(What Kind Of Creatures Are We?)
Noam Chomsky
Giới thiệu
Avram Noam Chomsky (1928 -) rất nổi tiếng
và hiện được ngưỡng mộ trên khắp thế giới, trước hết như nhà ngữ học sáng lập
ngành ngôn ngữ học thời nay, sau như một trong
những triết gia sáng lập
ngành khoa học nhận thức, và hơn tất cả, có lẽ là
nhà lý thuyết và bình
luận chính trị nước U.S. được quan tâm tìm đọc nhất trong thời chúng ta. Trong những bài giảng này, ông trình bày những suy tưởng triết học trong cả một đời về ba
lĩnh vực nghiên cứu kể trên, vốn
trong hơn nửa thế kỷ qua ông đã có những đóng góp quan trọng lớn
lao và tạo ảnh hưởng hết sức sâu rộng.
Trong ngôn ngữ
trong sáng, rõ ràng và không-chuyên môn, Chomsky
trình bày chi tiết về năm mươi năm của phát triển khoa học trong nghiên cứu ngôn ngữ, phác
lược công trình của chính
ông đã như thế nào mang đến những kết luận về nguồn gốc của ngôn ngữ, những quan hệ chặt chẽ vốn ngôn ngữ mang đến cho tư tưởng, và cơ sở
sinh học sau cùng của
nó. Ông dẫn giải và phê bình nhiều lý thuyết có thể thay thế khác, chẳng hạn như những lý thuyết
nhấn mạnh trên những
phương diện xã hội, giao tiếp và quy chiếu của ngôn ngữ. Chomsky xem xét lại những khám phá mới về ngôn ngữ đã như thế nào vượt qua những gì trong quá khứ xem dường là những giả định rất khó giả quyết. Ông
cũng điều tra phạm vi
và những giới hạn bên ngoài của khả năng nhận thức
con người và những gì não thức con người
có thể nghiêm chỉnh điều tra, dưới ánh sáng
của lịch sử khoa học và suy tưởng triết học
và kiến thức hiện nay.
Đi từ ngôn ngữ và não thức sang xã
hội và chính trị, ông kết luận với một thăm dò khám phá
và biện minh triết học
của một lập trường vốn ông mô tả như ‘thuyết xã
hội theo phái tự do’, truy tìm những liên kết của nó
với thuyết vô chính phủ và những ý tưởng của John Dewey và ngay cả với những ý tưởng của Marx và Mill, sau khi giảng giải rõ ràng sự phát triển về khái niệm của nó từ quá khứ lịch sử của chúng ta và sự liên hệ cấp
thiết với những vấn đề thời nay.
Nhà xuất bản trường đại học Columbia
NỘI DUNG
LỜI TỰA
1 | NGÔN NGỮ LÀ GÌ?
2 | CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC GÌ?
3 | LỢI ÍCH CHUNG CHO TẤT CẢ LÀ GÌ?
4 | NHỮNG BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN:
ĐƯỢC GIẤU KÍN SÂU XA NHƯ THẾ NÀO?
GHI CHÚ
CHỈ MỤC
Chúng ta là loài sinh vật nào? [1]
Lời Tựa
(của Akeel Bilgrami)
Quyển sách này trình bày một đời của suy tưởng của một nhà
khoa học về ngôn ngữ trên những hàm ý lớn rộng hơn của công trình khoa học của
ông. Tên quyển sách này, Chúng Ta Là Loài Sinh Vật
Nào? truyền đạt chỉ những hàm ý thì có ý nghĩa
mở rộng như thế nào. Chúng bao trùm một loạt những lĩnh vực đáng thán phục: ngôn ngữ học lý thuyết, khoa học
nhận thức, triết học của khoa học,
lịch sử của khoa học,
sinh học tiến hóa, siêu hình học, lý thuyết của tri thức,
triết học của ngôn ngữ và não thức, triết học đạo
đức và triết học chính trị, và ngay cả dù vắn tắt,
lý tưởng của giáo dục con người.
Chương 1 trình bày, với rõ ràng và chính xác, những ý tưởng
cơ bản của riêng Noam Chomsky
trong ngôn ngữ học lý thuyết và khoa học nhận thức (cả hai lĩnh vực ông đã tuyệt đối giữ một vai trò sáng
lập trung tâm),
ghi lại những tiến bộ đã thành tựu trong những
năm qua, nhưng ghi
lại với nhiều sốt sắng hơn, những tuyên
bố đó để tiến bộ, phải được
thăm dò thế nào, và một lượng
rất lớn công việc còn phải được làm như thế nào, ngay cả trong
những lĩnh vực nền tảng nhất của ngành học. Những thay
đổi tư tưởng trong những năm này cũng được ghi
lại, một số nổi bật nhất trong chúng xảy ra chỉ mới trong mười năm qua, hay không lâu trước đó.
Chương sách bắt đầu bằng đem động lực
cho câu hỏi báo trước trong nhan
đề của nó, “Ngôn ngữ là gì?”
Chúng ta cần hỏi nó, vì nếu không rõ ràng về ngôn ngữ là
gì, không chỉ chúng ta sẽ không có những trả lời đúng
cho những câu hỏi khác về những phương diện nhiều loại đặc biệt của ngôn ngữ
(có lẽ ngay cả không thể đặt những câu hỏi đặc biệt đó vào khuôn khổ), nhưng chúng ta sẽ không đi đến gần được
với điều tra hay ngay cả phỏng đoán hợp lý chấp nhận
được, về cơ sở sinh học và những nguồn gốc về tiến hóa của
ngôn ngữ.
Một truyền thống có từ thời Galileo
và Descartes đã nhìn nhận đặc tính nền tảng nhất của ngôn
ngữ, vốn sau đó nó được nói với chi tiết rõ ràng
nhất trong Humboldt: “Ngôn ngữ thì hầu
như đối mặt khác thường với một lĩnh vực vô tận và thực sự vô biên, yếu tính của
tất cả những gì có thể được suy nghĩ. Do đó, nó phải dùng vô hạn của những phương tiện hữu hạn, và có khả
năng để làm như vậy, qua năng lực vốn tạo nên bản chất định tính
của ngôn ngữ và tư tưởng”. [2] Darwin cũng
vậy, được trích
dẫn như lập lại điều
này trong một dạng đơn giản hơn, trong nội dung của những quan
tâm về sự tiến hóa về ngôn ngữ: “Những loài động vật ‘thấp hơn’ [3], khác với con người hoàn toàn chỉ trong năng lực lớn
hơn như vô hạn của việc kết hợp với nhau những âm thanh và ý tưởng đa dạng
nhất của con người”. Điều đáng chú ý rằng có ba
đặc tính nền tảng đã được Humboldt
và Darwin quan sát ở đây. Thứ nhất, tuyên bố về một năng
lực vô hạn ngụ trong một cơ sở hữu hạn; thứ hai,
sự liên kết của
những ý tưởng với
âm thanh; và thứ ba, sự liên kết của
ngôn ngữ với tư tưởng. Tất cả chúng đều tụ hội trong những gì Chomsky tuyên bố ngay
từ đầu như Thuộc Tính
Cơ Bản của ngôn ngữ: “Mỗi ngôn ngữ đem
cho một sắp xếp không giới hạn của những diễn đạt có cấu trúc
theo hệ thống thứ bậc vốn nhận những diễn giải ở hai mặt giao tiếp, hệ thống phối hợp giác
quan-vận động cho việc làm bày tỏ cảm
xúc, và (một hệ thống) khái niệm-có chủ đích cho những tiến trình tâm lý” [4].Yếu tố cấu trúc theo hệ thống thứ bậc nói về thuộc tính
đặc biệt thứ nhất; mặt giao tiếp hệ thống phối hợp giác
quan-vận động nói về thuộc tính đặc biệt thứ hai; và mặt giao tiếp khái niệm-có
chủ đích, nói về thuộc tính đặc biệt thứ ba.
Những gì sẽ giải thích cho Thuộc
tính Cơ bản này là một tiến trinh này là một
tiến trình tính toán [5] (hay tiến trình tâm lý liên
quan đến tạo và hiểu ngôn ngữ và những hoạt
động và quy luật tâm lý chi phối ngôn ngữ) . Ý nghĩa
triết học của điều này thì có hai lớp: một lý thuyết của ngôn ngữ
tất yếu là một ngữ pháp phát sinh [6], và lý thuyết
thì tất yếu về một đối
tượng vốn những cá nhân con người có sở hữu, bên
trong chủ thể cá nhân và tâm lý của nó (tức là, những
yếu tố có chủ định) Nó không là một lý thuyết về những
âm thanh thốt ra bên ngoài, do đó cũng không
là lý thuyết về một hiện tượng xã hội. Sự phân loại đặt
tên để nắm được sự phân biệt vừa nói sau giữa những
gì là cá nhân / bên trong/ chủ ý và những gì
bên ngoài / xã hội là ngôn ngữ-I và ngôn ngữ-E. [7] Chỉ một mình ngôn ngữ-I thì có thể là đối tượng của nghiên cứu
khoa học, nhưng không là ngôn ngữ-E.[8] Và mặc dù
nghiên cứu loại như vậy thì cuối cùng được đền bù trong một giải thích về sinh học, cho đến cuối cùng đó, khoa học nắm giữ những hiện tượng ở một mức độ của trừu tượng
từ sinh học và nói ở mức độ nhận thức
của năng lực tính toan vốn thỏa mãn Thuộc Tính Cơ Bản.[9]
Một việc làm khác, tổng
quát hơn, là để tìm ra những đặc tính có chung, nằm chìm bên dưới như
nền tảng của tất cả những ngôn ngữ-I, vốn cũng được những thuộc tính sinh học tự nhiên đã phú
cho con người cho sự xác định (một
chủ đề có ý nghĩa của nó lớn rộng hơn cho nhận thức trong tổng quát sẽ lại được thảo luận trong chương 2 ). Việc làm tổng quát
hơn này được đảm nhận với một cái nhìn
để khám phá khả
năng bẩm sinh về sinh học, vốn xác định những hệ thống (ngôn ngữ) phát sinh nào có thể được dùng như ngôn ngữ-I.
Nói một cách khác, những ngôn ngữ con người có thể có là gì?
Chomsky sau đó cho thấy rằng ngay
khi việc nghiên cứu
của những ngữ
pháp phát sinh giải quyết Thuộc tính Cơ Bản của ngôn ngữ được chú trọng thực hiện đáng kể,
một số những ngạc nhiên khó hiểu đã
nảy sinh, với những hàm ý xa-rộng. Một là “sự tùy thuộc trên cấu trúc” của những hoạt động thực hành
ngôn ngữ: trong tất cả những xây dựng, trong tất cả những ngôn
ngữ, những hoạt động này bất biến, luôn luôn
dựa trên khoảng cách về cấu trúc thay vì trên ý niệm đơn giản hơn nhiều của khoảng cách theo đường thẳng. Những người học ngôn
ngữ đều tự động biết điều này, không phải hướng dẫn. Có chứng cớ hỗ trợ từ khoa học thần kinh và tâm lý học thực
nghiệm cho điều này.
Kết quả đến từ giả định rằng trật tự (cấu trúc) thì đơn giản là không có sẵn cho những hoạt động vốn phát sinh những diễn đạt có cấu trúc được diễn
giải ở mặt giao
tiếp ý tưởng-khái niệm, cho suy nghĩ và
tổ chức của hành động. Đến lượt nó, đến từ chính
giả định tự nhiên rằng những ngôn
ngữ-I đều là những hệ
thống phát sinh dựa trên hoạt
động tính toán cơ bản nhất, [10] vốn không theo xắp xếp trật
tự. Những điều này và nhiều những cân nhắc khác cung ứng bằng có giá
trị thực sự rằng trật tự theo đường thẳng thì đem cho hỗ trợ cần
thiết cho ngôn ngữ, không gồm trong cú pháp cốt lõi và ngữ nghĩa học. Điều này cũn đúng
với những sắp xếp bên ngoài khác loại của ngôn
ngữ ký hiệu, vốn hiện nay được
biết là giống với ngôn ngữ nói một cách
đáng chú ý trong cấu trúc, sự tiếp thu, cách
dùng và ngay cả sự biểu thị thần kinh của nó. Giả định rằng những thuộc tính bên ngoài này phản ảnh những điều
kiện do hệ thống phối hợp giác quan-vận động áp đặt. Sự chọn lựa của
việc dùng trật tự theo đường thẳng ngay cả không
nảy sinh cho người học ngôn ngữ. Trật tự theo đường
thẳng và những sắp xếp khác đều liên quan với những gì được nghe – tức là, hiện ra bên ngoài – nhưng không
với những gì là suy nghĩ,
vốn là bên trong.
Ông khi đó cho thấy rằng những kết luận này phù
hợp rất đúng với những gì được biết
ít ỏi về nguồn gốc của ngôn ngữ. Hệ thống
phối hợp giác quan-vận động “dường như đã có chỗ đứng từ rất lâu
trước khi ngôn ngữ xuất hiện”, và ở đó có vẻ như
ít có thích ứng đặc biệt cho ngôn ngữ. Những thuộc tính nhận thức
thuộc những loại
sâu xa hơn nhiều so với của những loài vượn-người, hay đoán chừng cũng có thể có của những hominin không-người, đều là nội tại với ngôn ngữ. Loài vượn-người có hệ thống cử chỉ đủ đề tạo âm thanh, và hệ thống
thính giác đủ cho sự nhận thức tiếng nói; nhưng
không giống trẻ sơ sinh của con người, chúng ‘hiểu’ tiếng nói như chỉ là tiếng ồn, và ngay cả khi được
dạy rất lâu, cũng không thể đạt được ngay cả những sơ đẳng của ngôn ngữ ‘ra dấu’ của con người. Aristotle đã nói rằng ngôn ngữ là “âm thanh với
ý nghĩa”, nhưng những cân nhắc vừa nêu lên, khiến Chomsky cho rằng những
gì nói trước trong khẩu hiệu có thể được đảo ngược và đúng hơn ngôn ngữ sẽ
được hiểu là “ý nghĩa với âm thanh”. Trong trường hợp điều này có vẻ như một thuyết Plato
(một gì đã được Jerrold Katz nồng nhiệt tuyên truyền), cần phải nhớ
chắc chắn rằng với Chomsky, “ý nghĩa” ở đây thì trước sau dùng như một phạm trù tâm lý (cuối cùng là
sinh học), và thế nên, hoàn toàn
không sự cụ thể hóa
trong những thuật ngữ Plato
Đến lượt, những kết
luận như vậy tăng hỗ trợ cho tuyên bố đã đưa ra từ lâu của Chomsky
rằng ngôn ngữ thì không là để hiểu, như khắp nơi thường hiểu nó, giữa những triết gia, những nhà loài người
học và những người khác – như trong một số lối xác định
đã buộc nó với sự truyền
thông. Nếu sự biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ là thứ yếu, và buộc ngôn
ngữ với tư tưởng là chính yếu, khi đó truyền thông
không thể là trung tâm cho bất kỳ trả lời nào với câu hỏi vốn chương này đặt ra: Ngôn ngữ là
gì? Thật vậy, như ông nói, có lý
do để nghĩ rằng hầu hết ngôn ngữ / tư tưởng thì hoàn toàn không hướng ra bên ngoài. Nếu một người nào đó vững vàng hiểu rằng ngôn
ngữ thì không do con
người thiết kế cho một mục
đích cụ thể, nhưng là phần của di truyền sinh
lý bẩm sinh của họ, khi đó xem ngôn ngữ như một đối tượng
của nghiên cứu,
cho dù khoa học
hay triết học, ở đó có thể phải là một chuyển hướng thay đổi quan trọng đáng kể
trong những dễ dàng nhận hiểu về phương pháp của chúng ta.[11]
Trích dẫn từ Darwin vốn Chomsky tán thành, có nói rằng những gì là nền tảng về ngôn ngữ
là một “năng lực của việc liên kết với nhau
của những âm thanh
và những ý tưởng đa dạng nhất”. Trừ sự kiện, như chúng ta đã nhắc, rằng âm thanh (cùng với những phương thức của hướng ra
bên ngoài khác) đã bị đặt xuống thứ yếu, giải thích
lý thuyết của riêng Chomsky về Thuộc tính Cơ bản đã lấy điểm này
trong Darwin, cho nó là đúng – mặc dù có lẽ không chính xác như chữ dùng, vì ‘liên kết’ thì không thật đúng trong việc mô tả hoạt động trung
tâm vốn giải thích
nêu lên. Tuy nhiên, có sự liên kết xảy
ra, ngay cả trong điều kiện cổ điển (chuông, thức ăn) [12], và Chomsky
nổi tiếng đã bác bỏ những giải thích của nhà tâm lý học hành vi về
ngôn ngữ. Hơn nữa, những liên kết giữa
hai đối tượng, như ngay cả những nhà tâm lý học không-hành vi hiểu sự liên kết, có thể hàm ý rằng trật tự của những đối tượng
thì quan trọng
trong một cách thức vốn sức nặng lớn hơn nhiều đặt trên những hình thức vừa vặn với sự diễn
dịch ngữ nghĩa ở mặt giao tiếp khái niệm-chủ
định (thay vì mặt giao tiếp hệ thống phối hợp giác
quan-vận động) thiết lập nó thì không (là thế). Vì vậy,
tránh xa từ “liên kết” gây hiểu lầm của Darwin cho những gì chính Darwin muốn nói, những gì Chomsky có trong ý tưởng
thì để làm trung tâm rằng chúng ta là duy
nhất trong việc có được khả năng “đặt vào với nhau” những ý tưởng và những yếu tố cú
pháp. Và khái niệm nền tảng này về ngôn ngữ thì lập lại trong giải thích lý thuyết của
Thuộc Tính Cơ Bản, trong đó hoạt động quan trọng chủ yếu được gọi tên là Hợp Nhất, vốn nó có thể từ bên ngoài, hoạt động trên hai đối tượng riêng biệt để tạo
một đối tượng khác, hay có thể từ bên trong hoạt động chinh bên trong
một đối tượng để tạo một đối tượng
khác, sau khi tự động đem lại thuộc tính
phổ biến của “sự chuyển dịch” (những câu nghe ở một chỗ nhưng cũng hiểu ở một chỗ khác) trong dạng thích hợp cho sự diễn giải ngữ nghĩa
phức tạp.
Những hoạt động này
gọi là Hợp Nhất Bên Ngoài và Hợp Nhất
Bên Trong [13], và tôn trọng với tính đơn giản
trong phương pháp khoa học, áp dụng trong ngôn ngữ học như trong bất kỳ nơi nào khác, qui định rằng chúng ta giữ những
hoạt động cơ bản ở mức tối thiểu này, và không tăng thêm những hoạt
động trong việc giải thích cho năng lực tính toán vốn là nền tảng
cho Thuộc tính Cơ bản. Sau khi duyệt qua một số
thí dụ để trình bày ngôn ngữ thiết kế thế
nào ở mức tối ưu của nó nếu chúng
ta tuân giữ chặt chẽ với đòi hỏi ngăn cấm
về phương pháp này, Chomsky
trình bày những thay đổi trong những cái nhìn của ông, chẳng
hạn như về hiện tượng của sự “chuyển dịch”, vốn ông đã có lần xem như một sự “không toàn
hảo”, nhưng bây giờ, nếu người ta giữ đúng theo với những giả định về phương pháp đơn giản nhất như vừa
nhắc đến, thì mong đợi.được một gì vốn là đơn giản.
Chương này kết thúc với một cố gắng táo bạo để khai thác những điểm cuối
cùng này về phương pháp để đem hai câu hỏi xem dường khác loại vào cùng với nhau:
Chúng ta sẽ đem cho Thuộc tính Cơ bản giải thích nào? Ngôn ngữ đã nảy sinh như thế nào
và khi nào? Sự hợp dòng này của tính đơn giản của những giả định trong
việc giải thích cho Thuộc tính Cơ bản và sự xác nhận kèm theo của sự sắp xếp tối
ưu của ngôn ngữ, có thể giúp
để đem lại thực chất
cho những gì là giả thuyết hợp lý nhất dựa trên bằng
chứng giới hạn chúng ta vốn có được về
nguồn gốc của ngôn ngữ: rằng ngôn ngữ đã không nảy sinh dần dần, nhưng
đột ngột (và tương đối gần đây). Một “nhảy vọt tới trước” đột ngột
như vậy, giờ đây nó có thể được phỏng đoán, đã có lẽ gây bởi
“một chút mắc nối lại
dây thần kinh của bộ óc
[khiến] đã đem lại sự Hợp nhất, một cách tự nhiên trong
hình thức đơn giản nhất của nó, cung cấp cơ sở cho sự suy nghĩ sáng tạo và không
giới hạn”, cho đến giờ, vốn không có..
Chương 2, “Chúng ta có thể hiểu được gì ?”, đã hợp nhất một số những kết luận này bằng việc trước tiên giải thích chi tiết trên một chủ đề trung tâm khác trong công trình của Chomsky:
những giới hạn của nhận thức con người.
Có một câu nói chúng ta tất cả đều rất thường dùng: “phạm vi và những giới hạn của…”
Chomsky xem nó rất quan trọng,
và cho nó một uốn bẻ khéo léo chuyển
hướng quyết định trong việc khai triển chi tiết
sự am hiểu của ông về những khả năng nhận thức của chúng ta. Những
khả năng này, trong phạm vi của chúng đều sâu rộng hơn so
với bất kỳ loài sinh vật nào
khác chúng ta được biết, chúng như thế phần vì chúng cũng chịu những tác
động từ những giới hạn, những giới hạn này đến từ bản chất của
chúng ta, như tên gọi của quyển
sách nêu lên, hay loài sinh vật là chinh chúng
ta – đặc biệt, sự kiện rằng những khả năng nhận thức của chúng ta có
một cơ bản sinh học.
Chúng ta đã ngầm gặp điểm này trong chương 1, dù ở đó nó đã giới hạn với khả năng ngôn ngữ của con người.
Giải thích lý thuyết của ngôn ngữ đã trình bày ở đó, đã giả định sẵn khái niệm về những giới hạn này
– đó là, đã giả
định sẵn rằng chúng
ta đều thừa hưởng những cấu trúc di truyền bẩm sinh khiến chúng ta có khả
năng độc đáo dành cho ngôn ngữ, đồng thời những cấu trúc
này cũng thúc ép buộc
chúng ta có ngôn ngữ nào, có thể có những
ngôn ngữ-I nào ở đó. Đó là cho sự mô
tả tính chất đặc biệt của những cấu trúc bẩm sinh này, vốn từ ngữ chuyên môn “UG” [14] có chủ định, và nó ở bên trong khuôn
khổ của phạm vi và những giới hạn do sự thừa hưởng từ di truyền
này đặt định, khiến ngôn ngữ như một khả năng của tiến
trình tâm lý trong việc tạo, hiểu ngôn ngữ và những hoạt
động cùng quy luật tâm
lý chi phối ngôn ngữ [15], được giải thích trong giải thích ngữ học tạo sinh đã tóm tắt trước đó.
Những gì là đúng thực
của ngôn ngữ chỉ là một trường hợp đặc biệt
của một set hoàn toàn tổng quát
gồm những phạm vi và những giới hạn đến từ sự kiện của tư cách hiện hữu của chúng
ta là những sinh
vật với một cơ thể sinh học.Ý tưởng có vè không gây tranh luận nào khi nói đến khả năng thể chất: những gì làm chúng ta đã thích hợp để bước đi thì giới hạn chúng ta, thế nên chúng ta đã không được thích hợp
để luồn trượt như
loài rắn.[16] Chomsky nghĩ rằng đó là một tiên kiến
để phủ nhận rằng những gì thì hiển nhiên trong trường hợp của những khả năng thể
chất như vậy thì lại không hiển nhiên (như những
tranh luận không ngừng quanh những ý tưởng bẩm sinh vốn sẽ nêu lên) trong trường
hợp của những khả năng nhận thức. Để có được một số khả
năng nhận thức tất yếu, có nghĩa là có thể bị thiếu những
khả năng nhận thức khác, những khả năng nhận thức vốn những chủ thể có loại não thức
khác có thể có khả năng mường tượng hình dung
được. Đó là chỉ nếu chúng ta làm ngơ sự kiện của
thể chất sinh học của chúng ta khi chúng ta nghiên cứu
sự nhận thức
của con người, khiến chúng ta sẽ
gắng gượng phủ nhận những
giới hạn này. Và chương 2 tiến hành xem xét kỹ lưỡng câu hỏi của những giới hạn như vậy trên những khả năng nhận
thức của chúng ta, một cách khá
tổng quát, vượt ngoài phạm vi đặc biệt của ngôn ngữ,
mặc dù quay trở lại ở nhiều điểm khác nhau để lại lấy ra những kết luận về ngôn ngữ. [17]
Nó thăm dò kết luận về phương pháp của ý tưởng này về những giới hạn nhận thức, bằng trước tiên nhắc lại một phân biệt, Chomsky đã đưa ra cách đây gần 50 năm, giữa “những vấn đề” và “những bí ẩn”. Nhắc lại cách hiểu của Peirce về phương pháp khoa học
và sự phát triển khoa học vốn viện dẫn khái niệm ‘nắm bắt’ [18], vốn đặt những giới hạn trên những gì được kể như “những giả thuyết có thể chấp nhận được”, ông lập luận rằng những cấu trúc
bẩm sinh được xác định bởi di truyền sẵn có của chúng ta đặt những giới hạn cho những câu hỏi chúng ta
có thể hình thành. Những câu hỏi vốn chúng ta có thể hình thành, dễ dàng theo
dõi được, gọi là “những vấn đề”, nhưng với những giới hạn nhiều đến mức có thể có, trong đó có sự hình thành của chúng, thì sẽ có những sự việc vượt ngoài khả năng nhận thức của chúng ta; đến mức độ vốn ngay cả chúng ta có thể nghĩ về chúng,
với những khuôn khổ khái niệm và kiến thức hiện tại của chúng ta, chúng ta sẽ thấy mình không thể hình thành chúng
trong một cách thức vốn một hình thức của tìm hiểu khoa học về chúng có thể dễ dàng theo
dõi được. Những sự việc này ông gọi là “những bí ẩn”. Tên gọi của quyển sách này, Chúng Ta Là
Loài Sinh Vật Nào? thì được nó trực tiếp trả lời, vì những loài sinh vật khác, với một bẩm sinh sinh học khác với của chúng ta, có thể có khả năng để
hình thành
những vấn đề vẫn còn là những bí ẩn với
chúng ta. Vì vậy, với Chomsky, nếu không phải với Peirce (người, khi nói về những giả
thuyết có thể chấp nhận được, có thể đã cho nó một vai trò ít quyết định hơn với sự kiện của tư thế
là những sinh vật của chúng ta), [19] sự phân biệt giữa “những vấn đề” và “những bí ẩn” là tương đối giữ
những cấu trúc sinh vật [20]
Nó là một phần rất
quan trọng của bức tranh này về phương pháp
rằng chúng ta nên học để bớt căng thẳng
với sự kiện của những giới hạn về nhận thức của chúng ta và những “bí
ẩn” vốn không thể tránh khỏi việc chúng buộc chúng ta đi đến nhìn nhận. Chương cuối của tập sách này, “Những Bí Ẩn Của Tự Nhiên”,
duyệt qua những
thời điểm quan trọng trong lịch
sử khoa học để lấy ra bài học này về phương pháp.
Một thời điểm
quyết định quan trọng nhất của vấn đề. là khi Newton lật ngược những giả định trong cơ học-tiếp xúc [21] của khoa học thời nay buổi đầu, vốn trước ông đã có, và đưa ra một khái niệm của lực hấp dẫn vốn làm suy yếu những ý niệm trước đó đã có về vật chất, chuyển động và tương quan nhân quả, vốn là những kết tụ vững chắc
về khoa học
với sự hiểu biết
thực tiễn thông thường
của chúng ta về thế giới của
những đối tượng (có lẽ những giới hạn nhận thức của sinh học của
chúng ta đã xác định chúng). Chomsky cho thấy rằng với Newton,
một khuôn khổ mới đã xuất hiện – dưới ánh sáng của những giới hạn đó – một
gì không thể nghĩ tưởng được đã được
đưa ra trong đó.
Chính Newton cũng thừa nhận điều không thể nghĩ tưởng được này, ngay cả còn gọi nó là một điều phi lý, và kể từ Newton, không ai sau đó đã làm được bất kỳ một tiến bộ
nào để cứu chữa chỉ vấn đề ghi nhận này. Thay vào đó, điều phi lý thì đơn giản đã được đưa vào bức tranh khoa học về
thế giới của chúng
ta. Newton đã không bao
giờ để nó ngăn cản ông, sau khi xây dựng những
định luật giải thích và làm ngơ trước sự thiếu xót về môt hiểu biết sâu xa hơn nằm chìm bên dưới,
nếu chúng
ta có nó, vốn sẽ làm cho những gì đã có thành có nghĩa, bởi những thừa nhận này về phần của
ông (và của những người
khác), đã được mô tả như
một sức mạnh “ma thuật siêu nhiên”. Nó đã đủ để xây dựng những lý thuyết có thể
hiểu được về thế giới. Và để làm như vậy, không cần thiết phải tìm thấy thế giới có thể hiểu được trong ý hướng sâu xa hơn vốn những giới hạn nhận thức của chúng ta làm nản lòng.
Những nhà tư tưởng tiếp sau (Priestley, đặc biệt đáng chú ý, như một nhà bình luận sắc bén và am hiểu nhất) đã làm rõ ràng cái nhìn này về phương pháp và đã lấy ra những hệ quả cho những vấn đề trong triết học
của não thức vốn làm thao thức những triết gia ngày nay, nhưng nếu như họ đã nhận những gì Priestley đã phải đem cho, việc đó có thể đã khiến họ xem xét lại những gì họ trình bày
như vấn đề não thức-cơ thể , hay “vấn đề khó” của ý thức [22]. Những triết gia có một khuynh hướng ‘dán nhãn’ cho một số vấn đề như “khó” duy nhất, và yên nghỉ tự mãn
trong giọng điệu bực bội đó. Chomsky nhắc gọi về đúng tình trạng này, để trước hết cho thấy tất cả rằng
không có gì
là duy nhất về việc tìm thấy một gì “khó” đúng trong cách này. Thế nên, lấy thí dụ, những gì sự giới thiệu về “lực hấp dẫn” đã làm trong vật lý học thì đã cũng đúng là được quan niệm như ‘khó’
trong thời sau Newton,
gồm cả chính Newton. [23] Ý nghĩa quan trọng
của điều này với những gì đã được gọi là vấn đề não thức-cơ thể là nó đăt nghi ngờ
vào trong câu hỏi rằng không biết – kể từ Newton – ngay cả nó còn
có thể được hình thành trước sau mạch lạc nữa hay không. Sự giới thiệu ban đầu gây-lo lắng về một gì “bí ẩn” như “lực
hấp dẫn” cuối cùng đã trở thành thiết yếu với sự hiểu biết của chúng ta về những
vật thể và sự tác động với không tiếp xúc lẫn nhau của chúng, và vì vậy nó đơn giản đã được đưa vào thành là phần của khoa học – quả thực, như ý nghĩa thông thường mới của khoa học. Từ điều này, nếu có
bất cứ một gì, chúng
ta sẽ kết luận về triết học rằng mọi sự vật việc đều là không-vật chất, vì vậy không gì có thể còn lại rõ ràng của một vấn đề não thức/cơ thể. Trong một đảo ngược hùng hồn đáng
nhớ của khẩu hiệu của Ryle, Chomsky nói rằng – hoàn toàn khác với việc bóng ma bị đẩy vào quên lãng, bộ máy đã bị vứt bỏ – nhưng bóng ma vẫn còn nguyên vẹn. Về ý thức, khuynh hướng của triết gia
để đòi hỏi rằng phần lớn của tâm lý của chúng ta là những trạng thái
có ý thức (hữu thức), một khuynh hướng thấy rõ ràng trong những triết gia, khác biệt như Quine và Searle, được đem vào vấn đề bằng việc xem xét những hoạt động của những khả năng có qui luật-ràng buộc của cả ngôn ngữ và thị giác. Chomsky
đặc biệt có ý kiến rất chắc chắn về sự việc này, vì ngay cả phần lớn của suy nghĩ có ý thức của chúng ta đều có tác động qua lại với những phương
diện của não thức vốn ý thức bị
che dấu(vô hay tiềm thức) , và do đó, tự giới hạn người nghiên cứu với những gì là ý thức sẽ cản trở một sự hiểu biết khoa học, ngay cả về não thức ý thức.[24]
Với quan tâm của ông với một giải thích khoa học, Chomsky
cũng quan tâm để cho thấy rằng một số đường lối suy nghĩ về ngôn ngữ, và nói rộng hơn
về tư tưởng, đều không hợp lý về mặt
khoa học.
Đặc biệt, có một thảo luận kéo dài của những yếu tố độc lập nhỏ
nhất [25] của sự ‘tính toán’. Sau khi nhắc đến đến những điểm đã thiết lập trong chương 1, ông cho
thấy rằng chúng đã được mô tả nhầm lẫn như những “từ” và như những “đơn vị từ vựng” [26] trong văn học vì – khi chúng được đưa vào trong mặt giao tiếp khái niệm-có chủ đích, vốn đã được cho thấy là chính yếu, ngược lại với mặt giao tiếp hệ thống phối hợp giác quan-vận động – chúng
không được những tiến trình của sự biểu hiện ra bên ngoài xây dựng. Ngay cả còn ngạc nhiên hơn cho những triết gia là tuyên bố rằng,
trừ một số trường hợp ngoại lệ được quy định rõ ràng trong toán học và khoa học,
chúng không có bất kỳ thuộc tính viện dẫn nào và không được nghĩ về việc như có
mang theo những quan hệ cơ bản chủ yếu
với những
đối tượng độc lập với não thức trong thế giới bên ngoài. Ngôn ngữ-I , vốn là khái niệm của ngôn ngữ duy nhất có thể giải thích được về mặt khoa học, như thế là hoàn toàn nội tại. Điểm này được thăm dò qua một thảo luận của những quan điểm lịch sử, chẳng hạn
như quan điểm của Aristotle và Hume, và qua thảo
luận về những thí dụ của những những yếu tố cơ bản độc lập như vậy, từ tương đối cụ thể như “nhà”
và “Paris” đến tương đối trừu tượng như “con người” và “sự vật”. Việc viện dẫn hay nghĩa
rộng bao hàm của một từ, được những
thảo luận này cho thấy là quá tùy thuộc vào ngữ cảnh để có thể được nghiên cứu khoa học và nên được xem như liên quan với việc dùng ngôn ngữ nào, hơn là với
một phương diện cơ bản chủ yếu của chính
ngôn ngữ. Tất cả điều này dẫn đến một phân loại khác với phân loại đã thấy giữa những triết
gia, sau khi loại bỏ gần như tất cả những gì họ có trong não thức như “ngữ nghĩa học” với ‘ngữ dụng học’.[27].
Những kết luận này đều liên quan đến câu hỏi của nguồn gốc của ngôn ngữ. Những tín hiệu của những động vật với nhau đã do những liên kết trực tiếp vốn chúng có với những đối tượng trong thế giới bên ngoài. Sẽ không hiểu biết chúng nếu bỏ ra ngoài một trong những liên kết nhân quả này,
ngược lại trong khi gánh nặng của thảo luận trước đã là để cho thấy chính xác
rằng không có những kết hợp nhân quả cấu thành nào như vậy với một thực tại độc
lập với não thức cho những những
yếu tố cơ bản độc
lập của sự tính toán của con người. Điều này cho thêm lý do để kết luận
rằng loài sinh vật là chúng ta thuộc,
đã có được loại
khả năng cho ngôn ngữ và suy nghĩ vốn chúng ta có được, sẽ có được một giải thích về tiến hóa thuộc loại đã trình bày
trong chương 1 hơn là những gì Chomsky, sau khi trích dẫn
Lewontin trong chương 2, mô tả như việc “kể chuyện”
về sự tiến hóa dần dần từ những tổ tiên sáng tạo của chúng ta, một phương thức giải
thích vốn người ta sẽ lấy làm thích thú, chỉ nếu người ấy không đặt đủ ưu tiên và chú ý khoa học đến
bản chất được giải thích của những đặc điểm quan
sát được trong cá thể qua sự biểu hiện
những tính chất vật lý quan sát được; [28]. Nó cũng
là sự kể chuyện một phần, như trích dẫn Lewontin đã nói, vì “không may, khó quá!” của việc không dễ dàng nhận hiểu được với bất kỳ bằng
chứng nào, có thể dựa những giải thích này trên đó. Chúng bị che dấu khỏi sự dễ dàng nhận
hiểu trong nhận thức con người, một dạng khác
của giới hạn của chúng ta.
Như thế, những giới hạn trên sự nhận thức của chúng ta đều là không thể
tránh được vì nhiều loại lý do, chính yếu trong số chúng là để nhìn nhận là sự kiện tinh thuần đã hoàn
tất, không liên quan hay trộn lẫn với bất kỳ một gì khác rằng chúng
ta đều là những sinh vật. Không giống
Locke, Priestley, Hume, Russell, Peirce và Lewontin, những người trong số những khuôn mặt được ngưỡng phục của chương này, hiển nhiên nhất là Hilbert (“Tuyệt đối, không có những vấn đề không thể giải quyết được”) [29] và phần lớn của triết học thời nay, ngâm ngầm nhiều
hơn đều phủ nhận rằng có những bí ẩn, do đó phủ nhận sự phát biểu những đúng thực hầu như hiển nhiên dựa trên sự kiện đã nhấn mạnh này. Điều
hết sức đáng chú ý là Chomsky,
sau khi trình bày tất cả những điều này, nhận một kết hợp lôi cuốn chú ý của những thái độ với nó. Mặt khác, chính ý tưởng về những giới hạn nhận thức vốn đưa con người chúng ta đến với “những bí ẩn”, vốn những loại chủ thể sinh vật khác có thể
tìm thấy toàn hoàn theo dõi kiểm soát được, là một cam kết với những gì những triết
gia gọi là một siêu hình
học duy thực. Như ông nói, “trước những phát biểu đúng thực như hiển nhiên về bí ẩn, những gì không thể nghĩ tưởng được với tôi không là không có tiêu chuẩn nào cho những
gì có thể hiện hữu”. Nhưng mặt khác, lấy ý tưởng của ông từ
Newton, thái độ của ông, một khi điều này được thừa nhận, trước sau là người theo thuyết thực dụng. Chỉ vì những
gì chúng ta nghiên cứu, thế giới, có thể là cuối cùng không thể hiểu được, không có nghĩa là chúng
ta nên bị ngăn cấm với việc gắng sức để tạo những
lý thuyết khoa học có thể hiểu được về thế giới. Chomsky nói, ngay cả khái niệm
về hành động tự do của con người, vốn nó có thể vượt qua khỏi bất kỳ những khái niệm nào chúng ta có (quan trọng là tính tất định và sự ngẫu nhiên)
một ngày nào đó có thể trở thành theo dõi kiểm soát được về khoa học,
mặc dù hiện tại chúng ta còn rất xa với bất cứ gì giống như sự hiểu biết thế đó. Điều này
hoàn toàn khác với thái độ của Kant, người đã tuyên bố tự do thì suy nghĩ được, nhưng không
bao giờ biết được. Giống như Peirce và trước ông là Newton, nhưng không như Kant, Chomsky không muốn thuyết bí ẩn của
chính ông và sự nhất quyết của chính
ông với những giới hạn của những khả năng nhận thức
của chúng ta, như Peirce đã từng nói, đặt “những rào cản trên con đường dẫn đến tri thức”.
Chương 3, “Lợi Ích Chung Cho Tất Cả Là Gì ?”, nhấc bỏ sự giới hạn trên những bản chất của chúng ta, nhìn trong những điều kiện của những khả năng cá nhân (cho ngôn ngữ và nhận thức), và nhìn chúng ta như những sinh vật xã hội, tìm kiếm thăm dò những gì là công ích, và những xếp đặt chính trị, và kinh tế nào thúc đẩy hay cản trở nó.
Những khuôn mặt của phong trào ‘Khai sáng’ phóng lớn trong việc theo đuổi những câu hỏi này, mặc dù những gì Chomsky
nghĩ về Phong Trào Khai Sáng thì rất lớn rộng, gồm những khuôn mặt “tự do” quen thuộc của Adam Smith [30] và Mill, cũng như những khuôn mặt của phong trào Lãng mạn truyền thống
mở rộng, như Humboldt
và Marx. Và sự diễn giải của nó cũng rất bao hàm, nhấn mạnh
không chỉ trên khía cạnh của Smith vốn thường bị
hầu hết những nhà phê bình tự do và cấp tiến của ông, cũng như những người bảo thủ sùng
tín của ông ngăn chặn hay lấp liếm che dấu, nhưng cũng những nguyên
lý vốn để cho phong trào Khai sáng
được nhìn như một tiên phong của một truyền thống vô chính phủ
sau này ở Europe, cũng như John
Dewey ở America.
Điểm khởi hành của những thăm dò này, trong thực tế, là cá thể, và đã buộc với những chương sách trước. Ngay cả bên trong những giới hạn đã xác định về sinh học của họ, những khả năng sáng
tạo vốn mỗi cá nhân
có được (và điều đó đã thảo luận
trong chương 1, trong lĩnh
vực đặc biệt của ngôn ngữ ) đều đúng là loại của những sư vật việc vốn sự phát
triển đầy đủ của nó làm những cá nhân
‘nở hoa’ như những chủ thể. Câu hỏi xã hội của lợi ích chung tất yếu đi vào, khi người
ta hỏi những loại định chế nào gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển giống như thế bên trong mỗi
cá nhân. Những cấu trúc cơ bản xã hội như
chủ nghĩa tư bản vốn nhấn mạnh vị kỷ cá nhân thì cản trở hơn
là khuyến khích sự phát triển những khả năng cá nhân. Cả hai, những chỉ trích gắt gao sống động của Smith về những gì là sự phân công lao động làm hủy hoại tính sáng
tạo cá nhân của chúng ta và những gay gắt của Dewey trên cái bóng tối do quyền lợi doanh nghiệp
phủ trên mọi phương
diện của đời sống xã hội công cộng và cá nhân, đều được viện dẫn để thiết lập
điều này. Truyền thống của chủ nghĩa vô chính phủ (từ Bakunin đến Rudolph Rocker
và chủ nghĩa công đoàn-vô chính phủ [31]
trong thời
Nội chiến ở Spain) kết
hợp những ý tưởng của thuyết xã hội với những nguyên tắc tự do của phong trào Khai sáng
cổ điển để xây dựng một lý tưởng – của lao động hợp
tác, sự kiểm soát của công nhân với công trường nhà máy và những phương tiện của sản xuất, và đời sống
xã hội quanh những hiệp hội tự nguyện –nếu được thực hiện, sẽ cuốn trôi đi những trở ngại cho mục đích của sự phát triển
con người vốn xuất phát từ cả thuyết tư bản thị trường tự do và những khuynh hướng Bolshevik đến một “bộ máy quan liêu đỏ” [32]. Những ý
tưởng của Dewey về giáo dục cho thấy, bằng tương phản với phần lớn
thực hành thời nay thấy
trong những cơ sở giáo dục, mục tiêu phát triển con người có thể được theo đuổi
tốt nhất ngay từ tuổi thơ như thế nào.
Có những mô tả cảm động về việc có bao nhiêu
của những lý tưởng này đã là trung tâm
cho sự tuyên truyền hoạt động tích cực của
một phạm vị rộng lớn của những phong trào cơ sở – từ truyền thống nghị viện cấp
tiến ban đầu ở England thế kỷ 17, đến những
‘cô gái nhà máy’ và những người thợ thủ công vốn Norman Ware đã viết trong nghiên cứu của ông về những thợ thuyền kỹ nghệ trong truyền thống
U.S., đến những nhà gót học giải phóng theo truyền thống Kitô
ở Trung-Mỹ [33] . Những truyền thống lao động dân chủ lâu đời này đã tương phản trong một số chi
tiết, với một sự hiểu biết khác về dân chủ, trong một truyền thống vốn bắt đầu ở U.S. với những hạn hẹp nghiêm nhặt “quý tộc”
của Madison về ai là những người có thể đứng cai trị, và được đổi mới trong cái nhìn của những ý tưởng về dân chủ của Walter Lippmann
của sự cai trị của giới “chuyên môn”,
một thuyết tiên phong theo kiểu Lenin, nhưng diễn tả theo lối U.S. – như
Chomsky nói rõ với một thoáng nhìn về kết quả những thăm dò về những vấn
đề quan trọng khác nhau, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe – để bảo đảm rằng những
gì người dân muốn hầu như không bao giờ được đem vào chương trình bàn luận về những hoạt động của chính
trị “dân chủ”. Dĩ nhiên, hiểu biết vừa nói sau về dân chủ chi phối sự thực hành của những
xã hội và chính phủ trong phần lớn thế giới phương Tây, và Chomsky rất muốn cho thấy rằng ngay cả trong sự tệ hại nhất của nó, nó không
bao giờ từ bỏ tuyên bố theo đuổi những lý tưởng cao đẹp về lợi ích chung
cho tất cả, cho thấy lợi ích chung cho tất cả thì phổ quát như thế nào
trong một cách hoàn toàn nghịch lý:
nó được rao giảng như được áp dụng cho tất cả mọi người, ngay cả khi khắp mọi nơi, nó bị những
người được nói là đại diện
tất cả vi phạm, ngoại trừ những
ai là người hầu hết đuổi theo những lợi ích của
một số nhỏ.
Nhận điểm khởi hành nền tảng trong tính sáng tạo con người và sự quan trọng của sự bừng nở không bị cản trở của nó, Chomsky nghiêng sang thuyết vô chính phủ thì không có gì ngạc nhiên, và cách ông đưa ra điểm khởi hành đã từng luôn luôn tuyên bố, như ông lập lại trong bài
giảng này, rằng bất kỳ hình
thức cưỡng bức nào vốn cản trở nó (tính sáng tạo con người) thì không bao
giờ có thể được coi là đương nhiên. Nó cần một biện minh. Tất cả những xếp đặt với quyền lực
cưỡng bức, gồm cả nhà nước trung ương, phải luôn luôn được biện minh. Vị trí giả định là chúng thì không được biện minh – cho đến khi và trừ khi chúng thực là như vậy. Và với tương lai không doán trước được của “những bãi cạn (đắm tàu) của chủ nghĩa tư bản” (câu của ông) [34] ở mọi ngõ ngách khắp thế giới, quả thực có một biện minh
cho khái niệm của nhà nước vốn bảo vệ một số khối lớn gồm những người
bị đẩy ra ngoài lề của xã hội (lập
lại chính Smith , người nghĩ rằng chỉ có nhà nước mới có thể làm nhẹ đi đời sống áp bức vốn những quyền lực tư bản công kỹ nghệ áp đặt trên giới lao động),
[35]
rất khác với tình trạng thực tế trong hầu hết những xã hội, như Dewey đã trích dẫn khi nói rằng phần lớn thực
hiện việc đấu thầu của
những tập đoàn và khi làm như vậy loại bỏ yếu tố xã hội khỏi thuyết vô chính phủ
và cho phép chỉ yếu tố tự do – như một kết quả của nó, dân chủ trở
thành “chế độ dân chủ mới “ (đối sánh với “chủ thuyết tự do-mới”), trong
đó nếu một người bị nghèo đói thì đó là vì, như Hobbes có thể đã nói, người ấy đã chọn để làm như vậy. Thế nên, để quay
lưng lại với điều này và biện minh cho nhà nước như việc đem lại những bảo vệ cho
những người chịu đựng khổ sở dưới chế độ tư bản, khác xa với việc mâu thuẫn với thuyết vô chính phủ,
nhưng là một áp dụng nhất quán của những nguyên tắc của nó trong những trường hợp dự phòng có thể bất ngờ xảy ra trong lịch sử, một
điểm Chomsky trình bày với một ẩn dụ
kỳ diệu, ông nói đã mượn từ phong trào công nhân nông thôn ở Brazil và đã mở rộng – ẩn dụ của một “cái lồng
sắt” có những nền của nó vốn người ta cố
gắng mở rộng khi người ta cố gắng giảm bớt sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, ngay
cả khi cái lồng bảo vệ người ta khỏi những thế lực phá hoại bên ngoài cái lồng,
những sức mạnh khiến chúng ta trở nên yếu ớt, và nghèo khó và bị lạc lõng , không nói
gì đến việc làm cho hành tinh chúng ta đang sống thành không thể ở được.
Tôi đã cố gắng hết sức để cô đọng nội dung phức tạp
của một quyển sách có sự phức tạp và sức mạnh trí thức và độ sâu dày kiến thức và
tính khởi nguyên của nó không thể nào nắm bắt được trong một
tóm lược tổng quát – vì vậy, một thực hiện và nhiệm vụ vốn cuối cùng có thể sẽ không giúp được gì cho người đọc. Nhưng những gì tôi
sẽ nói, với không do dự hay rào đón, rằng đã có rất nhiều thích thú và kiến thức để học hỏi trong sự thực hiện này, đến nỗi tôi không thể làm gì hay hơn là mời người đọc hãy tự nghiên cứu quyển sách cho chính mình – không chỉ vì những phẩm
chất tôi vừa nhắc, nhưng còn vì sự nghiêm trọng tuyệt đối của mục đích của nó liên
quan với những câu
hỏi sâu xa nhất trong triết học và khoa học, và trên hết là tính nhân văn bao la của nó.
Akeel Bilgrami
Chủ biên Tủ sách Những Chủ Đề Triết Học, nhà xuất bản trường đại học Columbia
Triết gia, giáo sư triết học, Đại học Columbia
[1] Dịch theo Noam
Chomsky. What
Kind Of Creatures Are We?
New York, NY: Columbia University Press, 2015.
Những chú thích trong ngoặc vuông
[... ] dịch theo nguyên bản.
Những chú thích khác, với những
sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau. Tôi đặt trọng tâm chú ý trên những
khái quát trong tư tưởng, triết học của Chomsky
[2] [Cho tất cả những tài liệu tham khảo, hãy xem những chương
từ đó có trích dẫn đã lấy. Về quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng, Chomsky, mặc dù bây giờ ông nghĩ nó thậm chí còn gần hơn so với ông đã nghĩ trước đây, nhưng không nghĩ là cần thiết để
khẳng định một gì đó mạnh mẽ như “bản
sắc định tính “giữa chúng, như Humboldt đã làm.
Descartes và Darwin, những người cũng có nhắc trong thảo luận của Chomsky về quan hệ này,
họ đã không đi xa đến vậy.]
[3] lower animals: Trong
những nội dung của Darwin, gồm cả On the Origin of Species, từ lower animals
thường dùng để chỉ những loài động vật được coi là kém phức tạp và ‘chậm tiến’ hơn
trong những đặc điểm tâm sinh lý của chúng.
[4] Mô-đun ngôn ngữ
(The language module), cũng gọi là khả
năng ngôn ngữ (faculty
of language) là một cấu trúc giả định trong bộ óc con người, được cho
là chứa những năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ, Noam Chomsky đã đầu tiên đưa ra. Theo
ông, khả năng ngôn ngữ gồm ba hệ thống liên kết : hệ thống phối hợp giác quan-vận động (sensorimotor), hệ thống
khái niệm-chủ định (conceptual-intentional system), và hệ thống những tiến
trình tâm lý (the
computational mechanisms).
Hệ thống phối hợp giác quan-vận động: gắn liền với những phương
diện vật lý (thể chất) của tiến trình
tạo ra và nhận hiểu ngôn ngữ. Nó chứa đựng những tiến
trình cảm giác và vận động liên quan đến nói và nghe. Hệ thống phối hợp giác quan-vận
động vận động là khả năng mỗi người có để phát âm và
cảm nhận âm thanh, cử chỉ và những diễn đạt ngôn ngữ khác.
Hệ thống khái niệm-chủ định: liên quan
với những phương diện nhận thức (tinh thần) của ngôn ngữ. Nó liên quan đến sự khái niệm hóa và tính chủ định – khả năng chúng ta có để hình thành và vận dụng những khái niệm, đồng thời
truyền đạt suy nghĩ và ý định của chúng ta qua ngôn ngữ. Hệ thống khái niệm-chủ
định kết nối ngôn ngữ với kiến thức, tin tưởng và ý định của chúng ta, khiến chúng ta có khả năng diễn đạt và lĩnh hội những ý nghĩa phức tạp.
Hệ thống những tiến trình tâm lý: tương ứng
với những tiến trình ngôn ngữ cốt lõi, có trách nhiệm
tạo sinh và diễn giải ngôn ngữ. Nó gồm những quy luật và hoạt động tâm
lý cơ bản cho phép chúng ta tạo và hiểu vô hạn những câu theo đúng ngữ pháp. Những hệ thống những tiến trình tâm lý
này liên quan với cấu trúc cú
pháp, xây dựng cụm từ, phân tích cú pháp và những hoạt động ngôn ngữ dựa trên quy
luật khác vốn chi phối việc
tạo và hiểu ngôn ngữ. (Trong nội dung “những hệ thống những
tiến trình tâm lý’ của Chomsky,
từ ‘computational’ không nói về những tính toán toán học hay tinh toán điện toán theo nghĩa ngày nay, nhưng như một ẩn dụ
để mô tả những tiến trình tâm lý liên quan đến việc tạo và hiểu ngôn ngữ. Để nói về những hoạt
động và quy luật tâm lý chi phối ngôn ngữ. Từ ‘computational’ ở đây nhấn mạnh
ý tưởng ngôn ngữ được một set gồm những quy luật và những hoạt động cơ bản nằm chìm bên dưới điều hành, tương tự như một hệ thống tính toán). Cùng nhau, những hệ thống như những thanh phần của
mô-đun ngôn ngữ, chúng có tác động hỗ tương tạo thuận
lợi cho việc nhận, tạo và hiểu ngôn ngữ. Hệ thống phối hợp giác quan-vận động
cho phép sự thực hiện
vật chất (cơ thể) những diễn đạt ngôn ngữ, hệ thống khái niệm-chủ định cung cấp cơ bản nhận thức cho ý nghĩa và
ý định, và những hệ thống những tiến trình tâm lý phục vụ như những tiến trình tâm
lý cho sự xây dựng và
diễn giải những cấu trúc ngữ pháp.
[5] computational procedure = tiến trình nhận thức + những quy luật và những cấu trúc ngôn ngữ = Tạo và diễn
giải câu có nghĩa.
[6] Ngữ Pháp Phát Sinh & Ngữ Pháp Phổ Quát: Những khái niệm nhắc
đến trong tập sách này:
(a)
Ngữ Pháp Phát
Sinh & Ngữ Pháp Phổ
Quát
Lý thuyết
ngôn ngữ của Chomsky dựa trên ý tưởng rằng con người có khả năng tiếp thu ngôn ngữ
bẩm sinh, có sẵn một set gồm những nguyên tắc ngữ pháp có chung cho tất
cả ngôn ngữ con người. Lý thuyết
của Chomsky đưa ra giả thuyết rằng ngôn ngữ là một đặc điểm duy
nhất của riêng con người, đã có mặt trong tiến trình tiến hóa của loài người,
nhưng vẫn diễn ra tranh luận giữa những nhà ngôn ngữ học và nhân chủng học về chính xác khi nào ngôn ngữ
đã xuất hiện và ngôn ngữ tiến hóa thế
nào.
(i)
Theo Chomsky, ngôn
ngữ được một set gồm những nguyên
tắc được ‘cài đặt gắn
chặt’ trong bộ óc người. Những nguyên tắc này
gọi là ngữ pháp phát sinh, và chúng đem cho khả năng khiến chúng ta có thể tạo ra vô hạn những câu nói từ một set gồm những từ ngữ hữu hạn. Chomsky dưa lên rằng tất cả những ngôn ngữ đều cùng có chung một set gồm những nguyên tắc ngữ pháp cơ bản,
ông gọi là ngữ pháp phổ quát. Ý tưởng đằng sau Ngữ pháp phổ
quát là có một ngữ pháp chung, tiềm ẩn, làm nền tảng cho tất cả những ngôn ngữ con
người và ngữ pháp này vốn được cài gắn sẵn trong não người như một bản năng. Điều này có nghĩa là cấu trúc cơ bản
của ngôn ngữ thì giống nhau
trong tất cả những
ngôn ngữ, ngay cả khi những nguyên tắc và từ vựng cụ thể của chúng khác nhau. Những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát được
cho là bẩm sinh, nghĩa là chúng có sẵn trong bộ óc con người từ khi sinh ra. Chomsky
lập luận rằng đây là lý do khiến trẻ em có
thể tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh chóng
và dễ dàng, dù chúng thực sự được chỉ dạy rất ít. Ngữ pháp phát sinh và ngữ pháp phổ
quát phối hợp với nhau để giải thích cách nhận và dùng ngôn ngữ. Theo Chomsky, những
nguyên tắc bẩm sinh của ngữ pháp phổ quát đem cho khiến con người khả năng tạo ra
vô hạn những câu bằng cách
dùng một set hữu hạn gồm những nguyên tắc. Điều này có nghĩa là con
người có thể tạo ra những câu mới và lạ chưa từng được nghe trước đây, chỉ bằng
áp dụng những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát cho một set của những từ ngữ. Vắn tắt, ngữ pháp phát sinh là lý thuyết trong ngôn ngữ học cho rằng ngôn ngữ được tạo ra bởi
một set gồm những nguyên tắc, trong khi Ngữ Pháp
Phổ Quát (giả thuyết riêng của Chomsky) là set gồm những nguyên tắc bẩm sinh làm nền
tảng cho tất cả những ngôn ngữ của con người..
Trong lý thuyết
của Chomsky, ngữ pháp phát sinh cung cấp một khung cấu trúc cho
sự hiểu biết ngôn ngữ được tạo ra và hiểu bởi bộ
óc con người như thế nào, trong khi
UG đem cho một giải thích cho những thuộc tính có chung của tất cả những ngôn ngữ con
người. Thế nên, trong khi
hai khái niệm có liên quan với nhau, chúng dùng để chỉ những khía cạnh khác nhau
của lý thuyết ngôn ngữ học của Chomsky. Lý thuyết về ngữ pháp phát sinh của
Chomsky thừa nhận rằng những quy luật tạo ra ngôn ngữ là bẩm sinh và phổ biến
với tất cả mọi người, và set những quy luật này là cái mà ông gọi là ngữ pháp phổ
quát. Nói cách khác, UG là set những nguyên tắc ngữ pháp được chia sẻ bởi tất cả
những ngôn ngữ của con người và cho phép chúng ta tạo và hiểu ngôn ngữ. Do đó, chúng ta có thể nói rằng UG
là một dạng đặc biệt của ngữ pháp phát
sinh bởi vì nó là một lý thuyết về cách ngôn ngữ được tạo ra, nhưng đặc biệt tập
trung vào những nguyên tắc bẩm sinh, phổ quát làm nền tảng cho tất cả những ngôn
ngữ của con người. Ngữ pháp phát sinh là một thuật
ngữ rộng hơn gồm những lý thuyết và cách dễ dàng nhận hiểu khác để giải thích cách
ngôn ngữ được tạo ra, trong khi UG là một khái niệm cụ thể trong khuôn khổ của ngữ
pháp phát sinh.
Ngữ pháp phát
sinh (generative grammar) và ngữ pháp
phổ quát (UG) không hoàn toàn giống nhau, nhưng là những khái niệm có liên quan
chặt chẽ với nhau trong lý thuyết ngôn ngữ học của Chomsky. Ngữ pháp phát sinh để chỉ về lý thuyết
về cách bộ óc con người tạo ra và hiểu một số vô hạn những câu bằng cách dùng một
set hữu hạn những quy luật hay những nguyên tắc. Nó quan tâm với cấu trúc tiềm ẩn cơ bản của ngôn ngữ và tìm cách xác
định những quy luật hay nguyên tắc vốn cho người nói khả năng để tạo ra và để hiểu những câu mới nghĩa lạ, chưa từng nghe
bao giờ. Mặt khác,
ngữ pháp phổ quát là một dạng cụ thể của ngữ pháp phát sinh nêu lên sự hiện hữu của những nguyên tắc bẩm
sinh và phổ quát vốn là nền tảng tiềm ẩn cho tất cả
những ngôn ngữ của loài người. Theo lý thuyết UG, tất cả con người được sinh ra
với một set gồm những nguyên
tắc ngôn ngữ bẩm sinh cho họ khả nang để tiếp thu và
dùng ngôn ngữ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Những nguyên tắc này được cho là
‘phổ quát’ ở chỗ tất cả những ngôn ngữ con người
đều cùng có chung, khiến chúng tạo thành nền tảng cho những
cấu trúc ngữ pháp cụ thể của những ngôn ngữ riêng lẻ. Cùng nhau, hai lý thuyết này, theo Chomsky
cung cấp một
khuôn khổ để hiểu cách con người tiếp thu và dùng ngôn ngữ như thế nào
(ii)
Khái niệm
Ngữ pháp phổ quát (UG) của Noam Chomsky
không thể truy nguyên trực tiếp từ bất kỳ triết gia hay nhà ngôn ngữ học nào. UG dựa trên ý tưởng đến từ nhiều nhà tư tưởng khác nhau trong
lịch sử. Tuy nhiên, xét một số lý
thuyết và ý tưởng đã có ảnh hưởng và góp phần vào sự phát triển của khái
niệm UG. Có thể thấy từ Plato và Aristotle
với quan điểm
rằng một số kiến thức con người là bẩm sinh,
và ý tưởng này cộng hưởng với tin tưởng của Chomsky
rằng ngôn ngữ không hoàn toàn được học qua kinh nghiệm,
nhưng dựa trên những nguyên tắc bẩm sinh. Descartes cũng nhấn mạnh trên sự quan trọng của kiến thức bẩm sinh,
và cho rằng não thức có những ý tưởng và cấu trúc bẩm sinh
nhất định, chúng cho con người khả năng tiếp thu ngôn ngữ. Gần đây hơn,
Ferdinand
de Saussure, nhấn mạnh trên sự quan trọng
của cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ và bản chất tùy tiện của những dấu hiệu ngôn ngữ. Qua sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói,
nêu lên ý tưởng về một cấu trúc
cơ bản sâu hơn của ngôn ngữ vốn tất cả ngôn ngữ con người đều
có chung. Ý tưởng
của một cấu trúc ngôn
ngữ có chung (phổ quát) này đã ảnh hưởng trên tư tưởng của Chomsky. Edward Sapir và Leonard Bloomfield,
nêu lên ý tưởng về
tính chất tương đối
của ngôn ngữ, dẫn đến ý tưởng rằng ngôn ngữ ảnh hưởng trên suy nghĩ. Ý tưởng này, cùng với sự
phân biệt của Saussure giữa ngôn ngữ và lời nói, đã giúp đặt nền móng cho lý thuyết
UG. Sau cùng, Chomsky chính là người có ảnh hưởng lớn nhất trong
khai triển và thúc
đẩy khái niệm UG này.
Chomsky đầu
tiên giới thiệu lý thuyết UG trong Syntactic Structures
(1957), lập luận rằng ngôn ngữ của con người về nền tảng khác với truyền thông giao tiếp của loài động vật và không thể được giải thích
theo những nhà tâm lý học
trong thuyết hành
vi về hoc tập. Từ đây, Chomsky đưa lên tuyên bố
rằng con người
có một khả năng bẩm
sinh ngôn ngữ và gọi một set gồm những quy luật trừu tượng nền tảng
cho tất cả những ngôn ngữ con
người là UG. Sau đó, Chomsky tiếp
tục phát triển và hoàn thiện lý thuyết UG của ông.Những năm 1960, Chomsky đã phát triển
lý thuyết của ông về ngữ pháp biến đổi phát sinh (transformational generative grammar
– TGG) trong
Aspects of the Theory of Syntax (1965): TGG đã giải thích những quy luật
của UG tạo ra vô hạn những câu có thể
có trong bất kỳ ngôn ngữ nào như thế nào. TGG đưa
ra khái niệm “cấu trúc sâu” và “cấu trúc ngoài mặt” và cho rằng những câu được tạo ra bởi một
set của những phép
biến đổi để chuyển đổi một cấu trúc này
vào thành một cấu trúc khác. Những năm 1970, Chomsky
đã giới thiệu khái niệm về cơ năng thu nhận ngôn
ngữ (LAD) trong Language and Mind (1968): vốn ông mô tả như một mô-đun bẩm sinh
trong não người cho phép trẻ em học ngôn ngữ nhanh chóng không cần hướng dẫn rõ
ràng. LAD được coi là một thành phần quan trọng của UG, và Chomsky lập luận rằng
trách nhiệm của nó là về tốc độ và hiệu quả đáng kể của việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Những năm 1990, Chomsky đã
phát triển một khuôn khổ mới cho UG, gọi là chương trình tối giản trong
The Minimalist Program (1995). Chương trình tối giản đã tìm cách đơn giản
hóa và hợp lý hóa lý thuyết bằng cách giảm số lượng những quy luật và cấu trúc.
Chương trình tối giản nêu luận thuyết rằng UG gồm
một set nhỏ gồm những nguyên tắc phổ quát áp dụng
cho tất cả những ngôn ngữ và những thuộc tính cụ thể của từng ngôn ngữ được xác
định bởi những tham số có thể khác nhau giữa những ngôn ngữ. Chomsky cũng đã viết
nhiều về UG trong Knowledge of Language: Its Nature, Origin, and Use (1986):
khám phá bản chất của kiến thức ngôn ngữ, và “New Horizons in the Study of Language
and Mind”, gồm những đề tài liên quan
với ngôn ngữ học và nhận thức học
Trong những
năm qua, khái niệm ngữ pháp phổ quát đã trở thành một ý tưởng trung tâm và có ảnh
hưởng lớn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, và nó tiếp tục
là một lĩnh vực nghiên cứu tích cực và tranh luận
sống động giữa những nhà ngôn ngữ học, tâm lý học và triết
học.
(b)
Thuộc tính
cơ bản của ngôn ngữ:( Basic Property
of Language)
Chomsky lập luận rằng thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ là khả năng tạo ra một số vô hạn những câu mới lạ. Đây là điều khiến ngôn ngữ của con người khác biệt với những hình thức truyền thông khác, chẳng hạn như tiếng kêu của động vật hay ngôn ngữ của