Sunday, June 22, 2014

Plato – Phaedo (03)

Phaedo
(Về Hồn-người)

(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)

(... tiếp theo)






(70e)
Đừng có, ông nói, tự giới hạn mình vào loài người, nếu bạn muốn hiểu điều này dễ dàng hơn, nhưng hãy gồm tất cả động vật và tất cả những thực vật vào trong xem xét, và vắn tắt, gồm tất cả mọi sự vật việc mà chúng đi đến thành ra là, chúng ta hãy xem không biết có phải chúng thành ra theo lối này hay không, có nghĩa là, từ những đối nghịch của chúng, nếu chúng có giống như vậy, như cái đẹp là đối nghịch của cái xấu, và công chính là của không-công chính, và một nghìn những thứ khác thuộc loại như thế. Chúng ta hãy xem xét liệu những thứ vốn có một đối nghịch phải tất yếu đi đến thành ra từ đối nghịch của chúng, và không từ nơi nào khác, lấy thí dụ như khi một gì đó đi đến thành lớn hơn, nó nhất thiết phải trở thành lớn hơn từ từng trải qua là nhỏ hơn khi trước.
Đúng.
Sau đó, nếu một gì đó nhỏ hơn đi đến thành ra, nó sẽ đến từ một gì đó từng trải qua là lớn hơn khi trước, vốn đã trở thành nhỏ hơn?
Đó là thế, ông nói.
Và cái yếu hơn đi đến thành ra từ cái mạnh hơn, và nhanh hơn từ chậm hơn?
Chắc vậy rồi.
Thêm nữa, nếu một gì đó tồi tệ hơn đi đến thành ra, không phải là nó đến từ cái tốt hơn, và công chính hơn đến từ bất công hơn?
Dĩ nhiên.
Như thế, chúng ta đã thiết lập đầy đủ rằng tất cả những sự vật việc đi đến thành ra theo cách này, những đối nghịch từ những đối nghịch?
Chắc chắn rồi.
Có thêm một điểm nữa, một gì đó loại như thế này, về những đối nghịch này: những cặp đối nghịch này, giữa mỗi cặp có hai tiến trình: từ cái này đến cái kia, và sau đó nữa, từ cái kia trở về cái đầu tiên, giữa lớn hơn và nhỏ hơn có tăng và giảm, và chúng ta gọi một món đang tăng lên và món kia đang giảm bớt?
Đúng, ông nói.
Và cũng thế nữa, có sự tách biệt và sự kết hợp, làm lạnh và làm ấm, và tất cả những điều đó, ngay cả khi đôi khi chúng ta không có một tên gọi cho tiến trình này, nhưng trong thực tại nó phải là ở khắp nơi mà chúng đi đến thành ra từ một này sang một kia, và rằng có một tiến trình của sự trở thành từ một này vào trong một kia, phải không?
Cam đoan thế, ông nói.
Như thế sau đó, là có một đối nghịch với sinh-sống, như ngủ là đối nghịch với thức?
Hoàn toàn như vậy, ông nói.
Nó là gì?
Là-chết, ông nói.
Do đó, nếu đây là những đối nghịch, chúng đi đến thành ra từ cái này sang cái kia, và có hai tiến trình của sự sản sinh giữa hai?
Dĩ nhiên.
Tôi sẽ cho bạn biết, Socrates nói, một trong hai cặp tôi vừa nói về, cặp đôi chính nó và hai tiến trình, và bạn sẽ cho tôi biết cái kia. Ý tôi là, ngủ và tỉnh thức, tỉnh thức đến từ giấc ngủ, và ngủ đến từ sự tỉnh thức. Trong hai tiến trình, một là sẽ đi-ngủ, một kia là đương thức-dậy. Bạn có chấp nhận như thế, hay không?
Chắc chắn.
Bạn hãy nói với tôi trong cùng một cách về sống và chết. Bạn có không nói rằng là đã-chết thì ngược lại với đương-sống?
Tôi có nói thế.
Và chúng đi đến thành ra với nhau, cái này từ cái kia?
Vâng.
Những gì đi đến thành ra đang-sống?
Là đã-chết.
Và những gì đi đến thành ra từ đã-chết?
Người ta phải đồng ý rằng nó là đương-sống.
Sau đó, Cebes, những sinh vật và những sự vật việc đi đến thành ra là từ cái đã-chết?
Như thế nó xem dường hiện ra, ông nói.
Vậy sau đó, những hồn người của chúng ta hiện hữu trong thế giới bên dưới (cõi chết).
Điều đó xem dường nhiều phần chắc có thể xảy ra.

Vậy sau đó, trong trường hợp này, một trong hai tiến trình của sự trở thành thì rõ ràng, cho sự đã-chết thì đủ rõ ràng, hay nó thì không?
Nó thì chắc chắn.
Như thế sau đó, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có sẽ không cung cấp tiến trình ngược lại của sự trở thành hay không? Có phải tự nhiên là khập khiễng (chỉ có một chân) trong trường hợp này không? Hay chúng ta phải cung cấp một tiến trình của sự trở thành đối nghịch với đã-chết?
Chúng ta chắc chắn phải.
Và đó là gì?
Đi đến thành sự sống, lần nữa.
Do đó, ông nói, nếu có một sự việc loại như vậy, như đi đến với sự sống một lần nữa, nó sẽ là một tiến trình từ kẻ chết để đi đến người sống?
Hoàn toàn như vậy.
Sau đó, có đồng ý giữa chúng ta rằng cái sống đến từ cái chết theo cách này không kém gì hơn cái chết đến từ cái sống, và nếu đó là như vậy, nó có vẻ là một bằng chứng đầy đủ rằng những hồn người của người chết phải là ở một nơi nào đâu đó, mà từ đó họ có thể trở lại lần nữa.
Tôi nghĩ, Socrates, ông nói, rằng điều này theo sau từ những gì chúng ta đã đồng ý.

Xem xét theo lối này, Cebes, ông nói, như tôi nghĩ, rằng chúng ta đã không sai lầm khi đồng ý. Nếu hai tiến trình của sự trở thành không luôn luôn cân bằng lẫn nhau như thể chúng đang đi vòng quanh trong một vòng tròn, nhưng nếu sự sinh sản xuất phát từ điểm này đến điểm đối diện của nó theo một đường thẳng và nó không quay lại một lần nữa với đối nghịch, hay không làm một vòng trở lại nào, bạn có nhận ra rằng tất cả mọi sự vật việc rồi cuối cùng sẽ là trong cùng trạng thái tương tự, bị ảnh hưởng theo cùng một cách, và thôi, không còn trở-thành?
Ông muốn nói sao? Cebes hỏi.
Điều không là khó để hiểu những gì ý tôi muốn nói. Nếu, lấy thí dụ, đã có một tiến trình loại giống như đi ngủ, nhưng không có tiến trình tương ứng của thức dậy, bạn sẽ nhận ra rằng đến sau cùng, tất cả mọi sự vật việc sẽ cho thấy câu chuyện của Endymion [1] không có ý nghĩa. Sẽ là không còn mục đích nào cho nó nữa, vì tất cả mọi sự vật việc rồi sẽ có cùng một kinh nghiệm như của Endymion, và là ngủ thiếp. Và nếu tất cả mọi sự vật việc đều được kết hợp và không có gì bị phân tách ra, câu nói của Anaxagoras [2] sẽ sớm thành sự thực, “rằng tất cả những sự vật việc đã là pha trộn với lẫn nhau”. Trong cùng một cách, bạn Cebes thân yêu của tôi ơi, nếu tất cả mọi sự vật việc mà đã từng nhận lấy đời sống rồi nếu chết đi, và rồi vẫn giữ yên trong trạng thái đó, và không đi vào sự sống một lần nữa, sẽ không phải là rồi tất cả mọi sự vật việc cuối cùng đều phải chết và không gì là còn sống? Ngay cả nếu cái sống đến từ một vài nguồn khác đi nữa, và tất cả những gì từng sống đó đều đã chết, làm thế nào có thể tất cả mọi sự vật việc tránh không bị hút hết vào trong cái chết?
Sẽ không thể là điều đó được, Socrates, Cebes nói, và tôi nghĩ rằng những gì ông nói là tất cả cùng đúng.

Luận chứng thứ nhì 
(72e-78b)

Tôi nghĩ, này Cebes, ông nói, rằng đây thì rất chắc chắn là trường hợp xảy ra, và rằng chúng ta đã không bị lừa dối khi chúng ta đồng ý về điều này: trong sự thật, đi đến với sự sống lại lần nữa, thì xảy ra, người sống đến từ kẻ chết, và những hồn người của kẻ chết thì tồn tại.
(73a)
Thêm nữa, Socrates, Cebes lại bàn luận, giống như thế cũng là trường hợp xảy ra, nếu lý thuyết đó là đúng mà ông vẫn quen nhắc đến thường xuyên, rằng đối với chúng ta sự học tập thì không gì khác hơn là sự nhớ lại [3]. Theo như điều này, chúng ta phải ở một vài thời gian xảy ra trước đây, đã học được những gì bây giờ chúng ta nhớ lại. Điều này chỉ có thể có được nếu hồn của chúng ta đã hiện hữu ở đâu đó trước khi nó mang lấy hình dạng con người này. Vì vậy, cũng theo lý thuyết này nữa, hồn người chắc có thể là một gì đó không chết.

Cebes, Simmias nói chen vào, những bằng chứng của điều này là gì? Nhắc tôi với, vì tôi không hoàn toàn nhớ lại được chúng vào lúc này.
Có một lập luận tuyệt hay, Cebes cho biết, cụ thể là khi tra hỏi nhiều người theo cách thức đúng, họ luôn luôn đem cho trả lời đúng của tự ý riêng họ, và họ không thể làm điều này nếu họ đã không sở hữu hiểu biết và sự giải thích đúng sẵn nằm bên trong họ. Khi đó, nếu có một người cho họ thấy một hình vẽ giản đồ hay một gì khác thuộc cùng loại giống tựa thế, điều này sẽ cho thấy rõ ràng nhất rằng đó là trường hợp xảy ra.[4]
Simmias, nếu điều này không thuyết phục bạn, Socrates nói, hãy xem không biết bạn có đồng ý nếu chúng ta xem xét nó trong một vài cách cùng loại giống như thế này, vì có phải bạn nghi ngờ rằng những gì chúng ta gọi là sự học tập là sự nhớ lại?
Đó không phải là gì tôi nghi ngờ, Simmias nói, nhưng tôi muốn thử nghiệm chính điều chúng ta đang thảo luận, sự nhớ lại, và từ những gì Cebes đã tiếp nhận để nói ra, bây giờ tôi đang nhớ lại và tôi hầu như hoàn toàn được thuyết phục. Thế nhưng, bây giờ tôi thích sẽ được nghe cách ông đã có ý định để giải thích nó.

Cách này, ông nói. Chúng ta chắc chắn đồng ý rằng nếu bất kỳ một ai nhớ lại bất kỳ điều gì, người ấy phải đã biết nó trước rồi.
Hoàn toàn như thế, ông nói.
Không phải là chúng ta cũng đồng ý rằng khi hiểu biết đi đến não thức trong cách này, nó là sự nhớ lại? Tôi nói cách nào có nghĩa gì? Như thế này: khi một người nhìn thấy, hoặc nghe thấy, hoặc bằng cách nào đó nhận thấy một điều gì, và không chỉ biết điều đó, nhưng cũng nghĩ đến một điều khác, vốn hiểu biết là không giống nhưng khác nhau, không phải chúng ta là đúng để nói rằng ông ta nhớ lại điều thứ hai đã đi đến trong não thức của ông ta? 
Ông nói thế nghĩa là thế nào?
Những điều tựa như thế này: biết một người thì chắc chắn là một hiểu biết khác biệt với hiểu biết một cây đàn lyre.
Dĩ nhiên.
Tốt, bạn biết những gì xảy ra với những người yêu nhau: bất cứ khi nào họ nhìn thấy một cây đàn lyre, quần áo, hoặc bất cứ gì khác mà người yêu của họ đã thường quen sử dụng, họ biết cây đàn lyre, và hình ảnh của đứa trẻ trai mà cây đàn thuộc về nó, đi vào trong não thức của họ. Đây là sự nhớ lại, giống đúng như một người nào đó, khi nhìn thấy Simmias, thường nhớ lại Cebes, và có hàng nghìn những sự xảy ra khác cùng loại giống thế.
Quả thực vậy, có hàng nghìn, Simmias nói.

Có phải loại này của sự vật việc không là một loại của sự nhớ lại? Ông nói, đặc biệt như thế khi người ta có kinh nghiệm điều ấy về những sự vật việc mà người ta đã quên, vì một thời gian khá dài, người ta đã không nhìn thấy chúng, phải không? – Hầu như vậy.
Thêm nữa, ông nói, có thể nào khi một người nhìn thấy hình vẽ một con ngựa hay một cây đàn lyre nhớ lại một người, hoặc khi nhìn thấy một hình vẽ Simmias nhớ lại Cebes? – Chắc chắn thế.
Hay nhìn thấy một hình vẽ của Simmias, nhớ lại chính Simmias? – Người ấy chắc chắn có thể.
Trong tất cả những trường hợp này, sự nhớ lại có thể được những sự vật việc tương tự có cơ hội gây nên, nhưng có phải nó cũng có thể được những sự vật việc không tương tự có cơ hội gây nên? – Nó có thể.
Khi sự nhớ lại có nguyên nhân là những sự vật việc tương tự, phải chăng người ta không nhất thiết cũng kinh nghiệm điều này: để xem xét không biết sự tương tự với sự vật việc đó vốn một người nhớ lại thì đầy đủ hay thiếu hụt trong bất kỳ phương diện nào hay không – Người ta phải thế.

Hãy xem xét, ông nói, không biết đây có là trường hợp xảy ra không: chúng ta nói rằng có một gì đó thì ngang bằng nhau. Tôi không có ý nói, một cây gậy bằng một cây gậy, hoặc một hòn đá bằng một hòn đá, hoặc bất cứ gì thuộc loại tựa thế đó, nhưng một gì khác ngoài tất cả những điều này, bản thân sự Ngang-bằng. Có phải chúng ta sẽ nói rằng điều này hiện hữu hay không?
Quả thực, chúng ta sẽ nói, nhờ Zeus, Simmias nói, định rõ nhất.
Và chúng ta có biết đây là gì không? – Chắc chắn biết.
Từ chốn nào chúng ta đã có hiểu biết về nó? Có phải nó không từ những điều chúng ta vừa nhắc đến mới đây, từ sự nhìn thấy những gậy, những đá, hoặc một số những sự vật việc khác mà chúng là ngang bằng nhau, chúng ta đi đến để nghĩ về điều đó khác vốn là khác nhau với chúng?
Hoặc không phải là nó xem dường với bạn là khác nhau? Nhìn nó cũng theo cách này: đôi khi, bạn có xem những hòn đá và những cây gậy là bằng nhau, trong khi chúng vẫn giữ nguyên là một, lại xuất hiện với một người là bằng nhau, và một người khác là không bằng nhau – Chắc chắn chúng có thế.
Nhưng còn bản thân sự ngang bằng nhau (bạn nghĩ sao)? Có bao giờ chúng đã từng xuất hiện không ngang bằng nhau với bạn, hay sự Ngang bằng là sự không-Ngang bằng?
Không bao giờ, Socrates.
Những sự vật việc ngang bằng nhau và sự Ngang bằng bản thân nó, như thế chúng không là một như nhau?
Tôi không nghĩ chúng là cùng là một như nhau gì hết tất cả, Socrates.
Nhưng nó thì chắc chắn là từ những điều ngang bằng nhau, mặc dù chúng đều khác với sự Ngang bằng, mà bạn đã rút ra được, và nắm được hiểu biết về tính chất ngang bằng?
Rất đúng, Socrates.
Cho dù nó là giống như chúng, hay không giống như chúng?
Chắc chắn thế.
Không làm thành khác biệt. Miễn là khi nhìn thấy một điều làm cho bạn nghĩ đến một điều khác, cho dù nó là tương tự hoặc không tương tự, có phải điều này tất yếu là sự nhớ lại?
Hoàn toàn như vậy.

Vậy sau đó, ông nói, có phải chúng ta kinh nghiệm một gì đó như thế này trong trường hợp những cây gậy bằng nhau và những đối tượng bằng nhau khác, chúng ta vừa mới nhắc đến? Có phải chúng dường như với chúng ta là đều ngang bằng nhau trong cùng một nghĩa như những gì là sự Ngang bằng chính nó? Có phải là có một vài thiếu hụt trong tư thế hiện hữu của chúng như sự Ngang bằng, hay là không có?
Một thiếu hụt đáng kể, ông nói.
Bất cứ khi nào, một người nào đó, khi nhìn thấy một gì đó, nhận ra rằng điều mà bây giờ ông ta thấy, muốn được như một vài thực tại nào khác, nhưng hụt hẫng thiếu xót, và không thể giống như là điều khác đó, vì nó thì kém hơn, chúng ta có đồng ý rằng một người suy nghĩ như trong chuyện này, là người phải có hiểu biết trước đó về điều mà ông nói nó thì giống như thế, nhưng thiếu xót không ngang bằng như thế?
Nhất thiết phải thế.
Tốt, có phải chúng ta cũng có kinh nghiệm này về những đối tượng bằng nhau và sự bản thân sự ngang bằng nhau, hay chúng ta không có?
Rất chắc chắn là có.
Sau đó chúng ta phải có hiểu biết về sự Ngang bằng, trước thời gian đó, trước khi chúng ta lần đầu tiên thấy những đối tượng bằng nhau, và nhận ra rằng tất cả những đối tượng này cố gắng để được như sự Ngang bằng, nhưng bị thiếu hụt trong sự này.
Đó là như vậy.
Sau đó chắc chắn chúng ta cũng đồng ý rằng khái niệm này của chúng ta xuất phát từ nhìn thấy, hoặc chạm vào, hoặc một số tri thức giác quan khác, và không thể đi vào não thức của chúng ta trong bất kỳ cách nào khác, vì tất cả những giác quan này, tôi nói, đều như nhau.
Chúng đều là như nhau, Socrates, dù ở bất kỳ mức độ nào nhìn theo chú ý đến điều vốn lập luận của chúng ta mong làm dễ hiểu, không cầu kỳ.
Những tri thức giác quan của chúng ta phải chắc chắn làm chúng ta nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta tri thức thông qua chúng thì đang gắng gỏi để đạt đến mức vốn là sự Ngang bằng, nhưng chịu thiếu hụt so với nó, hay chúng ta diễn tả nó thế nào đây?
Giống thế.
Vậy sau đó, trước khi chúng ta bắt đầu nhìn thấy, hoặc nghe thấy, hoặc cách khác cảm nhận được, chúng ta phải đã có hiểu biết về bản thân sự Ngang bằng, nếu như chúng ta đã sắp đưa dẫn những tri thức giác quan của chúng ta với những đối tượng ngang-bằng nhau về với nó, và nhận ra được rằng tất cả trong số chúng đã đều rất thiết tha muốn được như nó (sự Ngang bằng), nhưng đã là thiếu kém hơn.
Điều đó đến theo từ những gì đã nói, Socrates.
Nhưng chúng ta bắt đầu nhìn thấy và nghe thấy và cách khác, nhận thức được, ngay sau khi sinh?
Chắc chắn thế.
Chúng ta, vậy sau đó, phải có được hiểu biết về sự Ngang bằng trước khi này.
Vâng.
Xem dường như, sau đó, chúng ta phải đã sở hữu nó trước khi sinh.
Có vẻ như vậy.

Do đó, nếu chúng ta có hiểu biết này, chúng ta đã biết trước khi sinh, và ngay lập tức sau đó, không chỉ là sự Ngang bằng, nhưng Lớn hơn, và Nhỏ hơn và tất cả những điều loại giống thế đó, vì lập luận hiện nay của chúng ta thì không còn là về sự Ngang bằng hơn là về bản thân cái Đẹp, bản thân cái Tốt, Công chính, Sùng tín, và như tôi nói, về tất cả những điều đó vốn chúng ta đánh dấu bằng con dấu của “nó là gì,” cả khi chúng ta đang đặt những câu hỏi và trả lời chúng. Vì vậy, chúng ta phải có được hiểu biết của tất cả chúng trước khi chúng ta được sinh ra.
Đó là như vậy.
Nếu, sau khi đã thu tập được hiểu biết này trong mỗi trường hợp, chúng ta đã không quên mất nó, chúng ta vẫn giữ hiểu biết và có sự hiểu biết trong suốt đời của chúng ta, vì biết là để tiếp thu sự hiểu biết, giữ nó và không đánh mất nó. Không phải là chúng ta gọi sự đánh mất của kiến thức hiểu biết là sự quên lãng?
Chắc chắn nhất rồi, Socrates, ông nói.

Nhưng, tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta thu nhận được hiểu biết này trước khi sinh, sau đó mất nó khi ra đời, và sau đó nữa, bằng cách sử dụng những giác quan của chúng ta trong sự liên kết với những đối tượng chúng ta đã nhắc đến đó, chúng ta đã thu hồi được hiểu biết chúng ta đã có trước đây, sẽ không phải những gì chúng ta gọi là học tập là sự phục hồi của sự hiểu biết của chúng ta, và chúng ta thì đúng khi gọi đây là sự nhớ lại?
Chắc chắn.
Điều đã được thấy là có thể được cho một người nào đó để thấy, hay nghe, hay một cách khác, nhận ra một sự vật việc gì đó, và bằng cách này để được đặt trong não thức một sự vật việc gì khác vốn người ấy đã quên, và vốn có liên quan với nó bằng sự tương tự hoặc sự khác biệt. Dẫn đến một trong hai điều sau, như tôi nói: hoặc là chúng ta được sinh ra với hiểu biết về nó, và tất cả chúng ta biết điều đó trong suốt cuộc đời, hoặc những người đó về sau này, chúng ta nói, được học tập, là chỉ ghi nhớ lại, và học tập sẽ là sự nhớ lại.
Đó chắc chắn là trường hợp, Socrates.
Bạn chọn một nào trong hai, Simmias? Rằng chúng ta được sinh ra với hiểu biết này, hoặc rằng chúng ta sau này nhớ lại những điều mà chúng ta đã có hiểu biết từ trước?
Tôi không có cách chọn lựa nào ở thời điểm này, Socrates.
Tốt, bạn có thể làm lựa chọn này không? Ý kiến ​​của bạn về nó là gì? Một người là người có hiểu biết sẽ có thể có khả năng đem cho một giải thích về những gì ông ta biết, hay là ông ta sẽ không có?
Ông ta chắc chắn phải có khả năng làm như vậy, Socrates, ông nói.
Và bạn có nghĩ rằng tất cả mọi người đều có thể cho một giải thích về những điều chúng ta đã đề cập đến vừa mới giờ đây?
Tôi ước họ có thể, Simmias nói, nhưng tôi lo sợ về điều chắc nhiều phần sẽ xảy ra hơn, là vào thời gian này ngày mai, sẽ không có một ai còn lại nữa là người có thể giải thích thật trọn vẹn đầy đủ đến thế.
Vậy bạn không nghĩ rằng tất cả mọi người đều có hiểu biết về những điều đó?
Thực sự, không.
Như thế, họ nhớ lại những gì họ đã một lần từng được học?
Họ phải thế.
Khi nào hồn của chúng ta đã thu nhận được hiểu biết về chúng? Chắc chắn không phải từ khi chúng ta đã được sinh ra làm người.
Quả thực, không.
Thế vậy, trước đó phải không?
Vâng.
Như thế sau đó, Simmias, những hồn-người của chúng ta cũng đã tồn tại xa cách với thân xác, trước khi chúng nhận lấy dạng con người, và chúng đã có sự hiểu biết thông minh. [5]
Trừ khi chúng ta thu tập có được kiến ​​thức ở thời điểm ra đời, Socrates, vì thời gian đó vẫn còn chừa lại cho chúng ta.
Hoàn toàn như thế, bạn tôi ơi, nhưng chúng ta đã mất nó ở thời gian nào khác? Mới vừa đây, chúng ta đã đồng ý rằng chúng ta không sinh ra với kiến ​​thức đó. Có phải chúng ta đánh mất nó đúng tại thời điểm chúng ta có được nó, hay có phải bạn có thể nhắc tới một thời gian bất kỳ nào khác?
Tôi không thể, Socrates. Tôi đã không nhận ra rằng tôi đã nói chuyện vô nghĩa lý.
Như thế, có phải đây là vị trí của chúng ta, Simmias? ông nói. Nếu những thực tại chúng ta luôn luôn nói đến thì hiện hữu, cái Đẹp và cái Tốt và tất cả loại giống thế đó của thực tại, và chúng ta nói đến, ám chỉ, tham khảo tất cả những sự vật việc chúng ta tri thức dẫn đưa về thực tại đó, khi khám phá ra rằng nó đã hiện hữu từ trước, và là của chúng ta, và chúng ta so sánh những sự vật việc này với nó, khi đó, đúng như chúng đã hiện hữu, thế nên hồn người của chúng ta phải đã hiện hữu trước khi chúng ta được sinh ra. Nếu những thực tại này không hiện hữu, sau đó lập luận này tất cả cùng là hoàn toàn vô ích. Có phải đây là vị trí, rằng có một sự tất yếu ngang nhau cho những thực tại đó để hiện hữu, và cho những hồn người chúng ta để hiện hữu trước khi chúng ta đã ra đời? Nếu điều trước không hiện hữu, điều sau cũng chẳng hiện hữu?

Tôi không nghĩ, Socrates, Simmias nói, rằng có thể có bất kỳ nghi ngờ nào rằng là điều tất yếu ngang nhau cho cả hai để hiện hữu, và nó là khéo chọn để lập luận của chúng ta đi đến kết luận rằng hồn người của chúng ta hiện hữu trước khi chúng ta sinh ra thành người, và cũng ngang bằng như thế rằng thực tại vốn ông đang nói giờ đây. Không gì thì hiển nhiên như thế với cá nhân tôi rằng tất cả những sự vật việc giống như thế đó chắc chắn phải hiện hữu, cái Đẹp, cái Tốt, và tất cả những điều đó ông đã vừa mới nhắc giờ đây. Tôi cũng nghĩ rằng đã đem cho điều này bằng chứng thoả đáng.
Sau đó, còn Cebes thì sao? Socrates nói, vì chúng ta phải cũng thuyết phục Cebes.
Ông ấy đã được thuyết phục thoả đáng, tôi nghĩ, Simmias nói, mặc dù ông ấy là khó khăn nhất trong những người để nhận thuyết phục bằng lập luận, nhưng tôi tin ông ấy đã được thuyết phục hoàn toàn rằng hồn người của chúng ta đã tồn tại trước khi chúng ta được sinh ra. Tuy nhiên, bản thân tôi, tôi không nghĩ là đã được chứng minh rằng hồn người tiếp tục tồn tại sau khi chết, ý kiến ​​của đa số mà Cebes đã đề cập vẫn còn đứng chưa đổ, rằng khi một người chết, hồn của người ấy bị phân tán và đây là sự kết thúc của sự hiện hữu của nó. Điều gì thì ngăn chặn hồn người đi đến thành ra và được cấu thành từ một số nguồn khác, hiện hữu trước khi nó đi vào một thân xác con người và sau đó, sau khi đã làm như vậy và đã rời khỏi nó, tự nó chết đi và bị phá hủy?
Bạn thì đúng, Simmias, Cebes nói. Một nửa những gì cần bằng chứng đã được chứng minh, cụ thể rằng hồn chúng ta đã tồn tại trước khi chúng ta ra đời, nhưng cần thêm bằng chứng nữa rằng nó cũng tồn tại không kém sau khi chúng ta đã chết, nếu bằng chứng để là được hoàn toàn trọn vẹn.
Ngay cả bây giờ nó đã được chứng minh rồi, Simmias và Cebes, Socrates nói, nếu các bạn sẵn sàng để kết hợp lập luận này với lập luận mà chúng ta đã đều đồng ý trước đó, rằng tất cả mọi sinh vật phải đều đến từ cõi chết. Nếu hồn người tồn tại trước đó, nó phải thế, vì nó đến với sự sống và sinh nở, đã đến từ không nơi nào khác ngoài sự chết và phải-chết, vậy làm thế nào nó có thể tránh được hiện hữu sau khi chết vì nó phải được sinh ra lần nữa? Những gì sau đó bạn đã nói đến, thậm chí được chứng minh ngay bây giờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ bạn và Simmias muốn bàn luận về luận chứng cho đầy đủ hơn. Bạn dường như có sự sợ hãi trẻ con này rằng gió sẽ thực sự phân giải và gieo rắc tung tán hồn người, khi nó rời khỏi thân xác, đặc biệt là nếu một người xảy ra bị chết trong một cơn gió mạnh và không trong thời tiết an tĩnh.
Cebes cười và nói: Giả sử chúng tôi đều sợ hãi, Socrates, hãy cố gắng để thay đổi suy nghĩ của chúng tôi, hay đúng hơn là đừng cho rằng chúng tôi sợ hãi, nhưng có lẽ có một đứa trẻ trong chúng tôi, là kẻ có những sợ hãi này, cố mà thuyết phục anh ta đừng sợ cái chết như một con ngáo ộp.
Bạn nên, Socrates nói, tụng một câu thần chú quyến rũ anh ta mỗi ngày cho đến khi bạn mê hoặc hết những sợ hãi của anh ta.
Ở đâu chúng tôi sẽ tìm thấy một người khéo quyến rũ cho hết những sợ hãi này, Socrates, ông nói, khi giờ đây ông đang sắp rời bỏ chúng tôi?
Greece là một đất nước lớn, Cebes, ông nói, và trong đó có nhiều những con người tốt, những bộ tộc của những người nước ngoài cũng đông đảo. Bạn nên tìm kiếm một người khéo tài quyến rũ loại như thế trong tất cả đám họ, đừng tránh rắc rối lẫn chi phí tốn kém, vì không có gì trong đó mà bạn có thể tiêu tiền của bạn để có được mối lợi lớn lao hơn. Bạn cũng phải tìm kiếm trong chính bản thân bạn, vì bạn có thể không dễ dàng tìm thấy những người có thể làm điều này tốt hơn chính bản thân bạn.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Nov/2013)



[1] [Zeus ban cho Endymion giấc ngủ vĩnh viễn]
[2] [Anaxagoras người thành Clazomenae, khoảng thế kỷ 5 TCN. Ông đến thành Athens khi còn trẻ, và sống gần trọn đời ở đó, để học triết học về thiên nhiên (gần như khoa học tự nhiên ngày nay). Ở đoạn sau – 97c – Plato lai trích dẫn ông, như người tuyên bố rằng Nous điều khiển vận hành vũ trụ. (Nous – hiểu như Tinh thần, nhưng có khả năng trí tuệ thông minh). Còn câu dẫn trên là từ một phát biểu khác của Anaxagoras rằng – ở trạng thái ban đầu của thế giới, tất cả những yếu tố của nó thì đã hoàn toàn hoà trộn lẫn với nhau]
[3] recollection: hồi tưởng, hồi ức, nhưng cũng có thể, tôi chọn, dịch thẳng sang tiếng Việt là sự nhớ lại. Nhưng theo lý thuyết của Plato, như ông đang trình bày ở đây – tiếng Greek là “anamnēsis”, có một nghĩa khá đặc biệt là sự nhớ lại những sự vật việc từ hiện hữu đã có trước, trong đời sống nào đó trước đây, mà ông giả định là đã xảy ra trước khi có hiện hữu trong hiện tại này. Nhân đây, tôi cũng nhấn mạnh – nếu chúng ta gán vào/ nói đến “kiếp” (như kiếp này/trước); là đã đi quá xa Plato. Kiếp, kiếp sống là một khái niệm khác, không có trong Plato.
[4] [Trong Meno, đoạn 81e, ở đó, Socrates làm đúng như thế]
[5] thông minh (Latin: intelligenti < intelligere) = hiểu biết: intellegere (hiểu biết) < inter (between) + legere (choose); có thông minh là có hiểu biết, có khả năng chọn lựa giữa một trong hai. Thông minh là một khả năng đưa đến hiểu biết.