William Shakespeare
Sonnet LXXIII
Mùa đó của đời, em có thể thấy trong
anh,
Khi lá vàng, không còn hay chỉ dăm ba
thưa thớt
Trên những cành khô run rẩy vươn
trong lạnh lẽo,
Chơ vơ âm đồng ca cầu nguyện, chốn
mới đây ngọt ngào giọng chim hót.
Trong anh, em thấy choạng vạng một
ngày giống thế
Như sau lúc mặt trời lặn ở phương tây,
Từng bước đen tối sẽ lấy đi, đêm đến,
Bóng hình của cái chết, đóng kín tất cả trong bất
động.
Trong anh, em thấy tỏa sáng lửa hồng
giống thế
Thanh xuân nằm giữa tàn lụi tro than
Như giường chết phải cuối cùng đến
hạn,
Cháy hết những gì một lần nuôi sự sống.
Điều này em biết, khiến tình em thêm đậm sắc
nồng nàn yêu những gì chẳng bao lâu sẽ mất.
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2012)
[That time of year thou mayst in me
behold
When yellow leaves, or none, or few,
do hang
Upon those boughs which shake against
the cold,
Bare ruin'd choirs, where late the
sweet birds sang.
In me thou seest the twilight of such
day
As after sunset fadeth in the west,
Which by and by black night doth take
away,
Death's second self, that seals up
all in rest.
In me thou see'st the glowing of such
fire
That on the ashes of his youth doth
lie,
As the death-bed whereon it must
expire,
Consum'd with that which it was
nourish'd by.
This thou perceivest, which makes thy
love more strong,
To love that well which thou must
leave ere long
William Shakespeare (1564 –1616)]
1.
Shakespeare
dùng những ẩn dụ - như hoàng hôn, nhưng chúng ta yêu hoàng hôn – có chăng vì hoàng
hôn đẹp - không phải vì đêm sắp về, chúng ta biết còn ngày mai và trời lại sáng.
Và như mùa thu – nhưng chúng ta yêu thu lạnh có chăng vì thu đẹp - không vì đông
giá băng sắp đến – vì sau đông vẫn còn xuân, rồi hạ.
Cuối
thu hay đầu đông – mùa của năm tháng – và mùa của đời người. Mặt trời tắt
ở phương Tây, như than hồng trong bếp đời bừng sáng lần cuối – tất cả thanh xuân
đã cháy gần hết sẽ chỉ còn tro than, nguội lạnh – rồi tiếng hợp xướng nguyện cầu sẽ
vang lên thay tiếng chim hót, hàng cột nhà thờ vút cao như những thân cây vươn
cành trụi lá thu vàng.
Và
trên giường bệnh – phải chăng sự sống tự thân là một bạo bệnh – nó đều kết thúc
với cái chết tất yếu – như đêm đến, sau hoàng hôn - khi bóng tối trùm lên
tất cả - như đã trong một nhà mồ bất động.
Ngọn
lửa đời đốt cháy chính sự sống – sống là cháy, là tàn, là tro than, là tắt ngấm.
Sau cái chết – ai biết sẽ là gì. Shakespeare vô thần, như Hamlet trong “to
be or not to be” đã cho thấy những trầm tư của chàng - những không-chắc
trước cái chết; không thể biết cái chết sẽ đem đến những gì - phải chăng là một
giấc ngủ dài không bao giờ tỉnh dậy. Chết là xứ sở chưa được con người khám phá
– những ai đến đấy đều không trở lại.
Thế
nên, trước những gì sắp mất, càng nặng lòng yêu .
Yêu nồng nàn lấy những gì mong manh sắp bị thời gian đem đi mất!
2.
Nhưng
– sự sống chúng ta – xem dường không tuần hoàn, không giống như thiên nhiên
- Thế nên Shakespeare không tin có đời sau – dù quanh ông người ta vẫn nghe biết
đến một thiên đường - cũng có thể xem như một loại kiếp sau dù chỉ xảy
đến một lần nhưng cuối cùng cho mãi mãi - dù thế đi nữa, nhưng tôi cũng
như Shakespeare – không dễ tin vào mộng thiên đường – mà thiên đường như thế -
làm gì có tình yêu của con người, nếu ở đấy thời gian dừng lại, tất cả đều bất
biến không đổi thay – vĩnh viễn cũng có thể là trạng thái bất động, không kết hợp,
không tan vỡ – một dạng khác của sự chết! Nhưng là một người tình và may
mắn sinh ở phương Đông - nên vẫn giữ được văn hóa có niềm tin
cổ xưa của con người vào kiếp sau – Tin có kiếp sau, tái sinh
và luân hồi – tin vào tất cả những tuyệt vời đó – vì nếu không thế, làm
sao những kẻ yêu nhau nếu chịu lỡ làng giang dở kiếp này – hay dù may mắn có hạnh
phúc nhưng vẫn tham lam từ ngắn ngủi này – lại có thể có lần nữa - hoặc xây
lại tình yêu đó nhưng với không trái ngang, thôi lầm lỡ - hoặc dựng hạnh phúc
thêm lần nữa bên nhau – phải chăng chỉ sự tin tưởng rằng có sự trở lại
chính cuộc đời này, mới đem lại giải đáp cho những khát khao, những đáng
yêu, hay đáng thương hay những tuyệt vọng đó – luân hồi không phải là khái
niệm siêu hình hay sinh ra từ tôn giáo – nhưng có lẽ là khái niệm có nguồn gốc
từ khát vọng là tình yêu của con người - ngay từ những kẻ đầu tiên trên trái đất
này - Tuyệt vời biết bao nhiêu – và cũng tự nhiên biết bao nhiêu - sự sống
con người quả thực cũng tuần hoàn như tất cả những gì quanh ta, trong vũ trụ này,
chưa có gì từng sinh ra, cũng chưa có gì từng mất đi, tất cả chỉ chuyển hóa, đổi
dạng, cả sự sống cũng thế - nên những kiếp sau sẽ đến, tình yêu sẽ mãi mãi nhưng
không dừng lại ở một chốn ảo tưởng tôn giáo nào – nhưng sẽ trong muôn
kiếp - những luân hồi vô tận những kiếp sau, như kiếp sống thực này, nên
một nhà thơ đã viết:
Đợi đến Luân hồi sẽ gặp nhau, Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau.
Chờ anh dưới gốc sim già nhé ! Em hái, đưa anh... đóa mộng đầu. –
Những
kẻ yêu nhau đoan quyết có đời sau – tin có kiếp sau – nhưng ai trong chúng ta chắc
đâu được gặp lại người tình từ kiếp này – nên phải ước hẹn – phải mong
cầu được gặp, được yêu lại – Thêm nữa, có ai dám chắc sẽ nên phận người? – nên Bạch Cư Dị, như trả lời
- đã không ngần ngại viết - dù kiếp sau nếu chẳng làm người thì cũng nguyện
làm “cây liền cành, chim liền cánh” !
May
mắn và khác với Shakespeare, chúng ta được như Lưu Trọng Lư: Vậy thôi – em nhé: Đợi đến
luân hồi sẽ gặp nhau. Tất cả sẽ mới lại và trong kiếp-nào-có-yêu-nhau
đó: Em hái đưa anh đóa mộng đầu.
Tình yêu
thật tự nhiên đưa đến, và như thế tự nhiên minh chứng tuyệt vời cho “luân
hồi” – dù là trở lại với trầm luân - nhưng những kẻ yêu nhau – họ
có kể gì! Tình yêu nào chẳng có cả cuồng dại lẫn mù lòa! Miễn là lại được gặp
nhau, yêu nhau!
Thế
nhưng, ai đang yêu và khi đứng trước những gì sắp mất, là chính sự sống thực tại
quí giá này - tránh sao không thể không tự nhiên thêm nặng lòng yêu.
Shakespeare nói với chúng ta, có phần chua xót – đối diện cái chết làm những người
đang đối diện cùng tình yêu - thêm yêu nhau hơn:
Yêu nồng nàn lấy những gì mong manh sắp bị thời gian đem đi mất!
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2012)
(còn tiếp)