Wednesday, March 30, 2022

Shapiro – Suy Nghĩ Về Toán Học (03)

Suy Nghĩ Về Toán Học

(Triết Học của Toán Học)

 Stewart Shapiro

 ( ←...tiếp theo)

 

 

PHẦN II.

LỊCH SỬ


3

THUYẾT DUY LÝ CỦA PLATO VÀ ARISTOTLE

 

Hãy bắt đầu ở chính từ đầu. Một nơi rất tốt để bắt đầu.

(The Sound of Music)

 

 điều tự nhiên để bắt đầu bản vẽ phác lịch sử của chúng ta trong Greece thời cổ, vì đã đồng ý rộng rãi rằng cả toán học và triết học; như chúng ta biết chúng ngày nay, đều đã sinh ra ở đó. Rõ ràng; toán học trước Greece đã chủ yếu là gồm những kỹ thuật tính toán và những hệ thống số đếm, liên quan hoặc với tôn giáo hoặc với những vấn đề thực tiễn như việc chia đất. Cho dù sau đó là tốt hơn hay tệ đi, những nhà toán học Greece đã đưa trọng tâm chú ý vào sự chính xác và chứng minh chặt chẽ.

 

Theo truyền thuyết, có lần người tiên tri của Apollo đã nói rằng một bệnh dịch sẽ chấm dứt nếu một điện thờ nhất định nào đó được tăng kích thước lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng của nó. Nếu những công dân lo lắng đã tăng mỗi chiều của điện thờ lên một phần ba, kết quả sẽ là một vật thể khoảng 2,37 lần kích thước ban đầu của nó. Người ta đã nghĩ rằng vị thần sẽ hài lòng với sự tăng thêm 37% này, nhưng truyền thuyết kể rằng bệnh dịch vẫn tiếp tục sau khi họ đã gấp đôi mỗi cạnh của điện thờ, tăng kích thước của nó lên gấp tám. Nếu những công dân tăng lên 26% những cạnh ban đầu, điện thờ sẽ gấp lên khoảng 2.0004 lần thể tích ban đầu. Chắc chắn, điều đó sẽ làm vị thần hài lòng. Sự khác biệt giữa gấp đôi (2.0000) và gấp 2.0004 của kích thước thì không thể tìm ra được bằng thử nghiệm; ít nhất nếu từ con người. Tuy nhiên, những nhà toán học Greece đã xem việc này như một bài toán nhân của tăng chính xác lên gấp đôi (thể tích) điện thờ. Họ không màng tới một giá trị gần đúng nào, chonó có thể gần đúng đến đâu. Vấn đề thực hành’ này của việc tránh tai họa được cho là đã dẫn đến bài toán hình học của nhân đôi hình lập phương: đem cho một đoạn thẳng và dùng chỉ compa và thước kẻ không khắc dấu, để tạo một đoạn thẳng vốn hình lập phương của nó thì gấp đôi chính xác với hình ban đầu. Những nhà toán học muốn nó chính xác và họ muốn nó được chứng minh. Hai bài toán tương tự là chia ba một góc, và tạo một đoạn thẳng vốn hình lập phương củacó cùng diện tích như của một hình tròn đã cho. Đã có sẵn những giá trị gần đúng từ sự chọn lựa ngẫu nhiên, không được kể. Những bài toán này đã làm bận rôn những nhà toán học hàng trăm năm, hơn 2.000 năm sau, lên đến cao điểm phát triển nhất, với kết quả là không có những giải đáp – những việc đều không thể nào làm được.[1]

 

Structure of Scientific Revolutions (1970) của Thomas Kuhn, một quyển sách có ảnh hưởng rất lớn, nói về những cách mạng và sự thay đổi mô thức [2] khiến việc tìm hiểu những công trình khoa học trong quá khứ thành khó khăn. Theo Kuhn, để hiểu được công trình trước đây, chúng ta phải quên những gì đã học về khoa học hiện tại của chúng ta, và cố gắng đắm mình trong thế giới quan đã đảo ngược. Những cách mạng chen vào lịch sử đã mãi mãi thay đổi những khái niệm và dụng cụ của một thời, làm công trình trong quá khứ trở nên không thể phán đoán được bằng cùng những tiêu chuẩn tương tự của chúng ta ngày nay. Toán học là gì? Nếu triết học và biên soạn lịch sử của khoa học của Kuhn áp dụng vào toán học, thì những cách mạng và thay đổi mô thức còn tinh vi hơn nhiều. Một nhà toán học thời nay không phải thay đổi lại khái niệm gì cho nhiều (nếu có) để đọc và thán phục Elements của Euclid. Những kỹ thuật lôgích thời nay đã tìm ra được một vài lỗ hổng trong lý luận, nhưng quan tâm của Euclid xem giống như của chúng ta, và những chứng minh và cấu trúc của ông cũng thế. Tuynhững khoảng trống lôgích, Elements là một khuôn mẫu của sự chặt chẽ toán học. Đã được tin tưởng rộng rài rằng Elements là một tột đỉnh của một chương trình khảo cứu vốn đã đang tiến hành trong thời của Plato.[3]

 

Greece thời cổ cũng là sinh quán của triết học thế tục phương Tây. Chúng ta thấy Socrates, Plato và Aristotle (cũng như một số triết gia thời trước-Socrates) phấn đấu chật vật với nhiều những vấn đề vốn những triết gia ngày nay cũng bận tâm, gồm một số vấn đề nghiên cứu trong quyển sách này. Plato đứng đầu một truyền thống lâu đời trong triết học, đôi khi gọi là thuyết duy lý, hay thuyết Plato (hay thuyết theo plato, [4] nếu người ta muốn có một một chút khoảng cách với vị thầy). Phần tiếp theo là một trình bày ngắn gọn về triết học tổng quát của Plato, hay lý thuyết về Thể Dạng. Tiếp theo là thảo luận về quan điểm của Plato về toán học – đặc biệt số học và hình học. Phần tiếp theo đổi hướng, và nói về ảnh hưởng của toán học với sự phát triển triết học của Plato. Phần cuối cùng của chương này là về Aristotle, học trò và là người đối lập chính của Plato. Nó dùng như một chuyển tiếp sang việc nghiên cứu thuyết duy nghiệm sau này trong quyển sách (thí dụ: ch. 4, §3; ch. 8, §2).

 

1. Thế Giới Của Hữu Thể

 

Động lực cho Plato một khoảng cách giữa những ý tưởng chúng ta có thể thai nghén trong tưởng tượng và thế giới vật lý quanh chúng ta. Thí dụ, mặc dù chúng ta có những bức tranh tinh thần phải chăng về công lý, nhưng mọi sự vật việc chúng ta thấy và nghe đều thấp kém hơn so với công lý toàn hảo. Chúng ta có một cái nhìn tưởng tượng về cái đẹp nhưng chưa có gì là đẹp hoàn toàn. Không có gì là hoàn toàn ngoan đạo, đức hạnh, vân vân. Mọi sự vật việc trong thế giới vật chất đều có những thiếu sót. Tất nhiên, việc đặt câu hỏi theo kiểu Socrate chắc chắn sẽ mở ra cho thấy rằng quan niệm của chúng ta về công bằng, cái đẹp và những sự vật việc tương tự đều không rõ ràng như dạng ngoài của chúng đôi khi có vẻ là thế, nhưng điều này không làm giảm đi giá trị của những quan sát hiện tại liên quan đến những thiếu xót trong lĩnh vực vật lý. Chúng ta có một số hiểu biết về những lý tưởng toàn hảo, nhưng chúng ta không bao giờ tìm thấy chúng. Tại sao có điều này?

 

Trả lời của Plato là có một vương quốc của những Thể dạng, nơi chứa đựng những sự vật việc toàn hảo như cái Đẹp, Công lý, và Đạo đức. Ông đôi khi nói về cái đẹp tự thân, công lý tự thân, và đạo đức tự thân. Một đối tượng vật lý, chẳng hạn như một bức tranh, đẹp đến mức nó giống như’, dự phần vào, hay có một phần của chính cái Đẹp. Một người thì công chính ở mức độ nào đó người ấy giống như tự thân Công lý. Plato gọi vương quốc vật chất là thế giới của Trở thành, [5] vì những đối tượng vật lý có thể thay đổi và hư hỏng. Chúng trở thành tốt đẹp hơn và chúng trở thành xấu tệ hơn. Những gì đẹp đẽ đều có thể trở thành xấu xí. Những gì là đức hạnh có thể trở thành xấu xa. Ngược lại, những Thể Dạng đều là vĩnh cửu và bất biến. Vẻ đẹp tự nó đã, đang, và sẽ luôn luôn là như vậy; những sự vật việc riêng lẻ đều đẹp cho đến chừng nào chúng phù hợp với tiêu chuẩn bất biến, vượt thời gian này. Rõ ràng, Plato khi đó sẽ không đứng dưới khẩu hiệu rằng ‘cái đẹp là ở trong mắt của người nhìn. Tương tự với công lý và những Thể dạng khác. Không có gì chủ quan, hay qui ước, hay tương đối-trong-văn hóa về chúng.

 

Vắn tắt, đó là bản thể học của Plato về những Thể Dạng. Tri thức học của ông là gì? Làm thế nào để chúng ta biết hay nắm bắt những Thể Dạng này? Chúng ta hiểu thế giới vật lý – thế giới của Sự trở thành – qua những giác quan. Ông gọi đây là ‘vương quốc’ của nhữngcảnh sắc và âm thanh. Ngược lại, chúng ta thấu hiểu những Thể Dạng chỉ qua sự suy tư của tinh thần. Chúng ta thấy và nghe những sự vật việc đẹp đẽ và con người công chính, nhưng chúng ta phải nghĩ cách thức của chúng ta tới Cái đẹp và Công lý. Đoạn văn sau đây từ Quyển 6 của Republic là điển hình:

 

Hãy để tôi nhắc bạn về sự khác biệt vốn chúng ta đã rút ra trước đó và thường rút ra trong những dịp khác, giữa vô số những sự vật việc vốn chúng ta gọi là tốt hay đẹp hay bất cứ gì nó có thể là, về mặt khác, và tự thân cái Tốt hay tự thân cái Đẹp, v.v. Tương ứng với mỗi của những tập hợp này của nhiều những sự vật việc này, chúng ta mặc định một Thể Dạng duy nhất hay yếu tính thực như chúng ta gọi ... Hơn nữa, nhiều những sự vật việc, chúng ta nói, có thể được nhìn thấy, nhưng không là những đối tượng của tư tưởng duy lý; trong khi những Thể Dạng là những đối tượng của tư tưởng, nhưng vô hình. [6]

 

Meno đưa ra một tri thức học khác. Trong đó, Plato có Socrates dẫn một đứa bé nô lệ đến định lý nói rằng hình vuông nằm trên đường chéo của một hình vuông nhất định thìdiện tích gấp đôi hình vuông ban đầu. Socrates nhấn mạnh rằng ông đã không, và không một bất kỳ ai khác, đã dạy định lý này cho đứanô lệ. Qua việc đặt những câu hỏi được lựa chọn kỹ lưỡng, và chỉ vào những phương diện của một sơ đồ đã vẽ, Socrates khiến đứanô lệ này tự mình tìm ra được định lý. Plato dùng thí nghiệm để hỗ trợ một học thuyết rằng khi nói đến hình học – hay thế giới của Hữu thể – thường thường những gì được gọi là học tập’ thì thực sự là sự nhớ lại từ một kiếp trước, giả định-trước có một thời điểm vốn hồn người đã tiếp cận trực tiếp với thế giới của Hữu thể. [7]

 

Những học giả không đồng ý về bản chất và vai trò của sự nhớ lại’ này trong tri thức học của Plato, và hầu hết những người theo thuyết Plato sau đó đều tránhnó. Bất kỳ trường hợp nào đi nữa, Plato đã chủ trương rằng hồn người thuộc phạm trù bản thể học thứ ba, với khả năng hiểu được cả thế giới của Hữu thể và thế giới của Trở thành.

 

Dù có hay không những yếu tố huyền của tri thức học, người ta có ấn tượng từ những đàm thoại Plato rằng thế giới vật lý được cấu tạo như nó thì đúng như thế, khiến chúng ta sẽ bị thúc đẩy vượt quá những giác quan của chúng ta để thămthế giới của Hữu thể. Với Plato, toán học là một bước then chốt trong tiến trình này. Nó nâng hồn người lên, vượt khỏi thế giới vật chất, đến thế giới vĩnh cửu của Hữu thể.

 

2. Plato với Toán học

 

Toán học, hay ít nhất hình học, đem cho một thí dụ không phức tạp và rõ ràng dễ hiểu của khoảng cách giữa thế giới vật chất không toàn hảo xung quanh chúng ta và thế giới trong sáng, lý tưởng, toàn hảo của tư tưởng. Từ trước thời của Plato cho đến ngày nay, chúng ta đã có những định nghĩa hoàn toàn đầy đủ kỹ lưỡng về đường thẳng, đường tròn, v.v., nhưng thế giới vật lý không chứa đựng những đường thẳng hoàn toàn không có bề dày, và không có đường tròn toàn hảo, hay ít nhất là không có đường nào vốn chúng ta có thể nhìn thấy. Có lẽ những đường thẳng không có bề dày, và những đường tròn toàn hảo, và những hình tương tự, là phần của không gian vật lý (hay của chiều không-thời) vốn chúng ta tất cả đều cư ngụ, nhưng ngay cả như vậy, chúng ta không gặp chúng, loại như thế, trong bất kỳ cách thức vật chất nào. Vậy chúng ta học gì trong hình học, và chúng ta học hỏi nó như thế nào?

 

Để làm rõ ràng, Plato đã tin rằng những mệnh đề của hình học đều đúng hoặc sai khách quan, độc lập với trí óc, ngôn ngữ, v.v. của những nhà toán học. Theo thuật ngữ của Chương 2, ông là một người theo thuyết duy thực về giá trị đúng thật. Thuyết duy thực này ít nhiều được giả định, và không được biện minh, qua suốt những đàm thoại. Có lẽ không có lựa chọn thay thế quan trọng nào. Nhưng hình học là gì? Bản thể học của nó là gì? Hình học được biết như thế nào? Plato chủ trương rằng chủ đề-nội dung của hình học là một lĩnh vực của những đối tượng hiện hữu độc lập với não thức con người, ngôn ngữ, v.v. Ông lập luận từ thuyết duy thực về giá trị-đúng thật đến thuyết duy thực trong bản thể học, một chủ đề có tiếng vang trong suốt lịch sử sau đó. Những tuyên bố gây tranh luận chính của Plato liên quan đến bản chất của những đối tượng hình học và nguồn gốc của kiến thức hình học. Ông tin rằng những đối tượng hình học đều không là vật chất, và chúng thì vĩnh cửu và bất biến. Theo nghĩa này, ít nhất, những đối tượng hình học giống như những Thể Dạng và đều trong thế giới của Hữu thể. Do đó, ông sẽ bác bỏ đề nghị ở trên rằng những đối tượng hình học hiện hữu trong không gian vật lý.

 

Ở cuối quyển 6 của Republic, Plato đem cho một ẩn dụ của một Đường thẳng Phân Đoạn (xem Hình 3 .1). Thế giới của Trở thành ở dưới cùng và thế giới của Hữu thể ở trên cùng (với Thể Dạng cúa sự Tốt Lành (Thiện) ở trên tất cả). Mỗi phần của đường thẳng lại được phân chia. Thế giới của Trở thành thì chia thành vương quốc của những đối tượng vật chất ở trên cùng và những hình ảnh phản chiếu của những đối tượng (thí dụ như trong nước) ở dưới đáy. Thế giới của Hữu thể thì chia thành những Thể Dạng ở trên cùng và những đối tượng của toán học ở dưới. cùng [8]. Điều này cho thấy rằng những đối tượng vật lý đều ‘những phản ảnhcủa những đối tượng toán học, vốn đến phiên, chúng đều những ‘phản ảnhcủa những Thể Dạng.

 


Hình 3.1. Đường thẳng Phân Đoạn

 

 

Tuy nhiên, có bằng chứng, gồm một số đóng góp của Aristotle, rằng Plato đã lấy ít nhất một số đối tượng toán học đểnhững Thể Dạng. Có những dấu hiệu rằng trong thời kỳ Pythagoras-mới sau này của ông, Plato đã coi tất cả những Thể Dạng là về toán học. Có những tường thuật về một bài giảng trước công chúng về sự Tốt Lành, ở đó, trước sự thất vọng của một số người nghe ông, Plato đã chỉ nói về những vấn đề toán học.

 

Chúng ta không cần đồng ý về những chi tiết chú giải này. Một mối chỉ nối chung, của tất cả những thời kỳ và tất cả những diễn giải, là thế giới hình học của Plato thì ly dị với thế giới vật lý và quan trọng hơn, kiến thức hình học thì ly dị với sự quan sát giác quan. Kiến thức hình học thì có được bằng suy tưởng thuần túy, hay bằng việc nhớ lại quá khứ quen thuộc của chúng ta với vương quốc hình học, như nói trên.

 

Liên quan đến bản thể học, và ít nhất là mặt phủ định của tri thức học, lập luận của Plato được thì đơn giản, nhưng cho một ấn tượng sai lệch. Những mệnh đề hình học liên quan đến những điểm không kích thước, những đường thẳng không có bề dày, và những đường tròn hoàn toàn. Thế giới vật lý không chứa những điều như vậy, và chúng ta không nhìn thấy những điểm, đường và những vòng tròn như trong Euclid. Thế nên, hình học thì không là về bất cứ gì trong thế giới vật lý, thế giới của Trở Thành, và chúng ta không nắm bắt những đối tượng hình học qua những giác quan. Tất nhiên, một số đối tượng vật lý gần đúng với những hình dạng theo như Euclid. Chu vi của một quả cam và một hình tròn được vẽ tỉ mỉ kỹ lưỡng trên giấy, ít nhiều giống với hình tròn Euclid, ít giống quả cam hơn, giống hình tròn vẽ nhiều hơn. Nhưng những định lý hình học không áp dụng cho những gần đúng này. Thí dụ, hãy xem xét định lý nói rằng một tiếp tuyến của một đường tròn cắt đường tròn tại một điểm duy nhất. Ngay cả khi người ta cẩn thận vẽ một đường tròn và một đường thẳng tiếp tuyến, dùng những dụng cụ khéo tạo cầu kỳ, đắt tiền hay bút chì rất nhọn (hay máy in có nhiều chi tiết hình ảnh hơn), người ta vẫn sẽ thấy rằng đường thẳng chồng lên ranh giới của vòng tròn trong một vùng nhỏ, nhung không phải một điểm duy nhất (xem Hình 3.2). Nếu một người dùng phấn vẽ trên bảng, hay gậy vẽ trên cát để thực hành, thì phần chồng lên nhau sẽ lớn hơn đáng kể. Tất nhiên, không gì của sự việc này phủ nhận định lý phổ thông rằng giao điểm của một đường tròn và một tiếp tuyến là một điểm duy nhất. Giải thích của Plato thì đơn giản, không quanh co. Những đường tròn

 


Hình 3.2. Tiếp tuyến với vòng tròn

 

và đường thẳng được vẽ chỉ là những xấp xỉ nghèo nàn thấp kém của Đường Tròn thực và Đường Thẳng thực vốn chúng ta nắm bắt được chỉ bằng não thức (hay trí nhớ). Ranh giới nhỏ chồng lên nhau trong những hình vẽ là một gần đúng nghèo nàn của một điểm.

 

Chúng ta trong vị trí để hiểu rõ hơn nhận xét của Plato trong đoạn văn, từ Quyển 7 của Republic, đã trích dẫn trong chương 1:

 

Khoa học [về hình học] thì trong mâu thuẫn trực tiếp với ngôn ngữ được những người thông thạo đã dùng ... Ngôn ngữ của họ thì rất mực ngớ ngẩn buồn cười ... vì họ nói như thể họ đang làm một gì và như thể tất cả những lời của họ đều hướng tới hành động. ... [Họ nói] về việc bình phương và việc ứng dụng và việc đem cộng và những tương tự ... trong khi trong thực tế, đối tượng thực của toàn bộ môn học là ... kiến thức ... về những gì hiện hữu vĩnh viễn, không về bất cứ gì vốn trở thành cái này hay cái kia trong một lúc nào đó và rồi thôi không hiện hữu nữa. (Plato, 1961, 527a)

 

Nếu Plato thì đúng rằng hình học liên quan đến những đề mục vĩnh cửu và bất biến trong thế giới của Hữu thể, khi đó sẽ không có ngôn ngữ động nào trong hình học. Để thấy được ý nghĩa của những cấu trúc trong Elements của Euclid, là điều khó khăn cho một người theo thuyết Plato. Theo Proclus [9] triết gia phái Plato-mới, thế kỷ thứ năm, vấn đề của ‘như thế nào chúng ta có thể đưa chuyển động vào những vật thể hình học bất động đã làm bận rộn nhiều nhữn đầu óc lỗi lạc nhất tại Academy của Plato trong nhiều thế hệ tiếp sau.

 

Có một vấn đề tương tự liên quan đến những sơ đồ thường đi kèm với những chứng minh với giải tích trong hình học. Một người theo thuyết Plato chắc chắn sẽ lo ngại rằng những đồ hình này có thể làm người đọc lẫn lộn vào trong suy nghĩ rằng định lý là về sơ đồ vật chất đã vẽ. Sau cùng, mục đích của những sơ đồ là gì? Giải thích của Plato có thể là sơ đồ một cách nào đó giúp đỡ trí óc trong việc thấu hiểu lĩnh vực hình học vĩnh cửu, bất biến, hay giúp chúng ta nhớ lại thế giới của Hữu thể. Tuy nhiên, người ta có thể tự hỏi có thể có được điều này như thế nào, vì thế giới của Hữu thể thì không thể không tiếp cận qua con đường của giác quan được. Trong Republic (510d), Plato viết:

 

Bạn ... biết những nhà hình học] đem dùng những hình ảnh hữu hình và nói viết bàn luận về chúng như thế nào, mặc dù những gì họ thực có trong đầu là những bản gốc của những gì vốn những những hình vẽ này là những hình ảnh (của chúng). Lấy thí dụ, họ không lý luận về hình vuông và đường chéo cụ thể này vốn họ đã vẽ, nhưng là về Hình Vuông và Đường Chéo (trong thế giới những Thể dạng, những lý tưởng); và tương tự như vậy trong mọi trường hợp. Những sơ đồ họ vẽ và những mô hình họ tạo đều là những sự vật việc thực tại, vốn có thể có có những hình bóng hay hình ảnh của chúng trong nước; nhưng bây giờ đến lượt chúng, chúng đóng vai trò là những hình ảnh, trong khi người học trò thì đang tìm để nhìn ngắm những thực tại này vốn chỉ suy tưởng mới có thể thấu hiểu được.

 

Ở đây chúng ta có cùng một ẩn dụ như trong đường thẳng phân đoạn: những: phản chiếu và những hình ảnh. Tôi giả định nhà toán học giỏi sẽ không cần những sơ đồ, sau khi tiếp xúc trực tiếp hơn với vũ trụ hình học. Plato không là triết gia cuối cùng thắc mắc về vai trò của những sơ đồ trong chứng minh hình học.

 

Mặc dù, như đã ghi nhận, những người theo thuyết Plato tiếp theo đã không chấp nhận những khía cạnh huyền bí hơn trong tri thức học của Plato, hầu hết họ đều chủ trương rằng kiến thức hình học là tiên nghiệm, độc lập với kinh nghiệm giác quan. Có thể là một số kinh nghiệm giác quan là cần thiết để nắm bắt những khái niệm liên quan, hay chúng ta có thể cần những sơ đồ đã vẽ như một phương tiện hỗ trợ thị giác cho não thức, hay có lẽ để làm thức tỉnh não thức của chúng ta về lĩnh vực hình học vĩnh cửu và bất biến của không gian Euclid. Tuy nhiên, điều cốt yếu là kiến thức toán học trên nguyên tắc thì độc lập với kinh nghiệm giác quan. Lý do chính cho điều này xuất phát từ bản thể học Plato. Hình học không là về những đối tượng vật lý trong không gian vật lý.

 

Quan điểm này để lại một vấn đề của việc giải thích tại sao hình học áp dụng với thế giới vật lý, dù với sự gần đúng. Trong Timaeus Plato đem cho một câu chuyện chi tiết, nhưng tưởng tượng về thế giới vật lý được xây dựng thế nào về hình học, từ năm khối đa diện Plato: khối 4 mặt tam giác (pyramid), khối 6 mặt vuông (hình lập phương), khối 8 mặt tam giác, khối 12 mặt ngũ giác (dodecahedron), khối 20 mặt tam giác (icosahedron). [10]

 

Những chi tiết của quan điểm của Plato liên quan đến số học và đại số học không xuông sẻ như giải thích về hình học của ông, nhưng bức tranh tổng thể thì giống nhau. Ông là một người theo thuyết duy thực không rắc rối khó khănvề cả giá trị-đúng thật và bản thể học, chủ trương rằng những mệnh đề từ số học và đại số là đúng hoặc sai, độc lập với nhà toán học, với thế giới vật lý và ngay cả với não thức, và ông chủ trương rằng những mệnh đề số học là về một lĩnh vực của những đối tượng trừu tượng được gọi là ‘những số. Trong Sophist (238a), Nhân vật Người Khách lạ nói rằng giữa những sự vật việc vốn hiện hữu, chúng ta gồm vào con số trong tổng quát, và Theaetetus trả lời, Đúng, con số phải hiện hữu nếu một bất kỳ một gì hiện hữu.[11]

 

Những đàm thoại chứa một số đoạn văn trong đó áp dụng những phân biệt của Plato cho những con số. Tất nhiên, có những con số của những đối tượng vật chất, vốn chúng ta có thể gọi là những con số vật lý. Đây là những con số trong thế giới của Trở thành. Chúng được phân biệt với những con số tự thân’, vốn chúng không được nắm bắt bởi những giác quan, nhưng bằng chỉ suy nghĩ thuần túy.

 

Thí dụ, trong Philebus (56), Plato đã có Socrates phân biệt giữa người thông thườngtriết gia khi nói về số học. Theo một ý hướng nào đó, có hai số học khác nhau. Người đối thoại, Protarchus, hỏi sự phân biệt này ... dựa trên nguyên tắc nào? Socrates trả lời: ‘nhà số học thông thường, chắc chắn, hoạt động với những đơn vị không bằng nhau; hai” của người ấy có thể là hai đội quân hay hai con bò, hay hai thứ bất kỳ gì từ thứ nhỏ nhất đến thứ lớn nhất trên thế giới, trong khi triết gia sẽ không có liên quan gì với người ấy, trừ khi người ấy đồng ý để làm mọi mọi trường hợp đơn lẻ của đơn vị của người ấy chính xác bằng với mọi trường hợp đơn lẻ khác trong số vô hạn của những trường hợp’. Xem thêm Theaetetus, 196, Republic, 525. Do đó, chúng ta thấy rằng số học, giống như hình học, áp dụng chỉ xấp xỉ gần đúng với thế giới vật lý hay chỉ đến chừng mức những đối tượng có thể phân biệt được với nhau. Số học của triết gia áp dụng chính xác và chặt chẽ cho chỉ thế giới của Hữu thể.

 

Không có sự đồng thuận về những ý kiến của Plato liên quan đến bản chất của con số. Một diễn giải cho rằng Plato lấy những con số để là những tỷ lệ của những độ lớn hình học. [12] Thí dụ, số bốn sẽ là tỷ số giữa chu vi của một hình vuông với một của những cạnh của nó, và cũng là tỷ lệ của diện tích của một hình vuông với diện tích của một hình vuông có cạnh bằng nửa của cạnh hình vuông ban đầu. Cách tiếp cận này có ưu điểm là không chỉ gồm những số tự nhiên, nhưng cũng những số hữu tỉ (dương) và những số vô tỉ (như đã thảo luận trong những đàm thoại như Theaetetus). Nhược điểm của giải thích này là nó không tính đến việc dùng những con số trong những nội dung khác hơn hình học. Ngay cả khi chúng ta hạn chế sự tập trung của chúng ta vào thế giới của Hữu thể, chúng ta đếm những sự vật việc khác ngoài những độ lớn hình học. Thí dụ, chúng ta nói rằng một phương trình đem cho có hai nghiệm số, rằng có năm khối đa diện Plato, và có bốn số nguyên tố nhỏ hơn mười.

 

Đoạn văn trên của Philebus nêu lên một giải thích khác về số học của Plato. Khi một nhà số học thông thường đếm một đôi giày, mỗi chiếc giày là một đơn vị, nhưng hai chiếc giày không cùng hình dạng hay ngay cả không chính xác cùng kích thước. Ngược lại, khi triết gia đếm hai, người ấy nói đến một cặp hay một đôi của những đơn vị vốn giống nhau trong mọi cách. Với triết gia, những số tự nhiên là những sưu tập của những đơn vị thuần túy, vốn chúng không thể phân biệt được với nhau (Republic, 425; Sophist, 245).

 

Ngẫu nhiên lưu ý rằng với cả người thông thường và triết gia, ‘con số luôn là một con số của một gì đó hay mộtkhác. Những con số của người thông thường là những con số của những sưu tập như những đội quân và những con bò. Những con số của triết gia là những con số của những đơn vị thuần túy.

 

Nhiều những nguồn cổ phân biệt lý thuyết về những con số, được gọi là ‘số học’ với lý thuyết về tính toán, được gọi là ‘lôgistích [13]. Hầu hết những người viết coi điều sau là một ngành học thực tiễn, liên quan đến đo lường và giao dịch kinh doanh (thí dụ: Proclus 1970: 20). Người ta sẽ nghĩ rằng sự phân biệt này rất phù hợp với Plato, vì sự tương phản hoàn toàn của ông giữa thế giới Hiện hữu và thế giới Trở thành. Số học sẽ bận tâm với Hiện hữu, trong khi lôgistích sẽ bận tâm với Trở thành. Tuy nhiên, Plato có cả số học và lôgistích [14] tập trung vào thế giới của Hữu thể. Sự khác biệt liên quan đến chính những số tự nhiên là để nghiên cứu như thế nào. Số học ‘giải quyết với số chẵn và số lẻ, với liên quan đến việc mỗi số xảy ra là bao nhiêu (Gorgias, 451). Nếu một người trở nên toàn hảo trong nghệ thuật số học, khi đó người ấy cũng biết tất cả những con số (Theaetetus, 198)..Lôgistích của Plato khác với số học ‘trong chừng mức nó nghiên cứu cái chẵn và cái lẻ với viện dẫn mỗi chúng xảy ra như thế nào chúng tạo ra với chính chúng và với lẫn nhau (Gorgias, 451). Do đó, số học giải quyết với những số tự nhiên riêng lẻ và lôgistích giải quyết với những quan hệ giữa những con số. Với lôgistích, Plato đưa ra những nguyên tắc về cách những số tự nhiên được tạo ra từ những số tự nhiên khác (qua gnomon) [15]. Đây là một gì đó giống như một sự giải quyết về tiên đề của nguồn gốc của bản thể học.

 

Plato nói rằng người ta nên theo đuổi cả số học và lôgistích vì lợi ích của sự hiểu biết. Đóqua việc nghiên cứu chính những con số, và những liên hệ giữa những con số, khiến hồn người (tâm lý/tinh thần) có thể thấu hiểu được bản chất của những con số như chúng trong tự thân chúng. Như Jacob Klein (1968: 23) nói, lôgistích lý thuyết nâng lên thành một khoa học rõ ràng khiến kiến thức về liên hệ giữa những con số ... có trước, và thực sự phải có trước, tất cả những phép tính toán’. Lôgistích của Plato là với sự tính toán thực tiễn, như hình học của ông là với những hình vẽ trên giấy hay trên cát.

 

Người ta có thể tự hỏi, với Klein (1968: 20), điều gì sẽ được nghiên cứu trong số học của Plato, như ngược lại với lôgistích của ông. Có lẽ, nghệ thuật đếm-nhẩm những sốlà số học xuất sắc nhất. Tuy nhiên, phép cộng và phép trừ chỉ là phần mở rộng của phép đếm. Hơn nữa, tự thân việc đếm đã giả định-trước một liên quan liên tục và phân biệt của những sự vật việc được đánh số cũng như của những con số. Klein (1968: 24) nghiêng sang kết luận rằng lôgistích liên quan đến những tỷ lệ giữa những đơn vị thuần túy, trong khi số học liên quan đến đếm, cộng và trừ. Phù hợp với những đàm thoại sau này, có lẽ tốt hơn nên nghĩ về lôgistích của Plato như nhữngvốn chúng ta gọi là số học, tức là nghiên cứu toán học về những số tự nhiên. Số học của Plato là một phần của triết học cấp cao hơn, nơi người ta có thể thấu hiểu được bản chất siêu hình của chính con số.

 

3. Toán học với Plato

 

Thán phục của Plato cho những thành tựu phấn khởi của những nhà toán học thì rõ ràng rất nhiều, ngay cả với một người đọc bình thường của những đàm thoại của Plato. Như Gregory Vlastos (1991: 107) nói điều này, Plato ‘đã có khả năng để kết hợp dễ dàng với những nhà toán học giỏi nhất thời ông trong Academy, chia sẻ và tiếp tay với nhiệt tình của họ cho công việc của họ. Một số học giả gần đây đã tập trung chú ý trên sự ảnh hưởng của sự phát triển của toán học trên triết học của Plato. Một cách nổi bật, ánh sáng đã soi chiếu trên một số những tương phản sắc cạnh giữa Plato và Socrates, người thầy của ông.

 

Trong những gì chúng ta được biết, quan tâm chính của Socrates là đạo đức học và chính trị học, không là toán học và khoa học. Ông tự xem mình là người có một sứ mệnh thần linh để truyền bá triết học cho mọi người. Tất cả chúng ta đều thích thú với hình ảnh Socrates loanh quanh trên những đường phố của thành Athens, thảo luận về công lý và đức hạnh với bất cứ người nào muốn nghe và nói chuyện. Bất cứ người nào. Ông đã sống với khẩu hiệu rằng chiêm nghiệm suy tưởng triết học là yếu tính của đời sống. Chúng ta đã được sinh ra để suy nghĩ. Trong phiên tòa xử ông, Socrates đã tuyên bố rằng với ông nếu giữ im lặng và chỉ bận tâm đến riêng mình sẽ là một sự bất kính, không tuân lời Gót (Apology, 38a): Tôi nói với bạn rằng hãy đừng để ngày nào trôi qua nhưng không bàn luận về sự tốt lành và tất cả những đề tài khác vốn bạn nghe tôi nói và tra hỏi chúng với cả chính tôi lẫn những người khác, thì thực sự là điều hay nhất một người có thể làm được, và rằng đời sống không có loại tra hỏi này thì không đáng sống.

 

Điển hình, Socrates tiến hành bằng khơi gợi những tin tưởng của một người nói chuyện và sau đó, qua việc hỏi han kỹ lưỡng, gắng để rút ra những hậu quả không ngờ và không mong muốn của những tin tưởng đó. Trong hầu hết những trường hợp, sự chạm trán không chấm dứt với sự đưa dẫn về phi lý của vị trí ban đầu của người nói chuyện. Thay vào đó, người nói chuyện bị thách thức để xem xét lại những tin tưởng của người này để học hỏi bằng việc hình thành những tin tưởng mới. Socrates còn theo đuổi việc này ngay cả trong phiên tòa xử chính mình, chống lại những người lên án ông. [16]

 

Do đó, phương pháp Socrate là một kỹ thuật cho việc nhổ bỏ những tin tưởng sai lầm. Nếu phương pháp có đưa đến đúng thật, thì nó chỉ là một tiến trình của sự loại trừ hay có lẽ của việc làm thử và tìm sai. Socrates chưa bao giờ tuyên bố rằng ông có bất kỳ kiến thức chắc chắn đặc biệt nào về công lý, đức hạnh, v.v. Hoàn toàn ngược lại. Ông coi sự khôn ngoan của ông là gồm trong sự kiện rằng ông biết rằng ông không biết. Ông có lẽ đã đi đến kết luận tiêu cực này bằng việc xem xét bản thân chính mình.

 

Thêm nữa, phương pháp Socrate không kết quả trong chắc chắn. Nó có thể bảo chúng ta rằng một số nhũng tin tưởng của chúng ta thì sai hay không rõ ràng, nhưng nó không tất yếu chỉ ra tin tưởng nào thì sai hay không rõ ràng. Phương pháp thì có thể sai lầm và mang tính giả thuyết, nhưng nó là mộttốt nhất chúng ta có được.

 

Phương pháp luận của Plato trưởng thành không giống với của Socrates trong bất kỳ cách nào của những lối này. Plato ghi chú tình cờ đó đây rằng toán học thìhữu dụng phổ quát trong tất cả những kỹ thuật đòi hỏi tài khéo và trong mọi hình thức của kiến thức và vận hành trí tuệ – (toán học) là) điều đầu tiên mọi người đều phải học (Republic, 523). [17] Vào thời của Plato, một người cần dồn sức trong lâu dài vào việc nghiên cứu để thông thạo toán học. Một hiểu biết thông thường với nó sẽ không giúp bạn tiến xa được. Vì vậy, Plato đã nhìn nhận rằng người ta cần dồn sức trong lâu dài cho bất kỳ dạng nào của kiến thức và hoạt động trí tuệ’. Đặc biệt là triết học.

 

Không giống người thầy của ông, Plato chủ trương rằng triết học thì không là cho tất cả mọi người. Trong khối thịnh vượng chung lý tưởng được hình dung ở Republic, chỉ một số người giới lãnh đạo được lựa chọn kỹ lưỡng để tham dự vào sự suy tưởng triết học, và chỉ sau một thời gian huấn luyện kéo dài cho đến khi họ ít nhất 50 tuổi. Đại đa số cư dân đều được khuyên bảo đề nhận sự chỉ đạo từ những người lãnh đạo này và chú tâm vào công việc riêng của chính họ. Người làm ruộng gắn bó với việc làm ruộng, và người đầu bếp gắn bó với việc nấu ăn. Mọi người làm chỉ những gì người ấy làm giỏi nhất. Triết học cũng thế, dành cho những người chuyên mônnhững người Giám Hộ. Plato ngay cả còn chủ trương rằng sẽ rất nguy hiểm cho quần chúng nếu họ tham dự vào triết học. Ngay cả còn nguy hiểm cho những giám hộ tương lai sớm tham dự vào lĩnh vực triết học trước khi họ được huấn luyện thích đáng. Plato nhấn mạnh rằng với đa số mọi người, đời sống không tự tra hỏi thì đáng sống như thường. Nếu Plato có được cách của ông, đời sống tự tra hỏi sẽ bị cấm với hầu hết tất cả mọi người. Về mặt này, khó có thể tưởng tượng được một tương phản nào sâu đậm hơn nữa giữa Socrates và người học trò nổi tiếng nhất của ông.

 

Điều đáng ghi nhận rằng với Plato, trọn vẹn mười năm huấn luyện của những giám hộ thì dành cho toán học. Họ làm rất ít gì khác trong khoảng tuổi 20 đến 30. Điều này thì nhiều hơn so với chúng ta mong đợi từ những nhà toán học chuyên nghiệp tương lai ngày nay. Lý do của Plato cho điều này thì rõ ràng. Để cai trị giỏi, những giám hộ cần chuyển chú tâm của họ từ thế giới của Trở thành sang thế giới của Hữu thể. Do đó, một phần trọng yếu của sự giáo dục của họ phải ‘chuyển hồn người từ một ngày vốn cũng tối đen như đêm sang ngày thực, hành trình đó đi lên thế giới chân thực vốn chúng ta sẽ gọi là sự theo đuổi thực của sự khôn ngoan (Republic, 521). Toán học kéo hồn người từ thế giới của thay đổi đến thực tại’. tự nhiên đánh thức khả năng của suy tưởng... để kéo chúng ta hướng đến thực tại– ít nhất là cho một số ít hồn người có khả năng của sự đi lên như thế.

 

Việc Plato cắt đứt với người thầy của ông thì có thể hiểu được, nếu không nói là đáng phục. Socrates đã không cho toán học chỗ đứng tự hào, trong khi Plato đã thấy toán học như cánh cổng vào trong thế giới của Hữu thể, một cánh cổng vốn phải đi qua nếu người ta có được một bất kỳ hy vọng nào của hiểu biết bất cứ một gì thực. [18] Toán học, điều kiện tiên quyết để nghiên cứu triết học, đòi hỏi một thời gian dài của học tập quyết liệt. Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết chúng ta phải sống đời sống của chúng ta trong thiếu hiểu biết về thực tại chân thực, và phải dựa vào những người giám hộ để được hướng dẫn về phần để sống thế nào cho tốt đẹp.

 

Quan tâm mãnh liệt của Plato với toán học có thể cũng là nguyên nhân cho sự không ưa của ông với phương pháp luận dưa trên giả thuyết và có thể sai lầm của Socrate. Toán học tiến hành (hay phải tiến hành) qua chứng minh, không chỉ là làm thử và tìm sai. Khi Plato trưởng thành, phương pháp Socrate dần dần được thay thế. Trong Meno, Plato dùng kiến thức hình học, và chứng minh hình học, như thức cho tất cả kiến thức, gồm kiến thức đạo đức và siêu hình học. Trong đàm thoại đó, Plato muốn nóivề đạo đức học, và kiến thức của chúng ta về đạo đức học, và ông rõ ràng rút ra một sự tương tự với kiến thức hình học. Đó là một chương trình hành động mẫu mực của Socrate và Plato để bắt đầu với những trường hợp rõ ràng và tiến hành những trường hợp rắc rối khó khan hơn, bằng cách của loại suy. Plato thấy mọi sự vật việc không phức tạp và dễ làm hay dễ hiểu khi đi đến toán học và kiến thức toán học, và ông cố gắng để mở rộng những tìm được ở đó đến tất cả của kiến thức. Trong đàm thoại, không ai đặt câu hỏi về sự tương tự giữa toán học và đạo đức học hay siêu hình học. Thuyết duy lý dựa trên cùng một phép loại suy (xem chương 4, §1).

 

Trong mười năm học hỏi toán học của họ, những giám hộ tương lai tiến hành giả thuyết, từ những định đề và tiên đề. Họ phải đơn giản chấp nhận những giả thuyết đó, và không biết nền tảng cuối cùng của chúng là gì. Như được cho thấy bằng ẩn dụ đường thẳng phân đoạn, những nhà toán học cũng dùng những sơ đồ và những trợ giúp khác từ thế giới của Trở thành. Ở giai đoạn này, những giám hộ tương lai tiến từ thế giới của Trở thành đến thế giới của Hữu thể. Giai đoạn này là cần thiết, nhưng nó không là một kết luận phù hợp cho những học tập của họ. Plato hé mở đến một phương pháp luận chắc chắn và an toàn hơn cho triết học. Bắt đầu tuổi sau-30, mười năm cho toán học – những người lãnh đạo tương lai dành một số năm tham dự vào phép biện chứng, ở đó họ gặp và nắm bắt chính những Thể Dạng, độc lập với bất kỳ những trường hợp ‘nhuốm nhơ bẩn nào trong thế giới vật lý, và họ đạt đến nhữngnguyên lý đầu tiên không-giả định, cơ sở sau cùng cho tất cả kiến thức và sự hiểu biết. Những người giỏi nhất trong số họ sau đó sẽ đi lên để chiêm nghiệm sự Tốt Lành.

 

Tóm tắt, sau đó với Plato, phương pháp lúng túng nhưng thú vị và bình dân của Socrate trước tiên nhường chỗ cho sự chặt chẽ ưucủa chứng minh toán học Greece. Điều này sau đó được thay thế bằng một gặp gỡ biện chứng ngay cả còn ưu tú hơn, với những Thể Dạng.

 

4. Aristotle, người đối lập tương xứng

 

Hầu hết những gì Aristotle nói về toán học là một tranh biện với những quan điểm của Plato, và không có đồng thuận nhiều giữa những học giả về những nhận xét tích cực rải rác vốn ông đã đưa ra. Tuy nhiên, ít nhất là có hướng chính của một giải thích (hay những giải thích) của toán học vốn báo hiệu một số những nhà tư tưởng thời nay. Triết học của Aristotle chứa đựng những hạt giống của thuyết duy nghiệm

 

Như đã ghi nhận ở trên, triết học của toán học của Plato thì gắn buộc với giải thích của những Thể Dạng của ông như những thực thể vĩnh cửu, bất biến trong thế giới riêng biệt của Hữu thể. Tương tự như vậy, triết học của toán học của Aristotle thì gắn buộc với sự phủ nhận của ông với một thế giới riêng biệt của Hữu thể. Aristotle đã chấp nhận sự hiện hữu của những Hình trạng, hay những phổ quát, nhưng ông đã chủ trương rằng chúng không tách rời khỏi những đối tượng đơn độc cụ thể vốn là những hình trạng của chúng. Chẳng hạn, cái Đẹp là nhữngtất cả những sự vật việc đẹp đẽ có cùng những tính chất, không phải một gì ở trên và vượt ngoài những những sự vật việc đẹp đẽ đó. Nếu một ai đó cố gắng phá hủy tất cả những sự vật việc đẹp đẽ, người ấy sẽ phá hủy chính cái Đẹp – vì sẽ không còn gì để cái Đẹp hiện hữu trong đó. Tương tự như thế với Công lý, Đức hạnh, Con người và những hình trạng khác.Nói tóm lại, với Aristotle, mọi sự vật việc trong thế giới vật lý có những hình trạng, nhưng không có thế giới riêng biệt để chứa những hình trạng này. Hình trạng hiện hữu trong những đối tượng đơn độc cụ thể.

 

Đôi khi Aristotle nêu lên rằng câu hỏi quan trọng liên quan về bản chất của những đối tượng toán học, không phải chỉ đơn thuần sự hiện hữu hay không hiện hữu của chúng: Nếu những đối tượng toán học hiện hữu, chúng phải hiện hữu trong những đối tượng có thể nhận biết được như một số người nói, hay tách biệt khỏi những đối tượng có thể nhận biết được (cũng một số người nói như vậy), hoặc nếu không, thì hoặc chúng hoàn toàn không hiện hữu gì hết tất cả, hay chúng hiện hữu trong một số cách thức nào đó khác. Thế nên, tranh luận của chúng ta sẽ không là liệu chúng có hiện hữu hay không, nhưng là chúng hiện hữu trong cách nào (Metaphysics, Sách M, 1076a; bản dịch dùng ở đây và tiếp sau là của Annas 1976). Một khó khăn với Aristotle là nếu chúng ta bác bỏ những Thể Dạng Plato, sau đó có lý do gì để tin vào những đối tượng toán học? Bản chất của chúng là gì (nếu chúng hiện hữu), và quan trọng nhất, chúng ta cần những đối tượng toán học để làm gì? Chúng giúp giải thích điều gì hay làm sáng tỏ điều gì? Như chính ông nói:

 

Người ta cũng có thể dồn chú ý vào câu hỏi này về những con số: chúng ta tìm lý do ở đâu cho việc tin rằng chúng hiện hữu? Với người chấp nhận những Hình trạng, họ đem cho một số loại giải thích cho mọi sự vật việc, vì mỗi con số là một Hình trạng và một Hình trạng là một giải thích của sự hiện hữu của những sự vật việc khác cách này hay cách khác (chúng ta sẽ cho họ sự giả định này). Nhưng còn người không chủ trương loại quan điểm này qua việc nhìn thấy những khó khăn trên những Hình trạng ẩn giấu trong nó, vì vậy đây không là lý do của người ấy để nhận những con số ...? Tại sao chúng ta nên tin nhận người ấy khi người ấy nói rằng loại con số này hiện hữu, và nó thì dùng làm gì cho một bất kỳ gì khác? Không có gì vốn người tin vào nó nói nó gây nên ... (Metaphysics Quyển N, 1090a)

 

Giải thích của Aristotle về những đối tượng toán học theo sau giải thích của ông về những Hình trạng [19]. Như trong đoạn văn trích dẫn trước, ông đã chủ trương rằng những đối tượng toán học hiện hữu trong những đối tượng có thể nhận biết được, không tách biệt với chúng. Tuy nhiên, không có đồng thuận nhiều về chính xác điều này rốt cuộc là gì. Một số nhận thức sâu xa đến từ một thảo luận trong Physics B về những gì là đặc biệt về phương pháp luận về toán học:

 

Điểm tiếp theo cần xem xét là nhà toán học khác với nhà vật lý như thế nào. Rõ ràng những vật thể vật lý chứa những bề mặt, những khối lượng, những đường thẳng và những điểm, và đây là chủ đề nội dung của toán học ... Bây giờ nhà toán học, mặc dù người ấy cũng giải quyết những sự vật việc này (đó là, những bề mặt, những khối lượng, những độ dài và những điểm), không coi chúng như (với tư cách là) những giới hạn của một vật thể vật chất; người ấy cũng không coi những thuộc tính đã chỉ định là những thuộc tính của những vật thể đó. Đây là lý do người ấy tách chúng ra, vì trong suy tưởng, chúng có thể tách rời khỏi chuyển động, và điều đó không tạo nên khác biệt và cũng không làm sai kết quả nếu chúng bị tách rời. . . Trong khi hình học nghiên cứu những độ dài vật lý, nhưng không như vật lý, quang học nghiên cứu những độ dài toán học, không như toán học. (193b-194a)

 

Quyển M của Metaphysics chứa đựng những tình cảm tương tự:

 

thể có những phát biểu những chứng minh về những độ lớn có thể nhận biết được, nhưng không cũng có thể nhận biết được ngoại trừ như hữu thể của một loại nhất định nào đó. Trong trường hợp của những sự vật chuyển động sẽ có những phát biểu và những nhánh của kiến thức về chúng, không như sự chuyển động nhưng chỉ đơn thuần như những vật thể, và lại nữa chỉ đơn thuần như những mặt phẳng và chỉ đơn thuần như những độ dài, có thể phân chia được và không thể phân chia được, nhưng với vị trí ... ... Những nhánh toán học của kiến thức sẽ không là về những đối tượng có thể nhận biết được chỉ vì những đối tượng của chúng xảy ra là có thể nhận biết được, ... nhưng chúng sẽ không là về những đối tượng riêng biệt khác ở trên và vượt ngoài chúng ... Vì vậy, nếu người ta nêu lên những đối tượng tách biệt với những gì là ngẫu nhiên với chúng và nghiên cứu chúng như vậy, người ta sẽ không vì điều này nói sai lầm nhiều hơn là nếu một người vẽ một bàn chân trên mặt đất và gọi nó là dài một bàn chân, khi nó thì không là dài một bàn chân ... Một người là một (vật thể) và không thể phân chia được như một người, và nhà số học nêu lên người ấy như một không thể phân chia được và nghiên cứu những gì là ngẫu nhiên với con người như không thể phân chia được; mặt khác, nhà hình học nghiên cứu người ấy không như một người, cũng không như không thể phân chia được, nhưng như một vật thể đặc hình khối... Đó là lý do nhà hình học nói chính xác: họ nói về những sự vật việc đang hiện hữu và chúng thực sự có hiện hữu ... (1077b-1078a:

 

Bây giờ, hãy bám sát với hình học, ý tưởng ở đây xem dường là rằng những đối tượng vật lý cách nào đó chứa những bề mặt, đường thẳng và điểm được nghiên cứu trong toán học theo như nghĩa đen. Tuy nhiên, nhà hình học không coi những bề mặt này như bề mặt của những đối tượng vật lý. Trong suy tưởng, người ta có thể tách những bề mặt, đường thẳng và điểm ra khỏi những đối tượng vật lý chứa chúng. Điều này chỉ có nghĩa là chúng ta có thể tập trung vào những bề mặt, đường thẳng và mặt phẳng và làm ngơ sự kiện rằng chúng là những đối tượng vật lý. Sự tách biệt này là tâm lý, hay có lẽ lôgích. Nó liên quan đến cách chúng ta nghĩ về những đối tượng vật lý. Với Aristotle, sai lầm của Plato đã là kết luận rằng những đối tượng hình học đều tách biệt siêu hình với những biểu hiện vật lý của chúng, chỉ vì những nhà toán học cố gắng làm ngơ những phương diện vật lý của chủ đề-nội dung của họ.

 

Có nhiều những diễn giải về Aristotle ở đây. Một là để nhận việc nói về những đối tượng toán học là quan trọng và cần được chú ý, và ít nhiều theo nghĩa đen. Theo đó, Aristotle đã nêu lên một khả năng của sự trừu tượng hóa, trong đó những đối tượng được tạo ra, hay được nhận lấy hay được nắm bắt, bới việc suy ngẫm những đối tượng vật chất. Chúng ta trừu tượng hóa đi [20] một số đặc tính của chúng, thí dụ, xem Mueller 1970 và Giới thiệu về Annas 1976):

 

Giả định, lấy thí dụ, rằng chúng ta bắt đầu với một quả cầu bằng đồng. Nếu chúng ta chọn làm ngơ (chất) đồng và chỉ tập trung vào hình dạng của đối tượng, chúng ta sẽ có được khối cầu của nhà hình học. Nếu chúng ta tập trung vào bề mặt của một trong những mặt của một khối nước đá lập phương, chúng ta một phần của một mặt phẳng và nếu chúng ta tập trung vào một cạnh của mặt phẳng này, chúng ta sẽ có một đoạn đường thẳng. Vì vậy, những đối tượng hình học rất giống như những hình trạng. Trong một ý hướng, những đối tượng hình học đều là những hình dạng của những đối tượng vật lý. Nhưng, tất nhiên, chúng là những hình dạng theo Aristotle chứ không là những Thể Dạng theo Plato. Những đối tượng toán học có được bằng trừu tượng hóa không hiện hữu trước, hay độc lập với những đối tượng vật lý từ đó chúng đã trừu tượng hóa.

 

Theo cách giải thích này, những số tự nhiên đềuđược qua sự trừu tượng hóa từ những sưu tập của những đối tượng vật lý. Chúng ta bắt đầu với một nhóm, thí dụ, của năm con cừu và chọn làm ngơ những khác biệt giữa những con cừu, hay ngay cả sự kiện rằng chúng là những con cừu. Chúng ta tập trung chỉ trên sự kiện rằng chúng là những đối tượng khác nhau, và đi đến số 5, vốn là một dạng, thuộc những loại nào dó, của nhóm. Như thế, những con số hiện hữu, với như những hình trạng theo Aristotle, trong những nhóm của những đối tượng vốn chúng là những con số.

 

Lưu ý rằng số học và hình học xảy về nghĩa đen biết được là đúng trong một bài đọc như thế này, tùy thuộc một giải thích có thể chấp nhận được về sự trừu tượng hóa. Hình học là về những đối tượng hình học, vốn có những đặc tính gán cho chúng trong những chuyên luận hình học. Số học là về những số tự nhiên. [21] Đây là một thuyết duy thực làm hài lòng về giá trị-đúng thật và một thuyết duy thực trong bản thể học, thuận hợp với những đoạn như ‘những nhà hình học nói chính xác: họ nói về những sự vật việc hiện hữu và chúng thực sự hiện hữu ...’ (Metaphysics M1078a).

 

Một số nhà giải thích đã cho Aristotle phân biệt những khoa học dựa trên mức độ trừu tượng của chúng với vật chất. Theo đó, vật lý quan tâm với vấn đề trong chuyển động, việc trừu tượng hóa từ loại vật chất có thể có. Toán học quan tâm với vấn đề như đại lượng (về hình hay về số), việc trừu tượng hóa từ chuyển động. Siêu hình học là về hữu thể loại như vậy, việc trừu tượng hóa từ mọi sự vật việc khác.

 

Loại trừu tượng hóa này đã bị nhiều chỉ trích mạnh mẽ trong suốt lịch sử triết học. Nếu tôi có thể được phép nhảy một khoảng 2.000 năm, một trong những tấn công chỉ trích sắc bén nhất chống lại sự trừu tượng đã được nhà lôgích học Gottlob Frege phát động (viết về một số người cùng thời với ông). Frege (1971: 125) thảo luận về tiến trình được gọi là theo đó chúng ta lấy một nhóm những khối đếm [22] và trừu tượng hóa đi sự khác biệt giữa chúng, như thế khiến những khối trở nên bằng nhau, rất giống như những đơn vị lý tưởng của Plato. Giả định, sau đó chúng ta đi đến con số của chúng, như trong đoạn đang trích đọc Aristotle. Frege trả lời rằng nếu, qua sự trừu tượng hóa, ‘những khối đếm trở nên giống hệt nhau, khi đó chúng ta bây giờ chỉ có một khối để đếm; việc đếm sẽ không tiến hành vượt quá “một”. Ai là người không phân biệt được giữa những sự vật việc người ấy giả định để đếm, thì không thể đếm chúng được. Có nghĩa là, nếu chúng ta cố gắng trừu tượng hóa cho mất đi những khác biệt giữa những khối, khi đó chúng ta không thể phân biệt chúng, để có thể đếm chúng:

 

Nếu sự trừu tượng hóa đẫ gây nên tất cả những khác biệt để biến mất, nó sẽ làm mất đi sự có thể xảy ra của việc đếm. Mặt khác, nếu từ ‘ngang bằng không được giả định để dùng chỉ định tính cá thể, thì những đối tượng giống nhau do đó sẽ khác biệt với một số thuộc tính và sẽ thuận hợp với những thuộc tính khác. Nhưng để biết điều này, trước tiên chúng ta không cần phải trừu tượng hóa từ những khác biệt của chúng. . . [Trừu tượng hóa là không-phân biệt và không-nhìn thấy; nó không là một khả năng của sự nhìn thấu suốt hay của sự rõ ràng, nhưng là một là khả năng của thuyết bôi đen kiến thức sự nhầm lẫn.

 

Frege (1980a: 84-85) đưa ra một quan điểm tương tự với nhiều mỉa mai hơn:

 

Không chú ý là một dung dịch kiềm rất mạnh; nó phải không được áp dụng ở một nồng độ quá lớn, thế khiến mọi sự vật việc không bị hòa tan, và tương tự cũng không được quá loãng, thế khiến nó tác động một thay đổi đủ cần thiết trong mọi sự vật việc. Thế nên, nó là một câu hỏi của việc có tính được đúng mức độ pha loãng hay không; điều này thì khó để đạt kết quả, và tôi, dù ở bất kỳ mức độ nào, cũng chưa bao giờ thành công ... [Trừu tượng hóa] thì đặc biệt hiệu quả. Chúng ta bớt chú trọng đi một thuộc tính, và nó biến mất. Bằng việc làm cho hết đặc điểm này đến đặc điểm khác biến mất, chúng ta càng có nhiều khái niệm trừu tượng hơn ... Giả định rằng có một con mèo đen và một con mèo trắng ngồi cạnh nhau trước chúng ta. Chúng ta ngừng chú trọng đến màu sắc của chúng, và chúng trở nên không màu, nhưng vẫn ngồi cạnh nhau. Chúng ta ngừng chú trọng đến tư thế của chúng, và chúng không còn ngồi nữa (mặc dù chúng không ra vẻ có tư thế khác), nhưng mỗi con thì vẫn ở trong chỗ của nó. Chúng ta ngừng chú trọng vào vị trí; chúng thội không còn chỗ, nhưng vẫn khác biệt. Trong cách này, có lẽ, chúng ta có được từ mỗi con của chúng một khái niệm tổng quát về Mèo. Bằng sự tiếp tục áp dụng cách tiến hành này, chúng ta thu được từ mỗi đối tượng một bóng ma không-có-máu ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, chúng ta thu được từ mỗi một, một gì đó hoàn toàn bị tước đoạt mất nội dung; nhưng một gì đó thu được từ một đối tượng thì khác biệt với một gì đó thu được từ đối tượng khác – không là dễ dàng để thấy thế nào.

 

Cũng xem thêm Frege 1884: §§13, 34. Để diễn đạt lại Berkeley, những đơn vị đã trừu tượng hóa xem xem dường như là những bóng ma của những đối tượng đã ra đi.

 

Một diễn giải thứ hai về nhận xét về toán học của Aristotle là để do dự với sự trừu tượng hóa về bản thể học, và qua đó phủ nhận thuyết duy thực trong bản thể học. Chúng ta không có được những đối tượng hình học hay số học qua bất kỳ tiến trình nào. Nói cho chặt chẽ, không có những đối tượng như vậy. Khéo léo là để duy trì thuyết duy thực về giá trị-đúng thật và qua đó, tính khách quan của toán học. Jonathon Lear (1982) giải thích nhà hình học của Aristotle như nghiên cứu những phương diện cụ thể của (một số) những đối tượng vật lý thông thường, có lẽ tương tự như Frege đã đưa ra. Lại nữa, hãy xem xét một quả cầu làm bằng đồng thau. Nhà hình học không trừu tượng hóa từ đồng thau để đi đến một hình cầu hình học. Người ấy chỉ đơn giản là làm ngơ đồng thau và chỉ xem xét những thuộc tính của vật thể vật lý vốn dẫn đến từ hình cầu của nó. Dù kết luận nào người ấy rút ra cũng sẽ đúng với một quả cầu bằng gỗ.

 

Như đã chỉ ra trong những đoạn văn trên, là điển hình cho một nhà hình học để giả định rằng có một đối tượng hình học vốn có tất cả và chỉ những thuộc tính vốn chúng ta gán cho hình cầu. Đây là để nêu định đề những đối tượng hình học đặc biệt, phản lại sự giải thích này của Aristotle. Tuy nhiên, Aristotle lưu ý rắng nêu định đề những đối tượng hình học là vô hại, vì quả cầu vật lý thực cũng có tất cả những thuộc tính vốn chúng ta gán cho quả cầu nêu định đề. Chính xác và theo nghĩa đen, nhà hình học nói về chỉ những đối tượng vật lý (mặc dầukhông như vật lý). Tuy nhiên, là vô hại để cho rằng rằng hình cầu hình học là tách biệt. Nói cách khác, những đối tượng của hình học là những tưởng tượng có ích. Giả định một nhà hình học nói, hãy cho A là một tam giác cân. Sau đó người ấy gán cho A chỉ những thuộc tính vốn như có từ một tam giác cân. Những nhà toán học đôi khi nói rằng A là một tam giác cân ‘bất kỳ’, nhưng tất cả những gì họ muốn nói là A có thể là bất kỳ một tam giác nào như vậy. Tương tự với giải thích hiện giờ, sẽ là một điều tưởng tượng vô hại để thay vào đó nói rằng A là một đối tượng đặc biệt có tất cả những thuộc tính tổng quát với tất cả những tam giác cân.

 

Một giải thích tương tự về số học sẽ đến từ việc giải quyết một đối tượng cho sẵn trong một sưu tập như “không thể phân chia” hay “như một đơn vị”. Thí dụ, trong sưu tập gồm năm con cừu, chúng ta coi mỗi con cừu như không thể phân chia. Tất nhiên, như những người bán thịt biết, mỗi con cừu đều hoàn toàn có thể phân chia được, và vì vậy giả định của nhà toán học thì sai. Ý tưởng là nhà toán học làm ngơ bất kỳ những thuộc tính nào của sưu tập vốn phát sinh từ tính có thể phân chia của con cừu cá thể. Chúng ta cứ lấy cớ rằng mỗi con cừu là không thể phân chia, và vì vậy chúng ta coi nó như không thể phân chia.

 

Aristotle đồng ý với Plato rằng con số luôn là một con số của một gì đó, nhưng với Aristotle, những con số là những con số của những sưu tập của những đối tượng thông thường. Những số của Aristotle là những số vật lý của Plato. Với hình học, sẽ vô hại nếu giới thiệu những con số như những tưởng tượng có ích, trong việc đưa ra những phương pháp giải quyết vấn đề số học.

 

Với cả hai cách giải thích của triết học của toán học của Aristotle, tính áp dụng của toán học với thế giới vật lý thì dễ hiểu, không phức tạp. Nhà toán học nghiên cứu những thuộc tính thực của những đối tượng vật lý thực. Không có sự cần thiết để nêu định đề một liên kết giữa lĩnh vực toán học và lĩnh vực vật lý, vì chúng ta không giải quyết hai lĩnh vực riêng biệt. Đây là mầm mống của thuyết duy nghiệm, hay ít nhất là một số hình thức nhất định của nó.

 

Không giống Plato, cả hai cách giải thích của Aristotle đều có ý nghĩa về ngôn ngữ năng động vốn là điển hình của hình học. Vì hình học là về những đối tượng vật lý hay những trừu tượng hóa trực tiếp từ những đối tượng vật lý, nên việc nói về bình phương và áp dụng và cộng vào và những sự việc tương tự là điều tự nhiên. Chúng ta chắc chắn tạohình vuông và áp dụng và cộngnhững đối tượng vật lý và ăn nói này gần như chuyển sang hình học theo nghĩa đen. Hãy xem xét nguyên lý Euclid rằng giữa hai điểm bất kỳ người ta có thể vẽ một đường thẳng. Với Plato, đây là một phát biểu trá hình về sự hiện hữu của những Đường thẳng. Aristotle có thể coi nguyên lý theo nghĩa đen, như một phát biểu về những cho phép chỉ ra những gì người ta có thể làm.

 

Có một vấn đề có thể xảy ra liên quan đến sự không tương ứng giữa những đối tượng vật lý thực và những đối tượng hình học hay những thuộc tính hình học.

 

Tất nhiên, đây là một thí dụ xảy ra của sự không tương ứng giữa đối tượng và Thể Dạng vốn làm động lực cho thuyết Plato. Suy xét khối cầu bằng đồng và mặt bên của khối nước đá lập phương. Khối cầu thì nhất định có chứa những không toàn hảo và mặt của khối lập phương thì chắc chắn không hoàn toàn phẳng. Nhớ lại định lý rằng một tiếp tuyến của một đường tròn cắt đường tròn ở một điểm duy nhất (xem Hình 3.2 ở trên). Định lý này thì sai liên quan đến những đường tròn thực và những đường thẳng thực. Như thế chúng ta có ý kiến gì về tuyên bố của Aristotle rằng những đối tượng toán học hiện hữu và chúng đều như được nói để (như thế)’, và phát biểu rằng những nhà hình học nói chính xác?

 

Với cách giải thích theo trừu tượng hóa, chúng ta muốn đi đến với những đối tượng vốn đáp ứng chính xác sự mô tả toán học của những hình cầu, những mặt phẳng và những đường thẳng. Để hoàn thành được điều này, chúng ta phải trừu tượng ra khỏi những không toàn hảo bất kỳ nào trong những mẫu xét nghiệm vật lý, chẳng hạn như những vết lồi trên mặt của khối lập phương. Đó là, chúng ta không chỉ trừu tượng ra khỏi chất đồng thau, chúng ta trừu tượng ra khỏi những không toàn hảo để đi đến một hình cầu toàn hảo. Nếu sự trừu tượng hóa thêm nữa này được cho phép, khi đó người ta có thể tự hỏi quan điểm của Aristotle khác với của Plato thế nào. Trong ý hướng nào thì những hình vẽ trừu tượng cuối cùng vẫn là phần của thế giới vật lý? Làm thế nào để những Thể Dạng toàn hảo hiện hữu trong những đối tượng vật chất không toàn hảo? Chúng ta xem dường như đã lại đi vào thế giới Hữu thể của Plato, qua cửa sau, hay ít nhất chúng ta gặp phải những vấn đề chính yếu với thế giới của Hữu thể. Điều động suy ngẫm cắt đứt kết buộc maatj thiết giữa toán học và thế giới vật lý đã nêu ở trên.

 

Với cách giải thích thứ hai (của người theo thuyết tưởng tượng), nhà hình học nghiên cứu những hậu quả của một set đã giới hạn nhất định nào đó gồm những thuộc tính của những đối tượng vật lý. Để giải quyết vấn đề không tương ứng, Aristotle có thể chủ trương rằng có những đối tượng vật lý vốn thiếu sự không toàn hảo. Nói cách khác, có những hình cầu toàn hảo về mặt vật lý, những hình khối có bề mặt phẳng toàn hảo và những cạnh thẳng toàn hảo, hình tam giác toàn hảo, v.v. Aristotle đã chủ trương rằng những thiên thể là những khối cầu (toàn hảo) và quỹ đạo của chúng là hình cầu. Tuy nhiên, vòm trời không cho cho chúng ta đủ những đối tượng cho một hình học phong phú, và đề nghị này không giải thích cho sự áp dụng của hình học ở đây trong cõi nằm-dưới-mặt trăng. Có thể là đủ cho Aristotle để chủ trương rằngcó thể những khối cầu, đường thẳng, mặt phẳng toàn hảo và những sự vật tương tự như vậy ngay cả nếu không có lấy một (hay ít) những đối tượng thực sự cho nhà toán học để nghiên cứu. Phần lớn những chứng minh hình học tiến hành qua sự xây dựng. Người đọc được yêu cầu tạo ra một đường thẳng hay đường tròn nhất định. Trong cách giải thích thứ hai, Aristotle phải cho phép rằng sự xây dựng này là có thể được – trong thế giới vật lý chỉ dùng những dụng cụ vật lý. Tương tự, trong số học, nguyên tắc kế tục [23] được khẳng định khi chúng ta lưu ý rằng với bất kỳ sưu tập của những đối tượng vật lý nào, có thể có một sưu tập với một đối tượng hơn thêm nữa. Việc chuyển sang phương thức này có thể mang trở lại những vấn đề tri thức học với thuyết Plato. Aristotle có thể chỉ ra rằng hình học có thể áp dụng cho thế giới vật lý đến mức độ vốn những đối tượng của nó tương đương xấp xỉ với những đối tượng toàn hảo đã mô tả trong những chuyên luận toán học, nhưng đáp ứng này thì cũng sẵn có cho cả Plato nữa.

 

Người ta có thể nghĩ về những đối tượng toàn hảo của hình học (và số học) như những phần của không gian vật lý, nhưng, như nói trên, điều này sẽ cắt đứt ràng buộc với những đối tượng quan sát. Những đường tròn và đường thẳng lý tưởng sẽ không trong những đối tượng vốn chúng ta nhìn thấy.

 

Như đã ghi nhận, Aristotle có cùng với thuyết duy nghiệm một ràng buộc chặt chẽ giữa chủ đề-nội dung của toán học và thế giới vật lý. Những quan điểm như vậy sáng lập trên những nhánh của toán học vốn không có một liên kết trực tiếp loại như thế với vũ trụ vật chất. Aristotle chủ trương rằng những số hữu tỉ không là những con số, nhưng có liên hệ với những số tự nhiên như những tỷ lệ. Có lẽ giải tích thực và ngay cả phân tích duy lý [24] có thể xuất hiện từ sự hiểu biết của Aristote về hình học. Đi theo Euclid, người ta hoặc có thể phát triển một lý thuyết về tỷ lệ của những đoạn thẳng hoặc lấy lại những số thực qua những đoạn thẳng, sau khi lấy một đoạn thẳng tùy tiện như đơn vị (theo những gì Aristotle nói về những đơn vị số học). Tuy nhiên, ít nhất là thoạt nhìn, điều này là về xa đến đâu một quan điểm như vậy có thể đi đến. Một người theo thuyết Aristotle sẽ hiểu thế nào về phân tích số phức (lý thuyết hàm biến phức), hay giải tích hàm, hay tôpô tập hợp điểm [25], hay lý thuyết tập hợp tiên đề? Tất nhiên, không công bằng khi đổ lỗi cho Aristotle về khoảng trống này, nhưng bất kỳ người theo thuyết Aristotle thời nay nào cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề này.

 

5. Đọc thêm

 

Những nhận xét của Plato về toán học nằm rải rác trong những đàm thoại, nhưng toán học được chú ý đặc biệt trong RepublicTheaetetus. Triết học của toán học của Aristotle được tìm thấy hầu hết trong Metaphysics M và N, đặc biệt chương 3 của M. Annas 1976 là một bản dịch có thể đọc được, và nó chứa đựng một tài liệu minh bạch về triết học của toán học của Plato và Aristotle. Một nguồn tiêu chuẩn cho Plato về toán học là Wedberg 1955; cũng xem thêm Vlastos 1991: ch. 4, Mueller 1992, và Turnbull 1998. Một nguồn tiêu chuẩn cho Aristotle về toán học là Apostle 1952; cũng xem thêm Lear 1982 và Mueller 1970.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jan/2022)

(Còn tiếp... )

 http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com





[1] Có ba bài toán cổ điển trong toán học Greek cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của hình học. Những bài toán này là những bài toán: bình phương hình tròn, nhân đôi khối lập phương (hay bài toán Delian, dựng một hình lập phương có thể tích gấp đôi thể tích của một hình lập phương đã cho) và chia 3 một góc. Bài toán bình phương hình tròn đã trở nên nổi tiếng nhất thời nay, nhưng bài toán nhân đôi hình lập phương chắc chắn nổi tiếng nhất vào thời Hellas thời cổ. (a) Một số góc có thể chia 3 được bằng compa và thước thẳng. Ví dụ, một góc 180 ° có thể chia được bằng cách dựng một cặp tam giác đều. Một góc 90 ° có thể chia được bằng cách tạo một góc 30 ° dựa trên mỗi của hai đường. Nói chung, một góc có số đo là 2π / N có thể được chia ba, nếu và chỉ khi N không chia hết cho 3. (b) Mãi đến năm 1882, Ferdinand von Lindemann mới chứng minh được tính siêu việt của số π và do đó cho thấy không thể nào làm được bài toán này. Tính siêu việt của số π hàm ý rằng không thể ‘làm tròn’ hình vuông một cách chính xác, cũng như việc bình phương hình tròn Vì diện tích hình tròn sẽ luôn là một số siêu việt (số thực hay số phức, không là số đại số) và diện tích hình vuông phải là một số nguyên, điều này không bao giờ có thể xảy ra trong một số bước hữu hạn (dùng compa và thước thẳng)

[2] paradigm shifts

[3] Hình học là nhánh đầu tiên của toán học đã rất phát triển ở Greek thời cổ. Những khái niệm về “định lý” và “chứng minh” bắt nguồn từ hình học, và hầu hết những nhà toán học cho đến thời gian gần đây đã được giới thiệu về đề tài của họ qua hình học trong Elements của Euclid. Trong Elements, người ta tìm thấy những cố gắng đầu tiên để suy diễn những định lý từ những phát biểu được cho là tự hiển nhiên gọi là những tiên đề và những định đề (axioms & postulates). Những tiên đề của Euclid không đủ để chứng minh tất cả những định lý đã tuyên bố để chứng minh. Định đề thứ năm về đường song song (parallel postulate) không thể chứng minh được như một định lý, mặc dù nhiều người đã cố gắng. Euclid chỉ sử dụng bốn định đề đầu tiên (hình học tuyệt đối) cho 28 mệnh đề toán học đầu tiên của Elements, nhưng buộc phải đưa ra định đề song song vào mệnh đề 29. Năm 1823, Janos Bolyai và Nicolai Lobachevsky đã bỏ định đề song song này, và tạo ra ‘hình học phi-Euclid’. Tuy nhiên, phải mất hơn 2000 năm để tạo ra một nền tảng rõ ràng hơn cho hình học. Đỉnh cao của Elements là sự điều tra về khối đa diện đều, năm hình đối xứng trong không gian ba chiều (polyhedron – πολύεδρον). Năm khối đa diện đều xuất hiện nhiều lần trong lịch sử toán học, quan trọng nhất là trong lý thuyết của đối xứng – lý thuyết nhóm. Elements không chỉ chứa những chứng minh nhưng cũng nhiều những xây dựng, bằng thước kẻ và compa. Tuy nhiên, có ba xây dựng nổi bật dễ thấy vì sự vắng mặt của chúng: nhân đôi hình lập phương, chia 3 một góc và bình phương hình tròn. Những vấn đề này đã không được hiểu đúng cho đến thế kỷ 19, khi chúng được giải quyết (trong phủ định) bằng đại số và phân tích. Những đường cong duy nhất trong Elements là hình tròn, nhưng người Greek đã nghiên cứu nhiều đường cong khác, chẳng hạn như những phần hình nón. Lại nữa, nhiều bài toán mà người Greek không thể giải, sau đó đã được làm sáng tỏ bằng đại số.

[4] rationalism, Platonism=triết học của chính Plato, ‘platonism’= triết học Plato khai triển của những người theo triết học Plato.

[5] Being và Becoming: Thế giới của Trở thành là thế giới vật chất mà chúng ta lĩnh hội được qua giác quan. Thế giới này thì động, luôn luôn thay đổi. Thế giới của Hữu thể là thế giới của những thể dạng, hay ý tưởng. Nó thì tuyệt đối, độc lập và siêu việt

[6] xem thêm Plato – Republic – Quyển 6  bản tôi dịch trên blog này

[8] [những phân chia là không bằng nhau, với những Thể Dạng nhận được không gian lớn nhất. Tỷ lệ kép sau đây giữ nguyên: Thể Dạng đối với những đối tượng toán học như những đối tượng vật lý đối với những phản ảnh, như Hữu thể (tức là Thể Dạng cộng với những đối tượng toán học). Trở thành (tức là những đối tượng vật lý và những phản ảnh). Mặc dù Plato không nói đến điều này, nhưng theo đó, phân đoạn nhữngđối tượng toán học có cùng kích thước với phân đoạn những ‘đối tượng vật lý.]

[9] Proclus Lycius (412-485)

[10] Xem thêm Plato – Timaeus , bản tôi dịch trên blog này.

[11] Xem thêm Plato – Sophist , bản tôi dịch trên blog này.

[12] [hiệu ứng m này, là cách Euclid đã tiến hành trong Elements, sách 10. Số học Euclid là một nhánh của hình học.]

[13] logistic: tiến trình tổng thể quản lý cách thu thập, lưu trữ và vận chuyển tài nguyên đến đích cuối cùng của chúng

[14] tiếng Greek cổ: ‘λογιστικός: logistikos, số học thực hành’

[15] gnomon: gnomon là phần cần được thêm vào một số tượng hình để biến đổi nó thành số lớn hơn tiếp theo

[16] [Nếu những người buộc tội, hay bồi thẩm đoàn, đã nhận ra sự phi lý của những những giả định ẩn giấu của họ, thì mạng sống của Socrates sẽ được tha. Nhưng rất thông thường, những vụ án không thắng hay bại trên cơ sở của lý do khôn ngoan sắc bén.]

[17] [Như đã ghi nhận trong chương I, không là cường điệu khi nói rằng điều này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Xem xét một loạt những đòi hỏi phải có trước của toán học trong những ngành khoa học tự nhiên và xã hội.]

[18] [Hãy nhớ lại tấm biển ở cổng trường Academy: Hãy đừng để một ai không biết gì về hình học vào đây’]

[19] Form và matter: hình trạng và vật chất; “form” của Aristotle có thể tạm dịch là “hình trạng” (形狀) – theo nghĩa: “hình”: hình thể, hình dáng + “trạng”: hình dung ra, dáng, tình hình (như “trạng từ” – tiếng giúp thêm, để hình dung ra cho rõ một động từ). Với Aristotle, “hình trạng” là dạng ngoài (ngoại mạo) có liên hệ với bên trong (thực thể).

Aristotle chủ trương thuyết “hylomorphism” [vật chất (hylē,) + hình thức (morphē)] là học thuyết trung tâm của triết học về tự nhiên của Aristotle. Theo Aristotle, vật chất và hình trạng không phải là những phần vật chất của những thực thể, vật chất của một sư vật sẽ gồm những yếu tố đó của nó, khi sự vật đi vào trong hiện hữu/hiện hữu, có thể nói là để trở thành nó; và hình trạng là sự sắp xếp hay tổ chức của những yếu tố đó, vì kết quả của sắp xếp hay tổ chức thế đó, chúng đã trở thành sự vật như chúng ta thấy.

Xem thêm Bertrand Russell – Lịch sử Triết học phương Tây (16) , bản tôi dịch trên blog này.

[20] loại bỏ, hay làm ngơ những chi tiết của một gì đó để khái quát hóa hoặc đơn giản hóa nó ở mức độ khái niệm.

[21] [Một hậu quả đáng tiếc (nếu không muốn nói là tai hại) của lý do giải thích này là một số tự nhiên không hiện hữu trừ khi có một sưu tập những đối tượng vật chất có kích thước đó. Tương tự, một đối tượng hình học, chẳng hạn như một đa giác đã cho, chỉ hiện hữu khi có một đối tượng vật lý có hình dạng đó.]

[22] counting block: khối (đơn vị) để đếm

[23] successor principle: nguyên tắc kế thừa = thêm một đối tượng vào một set có nghĩa là set đó bây giờ chứa N + 1.

[24] real analysis: phân tích số thực, rational analysis: phân tích duy lý.

[25] point set topology.