Saturday, March 2, 2019

Harari – Khả năng chống đỡ


Khả năng chống đỡ
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)

Yuval Noah Harari






Phần V
Khả năng chống đỡ

Bạn sống thế nào trong một thời hoang mang, khi những câu chuyện cũ đã xụp đổ và tuy thế không câu chuyện mới nào nổi lên để thay chúng?




19
Giáo Dục

Thay Đổi Là Điều Không Đổi Duy Nhất [1]

Loài người đang đối mặt với những cách mạng chưa từng xảy ra, tất cả những chuyện kể cũ của chúng ta đang đổ vỡ, và đến nay chưa có chuyện kể mới nào nổi lên thay thế. Chúng ta có thể sửa soạn bản thân và con cái chúng ta thế nào cho một thế giới của những chuyển đổi chưa từng có và những bấp bênh triệt để như vậy? Một đứa trẻ ra đời hôm nay sẽ trong lứa tuổi ba mươi năm 2050. Nếu mọi sự việc trôi chảy, đứa trẻ đó sẽ vẫn còn có mặt khoảng năm 2100, và ngay cả có thể là một công dân năng động của thế kỷ 21. Chúng ta nên dạy gì cho đứa trẻ đó để sẽ giúp nó sống và phát triển trong thế giới của năm 2050, hay của thế kỷ 21? Những loại khả năng chuyên môn nào nó sẽ cần, dù nam hay nữ, để có một việc làm, để hiểu những gì đang xảy ra quanh nó, và định hướng được trong mạng lưới rối rắm của đời sống?

Thật không may, vì không ai biết thế giới năm 2050 sẽ nhìn giống thế nào – chưa nói chi đến năm 2100 – chúng ta không biết trả lời những câu hỏi này ra sao. Dĩ nhiên, con người không bao giờ có thể đoán trước chính xác được tương lai. Nhưng ngày nay điều đó thì khó khăn nhiều hơn bao giờ, vì một khi kỹ thuật cho chúng ta khả năng để vẽ kiểu và sản xuất những cơ thể, bộ óc và não thức, chúng ta thôi không còn có thể chắc chắn về bất cứ gì – gồm cả những sự vật việc vốn trước đây xem như cố định và vĩnh cửu.

Một nghìn năm trước, năm 1018, đã có rất nhiều sự vật việc người ta không biết về tương lai, nhưng dẫu thế họ vẫn tin rằng những đặc trưng cơ bản của xã hội loài người sẽ không thay đổi. Nếu bạn sống ở nước Tàu năm 1018, bạn đã biết rằng năm 1050, đế quốc Song có thể sụp đổ, người Khitans có thể xâm lăng từ phía bắc, và những bệnh dịch có thể giết chết hàng triệu người. Tuy nhiên, điều rõ ràng với bạn rằng ngay cả đến năm 1050 hầu hết mọi người vẫn sẽ làm việc như những người làm ruộng và những thợ dệt, những người cầm quyền vẫn sẽ dựa vào con người để đưa vào quân ngũ và bộ máy hành chính, phái nam sẽ vẫn thống trị phái nữ, tuổi thọ vẫn khoảng 40, và cơ thể con người sẽ vẫn giống đúng như hiện giờ. Do đó năm 1018, những cha mẹ nghèo người Tàu dạy con cái họ cách trồng lúa hay dệt lụa và những cha mẹ giàu có hơn dạy con trai của họ đọc kinh sách Confucius, viết thư pháp, hay chiến đấu trên lưng ngựa – và dạy những cô gái của họ để là những nội trợ khiêm tốn và vâng lời. Rõ ràng đến năm 1050 vẫn còn cần những khả năng chuyên biệt này.

Ngược lại, ngày nay chúng ta không biết nước Tàu hay phần thế giới còn lại sẽ trông giống thế nào vào năm 2050. Chúng ta không biết người ta sẽ làm gì để kiếm sống, chúng ta không biết những quân đội hay những tổ chức hành chính sẽ hoạt động thế nào, và chúng ta không biết quan hệ phái tính sẽ như thế nào. Một số người có thể sẽ sống lâu hơn ngày nay, và cơ thể con người chính nó có thể trải qua một cách mạng trước đây chưa từng có nhờ vào kỹ thuật sinh học và những interface não-cômputơ trực tiếp. Phần lớn những gì trẻ em học ngày nay, đến năm 2050, có thể có nhiều phần xảy ra là sẽ không can dự gì nữa.

Hiện giờ, có quá nhiều trường học tập trung vào việc nhồi nhét thông tin. Trong quá khứ điều này có ý nghĩa, vì tài liệu thông tin rất khan hiếm, và ngay cả sự nhỏ giọt chậm chạp của dòng chảy thông tin đang có cũng bị ngăn đi chặn lại, chịu kiểm duyệt nhiều lần. Nếu bạn sống, hãy tạm nói rằng vào năm 1800, trong một tỉnh thành nhỏ của Mexico, thật khó cho bạn để biết nhiều về thế giới lớn hơn bên ngoài. Không có đài phát thanh, truyền hình, báo hàng ngày hay thư viện công cộng. [2] Ngay cả nếu bạn biết chữ và có quyền vào đọc một thư viện dành riêng của tư nhân, cũng không có nhiều gì để đọc ngoài tiểu thuyết và những đoạn văn tôn giáo. Đế quốc Spain đã kiểm duyệt rất chặt chẽ tất cả những bản văn được in tại địa phương và chỉ cho phép, một cách một nhỏ giọt, những ấn phẩm từ bên ngoài đem vào, sau khi đã rà xoát. [3] Tương tự cũng giống đúng thế, nếu bạn sống ở một vài tỉnh thành của Russia, India, Turkey hay Tàu. Khi những trường học loại như hiện nay xuất hiện, dạy mọi trẻ em đọc và viết và truyền đạt những sự kiện cơ bản về địa lý, lịch sử và sinh học, chúng đã đại diện cho một cải tiến lớn lao.

Ngược lại, trong thế kỷ 21, chúng ta bị những lượng thông tin khổng lồ làm ngập lụt, và ngay cả giới kiểm duyệt không cố ngăn chặn nó. Thay vào đó, họ bận rộn với việc truyền bá thông tin sai lạc, hay đánh lạc hướng chúng ta với những gì không liên quan. Nếu bạn sống ở một vài tỉnh thành Mexico và bạn có một smartphone, bạn có thể dành nhiều thời giờ để đọc Wikipedia, xem nghe những buổi nói chuyện của TED, và theo học những khóa học online miễn phí. Không chính phủ nào có thể hy vọng che giấu tất cả thông tin nó không thích. Mặt khác, hết sức dễ dàng đến mức đáng báo động để tràn ngập công chúng với những tường thuật mâu thuẫn và những đánh lạc hướng dư luận. Người ta dù ở xa đến đâu trên thế giới, nhưng đều chỉ cách một bấm ‘click’ là đến ngay với những giải thích mới nhất về việc thả bom xuống Aleppo ở Syria; hay về băng tan ở trên vùng Arctic, nhưng có rất nhiều những giải thích mâu thuẫn, khó biết tin vào đâu. Ngoài ra, vô số sự vật việc khác chỉ cách xa một một bấm ‘click’, làm khó tập trung, và khi chính trị hay khoa học trông quá phức tạp, khiến là điều lôi cuốn để chuyển sang một vài video-mèo gây cười, hay những tin đồn sốt dẻo về những nhân vật nổi tiếng – có lắm chuyện bàn bạc vặt- trong giới cinê hay thể thao, hay phim ảnh khiêu dâm.

Trong một thế giới như vậy, điều cuối cùng mà một cô giáo cần đem cho những học trò của cô, là thêm nhiều thông tin hơn. Họ đã có quá nhiều thứ đó. Thay vào đó, người ta cần khả năng để hiểu ý nghĩa của thông tin, để nói được sự khác biệt giữa những gì quan trọng và những gì không quan trọng, và trên hết là để kết hợp nhiều những mảnh thông tin vào trong một bức tranh lớn rộng của thế giới.

Sự thực, đây từng là lý tưởng của nền giáo dục tự do phương Tây trong nhiều thế kỷ, nhưng ngay cả cho đến giờ, nhiều trường học phương Tây cũng khá lỏng lẻo trong việc hoàn thành nó. Những thày giáo tự cho phép họ tập trung vào việc dồn nhét những dữ liệu trong khi khuyến khích những học trò ‘hãy suy nghĩ lấy cho bản thân’. Do sự sợ hãi của họ về khuynh hướng độc đoán lấn áp tự do cá nhân, những trường học theo lý tưởng tự do đã có một kinh sợ đặc biệt đối với những chuyện kể lớn [4]. Họ giả định rằng cho đến chừng nào chúng ta cung cấp cho sinh viên nhiều dữ liệu và một chút tự do, sinh viên sẽ tạo ra hình ảnh về thế giới của riêng mình, và ngay cả nếu thế hệ này thất bại để tổng hợp tất cả những dữ liệu vào trong một câu chuyện mạch lạc và có ý nghĩa về thế giới, sẽ có khối thời giờ để xây dựng một tổng hợp tốt trong tương lai. Nhưng bây giờ chúng ta không có thì giờ nữa. Những quyết định chúng ta sẽ thực hiện trong vài chục năm tới sẽ định hình tương lai của chính sự sống, và chúng ta có thể đưa ra những quyết định này chỉ dựa trên quan điểm hiện tại về thế giới của chúng ta. Nếu thế hệ này thiếu một cái nhìn toàn diện về vũ trụ, tương lai của sự sống sẽ được quyết định một cách tùy tiện, ngẫu nhiên.

Tình thế cấp bách như lửa cháy

Bên cạnh thông tin, hầu hết những trường học cũng tập trung quá nhiều vào việc cung cấp cho học sinh với một set gồm những khả năng chuyên môn định sẵn, loại như giải phương trình vi phân, viết code cômputơ bằng ngôn ngữ C ++, xác định hóa chất trong một ống nghiệm, hay trò chuyện bằng tiếng Tàu. Thế nhưng, vì chúng ta không biết thế giới và thị trường việc làm năm 2050 xem sẽ ra sao, chúng ta không thực biết những khả năng chuyên môn cụ thể nào người ta sẽ cần. Chúng ta có thể đầu tư rất nhiều gắng sức vào việc dạy trẻ viết ngôn ngữ C ++, hay nói tiếng Tàu thế nào, chỉ để rồi biết được rằng vào năm 2050 AI có thể viết code software hay hơn con người rất nhiều, và một app Google Dịch thuật mới sẽ cho bạn khả năng tiến hành một trò chuyện bằng tiếng Madarin, Canton, hay Hakka, gần như không sai, ngay cả dù bạn chỉ biết nói câu chào miệng ‘Ni hao’

Vậy chúng ta nên dạy gì? Nhiều những nhà chuyên môn ngành sư phạm biện luận rằng trường học nên chuyển sang dạy ‘bốn điều bắt đầu với chữ C’ [5] – suy nghĩ với óc phê phán, truyền thông giao tiếp, hợp tác làm việc, và sáng tạo. [6] Rộng hơn, những trường học nên giảm về những kỹ năng kỹ thuật và nhấn mạnh về những kỹ năng sinh sống tổng quát đa dụng. Quan trọng nhất tất cả sẽ là khả năng để đối phó với sự thay đổi, để học những điều mới, và giữ được cân bằng tinh thần của bạn trong những tình cảnh không quen thuộc. Để có thể theo kịp với thế giới năm 2050, bạn sẽ không chỉ đơn thuần là phát minh ra những ý tưởng và sản phẩm mới – trên tất cả, bạn sẽ cần phải tái tạo chính mình lần này sang lần khác.

Vì khi tốc độ của sự thay đổi tăng nhanh lên, không chỉ kinh tế, nhưng chính ý nghĩa của ‘là người’ thì có nhiều xác xuất là sẽ biến đổi. Năm 1848, bàn Tuyên ngôn Cộng sản đã tuyên bố rằng ‘tất cả gì là cứng chắc đều tan chảy vào trong không khí’. [7] Marx và Engels, tuy nhiên, đã chủ yếu suy nghĩ về những cấu trúc kinh tế và xã hội. Đến năm 2048, những cấu trúc vật lý và nhận thức cũng sẽ tan chảy vào trong không khí, hay vào một đám mây chứa những những bit dữ liệu.

Năm 1848, hàng triệu người đã mất việc làm của họ ở những trang trại thôn quê, và đã đến những thành phố lớn để làm việc trong những xưởng máy. Nhưng sau khi đến những thành phố, không có chuyện xảy ra là họ đã thay đổi phái tính của họ, hay thêm khả năng mới như kiểu có một giác quan thứ sáu. Và nếu họ tìm được một việc làm trong vài nhà máy dệt, họ có thể trông mong rằng sẽ ở trong nghề đó cho hết đời làm việc của họ.

Đến năm 2048, người ta có thể phải đối phó với những di cư trong không gian cyber, với những bản sắc phái tính thay đổi, và với những kinh nghiệm giác quan mới được cấy ghép cômputơ (vào người) tạo ra. Nếu họ tìm thấy cả việc làm lẫn ý nghĩa trong việc vẽ kiểu quần áo phải đổi mới đến từng phút một, cho một trò chơi trong thế giới ảo 3-chiều, trong vòng một chục năm không chỉ nghề đặc biệt này, nhưng tất cả công việc đòi hỏi sáng tạo nghệ thuật ở mức độ này đều có thể được AI thực hiện. Như thế, ở tuổi 25, bạn tự giới thiệu trên một trang web dành cho ‘tìm bạn lòng bốn phương’ là ‘một phụ nữ dị tính luyến ái, 25 tuổi, sống ở London, và làm việc trong một hiệu bán thời trang’ Đến tuổi 35, bạn nói bạn là ‘một người có phái tính-không cụ thể [8], đang trải qua thích ứng với tuổi tác, có neocortical [9] hoạt động diễn ra chủ yếu trong thế giới ảo New Cosmos, và có sứ mạng của đời sống là đi đến chỗ nào chưa hề có nhà vẽ kiểu quần áo nào đã đi trước tới đó’ . Đến năm 40 tuổi, cả việc ‘tìm bạn lòng bốn phương’ và tự định nghĩa như vậy là đều thôi không còn hợp thức nữa. Bạn chỉ cần đợi một algorithm để tìm (hoặc tạo) một sánh hợp toàn hảo cho bạn. Về phần lấy ra ý nghĩa từ nghệ thuật của vẽ kiểu quần áo, bạn bị những algorithm vượt qua và loại bạn ra ngoài, không cưỡng được, khiến nhìn vào những thành tựu vượt trội của bạn từ chục năm trước sẽ lấp đầy bạn với xấu hổ hơn là tự hào. Và ở tuổi 45, bạn vẫn còn hàng chục năm dài trước mặt để thay đổi triệt để.

Xin đừng hiểu lớp lang này diễn ra theo như nghĩa đen. Không ai thực sự có thể đoán trước những thay đổi cụ thể mà chúng ta sẽ chứng kiến. Bất kỳ lớp lang cụ thể nào cũng có thể có xác xuất xảy ra nhưng xa với thực sự. Nếu ai đó mô tả cho bạn thế giới của giữa thế kỷ 21, và nó có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nó có lẽ là sai. Nhưng sau đó nếu ai đó mô tả cho bạn thế giới của giữa thế kỷ 21 và nó không giống như khoa học viễn tưởng – nó chắc chắn là sai. Chúng ta không thể chắc chắn về những chi tiết cụ thể, nhưng sự thay đổi chính nó là sự chắc chắn duy nhất.

Sự thay đổi sâu xa giống như thế có thể biến đổi cấu trúc cơ bản của đời sống, làm gián đoạn tính năng nổi bật nhất của nó. Từ thời xa xưa, đời sống đã được chia thành hai phần bổ sung nhau: một thời kỳ học tập theo sau là thời kỳ làm việc. Trong phần đầu tiên của đời sống, bạn đã tích luỹ thông tin, đã phát triển những kỹ năng chuyên môn, thiết lập một quan điểm về thế giới, và xây dựng một bản sắc nhận diện ổn định. Ngay cả nếu ở tuổi 15, bạn dành phần lớn ngày làm việc của bạn trong đồng lúa của gia đình (hơn là trong một trường học chính qui), điều quan trọng nhất bạn đang làm là học tập: trồng lúa thế nào, tiến hành bàn bạc giá cả với những lái gạo tham lam từ thành phố lớn thế nào và cách giải quyết xung đột về ruộng đất và nước tưới với những người dân khác trong làng thế nào. Trong phần thứ hai của đời sống, bạn dựa vào khả năng chuyên môn đã tích lũy để định hướng trong thế giới, kiếm sống và đóng góp cho xã hội. Dĩ nhiên ngay cả ở tuổi 50, bạn vẫn tiếp tục học những điều mới về gạo, về những người lái buôn, và về những xung đột, nhưng đây chỉ là những sửa đổi nhỏ cho khả năng đã rèn luyện thuần thục.

Đến giữa thế kỷ 21, nhịp thay đổi dần tăng nhanh lên, cộng với tuổi thọ cũng kéo dài hơn, sẽ làm mô thức truyền thống này thành lỗi thời. Đời sống sẽ rời rụng ở chỗ có những đường chỉ nối, và sẽ càng dần có ít liên tục hơn giữa những giai đoạn khác nhau của đời sống. ’Tôi là ai?’ sẽ là một câu hỏi cấp thiết và phức tạp hơn bao giờ hết. [10]

Điều này chắc có thể bao gồm những mức độ căng thẳng lớn. Vì sự thay đổi gần như luôn luôn gây căng thẳng, và sau một độ tuổi nhất định nào đó, hầu hết người ta không thích để thay đổi. Khi bạn 15 tuổi, toàn bộ cuộc sống của bạn là sự thay đổi. Cơ thể bạn đang lớn mạnh, não thức đang phát triển, những quan hệ của bạn đang sâu xa hơn. Tất cả mọi sự vật việc đều trong tuôn chảy, và mọi sự vật việc đều mới. Bạn đang bận rộn tạo dựng chính mình. Hầu hết những thanh thiếu niên đều thấy điều này đáng sợ, nhưng đồng thời, điều này cũng cũng rất kích động thú vị. Những cảnh sống mới đang mở ra trước bạn, và bạn có cả một thế giới để chinh phục.

Vào thời điểm bạn 50 tuổi, bạn không muốn thay đổi và hầu hết người ta đều có bỏ cuộc về việc (hay ý định) chinh phục thế giới. Tới chỗ đó rồi, có làm việc đó rồi, đã mua một áo-thung-T in hình dán chữ kỷ niệm rồi!. Bạn thích sự ổn định hơn. Bạn đã đổ rất nhiều vốn liếng vào kỹ năng chuyên môn của bạn, sự nghiệp của bạn, bản sắc nhận diện của bạn và quan điểm về thế giới của bạn khiến bạn không muốn bắt đầu lại từ đầu. Bạn càng làm việc chăm chỉ bao nhiêu để xây dựng một gì đó thì càng khó hơn bấy nhiều để buông bỏ và thế chỗ nó bằng một gì đó mới. Bạn vẫn có thể trân trọng những kinh nghiệm mới và những sửa đổi nhỏ, nhưng hầu hết người ta trong tuổi 50, đều không sẵn sàng để tháo rỡ tất cả rồi sửa chữa toàn bộ những cấu trúc sâu xa của bản sắc nhận diện và cá tính của họ.

Điều này có những lý do về mặt thần kinh. Mặc dù bộ óc người lớn thì mềm dẻo và có thể thay đổi nhanh hơn trước đây đã từng nghĩ, nó vẫn còn kém dễ uốn nắn hơn bộ óc tuổi thiếu niên. Việc nối lại những nơron và bắt dây lại những synapse là công việc hết sức nhọc nhằn khó khăn. [11] Nhưng trong thế kỷ 21, bạn khó có thể kham nổi để có được sự ổn định. Nếu bạn cố gắng bám giữ một vài bản sắc nhận diện, công việc hay cái nhìn về thế giới trong ổn định, bạn có nguy cơ bị bỏ lại đằng sau khi thế giới bay vụt qua bạn với một tiếng ‘vuu.…ù.. ù!’ Nhận rằng tuổi thọ thì chắc sẽ tăng lên, sau đó bạn có thể phải tốn nhiều chục năm như một hóa thạch không biết gì. Để giữ mình vẫn phù hợp hay liên quan – không chỉ kinh tế, nhưng trên tất cả là xã hội – bạn sẽ cần khả năng để liên tục học hỏi và tái tạo chính bạn, chắc chắn ở một tuổi trẻ như năm mươi.

Khi sự kỳ lạ trở thành sự bình thường mới, kinh nghiệm quá khứ của bạn, cũng như những kinh nghiệm quá khứ của toàn thể cộng đồng nhân loại, sẽ trở nên những hướng dẫn kém tin cậy hơn. Con người như những cá nhân và loài người như một toàn bộ sẽ phải đối phó càng ngày càng tăng với những sự vật việc chưa bao giờ từng gặp trước đây, chẳng hạn như những máy móc siêu thông minh, những cơ thể được kỹ nghệ chế tạo, những algorithm có thể thao túng những cảm xúc của bạn với sự chính xác kỳ lạ, những thảm họa về khí hậu do con người nhanh chóng tạo ra, và sự cần thiết phải thay đổi nghề nghiệp của bạn mỗi chục năm. Điều nào là đúng để làm gì khi đối mặt với một tình cảnh hoàn toàn chưa từng có trước đây? Bạn nên hành động thế nào khi bạn bị ngập lụt bởi lượng thông tin khổng lồ và hoàn toàn không có cách nào bạn có thể hấp thụ và phân tích được tất cả? Sống thế nào trong một thế giới ở đó tính chất không-xác định sâu xa không là một sai xót vụng về, nhưng một tính chất dặc biệt tiêu biểu?
   
Để sống còn và thịnh vượng trong một thế giới như vậy, bạn sẽ cần rất nhiều tinh thần mềm dẻo linh động và những trữ lượng lớn của cân bằng cảm xúc. Bạn sẽ phải liên tục buông bỏ một số điều bạn biết rõ nhất, và cảm thấy thoải mái như ‘ở nhà’ với sự không-biết. Thật không may, dạy trẻ nắm lấy sự chưa biết và giữ cân bằng tinh thần của chúng thì khó khăn hơn nhiều so với việc dạy chúng một phương trình vật lý hay nguyên nhân của Thế Chiến thứ nhất. Bạn không thể học Khả năng chống đỡ bằng các đọc sách hay nghe một bài giảng. Bản thân những thày giáo thường thiếu sự mềm dẻo về tinh thần mà thế kỷ 21 đòi hỏi, vì chính họ đều là sản phẩm của hệ thống giáo dục cũ.

Cách mạng Kỹ nghệ đã để lại như tài sản cho chúng ta lý thuyết giáo dục theo lối sản xuất dây chuyền. Ở giữa thị trấn có một tòa nhà bê tông lớn được chia thành nhiều phòng giống hệt nhau, mỗi phòng được trang bị những dãy bàn ghế. Nghe tiếng chuông, bạn đi đến một trong những phòng này cùng với ba mươi đứa trẻ khác, tất cả đều được sinh ra cùng năm với bạn. Mỗi giờ, một số người trưởng thành lớn tuổi bước vào phòng, và bắt đầu nói. Họ tất cả đều được nhà nước trả tiền để làm như vậy. Một trong số họ nói với bạn về hình dạng của trái đất, một người khác nói với bạn về quá khứ của con người, và một người thứ ba cho bạn biết về cơ thể con người. Cười vào mô hình này là điều dễ dàng, và hầu hết người ta đều đồng ý rằng bất kể những thành tựu đã qua của nó là gì, giờ đây nó thì phá sản. Nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa tạo được một thay thế nào có thể thực hành được. Chắc chắn chưa là một thay thế với mức độ co dãn theo tỉ lệ có thể triển khai được trong thôn làng Mexico, thay vì chỉ trong những ngoại ô giàu có California.

Những con người bị hack

Thế nên, lời khuyên tốt nhất tôi có thể cho một đứa trẻ mười lăm tuổi bị nhét không thoát vào trong một trường học lỗi thời ở một nơi nào đó ở Mexico, India hay Alabama là: đừng dựa quá nhiều vào những người lớn. Hầu hết họ đều có ý định tốt, nhưng họ chỉ không hiểu về thế giới. Trong quá khứ, đi theo những người lớn là đánh cá an toàn, vì họ hiểu biết khá tốt về thế giới, và thế giới thay đổi chậm chạp. Nhưng thế kỷ 21 sẽ khác. Do thay đổi ngày càng tăng tốc độ, bạn không bao giờ có thể chắc chắn liệu những gì những người lớn đang nói với bạn là trí tuệ vượt thời gian hay những thiên kiến lỗi thời.

Như thế, thay vào đó bạn có thể dựa vào những gì? Có lẽ vào kỹ thuật? Việc đó là một canh bạc ngay cả còn rủi ro hơn. Kỹ thuật có thể giúp bạn rất nhiều, nhưng nếu kỹ thuật giành được quá nhiều quyền năng với đời sống của bạn, bạn có thể trở thành một con tin cho agenda của nó. Hàng nghìn năm trước, con người đã phát minh ra canh nông, nhưng kỹ thuật này chỉ làm giàu cho một tầng lớp ưu tú chọn lọc nhỏ bé, trong khi đẩy phần lớn con người vào nô lệ. Hầu hết mọi người thấy mình làm việc từ sám sớm cho đến xẩm tối, nhặt cỏ dại, gánh xô nước và hái bắp dưới nắng trời gay gắt. Nó cũng có thể xảy ra cho bạn nữa.

Kỹ thuật thì không là tệ. Nếu bạn biết những gì bạn muốn trong đời sống, kỹ thuật có thể giúp bạn có được điều đó. Nhưng nếu bạn không biết những gì bạn muốn trong đời sống, nó sẽ tất cả là quá dễ dàng cho kỹ thuật để định dạng cho bạn những mục đích của bạn và kiểm soát đời sống của bạn. Đặc biệt khi kỹ thuật càng hiểu rõ hơn về con người, bạn có thể ngày càng thấy mình phục vụ nó, thay vì nó phục vụ bạn. Bạn đã thấy những kẻ như dở sống dở chết đi lang thang ngoài đường phố với mặt họ dán vào nhũng smartphone? Bạn có nghĩ rằng họ điều khiển kỹ thuật hay có phải kỹ thuật điều khiển họ?

Vậy ban có nên dựa vào chính mình không? Điều đó nghe hay tuyệt ở chương trình TV giáo dục trẻ em Sesame Street hay trong một phim cinê Disney cổ điển, nhưng trong đời sống thực nó không làm được hay ho như vậy. Ngay cả Disney cũng đang đi đến nhận ra điều đó. Giống như nhân vật Riley Andersen trong phim hoạt họa Disney, hầu hết người ta hầu như không hiểu biết gì về chính họ, và khi họ cố gắng ‘lắng nghe bản thân’, họ dễ dàng trở thành con mồi cho những thao túng từ bên ngoài. Giọng nói chúng ta nghe thấy bên trong đầu chúng ta không bao giờ đáng tin cậy, vì nó luôn phản ảnh tuyên truyền của nhà nước, tẩy não tư tưởng và quảng cáo thương mại, chưa kể đến những ‘sai lầm, thiếu xót’ trong sinh hóa con người.

Khi kỹ thuật sinh học và máy biết học được cải thiện, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn để thao túng những cảm xúc và ham muốn sâu xa nhất của người ta, và nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết để chỉ ‘đi theo’ con tim của bạn. Khi Coca-Cola, Amazon, Baidu hay chính phủ biết cách giựt dây của con tim bạn và bấm những nút của bộ óc của bạn, có thể nào bạn vẫn kể ra được sự khác biệt giữa tự ngã của bạn và những nhà chuyên rao hàng của họ?

Để thành công trong một công việc quá khó khăn đến nản chí như vậy, bạn sẽ cần phải làm việc rất chăm chỉ để tìm biết được tốt hơn về ‘hệ điều hành’ của bạn. Để biết bạn là gì, và bạn muốn gì từ cuộc đời. Đây dĩ nhiên, là lời khuyên xưa nhất trong sách: ‘hãy tự biết mình!’. Trong hàng nghìn năm, những triết gia và tiên tri đã thúc giục người ta hãy biết lấy chính mình. Nhưng trong thế kỷ 20, lời khuyên này đã chưa bao giờ cấp bách hơn, vì không giống như trong những thời của Laozi hay Socrates, bây giờ bạn có sự cạnh tranh nghiêm trọng. Coca-Cola, Amazon, Baidu và chính phủ tất cả đều tranh đua để hack bạn. Không phải smartphone của bạn, không phải cômputơ của bạn và không phải tài khoản ngân hàng của bạn – họ đang trong cuộc chạy đua để hack bạn và hệ điều hành hữu cơ của bạn. Bạn có thể đã nghe nói rằng chúng ta đang sống trong thời của những cômputơ biết hack, nhưng đó chỉ hầu như chưa được nửa sự thật. Thực sự, chúng ta đang sống trong thời của những con người bị hack.

Ngay lúc này, những algorithm đang theo dõi bạn. Chúng đang theo dõi bạn đi những đâu, mua những gì, gặp những ai. Chẳng mấy chốc chúng sẽ theo dõi tất cả những bước đi của bạn, tất cả hơi thở của bạn, tất cả nhịp tim đập của bạn. Chúng đang dựa vào Data Lớn và máy biết học để hiểu bạn rõ hơn và tốt hơn. Và một khi những algorithm này biết bạn tốt hơn bạn tự biết, chúng có thể kiểm soát và thao túng bạn, và bạn sẽ không có khả năng làm được gì nhiều về việc đó. Bạn sẽ sống trong matrix, hay trong The Truman Show. Cuối cùng, đó là một vấn đề thực nghiệm đơn giản: nếu những algorithm thực sự hiểu những gì đang xảy ra bên trong bạn tốt hơn bạn hiểu nó, thẩm quyền sẽ chuyển sang chúng.

Dĩ nhiên, bạn có thể hoàn toàn hạnh phúc khi nhượng tất cả thẩm quyền cho những algorithm và tin vào chúng để chúng quyết định mọi sự vật việc cho bạn và cho phần thế giới còn lại. Nếu vậy, chỉ cần bớt căng thẳng và vui hưởng chuyến đi dài. Bạn không cần phải làm gì cả về việc đó. Những algorithm sẽ chăm sóc mọi sự vật việc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ lại một vài quyền kiểm soát cuộc hiện sinh cá nhân và của tương lai đời sống, bạn phải chạy nhanh hơn những algorithm, nhanh hơn Amazon và chính phủ, và tìm biết được chính bạn trước khi chúng làm được việc đó. Để chạy nhanh, đừng ôm theo bạn nhiều hành lý. Hãy để lại đằng sau tất cả những ảo tưởng của bạn. Chúng rất nặng.



20
Ý Nghĩa

Đời người không là một câu chuyện

Tôi là ai? Tôi nên làm gì trong cuộc đời? Ý nghĩa của cuộc đời là gì? Con người đã từng đặt những câu hỏi này từ thời xa xưa. Mỗi thế hệ cần một trả lời mới, vì những gì chúng ta biết và không biết vẫn tiếp tục thay đổi. Đứng trước tất cả mọi sự vật việc chúng ta biết và không biết về khoa học, về Gót, về chính trị và về tôn giáo – ngày nay, trả lời tốt nhất chúng ta có thể đưa ra là gì?

Loại trả lời nào người ta mong đợi? Trong hầu hết trường hợp, khi người ta hỏi về ý nghĩa của cuộc đời, họ mong được kể cho nghe một câu chuyện. Homo sapiens là một loài vật kể chuyện, suy nghĩ bằng những câu chuyện nhưng không bằng những con số, hay những đồ thị, và tin rằng tự thân vũ trụ hoạt động như một câu chuyện, đầy những anh hùng và những nhân vật phản diện, những xung đột và phân giải, những cực điểm căng thẳng và những kết cuộc hạnh phúc. Khi chúng ta tìm ý nghĩa cho cuộc đời, chúng ta muốn một câu chuyện sẽ giải thích hiện thực tất cả là gì và vai trò cá biệt của tôi trong vở kịch vũ trụ là gì. Vai trò này định nghĩa tôi là ai, và đem ý nghĩa cho tất cả những kinh nghiệm và những lựa chọn của tôi.

Một câu chuyện phổ thông, đã kể trong hàng nghìn năm, cho hàng tỷ những con người khắc khoải, giải thích rằng chúng ta tất cả đều là phần của một vòng quay vĩnh cửu bao gồm và kết nối tất cả những sinh vật. Mỗi sinh vật có một chức phận chuyên biệt để hoàn tất trong vòng quay. Để hiểu được ý nghĩa của đời sống có nghĩa là hiểu được thân phận độc đáo duy nhất của bạn, và sống một đời sống tốt có nghĩa là làm xong thân phận đó.

Sử thi Hindu Bhagavadgita [12] kể cho thấy như thế nào, đang giữa một nội chiến đầy người chết, hoàng tử chiến sĩ vĩ đại Arjuna đã bị những nghi ngờ chiếm trọn bản thân. Sau khi thấy những người bạn và họ hàng trong đoàn quân đối địch, ông do dự không muốn chiến đấu với họ và không muốn giết họ. Ông bắt đầu tự hỏi thiện và ác là gì, ai quyết định nó, và mục đích của đời người là gì. Thần Krishna khi đó giải thích cho Arjuna rằng bên trong chu kỳ vũ trụ vĩ đại mỗi sinh linh sở hữu một ‘dharma’ [13] duy nhất, con đường bạn phải đi và những nhiệm vụ bạn phải hoàn thành. Nếu bạn nhận ra ‘dharma’ của bạn, bất kể con đường có thể khó khăn thế nào, bạn sẽ an lòng, thanh thản và thoát khỏi mọi hoài nghi. Nếu bạn từ chối tuân theo dharma của bạn, và gắng đi theo con đường của người khác – hay lang thang không có con đường nào – bạn sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vũ trụ, và sẽ không bao giờ có thể tìm thấy an bình hay hạnh phúc. Dù con đường cụ thể của bạn là gì, cũng không thành vấn đề, miễn là bạn biết đi theo nó. Một người phụ nữ chuyên việc giặt quần áo, người tận tụy đi theo con đường của người giặt quần áo thì vượt trội hơn một hoàng tử, người bị xa lạc khỏi con đường của hoàng tử. Sau khi hiểu ý nghĩa của đời sống, Arjuna tuân hành theo dharma của mình như một chiến sĩ. Ông giết những bạn bè và những họ hàng, đưa đoàn quân mình đến chiến thắng và trở thành một trong những anh hùng được kính trọng và yêu quý nhất trong thế giới Hindu. [14]

Năm 1994, một anh hùng ca của Disney, phim The Lion King, lấy lại câu chuyện cổ này nhưng đóng gói cho hợp khẩu vị khán giả thời nay, với con sư tử con Simba đứng vào chỗ của Arjuna. Khi nào Simba muốn biết ý nghĩa của cuộc hiện sinh, cha nó – sư tử vua Mufasa – kể cho nó nghe về Vòng Sống Vĩ Đại. Mufasa giải thích rằng loài linh dương ăn cỏ, loài sư tử ăn loài linh dương, và khi những con sư tử chết cơ thể của chúng phân hủy và nuôi loài cỏ. Đây là cách sự sống tiếp tục từ từ thế hệ này sang thế hệ khác, miễn là mỗi con vật đóng vai trò trong vở kịch. Mọi sự vật việc đều kết nối với nhau và mỗi sinh vật đều tùy thuộc vào những sinh vật khác, vì vậy, ngay cả khi một lá cỏ không hoàn thành sứ mạng của nó, toàn bộ Vòng Sống có thể bị sổ tung. Sứ mạng của Simba, Mufasa nói, sau khi Mufasa chết là trị vì vương quốc có vua sư tử, và giữ những loài vật khác trong trật tự.

Tuy nhiên, khi Mufasa chết sớm vì bị Scar, người em trai ác độc, đánh lừa vào chỗ chết, Simba cũng bị đánh lừa, tự đổ lỗi cho mình về thảm họa đó, khốn khổ với tội lỗi tưởng tượng, Simba đã rời bỏ vương quốc sư tử, tránh né thân thế giòng vua của mình, và sống lang thang trong rừng hoang. Ở đó nó gặp hai con vật khác, một con chồn meerkat và một con lợn rừng, cả ba cùng nhau trải qua một vài năm sống vô tư, lánh xa những lối đời đông người đi. Triết lý phản xã hội của chúng có nghĩa là chúng trả lời mọi câu hỏi bằng hát câu thần chú ‘Hakuna matata’ – ‘đừng có lo!’.

Nhưng Simba không thể trốn mãi dharma của mình. Khi trưởng thành, nó ngày càng trở nên thấy khó xử, không biết chính nó là ai và nên làm gì trong cuộc đời. Ở đỉnh cao căng thẳng nhất của phim, cinê, anh hồn của Mufasa hiển lộ cho Simba thấy trong một cảnh mộng, và nhắc nhở Simba về Vòng Sống và của thân thế sư tử, loài làm vua những loài vật, của nó. Simba cũng biết rằng trong khi mình vắng mặt, Scar đã tiếm ngôi và cai quản vương quốc một cách tệ hại, tất cả đang khốn khổ nặng nề, vì nạn bất hòa và nạn đói. Simba cuối cùng cũng hiểu nó là ai và nó nên làm gì. Nó trở về vương quốc sư tử, giết chú, trở thành vua sư tử, và thiết lập lại sự hài hòa và thịnh vượng cho tất cả. Phim kết thúc với một Simba tự hào, trưng bày sư tử con mới sinh, kế tục của mình cho bầy động vật tụ họp đông đảo, bảo đảm sự tiếp nối của Vòng Sống Vĩ Đại.

Vòng vĩ đại của sự sống trình bày vở kịch vũ trụ như một câu chuyện theo đường tròn. Với tất cả những gì Simba và Arjuna được biết, loài sư tử ăn thịt loài linh dương và những chiến sĩ đã đánh những trận chiến trong hằng hà sa số những aeon và sẽ tiếp tục làm như thế mãi mãi. Sự lập lại vĩnh cửu đem cho câu chuyện sức mạnh, hàm ý rằng đây là tiến trình tự nhiên của mọi sự vật việc, và rằng nếu Arjuna tránh chiến đấu, hay nếu Simba từ chối thành vua sư tử, họ đều sẽ là nổi loạn chống lại chính những luật của Tự nhiên.

Nếu tôi tin vào một phiên bản nào đó của câu chuyện về Vòng Sống, điều đó có nghĩa rằng tôi có một bản sắc nhận diện cố định và đúng thực, nó ấn định rõ ràng những nhiệm vụ của tôi trong đời sống. Trong nhiều năm tôi có thể ngờ vực hay không biết gì về bản sắc nhận diện này, nhưng một ngày, trong một khoảnh khắc trọng đại, nó sẽ được ‘vén lên cho thấy’, và tôi sẽ hiểu vai trò của tôi trong vở kịch vũ trụ, và mặc dù sau đó tôi có thể gặp nhiều thử thách và khốn khổ, nhưng tôi sẽ tránh khỏi những hoài nghi và tuyệt vọng.

Những tôn giáo và hệ tư tưởng khác đều tin vào một vở kịch vũ trụ diễn theo đường thẳng, nó có một khởi đầu dứt khoát, một khúc giữa không quá dài, và một kết thúc cho ‘một lần tất cả và mãi mãi’ [15]. Lấy thí dụ, câu chuyện Islam nói rằng khởi đầu Allah đã tạo ra toàn bộ vũ trụ và đặt xuống những luật của nó. Sau đó, ông vén lên cho thấy những luật này trong Qur’an cho con người. Thật không may, những người ngu dốt và xấu xa nổi loạn chống lại Allah và cố gắng phá vỡ hay che giấu những luật này, và đó là (bổn phận) những người Muslim đạo đức và trung thành để duy trì những luật này và truyền bá hiểu biết về chúng. Cuối cùng, vào Ngày Phán xét Cuối cùng, Allah sẽ ban phán quyết về hành vi của mỗi và mọi cá nhân. Ông sẽ ban cho người công bình hạnh phúc đời đời trên thiên đường, và quăng kẻ ác vào hố lửa của hỏa ngục cháy mãi.

Câu chuyện lớn này ngụ ý rằng vai trò nhỏ bé nhưng quan trọng của tôi trong đời sống là làm theo những lệnh của Allah, truyền bá kiến ​​thức về luật pháp của ông, và bảo đảm tuân theo những ước muốn của ông. Nếu tôi tin vào câu chuyện của những Muslim, tôi tìm thấy ý nghĩa trong việc cầu nguyện năm lần một ngày, quyên góp tiền để xây một mosque mới, và đấu tranh chống lại những người bỏ đạo và những người ngoại đạo. Ngay cả những hoạt động trần tục nhất – rửa tay, uống rượu, hay ăn nằm với nhau – cũng đều thấm nhiễm ý nghĩa vũ trụ lớn lao.

Chủ nghĩa dân tộc cũng thế, cũng duy trì một câu chuyện kể theo đường thẳng. Thế nên, câu chuyện của những người trong phong trào Zion-nít bắt đầu bằng những phiêu bạt và thành tựu trong kinh thánh của dân tộc Jew, kể lại 2.000 năm lưu vong và chịu khủng bố, đến một đỉnh cao với thảm họa Holocaust và sự thành lập nhà nước của Israel, và hướng tới một ngày Israel sẽ được hưởng hòa bình và thịnh vượng; và trở thành một ngọn hải đăng đạo đức và tinh thần cho tất cả thế giới. Nếu tôi tin vào câu chuyện Zion-nít, tôi kết luận rằng sứ mệnh cuộc đời của tôi là thúc đẩy những lợi ích của quốc gia Jew bằng cách bảo vệ sự thuần khiết của ngôn ngữ Hebrew, bằng chiến đấu để lấy lại lãnh thổ Jew đã mất, hay có lẽ bằng sinh sản và nuôi dưỡng một thế hệ mới của những đứa trẻ Israel trung thành. [16]

Trong trường hợp này cũng vậy, ngay cả những chủ trương nhàm chán cũng được rót đầy ý nghĩa. Trong lễ Độc lập, những học sinh Israel thường cùng nhau hát một bài hát Hebrew, ca ngợi bất kỳ một hành động nào đã thực hiện vì lợi ích của tổ quốc. Một đứa trẻ hát ‘Tôi đã xây một ngôi nhà trên đất Israel’, một đứa trẻ khác lớn giọng ‘Tôi đã trồng một cây trên đất Israel,’ một đứa thứ ba phụ họa: ‘Tôi đã viết một bài thơ về đất Israel,’ và cứ tiếp tục, cho đến cuối cùng chúng cùng đồng xướng một điệp khúc ‘Như thế, chúng ta có một nhà, một cây và một bài thơ [và bất cứ gì khác bạn muốn thêm] trên đất Israel’.

Chủ nghĩa Cộng sản kể một câu chuyện tương tự, nhưng tập trung vào giai cấp hơn là dân tộc. Bản Tuyên ngôn Cộng sản mở ra bằng tuyên bố rằng:

Lịch sử của tất cả xã hội hiện tại cho đến nay là lịch sử của giai cấp đấu tranh. Người tự do và kẻ nô lệ, quý tộc và bình dân, lãnh chúa và nông nô, thợ cả phường hội và thợ học nghề, nói tóm lại, những người áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng nhau, đã tiến hành một đấu tranh không gián đoạn, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, mỗi lần chấm dứt một đấu tranh, đều bằng một sự khôi phục cách mạng toàn bộ xã hội, hay bằng sự xụp đổ chung của những giai cấp thù nghịch. [17]

Bản tuyên ngôn tiếp tục giải thích rằng trong thời ngày nay, ‘Xã hội như một toàn thể ngày càng tách ra thành hai phe thù địch lớn, thành hai giai cấp trực tiếp đối đầu với nhau: Tư sản và Vô sản. [18] Cuộc đấu tranh của họ sẽ kết thúc với chiến thắng của giai cấp vô sản, vốn sẽ báo hiệu sự chấm dứt của lịch sử, và việc thiết lập thiên đường cộng sản trên trái đất, trong đó không ai sẽ sở hữu bất cứ gì riêng tư, và mọi người sẽ hoàn toàn tự do và hạnh phúc.

Nếu tôi tin vào câu chuyện cộng sản này, tôi kết luận rằng sứ mạng của đời tôi là đẩy mạnh cách mạng vô sản trên toàn thế giới cho nhanh hơn, bằng viết những truyền đơn nảy lửa, tổ chức những đình công và những biểu tình, hay có lẽ ám sát những nhà tư bản tham lam và chiến đấu chống những tay sai của họ. Câu chuyện mang lại ý nghĩa cho những động tác dù nhỏ nhất, chẳng hạn như tẩy chay, không mua hàng của một công ty bóc lột công nhân dệt may ở Bangladesh, hay tranh luận với ‘con lợn tư bản’ là bố chồng tôi trong bữa ăn gia đình đêm Nô-en.

Khi nhìn vào toàn bộ lĩnh vực những câu chuyện vốn tìm cách để xác định bản sắc nhận diện đích thực của tôi và mang lại ý nghĩa cho những hành động của tôi, điều đập mạnh nổi bật để nhận ra rằng quy mô tỉ lệ rất ít thành vấn đề. Một số câu chuyện, chẳng hạn như Vòng Sống của Simba, dường như kéo dài mãi mãi. Đó là chỉ trong chống lại bối cảnh của toàn bộ vũ trụ mà tôi có thể biết tôi là ai. Những câu chuyện khác, chẳng hạn như hầu hết những huyền thoại dân tộc và bộ tộc, khi so sánh đều nhỏ và yếu. Chủ nghĩa Zion-nít gìn giữ thiêng liêng những phiêu lưu của khoảng 0,2 phần trăm loài người, và 0,005 phần trăm bề mặt trái đất, trong một khoảnh khắc nhỏ tí của khoảng thời gian dài vô tận. Câu chuyện Zion-nít không khắc ghi bất kỳ một ý nghĩa nào với những đế quốc Tàu, với những bộ tộc New Guinea, và với thiên hà Andromeda, cũng như với vô tận những aeon đã trôi qua trước khi có những nhân vật Moses, Abraham và sự tiến hóa của loài ape.

Thiển cận như vậy có thể có những hậu quả nghiêm trọng. Lấy thí dụ, một trong những những trở ngại lớn cho bất kỳ hiệp ước hòa bình nào giữa Israel và Palestine, là Israel không muốn chia thành phố Jerusalem với dân Palestine. Họ lập luận rằng thành phố này là ‘kinh thành vĩnh cửu bất diệt’của dân tộc Jew’ – và chắc chắn bạn không thể thỏa hiệp về một gì đó vĩnh cửu. [19] Một vài người chết thì có là gì so với vĩnh cửu? Điều này dĩ nhiên là cực kỳ vô nghĩa. Sự ‘vĩnh cửu’ ít nhất là 13,8 tỷ năm – tuổi của vũ trụ tính đến nay. Hành tinh Đất đã hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước, và con người đã tồn tại ít nhất từ 2 triệu năm nay. Ngược lại, thành phố Jerusalem được thành lập cách đây chỉ 5.000 năm, và dân tộc Jew nhiều nhất là đã có được khoảng 3.000 năm. Điều này khó để xem đủ điều kiện gọi là vĩnh cửu.

Về phần tương lai, vật lý cho chúng ta biết rằng hành tinh Đất sẽ bị hút vào một mặt trời phình lớn (thành một khối lửa đỏ khổng lồ) khoảng 7,5 tỷ năm kể từ bây giờ, [20] và vũ trụ của chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại ít nhất 13 tỷ năm nữa. Có ai nghiêm trang thành thật tin rằng dân tộc Jew, quốc gia Israel, hay thành phố Jerusalem sẽ vẫn tồn tại 13.000 năm nữa kể từ bây giờ, đừng nói chi đến 13 tỷ năm? Nhìn vào tương lai, Zion-nít có một đường chân trời không quá vài trăm năm, nhưng nó là đủ để nung nóng trí tưởng tượng của hầu hết những người Israel và bằng cách nào đó đủ điều kiện để gọi là ‘vĩnh cửu’. Và người ta sẵn sàng hy sinh cho ‘thành phố vĩnh cửu’, mà họ có lẽ sẽ không chịu nhìn nhận nó là một tập hợp gồm những phố phường nhà ở tất cả phù du, chỉ thoáng qua, trong ngắn ngủi.

Là một đứa trẻ tuổi teen ở Israel, tôi ban đầu cũng bị chủ nghĩa dân tộc quyến rũ, hứa sẽ trở thành phần của một gì đó lớn hơn bản thân mình. Tôi muốn tin rằng nếu như tôi đem đời mình dâng cho dân tộc, tôi sẽ sống mãi mãi trong lòng dân tộc. Nhưng tôi không thể thấu hiểu được ‘sống mãi mãi trong lòng dân tộc’ có nghĩa là gì. Cụm từ nghe rất thâm sâu, nhưng nó thực sự có ý nghĩa gì? Tôi nhớ một ngày lễ kỷ niệm độc lập đặc biệt, khi tôi khoảng mười ba hay mười bốn tuổi. Trong khi ngày lễ kỷ niệm độc lập ở USA được đánh dấu chủ yếu bằng mua sắm hàng bán ‘đại hạ giá’, Ở Israel ngày lễ kỷ niệm độc lập này là một sự kiện cực kỳ trang nghiêm và long trọng. Vào ngày này, những trường học tổ chức những lễ tưởng niệm những người lính đã hy sinh trong nhiều những chiến tranh của Israel. Những đứa trẻ mặc áo trắng, đọc thơ, hát những bài hát, đặt vòng hoa tưởng niệm và vẫy cờ. Vì vậy, tôi cũng thế, áo trắng, trong lễ kỷ niệm của trường tôi, và giữa những cờ vẫy và những đọc thơ, tôi tự nhiên suy nghĩ với bản thân mình rằng khi lớn lên tôi cũng muốn trở thành một người lính hy sinh cho đất nước. Xét cho cùng, nếu tôi là một người lính anh hùng hy sinh mạng sống cho Israel, sau đó tôi sẽ được tất cả những đứa trẻ này đọc thơ và vẫy cờ tôn vinh tôi.

Nhưng rồi tôi nghĩ, ‘Khoan đã. Nếu tôi đã chết rồi, làm thế nào tôi biết những đứa trẻ này đã thực sự đọc thơ để vinh danh tôi?’ Vì vậy, tôi đã cố gắng tưởng tượng bản thân mình đã chết. Và tôi tưởng tượng mình đang nằm dưới một trong số những mộ bia màu trắng trong một nghĩa địa quân sự, lắng nghe những bài thơ vọng đến từ mặt đất. Nhưng sau đó tôi nghĩ, ‘Nếu tôi đã chết, thì tôi không thể nghe bất kỳ bài thơ nào, vì tôi không có tai, và tôi không có óc, và tôi không thể nghe hay cảm nhận gì cả. Vì vậy, làm thế này có nghĩa lý gì?’

Ngay cả tệ hơn, lúc tôi mười ba tuổi, tôi biết rằng tuổi của vũ trụ thì khoảng dăm ba vài tỷ năm, và có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại hàng tỉ năm nữa. Liệu tôi có thể thực sự mong đợi Israel sẽ tồn tại trong một thời gian dài như vậy? Liệu những đứa trẻ Homo sapiens mặc áo trắng vẫn còn ngâm nga những bài thơ để vinh danh tôi 200 triệu năm sau? Có một gì đó ám muội về toàn bộ sự thể công việc.

Nếu như bạn là người Palestine, đừng cảm thấy tự mãn. Cũng đúng là không chắc rằng quanh đây sẽ có bất kỳ một người Palestine nào tính từ bây giờ về sau khoảng 200 triệu năm nữa. Thật vậy, trong mọi xác suất có thể có, lúc đó sẽ không còn bất kỳ một loài động vật loài có vú nào. Những phong trào dân tộc khác cũng đều chỉ hẹp hòi giống thế. Chủ nghĩa dân tộc Serbia chẳng quan tâm gì về những sự kiện trong kỷ nguyên Jurassic, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc Korea tin rằng một bán đảo nhỏ trên bờ biển ở đông Asia là phần vũ trụ độc nhất thực sự quan trọng trong kế hoạch lớn của mọi sự vật việc.

Dĩ nhiên ngay cả Simba – với tất cả dâng hiến của nó cho Vòng Vĩ đại của Sự Sống – không bao giờ suy ngẫm về sự kiện rằng loài sư tử, loài linh dương và loài cỏ đều thật sự không trường tồn mãi mãi. Simba không xem xét vũ trụ giống như thế nào trước khi có tiến hóa của những động vật loài có vú, cũng không xem xét số phận của những đồng cỏ nhiệt đới Africa yêu quý của nó một khi con người giết tất cả sư tử và phủ nhựa đường lẫn bê tông lên trên những đồng cỏ đó. Có phải điều này khiến đời sống của Simba thành hết sức vô nghĩa?

Tất cả mọi câu chuyện đều không hoàn tất. Tuy nhiên, để tạo dựng một bản sắc nhận diện khả hữu sống động làm được cho bản thân và mang ý nghĩa cho đời tôi, tôi không thực sự cần một câu chuyện trước sau đâu đó xong xuôi, tránh hết những điểm mù mờ, và những mâu thuẫn nội bộ. Để mang lại ý nghĩa cho đời sống của tôi, một câu chuyện chỉ cần thỏa mãn hai điều kiện: đầu tiên, nó phải cho tôi một vài vai trò để đóng. Một người dân bộ tộc ở New Guinea thì chắc chắn không tin vào chủ nghĩa Zion-nít, hay vào chủ nghĩa dân tộc Serbia, vì những câu chuyện này không quan tâm gì đến New Guinea và dân chúng của nó. Giống như những ngôi sao màn bạc, con người chỉ thích những truyện phim dành cho họ một vai trò quan trọng trong đó.

Thứ hai, khi một câu chuyện hay tuy không cần phải kéo dài đến vô tận, nhưng nó phải kéo dài vượt ngoài tầm nhìn của tôi. Câu chuyện cung cấp cho tôi một bản sắc nhận diện và đem ý nghĩa cho cuộc đời tôi, bằng chôn gài vào trong tôi một gì đó lớn hơn bản thân tôi. Nhưng luôn luôn có một nguy cơ rằng tôi có thể bắt đầu tự hỏi điều gì mang ý nghĩa đến cho ‘một gì lớn hơn’ đó. Nếu ý nghĩa của cuộc đời tôi là giúp ích cho giai cấp vô sản, hay đất nước Poland, vậy chính xác là gì mang ý nghĩa đến cho giai cấp vô sản, hay cho chủ nghĩa dân tộc Poland? Có một câu chuyện về một người đã tuyên bố rằng thế giới được giữ đâu vào đó, bằng tất cả được đặt trên lưng một con voi khổng lồ. Khi được hỏi con voi này đứng ở đâu, người này trả lời rằng nó đứng trên lưng một con rùa lớn. Và con rùa này đứng trên gì? Trên lưng một con rùa khác còn lớn hơn. Và con rùa khác lớn hơn đó? Người này khoát tay và nói: ‘Đừng bận tâm về việc đó. Từ đó tuốt xuống dưới tất cả chỉ đều là những rùa và rùa thôi.’

Hầu hết những câu chuyện thành công vẫn để kết thúc bỏ ngỏ. Chúng không bao giờ cần phải giải thích ý nghĩa sau cùng đến từ đâu, vì chúng rất giỏi trong việc nắm lấy sự chú ý của người ta, và giữ nó trong một vùng an toàn. Thế nên, khi giải thích xong rằng thế giới dựa trên lưng một con voi khổng lồ, bạn nên ngăn trước bất kỳ những câu hỏi khó khăn nào, bằng đánh lạc hướng người nghe, bằng mô tả thật chi tiết rằng khi con voi vẫy hai tai khổng lồ, chúng gây gió bão dữ dội, và khi voi quặn mình giận dữ, gây đông đất rung chuyển mặt đất. Nếu bạn tô dệt đủ khéo léo, sẽ xảy ra là không có bất cứ ai sẽ hỏi con voi đang đứng trên cái gì. Tương tự như vậy, chủ nghĩa dân tộc làm phấn khởi lòng dạ chúng ta với những câu chuyện của chủ nghĩa anh hùng, làm chúng ta ứa nước mắt khi nhắc lại những thảm họa quá khứ, và đốt nóng giận dữ của chúng ta bằng nấn ná lâu dài trong những bất công đất nước chúng ta đã phải chịu đựng. Chúng ta bị cuốn hút đắm chìm trong sử thi dân tộc này, khiến chúng ta bắt đầu đánh giá tất cả mọi sự vật việc xảy ra trên thế giới trên tác động của chúng vào quốc gia chúng ta, và hầu như không nghĩ trước tiên hãy tự hỏi điều gì làm đất nước chúng ta thành quan trọng đến như thế.

Khi bạn tin vào một câu chuyện cá biệt, nó làm bạn thích thú, hết sức chăm chú vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất của nó, trong khi tiếp tục giữ bạn như mù, không thấy bất cứ gì rơi ngoài phạm vi của nó. Những người cộng sản tín mộ có thể dành hàng giờ không đếm được, tranh luận liệu có thể được phép liên minh với những người dân chủ xã hội hay không, trong những giai đoạn đầu của cách mạng, nhưng họ hiếm khi dừng lại để tự hỏi về vị trí của giai cấp vô sản trong sự tiến hóa của sự sống loài động vật có vú trên hành tinh Đất, hay trong sự lan truyền của sự sống hữu cơ trong vũ trụ. Nói chuyện loại ‘rỗi hơi’ như vậy thì bị xem là một việc phản cách mạng, phí thì giờ chẳng ai buồn nghe.

Mặc dù một vài câu chuyện đã chịu khó vươn tới bao trùm toàn thể của không gian lẫn thời gian, nhưng khả năng để điều khiển sự chú ý đã khiến nhiều câu chuyện thành công khác vẫn giữ phạm vi nội dung của nó khiêm tốn hơn nhiều. Một qui luật quyết định chủ yếu của việc kể chuyện là rằng một khi một câu chuyện xoay sở thành công vượt quá tầm nhìn chân trời của người nghe, phạm vi nội dung cuối cùng của nó thì rất ít quan trọng. Người ta có thể trưng bày vẫn cùng một chủ nghĩa cuồng tín giết người vì lợi ích của một dân tộc tuổi một nghìn năm vì lợi ích của một gót tuổi một tỷ năm. Mọi người đều chỉ là không rành rẽ thông thạo lắm với những con số lớn. Trong hầu hết trường hợp, điều ngạc nhiên là chỉ cần rất ít để làm kiệt quệ trí tưởng tượng của chúng ta.

Giả thiết tất cả mọi sự vật việc chúng ta có thể đã biết về vũ trụ, có vẻ hoàn toàn là điều không thể nào xảy ra được cho bất kỳ một ai với đầu óc lành mạnh để tin rằng sự thật tối thượng về vũ trụ và sự hiện hữu của con người là trong câu chuyện của chủ nghĩa dân tộc Israel, Germany hay Russia – hay quả thực trong chủ nghĩa dân tộc nói chung. Một câu chuyện đã bỏ qua hầu như toàn bộ thời gian, toàn bộ không gian, Big Bang, vật lý quantum và sự tiến hóa của sự sống thì nhiều nhất chỉ là một phần cỏn con của sự thật. Thế nhưng, bằng cách nào đó người ta đã xoay sở thành công để không nhìn thấy xa hơn nó.

Thật vậy, hàng tỷ người trong suốt lịch sử đã tin rằng để cuộc đời của họ có ý nghĩa, họ không ngay cả cần phải được đồng hóa vào một quốc gia hay một phong trào của hệ ý thức vĩ đại nào. Nó là đủ nếu họ chỉ ‘để lại đằng sau một gì đó’, qua đó bảo đảm rằng câu chuyện của cá nhân họ vẫn tiếp tục sau cái chết của họ. ’Một gì đó’ tôi để lại đằng sau thì lý tưởng nếu là hồn người của tôi hay yếu tính của tôi. Nếu tôi tái sinh trong một thân xác mới sau cái chết của thân xác hiện tại, khi dó chết không là sự chấm dứt. Nó đơn thuần chỉ là không gian giữa hai chương sách, và cốt truyện đã bắt đầu trong một chương sẽ tiếp tục vào trong một chương tiếp. Nhiều người có ít nhất một lòng tin mơ hồ vào một thuyết loại như vậy, ngay cả nếu như họ không dựa nó trên bất kỳ một thuyết gót học nào. Họ không cần một giáo điều phức tạp – họ chỉ cần sự yên lòng cảm nhận rằng câu chuyện của họ tiếp tục vượt qua bên kia chân trời của cái chết.

Lý thuyết về đời sống như một thiên anh hùng ca bất tận này thì hết sức hấp dẫn và phổ thông, nhưng nó có khuyết điểm của hai vấn đề chính. Đầu tiên, bằng kéo dài câu chuyện cá nhân của tôi, tôi không thực sự làm nó có ý nghĩa hơn. Tôi chỉ làm nó dài hơn. Thật vậy, hai tôn giáo lớn vốn ôm giữ ý tưởng về một vòng khép kín không bao giờ dứt của sinh và tử – đạo Hindu và đạo Phật – đều cùng có chung một kinh hoàng trước sự phù phiếm tất cả của nó. Hàng triệu rồi hàng triệu lần tôi học để bước đi chập chững, tôi lớn lên, tôi cãi cọ với mẹ vợ tôi, tôi bị bệnh, tôi chết – và sau đó lại làm tất cả lại từ đầu. Thế có ý nghĩa gì? Nếu tôi tích lũy tất cả những nước mắt tôi đã gạt đi trong tất cả những kiếp đời, chúng tất làm đầy biển Pacific; nếu tôi thu tập tất cả răng và tóc tôi đã rơi rụng, chúng tất cao hơn rặng Himalaya. Và tôi đã phải đi đến những đâu cho tất cả những thế đó? Không ngạc nhiên khi những nhà hiền triết của cả hai đạo Hindu và đạo Phật đều tập trung nhiều những gắng sức của họ vào việc tìm kiếm một con đường để thoát khỏi vòng quay không dứt này, thay vì kéo dài nó.

Vấn đề thứ hai với lý thuyết này là sự nghèo nàn của bằng chứng hỗ trợ. Bằng chứng nào tôi đã có rằng trong một đời quá khứ, tôi đã từng là một nông dân trung cổ, hay một thợ săn Neanderthal, hay một Tyrannosaurus rex, hay một con amip (nếu tôi thực sự đã sống hàng triệu kiếp sống, tôi phải từng là một con đai-na-so và một amip vào một thời điểm nào đó, vì con người đã có mặt chỉ trong 2,5 triệu năm qua)? Ai cam đoan rằng trong tương lai tôi sẽ tái sinh như một cyborg, một nhà thám hiểm giữa những chùm sao, hay ngay cả một con ếch? Dựa đời sống của tôi trên hứa hẹn này thì một chút giống như việc bán nhà tôi đang ở để nhận một tấm séc ghi ngày rút tiền trong tương lai, từ một nhà băng trên những tầng mây.

Những người ngờ rằng một vài loại của hồn người hay tinh thần thực sự sống sót sau cái chết của họ, do đó cố gắng để lại đằng sau một gì đó một chút hữu hình hơn. ‘Một gì đó hữu hình’ có thể có một trong hai dạng: văn hóa hay sinh học. Tôi có thể để lại một bài thơ, hay một số gene di truyền quý giá của tôi. Cuộc đời tôi đã có ý nghĩa vì một trăm năm sau người ta vẫn đọc bài thơ của tôi, hay vì những con cháu tôi sẽ vẫn có mặt quanh đây. Và thế còn ý nghĩa của cuộc đời của chúng là gì? Vâng, đó là vấn đề của chúng, không phải của tôi. Ý nghĩa của cuộc đời như vậy giống một chút như chơi với một quả lựu đạn có chốt. đã tháo sẵn Một khi bạn chuyền nó sang tay người khác, bạn an toàn!

Than ôi, hy vọng khiêm tốn của chỉ ‘để lại một gì đó đằng sau’ này hiếm khi được hoàn thành. Hầu hết những sinh vật từng tồn tại đều đã tuyệt chủng, không để lại một bất kỳ kế thừa di truyền nào. Hầu hết tất cả những loài đai-na-so, lấy thí dụ. hay một gia đình Neanderthal đã tuyệt chủng khi Sapiens chiếm chỗ khắp quả đất. Hay gia tộc của bà tôi ở Poland. Năm 1934, bà Fanny của tôi di cư đến Jerusalem với cha mẹ và hai chị em, nhưng hầu hết những người thân của họ vẫn ở lại trong hai thị trấn Chmielnik và Częstochowa ở Poland. Một vài năm sau, những người Nazi đã đến và xóa sạch họ đến đứa trẻ cuối cùng.

Những gắng sức trong việc để lại sau lưng một vài di sản văn hóa đều hiếm khi thành công hơn. Không gì đã còn lại của họ hàng nhà bà tôi ở Poland, trừ một vài khuôn mặt phai mờ trong album gia đình, và ở tuổi chín mươi sáu, ngay cả bà tôi cũng không thể ghép những tên người nào với những khuôn mặt nào. Theo như mức tôi biết, họ đã không để lại một bất kỳ sáng tạo văn hóa nào – không một bài thơ, không một nhật ký, ngay cả cũng không một sổ ghi chép chi tiêu vặt vãnh những món hàng tạp hóa. Bạn có thể biện luận rằng họ có một phần trong thừa kế tập thể của những người Jew, hay của phong trào Zion-nít, nhưng điều đó hầu như khó để nói là có mang lại ý nghĩa nào cho cuộc đời cá nhân của họ. Hơn nữa, làm sao bạn biết tất cả họ đã thực sự yêu quí bản sắc nhận diện dân tộc Jew của họ, hay đã đồng ý với phong trào Zion-nít? Có lẽ một trong số họ đã là một người cộng sản trung thành, và đã hy sinh đời mình khi làm gián điệp cho USSR? Có lẽ một người khác đã không muốn gì hơn là đồng hóa vào xã hội Poland, và đã phục vụ như một sĩ quan trong quân đội Poland, và bị quân đội USSR giết trong vụ thảm sát Katyn? Có lẽ một người thứ ba là một người có lập trường cấp tiến phụ nữ bình quyền, từ chối tất cả những bản sắc tôn giáo và truyền thống dân tộc? Vì họ không để lại gì đằng sau, là điều tất cả quá dễ dàng để sau khi họ đã chết đem gán chọn cho họ với sứ mạng này hay nọ, và họ không thể ngay cả phản đối.

Nếu chúng ta không thể để lại một gì đó hữu hình đằng sau – chẳng hạn như một gene di truyền hay một bài thơ – có lẽ là đủ nếu chúng ta chỉ làm thế giới thành tốt hơn một chút? Bạn có thể giúp một ai đó, và một ai đó nối tiếp sẽ giúp một ai đó khác, và như thế bạn góp phần vào việc cải thiện chung cho thế giới, và tạo thành một móc nối nhỏ trong chuỗi kết nối lớn lao của sự tốt lành tử tế. Có thể bạn làm cố vấn đỡ đầu cho một đứa trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng thông minh, đứa trẻ sau đó là một y sĩ cứu sống hàng trăm người? Có lẽ bạn giúp một bà cụ già băng sang đường, và đã làm sáng lên một giờ của đời bà cụ cô quạnh? Mặc dù nó có giá trị của nó, chuỗi lớn lao tuyệt vời của lòng tốt lành thì một chút giống như chuỗi lớn những con rùa – nó còn rất xa với việc rõ ràng về ý nghĩa của nó đến từ đâu. Một cụ già khôn ngoan đã được hỏi những gì cụ đã học về ý nghĩa của đời sống. ‘Vâng,’ cụ trả lời, ‘Tôi đã học được rằng tôi ở đây trên trái đất là để giúp đỡ những người khác. Những gì tôi vẫn chưa tìm ra được là tại sao những người khác lại ở đây.’

Đối với những ai là người không tin tưởng bất kỳ chuỗi lớn lao nào, bất kỳ di sản tương lai nào, hay bất kỳ anh hùng ca tập thể nào, có lẽ là câu chuyện an toàn nhất và giản dị tiện tặn nhất mà họ có thể quay sang là lãng mạn. Nó không tìm cách vượt khỏi ở đây và bây giờ. Như vô số những bài thơ tình yêu làm chứng, khi bạn đang yêu, toàn bộ vũ trụ thu giảm xuống vành tai, hàng mi hay núm vú ngực của người bạn yêu. Khi ngắm Juliet dựa má vào tay nàng, Romeo kêu lên ‘Ôi, ước rằng tôi là một chiếc găng tay trên bàn tay đó, rằng tôi có thể chạm vào má đó!’ Bằng kết nối với một thân thể duy nhất ở đây và lúc này, bạn cảm thấy kết nối với toàn bộ vũ trụ.

Thực sự, người yêu của bạn thì chỉ là một con người khác, yếu tính không có gì khác với vô số người hàng ngày bạn vẫn dửng dưng với họ trên tàu điện và trong siêu thị. Nhưng với bạn, anh ta hay cô ấy xem dường là vĩnh cửu, và bạn sung sướng khi đánh mất tự thân, ‘tan mình’ trong vĩnh cửu đó. Những nhà thơ thần bí trong tất cả những truyền thống đều thường thổi phồng tình yêu lãng mạn với sự hòa nhập cùng vũ trụ, viết về Gót như về một người yêu. Những nhà thơ lãng mạn đã đáp trả sự khen tặng bằng viết về những người yêu của họ như những gót, hay những thiên thần. Nếu bạn thực sự yêu một ai đó, bạn không bao giờ lo lắng về ý nghĩa của cuộc đời.

Và nếu bạn không yêu ai cả thì sao? Vâng, nếu bạn tin vào câu chuyện lãng mạn nhưng bạn không yêu đương, ít nhất bạn cũng biết mục tiêu của cuộc sống là gì: để đi tìm tình yêu chân thực. Bạn đã thấy nó trong vô số phim ảnh và đọc về nó trong vô số sách. Bạn biết rằng một ngày nào đó bạn sẽ gặp một người nào đó đặc biệt đó, bạn sẽ thấy ‘thiên thu’ trong hai mắt lấp lánh, toàn bộ đời sống của bạn sẽ đột nhiên có ý nghĩa, và tất cả những câu hỏi mà bạn từng có sẽ được trả lời bằng việc lập đi lập lại tên một người, giống như Tony trong Câu chuyện ở phía Tây Thành phố [21] hay ‘chàng’ Romeo khi thấy ‘nàng’ Juliet từ ban công trông xuống thấy mình.

Sức Đè Của Mái Nặng

Trong khi một câu chuyện hay phải cho tôi một vai trò, và phải vượt quá khỏi những chân trời của tôi, nó không cần phải là sự thật. Một câu chuyện có thể là thuần túy tưởng tượng, nhưng cung cấp được cho tôi với một bản sắc nhận diện và làm tôi cảm thấy rằng đời sống của tôi có ý nghĩa. Thật vậy, với hiểu biết tốt nhất về khoa học của chúng ta, không một nào trong số hàng nghìn câu chuyện của những văn hóa, tôn giáo và bộ tộc khác nhau đã sáng tác ra trong suốt lịch sử là sự thật. Chúng chỉ là những tạo tác của con người. Nếu bạn hỏi ý nghĩa thực sự của đời sống và nhận được trả lời bằng một câu chuyện, biết ngay rằng đây là trả lời sai. Những chi tiết chính xác thì thực sự không quan trọng. Bất kỳ câu chuyện nào cũng sai, chỉ đơn giản vì nó là một chuyện kể. Vũ trụ chỉ không hoạt động như một chuyện kể.

Vậy tại sao người ta tin vào những hư cấu này? Một lý do là bản sắc nhận diện cá nhân của họ thì được dựng trên câu chuyện. Người ta đã được dạy để tin vào câu chuyện ngay từ thơ ấu. Họ nghe nó từ những bậc cha mẹ, những thày giáo, hàng xóm và văn hóa chung của họ, rất lâu trước khi họ phát triển sự độc lập trí tuệ và tình cảm cần thiết để đặt câu hỏi và dò xét những câu chuyện loại đó. Đến khi trí tuệ của họ trưởng thành, họ đã chồng chất để gửi gấm rất nhiều vào câu chuyện, khiến nhiều phần xảy ra là họ sẽ dùng trí tuệ của họ để làm câu chuyện thành hợp lý hơn, thay vì để hoài nghi nó. Hầu hết những người tiếp tục công việc đi tìm bản sắc nhận diện, cũng giống như trẻ em chơi trò đi tìm kho báu chôn dấu. Họ chỉ tìm thấy những gì cha mẹ họ đã dấu sẵn trước đó cho họ.

Thứ hai, không chỉ những bản sắc nhận diện cá nhân của chúng ta nhưng cũng cả những tổ chức tập thể của chúng ta cũng được xây trên câu chuyện kể. Do đó, nó là hết sức khiếp hãi để nghi ngờ câu chuyện. Trong nhiều xã hội, bất cứ ai cố gắng làm như vậy đều bị khai trừ hay hãm hại. Ngay cả nếu không thế, phải cần có dũng khí hay đảm lược mạnh mẽ để đặt câu hỏi về chính giềng mối thêu dệt của xã hội. Vì nếu thực sự câu chuyện thì sai, sau đó tất cả thế giới như chúng ta biết không có ý nghĩa gì cả. Luật pháp nhà nước, những tiêu chuẩn xã hội, những thể chế kinh tế – tất cả đều có thể sụp đổ. [22]

Hầu hết những câu chuyện được giữ lại với nhau do sức nặng của mái che của chúng, hơn là bởi sức mạnh của những nền móng của chúng. Hãy xem xét câu chuyện đạo Kitô. Nó có những nền móng hời hợt mong manh nhất. Chúng ta có bằng chứng gì cho thấy rằng con trai của đấng sáng tạo vũ trụ đã được sinh ra như một dạng sống dựa trên cácbon ở đâu đó trong giải Ngân hà cách đây khoảng 2.000 năm? Chúng ta có bằng chứng gì rằng việc thế đó đã xảy ra trong vùng đất Galilee, và rằng mẹ của người này là một ‘trinh nữ’? Thế nhưng những tổ chức khổng lồ trên thế giới đã xây đắp trên câu chuyện kể đó, và sức nặng của chúng đè xuống với sức mạnh khống chế như vậy khiến chúng giữ câu chuyện kể vững yên tại chỗ. Những chiến tranh khốc liệt đã được khởi dậy tất cả chỉ vì sự thay đổi một chữ duy nhất trong câu chuyện. Sự phân lý lớn trong tôn giáo hàng nghìn năm giữa những người Kitô phương Tây và những người Kitô chính thống phương Đông, đến gần đây vẫn còn tự thể hiện trong việc bắn giết lẫn nhau, dân Serbs bắn giết dân Croatia và dân Croatia bắn giết dân Serbs, đã bắt đầu chỉ từ một chữ đơn độc ‘filioque’ (‘và từ con trai’ trong Latin). Những người Kitô phương Tây muốn chèn từ này vào lời tuyên xưng lòng tin của người Kitô, trong khi những người Kitô phương Đông kịch liệt phản đối. (Những ý nghĩa gót học của việc thêm chữ đó thì phức tạp đến tối tăm, khiến giải thích chúng ở đây là điều không thể nào làm nổi, dù trong bất kỳ cách nào để có được ý nghĩa. Nếu bạn tò mò, hãy ‘hỏi’ Google.) [23]

Một khi bản sác định tính cá nhân và toàn bộ hệ thống xã hội được xây dựng trên một câu chuyện, nó trở nên không thể tưởng tượng nổi, không thể suy nghĩ được để đi đến hoài nghi nó, không phải vì có bằng chứng nào đó vẫn cho là hỗ trợ được nó, nhưng vì sự sụp đổ của nó sẽ kích động một tai biến, trời long đất lở cho cá nhân và xã hội. Trong lịch sử, mái nhà đôi khi quan trọng hơn những nền móng.

‘Úm Ba La, Đây Là Xác Ta’ Và Kỹ Nghệ chế tạo Lòng Tin

Những câu chuyện với ý nghĩa và bản sắc nhận diện vốn cung cấp cho chúng ta đều là hư cấu, nhưng con người cần để tin vào chúng. Vậy làm thế nào để làm câu chuyện kể được cảm nhận là thực? Tại sao con người muốn tin vào câu chuyện là điều rõ ràng, nhưng họ thực sự tin thế nào? Đã hàng nghìn năm trước, những thày mo, phù thủy và những nhà chăn chiên đã tìm ra được trả lời: những nghi lễ. Một nghi lễ là một hành động kỳ diệu làm sự trừu tượng thành cụ thể như bê tông, và hư cấu thành có thực. Yếu tính của nghi lễ là câu thần chú huyền diệu ‘Hocus pocus, X là Y![24]

Làm thế nào để Christ thành có-thực với những người sùng mộ ông? Trong nghi lễ gọi là ‘Bí tích Thánh thể’, một thày chăn chiên cầm một mẩu bánh làm bằng bột mì và một cốc rượu nho, rồi tuyên bố rằng mẩu bánh này là thịt của Christ, rượu này là máu của Christ, và bằng ăn và uống chúng, những tín đồ được ‘hiệp thông’, nghĩa là giao tiếp được cùng với Christ. Còn gì có thể thật hơn việc đang thực sự ‘nếm’ Christ trong ‘mồm’ bạn? Theo tập tục thành truyền thống, nhà chăn chiên đã làm những tuyên bố trâng tráo này bằng tiếng Latinh, ngôn ngữ cổ xưa của tôn giáo, luật pháp và của những bí ẩn của đời sống. Trước những con mắt ngẩn ngơ kinh ngạc của đông đảo những nông dân đang tụ họp, nhà chăn chiên dương lên cao một mẩu bánh bột mì và kêu lên ‘Hoc est corpus! ’- ‘Đây là thân xác!’ – và mẩu bánh được cho là đã thành thịt Christ. Trong đầu óc những nông dân mù chữ, những người vốn một chữ Latin bẻ đôi cũng không biết, ‘Hoc est corpus!’ đã được lập lại lệch lạc thành ‘Hocus pocus!’ và như thế đã ra đời câu thần chú mạnh mẽ có thể biến một con ếch thành một hoàng tử, và một quả bí rợ thành một cỗ xe ngựa. [25]

Một nghìn năm trước sự ra đời của đạo Kitô, những người Hindu thời cổ đã dùng cùng một thủ thuật. Brihadaranyaka Upanishad giải thích nghi lễ hy sinh của một con ngựa như là một sự thể hiện của toàn thể câu chuyện về vũ trụ. Bản văn đi theo cấu trúc ‘Hocus pocus, X là Y!’, khi nói rằng: ‘Đầu của con ngựa đang cúng tế là bình minh, mắt của nó mặt trời, khí lực là gió, miệng mở là lửa gọi là Vaisvanara, và cơ thể của con ngựa hy sinh là năm... những phần cơ thể của nó là những mùa, những khớp của nó trong những tháng và hai tuần, chân của nó trong những ngày và đêm, xương của nó những ngôi sao, và thịt của nó là những đám mây ... ngáp của nó là sét, rung lắc cơ thể của nó là sấm sét, nước nó làm là mưa, và tiếng nó hí là giọng nói.’ [26]

Hầu như bất cứ gì đều có thể được biến đổi vào thành một nghi lễ, bằng đem cho một ý nghĩa tôn giáo sâu xa với những cử chỉ trần tục giống như đốt nến, rung chuông, hay đếm chuỗi hạt. Tương tự cũng đúng như thế với những cử động của thân thế, chẳng hạn như cúi đầu, xụp mình nằm dài trên đất, hay hai bàn tay chấp vào nhau. Nhiều những hình dạng của mũ đội đầu, từ turban của người Sikh, đến hijab của người Muslim, tất cả đều đã được chất nặng như thế với ý nghĩa, đến nỗi chúng đã khởi dậy những chiến tranh cuồng nhiệt trong hàng thế kỷ.

Thức ăn cũng có thể được chồng chất với ý nghĩa tinh thần vượt quá giá trị dinh dưỡng của nó, có thể là trứng Phục sinh tượng trưng cho đời sống mới và sự sống lại của Christ, hay những loại rau đắng và bánh mì bằng bột không men mà người Jew phải ăn trong lễ Vượt Qua để nhớ lại thời nô lệ và sự đào thoát thần diệu của họ ở Egypt. Khó có một món ăn nào trên thế giới mà không được diễn giải để tượng trưng một gì đó. Thế nên ngày đầu năm mới, người Jew mộ đạo ăn mật ong để năm tới sẽ được ngọt ngào, họ ăn đầu cá để họ sẽ sinh sôi nảy nở như cá, và sẽ tiến về trước thay vì lùi về sau, và họ ăn lựu để những hành động tốt của họ sẽ được nhân lên nhiều như hạt quả lựu.

Những nghi lễ tương tự cũng được dùng cho những mục đích chính trị. Trong hàng nghìn năm, những mũ vua đội, ghế vua ngồi và gậy vua cầm đã tiêu biểu cho những vương quốc và cả những đế quốc, và hàng triệu người đã chết trong những cuộc chiến tranh tàn khốc dành ‘ngai vàng’ hay ‘vương miện’. Những triều đình cấy trồng những nghi lễ cực kỳ phức tạp, không kém gì những nghi lễ tôn giáo phức tạp nhất. Trong quân đội, không thể tách rời kỷ luật và nghi thức, và những người lính, từ Rome thời cổ đến ngày nay, dành không biết bao nhiêu thì giờ để tập đi cho đều bước theo đội hình, để chào kính cấp trên, và để đánh giày cho bóng. Napoleon đã có nhận xét nổi tiếng rằng ông có thể làm người ta hy sinh mạng sống cho một dải ruy băng đầy màu sắc.[27]

Có lẽ không ai hiểu được sự quan trọng chính trị của những nghi lễ hay hơn Confucius, người đã nhìn thấy sự tuân thủ nghiêm ngặt những nghi lễ (li) như là chìa khóa cho sự hài hòa xã hội và sự ổn định chính trị. Những tác phẩm kinh điển của học thuyết Confucius như Lễ Ký, Chu Lễ và Nghi Lễ [28] ghi lại trong những chi tiết nhỏ nhất nghi thức nào nên được thực hiện, vào dịp nào của nhà nước, xuống đến con số đếm những lư bình cúng tế được dùng trong buổi lễ nào, loại nhạc và nhạc cụ nào được cử, và áo màu nào được mặc. Bất cứ khi nào nước Tàu bị chấn động vì một vài khủng hoảng, những học giả theo học thuyết Confucius đã nhanh chóng đổ lỗi cho sự bỏ bê nghi lễ, giống như một trung sĩ đổ lỗi sự thất bại quân sự tất cả cho sự chểnh mảng của những người lính đã không đánh giày họ cho thật bóng. [29]

Ở phương Tây thời nay, sự ám ảnh với những nghi thức loại như của Confucius thường được xem như một dấu hiệu của sự nông cạn và sự tồn cổ. Trong thực tế, nó có lẽ làm chứng cho sự thấu hiểm sâu xa và vượt thời gian của Confucius về bản chất con người. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những văn hóa chịu ảnh hưởng tư tưởng Confucius – đầu tiên và quan trọng nhất ở nước Tàu, mà cũng còn ở Korea, Việt Nam và Japan – đã sản xuất những cấu trúc chính trị và xã hội cực kỳ lâu dài. Nếu bạn muốn biết sự thật sau cùng của đời sống, những nghi thức và nghi lễ là một trở ngại lớn. Nhưng nếu bạn quan tâm – như Confucius – về sự cân bằng và hài hòa xã hội, sự thật thường là gánh nặng, trong khi những nghi thức và nghi lễ đều là những đồng minh tốt nhất của bạn.

Điều này thì có ý nghĩa liên quan trong thế kỷ 21, như đã có ở nước Tàu thời cổ. Sức mạnh của Hocus Pocus vẫn còn sống và mạnh trong thế giới kỹ nghệ thời nay của chúng ta. Đối với nhiều người năm 2018, hai cây gậy gỗ đóng đinh lại với nhau thành một chữ thập là Gót, một tấm poster đầy màu sắc trên tường là Cách mạng, và một miếng vải phần phật bay trong gió là quốc gia. Bạn không thể nhìn thấy hay nghe được quốc gia hay nhà nước có tên gọi là France, vì nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của bạn, nhưng bạn chắc chắn có thể thấy lá cờ ba màu và nghe bài ‘Marseillaise’. Vì vậy, bằng vẫy lá cờ nhiều màu và hát một bài hát, bạn biến đổi quốc gia từ một câu chuyện trừu tượng thành một hiện thực hữu hình.

Hàng nghìn năm trước, người Hindu mộ đạo đã hiến sinh những con ngựa quý – ngày nay họ đầu tư vào việc sản xuất những là cờ tốn kém. Lá cờ quốc gia của India được gọi là Tiranga (theo nghĩa đen, ba màu), vì nó gồm ba sọc màu nghệ, trắng và xanh. Bộ luật cờ năm 2002 của India tuyên bố rằng lá cờ ‘đại diện cho những hy vọng và nguyện vọng của người dân India. Nó là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Trong năm chục năm qua, nhiều người gồm những thành viên những lực lượng vũ trang đã không tiếc mạng sống của họ để giữ lá cờ ba màu bay trong trọn vẹn vinh quang của nó.’ [30] Bộ luật Cờ sau đó trích dẫn lời Sarvepalli Radhakrishnan, tổng thống thứ hai của India, người đã giải thích rằng:

Màu vàng nghệ biểu thị sự từ bỏ hay lãnh đạm. Lãnh đạo của chúng ta phải thờ ơ với những lợi ích vật chất và cống hiến bản thân cho công việc. Màu trắng ở giữa là ánh sáng, con đường của sự thật để hướng dẫn hạnh kiểm. Màu xanh lá cây cho thấy sự quan hệ của chúng ta với đất, sự quan hệ của chúng ta với cuộc sống thực vật ở đây mà tất cả những cuộc sống khác tùy thuộc. Bánh xe Ashoka ở giữa phần màu trắng là bánh xe của pháp luật của dharma. Chân lý hay Satya, dharma hay đức hạnh phải là nguyên tắc kiểm soát của tất cả những ai làm việc dưới cờ này. [31]

Năm 2017, chính phủ đảng dân tộc Hindu [32] của India đã treo một trong những lá cờ lớn nhất thế giới, tại thành phố Attari, biên giới India-Pakistan, trong một cử chỉ được tính toán không phải nhằm gây hứng khởi cho việc từ bỏ hay lãnh đạm, nhưng là sự ghen tỵ của Pakistan. Lá cờ ba màu đặc biệt đó, dài 36 mét và rộng 24 mét, và treo trên một cột cờ cao 110 mét (Freud sẽ nói gì về cột cờ đó?) [33]. Lá cờ có thể được trông thấy từ rất xa, từ Lahore, thành phố lớn thứ nhì của Pakistan. Thật không may, gió mạnh đã liên tục làm rách cờ, và tự hào dân tộc đòi hỏi rằng nó phải được khâu lại liên tục không ngừng, với chi phí rất lớn cho người đóng thuế India. [34] Tại sao chính phủ India phí nguồn tài nguyên khan hiếm vào việc may dệt những lá cờ khổng lồ, thay vì xây dựng hệ thống cống thải nước bẩn trong những khu ổ chuột ở thủ đô Delhi? Vì lá cờ làm India thành có-thực theo cách mà hệ thống cống thoát nước không làm được.

Thật vậy, chính chi phí rất lớn về lá cờ làm nghi lễ thành hiệu quả hơn. Trong tất cả những nghi lễ, hiến tế hy sinh là mạnh mẽ hiệu nghiệm nhất, vì trong tất cả mọi sự vật việc trên thế giới, sự khổ đau là thực nhất. Bạn không bao giờ có thể làm ngơ được nó hay ngờ vực được nó. Nếu bạn muốn làm người ta thực sự tin vào một vài hư cấu, dăm ba tượng tượng nào đó, hãy lôi kéo họ làm một hy sinh cho biểu trưng của nó, hay cho ủy nhiệm của nó. Một khi bạn để một câu chuyện làm đau lòng, hay cảm động, hay khổ sở; điều đó thường đủ để thuyết phục bạn rằng câu chuyện là thực. Nếu bạn nhịn ăn, hay ăn kiêng vì Gót đã ra lệnh bạn làm vậy, cảm giác đói khát hữu hình hiển nhiên làm Gót hiện diện nhiều hơn bất kỳ pho tượng hay biểu tượng nào [35]. Nếu bạn bị cụt chân trong một chiến tranh ái quốc, khúc đùi còn lại và xe lăn của bạn làm quốc gia thành có-thực hơn bất kỳ bài thơ hay bài hát nào. Ở mức độ không to chuyện, kém phô trương hơn, bằng hành động thà mua thứ pasta kém ngon thay vì mua thứ pasta ngon hơn nhưng nhập cảng, bạn có thể làm một hy sinh nhỏ thường ngày khiến bạn cảm thấy đất nước Italy của bạn có thực hơn ngay cả trong siêu thị. [36]
                                                                                                                               
Dĩ nhiên đây là một ngịch lý, phản lôgích. Nếu bạn khổ đau vì tin tưởng của bạn vào Gót hay vào quốc gia, điều đó không chứng minh rằng những tin tưởng của bạn là đúng. Có lẽ bạn chỉ đang phải chịu cái giá của sự ‘nhẹ dạ cả tin’ của bạn? Tuy nhiên, hầu hết người ta không thích thú nhận rằng họ là những người ngu dốt, dễ bị lừa dối. Hệ quả là hy sinh càng nhiều hơn cho một tin tưởng đặc biệt, lòng tin của họ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là bí ẩn ‘hóa sắt thành vàng’ của sự hy sinh. Để đặt chúng ta dưới quyền năng của mình, việc nhà chăn chiên làm lễ hiến sinh không cần phải đem cho chúng ta một bất cứ gì – không phải mưa, cũng không phải tiền bạc, cũng không phải thắng chiến tranh. Thay vào đó, nhà chăn chiên cần lấy đi một gì đó. Một khi nhà chăn chiên thuyết phục chúng ta làm một vài hy sinh nào đó đau đớn hay tốn kém, chúng ta bị mắc bẫy.

Nó cũng thành công trong thế giới thương mại nữa. Nếu bạn mua lại một chiếc ôtô hiệu Fiat cũ, giá $ 2,000, có nhiều phần xảy ra là bạn sẽ ca thán về nó cho bất cứ ai sẵn lòng nghe. Nhưng nếu bạn mua một chiếc Ferrari mới tinh, giá 200.000 đôla, bạn sẽ líu lo khen ngợi nó mọi nơi khắp chốn, không phải vì nó là một chiếc xe tốt quá sức đến như thế, nhưng vì bạn đã tốn rất nhiều tiền cho nó khiến bạn phải tin rằng nó là điều tuyệt diệu nhất thế gian. Ngay cả trong tình yêu lãng mạn, bất kỳ một ai có tham vọng làm Romeo hay Werther đều biết rằng nếu không có hy sinh, không có tình yêu đích thực. Sự hy sinh không chỉ là một cách để thuyết phục người yêu của bạn rằng bạn nghiêm trọng thành thật – nhưng đó cũng là một cách để thuyết phục chính bạn rằng bạn thực sự trong yêu đương. Bạn có nghĩ tại sao phụ nữ thường đòi những người yêu họ mang đến cho họ những nhẫn đính kim cương? Một khi người yêu phải chịu một sự hy sinh tiền bạc lớn lao như vậy, anh chàng phải thuyết phục chính mình rằng nó thì đáng giá cho một nguyên nhân xứng đáng.

Tự hy sinh thì có tính chất hết sức thuyết phục không chỉ với chính những người chết vì tôn giáo, nhưng cũng còn cho những người ngoài cuộc. Ít có những gót, quốc gia hay cách mạng nào có thể tự duy trì mà không có những tử đạo, những người tự nguyện chết vì nó. Giả sử bạn đặt câu hỏi nghi ngờ vở kịch thần thánh, thần thoại dân tộc, hay saga cách mạng, bạn ngay lập tức bị mắng: ‘Nhưng những tử đạo, hay liệt sĩ linh thiêng đã chết cho điều này! Có phải bạn dám nói rằng họ chết không cho gì cả? Có phải bạn nghĩ những anh hùng này là những kẻ ngốc? ‘

Đối với những người Muslim Shiite, vở kịch của vũ trụ đã đến điểm căng thẳng nhất của nó vào ngày Ashura, ngày thứ mười của tháng Muharram, sáu mươi mốt năm sau Hijrah (ngày 10 tháng 10 năm 680, theo lịch Kitô). Vào ngày đó, tại Karbala ở Iraq, đội quân của người thoán nghịch tà ác Yazid đã giết Husayn ibn Ali, cháu trai của nhà tiên tri Muhammad, cùng với một nhóm nhỏ những người theo Ali. Đối với những người Shiite, sự tử đạo của Husayn đã đến để tượng trưng cho sự đấu tranh vĩnh cửu của thiện chống ác, và của người bị áp bức chống bất công. Cũng giống đúng như những người Kitô lập đi lập lại vở kịch Giêsu để mình chịu đóng đinh để chết, và bắt chước khổ hành này của Giêsu [37]. Cũng thế, người Shiite lập lại vở kịch Ashura và bắt chước khổ hành của Husayn. Hàng năm, hàng triệu người Shiite đổ xô đến ngôi đền thánh ở Karbala, được thành lập nơi Husayn đã tử đạo, và vào ngày Ashura, Shiites trên khắp thế giới cử hành những nghi lễ tưởng niệm người chết, trong một vài trường hợp, những tín đồ đã tự đánh mình bằng xích sắt và và tự cắt thịt mình bằng dao sắc. [38]

Tuy nhiên, sự quan trọng của Ashura không chỉ giới hạn ở một nơi và vào một ngày nào đó. Ayatollah Ruhollah Khomeini và nhiều những nhà lãnh đạo Shiite khác đã nhiều lần nói với những tín đồ của phái Muslim này rằng ‘mỗi ngày là Ashura và mọi nơi là Karbala’. [39] Như thế, chuyện tử đạo của Husayn tại Karbala đem ý nghĩa cho mọi sự kiện, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, và ngay cả những quyết định trần tục nhất nên được nhìn như có một tác động vào cuộc đấu tranh vũ trụ vĩ đại giữa thiện và ác. Nếu bạn dám ngờ vực câu chuyện này, bạn sẽ ngay lập tức được nhắc nhở về Karbala – và nghi ngờ hay chế nhạo việc tử đạo của Husayn thì đúng là một bất kính xấu xa nhất bạn có thể phạm phải.

Ngoài ra, nếu những người tử đạo thì khó kiếm, và người ta không sẵn sàng để hy sinh bản thân họ cho tôn giáo, người chuyên tế lễ tôn giáo, hành lễ hy sinh, đều có thể chọn một người nào khác làm ‘vật hy sinh’ thay thế. Bạn có thể hy sinh một người cho gót Ba’al hận thù [40], trói cọc đốt sống một kẻ dị giáo, người làm ‘rối đạo’ cho vinh quang lớn lao của Giêsu Kitô, ném đá cho chết một phụ nữ ngoại tình vì Allah đã dạy như vậy, hay đày những người thù địch của giai cấp đến Gulag. Một khi bạn làm điều đó, một gì đó hơi giống thuật luyện giả kim, biến sắt thành vàng, bắt đầu làm pháp thuật của nó với chính bạn. Khi bạn gây khổ đau cho chính bạn nhân danh một số câu chuyện, nó cho bạn một lựa chọn: ‘Hoặc là câu chuyện thì đúng thực, hoặc tôi là một kẻ nhẹ dạ ngu ngốc.’ Khi bạn gây khổ đau cho những người khác, bạn cũng được cho một lựa chọn: ‘Hoặc là câu chuyện thì đúng thực, hoặc tôi là một kẻ xấu xa ác độc.’ Và đúng như chúng ta không muốn thừa nhận chúng ta là kẻ ngu, chúng ta cũng không muốn thừa nhận chúng ta là những kẻ xấu xa ác độc, vì vậy chúng ta muốn tin rằng câu chuyện là đúng thực.

Tháng 3 năm 1839, tại thành phố Mashhad của Iran, một phụ nữ người Jew bị khổ sở vì một vài chứng bệnh ngoài da, đã được một ‘lang băm’ địa phương bảo rằng nếu cô ấy đem giết một con chó và rửa tay trong máu nó, cô sẽ khỏi bệnh. Những người Muslim Shiite coi Mashhad là một ‘thánh địa’, và điều đã xảy ra là người phụ nữ này thực hành cách chữa bệnh ghê gớm đó nhằm đúng vào ngày Ashura thiêng liêng. Cô bị một số người Shiite theo dõi trông thấy, những người này tin rằng – hay tuyên bố tin rằng – người phụ nữ này đã đem giết con chó để báng bổ sự tử đạo ở Karbala. Lời đồn về một sự phạm thánh không thể tưởng được này nhanh chóng lan khắp những đường phố của Mashhad. Được một imam địa phương thúc dục, một đám đông giận dữ đã đột nhập vào khu phố những người Jew sính sống, đốt đền thờ Jew, và giết chết ba mươi sáu người Jew ngay tại chỗ. Tất cả những người Jew sống sót của Mashhad sau đó được cho một lựa chọn: hoặc đổi đạo sang Islam ngay lập tức, hoặc bị giết. Câu chuyện kể lại gớm ghiếc nhơ nhuốc này hầu như không làm tổn hại danh tiếng của Mashhad là ‘thủ đô tinh thần của Iran’. [41]

Khi chúng ta nghĩ về việc đem người giết làm vật hy sinh, chúng ta thường có trong đầu những nghi lễ khủng khiếp trong những đền đài của những tôn giáo tin-nhiều-gót vùng Canaan hay của dân tộc Aztec, và người ta thường cho rằng tôn giáo tin-chỉ-một-gót đã chấm sự dứt sự thực hành khủng khiếp này. Trong thực tế, những tôn giáo tin-chỉ-một-gót đã thực hành giết người hy sinh trên một quy mô còn lớn rộng hơn nhiều so với hầu hết những tín ngưỡng tin-nhiều-gót. Đạo Kitô và Islam, nhân danh gót ‘chỉ có một’ của họ, đã giết nhiều người hơn là những tín đồ của Ba’al hay Huitzilopochtli đã giết. Vào thời điểm những conquistadore xâm lược Spain đã chấm dứt tất cả những hiến tế hy sinh con người cho những vị gót của dân Aztec và Inca ở America, nhưng trên quê hương Spain của họ, những tòa án khủng bố tôn giáo Catô đang thiêu sống hàng xe chở đầy những người ‘dị giáo’, làm ‘rối đạo’ (với gót Kitô).

Những hy sinh có thể đi vào trong tất cả những hình dạng và kích thước. Chúng không luôn luôn chỉ gồm những nhà chăn chiên cầm dao, hay những pogrom đẫm máu. Đạo Juda, lấy thí dụ, cấm làm việc hay đi lại vào ngày thánh Sabbath (nghĩa đen của từ ‘sabbath’ là ‘để đứng yên’ hay ‘để nghỉ ngơi’). Ngày Sa-bát bắt đầu lúc hoàng hôn Thứ Sáu, và kéo dài cho đến khi mặt trời lặn Thứ Bảy, và giữa hai thời điểm đó, những người đạo Juda Chính thống tránh làm gần như bất kỳ một công việc nào dù thuộc loại gì, kể cả việc xé giấy vệ sinh từ một cuộn giấy trong nhà vệ sinh. (Đã có một số thảo luận về điều này giữa hầu hết những giáo sĩ học thức, và họ đã kết luận rằng xé giấy vệ sinh sẽ phá vỡ những tabu ngày Sabbath, và do đó những người Jew ngoan đạo, những người muốn đi vệ sinh trong ngày Sa-bát phải chuẩn bị một tập giấy vệ sinh đã xé sẵn từ hôm trước. [42] )

Ở Israel, những người Jew mộ đạo thường cố gắng ép buộc người Jew thế tục và ngay cả những người hoàn toàn tin-không-có-gót phải tuân giữ những tabu này. Vì những đảng chính trị đạo Juda chính thống thường nắm cán cân quyền lực chính trị của Israel, qua nhiều năm họ đã thành công trong việc thông qua nhiều đạo luật cấm tất cả những loại hoạt động trong ngày Sa-bát. Mặc dù họ không thể cấm tư nhân dùng xe ô tô riêng trong ngày Sa-bát, họ đã thành công trong việc cấm phương tiện vận chuyển công cộng. Sự hy sinh vì lý do tôn giáo này trên toàn quốc chủ yếu đánh vào những tầng lớp nghèo nhất xã hội, đặc biệt ngày thứ bảy là ngày duy nhất trong tuần khi người lao động được nghỉ, thong thả đi chơi và thăm những người thân, bạn bè và những địa điểm du lịch xa thành phố. Một cụ bà nội hay ngoại giàu có sẽ không có khó khăn gì khi lái ô tô mới toanh của cụ đi thăm những đứa cháu ở một thị trấn khác, nhưng một bà cụ nghèo không thể làm như vậy, vì không có xe buýt hay xe lửa công cộng.

Bằng gây những khó khăn như vậy cho hàng trăm ngàn công dân, những đảng tôn giáo chứng minh và củng cố lòng tin vững chắc của họ trong đạo Juda. Mặc dù không có máu đổ, nhưng hạnh phúc của nhiều người vẫn đang phải chịu hy sinh. Nếu đạo Juda chỉ là một câu chuyện hư cấu, thì đó là một sự tàn ác và nhẫn tâm khi ngăn một cụ bà đi thăm cháu mình hay để ngăn cản một học sinh nghèo với một vài giải trí vui vẻ trên bãi biển. Tuy nhiên, bằng làm như vậy, những đảng chính trị dựa trên tôn giáo nói với thế giới – và tự nhủ với chính họ – rằng họ thực sự tin vào câu chuyện tôn giáo và dân tộc Jew. Điều gì vậy, có phải bạn nghĩ rằng họ thích thú làm thiệt hại những người khác dù không có lý do dẫu tốt lành hay không?

Sự hy sinh không chỉ làm vững mạnh lòng tin của bạn vào câu chuyện, nhưng thường thường thế chỗ cho tất cả những bổn phận khác của bạn với nó. Hầu hết những câu chuyện lớn lao của loài người đã thiết lập những lý tưởng mà hầu hết người ta không thể hoàn thành. Bao nhiêu người Kitô thực sự tuân theo mười điều răn đến từng câu từng chữ, không bao giờ nói dối hay thèm muốn những gì không thuộc của mình? Có bao nhiêu người đạo Phật đến nay đã đạt đến mức không chấp ngã? Có bao nhiêu người theo chủ nghĩa xã hội chủ động làm việc hết sức mình trong khi không lấy nhiều hơn mức họ thực sự cần có?

Không thể sống đến mức lý tưởng, người ta quay sang để hy sinh như một giải pháp. Một người Hindu có thể nhúng tay vào việc gian lận thuế, vẫn thỉnh thoảng ghé thăm một cô gái điếm và thường ngược đãi cha mẹ già của mình, nhưng sau đó tự thuyết phục rằng mình là một người rất đạo đức, vì người này ủng hộ việc phá bỏ nhà thờ Islam Babri ở Ayodhya, và ngay cả đã cúng tiền để dựng một đền Hindu thế chỗ. Cũng như ở những thời xa xưa, thời nay trong thế kỷ 21 cũng vậy, nhiệm vụ tìm kiếm ý nghĩa của con người tất cả thường cũng kết thúc với một chuỗi tiếp nối gồm những hy sinh.

Hồ sơ bản sắc nhận diện

Những người Egypt, Canaan và Greece thời cổ đã chọn thái độ ‘lọt trong còn ngoài’, đánh cuộc nhiều mặt trên những hy sinh của họ. Họ có nhiều thần linh, và nếu một một thần này thất bại, họ hy vọng rằng vẫn sẽ còn trông mong được vào một thần khác. Vì vậy, họ đã hiến sinh cho thần nam mặt trời vào buổi sáng, cho thần nữ trái đất vào buổi trưa, và cho rất nhiều tiên cô và quỷ thần vào buổi tối. Điều đó cũng thế, đã không thay đổi nhiều. Tất cả những câu chuyện và thần linh mà người ta ngày nay tin – dù họ là Yahweh, Mammon, Quốc gia, hay Cách mạng – đều không đầy đủ, đầy những lỗ hổng, và hư hỏng bởi những mâu thuẫn. Do đó người ta hiếm khi đặt toàn bộ lòng tin trong một câu chuyện. Thay vào đó, họ giữ một hồ sơ gồm nhiều những câu chuyện và một số bản sắc nhận diện, chuyển từ một này sang một kia, khi có nhu cầu nổi lên. Những bất đồng trong nhận thức như vậy vốn thừa kế trong hầu hết những xã hội và những phong trào.

Hãy xem xét một người điển hình ủng hộ phong trào Tea Party [43] bằng cách nào đó đánh đồng một tin tưởng nồng nhiệt vào Giêsu Kitô với sự phản đối mạnh mẽ những chính sách phúc lợi của chính phủ và một sự ủng hộ nhiệt tình cho Hiệp hội Tay Súng Quốc gia [44]. Không là phải là chúa Giê-xu đã thiết tha một chút với việc giúp đỡ người nghèo hơn là với việc bạn tự nai nịt đến tận răng với súng lẫn đạn? Có vẻ như không tương đồng, nhưng bộ óc con người có rất nhiều ngăn và nhiều phòng, và một số tế bào thần kinh chỉ là không nói chuyện với nhau. Tương tự, bạn có thể tìm thấy nhiều trong những người ủng hộ Bernie Sanders [45] có vài tin tưởng mơ hồ vào một cách mạng tương lai nào đó, trong khi họ cũng tin vào sự quan trọng của việc đầu tư tiền của bạn một cách khôn ngoan. Họ có thể dễ dàng chuyển thảo luận từ sự không công bằng trong phân bố tài sản trên thế giới sang thảo luận về hiệu suất của những đầu tư của họ trong thị trường chứng khoán Wall Street.

Hầu như không phải ai cũng chỉ có một bản sắc nhận diện. Không ai chỉ là một người Muslim, hay chỉ là một người Italy, hay chỉ là một nhà tư bản. Nhưng thỉnh thoảng lại nổi lên một tín ngưỡng cuồng tín, và nó nhấn mạnh rằng người ta chỉ nên tin vào một câu chuyện và chỉ có một một bản sắc nhận diện. Trong những thế hệ gần đây, tín ngưỡng cuồng tín nhất như vậy là chủ nghĩa Phátxít. [46] Chủ nghĩa phát xít nhấn mạnh rằng người ta không nên tin vào bất kỳ câu chuyện nào ngoại trừ câu chuyện dân tộc, và không nên có bản sắc nhận diện nào ngoại trừ bản sắc nhận diện dân tộc của họ. Không phải tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc đều là những người phát xít. Hầu hết những người theo chủ nghĩa dân tộc đều có tin tưởng lớn vào câu chuyện của quốc gia của họ, và nhấn mạnh vào những giá trị độc đáo của quốc gia họ và bổn phận độc đáo họ có với quốc gia họ – nhưng dẫu sao họ vẫn thừa nhận rằng thế giới còn có nhiều hơn, không chỉ một mình quốc gia họ. Tôi có thể là một người Italy trung thành với những bổn phận đặc biệt với quốc gia Italy, và vẫn có bản sắc nhận diện khác. Tôi cũng có thể là một người theo chủ nghĩa xã hội, một người Catô Rôma, một người chồng, một người cha, một nhà khoa học và một người ăn chay, và mỗi bản sắc nhận diện này đòi hỏi thêm những bổn phận. Đôi khi một số bản sắc nhận diện của tôi kéo tôi vào những hướng khác nhau, và một số bổn phận của tôi đi đến mâu thuẫn với nhau. Nhưng, đã có ai nói đời sống thì dễ dàng đâu?

Chủ nghĩa phát xít là những gì xảy ra khi chủ nghĩa dân tộc muốn làm đời sống quá dễ dàng cho chính nó bằng phủ nhận tất cả những bản sắc nhận diện và bổn phận khác. Đã có rất nhiều lẫn lộn gần đây về ý nghĩa chính xác của chủ nghĩa Phátxít. Người ta gọi gần như bất cứ ai họ không thích là ‘một kẻ phát xít’. Thuật ngữ có nguy cơ thoái hóa thành một thuật ngữ dùng bừa bãi, cho tất cả những mục đích khác nhau. Vậy từ đó thực sự có nghĩa là gì? Vắn tắt, trong khi chủ nghĩa dân tộc dạy tôi rằng quốc gia của tôi là duy nhất và tôi có bổn phận đặc biệt với nó, chủ nghĩa Phátxít nói rằng quốc gia của tôi là tối cao, và tôi nợ quốc gia của tôi những nghĩa vụ độc quyền. Quốc gia của tôi là điều quan trọng duy nhất trên thế giới, và tôi không bao giờ nên chuộng lợi ích của bất kỳ nhóm hay cá nhân nào trên lợi ích của đất nước tôi, bất kể những hoàn cảnh nào. Ngay cả khi quốc gia tôi cuối cùng chỉ nhận thêm vài lợi ích cỏn con từ việc gây nhiều khổ đau cho hàng triệu người lạ ở một vùng đất xa xôi, tôi không nên nghĩ ngợi gì, nhưng nhắm mắt ủng hộ quốc gia tôi. Nếu không, tôi là một kẻ phản bội đê hèn.

Nếu quốc gia của tôi yêu cầu tôi giết hàng triệu người, tôi phải giết hàng triệu người. Nếu quốc gia tôi yêu cầu tôi hy sinh gia đình tôi, tôi nên hy sinh gia đình tôi. Nếu quốc gia tôi yêu cầu tôi phản bội sự thật và cái đẹp, tôi nên phản bội sự thật và cái đẹp.

Một người phát xít đánh giá nghệ thuật thế nào? Làm thế nào để một người phát xít biết liệu một phim cinê là một phim cinê hay? Rất đơn giản. Chỉ có một thước đo. Nếu phim phục vụ lợi ích quốc gia, đó là một phim cinê hay. Nếu phim không phục vụ lợi ích quốc gia, đó là một phim cinê dở. Và một người phát xít quyết định thế nào về việc dạy trẻ em ở trường? Người này dùng cùng một thước đo. Dạy bọn trẻ bất cứ gì phục vụ lợi ích dân tộc; sự thật thì không quan trọng. [47]

Sự thờ phụng của đất nước thì cực kỳ lôi cuốn, không chỉ vì nó đơn giản hoá nhiều những đilemma khó khăn, nhưng cũng vì nó khiến người ta suy nghĩ rằng họ thuộc về điều quan trọng nhất và đẹp nhất trên thế giới – quốc gia của họ. Những kinh hoàng của Thế Chiến Thứ hai và Holocaust cho thấy những hậu quả khủng khiếp của dòng suy nghĩ này. Thật không may, khi người ta nói về những căn bệnh của chủ nghĩa Phátxít, họ thường làm một công việc tồi, vì họ có khuynh hướng miêu tả phát xít như một con quái vật gớm ghiếc trong khi không giải thích điều gì quyến rũ về nó. Đây là tại sao ngày nay người ta đôi khi áp dụng những ý tưởng phát xít mà không nhận ra nó. Người ta nghĩ, ‘Tôi được dạy rằng chủ nghĩa Phátxít là xấu xí, và khi tôi nhìn trong gương tôi thấy một gì đó rất đẹp, vì vậy tôi không thể là người phát xít.’

Nó giống như những sai lầm của phim cinê Hollywood khi họ trình bày hình ảnh kẻ xấu – Voldemort, Lord Sauron, Darth Vader – như xấu xí và ác độc. Họ thường tàn nhẫn và khó chịu ngay cả đối với những người ủng hộ trung thành nhất của họ. Những gì tôi không bao giờ hiểu khi xem những phim cinê như vậy là tại sao lại cso một người nào sẽ bị cám dỗ để theo một con nhân vật kinh tởm như Voldemort.

Vấn đề với cái ác là trong đời thực, nó không nhất thiết là xấu xí. Nó có thể trông rất đẹp. Đạo Kitô biết điều này hay hơn Hollywood, đó là tại sao mỹ thuật Kitô truyền thống lại có khuynh hướng bày Sa-tan như một người cao lớn có thân hình quyến rũ tuyệt đẹp. Đó là lý do để chống lại sự cám dỗ của Satan thì rất khó. Đó cũng là lý do để đối phó với chủ nghĩa Phátxít thì rất khó. Khi bạn nhìn vào gương soi phát xít, bạn thấy không có gì xấu cả. Khi người Germany nhìn vào tấm gương phát xít trong những năm 1930, họ đã coi Germany là điều đẹp nhất trên thế giới. Nếu hôm nay người Russia nhìn vào tấm gương phát xít, họ sẽ thấy Russia là đẹp nhất điều trên thế giới. Và nếu người Israel nhìn vào tấm gương phát xít, họ sẽ thấy Israel là điều đẹp nhất trên thế giới. Sau đó, họ sẽ muốn buông thả đánh mất chính họ trong cái tập thể xinh đẹp đó.

Từ ‘chủ nghĩa Phátxít’ xuất phát từ ‘fascis của tiếng Latinh, có nghĩa là ‘một bó que gỗ’. Nghe có vẻ giống như một biểu tượng chẳng có gì tán tụng cho một trong những những hệ ý thức tàn ác và giết người trong lịch sử thế giới. Nhưng nó có một ý nghĩa sâu xa và đen tối. Một que gỗ đon độc thì rất yếu, và bạn có thể dễ dàng bẻ nó làm đôi. Tuy nhiên, một khi bạn bó nhiều que gỗ lại với nhau thành một fascis, nó sẽ trở thành hầu như không thể bẻ gãy được chúng. Điều này ngụ ý rằng cá nhân là một gì đó không có hiệu quả, nhưng cho đến chừng nào tập thể bó cứng gắn chặt vào nhau, nó có quyền lực rất lớn. [48] Những người phát xít do đó tin vào tính đặc quyền của những lợi ích tập thể hơn là của bất kỳ một cá nhân nào và đòi hỏi rằng không một que gỗ nào dám bẻ gãy sự thống nhất của cả bó.

Dĩ nhiên, không bao giờ là điều rõ ràng rằng chỗ nào một ‘bó que’ người chấm dứt và chỗ khác bắt đầu. Tại sao tôi nên xem Italy như ‘bó que’ mà tôi thuộc về nó? Tại sao không phải gia đình tôi, hay thành phố Florence, hay tỉnh Tuscany, hay lục địa Europe, hay toàn thể loài người? Những hình thức nhẹ của chủ nghĩa dân tộc sẽ bảo tôi rằng tôi thực sự có thể có bổn phận đối với gia đình tôi, Florence, Europe và toàn thể loài người, cũng như có bổn phận đặc biệt đối với Italy. Ngược lại, những người phát xít Italy sẽ đòi hỏi trung thành tuyệt đối với chỉ một mình Italy.

Mặc dù những gắng sức tốt nhất của Mussolini và đảng phát xít của ông, hầu hết những người Italy vẫn khá thờ ơ về việc đặt Italy trước famiglia của họ. Ở Germany, guồng máy tuyên truyền Nazi đã làm được một công việc kỹ lưỡng hơn nhiều, nhưng ngay cả cả Hitler cũng không làm người ta quên đi tất cả những câu chuyện có thể thay thế khác. Ngay cả trong những ngày đen tối nhất của thời Nazi, người ta luôn giữ một số những câu chuyện dự phòng, ngoài câu chuyện chính thức. Điều này trở nên hiển nhiên rõ ràng năm 1945. Bạn đã nghĩ rằng sau mười hai năm của Nazi tẩy não nhiều người Germany sẽ hoàn toàn không có khả năng hiểu được cuộc sống sau chiến tranh của họ. Sau khi đặt tất cả tin tưởng vào một câu chuyện tuyệt vời, phải làm gì khi câu chuyện đó vỡ tung? Tuy nhiên, hầu hết những người Germany đã phục hồi với tốc độ đáng kinh ngạc. Trong nơi nào đó não thức họ đã duy trì một số câu chuyện khác về thế giới, và không muộn hơn sau khi Hitler tự bắn một viên đạn vào đầu ông, những người ở Berlin, Hamburg và Munich đã tiếp nhận những bản sắc nhận diện mới và đã tìm thấy những ý nghĩa mới cho đời sống của họ.

Đúng vậy, khoảng 20% ​​số người thủ lãnh của đảng Nazi – những lãnh đạo đảng trong khu vực – đã tự sát, cũng như khoảng 10% tướng lĩnh. [49] Nhưng điều đó có nghĩa là 80% số người người thủ lãnh và 90% những tướng lĩnh đã hoàn toàn vui vẻ tiếp tục sống. Đại đa số những ngườiy Nazi có thẻ đảng và ngay cả cả hàng ngũ SS thường, đã không điên loạn hay tự sát. Họ tiếp tục là những người nông dân, thày giáo, thày thuốc hay những người bán bảo hiểm bình thường.

Thật vậy, ngay cả tự sát cũng không chứng minh một cam kết tuyệt đối đối với một câu chuyện duy nhất. Ngày 13 tháng 11 năm 2015, Tổ chức Nhà nước Islam đã xếp đặt một số những tấn công tự sát ở Paris, giết chết 130 người. Nhóm cực đoan giải thích đã làm như vậy để trả thù cho vụ không quân France thả bom xuống những phần tử tích cực của Nhà nước Islam ở Syria và Iraq, bởi và với hy vọng rằng sẽ ngăn cản France không thực hiện những oanh tạc như vậy trong tương lai. [50] Nhung cùng một giọng điệu, Nhà nước Islam cũng tuyên bố rằng tất cả Muslim đã bị lực lượng không quân France giết chết đều là những người tử đạo, hiện đang hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng.

Một gì đó ở đây không có nghĩa lý gì cả. Nếu thực sự những người tử đạo, đã bị máy bay France giết chết nhưng hiện đang ở trên thiên đàng, tại sao lại có một ai nên tìm cách trả thù việc đó? Trả thù gì, chính xác là với ai và vì ai? Vì đã gửi người ta lên thiên đường? Nếu bạn vừa nghe rằng người anh em thân yêu của bạn đã trúng xổ số một triệu đôla, bạn có sẽ bắt đầu bắn tung những quầy xổ số để trả thù? Vậy tại sao lại điên cuồng bắn phá ở Paris vì máy bay quân France đã cho vài người anh em của bạn một tấm vé không khứ hồi, đi tàu xuốt lên thiên đường? Ngay cả sẽ là điều tệ hơn nếu bạn thực sự thành công để ngăn chặn người France thực hiện thêm những vụ thả bom ở Syria. Trong trường hợp đó, ít người Muslim hơn sẽ được lên thiên đàng.

Chúng ta có thể phải nghiêng sang kết luận rằng những phần tử hoạt động tích cực của Nhà nước Islam không thực sự tin rằng những người tử đạo lên thiên đàng. Đó là tại sao họ tức giận khi họ bị thả bom và giết chết. Nhưng nếu vậy, tại sao một vài người của họ nai nịt chất nổ đầy người và sẵn sàng tự bắn tung xác thành muôn mảnh vụn? Trong mọi điều có thể xảy ra, trả lời là họ đã ôm giữ hai câu chuyện mâu thuẫn, không suy nghĩ quá nhiều về những mâu thuẫn. Như đã nói ở trên, một số tế bào thần kinh tức giận đã không nói với nhau.

Tám thế kỷ trước, trước khi có những máy bay của France oanh tạc những vị trí cố thủ của Nhà nước Islam ở Syria và Iraq, một đội quân khác của France đã xâm lăng Trung Đông, trong những gì về sau gọi là ‘Cuộc Viễn chinh Thánh chiến Kitô thứ bảy’. Được ‘vua thánh’ Louis IX lãnh đạo, đoàn lính viễn chinh thánh chiến này hy vọng chiếm Thung lũng sông Nile và đưa Egypt vào trong vòng thành đạo Kitô. Tuy nhiên, họ đã bị đánh bại trong trận chiến Mansoura và hầu hết đoàn lính viễn chinh đã bị bắt. Một hiệp sĩ thánh chiến, Jean de Joinville, sau này viết trong hồi ký của mình, rằng khi họ thua trận và quyết định đầu hàng, một trong những người trong đoàn nói rằng ‘Tôi không thể đồng ý với quyết định này. Điều tôi khuyên là tất cả chúng ta nên để mình bị giết, như vậy chúng ta sẽ lên thiên đường’. Joinville bình luận lạnh lùng rằng ‘không ai trong chúng tôi chú ý đến khuyên bảo của người này’. 

Joinville không giải thích tại sao họ từ chối. Xét cho cùng, đây là những người đã rời những lâu đài tiện nghi của họ ở France cho một phiêu lưu dài và nguy hiểm trong vùng Trung Đông, phần lớn vì họ tin vào hứa hẹn hẹn của sự cứu rỗi vĩnh cửu. Tại sao, sau đó, khi họ chỉ còn một khoảnh khắc để bước vào hạnh phúc vĩnh cửu của thiên đường Kitô, nhưng họ lại chọn để bị những người Muslim bắt? Rõ ràng, mặc dù những người viễn chinh thánh chiến Kitô nhiệt thành tin vào sự cứu rỗi và thiên đường, tại thời điểm của sự thật, họ đã giữ thái độ ‘lọt trong còn ngoài’, đánh cuộc nhiều mặt trên những hy sinh của họ.[51]

Siêu thị ở thành phố Elsinore [52]

Suốt lịch sử, trong cùng một thời, hầu như tất cả con người đều tin vào một số những câu chuyện, và đã không bao giờ hoàn toàn bị thuyết phục về sự thật của bất kỳ một câu chuyện nào trong số chúng. Sự không chắc chắn này đã làm hầu hết những tôn giáo bực dọc và lo lắng không yên, do đó những tôn giáo đã xem tin tưởng như một đức hạnh tối cao (‘đức tin’) và hoài nghi là trong những tội lỗi ghê gớm xấu xa nhất có thể có. Như thể có một gì đó là tự nhiên, có yếu tính là tốt trong sự tin tưởng về những sự vật việc không bằng chứng. Tuy nhiên, với sự phát triển của văn hóa thời nay, những bảng giá trị đã xoay chiều. Lòng tin tôn giáo ngày càng trông giống như sự nô lệ tinh thần, trong khi hoài nghi được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tự do tinh thần, khai mở trí tuệ.

Vào khoảng giữa những năm 1599 và năm 1602, William Shakespeare đã viết Hamlet, có thể xem như phiên bản The Lion King của ông. Tuy nhiên, không giống như Simba, Hamlet không hoàn tất Vòng lớn của Sự Sống. Vị hoàng tử này vẫn hoài nghi và lưỡng lự, nước đôi cho đến tận kết thúc, Hamlet chưa bao giờ tìm ra được cuộc đời là về những gì, và chưa bao giờ quyết định được cho xong, vẫn phân vân– nên sống hay không nên sống, điều nào tốt hơn? Trong này, Hamlet là hình ảnh điển hình của người anh hùng thời nay. [53] Thời nay đã không gạt bỏ số rất đông những câu chuyện mà nó thừa kế từ quá khứ. Thay vào đó, nó mở một siêu thị cho chúng. Con người thời nay thì tự do để thử mẫu xem hàng tất cả, chọn lựa và gộp chung bất cứ gì phù hợp với khẩu vị của mình.

Một số người không thể chịu được với có quá nhiều tự do và không chắc chắn như thế. Thời nay những phong trào độc tài như chủ nghĩa Phátxít đã phản ứng dữ dội với siêu thị trưng bày những ý tưởng hoài nghi, và ngay cả đã làm hơn những tôn giáo truyền thống trong sự yêu cầu tin tưởng tuyệt đối vào một câu chuyện duy nhất. Tuy nhiên, hầu hết người ta thời nay đều thích siêu thị. Bạn làm gì khi bạn không biết cuộc đời là về những gì và câu chuyện nào để tin? Bạn đứng mãi trong lối đi giữa những kệ hàng siêu thị, với khả năng và tự do để lựa chọn bất cứ gì bạn thích. Bạn đứng mãi mãi trên những lối đi giữa những kệ hàng trong siêu thị, với quyền năng và tự do để lựa chọn bất cứ gì bạn thích, xem xét những món hàng bày ra trước bạn, và ... giữ yên khung hình đó, cắt, Dứt Chuyện. Tính tiền vào những thẻ tín dụng.

Theo như huyền thoại tự do, nếu bạn đứng đủ lâu trong siêu thị lớn đó, sớm hay muộn bạn sẽ kinh nghiệm sự hiển linh của tự do, và bạn sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của đời sống. Tất cả những câu chuyện trên những kệ siêu thị đều là hàng giả. Ý nghĩa của đời sống không là một sản phẩm làm sẵn. Không có kịch bản thần thánh nào, và không có gì bên ngoài tôi có thể mang lại ý nghĩa cho đời sống của tôi. Đó là chính tôi là người cưu mang trong mình tất cả mọi sự vật việc với ý nghĩa qua những lựa chọn tự do của tôi và qua những tình cảm của riêng tôi.

Trong phim cinê huyễn tưởng Willow một câu chuyện thần kỳ cho trẻ em của George Lucas, bình thường không gì đặc biệt – người anh hùng cùng tên, Willow là một người lùn bình thường, người mơ ước trở thành một phù thủy vĩ đại và quán triệt những bí mật của sự là-có. Một ngày, một phù thủy loại như thế đi qua làng của người lùn để tìm một người học việc. Willow và hai người lùn cùng hy vọng khác tìm đến ra mắt, và người phù thủy cho những người khao khát này một thí nghiệm đơn giản. Ông mở rộng bàn tay phải của mình, chìa những ngón tay và hỏi với giọng nói giống như của nhân vật Yoda (trong cinê Star Wars): ‘Sức mạnh để kiểm soát thế giới, là ngón tay nào?’ Mỗi người lùn chọn một ngón tay – nhưng tất cả đều chọn sai. Tuy nhiên, phù thủy nhận thấy một điều gì đó về Willow, và sau đó hỏi anh ta ‘Khi ta giơ những ngón tay lên, động lực đầu tiên của anh là gì?’ ’Vâng, đó là ngu ngốc,’ Willow nói với xấu hổ, ‘để chọn ngón tay của tôi.’ ’Aha!’ người phù thủy kêu lên thắng thế, ‘Đó là trả lời đúng! Anh thiếu lòng tin vào chính mình.’ Huyền thoại tự do không bao giờ chán, luôn lập lại bài học này.

Đó là chính những ngón tay con người chúng ta đã viết những quyển Kinh thánh, Qur’an và Vedas, và đó là não thức của chúng ta đã đem quyền năng cho những câu chuyện. này. Không nghi ngờ gì, chúng là những câu chuyện đẹp đẽ, nhưng đẹp đẽ của chúng thì đúng là chỉ thấy trong mắt của nhưng người nhìn. Jerusalem, Mecca, Varanasi và Bodh Gaya là những thánh địa linh thiêng, nhưng chỉ vì những kinh nghiệm cảm xúc con người khi họ đến những nơi đó. Trong tự thân, vũ trụ chỉ là một mớ hỗn độn vô nghĩa của những atom. Không có gì là đẹp, là thiêng liêng hay là gợi cảm – nhưng những tình cảm của con người làm nó thành như vậy. Đó chỉ là những cảm xúc của con người đã làm một quả táo đỏ thành ngon lành quyến rũ và một đống cứt thành kinh tởm. Lấy đi cảm xúc con người, và bạn còn lại với một đống nhỏ của những molecule.

Chúng ta hy vọng tìm được ý nghĩa bằng đặt chính mình vừa vặn vào một số câu chuyện về vũ trụ đã có-sẵn, nhưng theo cách giải thích của tư tưởng tự do về thế giới, sự thật chính xác là ngược lại. Vũ trụ không cho tôi ý nghĩa. Tôi cho vũ trụ ý nghĩa. Đây là ‘thiên chức’ vũ trụ của tôi. Tôi không có số phận cố định, hay dharma. Nếu tôi đặt mình trong tư thế của Simba hay Arjuna, tôi có thể chọn để chiến đấu cho ngai vàng của một vương quốc, nhưng tôi không buộc phải làm thế. Tôi cũng có thể nhập đoàn xiếc rong đi diễn lang thang, đi đến Broadway để hát trong một vở nhạc kịch, hay dời đến Thung lũng Silicon và khởi dựng một công ty kỹ thuật mới rồi sẽ phát triển nhanh chóng. Tôi thì tự do để tạo dharma của riêng mình.

Như vậy, giống như tất cả những câu chuyện vũ trụ khác, câu chuyện tự do cũng bắt đầu với một thuật kể về sự sáng tạo. Nó nói rằng sự sáng tạo xảy ra trong mọi khoảnh khắc, và tôi là người sáng tạo. Vậy thì mục đích của cuộc đời tôi là gì? Để tạo ra ý nghĩa bằng tình cảm, bằng suy nghĩ, bằng ham muốn, và bằng phát minh. Bất cứ gì giới hạn sự tự do của con người để cảm nhận, để suy nghĩ, ham muốn và phát minh, đều là hạn chế ý nghĩa của vũ trụ. Vì thế tự do với những hạn chế như vậy là lý tưởng tối cao.

Trong thực tiễn, những người tin vào câu chuyện tự do sống dưới ánh sáng của hai điều răn: sáng tạo, và chiến đấu cho tự do. Sáng tạo có thể hiển thị chính nó bằng viết một bài thơ, khám phá đời sống tình dục của bạn, phát minh một app mới, hay tìm ra được một hóa chất đến nay vẫn chưa rõ. Chiến đấu vì tự do bao gồm mọi sự vật việc nhằm giải phóng người ta khỏi những ràng buộc xã hội, sinh lý và vật chất, có thể là biểu tình chống lại những nhà độc tài tàn bạo, dạy những cô gái (nghèo) cho họ biết chữ, tìm cách chữa trị những bệnh ung thư, hay xây dựng một tàu vũ trụ. Đền thờ những anh hùng của huyền thoại tự do có những tượng của Rosa Parks và Pablo Picasso cùng với Louis Pasteur và anh em nhà Wright.

Điều này nghe có vẻ hết sứclôi cuốn thú vị và sâu xa Trên lý thuyết. Không may, sự tự do của con người và sự sáng tạo của con người không là những gì mà câu chuyện tự do tưởng tượng ra chúng. Theo hiểu biết khoa học tốt nhất của chúng ta, không có phép thuật nào đằng sau sự lựa chọn và sáng tạo của chúng ta. Chúng là sản phẩm của hàng tỷ neuron trao đổi những tín hiệu sinh hóa, và ngay cả nếu bạn giải phóng con người khỏi ách xiềng xích của hội Nhà thờ Catô Rôma hay của USSR, lựa chọn của họ vẫn sẽ là được quyết định bởi những algorithm sinh hóa, cũng tàn nhẫn như của những tòa án tôn giáo Catô khủng bố tín đồ, hay của cơ quan mật vụ KGB.

Câu chuyện tự do hướng dẫn tôi tìm kiếm sự tự do để diễn tả và thể hiện chính tôi. Nhưng cả ‘tự ngã’ và tự do đều là những quái vật đầu sư tử đuôi rồng thần thoại [54] được mượn từ những chuyện thần tiên của Hellas thời cổ. Chủ nghĩa tự do có một sự bối rối lẫm lộn đặc biệt về khái niệm ‘ý chí tự do’. Con người rõ ràng có ý chí, họ có những ham muốn, và đôi khi họ tự do thực hiện những ham muốn của mình. Nếu nói ‘ý chí tự do’, bạn muốn nói với nghĩa là tự do để làm những gì bạn mong muốn – thế thì có, con người có ý chí tự do. Nhưng nếu nói ‘ý chí tự do’ bạn muốn nói với nghĩa là có tự do để chọn lựa những gì để mong muốn – thế thì không, con người không có ý chí tự do. [55]

Nếu tôi cảm thấy có thu hút tình dục với phái nam, tôi có thể có tự do để hiện thực những tưởng tượng của mình, nhưng tôi không có tự do để cảm thấy được thu hút tình dục với phái nữ, thay vào đó. Trong một vài trường hợp, tôi có thể quyết định kiềm chế những thôi thúc tình dục của tôi, hay ngay cả thử một điều trị tâm lý ‘chuyển hướng tình dục’, nhưng chính mong muốn để thay đổi khuynh hướng tình dục của tôi là một gì đó những neuron của tôi thúc đẩy tôi, có lẽ được kích động từ những thành kiến ​​văn hóa và tôn giáo. Tại sao một người cảm thấy xấu hổ về tình dục của mình và cố gắng thay đổi nó, trong khi một người khác vui vẻ với những ham muốn tình dục cũng như thế nhưng không dấu vết mảy may nào truy về tội lỗi? Bạn có thể nói rằng người trước có thể có những cảm xúc tôn giáo mạnh mẽ hơn người sau. Nhưng người ta có tự do lựa chọn để có những cảm xúc tôn giáo mạnh hay yếu không? Lại nữa, một người có thể quyết định đi nhà thờ vào mỗi Chủ Nhật trong một gắng sức có ý thức để làm mạnh thêm những cảm xúc tôn giáo yếu đuối của mình – nhưng tại sao một người khao khát để được là tôn giáo hơn, trong khi một người khác hoàn toàn hạnh phúc vẫn là một người tin-không-có-gót? Điều này có thể là kết quả của một số lượng bất kỳ nào đó về khuynh hướng văn hóa và di truyền, nhưng nó không bao giờ là kết quả của ‘ý chí tự do’.

Những gì là đúng với ham muốn tình dục cũng đúng với mọi ham muốn, và thực sự với tất cả những cảm xúc và những suy nghĩ. Chỉ cần xem xét ý nghĩ kế tiếp nảy lên trong não thức của bạn. Nó từ đâu đến? Bạn có tự do lựa chọn nó để suy nghĩ, và chỉ sau đó bạn mới nghĩ về nó? Chắc chắn không. Tiến trình tự khám phá bắt đầu với những sự vật việc đơn giản, và dần trở nên khó khăn hơn. Lúc đầu, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không kiểm soát thế giới bên ngoài chúng ta. Tôi không quyết định khi nào trời mưa. Sau đó, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không kiểm soát những gì đang xảy ra bên trong cơ thể của chính chúng ta. Tôi không kiểm soát mức huyết áp. Tiếp theo, chúng ta hiểu rằng chúng ta ngay cả không điều khiển bộ óc của mình. Tôi không bảo với những neuron khi nào chúng ‘bắn’ những tín hiệu. Cuối cùng chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta không kiểm soát những ham muốn của chúng ta, hay ngay cả những phản ứng của chúng ta với những ham muốn này.

Nhận thức được điều này có thể giúp chúng ta bớt bị ám ảnh hơn về những ý kiến ​​của mình, về những cảm xúc của chúng ta, và về những ham muốn của chúng ta. Chúng ta không có ý chí tự do, nhưng chúng ta có thể có một chút tự do hơn với sự bạo ngược của ý chí của chúng ta. Con người thường đem cho những ham muốn của họ quá nhiều quan trọng đến mức họ cố gắng kiểm soát và thay hình đổi dạng toàn thế giới theo như những ham muốn này. Trong việc theo đuổi những ham muốn của họ, con người bay lên tận mặt trăng, khởi những thế chiến, và phá mất sự ổn định của toàn bộ hệ sinh thái. Nếu chúng ta hiểu rằng những ham muốn của chúng ta không là những biểu hiện huyền diệu của ý chí tự do, nhưng đúng hơn là sản phẩm của những tiến trình sinh hóa (chịu ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa ngoài kiểm soát của chúng ta), chúng ta có thể ít bận tâm hơn với chúng. Điều là tốt hơn để hiểu chính mình, não thức của chúng ta và những mong muốn của chúng ta thay vì cố gắng để thực hiện bất cứ gì tưởng tượng bật lên trong đầu của chúng ta.

Và để hiểu chính mình, một bước quan trọng là phải thừa nhận rằng ‘tự ngã’ là một câu chuyện hư cấu của tưởng tượng, rằng những cơ chế tinh vi phức tạp của não thức chúng ta liên tục sản xuất, cập nhật và viết lại. Có một người kể chuyện trong đầu tôi giải thích tôi là ai, tôi từ đâu đến, nơi tôi đang hướng đến đâu, và những gì đang xảy ra ngay bây giờ. Giống như những người phát ngôn của chính phủ, người giải thích những biến động chính trị mới nhất, người tường thuật bên trong liên tục sai lầm, nhưng hiếm khi, nếu có, thú nhận nó. Và cũng giống như chính phủ dựng lên một huyền thoại quốc gia với cờ, biểu tượng và diễn hành, cũng giống vậy bộ máy tuyên truyền bên trong tôi dựng lên một huyền thoại cá nhân với những kỷ niệm được đề cao, và những chấn thương tâm lý ấp ủ vốn thường rất ít giống với sự thật.

Trong thời ngày nay của Facebook và Instagram, bạn có thể quan sát tiến trình tạo dựng huyền thoại này rõ ràng hơn bao giờ hết, vì một số đã được giao khoán cho cômputơ, bên ngoài não thức. Đó là kinh dị và khiếp sợ khi nhìn những người dành không biết bao nhiêu thì giờ để tạo dựng và tô điểm một tự ngã online toàn hảo, sau khi trở nên gắn liền với sự sáng tạo riêng của chính họ và nhầm lẫn nó với sự thật về bản thân họ. [56] Đó là như thế nào một dịp nghỉ lễ, hay nghỉ mát toàn gia đình, nhưng đầy những tắc nghẽn giao thông, những cãi vặt nhỏ và những im lặng căng thẳng trở thành một sưu tập của những tấm ảnh toàn cảnh đẹp đẽ, những bữa ăn tối toàn hảo, và những khuôn mặt tươi cười; 99% những gì chúng ta kinh nghiệm không bao giờ trở thành phần của câu chuyện về tự ngã.

Điều đặc biệt đáng ghi nhận là tự ngã tưởng tượng của chúng ta thường nghiêng sang là rất hình ảnh, trong khi kinh nghiệm thực tế của chúng ta đều là thân xác vật chất. Trong tưởng tượng, bạn quan sát một cảnh tượng trong mắt của não thức bạn hay trên màn ảnh cômputơ. Bạn thấy mình đứng trên một bãi biển nhiệt đới, biển xanh phía sau bạn, một nụ cười lớn trên mặt bạn, một tay cầm một ly cocktail, tay kia quàng quanh eo người yêu của bạn. Thật là thiên đường. Những gì hình ảnh không trưng bày là con ruồi khó chịu, đang cắn chân bạn, cảm giác quặn bụng của bạn sau bữa tối ăn súp nấu với cá thiu, căng thẳng trong hàm mặt bạn khi bạn đang giả bộ có một nụ cười lớn, và dư vị cuộc cãi nhau xấu xí vừa mới có chỉ năm mười phút trước, của lứa đôi bây giờ trông hạnh phúc. Nếu chúng ta có thể chỉ cảm nhận được người trong ảnh cảm thấy những gì trong khi họ đang chụp ảnh!

Do đó nếu bạn thực sự muốn hiểu chính bạn, bạn không nên định tính bản sắc với những gì ghi trong sổ ghi tên với Facebook của bạn, hay với câu chuyện bên trong của bản thân. Thay vào đó, bạn nên quan sát dòng chảy hiện thực của cơ thể và não thức. Bạn sẽ thấy những suy nghĩ, những cảm xúc và những ham muốn xuất hiện và biến mất mà không có nhiều lý do và không có bất kỳ mệnh lệnh nào từ bạn, cũng giống như những cơn gió khác nhau thổi từ hướng này hay hướng kia và làm rối tóc bạn. Và cũng giống như bạn không là gió, vì vậy cũng bạn không là đám hỗn độn của những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn mà bạn kinh nghiệm, và bạn chắc chắn không là câu chuyện được chải chuốt sạch sẽ mà bạn kể về chúng với hiểu biết muộn màng đến sau. Bạn kinh nghiệm tất cả chúng, nhưng bạn không kiểm soát chúng, bạn không sở hữu chúng, và bạn không là chúng. Người ta hỏi ‘Tôi là ai?’ và mong được kể một câu chuyện. Điều đầu tiên bạn cần biết về bản thân bạn, là bạn không là một câu chuyện.

Không là câu chuyện

Chủ nghĩa tự do đã tiến một bước triệt để trong sự phủ nhận tất cả những vở kịch vũ trụ, nhưng sau đó đã dựng trở lại vở kịch bên trong con người – vũ trụ không có tình tiết cốt truyện, vì vậy là tùy vào con người chúng ta để tạo ra một cốt truyện, và đây là ‘nghề nghiệp chọn lựa’ của chúng ta và ý nghĩa của đời sống của chúng ta. Hàng nghìn năm trước thời chủ nghĩa tự do của chúng ta, đạo Phật thời cổ đã tiến xa hơn nữa bằng phủ nhận không chỉ tất cả những vở kịch vũ trụ, mà ngay cả những vở kịch bên trong do sự sáng tạo của con người. Vũ trụ không có ý nghĩa, và những tình cảm của con người cũng không là phần của một câu chuyện vũ trụ vĩ đại. Chúng là những rung động thoáng qua, hiện ra và mất đi không vì mục đích riêng biệt nào. Đó là sự thật. Hãy nhận lấy nó và sống tiếp.

Như đã ghi nhận ở trên, Brihadaranyaka Upanishad nói với chúng ta rằng ‘Đầu con ngựa hy sinh là bình minh, mắt của nó mặt trời ... những phần thân xác nó là những mùa, khớp của nó những tháng và nửa tháng, chân của nó là ngày và đêm, xương của nó những vì sao và thịt của nó là những đám mây.’ Ngược lại, Mahasatipatthana Sutta, một bản văn then chốt đạo Phật [57], giải thích rằng khi một người thiền định, người đó cẩn thận quán sát cơ thể, ghi nhận rằng ‘Trong cơ thể này, có tóc trên đầu, lông trên da, móng tay, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim… nước miếng, nhầy mũi, chất lòng khớp xương và nước tiểu. Như thế, người ấy ta quán sát cơ thể … Bây giờ sự hiểu biết của người ấy được thành lập: “Đây là cơ thể!” [58] Những lông tóc, xương hay nước tiểu không thay mặt cho một gì khác. Chúng chỉ là những gì chúng đang là.

Trong đoạn này tiếp đoạn sau, bản văn tiếp tục để giải thích rằng không kể rằng người ngồi thiền quán sát trong cơ thể hay trong não thức, người ấy chỉ hiểu nó như nó là. Vì vậy, khi một nhà sư thở, ‘Thở vào một hơi thở dài, người ấy hiểu đúng “Tôi đang vào một hơi thở dài”. Thở vào một hơi thở ngắn, người ấy hiểu đúng “Tôi đang thở vào một hơi thở ngắn.” [59] Hơi thở dài không đại diện cho những mùa và hơi thở ngắn không đại diện cho những ngày. Chúng chỉ là những dao động trong cơ thể.

Đức Phật đã dạy rằng ba thực tại cơ bản của vũ trụ là mọi sự vật việc thì đều liên tục thay đổi, không gì có một bất kỳ bản thể vĩnh cửu nào, và không gì thì được hoàn toàn thỏa mãn. [60] Bạn có thể thăm dò những nơi xa nhất đến được của thiên hà, của cơ thể bạn, hay trong não thức bạn – nhưng bạn sẽ không bao giờ gặp một gì đó vốn không thay đổi, vốn có bản thể vĩnh cửu, và vốn làm bạn hoàn toàn vừa lòng.

Khổ đau xuất hiện vì người ta thất bại, không thấu hiểu điều này. Họ tin rằng có một vài bản thể vĩnh cửu ở đâu đó, và nếu họ có thể chỉ tìm thấy nó và kết hợp với nó, họ sẽ được hoàn toàn hài lòng, sung sướng. Bản thể vĩnh cửu này đôi khi được gọi là Gót, đôi khi là quốc gia, đôi khi là linh hồn, đôi khi bản ngã đích thực, và đôi khi tình yêu chân thực – và người ta càng gắn bó với nó nhiều bao nhiêu, người ta càng trở nên thất vọng và khốn khổ hơn bấy nhiêu, vì thất bại, không tìm thấy được nó. Tệ hơn nữa, sự gắn bó càng lớn trong những người loại như thế, phát triển sự căm ghét càng lớn hơn hướng về bất kỳ một người, nhóm hay tổ chức nào nếu bị xem như đứng chắn giữa họ và mục tiêu ấp ủ của họ.

Theo đức Phật, sau đó, đời sống (tự nó) không có ý nghĩa, và người ta không cần phải tạo ra bất kỳ ý nghĩa nào (cho nó). Họ chỉ cần nhận ra rằng không có ý nghĩa, và như thế được giải thoát khỏi những khổ đau gây nên bởi những chấp trước ràng buộc của chúng ta và sự xác định bản sắc nhận diện của chúng ta với những hiện tượng trống không. ‘Tôi nên làm gì?’ người ta hỏi, và Phật khuyên: ‘Đừng làm gì cả. Tuyệt đối làm không gì cả’. Toàn bộ vấn đề là chúng ta liên tục làm một gì đó. Không nhất thiết trên tầng mức cơ thể – chúng ta có thể ngồi bất động trong nhiều giờ với mắt khép kín – nhưng ở tầng mức tinh thần, chúng ta vô cùng bận rộn tạo ra những câu chuyện và những bản sắc nhận diện, tả xung hữu đột chiến trận và chiến thắng khải hoàn. Để thực sự không làm gì cả, có nghĩa là não thức cũng vậy, không làm gì cả và không tạo gì cả.

Thật không may, điều này cũng thế, rất dễ biến thành một sử thi anh hùng. Ngay cả khi bạn ngồi với mắt nhắm và quán sát hơi thở vào và ra qua mũi, bạn cũng rất có thể bắt đầu xây dựng những câu chuyện về nó. ’Hơi thở của tôi bị dồn hơi mạnh, và nếu tôi thở bình tĩnh hơn, tôi sẽ trở nên khỏe mạnh hơn’, hay ‘nếu tôi chỉ tiếp tục quán sát hơi thở của tôi và không làm gì cả, tôi sẽ trở thành giác ngộ, và là người khôn ngoan nhất và hạnh phúc nhất trên thế giới’. Sau đó, câu chuyện anh hùng bắt đầu mở rộng và người ta bắt tay vào một sứ mệnh không chỉ để tự giải thoát mình khỏi những chấp trước, nhưng còn thuyết phục những người khác làm như vậy. Đã chấp nhận rằng đời sống không có ý nghĩa tự thân, tôi tìm thấy ý nghĩa trong việc giải thích sự thật này cho người khác, tranh cãi với những người không tin, giảng dạy cho những người hoài nghi, quyên góp tiền để xây dựng thiền viện, v.v. ‘Không có câu chuyện’ có thể tất cả quá dễ dàng chỉ để trở thành một câu chuyện khác.

Lịch sử của đạo Phật cung cấp hàng nghìn những thí dụ về như thế nào người ta dù đã tin vào sự thoáng qua và trống rỗng của mọi hiện tượng và vào sự quan trọng của việc không giữ những ràng buộc hay chấp trước, nhưng vẫn có thể đi đến tranh cãi lớn tiếng và tranh đấu dành chính quyền của một quốc gia, về sở hữu một tòa nhà, hay ngay cả về ý nghĩa của một từ ngữ. Chiến đấu với những người khác vì bạn tin vào vinh quang của một Gót vĩnh cửu, thì không may nhưng còn hiểu được; tranh đấu với người khác vì bạn tin vào sự trống rỗng của tất cả mọi hiện tượng thì thực sự kỳ quái – nhưng rất đỗi con người.

Vào thế kỷ thứ mười tám, những triều đại hoàng gia của cả Burma và láng giềng Siam đều tự hào về lòng sùng mộ của họ với đức Phật, và được chính danh qua việc bảo vệ lòng tin đạo Phật. Những vị vua đã ban cấp cho những tu viện, dựng những chùa, và hàng tuần đều nghe những nhà sư uyên bác thuyết giảng những ‘bài pháp’ hùng hồn về năm giới – năm cam kết đạo đức cơ bản cho mọi người: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng chất gây say sưa. Nhưng dẫu thế, hai vương quốc vẫn chiến đấu với nhau không ngừng nghỉ. Ngày 7 tháng 4 năm 1767 quân đội của nhà vua Burma Hsinbyushin xông vào tàn phá thủ đô của Siam, sau một vây hãm dài [61]. Những người lính chiến thắng giết, cướp phá, hiếp dâm và có lẽ cũng say sưa ở đây và ở đó. Sau đó, họ đốt cháy phần lớn thành phố, với cung điện, tu viện và chùa, và mang về nhà hàng ngàn nô lệ và những xe tải chất đầy vàng và ngọc đá quí.

Không phải là vua Hsinbyushin đã cọi nhẹ đạo Phật của mình. Bảy năm sau chiến thắng vĩ đại, nhà vua đã thực hiện một chuyến tuần du xuôi theo sông Irrawaddy vĩ đại, dâng cúng những ngôi chùa quan trọng dọc đường, và cầu Phật ban phước cho quân đội của mình với nhiều chiến thắng hơn. Khi Hsinbyushin đến Rangoon, ông xây dựng lại và mở rộng một kiến trúc được xem như thiêng liêng nhất tất cả Burma – Chùa Shwedagon. Sau đó nhà vua cho mạ vàng chùa được mở rộng này với khối vàng của chính ông, và dựng một ngọn tháp bằng vàng trên đỉnh chùa và nạm nó với những ngọc quý (có thể đã cướp từ Siam). Ông cũng đã dùng dịp này để xử tử vua của Pegu cùng anh và con trai của vua này, tất cả đang bị giam giữ. [62]

Vào những năm 1930 ở Japan, người ta ngay cả đã tìm được những cách tưởng tượng để kết hợp những học thuyết đạo Phật với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa Phátxít. Những nhà tư tưởng theo đạo Phật nhưng cực đoan, chẳng hạn như Nissho Inoue, Ikki Kita và Tanaka Chigaku đã biện luận rằng để phân hủy những chấp trước tự ngã của một người, người ta nên hoàn toàn dâng đời mình lên hoàng đế, cắt bỏ mọi suy nghĩ cá nhân, và tuân thủ trung thành tuyệt đối với quốc gia. Nhiều tổ chức quốc gia cực đoan khác nhau đã khởi hứng từ những ý tưởng như vậy, gồm một nhóm quân sự cuồng tín đã tìm cách lật đổ hệ thống chính trị bảo thủ của Japan bằng một chiến dịch ám sát. Họ đã sát hại cựu bộ trưởng tài chính, tổng giám đốc của tập đoàn Mitsui, và cuối cùng là thủ tướng Inukai Tsuyoshi. Do đó, họ đẩy nhanh việc chuyển đổi Japan thành một chế độ độc tài quân sự. Khi quân đội bắt đầu chiến tranh, những tu sĩ đạo Phật và những thiền sư đã thuyết giảng về sự quên mình, tuân phục giới chức nhà nước, và đã đề nghị sự tự hy sinh cho gắng sức chiến tranh. Ngược lại, những giáo lý đạo Phật về từ bi và bất bạo động không hiểu sao đã bị bỏ quên, và không có ảnh hưởng đáng kể nào đến hành vi của quân đội Japan ở Nanjing, Manila hay Seoul. [63]

Ngày nay, hồ sơ nhân quyền của Myanmar, quốc gia theo đạo Phật, là một trong những hồ sơ tệ nhất trên thế giới, và một nhà sư đạo Phật, Ashin Wirathu, dẫn đầu phong trào chống Islam trong nước. Ông tuyên bố rằng ông chỉ muốn bảo vệ Myanmar và đạo Phật chống lại những âm mưu jihad của những người Muslim, nhưng bài giảng và những bài viết của ông đã rất bốc lửa kích động, khiến tháng 2 năm 2018, Facebook đã cắt bỏ những trang web của ông, viện dẫn chủ trương của nó là cấm những lời lẽ kích động thù địch. Trong một phỏng vấn năm 2017 trên báo Guardian, nhà sư rao giảng từ bi đến với cả một con muỗi bay qua, nhưng khi đối mặt với cáo buộc rằng những phụ nữ Islam đã bị quân lính Myanmar hãm hiếp, ông cười và nói ‘Không thể. Thân thể của họ đều quá kinh tởm.’[64]

Có rất ít cơ may rằng hòa bình thế giới và hòa hợp toàn cầu sẽ xảy ra một khi 8 tỷ người bắt đầu thiền định thường xuyên. Quán sát sự thật về bản thân bạn thì rất khó! Ngay cả nếu bạn bằng cách nào đó thành công để có được hầu hết người ta thử làm điều đó, nhiều người trong chúng ta sẽ nhanh chóng bóp méo sự thật mà chúng ta bắt gặp vào trong một số câu chuyện với những anh hùng, những côn đồ hung ác và những kẻ thù, và tìm được những bào chữa hết sức khéo léo để đi đến chiến tranh.

Cơ sở đế thẩm định hiện thực

Mặc dù tất cả những câu chuyện lớn này đều là những hư cấu được não thức chúng ta tạo ra, đừng lấy đó làm lý do để tuyệt vọng. Hiện thực vẫn còn đó. Bạn không thể đóng một phần trong bất kỳ vở kịch đã được làm-cho-tin-là-thực nào, nhưng trước hết, tại sao bạn lại muốn làm việc đó? Câu hỏi lớn đối với con người không là ‘ý nghĩa của đời sống là gì?’ nhưng đúng hơn là, ‘làm sao chúng ta thoát khỏi khổ đau?’ [65] Khi bạn buông bỏ tất cả những những câu chuyện hư cấu, bạn có thể quán sát hiện thực với rõ ràng hơn nhiều so với trước đó, và nếu bạn thực sự biết sự thật về bản thân và về thế giới, không gì có thể làm bạn khốn khổ. Nhưng dĩ nhiên đó là nhiều dễ dàng để nói hơn để làm.

Con người chúng ta đã chinh phục thế giới nhờ khả năng tạo ra và tin vào những câu chuyện hư cấu. Do đó, chúng ta đặc biệt không giỏi giang gì trong việc nhận hiểu sự khác biệt giữa hư cấu và hiện thực. Không nhìn thấy khác biệt này đã là một vấn đề sống còn cho chúng ta. Nếu bạn dẫu sao vẫn muốn biết sự khác biệt, chỗ để bắt đầu là với sự khổ đau. Vì sự vật việc có thực nhất trên thế giới là sự khổ đau.

Khi bạn phải đối mặt với một số câu chuyện hay, và bạn muốn biết nếu nó là có thực hay tưởng tượng, một trong những câu hỏi quan trọng cần đặt ra là liệu người anh hùng trung tâm của câu chuyện có thể bị khổ đau không. Lấy thí dụ, nếu ai đó nói với bạn câu chuyện về quốc gia Poland, hãy dành một chút thời giờ để suy nghĩ liệu Poland có thể chịu khổ đau hay không. Adam Mickiewicz, nhà thơ lãng mạn vĩ đại và là cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc Poland ngày nay, nổi tiếng vì đã gọi Poland là ‘Christ của những quốc gia’. Viết năm 1832, sau khi Poland bị phân chia giữa Russia, Prussia và Austria, và ngay sau cuộc nổi dậy của Poland bị Russia dập tắt tàn bạo năm 1830, Mickiewicz giải thích rằng nỗi đau khủng khiếp của Poland là một sự hy sinh thay mặt cho toàn thể loài người, có thể so sánh với sự hy sinh của Christ, và giống như Christ, Poland sẽ sống lại từ cõi chết. Trong một đoạn văn nổi tiếng Mickiewicz đã viết rằng:

Poland nói [với dân chúng Europe], ‘Bất cứ ai sẽ đến với tôi sẽ được tự do và bình đẳng vì tôi là TỰ DO’. Nhưng những vị vua, khi họ nghe điều này, trong lòng họ đã sợ hãi, và họ đã đóng đinh cho chết quốc gia Poland, và chôn nó xuống mồ của nó, kêu lên ‘chúng ta đã giết và chôn Tự do.’ Nhưng họ đã kêu một cách ngu dại... Vì quốc gia Poland đã không chết ... ngày thứ ba, Hồn sẽ về lại Xác; và Quốc gia sẽ đứng dậy và giải phóng tất cả những dân tộc Europe khỏi Nô lệ. [66]

Một quốc gia có thể thực sự đau đớn hay không? Một quốc gia có mắt, có tay, có giác quan, có những tình cảm và những đam mê hay không? Nếu bạn đâm nó, nó có thể chảy máu không? Rõ ràng là không. Nếu nó bị đánh bại trong chiến tranh, mất một tỉnh, hay ngay cả mất độc lập, nó vẫn không thể kinh nghiệm sự đau đớn, buồn bã hay bất kỳ loại khổ đau nào khác, vì nó hoàn toàn không thân thể, không não thức, và không cảm xúc. Trong sự thực, nó thì chỉ là một ẩn dụ. Chỉ trong sự tưởng tượng của một số người nhất định nào đó thì Poland thực sự là một thực thể, có khả năng chịu khổ đau. Poland gánh chịu khổ đau vì những con người này cho nó mượn thân xác của họ – không chỉ bằng phục vụ như những người lính trong quân đội Poland, nhưng bằng đem những vui và buồn của dân tộc hóa thân vào trong thể xác họ. Vào tháng 5 năm 1831, khi tin tức về thất bại của Poland trong trận chiến Ostrołęka đã về tới Warsaw, những dạ dày người quặn thắt trong cùng quẫn, những ngực người đè nặng với đau đớn, những mắt người đẫm lệ ứa trào.

Tất cả những điều đó không biện minh cho sự xâm lăng của Russia, dĩ nhiên, cũng không làm suy yếu quyền của dân tộc Poland để thiết lập một quốc gia độc lập và ấn định luật pháp và phong tục của riêng họ. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là cuối cùng, hiện thực không thể là câu chuyện của dân tộc Poland, vì chính sự hiện hữu của Poland tùy thuộc vào những hình ảnh (chỉ có) trong não thức con người.

Ngược lại, hãy xem xét số phận của một người phụ nữ Warsaw bị cướp và bị hiếp dâm bởi những toán quân Russia xâm lăng. Không giống như sự khổ đau ẩn dụ của quốc gia Poland, khổ đau của người phụ nữ đã là rất thực. Nó cũng đã có thể là được gây ra bởi những tin tưởng của con người trong những hư cấu khác nhau, chẳng hạn như trong chủ nghĩa dân tộc Russia, trong đạo Kitô chính thống, và trong chủ nghĩa nam nhi anh hùng, tất cả chúng đều truyền cảm hứng cho nhiều những nhà chính trị và những người lính Russia. Tuy nhiên, khổ đau như hậu quả đã vẫn là 100% có thực.

Bất cứ khi nào những nhà chính trị bắt đầu nói dùng những từ ngữ huyền diệu, hãy cẩn thận. Họ có thể cố gắng ngụy trang và tha thứ cho khổ đau thực bằng gói nó trong những từ lớn rất khó hiểu. Đặc biệt thận trọng về bốn từ sau: hy sinh, vĩnh cửu, tinh khiết, cứu chuộc. Nếu bạn nghe thấy bất kỳ một nào trong số này, hãy rung chuông báo động. Và nếu xảy ra bạn sinh sống ở một đất nước mà người lãnh đạo thường xuyên nói những thứ như ‘Sự hy sinh của họ sẽ cứu chuộc sự tinh khiết của đất nước vĩnh cửu của chúng ta’ – biết rằng bạn đang trong những hoàn cảnh nguy nan. Để cứu lấy sự tỉnh táo của bạn, hãy luôn cố gắng dịch những nhảm nhí như thế vào trong những từ ngữ thực: một người lính kêu khóc trong hấp hối, một phụ nữ bị đánh và đối xử tàn bạo, một đứa trẻ run rẩy trong sợ hãi.

Vì vậy, nếu bạn muốn biết sự thật về vũ trụ, về ý nghĩa của đời sống, và về bản sắc nhận diện riêng của bạn, chỗ tốt nhất để bắt đầu là qua việc quán sát sự khổ đau và thăm dò xem nó là gì.

Trả lời thì không là một câu chuyện để kể.



21

Chỉ Quán Sát


Sau khi đã phê bình như thế về rất nhiều những câu chuyện, những tôn giáo và những hệ ý thức, cũng chỉ là điều công bằng để tôi tự đặt mình vào vị trí hứng chịu những chỉ trích, và để giải thích nếu một ai đó hoài nghi dường thế nhưng sao mỗi sáng thức dậy vẫn có thể tươi tỉnh. Tôi ngần ngại làm như vậy một phần vì sợ vướng vào thái độ tự-mãn, và một phần vì tôi không muốn đem đến một ấn tượng sai lầm, như thể nếu những gì làm được việc cho tôi cũng làm được việc cho tất cả người khác. Tôi ý thức rất rõ rằng những khí chất riêng của những gene, nơron, lịch sử cá nhân và dhamma [68] của tôi đều không cùng giống nhau để chia sẻ với tất cả mọi người. Nhưng có lẽ là điều tốt để ít nhất những người đọc nên biết tôi nhìn thế giới qua cặp kính màu nào, với những sắc gì, do đó làm lệch lạc quan điểm lẫn bài viết của tôi.

Khi còn là một thiếu niên, tôi đã là một người lo lắng không yên và bứt rứt thao thức. Với tôi, thế giới đã không có ý nghĩa, tôi đã có những câu hỏi lớn về cuộc đời và đã không có được những trả lời. Đặc biệt, tôi đã không hiểu tại sao có quá nhiều khổ đau trên thế giới và trong đời sống riêng tôi, và có thể làm được gì về điều đó. Tất cả những gì tôi đã nhận được từ những người quanh tôi và những sách tôi đọc đều là những hư cấu dài dòng phức tạp: những huyền thoại tôn giáo về những gót và thiên đường, những huyền thoại dân tộc về tổ quốc và những sứ mạng lịch sử của nó, những huyền thoại lãng mạn về tình yêu và phiêu lưu, hay những huyền thoại tư bản về tăng trưởng kinh tế và việc mua sắm hàng hóa những thứ này nọ sẽ làm tôi sung sướng như thế nào. Tôi đã có đủ cảm thức để nhận ra rằng những điều này có lẽ tất cả đã là những bịa đặt tưởng tượng, nhưng tôi tuyệt không biết thế nào để tìm sự thật.

Khi tôi đã bắt đầu theo học đại học, tôi đã nghĩ đó sẽ là nơi lý tưởng để tìm những trả lời. Nhưng tôi đã thất vọng. Thế giới học hỏi sách vở chữ nghĩa đã cung ứng cho tôi với những dụng cụ hiệu quả để phá gỡ cấu trúc [69] của tất cả những huyền thoại con người từng tạo ra, nhưng với những câu hỏi lớn của đời sống, nó đã không đem cho những trả lời hài lòng. Ngược lại, nó khuyến khích tôi tập trung vào những câu hỏi ngày càng hẹp hơn. Tôi cuối cùng thấy chính mình viết luận án tiến sĩ ở Oxford về những bản văn tự truyện của những người lính thời trung cổ. [70] Như một sở thích phụ, tôi tiếp tục đọc rất nhiều sách triết học và dự nhiều những tranh luận triết học, mặc dù việc này không ngừng đem đến sự tiêu khiển trí thức, nhưng khó mà gọi là đã đem lại cái nhìn sâu xa thực sự. Nó đã là vô cùng nản lòng thất vọng.

Sau cùng, người bạn thân của tôi, Ron Merom, đã đề nghị rằng tôi hãy bỏ sang một bên tất cả những sách và những thảo luận trí thức trong vài ngày, và theo học một khóa Vipassanā (‘Vipassanā’ có nghĩa là ‘nhìn vào bên trong chính mình’ trong ngôn ngữ Pali của India thời cổ.) Tôi đã nghĩ rằng nó đã là một thứ gì đó như kiểu “Tâm linh Thời Mới” rối rắm lủng củng [71], và vì tôi không có hứng thú trong việc lại nghe một huyền thoại khác, tôi thoái thác không đi. Nhưng sau một năm kiên nhẫn mè nheo và dục giã, tháng 4 năm 2000, người bạn này đã khiến tôi đi dự một khóa mười ngày tĩnh cư Vipassanā. [72]

Trước đó, tôi biết rất ít về quán niệm, và đã cho rằng nó phải gồm tất cả mọi loại lý thuyết huyền bí rối rắm phức tạp. Thế nên tôi đã ngạc nhiên sửng sốt trước cách giảng dạy quay ra là hết sức thực tiễn. Người thày trong khóa học, S.N. Goenka, hướng dẫn những người học ngồi chân bắt chéo và mắt khép hờ, tập trung tất cả chú ý của họ vào hơi thở ra và vào qua ống mũi của họ. ‘Đừng làm gì cả,’ ông cứ phải nói. ’Đừng cố để kiểm soát hơi thở, hay để thở theo bất kỳ một cách đặc biệt nào. Chỉ quan sát hiện thực của khoảnh khắc đang có, bất kể nó có thể gì. Khi thở vào, bạn chỉ chú ý – bây giờ hơi thở đang đi vào. Khi thở ra, bạn chỉ chú ý – bây giờ hơi thở đang đi ra. Và khi bạn mất tập trung và não thức bạn bắt đầu lang thang trong những nhớ lại và những tưởng tượng, bạn chỉ chú ý – bây giờ não thức của tôi đã lang thang xa khỏi hơi thở’. Đó đã là điều quan trọng nhất được một ai bất kỳ nào từng bảo tôi. [73]

Khi người ta hỏi những câu hỏi lớn của đời người, thường thường họ tuyệt không có quan tâm gì về việc để biết khi nào hơi thở của họ đang đi vào và khi nào nó đang đi ra ngoài hai ống mũi của chính họ. Thay vào đó, họ muốn biết những sự vật việc thuộc loại như – những gì xảy ra sau khi bạn chết. Thế nhưng, bí ẩn và khó hiểu thực sự của đời người thì không là những gì xảy ra sau khi bạn chết, nhưng những gì xảy ra trước khi bạn chết. Nếu bạn muốn hiểu cái chết, bạn cần hiểu cái sống.

Người ta hỏi ‘Khi tôi chết, có đúng là tôi sẽ hoàn toàn không có nữa? Tôi sẽ lên thiên đàng chứ? Có phải tôi sẽ tái sinh trong một cơ thể mới?’ Những câu hỏi này đều dựa trên sự giả định rằng có một ‘cái tôi’ vốn kéo dài từ lúc sinh đến lúc chết, và câu hỏi là ‘Điều gì sẽ xảy ra với cái tôi này khi chết?’ Nhưng ‘cái gì’ (nếu như) có đó vốn tồn tại dài từ lúc sinh đến lúc chết là gì? Cơ thể liên tục thay đổi từng khoảnh khắc, bộ óc liên tục thay đổi từng khoảnh khắc, não thức liên tục thay đổi từng khoảnh khắc. Càng xem xét bản thân bạn nghiêm ngặt bao nhiêu, càng rõ ràng hơn bấy nhiều rằng không-gì tồn tại kéo dài, ngay cả chỉ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc sau. Như thế, điều gì giữ cho toàn bộ sự sống vào cùng với nhau? nếu bạn không biết trả lời với điều đó, bạn không hiểu sự sống, và chắc chắn bạn không có cơ may nào để hiểu sự chết. Chỉ nếu và khi bạn tìm ra được điều gì giữ sự sống vào cùng với nhau, trả lời với câu hỏi lớn về cái chết sẽ cũng trở thành hiển nhiên rõ ràng.

Người ta nói ‘Hồn người tồn tại từ khi sinh dài đến khi chết và bằng cách ấy giữ sự sống vào cùng với nhau’ – nhưng đó chỉ là một câu chuyện kể. Bạn đã từng bao giờ quán sát, hay nghiêm ngặt theo dõi, một hồn người chưa? Bạn có thể thăm dò điều này bất cứ lúc nào, không chỉ đợi lúc chết. Nếu bạn có thể hiểu những gì xảy ra với bạn khi một khoảnh khắc kết thúc và một khoảnh khắc khác bắt đầu – bạn cũng sẽ hiểu những gì sẽ xảy ra với bạn ở khoảnh khắc của cái chết. Nếu bạn thực sự có thể quán sát bản thân trong khoảng thời gian của một hơi thở – bạn sẽ hiểu sự việc đó tất cả. [74]

Điều đầu tiên tôi đã học được bằng việc quán sát hơi thở của tôi là mặc dù tất cả những sách tôi đã đọc và tất cả những lớp tôi đã theo học ở trường đại học, hầu như tôi đã không biết gì về não thức của tôi, và để điều khiển nó, tôi đã có rất ít. Mặc dù những gắng gỏi giỏi nhất của tôi, tôi không thể quán sát được thực tại của hơi tôi thở vào và ra mũi của mình được hơn mười giây, trước khi trí óc tôi bỏ đi loanh quanh. Đã hàng bao nhiêu năm tôi sống với ấn tượng rằng tôi là ‘ông chủ’ của đời tôi, và làm CEO (tổng giám đốc điều hành) của cái mác cá nhân là ‘Tôi’ vốn mỗi người vẫn gắn cho mình. Nhưng một vài giờ Vipassanā là đã đủ cho tôi thấy rằng tôi hầu như không hề nắm giữ một bất kỳ điều khiển nào với bản thân mình. Tôi đã không là CEO – tôi đã xấp xỉ chỉ là người gác cổng. Tôi được bảo hãy đứng ở cổng ra vào của cơ thể tôi – hai ống mũi – và quan sát chỉ bất cứ gì thở vào hay thở ra. Thế nhưng, sau một vài khoảnh khắc, tôi đã mất tập trung và đã đánh mất chỗ đứng gác của mình. Nó là một kinh nghiệm làm sáng mắt.

Khi khóa học tiến triển, những người học được dạy quán sát không chỉ hơi thở, nhưng những cảm giác thấy có khắp cơ thể họ. Không những cảm giác đặc biệt của vui sướng mãnh liệt và cực kỳ ngây ngất, nhưng đúng hơn là những cảm giác trần tục và thông thường nhất: nóng bức, thúc bách, đau đớn và vân vân. Kỹ thuật của Vipassanā dựa trên sự thấu hiểu sâu xa rằng dòng chảy của não thức thì liên kết chặt chẽ với những cảm giác của cơ thể. Giữa tôi và thế giới luôn có những cảm xúc của thân xác. Tôi không bao giờ phản ứng với những sự kiện trong thế giới bên ngoài; Tôi luôn phản ứng với những cảm xúc trong cơ thể của chính tôi. Khi cảm giác là khó chịu, tôi phản ứng với ác cảm. Khi cảm giác dễ chịu, tôi phản ứng với thèm muốn mong có thêm nhiều hơn. Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta phản ứng với những gì một người khác đã làm, với tweet mới nhất của tổng thống Trump, hay về một ký ức xa xôi thời thơ ấu, sự thật là chúng ta luôn phản ứng với những cảm giác trực tiếp đang có trong cơ thể của chúng ta. Nếu chúng ta giận tím mặt khi ai đó xúc phạm quốc gia hay thần thánh của chúng ta, những gì làm sự xúc phạm này không thể chịu nổi là những cảm giác nóng cháy đang bừng trong bụng dạ chúng ta, và đau đớn đang kìm chặt tim chúng ta. Đất nước chúng ta không có cảm xúc gì, nhưng thực sự thương tổn là cơ thể chúng ta.

Bạn muốn biết sự giận dữ là gì ư? Vâng, hãy quán sát chỉ những cảm xúc nổi lên và chạy qua cơ thể bạn đương khi bạn tức giận. Tôi hai mươi bốn tuổi khi tôi đến khóa học này, và đã kinh nghiệm sự tức giận có lẽ là 10.000 lần trước đó, nhưng tôi chưa bao giờ bận tâm để theo dõi tức giận thực sự cảm nhận thế nào. Bất cứ khi nào tôi nổi giận, tôi tập trung vào đối tượng của giận dữ – một gì đó do một ai đó đã làm, hay đã nói – thay vì trên thực tại được cảm nhận của sự tức giận.

Tôi nghĩ tôi đã học được nhiều về bản thân và về con người nói chung, bằng việc quán sát những cảm xúc của tôi trong mười ngày này, hơn là tôi đã học được cả đời mình đến thời điểm đó. Và để làm thế, tôi đã không phải chấp nhận bất kỳ một câu chuyện kể, lý thuyết, hay huyền thoại nào. Tôi đã chỉ phải quán sát thực tại như nó là. Điều quan trọng nhất tôi đã nhận ra đó là nguồn gốc sâu xa nhất của sự khổ đau của tôi thì trong những mẫu thức của não thức riêng tôi. Khi tôi muốn một gì đó và nó không xảy ra, não thức tôi phản ứng bằng tạo ra khổ đau. Khổ đau thì không là một điều kiện khách quan trong thế giới bên ngoài. Nó là một phản ứng tâm lý do não thức tôi đã khơi dậy. Học được điều này là bước đầu tiên hướng tới việc ngừng lại, đừng tạo dựng thêm nhiều khổ đau hơn.

Từ khóa học đầu tiên năm 2000 đó, tôi đã bắt đầu quán niệm mỗi ngày hai giờ, và mỗi năm tôi theo một khóa Vipassanā dài một hay hai tháng [75]. Nó không là một đào thoát khỏi thực tại. Nó là sự có được tiếp xúc, ‘nói nhìn’ với thực tại. Ít nhất trong 2 giờ mỗi ngày, tôi thực sự quán sát thực tại như nó là; trong khi còn lại 22 giờ kia, tôi chịu trận với những email và tweet và những video (mời mọc loại như dí vào tận mắt những hình ảnh) cute-puppy làm choáng ngợp. Không có được sự tập trung và sáng sủa rõ ràng do thực hành quán niệm này đem lại, tôi đã không thể viết những quyển sách như Sapiens hay Homo Deus. Ít nhất với tôi, quán niệm Vipassanā không bao giờ đã đi vào mâu thuẫn với khảo cứu khoa học. Đúng hơn, nó đã là một dụng cụ có giá trị khác, trong túi đồ nghề cá nhân, để khảo cứu khoa học, đặc biệt khi cố gắng để tìm hiểu não thức con người.

Đào vào cả từ hai đầu

Khoa học tìm thấy rằng khó để đọc ra và hiểu được những bí ẩn của não thức, phần lớn vì chúng ta thiếu những dụng cụ hữu hiệu. Nhiều người, gồm nhiều nhà khoa học, nghiêng sang nhầm lẫn não thức với bộ óc, nhưng chúng thực sự là những thứ rất khác nhau. Bộ óc là một mạng lưới vật chất gồm những neuron, synapse, và những chất sinh-hóa. Não thức là một dòng chảy những kinh nghiệm chủ quan, chẳng hạn như đau đớn, vui sướng, giận dữ và yêu thương. Những nhà sinh vật học giả định rằng bộ óc bằng cách nào đó tạo ra não thức, và rằng những phản ứng sinh hóa xảy ra trong hàng tỷ những neuron bằng cách nào đó ‘tạo ra’ những kinh nghiệm như khổ đau và yêu thương. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta tuyệt không có được giải thích về việc não thức nổi lên từ bộ óc như thế nào. Làm thế nào khi hàng tỷ neuron đang bắn những tín hiệu điện theo một mẫu thức đặc thù nào đó, tôi cảm thấy đau, và khi vẫn cùng những neuron đó, nhưng bắn theo một mẫu thức nào đó khác, tôi cảm thấy yêu thương? chúng ta chưa có lấy một manh mối lần mò nào. Thế nên ngay cả nếu não thức quả thực ‘nổi lên’ từ bộ óc, ít nhất bây giờ nghiên cứu não thức là một công việc khác biệt với nghiên cứu bộ óc.

Khảo cứu về bộ óc con người đang tiến triển nhanh chóng đến sửng sốt với những bước nhảy vọt, nhờ sự giúp đỡ của những kính hiển vi, những máy quét dò chụp hình óc [76] và những cômputơ có năng lực lớn. Nhưng chúng ta không thể nhìn thấy được não thức dưới những kính hiển vi hay quét dò chụp hình óc. Những dụng cụ đặc biệt này cho chúng ta khả năng để dò xem được chi tiết những hoạt động điện và phản ứng sinh hóa trong óc, nhưng không cho chúng ta bất kỳ tiếp xúc gần gũi nào với những kinh nghiệm chủ quan gắn kết với bản thân những hoạt động này. Cho đến 2018, não thức duy nhất tôi có thể tiếp cận trực tiếp là não thức riêng của tôi. Nếu tôi muốn biết những sinh vật có tri giác khác đang kinh nghiệm gì, tôi chỉ có thể làm như vậy dựa trên cơ sở của những thuật kể gián tiếp, không đến từ gốc nên bản chất tự nhiên của chúng thì có nhiều lệch lạc và chịu giới hạn.

Chắc chắn rằng chúng ta có thể thu thập nhiều những tường thuật, giá trị như những nguồn thứ cấp, từ nhiều người, và dùng thống kê để nhận diện những lập đi lập lại như những mẫu thức. Những phương pháp như vậy đã đem cho những nhà tâm lý học và những nhà khoa học chuyên về não, khả năng để không chỉ đạt được một hiểu biết tốt hơn nhiều về não thức, những cũng còn làm tốt hơn và ngay cả cứu được mạng sống của hàng triệu người. Tuy nhiên, thật khó để đi xa hơn một giới hạn nào đó nếu chỉ dùng những nguồn thứ cấp. Trong khoa học, khi bạn điều tra một hiện tượng cụ thể đặc biệt nào đó, điều tốt nhất là quan sát nó trực tiếp. Lấy thí dụ, những nhà nhân loại học rộng rãi dùng nhiều những nguồn thứ cấp, nhưng nếu bạn thực sự muốn hiểu văn hóa Samoa, sớm hay muộn bạn sẽ phải mua vé tàu, đeo balô và chính bạn phải đến thăm quần đảo Samoa.

Dĩ nhiên đi thăm thì không đủ. Một blog do một khách du lịch ba lô viết khi đi qua Samoa sẽ không được coi là một nghiên cứu khoa học của nhân loại học, vì hầu hết những khách du lịch ba lô đều thiếu những dụng cụ và huấn luyện cần thiết. Những quan sát của họ đều quá ngẫu nhiên và thiên vị. Để trở nên những nhà nhân loại học đáng tin cậy, chúng ta phải học quan sát những văn hóa con người theo một cách khách quan và có phương pháp, đứng ngoài những những thành kiến và tiên kiến. Đó là những gì bạn học ở khoa nhân loại học, và đó là những gì đem khả năng cho những nhà nhân loại học đóng một vai trò quan trọng trong việc bắc cầu nối những khoảng cách giữa những văn hóa khác nhau.

Nghiên cứu khoa học về não thức hiếm khi đi theo mô hình này như trong thí dụ về nhân loại học. Trong khi những nhà nhân loại học thường tường thuật những chuyến đi thăm của họ đến những đảo xa xôi và những đất nước bí ẩn, những học giả về não thức hiếm khi thực hiện những hành trình cá nhân như vậy đến những ‘cõi/vùng’ não thức. Vì não thức duy nhất tôi có thể trực tiếp quan sát là não thức của riêng tôi, và cho dù quan sát văn hóa Samoa khó khăn như thế nào với không thiên vị và thành kiến, quan sát khách quan não thức của chính tôi ngay cả lại còn nhiều khó khăn hơn. Sau hơn một trăm năm làm việc vất vả, ngày nay những nhà nhân chủng học đã có những tiến trình giải quyết đủ khả năng cho quan sát khách quan, được ấn định thành những phương thức chặt chẽ. Ngược lại, trong khi những học giả nghiên cứu não thức đã phát triển nhiều dụng cụ để thu thập và phân tích những tường thuật như những tài liệu thứ cấp, nhưng khi đi đến việc quan sát não thức của chính chúng ta, chúng ta hầu như chỉ mới với tới được mặt nổi ngoài, và mới hiểu được ở mức độ chỉ tối thiểu.

Trong sự thiếu vắng của những phương pháp thời nay cho việc trực tiếp quan sát não thức, chúng ta có thể thử một vài dụng cụ do những văn minh thời trước đã phát triển. Một số những nền văn minh cổ đã dành rất nhiều chú ý vào việc nghiên cứu não thức, và họ không dựa trên sự thu thập những tài liệu thứ cấp, nhưng dựa trên việc huấn luyện người ta để quan sát những não thức của họ một cách hệ thống. Những phương pháp họ đã phát triển được gộp với nhau dưới tên gọi chung là quán niệm. Ngày nay, thuật ngữ này thường được liên kết với tôn giáo hay thuyết thần bí, nhưng về nguyên tắc quán niệm là bất kỳ phương pháp trực tiếp nào dùng vào việc quan sát não thức của chính mình. Thực sự, nhiều tôn giáo đã rộng rãi đem dùng những kỹ thuật quán niệm khác nhau, nhưng điều này không có nghĩa là quán niệm phải nhất thiết là tôn giáo. Nhiều tôn giáo cũng đã dùng nhiều kinh sách, nhưng không có nghĩa là hễ dùng kinh sách là theo một thực hành tôn giáo.

Qua hàng nghìn năm, con người đã phát triển hàng trăm những kỹ thuật quán niệm, vốn khác nhau về nguyên tắc và hiệu quả của chúng. Tôi đã có kinh nghiệm cá nhân với chỉ một kỹ thuật – Vipassanā – thế nên nó là kỹ thuật duy nhất tôi có thể nói với một trình độ hiểu biết thẩm quyền nào đó. Giống như một số kỹ thuật quán niệm khác, Vipassanā được cho là đức Phật đã tìm ra, ở India thời cổ. Qua hàng nhiều trăm năm, nhiều lý thuyết và câu chuyện đã gán cho đức Phật, dù thường không có bằng chứng hỗ trợ. Nhưng bạn không cần phải tin vào bất kỳ một nào trong số chúng để quán niệm. Người thày tôi đã học Vipassanā, Goenka, là một thày dạy thuộc loại có hướng dẫn rất thực tiễn. Ông đã hướng dẫn học sinh, lập đi lập lại nhiều lần, rằng khi quán sát não thức họ phải đặt qua bên tất cả những mô tả thứ cấp gián tiếp, những giáo điều tôn giáo, những lý thuyết dự phóng triết học, và tập trung vào kinh nghiệm riêng của mình, và vào bất kỳ thực tại nào họ thực sự bắt gặp. Mỗi ngày đông đảo sinh viên đã đến phòng ông để tìm chỉ dẫn và đặt những câu hỏi. Ở lối vào phòng, có gắn một bảng viết: ‘Xin tránh những thảo luận về lý thuyết và triết học, và tập trung những câu hỏi vào những vấn đề liên quan đến thực tập hiện giờ của bạn.’ [77]

Thực tập hiện giờ có nghĩa là quán sát những cảm giác cơ thể và những phản ứng tâm lý với những cảm giác trong một phương thức khách quan, liên tục, và có phương pháp, qua đó tìm ra được những mô thức căn bản của não thức. Người ta đôi khi chuyển quán niệm (hơi thở và cảm giác thân xác) sang theo đuổi những kinh nghiệm đặc biệt của vui sướng mãnh liệt và cực kỳ ngây ngất. Thế nhưng, thực ra, ý thức là sự bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ, và những cảm xúc trần tục của nóng và ngứa đều chính từng mẩu nhỏ cũng bí hiểm như những cảm xúc của ngây ngất nhập định hay của sự hợp nhất ‘làm-một’với vũ trụ. Những người quán niệm Vipassanā được dặn dò cẩn thận rằng đừng bao giờ bắt đầu vào một tìm kiếm những kinh nghiệm đặc biệt, nhưng hãy tập trung vào việc hiểu biết thực tại của những não thức của họ, dù thực tại này có thể là bất cứ gì đi nữa.

Trong những năm gần đây, những học giả của cả về não thức và về não bộ đã cho thấy việc tăng thêm quan tâm vào những kỹ thuật quán niệm loại như vậy, nhưng cho đến nay hầu hết những nhà nghiên cứu đã dùng dụng cụ này chỉ một cách gián tiếp. [78] Nhà khoa học điển hình không thực sự thực hành quán niệm. Thay vào đó, người này mời những hành giả có kinh nghiệm đến phòng thí nghiệm của mình, gắn những đầu điện cực khắp đầu họ, bảo họ quán niệm (hay thiền định), và quan sát kết quả của những hoạt động trong não. Việc đó có thể dạy chúng ta nhiều sự việc thú vị về bộ não, nhưng nếu mục đích là để hiểu não thức, chúng ta thiếu một số thông tin chi tiết quan trọng nhất. Nó giống như một người cố gắng hiểu cấu trúc của vật chất bằng quan sát một hòn đá qua một kính lúp. Bạn đến cạnh người này, đưa cho anh ta một chiếc kính hiển vi, và nói: ‘Thử cái này đi. Bạn có thể nhìn thấy rõ hơn nhiều’. Anh ta đón lấy kính hiển vi, cầm lên chiếc kính lúp đã tin cậy của mình cẩn thận quan sát qua kính lúp này xem vật chất gì đã dùng làm kính hiển vi. Quán niệm là một dụng cụ cho việc trực tiếp quan sát não thức. Bạn bỏ lỡ hầu hết tiềm năng của nó, nếu thay vì tự quán niệm, bạn theo dõi những hoạt động điện trong não của một số hành giả khác đang quán niệm.

Tôi chắc chắn không đề nghị từ bỏ những dụng cụ và thực hành hiện nay của khoa học nghiên cứu não. Quán niệm không thay thế chúng, nhưng nó có thể bổ túc cho chúng. Nó một chút giống như những kỹ sư đang đào một đường hầm xuyên qua một ngọn núi khổng lồ. Tại sao chỉ đào từ một bên? Tốt hơn hãy đồng thời đào từ cả hai bên. Nếu não bộ và não thức thực sự là một và như nhau, hai đường hầm đào vào buộc phải gặp nhau. Còn nếu bộ óc và não thức không giống nhau? Khi đó, lại là quan trọng hơn tất cả để đào sâu vào trong não thức, và không chỉ vào trong não bộ.

Một số trường đại học và phòng thí nghiệm thực sự đã bắt đầu dùng quán niệm như một dụng cụ nghiên cứu thay vì chỉ đoen thuần như một đối tượng cho những nghiên cứu não bộ. Tuy nhiên, bước tiến này thì vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, một phần vì nó đòi hỏi sự đầu tư đặc biệt khác thường về phần những nhà nghiên cứu. Quán niệm nghiêm chỉnh đòi hỏi một mức độ rất cao về kỷ luật. Nếu bạn cố gắng theo dõi khách quan những cảm xúc của bạn, điều đầu tiên bạn sẽ ghi nhận là não thức hoang dại chưa thuần thục và thiếu kiên nhẫn đến như thế nào. Ngay cả nếu bạn tập trung vào quán sát một cảm giác tương đối tách biệt như hơi thở vào và ra mũi của bạn, não thức của bạn thường làm điều đó có thể không hơn được một vài giây trước khi nó mất tập trung và bắt đầu loanh quanh trong những nghĩ ngợi, những nhớ lại và những mơ màng.

Khi một kính hiển vi bị lệch điểm ngắm tập trung, chúng ta chỉ cần vặn một núm cầm nhỏ để chữa lại cho đúng. Nếu núm cầm này bị hỏng, chúng ta có thể nhờ một người thợ chuyên môn chữa nó. Nhưng khi não thức mất tập trung, chúng ta không thể chữa nó dễ dàng như vậy. Thường mất rất nhiều huấn luyện để lấy bình tĩnh và tập trung não thức, để nó có thể bắt đầu quán sát chính nó một cách có phương pháp và khách quan. Có lẽ trong tương lai chúng ta có thể nuốt chửng một viên thuốc và ngay lập tức có được sự tập trung. Thế nhưng, Vipassanā có mục đích thăm dò não thức thay vì chỉ tập trung vào nó, một lối tắt như vậy có thể chứng tỏ bị phản tác dụng. Viên thuốc có thể làm chúng ta rất tỉnh táo và tập trung, nhưng đồng thời nó cũng có thể ngăn cản chúng ta thăm dò được toàn bộ mọi chiều ngang dọc của não thức. Xét cho cùng, ngay cả hôm nay chúng ta có thể dễ dàng tập trung não thức bằng xem một phim kinh dị hay trên TV – nhưng não thức thì quá tập trung vào phim truyện khiến nó không thể quán sát những động lực riêng của nó.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không thể dựa vào những gadget [79] kỹ thuật như vậy, chúng ta không nên bỏ cuộc. Chúng ta có thể nhận hứng khởi từ những nhà nhân loại học, động vật học và những nhà phi hành không gian. Những nhà nhân loại học và động vật học sống nhiều năm trên những hòn đảo xa xôi, tiếp xúc đầy những bệnh tật lạ và nguy hiểm. Những nhà phi hành không gian dành nhiều năm chịu những chế độ huấn luyện khó khăn, chuẩn bị cho những chuyến du hành không gian đầy nguy hiểm của họ. Nếu chúng ta sẵn sàng để thực hiện những cố gắng loại như vậy để hiểu những văn hóa xa lạ, những chủng loại chưa biết và những hành tinh xa xôi, có thể là điều cũng đáng làm việc cần mẫn như vậy để hiểu những não thức của chính chúng ta. Và chúng ta tốt hơn nên hiểu rõ những não thức của chúng ta trước khi những algorithm làm những quyết định và những chọn lựa cho chính chúng ta. [80]


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2018)







[1] “Nothing endures but change. There is nothing permanent except change. All is flux, nothing stays still.” Heraclitus
[2] [Wayne A. Wiegand and Donald G. Davis (eds.), Encyclopedia of Library History (New York, London: Garland Publishing, 1994), 432–3.]
[3] [Verity Smith (ed.), Concise Encyclopedia of Latin American Literature (London, New York: Routledge, 2013), 142, 180.]
[4] grand narrative (grands récits): chuyện kể lớn. Thuật ngữ của Lyotard cho những totalizing narratives hoặc metadiscourses của lý thuyết hậu-hiện đại, vốn đã đem cho những hệ tư tưởng một triết lý hợp thức về lịch sử. Ví dụ, những chuyện kể lớn về phong trào Khai sáng, dân chủ và chủ nghĩa Mác xít. Hayden White, một nhà sử học người Mỹ, cho rằng có bốn câu chuyện kể lớn của phương Tây: Câu chuyện định mệnh của Hy Lạp, câu chuyện cứu chuộc của đạo Kitô, câu chuyện về tiến bộ của giai cấp trưởng giả tư sản, và câu chuyện về không tưởng trong Mácxít.
[5] critical thinking +communication + collaboration + creativity
[6] [Cathy N. Davidson, The New Education: How to Revolutionize the University to Prepare Students for a World in Flux (New York: Basic Books, 2017); Bernie Trilling, 21st Century Skills: Learning for Life in Our Times (San Francisco: Jossey-Bass, 2009); Charles Kivunja, ‘Teaching Students to Learn and to Work Well with 21st Century Skills: Unpacking the Career and Life Skills Domain of the New Learning Paradigm’, International Journal of Higher Education 4:1 (2015). For the website of P21, see: ‘P21 Partnership for 21st Century Learning’, http://www.p21.org/our-work/4cs-research-series, accessed 12 January 2018. For an example for the implementation of new pedagogical methods, see, for example, the US National Education Association’s publication: ‘Preparing 21st Century Students for a Global Society’, NEA, http://www.nea.org/assets/docs/A-Guide-to-Four-Cs.pdf, accessed 21 January 2018.]
[7] “All that is solid melts into air”: Marx muốn nói những tin tưởng bản thể của những nhà tư bản thời ông – gồm những thứ như tiền, hàng hóa và vốn - quay ra đều không có nền tảng vững chắc trong thế giới thực: tiền, hàng hóa và vốn đều là những thứ trừu tượng trống rỗng một khi bạn bắt đầu nhìn cho sâu kỹ hơn (Nguyên văn phát biểu nối tiếng này: ‘All that is solid melts into air, all that is holy is profaned, and man is at last compelled to face with sober senses, his real conditions of life, and his relations with his kind.’)
[8] gender-non-specific: không rõ rệt một phái tính nào
[9] phần vỏ não những nơ rôn nghe và nhìn –
[10] [Maddalaine Ansell, ‘Jobs for Life Are a Thing of the Past. Bring On Lifelong Learning’, Guardian, 31 May 2016.]
[11] [Erik B. Bloss et al., ‘Evidence for Reduced Experience-Dependent Dendritic Spine Plasticity in the Aging Prefrontal Cortex’, Journal of Neuroscience 31:21 (2011): 7831–9; Miriam Matamales et al., ‘Aging- Related Dysfunction of Striatal Cholinergic Interneurons Produces Conflict in Action Selection’, Neuron 90:2 (2016), 362–72; Mo Costandi, ‘Does your brain produce new cells? A skeptical view of human adult neurogenesis’, Guardian, 23 February 2012; Gianluigi Mongillo, Simon Rumpel and Yonatan Loewenstein, ‘Intrinsic volatility of synaptic connections – a challenge to the synaptic trace theory of memory’, Current Opinion in Neurobiology 46 (2017), 7–13.]

[12] The Bhagavad Gītā: भगवद्गीता: bản văn India cổ điển, là một tác phẩm quan trọng bậc nhất của truyền thống Hindu về văn học và triết học. Bhagavad Gītā (Sanskrit: from bhaga + gītā) – Bài Ca của Đấng Chí tôn, chứa đựng những chủ đề then chốt trong truyền thống tư tưởng và tôn giáo của văn minh India, viết như một tập thơ dài. Mặc dù thường phổ biến như một bản văn độc lập, Bhagavad Gītā thực sự là phần của Mahābhārata (Sử thi vĩ đại của triều đại Bharata) sử thi dài nhất của India (sử thi dài kia là Ramayana), và cũng là một sử thi vĩ đại của nhân loại. Bhagavad Gītā là quyển 6, có 18 chương, dài 700 câu (23–40), gọi tắt là Gītā của của tập Mahābhārata, có năm tháng khoảng những năm 400 TCN -200 CN. Giống như Vedasnhững Upanishad, chúng ta không thể rõ tác giả của Gītā . Truyền thống vẫn cho Veda Vyāsa đã viết Mahabharata, nhưng nhà hiền triết này một nhân vật của truyền thuyết hơn là của lịch sử; Vyāsa thường được sánh với Homer, một nhân vật truyền thuyết vĩ đại khác của sử thi Hellas.

Gītā viết trong thời kỳ ở India, có những thay đổi xã hội quan trọng. Những vương quốc ngày càng lớn, thành thị hoá ngày càng tăng, hoạt động thương mại ngày càng phức tạp, và những mâu thuẫn xã hội ngày càng trầm trọng. Văn bản India cổ điển này là trả lời của một dân tộc triết học cho sự tìm kiếm thanh thản, an tĩnh, và vĩnh cửu trong một thế giới vô thường đang thay đổi nhanh chóng và tìm cách hài hòa những giá trị tinh thần truyền thống vào đời sống bình thường. Khoảng thời gian khi Gītā được viết, sự tu tập khổ hạnh được nhìn ở India là cách thế lý tưởng để sống đời tâm linh. Những nhà tu khổ hạnh từ những giáo phái khác nhau cùng những tín đồ của đạo Jains và đạo Phật đều có vẻ đã đồng ý rằng bỏ lại tất cả ở đằng sau (gia đình, tài sản, nghề nghiệp, đừng tạo karma, vv) là cách tốt nhất để sống có ý nghĩa, với cùng đích là sự giải thoát (moksha). Theo ý hướng này, có thể nhìn Gītā như xoay quanh những câu hỏi sau đây: Làm thế nào một người nào đó có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa tinh thần mà không rút lui khỏi xã hội? Một người không muốn từ bỏ gia đình và khước từ những nghĩa vụ xã hội có thể sống trong những cách đúng thực có ý nghĩa, như thế nào? Gītā thách thức quan điểm đương thời rằng chỉ có lối sống lánh đời khổ hạnh của những tu sĩ trong những tôn giáo mới đưa đến một cứu cánh tinh thần toàn hảo, nhưng nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần và ý nghĩa của một đời sống nhập thế tích cực.

Gītā là chuyện kể về Arjuna, một hoàng tử, người đã được gọi đến để chỉ huy một trận chiến giữa những anh em họ thân thích thuộc hai nhánh hoàng tộc Kauravas và Pandavas. Arjuna không muốn chiến đấu – không phải vì Arjuna thiếu can đảm, hay thiếu tài năng, nhưng vì đó là một cuộc chiến dành ngôi kế vị, nên những kẻ địch của Arjuna đều là những anh em họ, bạn bè, và cả thày dạy cũ của Arjuna. Arjuna không muốn giết họ. Bản văn bắt đầu với Dhritarashtra, nhà vua mù của vương quốc Kuru, hỏi Samjaya, người cố vấn và cũng là người đánh xe của nhà vua, nói cho biết những gì diễn ra trên cánh đồng Kurus, đang là chiến trường giữa hai phe Pandava. Samjaya liệt kê những chiến binh chính trên chiến trường và sau đó đưa nhà vua (và người đọc) chú ý vào hai nhân vật của Gītā là Arjuna và Krishna.

Arjuna, thuộc giai cấp Kshatriyas (chiến sĩ, giai cấp cai trị xã hội) là cung thủ vĩ đại và lãnh đạo của Pandavas. Thế nên, buổi sáng, khi trận chiến sắp bắt đầu. Arjuna bảo Krishna, người đánh xe, hãy đánh bầy ngựa đưa cỗ xe vào giữa trận địa. Cảnh tượng trước mắt: đông đảo những thầy dạy, chú bác, anh em, con trai, cháu trai, và những bạn bè và rõ ràng là tất cả sẽ bị giết. Tất cả khiến ông chấn động. Nghĩ rằng nếu tất cả sẽ bị giết sạch thì ngôi báu và chiến thắng cùng cuộc đời rồi sẽ không có ý nghĩa gì nữa. Arjuna quay sang tâm sự với người đánh xe của mình, cũng là người bạn và hướng dẫn tinh thần, và hỏi người đánh xe này những câu hỏi sâu xa hơn về đời sống chưa từng hỏi trước đó.
Người đánh cỗ xe ngựa chiến này của Arjuna là thần Krishna (là “bhagavan-svayam”: biểu hiện cuối cùng, cao nhất và nguyên thủy của Tối cao.) Krishna là một trong những avatāra của Vishnu.
Krishna thấy Arjuna định bỏ cuộc và bắt đầu thuyết phục Arjuna nên nhận nhiệm vụ chiến sĩ của mình, tiến đánh kẻ địch.
Ta không ham muốn chiến thắng, Krishna, Cũng không ngôi vua, cũng không những
thú vui, hạnh phúc.
Ngai vàng có nghĩa gì với chúng ta? Krishna? Những sung sướng là gì, ngay cả cuộc sống? ….
Ta không có mong muốn để giết họ, những người ham hố chuyện chém giết, Krishna,
Ngay cả làm vua của ba tầng thế giới (Trời, Đất, Người). Khi ấy, trên Đất (này) còn lại được bao nhiêu … (I:32-35)
Ông ném bỏ cung tên, từ chối chiến đấu, lòng ông của ông tràn ngập buồn thương. Thà chết:
Nếu … giết ta trong trận chiến, đương khi ta đã không chống cự và không vũ trang, Điều này sẽ là hạnh phúc lớn hơn cho ta. …
Đã nói xong như thế về chiến trường, Arjuna ngồi xuống ghế của xe ngựa chiến,
Ném xuống cả tên lẫn cung, với một trái tim tràn ngập buồn thương. (I:46-47)
Sau khi bàn với Krishna như thế, Arjuna nói, ‘Ta sẽ không chiến đấu’, Và nói xong, ông đã trở nên im lặng. (II:9)

Bài ca của đấng Chí tôn là trả lời của Krishna cho Arjuna, vì người đánh xe là hóa thân của chính thần Krishna: Gītā được trình bày như một trò chuyện giữa Arjuna và Krishna, một con người và một vị thần, một người tìm kiếm và một người hiểu biết (ý nghĩa của đời sống). Đối thoại giữa hai người thành một đối thoại triết học. Gītā kết hợp chặt chẽ những khái niệm triết lý về karma, dharma, reincarnation, atman, brahman, maya và moksha, trong trả lời của Krishna với dilemma của Arjuna. Krishna kiên nhẫn và hùng hồn dạy cho Arjuna cách áp dụng những triết lý cốt lõi này vào đời sống để thoát khỏi khổ đau và đạt được giải thoát và hạnh phúc vĩnh cửu.

Chính xác như thế nào Krishna đã biến đổi Arjuna, từ một người đầy nghi ngờ thành một người có tri thức lớn lao và phân giải? Krishna bắt đầu chương 2 bằng giải thích Yoga của Tri thức, kể lại chi tiết cho Arjuna những thấu đáo để tiếp nhận triết lý Samkhya:
Ngươi đã than khóc những người vốn không nên được than khóc, và ngươi nói những lời như thể với khôn ngoan; Người khôn ngoan không than khóc cho người chết hay cho người sống.
Thực sự đã chưa bao giờ có một thời khi ta không có, ngươi cũng không, những lãnh chúa này cũng không; Và cũng sẽ chẳng có một thời khi chúng ta thôi không là tồn tại, kể từ lúc này trở đi.
Cũng giống như thời thơ ấu, thời trưởng thành và tuổi già xảy ra trong cơ thể với một hữu thể hiện thân, cũng vậy, kẻ (hữu thể hiện thân) nhận lấy một cơ thể khác. Người khôn ngoan thì không bị ảo tưởng về việc này. (II:11-12-13)          
Krishna nhắc nhở rằng mặc dù tiếp xúc với những đối tượng của giác quan tạo ra vui sướng và đau đớn, nhưng cả hai đều không kéo dài
Những cảm giác đến từ cơ thể, thật đấy, Arjuna, Gây lạnh, nóng, sung sướng hay đau đớn,
Đến và đi và nhất thời, thoáng qua. Thế nên, hãy gắng gỏi chịu đựng chúng, Arjuna. (II: 14). 
Ông nói về một gì vượt trên mọi thay đổi: dao kiếm không cắt được nó; lửa không đốt cháy nó; nước không làm ướt nó; gió không làm khô nó. Krishna nói với Arjuna rằng là một chiến binh, nhiệm vụ của ông là chiến đấu. Nếu ông thắng, ông giành cả trái đất, nếu ông thua, ông sẽ lên cõi trời. Krishna thúc giục Arjuna hãy tự mình sẵn sàng để chiến đấu, hãy nhìn vui sướng và khổ đau, thành tựu và mất mát, chiến thắng và thất bại, đều tất cả như nhau. Chỉ khi nào Arjuna từ bỏ quan tâm đến những thành quả của hành động của mình, ông mới có thể tìm thấy bình an thực sự. Tôi dịch thêm vài đoạn, mong làm rõ ràng hơn những ý tưởng về Atman bất hoại này
Người ta tìm thấy rằng cái không-thực không có hữu thể; Người ta tìm thấy rằng không có không-hữu thể của cái thực. Sự chắc chắn của cả hai mệnh đề này thì quả thực rõ ràng, với những người thấu hiểu được sự thật. Biết rằng tất cả vũ trụ này thấm nhiệm điều đó, thì thực sự là không thể hủy hoại; Không ai có khả năng để hoàn thành sự hủy hoại của điều không thể hủy diệt. (II:16-17)
Những cơ thể này – vĩnh cửu ngụ trong đó, Tự Ngã hiện thể, không thể phá hủy, vô hạn, được nói là đi đến một cứu cánh. Vì vậy chiến đấu, Arjuna! Ai là người tưởng tượng điều này (Tự Ngã hiện thể) giết người, và ai là người tưởng tượng điều này (Tự Ngã hiện thể) bi giết. Không ai trong họ hiểu điều này (Tự Ngã hiện thể) không giết, cũng bị giết. (II:18-19)
Không phải là điều này (Tự Ngã hiện thể) sinh ra, cũng không phải nó chết bất cứ thời nào,
Cũng chưa từng là-có, cũng sẽ không là-có lần nữa. Không sinh ra, vĩnh cửu, thường xuyên, nguyên sơ. Nó không bị giết khi cơ thể bị giết.
Ai là người biết điều này, điều không thể phá hủy, vĩnh cửu, vô sinh, không thể hủy diệt, (Vậy,) xảy ra cách nào người này bị giết, Arjuna? người này giết ai?
Như, sau khi vứt bỏ quần áo mặc mòn, Một người sau đó mặc những quần áo mới,
Giống vậy, sau khi vứt đi những thân thể bị mòn, Tự Ngã hiện thân gặp áo quần khác, những quần áo mới. (II:20-21-22)
Gươm giáo không đâm thủng thứ này (Tự Ngã hiện thể) Lửa không đốt cháy thứ này, Nước không làm ướt thứ này, Gió cũng không làm nó khô héo. Thứ này không thể bị đâm thủng, bị đốt cháy, bị ướt nát, hoặc khô héo.
Thứ này là vĩnh cửu, thấm nhiễm tất cả, vững chặt; Thứ này bất động và nguyên thủy. (II:23-24)
Đối với người sinh, chết thì chắc chắn; Đối với người chết, chắc chắn có sinh. Vì vậy, điều này, hậu quả không thể tránh, Ngươi không nên khóc than (II:28)
Thứ này, Tự Ngã được hiện thể, thì vĩnh cửu, không thể hủy diệt, trong cơ thể của tất cả, Arjuna. Do đó, ngươi không nên than khóc cho bất kỳ hữu thể nào (II:30)
Hoặc là, sau khi bị giết, ngươi sẽ đạt được thiên đường, Hoặc, sau khi chinh phục chế ngự, ngươi sẽ hưởng trái đất.
Do đó đứng lên, quyết tâm chiến đấu (II: 37).
Trong chương 3, Yoga của Hành động, Arjuna được khuyên nên thực hiện hành động phải được thực hiện, luôn luôn tránh xa sự gắn bó hay ràng buộc (III: 19). Krishna chỉ ra rằng đó là do một mình hành động khiến Janaka, nhà vua-triết gia, đạt được sự toàn hảo, và nói với Arjuna nên hành động, tham dự vào sự kềm giữ với nhau của thế giới (loka-samgraha) (III: 20). Nhắc dẫn hệ thống tư tưởng Samkya, nhắc lại rằng nhữnghành động được thực hiện một mình bởi gunas của prakrti (những phẩm tính nội tại của vật chất nguyên thủy); chỉ là người bị lừa gạt mới nghĩ rằng ‘Tôi là người làm – chủ thể của hành động’ (III: 27). Sau khi biết rằng tất cả điều này thì chỉ là gunas, những phẩm tính, người ta trở nên tránh khỏi chấp trước, ràng buộc. Khi được hỏi bởi Arjuna tại sao một người bị buộc phải làm điều ác, Krishna đáp ứng rằng ham muốn và giận dữ, sinh ra từ đam mê (raja), che giấu kiến ​​thức địch thực và thúc đẩy những tri giác. Chỉ bằng chinh phục những tri giác và kiểm soát não thức, ham muốn mới bị vượt qua.

Trong một nói chuyện về Yoga của Từ bỏ của Hành động trong Tri thức trong chương 4, Krishna cung cấp một giảng dạy khác. Ông giải thích rằng người ta phải thấy hành động trong không hành động và không hành động trong hành động; chỉ khi đó một người mới có thể không bị ham muốn cưỡng chế. Điều này được thực hiện bằng cách từ bỏ quả của hành động (karma- phala – asanga), dẫn đến sự hài lòng và độc lập liên tục. Người như vậy được cho là không làm gì cả, mặc dù đã tham dự vào hành động (IV: 20). Hy sinh được dẫn nhắc như là mô hình cho hành động thích ứng; sự hy sinh của tri thức (jñana-yajña) được cho là mang đến sự hoàn thành mọi hành động (IV: 33). Trong chương 5, Yoga của Từ bỏ, Krishna tiếp tục nói rõ hơn sự cần thiết cho việc từ bỏ chấp trước, nói rằng những người khôn ngoan nhìn thấy một con bò, một con voi, một con chó, một kẻ ti tiện không có giai cấp, và ngay cả một người học thức và một Brahmin khôn ngoan đều tất cả như nhau (V: 18). Ông mô tả ý định khôn ngoan hiền triết được phóng thích khi một người kiếm soát được tri giác, não thức và thông minh, một ai thắng vượt ham muốn, sợ hãi và giận dữ; một người như vậy được giải thoát vĩnh viễn (V: 28).

Những phương tiện để đạt được điều này được mô tả trong một giảng dạy khác, Yoga của Quán niệm. Để đạt được yoga, Krishna khuyên “Bỏ rơi những ham muốn đó có nguồn gốc nằm trong ý định của một người, tất cả đều không có ngoại lệ, và hoàn toàn kiềm chế nhiều những tri giác với não thức; từng chút một, người này đi đến nghỉ ngơi, với trí thông minh được nắm chặt. Não thức của người này đã được cố định trong tự ngã, người này không nên nghĩ đến bất cứ gì khác” (VI: 24–25). Krishna bảo đảm với Arjuna rằng ngay cả một lượng nhỏ của thực hành cũng sẽ có ích lợi.

Cũng như trong những chương trước, không giảng dạy nào trong số này giải quyết được khủng hoảng của Arjuna. Thế nên, Krishna tiếp tục. Trong bốn chương tiếp theo, Krishna nói với Arjuna về tự ngã cao nhất, có thể đạt được qua chính Krishna. Trong Yoga của Kiến ​​thức và Kỳ thị, Krishna phân biệt giữa prakrti thấp hơn, đó là thế giới của những tri giác quan và não thức, và prakrti cao hơn, vốn từ đó nổi lên tất cả sự sống. Cả hai đều được cho là có nguồn gốc của chúng trong Krishna, vị thần này là ‘hạt giống của tất cả những sự sống’. Ông tuyên bố rằng ngay cả những ai hy sinh cho những vị thần thấp hơn trong thực tế đều là hy sinh cho Krishna, nhưng được ít hậu quả. Trong Yoga của Brahman không thể hủy hoại, Krishna giải thích Purusa như sự hỗ trợ của những sự vật việc, thị kiến để đạt được, ‘trên đó đứng tất cả sinh linh, qua đó tất cả vũ trụ này được thâm nhập’ (VIII: 22). Khi biết điều này, tất cả các loại hoa trái của hành động đều siêu việt và đạt được an bình.

Trong Yoga của Kiến ​​thức Vương giả, và của Sự bí ẩn Vương giả, chương 9, Krishna nói về prakrti vốn đi ra từ ông. Những người thấy prakrti cao hơn qua hy sinh và tận hiến cúng dường hy sinh của họ cho Krishna: đó là nhân chứng, nơi trú ẩn cuối cùng; nguồn gốc, giải thể, và nền tảng; bất tử; hiện hữu và không hiện hữu; người tận hưởng của tất cả mọi hy sinh. Trong chương 10, Yoga của Biểu Hiện, Krishna giải thích bản chất của lòng từ bi của mình: bằng cách xuất hiện như nhiều vị thần, hiền triết, cây cối, ngựa, vũ khí, quỷ thần, thần chú, chiến binh, sông, chiến thắng, thánh ca Veda, và nhiều hơn nữa, ông đã được chứng minh là biểu hiện của tất cả những gì xứng đáng với sự thờ phượng, tất cả những gì truyền hứng khởi cho sự vươn lên tự ngã đích thực. Cuối cùng, ông tuyên bố, ‘Ta trì độ toàn bộ vũ trụ này liên tục với duy nhất một phần của Tự Ngã Ta’ (X: 42). 
Arjuna giờ đã có kinh nghiệm trực tiếp về những gì đã được Krishna ca ngợi và mô tả. Tự ngã chân thực không còn là một trừu tượng lý thuyết nhưng được thể hiện bằng hình dạng. Krishna làm sáng tỏ khác biệt giữa giải thoát và những điều kiện ràng buộc và sau đó, trong chương kết luận, giải thích Yoga của Tự do bằng Từ bỏ. Nội dung của chương phản ánh mối quan tâm mà Krishna đã giải quyết một cách nhất quán kể từ chương 2: sự hy sinh của những thành quả hành động, những phân biệt của gunas, sự cấy trồng của an bình thanh thản, quan trọng của không-là-chủ nhân-của-hành-động. Câu quan trọng của chương cuối cùng, rằng công việc của Krishna là người dạy đã hoàn thành, như sau: “Thế nên bởi Ta, ngươi đã được giải thích những kiến ​​thức bí mật hơn sự bí mật. Sau khi suy ngẫm đủ về điều này, hãy làm như ngươi mong muốn” (XVIII: 63).

Arjuna, khi kết thúc Gītā, thì tự do để hành động. Trong chương 11 Arjuna hỏi Krishna hãy hiển lộ hình dạng như mô tả là đấng Chí Tôn và Tự Ngã Cao nhất không. Arjuna cầu một kinh nghiệm trực tiếp, một hiển thị (darsana):
“Nếu ngài nghĩ rằng có thể cho tôi thấy điều này, Ôi Chí Tôn ơi, Hoàng tử của Yoga, thì với tôi sẽ thấy được chính Ngài, Đấng Bất hoại” (XI: 4).
 Krishna chiều ý, hiển lộ cho Arjuna thấy một cảnh tượng thần kỳ kinh ngạc ’không thể tưởng tượng’. Vị thần này hiện ra trong thể dạng vũ trụ, một thần linh với nghìn đầu nghìn tay:
Nếu một ngàn mặt trời, đồng thời mọc trên vòm trời. Có thể xem rạng rỡ tuyệt vời đó, Sánh ngang với vinh quang tuyệt vời của Hữu Thể vĩ đại đó.
Trong hình dạng tuyệt vời nhưng khủng khiếp nhất của thần linh này, Arjuna thấy vĩnh cửu, thấy những mình sắp giết, đã chết trong tương lai, hiện hình trong miệng Krishna mở rộng.
Đã thấy hình dạng vĩ đại của Ngài,Với nhiều miệng và mắt, có nhiều cánh tay, đùi, và chân, có nhiều bụng và miệng há lớn với nhiều răng lớn nhọn, Ô Krishna, thế giới run rẩy, và tôi cũng thế. (11:23)
Và bước vào Ngài, tất cả các con trai của Dhritarashtra, Cùng với đám đông của các vị vua, Bhishma, Drona, và Kama, con trai của Người đánh xe,Và cũng với các chiến binh trưởng của chúng tôi, (11:26)
Krishna nói với Arjuna:
Ta là Thời gian, nguyên nhân phi thường của sự phá hủy thế giới Kẻ đã tiến ra để tiêu diệt thế giới.
Thậm chí không có bất kỳ hành động nào của ngươi, tất cả những chiến binh này những người xếp trong nhũng đội ngũ đối lập, sẽ chấm dứt kiếp sống.
Do đó đứng lên và chiếm lấy vinh quang! Sau khi chinh phục kẻ thù, vui hưởng vương quyền thịnh vượng.
Những sự vật việc này đã xảy ra do Ta; Hãy (đóng vai) là chỉ công cụ, Oh Arjuna. (11:32-33)
Anh hùng, uy nghi, cứng chắc, khéo léo, Không chạy trốn trong trận chiến, hào sảng, và tinh thần chủ tể là những nhiệm vụ của kshatriyas, sinh ra từ bản chất bẩm sinh của họ.
Dâng hiến trọn cho nhiệm vụ của mình, Một người đạt được sự toàn hảo. (18: 43-45)
Cuối chương 18, sau khi Krishna hỏi, Arjuna đã trả lời :
Ảo tưởng của tôi bị phá hủy và tôi đã nhận được khôn ngoan. Nhờ ơn cao của Ngài, Krishna, những hoài nghi của tôi đã biến mất.
Tôi sẽ làm như lệnh Ngài truyền. (18: 73)

Cũng nói thêm, đã vẫn có hai lập trường về Gītā, qua trường hợp của Arjuna, hầu như xung khắc dù không hoàn toàn mâu thuẫn:Trước hết, lập trường chính thống Hindu không lên án chiến tranh với giai cấp chiến sĩ (kshatryas, vì đây là dharma, trách nhiệm đạo đức của những chiến sĩ để chiến đấu cho một cứu cánh tốt, mặc dù không bao giờ cho những lãnh tụ tà ác (phần này được khai triển thành những ứng xử hào hiệp, những qui luật công chính của chiến tranh chính nghĩa). Theo lập trường này, bài học của Mahabhrata (cũng của Gītā) là mặc dù chiến tranh thì tà ác, nhưng là một tà ác không thể tránh – một tà ác vừa bi thương vừa vinh dự cho giới chiến sĩ. Chiến tranh nếu có một cứu cánh chính đáng thì thuận hợp ý thần linh. Lập trường thần bí tôn giáo thì tế nhị hơn, với quan điểm này, chiến tranh là một ẩn dụ cho một trận chiến vũ trụ giữa Thiện và Ác. Krishna hiển lộ thân thế Chí tôn của mình để tái lập công chính, qua việc nhắc dạy Arjuna phải tham dự vào cuộc tranh đấu tinh thần này, vốn không chỉ là một tranh đấu thế tục giữa những con người. Theo diễn dịch này, Arjuna được đòi hỏi ra trận không với những thân thuộc bằng hữu bên ngoài mình, nhưng với chính tự ngã thấp hèn trong chính mình. Vậy cuộc chiến trong Gītā – là một cuộc chiến trong mỗi chúng ta, thuận theo dhamma, ở đây là – trách nhiệm, đạo pháp, chính trực, đức hạnh và danh dự – đi tới chiến thắng tự ngã – đó là một tự thắng, một chủ đề lớn của tư tưởng Hindu.

Không vấn đề nào nếu quan trọng thiết yếu trong đời người lại không thể dẫn về Bhagavad Gītā, để mong tìm và nhận được một giải pháp toàn hảo. Gītā là một trong những thánh thư vĩ đại nhất của nhân loại, chứa đựng những câu hỏi sâu xa bao trùm nhất con người đã đặt cho mình, qua đó hình thành tư tưởng văn học Sanskrit của India thời cổ. Ngày nay, đời sống chúng ta chưa bao giờ có vẻ vô nghĩa hơn. Sau tất cả những tiến bộ kỹ thuật và thịnh vượng vật chất, trong hai thế kỷ vừa qua, con người vẫn không được an bình, vẫn sống lo âu và giữa những khiếp sợ trước cuồng nộ bạo lực ngày càng tăng, đến từ những mâu thuẫn xem dường không thể hòa giải. Mỗi chúng ta đều vướng trong một giấc mơ khủng khiếp, rằng theo đuổi những khát vọng tinh thần sẽ đưa đến hạnh phúc, và đặc biệt hai thế kỷ qua đến nay, theo đuổi thành công vật chất sẽ dẫn đến bảo đảm vật chất lâu dài, và hệ quả là hầu hết chúng ta thời nay không có mục đích trong đời sống nào khác hơn là theo đuổi những điều này, mong chúng mang lại thành công cá nhân cho mỗi chúng ta, dẫu biết, ít hay nhiều, rằng chúng là nguyên nhân gây thương đau cho những sinh vật, tàn phá những quốc gia, hủy hoại môi trường sinh sống của cả hành tinh.

Bhagavad Gītā cho chúng ta thấy giải pháp có thể đánh thức giấc mơ này. Trong Sanskrit, ngôn ngữ của Gītā, thực tại cơ bản của đời sống được gọi bằng một thuật ngữ đơn giản nhưng rất mạnh mẽ: advaita, ‘không hai.’ Theo lời của một nhà huyền học India hiện đại: “Bạn và tôi không phải là ‘chúng ta’; bạn và tôi là Một. “Không tách rời, không phân thành những mảnh nhỏ; cho dù chúng ta có thể xuất hiện dưới những dạng ngoài khác biệt, nhưng tốt lành của mỗi chúng ta không thể tách rời tốt lành của tất cả phần còn lại. Ngay cả ở tầng mức cơ thể cá nhân, chúng ta biết rằng, thí dụ, trong cancer, toàn thể cấu trúc sinh vật sau cùng bị hủy hoại, khi có dẫu chỉ một tế bào đơn lẻ của nó, một mình theo đuổi một đường phát triển riêng, độc lập với tất cả. Tương tự, Bhagavad Gītā nói với chúng ta, bạn và tôi không thể hoàn thiện bản thân bằng cách mỗi người theo một con đường riêng. Chúng ta chỉ có thể tìm được hoàn thiện lâu dài chỉ bằng đóng góp cho hạnh phúc và hoàn thiện của những người khác, trong đó hạnh phúc và hoàn thiện của chúng ta cùng có chung. Đây không phải là một phát biểu xuông triết học, nhưng là một nguyên lý thực tiễn cchúng ta phải học để cùng sống, nếu muốn văn minh loài người tồn tại.

Gītā minh họa sự thật sâu xa này của Upaniṣad, Tat tvam asi: ‘Đó là ngươi’ Sáu chương đầu tiên là một giải thích về tvam, ‘ngươi,’ the Ātman, và cho thấy bản chất của bản ngã đích thực, vĩnh cửu của chúng ta. Sáu chương tiếp theo liên quan đến Tat, ‘Đó’: Brahman, Thực tại tối cao nằm dưới mọi sáng tạo. Sáu chương cuối giải thích asi, ‘là’, mối quan hệ giữa tvam và Tat: bản thể định tính của Tự Ngã bên trong và Thực tại tối cao, kết hợp tất cả sự hiện hữu vào trong một tổng thể. Gītā khi triển sự thật này, Tat tvam asi, trong những thuật ngữ thực tiễn: bằng cách khám phá bản ngã thực của chúng ta, chúng ta nhận ra sự thống nhất không thể phân chia của đời sống và nhận ra trở nên hợp nhất với Nền tảng thiêng liêng của sự hiện hữu. Bhagavad Gītā, nằm trong sử thi Mahābhārata, thánh thư có ảnh hưởng sâu xa, mọi thời, lâu dài nhất của India. Đó là tinh hoa của của khôn ngoan vĩnh cửu trong Upaniṣads đem cho chúng ta trong cách có thể thực hành hệ thống được. Upaniṣad, xuất hiện cuối Vedas, kinh điển Hindu tôn kính nhất, thiêng liêng nhất (không do nguồn gốc thần linh, nhưng do giá trị chân lý của chúng), chứa đựng những thị kiến soi chiếu vào bản chất của chính Sống và Chết. Gītā đặt nhận thức trong Upaniṣad vào những trình tự, để chúng ta thực hiện được những nguyên tắc tinh thần, để trong đời sống luôn nhận thức được Thực tại Tối cao.
Upaniṣad là những con bò vắt sữa bởi Gopāla, con trai của Nanda, và Arjuna là con bê.
Người khôn ngoan và tinh khiết uống sữa, mật hoa tối cao, bất tử của Gītā
Gītā cũng dùng hình thức đàm thoại của Upaniṣads và đặc biệt tương tự Katha Upaniṣad, trong đó Yama, Thần Chết, dạy cho thiếu niên Nachiketa để đạt đến bất tử qua sự nhận thức được Tự ngã. Trong Gītā, đối thoại là giữa Sri Krishna (một hóa thân của Vishnu) và Arjuna, một hoàng tử trẻ, đại diện cho chúng ta. Arjuna là con người hành động, sống giữa xã hội và đối mặt với những vấn đề thách thức tương tự như chúng ta ngày nay. Người bạn và vị thày tinh thần của ông, Krishna, vẫn ngự sâu trong ý thức chúng ta. Vị ấy là Ātman, bản ngã đích thực của chúng ta.

The Bhagavad Gītā là sự tóm hợp của triết học Vedānta, và giữa những học thuyết khai triển rõ ràng của Vedānta, nó nổi bật như một trong những phát biểu trực tiếp nhất có thể có được về những gì hình thành chính yếu tính của Tinh thần chúng ta. Trong những kinh điển Hindu, suy tưởng để đạt Tinh thần này, hay nhận thức được kiến thức tối thượng gọi là Brahmavidyā (Nhận thức về Brahman, nhận ​​thức tự thân bao trùm tất cả, hiểu biết/nhận thức Tuyệt Đối), trong đó tất cả khát vọng của con người hoàn toàn được hoàn thành. Nếu chúng ta thực hành suy tưởng chân thực, có hệ thống, và với sự nhiệt tình bền vững, những vấn đề thể chất và tình cảm của chúng ta tìm thấy giải pháp của chúng, tất cả năng lực nghệ thuật và sáng tạo của chúng ta đi đến trưởng thành trọn vẹn, và chúng ta có thể đóng góp cho phúc lợi của gia đình và cộng đồng của chúng ta. Chúng ta sống trong thế giới với tư cách là thành phần không thể thiếu của toàn xã hội, và bằng cách biến đổi bản thân, chúng ta cũng biến đổi những người mà chúng ta đang chung sống. Đây là vui sống; không là chạy trốn vấn đề nhưng đối mặt với những vấn đề của đời sống, với một sự tự tin an tĩnh và cái nhìn sâu sắc chưa từng có, đến với chúng ta từng ngày trong thực hành suy tưởng đi đến có được kiến thức tối thượng về Brahma này.
(tạm dịch dựa trên những bản dịch của Winthrop Sargeant và Eknath Easwaran)
[13] Dharma: một trong những khái niệm then chốt của Gita; ở đây có thể hiểu như ‘pháp/luật trời’’ hay ‘bổn phận/ trách nhiệm theo luật trời’.’ Every being is subject to a cycle of birth and death in which one has to come to Earth to work off their karma by fulfilling their dharma -- or duty -- in a given lifetime. In the Gita, it is Arjuna’s karma that he must rescue his kingdom from the evil Kauravas. But it is his dharma that he must fight in battle in order to do so -his dharma is as a kshatriya, or as a warrior.
Mọi sinh mệnh đều phải trải qua một vòng luân hồi của sinh tử, trong đó người ta phải đến Đất này để giải nghiệp của mình bằng cách hoàn thành pháp của họ - hay bổn phận - trong một đời sống. Trong Gita, Arjuna phải giải cứu vương quốc của ông khỏi tà ác Kauravas, đó là karrma của ông; Nhưng do dharma của ông khiến ông làm như vậy bằng phải vào trận chiến - dharma của ông là của một kshatriya, một người thuộc giai cấp chiến sĩ.
[14] Dựa trên khái niệm nề tảng atman, karma ở đây là tác động của một người trong kiếp sống này, rồi sẽ quyết định số phận của họ trong kiếp sống sau. Với tin tưởng vào karma, tư tưởng Hindu nói đến và đề cao dharma, như năng lực hay nguyên lý vận hành vũ trụ, đem trật tự cho Tự nhiên.
[15] Hầu hết những diễn dịch của Islam và Kitô về thế giới đều có tính báo trước sự chấm dứt thế giới. Khẳng định một sự chấm dứt vĩnh viễn của thế giới, sắp xảy ra chỉ trong nay mai, là một trong những đặc tính của những tôn giáo này. Thế giới sẽ chấm dứt như một biến động lớn theo sau những kinh hoàng làm thay đổi trạng thái của trái đất, nếu không phải là của toàn bộ vũ trụ. Thuyết Hé Cho Thấy Những Huyền Bí (Khải huyền) này là sự tin tưởng rằng thế giới này sẽ kết thúc trong một kịch bản đã như xếp đặt trước qua một số lời tiên tri. Những chi tiết khác nhau trong những ‘khải huyền’ đa dạng được thấy trong những truyền thống tôn giáo khác nhau. Ngay cả trong một giáo phái cụ thể, có thể có sự khác biệt đáng kể về ý kiến ​​về những chi tiết của ngày tận thế sắp tới và khi nào nó sẽ xảy ra. Trong đạo Kitô sách kinh thánh mới mô tả chúa Giêsu như một nhà tiên tri khải huyền. Quyển cuối cùng của Kinh thánh Mới có tên là sách Khải Huyền, mô tả thời gian kết thúc, nhắc đến Armageddon, tên gọi trận chiến cuối cùng trên trái đất giữa những sức mạnh của Thiện và Ác, của Gót và Sa-tan.
Những thuyết như Thuyết nghìn năm, thuyết trước-nghìn năm, thuyết phân-từng-giai đoạn (Millennialism, premillennialism và dispensationalism) đều là những lý thuyết gót học đạo Kitô với mục đích răn dạy qua sự đe dọa con người về sự kết thúc không tránh khỏi (được Gót Kitô đã định) của tất cả thế giới. Chủ đề chính là số phận sau cùng của mọi người đều đã được một Gót quyết định (vốn sáng tạo con người nên cũng định phận cuối cùng của con người). Thế nên, những tín đồ tin rằng Gót có sẵn một kế hoạch thiêng liêng cho sự kết thúc của mọi sự vật việc, vở kịch vũ trụ đã sửa soạn, chỉ chờ lớp lang lần lượt thể hiện. Thuật ngữ cho chủ đề của thời kỳ cuối là eschatology (từ eschatos từ tiếng Greek có nghĩa là ‘cuối cùng’). Nhiều lý thuyết cảm hứng từ tập sách cuối cùng trong Kinh Thánh. Phần lớn viết soạn và giảng dạy về thời gian kết thúc theo như quyến sách này, là khiếp hãi và kinh hoàng, và điều quan trọng cần ghi là những hội nhà thờ chính thống đều thực sự tin rằng những ‘báo trước’ này nên được hiểu theo đúng những nghĩa đen ghê gớm, khiếp hãi và đe dọa của chúng. Có những tính toán cho rằng định rõ được ngày giờ nào sẽ xảy ra ‘tận thế’! Nhiều lần đã sai, dĩ nhiên, nhưng vẫn không thất vọng, vẫn có những tính lại, tiên đoán lại!
Những khái niệm ‘tận thế’ cùng khái niệm con người sa ngã và xã hội băng hoại, trong ba tôn giáo Abraham (một gót, một chân lý, tất cả trong một quyển sách) hạnh phúc vĩnh cửu chỏ có trong thế giới bên kia. Chúng phản lại với những khái niệm nhân bản của chúng ta về sinh vật tiến hóa, khoa học tiến bộ, với tin tưởng rằng con người có thể xây dựng hạnh phúc với những giới hạn của sự sống và trần gian vật lý này. Tận thế, nếu hiểu theo quan điểm khoa học chỉ có nghĩa là một chấm dứt thế giới vật lý, khi mặt trời sẽ nổ tung, trái đất này của chúng ta mất nguồn năng lượng vẫn có của nó.
[16] Zionism: Zion-nít : phong trào dân tộc Jew, khởi lập bởi năm 1896, do Theodor Herzl (1860-1904), nhà báo, nhà vận động chính trị, sinh quán Budapest, Hungary, chủ tịch đầu tiên của Tổ chức Zion-nít Thế giới, có mục tiêu tạo dựng và hỗ trợ một quốc gia Jew ở Palestine, quê hương thời cổ của người Jew (tiếng Hebrew: Eretz Yisraʾel, hay Zion, đồi Zion, ngọn đồi trên đó có Đền Jerusalem. Với những người Jew từ Zion đồng nghĩa với Jerusalem và Vùng đất của Israel) Mặc dù chủ nghĩa Zion có nguồn gốc ở Đông và Trung Europe trong nửa sau của thế kỷ 19, một trong nhiều cách biểu hiện của tiếp tục gắn bó của người Jew và tôn giáo của người Jew với vùng đất lịch sử Palestine.
Zionism là hệ tư tưởng quốc gia của Israel. Những người theo chủ thuyết này tin rằng đạo Juda là bản sắc nhận diện cho dân tộc Jew, như một quốc tịch cũng như một tôn giáo, và những người Jew có quyền chính đáng sinh sống trên quê hương tổ tiên của họ, Israel (dù họ đã bỏ đi từ nghìn năm nay, một hiện tượng lưu vong đặc biệt nổi tiếng của dân tộc này). Trong thế kỷ vừa qua, Zionism trước hết là động lực đã đưa những người Jew trở lại Israel, và cũng là trọng tâm của những đối kháng của thế giới Arabs và những người Palestine về một quốc gia Israel. Những người Jew thường truy dõi bản tính dân tộc của họ trở lại thời vương quốc nhắc trong Kinh thánh của những nhân vật huyền thoại David và Solomon, vẫn cho vào khoảng năm 950 TCN. Chủ nghĩa Zionism ngày nay xây dựng trên khát khao lâu đời của dân tộc Jew lưu vong cho một “trở về Zion,” bắt đầu vào thế kỷ 19 – đúng trong thời gian chủ nghĩa dân tộc bắt đầu nổi lên ở Europe. Nhà báo Theodor Herzl là người đầu tiên biến những vang động của chủ nghĩa dân tộc Jew thế tục thành một phong trào quốc tế vào khoảng năm 1896. Herzl đã đích thân chứng kiến ​​chủ nghĩa chống-Jew tàn bạo của Europe, và trở nên thuyết phục rằng dân tộc Jew không bao giờ tồn tại được bên ngoài một quốc gia riêng của họ. Những người Arab và đặc biệt người Palestine, những người Arab đang sinh sống trên đất Palestine, đều mãnh liệt phản đối chủ nghĩa Zion, vì đặc tính Jew rõ ràng biểu hiện của một nhà nước Israel có nghĩa là người Jew có những đặc quyền mà những dân khác không có. Người Arab, như thế, thường nhìn Zionism như một suwk kéo dài của chủ nghĩa thực dân (của Europe) và sau đó cũng là một chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc (của những người Jew), nhằm chiếm đoạt đất Palestine và tước quyền sở hữu một cách có hệ thống của dân chúng Palestine đang sinh sống ở đây. Một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận Zionism ‘một dạng kỳ thị chủng tộc và phân biệt chủng tộc’năm 1975.
[17] [Karl Marx and Friedrich Engels, The Communist Manifesto (London, New York: Verso, 2012), 34–5.]
[18] [Ibid., 35.]
[19] [Raoul Wootlif, ‘Netanyahu Welcomes Envoy Friedman to “Jerusalem, Our Eternal Capital’, Times of Israel, 16 May 2017; Peter Beaumont, ‘Israeli Minister’s Jerusalem Dress Proves Controversial in Cannes’, Guardian, 18 May 2017; Lahav Harkov, ‘New 80–Majority Jerusalem Bill Has Loophole Enabling City to Be Divided’, Jerusalem Post, 2 January 2018.]
[20] [K. P. Schroder and Robert Connon Smith, ‘Distant Future of the Sun and Earth Revisited’, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society 386:1 (2008), 155–63.]
[21] Tony và Maria trong vở kịch và phim cinê nổi tiếng the West Side Story (1961), thực sự là một khởi hứng từ chính Romeo and Juliet. Bi kịch tình yêu giữa những nhân vật quí tộc trung cổ nay được viết lại với những nhân vật giới găngtơ NewYork thời nay.
Erewhon Revisited của Samuel Butler …trong Erewhon, có một ông Higgs đó, ông ta đi đến một xứ thật cách biệt hẻo lánh, sống ở đó độ một thời gian, ông ta trốn về nhà, bằng khinh khí cầu. Rồi hai mươi năm sau, ông ta lại trở lại cái xứ hẻo lánh đó, thấy chính ông nay được thờ là giáo chủ của một tôn giáo mới, cái tôn giáo mới này gọi ông với cái tên là “Con Trời”, và dân chúng ở đấy bảo rằng ông đã “thăng thiên” về trời. Ông biết được rằng Lễ Thăng Thiên sắp sửa diễn ra, và ông nghe hai vị giáo sư Hanky và Panky nói với nhau rằng họ chưa bao giờ nhìn tận mặt cái người tên Higgs, và họ mong rằng rồi họ sẽ chẳng bao giờ phải gặp Higgs; nhưng họ lại là những tu sĩ cao cấp nhất của tôn giáo thờ Con Trời. Higgs rất phẫn nộ, ông ta đến trước họ và ông nói: “Tôi sẽ phơi bày tất cả những cái bịp bợm này, và nói với mọi người trong xứ Erewhon, chuyện thực đã xảy ra cho tôi, tôi – người tên Higgs, là tôi đã bay lên trên cao kia bằng khinh khí cầu”. Người ta bảo ông ta: “Nhất định ông phải chớ có làm thế, vì tất cả đạo đức của xứ này đều gắn buộc vào cái huyền thoại ấy. Và nếu một khi họ biết rằng ông thực không có lên thiên đàng gì ráo trọi, họ thành hư hỏng đồi bại ngay”, và như thế, ông ta đành chịu bị thuyết phục cách đó, và ông lặng lẽ đi mất.
(https://chuyendaudau.blogspot.com/2009/05/tai-sao-toi-khong-la-nguoi-kito_28.html)
[23] Chiến tranh giữa những người Serbs Kitô Chính thống và những người Croat Kitô Catô, 1991-1995, sau khi Yugoslavia tan rã.: Có nguồn gốc lịch sử sâu xa từ Sự phân rẽ lớn trong đạo Kitô (Schism/Đại Ly giáo) năm 1054 và cuộc Viễn chinh Thánh chiến thứ Tư cướp phá Constantinople năm 1204, cả hai vẫn trong ký ức sống động, đặc biệt của những người Kitô chính thống ngày nay, ở Đông Europe, và vẫn tiếp tục tác động trên những quan hệ giữa hai giáo hội Chính thống – Catô, trong đó có dân Serb và Croat ở vùng Balkan. Một số những khác biệt về giáo lý giữa hai hội nhà thờ này, khi nhìn như lý do của phân rẽ dai dẳng đẫm máu này, ngày nay xem rất lố bịch và vô nghĩa. Lấy ví dụ như mâu thuẫn về ý niệm ‘filioque’: theo Catô Roma, Gót Ma “tiến hành từ Gót Cha và Gót Con” (et et procioque procedit), trong khi hội nhà thờ Chính Thống tuyên bố rằng theo nguyên gốc tuyên bố giáo điều Nicene Creed (325), Gót Ma chỉ tiến hành từ một mình Gót cha.
[24] [See especially: Roy A. Rappaport, Ritual and Religion in the Making of Humanity (Cambridge: Cambridge University Press, 1999); Graham Harvey, Ritual and Religious Belief: A Reader (New York: Routledge, 2005).
[25] [Đây là các diễn giải phổ thông nhất, mặc dù không phải là cách duy nhất, của sự ghép câu ghép chữ ‘hocus-pocus’: Leslie K. Arnovick, Written Reliquaries (Amsterdam: John Benjamins Publishing Company, 2006), 250, n.30.]
[26] [Joseph Campbell, The Hero with a Thousand Faces (London: Fontana Press, 1993), 235.]
[27] ‘Un soldat se battra longtemps et durement pour un peu de ruban coloré’ – Một người lính sẽ chiến đấu kiên cường và gian khổ cho một dải ruy băng nhỏ nhiều màu ‘ – có lẽ vì thế Napoléon lập ra huy chương nổi tiếng Ordre national de la Légion d’honneur – vẫn dịch là Bắc đẩu bội tinh,(tôi không hiểu tại sao, nếu Bắc đẩu là cao nhất, thì huy chương cao nhất của nước nào cũng là ‘bắc đẩu’ cả! ; có thể nói cách dịch như vậy (và được đông đảo chấp nhận, lập lại!) cho thấy một tâm lý nô lệ, thời chúng ta bị France đô hộ, cái gì của France cũng là nhất, ……nên huy chương cao nhất của France phải là cao nhất   thế giới như sao bắc đẩu trong vũ trụ!) – motto của cái ruy băng nhỏ nhiều màu đó là ‘Danh dự và Tổ quốc’, – tổ quốc ở đây dĩ nhiên là France. Huy chương có nhiều cấp khác nhau – từ ‘hiệp sĩ’ tới ‘chữ thập lớn’ (chevalier - grand cross). Dĩ nhiên, vẫn được France tự xem là huân chương cao quý nhất của quốc gia này, do chính Napoléon Bonaparte thiết lập vào năm 1802, để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho France.
Chúng ta thấy có những người ViêtNam có thể kể Đồng Khánh, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, đến những Trần Lục, Petrus Ký, tất cả đều với ảnh chụp trang trọng khoe một ‘mề đai’ của nhà nước Đại Pháp choán hết ngực. Họ có vẻ thành thực lẫn kiêu hãnh với những tích cực “đóng góp đặc biệt cho France”, và chúng được ‘mẫu quốc’ công nhận! Hiếm có người biết tự trọng, như Nguyễn văn Vĩnh, đã từ chối không nhận huy chương ‘cao quí’ này, hẳn ông, tuy chỉ là một người được đào tạo để làm thông dịch (bốn người nổi tiếng Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố) – nhưng hẳn không muốn thấy mình xếp chung hàng với những nhân vật vừa kể trên. Hiển nhiên không ai có thể nói đóng góp đặc biệt cho France   cũng là cho ViêtNam,  đương trong thời kỳ France là một trong những thực dân Catô xấu xa nhất của phương Tây (thực dân kia là Belgium với Congo) đang thực hiện một chế độ thuộc địa tàn khốc và đẫm máu ở ViêtNam.
[28] 儀禮 Nghi Lễ, 周禮 Chu Lễ và 禮記 Lễ Kí
[29] [Xinzhong Yao, An Introduction to Confucianism (Cambridge: Cambridge University Press, 2000), 190–9.]
[30] [‘Flag Code of India, 2002’, Press Information Bureau, Government of India.
[31] [Ibid.]
[32] Chính phủ của đảng cầm quyền Bharatiya Janata Party (BJP/ Indian People’s Party/Đảng Dân tộc), thủ tướng Narendra Modi.
[33] Freud cho rằng cơ quan sinh dục được biểu hiện trong những giấc mơ, nghệ thuật và những hình thức tương tự (thí dụ: thần thoại) qua những vật thể tượng trưng có hình dạng tương tự như những đối tượng sinh dục. Cơ quan sinh dục nam được biểu hiện bởi những vật thể dài (ví dụ: cột cờ, thanh giáo) trong khi cơ quan sinh dục nữ sẽ được đại diện bởi những vật thể tròn bao quanh (ví dụ: vòng tròn, nhẫn).Tuy nhiên, ngoài sự tương tự về hình dạng vật lý, vẫn còn yếu tố văn hóa, thí dụ, ở India, ngà voi được xem là tượng trưng cho dương vật, nhưng ở nhiều văn hóa Africa, một côt gỗ cùng đủ làm tượng cho dương vật, và ở Europe, ngay cả khinh khí cầu dài (zeppelin) và máy bay cũng đã được nhìn như thế.
[34] [‘Here’s Why India’s “Tallest” Flag Cannot be Hoisted at Pakistan’s Border’, The News International (Pakistan), 30 March 2017.
[35] Thêm nữa, những nhà chăn chiên Kitô còn thực hành nhiều hình thức tự hành xác để ‘thấm thía’ với Gót hay Jesus. Những người Kitô ngay từ đầu đã có khuynh hướng cho rằng hành hạ thân xác là biểu hiện của tự kiểm soát, làm chủ thân xác (vẫn cho thân xác là ‘nhơ bẩn’, đã đến vì không giải quyết hợp lý được được những nhu cầu tâm sinh lý vốn tự nhiên của thân xác), cho rằng như thế có thể dâng hiến trọn ‘mình’ vào sự tôn thờ Gót.(thí dụ vua chiên John Paul thường tự lấy roi quất mình, và không ngủ trên giường nệm, nhưng trên sàn nhà thô cứng). Đặc biệt, tự đánh hay quất roi vào da cho bầm tím hay chảy máu, thường là lưng, như cách trừng phạt thân xác, biểu hiện ăn năn về ‘tội lỗi’ theo quan niệm nói trên – thân xác là xấu xa, vì là gốc của tội lỗi, phải kềm chế, đè nén thành hạ. Và như tác giả nói một nguyên nhân sâu xa ở trên – những tín đồ tôn giáo hành xác, tự gây đau đớn, vì chỉ sự đau đớn của thân xác (một gì đó không thể cho là không thực) mới khiến một gì đó khác thành là-có, thành có-thực, thành hiện hữu. Ở đây chúng ta có hình ảnh nổi tiếng vẫn truyền tụng – một nhân vật huyền thoại, tự xưng hiện thế của một nhân vật huyễn tưởng khác – huyền thoại này khi đang quằn quại hấp hối, máu đang chảy trên những thương tích trên người đau đớn, đã kêu lớn tên huyễn tưởng kia: ‘Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! sao Ngài lìa bỏ tôi? Nhơn sao Ngài đứng xa, không giúp đỡ tôi, và chẳng nghe lời rên siết tôi? – ‘Eloi Eloi lama sabachthani?’ (Psalm 22:1).
Những người Muslim, ăn kiêng trọn một tháng, gọi là tháng Ramadan, trong tháng đó – khi còn ánh sáng mặt trời – tuyệt đối không được ăn và uống. Những người Muslims nhịn ăn uống như thế vì tin rằng Allah đã ra lệnh cho họ làm vậy. Họ nhịn ăn uống để làm đẹp ý Allah.
{Ramadan là (tháng) được gửi xuống qua Quran, như một hướng dẫn cho loài người, và cũng là những dấu hiệu rõ ràng để phân biệt và phán đoán (giữa tà và chính). Thế nên, tất cả các ngươi có mặt (ở nhà) trong tháng đó, phải dành trọn tháng này vào việc nhịn ăn uống.} (Al-Baqarah 2:185)
[36] Tương tự – vận động ‘người Việt mua hàng Việt’ như một cách biểu thị lòng yêu nước của chúng ta
[37] Với một chân trên lịch sử thảm sát tôn giáo đáng kinh tởm này, và một chân kia trên sự ngu muội khoa học, mà đạo Kitô giờ đây dương cao như một thánh hoá thản nhiên phi lý. Như vẫn truyền tụng John the Baptist đã nói lần đầu tiên trông thấy Jesus “Kìa, chiên con của đức Chúa Trời, là đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Với phần lớn tín đồ đạo Kitô, cái tin tưởng quái đản này vẫn tồn tại, và vẫn giữ làm cốt lõi niềm tin của họ. Đạo Ki tô gói ghém trong xác quyết là chúng ta phải yêu Gót và được Gót yêu, một Gót đã chấp nhận một vật tế thần chịu hành tội, tra khảo, và giết chết oan nghiệt – (vật tế thần đó là) một người – là con trai của Ông, như đền bù cho những sai trái và tội lỗi của tất cả những kẻ khác.
Hãy để “tin lành” truyền đi khắp cõi: chúng ta sống trong một vũ trụ, bao la đến nỗi chúng ta dẫu trong tư tưởng chỉ có thể mới chớm mường tượng ra, trên một hành tinh đầy sinh vật mà chúng ta mới bắt đầu tìm hiểu, nhưng toàn thể công trình đã thực đi đến viên mãn tuyệt vời hơn hai mươi thế kỷ về trước, sau khi một loài trong giống linh trưởng (của chúng ta) đã trèo từ cây xuống, phát minh ra canh nông và dụng cụ đồ sắt, đã phóng mắt nhìn (như qua một cái ly , xẫm tối) đang kiếm xem có cách nào có thể được để giữ phân của nó khỏi lẫn với thức ăn , và rồi (ấy thế mà) lôi ra chỉ một người trong bọn, để đánh đập tàn nhẫn và đóng đinh treo lên một giá gỗ chữ thập.
Khái niệm Jesus Christ chết cho tội lỗi chúng ta và cái chết của Ông đã tạo nên sự hòa giải thành công với một Gót “nhân ái” – là hình thức trực tiếp và trá hình rơi rớt xót lại từ tục man rợ giết vật tế thần, vốn đã hoành hành ở những giống dân mông muội trong lịch sử. Nhìn trong một nội dung hiện đại, đây là một ý niệm vừa phi nhân vừa cuồng tín, phê phán nó, thật khó, không biết phải bắt đầu từ đâu. Thêm vào huyền thoại đê tiện xoay quanh một người chết vì cực hình – Những khổ hình của Christ – sự tượng trưng tục ăn thịt người của lễ Bí tích Thánh thể (Eucharist) Tôi đã nói “tượng trưng?” Xin lỗi, theo như Vatican, nó đã đảm bảo là không hề tượng trưng chút nào. Thực sự, quan điểm của hội đồng Trent vẫn còn hiệu lực ….
Dĩ nhiên, đạo Catô đã tạo nhiều lý thuyết gót học vặn gãy lưng nhưng không công hiệu trong lĩnh vực này, trong một cố gắng tạo ý nghĩa cho làm sao họ có thể thực sự ăn thân mình Jesus, không phải chỉ là những miếng bánh qui dòn quấn bọc áo ẩn dụ, và thực sự uống máu Ông mà lại không, trong thực sự, là một sùng bái quái đản sự ăn thịt người đồng loại. (Sam Haris - Sự Hy sinh Lý trí)

[38] Shīʿite, hay Shiite: Shite: giáo phái thiểu số của Islam. Những người Shiite Muslim tin rằng Ali, con rể của Mohammed, là người thừa kế hợp thức của ông, trong địa vị tiên tri nắm quyền lãnh đạo chính trị và tôn giáo. Nhưng khối Muslim đông đảo hơn không đồng ý, đa số này là giáo phái Sunni, hay Sunnī. Những người Sunni Muslim coi giáo phái của họ mới là chính thống và theo truyền thống của Islam. Tranh chấp đã bắt đầu sau cái chết năm 632 của Muhammad, người sáng lập Islam. Những Muslim khi ấy, không đồng ý về việc ai sẽ kế thừa vai trò lãnh đạo của người giáo chủ này. Phái đa số Sunni (ngày nay khoảng 80% tổng số Muslim) đã ủng hộ Abu Bakr, người bạn và cũng là cha vợ của Muhammad (nhà tiên tri này đã lấy một đứa trẻ mới 9 tuổi, con bạn mình là Aisha, làm vợ, người vợ trẻ nhất trong số 11 người vợ của ông). Những người Shite coi người thân của Muhammad là những người thừa kế hợp pháp. Họ tuyên bố Muhammad đã xức dầu cho Ali, anh em họ và con rể của ông. Ali đã trở thành Shia, từ rút ngắn của ‘shiaat Ali’. Nhưng những người ủng hộ Abu Bakr đã thắng, mặc dù Ali đã ngắn ngủi là caliph (danh vị cho người kế thừa Mohammad) thứ 4. Sự phân chia Islam trở nên mạnh hơn khi con trai của Ali là Hussein bị giết chết ở 680 tại Karbala (nay là Iraq) do đội quân của caliph cầm quyền Sunni. Những nhà cai trị phe Sunni tiếp tục độc chiếm quyền lực chính trị, trong khi phe Shia sống trong bóng tối của nhà nước, tìm đến hướng dẫn của những imams của họ, mười hai imam đầu tiên được cho là hậu duệ trực tiếp của Ali.
Như vậy, phân rẽ giữa Sunni và Shia, diễn ra trong thế giới Muslim, không thực sự đến từ nguyên nhân trong khác biệt giữa quan điểm hay nội dung lý thuyết tôn giáo (như giữa Catô và Phản thệ trong Kitô) nhưng do tranh dành quyền lực lãnh đạo cả tôn giáo lẫn thế tục. (a) Phái Sunnis muốn ngôi vị kế thừa Muhammad phải do cộng đồng Muslim chọn lựa (b) Phái Shiites muốn giữ ngôi vị lãnh đạo này trong thân tộc gia đình Muhammad. Những người Sunni chiếm đa số, đã chọn lãnh đạo mới của họ là Caliph (về cơ bản là người đứng đầu Nhà nước). Những người Shiite không nhận lãnh đạo mới này, và thay vào đó họ đã chọn Ali, con rể của Muhammad, làm Imam (về cơ bản cũng có nghĩa là người đứng đầu Nhà nước) mới của họ, đây là nguồn gốc chính của sự tranh chấp ban đầu.
[39] [Stephen C. Poulson, Social Movements in Twentieth-Century Iran: Culture, Ideology and Mobilizing Frameworks (Lanham: Lexington Books, 2006), 44.
[40] Baal, god worshipped in many ancient Middle Eastern communities, especially among the Canaanites, who apparently considered him a fertility deity and one of the most important gods in the pantheon. Also, Baal mentioned in the Hebrew Bible as the primary god of the Phoenicians. In this hierarchy, Baal (usually spelt “Bael” in this context; there is a possibility that the two figures aren’t connected) is ranked as the first and principal king of Hell, ruling over the East.
[41] [Houman Sarshar (ed.), The Jews of Iran: The History, Religion and Culture of a Community in the Islamic World (New York: Palgrave Macmillan, 2014), 52–5; Houman M. Sarshar, Jewish Communities of Iran (New York: Encyclopedia Iranica Foundation, 2011), 158–60.]
Mashhad is Iran’s second largest city. Known first and foremost as the home of Iran’s largest religious shrine. Not just a religious city, Mashhad is called the holy city of Iran because it is home to the tomb and shrine of Islam’s eighth Shia Imam, Imam Reza. Every year millions of pilgrims from around the world flock to this shrine.
[42] [Gersion Appel, The Concise Code of Jewish Law, 2nd edn (New York: KTAV Publishing House, 1991), 191.]
[43] Tea Party: Tên gọi một phong trào chính trị có chủ trương bảo thủ tài chính ở U.S. (đòi giảm ngân sách, giảm thuế) – xuất hiện dưới thời Obamma, bắt đầu năm 2009
[44] National Rifle Association.
[45] Tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ US (2016)
[46] Định nghĩa chính thức của chủ nghĩa Phátxít, từ Benito Mussolini, người sáng lập chủ nghĩa Phát-xít (La dottrina del fascism), trong đó ông trình bày tổng quát 3 nguyên tắc của một triết lý phát xít:
1. ‘Tất cả trong quốc gia – Everything in the state’. Chính phủ là tối thượng, quốc gia là gồm tất cả, tất cả trong nó phải tuân phục với một tập thể cầm quyền, thường là một nhà độc tài lãnh đạo.
2. ‘Không gì ngoài quốc gia – Nothing outside the state’. Quốc gia phải lớn mạnh, mục đích tiềm ẩn của mọi quốc gia phát xít là để thống trị thế giới, và có tất cả mọi người tùng phục chính phủ/nhà nước.
3. ‘Không gì phản/chống lại quốc gia’. Bất kỳ câu hỏi dù loại nào về chính phủ đều không được dung thứ. Nếu bạn không thấy mọi thứ theo cách của chúng tôi, bạn sai. Nếu bạn không đồng ý với chính phủ, bạn không thể được phép sống và làm bẩn tâm trí của phần những công dân tốt còn lại.
Duy trì một lực lượng quốc phòng hùng hậu, đề cao chủ nghĩa quân phiệt (militarism) đã được xem như một phương tiện để thành tự được một trong ba nguyên lý kể trên, chính yếu là giữ trật tự, ngăn ngừa phạm pháp, cho mọi người, trong và ngoài nước. Thế nên những quốc gia phát xít được biết là có ổn định xã hội, không có những đình công, biểu tình, không có những đảng chính trị hay bầu cử giữa những đối lập. Nazi Germany là điển hình cực đoan, sau dó là Italy thời Mussolin, Iraq, Iran, nhiều quốc gia Trung Đông.
[47] [See especially: Robert O. Paxton, The Anatomy of Fascism (New York: Vintage Books, 2005).
[48] [Richard Griffiths, Fascism (London, New York: Continuum, 2005), 33.]
[49] [Christian Goeschel, Suicide in the Third Reich (Oxford: Oxford University Press, 2009).
[50] [‘Paris attacks: What happened on the night’, BBC, 9 December 2015; Anna Cara, ‘ISIS expresses fury over French airstrikes in Syria; France says they will continue’, CTV News, 14 November 2015.
[51] Những người tin vào thiên đàng và Gót, có vẻ như chính họ đều không thực sự tin tưởng có Gót và thiên đường với Gót vẫn cho là trên đó, vì hiểu thiên đường là chốn tuyệt với nhất có Gót cai quản, và là đích đến của kiếp sau cho những người theo những đạo Abraham (Kitô, Islam, Juda). Nhưng chính những tín đồ này không ai náo nức muốn đến chốn đó ngay cả, có vẻ như họ đều tìm mọi cách trì hoãn – cho thấy họ đều không muốn ‘lịch sử của cuộc đời họ’ đi ngay đến cuối đường – dù ngoài mặt vẫn như cho thấy lòng tin rằng cuối đường đời đó là thiên đường, về bên Gót, trở lại vườn Eden. Còn ai thánh thiện hơn một vua chiên, nhưng khi ông bị ám sát, ông này cũng tìm những y sĩ giải phẫu giỏi nhất để cứu mạng sống, có vẻ như chính ông cũng không muốn gặp Gót sớm hơn thời hạn!
Chúng ta đều không biết (a) con người từ đâu đến (b) con người đi về đâu sau khi chết – nếu ai nói với bạn họ biết cả (a) lẫn (b) và sau đó có khi nói thêm (c) họ còn biết cách làm thế nào, sống ra sao, nghĩ gì, tin vào đâu … để đi đến (b). Ban không bao giờ sai lầm khi nói ràng người này nói láo, nếu họ thành thực tin và nói như thế, bạn cũng nhận ra ngay rằng họ thuộc loại những kẻ nói mà không biết chính mình nói gì!
[52] Helsingør, tên England là Elsinore, là một thành phố cảng ở miền đông Denmark. Nhìn ra eo biển Øresund, Lâu đài Kronborg có từ thế kỷ 15 đã tạo nên khung cảnh cho Hamlet của Shakespeare.
[53] “Il n'y a qu'un problème philosophique vraiment sérieux: c'est le suicide. Juger que la vie vaut ou ne vaut pas la peine d'être vécue, c'est répondre à la question fondamentale de la philosophie. Le reste, si le monde a trois dimensions, si l'esprit a neuf ou douze catégories, vient ensuite.” (Camus)
[54] chimeras
[55] Xem thêm bài Huyền Thoại về Tự do – của tác giả
[56] [Ray Williams, ‘How Facebook Can Amplify Low Self-Esteem/Narcissism/Anxiety’, Psychology Today, 20 May 2014.]
[57] Kinh Đại Niệm xứ – Mahàsatipatthana sutta:
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
… Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồi hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu.”
Này các Tỷ kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: “Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu đỏ, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi.” Cũng vậy, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu.”] (Thích Minh Châu)

[58] [Mahasatipatthana Sutta, ch. 2, section 1, ed. Vipassanā Research Institute (Igatpuri: Vipassanā Research Institute, 2006), 12–13.]
[59] [Ibid., 5.]
[60] Vô thường, vô ngã, khổ
[61] Hsinbyushin (1763–76) vua thứ ba của triều đại Alaungpaya, hay Konbaung của Myanmar. Ông theo đuổi một chính sách bành trướng lãnh thổ, với những kết quả thiệt hại cho những nước láng giềng (Thailand, Laos, India).
[62] [G. E. Harvey, History of Burma: From the Earliest Times to 10 March 1824 (London: Frank Cass & Co. Ltd, 1925), 252–60.
[63] Brian Daizen Victoria, Zen at War (Lanham: Rowman & Littlefield, 2006); Buruma, Inventing Japan, op. cit.; Stephen S. Large, ‘Nationalist Extremism in Early Showa Japan: Inoue Nissho and the “Blood-Pledge Corps Incident”, 1932’, Modern Asian Studies 35:3 (2001), 533–64; W. L. King, Zen and the Way of the Sword: Arming the Samurai Psyche (New York: Oxford University Press, 1993); Danny Orbach, ‘A Japanese prophet: eschatology and epistemology in the thought of Kita Ikki’, Japan Forum 23:3 (2011), 339–61.
[64] [‘Facebook removes Myanmar monk’s page for “inflammatory posts” about Muslims’, Scroll.in, 27 February 2018; Marella Oppenheim, ‘“It only takes one terrorist”: The Buddhist monk who reviles Myanmar’s Muslims’, Guardian, 12 May 2017.
[65] Tôi viết nghiêng để nhấn mạnh
[66] [Jerzy Lukowski and Hubert Zawadzki, A Concise History of Poland (Cambridge: Cambridge University Press, 2001), 163.]
[67] Bài phỏng vấn tác giả sau đây (tôi dịch một đoạn liên quan) có thể như giới thiệu chương này
Hỏi: Quán tưởng có ý nghĩa gì đối với ông và tại sao nó quan trọng? 
Đối với tôi, đó là một cách để hiểu thực tại trước hết về bản thân tôi và sau đó là thực tại của phần thế giới còn lại, với không (kèm theo) bất kỳ một chuyện kể và hư cấu và thần thoại nào. Chỉ quán sát những gì đang thực sự xảy ra. Câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi là làm thế nào để nói về sự khác biệt giữa giả lập (của tưởng tượng) và thực tại, và đó là lý do tại sao quán tưởng là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi. Không biết điều đó có quan trọng với người khác hay không, nó tùy thuộc vào người đó. Chương cuối cùng (này) của tôi trong quyển sách mang tính cá nhân hơn bởi vì đó là về Vipassanā. Tôi lo lắng rằng mọi người sẽ nghĩ tôi đang nói rằng thiền quán sẽ giải quyết mọi vấn đề tôi nêu ra. Thiền quán có thể giúp mọi người đối ứng với sự căng thẳng của đời sống nhưng chắc chắn không là mũi tên thần diệu sẽ cứu loài người khỏi tất cả những vấn đề của nó
Hỏi: Ông có lo ngại rằng mọi người sẽ nhìn ông như một người khôn ngoan hay người khao khát với tất cả những câu trả lời?
Vâng, đó là một áy náy lo lắng, đặc biệt là khi tôi không có câu trả lời, ít nhất là hầu hết những câu trả lời. Và tôi quen thuộc với khuynh hướng của con người muốn có một ai đó với tất cả những câu trả lời, và để rồi chỉ làm theo những gì người ấy nói. Và tôi chắc chắn không phải là người đó. Vì vậy, tôi hy vọng rằng mọi người sẽ đọc quyển sách không như một hướng dẫn không thể sai lầm để sống trong thế kỷ 21, nhưng như một danh sách những câu hỏi. Bạn không thể có câu trả lời trước khi bạn có một bàn luận. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần bắt đầu một bàn luận.
(Andrew Anthony phỏng vấn Yuval Noah Harari 
https://www.theguardian.com/culture/2018/aug/05/yuval-noah-harari-free-information-extremely-dangerous-interview-21-lessons

[68] dharma: (không viết hoa) ở đây có thể hiểu:
(a) những hiện tượng trong vũ trụ, (triết học Phật giáo)
(b) những nguyên lý vận hành vũ trụ (luật và trật tự vũ trụ)
(c) những trình bày giảng dạy về những (a) và (b) (những giảng dạy của Đức Phật, hay chính đạo Phật) và những gì có/liên hệ/diễn dịch từ/giữa (a) + (b) – hiểu như từ những giảng dạy suy diễn sau khi đức Phật đã mất
Trong tiếng Tây phương, không có từ đồng nghĩa tương đương – nên nay có khuynh hướng dùng ‘dharma’ – không dịchCũng nói thêm khái niệm ngược/phản/không dharma là adharma a + dharmaNó có nghĩa là vô đạo đức, tội lỗi, sai, độc ác, bất công, không công bình, bất công, hoặc không tự nhiên – [TDPH dich Dharma = Pháp  ; S: dharma; P: dhamma; cũng đươc dịch theo âm Hán Việt là Ðạt-ma, Ðàm-ma; adharma (s) = tội .]
Trong nhiều trường hợp (b) và (c) có thể coi là một. Mặc dù – như đức Phật tuyên bố chỉ có cơ hội, (những gì ngài nói/giảng như nắm lá cây trên tay, so với lá rừng…), hơn nữa cũng chỉ cần nói về (c) [những gì trong (b) nhưng không cần cho cứu cánh giải thoát – nói việc rút mũi tên ra, sao cho nhanh, không bàn ai bắn mũi tên, nó độc thế nào…]; vậy cũng có thể nói với khá vững chắc: (c) là subset của (b).
Thu tóm và nhìn khác đi nữa, để giải thích những gì liên quan ở đây:
(a) thế giới quanh chúng ta và bản thân chúng ta là những hiện tượng, những gì thấy bên ngoài, xem dường, có vẻ như tất cả hiểu như những gì cúng ta gọi là thế giới là-có, (sau đó biết thêm là chúng không là-có, nhưng là những đang-trở thành) đều là những dharma [= ‘pháp’ trong ‘vạn pháp giai không’ trong Mahayana]
(b) thế giới (a) đó có tính chất (b1) luôn luôn thay đổi, (b2) chịu những điều kiện nhân quả, dựa vào nhau để có-mất,(b3) đến cùng, không có chủ thể cố định (do b1+b2) nên không thể nói đươc một gì là có, … Những b1, b2, b3,…) này hiểu như những nguyên lý hay qui luật tự nhiên tiềm ẩn vận hành chúng ta và thế giới quanh ta cũng chính là Dharma [‘Pháp’ viết hoa = nguyên lý/qui luật/những giảng day của Phật về những ‘pháp’, như những chân lý và những tuân giữ để đi đến chân lý đó – thí dụ trong những Giới (s: śīla), Luật (s: vinaya) trong Theravada.].
Đến đây, chúng ta lại cũng có thể nói thêm: (b) và (c) cũng là những subset của (a) – tất cả hiện tượng trong vũ trụ, gồm con người, chân lý giảng dạy cho con người, những chân lý nói đến đó là những qui luật của vũ trụ và khi con người sống thuận hợp với chúng, con người được giải thoát – Dharma cũng là những ‘dharma’, dharma=Dharma.

Thế nên con người và sự sống của nó vừa là tự thân sự sống vừa là biểu hiện của dharma, mỗi biểu hiện cá nhân là một cuộc đời trong những giới hạn thời-không của nó; nếu hiểu cuộc đời chính là biểu hiện của sự sống, gọi là đời sống đời người cũng chính là (một) dharma. Con người nhận và hiểu thế giới hiện tượng, được giải thích về trật tự tự nhiên đích thực (qui luật/nguyên lý) của toàn thể vũ trụ hay, sự tiếp nhận (tri thức) và tiếp đãi/ứng xử (thực hành) trong thế giới tự nhiên và nhân văn theo như/thuận hợp với hay dựa trên bản chất đích thực nội tại của chúng là dharma. Giảng dạy của đức Phật, giáo pháp của Ðức Phật, những dharma đã được nhận biết, truyền bá, để giác ngộ là là chính ‘đạo’ Phật. Từ ‘đạo Phật’ là từ mới phổ thông, dịch ‘Buddhism’ là từ gọi của người phương Tây, chúng ta gọi ‘đạo’ Phật là dharma, chúng ta không nói giảng đạo Phật, nhưng những nhà sư ‘nói Pháp/thuyết pháp’, ‘pháp thoại’. Khi chúng ta nói một người như: ‘ông X có đạo’, hay ‘cô/bà YZ theo đạo’, chúng ta hiểu họ là những người theo đạo Kitô. Nói về đạo Phật, là nói về ‘đạo giác ngộ’, (đạo là con đường sống, không là tôn giáo) là dharma, là Pháp, [như quyển kinh của phái Thiền nước Tàu, ghi những bài giảng về con đường – ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm – dẫn đến giác ngộ’ của Huệ Năng có tên gọi là Pháp bảo đàn kinh (法寶壇經), hay một thiền sư truyền ‘tâm pháp’ cho học trò (Truyền Tâm Pháp Yếu – Hoàng Bá).] Ngày nay, có khuynh hướng gọi đạo Phật là ‘đạo Pháp’, Dharma dùng thay cho Buddhism (thí dụ những tác phẩm của Bhikkhu Bodhi – Dhamma Reflections, Investigating the Dhamma) hiểu như nghĩa (c) ở trên.

Vậy những khái niệm loại như … ‘đạo Phật đi vào cuộc đời’ (rồi ‘hiện đại hóa’, rồi ‘engaged Buddhism’ 入世佛教 có thể là một khái niệm không cơ sở; có phần gần gũi với một lập trường nhị nguyên (có hai = đạo Phật + con người/cuộc đời), vốn không thực là quan điểm thấy có trong triết học đạo Phật. Trong ý nghĩa gốc của từ dharma có thể nói là không nguyên nào cả hay ít nhất chỉ là ‘nhất nguyên’ (có một = con người/cuộc đời/chân lý về đời người= dharma=đạo Phật > đời=đạo) đạo Phật vẫn ở trong con người, trong cuộc đời, chỉ có sự thể hiện đúng hay không đúng. Những khái niệm Phật tâm, Phật tánh trong Mahayana cũng có thể nhìn hiểu theo ý hướng này. Giữa dualism và monism, hiểu theo những nghĩa phương Tây, một người theo đạo Phật hẳn sẽ nghiêng sang lập trường monism, vì sẽ không tương phản với những gì thông thường được nhận hiểu trong nội dung đạo Phật. Đạo Phật hiểu như cách thế sống (dharma/pháp), theo như dharma vận hành (đạo Pháp). Thế nên, dharma là tất cả thế giới gồm những hiện tượng chúng ta đang sống, gồm cả một hiện tượng/hiện thể là bản thân chúng ta, không phải là một gì ngoài chúng ta, có thể hay để phải đem vào, để ‘nhập thế’ (đem dharma vào dharma!). Chúng ta và những gì quanh ta có là một hay không (dù về vật chất, về vật lý, hóa học, ngay cả sinh học chắc chắn là một) còn là vấn đề tranh luận, nhưng chúng ta và dharma là chỉ có một, theo những định nghĩa trong đạo Phật, chắc chắn không thể là hai, nên không có trong/ngoài. Chúng là những phổ quát biểu hiện qua những hiện tượng, và một đặc biệt của đạo Phật, khác biệt như trỗi vượt trên những tư tưởng, triết học khác – là những phổ quát đó cũng vô thường, nghĩa là thay đổi, không vĩnh viễn, phản lại với tư tưởng Hindu.
Khái niệm ‘đạo Phật đi vào cuộc đời’ như thế xa lạ, đến mâu thuẫn, với chính nội dung đạo Phật – nội dung đó nói về những gì quanh đây, cuộc đời này, biểu hiện sự sống này, tồn tại này của tất cả chúng ta, nếu chấp nhận ngay cả thời gian chỉ là khái niệm giả tạo (cũng như tự ngã, chúng ta đặt ra để ăn nói, bàn luận,truyền thông) – khái niệm ‘đi vào cuộc đời’ gần gũi với khái niệm logos xuống trần, nhập thế, trong đó những ước vọng đời người, cứu cánh của trần gian hiện sinh này là một gì đó – không rõ – nhưng được định nghĩa và tuyên xưng là ở ngoài cuộc đời, ở trên cuộc đời, trong một thế giới nào đó hứa hẹn chỉ có sau cái chết.

Tôi dài dòng như thế, vì chương cuối này, tác giả viếtmy dharma’; dù ở đây dharma (Sanskrit) hay dhamma (Pali) mang ý nghĩa có trong tư tưởng Hindu, như trong Gita (xem chương trước) nhưng là một từ những người đạo Phật cũng rất hay dùng. Trong đạo Phật, nó nhắc một trong ba điều quí giá (tam bảo) là: Phật, những giáo lý Phật giảng dạy, và những người gìn giữ/truyền bá/thực hành những giảng dạy đó (Phật, Pháp, Tăng = Buddha, dharma, sangha). Nhưng dharma là một từ rất cổ, trước đạo Phật rất lâu, nên không chỉ là một tên gọi để chỉ những gì thông thường ngày nay những người theo đạo Phật hiểu hạn hẹp, hiểu dharma = Pháp = ‘những giảng dạy của đức Phật. Từ dharma đã có trong những tôn giáo khác của India, trong đạo Hindu, trước nó, và đạo Jain đồng thời với nó. Nghĩa nguyên thủy của dharma là một gì đó như ‘luật của/trong tự nhiên’. Gốc ‘dham’, có nghĩa là ‘gìn giữ/duy trì’ hay ‘tán thành/ủng hộ/chốngđỡ’. Trong nghĩ rộng chung với nhiều tôn giáo truyền thống India này, dharma là những gì gìn giữ, duy trì trật tự có sẵn/tự nhiên của vũ trụ, như ở trên, ‘pháp’, hiểu trong đạo Phật, và dharma cũng là tán thành, ửng hộ sự thực hành của những gì (lý thuyết)/ những ai là người thuận hợp, thể hiện, hay sống thuận hợp với nó, trong chiều hướng này này, dharma là những ứng xử đạo đức chân chính hay sự ngay thẳng chính trưc theo ý hướng tôn giáo. Trong một vài truyền thống Hindu, dharma dùng để nói về ‘trách nhiệm/bổn phận thiêng liêng’. Nhắc lại một chú thích ở chương trước – Dựa trên khái niệm nề tảng atman, karma là tác động của một người trong đời sống quyết định số phận của kiếp sống sau của họ. Với tin tưởng này vào karma, tư tưởng Hindu nói về và đề cao dharma, năng lực hay nguyên lý vận hành vũ trụ, đem trật tự cho Tự nhiên.Hiểu như vậy, chúng ta thấy dharma bao trùm karma, dharma duy trì trật tự vũ trụ, và karma là thể hiện tương quan nhân quả trong thế giới con người trên tầm mức vũ trụ, đem lại công bình (trật tự) cho vũ trụ.
[69] deconstruct
[70] Sinh quán Haifa, Israel, 1976, luận án PhD ở đai học Oxford, England: History and I: War and the Relations between History and Personal Identity in Renaissance Military Memoirs, c. 1450-1600 (2002)
[71] New Age: Tâm Linh thời đại Mới: một lối sống và nghĩ (tự cho là mới) trong đó nhấn mạnh ý thức về phần tinh thần (thay vì vật chất hay tiêu thụ vật chất), đa phát triển trong những năm 1980’s, dựa trên những ý tưởng đã có trước những lý thuyết khoa học và kinh tế mới của thời nay. Thí dụ chiêm tinh học (astrology), Y học Bổ xung/Thay thế (alternative medicine).
(a) Xem thêm chú thích trong bản dịch Sapiens của tôi trên blog này:’…
‘Vipassanā, có nghĩa là để xem những sự vật việc như chúng thực sự là, là một trong những kỹ thuật quán tưởng cổ xưa nhất của India. Nó đã được dạy ở India cách đây hơn 2500 năm như là một phương thuốc phổ quát cho những bệnh phổ quát (của đời sống), tức là, một Nghệ thuật Sống.’ (Định nghĩa trong những khóa giảng dạy của S.N. Goenka, theo truyền thống của Sayagyi U Ba Khin). Vipassanā: sự chiếu kiếnminh sát, tuệ quán, hay Quán (); S: vipaśyanā; P: Vipassanā, gần đây là Thiền Minh sát, hay Tuệ Minh sát. …’.
(b) Nguyên văn là ‘meditation’– (meditation = Tĩnh lự ( )); do trong bài, tác giả thực sự chỉ nói về Vipassanā.
chúng ta đã thường dùng ‘thiền’ để dịch ‘jhana’. [S: dhyāna; P: jhāna đã phiên âm là Thiền-na ( ), rồi dùng tắt là ‘Thiền’]; nhưng đã không dịch VipassanāThiền. [Cũng nói thêm, trước đây, người Tàu không dịch, chỉ phiên âm là ‘duy ba sa na’ 維巴沙那, cổ văn Tàu cũng còn phiên âm là ‘bì bà xá na’, ‘bì bát xá na’ 作毗婆舍那、毗缽舍那. ] Nên tôi giữ tên gọi chương quan trọng này (theo nội dung rõ ràng của tác giả) là Thiền Vipassanā. Nhiều chỗ tác giả dùng ‘meditation’ nhưng chúng ta hiểu ở đây, dựa vào giải thích của tác giả ở trên, chỉ là ‘kỹ thuật’ tự theo dõi hơi thở kỹ lưỡng, nghiêm nhặt, như vẫn dịch ‘quán niệm hơi thở’- (tương tự như quán sổ tức trong thiền), nên chỉ có thể dịch là quán niệm, nhưng không hẳn là thiền định.
Về từ nguyên, chúng ta có: śamatha (s) (p: samatha); định ; thiền định ; tịch tĩnh ; xa-ma-tha vipassanā (p) (s: vipaśyanā); Quán ; tì-bà-xá-na ; tì-bát-xá-na śamatha-vipaśyanā (s); chỉ quán . (TDPH). Như nói trên Vipassanā = nhìn sự vật việc như chúng thực sự là, là một trong những kỹ thuật quán niệm chung, tuy từ truyền thống Theravada, nhưng đã có từ trước của India (đức Phật đã thực hành), còn ‘thiền’ zen, trực tiếp có gốc từ ‘jhana’; vậy có thể nói là trong/của/thuộc đạo Phật.
[73] Anàpànasati sutta: Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm (Kinh Quán niệm Hơi thở): Lời Phật: “… Và này các Tỷ-kheo, như thế tu tập nhập tức xuất tức niệm? …Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. …Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”. Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.” (Thích Minh Châu)
[74] Pneuma (πνεῦμα) là từ Greek cổ, nghĩa là ‘hơi thở’ và tyrong nội dung tôn giáo Abraham là ‘tinh thần’ hay ‘linh hồn’. Trong kinh Thánh ‘Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh’(Genesis 2:7). Trong văn hóa Trung Đông, vẫn có tin tưởng hơi thở những gì làm nên sự sống, là ‘linh hồn’ sinh vật. Trong Hebrew, co thể là ‘bāsār’, và hơi thở là ‘nefeš’. Từ ‘nefeš’ = ‘hơi thở’trong kinh Thánh thường dịch là ‘linh hồn’.
[75] Chữ của tác giả là meditation retreat trong những khóa học Vipassanā, người học thường yên lặng ngồi một mình trong phòng riêng, từ sáng sớm đến tối trương tự như truyền thống yên lặng ngồi trong phòng quán niệm một mình = ‘nhập thất nhiếp tâm’ như thường nói trong Zen (sesshin = nhiếp tâm = 攝心).
[76] Brain scanner
[77] Vipassanā (Pāli) or Vipaśyanā (Sanskrit): có nghĩa là ‘cái nhìn sâu sắc’ hoặc ‘nhìn rõ ràng’. Đây là một thực hành trong đạo Phật truyền thống, có từ thế kỷ 6 TCN. Trong Theravada, Vipassanā (Thiền Minh sát), tạm dịch như thông thường hiểu là sự ‘quán tưởng nội tâm’, là kinh nghiệm thức tỉnh trực tiếp và rõ ràng về những gì thực sự diễn ra như nó đang ở đây-lúc này.

Ở Đông Nam Asia, Vipassanā là ‘thiền’ thực hành phổ thông nhất ở Sri Lanka và những nước đạo Phật Theravada. Vào đầu thế kỷ 20, đã có một sự hồi sinh quan trọng của hình thức thiền cổ xưa này do hòa thượng Mahasi Sayadaw của Myanmar lãnh đạo. Sau khi Mahasi Sayadaw qua đời năm 1982, học trò của ngài là hòa thượng Sayadaw U Pandita, tu viện trưởng Trung tâm Thiền định Paṇḍitārāma ở Yangon đã thay thế trong vai trò lãnh đạo. U Pandita là một trong những thiền sư hàng đầu thế giới về Vipassanā và tạo ảnh hưởng quan trọng với nhiều người dạy Vipassanā.Trong nhiều những chục năm qua ở phương Tây, Vipassanā được S. N. Goenka (người trực tiếp dạy tác giả Harari) trong Phong trào Vipassanā phổ biến rộng rãi trong giới trí thức thành thị. Phong trào Vipassanā, còn gọi là Phong trào Quán niệm Vipassanā (Insight Meditation Movement), từ một số nhánh của đạo Phật Theravada hiện đại, tất cả nhấn mạnh vào sự phát triển một cái nhìn sâu sắc theo hướng của ba Pháp ấn đạo Phật, như kinh nghiệm chính để đạt sự tỉnh thức. Gốc của nó thấy trong (a) những ảnh hưởng hiện đại trên truyền thống đạo Phật Myanmar, Lao, Thailand và Sri Lanka, (b) và những giảng dạy được những tên tuổi trong Theravāda làm mới rộng rãi, như Mahasi Sayadaw (‘Phương pháp Myanmar mới’), Ledi Sayadaw (dòng Ledi), Anagarika Munindra và Pa Auk Sayadaw; cũng như từ những phát triển không thuộc hệ phái nào, dù cùng truyền thống Theravāda, như phong trào do S.N. Goenka nói trên (cùng vợ ông, bà Illaichi Devi) dẫn đầu. Goenka, người sinh trưởng trong một gia đình Hindu, đã học Vipassanā với Sayagyi U Ba Khin, một cư sĩ đạo Phật ở Myanmar. Những tên tuổi nổi tiếng của Phong trào Vipassanā hiện nay ở U.S.A là: Joseph Goldstein, Tara Brach, Gil Fronsdal, Sharon Salzberg, Ruth Denison và Jack Kornfield.
Cũng phải nói thêm một chút ở đây, vì ‘Thiền’ ngày nay, với người đọc Việt, đã là một từ ngữ có nghĩa rất rộng rãi. Từ ‘thiền’ chúng ta thường dùng thực sự trỏ về thực hành quán tưởng theo truyền thống của Thiền tông ở Tàu, đã phát triển sang Korea, Japan, và VN (Thiền () > Zen > Zazen), những nước đạo Phật Bắc Truyền (Mahayana).. Do những học giả, thiền sư Japan, Zen với những từ satori, zazen, và koans, đầu thế kỷ trước, đã trở nên phổ thông ở phương Tây, thế nên ở đây, tôi dịch ‘mediation theo như tác giả trình bày trong bài = Vipassanā. Đây là Thiền Minh Sát, khác với Thiền trong Thiền tông nói trên (gần đây những vị Theravada cũng đã phổ biến như một gì mới ở VietNam, cũng gọi là thiền chánh niệm, nhấn mạnh ‘tự quán sát thân tâm của mình bằng cách quán niệm hơi thở’). Trong ngôn ngữ văn học Pali của Theravada, thiền như phương pháp quán niệm được gọi là VipassanāSamatha. Vipassanā, nói ở trên, được hiểu/dịch là ‘Cái nhìn sâu sắc/thấu triệt’, một nhận thức rõ ràng về đích xác những gì xảy ra khi nó đang xảy ra. Còn Samatha có thể được dịch là ‘tập trung’ hay ‘tĩnh lặng/tĩnh lự’ (Ðịnh (; s, p: samādhi). Đó là trạng thái mà não thức được dẫn đến sự nghỉ ngơi, khi tập trung chỉ vào một gì đó và không để cho đi lang thang. Khi kinh nghiệm này được tự thực hiện, những thiền giả nói là có một sự bình tĩnh sâu xa tràn ngập cơ thể và não thức, một trạng thái yên bình mà phải tự có kinh nghiệm mới hiểu được.
Hầu hết những hệ thống thiền nhấn mạnh phần Samatha (Ðịnh (; s, p: samādhi). Người thiền tập trung não thức của mình vào một số sự vật việc, như lời cầu nguyện, một loại hộp nhất định nào đó, một kinh/kệ tụng, ngọn nến cháy, một hình tượng tôn giáo, hay bất cứ một gì nào đó khác, và loại trừ tất cả những suy nghĩ và nhận thức khác khỏi ý thức của người đó. Kết quả là một trạng thái sung sướng/khoan khoái/dễ chịu kéo dài cho đến khi người thiền kết thúc, ‘xả thiền’, thường là đứng lên khỏi tư thế ngồi. Nó đẹp, thú vị, đầy ý nghĩa và lôi cuốn, nhưng – nhiều người nói – chỉ tạm thời. 
Thiền Vipassanā giải quyết phần khác, cái nhìn sâu sắc/thấu triệt. Trong Vipassanā, người quán niệm dùng sự tập trung của mình như một dụng cụ, qua đó nhận thức (sammasati). có thể dần dần phá vỡ bức tường ảo tưởng vẫn cắt đứt người này khỏi ánh sáng sống động của thực tại Nó là một tiến trình nhận thức tiệm tiến, ngày càng tăng vào trong những hoạt động bên trong của chính thực tại. Phải mất nhiều năm, nhưng đến một ngày nào đó, người thiền cắt mài qua được bức tường đó và lao vào sự hiện diện của ánh sáng. Quá trình chuyển đổi thành hoàn tất. Nó được gọi là giải thoát, và nó thì vĩnh cửu. Giải thoát là mục tiêu của tất cả những hệ thống thực hành đạo Phật. Nhưng những con đường để đạt được kết thúc đó khoác nhiều những hình thức và qua những thực hành khác nhau.
Vipassanā là thực hành quán niệm lâu đời nhất của đạo Phật. Phương pháp này cho là xuất phát trực tiếp từ Satipatthana Sutta [Nền tảng của Chánh niệm], một bài giảng được xem là từ chính đức Phật:
‘… Này những Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ. Thế nào là bốn? Này những Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên những thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên những pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. …’ (Kinh Niệm Xứ/ThíchMinhChâu)
Về thực hành cụ thể: Điều kiện thực tập tốt nhất, là một người ngồi trên một cái đệm riêng, trên sàn nhà, chân bắt chéo, lưng thẳng; nếu không, cũng có thể ngồi trên một cái ghế, nhưng lưng không dựa và cũng giữ thẳng.
Đầu tiên là phát triển sự tập trung, thông qua thực hành samatha (định) Điều này thường được thực hiện qua tập trung chú ý chỉ về hơi thở của chính mình. Chú ý, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc sau, vào chuyển động của hơi thở của một người. Chú ý những cảm giác tinh tế của sự chuyển động của bụng lên và xuống. Ngoài ra, người ta có thể tập trung vào cảm giác của không khí đi qua hai cánh mũi và chạm vào da môi trên, mặc dù điều này đòi hỏi nhiều thực tập hơn một chút vì cũng khó khăn hơn, sau những tiến bộ rõ rệt về những thực tập đầu tiên.
Khi tập trung vào hơi thở, sẽ nhận thấy rằng có những nhận thức và cảm giác khác tiếp tục xuất hiện: những âm thanh, cảm xúc trong cơ thể, những tình cảm, vv Đơn giản chỉ cần ghi nhận những hiện tượng này khi chúng nổi lên trong lĩnh vực nhận thức, và sau đó trở lại với cảm giác thở. Sự chú ý thì giữ vào đối tượng của sự tập trung (hơi thở), trong khi những suy nghĩ hoặc cảm giác khác chỉ đơn giản là ‘tiếng ồn nền/phía sau
Đối tượng vốn là tập trung chú ý của thực hành (ví dụ, chuyển động của bụng) được gọi là ‘đối tượng chính’. Và ‘đối tượng thứ cấp’ là bất kỳ gì khác nảy sinh trong lĩnh vực nhận thức, hoặc qua năm giác quan (âm thanh, mùi, ngứa trong cơ thể, vv) hoặc qua não thức (tư tưởng, trí nhớ, tình cảm, vv). Nếu một đối tượng thứ cấp thu hút sự chú ý của người thiền và kéo chú ý đi, hoặc nếu nó gây ra ham muốn hoặc ác cảm xuất hiện, người thiền nên tập trung vào đối tượng phụ đó trong một hoặc hai giây, dán chomột cái nhãn với một ghi chú tưởng tượng, như ‘suy nghĩ’, ‘trí nhớ’, ‘Nghe’, ‘ham muốn’. Thực hành này thường được gọi là ‘ghi chú, hay ghi nhận’.
Một ghi chú như thế xác định một đối tượng trong tổng quát nhưng không trong cụ thể. Ví dụ: khi người thiền nhận biết âm thanh, hãy gắn nhãn là ‘nghe’ thay vì ‘xe mô tô’, ‘những tiếng nói’ hoặc ‘tiếng chó sủa’. Nếu phát sinh cảm giác khó chịu, hãy ghi chú là ‘đau’ hoặc ‘cảm giác’ thay vì ‘đau đầu gối’ ‘mỏi sống lưng’ hoặc ‘đau gót chân’ Sau đó người thiền trở lại sự chú ý của mình vào đối tượng chính. Khi nhận biết mùi thơm, hãy như nói thầm, ghi chúmùi’ trong một hay hai khoảnh khắc, không cần phải nghĩ thêm là mùi hương.
Khi một người đã đạt đến được ‘sự tập trung’ như thế, sự chú ý sau đó được chuyển sang đối tượng của thực hành, đó thường là ý nghĩ hay cảm giác cơ thể. Một người quan sát những đối tượng của nhận thức nhưng không có chấp trước, để cho những suy nghĩ và cảm giác nảy sinh và biến mất theo cách riêng của chúng. Ghi nhận trong trí (giải thích trên) thường được sử dụng như một cách để ngăn một người khỏi bị những suy nghĩ mang đi, và giữ cho một người chỉ chú ý đến chúng với nhiều lãnh đạm, khách quan hơn.

Một vài Kỹ thuật hay Phương pháp quán tưởng phổ thông khác trong truyền thống Hindu (Veda & Yoga)
Quán tưởng Yoga:
Nếu muốn có một khái niệm sơ sài – về quán tưởng trong truyền thống tôn giáo India – Quán tưởng Yoga có lẽ là cổ xưa nhất. Thực sự, không có một loại quán tưởng nào là ‘Quán tưởng Yoga cả, vì vậy ở đây nó có nghĩa là một số nhiều những loại quán tưởng được dạy trong truyền thống yoga. Yoga có nghĩa là ‘hợp nhất’. Truyền thống quán tưởng này có thể truy gốc về đến năm 1700 TCN, và có mục tiêu cao nhất của nó là thanh lọc tinh thần và tự biết mình. Yoga cổ điển phân chia thực hành thành những quy tắc ứng xử (yamas và niyamas), tư thế thân thể (asana), thực tập thở (pranayama), và những thực hành quán tưởng (pratyahara, dharana, dhyana, samadhi). Truyền thống Yoga là thực hành quán tưởng cổ nhất từng có trên trái đất, và do thế, cũng là một trong những thực hành quán tưởng đa dạng nhất.

Quán tưởng Tự Hỏi và Tôi là Ai (Self-Enquiry and ‘I Am’ Meditation)
‘Tự hỏi’ là dịch theo tiếng England của từ Sanskrit atma vichara. Nó có nghĩa là ‘điều tra’ bản chất đích thực của chúng ta, để tìm trả lời cho câu hỏi ‘Tôi là ai?’, vốn lên đến đỉnh cao nhất là sự hiểu biết Tự Ngã của chúng ta, con người thật, hay bản thể đích thực của chúng ta. Chúng ta thấy những dẫn chứng về sự quán niệm này trong những bản văn India rất cổ; tuy nhiên, nó được nhà hiền triết India thế kỷ 20 Ramana Maharshi (1879-1950) phổ biến rộng rãi và khai triển trong thế kỷ 20. Phong trào phi nhị nguyên thời nay (Neo-Advaita, cũng gọi là phong trào Satsang-movement và Nondualism,), với những guru như Nisargadatta Maharaj (1897-1981) và Sri H. W. L. Poonja (Papaji) đều mạnh mẽ sử dụng kỹ thuật này và những biến thể của nó. Ngày nay sử dụng phương pháp này nổi tiếng nhất là Mooji, Adyashanti, và Eckhart Tolle.
Thực hành này rất đơn giản, nhưng cũng rất tinh tế. Tuy nhiên, khi giải thích nó, nó nghe có vẻ rất trừu tượng. Cảm thức của một người về ‘tôi’ (hay cái ta/ ego) là trung tâm của vũ trụ của một người. Nó ở đó, dưới hình thức này hay hình thức khác, đằng sau tất cả suy nghĩ, cảm xúc, ký ức và nhận thức của một người. Tuy nhiên, chúng ta không rõ ràng về cái ‘tôi’ này là về con người thực sự của chúng ta, về bản chất, và lẫn lộn nó với cơ thể, não thức, vai trò, những nhãn hiệu của chúng ta. Đó là bí ẩn lớn nhất trong đời sống của chúng ta. Với Tự Hỏi, câu hỏi ‘Tôi là ai?’ đặt ra với chính một người. Một người phải gạt bỏ bất kỳ trả lời nào bằng lời nói nào có thể đến, và sử dụng câu hỏi này đơn giản như một dụng cụ để giúp một người chú ý đến tình cảm chủ quan của ‘Tôi’ hay ‘Tôi là’. Trở thành là một với nó, đi sâu vào trong nó. Điều này khi đó sẽ hiển lộ cái ‘tôi’ thật của một người, bản ngã thực sự của một người như ý thức thuần khiết, vượt trên mọi giới hạn. Nó không phải là một sự theo đuổi trí tuệ, mà là một câu hỏi để đưa sự chú ý đến yếu tố cốt lõi của nhận thức và kinh nghiệm của một người: cái ‘Ta’. Đây không phải là bản sác định tính của một người, mà là một cảm xúc tinh khiết, chủ quan về sự hiện hữu mà không có bất kỳ hình ảnh hay khái niệm nào gắn liền với nó. Bất cứ khi nào những suy nghĩ / cảm xúc nảy sinh, một người tự hỏi mình, ‘điều này phát sinh cho ai?’ Hoặc ‘Ai thì nhận thức được (tức giận, sợ hãi, đau đớn, hay bất cứ điều gì)?’ Câu trả lời sẽ là ‘Đó là tôi!’. Từ đó một người hỏi ‘Tôi là ai?’, Để thu hút sự chú ý trở lại với cảm giác chủ quan của bản thân, của sự hiện hữu. Nó là sự hiện hữu thuần khiết, sự nhận thức không có đối tượng và ít lựa chọn hơn. Một cách khác để giải thích thực hành này là chỉ tập trung não thức vào tình cảm của hữu thể, cái ‘Tôi’ không nói tỏa sáng bên trong một người. Giữ cho nó tinh khiết, không liên kết với bất cứ gì một người cảm nhận. Với tất cả những loại quán niệm khác, cái ‘tôi’ (bản thân một người) thì tập trung vào một số đối tượng, bên trong hoặc bên ngoài, thể chất hoặc tinh thần. Trong quán niệm Tự hỏi, cái ‘tôi’ thì tập trung vào chính nó, chủ thể. Đó là sự chú ý quay về nguồn của nó.
[78] Britta K. Hölzel et al., ‘How Does Mindfulness Meditation Work? Proposing Mechanisms of Action from a Conceptual and Neural Perspective’, Perspectives on Psychological Science 6:6 (2011), 537–59; Adam Moore and Peter Malinowski, ‘Meditation, Mindfulness and Cognitive Flexibility’, Consciousness and Cognition 18:1 (2009), 176–86; Alberto Chiesa, Raffaella Calati and Alessandro Serretti, ‘Does Mindfulness Training Improve Cognitive Abilities? A Systematic Review of Neuropsychological Findings’, Clinical Psychology Review 31:3 (2011), 449–64; Antoine Lutz et al., ‘Attention Regulation and Monitoring in Meditation’, Trends in Cognitive Sciences 12:4 (2008), 163–9; Richard J. Davidson et al., ‘Alterations in Brain and Immune Function Produced by Mindfulness Meditation’, Psychosomatic Medicine 65:4 (2003), 564–70; Fadel Zeidan et al., ‘Mindfulness Meditation Improves Cognition: Evidence of Brief Mental Training’, Consciousness and Cognition 19:2 (2010), 597–605.
[79] gadgets: những đồ dùng nhỏ mới lạ bằng máy móc điện toán, mới đến nỗi người dùng thường vẫn chưa biết tên gọi chính thức của nó (gizmos)

[80] Bài phỏng vấn sau đây cho chúng ta nhiều chi tiết hơn về Vipassanā và tác giả.

(H: Ông là người thực hành Vipassanā, có phải điều đó giúp ông đến gần sức mạnh (tinh thần) hơn, có phải đó là nơi ông đến gần hơn với năng lượng?)
Tôi thực hành quán niệm Vipassanā để nhìn được thực tại rõ ràng hơn, để có khả năng thấy thực tại là gì, những gì thực sự đang diễn ra ngay tại đây, lúc này, bây giờ. Tôi không làm điều này như một bất kỳ loại thực hành tôn giáo nào, để liên lạc với huyền lực này này hoặc quyền năng kia, với chuyện kể này hay chuyện kể kia. Thế nên với tôi, nó thực sự là một gì ít giáo điều nhất mà tôi đã từng gặp trong đời, nó là thiền Vipassanā.  chỉ bảo rằng bạn hãy quán sát chỉ những gì thực sự đang xảy ra bây giờ, như nó là thế, khi đang xảy ra, mà không cố gắng áp đặt bất kỳ một chuyện kể nào trên nó, không cố gắng thay đổi nó theo bất kỳ cách nào. Tôi nhớ lần đầu tiên tôi đến khóa học Vipassanā, và hướng dẫn đầu tiên tôi nhận được từ người thầy dạy là hãy quán sát hơi thở của bạn, nhưng không quán sát Gót, không quan sát ‘linh hồn’, nhưng chỉ quán sát hơi thở của bạn, nó đi vào và đi ra qua hai ống mũi của bạn, và chỉ chấp nhận hơi thở như bất cứ gì nó là, … (còn việc) nếu nó mạnh hay nó yếu,? nếu nó có phải đến từ hai ống mũi này không? …. tất cả những điều đó đều không thành vấn đề, chỉ quán sát thực tại như nó là thế, và điều đã làm tôi sửng sốt ngạc nhiên là tôi đã không thể làm điều đó được hơn 10 giây, vì ngay lập tức não thức tôi bỏ chạy đến một số chuyện kể tưởng tượng, một số kỷ niệm. Nếu tôi không thể quan sát thực tại của chính hơi thở của riêng tôi cho được 10 giây đồng hồ; làm thế nào tôi hy vọng có thể quan sát thực tại của hệ thống chính trị thế giới, hay của hệ thống kinh tế toàn thế giới,
 (H: Có phải đó đúng là vấn đề?)
Thế nên, tôi đã cố gắng, và tôi vẫn cố làm cả hai. Tôi tập Vipassanā đã 18 năm nay, và việc ‘hành thiền’ vẫn xảy ra rất tốt đẹp, …. Được hơn 10 giây chứ? Ồ, tôi đã cố gắng, … và đôi khi tôi thành công! Năm nay, tôi đã dự một khóa Vipassanā 60 ngày … (Dĩ nhiên) tôi không ngồi thiền/quán niệm dài được suốt cả mọi ngày; Trong hàng nhiều ngày, tôi đã không tập trung được, dĩ nhiên não thức vẫn tiếp tục chạy trốn, nhưng tôi vẫn tiếp tục cố gắng, và tôi không nghĩ rằng tôi đã có thể viết được bất kỳ một quyển sách nào của tôi với sự trong sáng rõ ràng thấy trong chúng, nếu không có sự giúp đỡ của sự tập trung và kỷ luật (suy tưởng) vốn loại thiền Vipassanā này đã đem cho tôi.
 (H: Như thế, khi ông đang ở sâu trong thiền định tôi đang cố gắng hỏi điều này, câu hỏi mà chúng tôi có khá nhiều người từ giới cinê Bollywood ở đây hôm nay, hay họ rõ ràng đã xem một số những phim này có phải mọi sự vật việc bắt đầu trông giống như trong những algorithm và viết (theo những ‘code’ của những program của cômputơ) như trong phim Matrix?)
Không đâu! bạn bị đau trong bụng và bị đau đầu gối, và rồi não thức bỏ chạy đến một số ký ức, loại như…. tôi đã nên nói điều này, và tôi đã nên nói thế đó, và đây là cách để bạn nhận biết chính mình, tôi nghĩ vậy. Tôi nghĩ người ta mắc phải một sai lầm về thiền quán, khi họ nghĩ thiền là một dụng cụ để có được tất cả mọi loại của những kinh nghiệm đặc biệt, giống như (người ta) đi đến công viên giải trí, và đây là một loại công viên giải trí khác. Tôi sẽ dùng thiền để có đủ mọi loại kinh nghiệm đặc biệt. Nhưng thực sự tôi nghĩ lợi ích quan trọng nhất của thiền là hiểu biết về những mẫu thức thông thường xảy ra nhất trong não thức của ban, và của cơ thể bạn, để biết được sự giận dữ của bạn, khổ đau của bạn, vui sướng của bạn, và nhàm chán của bạn, bởi vì đây là những gì bạn phải đối phó với chúng trong cuộc đời, trong đời sống. Nếu thiền chỉ là một loại đi nghỉ mát trong một vài ngày để tôi có những kinh nghiệm tâm lý hay tinh thần thuộc loại này, nhưng rồi trong gần như trọn năm, tôi vẫn phải đối phó với tức giận của tôi và chán nản của tôi, nó thực sự đã không giúp tôi (về chuyện) có phải đây là cứu cánh của đời sống
(H: Có phải đây là cứu cánh của đời sống như ông thấy nó?)
Vâng, tôi nghĩ rằng chìa khóa để mở ra một đời sống tốt đẹp là khả năng quan sát được thực tại như nó là để thực sự hiểu được những gì là sự thật về bản thân tôi, và về thế giới (quanh tôi), mà không chạy trốn đến với tất cả những loại tưởng tượng xa vời và những chuyện kể và những hư cấu. Và tôi nghĩ nếu bạn có thể quan sát được ở một mức độ nào đó thực tại như nó là, bạn không chỉ là, … sẽ không chỉ là… một người tốt hơn nhiều, nhưng có thể bạn sẽ là người an bình hơn và hạnh phúc hơn, vì nguồn gốc sâu xa của rất nhiều những vấn đề cá nhân và tập thể của chúng ta là ở trong những tưởng tượng vốn chúng ta tạo ra, và sau đó chúng ta nhầm lẫn (tưởng tượng với thực tại/ hư với thực) chúng ta nhầm lẫn thực tại này sang thực tại khác, và khi đó chúng ta cố gắng áp đặt chúng (những tưởng tượng) trên thực tại, và chúng ta nhận chịu cực kỳ khó chịu, khi nó không hoạt động, khi thực tại không thuận hợp với hình ảnh ưa thích, hay muốn có của chúng ta .
(H: Nhưng có phải nó cũng là phần của nghịch lý (của đời sống) vì những gì ông đang nói là ngồi yên lặng trong thiền định, và sau đó chúng ta có tất cả công nghệ này liên tục réo gọi chúng ta, ý tôi là mọi người ở đây chắc sẽ đồng ý với tôi rằng nếu ông xa iphone của ông trong 5 phút, ông sẽ (cuống cuồng) như …. điện thoại của tôi đâu iphone của tôi ở đâu? tôi muốn xem có ai phone tôi, có ai email hay, text tôi không ???...)
Đúng như thế! Cũng quan sát để thấy rằng, khi những gì đang xảy ra với bạn, đương khi bạn nhìn quanh không thấy cái phone của mình đâu, hãy quan sát những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn, sẽ thấy rằng có một khối cảm giác khó chịu trong cơ thể vào thời điểm đó, sẽ thấy những gì đang xảy ra trong não thức bạn. Đây là cách bạn biết được về chính mình, bạn tự biết mình không phải bằng quan sát một số kinh nghiệm hạnh phúc siêu hình huyền nhiệm, nhưng bạn tự biết mình bằng chỉ quan sát những gì đang xảy ra với chính bạn, như khi không thấy phone của ban đâu, chẳng hạn. Một khi bạn chứng kiến bao nhiêu khổ đau vốn tự gây ra cho chính mình, vì thói quen cứ 5, 10 phút lại ngừng mọi việc để cầm lên cái phone, điều này có thể giúp bạn trong việc thay đổi những thói quen có hại này.
(H: Như thế, một trong những điều ông đã nói trước đây là khổ đau là một dấu hiệu của ý thức, nếu một gì đó bị dau khổ, nó là thực, và nó có ý thức vậy có phải mục đích của chúng ta là để khổ đau thay vì để sung sướng ??)
Chắc chắn không phải thế, tôi đang không nói rằng chúng ta ở đây để kham chịu khổ đau. Chúng ta cố gắng để được hạnh phúc, chúng ta có thể giải thoát mình khỏi khổ đau. Những gì tôi muốn nói trong một số những gì tôi viết là cách thử tốt nhất để biết liệu một thực thể là thật hay là nó là hư cấu, được những nhà chính trị phát minh, và sau đó còn thêm vào những nhà lãnh đạo tôn giáo, hay ngược lại, và vv … là hỏi, ’thực thể này có thể khổ đau không?’một quốc gia, lấy thí dụ, chỉ là một sáng tạo của con người, đó là một chuyện kể hư cấu do con người tạo ra. Làm sao bạn biết điều đó? Bạn chỉ cần tự hỏi một quốc gia có thể khổ đau không? nếu bạn thua một cuộc chiến, thực sự quốc gia bạn có khổ đau không? Không, quốc gia không có não thức, không tình cảm, không có cảm giác; những người lính chết trong chiến tranh họ khổ đau, những người dân thường mất nhà cửa, hoặc mất những người thân yêu vì chiến tranh nên họ khổ đau, những loài vật cũng có thể khổ đau, nhưng một quốc gia thì không thể khổ đau; nó chỉ là một chuyện kể chúng ta tạo ra vì vậy đây là ý tưởng của kiểm tra dùng khổ đau, đó là một thử nghiệm để biết liệu một gì đó là có thực hay không. Tương tự, tôi không biết, nếu bạn có một vài đền thờ, và ai đó phá hủy ngôi đền, ngôi đền không khổ đau, chỉ có người khổ đau, những người quan tâm đến ngôi đền này, khi họ nghe thấy nó bị phá hủy, họ có một cảm giác rất khó chịu trong cơ thể, họ có những xúc động rất khó chịu trong não thức, họ khổ đau, nhưng đền thờ, bạn biết đấy, nó chỉ là những đá và gạch và gỗ vv …
(H: Nhưng nó biểu hiện cho một số cảm xúc nhất định nào đó? Như hiện nay, (ngôi đền) ở Israel được kết nối với mọi thứ, chúng tôi có một ngôi đền ở đây cũng là loại kết nối với mọi thứ vậy .. ..)
Phải đấy, nhưng chúng ta đặt sự quan trọng vào ngôi đền, chúng ta khổ đau khi ngôi đền bị phá hủy, chúng ta vui mừng khi ngôi đền được xây dựng; nó là thực tại về chúng ta, không phải về ngôi đền, và tôi cũng nói với những người ở Israel, những người quan tâm rất nhiều về những đền thờ, nhưng, mục đích sâu xa của một nơi, như một đền thờ là để mang lại an bình và hòa hợp vào thế giới, để làm mọi người (được an bình, xã hội con người hòa hợp) Tôi đi đến một ngôi đền, để kinh nghiệm sự an bình (trong tôi) và hài hòa (với ngoài tôi), bây giờ nếu ngôi đền mang đến bạo động và bất hòa cho thế giới, đó là một ngôi đền đã vỡ, vậy (còn) bạn cần nó làm gì?
(Yuval Noah Harari nói về Vipassanā, Thực tại, Khổ đau, và Ý thức Diễn đàn India Today Conclave (March/2018) https www.youtube.com watch? v = i_YhlXiuxE)