gì đó vốn chúng ta có thể muốn biết khi chúng ta học hỏi về một tôn giáo như đạo Phật. Những người đạo Phật cho rằng những giảng dạy đó của họ đi ngược lại những phán đoán thông thường và thực tiễn có thể được hỗ trợ bởi những luận chứng hợp lý trí. Họ có đúng về điều này không? Và nếu quay ra rằng một số tuyên bố của họ vốn đập vào chúng ta như lạ lùng không thể được lý trí hỗ trợ, điều đó đưa đến bao nhiêu thiệt hại cho toàn bộ hệ thống? Đây là những những loại những câu hỏi vốn gồm trong sự xem xét triết học.

 

Và đây là cách chúng ta sẽ tiếp tục với học thuyết về karma và tái sinh. Chúng ta sẽ hỏi (trong số những điều khác) có lý do chính đáng để tin điều đó hay không. Nếu không có, Chúng ta sẽ tiếp tục xem liệu những giảng dạy quan trọng khác của đạo Phật cũng sẽ phải buông bỏ nếu học thuyết này bị buông bỏ. Điều này có thể đến như một cú sốc, đặc biệt nếu bạn nghĩ về tôn giáo của người ta như một gì đó bất khả xâm phạm vốn những người khác không nên đặt câu hỏi. Làm sao chúng ta có thể chỉ trích những tin tưởng vốn có thể quay ra là trung tâm với toàn bộ cách thế sống đời của một cá nhân khác? Nhưng ai đó nếu hỏi điều này đã quên một gì đó: Những triết gia đạo Phật nghĩ rằng những tuyên bố quan trọng nhất của họ nên được đặt làm đối tượng cho sự tra xét cặn kẽ của lý trí. Đây là những gì khiến họ trở thành những triết gia. Họ chắc chắn đã phê bình những quan điểm của những triết gia đạo Phật khác. Và cũng đã có rất nhiều những phê phán lý trí đã trao đổi giữa những triết gia đạo Phật và những triết gia India khác. Vì thế có lẽ thực sự sẽ làm mất danh dự đạo Phật, nếu không đặt những giảng dạy của nó như những đối tượng của sự tra xét lý trí cặn kẽ. Để nghiên cứu nó không chỉ ngoài một sự quan tâm lịch sử, và không hỏi có bao nhiêu sự thật có trong những giảng dạy cốt lõi của nó, có thể có nghĩa là thất bại trong việc nghiêm chỉnh đón nhận nó như một sáng tạo quan trọng của con người.

 

1.3

 

Cho đến giờ, chúng ta đã nói đủ về triết học là gì và đạo Phật là gì. Và chúng ta đã bắt đầu để thảo luận về việc nghiên cứu đạo Phật như triết học có thể sẽ có nghĩa là gì. Có một số những sự việc khác cần phải nói về điểm ghi nhận đó. Một là nghiên cứu này sẽ là chọn lọc. Giống như bất kỳ truyền thống tôn giáo nào khác, đạo Phật là một hiện tượng vô cùng phức tạp. Nghiên cứu đạo Phật như triết học có nghĩa chủ yếu là nghiên cứu những bản văn. Đặc biệt, có nghĩa là nghiên cứu những bản văn đạo Phật vốn trình bày những học thuyết và luận chứng triết học. Nhưng điều này có nghĩa là không xem xét nhiều loại tác phẩm khác trong đạo Phật, chẳng hạn như những tác phẩm đặc biệt qui định những giới luật vốn những nhà sư, nam lẫn nữ, phải tuân theo khi họ bước vào những dòng tu đạo Phật (saṃgha/sangha), và những tác phẩm phổ thông được soạn với dụng ý trình bày những giảng dạy đạo đức đơn giản cho giới người nghe thông thường (những cư sĩ). Hơn nữa, còn có rất nhiều trong đạo Phật hơn là chỉ văn học của nó. Và trọng tâm chúng ta đặt vào những bản văn có nghĩa là những lĩnh vực khác sẽ phần lớn bị bỏ quên, không động gì tới. Chúng ta sẽ không xem xét nhiều những loại biểu hiện nghệ thuật khác nhau của đạo Phật, được tìm thấy trong những lĩnh vực như điêu khắc, kiến ​​trúc, hội họa, thơ và kịch. Chúng ta sẽ có rất ít điều để nói về những tổ chức đạo Phật, những cơ chế và lịch sử của chúng. Chúng ta sẽ nói rất ít về thực hành quán định của đạo Phật, và không có gì cả về những thực hành của những người mộ đạo Phật như sự sùng bái stupa. Tất cả những phương diện này của đạo Phật đã được khảo cứu ở những nơi khác, và không cần thiết phải lập lại học thuật đó.[16]

 

Tuy nhiên, có những nghiên cứu khác về đạo Phật cũng tập trung vào nhiều những chủ đề vốn chúng ta sẽ xem xét. Đó là những tác phẩm cố gắng để giới thiệu đạo Phật, nhưng qua một khảo sát lịch sử về những trường phái chính của nó và những học thuyết chủ yếu của chúng. Bây giờ chúng ta cũng sẽ cố gắng để theo dõi một tiến triển lịch sử như vậy. Nhưng ở đây sẽ có ít quan tâm hơn trong lịch sử học thuyết điển hình, để nói ai đã ảnh hưởng ai, điều gì ảnh hưởng những gì, trong sự phát triển của những giảng dạy then chốt của đạo Phật. Thật vậy tại một số điểm chúng ta sẽ tách những sự vật việc ra khỏi trật tự lịch sử của chúng. Điều này sẽ xảy ra khi tìm hiểu những nối kết giữa những khái niệm được xem là ưu tiên hơn so với dõi tìm thứ tự lịch sử trong đó những ý tưởng đã phát triển. Nhưng sự khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm này và những lịch sử của những học thuyết đạo Phật là điều vừa kể sau có nhiều phần chỉ trình bày những kết luận của những triết gia trong đạo Phật. Công việc của chúng ta là không chỉ nhìn vào kết luận, nhưng cũng tại những lập luận họ đã dùng để hỗ trợ những kết luận của họ. Chúng ta sẽ xem xét những phản đối vốn những triết gia India khác đã nêu lên chống lại những quan điểm đạo Phật chúng ta xem xét, và chúng ta sẽ cân nhắc những phản bác vốn những người đạo Phật đã đưa ra. Chúng ta sẽ cố gắng đưa ra những phản biện của chính chúng ta, và sau đó cố gắng tìm ra một gì (nếu có) những triết gia đạo Phật có thể nói để trả lời chúng. Chúng ta sẽ cố gắng, trong vắn tắt, để xem những giảng dạy đạo Phật đứng vững như thế nào trước sự dò xét cặn kẽ của lý trí nghiêm ngặt. Vì chúng ta đang xem xét đạo Phật về triết học, chúng ta muốn biết những gì trong những giảng dạy đạo Phật biểu hiện sự thật.

 

Ngày nay, một số trong những giảng dạy đó, chúng ta có thể khá dễ dàng nói là sai. Điều này là vì một số những tuyên bố của những triết gia đạo Phật đã dựa trên quan điểm về thế giới tự nhiên rất khác với những gì khoa học của chúng ta cho chúng ta biết về thiên nhiên. Thí dụ, một số những triết gia đạo Phật đã chủ trương rằng những vật thể vật lý thông thường như tảng đá hay những cái bàn được tạo thành từ một số rất lớn những ‘atom’ của bốn loại khác nhau: đất, không khí, nước và lửa. (Những quan điểm tương tự cũng tìm thấy trong triết học Hellas thời cổ). Ngày nay, ý tưởng này rằng vật chất được tạo thành từ bốn thành tố khác nhau hay những loại của những món giống thế là một trong số những gì chúng ta biết đều là sai. Khi những triết gia thời cổ gọi nước là một thành tố, họ có ý nói rằng chỉ có một loại của những món căn bản có mặt trong mọi chất lỏng. Nên sự khác biệt giữa nước (có nghĩa là, H20) và rượu ethyl có thể chỉ là vấn đề có bao nhiêu thành tố lửa thêm vào với thành tố nước. Ngày nay, chúng ta biết rằng có rất nhiều hơn chỉ bốn thành tố xảy ra trong tự nhiên, và hai chất lỏng có thể được tạo thành từ những thành tố hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, chúng ta biết rằng mỗi những thành tố, xét đến phiên chúng, đều tạo thành từ những hạt căn bản hơn, cho đến khi chúng ta đạt được những gì bây giờ chúng ta cho là căn bản nhất của những thành tố này, sáu loại quark. Vì vậy, khi những triết gia đạo Phật biện luận về một câu hỏi như liệu màu sắc có hiện diện trong mỗi trong số bốn những thành tố, chúng ta có thể nói rằng chính câu hỏi thì sai lạc – không trả lời nào thì có thể xảy ra là sự thật.

 

Có phải điều này có nghĩa là triết học đạo Phật có thể bị gạt bỏ như một thế giới quan lỗi thời, có từ thời trước-khoa học? Không. Ở đây chúng ta có thể học hỏi từ những gì chúng ta tìm thấy khi chúng ta nghiên cứu triết học Hellas thời cổ. Triết gia Hellas, Aristotle, tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Chúng ta biết rằng đây là sai, nhưng Aristotle vẫn được xem là một triết gia quan trọng. Những gì chúng ta đã học được để nghiên cứu triết học cổ xưa là đơn giản hãy đặt sang một bên những phần mâu thuẫn với kiến thức khoa học của chúng ta, và tập trung vào những gì còn lại. Đây là một cách tiếp cận chính đáng. Khi triết học bắt đầu, cả Hellas và India thời cổ, đều như đã cảm thấy rằng những triết gia nên phát triển một thế giới quan thực toàn diện. Với cùng những phương pháp phân tích và lập luận lý trí vốn những triết gia đã phát triển để trả lời những câu hỏi trong siêu hình học, tri thức học và đạo đức học, xem dường như tương tự cũng như vậy là thích hợp cho việc nghiên cứu thế giới tự nhiên. Vì vậy, thí dụ, Aristotle đã viết luận thuyết về sinh học và khí tượng học, và trường phái Sāṃkhya của triết học India đã phát triển một lý thuyết về hóa học. Thật vậy, hầu hết những khoa học tự nhiên hiện tại của chúng ta đều có nguồn gốc của chúng trong triết học. Nhưng từ đó chúng đã phát triển những phương pháp riêng biệt, và đã trở thành những ngành học độc lập. Triết học hiện nay tập trung chủ yếu về những vấn đề trong siêu hình học, tri thức học và đạo đức học. Đây là tại sao, ngày nay khi chúng ta nhìn vào những triết gia thời cổ, chúng ta thường nghiêng sang việc đặt qua một bên những chi tiết trong những quan điểm của họ về thế giới tự nhiên hoạt động thế nào. Điều này thường dẫn đến rằng ngay cả khi những chi tiết này đơn giản là sai, điều này có ít hay không ảnh hưởng gì đến những quan điểm của họ trong nội dung cốt lõi của những lĩnh vực triết học siêu hình, tri thức và đạo đức. Đây cũng là cách chúng ta sẽ đối ứng với những triết gia đạo Phật.

 

Có một yếu tố khác trong những bản văn chúng ta sẽ nghiên cứu vốn chúng ta cũng sẽ muốn đặt riêng sang một bên. Chúng ta sẽ khảo sát những bản văn trong đó những người đạo Phật đưa ra những biện luận cho những tuyên bố chủ chốt trong siêu hình học, tri thức học và đạo đức học. Nhưng trong một số trường hợp, lý do đem cho về căn bản là một sự kêu gọi đến thẩm quyền của đức Phật. Sự việc thuộc loại này xảy ra khi có một tranh chấp giữa hai trường phái triết học đạo Phật khác nhau về một vài học thuyết. Một trường phái khi đó có thể chỉ vào một số đoạn trong kinh điển (những bài giảng của Gautama và những học trò chính của ngài) như những căn cứ để chấp nhận lập trường của họ. Bây giờ, điều này có thể được kể là một lý do chính đáng để chấp nhận quan điểm đang xem xét, nếu bạn đã nghĩ rằng những giảng dạy của đức Phật là thẩm quyền cao nhất. Nhưng đối với chúng ta, những người đóng vai không tự động sẵn sàng thừa nhận thẩm quyền của đức Phật, điều này không thể được kể như một lý do tốt. Vì vậy, chúng ta sẽ chỉ đơn giản là đặt những đoạn văn như vậy sang một bên.

 

Hầu hết những chương trong quyển sách này có những trích dẫn, đôi khi là những phần khá dài, từ những nguồn chính trong triết học đạo Phật, cũng như sự thảo luận sâu rộng. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ đọc những đoạn văn từ nhiều những bản văn triết học đạo Phật khác nhau, bắt đầu với những sūtra (những giảng dạy của chính đức Phật), và kết thúc bằng những bản văn viết khoảng 1500 năm sau đó. Đọc và hiểu những bản văn này sẽ đặt ra một số những thách thức thực sự. Vì hầu hết chúng đã được viết cho những triết gia khác trong India thời cổ, không phải lúc nào cũng dễ dàng để xem luận chứng là về gì, và tác giả đáp ứng thế nào với những phản đối. Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu từ từ và bạn sẽ có rất nhiều trợ giúp về điều này. Điều quan trọng ở đây là để bạn tự học để tự đọc và tự hiểu những bản văn này. Bằng cách đó, nếu bạn muốn nhìn sâu hơn vào một số những chủ đề trong triết học đạo Phật, bạn sẽ có khả năng để làm như vậy nhưng không phải dựa vào những diễn giải của bất kỳ một ai khác. Khi đó bạn sẽ được trang bị tốt hơn để cố gắng tìm ra sự thật là gì cho chính mình.

 

Một điểm cuối cùng trước khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu của chúng ta về đạo Phật như triết học. Một số người có thể đón nhận tên gọi của quyển sách này với nghĩa là nó sẽ cho họ biết triết học đạo Phật là gì. Nhưng như bạn đến đây có thể đã đoán trước, không có một gì đại loại giống thế như triết học đạo Phật. Ít nhất là trong ý nghĩa vốn chúng ta đang dùng ‘triết học’ ở đây. Với những gì xem triết học là ngành chuyên môn, không nên ngạc nhiên rằng những triết gia đạo Phật không đồng ý giữa họ với nhau. Theo cùng một lý do, không có những gì đại loại như triết học của người Kitô, hay triết học của người Jew. Có những triết gia là người dùng những dụng cụ triết học để cố gắng giãi bày rõ ràng những gì họ nhận hiểu là những chân lý căn bản của đạo Kitô và của đạo Juda. Nhưng Aquinas và Kierkegaard không đồng ý sâu xa trong những hiểu biết của họ về những giảng dạy của đạo Kitô, và tương tự, Maimonides và Spinoza cũng khác nhau về cách họ tiếp cận sự biểu hiện của đạo Juda. Những sự việc không có gì khác khi chúng ta đến với đạo Phật. Trong khi có một số những nguyên tắc căn bản vốn tất cả những triết gia đạo Phật đều đồng ý, có những vấn đề quan trọng vốn họ không đồng ý. Đôi khi những khác biệt này có thể làm mọi sự vật việc thành khá phức tạp. Vì vậy, để giúp chúng ta theo dõi mọi sự vật việc, sẽ có ích để có một xếp loại căn bản những hệ thống triết học đạo Phật. Chúng ta có thể bắt đầu với những sự phân chia căn bản sau đây vào thành ba giai đoạn riêng biệt trong sự phát triển của triết học đạo Phật:

 

1.      Đạo Phật ban đầu: những giảng dạy của đức Phật và của những học trò trực tiếp của ngài;

2.      Abhidharma: sự phát triển của những lý thuyết chặt chẽ về siêu hình học và tri thức học, lớn mạnh từ sự cố gắng để đưa ra những diễn giải nhất quán, có hệ thống về những giảng dạy trong đạo Phật ban đầu;

3.      Mahāyanā: Phê phán triết học về những phương diện của những học thuyết Abhidharma, cùng với một giải thích thay thế về những gì sẽ nên nhìn giống như siêu hình học và tri thức học đạo Phật.

 

Cả giai đoạn thứ hai và thứ ba đã thấy sự phát triển của một số trường phái, phản ảnh những cách giải quyết khác nhau với những thách thức triết học đang chám trán. Trong phạm vi mục đích của chúng ta, những trường phái quan trọng sẽ là:

 

2a. Vaibhāṣika (Sarvāstivāda)

2b. Sautrāntika (Dārṣṭāntika)

2c. Theravāda (hình thức đạo Phật hiện nay được thực hành ở phần lớn những vùng Đông Nam của Asia)

3a. Madhyamaka (nền tảng triết học của phần lớn đạo Phật Tibet)

3b. Yogācāra (chủ nghĩa Duy Ý của đạo Phật)

3c. Yogācāra-Sautrāntika (Lôgích đạo Phật, trường phái Diṅnāga).

 

Chúng ta sẽ lần lượt xem xét mỗi trường phái này, xem những quan điểm của chúng đã phát triển từ công trình của những triết gia trước đó như thế nào, và cố gắng hiểu và đánh giá những giá trị công lao của những luận chứng của họ. Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu, trong ba chương tiếp, với những nền tảng vốn tất cả những trường phái triết học đạo Phật đều đồng ý, những giảng dạy cơ bản của đạo Phật ban đầu.

 

 

Đọc thêm:

Cho một thảo luận về những quan hệ lịch sử giữa triết học Hellas thời cổ và triết học cổ điển India, xem Thomas McEvilley, Sự Thể hiện của Tư tưởng thời Cổ (New York: Allworth Press, 2002).]



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2018)

(Còn tiếp... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 


[1] Nguyên bản: Siderits, Mark (1946 –) Buddhism As Philosophy: An IntroductionAshgate Publishing Limited, (World Philosophies Series). Great Britain. First printing 2007.

Những chú thích trong [ ...] là của tác giả trong nguyên bản

Ngoài ra là những chú thích khác của riêng tôi, người dịch bản tiếng Việt. chúng tất hẳn có những sai lầm do thiếu kém của tôi, khi có dịp đọc lại, sẽ cố gắng tìm chữa

Những trích dẫn kinh Pali từ những bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu.

Tham khảo từ ngữ chính: Từ điển Phật học, Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách, Huế: nxh Thuận Hóa, 1999.

[2] [Một ghi chú về từ ‘luận chứng’. Khi những triết gia dùng từ này, một luân chứng chỉ là một trình bày của bằng chứng vốn nhằm hỗ trợ cho một kết luận nào đó. Một luận chứng, về hình thức, luôn luôn gồm hai hoặc nhiều mệnh đề: một kết luận và một hoặc nhiều những tiền đề. Kết luận là phát biểu mà tác giả của luân chứng đang cố gắng để làm những người khác (người đọc/nghe) chấp nhận. Những tiền đề là những phát biểu mà tác giả cho rằng những người nghe/đọc của mình hầu như đều đã chấp nhận, và tác giả nghĩ rằng như thế sẽ cho thấy kết luận thì nhiều phần xảy ra là sẽ được cho là đúng. Đưa ra một luận chứng là một cách để cố gắng thuyết phục những người khác về một gì đó. Nó khác với những hình thức thuyết phục khác là khi nó được thực hiện đúng cách, nó mời gọi được phần lý tính hay phê phán trên lôgích dựa vào lý trí người đọc/nghe – nó để cho những người này tự quyết định cho họ rằng luận chứng này có đem lại đủ lý do vững chắc để chấp nhận kết luận của nó hay không].

[3] Hy lạp: Hellas (Greece) – Tương tự như những bài viết khác, tôi dùng tên người, tên đất nước ngoài (kể cá tiếng Tàu) theo phiên âm của những tiếng phương Tây (England, France, Germany, Latin …), thay vì dùng những phiên âm tiếng Tàu (dù gọi là từ Hán Việt!)

[4] Theo quan điểm của tác giả – và hiện nay vẫn phổ thông trong giới học giả phương Tây – ‘triết học’ (đúng theo từ nguyên – phílosophía) đã chỉ có ở Greece, và India, thời cổ, trước CN.

[5] Theism, atheism, monotheism, polytheism: tôi dịch ở đây cũng như những nơi khác là: tin-có-gót, tin-không-có-gót, tin-chỉ-một-gót, và tin-có-nhiều-gót. Thực ra chúng hoặc là những quan điểm, hay chủ trương hay lập trường của một cá nhân, phong trào hay tổ chức; không là một thuyết (ism) – hiểu như học thuyết (chỉ có thể là tính chất, nội dung hay chủ trương của một học thuyết). Chúng đơn giản chỉ là những tin tưởng, hay lập trường dựa trên tin tưởng, nhiều khi không nhất quán, thiếu rõ ràng và mâu thuẫn nhau – như tác giả nói trên, do chúng đến từ tình cảm chủ quan và cá nhân của con người.

Riêng từ atheism, vẫn dịch là vô thần, theo tôi không hoàn toàn rõ nghĩa như cách dùng và hiểu thông thường ở phương Tây, atheism = không tin hay không có tin tưởng vào Gót hay những vị gót. Đặc biệt Gót ở đây (luôn luôn viết hoa) trỏ về một vị Gót của ba tôn giáo Abraham là Juda, Kitô và Islam (còn có tên gọi Allah, Yahweh); và như thế không tương đương với từ ‘thần’ trong ‘vô thần’ (無 神). (Greek < atheos = a – + theos, và theos không hoàn toàn đồng nghĩa với’thần’), và cả từ ‘Thượng Đế’ (từ này gần gũi với từ Trời – hiểu nôm na là ‘vua cõi trời’, có một triều đình trên trời – ‘thiên đình’, …)

[6] soteriological, trong đạo Kitô, sự cứu rỗi – salvation – có nghĩa đặc biệt quen thuộc – tín đồ được cứu thoát tội lỗi và những trừng phạt của nó (khỏi ‘sin’, khỏi sự trừng phạt của Gót vì làm sai ý Gót) – trong đạo Phật và Hindu, có thể hiểu ‘cứu rỗi’ như sự giairt thoát (mosha), trong đạo Phật là thoát vòng sinh tử của saṃsāra.

[7] [Đây không phải là nói rằng đạo Phật là một triết học nhưng không là một tôn giáo. Nếu nói thế sẽ là giả định rằng nó phải là một này hoặc một kia. Nó sẽ là giả định rằng có một sự phân chia chặt chẽ giữa lý trí và lòng tin. Có nhiều phần sẽ xảy ra là những người đạo Phật phủ nhận giả định đó. Thái độ của họ đối với những vấn đề ‘cứu nhân độ thế’ có thể là hữu ích để so sánh với thái độ mà chúng ta thường dùng ngày nay đối với những vấn đề khoa học. Hầu hết chúng ta không phải là nhà khoa học có khuynh hướng chấp nhận những lý thuyết cao cấp của một khoa học (như vật lý, thiên văn) bằng dựa vào sự tin tưởng (nói chung với những kiến thức khoa học). Nhưng chúng ta biết rằng nếu chúng ta nhận được huấn luyện, có học thức thích ứng, chúng ta sẽ có thể có khả năng để thẩm định bằng chứng hỗ trợ những lý thuyết đó cho chính chúng ta.]

[8] [Gautama (Sanskrit – Gotama: Pali). Ngoài ra có một số những tên xưng khác: Śākyamuni (Thích Ca Mâu Ni’ = ‘người hiền của họ Śākyas’), Siddhārtha (‘người đã được thực hiện được mục đích/cứu cánh (giác ngộ) của mình’) và Tathāgata (Như Lai, tathā – āgata = một người đã đi như vậy) là phổ thông hơn cả. ‘Phật/Buddha’ không phải là một tên riêng hay một tên xưng nhưng là một tước vị: một vị Phật là một người đã tự tìm ra những sự thật về đau khổ, nguyên nhân và cách chữa trị nó, và dạy chúng cho thế giới. Trở thành một vị Phật được cho là gồm một tiến trình chuẩn bị lâu dài và gian nan. Một người nào đó đã có được khả năng dự vào tiến trình đó nhưng vẫn chưa đến đích cuối là quả vị Phật, được gọi là một bodhisattva (một’những sinh vật” đã được [định để] giác ngộ’).]

[9] [Những người đạo Phật tin rằng tất cả mọi sự vật việc nếu nảy sinh qua những điều kiện thì đều vô thường. Điều này sẽ gồm cả những giảng dạy của chính Gautama được những truyền thống những tổ chức đạo Phật khai triển và truyền đạt. Vì thế cuối cùng những giảng dạy và những tổ chức đạo Phật này, cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên những sự thật vốn Gautama đã nhận ra sẽ tiếp tục được nhận biết (trong những hình thức mới lạ khác). Vì vậy, sẽ đến thời gian rồi sẽ có một vị Phật khác có thể sẽ đi đến và nhận ra ý nghĩa quan trọng của những sự thật như vậy cho sự giải thoát con người. Điều này được cho là đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ.]

[10] revelation

[11] [Thực sự, nhiều trong số những vị thần tương tự mà chúng ta tìm thấy trong những bản văn cổ điển đạo Hindu cũng xuất hiện trong đạo Phật truyền thống India. Xem AX. Warder, Đạo Phật India (Delhi: Motilal Banarsidars, 1970, pp. 152 – 56).]

[12] Thí dụ, trường hợp của những thần linh/gót Hellas: Những Cyclops (thần/gót một mắt), những Titans (những gót trên núi Othrys) và Olympian (những gót trên núi Olympus) – Trong những thần thoại cùng loại, trên thế giới, cho dù thường nhắc kể đến những nhân vật’bất tử’; nhưng chúng ta đều biết cuối cùng thời gian sẽ chấm dứt với không gian vật lý không còn nữa, khi đó chính quả đất này sẽ mất khi mặt trời của nó cháy hết.

[13] [Điều được chủ trương rộng rãi không chỉ bởi những người đạo Phật mà còn bởi những trường phái India cổ điển khác rằng như việc thực hành thiền định hoặc yoga dẫn đến sự phát triển của một số khả năng phi thường. Một trong số đó thường được nhắc đến là khả năng nhớ lại những kiếp trước, trước hết là của chính mình và sau đó là của những người khác. Một người nào đó có khả năng này có thể cho chúng ta biết luật nhân quả karma là gì. Vì họ sẽ có khả năng có thể quan sát những hành động nào trong kiếp đời một người thường xuyên được theo sau bởi những tái sinh trong kiếp sung sướng dễ chịu, những hành động nào dẫn đến những tái sinh vào những kiếp đau khổ, bất hạnh. Dĩ nhiên vì mọi hành động chủ ý đều có một số hiệu quả karma, những mẫu thức sẽ rất phức tạp và khó phân biệt. Nhưng ít nhất có thể thực hiện được trên nguyên tắc.]

[14] Avidyā अविद्या avidyā, pi. avijjā) thường dịch là 無明, ignorance. Hiểu biết sai lầm, không thấy được về bản chất của thực tại siêu hình, đặc biệt về vô thường và vô ngã trong thực tại. Ngược với nó là vidya là hiểu biết đúng hay sáng suốt. Nên tôi dịch là avida là ‘hiểu biết không sáng suốt’, thay cho ‘vô minh’

[15] Vào thế kỷ III TCN, đạo Phật là một tôn giáo mới, khởi dựng từ vương quốc Magadha (nay là tiểu bang Bihar, India) lan truyền khắp Nam Asia, dưới thời Đế quốc Maurya (khoảng 326 – 184 TCN) ở India. Đến thế kỷ VII, đã lan rộng khắp Đông Asia và Đông Nam Asia, khi ấy, đạo Phật có lẽ có tôn giáo có số tín đồ đông nhất thế giới. Đến thế kỷ XIII sau nhiều đợt xâm lăng và tiếp tục tàn phá những gì không-Islam trên toàn India của những đạo quân Muslim (từ thế kỷ XIII đến XVI), những cơ sở đạo Phật còn lại trên đồng bằng Indus và Gange bị phá hủy nốt, đạo Phật như một tôn giáo có tổ chức, với những tu viện và đoàn thể sangha đã thực sự biến mất khỏi India. Trên tiểu lục địa India, nó chỉ còn tồn tại ở Bhutan và Sikkim (hai vương quốc độc lập nhỏ trong vùng Himalaya); giữa những nhóm bộ lạc ở vùng núi phía đông bắc India; và ở Sri Lanka, một đảo lớn ở phía Nam, trong biến India, ngoài thềm lục địa India.

Sự suy tàn của đạo Phật ở India (thế kỷ thứ 7 trở đi).

Có hai loại lý do khiến đạo Phật suy tàn ở India: (1) Những yếu tố bên trong (ví dụ: sự lỏng lẻo của những quy tắc tu viện và tranh chấp nội bộ, v.v.) (2) Những yếu tố bên ngoài (ví dụ, sự hồi sinh của đạo Hindu và xâm lăng của đạo Islam, v.v.)

1.Những yếu tố bên trong:

(a) Suy thoái về những thành tựu đạo đức và tinh thần: Có một số những tài liệu lịch sử – dù ít ỏi, và có thể không hoàn toàn khác quan – nhưng cho thấy có sự suy đồi của đạo Phật ở India, ít nhất là trong một số hiện tượng, như suy đồi kỷ luật đạo đức và tinh thần giữa những tăng ni và người đao Phật. (Du ký của những du khách Tàu Yuan Chwang và I-tsing, nhà sử học Kashmiri, những tác phẩm: Mälvikägnimitra của Kalidasa, Mälati Mädhava của Bhavabhuti; Mrichhakatika của Shudrak, Dashakumära-Charita của Dandin, Matta-viläsa-prahsana và Bhagavadajjukam của Mahenravarman, và những tác phẩm vô danh như Chaturbhäni và Räshtrapäla – Pariprichha – Sūtra.) Ngay cả những văn bản đạo Phật sớm nhất cũng đã cho thấy một tự nhận biết về những khuynh hướng dẫn đến lỏng lẻo và tham nhũng trong Sangha, những khuynh hướng cuối cùng đã phát triển đến mức có một số lượng ghi nhận những nhà sư quay sang thực hiện những pháp thuật, tích lũy tài sản cá nhân hoặc cộng đồng và tham dự vào nhiều những hành vi bất chính khác. Tất cả đã thể hiện một sự suy yếu nghiêm trọng trong chính cộng đồng đạo Phật.

(b) Những tranh chấp về giáo lý và giáo phái: đạo Phật India, với thời gian phát triển, đã không còn là một hệ thống chặt chẽ, nhưng đã trở thành một gia đình gồm nhiều hệ thống, trường phái và cộng đồng, mất đoàn kết nội bộ (Sanghabheda).

(c) Cơ sở trí thức suy yếu: Là một sức mạnh inh thần, đạo Phật đã dần mất đi sự thúc đẩy sáng tạo. Những người theo đạo Phật không còn gì mới để nói nữa. Những gì đã xảy ra trong thế kỷ thứ nhất và thứ sáu, một bùng nổ của hoạt động sáng tạo rực rỡ; sau thế kỷ XI, không còn xảy ra nữa.

(d) Sự phát triển của đạo Phật ngoài India: đạo Phật, đã chinh phục Asia, gián tiếp góp phần vào sự biến mắt của nó ở quê hương. Trước sự thờ ơ của India với đạo Phật, những nhà sư đã rời khỏi đất nước mà họ không còn có thể thực hành sinh hoạt với những quy luật tu viện của mình, và lần lượt đến Nepal, Tibet, Tàu, Burma, Thailand, Indonesia v.v… (khác với đạo Jain đứng vững và cuối cùng vẫn sống sót ở India)

2. Những yếu tố bên ngoài:

(a) Suy giảm hỗ trợ chính trị: đạo Phật đã dựa quá nhiều vào sự hỗ trợ của những vương triều. Sự trỗi dậy của đế quốc Śuṅga, chấm dứt triều đại Mauryan, có nghĩa là chấm dứt thời gian tốt đẹp cho những tôn giáo không-Veda ở Magadha; do đó, một số lượng lớn những người theo đạo Jain và đạo Phật đã rời khỏi vùng bản địa này chuyển sang Mathura ở phía Tây, từ đó theo những tuyến đường thương mại, vào những khu vực hiếu khách khác, tiếp nhập với tín ngưỡng của họ.

(b) Sự hồi sinh của đạo Hindu: Sự phát triển của đạo Hindu, với nguồn gốc vững chắc của nó trong xã hội India và không bị vướng mắc trong những vấn đề liên quan đến những tổ chức tu viện tốn kém, đưa ra một thách thức lớn lao với đạo Phật. Cuối cùng đạo Hindu đã chiến thắng, lần lượt đánh dấu bằng những địa danh nhắc nhở trong liên quan đến sự chống đối đạo Phật: sự truyền bá của những giáo phái thờ Vishnu, Krishna và Shiva ở miền Nam, Alvars và Nayaars, những người đã công khai thù địch với đạo Phật và đạo Jain; Giáo đoàn Shankara ở Mysore (788 – 850 CN), chiến thắng của giáo phái thờ Shiva ở Kashmir (800 AD).

(c) Bản chất bao gồm của đạo Hindu: Trong 1700 năm cùng tồn tại, đạo Hindu đã vay mượn rất nhiều từ đạo Phật (và ngược lại). Sau đó, những người đạo Phật bắt đầu xây dựng những chùa thờ Phật và thêm Bodhisattva (xem như tương ứng với vố số thần linh trong đạo Hindu), và cũng bắt đầu thờ Phật như vị sáng tạo và bảo tồn tối cao của vũ trụ. Đây có thể là một ảnh hưởng của đạo Hindu với đạo Phật. Do đó, sự phân chia giữa đạo Phật và đạo Hindu ngày càng giảm đi và không có gì ngạc nhiên khi một người đạo Phật dần đi vào môt thứ đạo Phật pha Hindu. Về triết học, Gaudapada, thày dạy của triết gia Advaita (đã khai triển triết học trường phái Advaita của Vedanta) đã tiếp thu triết lý của Nagarjuna vào Vedanta; cũng như giáo phái Vaishnavas (Krishna) của thời kỳ sau này đã vay mượn rất nhiều từ đạo Phật (thí dụ, trong Bhagavata-purana đã kết hợp Phật như là Avatar thứ chín của Vishnu), thêm đạo Phật Tantras, với vô số ‘thần linh’ (bodhisattva) Mahāyanā. Cuối cùng, sự tồn tại riêng biệt của đạo Phật không phục vụ bất kỳ mục đích thực tiễn, hữu ích nào. Sự biến mất của nó vì thế không thành một mất mát gì cho bất cứ ai trong xã hội India..

(d) Những xâm lăng của Islam: Đến thời kỳ đạo Islam chinh phục India, bản sắc đặc thù của đạo Phật chủ yếu đã thu vào trong những tu viện và những cơ sở hàn lâm lớn của nó. Những nhà sư, từ ăn mặc đến sinh hoạt đặc biệt, tất cả tập trung ở những nơi này, trở thành một mục tiêu tấn công nổi bật trước lòng cuồng tín tôn giáo của những người đạo Islam. Ngược lại, đạo Hindu không phơi bày gì nổi bật để thành mục tiêu tấn công lộ liễu. Thế nên, đạo Hindu đã thành công trong việc lan tỏa trong xã hội India, trong khi đạo Phật ngày càng cô lập trong những tu viện và trường đại học. Những nhà sư đạo Phật với giáo lý bất bạo động của họ, cũng đã không phản kháng tích cực. Sultan Muhammad Ghori hủy diệt hai trung tâm Nalanda vào năm 1197 CN, và Vikramashila vào năm 1203 CN, là những mốc lịch sử nổi bật, đánh dấu sự chấm dứt của đạo Phật ở bán đảo India.

3. Tổng quát, chúng ta có thể kết luận rằng đạo Phật đã không hoàn toàn biến mất ở quê hương India của nó. Nếu có, sự biến mất này, hiểu chỉ như India đã mất đi một tín ngưỡng đại chúng với những định chế tôn giáo riêng biệt của nó. Nhưng tư tưởng, triết học đặc thù của nó đã đồng hóa hài hòa trong văn hóa tín ngưỡng tư tưởng India, tất cả như gia tài chung của nhân loại.

[16] [Một nguồn xuất sắc bàn luận nhiều về những đề tài này nhìn về phương diện đạo Phật India, từ nguồn gốc đến sự hủy diệt của nó cuối thế kỷ XII CN, là Đạo Phật India của Warder.]