Wednesday, May 30, 2018

Plato – Republic (13)

Plato
The Republic 
(Πλάτων - Πολιτεία)









QUYỂN 10

Thảo luận xong luận chứng chính của Republic. Socrates bây giờ trong tư thế để tiếp tục bàn luận về loại thơ nào nói về con người được cho phép (viết và đọc) trong Kallipolis – vốn đã phải tạm hoãn trong Quyển 3 (392a-c). Với sự quan trọng Socrates gán cho huấn luyện về âm nhạc, thơ ca và thể dục (424b-425a), và sự quan trọng của Homer và Hesiod trong nền giáo dục của Hellas, chủ đề này đi đến tự nhiên, không phải để đi đến một cao điểm căng thẳng kịch tính cho đàm thoại. Đúng hơn, trong thời đó, giáo dục mới dựa trên triết học của Socrates phải đối mặt với một giáo dục truyền thống dựa trên thơ ca. Trung tâm thảo luận này là một giải thích mới về mimesis – hay sự-bắt chước – dựa trên những lý thuyết siêu hình đã giới thiệu trong Quyển 5 đến Quyển 7. Ở đầu quyển 3, bắt chước là một gì đó do một người thực hiện bằng cách thủ vai, đóng giả vào thành một nhân vật trong một bài thơ (394d ff.) Bây giờ, bắt chước là chính một bài thơ hay một bức tranh làm một gì tương tự như thế đó.

Chủ đề tiếp theo là sự bất tử của hồn người. Cuối cùng, bằng cách khơi gọi huyền thoại Er, Socrates lập luận rằng những hậu quả tốt đẹp của công chính, cả trong đời sống này và đời sống tiếp theo, thì lớn hơn bất công rất nhiều. Điều này hoàn tất lý luận rằng công chính là chọn lựa xứng đáng vì lợi ích của riêng chính nó, và những hệ quả của nó, và như vậy nó thuộc về lớp tốt nhất của ba lớp gồm những tốt lành vốn Glaucon đã phân biệt ở Quyển 2.

Tóm tắt Quyển X: [595a-621d]
Đến đây, Socrates đã hoàn tất luận chứng chính của The Republic, ông đã định nghĩa công chính và đã cho thấy nó đáng giá, nghĩa là nên theo đuổi và thực hiện trong polis và cho những công dân của nó. Ông quay trở lại câu hỏi đã tạm hoãn liên quan đến thơ ca về con người. Trong một động tác rất ngạc nhiên, khá bất ngờ, ông chủ trương xua đuổi những nhà thơ khỏi thành phố. Ông có ba lý do để xem những nhà thơ là không tốt lành và nguy hiểm. Đầu tiên, họ đã giả vờ như biết về tất cả những loại của những sự vật việc, nhưng thực sự họ không biết gì cả. Thường họ được rộng rãi xem là hiểu biết về tất cả những gì họ viết về chúng, nhưng trong thực tế, họ không hiểu biết. Những gì mà họ tiếp cận với vốn không thể đưa đến sự hiểu biết thực: chúng là những hình ảnh, khác xa với những gì là thực nhất. Bằng cách trình bày những cảnh tượng hết sức xa vời với sự thực, những nhà thơ, những hồn đồi trụy, làm hư hỏng hồn những người người đọc, quay chúng xa khỏi những gì chân thực nhất tới những gì ít chân thực nhất.

Tệ hơn nữa, những hình ảnh nhà thơ mô tả không bắt chước phần tốt đẹp của hồn người. Phần lý trí của hồn người thì yên tĩnh, ổn định, và không dễ dàng để bắt chước hay thấu hiểu. Những nhà thơ mô phỏng những phần tồi tệ nhất – những khuynh hướng vốn làm cho nhân cách thành màu mè và dễ dàng kích động. Thơ ca thường tự nhiên kêu gọi đến những phần tồi tệ nhất của hồn người, và khơi dậy, nuôi dưỡng, và làm mạnh những yếu tố bản năng này, trong khi làm lệch hướng năng lực con người khỏi phần lý trí của nó.

Thơ ca làm hư hỏng ngay cả những hồn người tốt đẹp nhất. Nó đánh lừa chúng ta vào trong cảm tình với những ai là người buồn đau quá đáng, người thèm khát xác thịt không xứng, những người chỉ cười cợt trước những sự vật việc thấp hèn. Nó thậm chí còn đẩy chúng ta vào trong những tình cảm thấp hèn này trong tưởng tượng. Chúng ta – thương vay khóc mướn – nghĩ rằng không có gì xấu hổ khi tự để mình thỏa thê với những xúc động này vì gián tiếp qua nhân vật hư cấu nhưng không trực tiếp với đời thực của chúng ta. Tuy nhiên, sự thỏa thích chúng ta cảm thấy khi dầm mình trong những xúc động này của những đời sống khác thì được chuyển vào chính đời sống của chúng ta. Một khi những phần này của chúng ta được nuôi dưỡng và làm vững mạnh theo cách này, chúng phát triển trong chúng ta khi chúng ta đối ứng với đời sống chúng ta. Đột nhiên chúng ta đã trở thành những loại người kỳ cục, lố bịch mà ta đã thấy trên sân khấu, hay nghe đến trong những tập thơ dài kể những anh hùng, huyền thoại thời xa xưa.

Mặc dù những nguy hiểm rõ ràng của thơ ca, Socrates lấy làm tiếc phải đuổi đi những nhà thơ. Ông cảm nhận sắc bén sự hy sinh về nghệ thuật, và nói rằng ông sẽ vui vẻ cho phép họ trở lại thành phố, nếu một ai có thể trình bày một biện luận để bào chữa cho họ.

Socrates sau đó phác thảo một bằng chứng ngắn về sự bất tử của hồn người. Về cơ bản, bằng chứng là như thế này: X chỉ có thể bị hủy hoại bởi những gì là xấu cho X. Những gì là xấu cho hồn người là bất công và những thói hư tật xấu khác. Tuy nhiên, bất công và những xấu tật khác rõ ràng là không hủy hoại được hồn người, vì nếu thế, những bạo chúa và những người khác loại giống vậy đã không thể tồn tại được lâu dài. Thế nên, không có gì có thể tiêu diệt được hồn người, và hồn người thì bất tử.

Một khi Socrates đã trình bày chứng minh này, ông mới có thể đặt xuống luận chứng cuối cùng của ông để ủng hộ công chính. Luận chứng này, dựa trên huyền thoại Er, kêu gọi đến những phần thưởng vốn người công chính sẽ nhận được trong thế giới bên kia. Theo truyền thuyết, một chiến binh tên là Er bị giết trong trận chiến, nhưng không thực sự chết. Người này được gửi lên trời cao, và được làm cho nhìn xem tất cả những gì xảy ra ở đó, như thế để người này có thể trở về mặt đất và kể lại những gì đã thấy. Er quan sát một hệ thống theo thuyết mạt thế – ‘thưởng hiền phạt dữ’ – trong đó đức hạnh được khen thưởng, đặc biệt là sự khôn ngoan. Trong chu trình 1000 năm, người ta hoặc có thể được tưởng thưởng trên trời cao, hoặc bị trừng phạt dưới đất ngầm (địa ngục), vì những tội lỗi hay những hành vi tốt đẹp trong đời họ. Khi đó, họ được cùng mang đến với nhau, trong một khu vực chung, và được làm cho lựa chọn đời sống tiếp theo của họ, hoặc là loài vật hoặc con người. Đời sống mà họ chọn sẽ định đoạt liệu họ được khen thưởng hay bị trừng phạt trong chu kỳ tiếp theo. Chỉ những ai là người đã sống theo triết lý khi còn sống, gồm cả Orpheus, người đã chọn để được tái sinh như một con thiên nga, mới nắm bắt được sự tài tình, thấu iểu được sự khéo léo để làm thế nào chọn được những đời sống công chính. Tất cả mọi người khác, vấp ngã tất tả giữa hạnh phúc và khổ đau trong mỗi chu kỳ.

Phân tích

Trong Quyển X, cuối cùng Plato đem giáo dục dựa trên triết học đối đầu thẳng với giáo dục truyền thống dựa trên thơ ca. Plato đã chứng tỏ triết học và triết gia là đúng, và bây giờ ông cho thấy chúng trong tương quan với những kình địch của chúng – những người hiện đang được nghĩ là khôn ngoan và hiểu biết nhất – những nhà thơ.

Huyền thoại, khi gọi đến thưởng và phạt, trình bày một lập luận dựa trên những động cơ Plato trước đó đã bác bỏ. Glaucon và Adeimantus đã đặc biệt yêu cầu Socrates ca ngợi công chính nhưng dựa trên tự thân công chính, không dựa trên những thành tố này. Tại sao bây giờ Plato lại làm đúng như thế?

Allan Bloom cho rằng việc đem huyền thoại này gồm vào thì kết nối với sự phân biệt giữa đức hạnh triết học và đức hạnh công dân. Đức hạnh triết học là loại phẩm hạnh triết gia có, và loại đức hạnh này khác với phẩm hạnh của công dân bình thường. Cho đến giờ, theo Bloom, Plato đã chỉ cho thấy rằng bản thân đức hạnh triết học thì tự nó xứng đáng. Ông đã vẫn chưa cho thấy rằng đức hạnh công dân thì xứng đáng. Vì Glaucon và Adeimantus và vô số những người khác, đều không có khả năng có được đức hạnh triết học, ông phải đem cho họ một vài lý do để theo đuổi loại đức hạnh riêng của họ. Với sự tương phản giữa đạo đức triết học và đạo đức công dân trong não thức, Plato đã mô tả chu kỳ ngàn năm nói trên, trong đó thưởng và phạt vốn theo sau những đời sống công chính và không công chính.

Tuy nhiên, trên sự hiểu biết của chúng ta về những gì làm cho bất kỳ đức hạnh nào có giá trị hay không – sự kết nối của nó với những Thể dạng – Plato đã chứng minh đầy đủ giá trị của cả hai loại đức hạnh. Đức hạnh triết học có thể là giá trị hơn vì nó không chỉ bắt chước những thể dạng (những lý tưởng), nhưng nhằm đến và kết thân với chúng, nhưng đức hạnh công dân thì cũng giá trị vì nó gồm việc đem những thể dạng vào đời sống của con người, bằng cách thiết định trật tự và hòa hợp trong hồn con người. Tuy nhiên, Bloom, cũng có một giả thuyết vững vàng khác về lý do tại sao Plato đã gồm vào cả huyền thoại Er, và giả thuyết này ứng hợp khéo léo với sự hiểu biết của chúng ta về sụ đáng giá của công chính. Huyền thoại Er, Bloom giải thích, minh họa một lần nữa sự cần thiết của triết học. Chỉ có mình những đức hạnh công dân là không đủ. Chỉ có những triết gia mới biết chọn đúng đời sống mới thế nào – chọn kiếp sau – vì chỉ họ mới hiểu được hồn người và hiểu những gì làm thành một đời sống tốt và một đời sống xấu. Những người khác, những người thiếu sự hiểu biết này, đôi khi chọn đúng và đôi khi chọn sai. Họ dao động giữa những kiếp đời tốt đẹp và những kiếp đời khốn khổ. Vì mỗi hồn người chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đời sống riêng của mình, dẫn đến mỗi người phải chịu trách nhiệm trọn vẹn trên tư cách sống công chính hay bất công. Nếu như phần đông chúng ta nghiêng sang sẵn sàng chọn bất công, đó là vì sự thiếu hiểu biết của chúng ta về những gì làm cho một hồn người là công chính hay bất công. Thiếu hiểu biết, hay – Ngu dốt, sau đó, mới là tội lỗi thực sự duy nhất, và triết học là chữa trị duy nhất.



QUYỂN 10
(595a-621c)


SOCRATES kể tiếp tục:

[495a]
SOCRATES: Bạn biết rằng có nhiều những sự vật việc khác về thành phố của chúng ta làm tôi nghĩ chúng ta đã hoàn toàn đúng tất cả trong sự tạo dựng nó như chúng ta đã làm, nhưng tôi đặc biệt suy nghĩ về thơ khi tôi nói thế.
GLAUCON: Điều gì về nó?
SOCRATES: Sự chúng ta từ chối để chấp nhận bất kỳ nào của nó vốn là mô phỏng. Thật vậy, sự cần thiết để không thừa nhận nó có vẻ thậm chí còn rõ ràng hơn, trong quan điểm của tôi, khi giờ đây chúng ta đã phân biệt những yếu tố khác nhau trong hồn người.
GLAUCON: Ông định nói gì?
SOCRATES: Giữa chúng ta – vì bạn sẽ không lên án tôi với những nhà thơ viết bi ca [1], hay bất kỳ những người mô phỏng bắt chước nào khác – tôi nghĩ tất cả thơ ca loại giống như thế đều có thể xảy ra là làm hư hỏng tâm trí những ai là người nghe của nó, những người không có kiến thức về nó thực giống như những gì, như một thứ thuốc để chống lại nó.
GLAUCON: Ông nghxi gì trong trong đầu ông khi nói thế?
SOCRATES: Tôi sẽ phải nói với bạn, ngay cả dù có một loại tình yêu tôn kính tôi đã có với Homer [2] từ khi còn nhỏ, khiến tôi ngần ngại để nói. Bạn thấy đấy, ông dường như đã là thày dạy và dẫn đường đầu tiên của tất cả những nhà viết bi kịch tài giỏi này. Dẫu thế đi nữa, một người không nên được tôn vinh nhiều hơn sự thật. Thế nên, như tôi đã nói, tôi sẽ phải nói cho bạn biết.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Nghe đây, sau đó – hay tốt hơn, hãy trả lời câu hỏi của tôi.
GLAUCON: Xin cứ hỏi đi.
SOCRATES: Bạn có thể nói tổng quát cho tôi biết sự mô phỏng, bắt chước là gì? Bạn thấy đấy, tôi không hoàn toàn hiểu nó được giả định là những gì.
GLAUCON: Thế nên, có khả năng là tôi sẽ hiểu?

SOCRATES: Điều đó sẽ không có gì lạ, vì có rất nhiều sự vật việc người có mắt thường nhìn gần lại thấy trước người có mắt sắc bén quen nhìn xa!
GLAUCON: Đúng thế. Nhưng với có mặt ông, tôi không thể nào mạnh dạn cho lắm để nói ra, ngay cả khi tôi có nhìn thấy được một gì đó. Thế nên, ông sẽ phải tự làm lấy việc tìm kiếm.

SOCRATES: Bạn có muốn chúng ta bắt đầu sự điều tra của chúng ta với điểm sau đây, khi đó, theo thủ tục thông thường của chúng ta? Ý tôi là, như bạn biết, chúng ta thường nêu lên một vài của môt thể dạng đặc thù trong liên kết với mỗi tập hợp gồm nhiều sự vật việc vốn với nó chúng ta áp dụng cùng một tên gọi. [3] Hay bạn không hiểu?
GLAUCON: Tôi hiểu.
SOCRATES: Khi đó, trong trường hợp bây giờ, cũng vậy, chúng ta hãy lấy bất kỳ tập hợp nào bạn thích gồm nhiều sự vật việc. Lấy thí dụ, nếu bạn muốn, có nhiều bàn và nhiều ghế dài.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Tuy nhiên, những thể dạng nối kết những món đồ được chế tạo này đều chắc chắn chỉ cần hai thể dạng, một của một cái bàn và một của một ghế dài.
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Không phải chúng ta cũng thường nói, rằng thợ thủ công làm mỗi món đồ được chế tạo là người hướng nhìn về (mỗi) thể dạng khi người này làm những ghế dài hay những cái bàn chúng ta sử dụng, và tương tự như thế với những sự vật khác? Vì chắc chắn không có người thợ thủ công nào làm ra bản thân mỗi thể dạng –
GLAUCON: Làm sao người ấy có thể?
SOCRATES: Tốt, bây giờ, hãy xem bạn sẽ gọi người thợ thủ công này là gì?
GLAUCON: Người thủ công nào?
SOCRATES: Người làm tất cả mọi sự vật việc mỗi người thợ thủ công cá nhân làm.
GLAUCON: Đó là một người tài ba quá đỗi khéo léo đến kinh ngạc ông đang nói đến!
SOCRATES: Đợi một phút và bạn sẽ có nhiều lý do hơn để nói thế! Bạn thấy đấy, cùng người thợ thủ công này thì có khả năng để làm không chỉ có mọi mặt hàng được tạo ra, nhưng người này cũng làm tất cả những cây cỏ mọc lên lớn dậy từ mặt đất, và tạo ra tất cả những loài động vật, gồm cả bản thân người ấy, và thêm nữa, người ấy tạo ra trái đất và bầu trời và những gót và tất cả mọi thứ trên bầu trời, và tất cả mọi thứ trong cõi của Hades bên dưới mặt đất.
GLAUCON: Ông đang nói về một sophist hoàn toàn tuyệt vời!

SOCRATES: Bạn không tin tôi? Hãy cho tôi biết, bạn có nghĩ như một người thợ thủ công như thế thì hoàn toàn không thể nào có được? Hay có phải bạn nghĩ rằng có một cách, trong đó một người làm ra tất cả những sự vật việc này có thể là-có, và là một cách, trong đó người này không có thể?


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)






[1] Gần nhất với Plato là Aristotle, trong Poetics của Aristotle- ông phân định ba thể loại thơ – thơ hùng, thơ khôi hài, và thơ bi kịch. (The epic, the comic, and the tragic – hùng ca, hài ca và bi ca).
Những nhà mỹ học phương Tây sau đó lại phân thành: thơ anh hùng, lịch sử; thơ trữ tình, và thơ kịch – (epic, lyric, and dramatic poetry), đặt thơ bi thảm và thơ khôi hài thành hai thể phụ của thơ kịch.
[2] Chú ý đến nhà thơ vĩ đại Socrates nhắc ở đây - IliadOdyssey, với người Greece, không chỉ là thơ, là sử, là thần thoại với nội dung triết lý, nhưng là tập bách khoa toàn thư của họ. Một thí dụ vẫn nhắc là hoàng đế Alexander the Great nằm ngủ với The Iliad dưới gối.
[3] [Xem 478e7 – 480a13, 507b2-7]