Sunday, December 9, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (04)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý
Carlo Rovelli
(Seven Brief Lessons on Physics)
(←... tiếp theo)






BÀI GIẢNG THỨ NĂM
Những hạt Không gian


Mặc dù có một số những không rõ ràng, những không hài lòng và những câu hỏi không trả lời được, vật lý tôi đã phác thảo đem cho một mô tả tốt hơn về thế giới so những gì chúng ta từng có trong quá khứ. Như thế, chúng ta tất nên lấy làm hết sức vừa lòng. Nhưng chúng ta thì không!

Có một nghịch lý ở trung tâm của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới vật chất. Thế kỷ hai mươi đã cho chúng ta hai viên ngọc quý mà tôi đã nói: thuyết tương đối tổng quát và cơ học quantum. Từ viên ngọc đầu tiên, vũ trụ học đã phát triển, cũng như vật lý thiên văn, nghiên cứu về sóng hấp dẫn, những hố đen và nhiều thứ khác bên cạnh. Viên ngọc thứ hai cung cấp nền tảng cho vật lý atom, vật lý nucleus, vật lý những particle cơ bản, vật lý của vật chất ngưng tụ, và nhiều, nhiều hơn. Hai lý thuyết, khai quật như đào lấy của trong những quà tặng của chúng, là nền tảng cho kỹ nghệ ngày nay và đã chuyển đổi cách chúng ta sinh sống. Thế nhưng, hai lý thuyết không thể đều cùng đúng, ít nhất trong dạng hiện tại của chúng, vì chúng mâu thuẫn lẫn nhau.

Một sinh viên đại học dự những bài giảng về thuyết tương đối tổng quát vào buổi sáng và những người khác về cơ học quantum vào buổi chiều, đều có thể được tha thứ nếu kết luận rằng những giáo sư của mình là người ngố, hay xao lãng giao tiếp với nhau ít nhất một thế kỷ. Vào buổi sáng thế giới là không gian cong, nơi mọi sự vật việc đều liên tục; vào buổi chiều nó là một không gian bằng phẳng, nơi những quantum của năng lượng nhảy vọt.

Nghịch lý là cả hai lý thuyết đều hoạt động tốt. Thiên nhiên đang cư xử với chúng ta giống như một người rabbi già, người này có hai người đàn ông đến gặp để nhờ giải quyết một tranh chấp. Sau khi nghe người thứ nhất, giáo sĩ đạo Juda đó nói: ‘Anh thì đúng.’ Người thứ hai khẩn khoản đòi mình cũng được nghe, rabbi nghe người này và nói: ‘Anh thì cũng đúng.’ Sau khi nghe lỏm từ phòng bên cạnh, bà vợ của rabbi kêu toáng, ‘Nhưng họ thì không thể đều là đúng!’ Rabbi nghĩ ngợi và gật đầu trước khi kết luận: ‘Và cả bà thì cũng đúng nữa.’

Một nhóm những nhà vật lý lý thuyết rải rác khắp năm châu đang cần mẫn để cố gắng giải quyết vấn đề. Lĩnh vực nghiên cứu của họ được gọi là ‘lực hấp dẫn quantum’: đối tượng của nó là tìm một lý thuyết, đó là một tập hợp những phương trình – nhưng trên tất cả, một tầm nhìn mạch lạc về thế giới – với tầm nhìn đó để giải quyết tình trạng hiện tại như bị bệnh tâm thần phân liệt.

Đây không phải là lần đầu tiên vật lý thấy chính nó đối mặt với hai lý thuyết rất thành công nhưng rõ ràng mâu thuẫn. Cố gắng tổng hợp trong quá khứ đã được tặng thưởng với những bước tiến lớn trong sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Newton đã tìm được lực hấp dẫn phổ quát bằng kết hợp những parabol của Galileo với những ellipse của Kepler. [1] Maxwell đã tìm được những phương trình của trường điện từ bằng kết hợp những lý thuyết về điện và hiện tượng từ tính. Einstein đã khám phá thuyết về tương đối bằng cách giải quyết một xung đột rõ ràng giữa điện từ và cơ học. Một nhà vật lý thì chỉ rất sung sướng khi ông tìm thấy một xung đột thuộc loại này giữa những lý thuyết thành công: đó là một cơ hội đặc biệt hết sức may mắn. Chúng ta có thể xây dựng một cấu trúc làm khung cho khái niệm để suy nghĩ về thế giới tương ứng với những gì chúng ta đã học về nó từ cả hai lý thuyết?

Ở đây, trong lớp tiên phong, vượt ngoài những biên giới của tri thức, khoa học trở nên lại còn đẹp hơn – sáng chói trong xưởng rèn của những ý tưởng mới sinh, của những trực giác, của những cố gắng. Của những con đường đón nhận và sau đó buông rơi, của những nhiệt tình. Trong cố gắng để tưởng tượng những gì vẫn chưa tưởng tượng.

Hai mươi năm trước, sương mù dày đặc. Ngày nay những đường đi đã xuất hiện vốn đã gợi lên nhiệt tình và lạc quan. Có hơn một đường trong số này, vì vậy không thể nói rằng vấn đề đã được giải quyết. Sự đa dạng tạo ra nhiều bất đồng, nhưng tranh luận thì lành mạnh: cho đến khi sương mù tan hết mở lên hoàn toàn, có những phê bình và những quan điểm chống đối thì tốt. Một trong những cố gắng chính để giải quyết vấn đề là một hướng nghiên cứu gọi là ‘Lực Hấp Dẫn Quantum Vòng’ [2], được một đội ngũ đầy đủ những nhà nghiên cứu theo đuổi, làm việc ở nhiều quốc gia.

Thuyết Lực Hấp Dẫn Quantum Vòng là một cố gắng để kết hợp thuyết tương đối tổng quát và cơ học quantum. Đó là một cố gắng thận trọng vì nó chỉ dùng những giả thuyết đã chứa trong những lý thuyết này, viết lại phù hợp để làm cho chúng tương hợp. Nhưng những hệ quả của nó thì cơ bản: một sự thay đổi sâu xa hơn nữa về cách chúng ta nhìn vào cấu trúc của thực tại.

Ý tưởng thì đơn giản. Thuyết tương đối tổng quát đã dạy chúng ta rằng không gian không phải là một cái hộp trơ, nhưng là một gì đó năng động: một loại ốc sên di động, bao la mà chúng ta có trong đó – một gì có thể được nén và xoắn. Mặt khác, cơ học quantum đã dạy chúng ta rằng mọi trường thuộc loại này thì ‘được làm bằng những quantum’ và có một cấu trúc hạt-nhỏ mịn. Nó dẫn đến ngay sau đó là không gian vật lý thì cũng được ‘làm bằng những quantum’.

Kết quả quan trọng, cốt yếu nhất của thuyết Lực Hấp Dẫn Quantum Vòng là quả thực rằng không gian thì không liên tục, rằng nó không phải là có thể phân chia đến vô hạn, nhưng được tạo thành từ những hạt, hay những ‘atom không gian’. Những hạt của không gian này thì cực kỳ nhỏ: nhỏ hơn một tỷ tỷ lần so với nucleus của atom nhỏ nhất. Lý thuyết mô tả những ‘atom của không gian’ này trong dạng toán học và cung cấp những phương trình xác định sự tiến hóa của chúng. Chúng được gọi là những ‘vòng cuộn’, hay những vòng móc, vì chúng móc nối với nhau, trong khi tạo thành một mạng lưới của những liên hệ, vốn đan dệt bề mặt kết cấu của không gian, giống như những vòng sắt nhỏ móc nối của một cái áo giáp mênh mông được đan khéo léo.

Những quantum của không gian này ở đâu? Không đâu cả. Chúng không ở trong không gian vì chúng chính là không gian. Không gian được tạo ra bằng sự nối kết những quantum của lực hấp dẫn riêng lẻ này. Một lần nữa, thế giới dường như ít về phần những đối tượng hơn là về phần những quan hệ tác động qua lại.

Nhưng đó là hệ quả thứ hai của lý thuyết thì cực đoan nhất. Giống như ý tưởng về một không gian liên tục vốn chứa đựng mọi sự vật biến mất; cũng vậy, ý ​​tưởng về một ‘thời gian’ cơ bản và nguyên sơ tuôn chảy bất chấp mọi sự vật việc cũng biến mất. Những phương trình mô tả những hạt của không gian và vật chất thôi không còn chứa biến số ‘thời gian’. Điều này không có nghĩa là mọi sự vật việc đều đứng yên và không thay đổi. Ngược lại, nó có nghĩa là sự thay đổi có mặt khắp mọi nơi – nhưng những tiến trình cơ bản không thể được sắp xếp theo một sự tiếp nối liên tục có chung của ‘những khoảnh khắc’. Ở quy mô cực nhỏ của những hạt của không gian, điệu nhảy của Tự nhiên không diễn ra theo nhịp điệu của cây gậy nhạc trưởng của một dàn nhạc duy nhất, với một tempo duy nhất: mỗi tiến trình nhảy thì độc lập với những lân cận của nó, theo nhịp điệu riêng của nó. Sự trôi qua của thời gian thì bên trong của thế giới, thì sinh ra trong bản thân thế giới trong sự quan hệ giữa những biến cố quantum bao gồm cả thế giới và bản thân chúng đều là gốc của thời gian.

Thế giới được lý thuyết mô tả bởi thì như vậy xa hơn nữa với một thế giới trong đó chúng ta đã quen thuộc. Không còn không gian chứa ‘thế giới’, và không còn thời gian ‘trong đó’ sự kiện xảy ra. Chỉ có những tiến trình cơ bản trong đó quantum của không gian và vật chất liên tục tác động qua lại với nhau. Ảo tưởng về không gian và thời gian vốn tiếp tục xung quanh chúng ta là một cái nhìn nhòe nhạt về sự chen chúc lúc nhúc của những tiến trình cơ bản này, giống như một hồ nước yên tĩnh trong trẻo trên vùng núi Alps, gồm trong thực tế là một điệu nhảy nhanh chóng của một vô vàn những particle nước cực nhỏ.

Nhìn cực gần qua một kính lúp cực kỳ mạnh, hình ảnh gần cuối trong bài giảng thứ năm của chúng ta sẽ cho thấy dạng cấu trúc particle của không gian:


Có thể kiểm chứng lý thuyết này bằng thực nghiệm không? Chúng ta đang suy nghĩ và cố gắng, nhưng vẫn chưa có kiểm chứng thực nghiệm. Tuy nhiên, có một số những gắng thử khác nhau.

Một trong số những gắng thử đó xuất phát từ việc nghiên cứu về những hố đen. Trên vòm trời, giờ đây chúng ta có thể theo dõi những hố đen do những sao đã tan vỡ đã hình thành. Bị trọng lượng riêng của nó nghiền nát, vật chất của những sao tan vỡ này đã biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta. Nhưng nó đã đi đâu? Nếu lý thuyết về lực Hấp dẫn Quantum Vòng là chính xác, vật chất không thể thực sự sụp đổ vào trong một điểm nhỏ vô cùng, vì những điểm nhỏ vô cùng không hiện hữu – chỉ những khối không gian hữu hạn. Sau khi sụp đổ dưới trọng lượng riêng của nó, vật chất phải trở nên ngày càng dày đặc, đến điểm ở đó cơ học quantum phải có tác dụng một phản ngược, áp lực được cân bằng.

Giai đoạn cuối cùng giả thuyết này trong đời của một ngôi sao, nơi những biến động chao đảo quantum của thời-không cân bằng trọng lượng của vật chất, là những gì được gọi là ‘sao Planck’. Nếu mặt trời ngừng cháy và tạo thành một hố đen thì nó sẽ đo được khoảng một kilômét đường kính. Bên trong hố đen này, vật chất của mặt trời sẽ tiếp tục sụp đổ, cuối cùng trở thành một sao Planck như vậy. Kích thước của nó sau đó sẽ tương tự như kích thước của một atom. Toàn bộ vật chất của mặt trời được ngưng tụ vào không gian của một atom: một sao Planck tất được cấu thành bởi trạng thái cực đoan này của vật chất.

Một sao Planck thì không trong trạng thái ổn định: một khi được nén đến mức tối đa, nó sẽ lại bật nẩy lên, và bắt đầu dãn rộng trở lại. Điều này dẫn đến một sự bùng nổ của hố đen. Tiến trình này, khi giả định có một người ngồi trong hố đen trên sao Planck quan sát sự việc, sẽ là một sự ‘lấy lại năng lượng’ diễn ra trong một tốc độ rất nhanh. Nhưng thời gian không trôi qua cùng tốc độ với người ấy như với những người bên ngoài hố đen, như cùng lý do tương tự rằng thời gian ở trên núi trôi đi nhanh hơn so với ở mực nước biển. Ngoại trừ điều đó cho người quan sát trong hố sao, vì những điều kiện cực đoan, sự khác biệt về thời gian trôi qua thì rất lớn, và những gì cho người quan sát ngồi trong hố sao có vẻ như xuất hiện một phản ứng cực kỳ nhanh chóng, nhưng nhìn từ bên ngoài nó, nó phải mất một thời gian rất dài. Đây là lý do chúng ta theo dõi, thấy những hố đen như giữ nguyên không đổi, trong một thời gian dài: một hố đen là một ngôi sao đang hồi phục được nhìn thấy trong chuyển động rất chậm.

Có thể là trong lò của những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ những hố đen đã được hình thành, và một số trong số này đang bùng nổ. Nếu điều đó đúng, có lẽ chúng ta có thể quan sát được những tín hiệu chúng phát ra khi đang phát nổ, trong dạng của những tia vũ trụ mang năng lượng cao, đến từ bầu trời, do đó cho phép chúng ta quan sát và đo lường được một tác động trực tiếp của hiện tượng có lực hấp dẫn quantum chi phối. Đó là một ý tưởng táo bạo – nó có thể không thành công, thí dụ, nếu trong vũ trụ nguyên thủy không có đủ những hố đen đã hình thành để ngày nay cho phép chúng ta dò tìm được những vụ nổ của chúng. Nhưng việc tìm kiếm những tín hiệu đã bắt đầu. Chúng ta sẽ thấy.

Một trong những hệ quả khác của lý thuyết, và một trong những hệ quả ngoạn mục nhất, liên quan đến nguồn gốc của vũ trụ. Chúng ta biết cách thế nào để lập lại lịch sử hành tinh của chúng ta trở ngược về một giai đoạn khởi đầu khi nó có kích thước rất nhỏ. Nhưng còn trước đó thì sao? Vâng, những phương trình của lý thuyết vòng cho phép chúng ta đi xa hơn nữa trong việc dựng lại lịch sử đó.

Điều chúng ta thấy là khi vũ trụ đã nén ép cùng cực, (theo) thuyết quantum (nó) gây ra một lực kháng cự, với kết quả là sư Nở Bùng Lớn hay ‘Big Bang’ có thể thực sự là một sự Nảy Bật Lớn ‘Big Bounce’. Thế giới của chúng ta có thể đã thực sự được sinh ra từ một vũ trụ trước đó, đã co thắt như ‘rặn đẻ’ dưới sức nặng riêng của nó, cho đến khi nó bị vắt ép vào một không gian nhỏ tí, trước khi ‘bật nảy’ và bắt đầu dãn nở rộng trở lại, như thế trở thành vũ trụ đang mở rộng mà chúng ta quan sát được quanh chúng ta.

Khoảnh khắc của sự bật nảy này, khi vũ trụ đã co lại vào thành một vỏ-hạt bé tí xíu, là lĩnh vực thực sự của lực hấp dẫn quantum: thời gian và không gian đã biến mất hoàn toàn, và thế giới đã ‘tan loãng’ vào thành một đám mây dày nhung nhúc của xác suất, tuy nhiên, những phương trình có thể vẫn tính toán (để mô tả bằng những con số xác xuất) được. Và hình ảnh cuối cùng của bài giảng thứ năm được chuyển thành như sau:


Vũ trụ của chúng ta có thể đã được sinh ra từ một sự Nảy Bật Lớn trong một giai đoạn trước, đi qua một giai đoạn trung gian vốn trong đó không có không gian và không có thời gian.

Vật lý mở ra những cửa sổ qua đó chúng ta nhìn sâu vào xa thẳm. Những gì chúng ta thấy không làm chúng ta kinh ngạc. Chúng ta  ý thức được rằng chúng ta đã đầy định kiến, ​​và rằng qua trực giác của chúng ta hình ảnh về thế giới thì chỉ một phần, cục bộ, không đầy đủ. Trái đất không bằng phẳng, nó không đứng yên. Thế giới tiếp tục thay đổi trước mắt chúng ta, khi dần dần chúng ta thấy nó lớn rộng hơn và rõ ràng hơn. Nếu chúng ta cố gắng đặt chung vào nhau những gì chúng ta đã học được trong thế kỷ XX về thế giới vật chất, những manh mối hướng đến một gì đó khác biệt sâu xa với sự hiểu biết theo bản năng của chúng ta về vật chất, không gian và thời gian. Lực hấp dẫn Quantum Vòng là một cố gắng để tháo mở những manh mối này, và để nhìn thêm một chút sâu hơn nữa vào xa thẳm [3].


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Dec/2018)


[1] Galileo Galilei (1564-1642): Nhà thiên văn, vật lý và kỹ sư Italy, đã xác định đường bắn của một viên đạn là hình parabol. Johannes Kepler (1571-1630): Nhà toán học, nhà thiên văn Germany. Định luật đầu tiên của Kepler - đôi khi gọi là định luật ellipe - giải thích rằng những hành tinh (trong hệ mặt trời) quay quanh mặt trời theo một quĩ đạo hình ellipse.
[2] Loop Quantum Gravity (LQG): ‘Lực Hấp Dẫn Quantum Vòng’ Theo thuyết này như tác giả giải thích ở trên - ở mức độ cực nhỏ quantum – không-thời gian (như thuyết tương đối) tự cuộn vào như những vòng cuộn, những móc nhỏ; những vòng cuộn quantum này là những hạt không gian. Hệ quả là không còn thời gian nữa
Ý tưởng dựa trên khái niệm của sự ‘quantum hóa’, khái niệm phá vỡ một thực thể thành những mảnh cực nhỏ đứt đoạn, rời rạc. Trong khi cơ học quantum nói rằng những atom tồn tại ở những trạng thái quantum rời rạc đó, lực hấp dẫn Quantum Vòng nêu rằng tự thân thời-không thì tạo thành từ những bit quantum rời rạc, trong dạng những vòng cuộn-một chiều cực nhỏ. Vòng cuộn có nghĩa là những ‘rúng động’ cơ bản của tự thân không-thời gian thì một chiều, trong tự nhiên. Khối xây dựng cơ bản là một vòng cuộn, hay mạng lưới của những vòng cuộn móc vào nhau. Như hình ảnh của một tấm vải dệt lưới.
[3] 
Planck star: một vật thể vật lý trên lý thuyết do hai giáo sư Carlo Rovelli (France), and Francesca Vidotto (Netherlands) đưa ra. Dựa trên bài khảo cứu khoa học, của hai vị này:
(Cornell U, https://arxiv.org/abs/1401.6562) Submitted on 25 Jan 2014)
Tóm tắt – “Một sao, sụp đổ bởi trọng lực chính nó, có thể đi đến thêm một giai đoạn nữa của đời nó, nơi áp suất hấp dẫn quantum phản lại trọng lượng. Thời gian của giai đoạn này thì rất ngắn trong thời gian thực sự của sao, sinh ra một nảy bật, nhưng nhìn từ bên ngoài thì cực kỳ dài, vì sự giãn nở rất lớn của thời gian bởi lực hấp dẫn. Vì sự bắt đầu của những tác động hấp dẫn-quantum thì chi phối bởi mật độ năng lượng – không bởi kích thước – trong giai đoạn này, sao có thể là lớn hơn nhiều khi so với planckian (hằng số Plank). Vật thể nổi lên ở cuối của sự bốc hơi-Hawking của một hố Đen, khi đó có thể lớn là hơn planckian bởi một thừa số (m / mP) n, trong đó m là khối lượng rơi vào hố, mP là khối Planck, và n là một số dương. Chúng tôi xem xét những đối số, cho n = 1/3 và cho n = 1. Không có vi phạm về nhân quả hoặc sự lan truyền nhanh hơn ánh sáng. Sự hiện hữu của những vật thể này giảm nhẹ gánh nặng về nghịch lý ‘thông tin về hố đen’. Đáng chú ý hơn, những vật thể này cũng có thể đem lại quan tâm về vật lý thiên văn và vật lý vũ trụ: chúng gây ra tín hiệu có thể dò tìm được, có nguồn gốc lực hấp dẫn quantum, quanh bước sóng dài 10−14 cm”.