Come Away, Come Away, Death
William Shakespeare (1564-1616)
[Twelfth
Night, Act II, scene 4]
1.
(bản
dịch 1)
Đến đi, đến ngay đi, cái chết
và trong cypress buồn hãy đặt tôi nằm
lịm đi, tắt lịm đi, hơi thở
một cô gái xinh đẹp tàn nhẫn giết tôi chết.
vải liệm tôi trắng, đính đầy yew xanh
Ôi, sửa soạn nó đi
phần tôi với cái chết, không ai thật như
thế
đã san sẻ nó
không một cánh hoa đẹp, chẳng một đóa hoa
thơm
trên quan tài tôi đen, đừng tung vãi
chẳng một người quen, đừng một người bạn
tiễn chào
xác tôi bất hạnh, nơi xương tôi sẽ vùi ném.
hãy chừa lại một nghìn, nghìn tiếng thở
dài,
ôi - chôn tôi chốn nào
để người tình buồn thực không bao giờ tìm
được
đến mộ khóc nghẹn ngào
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2012)
2.
(bản
dịch 2)
Thôi nào, giờ hãy để tôi chết
Và đặt xác tôi trong hòm gỗ bách cypress.
Tôi cảm thấy hơi thở lìa bỏ tôi.
Tôi bị một cô gái tàn nhẫn xinh đẹp giết
chết.
Chuẩn bị vải liệm tôi trắng,
Trang trí bằng nhánh lá tùng yew.
Tôi là người chung thủy nhất
từng sống hay đã chết.
Đừng rắc hoa thơm
Trên quan tài đen của tôi.
Đừng để bạn bè tôi
tiễn xác tôi bất hạnh.
Tôi không muốn nghe hàng nghìn tiếng thở
dài buồn bã,
chôn tôi , ôi - chốn không người tình buồn
nào
tìm được đến bên mồ nức nở!
3.
(nguyên
văn)
[Come away, come away, death,
And in sad cypress let me be laid.
Fly away, fly away, breath;
I am slain by a fair cruel maid.
My shroud of white, stuck all with yew,
O, prepare it!
My part of death, no one so true
Did share it.
Not a flower, not a flower sweet,
On my black coffin let there be strown.
Not a friend, not a friend greet
My poor corpse, where my bones shall be thrown.
A thousand thousand sighs to save,
Lay me, O, where
Sad true lover never find my grave,
To weep there!]
Vài lời về bài thơ:
1.
Tình
yêu thường dẫn đến cái Chết, ít nhất trong Shakespeare. Ở đây, bài thơ thực
không nói về cái Chết, nhưng về Tình Yêu– thứ tình yêu cô đơn,
thất bại, không được đáp lại, nên dẫn lối đến tang tóc, tận cùng bằng cái chết
(loài cây xanh cypresscao có thân gỗ đen - và
cây yew thấp – mọc như bụi lớn -
đều là những biểu tượng của tang tóc). Cái chết ở đây trọn vẹn là sự khước từ
cuộc đời. và như thế tình yêu hiểu như toàn thể ý nghĩa đời sống và là chính là
cứu cánh nội tại của sự sống.
Vốn là một bài hát – người hát là Feste (một người đóng trò, hát,
kể chuyện giúp vui sống thường trực trong các gia đình lớn, ở đây được gọi là
anh Hề (Clown) – hay anh Ngây (a fool) – trong gia đình bá tước nữ Olivia) –
người nghe là công tước Orsino - trong hài kịch Twelfth Night – trích dẫn nay thành một
bài thơ nổi tiếng – Ngày nay, “sad cypress” hay hai câu đầu, thường
được nhắc nhở nhiều:
Come away, come away, death,
And in sad cypress let me be laid.
2.
Thất vọng, muốn chết và chết thật cô đơn, thật buồn – không muốn
hoa, không muốn bạn, không muốn thương tiếc- vì tất cả đều vô nghĩa - cả sự sống, và đời sống.
Trở về với huyền thoại tình yêu nam nữ - Aristophanes đã kể trong Symposium của Plato – và bản chất
con người - mỗi chúng ta đều chỉ mới là một nửa, thiếu xót và đi tìm nửa kia còn
lại - để hợp nhất thành toàn vẹn. Cuộc đời chỉ là sân khấu để có được hành
trình đi tìm nhau, và tình yêu là hoa trái cuối hành trình kết hợp đó. Đất chết
nếu không cây nảy mầm, đời không là đời sống nếu không có tình khiến cây đời trọn sức lớn dậy trổ hoa yêu muôn màu.
Chúng ta tìm nhau - “phải lòng” nhau - chúng ta chắc vẫn
nói thế - có lẽ hay hơn chữ yêu vay mượn về sau – Trong “phải lòng” nhau – con người trọn vẹn là một sinh vật sống đam mê, với tất cả bản năng (“lòng”)
tự nhiên và thầm kín (“ăn nằm”) – chúng ta mê cuồng thách thức hay đúng
hơn tạm quên, không phải chạm mặt từng giây phút với giới hạn của thời gian là cái
chết, và như thế thắng vượt được thách đố thời gian, coi thường cái chết.
Nhưng khi “phải lòng” nhưng không thành – như Trương
Chi của chúng ta – chỉ có một cánh cửa chết duy nhất để ra khỏi cuộc đời -
không còn trên sông, mất dấu trong thế giới thực tại – nhưng tiếng hát và con
đò chứng tích của người tình chân thực vẫn tồn tại trong thế giới hiện tượng –
và chỉ thực kết thúc với nước mắt Mỵ nương. Đò chìm trên sông, người mất trên
sóng nước, nhưng tình chỉ tan trong nước mắt. Cả câu chuyện là sự kết đọng và
kéo dài không mất – sự sống kết đọng và tình yêu không mất – hay tình yêu đã
kết đọng sự sống – như ngọc từ sự sống và long lanh mãi trong một sự sống khác.
Sự sống mơ tưởng của những người phải lòng nhau.
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Sep/2012)
(còn tiếp)