Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the
Buddha Thought)
Richard
Gombrich
Chương 12
Đức Phật Như
Một Nhà Châm Biếm; Những Thuật Ngữ Của Giới Brahmin Như Những Ần Dụ Xã Hội
Sự Trình Bày những
Brahmin
Văn học phổ thông đạo Phật thường thường trình bày
những brahmin trong một ánh sáng ít được tán thưởng nhất. Vessantara Jātaka [1], chuyện kể về kiếp trước mới đây nhất của đức Phật trên quả đất
này, trước lần ra đời (xem như) cuối cùng này, có lẽ là câu chuyện nổi
tiếng nhất trong toàn bộ truyền thống Theravada, và cũng đã là quan trọng nữa trong
những truyền thống khác của đạo Phật [2]. Trong câu chuyện này, vị Phật tương lai đạt đến sự độ lượng
ở mức cao nhất có thể có được, qua việc cho một người brahmin già những
đứa con của chính mình. Jūjaka, tên người người brahmin già này, đã theo tìm đến
tận nơi ẩn tu miền núi của ngài, để cầu xin những đứa trẻ. Điều gì đã khiến Jūjaka phải làm điều cầu xin quái
lạ này? Sau khi được giàu có trong tuổi già, Jūjaka lấy một người vợ
trẻ. Khi cô này đến giếng làng để lấy nước, những cô gái trẻ khác chế
nhạo việc cô có một người chồng già yếu ớt, người không thể còn cùng cô vui
chuyện chăn gối. Cô trở về nhà, đòi với Jūjaka phải cung cấp cho cô những
tôi tớ, để cứu cô khỏi phải đi ra ngoài bị công chúng làm nhục. Nghe
nói rằng Vessantara, tiền thân của đức Phật, là khuôn mẫu của sự độ lượng
(lòng bố thí) Jūjaka đã đi tìm đến Vessantara. Như vậy, nguyên nhân gốc rễ
của hành vi thái quá của Jūjaka là thèm muốn, sự thèm muốn phi lý của một người
già dâm đãng: chính tên gọi Jūjaka gợi ý sự già yếu mục nát. [3]
Mặc dù sự mô tả về những brahmin trong phần
chính của tàng kinh Pali thì không phải đều có ý hướng quá thô thiển như
thế – và người ta cũng nhớ rõ rằng một số học trò lớn của đức Phật đều giả
định là xuất thân từ giới brahmin – sự thực hành trong thực tế của đạo
Brahma thì bị chỉ trích gay gắt. Trong một số bản văn, lời chỉ trích này thì
trực tiếp và là mục tiêu chính cũng giống như đối với người những người
đạo Jain: sự hiến sinh, đặc biệt là sự hiến tế động vật.
Một bài thơ nổi bật đáng chú ý trong tàng kinh, [4] ba mươi hai câu dài, kể lại những brahmin ngày xưa, đã sống theo một
đời gương mẫu của đạm bạc và chay tịnh hôn nhân như thế nào, và đã vui hưởng đời
sống lâu dài và lành mạnh. Họ đã xem loài bò là bạn thân nhất và những ân nhân
của họ. Nhưng rồi họ trở nên ghen tị với sự sang trọng mà những nhà vua đã đang
có, và đã thuyết phục những nhà vua thực hiện những lễ hiến sinh động vật, để
trả công cho họ. Ban đầu, không gồm những con bò, nhưng những brahmin đã thành tham
lam hơn. ‘Sau đó, khi con dao rơi trên một con bò, những vị thần thánh và những
tổ tiên, Indra và asuras và rakkhasas [5] rít lên: “Đồi ác độc!” Trước đây (chỉ) có ba bệnh tật: ham muốn, thiếu thức
ăn, tuổi già. Qua sự tấn công trên loài bò, (giờ có) chín mươi tám bênh tật. [6] Bản văn này có những tính chất khác thường: cho đến nay như tôi biết
được, nó là bản văn duy nhất trong đó sự giết hại những con bò thì nêu lên rõ
như ác độc hơn sự giết hại khác; và sự liên hệ thần thoại giữa tội lỗi và sự
xuất hiện của bệnh tật trên trái đất cho thấy sự châm biếm, như trong Agganna Sutta (xem dưới đây). Do đó tôi
nghi ngờ rằng chúng ta đã bị mất nội dung đặ biệt của bài thơ. Nó vẫn là một
bản cáo trạng mạnh mẽ.
Phê bình cơ bản của đức Phật đối với những người
giới brahmin là họ không sống đến được mức những lý tưởng họ đã tuyên bố. Những
thuật ngữ brahmin vẫn là những ẩn dụ cho những lý tưởng đó. Thế nên vào cuối
một bài giảng, [7] đức Phật giải thích ai có thể được chính đáng gọi là một người lánh đời
đi tu (samaṇa), và sau đó ai có thể
chính đáng được gọi là một brahmin,
một nahātaka, một veda-gu, một sottiya, một ariya, và
một arahant. Hóa ra câu trả lời là
trong mỗi trường hợp đồng nhất và liên quan đến những trạng thái tà ác của não
thức vốn giữ một người trong samsara.
Nhưng từ đầu tiên trong mỗi trường hợp, trong đó nói những gì người ta đã làm
được với những trạng thái tà ác đó, thì khác nhau, và dùng lối chơi chữ. Vì vậy,
lấy thí dụ, ngài nói rằng từ cho brahmin có nghĩa là một người đã trục xuất
(bahita) những trạng thái xấu đó. [8]. Ba từ sau đều là hình thức Pali từ Sanskrit vốn theo nghĩa đen chỉ có
thể nói đến những brahmin: một nahātaka
(S: snātaka) người vừa mới làm một lễ
tắm rửa để đánh dấu sự kết thúc nghiên cứu chính thức của người này về Veda;
một veda-gu [9] người đã học xong một toàn bộ Veda; một sottiya (S: srotriya) thi
có lẽ là một học giả Vedas. Từ ariya,
kết nối với Aryan, cũng là một địa vị
xã hội; giới brahmin áp dụng từ ngữ này cho ba varna hàng đầu (xem bên dưới); đức Phật thường xuyên áp dụng nó cho
chính ngài, giảng dạy của ngài và những người theo ngài, như trong ‘Bốn Sự thật
Cao quí’. Chỉ có thuật ngữ cuối cùng, arahant,
không phải là một thuật ngữ brahmin chỉ một địa vị chính xác. Tuy nhiên, nó đặt
vào vừa vặn, vì tôi đã biện luận trong chương 4, rằng đức Phật đã mượn nó từ
đạo Jain.
Phần Khandhaka của
Vinaya Pali bắt đầu như sau. Lúc gần Giác
ngộ, đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ đề một tuần, chứng nghiệm sự an lạc của giải
thoát. Trong ba canh đêm liền (có lẽ là của mỗi đêm) ngài suy ngẫm Chuỗi Duyên
khởi, và sau đó thốt lên một câu thơ, trong đó có nửa đầu mỗi lần là như nhau.
Trong câu thơ lập lại này ngài đề cập đến bản thân mình như một brahmin. [10] Sau đó vào cuối tuần, ngài dời sang một cây bồ đề, nơi ngài dành thêm một
tuần tương tự khác.
Rồi xảy ra có một brahmin. Người này là người đầu
tiên đức Phật tiếp xúc sau khi ngài Giác ngộ. Người brahmin này không được nhắc
tên, nhưng bản văn đặc trưng cho người này bằng một từ chỉ thấy trong đoạn văn
này, huhunka ; từ này dường như là từ
tượng thanh và có ý nghĩa gì đó như ‘kiêu kỳ khinh khỉnh’. Người brahmin này
hỏi Phật những nét đặc biệt nào làm nên một người brahmin – một câu hỏi được thấy
ở những chỗ khác trong tàng kinh. Đức Phật trả lời rằng một người có thể tuyên
bố một cách chính xác là một brahmin nếu người này có bảy nét đặc biệt: người
đã trục xuất những đặc tính xấu (bāhita-pāpadhammo),
người không phải là kiêu kỳ khinh khỉnh’ (huhunka),
người không có vết bẩn về đạo đức, người kiềm chế bản thân, người đã đi đến
cùng (nghĩa là ‘sự toàn hảo) (vedanta-gu),
người đã sống đời thánh nhân (vusita-brahmācariyo)
và người không hề kiêu ngạo đối với bất cứ ai trên thế giới. Hiển nhiên, bảy nét
đặc biệt này có những lập lại lẫn nhau. Ba thuật ngữ trong danh sách – bāhita-papadhammo, vedanta-gu và vusita -brahmā-cariyo – chơi chữ trên những
thuật ngữ brahmin. Đối với người brahmin, Vedānta
trỏ đến Upanişads, nhưng đức Phật nói
về nó tổng quát hơn, trỏ đến đỉnh cao của kiến thức thực. Tương tự như vậy, ‘
hành vi ứng xử của brahman’, đó là nghĩa đen nghĩa của cariya brahmā-cariya, đã tương tự như vậy được
đức Phật cho một dẫn chỉ khác biệt (xem Phụ lục). Thông điệp của danh sách như
một toàn thể thì rõ ràng giản dị. Đức Phật nói với những brahmin rằng họ không
có quyền ddeeer tự cao, vì tất cả những đức hạnh và nhữn thành tựu mà họ tuyên
bố, ngài đã có đủ mức độ – quả thật vậy, mức độ còn đầy đủ hơn, vì ngài hiểu
những từ ngữ nên thực sự nói về những gì (thực sự có nghĩa gì).
Cùng thông điệp được tạo hình trở lại, chỉ một vài
đoạn sau trong bản văn, nhưng theo một cách khác. Đức Phật phân vân không biết
có nên truyền bá (nội dung giác ngộ của ngài) hay không. Con người đầy dục
vọng (ālaya) sẽ không chú ý và lắng
nghe. Brahmā, vị thần sáng tạo tối cao của đạo Brahmā, đọc được não
thức của Phật và báo động. Brahmā xuất hiện, quỳ xuống trước mặt trước mặt
đức Phật, trên đầu gối phải, và ba lần cầu xin đức Phật hãy giảng dạy, hứa
hẹn rằng một số sẽ hiểu. Chỉ khi đức Phật đồng ý, Brahmā mới quay về cõi
trời của mình [11]. Tuyên xưng của đạo Phật để thay thế cho giảng dạy brahmin không
thể nào lớn tiếng rõ ràng hơn.
Châm Biếm Những
Sách thiêng Brahmin
Nếu người ta không biết gì về bối cảnh lịch sử của
đức Phật, thì không phải là điều rõ ràng rằng sự cầu xin đức Phật
thuyết giảng của Brahmā trình bày vị thần này trong một ánh sáng châm
biếm. Tuy nhiên, giọng châm biếm khó mà không nhận ra trong Brahmujala Sutta, vốn trong truyền
thống Pali là kinh đầu tiên trong Nikāya và do đó là kinh đầu tiên trong toàn
thể Sutta Pikata. Kinh này nhằm
mục đích đặt ra một cách có hệ thống tất cả những quan điểm liên quan
đến tự ngã và thế giới vốn trình bày chúng như vĩnh cửu hoặc đi đến một
chấm dứt. Trong phần về những gì chủ trương tự ngã và thế giới thì một
phần là vĩnh cửu và một phần không, thí dụ đầu tiên đưa ra là sau đây [12]. Tôi dẫn bản dịch của TW Rhys Davids, [13] vì tôi không thể dịch được hay hơn, và tôi thích văn phong
Victoria của nó.
Bây giờ, có một lần, [các
anh em đồng tu] khi, sớm hay muộn, sau sự trôi qua của một thời gian dài, rất
dài, hệ thống-thế giới này mất đi. Và khi điều này xảy ra, những sinh vật hầu
hết đã được tái sinh trong Thế giới của Rạng rỡ, và ở đó họ sống, não thức
ổn định, nuôi ăn (bằng) vui sướng, tỏa ra ánh sáng từ chính họ, đi xuyên
qua không gian, tiếp tục trong vinh quang; và như thế họ sống một
khoảng thời gian dài, dài lắm.
(Mô tả này cũng được tìm thấy trong bài
kinh tiếp theo thảo luận dưới đây, Aggaāna Sutta, và có lẽ là mượn từ đó.) Bản văn tiếp tục:
Bây giờ, xảy ra cũng có một
thời, những anh em đồng tu [14] , sớm hay muộn, khi hệ thống thế giới này lại bắt đầu tiến hóa. Khi
việc này xảy ra, cung điện của Brahmā hiện ra, nhưng trống không. Và
một số sinh vật này hoặc khác, hoặc vì nhiều năm của nó đã qua hoặc công
lao của nó bị cạn kiệt, rơi từ Thế giới của Rạng rỡ, và đến sống trong
cung điện của Brahmā. Và ở đó cũng thế, người ấy sống ổn định não thức, ăn
(bằng) niềm vui, tỏa ra ánh sáng từ chính họ, xuyên qua không gian, tiếp
tục trong vinh quang; và như thế họ sống một khoảng thời gian dài, dài
lắm.
Bây giờ, nảy sinh trong người
này, từ nơi ở của người này, ở đó rất lâu một mình, một sự không hài lòng
và một khát khao: ‘Ôi! Nếu như những sinh vật khác có thể đến nơi này để sống
cùng tôi!’ Và ngay sau đó, hoặc vì nhiều năm của họ đã trôi qua hoặc công lao của
họ đã cạn kiệt, những sinh vật khác rơi từ Thế giới của Rạnh rỡ, và
xuất hiện trong cung điện của Brahmā như những người sống cùng với người
này, và cũng như thế, được ổn định não thức, vv… [15]
Về điều này, những anh em
đồng tu, người đầu tiên tái sinh nghĩ như vậy với chính mình: “Ta là Brahmā,
Brahmā vĩ đại, Thấy-Tất cả, Đắng cai trị, Chúa của tất cả, Đấng Tạo
dựng, Đấng Sáng tạo, Vị lãnh đạo của tất cả, chỉ định mỗi người vào chỗ
của mình, những người xưa (đầu tiên) của thời gian, Cha của tất cả những
gì có và sẽ có. Những sinh vật khác đều là sự sáng tạo của ta. Và
tại sao vậy? Một thời gian trước ta đã nghĩ, “Liệu để họ có thể đến
không! “Và trên khát vọng tinh thần của ta, đây nững chúng sanh đã đến.’
Những sinh vật khác đã thấy Brahmā xuất
hiện đầu tiên và họ sau đó, và chấp nhận sự diễn dịch đánh lừa rằng vị này
đã phải đã tạo ra họ. Vị này sống lâu hơn, nhìn đẹp hơn
và nhiều quyền năng hơn họ. Rồi một ngày nào đó có một ai đó đã tái
sinh trên đất, bắt đầu thiền định và thành công trong việc nhớ lại những
lần sinh trước đây của mình – đến thời điểm người này đã tái sinh trong thế
giới của Brahmā. Người này kết luận rằng mình đã được Brahmā tạo
ra, và rằng Brahmā thì vĩnh cửu, trong khi người này và những
người như người này, thì đều không. [16]
Như Rhys Davids nhận xét trong một chú
thích trong bản dịch của ông: ‘Câu chuyện là một được ưa thích, và ba bản sủa
đổi lại của nó đều được bảo tồn (MN
I, 326331, SN I, 1 4
2 4, và Jataka số
405). [17]
Quyển đầu tiên trong Brhad-aranyaka Upanişads có
chứa một số những huyền thoại về sáng tạo. Đây là khởi đầu của chương
thứ tư, trong Bản dịch của Olivelle :
[l] Ngay từ đầu, thế giới
này chỉ là một cơ thể độc nhất (atman) có hình dạng giống như một con người. Người
này nhìn quanh và không thấy gì ngoài chính mình. Điều đầu tiên người
này đã nói là, ‘Ta đây!’, Và từ việc đó, tên gọi ‘tôi/ta’ ra đời. Vì
vậy, ngay cả ngày nay khi bạn gọi môt ai đó, đầu tiên người ấy nói, ‘Nó là
Tôi’, và sau đó nói bất cứ tên nào khác mà người này có thể có. Người đầu
tiên đã nhận được tên ’con người’ (purusa), vì trước (pārua)
của tất cả những điều này người này đốt cháy (us) tất cả những xấu ác. Khi một ai đó biết điều này, người
này sẽ đốt cháy bất cứ ai là người có thể cố gắng để có giành trước được người
này. [2] Con người đầu tiên đó trở thành sợ hãi; do đó một người
trở nên sợ hãi khi người ta thì một mình. Sau đó người này tự nghĩ: “Ta
sẽ phải sợ gì, khi có không ai ngoài ta?’ Vì vậy, sợ hãi của người này đã đi
khỏi người này, vì có gì để người này sẽ sợ hãi đâu ? Cuối cùng, người ta
sợ người khác. [3] Người này thấy không có vui sướng gì hết tất cả; thế
nên người ta không thấy vui khi người ta một mình. Người này muốn có
một người bạn đồng hành. Bây giờ người này lớn bằng một người nam và
một người nữ trong ôm chặt vào nhau. Vì vậy, người này tách (pat) thân thể mình thành hai, gây thành
kết quả là có chồng (pati) và vợ (patni).
Sau đó người này đã kinh nghiệm những vui thú của
quan hệ tình dục, và lần đầu tiên sản sinh ra những con người. Cặp vợ
chồng sau đó đã có những hình dạng khác, và
đã tạo ra tất cả mọi cặp
nam và nữ vốn tồn tại, xuống đến tận chính loài kiến. [5] Sau đó, điều
đã xảy ra với người này: ‘Ta một mình là sự sáng tạo, vì ta đã tạo ra tất
cả những sự này.’ Từ điều này, ‘sự sáng tạo’ đã trơ thành là có. Bất cứ ai
là người biết điều này hưng thịnh [18] trong sự sáng tạo này của người này.
Chắc chắn câu chuyện từ Brahmājala Sutta về như thế nào Brahmā đã có được ảo
tưởng rằng vị này là Đấng Sáng Tạo là một đùa cợt trên đoạn văn này.
Trong Maha
Tanha-Sankhaya Sutta, sau khi nói về lửa, đức Phật nói, ‘Các nhà
sư, các ông có thấy rằng [trung tính] điều
này đã tđi đến thành là-có?’ Tôi đã
viết trong Chương 8 rằng đã không rõ ràng gì đại từ ‘điều này’ nhắc điều gì, và
gợi ý rằng ngài có thể đã trỏ vào một gì đó ở phía trước của ngài. Tôi
đã tiếp tục:
Patrick Olivelle đã
thuyết phục cho thấy đây là cách chúng ta phải giải thích như thế nào về một số
những đoạn văn Upanişad ban đầu, trong
đó những đại danh từ chỉ định được dùng. [19] Ngay cả có một đoạn văn trong đầu BĀU
(1.4.6), một tường thuật về nguồn gốc vũ trụ, đọc : ‘Sau đó người này
đã khuấy lên giống thế này, dúng đôi
tay của người này, đã tạo ra lửa ...’
Trong thực tế, sự tạo ra lửa này theo đến liền ngay
sau những lời cuối cùng tôi đã vừa trích dẫn. Liệu chúng ta có thể
nghi ngờ lâu hơn được nữa rằng - đức Phật đã biết bản văn này?
Trong một bản văn khác, Aggañña Sutta, [20] đức Phật đã nhại những huyền thoại sáng tạo Veda trên một quy mô lớn
hơn nhiều và với những hệ quả xa rộng hơn. Tôi đã dành một bài viết dài cho
điều này, vì vậy ở đây tôi sẽ chỉ tóm tắt những kết luận của tôi. Chúng đều là
khá quan trọng cho quan điểm của chúng ta về đức Phật và khả năng hài hước và
mỉa mai của ngài. Bản văn có mục đích đưa ra một giải thích về nguồn gốc của
thế giới và của xã hội, với ý nghĩa cụ thể về vương quyền và hệ thống giai cấp.
Nó đã từng được toàn thể truyền thống đạo Phật đón nhận nghiêm trang như một
giải thích loại như thế về căn nguyên, vốn đã truy nguồn về tất cả những dòng
dõi hoàng tộc, từ vua đầu tiên, Maha Sammata, được giới thiệu trong bản văn
này. Trong khi làm như thế, truyền thống bỏ qua sự kiện rằng đức Phật mạnh mẽ
không tán thành bất kỳ quan tâm nào về những vấn đề loại như vậy, như tôi đã
chứng minh đầy đủ trong chương trước. Hơn nữa, giảng dạy của ngài về nhân quả
phủ nhận rằng thế giới có thể có một nguồn gốc; nhưng bản văn đi vòng quanh điều
này bằng dựa trên một lý thuyết, ở đây ngầm ý hơn là nói rõ, rằng thế giới trải
qua những giai đoạn thuộc về những gì người ta có thể gọi là sự co lại nhỏ và
sự giãn nở lớn. Khi nó bị co lại, tất cả sự vật việc bên dưới những tầng trời
cao nhất, những người ở bên trên chỗ những vị thần sống, bị hủy diệt; nhưng
những tầng trời cao đó đóng vai trò như nơi cư trú của những sinh vật thanh
khiết, đã được mô tả trong Brahmājda
Sutta như trích dẫn ở trên: tạo bằng não thức (tinh thần?), nói khác đi, không-vật
chất, nhưng chỉ bay lượn quanh, nuôi ăn bằng sự vui sướng. Những những sinh vật
này là những trường hợp của những sinh vật nghịch lý, chúng thì không-vật chất
và thế nhưng có những đặc tính vật chất như chuyển động và nuôi ăn; Tôi đã thảo
luận về chúng trong Chương 5, chúng như là phần di sản tôn giáo của India,
giống như những con ma là (di sản văn hóa) của chúng ta, nhưng đặt nghi ngờ về
việc không biết đức Phật có tin vào những sự vật việc loại thế đó hay không. Cho
là có thể như thế, chúng là chước khéo qua đó đức Phật xoay những gì trong văn chương
Vedas có ý định như là một thuyết về nguồn gốc thế giới thực sự vào trong một
giải thích về tại sao một sự việc loại như vậy xuất hiện với chúng ta như là về
nguồn gốc thế giới, nhưng không có sự việc loại như vậy, nếu đã hiểu đúng.
Trong đoạn đã trích dẫn ở trên từ BĀU, có một lượng lớn về nguồn gốc của ngôn
ngữ: ngay từ đầu, bản văn giải những từ Sanskrit cho ‘tôi’ và cho ‘con người’ đã
ra đời như thế nào. Từ để chỉ ‘con người’, purusa,
đã có gốc từ bằng phương tiện của một cố gắng chơi chữ thực sự nghèo nàn. Aggañña Sutta thì có đầy loại tìm gốc từ
này. Mặt khác, đức Phật có ý định giải thích nguồn gốc của những từ ngắn nhỏ đơn
giản và những thành ngữ: trong cùng một phong cách như BĀU giải thích gốc của từ “tôi/ta”, đức Phật giải thích những nguồn
gốc của một thành ngữ mà tôi dịch là ‘chúng ta đã có nó’ (ahŭ vnta no), tạo thêm một huyền thoại về những gì mọi người đã có
và sau đó mất đi. Làm sao điều này có thể là bất cứ gì nếu không là hài hước?
Thật vậy, tôi dành phải chịu rằng nó là một bỡn cợt hay. Loại tìm gốc từ vốn đã
tạo ra puruṣa, ngài dùng, lấy thí dụ,
để tạo ra những tên gọi của bốn giai cấp (varṇa)
vốn trong lý thuyết brahmin về tạo dựng xã hội. Nói đùa hay nhất thuộc loại này
là chỗ ngài phân tích từ của giới brahmin cho một thày dạy Veda, adltyāyaka trong Sanskrit và ajjhāyaka trong Pali, để có nghĩa là một
người không-hòa giải
Tôi phải nhấn mạnh rằng đây không phải là một điểm không
đáng kể, hay chỉ đơn thuần là điểm ngẫu nhiên. Không ai đọc Brahmanas và những tập Upanişad đầu, lại có thể không chú
ý đến việc chúng rất thường giải thích những từ và cụm từ Sanskrit bằng cách
chơi chữ – thường là những cách chơi chữ khá nghèo nàn – và như thế tuyên bố để
hé mở những sự thật bí truyền về bản chất của thực tại. Chúng ta đã
thấy rằng đức Phật, ngược lại, đã không gán quan trọng vào ngôn ngữ trong đó
đã chuyển tải thông điệp của ngài. Ngài đã nhận ra bản chất quy ước của
ngôn ngữ, cũng như ngài đã nhận ra bản chất quy ước của hệ thống giai cấp.
Trong quyển sách này chúng ta đã gặp một số trường hợp về cách đức Phật đã
dùng lộng ngữ và chơi chữ để truyền đạt những ý tưởng mới của ngài. Có lẽ người
ta ngay cả có thể nói rằng sách lược của ngài về việc chấp nhận những
thuật ngữ của đối thủ, chẳng hạn như karrma,
và sau đó xoay vòng chúng để có nghĩa một gì đó hoàn toàn khác biệt, đã đơn
giản chỉ là kéo dài một phương pháp khai diễn như thế đến những giới hạn
của nó.
Ý thức được việc dùng ngôn ngữ quan trọng thế nào với
phương pháp giảng dạy của đức Phật sẽ thuyết phục chúng ta về sự ích lợi để có
thêm được bằng nghiên cứu những từ của ngài trong Pali. Mặc dù Pali đã từng
được cho thấy là có phần nào khác với phương ngữ có lẽ là riêng của đức Phật,
ngay cả như vậy, những bản văn trong tàng kinh Pali là gần nhất mà chúng ta có
thể có với những từ thực sự của ngài. Tuy nhiên, tiến trình cố gắng ghi chép và
nhớ lại những từ này trong nhiều phương ngữ khác nhau, trong nhiều thế kỷ, chắc
chắn đã phải làm tối nghĩa nhiều mảnh của chơi chữ, một số chúng không nghi ngờ
gì, đã làm sáng tỏ cho chúng ta những mảnh bản văn vốn hiện giờ khó hiều vì tối
nghĩa. Tôi hy vọng rằng những học giả sẽ tiếp tục cố gắng để khai quật những
điều này, nhưng dĩ nhiên chúng ta phải chấp nhận rằng có nhiều chắc chắn đã bị
mất mãi mãi. Tất cả mọi sự vật việc kết hợp mà thành đều vô thường.
Đức Phật có ý định vừa gạt bỏ quan điểm brahmin về
nguồn gốc của xã hội, vừa chế nhạo nó, điều này trở thành rõ ràng ở khởi đầu
của Aggañña Sutta. Hai brahmin đổi
đạo kể với đức Phật rằng những brahmin khác bao quanh bêu xấu họ, vì họ đã bỏ
giai cấp brahmin và sang nhập đoàn với những nhà sư khổ hạnh, có cùng địa vị
như của những sŭdras. Ý nghĩa đầy đủ
của đoạn này, cũng như nhiều những gì theo sau, tùy thuộc trên ý nghĩa mơ hồ của
từ Pali vaṇṇa. Như giải thích trong ‘Kiến
Thức Cơ Bản’, vaṇṇa, giống như
Sanskrit varṇa, để chỉ bốn tầng lớp của
xã hội (brāhmaņa, kşatriya, vaiśya and
sŭdra), trong khi ý nghĩa chính của nó là ‘màu sắc’, và bằng cách mở rộng,
nó có nghĩa là ‘mầu da’ hay ‘trông đẹp’. Bốn giai cấp đã được gán cho những màu
sắc tượng trưng tương ứng của: trắng, đỏ, vàng và đen. (Mặc dù tôi biết không
có sự ám chỉ đến điều này trong một bản văn tiếng Sanskrit sớm hơn Mahābhārata, tôi tin rằng có một dẫn
nhắc đến nó trong tàng kinh Pali. [21]) Cũng có thể rằng người giới brahmin điển hình thì màu da trắng hơn
người giới sŭdra, hay ít nhất là được
xem nhận như thế. Thế nên, những brahmin được nói là tuyên bố varṇa của họ màu trắng, và màu đen là
của varṇa khác. Chúng ta có thể giả
định rằng những brahmin xem những người đã gia nhập Tăng đoàn thì có địa vị sŭdra, vì Tăng đoàn không giữ quy tắc giai
cấp về tinh khiết, nhưng để mọi người từ tất cả những giai cấp cùng sống với nhau,
nhận thức ăn từ bất kỳ ai; chúng ta có thể giả định thêm rằng họ có màu da đen
hơn vì nó nhanh chóng bị cháy nắng, giống như những người lao động sŭdra.
Đồng thời những brahmin được kể lại là đã nói (đoạn
văn 3): ‘Những brahmin thì thuần chủng tinh khiết, những người không-brahmin
thì không tinh khiết. Những brahmin đều là con của riêng Brahmā, sinh ra từ
miệng của Brahmā, sinh từ Brahmā, được tạo bởi Brahmā, những thừa kế của Brahmā.’
Họ mô tả Tăng đoàn như ‘những nhà tu khổ hạnh đầu trọc hèn mọn, khúm núm, đen
đúa, sinh ra từ chân của kinsman. Người
kinsman (có họ hàng) trong câu hỏi là
người bà con của những brahmin, Brahmā.
Bình luận về đoạn văn này [22] thì rất vắn tắt và không lộ cho biết những nhà bình luận đã bắt lấy
những ám chỉ nào, ngoại trừ người này nói rằng bàn chân ở cuối là bàn chân của Brahmā.
Tác giả của bình luận phụ, tuy nhiên, nói rõ rằng người này hiểu sư ám chỉ là
về Puruṣa-sūkta (Rg-veda X, 90 [23]). Người này nói [24] rằng truyền thống đạo Brahmā đã có nói rằng những brahmin đều được sinh
ra từ miệng của, những kşatriya từ
ngực, những vaiśya từ đùi và những sŭdra từ chân của Brahmā. Người này cũng
thuật lại, không kém chính xác, rằng những brahmin được sinh ra từ miệng của Brahmā
vì họ sinh ra từ những lời của Vedas (veda-vacanato)
và rằng họ là những thừa kế của Brahmā vì họ xứng đáng với Vedas và (những
ngành học của Veda là) Vedāṅga. [25]
Những lời đầu tiên của đức Phật (đoạn 4) trả lời là
trong việc làm những nhận xét xúc phạm này, những brahmin đã quên mất những truyền
thống riêng của chính họ. Như chúng ta đã thấy, đức Phật lập lại nhiều lần tuyên
bố rằng những brahmin đã quên rằng brahmin chân chính là một người đạo đức, không
phải là một ai đó được sinh ra trong một nhóm xã hội đặc biệt. Đức Phật sau đó an
ủi những học trò gốc brahmin của ngài bằng một khôi hài: làm thế nào những brahmin
có thể nói rằng họ sinh ra từ miệng Brahmā, khi chúng ta tất cả đều có thể thấy
rằng họ đã sinh ra từ những tử cung phụ nữ, những con người có kinh nguyệt, trở
nên mang thai, sinh con và cho bú? đức Phật không cần phải nói trắng ra rằng
những brahmin đều có cùng những tạp chất từ khi sinh ra giống như những con
người khác.
Đức Phật sau đó chỉ ra rằng đó là những người giác
ngộ, những người vui hưởng uy danh cao quý nhất trần gian, và rằng những người
này có thể đến từ bất kỳ xuất xứ giai cấp xã hội nào. Người từ bất kỳ một nào trong
bốn giai cấp đều có thể là tà ác (đoạn 5) hay đức hạnh (đoạn 6). Khi nói về xấu
xa và đức hạnh, đức Phật dùng những chữ chỉ màu đen và trắng, vốn đã được dùng
để mô tả những varṇa vừa nói trên. Ngài
(đoạn 7) sau đó bác bỏ những gì những brahmin đã nói, bằng phê bình rằng trong cả
bốn giai cấp đều có những người tốt và xấu, nhưng bất kỳ ai đã giác ngộ thì
đúng là được xem như ở trên đỉnh cao. Sự công chính ngay thẳng đó thì được cho
là tốt nhất, ngài cho thấy bằng nhắc dẫn về vua Pasenadi (đoạn 8); những Śākya khác phải cung xử tôn kính với vua
Pasenadi, nhưng nhà vua cho thấy với đức Phật cùng một tôn kính vốn những Śākya khác đã dành cho ông.[26]
Luận chứng cuối cùng này là điển hình của lập
trường thực dụng của đức Phật. Lấy thí dụ, khi ngài nêu lên chi tiết những phúc
lợi của việc trở thành một nhà tu khổ hạnh, lợi ích đầu tiên mà ngài nói đến là
sự thay đổi trong hoàn cảnh của một nô lệ, người luôn luôn phải hầu hạ chủ
mình, nhưng sau khi trở thành một nhà tu khổ hạnh, người này nhận được sự tôn
kính và giúp đỡ vật chất từ người chủ cũ của mình. [27]
Đức Phật sau đó đi một bước xa hơn nữa (đoạn 9). ‘Các
ông’, ngài nói, ‘đều có những giòng dõi, tên tuổi, gia tộc và gia đình khác
nhau, và đã bỏ nhà để sống đời không nhà’. ‘ (Mặc dù ‘các ông’ nghĩa đen là nói
với hai học trò gốc brahmin, đức Phật đang qua họ nói đến toàn bộ Tăng đoàn)
‘Nếu các ông được hỏi là ai, hãy nói rằng các ông là những nhà sư sống khổ
hạnh, những đứa con của họ Śākya.
Nhưng những ai là người có lòng tin chắc chắn sẽ trả lời chính đáng là : ‘Tôi
là con của chính Vị Giác Ngộ, sinh ra từ miệng của ngài, sinh ra từ Dharma,
được tạo ra bởi Dharma, người thừa kế của Dharma.’ Vì đức Phật đã được dành cho
là ‘Pháp thân (Dharma-bodied), Brahmā-thân, trở thành Dharma, trở thành Brahmā’.
‘ Điều này âm vang từng chữ một, từ công thức brahmin đã trích dẫn ở trên, trước
tiên hay thế Brahinā với đức Phật và sau đó với Dharma, Giáo pháp của Ngài. Đức
Phật đang nghiêm nghị nêu một điểm quan trọng, nhưng trong ngôn ngữ mà những
người theo ngài nghe phải có vẻ ít nhất như bỡn cợt, và với những người đạo brahmin
thì nhục nhã xấu hổ. Ban đầu ngài nói có vẻ như ngài đang xếp ngang hàng với
Brahmā, ví thần sáng tạo, nhưng sau một vài lời ngài nói rõ rằng sự ngang bằng thực
sự ngài đang tạo ra không phải là về hai con người, nhưng về những giảng dạy:
giảng dạy của Ngài, đối với những người theo ngài, mới là Veda chân chính.
Trong câu cuối cùng của đoạn văn, ngài trực tiếp nói rõ điểm quan trọng rằng
những gì đáng kể về ngài thì không phải là cá nhân ngài, nhưng là giáo pháp của
ngài; ngài đã nói cùng một điểm ở nơi khác, trong công thức, ‘Ai là người thấy
ta, thấy Dhamma và ai là người thấy Dhamma, thấy ta’ [28]. Trong công thức ngài đưa ra ở đây, ngôn ngữ để bỏ ngỏ một hàm ý thêm
nữa, vì trong những từ hợp Brahmā-kayo
và Brahmā-bhuto, Brahmā- có thể là giống
đực (như đưa lên bởi phương trình trong câu trước: Sańgha là những người con
của đức Phật cũng như những bhramin là của Brahmā) hoặc trung tính [29] (tương đương Dhamma của đức Phật với brahman theo nghĩa của Veda / chân lý cuối cùng).
Đến điểm này (đoạn 10), đức Phật bắt đầu vào căn
nguyên lịch sử qua huyền thoại, chiếm hơn một nửa bản văn và cho nó tên gọi của
nó. Trong huyền thoại này, trạng thái của thế giới trong tổng quát và của xã
hội trong đặc thù, thì được gán cho những thất bại đạo đức, đặc biệt là tham
lam và lười biếng. Những người đọc quan tâm nên tìm đọc bản văn, ít nhất là bản
dịch [30], và những bình luận của tôi đã in trong bài viết.
Châm Biếm Những
Người Đạo Jain
Hoàn toàn không chỉ những brahmin đức Phật nêu ra
để chế giễu. Ngài cũng có thể bỡn cợt khi chỉ trích những người đạo Jain. Trong
khi những brahmin bị chỉ trích trước nhất vì đạo đức giả và những hợm hĩnh cao
kỳ của họ, bao gồm vô số những thất bại đạo đức, những người đạo Jain bị chỉ
trích vì những khổ hạnh vô nghĩa. Trong một kinh có tên gọi ‘ Tiểu kinh Khổ uẩn’ [31] , đức Phật kể lại một buổi tối, ngài đi dạo trên một ngọn núi ở Ragjagaha,
và đã gặp rất nhiều những người đạo Jain đứng hoàn toàn bất động, đang cố gắng
xóa đi karma xấu họ đã tích lũy trong những kiếp trước [32]. Những người nghe đức Phật sẽ hiểu rằng thực hành này đi kèm với việc
nhịn đói nghiêm ngặt và những chế độ khổ hạnh ngặt nghèo khác. Đức Phật đối
chất những người tự hành xác bất động này, và kiểm nghiệm rằng họ không biết karma
xấu họ nào đã tích lũy là gì, và cũng không biết để xóa bỏ thì còn lại nhiều
đến đâu. Vì vậy đức Phật bảo họ rằng từ cách mà họ đang chịu đau khổ bây giờ,
ngài có thể suy luận rằng những người đã thực hiện những hành động đổ máu và
tàn ác, nếu tái sinh như những con người, sẽ trơt thành những người đạo Jain khổ
hạnh. [33]
Như thế, những người đạo Jain đã hoàn toàn lạc lối.
Nhưng trên toàn bộ, họ không xấu ác như những người đạo Brahmā. Trong Kandaraka Sutta [34]: đức Phật nói về những người hành hạ bản thân và những người khác. Hình
ảnh của những người tự hành xác là một trong những hình ảnh thông thường để mô
tả về những người đạo Jain. Nhưng họ chỉ hành hạ riêng mình. Ai hành hạ cả bản
thân lẫn những người khác? Một nhà vua hay một người đạo Brahmā giàu có. Những
người như vậy tổ chức những lễ hiến sinh qui mô to lớn trong đó những thú vật
bị giết hại. Để chuẩn bị cho lễ hiến sinh, người tài trợ, [35] người vợ chính và người tư tế brahmin của người này, phải trải qua những
khổ hạnh khắt khe; họ mặc áo da, ngủ trên mặt đất và sống chỉ với một lượng sữa
rất nhỏ. Sau đó nhiều, nhiều thú vật bị giết chết, cây bị chặt, cỏ bị cắt, và
một lực lượng lao động khổng lồ chịu đựng những tình trạng khủng khiếp.[36]
Mở Rộng – Ngay
Cả Đùa Cợt – Dùng ‘Brahmin’ Như Một Ẩn Dụ
Không phải tất cả những tài liệu tham dẫn của đức
Phật về những brahmin đều là tiêu cực, chưa nói đến chỉ riêng châm biếm. Cũng
không phải chúng tất yếu theo nghĩa đen từng chữ một. Những người đạo Brahmā và
những tuyên xưng của họ về địa vị ưu việt đã là một đặc trưng nổi bật của môi trường
của đức Phật khiến đã là tự nhiên để dùng từ ‘brahmin’ theo cách ẩn dụ. Trong
xã hội của chúng ta, hình ảnh con voi trong kho tưởng tượng của mọi người, lớn tới
mức khi một hămbơgơ được quảng cáo là ‘như voi’ (jumbo) chúng ta biết ngay lập
tức rằng đây chỉ đơn thuần là một tuyên bố rằng nó thì rất lớn, không phải nó
làm bằng thịt voi. Chúng ta hãy lấy thí dụ một bài kinh [37] trong đó đức Phật đến thăm một làng đạo Brahmā, và một brahmin phát
biểu với ngài rằng trông ngài tỏa sáng hết sức trong lành và mạnh khỏe, khiến
ngài chắc chắn phải có một cái giường lớn và tiện nghi – trong giường đó, người
này kể nhiều những thứ khác.
Đức Phật nói không, những nhà sư khổ hạnh không
được phép dùng những giường ngủ như vậy; và thực sự giới thứ chín trong mười giới
cấm dùng những gì được gọi là “giường cao và lớn” (uccā-sayana-maha-sayana). Từ sayana
có nghĩa là ‘giường’ hoặc đơn giản là tư thế ‘nằm xuống ‘, do đó ‘giường ‘trong
bản dịch sau đây viết tắt cho những gì trong Pali là một chơi chữ.
Đức Phật sau đó nói rằng ngài có khả năng tùy ý
muốn, đi đến ba loại giường lớn và cao: thần thánh (dibba), có tính brahma (brahmā)
– xin lỗi cho chữ ghép – và sự cao quý (ariya).
Sau khi xin ăn, ngài đi vào một khu rừng cây, đặt một ít cỏ và lá với nhau,
ngồi xuống trên đám lá cỏ, chân chéo, với lưng thẳng, và đi vào một trạng thái
nhận thức toàn vẹn. Điều này rất phổ biến ở cả ba trường hợp. Trong trường hợp
đầu tiên, sau đó ngài thực hành tất cả bốn jhānas.
Sau đó, cho dù đi dạo, đứng, đứng hoặc nằm, tư thế của ngài là thần thánh; vì
vậy, khi ngả lưng nằm, ngài có được tùy ý, một giường linh thiêng cao và lớn.
Trong trường hợp thứ hai, sau khi thiết lập sự tỉnh
thức, đức Phật thực hiện bốn trạng thái ‘ở với Brahmā ’ (chủ đề của Chương 6):
từ, bi, hỉ và xả. Sau đó, dù ngài có đi dạo, đứng, ngồi hay nằm, tư thế của ngài
là có tính brahma; vì vậy, khi nằm, ngài đã có được tùy ý, một ’giường cao và
lớn’ có tính brahma – có lẽ chúng ta có thể nói, một chiếc giường xứng đáng với
Brahmā.
Trong trường hợp thứ ba, đức Phật chỉ đơn giản nhận
thức rằng ngài đã hoàn toàn hủy hoại đam mê, hận thù và nhầm lẫn, như thế chúng
không bao giờ có thể tái diễn. Khi đó, tư thế của ngài, bất kể là gì, thì cao
quý, ariya. Chúng ta đã thấy ở trên,
giống như ‘cao quý’, ariya là ẩn dụ
xã hội khác.
Trong sutta này, tính brahma vượt lên cấp cao hơn
thần thánh, và đến lượt bó bị cao quý vượt lên cấp cao hơn. Nếu chúng ta cố
gắng tháo gỡ điều này theo nghĩa đen, từng chữ một, chúng ta sẽ vướng vào một
mớ rối mù. Nhưng mục đích của sutta thì đơn giản và hiển nhiên khiến tôi không cần
nói nhiều hơn về thông điệp của nó. Những gì tôi nhằm với mục đích là để chứng
minh bằng trích dẫn nó, thì chỉ đơn giản muốn cho thấy đức Phật không chỉ đơn
thuần dùng những ẩn dụ xã hội, nhưng ngài dùng chúng một cách vui tươi, bỡn cợt
như thế nào.
Sự lấy đem dùng những từ ngữ brhamin của đức Phật, trong
mắt của giới brahmin phải rất gần với những gì mà những người Kitô gọi là phạm
thượng. Ngài đã làm điều đó, dưới chiêu bài nói với họ rằng ngài là một nhà cải
cách, nhắc họ nhớ lại những lý tưởng của họ trong thời cổ. Tuy nhiên, nhiều
người trong số họ phải thấy đó là khó chịu, ít nhất, và điều đó cho thấy rằng
đức Phật đã có những người bảo vệ và ủng hộ mạnh mẽ.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Mar/2018)
(Còn tiếp... →)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
[1]
[V. Fausbsll (ed.), Jātaka, vol. vi, London, 1896, pp. 479-596.
Translated and illustrated by Margaret Cone and Richard F. Gombrich as ‘The Perfect Generosity of prince Vessantara’ (1977).]
[2]
[For a survey of the story’s
diffusion, see Cone and Gombrich, 01). cit., pp. xxxv-xliv.]
[3]
[The word has no meaning, but suggests the Sanskrit verbal root ‘jr, ‘to
age, to decay’.]
[4] [Brāhmaṇa -dhammika Sutta, Snip., w.
284-31 5.]
…
… Các ẩn sĩ thời xưa, Chế ngự, sống khắc khổ, Bỏ năm dục trưởng
dưỡng, Hành lý tưởng tự ngã. Phạm chí, không gia súc, Không vàng bạc lúa gạo, Học
hỏi là tài sản, Họ che chở hộ trì, Kho tàng tối thượng ấy. …
... Các vị Bà-la-môn, Không đến giai cấp khác, Không mua người
làm vợ, Chung sống trong tình thương,Họ đi đến với nhau,Trong niềm hoan hỷ
chung. Ngoại trừ thời gian ấy,Thời có thể thụ thai,Là người Bà-la-môn,Không đi
đến giao cấu. …
.. Họ xin cơm, sàng tọa, Vải mặc, bơ và dầu,Thâu nhiếp thật
đúng pháp,Họ tổ chức tế tự,Trong lễ tế tự ấy, Họ không giết bò cái. Như mẹ và
như cha, Như anh, như bà con, Bò là bạn tối thượng,Từ chúng, sanh được vị. Bò
cho ăn, cho sức, Cho dung sắc, cho lạc. Biết được lợi ích này, Họ không giết hại
bò. ...
… Giữa họ có đảo lộn, Họ thấy vật nhỏ nhen. Thấy huy hoàng
nhà vua,Thấy trang sức phụ nữ. …
… Rồi vua, bậc lãnh tụ,Vương chủ các xa binh, Ðược các
Bà-la-môn Nhiếp phục và cảm hóa,Tổ chức các tế đàn…Về ngựa và về người, Quăng
con nêm, nước thánh,Với các cửa then cài. Lễ tế đàn này xong, Họ cho các Phạm
chí, Rất nhiều loại tài sản...
… Hãy thiết lập tế đàn,Vì tài sản ngài lớn, Hãy thiết lập tế
đàn,Vì tiền bạc ngài lớn?
… Rồi vua, bậc lãnh tụ,Vương chủ các xa binh,Ðược các
Bà-la-môn, Nhiếp phục và cảm hóa,Tổ chức các tế đàn,Trăm ngàn bò bị giết, Không
phải với bàn chân, Cũng không phải với sừng. Con bò hại một ai, Chúng được khéo
nhiếp phục Như con dê, con cừu,Chúng cho nhiều ghè sữa,Tuy vậy, vua ra lệnh,Nắm
sừng bắt lấy chúng, Giết chúng bằng dao gươm. Rồi chư Thiên, Tổ tiên, Ðế Thích,
A-tu-la,Với các hàng Dạ-xoa, Ðồng thanh cùng la lớn, Như vậy là phi pháp, Khi
gươm giết hại bò….Trước đã có ba bệnh, Dục, ăn không đủ, già, Do giết hại muôn
thú, Chúng lên đến chín tám.
…
(Sutta
Nipata. 2:7 Brahman Principles - Kinh
Tập, Kinh Pháp Bà-la-môn - Thích Minh Châu)
[5] [Asura and rakkhasa are two classes of non-human beings whose moral and cosmic
standing is no higher than that of humans - in fact, rakkhasas are demons.]
[6] [Snip., w.310-11.]
[7] [Maha Assapura Sutta, MN
39; MN I, 280.]
[8] [This pun is of interest to
philologists, because it very strongly suggests that in the Buddha’s dialect the word brāhmaṇa was pronounced bahana, which is indeed one of
the several forms of the word found in the
inscriptions
of Asoka.]
[9] [There is in fact no precise
Sanskrit equivalent to veda-gu, though the meaning is obvious; the word is
formed by analogy with vedanta-gu (see next paragraph).]
[10] “ … Then the Fortunate One, having understood the significance of
it, on that occasion uttered this exalted utterance:
“When (the nature of)
things becomes really manifest
To the ardent meditating brāhmaṇa,
He stands dispelling Māra’s
army,
Just like the sun lighting up the firmament ...”
(…Thus,
in this it is to be understood that the first exalted utterance refers to
reflection on causality, the second to reflection on Emancipation, and the
third to reflection on how the Path arises.)
(Vinaya Mahākhandhaka sections 1-4 -
Translated by Ānandajoti Bhikkhu)
… Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Uruvelā bên bờ sông
Nerañjarā nơi cội cây bồ đề và vừa mới thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác. Khi ấy,
đức Thế Tôn đã ngồi với thế kiết già ở cội cây bồ đề trong bảy ngày, hưởng niềm
an lạc của sự giải thoát.
Khi ấy vào canh một của đêm, đức Thế Tôn đã suy nghiệm về sự
sanh khởi …, rồi vào lúc ấy đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này:
“Quả vậy, khi các pháp
hiện rõ đến vị Bà-la-môn đang tinh cần
tham thiền thì tất cả điều nghi hoặc của vị ấy được rũ sạch, từ đó nhận biết rằng
(mọi) việc là có nguyên nhân.”
… Sau đó vào canh giữa của đêm, đức Thế Tôn đã suy nghiệm
..., rồi vào lúc ấy đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này:
“Quả vậy, khi các pháp
hiện rõ đến vị Bà-la-môn đang tinh cần
tham thiền thì tất cả điều nghi hoặc của vị ấy được rũ sạch, từ đó đã hiểu được
sự tiêu hoại của các duyên.”
… Sau đó vào canh cuối của đêm, đức Thế Tôn đã suy nghiệm.
... rồi vào lúc ấy đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này:
“Quả vậy, khi các pháp
hiện rõ đến vị Bà-la-môn đang tinh cần
tham thiền, trong khi đánh tan binh đội của Ma Vương, (vị ấy) hiển hiện tợ như
ánh mặt trời đang rọi sáng không gian. “…
(Theo
bản dịch Việt của tỳ khưu Indacanda (Nguyệt Thiên))
[11] [Vin. I, 5-7.]
[12] [DN I, 17-18.]
[13]
[T. W. Rhys Davids (trans.), Dialogues of
the Buddha, Part I (1899), pp. 30-2.]
[14] Trong bản của Rhys Davids, Grombrich trích dẫn – ‘brethren’
[15]
[Rhys Davids translates this last phrase as ‘in
all respects like him’, which I have
changed for fear of ambiguity.]
[16] Bản dịch những đoạn trên của HT
ThíchMinhChâu:
‘… Này các Tỷ-kheo, có một thời đến
một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong
khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara
(Quang Âm thiên). Ở tại đấy, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống
bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh,
và sống như vậy một thời gian khá dài.
3. Này
các Tỷ-kheo, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu,
thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, Phạm cung được
hiện ra, nhưng trống không. Lúc bấy giờ, một hữu tình, hoặc thọ mạng đã tận,
hay phước báo đã tận, mạng chung từ Quang Âm thiên, sanh qua Phạm cung trống
rỗng ấy. Vị ấy ở tại đấy, do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi
hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy trong một thời
gian khá dài.
4. Vị
này, tại chỗ ấy, sau khi sống lâu một mình như vậy, khởi ý chán nản, không hoan
hỷ và có kỳ vọng: “Mong sao có các loài
hữu tình khác, cũng đến tại chỗ này!”
Lúc bấy giờ, các loài hữu tình khác, hoặc thọ mạng đã tận, hay phước báo đã
tận, bị mệnh chung và từ thân Quang Âm thiên, sanh qua Phạm cung để làm bạn với
vị hữu tình kia. Những loại hữu tình ở đấy cũng do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ,
tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống
như vậy, trong một thời gian khá dài.
5. Lúc
bấy giờ, này các Tỷ-kheo, vị hữu tình đầu tiên sanh qua nghĩ rằng: “Ta là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, Toàn năng,
Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại
tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh.
Những loài hữu tình ấy do chính ta sanh ra. Tại sao vậy? Vì chính do ta khởi
niệm: Mong sao các loài hữu tình khác cũng đến tại chỗ này - Chính do sở nguyện
của ta mà những loài hữu tình ấy đến tại chỗ này”. Các loài hữu tình đến sau cũng nghĩ như thế này: “Vị ấy là Phạm thiên, Đại Phạm thiên,
đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa
sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã
và sẽ sanh. Chúng ta do vị Phạm thiên này hóa sanh. Vì sao vậy? Vì ta đã thấy
vị này sanh trước ở đây rồi. Còn chúng ta thì sanh sau”
6. Này
các Tỷ-kheo, vị hữu tình sanh ra đầu tiên ấy sống được lâu hơn, sắc tướng tốt
đẹp hơn và được nhiều uy quyền hơn. Còn các loài hữu tình sanh sau thì sống
ngắn hơn, sắc tướng ít tốt đẹp hơn và được ít quyền hơn. Này các Tỷ-kheo, sự
tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình ấy, sau khi từ bỏ thân kia lại
thác sanh đến cõi này. Khi đến cõi này, vị ấy xuất gia từ bỏ gia đình, sống
không gia đình. Sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy,
nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức
niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ tới đời sống quá khứ ấy,
chớ không nhớ xa hơn đời sống ấy. Vị ấy nói rằng: “Vị kia là Phạm thiên, Đại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến
nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Đại tôn, Chúa tể mị
định mạng, đấng Tự Tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Chúng ta do vị
Phạm thiên ấy hóa sanh. Vị ấy là thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị
chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi. Còn chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa
sanh đến tại chỗ này. Chúng ta là vô thường, không kiên cố, yểu thọ và chịu sự
biến dịch”.
Này các
Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số
Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường
luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô
thường đối với một hạng hữu tình khác. …
(Kinh Phạm Võng - Brahmajàla sutta)
[17]
[Rhys Davids, op. cit., p. 31, n. 1.]
[18]
[The word which Olivelle translates ‘prospers’ is bhavati,
so I would prefer to translate more literally ‘comes into being’, even
though this sounds paradoxical.]
[19] [The Early Upanisads (1998), pp.
xxi-xxii, p. 8, and note to passage cited.
[20] Dīgha Nikāya, sutta xxvii.] –
.. có một thời đến một giai
đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế
giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Ābhassara (Quang Âm
thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự
chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như
vậy một thời gian khá dài. Này Vāsaṭṭha, có một thời đến một giai đoạn nào đó,
sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này
chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây.
Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành
trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gia khá dài. …
(DN 27: Kinh Khởi thế nhân bổn—ThíchMinhChâu)
[21] [AN I, 162.]
[22] [Sumangala-vilāsinī, P.T.S. edn, 111,861-2.]
[23] ‘ … Khi họ phân chia Purusa, họ đã làm ra bao nhiêu phần?
Họ
gọi miệng ngài là gì, cánh tay ngài? Họ gọi đùi và bàn chân của ngài là gì?
Brahman
là miệng của ngài, của cả hai cánh tay của ngài là Rajanya.
Đùi
ngài trở thành Vaisya, từ chân ngài,
Sudra được làm ra….’
(When
they divided Purusa how many portions
did they make? What do they call his mouth, his arms? What do they call his
thighs and feet? The Brahman was his
mouth, of both his arms was the Rajanya
made. His thighs became the Vaisya,
from his feet the Sudra was produced.
(dịch theo Ralph T.H. Griffith))
[24] [Dīghanikāyatthakathātīkā Līnatthapakāsinī, P.T.S. edn, 111, 47.] - Dīgha-nikāya Sub-commentary (Līnatthapakāsinī)
[25] [These are Sanskrit texts, auxiliary
to the Vedas, on such subjects as phonetics.]
vedāṅga : ‘limbs
of the Veda’ are six auxiliary
disciplines of Hinduism that developed in ancient times and have been connected
with the study of the Vedas. These are Shiksha (śikṣā): phonetics, phonology,
pronunciation. Chandas (chandas): prosody. Vyakarana (vyākaraṇa): grammar and
linguistic analysis. Nirukta (nirukta): etymology, Kalpa (kalpa): ritual
instructions Jyotisha (jyotiṣa): Auspicious time for rituals, astrology and
astronomy.
[26]
Pasenadi (khoảng thế kỷ 6 TCN) nhà vua triều đại Aikṣvāka của vươn quốc Kosala
(ngày nay là Uttar Pradesh,
India). Ông là một upāsaka (cư
sĩ) nổi bật của đức Phật, đã dựng nhiều tu viện.
[27] [Samaññaphala Sutta, DN I, 60-1]
[28] [SN 111, 120]
[29] [Sự mơ hồ tối nghĩa này của
từ brahma- đã được giải thích
trong Chương 3.]
[30] [T. W. Rhys Davids and C. A. F. Rhys
Davids, Dialogues of the Buddha, Part
I11 (1921), pp. 77-94.]
[31] [Cula
Dukkha-kkhandha Sutta, MN, suttcl
14. Though kkhandha is usually
translated just ‘mass’, I have explained in Chapter 8 that it
is often short for aggi-kkhandha,
blazing mass of fuel.]
.. một thời Ta ở tại
Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều
Nigantha (Ni-kiền Tử) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng
người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt,
bén nhạy. Này Mahànàma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy,
đi đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigantha ấy ở, khi đến nơi Ta nói
với các Nigantha ấy: “Chư Hiền, tại
sao các Ngươi lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm
thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?”
… Ta nói với các Nigantha ấy như sau: “Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các
Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?”
--”Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” --”
Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm
ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?” --”Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” --”Chư
Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế
này hay như thế kia?” --”Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.” --”Chư
Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt,
mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế
này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?” --”Thưa Hiền giả, chúng
tôi không biết.” --”Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết
chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các
thiện pháp?” --”Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết.”
… “Chư Hiền, theo
các Ngươi nói, Nigantha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt
hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không
làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết, các Ngươi
không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ
đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ
diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được
trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện
pháp và sự thành tựu các thiện pháp. Chư Hiền Nigantha, sự kiện là như vậy thì
những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái
sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigantha các
Ngươi không? (Majjhima Nikaya,
Cùladukkhakkhanda sutta. Trung Bộ Kinh Tiểu kinh Khổ uẩn. ThichMinhChau)
[32] [This is an accurate description of
the Jain’s practice of nijjara; xem Chươngr 4.]
[33] [MN I, 93.]
[34] [MN, suttcc 51.
[35] [At this point the text refers only
to the king and his chief queen; I asume that if the sponsor (yajamana) is a
rich brahmin, he and his first wife take these roles
[36] [MN
I, 343-4. The same criticism of brahminical sacrifice is spelt out at greater
length in the Kutadanta Sutta, DN,
sutta 5; see especially DN I 141-2.].
[37] [AN I, 180-5]
63.- Venaga … Một thời,
Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi
đến một làng Bà-la-môn Kosala, tên là Venàgapura. …Vacchagotta, người xứ
Venàgapura bạch Thế Tôn:
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu
thay, Tôn giả Gotama! Các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật
thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái táo vàng vào mùa thu,
được thanh tịnh chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong
sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái cây
tala chín vừa rời khỏi cành, thanh tịnh, chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn
giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh, chói sáng. Ví như, thưa Tôn
giả Gotama, một đồ trang sức bằng vàng đỏ, được người thợ vàng thiện xảo khéo
luyện trong lò, khéo đạp và đặt trên tấm vải vàng, được chiếu sáng, chói sáng,
rực sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật
thanh tịnh chói sáng.
Thưa Tôn giả Gotama, còn các giường cao và lớn
như ghế bành, nệm trải giường bằng lông cừu, vải trải giường nhiều tấm, nhiều
màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú,
mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc,
mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, nệm voi, nệm ngựa,
nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da con sơn dương gọi
là Kadali, tấm thảm có lầu che phía trên, ghế dài có hai đầu gối chân màu đỏ.
Các loại giường cao và giường lớn như vậy, chắc Tôn giả Gotama có được không
khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức?
...Này Bà-la-môn, các giường cao và lớn ấy, như
ghế bành … có hai đầu gối chân màu đỏ, thật rất khó được các vật ấy. Và nếu có
được, cũng không thích hợp với những người xuất gia. .. Này Bà-la-môn, có ba
loại giường cao và giường lớn này, nay Ta được chúng không khó khăn, có được
không mệt nhọc, có được không phí sức. Thế nào là ba?.. Giường cao, giường lớn
chư Thiên, giường cao, giường lớn Phạm thiên, giường cao, giường lớn Bậc thánh.
Ba giường cao, giường lớn này, này Bà-la-môn, Ta được chúng không khó khăn, có
được không mệt nhọc, có được không phí sức.
…
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay
một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay vào thị trấn
ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến
góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi
ta ngồi kiết già, lưng thẳng,
.. để niệm trước mặt,.. ly dục, ly pháp bất thiện, Ta chứng đạt và an
trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho chỉ
tịnh tầm và tứ, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do
định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm
tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng
đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ
trước, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ lạc, xả niệm thanh tịnh. Này
Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy,
chỗ kinh hành của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy,
nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn,
trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ ngồi của ta thuộc
Chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc
ấy giường cao và giường lớn của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, đây là
giường cao, giường lớn thuộc chư Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được
chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
… niệm trước mặt. Ta an trú, biến mãn một phương
với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng
vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy
phương xứ cùng khắp vô biên giới.Ta an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ,
quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi, …
Với tâm câu hữu với hỷ, … Với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai …
quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Này Bà-la-môn, trong trạng
thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta
thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời
trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái
như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc Phạm Thiên. Này
Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu Ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường
cao giường lớn của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao,
giường lớn thuộc Phạm Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có
mệt nhọc, được chúng không phí sức.
…, để niệm trước mặt. Ta biết rõ như sau: “Tham ái đã được Ta đoạn tận, chặt đứt
từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không
thể sanh khởi trong tương lai. Sân đã được ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm
cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi
trong tương lai. Si đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân
cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương
lai”.Này Bà-la-môn, trong trạng thái
như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc bậc
Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy,
chỗ đứng của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu
ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong
trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao, giường lớn,
của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc bậc
Thánh, mà Ta có được, không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được
chúng không phí sức.
(Kinh Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya/Thích Minh Châu)