Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”, và những Vấn đề
liên quan
23.
Thế nên là đủ, lần này và cho tất cả những lần sau, về nguồn gốc của “Gót
linh thiêng”. –
Rằng khái niệm về những vị gót, trong tự tính, không nhất thiết dẫn đến sự sa đọa đó của trí tưởng
tượng vốn chúng ta đã phải suy ngẫm trong một chốc, rằng có những cách cao thượng hơn để sử dụng sự phát minh ra
những vị gót, hơn là sự tự-đóng-đinh con người trên giá gỗ chữ thập, và tự ngược
đãi hành hạ, những cách trong đó châu Âu đã xuất sắc trong suốt thiên niên kỷ vừa
qua, – điều này có thể
may mắn được suy diễn từ bất kỳ thoáng nhìn vội
vàng nào với những vị gót Hylạp, những
phản ánh này của những con người cao quý và tự hào, người mà con vật trong con người cảm thấy được
tôn phong thần thánh, đã không tự xé nó
thành mảnh, và đã không cuồng giận chống
lại chính nó! Những người Hylạp này, hầu hết thời gian, đã dùng những vị gót của
họ rõ ràng để dồn “lương tâm cắn rứt” vào chân tường, như thế khiến họ có thể tiếp
tục vui hưởng sự tự do của linh hồn của họ: do đó, ngược lại với lối dùng của vương
quốc Kitô đã đem sử dụng Gót của nó. Họ đã đi rất xa trong việc này, những đứa trẻ kỳ diệu, có con tim của sư tử,
và chẳng kém một uy quyền hơn so với Zeus trong những Homer đem cho họ để hiểu
rằng họ đang làm cho nó quá dễ dàng cho bản thân họ. “Lạ lùng”, ông nói trong một
dịp – ông đang nói về trường hợp của
Aegisthus [1],
một trường hợp rất xấu –
Lạ lùng
thay, những con người phàn nàn về những vị gót thật quá nhiều!
Chỉ một tay chúng ta gây nên tà ác, họ tuyên bố, thế nhưng bản thân họ,
Qua điên rồ,
gây nên cùng bất hạnh cùng quẫn cho chính họ, thậm chí ngược lại cả số phận! [2]
Còn nữa, chúng ta có thể ngay lập tức nghe và thấy rằng
ngay cả vị gót trên núi Olympus, quan sát và phán
đoán, cũng đã không có ý định mang hận thù với con người và không lên án họ về
điều này: “Họ thật là điên rồ biết chừng nào” là những gì vị gót đó nghĩ khi những
con vật có sống chết đó cư xử ăn ở tồi tệ, – “điên rồ”, “ngu ngốc”, một chút,
“rối loạn tâm thần”, nhiều chỉ có đến bằng thế, với ngay cả những người Hylạp của
thời kỳ mạnh mẽ nhất, dũng cảm nhất, đã tự
cho phép chính họ- như là một
lý do cho đã nhiều đến như thế xấu xa hay tai họa: – sự dại dột ngu ngốc, không phải tội lỗi! bạn hiểu không? . .
.
24.
– Tôi sẽ kết
thúc với ba dấu hỏi, phẳng phiu thế thôi. “Ở đây, một lý tưởng được dựng lên
hay bị đánh đổ?” bạn có thể hỏi
tôi . .
Nhưng có bao giờ bạn hỏi chính mình cho đúng đắn – Đã tốn
kém đến chừng nào khi dựng lên tất cả mỗi
lý tưởng đã từng có trên trái đất? Bao nhiêu thực tại luôn luôn đã phải bị phỉ
báng và hiểu sai trong tiến trình, bao nhiêu những gian dối đã phải đem thánh
hóa, bao nhiêu lương tâm đã phải bị làm nhọc nhằn khổ sở, bao nhiêu ‘gót’ đã phải
đem giết chết hiến sinh mỗi lần tất cả? Nếu một đền thờ rồi có sắp được dựng
lên, một đền thờ phải bị phá xuống:
đó là luật – chỉ cho tôi lấy một thí dụ, nơi đâu điều này không được ứng dụng!
. . .
Chúng ta, những con người hiện đại, đã thừa hưởng nghìn năm
của mổ-xẻ-sống lương-tâm-còn-dãy-dụa và sự
tra-khảo-thú-vật [3] tự gây ra
cho chính chúng ta: chúng ta đã có nhiều thực hành nhất trong đó, có lẽ là lĩnh
vực nghệ thuật đặc biệt của chúng ta, dù trong bất kỳ trường hợp nào, nó là sự tinh tế của chúng ta và sự miệt mài ham
mê với thẩm vị chúng ta. Đã quá lâu, con người đã nhìn những khuynh hướng tự
nhiên của mình với một “con mắt tà độc”, vì vậy mà chúng cuối cùng đã đi đến bị
đan cuốn với “lương tâm cắn rứt” trong con người ấy. Một thí nghiệm đảo ngược chiều
có thể có được trên nguyên tắc –
nhưng ai là người có đủ sức mạnh? – Bằng cách này, tôi muốn nói có nghĩa là đan
cuốn của lương tâm cắn rứt với những khuynh hướng đồi trụy tai ác, tất cả những
khát vọng thế giới khác đó, xa lạ với những giác quan, những bản năng, với tự
nhiên, với loài vật, trong vắn tắt, tất cả những lý tưởng vốn cho đến nay đã là
thù địch với đời sống và đã phỉ báng thế giới. Với ai đây, ngày nay, chúng ta sẽ
quay sang với những hy vọng và tuyên đòi như
vậy?
. . . Chúng ta sẽ có không có ai khác hơn là những con người
thiện lành chống lại chúng ta, và,
như là vừa vặn, sự lười biếng, sự tự mãn, sự vô ích, sự nhiệt thành, sự mệt mỏi...
Còn gì là xúc phạm những người khác sâu xa hơn và tách biệt
chúng ta với họ một cách sâu đậm hơn là để cho họ nhận ra một gì đó của mức
độ nghiêm trọng và sự lý tưởng hóa cao mà chúng ta đối xử với chính mình? Và về
mặt khác– tất cả mọi người đều hợp
tác và thoải mái hướng về phía chúng ta như thế nào, liền khi chúng ta làm như
mọi người khác làm, và “buông thả lỏng chính chúng ta” như mọi người khác! ...
Để đạt mục đích đó, chúng ta sẽ cần một loại khác của tinh thần, khác với của chúng
ta thường có thể gặp thấy trong thời hiện tại này: những tinh thần người đã được
vững mạnh vì những chiến tranh và bởi những chiến thắng, cho những ai mà sự chinh phục, phiêu lưu, nguy hiểm
và thậm chí đau đớn đã thực sự trở thành một nhu cầu, họ cũng cần được sống
trong không khí mỏng hơn trên cao hơn, những đi bộ trên tuyết mùa đông, trên
băng và trên núi trong tất cả mọi ý nghĩa trọn vẹn, họ sẽ cần một loại ô trọc
kinh tởm tự thân tuyệt vời [Bosheit],
cái nhìn sâu sắc rất tự tin bướng bỉnh và cuối cùng, vốn nó thuộc về sức khỏe tráng
kiện, nói ngắn gọn và không may, họ sẽ cần đích xác sức khỏe tráng kiện này! ...
Có thể có chăng điều này ngay cả ngày nay? . . . Nhưng một
ngày nào đó, trong một thời đại mạnh mẽ hơn ngày nay rêu xanh đổ nát và tự hoài
nghi này, người ấy sẽ phải đến với chúng ta, con người cứu chuộc của yêu thương tuyệt vời và khinh miệt, mà tinh thần sáng
tạo của người ấy đẩy ra khỏi bất kỳ vị trí ‘bên ngoài’ hoặc ‘vượt ngoài’ nào bởi
sức mạnh cứ dâng và dâng lên của người ấy, mà sự cô lập của người ấy sẽ bị người
ta hiểu lầm như thể đó là chạy trốn khỏi
thực tại: – trong khi nó chỉ là cách của
hấp thụ, vùi sâu và trầm mình của người ấy trong thực tại, như thế để, khi người
ấy lại xuất hiện ra ánh sáng lần nữa, người ấy có thể đem trở lại sự cứu chuộc của thực tại này: cứu chuộc cho
nó khỏi lời nguyền vốn lý tưởng của nó đã đặt nằm trên nó cho đến giờ. Con người
của tương lai này sẽ cứu chuộc chúng ta, không chỉ từ lý tưởng vẫn giữ cho đến
bây giờ, mà cũng còn từ những điều đó vốn đã
phát sinh từ nó, sự buồn nôn [4]vĩ
đại,
ý chí tới hư vô, chủ nghĩa
hư vô; tiếng chuông đánh đúng chính ngọ và quyết định tuyệt vời đó sẽ làm ý chí lại tự do lần nữa, lại đem cho trái đất mục
đích của nó và con người hy vọng của nó, kẻ Phản-Kitô [5]
và kẻ phản hư vô chủ nghĩa này; kẻ chiến thắng trên Gót này và trên hư vô – người ấy một ngày phải đến ...
25.
– Nhưng tôi đang nói gì đây? Đủ rồi! Đủ rồi! Tại điểm này
chỉ một điều thích hợp, là im lặng: nếu không, tôi sẽ lấy nhầm một gì đó thuộc
về một người khác, một người trẻ hơn, một người “có tương lai nhiều hơn”, một
người mạnh mẽ hơn tôi – một gì đó mà chỉ duy Zarathustra một mình xứng với, Zarathustra kẻ-không-Gót – con người vô
thần. ...
(Hết luận văn thứ hai)
Lê Dọn Bàn tạm
dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2012)
(còn tiếp
...)
[1]
Aegisthus: Trong khi Agamemnon,
vua xứ Mycenae, đang xa nhà và đánh trận ở thành Troy, Aegisthus trở thành tình
nhân của hoàng hậu Clytemnestra. Aegisthus giúp Clytemnestra giết chồng khi
Agamemnon từ Troy trở về. Sau đó hai người cùng cai trị xứ Mycenae được bảy
năm, cho đến khi Orestes, con trai Agamemnon, đã trốn lánh nay trở về trả thù,
và giết cả mẹ lẫn Aegisthus.
Trước đó - Aegisthus đã là một
vai chính trong một thảm kịch khác - Muốn trả thù mình anh mình là Atreus, và
hành động theo lời khuyên của tiên tri ở Delphi, cha của Aegisthus là
Thyestes đã loạn luân với con gái Pelopia. Ngay sau đó, Atreus kết hôn Pelopia,
không biết cô là cháu gái của ông, và đã mang thai Aegisthus. Khi Aegisthus sinh ra, Atreus xem
như con trai mình, không biết Aegisthus có cha thực là Thyestes. Sau khi biết
thân thế mình, và được Thyestes thúc giục, Aegisthus đã giết cha nuôi và chú
ruột là Atreus.
[2]
Odyssey I. 32–4.
[3]
SelbstTierquälerei: Tierquälerei: thực
sự có nghĩa ác độc với loài thú, hay, dịch theo nghĩa đen, hành hạ động vật;
như thế, sự ghép chữ của Nietzsche gợi ý rằng loại tự hành hạ này cò bao gồm sự
hành xác của bản chất thú vật của con người.
[4]
Nausea – sẽ gặp lại trong La Nausée (1938) của Jean-Paul Sartre.
[5]
Antichrist