Phaedo
(Về Hồn-người)
(Φαίδων,
Phaidōn)
Plato
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)
Luận chứng thứ ba
(78b-84b)
Rồi sẽ làm điều đó, Cebes nói, nhưng nếu ông không phiền,
chúng ta hãy quay lại luận chứng chỗ chúng ta còn bỏ dở.
Dĩ nhiên, điều đó tôi không phiền lòng.
Hay quá, ông nói.
Vậy sau đó, chúng ta phải hỏi chính chúng ta một gì đó giống
thế này: sự vật thuộc loại gì mà rất có thể bị gieo rắc tung tán? Thay mặt cho sự
vật thuộc loại gì mà người ta nên sợ điều này, và với sự vật thuộc loại gì mà người
ta không nên sợ nó? Sau đó chúng ta nên xem xét hồn người thuộc về lớp-loại [1] nào, và như một
kết quả, hoặc là sợ hãi cho hồn người hoặc hãy vững lòng vui vẻ.
Những gì ông nói thì đúng.
Không phải hay sao rằng bất cứ gì có bản chất pha trộn và là một
hợp chất có khả năng bị chia vụn thành những cấu phần, và chỉ những gì không
pha trộn, nếu có, mới không có khả năng bị chia vụn?
Tôi nghĩ rằng đó là trường hợp xảy ra, Cebes nói.
Không phải hay sao rằng những sự vật luôn luôn vẫn giữ là
cùng như cũ, và trong cùng một trạng thái, thì chắc có thể xảy ra nhất không phải
là hợp chất, trong khi những sự vật mà chúng đổi khác từ thời điểm này sang
thời điểm khác và không bao giờ là một như cũ, là hợp chất?
Tôi nghĩ là như vậy.
Chúng ta hãy cùng trở lại với vẫn
những sự vật đó mà chúng ta đã giải quyết trước đây, với thực tại đó mà sự hiện
hữu của nó chúng ta đang cho một giải thích trong những câu hỏi và những trả
lời của chúng ta; có phải chúng bao giờ vẫn từng là một và trong cùng một trạng
thái, hay có phải chúng đổi khác từ thời điểm này sang thời điểm khác, có thể nào
bản thân sự Ngang bằng, bản thân cái Đẹp, mỗi sự vật việc trong bản thân, cái
có-thực, từng bao giờ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào, dù bất cứ là gì đi
nữa, hay không? Hay có phải mỗi một của chúng thực sự, với tư cách đồng nhất bởi
bản thân, giữ vẫn là một, và không bao giờ, trong bất kỳ cách nào chấp nhận bất
cứ thay đổi nào, dẫu bất cứ gì đi nữa?
Nó phải giữ nguyên là một, Cebes nói,
và vẫn trong cùng một trạng thái, Socrates.
Nghĩ gì về những cá biệt đặc thù xinh
đẹp, có thể là những người, những ngựa, quần áo, hoặc những sự vật việc khác loại
tựa như vậy, hoặc nhiều những cá biệt đặc thù bằng nhau, và tất cả những gì thế
đó vốn chúng mang cùng một tên như tất cả những gì khác thế đó? Có phải chúng
vẫn giữ là một như cũ, hay trong tất cả trái ngược với những thực tại khác thế đó,
người ta có thể nói, không bao giờ trong bất kỳ cách nào vẫn giữ nguyên là một
như bản thân chúng, hoặc trong sự liên quan với mỗi cái khác?
Điều nói sau là trường hợp xảy ra, chúng
không bao giờ trong cùng một trạng thái.
Những thứ vừa nói này, bạn có thể sờ
vào, và nhìn thấy, và cảm nhận được bằng những giác quan khác, nhưng những thứ kể
đó mà luôn luôn giữ là một không đổi, chỉ có thể nắm bắt được bằng năng lực lý
luận của não thức? Chúng là không thấy được, nhưng là vô hình?
Đó tất cả đều đúng, ông nói.
Vậy sau đó, bạn có muốn chúng ta giả
định có hai loại của những hiện hữu, sự hữu hình, có thể nhìn thấy, và sự vô
hình, không thể nhìn thấy?
Chúng ta hãy cùng giả định điều này.
Và cái không thể nhìn thấy luôn luôn
giữ nguyên là một, trong khi đó cái có thể nhìn thấy không bao giờ thế?
Chúng ta hãy cũng giả định thế.
Bây giờ, có phải một phần của bản
thân chúng ta là thân xác, phần kia là hồn người?
Hoàn toàn như vậy. [2]
Thuộc lớp-loại nào của hiện hữu,
chúng ta nói thân xác giống-tựa hơn và tương-tự-như hơn?
Thuộc cái hữu hình, như bất cứ ai có
thể thấy.
Thế còn hồn người thì sao? Nó là có
thể nhìn thấy hay không thể nhìn thấy?
Nó thì không thể nhìn thấy với con
người, Socrates, ông nói.
Tốt, chúng ta muốn nói là thấy được
và không thấy được với mắt người; hay với bất kỳ những gì khác, bạn nghĩ sao?
Với những mắt người.
Sau đó, chúng ta nói gì về hồn người?
Có phải nó có thể nhìn thấy hay không nhìn thấy?
Không nhìn thấy được.
Thế nó thì vô hình? – Vâng.
Như thế, hồn người thì giống với sự
vô hình hơn thân xác, và thân xác giống hơn với sự hữu hình – Không nghi ngờ gì
cả, Socrates.
Không phải là chúng ta cũng đã có dịp
trước đây nói rằng khi hồn người khéo dùng thân xác để thăm dò một gì đó, có
thể là qua nghe, hoặc nhìn, hoặc một vài giác quan khác – vì để thăm dò một gì
đó qua thân xác là làm điều đó qua những giác quan, – nó thì bị thân xác kéo lê
tới những sự vật việc mà chúng thì không bao giờ vẫn cùng là một như nhau, và bản
thân hồn người bị lạc lối, và bị bối rối, và bị xây xẩm chóng mặt, như thể nó đã
say rượu, đến chừng mức như nó trong tiếp xúc với sự vật việc thuộc loại đó?
Chắc chắn.
Nhưng khi hồn người thăm dò bởi chính
nó, nó đi vào trong lĩnh vực của những gì là tinh khiết, tồn tại mãi mãi, không
chết, và không thay đổi, và với tư cách tương tự với điều này, nó luôn luôn
không rời nó, bất cứ khi nào nó là bởi chính nó, và có thể làm như thế, nó thôi
không đi lạc lối, và giữ vẫn trong cùng một trạng thái như nó trong tiếp xúc
với sự vật việc thuộc cùng loại, và kinh nghiệm của nó, sau đó là những gì được
gọi là sự khôn ngoan?
Hoàn toàn tất cả là nói rất hay và
rất đúng, Socrates, ông nói.
Phán đoán từ những gì chúng ta đã nói
trước đây, và những gì chúng ta đang nói giờ đây, bạn nghĩ rằng loại nào trong
hai loại này mà hồn người thì giống-tựa hơn, và tương-tự-như nhiều hơn?
Tôi nghĩ, Socrates, ông nói, rằng trên dòng của biện luận này, bất kỳ người nào, ngay cả
kẻ đần độn nhất, sẽ đồng ý rằng hồn người thì hoàn toàn giống như điều vốn luôn
luôn hiện hữu trong cùng trạng thái hơn là giống như điều không thế.
Còn thân xác giống với gì?
Đó là giống như điều kia.
Nhìn nó theo lối này nữa: khi hồn
người và thân xác cùng thì cùng với nhau, bản chất ra lệnh cho một này là đối
tượng và bị cai trị, và một kia cai trị và là chủ. Sau đó, lại nữa, bạn có nghĩ
một nào thì giống thần linh và một nào giống có-sống-chết? Có phải bạn không
nghĩ rằng bản chất của thần linh là để cai trị và lãnh đạo, trong khi điều rằng
của phải-sống-chết đó là bị cai trị và làm đối tượng.
Tôi nghĩ thế.
Hồn người giống tựa gì?
Rõ ràng, Socrates, hồn người giống thần
linh, và thân xác giống có-sống-chết.
Sau đó hãy xem xét, Cebes, không biết
liệu điều theo sau tất cả những gì đã được nói rằng hồn người thì giống như thần
linh nhất, không-chết, thông minh, đồng nhất, không thể tan rã, luôn luôn là
một như chính bản thân, trong khi thân xác thì giống nhất với điều mà là con
người, có-sống-chết, đa dạng, không thông minh, tan rã và không bao giờ trước
sau giống vẫn là một. Chúng ta có bất cứ điều gì khác để nói, Cebes thân yêu
của tôi, để cho thấy rằng đây không phải là trường hợp xảy ra?
Chúng ta đã không có.
Vậy thì, đó là như vậy, không phải là
điều tự nhiên hay sao, cho thân xác để tan rã dễ dàng, và cho hồn người là hoàn
toàn không thể tan rã, hoặc gần như thế?
Dĩ nhiên.
Bạn nhận ra, ông nói, rằng khi một
người chết, phần có thể nhìn thấy, thân xác, tồn tại trong thế giới hữu hình,
và chúng ta gọi là xác chết, có phần số tự nhiên của nó là sẽ bị phân huỷ, vỡ
thành nhiều phần, và bị thổi bay tung tán đi, nhưng không ngay lập tức chịu một
nào của những điều này, nhưng vẫn còn giữ lại một thời gian vừa phải, thực sự,
khá lâu dài, nếu như người chết với thân xác người ấy trong một điều kiện thích
hợp và vào một mùa thuận lợi trong năm? Vì nếu thân xác được làm gầy khô, hoặc được
ướp xác, như ở Egypt, nó vẫn giữ gần như toàn bộ trong một thời gian dài đáng
kể, và ngay cả nếu thân xác bị phân rã, vài phần của nó, cụ thể là xương và gân
và những tương tự, tuy nhiên, người ta có thể nói, đều không chết, không bị huỷ
hoại. Có phải vậy không? – Phải.
Hồn người, phần vô hình, có phải sẽ lên
đường đi của nó tới một khu vực của cùng loại, cao quý và tinh khiết và vô
hình, tới Hades trong sự thực, tới vị gót tốt và khôn ngoan dẫu ở đâu, nếu gót đã
sẵn lòng định ý, hồn tôi phải sớm đi đến đó – Có phải hồn người, với tư cách
thuộc loại và bản chất này, sẽ bị tung ném rải rác và bị phá hủy khi rời thân
xác, như phần đông nhiều người nói? Còn rất xa mới như thế, Cebes và Simmias
thân quí của tôi, nhưng những gì xảy ra thì có phần nhiều hơn là thế này: nếu
nó là tinh khiết, khi nó rời khỏi thân xác và không kéo lê theo gì của thân xác
với nó, vì nó đã không có ý muốn liên kết với thân xác trong đời sống, nhưng đã
tránh thân xác và đã thu tập bản thân vào bản thân nó mà thôi, và luôn luôn
thực hành điều này, vốn đó không là gì khác hơn sự thực thực hành triết lý theo
con đường đúng, thực sự, huấn luyện để chết dễ dàng. Hay có phải đây không là
sự huấn luyện cho sự chết?
Nó là chắc chắn.
Một hồn người trong trạng thái này,
lên đường đi của nó tới vô hình, vốn là giống như chính nó, thần linh, và bất
tử, và khôn ngoan, và khi đến nơi đó, nó có thể được hạnh phúc, sau khi tự nó
rũ sạch sự lẫn lộn, sự thiếu hiểu biết, sợ hãi, những ham muốn bạo lực, và
những căn bệnh khác của con người, và như đã nói của những người đưa đường tiên
phong, thực sự dành hết thời gian còn lại với những vị gót. Có phải chúng ta sẽ
nói điều này, Cebes, hay một gì đó khác?
Điều này, Zeus ơi, Cebes nói.
Nhưng tôi nghĩ rằng nếu hồn người bị
ô nhiễm và không tinh khiết, khi nó rời khỏi thân xác, sau khi đã luôn luôn liên
kết với nó, và phục vụ nó, bị những ham muốn và những thích thú về thể chất mê
hoặc, cho đến điểm mà tại đó xem dường không gì tồn tại với nó, ngoài thân xác
vật chất, mà một người có thể chạm vào, và nhìn, hay ăn và uống, hay đem dùng
vào khoái lạc tình dục, và nếu hồn đó được quen với việc ghét và sợ hãi, và
tránh những gì là mờ tối và vô hình với mắt nhìn, nhưng triết học có thể hiểu
và nắm bắt được – bạn có nghĩ một hồn người như vậy sẽ tinh khiết thoát ra và bởi
chính nó?
Không thể, ông nói.
Điều không phải nghi ngờ là tràn ngập
bởi thân xác vật chất, vốn không ngừng ăn nằm và liên hợp với thân xác, cũng
như sự thực hành đáng kể, đã là nguyên nhân để trở thành chìm sâu trong nó?
Hoàn toàn như vậy.
Chúng ta phải tin, bạn tôi ơi, rằng yếu
tố thể xác này thì nặng nề, chậm chạp, như đất thô và nhìn thấy được. Qua nó,
một hồn người như thế đã trở thành nặng nề và bị lôi kéo trở lại vùng nhìn thấy
được, trong sợ hãi về cái vô hình và về Hades. Nó đi lang thang, như chúng ta được
kể, xung quanh những mồ chôn, và những lăng tẩm, nơi những hình bóng hồn ma, những
hình ảnh mà những hồn người như thế đã tạo nên, đã được nhìn thấy, những hồn
người đã không được tự do và thanh tẩy, nhưng chung phần với cái có thể nhìn
thấy, và do đó được nhìn thấy.
Điều đó là rất có thể xảy ra,
Socrates.
Quả thực là thế, Cebes. Thêm nữa, đây
không phải là những hồn của những con người tốt nhưng của những con người thấp kém
hơn, buộc phải lang thang ở đó, trả nợ để chịu sự trừng phạt vì cách thức được
nuôi dạy thành khôn lớn tệ hại của họ trước đó. Họ lang thang cho đến khi khát
khao của họ cho điều đó vốn đi kèm với họ, thể xác vật chất, một lần nữa lại giam
nhốt họ trong một thân xác, và họ khi đó, như có thể xảy ra, là ràng buộc với
những nhân cách giống như loại họ đã thực hành trong đời sống của họ.
Ông nói đây là những loại nhân cách
nào, Socrates?
Đó là, lấy thí dụ, người bất cần, đã thực
hành thói ham mê ăn uống, bạo lực và say sưa chè chén, có thể sẽ nhập vào một
bầy của giống lừa, hoặc những giống vật tương tự. Bạn không nghĩ thế sao?
Rất có thể xảy ra.
Những ai là người đã tự tôn sùng rất
cao sự bất công, và độc tài, và cướp bóc, sẽ gia nhập vào bầy của giống sói, và
giống chim ưng, và giống diều hâu, hay còn chốn nào khác chúng ta nói rằng họ sẽ
đi tới?
Chắc chắn tới những chốn đó, nói
Cebes.
Và rõ ràng, điểm đến của những người
khác sẽ thuận hợp với cách thức vốn trong đó họ đã ứng xử?
Rõ ràng, dĩ nhiên.
Hạnh phúc nhất trong số này, người sẽ
cũng có điểm đến tốt nhất, là những người nào đã thực hành đức hạnh xã hội và phổ
thông, mà họ gọi là sự điều độ và công chính, và đã được phát triển bởi thói
quen và thực hành, không có triết lý hay sự hiểu biết?
Sao họ lại hạnh phúc nhất?
Vì điều rất có thể xảy ra là họ sẽ
lại gia nhập một nhóm xã hội và lành hiền, hoặc là của loài ong mật, hay ong bò
vẽ, hay loài kiến, và sau đó lại cùng một loại của nhóm người, và đó là những
người vừa phải, trung bình.
Đó là có thể xảy ra.
Không ai có thể gia nhập tập đoàn của
những vị gót, lại là người đã không thực hành triết học và không hoàn toàn tinh
khiết khi người ấy bỏ đời sống ra đi, không ai trừ người yêu của sự học hỏi.
Chính vì lý do này, Simmias và Cebes, những bạn của tôi ơi, rằng những ai là người
thực hành triết lý theo đúng cách, tránh xa tất cả những đam mê của thể xác,
làm chủ chúng ,và bản thân họ không đầu hàng chúng, hoàn toàn tất cả không phải
vì sợ lãng phí của cải của họ và sợ nghèo đói, vốn phần đông người ta và những
người yêu tiền bạc đều sợ hãi, cũng không phải vì sợ mất danh dự và mang tai
tiếng xấu, như những người có tham vọng và những yêu thích những vinh dự, mà đã
khiến họ tránh xa chúng.
Đó sẽ không là tự nhiên với họ,
Socrates, Cebes nói.
Zeus ơi, không thế, ông nói. Những
người chăm sóc cho hồn của riêng họ, và không sống cho sự phục dịch cho thân
xác của họ, loại bỏ tất cả những điều này. Họ không đi cùng một con đường như
những người không biết họ đang đi đâu, nhưng tin rằng không gì nên được thực
hiện trái với triết lý và sự giải thoát và thanh lọc của họ, họ quay sang điều này
và đi theo bất cứ nơi nào triết lý dẫn tới.
Như vậy là sao, Socrates?
Tôi sẽ kể bạn nghe, ông nói. Những
người yêu thích sự học hỏi biết rằng lúc đầu khi triết lý nắm giữ được hồn
người của họ, nó thì bị giam cầm bên trong và bám vào thân xác, và rằng nó bị buộc
phải thăm dò những sự vật việc khác qua thân xác, như qua một cái chuồng nhốt,
và không bởi chính nó, và rằng nó lăn lộn ngập mình trong tất cả mọi loại
không-hiểu biết. Triết học thấy rằng tính cách tồi tệ nhất của sự giam cầm này
là nó có nguyên nhân từ những ham muốn, như thế khiến chính người tù tự đóng
góp vào sự giam giữ của chính mình nhiều nhất tất cả. Như tôi nói, những người
yêu thích sự học hỏi biết rằng triết lý nắm giữ được hồn của họ, khi nó trong trạng
thái đó, sau đó dịu dàng khuyến khích nó, và cố gắng để đem lại tự do cho nó, bằng
cách cho nó thấy rằng sự thăm dò qua thị giác thì đầy sự lừa dối, cũng như là
qua thính giác và những giác quan khác. Triết học sau đó thuyết phục hồn người
rút lui khỏi những giác quan trong chừng mức nếu khi nó không buộc phải sử dụng
chúng, và mời gọi hồn người để thu tập liên kết bản thân với nhau, chỉ tin cậy
chính nó, và bất cứ thực tại nào, hiện hữu chỉ bởi bản thân, hồn người bởi bản
thân tự hiểu, và không xem là đúng bất cứ sự vật việc gì nó xem xét bằng những
phương tiện khác, vì việc này là khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, và
là cảm nhận được và có thể nhìn thấy, trong khi những gì hồn người bản thân nó
thấy thì có thể hiểu được và không thể nhìn thấy được. Hồn người của triết gia chân
thực, nghĩ rằng phải không chống đối sự giải thoát này, và do đó tránh xa những
lạc thú và những ham muốn và những đau đớn đến mức như ông có thể; ông suy ngẫm
rằng lạc thú mạnh bạo, hay đau đớn, hay đam mê không gây nên chỉ đơn thuần những
tệ nạn như một người có thể chờ đợi, loại như một người đau khổ khi một người từng
bị bệnh, hoặc vô độ quá mức qua mong muốn, nhưng là sự tà ác lớn nhất và khắc
nghiệt nhất, dù một người không suy nghĩ tự soi rọi điều này.
Đó là gì, Socrates? Cebes hỏi.
Đó là hồn người của mọi người, khi nó
cảm nhận lạc thú cuồng bạo, hoặc đau đớn, trong kết nối với một vài đối tượng, cùng
lúc đó không thể tranh khỏi tin rằng những gì gây nên những cảm giác như vậy
phải là rất rõ ràng và rất thực, vốn đó thì không phải là thế. Những đối tượng loại
giống như vậy đều hầu hết có thể nhìn thấy, hay chúng không phải?
Chắc chắn thế.
Và không phải một kinh nghiệm giống như
vậy buộc hồn người vào thân xác một cách trọn vẹn nhất?
Vậy là thế nào?
Vì mọi lạc thú và mọi đau đớn đều đem
cho, như nó đã là, thêm một cái đinh tán để đóng hồn người vào thân xác, và để
hàn chúng lại với nhau. Nó làm cho hồn người nặng thể xác, để khiến nó tin rằng
sự thật là những gì thân xác nói rằng đó là. Vì nó có chung những tin tưởng và những
thích thú của thân xác, tôi nghĩ rằng điều đi đến không thể tránh là chia sẻ đường
lối và cách thức sống của thân xác, và không bao giờ từng có khả năng để đến cõi
của Hades trong trạng thái tinh khiết, nó luôn luôn là đầy thân xác khi nó khởi
hành, vì thế nó sớm rơi trở lại vào trong một thân xác khác, và phát triển với thân
xác đó, như thể nó đã được khâu dính vào thân xác đó. Vì điều này, nó không có
thể dự phần trong tập thể của thần linh, của sự tinh khiết và sự thuần nhất.
Những gì ông nói thì rất đúng,
Socrates, Cebes nói.
Đây là lý do tại sao những người yêu
đích thực của sự học hỏi đều là vừa phải điều độ và dũng cảm, hay có phải bạn
nghĩ rằng nó là thế vì những lý do phần đông người ta nói chúng là?
Tôi chắc chắn không thế.
Quả thực không. Đây là cách hồn người
của một triết gia sẽ lý luận thế nào: nó sẽ không nghĩ rằng trong khi triết học
phải đem tự do cho nó, khi đang được tự do nó nên đầu hàng bản thân nó với
những lạc thú và những đau đớn và lại giam nhốt chính nó lần nữa, như thế cực
nhọc vô ích giống nàng Penelope bên khung đan lưới của nàng. Hồn người của
triết gia đạt được một sự an tĩnh khỏi những xúc cảm như vậy, nó đi theo lý trí
và mãi ở lại với lý trí khi chiêm ngưỡng sự thật, sự tuyệt vời siêu phàm, vốn
không là đối tượng của ý kiến phán đoán. Được nuôi dưỡng bằng điều này, nó tin
rằng một người nên sống theo cách này lâu dài cho đến chừng nào một người còn
sống, và sau khi chết, đi đến với những gì là tương tự giống và thuộc cùng
loại, và thoát khỏi những xấu ác con người. Sau sự nuôi dưỡng như thế, không có
nguy hiểm, Simmias và Cebes, khiến một người nên lo sợ, lúc ra đi rời khỏi thân
xác, rằng hồn người sẽ bị những cơn gió tung tán và tiêu tan, và thôi không còn
là bất cứ gì ở bất cứ nơi nào.
Phản biện của Simmias và
Cebes, & Đáp ứng của Socrates & Luận chứng thứ tư (84c-107b)
Khi Socrates nói xong, có im lặng một
hồi lâu. Ông xem ra là tập trung vào những gì đã được nói, và hầu hết chúng tôi
cũng thế. Nhưng Cebes và Simmias thì thầm với nhau. Socrates quan sát họ và đặt
câu hỏi với họ. Nào, ông nói, có phải các bạn nghĩ rằng có một gì đó thiếu xót trong
luận chứng của tôi? Vẫn còn nhiều điểm nghi ngờ và nhiều phản đối với bất cứ
một ai là người muốn một cuộc thảo luận trước sau kỹ lưỡng về những đề tài này.
Nếu các bạn đang thảo luận về một vài đề tài khác, tôi không có gì để nói,
nhưng nếu các bạn có một vài khó khăn về đề tài này, đừng có ngần ngại nói ra
cho chính các bạn, và trình bày nó với chi tiết, nếu bạn nghĩ rằng luận chứng có
thể được cải thiện, và nếu các bạn nghĩ rằng các bạn sẽ làm được hay hơn, hãy đem
tôi theo cùng các bạn vào sự thảo luận.
Tôi sẽ kể ông nghe sự thật, Socrates,
Simmias nói. Cả hai chúng tôi đều đã gặp khó khăn một thời gian đã khá lâu, và chúng
tôi người này đã đẩy người kia để hỏi ông, vì chúng tôi đã muốn nghe những gì ông
sẽ nói, nhưng chúng tôi đã chần chừ không muốn làm phiền ông, giữ đừng để không
đẹp lòng ông, trong hiện tại bất hạnh của ông.
Những câu hỏi của Simmias và Cebes – Socrates trả lời
(84c – 107b)
Khi Socrates nghe điều này, ông cười
lặng lẽ và nói: “Thực sự, Simmias, sẽ là điều khó cho tôi để thuyết phục người
khác rằng tôi không xem số phận hiện tại của tôi là một bất hạnh, nếu tôi không
thể thuyết phục được ngay cả các bạn, và các bạn sợ rằng đối ứng với tôi thì
nhiều khó khăn hơn trước đây. Bạn dường như nghĩ rằng tôi thấp kém hơn so với
những con thiên nga trong lời tiên tri. Trước đó chúng cũng hát, nhưng khi nhận
ra rằng chúng phải chết, chúng hát thật hay và hay nhất, như chúng hết sức vui
mừng rằng chúng sắp được nhập đoàn với vị gót mà chúng là những tôi tớ hầu hạ.
Nhưng con người, vì sự sợ hãi của riêng họ về cái chết, dối trá về những con
thiên nga và đã nói rằng chúng than khóc về cái chết của chúng và hát trong
buồn thảm. Họ không nghĩ lại xem, rằng không giống chim nào hát khi nó đói, hay
lạnh, hay bị đau khổ dù trong bất kỳ cách nào khác, nightingale cũng không, chim swallow
cũng không, chim hoopoe cũng không [3],
dù họ nói rằng những giống chim này hát tiếng khóc than khi bị đau đớn. Những
con thiên nga cũng không, nhưng tôi tin rằng chúng thuộc về Apollo, chúng là có
khiếu tiên tri, có hiểu biết về tương lai, và hát về những phúc lành của thế
giới bên dưới, hát và hân hoan trong ngày đó vượt quá những gì chúng đã hát
trước đó. Như tôi tin chính mình là một tôi tớ hầu hạ đồng bạn với những con
thiên nga, và đã được dành riêng với cùng một vị gót, và đã nhận được từ người chủ
của tôi một món quà của tiên tri, không thua kém so với của chúng, tôi không
chán nản hơn chúng khi rời bỏ sự sống. Do đó, bạn phải nói, và hỏi bất cứ điều
gì bạn muốn, miễn là nó được những nhà chức trách cho phép”.
(85c)
Nói hay lắm, Simmias nói. Tôi sẽ nói cho ông nghe
khó khăn của tôi, và sau đó Cebes sẽ nói lý do tại sao ông ta không chấp nhận
những gì đã nói. Tôi tin, có lẽ ông cũng thế, rằng kiến thức chính xác về vấn
đề này là không thể có, hoặc rất khó khăn mới may ra, trong đời sống hiện tại của
chúng ta, nhưng chắc rằng nó cho thấy một tinh thần rất nghèo nàn, nếu không trước
sau xem xét kỹ lưỡng những gì đã nói về nó, và dừng lại trước khi một người chịu
cùng kiệt trong một điều tra toàn diện. Một người sẽ đạt được một trong những điều
này: học được sự thật về những sự việc này, hoặc tìm thấy nó cho chính mình, hoặc
nếu đó là không thể được, áp dụng những lý thuyết hay nhất và không-thể-chứng-minh-là-sai-được
nhất của con người, và chèo chống trên điều này, dong buồm qua những nguy nan của
đời sống, như trên một chiếc bè, trừ khi có một ai khác sẽ làm cho hành trình
đó an toàn hơn và ít liều lĩnh hơn, trên một con tàu vững chắc hơn của một vài
học thuyết thần thánh nào đó. Thế nên, ngay cả bây giờ, sau khi ông nói những
gì ông đã nói, tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ trong việc đặt câu hỏi, và trong
tương lai tôi sẽ không trách bản thân tôi vì tôi đã không nói những gì tôi
nghĩ. Vì tôi xem xét những gì chúng ta đã nói, cả bởi bản thân tôi và với
Cebes, nó xem dường không là thoả đáng.
Socrates nói: “Bạn cũng rất có thể là đúng, bạn tôi
ơi, nhưng cho tôi biết nó thì không thoả đáng thế nào.”
Trong cách này, như nó xem dường với tôi, Simmias nói:
“Một người có thể làm cùng một lập luận tương tự về sự hài hòa âm thanh, đàn lyre và những dây đàn, rằng một hòa âm
là một gì đó vô hình, không có thân xác, đẹp và thần thánh trong cây đàn lyre
được lên đúng dây, trong khi bản thân đàn lyre
và những dây đàn của nó là thuộc vật chất, có thân xác, tổng hợp, thuộc về đời
sống, và có họ hàng thân cận với những gì phải-chết. Sau đó, nếu một người nào
đó đập vỡ cây đàn lyre, cắt hay dật đứt những dây đàn, và sau đó nhấn mạnh, bằng
cách dùng cùng một lập luận giống như của ông, rằng hòa âm vẫn phải tồn tại, và
không bị tiêu diệt, vì nó sẽ là điều không thể được cho đàn lyre và những dây đàn, vốn là phải-chết,
mà vẫn còn tồn tại, trong khi những dây đàn đã bị đứt, và cho sự hòa âm, vốn là
họ hàng thân cận, và thuộc cùng bản chất như thần thánh và bất tử, bị phá hủy
trước sự vật vốn là phải-chết đó; ông sẽ nói rằng bản thân sự hòa âm vẫn phải tồn
tại, và rằng gỗ đàn và những dây đàn phải mục rã trước khi sự hòa âm có thể bị điêu
đứng. Và quả thực, Socrates, tôi nghĩ rằng ông phải có điều này trong não thức,
rằng chúng ta thực sự có giả định rằng hồn người là một gì đó thuộc loại này,
như thân xác thì căng dài và co rúm cùng với nhau vì nóng và lạnh, vì khô và ẩm,
và những sự vật việc khác loại giống như vậy, và hồn người của chúng ta là một
hỗn hợp và hòa âm của những sự vật việc đó, khi chúng được trộn lẫn với nhau đúng
cách và đúng cân lượng. Nếu sau đó, hồn người là một loại hòa âm hay sự lên đúng
dây đàn, rõ ràng, khi thân xác chúng ta được thả lỏng hay nằm sóng soài do quá
nặng cân lượng của những bệnh tật và những tệ nạn khác, hồn người phải ngay lập
tức bị phá hủy, ngay cả khi nó là thần thánh nhất, cũng như là những hòa âm
khác được thấy trong âm nhạc, và trong tất cả những tác phẩm của những nghệ sĩ,
và phần còn lại của mỗi thân xác tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi mục
rữa hoặc bị đốt cháy. Hãy nghĩ ngợi cân nhắc những gì chúng ta sẽ nói, khi trả
lời một người là người cho rằng hồn người là một hỗn hợp của những yếu tố thể xác,
và là cái đầu tiên bị hư hoại trong quá trình chúng ta gọi là cái chết”.
Socrates nhìn chúng tôi chăm chú, như thói quen đã
có của ông, đã mỉm cười và nói: “Những gì Simmias nói thì hầu như hoàn toàn
công bằng. Nếu một trong các bạn là nhiều kiến thức [4] hơn tôi,
tại sao người ấy không trả lời ông ta, vì ông xem dường có khả năng thành thạo đối
ứng với luận chứng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng trước khi chúng ta trả lời ông,
chúng ta nên nghe sự phản đối của Cebes, ngõ hầu như thế chúng ta có thể có thời
gian rộng rãi suy nghĩ cẩn thận về một câu trả lời. Khi chúng ta đã nghe ông
xong, chúng ta nên, hoặc là đồng ý với chúng, nếu chúng ta nghĩ rằng chúng cùng
luận điệu với chúng ta, hoặc nếu không, bảo vệ lập luận riêng của chúng ta. Vậy
nào, hãy nói đi, Cebes, những gì đang làm bạn lo nghĩ?”
Tôi nói với ông, Cebes nói, xem dường với tôi lập
luận là ở cùng một điểm như trước đây, và mở ra với cùng một phản đối. Tôi
không phủ nhận rằng nó là đã rất tài tình, và nếu không phải là điều bất kính để
nói như thế, đủ để chứng minh rằng hồn người chúng ta đã tồn tại trước khi nó
mang hình thức hiện tại này, nhưng tôi không tin rằng cùng lập luận áp dụng cho
sự hiện hữu của nó ở đâu đó sau cái chết của chúng ta. Không phải là tôi đồng ý
với phản đối của Simmias, cho rằng hồn người thì không mạnh mẽ hơn và không tồn
tại lâu hơn thân xác nhiều, vì tôi nghĩ rằng nó là cao hơn nhiều trong tất cả
những phương diện này. “Tại sao sau đó,” luận chứng có thể nói, “là bạn vẫn còn
không chịu thuyết phục? Sau khi bạn thấy rằng khi người ta chết, phần yếu hơn tiếp
tục tồn tại, sao bạn không nghĩ rằng phần tồn tại lâu dài hơn phải được gìn giữ
trong thời gian đó?” Về điểm này, hãy xem xét liệu những gì tôi nói có ý nghĩa hay
không.
Giống như Simmias, tôi cũng cần một hình ảnh, vì
tôi nghĩ rằng lập luận này thì giống nhiều như nếu một ai đã nói trước cái chết
của một người thợ dệt già, rằng người này đã không tiêu vong, nhưng đã an toàn
và vững chãi ở nơi nào đó, và được đem cho như bằng chứng là sự kiện rằng chiếc
áo choàng mà ông già đã dệt cho mình và đã đang mặc vẫn còn vững chắc và đã không
tiêu vong. Nếu một ai không tin, sẽ hỏi người ấy, liệu có phải một người thì tồn
tại lâu dài hơn một chiếc áo choàng vốn đã đem dùng và đang mặc, và nếu câu trả
lời đã là một người tồn tại lâu dài hơn nhiều, điều này sẽ được nhận lấy như bằng
chứng rằng con người chắc chắn đã không bị đau đớn và nguy hại, vì sự vật nhất
thời hơn đã không tiêu vong. Nhưng Simmias, tôi không nghĩ là như vậy, vì xem
xét những gì tôi nói. Bất kỳ một ai cũng có thể thấy rằng con người đã nói điều
này đã là nói chuyện vô nghĩa. Người thợ dệt đó đã dệt và mặc mòn nhiều những
áo choàng giống như vậy. Ông đã tiêu vong sau nhiều trong số những áo choàng,
nhưng trước cái áo choàng sau cùng. Điều đó không có nghĩa là một con người thì
thấp kém hơn và yếu hơn so với một chiếc áo choàng. Hình ảnh minh họa, tôi suy
nghĩ, về quan hệ của hồn người với thân xác, và bất kỳ một ai nói cùng một điều
tương tự về chúng, sẽ xuất hiện với tôi như nói chuyện có nghĩa lý, rằng hồn
người tồn tại một thời gian dài trong khi thể xác thì yếu hơn và sống ngắn ngủi
hơn. Ông có thể nói rằng mỗi hồn người mặc mòn nhiều thể xác, đặc biệt là nếu
nó sống nhiều năm. Nếu thân xác ở trong trạng thái thay đổi liên tục và tiêu
vong, trong khi con người đã vẫn còn sống, và hồn người đã đan mới lại lần nữa thân
xác vốn đã mặc mòn, thế nhưng điều sẽ không thể tránh khỏi là đến bất cứ một khi
nào đó, rằng hồn người tiêu vong, là nó sẽ đang mặc xác người cuối cùng nó đã dệt,
và tiêu vong chỉ trước cái cuối cùng này. Sau đó, khi hồn người đã tiêu vong, thân
xác sẽ cho thấy sự yếu đuối của bản chất của nó, bằng cách sớm phân rã và biến
mất. Vì vậy, chúng ta không thể tin cậy lập luận này và tự tin rằng hồn người của
chúng ta tiếp tục tồn tại ở đâu đó sau cái chết của chúng ta. Vì, nếu một ai đã
chịu thua, thậm chí nhiều hơn bạn chịu nhận, với một người sử dụng lập luận đó,
nếu một ai đã cấp nhận cho ông ta không chỉ là hồn người tồn tại trong thời
gian trước khi chúng ta được sinh ra, nhưng rằng không có lý do tại sao hồn người
của một số sẽ không nên tồn tại và tiếp tục tồn tại sau cái chết của chúng ta,
và do thế được sinh ra thường xuyên, và lần lượt chết khi đến phiên, một ai được
cấp nhận cho ông ta rằng bản chất của hồn người là rất mạnh mẽ khiến nó có thể còn
sông lâu hơn nhiều thân xác, nhưng nếu, sau khi được cấp nhận tất cả sự việc
này, một người không đồng ý hơn thêm nữa, rằng hồn người thì không bị hư hại bởi
nhiều sinh thành của nó, và cuối cùng, thì không hoàn toàn bị phá hủy trong một
của những trường hợp tử vong đó, ông ta có thể nói rằng không ai biết được cái
chết nào và sự phân rã nào của thân xác đem lại sự hủy diệt của hồn người, vì
không một ai trong chúng ta có thể nhận biết được điều này. Và trong trường hợp
đó, bất kỳ người nào là người đối mặt với cái chết với sự tự tin là ngu ngốc,
trừ khi ông ta có thể chứng minh rằng hồn người thì cả thảy hoàn toàn bất tử. Nếu
ông ta không thể, một người sắp chết phải tất yếu luôn luôn lo sợ cho hồn người
của mình, vì sợ rằng sự tách biệt hiện tại của hồn người khỏi thân xác mang lại
nguyên nhân cho sự hủy diệt hoàn toàn của hồn người.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Nov/2013)
[1] class: lớp-loại hiểu như phụ của loại, nhỏ hơn và nằm trong loại.
[2] Đây là hai tiền đề rất quan trọng, hai phát biểu có lẽ đầu tiên, chính thức
của lập trường nhị nguyên (dualism)
kéo dài trong triết học phương Tây, từ Plato ở đây đến Descartes: hữu hình và vô hình, thân xác và hồn người:
Tôi trích một bản dịch tiếng Anh khác – Fowler – ông
nhấn mạnh và đánh dấu câu 79b:
“Now,” said he, “shall we
assume two kinds of existences, one visible, the other invisible?”
“Let us assume them,” said
Cebes.
“And that the invisible is
always the same and the visible constantly changing?”
“Let us assume that also,”
said he. [79b] “Well then,” said Socrates, “are we not made up of two parts,
body and soul?”
Và bản tiếng Pháp, để so sánh cũng thế:
Maintenant veux-tu, continua Socrate, que nous posions deux espèces d’êtres, l’une
visible, l’autre invisible ?
— Posons, dit-il.
— Et que l’invisible est toujours le même, et
le visible jamais ?
— Posons-le aussi, dit-il.
— Dis-moi, maintenant, reprit Socrate, ne sommes-nous pas composés d’un corps et
d’une âme ?
— Si, dit-il.
Chú ý rằng tất cả là những tiền đề đều là giả định
– Plato chỉ mời chúng ta chấp nhận giả định của ông (shall we assume, que
nous posions,...) : (a) có hai loại hiện hữu/tồn tại : cái thấy
được và cái không thấy được; và đưa thêm giả định nữa, hàm hồ hơn; (b) cái thấy
được thì luôn luôn biến đổi, và cái không thấy được thì bất biến.
Cho đến nay, tranh luận về hai giả định trên đã làm
đầy một phần khá lớn nội dung của lịch sử triết học; dừng lại ở đây, để cho thấy
ngay từ khởi thuỷ, hai giả định trên vốn đã là những lập luận thiếu vững chắc,
hoàn toàn không chứng nghiệm; nên những quan điểm phủ nhận nó; đã là những lập
luận không phải là không vững chắc, nếu không nói là còn vững chắc hơn; vì
trong trường hợp, như ở đây, nói “Không” thì vững mạnh hơn nói “Có”, khi nói
“Có” chỉ là dựa trên giả định.
[3] Chim hoạ mi, chim nhạn, và chim đầu rìu
[4] bản Fowler, “sẵn sàng hơn tôi”.