Tụng ca Sáng Tạo
Nasadiya Sukta (the Hymn
of Creation)
Nasadiya Sukta
1.
Một trong những bài tụng ca đươc nhắc đến nhiều nhất
trong Rig Veda là Nasadiya Sukta và cũng được gọi là Tụng
ca Sáng Tạo (the Creation Hymn). Từ ‘Nasadiya’ có gốc từ ‘ná
ásat’ nghĩa ‘không phải cái
không-là-có’ (not the nonexistent) [1]. Nasadiya Sukta là
tụng ca thứ 129 của sách (Mandala) thứ 10, trong tập Rig Veda (10:129).
Thường được xem như một trong những bản văn viết về
sau trong Veda, có lẽ được viết vào khoảng thế kỷ 9, TCN. Như tất
cả những bản văn trong Veda, chúng đều đã được lưu truyền bằng tụng đọc từ rất
lâu, đến nghìn năm, trước khi được chép thành văn tự, Như thế, Nasadiya
Sukta có lẽ là bản văn được biết (còn giữ được) đầu tiên của nhân loại nói
về vũ trụ và sự khởi thuỷ của thế giới.
2.
Những lý luận trừu tượng - một giọng triết lý đặc
biệt trưởng thành thay vì tín ngưỡng thần bí thường thấy ở những tương tự khác – trong bài tụng ca này đã mang đến cho nó rất nhiều chú ý, không chỉ
trong ngành học-India, lịch sử tôn giáo mà còn rất nhiều những học giả, triết
gia, người đọc khác nữa. Dòng suy nghĩ của nó gần gũi tuyệt diệu với những suy
nghĩ về vũ trụ của những triết gia Hellas thời cổ, cho đến những nhà vật lý,
triết gia ngày nay. Tác giả cho thấy sự trầm tưởng về chính câu hỏi muôn thuở – có thể có một gì là
‘đầu tiên’ không, hay nói khác đi, có thể đã từng có một sự ‘tạo thiên lập địa’
hay ‘sáng thế’ hay không. Và nó kết thúc với những gì có vẻ giống như một bất
ngờ hết sức bất ngờ, một nghịch lý đến cùng cực, gần như là người viết vô danh
của nó trêu ngươi chúng ta. Đây là những dòng cuối cùng của nó (theo bản của
Max Müller):
Ai là người biết từ
đâu sáng tạo lớn lao này đã nảy sinh?
Ai mà từ người ấy tất
cả những sáng tạo tuyệt vời này đã đến.
Cho dù ý chí người ấy
đã tạo ra hoặc đã câm nín,
Nhà tiên tri cao nhất
ở trên tầng trời cao nhất,
Vị ấy biết điều đó -
hay thậm chí vị ấy không biết.
Chủ yếu, Rig Veda10: 129 cho thấy một
nghịch lý không tan được; trong đó suy tưởng con người từ quá khứ đến hiện tại
đều vướng mắc: Làm thế nào vũ trụ có thể nảy sinh thành là-có?, tức là, làm sao
một gì đó có thể ra từ không-gì? Làm thế nào có thể có một khởi đầu, nhưng
trước đó lại không có gì? Tất cả, trở về với câu hỏi, Leibniz đã phát biểu: ‘Tại sao lại có một gì đó thay vì là không có gì?
Câu hỏi trên của Leibniz đơn giản chỉ tự nhận rằng
nó không có một trả lời. Bertrand Russell tiếp tục dòng suy nghĩ này, trong một
tranh luận nổi tiếng trên radio năm 1948; khi hỏi tại sao ông nghĩ vũ trụ là-có
(hiện hữu). Ông đã trả lời: “tôi sẽ nói rằng vũ trụ thì giản dị là có-đó, và
chỉ thế thôi”.
Theo giải thích này, vũ trụ sẽ là một gì những
triết gia gọi là ‘một thực tế phũ phàng’ – một gì đó vốn không có một giải
thích. Điểm Russell nêu lên là không phải rằng con người đã chưa giải thích
được tại sao có một gì đó hơn là không có gì, nhưng là sẽ không thể có giải
thích cho câu hỏi đó được. Mặc dù ngày nay, một trả lời phổ thông cho câu hỏi
lớn lao của Leibniz là nói rằng vũ trụ thì sau cùng không giải thích được, nó
vẫn là một thao thức, không hoàn toàn thỏa mãn trí tuệ (mặc dù dĩ nhiên điều đó
không có nghĩa là câu trả lời thì sai). Trí tuệ của một thời vẫn chỉ biết và
tin rằng – ‘vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy’
3.
Sau đây là bản tôi
tạm dịch, bản văn rất khó hiểu, nếu chỉ đọc nó ngoài Rig Veda. Theo
chân những học giả phương Tây, nhấn mạnh vào thái độ hoài nghi triết học, và
quan điểm về sáng tạo vũ trụ vẫn có ở phương Đông; vũ trụ tự nó vẫn có
đó, như Russell đã phát biểu ở trên, và thêm nữa ở đây, thần thánh
ra đời sau; họ không sáng tạo vũ trụ, nếu họ có; đúng như
ý nghĩa trong tên gọi sukta này, Nasadiya: nói và hoài nghi về một gì
trước không-Có lẫn Có.
Chính yếu tôi dựa
trên một bản dịch đã phổ biến (không phải là bản hay nhất) và nổi tiếng của
Arthur Llewellyn Basham (1914-86), người đã giới thiệu tụng ca này –
trong The Wonder That was India (1954) – với thế giới
phương Tây:
Tụng ca Sáng Tạo
Khi đó, ngay cả cái Không
đã không, cũng không cái Có,
Đã không có khí trời khi
đó, cũng không vòm cao trên nó.
Cái gì đã trùm lên nó? Nó
đã ở đâu? Trong giữ gìn của gì?
Đã có chất lỏng vũ trụ ở
đó, trong sâu thẳm không hiểu được?
Khi đó không có chết,
cũng không không-chết
cũng không đuốc cháy của
có đêm và ngày.
Cái Một thở không hơi
gió, và tự duy trì.
Khi đó, có cái Một đó và
không gì khác.
Trước hết đã chỉ có tối
đen bọc trong tối đen
Tất cả điều này chỉ là
chất lỏng vũ trụ không sáng.
Một đó vốn đã đi vào
là-có, được bao bọc trong không-gì,
Cuối cùng đã nổi lên,
sinh từ sức mạnh của Nóng
Ban đầu, ham muốn giáng
xuống nó –
đó là hạt giống nguyên
thủy, được sinh ra từ não thức.
Các nhà hiền triết đã tìm
kiếm cõi lòng họ với khôn ngoan
biết rằng đó thì họ hàng
với kia vốn thì không.
Và họ đã kéo dài dây của
chúng qua khoảng không,
và biết gì ở trên, và gì
ở dưới.
Những quyền năng gieo
giống đã tạo những sức mạnh phi thường màu mỡ.
Dưới là sức mạnh, và trên
nó là xung lực.
Nhưng, sau tất cả, ai
biết, và ai có thể nói
Tất cả từ đâu đã đến, và
sự sáng tạo đã xảy ra như thế nào?
những thần linh, chính họ
tất cả đều muộn hơn sự sáng tạo,
cho nên ai biết thực sự
nó đã phát sinh từ đâu?
Từ đâu tất cả sáng tạo có
nguồn gốc của nó,
Người ấy, cho dù người đã
theo phong cách nó hay đã không,
Người ấy, người tra cứu
nó tất cả từ những tầng trời cao,
Người ấy biết – hay có lẽ
thậm chí người ấy không biết
Lê Dọn Bàn tạm dịch
– bản nháp thứ nhất
(May/2018)
Nasadiya Sukta (Sankrit)[2]
(the Hymn of Creation)
1.
नासदासींनॊसदासीत्तदानींनासीद्रजॊनॊव्यॊमापरॊयत्।
किमावरीव: कुहकस्यशर्मन्नभ: किमासीद्गहनंगभीरम्॥१॥
nāsad
āsīn no sad āsīt tadānīṁ nāsīd rajo no vyomā paro yat |
kim
āvarīvaḥ kuha kasya śarmann ambhaḥ kim āsīd gahanaṁ gabhīram
Then
even nothingness was not, nor existence, There was no air then, nor the heavens
beyond it.
What
covered it? Where was it? In whose keeping
Was
there then cosmic water, in depths unfathomed?
2.
नमृत्युरासीदमृतंनतर्हिनरात्र्या।आन्ह।आसीत्प्रकॆत: ।
आनीदवातंस्वधयातदॆकंतस्माद्धान्यन्नपर: किंचनास॥२॥
na mṛtyur
āsīd amṛtaṁ na tarhi na rātryā ahna āsīt praketaḥ |
ānīd
avātaṁ svadhayā tad ekaṁ tasmād dhānyan na paraḥ kiṁ canāsa
Then
there was neither death nor immortality Nor was there then the torch of night
and day.
The
One breathed windlessly and self-sustaining. There was that One then, and there
was no other.
3
तम।आअसीत्तमसागूह्ळमग्रॆप्रकॆतंसलिलंसर्वमा।इदम्।
तुच्छॆनाभ्वपिहितंयदासीत्तपसस्तन्महिनाजायतैकम्॥३॥
tama āsīt
tamasā gūl̥ham agre 'praketaṁ salilaṁ sarvam ā idam | tucchyenābhv apihitaṁ yad
āsīt tapasas tan mahinājāyataikam
At
first there was only darkness wrapped in darkness. All this was only
unillumined water.
That
One which came to be, enclosed in nothing, arose at last, born of the power of heat.
4.
कामस्तदग्रॆसमवर्तताधिमनसॊरॆत: प्रथमंयदासीत्।
सतॊबन्धुमसतिनिरविन्दन्हृदिप्रतीष्याकवयॊमनीषा॥४॥
kāmas tad
agre sam avartatādhi manaso retaḥ prathamaṁ yad āsīt | sato bandhum asati nir
avindan hṛdi pratīṣyā kavayo manīṣā
In the
beginning desire descended on it. That was the primal seed, born of the mind.
The
sages who have searched their hearts with wisdom know that which is kin to that
which is not.
5.
तिरश्चीनॊविततॊरश्मीरॆषामध: स्विदासी३दुपरिस्विदासीत्।
रॆतॊधा।आसन्महिमान्।आसन्त्स्वधा।आवस्तात्प्रयति: परस्तात्॥५॥
tiraścīno
vitato raśmir eṣām adhaḥ svid āsī3d upari svid āsīt | retodhā āsan mahimāna
āsan svadhā avastāt prayatiḥ parastāt
And
they have stretched their cord across the void, and know what was above, and
what below.
Seminal
powers made fertile mighty forces. Below was strength, and over it was impulse.
6.
कॊ।आद्धावॆदक।इहप्रवॊचत्कुत।आअजाताकुत।इयंविसृष्टि: ।
अर्वाग्दॆवा।आस्यविसर्जनॆनाथाकॊवॆदयत।आबभूव॥६॥
ko addhā
veda ka iha pra vocat kuta ājātā kuta iyaṁ visṛṣṭiḥ | arvāg devā asya visarjanenāthā
ko veda yata ābab || 6 ||
But,
after all, who knows, and who can say Whence it all came, and how creation
happened?
The
gods themselves are later than creation,
so who
knows truly whence it has arisen?
7.
इयंविसृष्टिर्यत।आबभूवयदिवादधॆयदिवान।
यॊ।आस्याध्यक्ष: परमॆव्यॊमन्त्सॊआंगवॆदयदिवानवॆद॥७॥
iyaṁ visṛṣṭir
yata ābabhūva yadi vā dadhe yadi vā na |
yo
asyādhyakṣaḥ parame vyoman so aṅga veda yadi vā na veda || 7 ||
Whence
all creation had its origin,
he,
whether he fashioned it or whether he did not, he, who surveys it all from
highest heaven,
he
knows - or maybe even he does not know.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(May/2018)
[1] Tôi nhấn mạnh – với những từ ngữ dịch theo tôi ‘là-có’ và ‘không-là-có’, – thay vì ‘’hiện hữu / phi hiện hữu (hay ‘tồn tại’,…) như hiện vẫn quen dùng. Những từ này, đã bị lạm dụng, nghĩa đã thành từ mơ hồ đến hàm hồ. (Nội dung của chúng là những khái niệm đặc biệt trong triết học phương Tây, nên để hiểu nghĩa, chúng ta phải quay trở về với những 'exist,existence/nonexist, nonexistence'; những từ Tàu vẫn dùng, không trọn ý; Như thế, chúng ta có thể dịch chúng thẳng sang tiếng Việt là: là-có và không-là-có. Dễ hiểu hơn)
Chúng ta chỉ có thể biết được những gì có mặt trong thực tại, cho rằng biết được, it nhiều, ‘sự có’ của chúng. (Đó là câu hỏi về ‘sự có’ , chưa nói đến câu hỏi về sự thật sau đó: ‘nó có đó nhưng nó có thật không’). Những gì có, sự vật việc có, tôi gọi chúng là-có (exist/être), ngược lại, là không là-có, tôi nhấn mạnh không-là-có; chúng ta đoán biết và cho rằng một gì đó nếu nó không-là-có (như bình trà giả định bay trong không gian của Russell); còn những gì ngoài [có + không-có], chúng ta không thể bàn/nói/biết được.
Thế nên, bài tụng ca trên chỉ nói về Có và ngược lại với nó là không-là-Có (hiểu như một tập hợp Có khác, nhưng là một tập hợp trống). Khi người ta nói đến Có và Không (Hữu và Vô), chỉ có nghĩa nếu nói đến Có trong tương quan với không-là-Có, còn những gì ngoài chúng, như khi chúng ta muốn gọi đến một gì đó như cái Không (tự thân), hiểu như không phải là không Có, chúng ta không thể nói được, vì chúng ta tuyệt không có ý niệm dù mơ hồ nào về nó. Đây là quan điểm đã có từ lâu của Parmenides, khi ông nói chúng ta chỉ có thể nói được về cái Có; từ cổ Hellas (xem thêm Plato-Parmenides).
Theo tôi, đó là câu 1 ở trên: trước khi Có và không-Có, đã có/là gì chúng ta không thể biết, sau đó cả Có và không-Có khởi sinh cùng một lúc.
[2] Nghĩa từng
chữ trong mỗi câu:
sukta– một bài thánh ca Veda, được nói hay đọc
hay đọc, nói tốt, hùng biện, trì tụng hay diễn đạt, lời nói khôn ngoan, bài ca
ngợi;
āsya - để nói một lời, nói rõ;
paramēṣti - cấp trên, trưởng, quyền trên;
prajāpati - thần tính chủ trì qua sinh sản, người bảo
vệ cuộc sống
dēvatā - vị thần, thần tính;
bhāvavṛtta - liên quan đến sự sáng tạo hay vũ trụ;
bhāva - đi vào sự tồn tại, liên tục trở thành,
thịnh vượng, biến đổi và chuyển hóa thành, tối cao;
vṛtta - đặt trong chuyển động, trở thành biểu hiện,
biến đổi, phương tiện tồn tại hoặc cuộc sống
chanda - làm hài lòng, lôi cuốn, mời gọi, ca ngợi,
thú vị, mong muốn
1.
na asad āsīn nō
sad āsīt tadānīṃ na āsīd rajō nō vyōmā (a)parō yat |
kim āvarīvaḥ kuha
kasya śarmann ambhaḥ kim āsīd gahanaṃ gabhīram || 1 ||
(a) na
- không, cũng không, không, không như, như; asad
(asat) - không tồn tại, không thực thể, không-là, không đúng, không thực; āsīn - ngồi, đang nghỉ ngơi, ngồi, tồn tại;
nō - cũng không, không, hay không; buồn
(ngồi) - tồn tại, là sự thật; āsīt -
ngồi, đang nghỉ ngơi, ngồi, tồn tại; tadānīṃ
- tại thời điểm đó, khi đó (b) na -
không, cũng không, không như, như; āsīd
(āsīt) - ngồi, đang nghỉ ngơi, ngồi, tồn tại; rajō (rajas) – khí quyển, không khí, bầu không khí, không gian
thanh tao, toàn bộ bầu trời hay bầu trời; nō
- cũng không, không, hay không; vyōmā
(vyōman) - trời, bầu trời, không khí, không khí, ête; parō (paras) - xa hơn, xa hơn nữa, đi, ở phía bên kia của; yat (yad) - cái nào, bất cứ thứ gì, (c) kim - cái gì, như thế nào, từ đâu, tại
sao, tại sao; āvarī (āvāra) - nơi trú
ẩn, lưu giữ, che đậy; vaḥ - mang, giữ;
kuha - ở đâu; kasya – của ai; śarmann -
nơi trú ẩn, bảo vệ, thoải mái (d) ambhaḥ
(ambhas) - nước thiên thể, sức mạnh; kim
- cái gì, như thế nào, từ đâu, tại sao, tại sao; āsīd (āsīt) - ngồi, đang nghỉ ngơi, đang ngồi, tồn tại; gahanaṃ (gahana) - sâu, dày đặc, dày,
không thấm, không thể hiểu được, không thể giải thích được, khó hiểu; gabhīram (gabhīra) - vực thẳm sâu thẳm
hay bí ẩn
2.
na mṛtyur āsīd amṛtaṃ na tarhi na rātryā ahna āsīt prakētaḥ |
ānīd avātaṃ svadhayā tad ēkaṃ tasmād dhānyan na paraḥ kiṃ chanāsa || 2 ||
(a) na - không, không, không,
như, như; mṛtyur (mṛtyu) - cái chết; āsīd (āsīt) - ngồi, đang nghỉ ngơi, ngồi,
tồn tại; amṛtaṃ (amṛta) - bất tử; na
- không, không, không, như, như; tarhi
- tại thời điểm đó, sau đó, tại thời điểm đó (b) na - không, không, không, như, như; rātryā (rātri) - đêm, tĩnh lặng về đêm; ahna– ngày, hàng ngày, nhiều
ngày; āsīt - ngồi, đang nghỉ ngơi, ngồi,
tồn tại; prakētaḥ (praketa) - ngoại
hình, sự xuất hiện, phân biệt (c) ānīd
(āna) - thở; avātaṃ (avāta) -
không gió, không có gió, không rắc rối; svadhayā
(sva dhayā) - bởi tự lực, quyền lực cố hữu, xung lực riêng; tad - đó; ēkaṃ - cái Một, một mình, cô đơn (d) tasmād (tasmāt) - từ đó, vào lý do đó, do đó; dhā - (cái Một đó) ban
tặng; anyan (anya) - khác hơn; na - không, cũng không, không, như, như;
paraḥ (paras) - ngoài, khác hơn; kiṃ-chanāsa (kim-cana) - không có cách
nào, ở một mức độ nhất định, thỏa đáng
6.
kō addhā vēda
ka iha pra vōchat kuta ājātā kuta iyaṃ visṛṣṭiḥ |
arvāg dēvā
asya visarjanē nāthā kō vēda yata ābabhūva || 6 ||
(a) kō
- ai, cái gì; addhā - chắc chắn, thực
sự; vēda - để biết; ka - ai, cái gì; iha - ở đây, trong thế giới này; pra - về điều đó; vōchat (vāc, vāca) - được nói (b) kuta (kutas) - bằng cách nào, từ đâu; ājātā - được tạo ra, phát sinh; kuta
(kutas) - bằng cách nào, từ đâu; iyaṃ - cái này; visṛṣṭiḥ - Sáng tạo riêng biệt, Sáng tạo chi tiết, Sáng tạo với cường
độ, đa dạng (c) arvāg (arvāk) - sau
này, sau; dēvā - Thượng đế, Trời, thần
thánh; asya – chỗ ở; visarjanē - sản phẩm, sáng tạo, sắp ra mắt;
nā - phải không? (d) āthā - thế thì, người nào khác, làm sao
khác; kō - ai, cái gì; vēda - để biết; yata - nơi mà; āba – sự bắt
đầu; bhūva (bhu) – đi đến thành hiện
hữu
7.
iyaṃ visṛṣṭir
yata ābabhūva yadi vā dadhē yadi vā na |
yō asyā adhyakṣaḥ
paramē vyōman sō aṅga vēda yadi vā na vēda || 7 ||
(a) iyaṃ - cái này; visṛṣṭir – sự Sáng tạo riêng biệt, Sáng
tạo trong chi tiết; yata - nơi mà; āba - bắt đầu; bhūva (bhu) - hiện hữu (b) yadi
vā - nếu-hoặc-nếu, dù-hoặc, dù-hay-không, tuy nhiên; dadhē - để giữ, sở hữu, để cho; yadi
vā na - dù có hay không (c) yō -
như, kể từ; asyā – chỗ ở, trú ngụ; adhyakṣaḥ (adhyaka - giàu có trong tri
thức) - giám sát, chứng kiến với mắt, có quyền năng nhận biết; paramē (parama) - tối đa, cùng cực, xa nhất,
cao nhất; vyōman - trời, ête, không
gian (d) sō - để kết luận, để hoàn
thành; aṅga - quả thực, đúng; vēda - để biết; yadi vā - nếu-hoặc-nếu, dù-hay, dù-hay-không, tuy nhiên; na - không; vēda - để biết