Sunday, May 27, 2018

Plato – Republic (12)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)


Quyển 8 chấm dứt với sự mô tả thể chế độc tài. Quyển 9 bắt đầu với một mô tả dài và xuất sắc về chính con người độc tài, đặc biệt với quan điểm hiện thực và cái nhìn tâm lý sâu sắc. Mô tả xong, Socrates sẵn sàng để trả lời những thách thức Glaucon đã nêu ở quyển 2.

Tóm tắt: [571a-580a]

Dưới sự độc đoán của tình yêu nhục cảm, ông đã vĩnh viễn trở thành trong khi tỉnh táo những gì ông thường trở thành đôi khi trong khi ngủ.

Quyển IX mở ra với một diễn tả dài và tâm lý sâu sắc của con người chuyên chế, bạo ngược (tyrant). [1] Con người chuyên chế là một người cai trị bởi những ham muốn vô luật lệ, hỗn loạn, không kềm chế của người ấy. Những ham muốn này đã kéo những người tới tất cả mọi loại của những sự vật việc kinh hoàng điếm nhục, tội phạm ác độc, không biết xấu hổ. Những thí dụ của Socrates về những ham muốn hỗn loạn, không kềm chế là những ham muốn như để ngủ với chính mẹ mình, và không chùng tay phạm pháp vào việc giết người. Tất cả chúng ta đều có những ham muốn hỗn loạn, vô luật lệ, Socrates tuyên bố. Bằng chứng là những ham muốn này thỉnh thoảng ban đêm hiện ra, trong những giấc mơ của chúng ta, khi phần lý trí của chúng ta không canh gác. Nhưng chỉ con người bạo ngược để cho những ham muốn này nổi lên trong những giờ thức tỉnh của người ấy.

Con người chuyên chế bạo ngược là đứa con của con người dân chủ. Cha của người này thì không phải là vô luật lệ, và không phóng túng, nhưng người cha này cũng thả lỏng theo những ham muốn không cần thiết. Không khác người cha, người con được sớm gần gũi những kẻ ăn không ngồi rồi, những con người với những ham muốn vô luật lệ, phóng túng, bất kham. Nhưng trong khi người cha có sự cần kiệm của người cha tập đoàn lãnh đạo của mình kéo về con đường trung dung của thể chế dân chủ, người con này, lớn lên với những đặc tính của môi trường dân chủ, nhưng đi xa hơn về phía vô luật pháp. Người cha và toàn thể gia đình đã cố gắng để kéo người con này trở lại, nhưng chiến thắng cuối cùng của vô luật lệ, phóng túng, bất kham thì không thể tránh. Lôi kéo thành công của những kẻ ăn không ngồi rồi là để cấy trồng một tình yêu nhục cảm mạnh mẽ trong đứa con: tình yêu này chính nó đóng vai như một ăn không ngồi rồi, xúi giục người này vào tất cả những hành vi vô luật pháp, phóng túng, bất kham. Nó khiến người này mê cuồng và mất trí, và xua đuổi đi tất cả ý thức về xấu hổ và chừng mực.

Người này hiện sống cho những lễ lạc, tiệc tùng, truy hoan, xa xỉ, và bạn gái. Người này phí phá rất nhanh khiến không lâu hết sạch của cải, và bắt đầu phải vay mượn. Sau đó, khi không ai sẽ còn cho người này vay mượn nữa, người này phải dùng đến lừa dối và bạo lực. Chúng ta nhìn thấy người con này chạy qua toàn bộ sắc màu của những hành động bất công điển hình, trong nhu cầu vô độ của người này mong bớt được những thèm khát vật chất, nhục cảm của mình. Đầu tiên, người này cố gắng để bòn rút tiền của của cha mẹ trong tất cả những phương cách khủng khiếp, sau đó bắt đầu cướp những nhà ở, phá những đền đài, và cuối cùng giết người. Người này trở thành trong khi thức những gì người này đã từng quen là chỉ trong khi ngủ; người này đang sống trong một cơn ác mộng. Tình yêu nhục cảm là động lực của ác mộng này, giữ người này đắm chìm trong tình trạng hỗn loạn hoàn toàn vô tổ chức và vô luật pháp. Người này sẽ dám làm bất cứ gì để tiếp tục thỏa mãn những thèm khát vốn tình yêu nhục cảm vật chất sinh ra. Chẳng mấy chốc người này không thể tin cậy một ai, và không còn có bạn bè. Những phần tử tế nhất của hồn người ấy đang làm nô lệ cho phần đồi bại nhất, và như thế toàn bộ hồn người của người này thì đầy rối loạn và hối tiếc và là ít tự do nhất nếu để làm những gì nó thực sự muốn. Người này nghèo túng và không hài lòng liên miên, và sống trong sợ hãi.

Sau hình ảnh kinh sợ này của đời sống chuyên chế, bạo ngược, mọi người đã sẵn sàng để đồng ý rằng không có đời sống nào có thể tồi tệ hơn. Tuy nhiên, Socrates không đồng ý; có một loại đời sống thậm chí còn tồi tệ hơn đời sống này. Đó là đời sống của một con người không chỉ chuyên chế, bạo ngược trong riêng tư, nhưng là một ai đó trở thành một bạo chúa chính trị thực sự. Để làm chúng ta thấy đời sống này thậm chí còn tồi tệ hơn, ông hỏi chúng ta hãy tưởng tượng việc gì sẽ xảy ra nếu bạo chúa này, cùng toàn bộ gia đình và tất cả những nô lệ của người này, được chuyển đến một hòn đảo hoang. Nếu không có pháp luật để bảo vệ người này khỏi những nô lệ bị ngược đãi của mình, sẽ không phải là bạo chúa này lo sợ khủng khiếp cho đời sống của mình và của gia đình mình? Và nếu người này sau đó bị bao quanh bởi những người vốn không mấy thiện cảm với những ai lạm dụng những nô lệ bao quanh? Không phải người này tất sẽ còn trong nguy hiển thậm chí hơn nữa? Nhưng đây thì đúng là những gì giống như để là một bạo chúa trong thực tế. Bạo chúa thì liên tục có nguy cơ bị giết chết để trả thù cho tất cả những tội ác người ấy đã phạm chống lại dân chúng của mình, những người ông đã làm họ thành những nô lệ. Ông không thể rời khỏi nhà của mình vì sợ hãi tất cả những kẻ thù của mình. Ông trở thành một tù nhân và sống trong khiếp hãi. Bạo chúa thật sự cũng ở một địa vị tốt hơn để vui thú tất cả những ý tưởng bất chợt khủng khiếp của mình và chìm sâu hơn vào băng hoại.

Bạo chúa, người cũng là con người bất công nhất, thì kém hạnh phúc nhất. Nhà quý tộc, con người công chính nhất, thì hạnh phúc nhất. Như thế, chúng ta đã sai trong Quyển 2 để kết luận với điều ngược lại. Đây là lần đầu tiên trong những chứng minh của chúng ta rằng được đáp trả xứng đáng để là công chinh.

Phân tích: Quyển IX, 571a-580a

Trong cuộc đời của mình, Plato đã chỉ thấy những bạo chúa được thúc đẩy bởi ham muốn và tham lam. Chúng ta có thể tự hỏi, nếu suy đoán của ông về tâm lý độc tài sẽ là tương tự nếu ông sống để xem những chế độ độc tài toàn trị của thế kỷ XX.





Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)








[1] Một bạo chúa (tyrantbản chất là một nhà độc tài (dictator. Sự khác biệt giữa một nhà độc tài và một bạo chúa được xác định theo thời gian nắm giữ quyền lực và mức độ lạm dụng quyền lực. Một nhà độc tài nắm quyền lực không có sự đồng ý của dân chúng, hoặc (a) qua thừa kế, tấn phong, (b) hoặc qua một bạo động lật đổ (đảo chính/cách mạng). Ông có thể là một nhà lãnh đạo tốt và có thể mang lại thịnh vượng cho dân chúng. Nhưng một nhà độc tài nắm quyền lực tuyệt đối lâu dài, ông có thể trở thành một bạo chúa khi đối xử với dân chúng tùy tiện theo mong muốn và ý thích riêng mình.
Đào sâu lịch sử quản trị nhà nước sẽ cho chúng ta biết rằng ban đầu không có nghĩa tiêu cực như hiện nay đã gắn với hai từ này; thể chế bạo chúa (tyranny) và thể chế độc tài (dictatorship). Ở Hellas thời cổ, những nhà cai trị của những polis thường giữ danh hiệu ‘bạo chúa’ (tyrannos), và dân chúng không bao giờ có bất kỳ phản đối nào, vì không có tính chất tiêu cực nào gán với danh hiệu này. Ở Athens, trước khi có thể chế dân chủ, người bạo chúa cai trị cuối cùng (Peisistratus). đặc biệt rất bất công trong việc sử dụng quyền lực, nên đã đem cho thuật ngữ này tính chất tiêu cực, tyrannos thành một tên gọi xấu. Sau đó, Plato và những người theo ông, qua những luận bàn chính trị của họ, đã làm gắn buộc này thành vĩnh viễn. Mặt khác, trong Cộng hòa Rome, một nhà ‘độc tài’ thường là một nghị sĩ (senator) được thượng viên bổ nhiệm theo hiến pháp, và theo hiến định, nắm quyền lực tối cao trong những vấn đề quản trị chính trị, hành chính cũng như quân sự. Titus Flavus là nhà độc tài đầu tiên của Cộng hòa Rome. Augustus Caesar là nhà độc tài cuối cùng của Rome, người đã giết nhà độc tài vốn là ông nôi của chính ông, và hành động này đã đem cho thuật ngữ dictator, một tiếng xấu từ đấy.