Về Lai
lịch của Đạo đức
(On the
Genealogy of Morality
Zur
Genealogie der Moral)
Friedrich
Nietzsche
(tiếp theo ...)
“Có tội”, “Lương
tâm Cắn Rứt”, và những Vấn đề liên quan
11.
– Bây giờ, một đề cập không đáng về những nỗ lực gần đây để tìm
nguồn gốc của công lý ở một chỗ nào khác, – cụ thể là trong ressentiment. Một lời vào tai của những
nhà tâm lý học, giả định họ có khuynh hướng nghiên cứu ressentiment một lần cho thật sát chặt: thứ cây-thân-cỏ này lan
tràn lớn dậy nhanh nhất ngày nay giữa những người theo thuyết chủ trương không
chính phủ và những người bài-Dothái [1],
do đó, nó ra hoa như nó đã vẫn luôn ra hoa, trong bí mật, giống như hoa tím
nhưng với một mùi hương khác biệt. Và đúng như giống nhau luôn luôn làm nẩy
sinh giống nhau, sẽ đi đến không có gì ngạc nhiên để tìm thấy những cố gắng lại
một lần nữa đến từ những giới này, cũng thường xuyên như trước đây – xem phần
14 [trong Luận văn thứ Nhất] ở trước, để thánh
hóa sự trả thù với thuật ngữ công lý – mặc dù công lý đã cơ bản chỉ
là một phát triển hơn nữa của tình cảm bị đối xử sai trái – và đến muộn, để hợp
pháp hóa với những phản ứng trả thù
tình cảm nói chung, một lần và tất cả. Điều kể sau là một gì đó mà ít nhất tôi không
đồng ý với nó: nhìn theo hướng toàn bộ vấn đề sinh học (trong đó, giá trị của
những xúc cảm này đã bị hạ thấp giá, cho đến giờ), tôi thậm chí xem nó như một ưu điểm. Tất cả gì tôi muốn chỉ ra là một
sự kiện rằng sắc thái mới này của sự quân bình khoa học (vốn nó thiên vị căm
ghét, ghen tị, phẫn hận, nghi ngờ, ác cảm [2]
và báo thù) đâm nhánh từ tinh thần của chính
ressentiment. Tính “quân bình khoa học” này ngay lập tức dừng lại, và đảm
nhận những khía cạnh của oán thù chết người và định kiến, ngay giây phút nó phải
đối phó với một tập hợp khác biệt của những cảm xúc, vốn đối với não thức của
tôi, chúng có nhiều giá trị sinh học lớn hơn so với (giá trị) của những phản ứng
đó, và do đó xứng đáng thực sự được đánh giá một cách khoa học, được đánh giá
cao: cụ thể là những xúc cảm sống động tích cực, loại như thèm khát với nắm quyền
làm chủ, với tham lam, và với thứ tương tự. (E. Dühring, Giá trị của Đời sống. Một giảng khóa về Triết học, về cơ bản, tất cả
nó) [3].
Cuối cùng, chỉ cần đảo mắt bạn trong lịch sử: dưới vòm trời
nào, cho đến giờ, có sự đối đãi toàn bộ của công lý, và nhu cầu thực sự cho
công lý, cư trú ở đâu? Với những người là người phản ứng, có lẽ chăng? Không có
đến trong dẫu mảy may: nhưng chỉ có với (người) hoạt động, mạnh mẽ, tự nhiên và
tích cực. Nói theo lịch sử, công lý trên mặt đất– Tôi nói điều này với sự khó
chịu của người kích động đã nhắc đến ở trên (là người tự mình cũng một lần thú
nhận: “học thuyết về sự trả thù đã đan dệt lối của nó qua tất cả công trình của
tôi và những hoạt động như sợi chỉ đỏ của công lý) [4]
– tương ứng với trận chiến, trong đó, chống
lại tình cảm phản ứng, chiến tranh tiến hành chống lại cùng một chúng, về phần
của những lực lượng năng động và hung hăng, vốn đã tiêu dùng một phần sức mạnh
của chúng trong cố gắng ngăn dừng lại sự tràn lan của tính thương cảm (pathos) phản ứng, để giữ nó trong kiểm soát
và trong những giới hạn, và để đẩy tới một thỏa hiệp với nó. Ở khắp mọi nơi mà
công lý được thực hành và duy trì, sức mạnh mạnh mẽ hơn có thể được thấy trong tìm
kiếm cách thức để đem đến chấm dứt những tàn phá vô nghĩa của ressentiment giữa những người thấp kém
hơn nó (cho dù là những nhóm hay những cá nhân), một phần bằng nâng đối tượng của
ressentiment lên khỏi những bàn tay của
trả thù, một phần bằng thay thế sự trả thù với một đấu tranh chống lại những
thù địch của hòa bình và trật tự, một phần bằng tiến hành giải pháp bồi thường,
đề nghị nó, đôi khi buộc thi hành nó, và một phần bằng cách thúc đẩy những
tương đương nhất định nào đó cho những sai trái vào thành một khuôn mẫu mà ressentiment, từ đó về sau, phải nhận
vào lưu ý cân nhắc. Tuy nhiên, điều dứt khoát nhất là những thẩm quyền cao hơn
có thể đặt ra và ép buộc thực thi chống lại sức mạnh mặc dầu còn mạnh hơn của những
tình cảm chống đối và hằn thù– và họ làm điều ấy liền ngay khi họ đủ mạnh – là
thiết lập một hệ thống pháp luật, công
bố có tính chất mệnh lệnh về những gì được cho
phép, trong mắt họ, như là công chính, và những gì được kể là bị cấm, là bất
công: một khi điển luật pháp lý được đặt đâu vào đấy, khi xử lý những hành động
vi phạm và tự ý độc đoán chống lại cá nhân, hoặc những nhóm, như một tội phạm, như
sự vi phạm pháp luật, như sự nổi dậy chống lại uy quyền cao hơn chính họ, họ đánh
lạc hướng sự chú ý khỏi tổn hại đã thực hiện bởi những vi phạm loại như vậy, và
cuối cùng là đạt được đối ngược với những gì sự trả thù bày ra định làm, vốn chỉ
cần nhìn và quan tâm công chính như quan điểm giá trị của bên bị thương tổn: – từ
đó về sau mắt nhìn được huấn luyện để có một diễn giải phi cá nhân về hành động, ngay cả mắt nhìn của bên bị thương tổn (mặc
dù, như đã nói, điều này xảy ra cuối cùng). –
Bởi vậy “công lý” và “bất công” chỉ bắt đầu từ thời điểm
khi một hệ thống pháp luật được thiết lập (và không, như Dühring nói, từ thời điểm khi thương tổn đã gây). Nói về
“công lý” và “bất công” theo cách như vậy
là không có nghĩa gì cả, một hành động gây thương tổn, bạo động, bóc lột, hay phá
hoại không thể là “bất công” theo
ý hướng giống như vậy, vì những chức
năng hoạt động của sự sống yếu tính
là trong một cách thức gây thương tổn, bạo động, bóc lột, hay phá hủy, hoặc ít
nhất đây là những tiến trình cơ bản của nó, và không thể nghĩ về (sự sống) với
không có những đặc điểm này. Người ta phải thú nhận với chính mình một gì đó thậm
chí còn khó nuốt hơn: rằng đứng từ điểm nhìn cao nhất của sinh học, nhìn thấy
những tình trạng của sự hợp pháp không bao giờ có thể là bất cứ gì, nhưng chỉ
là những tình trạng khác thường ngoại lệ,
vì những hạn chế thành phần của ý dục thực sự với đời sống [5],
vốn tìm kiếm quyền lực và hướng đến mục đích toàn bộ của chúng, chúng tự phụ
thuộc như những biện pháp đơn lẻ, đó là nói rằng, như là một phương tiện của sự
tạo lập những đơn vị lớn hơn của quyền lực. Một hệ thống pháp luật được thai
ngén như có chủ quyền tối cao và tổng quát, không như một phương tiện để sử dụng
trong chiến đấu giữa những đơn vị quyền lực, nhưng như một phương tiện chống lại chiến đấu nói chung, thay vì giống
khẩu hiệu theo lối công xã của Dühring rằng tất cả mỗi ý chí nên xem mỗi ý chí
khác như bình đẳng với nó, điều này sẽ là một nguyên tắc thù địch với cuộc sống, một nỗ lực ám sát tương lai của con người,
một dấu hiệu của mệt mỏi và một con đường bí mật dẫn đến hư không. –
12.
Bây giờ một lời khác về nguồn gốc và mục đích của sự trừng
phạt – hai vấn đề vốn riêng biệt, hoặc phải riêng biệt: không may là người ta
thường trộn chúng với nhau. Trong vấn đề này cho đến nay, những nhà viết lai lịch
đạo đức đã phản ứng ra sao? Một
cách ngây thơ, như là thói thực hành quen thuộc của họ: – họ làm nổi bật một số
‘mục đích’ trong trừng phạt, lấy thí dụ, trả thù hoặc ngăn chặn, sau đó ngây
thơ đặt mục đích ở lúc bắt đầu, như causa
fiendi [6]
của sự trừng phạt, và thế là – làm đã xong. Nhưng “mục đích của pháp luật”, là
điều tuyệt đối cuối cùng chúng ta nên áp dụng đối với lịch sử của sự xuất hiện
của pháp luật: trái lại, không có đề nghị quan trọng hơn cho tất cả những loại
lịch sử, hơn là điều chúng ta đi tới được đó chỉ với nỗ lực lớn lao nhưng là điều
thực sự phải nên đạt được, – cụ thể là
nguồn gốc của sự xuất hiện của một điều gì đó và sự hữu ích cuối cùng dẫn đến của
nó, sự ứng dụng thực tế của nó và sự bao gồm nó vào một hệ thống của những cứu
cánh, là tách biệt như đầu này đối với đầu
kia vòm trời [7]; rằng bất cứ
điều gì trong hiện hữu, bằng cách nào đó xảy ra, thì liên tục được diễn giải
làm mới lại, trưng dụng làm mới lại, chuyển đổi và chuyển hướng đến một mục
đích mới bởi một quyền lực cao mạnh hơn nó; rằng tất cả mọi sự việc xảy ra
trong thế giới hữu cơ bao gồm sự áp đảo, sự thống trị, và lần lượt khi đến
phiên chúng, áp đảo và thống trị bao gồm diễn dịch lại, điều chỉnh, trong tiến
trình trong đó có “ý nghĩa” trước đây của chúng [Sinn] và “mục đích” phải nhất thiết bị che tối đi hoặc bị xóa sạch
hoàn toàn. Bất kể rằng bạn đã hiểu rõ hoàn hảo cho đến đâu đi nữa về sự hữu ích của bất kỳ cơ quan sinh lý nào (hoặc
cơ chế pháp lý, phong tục xã hội, thói dùng chính trị, hình thức nghệ thuật, hoặc
nghi thức tôn giáo), kết quả qua đó vẫn là bạn chưa nắm được nó đã xuất hiện
như thế nào: dù điều này nghe có thể không thoải mái và khó vui với tai người già
cả hơn, – vì qua những thời đại, người
ta đã tin rằng mục đích hiển nhiên một sự việc, sự tiện ích của nó, hình và dạng
của nó, là lý do cho hiện hữu của nó, mắt được làm để thấy, tay để nắm bắt.
Thế nên, người ta cũng nghĩ rằng sự trừng phạt đã tiến hóa với
mục đích của trừng phạt. Nhưng mỗi mục đích và cách sử dụng chỉ là một dấu hiệu rằng ý dục với quyền lực đã đạt
được quyền làm chủ trên một gì đó kém mạnh mẽ hơn, và đã áp đặt, gây ấn tượng mạnh
mẽ trên một-gì đó, ý tưởng [Sinn] riêng
của nó về một chức năng sử dụng; và toàn bộ lịch sử của một “sự vật”, một cơ
quan, một truyền thống, có thể đến mức độ này, là một chuỗi liên tục của những
dấu hiệu, liên tục phơi bày những diễn giải và những thích nghi mới, nguyên
nhân trong đó cần không được kết nối ngay cả với nhau, nhưng thay vì đôi khi chỉ
theo dõi và thay thế nhau một cách ngẫu nhiên. Sự “phát triển” của một “sự vật”,
một truyền thống, một cơ quan thì do đó chắc chắn không phải là sự thăng tiến [8]
của nó hướng tới một mục đích, lại còn ít hơn như nếu nó là một progressus lôgích, lấy tuyến đường ngắn
nhất với năng lượng tiêu dùng ít nhất và ít tốn kém nhất, thay vào đó nó là một
kế tục, ít hay nhiều sâu sắc hơn, những tiến trình độc lập với nhau, hoặc nhiều
hay ít hơn, của sự phục tùng rút ra trên sự vật, cộng thêm vào với điều này là những
kháng cự gặp phải tất cả mỗi lần, những chuyển hóa thử cố gắng cho mục đích
phòng vệ và phản tác động, và cũng nữa, những kết quả của những biện pháp phản ứng
đối phó thành công. Hình thức thì uyển chuyển tuôn chảy, “ý nghĩa” [Sinn] thậm chí lại còn hơn vậy. . .
Cũng không khác biệt ở bên trong bất kỳ tổ chức sinh vật cá
nhân nào: tất cả mọi dịp, tổng thể đều phát triển một cách nhận biết được, “ý
nghĩa” [Sinn] của những cơ quan cá
nhân chuyển đổi, – đôi khi sự phá hủy một phần của những cơ quan, sự giảm thiểu
trong số lượng của chúng (lấy thí dụ, bằng sự phá hủy những phần trung gian) có
thể là một dấu hiệu của sức mạnh ngày càng tăng và sự toàn hảo. Để nói rõ ràng:
ngay cả sự giảm thiểu một phần trong sự hữu ích, sự phân rã, và thoái
hóa, mất đi về ý nghĩa [Sinn] và mục
đích chức năng, trong ngắn hạn chết, làm nên những điều kiện cho sự progressus đúng thực: luôn luôn xuất hiện,
như nó thể hiện, trong hình thức của ý dục và cách tiến đến quyền lực lớn mạnh hơn và luôn luôn thoát
nổi lên một cách chiến thắng trên thiệt hại của vô số những lực lượng nhỏ hơn.
Số lượng của sự ‘tiến bộ’ có thể thực sự được
đo lường ứng theo như bao nhiêu đã phải hy sinh cho nó, sự hy sinh của con
người từng khối cho sự thịnh vượng của
duy nhất một giống người mạnh mẽ hơn
của con người – đó sẽ là sự tiến bộ.
. . –
Tôi đặt nhấn mạnh trên điểm chính yếu này của phương pháp lịch
sử, đặc biệt vì nó chạy ngược lại, đúng với bản năng và thời thức thắng trội, vốn
sẽ thà đi đến hiểu biết thỏa hợp với tính ngẫu nhiên tuyệt đối, và thậm chí máy
móc vô nghĩa của tất cả những những sự kiện, hơn là với lý thuyết rằng một ý chí quyền lực đã hành động trong tất cả
những gì xảy ra. Cái phương thức ứng xử đặc biệt mang tính dân chủ của tư cách
chống lại tất cả mọi sự việc vốn chi phối và muốn chi phối, chủ nghĩa ghét-luật-lệ-cai-trị (misarchism) [9]
hiện đại (để ghép một từ xầu cho một điều xấu) đã dần dần định hình và khoác áo
đẹp đẽ như trí tuệ, trí thức nhất, quá nhiều như thế khiến nó ngày nay, đã từng
chút một, thâm nhập những khoa học chặt chẽ, xem dường khách quan nhất, và được
cho phép làm như vậy; quả thực vậy,
tôi nghĩ rằng nó đã trở thành chủ nhân của toàn bộ sinh lý học và sinh học, với
thiệt hại cho chúng, dĩ nhiên, bằng cách lấy biến đi khái niệm cơ bản của chúng,
đó là hoạt động thực sự. Về mặt khác, áp lực của phương thức ứng xử đặc biệt
này thúc ép “sự thích nghi” vào trong nền trước nổi bật, vốn nó chỉ là một hoạt
động thuộc hạng nhì, chỉ là một phản ứng, thực vậy tự thân đời sống đã được định
nghĩa như là một thích nghi bên trong, ngày càng hiệu quả hơn, với những hoàn cảnh
bên ngoài (Herbert Spencer). Nhưng thế này là hiểu sai lệch về bản chất của đời
sống, ý dục với quyền lực của nó,
chúng ta bỏ qua sự quan trọng chính yếu là những sức mạnh tự phát, gây hấn,
bành trướng, diễn dịch lại, chuyển hướng lại, và hình thành vốn có, mà “thích ứng”
chỉ đến sau chúng, sau khi chúng đã có tác dụng của chúng; (như thế là) trong
chính tổ chức sinh vật, vai trò chi phối của những chức năng cao nhất này, - trong
ai có ý chí sống thì hoạt động và tự thể hiện, - đã bị từ chối. Người ta nhớ những
gì Huxley [10]
trách cứ Spencer, – với “chủ nghĩa hư vô quản trị hành chính” của ông ta :
nhưng chúng ta giải quyết với nhiều hơn
là chỉ đơn thuần “quản trị hành chính”. . .
Lê Dọn Bàn tạm
dịch - bản nháp thứ nhất
(Aug/2012)
[1]
anarchist và anti-Semites – anarchy: thuyết chủ trương không thiết lập chính
phủ quản lý quốc gia, xem như một lý tưởng chính trị, vì cho cá nhân sự tự do
tuyệt đối.
[2]
tiếng Pháp: rancune - trong nguyên bản
[3]
Eugen Karl Dühring (1833–1921), triết gia, chính trị kinh tế gia người Đức, mù
từ năm 30 tuổi ... Thư mục của Nietzsche gồm: Tự truyện của Dühring, Werth des Lebens (Value of Life, 1867)
và Cursus der Philosophie (Course in
Philosophy, 1875). Dühring tự nhận là người gây phong trào bài-Dothái và là khuôn
mặt chính của vận động bài-Dothái ở nước Đức.
Dühring
là một người cuồng nhiệt yêu nước Đức, ghét Goethe (tiêu biểu cho văn hóa với
nhiều nguồn) và cổ điển Hylạp; Ngày nay ông tên ông chỉ còn được nhắc như người
đáng chê cười trong những bài viết của K. Marx và F. Engels, và như trên đây
của Nietzsche.
[4]
[E. Dühring, Sache, Leben, und Feinde
(Karlsruhe, Leipzig, 1882), p. 293.]
[5]
the will to life: ý dục tham sống–
tôi hiểu ý dục như ý chí nhưng với
tham lam với lòng ham muốn – với
đời sống
[6]
Nguyên nhân của nguồn gốc.
[7]
toto
coelo - trong nguyên văn
[8]
progressus
- trong nguyên văn
[9]
Misarchism: the hatred of rule, Hatred of or opposition to
government in any form; the doctrine that government as such is evil or an
evil.
[10]
Thomas Henry Huxley (1825–1895) Nhà sinh vật học người Anh, còn nổi tiếng
vì chủ trương bảo vệ thuyết tiến hóa của Charles Darwin, đến mức ông tự xưng với
ý - Tôi là con chó giống thuộc giống bulldog (hung dữ) để bảo vệ học thuyết
Darwin (“I am Darwin's bulldog”). Ông là người đặt
ra từ “agnosticsim” - Thuyết không
thể biết.