Phaedo
(Về Hồn-người)
(Φαίδων,
Phaidōn)
Plato
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)
(88c)
Khi chúng tôi nghe những gì họ đã nói, chúng tôi tất
cả đều đã chán nản thất vọng, như chúng tôi đã bảo với
nhau về sau này. Chúng tôi đã được những lập luận trước đó hoàn toàn thuyết phục,
và họ xem dường đã lại làm chúng tôi rối rắm không biết đâu vào đâu lần nữa, và
đưa chúng tôi đến nghi ngờ, không chỉ những gì đã được nói xong rồi, nhưng cũng
đến những gì đang sắp sửa nói nữa, vì e rằng chúng tôi là những người vô dụng về
lĩnh vực phê bình, hay đối tượng chính nó đã được thú nhận không có sự chắc chắn.
ECHECRATES: có những gót làm chứng, Phaedo, bạn có sự
đồng cảm của tôi, vì khi tôi lắng nghe bạn giờ đây, tôi thấy mình nói với chính
mình: “lập luận nào chúng ta sẽ tin cậy, lập luận đó của Socrates, vốn đã hết sức
thuyết phục, giờ đây rơi xuống thành mất tin cậy”. Phát biểu rằng hồn người là một
loại nào đó của sự hài hoà đã có một bám chặt ngạc nhiên khác thường trong tôi,
lúc này và mãi mãi, và khi nhắc đến nó, làm tôi nhớ lại rằng chính tôi trước
đây đã có suy nghĩ như vậy. Và bây giờ tôi lại rất cần, tựa như trở lại từ bắt đầu,
một số lập luận khác để thuyết phục tôi rằng hồn người không chết cùng với con
người. Nói cho tôi biết, Zeus ơi, sau đó Socrates giải quyết lập luận như thế
nào. Có phải ông rõ ràng là ngã lòng thất vọng, như bạn nói mọi người đã thế,
hoặc là ông không, nhưng lặng lẽ đi đến cứu lấy lập luận của mình, và có phải
ông đã làm như vậy một cách đáp ứng mong đợi, hay vẫn chưa đầy đủ thỏa đáng?
Hãy kể cho chúng tôi tất cả mọi điều, xin hãy thật chính xác, nhiều đến mức bạn
có thể chính xác được.
PHAEDO: Tôi đã chắc chắn đã thường ngưỡng mộ
Socrates, Echecrates, nhưng không bao giờ nhiều hơn bằng trong dịp này. Rằng
ông đã có trả lời có lẽ là đã không lạ. Những gì tôi đã ngạc nhiên thán phục nhiều
nhất ở nơi ông là sự dễ chịu, tử tế và cách thức đáng thán phục mà ông đón nhận
luận chứng của những người trẻ tuổi, và sắc bén như thế nào ông đã nhận thức được
về tác động của thảo luận trên chúng tôi, và sau đó, tài tình như thế nào ông
đã chữa lành lo âu thất vọng của chúng tôi, và như đã xảy ra, gọi chúng tôi tỉnh
dậy từ tranh luận và thất bại của chúng tôi, và xoay chúng tôi lại để tham gia với
ông trong việc xem xét lập luận của họ.
ECHECRATES: Ông đã làm điều này thế nào?
PHAEDO: Tôi sẽ kể cho bạn. Chuyện đã
xảy ra là tôi đang ngồi trên trên một chiếc ghế thấp, ngay bên phải ông, cạnh
chiếc ghế dài, do đó ông đang ngồi cao hơn tôi. Ông xoa đầu tôi và ép tóc tôi sát
vào gáy tôi, vì ông đã có thói quen nghịch với tóc tôi khi nào có dịp. “Ngày
mai, Phaedo,” ông nói, “bạn có lẽ sẽ cắt mái tóc đẹp đẽ này.”
Chắc là thế rồi, Socrates, tôi nói.
Nhưng không thế, nếu bạn nhận lời
khuyên của tôi, ông nói.
Tại sao không? Tôi nói.
Đó là hôm nay, ông nói, tôi sẽ cắt
tóc của tôi, và bạn của bạn, nếu lập luận của chúng ta chết trong chúng ta, và
chúng ta không thể làm nó sống lại. Nếu tôi là bạn, và lập luận trốn thoát khỏi
tôi, tôi sẽ tuyên thệ, như dân Argives [1] đã làm, là sẽ không để tóc mọc dài cho đến sau khi tôi đã tranh luận
một lần nữa và đánh bại những luận chứng của Simmias và Cebes.
Nhưng, tôi đã nói, họ nói rằng ngay
cả Heracles cũng không thể một mình chống lại hai người.
Vậy gọi tôi như Iolaus của bạn, cho
đến là chừng nào ánh sáng mặt trời hôm nay vẫn còn.
Tôi sẽ kêu gọi nhờ đến ông, ngoại trừ
trong trường hợp này, không như lolaus kêu gọi Heracles.
Điều đó không làm thành khác biệt,
ông nói, nhưng đầu tiên, có một kinh nghiệm nhất định nào đó chúng ta phải cẩn
thận để tránh.
Đó là gì? Tôi hỏi.
Rằng chúng ta không nên trở thành những
người ghét lý luận, như người ta trở thành những người ghét loài người. Không tai
ác lớn nào xảy ra để một người phải khổ sở, hơn là để oán ghét luận bàn hợp lý [2]. Ghét lý luận và ghét loài người phát sinh trong cùng một cách. Ghét
loài người xảy đến, khi một người không có kiến thức hoặc kỹ năng, đã đặt tin
cậy lớn lao vào một ai đó, và tin rằng người ấy là tất cả hoàn toàn trung thực,
vững chắc và đáng tin cậy, một thời gian ngắn sau đó, ông thấy người ấy là xấu
xa và không đáng tin cậy, và sau đó sự việc này lại xảy ra trong một trường hợp
khác nữa; khi người ta đã thường xuyên có kinh nghiệm như thế, đặc biệt là với
những ai mà một người cho là những bạn bè gần gũi nhất của mình, sau đó, cuối
cùng, sau nhiều tan vỡ đánh như vậy, một người có thể đi đến ghét tất cả mọi
người, và tin rằng không ai là vững chắc tin cậy trong bất kỳ cách nào nữa tất
cả. Bạn đã không từng thấy sự việc này xảy ra? [3]
Tôi chắc chắn đã có thấy, tôi nói.
Đây là một trạng thái đáng xấu hổ của
sự việc, ông nói, và rõ ràng là do một nỗ lực để có những quan hệ với con người
mà không có bất kỳ một khả năng khéo nào trong những vấn đề của con người, vì nếu
như có khả năng khéo léo như vậy sẽ dẫn người ta đến tin tưởng, vào những gì thực
sự là sự thật, rằng cái rất tốt và cái rất xấu đều là khá hiếm hoi, và hầu hết
những con người là giữa những thái cực đó.
Ông nói thế có nghĩa thế nào? Tôi nói.
Cũng tương tự là một như với sự
rất-cao và sự rất-thấp, ông nói. Bạn có nghĩ rằng có bất cứ điều gì là hiếm hơn
để tìm thấy một người hết sức cao hoặc một người hết sức lùn? Hoặc một con chó
hay bất cứ sự vật nào khác dù bất cứ là sự vật gì? Hoặc lại nữa, một một người hết
sức nhanh hoặc hết sức chậm, hết sức xấu hay đẹp, hết sức trắng hoặc đen? Không
phải là bạn biết rằng trong tất cả những trường hợp cực đoan nhất, ở hai đầu là
rất hiếm và ít, nhưng những gì ở giữa thì nhiều và phong phú?
Chắc chắn rồi, tôi nói.
Do đó, ông nói, nếu một cuộc thi đua về
sự gian ác có được thiết lập, những người chiến thắng cũng thế nữa, bạn nghĩ
rằng, sẽ có rất ít trong đó?
Chắc xảy ra như thế, tôi nói.
Quả thực chắc xảy ra như thế, ông
nói, nhưng những lập luận không giống như những con người, trong trường hợp đặc
biệt này. Đến giờ, tôi chỉ đơn thuần đi theo dẫn đường của bạn. Sự tương tự
giống nhau đúng hơn nằm trong điều này: đó là khi một người là người thiếu khả
năng khéo léo trong những luận chứng, đặt tin cậy của người ấy vào một luận
chứng như là đúng, rồi không lâu sau đó, tin rằng nó là sai, – như đôi khi nó
là thế, và đôi khi nó không thế – và như thế với một lập luận khác và sau đó một
lập luận khác nữa. Bạn biết những người đó như thế nào, đặc biệt là người dành thì
giờ của họ, nghiên cứu sự mâu thuẫn, rồi đến cuối cùng tin rằng bản thân họ đã
trở nên rất khôn ngoan, và chỉ mình họ đã hiểu rằng không có sự vững chắc hợp
lý, hay tính tin cậy trong bất kỳ đối tượng, hoặc trong bất kỳ luận chứng nào,
nhưng rằng tất cả những gì hiện hữu chỉ đơn giản là biến động lên xuống dập
dềnh, như thể nó là trong eo biển Euripus [4] và không giữ yên mãi trong cùng một vị trí ở bất kỳ một thời gian nào
cả.
Những gì ông nói, tôi đã nói, chắc
chắn là sự thật.
Nó sẽ là đáng thương, Phaedo, ông
nói, khi có một luận chứng đúng thực và đáng tin cậy và là một luận chứng vốn
có thể hiểu được, nếu một người đã đương đầu với những luận chứng loại giống
như vậy, như nó xuất hiện một khi đúng, ở một khi khác không đúng, đã không tự
trách bản thân hoặc sự thiếu kỹ năng của chính mình, nhưng vì chán nản thất
vọng của mình, cuối cùng đã vui mừng đẩy
trách nhiệm của mình sang qua những luận chứng, và dành phần đời mình còn lại
để ghét bỏ và oán thù sự thảo luận hợp lý, và như thế bị tước đi mất sự thật và
kiến thức về thực tại.
Đúng, Zeus ơi, tôi đã nói, đó quả
thực sẽ là đáng thương.
Bây giờ, đây là điều đầu tiên chúng
ta nên dè chừng chống lại, ông nói. Chúng ta không nên để cho đi vào trong não
thức chúng ta sự tin tưởng chắc nịch rằng luận chứng tranh cãi không có vững
chắc lý luận gì về nó, có nhiều phần đúng hơn chúng ta nên tin đó là chúng ta mới
là người chưa vững chắc lý luận, và chúng ta phải nhận can đảm và rất mong mỏi để
đạt được sự vững chắc lý luận, bạn và những người khác vì lợi ích của toàn bộ đời
sống bạn còn tương lai vẫn chưa hết, và tôi vì lợi ích của bản thân cái chết.
Tôi đang trong nguy hiểm tại thời điểm này vì không có một thái độ triết học về
điều này, nhưng giống như những ai là người hầu như thiếu học vấn, tôi mong mỏi
để đè bẹp bạn trong biện luận, với người thiếu học vấn, khi họ tham dự vào biện
luận về bất cứ sự việc gì, không suy nghĩ về sự đúng thực của chủ đề của sự thảo
luận, nhưng họ chỉ háo hức mong rằng những người có mặt sẽ chấp nhận luận điểm
mà họ đã đề nghị. Tôi khác với họ chỉ ở mức độ này: tôi sẽ không háo hức mong
muốn để nhận được sự đồng ý của những người hiện diện rằng những gì tôi nói là
sự thật, chỉ trừ do không chủ ý, nhưng tôi sẽ rất hăm hở rằng chính tôi sẽ là
trước sau đươc thuyết phục hoàn toàn rằng những sự vật việc này là như vậy. Vì
tôi đang nghĩ, – nhìn thấy trong cách tranh cãi một tinh thần – rằng nếu những
gì tôi nói là sự thật, đó là một điều cao đẹp để được thuyết phục; về mặt khác,
nếu không có gì tồn tại sau khi chết, ít nhất là trong thời gian này trước khi
tôi chết, tôi sẽ gây đau khổ cho những người có mặt ít hơn với những than khóc,
và điên rồ của tôi sẽ không tiếp tục tồn tại cùng với tôi, – đó sẽ là một điều
xấu, nhưng sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn. Thế nên, hãy sửa soạn, Simmias
và Cebes, ông nói, tôi đi đến để giải quyết với luận chứng của các bạn. Nếu các
bạn có sẽ nghe theo lời khuyên của tôi, các bạn sẽ chỉ dành một ít suy nghĩ về
Socrates, nhưng nhiều hơn về sự thật. Nếu bạn nghĩ rằng những gì tôi nói là sự
thật, đồng ý với tôi, nếu không, phản đối nó với tất cả mọi luận chứng và hãy
cẩn thận rằng trong sự háo hức của tôi, tôi không lừa dối bản thân mình và các
bạn, và như một con ong, không để lại vết đốt của tôi khi tôi ra đi.
Chúng ta phải tiếp tục, ông nói, và trước
tiên hãy nhắc tôi về những gì các bạn đã nói, nếu tôi xem ra không nhớ được nó.
Simmias, như tôi tin, thì ngờ vực và sợ rằng hồn người, dù nó thần thánh và đẹp
hơn thân xác, thế nhưng chết trước nó, với tư cách là một loại của sự hài hòa
âm thanh. Cebes, tôi nghĩ, đồng ý với tôi rằng hồn người tồn tại dài lâu hơn
nhiều so với thân xác, nhưng rằng không ai biết liệu có phải hồn người thường mòn
đi qua nhiều thân xác, và sau đó, khi rời bỏ thân xác cuối cùng của nó, là bấy giờ
chính nó bị tiêu hủy. Điều này khi đó là cái chết, sự hủy diệt của hồn người, vì
thân xác luôn luôn bị tiêu hủy. Có phải đây là những câu hỏi, Simmias và Cebes,
mà chúng ta phải tìm hiểu?
Cả hai đều đồng ý rằng chúng là thế.
Sau đó, ông hỏi, các bạn có phủ nhận
tất cả những tuyên bố của chúng ta trước đó, hoặc một vài nhưng không những tuyên
bố khác?
Một vài, cả hai đều nói, nhưng không những
tuyên bố khác.
Thế còn, ông hỏi, những phát biểu
chúng ta đã làm rằng sự học tập là sự nhớ lại, thì sao, và rằng, nếu điều này
là thế, hồn người của chúng ta phải tất yếu hiện hữu ở nơi nào khác trước khi
có chúng ta, trước khi nó bị giam giữ trong thân xác?
Đối với bản thân tôi, Cebes nói, tôi
đã được nó thuyết phục tuyệt vời vào thời điểm đó, và với nó bây giờ tôi cũng không
đổi, hơn bất kỳ tuyên bố nào khác.
Đó cũng là lập trường của tôi, Simmias
nói, và tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu tôi có từng thay đổi quan điểm của tôi về điều
này.
Nhưng bạn phải thay đổi ý kiến của
bạn, người bạn thành Thebes của tôi ơi, Socrates nói, nếu bạn vẫn tin rằng một sự
hoà âm là một gì hỗn hợp, và rằng hồn người là một loại của hoà âm của những
yếu tố của thân xác, trong một trạng thái căng dây, vì chắc chắn các bạn sẽ
không cho phép chính bạn chủ trương rằng
một sự hoà âm hỗn hợp đã hiện hữu trước khi có những yếu tố đó, vốn chúng đã hỗn
hợp thành nó, hay bạn sẽ cho phép?
Không bao giờ, Socrates, ông nói.
Bạn có nhận ra, ông nói, rằng đây là những gì bạn nói trong
thực tế, khi bạn phát biểu rằng hồn người hiện hữu trước khi nó tiếp nhận hình
dạng và thân thể của một người, và rằng nó được hợp soạn bởi những yếu tố vốn
vẫn chưa hiện hữu? Một hòa âm thì không giống như thể điều mà bạn so sánh với nó;
đàn lyre và những dây đàn, và những nốt nhạc, mặc dù vẫn còn chưa hoà-âm, nhưng
đều hiện hữu hòa âm là được hợp soạn sau cùng tất cả, và là đầu tiên bị hủy
hoại. Bạn sẽ hoà hợp phát biểu này với phát biểu trước của bạn thế nào?
Không có cách nào, Simmias nói.
Và chắc chắn, ông nói, một phát biểu về hòa âm sẽ làm (cản
trở) thế nhiều hơn bất kỳ phát biểu nào khác.
Nó sẽ, Simmias nói.
Như thế, phát biểu của bạn không thuận hợp trước sau? Hãy cân
nhắc trong những phát biểu của bạn, phát biểu nào là ưa thích hơn, rằng sự học
tập là sự nhớ lại, hay hồn người là một hòa âm?
Tôi thích chọn phát biểu trước nhiều hơn, Socrates. Tôi đã chấp
nhận phát biểu sau với không bằng chứng, vì một xác suất nhất định nào đó và
tính có vẻ hợp lý đáng tin, vốn là lý do tại sao nó hấp dẫn với hầu hết mọi người.
Tôi biết rằng những luận chứng, trong đó chứng minh dựa trên xác xuất của có
thể xảy ra, chúng là khoa trương, và nếu người ta không dè dặt trông chừng chúng,
chúng chắc chắn gạt gẫm người ta, trong hình học và trong mọi sự việc khác. Lý
thuyết về sự nhớ lại và sự học tập, tuy nhiên, đã dựa trên một giả định xứng
đáng được chấp nhận, vì hồn chúng ta cũng được cho là đã hiện hữu trước khi nó đi
vào trong thân xác, đúng như thực tại làm thế, đó là thuộc loại mà chúng ta tra
hỏi định tính bằng câu “nó là gì,” [5]
và bản thân tôi đã được thuyết phục rằng tôi đã hoàn toàn đúng để chấp nhận nó.
Do đó, tôi không thể chấp nhận lý thuyết rằng hồn người là một hòa âm, hoặc từ chính
tôi, hoặc từ bất cứ ai khác.
Điều này là gì, Simmias? Bạn có nghĩ
rằng nó là tự nhiên cho một hòa âm, hoặc bất kỳ một hỗn hợp nào khác, ở trong một
trạng thái khác với của những thành tố vốn nó được hợp soạn?
Hoàn toàn không, Simmias nói.
Cũng không, như tôi nghĩ, nó có thể tác
động hoặc bị tác động theo một cách khác với những thành tố của nó?
Ông đồng ý.
Do đó, người ta phải giả định rằng
một hòa âm không điều khiển những hợp âm của nó, nhưng bị chúng điều khiển.
Ông chấp nhận điều này.
Do đó, một hòa âm thì hoàn toàn khác
xa với tạo một chuyển động, hay thốt một âm thanh, hay làm một bất kỳ sự vật việc
nào khác, trong một cách thức trái ngược với của những thành phần của nó.
Quả thực, hoàn toàn khác xa, ông nói.
Không phải hay sao rằng bản chất của mỗi
hòa âm tuỳ thuộc vào cách nó đã được làm hài hòa?
Tôi không hiểu, ông nói.
Sẽ không phải sao, nếu nó là được làm
hài hòa hơn và đầy đủ trọn vẹn hơn, nó sẽ là một hoà âm giàu hơn và đầy đủ trọn
vẹn hơn, và nếu nó là được làm ít hài hòa hơn và ít đầy đủ trọn vẹn hơn, nó sẽ
là một hoà âm nghèo hơn và kém đầy đủ ít trọn vẹn hơn?
Chắc chắn.
Có thể nào điều này thì đúng về hồn
người được không, rằng một hồn người thì nhiều hơn và đầy đủ hơn một hồn người
khác, hoặc một hồn người thì ít hơn và ít trọn vẹn hơn, thậm chí đến mức độ nhỏ
nhất?
Không thể dẫu bất kỳ cách nào.
Giờ đây đi đến, Zeus ơi, ông nói. Hồn
một người được cho là có trí tuệ thông minh và đức hạnh và thế là tốt, một hồn khác
có tính điên rồ và sự ác độc và thế là xấu. Những điều đó đã nói thực?
Chúng chắc chắn là thế.
Một người nào đó sẽ nói gì, nếu là
người chủ trương lý thuyết rằng hồn người là một hòa âm, nói rằng những điều đó,
vốn những gì ngụ trong hồn, đó là, đức hạnh và sự ác độc? Có phải những điều
này là một vài hoà âm và không-hoà âm nào khác? Rằng hồn người tốt lành thì được
hòa âm, và với tư cách là một hoà âm, có trong bản thân nó một hòa âm khác,
trong khi hồn người ác độc thì bản thân nó là cả hai, vừa thiếu hòa âm và vừa không
có gì khác trong chính nó?
Tôi không biết phải nói gì, Simmias
nói, nhưng một người là người chủ trương giả định đó, rõ ràng là phải nói một
gì đó thuôc loại như thế đó.
Trước đây chúng ta đã thoả thuận, ông
nói, rằng một hồn người thì không phải là nhiều hơn và cũng không ít hơn một
hồn người khác, và điều này có nghĩa là một hoà âm thì không phải là nhiều hơn
và đầy đủ hơn, hoặc ít hơn và kém hoàn toàn hơn, hòa âm này so với một hoà âm
khác. Không phải vậy sao?
Chắc chắn.
Bây giờ, rằng điều gì là một hòa âm
không hơn và không kém, thì không được hoà hợp âm thanh cũng hơn và không kém. Phải
vậy không?
Nó là vậy.
Có thể rằng điều gì thì được hòa âm
không hơn cũng không kém, nhận được hoà âm nhiều hơn hay kém hơn, hay có phải
nó làm như vậy ngang bằng như nhau không?
Ngang bằng như nhau.
Khi đó, nếu một hồn người thì không
nhiều hơn cũng chẳng ít hơn một hồn người khác, nó đã được hòa âm đến cùng một mức
độ?
Nó là như vậy.
Nếu nó là như vậy, nó sẽ không có
phần chia lớn hơn của hoà âm hay của không-hoà âm?
Nó sẽ không có.
Trong trường hợp xảy ra thế đó, có
thể một hồn người có nhiều sự ác độc hơn, hay đức hạnh hơn một hồn khác, nếu sự
sự ác độc như là không-hoà âm và đức hạnh là hòa âm?
Điều đó không thể.
Nhưng đúng hơn, Simmias, theo như sự lý
luận chính xác, không hồn người nào, nếu nó là một hòa âm, sẽ có bất kỳ phần chia
nào của sự ác độc, vì sự hòa hợp âm thanh thì chắc chắn hoàn toàn chính là tất
cả sự việc này, là sự hoà âm, và sẽ không bao giờ có phần chia của không-hoà âm.
Nó chắc chắn sẽ không thế.
Cũng chẳng một hồn người nào, với tư
cách tất cả là chính sự vật này, một hồn người, lại có phần chia của sự ác độc?
Sao có thể thế, theo quan điểm của
những gì đã nói?
Như thế, dẫn đến từ luận chứng này rằng
tất cả những hồn người của tất cả những sinh vật đang sống sẽ đều tốt như nhau,
nếu những hồn người do bản chất ngang bằng như nhau với chính sự vật này, những
hồn người.
Tôi nghĩ như vậy, Socrates.
Có phải luận chứng của chúng ta xem
dường có vẻ đúng, ông nói, và có phải điều có vẻ rằng nó đã sẽ phải đi tới điều
này, nếu giả thuyết, rằng hồn người là một sự hòa âm, đã đúng?
Không đúng, dẫu bất kỳ cách nào, ông
nói.
Thêm nữa, trong tất cả những phần của
một người, có thể nào bạn đề cập đến bất kỳ phần nào khác mà cai quản nó khác hơn
hồn người ấy, đặc biệt nếu đó là một hồn khôn ngoan?[6]
Tôi không thể.
Có phải nó làm thế bằng cách đi theo những
ưa thích của thân xác hoặc bằng cách chống lại chúng? Ý tôi là, lấy thí dụ, khi
thân xác thì nóng và khát, hồn người kéo người ấy đến với đối nghịch, đến không
uống; khi thân xác thì đói, đến không ăn, và chúng ta thấy hàng nghìn những thí
dụ khác của hồn người chống lại những ưa thích của thân xác. Có phải vậy không?
Đó là chắc chắn.
Mặt khác, trước đây chúng ta đã đồng
ý rằng nếu hồn người đã là một hòa âm, nó sẽ không bao giờ bị mất thanh lạc điệu
vì sự căng, và chùng, và bật gảy của những dây đàn; hoặc bất cứ sự việc gì khác
gây ra với những thành phần hợp âm của nó, nhưng rằng nó sẽ làm theo và không
bao giờ điều khiển chúng?
Chúng ta đã đồng ý thế, dĩ nhiên.
Tốt, có phải bây giờ xuất hiện để làm
hoàn toàn sự đối nghịch, cai quản trên tất cả những yếu tố trong đó một người
nói rằng nó được soạn hợp, chống đối với gần như tất cả trong số chúng trong
suốt cuộc đời, điều khiển tất cả những cách thức của chúng, gieo xuống chúng
trừng phạt khắc nghiệt và đau đớn, lúc thì trong sức khoẻ thể chất và y học, những
lúc khác nhẹ nhàng hơn bằng những đe dọa và những cổ vũ hô hào, tiếp tục cứ giữ
vững sự đảo ngược với những mong muốn và những đam mê và những sợ hãi như thể đièu
đã là một sự vật nói chuyện với một sự vật nào khác, như Homer đã viết ở đâu đó
trong Odyssey, nơi ông nói rằng
Odysseus “đấm ngực mình và khiển trách trái tim của mình, nói rằng: “Hãy chịu
đựng, tim ta ơi, ngươi đã kham chịu tồi tệ hơn thế này.”? [7]
Bạn có nghĩ rằng khi ông viết lên điều
này, nhà thơ đã nghĩ rằng hồn ông đã là một hòa âm, một sự vật để được những ưa
thích của thân xác điều khiển? Không phải đúng hơn là ông đã xem nó như cai
quản chúng, và làm chủ chúng, bản thân nó là một sự vật thiêng liêng hơn một
hòa âm rất nhiều?
Đúng,
Zeus ơi, tôi nghĩ vậy, Socrates.
Như
thế, bạn thân ái tôi ơi, nó là hoàn toàn sai lầm cho chúng ta nói rằng hồn
người là một hòa âm, và trong khi nói như vậy chúng ta sẽ không đồng ý với cả
nhà thơ thần thánh Homer, và với chính chúng ta.
Đó là như vậy, ông nói.
Hay lắm, Socrates nói. Harmonia của Thebes,
dù không biết sao đó, dường như thuận lợi hợp lý với chúng ta. Làm sao và bằng
lập luận gì, Cebes thân yêu của tôi, chúng ta có thể khuyên giải Cadmus?[8]
Tôi nghĩ, Cebes nói, rằng ông sẽ tìm
thấy một cách. Ông giải quyết lập luận về sự hòa âm trong một cách hầu như với
tôi hoàn toàn sửng sốt ngạc nhiên. Khi Simmias đã nói về những khó khăn của ông
ta, tôi đã băn khoăn rất nhiều tự hỏi liệu có một ai sẽ có khả năng giải quyết
với lập luận của ông ấy, và tôi đã khá sững sờ khi ngay lập tức ông ấy không
thể cưỡng lại sự tấn công đầu tiên của lập luận của ông. Do vậy, tôi đã không
nên tự hỏi, liệu có phải đó cũng là một số phận Cadmus phải chịu.
Bạn khả kính tôi ơi, Socrates nói, đừng
có tán dương, đừng có để một vài ảnh hưởng quỉ quái làm xáo trộn luận chứng
chúng ta sắp thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta hãy dành điều đó cho gót chăm sóc,
nhưng chúng ta hãy đi đến để hiểu thấu nó trong cách thức của Homer, để xem nếu
có bất cứ điều gì trong những gì bạn nói. Hợp số thành của vấn đề của bạn là
thế này: bạn đắn đo cân nhắc rằng hồn người phải chứng minh được là bất tử và
không thể hủy hoại được, trước khi một triết gia ở thời điểm sắp đi đến cái chết,
là người luôn tự tin rằng ông sẽ ổn thoả trong thế giới bên dưới hơn rất nhiều,
nếu như ông sẽ sống bất kỳ một loại nào khác của sự sống, có thể tránh được sự ngu
dại và đầu óc đơn giản trong sự tự tin này. Để chứng minh rằng hồn người thì mạnh
mẽ, rằng nó là thần thánh, rằng nó thì hiện hữu trước khi chúng ta được sinh ra
như những con người, tất cả điều này, bạn nói, không cho thấy hồn người là bất
tử, nhưng chỉ tồn tại lâu dài. Rằng nó tồn tại trong một thời gian rất lâu
trước đó, rằng nó biết nhiều và hành động nhiều, làm cho nó không d bất tử hơn
vì lý do đó, thực sự, nó rất nhập vào một thân xác con người là sự khởi đầu của
sự phá hủy của nó, như một căn bệnh, nó sẽ sống cuộc sống trong đau khổ và sẽ
cuối cùng bị phá hủy trong những gì chúng ta gọi là cái chết. Bạn nói nó làm
cho không có sự khác biệt cho dù đó đi vào thân xác một hoặc nhiều lần, miễn là
chừng nào liên quan với nỗi sợ hãi của mỗi chúng ta, vì đó là tự nhiên cho một
ai không là người ngu dại bị sợ hãi, nếu anh ta không biết và không thể chứng
minh rằng hồn người thì bất tử. Điều này, tôi nghĩ, là những gì bạn chủ trương,
Cebes; tôi cố tình lặp lại nó nhiều lần, ngõ hầu không điểm quan trọng nào có
thể thoát khỏi chúng ta, và bạn có thể thêm hoặc bớt đi một gì đó, nếu bạn
muốn.
Và Cebes cho biết: “Không có gì mà tôi
muốn thêm hay bớt tại thời điểm này. Đó là những gì tôi nói”.
Socrates dừng lại một thời gian dài, chìm
sâu trong suy nghĩ. Sau đó ông nói: “Vấn đề bạn nêu lên không phải là không quan
trọng đâu, Cebes, vì nó đòi hỏi phải có một sự điều tra trước sau kỹ lưỡng về nguyên
nhân của sự sinh thành và hủy hoại. Tôi sẽ, nếu bạn muốn, kể cho bạn một kết
toán kinh nghiệm của tôi về những vấn đề đó. Sau đó, nếu một gì đó trong những
gì tôi nói xem ra có ích cho bạn, hãy dùng nó để thuyết phục chúng ta về lập
trường của bạn”.
Tôi chắc chắn quả có mong ước như thế,
Cebes nói.
Vậy sau đó hãy nghe, và tôi sẽ, Cebes,
ông nói. Khi tôi còn là một người trẻ tuổi, tôi đã rất thích thú quan tâm về thứ
kiến thức khôn ngoan mà họ gọi là khoa học về Tự nhiên, vì tôi đã nghĩ là điều tuyệt
vời để biết những nguyên nhân của tất cả mọi sự vật, tại sao nó đi đến thành
hiện hữu, tại sao nó bị tiêu vong, và tại sao nó tồn tại. Tôi đã thường thay
đổi đầu óc của tôi trong sự tra cứu, trong bước thăm dò đầu tiên, về những câu
hỏi loại giống như vầy: những tạo vật sống được nuôi dưỡng khi nóng và lạnh gây
ra một loại thối rữa, như một số người nói? Có phải chúng ta suy nghĩ với máu
của chúng ta, hoặc với không khí, hoặc với lửa, hoặc không với một nào trong số
này, và có phải não cung cấp cho chúng ta những giác quan về nghe, nhìn và thấy,
từ đó đi đến trí nhớ và ý kiến, và từ trí nhớ và ý kiến khi trở nên đã ổn
định, đi đến hiểu biết? Lại nữa sau đó, lúc tôi tra cứu những sự vật này bị hư hoại
như thế nào, và những gì xảy ra với những sự vật trên vòm trời và trên mặt đất,
cuối cùng tôi trở thành bị thuyết phục rằng tôi không có năng khiếu tự nhiên nào
tất cả với sự thăm dò tra cứu thuộc loại như thế, và tôi sẽ cho bạn đầy đủ bằng
chứng về điều này. Sự thăm dò tra cứu này đã làm tôi hầu như mù tịt ngay cả với
những sự vật việc vốn tôi và những người khác đã nghĩ rằng tôi biết rõ ràng trước
đấy, thế nên tôi đã học để quên, buông bỏ đi những gì tôi nghĩ rằng trước đây tôi
đã biết, về nhiều những sự vật việc khác, và đặc biệt là về con người đã lớn lên
như thế nào. Tôi đã nghĩ điều là rõ ràng trước đó với bất cứ ai rằng con người
lớn lên qua ăn và uống, vì thức ăn thức uống cho thêm thịt cộng vào thịt, và
xương cộng vào xương, và trong cùng một cách những phần tương ứng đã được cộng thêm
vào tất cả những phần khác của thân xác, như thế khiến con người tăng trưởng từ
một khối lượng nhỏ sớm hơn trước đó đến một khối lượng lớn hơn sau đó, và như
thế một con người nhỏ trở thành lớn. Đó là những gì tôi nghĩ khi đó. Bạn không
nghĩ đó đã là đúng mức phải lẽ? [9]
Tôi có, Cebes nói.
Sau đó xem xét thêm điều này: tôi đã nghĩ
rằng ý kiến của tôi đã là thỏa đáng, rằng khi một con người lớn con đứng một cạnh
một người nhỏ con, ông ta cao hơn bằng một cái đầu, và cũng thế, một con ngựa
cao hơn một con ngựa. Thậm chí còn rõ ràng hơn điều này, tôi đã nghĩ rằng mười thì
nhiều hơn tám, vì hai đã được thêm vào, và rằng hai cánh tay thì dài hơn một
cánh tay vì nó vượt quá nó bằng một nửa chiều dài của nó.
Và bây giờ ông nghĩ gì về những điều đó?
Rằng tôi thì rất xa, Zeus ơi, rất khác
đến ngược lại với sự tin tưởng rằng tôi biết nguyên nhân của bất kỳ một nào của
những điều đó. Tôi sẽ thậm chí không cho phép chính tôi để nói rằng – một thì
cộng với một ở chỗ nào, – hoặc là với một mà nó được cộng với, hoặc với một mà
nó được cộng vào thành hai, hoặc rằng một được đem cộng thêm và một mà nó đã
được cộng với thành hai, vì sự cộng vào với nhau của một này với một khác [10].
Tôi tự hỏi rằng, khi mỗi một trong số chúng thì tách biệt với nhau, mỗi một
trong số chúng là một, khi đó chúng cũng chẳng là hai, nhưng điều đó, khi chúng
đến gần với nhau, đây là nguyên nhân của sự trở thành hai của chúng, sự đến cùng
với nhau và được đặt gần một này với một kia hơn. Tôi cũng thôi, chẳng thể nào còn
được thuyết phục, rằng khi một sự vật việc bị phân chia, sự phân chia này là nguyên
nhân của sự trở thành hai của nó, vì vừa mới đây, nguyên nhân của trở thành hai
đã là sự đối nghịch. Tại thời điểm đó, nó đã là sự đến gần với nhau của chúng, và
một đã được cộng vào một kia, nhưng bây giờ điều là vì một thì được lấy và tách
ra từ một kia.
Tôi thôi không còn một bất kỳ thuyết
phục nào với bản thân mình rằng tôi biết lý do tại sao một đơn vị hoặc bất cứ một
sự vật việc gì khác đi đến hiện hữu, hay diệt vong, hay tồn tại, bằng tra xét
nghiên cứu theo phương pháp cũ, và tôi không chấp nhận nó, tuy nhiên tôi có một
phương pháp rối rắm mập mờ của riêng tôi. Một ngày nọ, tôi nghe một ai đó đọc,
như người ấy nói, từ một tập sách của Anaxagoras, và nói rằng đó là Tinh Thần (Nous) vốn nó dẫn đạo và là nguyên nhân
của tất cả mọi sự vật việc [11].
Tôi đã rất mừng rỡ với nguyên nhân này, và nó xem dường là hay với tôi, trong một
cách, rằng Tinh thần có lẽ nên là nguyên nhân của tất cả. Tôi nghĩ rằng nếu điều
đã là như thế, Tinh thần dẫn đạo sẽ hướng dẫn tất cả mọi sự vật việc và sắp xếp
mỗi sự vật việc theo một cách là hay nhất. Nếu sau đó, người ta muốn biết
nguyên nhân của mỗi sự vật việc, tại sao nó đi đến hiện hữu, hay diệt vong, hay
tồn tại, người ta phải tìm đâu là cách hay nhất để cho nó hiện hữu, hoặc bị tác
động, hoặc hành động. Trên những tiền đề này, sau đó nó đã thuận hợp cho một
người tìm tòi tra cứu, về điều này và những điều khác, chỉ những gì là hay
nhất. Cùng con người đó phải chắc chắn cũng biết những gì là dở tệ hơn, vì đó
là phần của cùng một kiến thức. Lúc tôi suy ngẫm lại về vấn đề này, tôi đã rất
vui lòng để nghĩ rằng tôi đã tìm được trong Anaxagoras một thày dạy về nguyên
nhân của những sự vật việc tương đắc gần gũi với tôi, và rằng ông sẽ cho tôi
biết, trước tiên, hoặc trái đất thì phẳng hay tròn, và sau đó sẽ giải thích tại
sao nó tất yếu là như thế, khi nói rằng điều nào thì hay hơn, và rằng nó thì
hay hơn để là như vậy. Nếu ông nói nó là ở khoảng giữa của vũ trụ, ông sẽ tiếp
tục cho thấy rằng nó là hay hơn để nó ở trong khoảng giữa, và nếu ông đã chỉ
cho tôi những sự vật việc đó, tôi có lẽ nên sửa soạn để không bao giờ mong muốn
bất kỳ nguyên nhân thuộc loại nào khác. Tôi đã sẵn sàng để tìm hiểu theo cùng
một cách tương tự về mặt trời và mặt trăng, và những vật thể khác trên vòm trời,
về tốc độ tương đối của chúng, những vòng quay của chúng, và bất cứ gì nào khác
nếu xảy ra cho chúng, như thế nào là hay nhất, tốt nhất mà mỗi chúng nên hoạt
động hoặc chịu tác động. Tôi đã không bao giờ nghĩ rằng Anaxagoras, người đã
nói rằng những sự vật việc đó đã được Tinh thần dẫn đạo, sẽ mang lại một nguyên
nhân bất kỳ nào khác cho chúng, ngoài điều cho rằng nó là hay nhất cho chúng để
chúng để là như hiện đang là. Một khi ông đã cho điều hay nhất cho mỗi chúng như
là nguyên nhân của mỗi chúng, và nguyên nhân tổng quát của tất cả, tôi nghĩ rằng
ông sẽ tiếp tục giải thích lợi ích chung cho tất cả, và tôi đã sẽ không đổi những
hy vọng của tôi để lấy dẫu một tài sản. Tôi đã hăm hở mua những sách của ông,
và đọc chúng thật nhanh như tôi có thể ngấu nghiến, ngõ hầu để biết điều hay
nhất và điều dở tệ nhất càng sớm càng tốt. [12]
Hy vọng tuyệt vời này đã tiêu tan khi
tôi tiếp tục đọc, và đã thấy rằng người này đã không dùng Tinh thần vào việc gì,
cũng không cho nó bất kỳ trách nhiệm nào trong sự quản lý của những sự vật việc,
nhưng đã đề cập đến không khí, và ête, và nước, và nhiều sự vật việc lạ lùng khác,
như những nguyên nhân. Đối với tôi, điều đó xem dường giống nhiều như nói rằng những
hành động của Socrates tất cả đều do tinh thần của ông ta, và sau đó trong cố
gắng để nói về những nguyên nhân của mọi sự vật việc tôi làm, để nói rằng lý do
mà tôi đang ngồi ở đây là vì thân xác của tôi gồm những xương và gân, vì xương thì
cứng và được phân cách bằng những khớp, rằng gân là giống như thế như để nối
kết và mềm dãn, rằng chúng bọc quanh xương cùng với thịt và da vốn giữ chúng
lại với nhau, sau đó vì xương được treo trong những ổ xương, sự dãn ra và co
lại của gân làm tôi có khả năng để bẻ gập chân của tôi, và đó là nguyên nhân của
việc tôi ngồi đây, với cánh tay bắp chân của tôi cong bẻ.
Lại nữa, ông sẽ đề cập đến những nguyên
nhân khác giống vậy cho nói chuyện của tôi với bạn: những tiếng động, và không
khí, và thính giác, và một nghìn những sự vật việc khác loại giống như vậy,
nhưng ông sẽ bỏ qua, không chú ý để đề cập đến những nguyên nhân đích thực,
rằng, sau khi những người Athens quyết định đã là tốt hơn để lên án tôi, vì lý
do này điều xem dường hay nhất cho tôi là ngồi đây, và đúng hơn là ở lại, và
chịu đựng bất cứ trừng phạt nào họ đã ra lệnh. Vì nếu là những con chó, tôi
nghĩ rằng những gân và xương này có thể ở trong thành Megara hoặc giữa những
người Boeotia [13]
đã từ lâu rồi, chúng đến được đấy bởi tin tưởng của tôi như đó là đường hướng tốt
nhất, nếu như tôi đã không nghĩ điều là đúng hơn và danh dự hơn để chịu đựng
bất cứ hình phạt nào thành phố đã ra lệnh, chứ không phải trốn thoát và chạy cho
xa. Để gọi những điều đó là những nguyên nhân là quá phi lý. Nếu ai đó nói rằng
nếu không có xương và gân và tất cả những sự vật đó, tôi đã không thể làm những
gì tôi đã quyết định, người ấy sẽ là đúng, nhưng chắc chắn để nói rằng chúng là
nguyên nhân của những gì tôi làm, và không phải rằng tôi đã chọn lấy đường
hướng tốt nhất, ngay cả dẫu tôi hành động với não thức của tôi, là để nói
chuyện rất lười biếng và cẩu thả. Hãy tưởng tượng không có khả năng để phân
biệt được nguyên nhân đích thực với gì đó mà không có nó, nguyên nhân sẽ không có
khả năng để tác động, như một nguyên nhân. Đó là những gì phần lớn xem dường để
làm thế, giống như người ta quờ quạng trong bóng tối; họ gọi nó là một nguyên
nhân, như thế cho nó một tên gọi vốn không thuộc về nó.
Đó là lý do tại sao một người cho một vortex [14]
bao quanh trái đất, để khiến vòm trời giữ nó tại chỗ, một người khác khiến
không khí chống đỡ nó giống như một cái vung rộng [15].
Về phần năng lực của cách thế ở chỗ hay nhất của chúng mà chúng có thể có thể
được đặt để, họ không tìm điều này, họ cũng không tin rằng nó có bất kỳ sức
mạnh thần linh nào, nhưng họ tin rằng rồi một thời gian họ sẽ khám phá ra một Atlas
[16]
mạnh mẽ hơn, và bất tử hơn, để giữ tất cả mọi sự vật lại với nhau hơn, và họ
không tin rằng sự tốt lành và sự “ràng buộc” thực sự liên kết và giữ chúng lại
với nhau. Tôi sẽ sẵn sàng trở thành học trò của bất kỳ người nào là người nếu dạy
những vận hành của loại nguyên nhân đó. Tuy nhiên, vì lý do tôi bị thiếu thốn,
và không thể tự mình khám phá, cũng không thể học hỏi nó từ người khác, bạn có
muốn tôi cho bạn một giải thích, như là lựa chọn tốt hạng nhì, tôi đã bận rộn
bản thân mình như thế nào với sự tìm kiếm về nguyên nhân, Cebes?
Tôi sẽ muốn nó trên tất cả gì khác, ông
nói.
Sau điều này, ông nói, khi tôi đã mệt
mỏi với sự tra cứu những sự vật việc, tôi nghĩ rằng tôi phải cẩn thận để tránh
kinh nghiệm của những người xem nhật thực [17],
vì có một số trong đám họ bị hỏng mắt của họ, trừ khi họ xem phản chiếu của nó
trong nước, hoặc một vài vật chất loại giống như vậy. Một ý nghĩ tương tự vụt
qua não thức tôi, và tôi sợ rằng hồn của tôi sẽ bị mù hoàn toàn, nếu tôi nhìn những
sự vật việc với con mắt của tôi, và cố gắng nắm bắt chúng với mỗi giác quan của
tôi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi phải nương náu trong những thảo luận, và tra cứu
sự thật của những sự vật việc bằng phương tiện của những lời nói. Tuy nhiên, có
lẽ sự so sánh tương tự này là chưa đầy đủ, vì tôi chắc chắn không thú nhận rằng
một ai là người tra cứu những sự vật việc bằng phương tiện của những lời nói thì
đối phó với những hình ảnh bất kỳ nhiều hơn một ai là người nhìn vào những sự kiện.
Tuy nhiên, tôi bắt đầu theo cách thức này: dùng như giả thuyết của tôi trong
từng trường hợp lý thuyết xem dường với tôi là hấp dẫn khó cưỡng nhất, tôi sẽ
xem xét là đúng thực, về nguyên nhân và mọi sự việc khác, bất cứ gì thuận hợp với
điều này, và là không đúng thật bất cứ gì không thuận hợp với thế. Nhưng tôi
muốn đặt ý nghĩa của tôi ra cho rõ ràng hơn, vì lúc này tôi không nghĩ rằng bạn
đã hiểu tôi.
Không, Zeus ơi, Cebes nói, không phải là
rất rõ.
(100b)
Đây, ông nói, là những gì ý tôi muốn nói.
Nó thì không gì mới, nhưng là những gì tôi không bao giờ từng ngừng nói đến, cả
ở chỗ khác và trong phần mới vào đầu trò chuyện của chúng ta. Tôi sẽ cố để cho
bạn thấy loại nguyên nhân mà bản thân tôi đã bận tâm đến nó. Tôi quay trở lại
với những sự vật việc vẫn hằng được đề cập đến, và tiến hành từ chúng. Tôi giả
định sự hiện hữu của một cái Đẹp, tự nó bởi chính nó, của một Tốt lành, và của
một To lớn, và tất cả những điều còn lại. Nếu bạn chấp thuận ban cho tôi những điều
này, và đồng ý rằng chúng hiện hữu, tôi hy vọng sẽ cho bạn thấy nguyên nhân như
một thành quả, và để tìm thấy hồn người thì bất tử,
Hãy nhận rằng tôi thuận cho ông điều
này, Cebes nói, và hãy gấp đi tới kết luận của ông.
Xem xét sau đó, ông nói, không biết liệu
bạn có chia sẻ ý kiến của tôi với những gì sau đây, vì tôi nghĩ rằng, nếu có
bất cứ sự vật gì xinh đẹp bên cạnh bản thân cái Đẹp, nó thì xinh đẹp không có
lý do nào khác hơn là nó chia sẻ chung phần với cái Đẹp đó, và tôi nói như vậy
với tất cả mọi sự vật việc. Bạn có đồng ý với loại nguyên nhân này không? – Tôi
có.
Tôi thôi không còn hiểu hay nhìn nhận
những nguyên nhân phức tạp khác đó, và nếu ai đó bảo tôi rằng một sự vật việc
thì đẹp, vì nó có một màu sắc tươi sáng, hoặc hình dạng, hoặc bất kỳ điều nào
loại giống như vậy, tôi bỏ qua những lý do khác này, – vì tất cả những điều này
gây bối rối lẫn lộn cho tôi, – nhưng tôi chỉ đơn giản, ngây thơ, và có lẽ ngu
ngốc bám vào điều này, rằng không gì khác nào làm nó đẹp, khác hơn sự hiện diện
của, hoặc chia sẻ trong, hoặc dẫu cách nào đi nữa bạn có thể mô tả quan hệ của nó
với của cái Đẹp đó mà chúng ta đã đề cập, vì chúng ta sẽ không nhấn mạnh trên
bản chất chính xác của sự quan hệ, nhưng rằng tất cả những sự vật việc xinh đẹp
là xinh đẹp bởi cái Đẹp. Điều đó, tôi nghĩ, là câu trả lời an toàn nhất tôi có
thể đem cho bản thân tôi hay bất cứ ai khác. Và nếu tôi bám chặt vào điều này,
tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ rơi vào sai lầm. Đây là câu trả lời an toàn với
tôi, hay với bất cứ ai để đem cho, cụ thể là, thông qua cái Đẹp mà những sự vật
việc xinh đẹp được làm thành xinh đẹp. Hay có phải bạn không cũng nghĩ vậy? –
Tôi có .
Và rằng nó là qua To lớn mà những sự vật
việc to lớn thì to lớn, và sự to lớn hơn thì to lớn hơn, và rằng những sự vật
việc nhỏ bé hơn được làm nhỏ bé vì Nhỏ bé? – Vâng.
Và bạn hẳn sẽ không chấp nhận phát biểu
rằng một người thì cao hơn một người khác bởi một cái đầu, và người thấp hơn thì
thấp hơn cũng bởi như thế, nhưng bạn sẽ là người chứng rằng bạn có ý nói không
gì khác hơn rằng tất cả mọi sự vật việc vốn là lớn hơn được làm lớn hơn bởi
không gì khác hơn bởi sự To lớn, và đó là nguyên nhân của tư thế lớn hơn của
nó, và cái nhỏ hơn được làm nhỏ hơn chỉ bởi sự Nhỏ bé, và đây là lý do tại sao
nó là nhỏ hơn. Tôi nghĩ bạn có thể sẽ lo sợ rằng một vài lập luận phản bác sẽ mặt
đối mặt với bạn nếu bạn nói rằng một người nào đó thì lớn hơn hoặc nhỏ hơn bởi
một cái đầu, trước tiên, vì cái lớn hơn thì lớn hơn và cái nhỏ hơn thì nhỏ hơn bới
cùng một như nhau, sau đó vì cái lớn hơn thì lớn hơn bởi một cái đầu vốn nó là
nhỏ, và điều này có thể sẽ là kỳ lạ, cụ thể là, rằng một ai đó được làm lớn hơn
bởi một gì đó nhỏ. Bạn sẽ không sợ chuyện này?
Tôi chắc chắn sẽ, Cebes nói, vừa cười.
Sau đó, bạn hẳn sẽ lo ngại để nói rằng
mười thì hơn tám bởi hai, và rằng điều này là nguyên nhân của sự dư thừa, và
không của độ lớn và vì độ lớn, hoặc rằng hai cánh tay thì dài hơn một cánh tay,
bởi gấp nửa và không bởi sự To lớn, vì đây là cùng một lo ngại. – Chắc chắn.
Sau đó, không phải bạn hẳn sẽ tránh nói
rằng khi một được cộng với một, đó là phép cộng, và khi nó được chia, đó là phép
chia, rằng đó là nguyên nhân của hai? Và bạn hẳn sẽ lớn tiếng bực dọc rằng bạn
không biết mỗi sự vật việc có thể đến thành hiện hữu khác hơn như thế nào nữa,
trừ khi bằng chia sẻ trong thực tại đặc thù trong đó nó chia sẻ, và trong những
trường hợp này, bạn không biết đến bất kỳ nguyên nhân nào khác của sự trở thành
hai, ngoại trừ bằng cách chia sẻ trong có-Hai, và rằng những sự vật việc vốn chúng
đều là hai, phải chia sẻ trong điều này, vì rằng một-gì là một phải chia sẻ
trong có-Một [18],
và bạn hẳn sẽ gạt bỏ những cộng và chia này, và những biện luận phân tích chi
li khác, và để mặc chúng lại cho những ai khôn ngoan hơn chính bạn để họ trả
lời. Nhưng bạn, bạn sợ hãi, như họ nói, cái bóng của chính bạn và sự thiếu kinh
nghiệm của bạn, hẳn sẽ bám chặt vào sự bảo vệ an toàn của giả thuyết của riêng
bạn, và đem cho câu trả lời đó. Nếu một người nào đó, sau đó tấn công chính giả
thuyết của bạn, bạn ắt sẽ làm ngơ ông ta, và sẽ không trả lời, cho đến khi bạn
đã kiểm tra xem liệu những hệ quả vốn dẫn đến theo từ nó, chúng có thuận hợp lẫn
với nhau không, hoặc mâu thuẫn với nhau hay không [19]
Và khi bạn phải cho một giải thích về chính giả thuyết của bạn, bạn sẽ tiến
hành trong cùng một cách: bạn sẽ giả định một giả thuyết khác, giả thuyết xem
dường với bạn là hay nhất trong số những giả thuyết hay hơn cả, cho đến khi bạn
đi đến một gì đó có thể chấp nhận được, nhưng bạn sẽ không trộn tung lẫn lộn cả
hai như những người tranh luận vẫn làm, bằng cách thảo luận về những giả thuyết
và những hệ quả của nó cùng một lúc, nếu bạn muốn khám phá được bất kỳ sự thật
nào. Điều này, họ không thảo luận gì hết tất cả, và cũng chẳng cho bất cứ một
suy nghĩ đến nào, nhưng sự khôn ngoan của họ cho phép họ trộn lẫn tất cả mọi
thứ lên nhau, và ấy thế nhưng tự lấy thế làm hài lòng với nhau, nhưng nếu bạn
là một triết gia tôi nghĩ rằng bạn sẽ làm như tôi nói.
Những gì ông nói thì rất đúng, Simmias
và Cebes đã cùng nhau nói.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ
nhất
(Nov/2013)
[1] dân vùng Argos; Iolaus là anh em chú bác với Heracles, thường giúp
Heracles, như huyền thoại giết con rắn nhiều đầu hydra
[2] reasonable
discourse – (Fowler: for no worse evil can happen to a man than to hate
argument).
[3] misologia = miso (ghét) + logia (chữ nghĩa, lý
luận). Ở đây, Phaedo, cũng như trong Laches, và Republic,
Socrates lưu ý những người đàm luận với ông về sự nguy hiểm của sự ghét lý luận
(misology).
Ghét lý luận tương
tự như ghét giống người (misanthropy), thay vì là sự ghét bỏ,
không thích những người khác, ghét lý luận không thích logos, hay sự bàn
luận ăn nói. Nếu Socrates giải thích như trên là đúng, misanthropy được
làm cho thấm nhuần dần, khi một người đi từ sự tin cậy người khác, đến học biết
được rằng những người khác đôi khi phản bội sự tín nhiệm và mong đợi của mình,
và cuối cùng đi đến không đặt bất kỳ tín nhiệm, tin cậy nào vào những người
khác nữa, và từ đó, “ghét con người” (misanthropy) đưa đến trạng thái
ghét chữ nghĩa, lý luận (misology), hiểu là không tin những luận chứng
trong “bàn luận ăn nói” có thể có giá trị đúng thực, không tin cậy khả năng suy
luận của con người, vì đã có con người dùng nó vào sự lừa dối người.
Ở đây cần thiết phân biệt giữa: (a) người nói và (b)
những gì người ấy nói. Cả hai có thể có giá trị độc lập với nhau (một người
xấu/dốt/lừa dối (a), có thể nói một gì đó tốt đẹp/đúng (b), không luôn luôn,
nhưng đôi khi, được không?); Nhưng ở đây, thực sự Socrates muốn nhấn mạnh khác
biệt giữa: (a) người nói (dùng lý luận) và (c) sự lý luận gồm những phương
thức/nguyên tắc của khoa học lý luận (lôgích), để thiết lập những lời/câu nói
(mệnh đề/phát biểu) với cố gắng đi đến, hay đến gần được sự đúng/thực. Theo
ông, chúng ta không vì mất tin tưởng vào (a), mà kéo theo mất tin tưởng vào
(c). Nên giữ tin tưởng rằng chúng ta có phương pháp, lý luận chính đáng
(lôgích), để tìm ra hay ít nhất đến gần được sự thật, và có thể tránh/bớt sai
lầm.
Đây là một điểm quan trọng, thường bị bỏ qua, dù là
phần khá dài trong Phaedo (80d
– 102a); theo tôi, Socrates đến đây, kêu gọi chúng ta (qua Phaedo
và những bạn bè của ông) hãy vững tin vào hành trình dựa trên suy luận tìm kiếm
sự thật, và vào khả năng thiên trọng lý trí của não thức (cách sống của triết
gia, đường đi của người yêu trí tuệ khôn ngoan, cũng chính là con đường của
triết học) như ông nói ở phần trước, ( ...chỉ có hồn người, sau khi gạn lọc hết
những gì đến từ giác quan, đam mê thân xác, sau khi tinh lọc suy tưởng, mới có
thể đến được sự thực), hãy đừng thất vọng, dù mất niềm tin vào con người (khi
tốt khi xấu, lúc thật lúc giả, trước đúng sau sai,... con người xưa nay vẫn lừa
dối con người, sớm muộn chúng ta đều biết điều đó); nếu một người đã mất niềm
tin vào loài người (misanthropy), đừng vì hiện tượng tâm lý này, vốn tự
nhiên thường xảy ra với hầu hết mọi người (Socrates còn nhấn mạnh, với những
người ít học vấn, thiếu kém khả năng suy luận, hay ngay cả, ngược lại, có thể
có khả năng suy luận giỏi, nhưng thiếu ý
thức về sự thực, chân lý trong vấn đề suy luận, đưa đến suy luận nhiều khi
là con dao hai lưỡi, có thể xử dụng cả hai mặt: cắt đi phần sai lầm, và gọt đi
phần đúng/thực, nếu định che dấu/dối gạt người nghe, theo chủ định riêng của
người nói – ông muốn chỉ những sophist?
– và lý luận chỉ để lý luận, cũng gây tai hại, vì không đưa con người đi đến
đâu, làm người ta chán ngán lý luận; khi “không
có bất kỳ một tài khéo nào trong những vấn đề của con người,” khi thiếu ý
định tìm chân lý để sống, để hành động,khi thiếu tin tưởng có sự thực, có sự
đúng thực trong hay của những sự vật việc, vấn đề của con người, khi “không có một thái độ triết học”, ). Trước
những điều đó, Socrates kêu gọi chúng ta đừng để mình rơi vào “tai ác” lớn nhất
là đánh mất niềm tin vào lý luận, vào khả
năng lý trí của loài người, gạt bỏ tất cả “luận bàn” tìm hiểu sự thực, oán
ghét tất cả biện luận (dùng lý trí) (misology). Ghét chữ nghĩa, lý luận
như thế, sớm muộn sẽ lạc vào những tin tưởng nguy hiểm hơn, sẽ bị dẫn dụ để
chấp nhận một vài lý thuyết “linh thiêng” hiểu là đáng tin,đúng thực. Khi đó,
không còn chỗ cho nhận xét, phê phán, hoàn toàn chỉ còn “mê” tín, một khi chấp
nhận “một vài học thuyết thần thánh nào đó”. Sau đó, người ta có thể cảm thấy
như, có được một “hành trình an toàn hơn và ít liều lĩnh hơn,” cho đời sống
(vì, thôi không đến từ con người vốn không đáng tin cậy nữa); và như thế sống
đời xem dường thoải mái, dễ chịu hơn (không phải nhọc nhằn tìm hiểu, suy nghĩ,
chỉ phải an tâm nhắm mắt tin theo), như ở “trên một con tàu vững chắc hơn”. Khi
đó, người ta đã nhắm mắt, buông bỏ lý trí, tin/chạy theo thần thánh, không còn
triết học, nhưng chỉ tín ngưỡng/tôn giáo, và một điều chắc chắn là có thể sẽ
không bao giờ tỉnh dậy để có thể nhận ra rằng: (a) thần thánh cũng sai lầm và
lừa dối con người, với lý do giản dị: (b) thần thánh không là gì khác hơn nhưng
vẫn là chính là do con người dựng lập, hay con người đã được hoá trang tinh
xảo, thần thánh là “của con người, bởi con người, cho con người”, linh thiêng
chỉ là mặt nạ, áo ngoài, được con người gán đặt.
Như thế, Socrates kết luận về số phận cũng những người “dành phần đời
mình còn lại để ghét bỏ và oán thù sự thảo luận hợp lý, và như thế bị tước đi mất
sự thật và kiến thức về thực tại”, Sau khi là nạn nhân của loài người, họ trở
thành nạn nhân của một loài khác, có tên là loài “gót”, là những “thần thánh”.
[4] Eo biển Eupirus, giữa đảo Euboea và
Boetia.
[5] Qualify: định tính;
gốc tiếng Anh (theo nghĩa
‘describe in a particular way’) < tiếng Pháp “qualifier” < tiếng Latin
trung cổ < “qualificare”, từ tiếng Latin “qualis” có nghĩa là “thuộc loại nào đó”, “thuộc một loại giống/ tựa
như ”. Nghĩa là để biết một sự vật việc là gì, để định
tính nó, có nghĩa là hỏi xem
nó có tính chất nào/gì? – “nó là gì”; trả lời câu hỏi này – cho thấy những tính
chất của nó – đó là “qualify” nó.
[6] Phát biểu này cho thấy “hồn” (theo Plato)
nhiều phần có nghĩa đúng hơn là những gì chúng ta ngày nay gọi là chung là “tâm
lý”. Xem dẫn nhập của tôi.
[7] Odyssey xx. 17-18
[8] Ở đây, Plato chơi chữ: Harmonia, trong huyền thoại là vợ của
Cadmus, người sáng lập thành Thebes. Socrates đùa rằng, sau khi giải quyết xong
với Harmonia (hoà âm), như trong phản đối của Simmias, bây giờ chúng ta phải
giải quyết với Cadmus, tức là với phản đối của Cebes, ông vốn cũng là người
thành Thebes.
[9] Khi Socrates nói đến khoa học Tự nhiên mà
ông đã học hỏi, có phần chắc chắn rằng ông muốn nói về những giảng dạy của
Democritus và Empedocles. Democritus nổi tiếng là người đã đưa ra giả định về
sự hiện hữu của những atoms; còn Empedocles với chủ trương tất cả vật chất đều
tạo thành từ bốn yếu tố cơ bản: đất, không khí, lửa và nước. Khi giải thích vật
chất đã chuyển dịch trong vũ trụ như thế nào, và những động lực nào gây nên sự
thay đổi của vật chất, họ đã đưa ra những giải thích duy vật đầu tiên trong
triết học về sự hoạt động của vũ trụ. Những lý thuyết này có tính chất tương tự
với những khái niệm khoa học hiện nay của chúng ta. Đối với những nhà triết học
về Tự nhiên này, mọi sự vật việc cư xử, hoạt động thuận hợp với tất yếu và ngẫu
nhiên. Bởi tất yếu, vật chất cư xử theo một cách nhất định nào đó: ví dụ, đất
luôn rơi xuống, lửa bay lên, nước thì ẩm, vv ... Đôi khi, do ngẫu nhiên, hai
chất liệu sẽ đến cùng với nhau và kết hợp, và tùy thuộc vào tỷ lệ tương ứng của
chúng, chúng sẽ thành những hợp chất khác nhau, chẳng hạn như máu lỏng hoặc
xương đặc. Tuy nhiên, tất cả những giải thích này chỉ chú trọng đến những luật
chi phối hành vi của vật chất, và không có ý định đưa ra bất kỳ loại lý do nào,
không nêu lên nguyên nhân, không giải thích tại sao chúng hoạt động chuyển dịch
như thế. Nên Socrates lưu ý những người nghe ông, rằng những lý thuyết này
không có khả năng đem lại một giải thích về những các cơ cấu sinh vật phức tạp,
như con người. Không trả lời câu hỏi ông tìm kiếm – tại sao chúng sinh, tồn tại
rồi diệt vong.
[10] 1(a) + 1(b) = 2. Ở đây câu hỏi là 2 từ
đâu đến, 2 xảy ra ở chỗ nào? – từ (1(a) đứng yên và 1(b) cộng vào bên 1(a), hay
– từ 1(b) đứng yên, 1(a) cộng vào bên 1(b) hay – không biết ở đâu? ở giữa hai,
khi phép cộng xảy ra giữa 1(a) và 1(b)? Chú ý rằng có nhiều giả định không đứng
vững, như giả định 2 đến sau 1(a) và 1(b), giả định 1(a) và 1(b) mất đi chỉ còn
2. Nếu cả hai ý niệm (1 và 2) có cùng một lúc, và cũng ý niệm nào mất, thì sao
(tạm giả dụ rằng đây không là lần đầu tiên cộng 1 với 1 để có 2)? Hay 1 cộng
với chính nó (1 nhân đôi), không 1(a), 1(b) nào cả. Có thể chứng minh sự xuất
hiện trước sau của chúng không? Khi chúng ta đem 1 quả táo đặt cạnh 1 quả táo
khác, chúng ta có 2 quả táo, và chúng ta vẫn có 2 của “1 quả táo”.
Socrates
giải thích như trên, để nhằm đưa chúng ta đến những ý niệm tuyệt đối (một,
hai), hay những thể dạng (εἶδος - eidos).
[11] Nous, Noesis (νοῦς hay νόος): Tinh thần hay Trí tuệ (Mind, Intellect):
Trong triết
học trước-Socrates, đặc biệt, Anaxagoras, nous
là nguyên lý tiên khởi gìn giữ trật tự của vũ trụ như một toàn thể kết hợp chặt
chẽ (cosmos) và cũng là nguyên lý của tính chất có thể hiểu được của vũ trụ.
Plato dùng “nous” để trỏ khả năng trí
tuệ hay năng lực lý trí của của psuchē;
nous là những gì khiến hồn mỗi người
có khả năng để hiểu và thích ứng với sự thay đổi đa dạng của những giác quan,
để tìm và hiểu cái phổ quát, để ‘ghì chặt’ ý kiến đúng thực như những gì sẽ
thành kiến thức.
Khả năng của
não thức qua đó người ta nhận thức được sự thật, sự tốt lành, và cả những điều
linh thiêng. Vừa là lý trí vừa là trực giác. Tạm dịch là Tinh thần, hay Trí tuệ
thông minh. (Latin: intellection). Với
Anaxagoras là Tinh thần Vũ trụ, hay Não thức Vũ trụ.
[12] Socrates phê bình Anaxagoras, người xem
dường đem cho một giải thích dựa trên cứu cánh hơn là một giải thích đơn thuần
vật chất. Giải thích theo cứu cánh không loại trừ giải thích vật chất, nhưng
đúng hơn là cộng thêm một gì đó vào nó, bằng cách cung cấp một giải thích dựa
trên mục đích cuối cùng của một đối tượng. Vì vậy, một giải thích theo cứu cánh
luận có thể đưa vào giải thích theo nguyên lý rằng lửa cháy bốc lên cao, và sau
đó cung cấp một lý do cho nó, bằng giải thích lý do tại sao bốc lên cao nên là
mục đích cuối cùng của lửa. Anaxagoras xem dường đã cung cấp giải thích theo
cứu cánh luận này trong hình thức ông gọi là “trí tuệ thông minh”. Theo lý
thuyết của ông, vật chất trong vũ trụ đều tất cả được tổ chức thuận theo sự phù
hợp với “trí tuệ thông minh”, vốn giữ tách biệt với những yếu tố vật chất, và “trí
tuệ thông minh” này đặt những sự vật việc vào những chỗ chúng thuộc vào đấy là
tốt nhất cho chúng.
[13] Boeotia: vùng có thành phố Thebes, nằm phía Bắc tiếp với vùng Attica của
thành phố Athens. Megara là thành phố cũng trong vùng Attica, nhưng trên eo đất
Corinth, phía Tây của Athens.
[14] Vortex: bão lớn gió xoắn lốc, khái niệm của
Anaxagoras (c.500 - 428 TCN). Để giải thích rằng vũ trụ
có ổn định trật tự (ho cosmos, bao
hàm một trật tự trong cổ Greece), ra đời từ sự hỗn loạn, (chaos) Anaxagoras dùng nguyên lý của Trí tuệ thông minh (ho nous) để giải thích sự chuyển biệt và
sự trật tự của vũ trụ ra khỏi sự hỗn loạn ban đầu, nguyên lý này của chuyển động
như Trí tuệ vận hành để gây ra một cơn lốc vortex
(hé perichórésis), nó tách và phân
tất cả vào trong một trật tự.
[15] Anaximenes (c.546 TCN), triết gia và nhà khoa học, người thành
Miletus. Ông cho rằng đất thì phẳng, một quan điểm thụt lùi so với của Anaximander,
thày của ông. Anaximander (c.610 – c.545 TCN) là người tin rằng đất là một khối
cầu, đột khởi cân bằng trong không, và sự sống đã bắt đầu trong nước, và loài
người có nguồn gốc từ loài cá.
Nhưng Anaximenes cho rằng đất thì phẳng và
không dày, Đất nằm như được chống tựa trên không khí như lớp đệm. Vì Đất thì
phẳng, nó trùm trên lớp không khí này như một cái vung, và gió không lay chuyển
được. Đất nổi trên không, như cái vung lấp lửng trên nồi, hay chảo nước sôi
đang bốc hơi. Ông cũng cho rằng yếu tố cơ bản của vũ trụ là không khí, hay hơi
nước
[16] Atlas: (huyền thoại Greek) – một gót Titan nổi loạn, bị Zeus trừng
phạt, phải chống đỡ vòm trời (trong đó có quả đất).
[17] ekleipsis = không hiện ra (của mặt
trời/mặt trăng)
[18] Twoness: the fact or state of being two; duality. La dualité: có-Hai. Oneness: the fact or state of
being one in number, l’unité : có-Một: tính chất là duy nhất, trạng thái là độc
nhất
Fowler: “Well, then, if one is added to one or if one is divided, you would
avoid saying that the addition or the division is the cause of two? You would
exclaim loudly that you know no other way by which any thing can come into
existence than by participating in the proper essence of each thing in which it
participates, and therefore you accept no other cause of the existence of two
than participation in duality, and things which are to be two must participate
in duality, and whatever is to be one must participate in unity, and you would
pay no attention to the divisions and additions and other such subtleties,
leaving those for wiser men to explain.”
“Et si à un on ajoutait un, ne te
garderais-tu pas de dire que c’est l’addition qui est cause qu’il est devenu
deux ou que, si l’on a coupé un en deux, c’est la division ? Et ne
protesterais-tu pas tout haut que tu es sûr qu’une chose ne peut naître que
d’une participation à l’essence propre de la chose dont elle participe, et
qu’en ces deux cas, tu ne vois pas d’autre cause de la naissance du deux que sa
participation à la dualité, que c’est à cette dualité que doit participer tout
ce qui doit être deux, et à l’unité ce qui doit être un. Mais ces divisions,
ces additions et autres subtilités du même genre, tu t’en désintéresserais et
laisserais le soin de répondre à de plus savants ton que toi.”
[19] Cũng có thể hiểu – Nếu một ai đó có
sẽ bám chặt vào chính giả thuyết của bạn, bạn ắt sẽ gạt bỏ ông ta, và ắt sẽ
không trả lời, cho đến khi bạn đã cân nhắc xem xét, liệu những hệ quả đến theo
từ nó, thuận hợp với nhau hay mau thuẫn với nhau.