PHẦN II
Thử thách chính trị
Việc sát nhập kỹ thuật tin học và kỹ thuật sinh học
đe dọa những giá trị cốt lõi thời nay của tự do và bình đẳng. Bất kỳ giải
pháp nào cho thử thách kỹ thuật đều phải gồm có sự hợp tác trên toàn thế
giới. Nhưng chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và văn hóa phân rẽ loài người vào
thành những phe phái thù địch và làm sự hợp tác trên một tầng mức toàn cầu
thành rất khó khăn.
Văn Minh
Chỉ có một văn minh trên toàn thế giới
Trong khi Mark Zuckerberg
mơ về việc hợp nhất loài người online,
[1] những biến cố gần đây trong thế giới offline xem có vẻ đem hơi thở mới làm sống lại luận đề
“xung đột của những văn minh” [2] Nhiều những nhà chuyên môn, chính trị và công dân bình thường
tin rằng nội chiến Syria, sự nổi lên của tổ
chức Nhà nước Islam [3], tình trạng
bát nháo của vụ Brexit ở England, và sự bất ổn của Liên minh Europe, đều tất cả
là kết quả của một xung đột giữa “Văn minh phương Tây” và “Văn minh Islam”. Những nỗ lực
của phương Tây áp đặt dân chủ và nhân quyền vào những quốc gia Muslim đã thành
hậu quả là một phản ngược bạo động từ thế
giới Islam; và một làn
sóng di cư những người Muslim, kèm với những tấn công của những người đạo Islam
khủng bố đã là nguyên nhân cho những người cầm phiếu bầu Europe buông bỏ những
giấc mơ sống chung nhiều văn hóa, nghiêng sang ủng hộ lập trường xác định những
bản sắc nhận diện địa phương mang tính bài ngoại.
Theo như luận đề này, loài người đã luôn luôn chia rẽ thành
những văn minh khác nhau, những người trong chúng nhìn thế giới theo những cách
không thể hòa giải. Những quan điểm nhìn thế giới tương
phản đến đối nghịch này khiến những xung đột giữa những văn minh là điều không
thể tránh. Cũng như trong Tự nhiên, những loài
khác nhau tranh đấu để sống còn, theo những luật không ân hận của sự đãi lọc tự
nhiên, như thế trong suốt lịch sử những văn minh đã lập lại nhiều lần những
chạm, xung đột, và chỉ văn minh nào thích ứng nhất tồn tại để kể lại câu
chuyện. Những ai là người bỏ quên sự kiện
nghiệt ngã này – dù họ là những nhà chính trị với lý tưởng tự do hay những kỹ
sư có ‘đầu-gửi-tận-mây-xanh’ – đều làm thế với nguy khốn cho chính họ.[4]
Luận đề “xung đột của những văn minh” bao hàm những ý nghĩa
chính trị rộng rãi. Những người ủng hộ nó cãi lẽ rằng
bất kỳ mưu toan nào để hòa giải “phương Tây” với “thế giới Muslim” thì chắc
chắn chịu số phận thất bại. Những quốc gia Muslim sẽ không bao giờ
tiếp nhận những giá trị của phương Tây, và những quốc gia phương Tây không bao
giờ có thể thu nạp thành công được những cộng đồng thiểu số Muslim. Theo đó,
USA không nên nhận những di dân đến từ Syria hay Iraq, và Liên minh Europe nên
công khai tuyên bố từ bỏ ngụy biện của mình rằng những văn hóa khác nhau có thể
sống chung, nhưng ủng hộ một bản sắc nhận diện không có gì phải tự thẹn của
chính phương Tây [5]. Trong lâu dài, chỉ một nền văn minh
có thể còn tồn tại sau những thử thách không nhân nhượng của tiến hóa tự nhiên,
và nếu giới quan liêu ‘cạo giấy’ ở Brussels không chịu cứu phương Tây khỏi hiểm
họa Islam, khi đó Britain, Denmark hay France tốt hơn hãy một mình làm việc đó.
Dù được
phổ biến rộng rãi, luận đề này đã bị hiểu nhầm. Phong
trào quá khích tự nhận là chính thống Muslim quả thực có thể đặt ra một thử
thách cực đoan, nhưng “văn minh” nó thử thách là một văn minh toàn cầu hơn là
một hiện tượng chỉ xảy ra duy nhất ở phương Tây. Không
phải là không có lý do khiến Tổ chức Nhà nước Islam đã làm cả Iran lẫn U.S hợp
nhau cùng chống lại nó. Và ngay cả những người trong phong
trào quá khích Muslim, do tất cả những phóng đại tưởng tượng nặng tính trung cổ
của họ, đều đặt trên nền tảng của văn hóa toàn cầu thời nay rất nhiều hơn với
của Arabia trong thế kỷ 7. Họ đang chiều theo những sợ hãi và
hy vọng của giới trẻ lạc lõng thời nay hơn là của những nông dân và thương nhân
thời trung cổ. Như nhà viết tiểu luận Pankaj Mishra
và nhà báo Christopher de Bellaigue đã biện luận thuyết phục, những
Muslim cực đoan đã chịu ảnh hưởng của Marx và Foucault cũng nhiều như của
Muhammad, và họ thừa kế di sản của những người theo thuyết vô chính phủ ở
Europe thế kỷ 19, cũng như của những caliphs
Umayyad và Abbasid [6]. Do đó, là chính xác hơn để nhìn ngay
cả Tổ chức Nhà nước Islam như là một chồi mọc chĩa ra ngoài của văn hóa toàn
cầu vốn chúng ta tất cả đều có chung, hơn là một nhánh của một giống cây xa lạ
và bí ẩn nào đó.
Quan trọng hơn, sự tương tự trong so sánh giữa lịch sử và
sinh học vốn chống đỡ luận đề “xung đột của những văn minh” thì sai. Những nhóm người – suốt tất cả từ những bộ tộc nhỏ đến những văn
minh khổng lồ – đều khác biệt trong nền tảng với những loài động vật, và những
xung đột lịch sử rất khác với những tiến trình chọn lọc của tự nhiên. Những loài động vật có những bản sắc nhận diện khách quan vốn đã
chịu đựng thử thách qua hàng thế hệ. Cho
dù bạn là một con chimpanzee hay một con gorilla, cả hai trường hợp, bạn đều tùy thuộc vào những gene của bạn
hơn là những tin tưởng của bạn, và những gene khác nhau ấn định những ứng xử xã
hội khác nhau. Chimpanzee sống trong những nhóm hỗn
hợp nam và nữ. Chúng tranh dành quyền lực bằng xây
dựng những liên minh gồm những con ủng hộ trong cùng đoàn từ cả hai giới.
Giữa những con gorilla, ngược lại, độc nhất chỉ một con đực đóng vai ‘chúa trùm’
thống trị, thiết lập một bầy ‘hậu cung’ gồm những con cái, và thường tống khỏi
ra đàn bất kỳ một con đực mới lớn nào, nếu thấy con này có thể thách thức địa vị trùm đàn của nó. Loài
chimpanzee không thể làm theo sự sắp xếp
xã hội giống như loài gorilla; loài gorilla không thể bắt đầu tự tổ chức như loài chimpanzee; và theo như hiểu biết đến nay chúng
ta có được, vẫn đúng in như những hệ thống xã hội đã biểu thị đặc tính cho
loài chimpanzee và loài gorilla, không chỉ trong những chục năm mới đây, nhưng từ hàng trăm
nghìn năm về trước.
Bạn thấy không có gì
giống như vậy giữa con người. Vâng, những nhóm
người có thể có những hệ thống xã hội khác biệt, nhưng chúng đều không được ấn
định về di truyền, và chúng hiếm khi kéo dài được hơn một vài trăm năm. Hãy
nghĩ về những người German thế kỷ 20, lấy thí dụ. Trong
vòng chưa đầy một trăm năm, những người German đã tự tổ chức trong sáu hệ thống
rất khác nhau: đế quốc Hohenzollern, Cộng hòa Weimar, Reich Đệ
tam, Cộng hòa Dân chủ Germany (hay còn gọi là Cộng sản Đông Germany), Cộng hòa
Liên bang Germany (hay còn gọi là Tây Germany), và cuối cùng, dân chủ thống
nhất Germany. Dĩ nhiên những người Germany giữ ngôn ngữ và yêu thích của
họ với rượu bia và xúc xích bratwurst. Nhưng
có hay không một vài yếu tính độc nhất của dân Germany để phân biệt họ với tất
cả dân những quốc gia khác, và có phải nó vẫn không đổi từ thời Wilhelm II đến
Angela Merkel? Và nếu như bạn nghĩ ra được một gì đó, có phải nó cũng đã có đó
từ 1000 năm trước, hay 5000 năm trước?
Lời mở đầu (chưa được thông qua) của Hiến pháp Europe bắt đầu
với phát biểu rằng nó khởi hứng ‘từ văn hóa, tôn giáo và sự kế thừa nhân bản
của Europe, từ đó đã phát triển những giá trị phổ quát của những quyền bất khả
xâm phạm và không chuyển nhượng của mỗi con người, dân chủ, bình đẳng, tự do và
pháp trị’. [7] Điều này có thể dễ dàng
cho người ta ấn tượng rằng văn minh Europe được định nghĩa bởi những giá trị
của nhân quyền, dân chủ, bình đẳng và tự do. Vô số những phát biểu và tài
liệu vẽ một đường trực tiếp từ dân chủ Athens thời cổ đến EU ngày nay, sau kỷ
niệm 2.500 năm tự do và dân chủ của Europe. Điều này gợi lại chuyện người
mù trong ngụ ngôn là người nắm lấy đuôi của một con voi và kết luận rằng một
con voi là một loại bàn chải. Đúng, những ý tưởng dân chủ đã là một phần
của văn hóa Europe trong nhiều thế kỷ, nhưng chúng chưa bao giờ là tất
cả. Cho tất cả vinh quang và tác động của nó, Nền dân chủ Athenian là một
thí nghiệm nửa vời đã tồn tại chỉ được khoảng gần 200 năm, trong một góc nhỏ
của bán đảo Balkan. Nếu nền văn minh Europe trong 25 thế kỷ qua đã được
định nghĩa bởi dân chủ và nhân quyền, chúng ta giải thích thế nào về Sparta và
Julius Caesar, về những Kitô thánh chiến và những conquistadore, về những tòa
án tôn giáo Catô khủng bố tín đồ và về buôn bán nô lệ, về Louis XIV, Napoléon,
Hitler và Stalin? Phải chăng tất cả những xâm nhập, đến từ một vài văn
minh xa lạ nào đó?
Sự thực, văn minh Europe là bất cứ gì những người Europe làm
nên từ nó, cũng giống như đạo Kitô là bất cứ gì người Kitô làm nên từ nó, Islam
là bất cứ gì những Muslim làm nên từ nó, và đạo Juda là bất cứ gì người Jew làm
nên từ nó. Và họ đã làm nên từ nó những sự vật việc khác biệt đặc biệt qua
nhiều thế kỷ. Những nhóm người được định nghĩa bởi những thay đổi mà họ
trải qua nhiều hơn bất kỳ sự liên tục nào, nhưng họ tuy nhiên thành công để tạo
cho chính họ những bản sắc cổ xưa nhờ vào tài khéo kể chuyện của họ. Cho
dù họ có kinh nghiệm những cách mạng nào, họ thường có thể dệt cũ và mới thành
một câu chuyện kể huyên thuyên.
Ngay cả một cá nhân cũng có thể đan kết những thay đổi cá
nhân có tính cách mạng vào thành một chuyện kể về cuộc đời mạch lạc và mạnh mẽ:
‘Tôi là người đã từng là theo xã hội chủ nghĩa, nhưng rồi trở thành một nhà tư
bản; Tôi sinh ra ở France, và bây giờ sống ở USA; tôi đã kết hôn, và
sau đó ly dị; Tôi bị căngxe rồi khỏe lại.’ Tương tự, một nhóm người như
những người Germany có thể đi đến tự xác định bằng chính những thay đổi đó đã
trải qua: ‘Một lần chúng ta là những người Nazi, nhưng chúng ta đã học bài học
của chúng ta, và bây giờ chúng ta là những người dân chủ hòa bình.’ Bạn không
cần phải tìm một số yếu tính độc đáo của người Germany vốn đã tự thể hiện đầu
tiên trong Wilhelm II, sau đó trong Hitler, và cuối cùng là trong
Merkel. Những biến đổi triệt để này chính xác là những gì xác định bản sắc
nhận diện người Germany. Để là người Germany năm 2018 có nghĩa là vật lộn với
di sản khó khăn của chủ nghĩa Nazis trong khi duy trì những giá trị tự do và
dân chủ. Ai có thể biết được nó sẽ có nghĩa gì năm 2050.
Người ta thường từ chối, không nhìn vào những thay đổi này,
đặc biệt là khi đi đến những giá trị cốt lõi của chính trị và tôn giáo. Chúng
ta nhấn mạnh rằng những giá trị của chúng ta là một di sản quý giá từ tổ tiên
thời cổ. Tuy nhiên, điều duy nhất để cho chúng ta có thể nói điều này, là
tổ tiên chúng ta đã chết từ lâu, và họ không thể nói cho chính họ. Hãy
xem, lấy thí dụ, thái độ của người Jew với phụ nữ. Ngày nay những người Jew
phái Chính thống cực kỳ bảo thủ cấm những hình ảnh của phụ nữ trong mọi lĩnh
vực công cộng. Những biển thông cáo và quảng cáo nhằm vào những người Jew
phái Chính thống cực kỳ bảo thủ thường chỉ mô tả đàn ông và con trai – không
bao giờ có phụ nữ, già lẫn trẻ. [8]
Năm 2011, một xìcăngđan đã nổ khi báo Di Tzeitung,
của người Jew Haredi, nhóm Chính thống cực kỳ bảo thủ, xuất bản ở Brooklyn đã
cho in một photo những nhân viên chính quyền cao cấp US đang theo dõi vụ đột
kích vào công sự của Osama bin-Laden, nhưng đã dùng kỹ thuật số xóa hết ảnh
những phụ nữ khỏi photo này, kể cả bà ngoại trưởng Hillary Clinton. Bài
báo đã giải thích là buộc phải làm vậy bởi luật về sự ‘không đứng đắn’ của
người Jew. Một xìcăngđan tương tự nổ ra khi tờ HaMevaser đã cắt bỏ hình của bà Angela
Merkel khỏi photo của một biểu tình chống vụ thảm sát Charlie Hebdo,
vì sợ rằng ảnh của bà có thể khơi dậy bất kỳ những ý tưởng dâm dật nào trong
đầu người đọc mộ đạo. Nhà xuất bản của một tờ báo chính thống cực kỳ bảo
thủ thứ ba, Hamodia, đã bào chữa lối hành động này bằng giải thích
rằng ‘chúng tôi được hậu thuẫn của truyền thống đã có hàng nghìn năm của dân
tộc Jew’. [9]
Không nơi nào lệnh cấm nhìn những người nữ nghiêm ngặt hơn
trong synagogue. Trong những synagogue đạo Jew phái chính thống, phụ nữ
được cẩn thận tách biệt với phái nam, và phải tự hạn chế mình vào một khu rành
riêng, ở đó họ được che dấu sau một tấm màn, thế khiến không người đàn ông nào
sẽ vô tình trông thấy hình dạng của một phụ nữ khi người đàn ông này lẩm bẩm
cầu nguyện hay đọc sách thánh. Tuy nhiên, nếu tất cả điều này được hậu
thuẫn bởi truyền thống hàng nghìn năm của người Jew và những luật bất biến của
thần thánh, giải thích thế nào đây về sự kiện những nhà khảo cổ khi khai quật
một synagogue Jew thời cổ, từ thời những sách Mishnah và Talmud, ở Israel, họ
không tìm thấy dấu hiệu nào về phân biệt phái tính, nhưng thay vào đó đã tìm ra
được những tranh trên tường và những hình khảm trên nền nhà rất đẹp, vẽ những
phụ nữ, vài trong số họ ăn mặc có nhiều phần hở hang? Những rabbis viết
Mishnah và Talmud đã thường cầu nguyện và học hỏi trong những synagogue này,
nhưng những người Jew Chính thống ngày nay tất sẽ coi chúng là những thế tục
hóa báng bổ những truyền thống cổ. [10]
Những xuyên tạc tương tự về những truyền thống cổ là đặc
trưng của tất cả những tôn giáo. Tổ chức Nhà nước Islam khoe khoang rằng nó đã
trở ngược giải thích tinh thuần và nguyên thủy của Islam, nhưng sự thật, quan
điểm của họ về Islam là hoàn toàn mới. Đúng, họ có dẫn chứng nhiều những
bản văn kinh điển, nhưng họ thực hành nhiều những xuyên tạc trong việc chọn dẫn
bản văn nào và bỏ qua bản văn nào, và trong diễn giải chúng cách nào. Thật
vậy, thái độ của họ là làm-lấy-tùy ý mình để giải thích những bản văn của sách
thánh, thì bản thân nó rất là thời nay. Theo truyền thống, giải thích Q’ran là
đặc quyền của giới ulama học thức – những học giả đã nghiên
cứu luật Muslim và gót học trong những học viện có uy tín loại như Al-Azhar ở
Cairo. Rất ít những thủ lãnh của tổ chức Nhà nước Islam đã có được những
uy tín như vậy, và hầu hết những ulama đáng kính đã gạt bỏ Abu
Bakr al-Baghdadi và đồng bọn của người này như những tội phạm ngu xuẩn. [11]
Điều đó không có nghĩa là Nhà nước Islam đã là ‘không-Islam’
hay ‘phản-Islam ‘, như một số người tranh luận. Là điều đặc biệt trái
khoáy khi những nhà lãnh đạo theo đạo Kitô, chẳng hạn như Barack Obama có được
sự liều mạng vô ích để bảo những người tự xung Muslim, loại như Abu Bakr
al-Baghdadi [12], rằng thế nào là một
Muslim đúng nghĩa. [13] Bàn cãi nóng bỏng
về bản chất thực sự của Islam thì đơn giản là vô nghĩa. Islam không có DNA
cố định nào cả. Đạo Islam là bất cứ gì người Muslim làm nên từ nó. [14]
Những người
Germany và loài Gorillas
Có một sự khác biệt ngay
cả còn sâu xa hơn phân biệt những nhóm người với những loài động
vật. Những loài vật thường tách rẽ, nhưng chúng không bao giờ nhập
lại. Khoảng 7 triệu năm trước loài chimpanzee và loài gorilla có chung tổ
tiên. Tổ tiên loài duy nhất này tách ra thành hai quần thể, cuối cùng
chúng đã đi theo những cách tiến hóa riêng của chúng. Một khi việc này xảy
ra, không có cách trở ngược lại. Vì những cá thể thuộc những loài khác
nhau không thể sinh sản những con cái có khả năng tái sinh sản, những loài
không bao giờ có thể hợp nhất. Loài gorilla không thể hợp nhất với loài
chimpanzee, loài hươu cao cổ không thể hợp nhất với loài voi, và loài chó không
thể hợp nhất với loài mèo.
Ngược lại, theo thời gian
những bộ tộc con người có khuynh hướng kết hợp thành những nhóm lớn hơn và dần
càng lớn thêm hơn. Dân Germany thời nay được tạo ra từ sự hợp nhất của
những dân Saxon, Prussia, Swabia và Bavaria, đều là những người trước đây không
lâu đã không phí chút thương yêu nào với nhau. Otto von Bismarck bị lên án
là đã nhận xét (đã đọc Darwin’s Về Nguồn Gốc Của Những Loài)
rằng những người Bavaria là móc nối còn thiếu giữa người Austria và loài
người. [15] Dân France được tạo ra từ sát nhập những dân Frank,
Norman, Breton, Gascon và Provençal. Trong khi đó, bên kia kênh Channel,
dân England, Scotland, Wale và Ireland đã dần dần đúc kết lại với nhau (dù sẵn
lòng hay không) để thành hình dân Briton. Trong tương lai không xa, dân
Germany, dân France và dân England có thể hợp nhất vào thành dân Europe.
Những sự sát nhập không
phải lúc nào cũng giữ được lâu dài, như dân chúng ở London, Edinburgh và
Brussels ngày nay đang nhận thức rất sâu xa. Trưng cầu dân ý Brexit cũng có thể
khởi tạo tháo gỡ đồng thời cho cả England lẫn EU. Nhưng về lâu dài, hướng
đi của lịch sử thì rõ ràng. Mười nghìn năm trước, loài người đã chia thành
vô số những bộ tộc cô lập. Với mỗi nghìn năm trôi qua, những bộ tộc này
hợp nhất vào thành những nhóm lớn và dần càng lớn hơn, tạo ra ít và dần càng ít
hơn những văn minh khác biệt. Trong những thế hệ gần đây, vài nền văn minh
còn lại đã được hòa trộn vào thành một nền văn minh toàn cầu duy
nhất. Những phân chia chính trị, dân tộc, văn hóa và kinh tế vẫn còn,
nhưng chúng không làm suy yếu sự thống nhất cơ bản. Thật vậy, một số phân
chia có thể làm được chỉ bằng một cấu trúc chung bao trùm toàn bộ. Trong
kinh tế, lấy thí dụ, sự phân công lao động không thể thành công trừ phi mọi
người cùng chia sẻ một thị trường duy nhất. Một quốc gia không thể chuyên
về sản xuất ô tô hay dầu hỏa trừ khi nó có thể mua thực phẩm từ những quốc gia
khác trồng lúa mì và gạo.
Tiến trình của sự thống
nhất loài người đã nhận hai hình thức riêng biệt: thiết lập những liên kết giữa
những nhóm riêng biệt và những thực hành làm đồng nhất giữa những nhóm. Những
liên kết có thể được hình thành ngay cả giữa những nhóm vốn tiếp tục ứng xử rất
khác biệt. Thật vậy, những liên kết có thể hình thành ngay cả giữa những
thù địch đã từng không đội trời chung. Chiến tranh có thể tạo ra một số
những gắn buộc con người mạnh nhất của tất cả. Những sử gia thường biện luận
rằng sự toàn cầu hóa đã đi đến một đỉnh cao đầu tiên năm 1913, sau đó đã đi vào
một suy giảm dài trong thời những Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh, và đã chỉ hồi
phục sau 1989. [16] Điều này có thể đúng với toàn cầu hóa kinh tế, nhưng nó
bỏ qua năng lực cũng quan trọng tương đương của toàn cầu hóa quân
sự. Chiến tranh lan rộng những ý tưởng, kỹ thuật và con người nhanh hơn
thương mại rất nhiều. Năm 1918, USA liên kết chặt chẽ hơn với Europe so
với năm 1913, cả hai sau đó dạt xa nhau trong những năm chiến tranh, để chỉ có
số phận của chúng lại đan kết vào nhau chặt chẽ không thể gỡ bởi Thế Chiến Thứ
hai và Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh cũng khiến
người ta quan tâm đến nhau nhiều hơn. Chưa bao giờ USA có tiếp xúc chặt
chẽ với Russia hơn trong Chiến tranh Lạnh, khi mỗi tiếng ho trong một hành lang
ở Moscow khiến người ta lên xuống hối hả trong những cầu thang ở
Washington. Người ta quan tâm nhiều hơn đến kẻ thù của họ hơn là về những
đối tác thương mại của họ. Với mỗi phim ảnh USA về Taiwan, có lẽ có khoảng
năm mươi phim ảnh, TV về Việt Nam.
Olympic
Trung cổ
Thế giới của đầu thế kỷ
21 đã vượt quá sự hình thành những liên kết giữa những nhóm khác nhau. Mọi
người trên thế giới đều không chỉ tiếp xúc với nhau, họ ngày càng chia sẻ những
tin tưởng và thực hành giống hệt nhau. Một nghìn năm trước, hành tinh Đất
đã cung cấp nền tảng màu mỡ cho hàng chục những mô hình chính trị khác
nhau. Ở Europe, bạn có thể tìm thấy những lãnh địa phong kiến tranh đua
với những nhà nước thành phố độc lập và những tiểu quốc nhỏ theo thần
quyền. Thế giới Muslim có thể chế caliphate
của nó, tuyên bố chủ quyền phổ quát, nhưng cũng thí nghiệm với những vương
quốc, sulnanate, và những emirate [17]. Những đế quốc Tàu đã tin rằng họ chính là thực thể chính
trị hợp pháp duy nhất, trong khi về phương bắc và phương tây của họ những liên
minh bộ tộc vẫn còn trong tình trạng thỏa thích đánh chém lẫn nhau. India
và Đông Nam Asia đã có như một kính vạn hoa gồm những chế độ nhiều khác biệt,
trong khi những thể chế chính trị ở America, Africa và Australasia có thể xếp
thành một hàng dài từ những nhóm người săn bắn hái lượm nhỏ đến những đế quốc
lớn vươn rộng. Không lấy làm lạ rằng ngay cả những nhóm người lân cận đã
có rắc rối để đồng ý về những thủ tục ngoại giao chung, chưa kể đến những luật
quốc tế. Mỗi xã hội có một mô thức chính trị riêng và thấy khó khăn để
hiểu và tôn trọng những khái niệm chính trị nước ngoài.
Ngày nay, ngược lại, khắp
nơi đã chấp nhận một mô thức chính trị duy nhất. Hành tinh Đất được phân chia
giữa khoảng 200 quốc gia có chủ quyền, nói chung đều cùng đồng ý với những nghi
thức ngoại giao và luật pháp quốc tế tổng quát. Sweden, Nigeria, Thailand
và Brazil đều được đánh dấu trên những bản đồ của chúng ta bằng cùng một loại
hình dạng nhiều màu; chúng đều là thành viên của tổ chức Liên hiệp
quốc; và mặc dù có vô số những khác biệt nhưng tất cả đều được công nhận
là những quốc gia chủ quyền, đều được hưởng những quyền và đặc quyền tương
tự. Thật vậy, họ có chung nhiều ý tưởng và thực hành chính trị hơn, gồm ít
nhất một dấu hiệu tin tưởng vào những tổ chức đại diện, những đảng chính trị,
vào phổ thông đầu phiếu và nhân quyền. Có những nghị viện lập pháp ở
Tehran, Moscow, Cape Town và New Delhi cũng như ở London và Paris. Khi nào
Người Israel và Palestine, Russia và Ukraina, người Kurd và người Turkey tranh
dành sự ủng hộ của công luận thế giới, họ tất cả đều dùng cùng một ngôn từ
về nhân quyền, chủ quyền nhà nước và luật quốc tế.
Thế giới có thể còn rải
rác có nhiều loại khác nhau của những ‘nhà nước thất bại’, nhưng nó biết chỉ
một mô thức cho một nhà nước thành công. Chính trị toàn cầu như thế đi
theo nguyên lý Anna Karenina: những ‘nhà nước thành công đều tất cả giống nhau,
nhưng mọi nhà nước thất bại đều thất bại theo cách riêng của nó, bởi thiếu nguyên
liệu này hay thành tố kia của gói hàng chính trị ưu thắng. Nhà nước Islam
gần đây đã đứng biệt lập trong sự từ chối hoàn toàn gói hàng này của nó, và
trong nỗ lực của nó để thiết lập một loại thể chế chính trị hoàn toàn khác –
một caliphate phổ quát toàn cầu. Nhưng
nó đã thất bại chính vì lý do này. Nhiều những lực lượng du kích và những
tổ chức khủng bố đã xoay sở thành công thiết lập trên những đất nước mới hay
chinh phục những đất nước có sẵn. Nhưng họ luôn luôn đã làm như vậy bởi
việc chấp nhận những nguyên tắc cơ bản của trật tự chính trị toàn cầu. Ngay cả
Phong trào Taliban cũng đã tìm kiếm sự công nhận quốc tế như chính phủ hợp pháp
của quốc gia có chủ quyền Afghanistan. Cho đến nay, không có nhóm nào từ
chối những nguyên tắc của chính trị toàn cầu đã dành được bất kỳ kiểm soát lâu
dài nào của bất kỳ lãnh thổ đáng kể nào.
Sức mạnh của mô thức
chính trị toàn cầu có lẽ tốt nhất để thấu hiểu không bằng việc xem xét những
câu hỏi nòng cốt khó khăn của chính trị về chiến tranh và ngoại giao, nhưng
thay vì là về mọt gì đó như Thế vận hội Rio 2016. Hãy để ra vài phút để
ngẫm nghĩ lại về cách tổ chức thế vận hội. Con số của 11.000 lực sĩ thể
thao đã được chia nhóm thành những đoàn theo quốc gia hơn là theo tôn giáo,
giai cấp hay tiếng nói. Không có đoàn đạo Phật, đoàn của giai cấp vô sản,
hay đoàn nói tiếng England. Ngoại trừ một ít trường hợp – đáng chú ý nhất
là của Taiwan và Palestine – việc xác định quốc gia của những đoàn lực sĩ thể
thao là việc dễ dàng và giản dị.
Trong lễ khai mạc ngày 5
tháng 8 năm 2016, những lực sĩ thể thao đã diễn hành theo nhóm, mỗi nhóm vẫy cờ
của nước mình. Mỗi lần Michael Phelps thắng thêm một huy chương vàng, lá
cờ sao và sọc lại được kéo lên cùng tiếng nhạc bài ‘Star-Spangled
Banner’. Khi Emilie Andéol chiếm huy chương vàng judo, kéo lên lá cờ ba
màu của France và cử bài Marseillaise.
Đến mức như đủ thuận
tiện, mỗi quốc gia trên thế giới đều có một bài quốc ca phù hợp với cùng một mô
thức phổ quát. Hầu như tất cả những bài quốc ca đều là những bài nhạc cử
lên chỉ dài vài phút, thay vì một bài lễ nhạc dài hai mươi phút vốn có thể chỉ
những nhà tu thuộc một giai cấp truyền thừa đặc biệt mới có quyền tụng
đọc. Ngay cả những quốc gia như Saudi Arabia, Pakistan và Congo đều đã áp
dụng những quy ước âm nhạc phương Tây cho quốc ca của họ. Hầu hết trong số
chúng có âm điệu như một gì đó đã được Beethoven soạn vào một ngày khá tầm
thường. (Bạn có thể bỏ ra một buổi tối với bạn bè, nghe những bài quốc ca
khác nhau trên YouTube, và gắng đoán xem bài nào của nước nào) Ngay cả lời
những quốc ca trên toàn thế giới đều gần như giống nhau, cho thấy những quan
niệm chung về chính trị và lòng ái quốc. Lấy thí dụ: bạn nghĩ rằng bài hát
sau thuộc về quốc gia nào? (Tôi chỉ thay đổi tên quốc gia thành tên tổng
quát là ‘đất nước tôi’):
Đất nước tôi, tổ quốc
tôi,
Vùng đất tôi đã đổ máu,
Nó là nơi tôi đứng,
Để làm người canh giữ tổ
quốc tôi.
Đất nước tôi, quốc gia
tôi,
Dân tộc tôi và tổ quốc
tôi,
chúng ta hãy cùng tuyên
bố
‘Đất nước tôi đoàn kết
lại!’
Vạn tuế đất nước tôi, vạn
tuế quốc gia tôi,
Đất nước tôi, quê hương
tôi, trong toàn bộ của nó.
dựng hồn thiêng của nó,
đánh thức bờ cõi của nó,
Cho đất nước lớn lao của
tôi!
Đất nước vĩ đại của tôi,
độc lập và tự do
Quê nhà của tôi và đất
nước của tôi mà tôi yêu.
Đất nước lớn lao của tôi,
độc lập và tự do,
Vạn tuế đất nước vĩ đại
của tôi!
Trả lời là
Indonesia. Nhưng bạn có ngạc nhiên không nếu tôi sẽ trả lời bạn là của
Poland, hay Nigeria hay Brazil?
Những lá cờ quốc gia
trưng bày cùng một tuân thủ chán ngắt với tiêu chuẩn chung. Với một ngoại
lệ duy nhất, tất cả những lá cờ đều là những miếng vải hình chữ nhật, đánh dấu
bởi một kho dự trữ hết sức hạn hẹp của những màu sắc, của những sọc chéo,
ngang, dọc, và những dạng hình học. Chỉ mình Nepal là quốc gia có lá cờ lạ,
một lá cờ gồm hai hình tam giác. (Nhưng nó chưa bao giờ thắng huy chương
Olympic.) Cờ Indonesia gồm một sọc đỏ trên một sọc trắng. Cờ Poland có một sọc
trắng trên một sọc đỏ. Cờ của Monaco thì giống hệt của Indonesia. Một
người bị mù màu khó có thể nói được khác biệt giữa những lá cờ của Belgium,
Chad, Ivory Coast, France, Guinea, Ireland, Italy, Mali và Romania – chúng tất
cả đều có ba sọc dọc, chỉ những màu là khác nhau.
Một số những quốc gia này
đã có chiến tranh khốc liệt với nhau, nhưng trong thăng trầm của suốt thế kỷ 20
đã chỉ có ba Olympic bị hủy bỏ vì chiến tranh (năm 1916, 1940 và
1944). Năm 1980, USA và một số đồng minh của USA tẩy chay Olympic Moscow,
năm 1984 khối Xôviết tẩy chay Olympic Los Angeles và một số dịp khác trong đó
những người tham dự Olympic thấy chính họ ở trung tâm của một cơn bão chính trị
(đáng chú ý nhất là năm 1936, khi Germany Nazi tổ chức Olympic Berlin, và năm
1972, khi những khủng bố Palestine thảm sát đoàn Israel đến dự Olympic
Munich). Tuy nhiên, về tổng thể, những tranh chấp chính trị đã không đẩy
Olympic phải trật đường rầy.
Bây giờ chúng ta hãy quay
trở lại 1.000 năm trước. Giả sử bạn muốn tổ chức tranh giải Olympic trong
thời Trung Cổ ở Rio, năm 1016. Hãy quên đi một khoảnh khắc rằng Rio khi đó còn
là một làng nhỏ của người bản địa Tupi ở Nam America, [18] và những người Asia, Africa và Europe ngay cả vẫn còn chưa
biết đến lục địa America. Hãy quên những vấn đề tiếp tế, chuyên chở để đưa
tất cả những lực sĩ thể thao hàng đầu thế giới đến Rio trong trường hợp không
có máy bay. Cũng quên khi đó vẫn còn ít môn thể thao hơn như thế giới có
ngày nay, và ngay cả khi tất cả mọi người có thể chạy đua, không phải ai cũng
có thể đồng ý về cùng những luật lệ cho một cuộc chạy đua. Chỉ cần tự hỏi
bạn làm thế nào để phân những đoàn thành những nhóm thi đua. Ủy ban Olympic
quốc tế ngày nay đã dành không biết bao nhiêu thì giờ vào việc thảo luận vấn đề
Taiwan và Palestine. Nhân con số này lên 10.000 để ước tính thì giờ bạn sẽ
phải dành vào chính trị của Olympic thời Trung cổ.
Để bắt đầu, năm 1016, Đế
quốc Tàu, nhà Song [19] không công nhận có bất kỳ một thực thể chính trị nào trên
trái đất ngang bằng với nó! Do đó, sẽ là một sự ‘mất mặt’, sỉ nhục đến không
thể tưởng nếu cấp cho đoàn đại biểu của nó cùng địa vị tương tự như cấp cho
những đoàn đại biểu của vương quốc Koryo Korea, hay của vương quốc Đại Cồ Việt
của Việt Nam – chưa kể đến những phái đoàn của những dân man rợ – da trắng mắt
xanh – từ bên kia đại dương xa lạ.
Caliph ở Baghdad cũng
tuyên bố quyền bá chủ toàn thế giới, và hầu hết người Sunni Muslim công nhận
ông là lãnh đạo tối cao của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, caliph này gần
như đã thống trị chỉ thành Baghdad. Vì vậy, tất cả những lực sĩ thể thao
Sunni sẽ là phần của một đoàn caliphate duy nhất, hay họ sẽ được chia thành
hàng chục đoàn đại biểu từ nhiều những emirate và sultanate trong thế giới
Sunni Muslim lớn rộng? Nhưng tại sao lại dừng lại với những emirate và những
sultanate? Sa mạc Arab đã có đầy những bộ lạc Bedouin tự do, những người
không nhận ai là thủ lãnh, chưa nói chi đến Allah. Có phải mỗi bộ lạc sẽ được
quyền gửi một phái đoàn độc lập để tranh tài trong môn bắn cung hay cỡi lạc đà
thi? Europe cũng sẽ cho bạn cùng số lượng nhức đầu tương tự. Liệu một
lực sĩ thể thao từ thị trấn Ivry của Norman có dự thi dưới cờ hiệu của Bá tước
xứ Ivry, hay của lãnh chúa là Công tước vùng Normandy, hay có lẽ của nhà vua
nước France yếu đuối?
Nhiều trong số những thực
thể chính trị này đã xuất hiện và biến mất trong vòng một vài năm. Khi bạn
chuẩn bị cho Thế vận hội 1016, bạn không thể biết trước con số những đoàn sẽ
tham dự, vì không ai có thể chắc chắn những thực thể chính trị nào vẫn tồn tại
trong năm tới. Nếu vương quốc England đã gửi một phái đoàn đến Thế vận hội
1016, vào thời điểm những lực sĩ thể thao trở về nhà với huy chương của họ, họ
đã được thấy rằng người Danes đã vừa chiếm London, và England bị nhập vào đế
quốc Biển Bắc của Cnut Đại đế, cùng với Denmark, Norway và những phần của
Sweden. Trong vòng hai mươi năm nữa, đế quốc đó tan rã, nhưng ba mươi năm
sau, England lại bị Công tước xứ Normandy chinh phục.
Không cần phải nói, đa số
những thực thể chính trị chỉ thoáng có này đã không có quốc ca để cử, cũng
không cờ để kéo. Những biểu tượng chính trị đã là rất quan trọng, dĩ
nhiên, nhưng ngôn ngữ biểu tượng của chính trị Europe đã là rất khác với những
ngôn ngữ biểu tượng của chính trị Indonesia, Tàu hay Tupi. Đồng ý về một
nghi thức chung để đánh dấu chiến thắng tất đã như không thể nào làm nổi.
Vì vậy, khi bạn xem Thế
vận hội Tokyo năm 2020, hãy nhớ rằng tranh tài ngoài mặt này giữa những quốc
gia thực sự biểu thị một sự thỏa thuận toàn cầu đáng kinh ngạc. Trước tất
cả những tự hào quốc gia người ta cảm thấy khi phái đoàn của họ đoạt một huy
chương vàng, và cờ của nước họ được kéo cao, có nhiều lý do sâu xa hơn để cảm
thấy tự hào rằng loài người có khả năng để tổ chức một biến cố như vậy.
Một đồng
đôla để cai trị tất cả
Trong những thời trước,
loài người đã thí nghiệm không chỉ với những hệ thống chính trị rất khác nhau,
nhưng cũng với một loạt những mô hình kinh tế khác loại và lạ thường khó
hiều. Những boyar Russia, những maharaja Hindu [20], những quan lại Tàu và những thủ lĩnh bộ tộc của dân bản địa
America có những ý tưởng rất khác nhau về tiền bạc, thương mại, thuế và việc
làm. Ngày nay, ngược lại, hầu hết mọi người đều tin vào những biến dạng hơi
khác của cùng một chủ đề tư bản, và chúng ta tất cả đều là những răng cưa trong
một dây chuyền duy nhất của sự sản xuất toàn cầu. Dù bạn sống ở Congo hay
Mongolia, ở New Zealand hay Bolivia, hoạt động hàng ngày và vận may kinh tế của
bạn tùy thuộc vào cùng những lý thuyết kinh tế, cùng những tập đoàn và ngân
hàng, và cùng dòng chảy của những nguồn vốn đầu tư. Nếu những bộ trưởng
tài chính của Israel và Iran gặp nhau trong bữa ăn trưa, họ sẽ có một ngôn ngữ
kinh tế chung, và có thể dễ dàng hiểu biết và thông cảm với những tai ương của
nhau.
Khi tổ chức Nhà nước
Islam chinh phục một phần lớn Syria và Iraq, nó đã giết hàng chục nghìn người,
phá bỏ những địa điểm khảo cổ, kéo đổ những pho tượng, và phá hủy hệ thống
những biểu tượng của những chế độ trước đó và của ảnh hưởng văn hóa phương
Tây. [21] Nhưng khi những người
lính của nó bước vào những ngân hàng địa phương và thấy ở đó có hàng ngàn đôla
USA, trên vẽ chân dung những tổng thống USA và những khẩu hiệu bằng tiếng
England ca ngợi chính trị những lý tưởng tôn giáo USA – họ đã không đốt những
biểu tượng này của đế quốc USA. Vì đồng đôla được tôn thờ phổ quát, vượt trên
tất cả những phân chia chính trị và tôn giáo. Mặc dù nó không có giá trị
nội tại – bạn không thể ăn hay uống một tờ tiền giấy đôla – nhưng sự tin tưởng
vào đồng đôla và sự khôn ngoan của hệ thống ngân hàng trung ương USA thì rất
vững chắc, được chia sẻ ngay cả bởi những người trong trào lưu quá khích Islam,
những lãnh chúa ma túy Mexico và những nhà độc tài Bắc Korea.
Tuy nhiên, sự thuần nhất
của loài người thời nay thì rõ ràng nhất khi đi đến quan điểm của chúng ta về
thế giới tự nhiên và cơ thể con người. Nếu bạn ngã bệnh một nghìn năm
trước, bạn đang sinh sống ở đâu là điều rất quan trọng. Ở Europe, những
nhà chăn chiên Kitô địa phương có lẽ sẽ nói rằng bạn đã làm Gót tức giận, và
rằng để lấy lại sức khỏe, bạn nên cúng gì đó vào nhà thờ, làm một chuyến hành
hương đến một địa điểm linh thiêng, và nhiệt thành cầu nguyện để được Gót tha
thứ. Tương tự, một bà phù thủy làng quê có thể giải thích rằng một con quỷ đã
vào ở trong bạn, và rằng bà có thể trục con quỷ ra, bằng hát, múa và máu của
một con gà trống đen.
Ở Trung Đông, những thày
thuốc đã giáo dục trên những truyền thống cổ điển, có thể giải thích rằng bốn
chất nước trong cơ thể bạn [22] đã mất cân bằng, và bạn nên làm chúng hài hòa bằng một chế
độ ăn uống thích hợp và uống những chất thuốc nặng mùi. Ở India, nhà
chuyên môn Ayurvedic sẽ cung cấp những lý thuyết của riêng họ, liên quan đến sự
cân bằng giữa ba yếu tố cơ thể gọi là doshas, và đề nghị chữa trị
dùng những lá, rễ cây, cách xoa bóp và những tư thế tập yoga. Thày lang
nước Tàu, thày pháp Siberia, thày mo Africa, thày thuốc truyền thống dân bản
địa America – mọi đế quốc, vương quốc và bộ tộc đều có những truyền thống và
những nhà chuyên môn riêng, mỗi mỗi đều có những quan điểm khác nhau về cơ thể
con người và bản chất của bệnh tật, và mỗi mỗi đều tự cung cấp những nghi thức,
pha chế và chữa trị hết sức dồi dào. Một vài trong số chúng đã thành công
tốt đệp rất đỗi ngạc nhiên, trong khi những người khác như phải chịu chết không
khác mấy một án tử hình. Một điều duy nhất đã thống nhất những thực hành y tế ở
Europe, Tàu, Africa và America là khắp mọi nơi là ít nhất một phần ba số trẻ em
đã chết trước tuổi trưởng thành và tuổi thọ trung bình của người ta thì thấp
hơn tuổi năm mươi. [23]
Ngày nay, nếu ngẫu nhiên
bạn bị bệnh, vấn đề bạn đang sinh sống ở đâu không còn khác gì nhiều
nữa. Dù ở Toronto, Tokyo, Tehran hay Tel Aviv, bạn sẽ được đưa vào những
nhà thương tương tự giống nhau, trong đó bạn sẽ gặp những y sĩ áo khoác trắng,
những người đã học cùng một lý thuyết khoa học trong những trường đại học y
khoa tương tự. Họ sẽ theo những trình tự giống hệt nhau và dùng những thí
nghiệm giống hệt nhau, để đến những chuẩn đoán tương tự nhau. Sau đó, họ sẽ
biên toa cho cùng một loại thuốc, được cùng một trong những công ty dược phẩm
quốc tế sản xuất. Tuy vẫn còn một số khác biệt văn hóa nhỏ, nhưng những y
sĩ người Canada, Japan, Iran và Israel vẫn giữ cùng những quan điểm về cơ thể
và bệnh tật con người. Sau khi tổ chức Nhà nước Islam chiếm đóng Raqqa và
Mosul, nó đã không phá xập những bệnh viện địa phương. Thay vào đó, nó đưa
ra kêu gọi những y sĩ và y tá Islam trên toàn thế giới hãy tình nguyện đến đó
phục vụ. [24] Giả định rằng ngay cả những y sĩ và y tá Islam đều tin rằng
cơ thể được tạo ra từ những tế bào, rằng bệnh do những mầm bệnh gây ra, và
những thuốc kháng sinh sẽ diệt những bacteria.
Và những gì tạo nên những
tế bào và những bacteria này? Thật vậy, những gì tạo nên toàn bộ thế
giới? Một nghìn năm trước, mọi văn hóa đều có câu chuyện kể riêng của nó
về vũ trụ, và về những thành phần cơ bản của ‘súp vũ trụ’. Ngày nay, những
người có học trên khắp thế giới đều cùng tin vào chính những điều tương tự về
vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Lấy lấy thí dụ, những
chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Korea. Toàn thể câu chuyện là người
Iran và người Bắc Korea đều có cùng quan điểm về vật lý như người Israel và
người USA. Nếu người Iran và Bắc Korea lại tin rằng E = mc⁴, Israel và USA tất sẽ
không quan tâm dẫu chỉ một iota nào về những chương trình hạt nhân của họ.
Mọi người vẫn có những
khác biệt tôn giáo và bản sắc nhận diện dân tộc. Nhưng khi đi đến những sự
việc thực tiễn – cách xây dựng nhà nước, kinh tế, bệnh viện, hay một quả bom –
gần như tất cả chúng ta đều cùng thuộc về một văn minh. Có những bất đồng,
chẳng phải ngờ, nhưng tất cả những văn minh, sau đó, đều có những tranh chấp
bên trong chúng. Thật vậy, những văn minh được chính những tranh chấp này xác
định. Khi cố gắng vẽ phác bản sắc nhận diện của người ta, mọi người thường
làm một danh sách những đặc điểm chung, như ghi tên những món hàng chợ. Đó
là một sai lầm. Sẽ là tốt hơn nhiều nếu họ viết ra một danh sách kể những xung
đột và những đilemma phổ thông. Lấy thí dụ, năm 1618 Europe không có một bản
sắc nhận diện tôn giáo duy nhất – nó được định nghĩa bởi xung đột tôn
giáo. Là một người Europe năm 1618 có nghĩa là có ám ảnh về những khác
biệt giáo lý nhỏ, giữa người Catô Rôma và Phản thệ, hay giữa những người phái
phản thệ Calvin và phản thệ Luther, và sẵn sàng giết và chịu bị giết chết vì
những khác biệt này. Nếu một người năm 1618 đã không quan tâm gì về những
mâu thuẫn này, người đó có lẽ là một người Turkey hay người Hindu, nhưng chắc
chắn không là một người Europe.
Tương tự, năm 1940,
England và Germany đã có những giá trị rất khác biệt về chính trị, nhưng cả hai
đều vừa là một phần và cùng chung ‘gói hàng’ của ‘nền văn minh
Europe’. Hitler đã không kém là người Europe chút nào so với
Churchill. Đúng hơn, chính cuộc chiến tranh giữa họ đã định nghĩa những gì
có nghĩa là người Europe ở thời điểm đó trong lịch sử. Ngược lại, một thổ
dân săn bắn hái lượm !Kung [25], ở Nam Africa, năm 1940, đã không là người Europe vì đụng độ
nội bộ về chủng tộc và đế quốc giữa những người Europe đã chẳng có chút ý nghĩa
nào với người này.
Những người chúng ta
thường có chiến tranh với họ nhất là những người cùng gia đình với chính chúng
ta. Bản sắc nhận diện được xác định bởi những xung đột và những đilemma
nhiều hơn là những thỏa thuận. Là người Europe năm 2018 có nghĩa
gì? Nó không có nghĩa là người da trắng, tin vào Giêsu Kitô, hay đề cao lý
tưởng tự do. Thay vào đó, nó có nghĩa là người tranh luận kịch liệt về vấn
đề những dân di cư Muslim, về EU, và về những giới hạn của chủ nghĩa tư
bản. Nó cũng có nghĩa là ám ảnh với tự hỏi ‘điều gì định nghĩa bản sắc
nhận diện của tôi?’ và lo lắng về một dân số già không có thay thế trong
mỗi quốc gia, về sự lan tràn của chủ nghĩa tiêu thụ và về việc ấm lên của quả
đất. Trong những xung đột và đilemma của họ, những người Europe trong thế
kỷ 21 khác với tổ tiên của họ năm 1618 và 1940, nhưng ngày càng giống với những
người Tàu và India đang giao thương với họ.
Bất kỳ những thay đổi nào
trong tương lai đang chờ chúng ta, chúng nhiều phần đều gồm một tranh chấp như
giữa những anh em bên trong một văn minh độc nhất hơn là một đụng độ giữa những
văn minh của những người ngoài hành tinh. Những thử thách lớn của thế kỷ
21 trong bản chất sẽ là ở mức độ toàn thế giới. Điều gì sẽ xảy ra khi biến
đổi khí hậu khởi động những thảm họa sinh thái? Điều gì sẽ xảy ra khi
cômputơ làm việc ngày càng giỏi hơn và vượt xa con người, và ngày càng tăng số
lượng những công việc chúng thế vào chỗ con người? Điều gì sẽ xảy ra khi
kỹ thuật sinh học cho chúng ta khả năng ‘nâng cấp’ con người và kéo dài tuổi
thọ? Chắc chắn, chúng ta sẽ có những tranh luận lớn và những xung đột gay
gắt hơn về những câu hỏi này. Nhưng những biện luận và những xung đột này
chắc chắn không phân rẽ chúng ta với lẫn nhau. Chỉ là sự đối
ngược. Hơn bao giờ hết, chúng sẽ làm chúng ta càng tùy thuộc lẫn
nhau. Mặc dù loài người còn rất xa mới đi đến tạo dựng một cộng đồng hài
hòa, chúng ta tất cả đều là những thành viên của một văn minh duy nhất om xòm
lớn giọng trên thế giới.
Khi đó, giải thích thế
nào về làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang tràn quét qua nhiều phần của thế
giới? Có lẽ trong nhiệt tình của chúng ta về toàn cầu hóa, chúng ta đã quá
nhanh để loại bỏ những quốc gia trong những thời tốt đẹp cũ? Có thể nếu
trở lại chủ nghĩa dân tộc truyền thống là giải pháp cho những khủng hoảng thế
giới chúng ta đang tuyệt vọng? Nếu sự toàn cầu hóa mang đến cùng với nó
nhiều vấn đề như thế – tại sao không chỉ đơn giản là hãy từ bỏ nó?
Tôn giáo
Gót bây giờ phục vụ quốc gia
Cho đến mức độ nào đó, những hệ tư
tưởng, những nhà khoa học chuyên môn và những chính phủ quốc gia thời nay đều
thất bại trong việc tạo dựng một viễn kiến có thể thực hành được cho tương lai
của loài người. Phải chăng một viễn kiến như vậy có thể kéo lên được từ
những giếng truyền thống sâu thẳm của những tôn giáo con người? Có lẽ nào
trả lời đã vẫn chờ tất cả chúng ta từ lâu giữa những trang sách thánh Kitô,
Qur’an hay Veda.
Những người thế tục đều sẽ dễ dàng phản
ứng với ý tưởng này hoặc với chế nhạo hoặc sợ hãi. Những sách thánh có thể có ý
nghĩa nào đó với những hội nhà thờ thời Trung Cổ, nhưng làm sao chúng có thể
hướng dẫn chúng ta trong thời đại của trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật sinh học, hiện
tượng quả Đất ấm dần và chiến tranh cyber? Tuy nhiên, những người thế tục
là thiểu số. Hàng tỷ người vẫn tuyên xưng có lòng tin lớn hơn vào Qur’an
và kinh Thánh hơn là vào thuyết tiến hóa; những phong trào tôn giáo đúc khuôn
cho chính trị của nhiều quốc gia khác loại như India, Turkey và USA; và
những hận thù tôn giáo đổ thêm chất đốt vào những tranh chấp, từ Nigeria đến
Philippines.
Vậy những tôn giáo như đạo Kitô, Islam
và Hindu có liên quan thế nào? Chúng có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn
đề trọng đại chúng ta gặp phải không? Để hiểu vai trò của những tôn giáo
truyền thống trong thế giới của thế kỷ 21, chúng ta cần phân biệt giữa ba loại
vấn đề:
1. Những vấn đề kỹ thuật. Lấy thí
dụ, nông dân trong những nước có đất đai khô cằn giải quyết nạn hạn hán nghiêm
trọng gây bởi hiện tượng quả Đất ấm dần lên như thế nào?
2. Những vấn đề về chính sách. Lấy
thí dụ, những chính phủ trước hết nên áp dụng những biện pháp gì để ngăn cản
hiện tượng quả Đất ấm dần lên?
3. Những vấn đề về bản sắc nhận diện. Lấy
thí dụ, tôi có nên quan tâm ngay cả về những vấn đề của nông dân ở tận phía bên
kia quả đất, hay tôi chỉ nên quan tâm về những vấn đề của những người trong bộ
tộc và quốc gia của tôi?
Như chúng ta sẽ thấy trong những trang
sau, tôn giáo truyền thống đều phần lớn là không liên quan gì đến những vấn đề
kỹ thuật và chính sách. Ngược lại, chúng hết sức liên quan đến những vấn
đề bản sắc nhận diện – nhưng trong hầu hết những trường hợp, chúng tạo dựng một
phần quan trọng cho vấn đề hơn là một giải pháp có thể có.
Những vấn đề kỹ thuật: Nông nghiệp trong rao giảng của đạo Kitô
Trong những thời trước thời nay, những
tôn giáo đã giữ trách nhiệm giải quyết một loạt những vấn đề rộng rãi về kỹ
thuật trong những lĩnh vực trần tục như nông nghiệp. Lịch thiêng ấn định
khi nào gieo trồng và khi nào thu hoạch, trong khi những nghi lễ ở đền thờ đã
bảo đảm lượng nước mưa và phòng chống nạn sâu bọ ăn phá mùa màng. Khi một
khủng hoảng nông nghiệp thấp thoáng ở chân trời như hậu quả của hạn hán hay
bệnh dịch châu chấu, nông dân đã quay sang giới thày tu để mong họ can thiệp
với những gót. Y học cũng thế, cũng đã rơi vào lĩnh vực tôn giáo. Hầu như
mọi nhà tiên tri, guru và thày pháp đều cũng là một người chữa bệnh. Do
đó, Giêsu đã dành phần lớn thời giờ của mình chữa người bệnh khỏi bệnh, người
mù sáng mắt, người câm nói được, và người điên thành tỉnh. Cho dù bạn sống
ở Egypt thời cổ hay ở Europe trung cổ, nếu bạn bị bệnh, có nhiều phần bạn tất
đã đi đến thày phù thủy chứ không phải thày thuốc, và để thực hiện một hành
hương đến một ngôi đền nổi tiếng hơn là đến một nhà thương.
Trong những thời gần đây những nhà sinh
vật học và những y sĩ mổ xẻ đã tiếp nhận từ những nhà tu và những người xưng
làm phép lạ kiểu ‘cải tử hoàn sinh’. Nếu Egypt bây giờ bị một bệnh dịch
châu chấu tấn công, Egypt cũng có thể kêu gọi Allah giúp đỡ – tại sao không? –
nhưng họ cũng sẽ không quên kêu gọi những nhà hóa học, côn trùng học và những
di truyền học đê bào chế những thuốc trừ sâu và những giống lúa mì kháng côn
trùng mạnh mẽ hơn. Nếu đứa con của một người Hindu thuần đạo bị mắc bệnh
sởi nghiêm trọng, người cha, hãy nói, tất sẽ cầu nguyện với Dhanvantari và dâng
hoa và cúng bánh kẹo ở đền thờ địa phương – nhưng chỉ sau người này đã nhanh
chóng đưa đứa trẻ đến bệnh viện gần nhất và giao nó cho sự chăm sóc của những y
sĩ ở đó. Ngay cả bệnh tâm thần – pháo đài cuối cùng của những người tôn
giáo tự xưng chuyên chữa trị – dần dần đi vào tay của những nhà khoa học, khi
thần kinh học thay thế quỷ học [26] và thuốc an thần Prozac thay thế thuật ‘trục quỉ’ thực hành trong đạo
Kitô [27].
Chiến thắng của khoa học đã hoàn toàn
đến nỗi chính ý tưởng của chúng ta về tôn giáo đã thay đổi. Chúng ta đã thội
không kết hợp tôn giáo với canh nông và y học nữa. Ngay cả nhiều người cuồng
nhiệt tôn giáo bây giờ bị chứng quên lãng tập thể, và vẫn thích quên đi rằng
những tôn giáo truyền thống từng đã tuyên xưng thẩm quyền trong những lĩnh vực
này. ’Vậy, nếu chúng ta quay sang những kỹ sư và bác sĩ?’ những người
cuồng nhiệt tôn giáo nói. ’Điều đó không chứng minh gì cả. Trước hết, tôn
giáo có dính dáng gì với nông nghiệp hay y học?’
Tôn giáo truyền thống đã mất rất nhiều
thẩm quyền, thẳng thắn mà nói, vì chúng đã đúng là không rất giỏi trong nông
nghiệp hay chăm sóc sức khỏe. Chuyên môn thực sự của những thày tu và
những ông đạo đã chưa bao giờ thực sự là làm ra mưa, chữa khỏi bệnh, tiên tri
hay pháp thuật. Đúng hơn, luôn luôn, nó vẫn đã từng là sự giải
thích. Một thày tu thì không là người biết múa cầu mưa và dứt hạn
hán. Một thày tu, hày một nhà chăn chiên là một ai đó biết làm thế nào để
biện minh tại sao nhảy múa cầu mưa của mình thất bại, và tại sao chúng ta vẫn
phải giữ lòng tin Gót của chúng ta mặc dù vị này dường như điếc với tất cả
những cầu nguyện của chúng ta.
Tuy nhiên, đích xác là tài năng siêu
việt của họ trong giải thích đã đặt những người lãnh đạo tôn giáo trong tư thế
bất lợi khi họ cạnh tranh với những nhà khoa học. Những nhà khoa học cũng biết
đi ngang rẽ tắt và uốn bẻ bằng chứng như thế nào, nhưng cuối cùng, dấu hiệu của
khoa học vẫn là sự sẵn sàng để thừa nhận sự thất bại và thử một đường hướng
khác. Đó là lý do khiến những nhà khoa học dần dần tìm hiểu làm thế nào để
phát triển cây trồng tốt hơn và làm thuốc men tốt hơn, trong khi những nhà chăn
chiên và ông đạo guru chỉ học cách bào chữa cho chính mình tốt hơn. Qua nhiều
thế kỷ, ngay cả những tín đồ chân thành cũng đã nhận thấy sự khác biệt, đó là
lý do khiến quyền lực tôn giáo suy giảm ngày càng nhiều về lĩnh vực kỹ
thuật. Đây cũng là lý do khiến toàn thế giới ngày càng trở thành một nền
văn minh duy nhất. Khi mọi sự vật việc làm việc thực sự hiệu quả, mọi
người đều tiếp nhận chúng.
Những vấn đề chính sách: Kinh tế trong rao giảng của Islam
Trong khi khoa học đem cho chúng ta
những trả lời trắng đen rõ ràng với những vấn đề kỹ thuật loại như cách chữa
bệnh sởi, có bất đồng đáng ghi giữa những nhà khoa học về những vấn đề chính
sách. Hầu như tất cả những nhà khoa học đều có chung ý kiến rằng hiện
tượng quả Đất ấm dần là một thực tại, nhưng không có sự đồng thuận nhìn về
hướng đâu là phản ứng kinh tế tốt nhất trước đe dọa này. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa là những tôn giáo truyền thống có thể giúp chúng ta giải
quyết vấn đề. Những kinh sách thời cổ thì đơn giản đều không là một hướng
dẫn tốt cho kinh tế thời nay, và những sai lầm ngấm ngầm chính – lấy thí dụ
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội – không tương ứng với những phân chia
giữa những tôn giáo truyền thống.
Đúng vậy, trong những quốc gia như
Israel và Iran, những rabbis và ayatollahs có tiếng nói trực tiếp về chính sách
kinh tế của chính phủ, và ngay cả trong những quốc gia thế tục như USA và
Brazil, những người lãnh đạo tôn giáo ảnh hưởng công luận về những vấn đề
khác nhau, từ chính sách thuế đến những quy định về bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, một cái nhìn gần hơn cho thấy rằng trong hầu hết những trường hợp này,
những tôn giáo truyền thống thực sự đóng vai kém quan trọng hơn những lý thuyết
khoa học thời nay. Khi Ayatollah Khamenei cần đưa ra quyết định quan trọng
về kinh tế Iran, ông sẽ không thể tìm ra trả lời cần thiết trong Qur’an , vì
những người Arab thế kỷ 7 biết rất ít về những vấn đề và cơ hội của kinh tế kỹ
nghệ thời nay, và thị trường tài chính toàn cầu. Vì vậy, ông, hay phụ tá
của ông, phải quay sang Karl Marx, Milton Friedman, hay Friedrich Hayek và khoa
học kinh tế thời nay để có được những trả lời. Sau khi ông đã quyết định
để tăng lãi suất, hạ thấp tiền thuế, tư nhân hóa những độc quyền của chính phủ,
hay ký thỏa thuận thuế quan quốc tế, Khamenei khi đó có thể dùng kiến thức
tôn giáo và thẩm quyền của ông để uốn trả lời khoa học vào trong trang phục này
hay nọ của những câu Qur’an , và trình bày nó cho quần chúng như ý của
Allah. Nhưng trang phục ít thành vấn đề. Khi bạn so sánh những chính
sách kinh tế của Iran Shiite, Sunni Saudi Arabia, Israel Jew, India Hindu và US
Kitô, bạn không thấy một khác biệt gì nhiều cho lắm.
Trong những thế kỷ 19 và 20, những nhà
tư tưởng Muslim, Jew, Hindu và Kitô cùng nhau chống lại chủ nghĩa duy vật thời
nay, chống lại chủ nghĩa tư bản ‘không linh hồn’, và chống lại những quá độ của
nhà nước hành chính. Họ đã hứa rằng nếu như họ đã được cho dù chỉ một cơ
hội, họ tất đã giải quyết tất cả những căn bệnh của thời nay và thiết lập một
hệ thống kinh tế-xã hội hoàn toàn khác, dựa trên những giá trị tinh thần vĩnh
cửu của tín ngưỡng của họ. Vâng, họ đã từng được trao cho đúng là một vài
cơ hội và sự thay đổi đáng chú ý duy nhất mà họ đã thực hiện cho tòa nhà của
những kinh tế thời nay là làm lại công việc sơn phết và đặt một lưỡi liềm, chữ
thập, ngôi sao David hay chữ Om khổng lồ trên mái nhà.
Cũng giống hệt như trong trường hợp cầu
mưa, cũng vì vậy khi nói đến kinh tế, dó là chuyên môn được uốn nắn lâu năm của
những học giả tôn giáo trong diễn dịch lại những bản văn vốn làm tôn giáo thành
không liên quan gì. Bất kể chính sách kinh tế nào Khamenei chọn, ông luôn
có thể vặn bẻ cho nó tương đồng với Qur’an . Do đó Qur’an mất danh giá, từ
một nguồn của kiến thức thực bị hạ xuống là một nguồn của chỉ là uy quyền
không hơn kém. Khi bạn gặp một đilemma về kinh tế, bạn đọc Marx và Hayek kỹ
lưỡng, và họ giúp bạn hiểu biết hơn về hệ thống kinh tế, nhìn mọi sự vật việc
từ một góc mới và nghĩ về những giải pháp tiềm năng. Sau khi thành hình
một trả lời, khi đó bạn quay sang Qur’an, và bạn đọc kỹ nó để tìm kiếm một vài
surah, nếu được giải thích với đủ tưởng tượng, có thể biện minh cho giải pháp
bạn nhận được từ Hayek hay Marx. Bất kể giải pháp nào bạn tìm thấy ở đó,
nếu bạn một học giả Qur’an giỏi, bạn sẽ luôn có thể biện minh cho nó.
Điều này cũng đúng với đạo Kitô.
Một người theo Kitô cũng có thể là một nhà tư bản dễ dàng như một người
theo chủ nghĩa xã hội, và ngay cả dẫu có vài điều Giêsu đã nói, có thể nổi bật
thẳng thừng như về chủ nghĩa cộng sản, trong thời Chiến Tranh Lạnh, những nhà
tư bản USA giỏi đã tiếp tục đọc ‘bài giảng trên núi’ nhưng chẳng chú ý gì
nhiều. Không có những thứ loại như ‘kinh tế học Kitô’, ‘kinh tế học Islam’
hay ‘kinh tế học Hindu’.
Không phải là không có bất kỳ một ý
tưởng kinh tế nào trong kinh Thánh, Qur’an hay Vedas – nó chỉ là những ý tưởng
này không hợp thời nữa. Mahatma Gandhi’s sau khi đọc Vedas khiến ông để
hình dung India độc lập như một tập hợp của của những cộng đồng nông nghiệp tự
cung lâu dài, mỗi cộng đồng tự dệt vải khadi
của mình, xuất cảng ít và nhập cảng còn ít hơn. Tấm ảnh chụp ông nổi tiếng
nhất, cho thấy ông đang quay sợi bông bằng tay của chính mình, và ông đã làm
cái guồng quay sợi khiêm tốn thành biểu tượng cho phong trào giải phóng dân tộc
của India. [28] Tuy nhiên, viễn cảnh thôn dã theo huyền
thoại Arcadia này thì đơn giản là không thích hợp với những thực tại của kinh
tế thời nay, và do đó không còn giữ lại gì nhiều trừ hình ảnh Gandhi rạng rỡ
trên hàng tỷ những tờ tiền giấy rupee.
Những lý thuyết kinh tế thời nay như
thế đều rất nhiều liên quan hơn những giáo điều truyền thống, khiến đã trở
thành điều phổ thông để giải thích ngay cả nhưng xung đột dù chỉ bề ngoài có vẻ
tôn giáo trong những điều kiện kinh tế, trong khi không ai nghĩ đến việc làm
điều ngược lại. Lấy thí dụ, một số người cho rằng rắc rối ở Bắc Ireland
giữa những người Catô Rôma và Catô Phản Thệ đã phần lớn được thúc đẩy bởi những
xung đột giai cấp. Do những xảy ra khác nhau trong lịch sử, ở Bắc Ireland,
những tầng lớp trên hầu hết là Phản Thệ và những tầng lớp thấp hơn hầu hết là
Catô Rôma. Do đó những gì có vẻ thoạt nhìn là một xung đột gót học về bản
chất của Christ, đã ở trong thực tế là một cuộc đấu tranh điển hình giữa những
người có và người không-có. Ngược lại, rất ít người sẽ cho rằng những xung
đột giữa những du kích cộng sản và những chủ đất tư bản ở Nam châu America vào
những năm 1970 đã thực sự chỉ là một mặt ngoài cho một sự bất đồng sâu xa hơn
về gót học của đạo Kitô.
Như thế, tôn giáo sẽ làm đươc gì khác khi
đối mặt với những câu hỏi lớn của thế kỷ 21? Lấy lấy thí dụ câu hỏi liệu
có trao quyền cho AI hay không, để tạo những quyết định về đời sống người ta –
lựa chọn cho bạn để học gì, làm việc ở đâu, và lấy vợ lấy chồng với
ai. Lập trường của đạo Islam trên câu hỏi đó là gì? Lập trường của
của đạo Juda là gì? Không có lập trường ‘Muslim’ hay ‘Jew’ ở
đây. Loài người thì nhiều phần được chia thành hai phe chính – phe những
người nghiêng sang giao quyền đáng kể cho AI, và phe những người phản đối nó.
Những người Muslim và người Jew có thể được tìm thấy trong cả hai phe,
và để biện minh cho bất kỳ vị trí nào họ tán thành thông qua những diễn giải
của Qur’an và Talmud với óc tưởng tượng giàu có
Dĩ nhiên những phe nhóm tôn giáo có thể
cứng rắn trong những quan điểm của họ về những vấn đề cụ thể, và xoay chúng
sang thành những giáo điều đã gán là thiêng liêng và bất diệt. Trong những
năm 1970, những nhà gót học ở Latinh America đã đưa ra Gót học Giải phóng, nó
làm Giêsu trông hơi giống Che Guevara. Tương tự, Gót Giêsu có thể dễ dàng
được tuyển dụng vào cuộc tranh luận về hiện tượng quả Đất ấm dần, và làm những
lập trường chính trị hiện nay trông giống như những nguyên tắc tôn giáo bất
diệt.
Điều này đã bắt đầu xảy ra. Đối
lập với những quy định về mội trường đẫ được đưa vào những bài giảng đạo về
‘lửa và diêm sinh’ của một số những nhà chăn chiên Phản Thệ US, trong khi vua
chiên Francis dẫn đầu việc chống hiện tượng quả Đất ấm dần, nhân danh Christ
(như đã thấy trong lá thư luân lưu thứ hai ‘Laudato si’ của ông). [29] Như thế, có lẽ năm 2070, về câu hỏi môi trường, nó sẽ làm nên tất cả
khác biệt trên thế giới cho dù bạn là người Phản Thệ hay Catô. Điều sẽ là
hiển nhiên để nói rằng những người Phản Thệ sẽ chống đối bất kỳ hạn chế nào về
khí thải carbon, trong khi người Catô sẽ tin rằng Giêsu đã dạy chúng ta phải
bảo vệ môi trường (sic)
Bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay cả trong
xe hơi của họ. Những người Phản Thệ sẽ lái xe SUV rất lớn xe uống xăng-như
nước, trong khi người Catô Rôma mộ đạo sẽ đi quanh trong những xe chạy điện
bóng bẩy với một nhãn dán ở vè sau xe ‘cứ đốt quả Đât đi – rồi bị đốt trong Hỏa
ngục!’ Tuy nhiên, mặc dù họ có thể dẫn nhiều đoạn Kinh Thánh khác nhau để
bào chữa cho lập trường của họ, nguồn thực sự của sự khác biệt của họ thời nay
là trong những lý thuyết khoa học và những phong trào chính trị, chứ không
trong Kinh Thánh. Từ quan điểm này, tôn giáo không thực sự có gì nhiều cho
lắm để đóng góp cho những tranh luận lớn về chính sách lớn của thời chúng
ta. Như Karl Marx đã lập luận, nó chỉ là một lớp vơnia sơn bóng bên ngoài.
Những vấn đề về bản sắc nhận diện: những đường vẽ trên cát
Thế nhưng, Marx đã nói quá khi ông xem
thường tôn giáo như chỉ một cấu trúc thượng tầng, che dấu những quyền lực kỹ
thuật và kinh tế mạnh mẽ. Ngay cả nếu Islam, đạo Hindu hay đạo Kitô có thể
là những món trang trí nhiều màu sắc bên trên một cấu trúc kinh tế thời nay,
người ta thường định bản sắc nhận diện của mình với món trang trí và những bản
sắc nhận diện của người ta đều là một sức mạnh lịch sử rất quan trọng. Sức
lực con người tùy thuộc vào sự hợp tác đám đông, sự hợp tác đám đông tùy thuộc
vào việc tạo dựng những bản sắc nhận diện của đám đông – và tất cả bản sắc nhận
diện của đám đông dựa trên những câu chuyện hư cấu, không trên những sự kiện
khoa học, hay ngay cả trên những tất yếu kinh tế. Trong thế kỷ 21, sự phân
chia con người vào thành những người Jew và Muslim hay người Russia và người
Poland vẫn tùy thuộc vào những huyền thoại tôn giáo. Những nỗ lực của
Germany Nazi và Cộng sản để xác định một cách khoa học những bản sắc nhận diện
con người theo chủng tộc và giai cấp đã tỏ ra là giả-khoa học nguy hiểm, và từ
đó trở đi những nhà khoa học đã hết sức ngần ngại trong giúp đỡ để xác định bất
kỳ bản sắc nhận diện ‘tự nhiên’ nào cho con người.
Vì vậy, trong thế kỷ 21 những tôn giáo
không đem lại mưa, chúng không chữa khỏi những chứng bệnh, chúng không làm bom
– nhưng chúng thực có cơ hội để ấn định ‘chúng ta’ là ai, và những ai là ‘họ’,
chúng ta nên chữa bệnh cho ai, và chúng nên thả bom xuống đầu ai. Như đã
ghi nhận ở trước, trong những điều kiện thực tế, có ít đến ngạc nhiên là những
khác biệt những giữa người Shiite Iran, Sunni Saudi Arabia và Israel
Jew. Tất cả đều là những quốc gia với tổ chức nhà nước hành chính, tất cả
theo đuổi nhiều hay ít những chính sách tư bản, tất cả trẻ em đều được tiêm
vácxin ngừa bệnh polio, và tất cả đều dựa vào những nhà hóa học và vật lý để
làm bom. Không có thứ gì loại như hành chính Shiea, tư bản Sunni, hay vật lý
Jew. Như vậy, làm thế nào khiến người ta cảm thấy mình là chỉ-có-một, và
cảm thấy trung thành với một bộ tộc người và thù địch với một bộ tộc khác?
Ngõ hầu vẽ những nét sâu mạnh trên khối
cát di động của loài người, những tôn giáo dùng những nghi thức, lễ nghi và lễ
hội truyền thống. Những người Shiite, người Sunni và người Jew chính thống
mặc quần áo khác nhau, cầu những lời nguyện khác nhau, và tuân giữ những tabu
khác nhau. Những truyền thống tôn giáo khác nhau này thường làm đầy cuộc
sống hàng ngày với cái đẹp và khuyến khích người ta cư xử tử tế và thương người
hơn. Năm lần một ngày, giọng du dương của muezzin vang lên trên những
tiếng ồn của chợ đang họp, văn phòng và nhà máy đang làm việc, gọi những Muslim
để có một tạm ngưnng khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của những theo đuổi trần tục,
và cố gắng kết nối với một sự thật vĩnh cửu. Những người láng giềng Hindu
của họ có thể vươn tới cùng một mục tiêu với trọ giúp của những pujas hàng ngày và việc tụng đọc những mantra [30]. Thứ sáu mỗi tuần, những gia đình Jew cùng ngồi xuống, để thưởng
thức một bữa ăn đặc biệt của sự vui vẻ, biết ơn và kết hợp. Hai ngày sau,
vào mỗi sáng chủ nhật, trong những nhà thờ Kitô, những ca đoàn hát những lời
kinh thánh đem hy vọng đến đời sống của hàng triệu người, giúp vào kết buộc những
cộng đồng của tin tưởng và thương yêu.
Những truyền thống tôn giáo khác làm
đầy thế giới với rất nhiều sự vật việc xấu, và làm người ta cư xử ác độc và tàn
nhẫn. Có rất ít điều để nói, lấy thí dụ, trong việc tán thành sự kỳ thị
phụ nữ hay sự kỳ thị giai cấp gây bởi tôn giáo. Nhưng dù đẹp hay xấu, tất
cả những truyền thống tôn giáo như vậy đoàn kết một số người trong khi phân
biệt họ với những hàng xóm của họ. Nhìn từ bên ngoài, những truyền thống
tôn giáo phân chia người ta thường thấy có vẻ nhỏ nhặt, vặt vãnh, và Freud chế
giễu những người bị ám ảnh với những vấn đề như vậy như ‘lòng-quá-yêu-chỉ chính
mình của những khác biệt nhỏ bé’. [31] Nhưng trong lịch sử và trong chính trị,
sự khác biệt nhỏ nhặt có thể đi rất xa đến nhiều kết quả. Thế nên, nếu
tình cờ bạn là một người đồng tính nam hay nữ, nó thực sự là vấn đề của sống
chết tùy theo nếu bạn sống ở Israel, Iran hay Saudi Arabia. Ở Israel, LGBT
được pháp luật bảo vệ, và ngay cả cũng có một số rabbi làm lễ chúc phúc cho hôn
nhân của hai người nữ. Ở Iran, những người đồng tính nam và nữ đều bị
ngược đãi một cách có hệ thống và ngay cả đôi khi bị giết chết. Ở Saudi
Arabia, một phụ nữ ngay cả còn không được phép lái xe ô tô, cho đến tận năm
2018 – chỉ đơn giản vì là một phụ nữ, chưa nói chi đến một người đồng tính nữ.
Có lẽ thí dụ tốt nhất về sự sức mạnh
liên tục và sự quan trọng của những tôn giáo truyền thống trong thế giới thời
nay đến từ Japan. Năm 1853, một hạm đội USA buộc Japan phải tự mở cửa
thông thương với thế giới thời nay. Đáp lại, nhà nước Japan đã bắt tay vào
một tiến trình hiện đại hóa cực kỳ nhanh chóng và thành công Trong vòng
vài chục năm, nó đã trở thành một nhà nước tổ chức hành chính mạnh mẽ dựa trên
khoa học, chủ nghĩa tư bản và kỹ thuật quân sự tân tiến nhất để đánh bại Tàu và
Russia, chiếm Taiwan và Korea, và cuối cùng đánh chìm Hạm đội USA ở Pearl
Harbor và tiêu diệt những đế quốc Europe ở Viễn Đông. Tuy nhiên, Japan đã
không mù quáng sao chép bản vẽ mẫu phương Tây. Nó đã mãnh liệt quyết lòng
bảo vệ bản sắc nhận diện độc đáo của nó, và bảo đảm rằng người Japan thời nay
sẽ trung thành với Japan hơn là với khoa học, với tính hiện đại, hay với một
vài cộng đồng thế giới mù mờ nào đó.
Với cứu cánh đó, Japan đã dương cao tôn
giáo bản địa Shinto của họ, như nền tảng cho bản sắc đính tính Japan. Thật
ra, nhà nước Nhật đã tái tạo Shinto. Shinto truyền thống là một hổ lốn những
tín ngưỡng vật linh, những gót khác loại, những quỉ thần và tinh ma, và mỗi
làng và đền thờ đều có những thần tinh và những phong tục địa phương ưa thích
riêng của nó. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhà nước Japan đã tạo
ra một phiên bản chính thức của Shinto, trong khi không tán thành những truyền
thống địa phương. ’Shinto Nhà Nước’ này được hun đúc bằng chính những ý
tưởng mới về quốc gia và chủng tộc vốn giới thiểu số ưu tú Japan đã chọn từ
những đế quốc Europe. Bất kỳ yếu tố nào trong đạo Phật, tư tưởng Confucius
và đặc tính tinh thần của giới samurai phong kiến đều được thêm vào sự pha
trộn nếu chúng có thể giúp ích trong việc đắp vững lòng trung thành với nhà
nước. Trên hết, Shinto nhà nước được tôn thờ như nguyên tắc tối cao của sự tôn
sùng hoàng đế Japan, người được coi là dòng dõi trực tiếp của thần mặt trời nữ
Amaterasu, và bản thân hoàng đế Japan thì chẳng kém một vị thần sống. [32]
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, sự pha trộn
lạ lẫm của cũ và mới này được xem như một lựa chọn chẳng thích hợp chút nào cho
một nhà nước bắt tay vào một hành trình hiện đại hóa vội vã. Một vị thần
sống? Những thần linh tín ngưỡng vật linh? Đặc tính tinh thần từ thời
phong kiến? Nghe có vẻ giống như một thủ lĩnh thời đồ đá mới hơn là một
cường quốc kỹ nghệ thời nay.
Thế nhưng, nó đã làm nên việc như ảo
thuật. người Japan đã hiện đại hóa với tốc độ nhanh đến nín thở, đồng thời
phát triển lòng trung thành cuồng tín với đất nước của họ. Biểu tượng nổi
tiếng nhất của sự thành công của Shinto quốc gia là một thực tại rằng Japan là
cường quốc đầu tiên đem phát triển và dùng tên lửa với hướng dẫn chính
xác. Hàng chục năm trước khi USA đã ném bom thông minh, và vào thời điểm
Germany Nazi chỉ bắt đầu triển khai những tên lửa V-2 ngốc ngếch, Japan đã đánh
chìm hàng chục tàu đồng minh với tên lửa
với hướng dẫn chính xác. Chúng ta biết những tên lửa này là kamikaze. Trong khi ngày nay, loại
bom đạn với hướng dẫn chính xác, được những cômputơ cung cấp hướng dẫn, kamikaze là những chiếc máy bay bình
thường nhưng chứa đầy chất nổ và được những phi công hướng dẫn, những người sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ của một bay đi
nhưng không về lại. Sự sẵn sàng này là sản phẩm của tinh thần hy sinh
bất chấp cái chết đã do Shinto Nhà nước cấy trồng. Như thế, kamikaze dựa trên sự kết hợp của kỹ
thuật thượng thặng với sự tấy não tôn giáo thượng thặng. [33]
Dù biết hay không, nhiều chính phủ ngày
nay đi theo thí dụ của Japan. Họ áp dụng những dụng cụ và cấu trúc phổ
quát của thời nay, trong khi dựa vào tôn giáo truyền thống để bảo tồn một bản
sắc nhận diện dân tộc độc nhất. Vai trò của Shinto Nhà Nước ở Japan được
Kitô Chính thống ở Russia, Catô Rôma ở Poland, Islam Shiite ở Iran, Wahhabism ở
Saudi Arabia, và Juda ở Israel hoàn thành với một mức độ ít hay nhiều
hơn. Bất kể một tôn giáo có thể xem thấy cổ xưa thế nào, với một chút
tưởng tượng và diễn giải lại, nó có thể hầu như luôn luôn kết hôn được với
những cải tiến kỹ thuật mới nhất và những cơ chế tân tiến tinh vi phức tạp
nhất.
Trong một vài trường hợp, những nhà
nước có thể tạo ra một tôn giáo hoàn toàn mới để củng cố bản sắc nhận diện độc
nhất của chúng. Một thí dụ cực đoan nhất có thể thấy ngày nay ở thuộc địa
cũ của Japan là Bắc Korea. Chế độ Bắc Korea nhồi sọ và tẩy não đân chúng
của nó với một tôn giáo nhà nước cuồng tín gọi là Juche. [34] Đây là một kết hợp của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một số truyền thống Korea
thời cổ, một tin tưởng của kỳ thị chủng tộc vào sự thuần khiết độc đáo của
chủng tộc Korea, và sự thần thánh hóa dòng dõi gia đình Kim Il-sung. Mặc
dù không ai tuyên bố rằng những chủ tịch họ Kim là hậu duệ của một nữ thần mặt
trời, họ được tôn thờ với sự nhiệt thành hầu như hơn bất cứ vị thần nào trong
lịch sử. Có lẽ lưu tâm đến cách đế quốc Japan cuối cùng đã bị đánh bại, Juche
của Bắc Korea trong một thời gian dài cũng khăng khăng thêm những vũ khí nguyên
tử vào mớ pha trộn, mô tả sự phát triển của những vũ khí này như một nhiệm vụ
thiêng liêng xứng đáng với những hy sinh cao nhất. [35]
Người hầu gái đỡ đần cho chủ nghĩa dân tộc
Bất kể kỹ thuật sẽ phát triển thế nào,
chúng ta có thể chờ thấy rằng những luận chứng về bản sắc nhận diện tôn giáo và
những nghi lễ sẽ tiếp tục ảnh hưởng vào việc dùng những kỹ thuật mới, và cũng
có thể giữ lại sức mạnh để làm thế giới bốc cháy. Những tên lửa nguyên tử và
những bom cyber thời nay nhất cũng có thể đem dùng để giải quyết một tranh luận
giáo lý về những bản văn từ thời trung cổ. Tôn giáo, những lễ nghi và nghi
thức sẽ vẫn là quan trọng cho đến khi nào sức mạnh của loài người vẫn dựa trên
sự hợp tác đám đông, và khi nào sự hợp tác đám đông vẫn dựa trên tin tưởng vào
những chuyện kể tưởng tượng có chung.
Thật không may, tất cả điều này thực sự
làm những tôn giáo truyền thống thành là phần của vấn đề của loài người, không
là phần của sự chữa trị. Những tôn giáo vẫn có nhiều quyền lực chính trị,
đến mức chúng có thể xây cứng bản sắc đinh tính dân tộc và ngay cả châm ngòi nổ
Thế Chiến thứ Ba. Nhưng khi nói đến giải quyết thay vì thêm củi lửa vào
những vấn đề toàn cầu của thế kỷ 21, dường như chúng không có gì nhiều để đóng
góp. Mặc dù nhiều tôn giáo truyền thống bám chặt vào những giá trị phổ
quát và tuyên bố có hiệu lực toàn vũ trụ, hiện nay chúng được dùng chủ yếu như
người hầu gái của chủ nghĩa dân tộc thời nay – cho dù ở Bắc Korea, Russia, Iran
hay Israel. Do đó, chúng ngay cả còn làm cho khó khăn hơn để vượt trên
những khác biệt quốc gia và tìm được một giải pháp toàn cầu cho những đe dọa
của chiến tranh nguyên tử, sự sụp đổ môi trường sinh thái và sự phá vỡ từ kỹ
thuật mới.
Vì vậy, khi đối phó với hiện tượng quả
Đất ấm dần hay sự gia tăng vũ khí nguyên tử, những giáo sĩ Shiite khuyến khích
những người Iran nhìn những vấn đề này từ một quan điểm thu hẹp của Iran, Những
rabbis Juda truyền cảm hứng cho những người Israel để chăm lo chủ yếu về những
gì tốt cho Israel, và những nhà chăn chiên Kitô Chính thống thúc giục những
người Russia trước nhất và trên hết suy nghĩ về những lợi ích của
Russia. Sau hết, chúng ta đều là quốc gia ‘Gót đã chọn’, vì vậy những gì
tốt cho đất nước chúng ta thì cũng làm vừa lòng Gót. Chắc chắn cũng có
những nhà hiền triết tôn giáo gạt bỏ những thái quá của chủ nghĩa dân tộc, và
tiếp nhận những tầm nhìn xa hơn. Thật không may, ngày nay những nhà hiền triết
loại như vậy không nắm giữ được nhiều quyền lực chính trị.
Chúng ta bị vướng bẫy, khi đó, phải
chọn giữa hai tình trạng khó khăn như nhau. Loài người bây giờ tạo dựng một
văn minh duy nhất, và những vấn đề như chiến tranh nguyên tử, sự sụp đổ mội
trường sinh thái, sự phá vỡ của kỹ nghệ mới chỉ có thể được giải quyết trên mức
độ toàn cầu. Mặt khác, chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo vẫn phân rẽ văn minh loài
người chúng ta vào thành những thù địch và phe phái khác nhau. Sự va chạm
giữa những vấn đề toàn cầu và những bản sắc nhận diện địa phương đã tự thể hiện
nó trong khủng hoảng hiện nay, đang vây hãm thí nghiệm sống chung nhiều văn hóa
lớn nhất thế giới – Liên minh Europe. Xây dựng trên hứa hẹn của những giá
trị tự do phổ quát, EU đang tập tễnh trên bờ vực của tan rã do những khó khăn
của sự hội nhập và di dân nhập cảnh.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2018)
[1] online: nối kết trong/với những hệ thống truyền thông/mạng lưới
cômputơ. Ở đây, và những chỗ khác, tôi sẽ dùng thẳng online thay vì ‘trực tuyến’, cũng như offline thay cho ‘ngoại tuyến’. Nghĩa ban đầu của chúng là ‘nối vào
dây’ và ‘không nối vào dây’ và dây là của hệ thống telephone.
[2] Xung Đột Của Văn Minh Và Làm Lại Trật
Tự Thế Giới của Samuel Huntington (The Clash of Civilizations and the Remaking
of World Order. New York, NY: Simon and Schuster, 1996), là khai triển một
bài báo của chính tác giả, phổ biến trước đó, năm 1993, trên tạp chí Foreign
Affair. Samuel Phillips Huntington (1927-2008), giáo sư chính trị học
Harward, cố vấn cho nhiều cơ quan của chính phủ US, là một nhà nghiên cứu, học
giả, bình luận chính trị người US, rất quan trong thời cuối thế kỷ 20 – đầu 21.
Xung Đột Của Văn Minh Và Làm Lại Trật Tự Thế Giới của Huntington đề cập đến cấu trúc
chính trị toàn cầu trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Sau khi Chiến tranh này
kết thúc, diễn trường chính trị thế giới không còn do hai siêu cường USA và
USSR thống trị, thế trận ngoại giao quốc tế sẽ được dàn xếp lại như thế nào?
Chúng ta có thể mô tả thế nào về sự quân bằng cán cân quyền lực thế giới ngày
nay? Và trong pha trộn mới này, nền văn minh phương Tây đặt vào đâu cho thuận
hợp? Huntington trả lời những câu hỏi này bằng tập trung vào sự nổi lên gần đây
của bảy hoặc tám nền văn minh lớn. Lập luận trung tâm của ông là văn hóa và bản
sắc nhận diện văn hóa sẽ định hình những mô hình xung đột, những thể chế quốc
tế thế giới sau Chiến tranh Lạnh sẽ nhập chung hay tan rã. Với sự kết thúc của
Chiến tranh Lạnh, những quốc gia đã thôi tự xác định bằng những hệ ý thức họ đã
đứng trong hàng trước đây. Họ không còn có thể quay về vị thế như cộng sản hoặc
tư bản để xác định chính họ, và xác định vị trí của họ trong trật tự quốc tế.
Thay vào đó, những quốc gia bắt đầu nhấn mạnh vào bản sắc nhận diện văn hóa của họ. Sự nhấn mạnh vào văn hóa này có
nghĩa là không quốc gia nào miễn khỏi việc xác định vị trí của nó. Những nhà
nước thôi không còn hỏi nhau ‘bạn đứng về phía nào’, thay vào đó là ‘bạn là ai?’ Câu hỏi thứ hai này thì không thể tránh.
Huntington nêu luận thuyết về một trật
tự thế giới mới, sau Chiến tranh Lạnh (1947-1991). Huntington cho rằng trước
thời kỳ đó, những xã hội đã chia rẽ bởi những khác biệt về hệ ý thức, như tranh
chấp giữa hệ ý thức, dân chủ và hệ ý thức cộng sản. Luận đề chính của
Huntington:
‘Giả thuyết của tôi là nguồn xung đột
cơ bản trong thế giới mới này sẽ chủ yếu không là hệ ý thức hay chủ yếu là kinh
tế. Những sự chia rẽ lớn giữa loài người và nguồn thống trị của xung đột sẽ là
văn hóa. Những quốc gia sẽ vẫn là những chủ thể mạnh nhất trong những vấn đề
ngoại giao trên thế giới, nhưng những xung đột chính của chính trị toàn cầu sẽ
xảy ra giữa những quốc gia và những nhóm của những nền văn minh khác nhau. Xung
đột của những nền văn minh sẽ thống trị chính trị toàn cầu. Các đường đứt gãy
giữa các nền văn minh sẽ là những chiến tuyến của tương lai
Ông giải thích thêm:
‘Sự khác biệt quan trọng nhất giữa
những dân tộc là [không còn] về hệ ý thức, chính trị hay kinh tế. Chúng là văn
hóa. Những mô hình xung đột mới sẽ xảy ra dọc ranh giới của những nền văn hóa,
và mô hình gắn kết khác nhau sẽ được tìm thấy bên trong những ranh giới văn
hóa’
Và những văn minh chính xung đột nhau này, theo ông là:
1. Văn minh Tàu: văn hóa chung của Tàu và cộng đồng người Tàu ở Đông Nam Asia.
Bao gồm Vietnam và Korea
2. Văn minh Japan: Văn hóa Japan như khác biệt rõ rệt với phần còn lại của
Asia.
3. Văn minh Hindu: được xác
định là văn minh cốt lõi của India.
4. Văn minh Islam: Bắt
nguồn từ bán đảo Ả Rập, lan rộng khắp Bắc Africa, bán đảo Iberia và
Trung Asia. Trong đó văn hóa Arab, Turkey, Persia và Malay là một trong
nhiều những khu riêng biệt trong văn minh Islam.
5. Văn minh Kitô Orthodox: tập
trung ở Russia. Tách biệt với thế giới Kitô Catô-Phản thệ phương Tây.
6. Văn minh Phương Tây: tập trung ở
Europe và Bắc America (Chúng ta quen gọi là Âu-Mỹ)
7. Văn minh Latin American:
những quốc gia Trung và Nam America với một quá khứ của một nền văn hóa tập
thể, chuyên chế độc tài. Phần lớn những quốc gia này đạo Kitô Catô là tôn giáo
của đám đông
8. Văn minh Africa: trong khi lục địa
thiếu ý thức về bản sắc nhận diện chung Africa, Huntington tuyên bố rằng những
người Africa cũng đang ngày càng phát triển một ý thức về bản sắc nhận diện
Africa.
Phần cuối Huntington Huntington lập luận rằng phương Tây phải chấp nhận
nền văn minh của riêng mình là duy nhất, thay vì muốn biến nó thành phổ quát.
Trên hết, nó phải bảo vệ nền văn hóa độc đáo này khỏi ảnh hưởng phi phương Tây.
Việc bảo tồn văn hóa phương Tây cũng rất quan trọng khi đảm bảo rằng toàn bộ
thế giới có thể duy trì bản chất sống chung nhiều văn hóa của chính trị thế
giới. Phương Tây phải ngừng cố gắng phổ cập hóa, và thay vào đó phải cho phép
những văn minh khác giữ vững những nền văn hóa và giá trị độc đáo của họ. Chỉ
bằng cách từ chối chủ nghĩa sống chung nhiều văn hóa và nắm lấy chủ nghĩa sống
chung nhiều văn hóa, thế giới mới có thể tránh được sự mâu thuẫn giữa những văn
minh lớn. Ông nói phương Tây vẫn có khả năng là khối cường quốc trong chính trị
toàn cầu, nhưng nó cần thích nghi với sức mạnh ngày càng tăng và ảnh hưởng của
những văn minh khác nhau. Nếu không, phương Tây sẽ bị suy giảm sức mạnh và ảnh
hưởng, hoặc nó sẽ đụng độ với các nền văn minh hùng mạnh khác. Theo Huntington,
nếu phương Tây đụng độ với một nền văn minh khác là “đe dọa lớn nhất đối với
hòa bình thế giới và trật tự quốc tế”.
Phê bình luận đề của
Huntington, nay có lẽ chỉ cần nhắc – Amartya Sen và Noam Chomsky. Theo Sen, đa
dạng là một đặc tính của hầu hết những văn minh trên thế giới. Văn minh phương
Tây không là ngoại lệ. Sự thực hiện dân chủ đã thắng thế ở phương Tây ngày nay
phần lớn là kết quả của một đồng thuận vốn đã xuất hiện từ phong trào Khai sáng
và Cách mạng kỹ nghệ, và đặc biệt là trong thế kỷ trước. Nhìn sự việc này như một
cam kết lịch sử của chỉ phương Tây – qua một nghìn năm – với tư tưởng dân chủ,
và sau đó đối chiếu nó với những truyền thống không-phương Tây (coi mỗi truyền
thống như khối đồng nhất và riêng rẽ) sẽ là một sai lầm lớn. Noam Chomsky, trực
tiếp và thẳng thắn hơn, nêu rằng khái niệm về xung đột giữa những văn minh, như
Hungtington đưa ra, chỉ là một biện minh mới cho US với ‘bất kỳ tàn bạo nào mà
họ muốn thực hiện’ trên thế giới. Biện minh này cần thiết cho US, như một đế quốc,
khi nó không thể, như trước đó, gán cho Sôviết là sự đe dọa của hòa bình và dân
chủ trên thế giới nữa.
[3] IS hay Islamic State: Nhà nước Islam
của Iraq and Syria (ISIS), chính thức được biết như ‘the Islamic State (IS)’
(Nhà nước Hồi giáo) và tên gọi tắt bằng ghép những chữ đầu trong tiếng Arabic
là Daesh: Nhóm thánh chiến Nhà nước Islam (IS) bùng nổ trên trường quốc tế vào năm 2014 khi chiếm được một vùng rộng lớn lãnh thổ ở Syria và Iraq. Nó đã trở nên khét tiếng vì sự tàn bạo của nó, gồm bắt cóc chặt đầu, và giết người hàng loạt. Dẫu vậy, nhóm này đã thu hút được sự ủng hộ ở những nơi khác trong thế giới Muslim Vào tháng 6 năm 2014, nhóm này đã chính thức tuyên bố thành lập một caliphate, một nhà nước cai trị theo luật Islam, hay Sharia, bởi caliph, hay hành xử quyền của God, trên trái đất.
[4] [Samuel P. Huntington, The Clash of Civilizations and the Remaking
ofWorld Order (New York: Simon & Schuster, 1996); David Lauter and
Brian Bennett, ‘Trump Frames Anti-Terrorism Fight As a Clash of Civilizations,
Defending Western Culture against Enemies’, Los
Angeles Times, 6 July 2017; Naomi O’Leary, ‘The Man Who Invented Trumpism:
Geert Wilders’ Radical Path to the Pinnacle of Dutch Politics’, Politico, 23 February 2017.]
[5] Bản sắc nhận diện Judeo-Christian:
nhìn về tôn giáo là những gì thuộc về hay liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng,
giá trị, hoặc truyền thống có chung giữa hai tôn giáo Abraham Juda và Kitô, về
chính trị là tư tưởng dân chủ, tự do cá nhân, tách biệt giáo quyền và chính quyền
như thấy trong những nhà nước và tổ chức phân quyền của chúng ở phương Tây
[6] [Pankaj Mishra, From the Ruins of Empire: The Revolt Against
the West and the Remaking of Asia (London: Penguin, 2013); Mishra, Age of Anger, op. cit.; Christopher de
Bellaigue, The Muslim Enlightenment: The
Modern
Struggle Between
Faith and Reason
(London: The Bodley Head, 2017).]
[7] [‘Treaty Establishing A
Constitution for Europe’, European Union, 29 October 2004.]
[8] [Phoebe Greenwood, ‘Jerusalem
Mayor Battles Ultra-Orthodox Groups over Women-Free Billboards’, Guardian, 15
November 2011.]
[9] [Bruce Golding, ‘Orthodox
Publications Won’t Show Hillary Clinton’s Photo’, New York Post, 1 October
2015.]
[10]
[Simon Schama, The Story of the Jews: Finding the Words 1000 bc – 1492 ad (New
York: Ecco, 2014), 190–7; Hannah Wortzman, ‘Jewish Women in Ancient Synagogues:
Archaeological Reality vs. Rabbinical Legislation’, Women in Judaism 5:2
(2008); Ross S. Kraemer, ‘Jewish Women in the Diaspora World of Late Antiquity’
in Judith R. Baskin (ed.), Jewish Women in Historical Perspective (Detroit:
Wayne State University Press, 1991), esp. 49; Hachlili Rachel, Ancient
Synagogues – Archaeology and Art: New Discoveries and Current Research (Leiden:
Brill, 2014), 578–81; Zeev Weiss, ‘The Sepphoris Synagogue Mosaic: Abraham, the
Temple and the Sun God – They’re All in There’, Biblical Archeology Society
26:5 (2000), 48–61; David Milson, Art and Architecture of the Synagogue in Late
Antique Palestine (Leiden: Brill, 2007), 48. ]
[11]
[Ivan Watson and Pamela Boykoff, ‘World’s Largest Muslim Group Denounces
Islamist Extremism’, CNN, 10 May 2016; Lauren Markoe, ‘Muslim Scholars Release
Open Letter To Islamic State Meticulously Blasting Its Ideology’, Huffington
Post, 25 September 2014; for the letter, see: ‘Open Letter to Al-Baghdadi’,
http://www.lettertobaghdadi.com/, accessed 8 January 2018]
[12] Abu Bakr al-Baghdadi: caliph của ISIS
[13]
[Chris Perez, ‘Obama Defends the “True
Peaceful Nature of Islam”‘, New York Post, 18 February 2015; Dave Boyer,
‘Obama Says Terrorists Not Motivated By True Islam’, Washington Times, 1
February 2015.
[14] [Bellaigue, The
Islamic Enlightenment, op. cit.]
[15] [Christopher McIntosh, The Swan
King: Ludwig II of Bavaria (London: I.B. Tauris, 2012), 100.]
[16] [Robert Mitchell Stern,
Globalization and International Trade Policies (Hackensack: World Scientific, 2009), 23.]
[17] Caliphate,
sulnanate, emirate: Những tổ chức nhà nước đặc
biệt của những quốc gia theo Islam, có tên gọi khác nhau tùy theo tước vị của
người đứng đầu, cả thế quyền lẫn giáo quyền. Một nhà nước Emirate do một vị
Emir cai trị (nhấn mạnh trên quân sự), một Sultanate do một vị Sultan (nhấn mạnh trên hoàng gia đặc quyền chính trị) và một Caliphate do nột vị Caliph (nhấn mạnh trên giáo
quyền tuyệt đối với tất cả Muslim). Một Caliphate là một hình thức đế quốc
liên quốc gia Islam. Caliph là thủ lãnh của thế giới Muslims. (Điền hình như
al-Baghdadi, người đứng của tổ chức ISIS (tổ chức Nhà nước Islam), đã tự xưng
mình là Caliph.)
[18] [John K. Thornton, A Cultural
History of the Atlantic World, 1250–1820 (Cambridge: Cambridge University
Press, 2012), 110.]
[19] Nhà Tống
[20] Boyar: A
member of a class of higher Russian nobility that until the time of Peter I
headed the civil and military administration of the country and participated in
an early duma. Mahārājā: a great raja; a Hindu prince or king
in India ranking above a raja (mahā
= great’ + rājan ‘raja, =‘king’): vua lớn Hindu
[21]
[Susannah Cullinane, Hamdi Alkhshali
and Mohammed Tawfeeq, ‘Tracking a Trail of Historical Obliteration: ISIS
Trumpets Destruction of Nimrud’, CNN, 14 April 2015.]
[22] Humours: bốn chất nước trong cơ thể
– nội dịch – (máu, đờm, nước mắt hay mật vàng, mật đen) trước đây được cho ấn định
trạng thái tính khí và cảm xúc con người
[23] [Kenneth Pomeranz, The Great Divergence: China, Europe and the
Making of the Modern World Economy (Princeton, Oxford: Princeton University
Press, 2001), 36–8.
[24] [‘ISIS Leader Calls for Muslims to
Help Build Islamic State in Iraq’, CBCNEWS, 1 July 2014; Mark Townsend, ‘What
Happened to the British Medics Who Went to Work for ISIS?’, Guardian, 12 July 2015]
[26] demonology
[27] exorcism
[28] [Bernard S. Cohn, Colonialism and Its Forms of Knowledge: The
British in India (Princeton: Princeton University Press, 1996), 148.]
[29] [‘Encyclical Letter “Laudato Sí”
of the Holy Father Francis on Care for Our Common Home’, Holy See, 24 May
2015.]
[30] Puja là hành động thể hiện sự tôn kính với một vị thần, một linh hồn
hoặc một phương diện khác của thiêng liêng qua những khấn vái, cầu nguyện, bài
hát và nghi lễ
[31] [First introduced by Freud in his
1930 treatise ‘Civilization and Its Discontents’: Sigmund Freud, Civilization and Its Discontents, trans.
James Strachey (New York: W. W. Norton, 1961), 61.]
[32] [Ian Buruma, Inventing Japan, 1853–1964 (New York: Modern Library, 2003).]
[33] [Robert Axell, Kamikaze: Japan’s Suicide Gods (London:
Longman, 2002).]
[34] Juche hệ tư tưởng nhấn mạnh sự tự lực về chính trị, kinh tế và quân
sự của North Korea’s. Nó trở thành hệ tư tưởng nhà nước và nguyên tắc chỉ đạo
duy nhất của chính phủ, sau sự trỗi dậy của nhà nước cộng sản độc đảng tại đất
nước này sau Thế chiến II.
[35] [Charles K. Armstrong, Familism,
Socialism and Political Religion in North Korea’, Totalitarian Movements and Political Religions 6:3 (2005), 383– 94;
Daniel Byman and Jennifer Lind, ‘Pyongyang’s Survival Strategy: Tools of
Authoritarian Control in North Korea’, International
Security 35:1 (2010), 44–74; Paul French, North Korea: The Paranoid Peninsula, 2nd edn (London, New York: Zed
Books, 2007); Andrei Lankov, The Real
North Korea: Life and Politics in the Failed Stalinist Utopia (Oxford:
Oxford University Press, 2015); Young Whan Kihl, ‘Staying Power of the
Socialist “Hermit Kingdom”‘, in Hong Nack Kim and Young Whan Kihl (eds.), North Korea: The Politics of Regime Survival
(New York: Routledge, 2006), 3–36.]