Saturday, January 13, 2018

Plato – Republic (09)


Plato
Republic












QUYỂN 6

Những triết gia thực thì trái ngược với những người vẫn thông thường được gọi là triết gia. Những triết gia đích thực phải thấu hiểu những vấn đề quan trọng nhất (503e), những nội dung dẫn đến kiến thức về Thể dạng của cái Tốt (504e-505b). Socrates không thể giải thích trực tiếp điều này là gì, nhưng trong dụ ngôn Mặt trời và dụ ngôn Đường thẳng Phân Đoạn, ông cố gắng đem lại một giải thích gián tiếp về chúng (507a-511e).

Tóm tắt (484a-502c) 
Bạn không nghĩ rằng một thuyền trưởng thực sẽ bị những người đi trên thuyền gọi là một người thực sự biết ngắm sao, một người bép xép nói nhiều, và một người chẳng làm nên việc gì cả trên con thuyền được lèo lái theo cách đó?



Thừa nhận rằng chỉ những triết gia có thể có kiến ​​thức (quyển V), họ rõ ràng là những người có khả năng nhất để hiểu thấu những gì là tốt đẹp cho thành phố, và như thế là ở vị trí tốt nhất để biết điều hành và cai trị thành phố như thế nào. Nếu như chúng ta chỉ biết họ có đức hạnh – hay ít nhất không thấp kém hơn những người khác về đức hạnh – khi đó, những người bạn của Socrates đồng ý, chúng ta có thể được vững tâm rằng họ là những người thích hợp nhất để cai trị. May mắn, chúng ta thực biết rằng những triết gia đều vượt trội về đạo đức hơn tất cả mọi người khác. Một triết gia yêu sự thật nhiều hơn bất cứ gì nào khác (“triết gia” có nghĩa là “người yêu sự thật, hay trí tuệ khôn ngoan”), trọn vẹn hồn của người này phấn đấu theo đuổi sự thật. Điều này có nghĩa rằng phần lý trí của hồn người triết gia phải cai trị trong người này, có nghĩa rằng hồn người triết gia thì công chính.

Adeimantus vẫn còn chưa bị thuyết phục. Không ai trong số những triết gia mà ông đã từng biết thì giống như Socrates đang mô tả. Hầu hết những triết gia là vô dụng, và những người không vô dụng thường có khuynh hướng ác độc đồi bại. Một cách ngạc nhiên, Socrates đồng ý với sự kết án của Adeimantus về những triết gia đương thời, nhưng ông lập luận rằng lớp những triết gia hiện nay đã không được nuôi dạy trong đúng cách. Người sinh ra với bản chất triết lý – can đảm, có đầu óc cao thượng, học hỏi nhanh nhẹn, với những khả năng ký ức – đều nhanh chóng thành con mồi của gia đình và bạn bè, những người này hy vọng được hưởng lợi từ những quà tặng bẩm sinh của họ. Gia đình và bạn bè ăn bám của họ khuyến khích họ gia nhập chính trị cốt để giành lấy tiền và quyền. Vì vậy, họ bị kéo xa khỏi đời sống triết học. Ở chỗ của những triết gia có bản chất nhưng đã bị chệch hướng khỏi triết lý và bị hư hỏng, những người khác, những người thiếu bản chất triết học, lao vào lấp chỗ trống và trở thành những triết gia, trong khi họ không có quyền để là như thế. Những người này thì ác độc đồi bại.

Một số ít người là những triết gia tốt (những người bởi cách nào đó bản chất đã không bị hư hỏng, hoặc vì họ đã sống lưu vong, hoặc sống trong một thành phố nhỏ, hoặc có sức khỏe kém, hoặc do một số những hoàn cảnh khác) đều bị xem là vô dụng, vì xã hội đã trở thành trái ngược – phản đề – với những lý tưởng đúng. Socrates so sánh tình trạng với một con tàu, trên đó người chủ tàu bị bệnh lãng tai khó nghe, có thị lực kém, và thiếu kỹ năng đi biển. Tất cả những thủy thủ trên tàu tranh cãi với nhau về ai sẽ là thuyền trưởng, mặc dù họ không biết gì về hàng hải. Thay vì dựa trên bất kỳ một kỹ năng nào, họ dùng vũ lực và thủ đoạn khôn ngoan để được người chủ tàu chọn làm thuyền trưởng. Bất cứ ai là người thành công trong việc thuyết phục chủ tàu chọn cầm lái con tàu, người ấy được gọi là một “hoa tiêu”, một “thuyền trưởng”, và “một người hiểu về tàu thuyền”. Bất cứ ai khác bị gọi là “vô dụng”. Những thủy thủ này không hề có ý tưởng rằng có một ngành hàng hải, hoặc có một loại kiến ​​thức nào đó bất kỳ nhất định phải thành thạo để lái những con tàu. Qua câu chuyện này, Socrates chỉ ra rằng người thuyền trưởng chân chính – người hiểu biết nghề hàng hải – sẽ bị những đồng hành như thế gọi là một người “ngắm sao vô dụng”. Hiện tình ở Athens của Socrates thì tương tự: không ai có bất kỳ một ý tưởng nào rằng nên có một thứ kiến ​​thức đích thực, một thứ tài khéo, kỹ năng để sống. Thay vào đó, mọi người cố gắng tranh nhau dành lên trước những người khác bằng thủ đoạn khôn khéo, thường không công chính. Còn những triết gia tốt, ít ỏi trong đám đó, người quay hướng nhìn của mình về những Thể Dạng vĩnh cửu, và thật sự hiểu biết về những sự vật, bị xem là vô dụng.

Socrates kết luận, tất cả những gì chúng ta cần đề làm thành phố chúng ta thành có thể, là một nhà vua-triết gia loại như thế – một con người với đúng bản chất, cộng thêm được giáo dục theo đúng đường lối, và đi đến thấu hiểu những Thể dạng. Điều này, ông tin rằng tất cả không phải là không thể.

Phân tích: Quyển VI, 484a-502c
Tiếp tục biện hộ cho triết gia, Plato khẳng định trong phần này rằng triết gia không chỉ là người độc nhất có được kiến ​​thức, triết gia cũng là người đức hạnh nhất. Plato chỉ ra rằng sự liên kết của triết gia với những Thể dạng xác định đức hạnh của triết gia. Bởi sự liên kết với những gì trật tự và linh thiêng (tức là những Thể dạng), triết gia tự mình trở nên trật tự và linh thiêng trong hồn của mình. Triết gia khuôn mẫu hồn mình theo Thể dạng của cái Tốt.

Plato cũng đem cho một giải thích trực giác hơn về tại sao triết gia thì đức hạnh. Vì tất cả con người ấy cố gắng hướng về sự thật, những thèm muốn khác của người ấy bị yếu đi. Người ấy không có động lực thực sự hướng về tiền bạc, danh vọng, vui thú, vân vân. Nói tóm lại, người ấy không có động lực bên trong nào có thể dẫn đến hành vi không đạo đức. Người ấy sẽ không bao giờ bị thúc đẩy để ăn cắp, nói dối, khoe khoang, hành động tàn nhẫn, hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc loại này. Những cảm xúc và sự đói ăn thèm uống của người ấy thôi không còn đem lại một động lực mạnh mẽ hướng tới thói hư tật xấu.

Mô tả này nghe như thể hồn của triết gia thì trong một trạng thái đơn điệu hơn là một trạng thái hài hòa. Thay vì được lý trí cai trị, sự đói ăn thèm uống và tinh thần thì vắng mặt hoàn toàn. Tuy nhiên, ở những nơi khác, Plato tuyên bố rằng con người công chính giữ tất cả ba set của ham muốn trong những hình thức mạnh mẽ. Mặc dù người này yêu sự thật hơn hết, người này cũng ham muốn được vui thú và vinh dự ở một mức độ thấp hơn. Điều không rõ ràng là thế nào để thuận hợp được điều này với hình ảnh trên. Có lẽ chúng ta có thể đơn giản chỉ cho rằng Plato đã dùng ngôn ngữ quá mạnh khi ông nói về triết gia như thể người này không có động lực bên trong nào khác hơn là cật lực hướng tới chân lý. Nhưng nếu nhà triết học giữ được tình yêu với vinh dự, tiền bạc, và vui thú đến một mức độ nào đó, khi đó chúng ta có gì để đảm bảo rằng người này sẽ không bao giờ hành xử một cách tàn nhẫn? Câu trả lời có thể là: ngay cả triết gia đôi khi có những ham muốn có thể dẫn đến những hành động xấu xa, nhưng vì lý trí thống trị những phần khác của hồn người ấy, người ấy hiếm khi có hành động dựa trên những ham muốn này.

Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi về đức hạnh của triết gia. Allan Bloom chỉ ra rằng nó nghe như thể triết gia thì đức hạnh một cách rất lạ thường. Người ấy cư xử một cách đạo đức chủ yếu từ sự bận tâm của người ấy với những ý tưởng, và không phải từ những động lực mà chúng ta thường nghĩ đến khi đánh dấu con người đức hạnh. Người ấy can đảm, Bloom nói, bởi vì người ấy thường xuyên bận tâm với những Thể dạng vĩnh cửu, và như một kết quả thì xao lãng với đời sống. Người ấy không can đảm vì người ấy tuân thủ với luật lệ của thành phố về những gì đáng và không đáng sợ hãi. Người ấy chừng mực điều độ vì người ấy có một yêu thương chừng mực với sự thật, không phải bởi vì người ấy hạn chế những ham muốn của mình. Người ấy công bằng trong những vấn đề tiền bạc vì tiền bạc chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc mang lại cho người ấy những gì người ấy muốn, và do đó người ấy ít quan tâm đến nó. Chúng ta không nhận được dấu hiệu cho thấy người ấy công bằng về vấn đề tiền bạc vì người ấy quan tâm sâu xa về sự cho mỗi người phần thuộc của mỗi người.

Đi ra từ quan sát này, Bloom chia đức hạnh vào thành hai loại – công dân và trí thức – và lập luận rằng những triết gia chỉ có loại thứ hai. Những đức tính công dân nổi lên từ những nhu cầu của thành phố; chúng là những đặc thù giúp vào mục tiêu bảo vệ thành phố và cư dân của nó. Những đức tính trí thức xuất phát từ những nhu cầu của triết học; chúng là những đặc thù giúp vào sự thu thập kiến ​​thức. Plato, ông nghĩ, đã nhầm lẫn (hoặc có thể cố ý) khi ấn định những điều này, để Plato có thể tuyên bố rằng triết gia thì đức hạnh theo nghĩa thứ nhất, trong khi người ấy chỉ thực sự đức hạnh trong nghĩa thứ hai.

Chúng ta có thể hỏi lầm lẫn này thì quan trọng như thế nào, nếu nó thì thực sự được thể hiện. Nếu triết gia chỉ đức hạnh theo ý nghĩa thứ hai, nhưng không thứ nhất, điều đó có làm cho ông không thích hợp để cai trị? Nghe như thể nó sẽ như vậy. Xét cho cùng, nếu thiếu những đức hạnh công dân, vậy người ấy thiếu những đức tính giúp người ấy hành động cho lợi ích của thành phố. Plato thì an toàn trước phản đối này. Những đức tính nào người cai trị thực sự cần? Chừng nào người ấy cư xử trong đường lối đạo đức, chúng ta có quan tâm chi đến động lực của người ấy? Nếu người ấy chỉ hành động ra từ tình yêu của mình với sự khôn ngoan, chứ không phải tình yêu của người ấy với thành phố, điều đó có gây hại cho thành phố bằng bất cứ cách nào không? Những gì làm cho nhà triết học là người cai trị lý tưởng không phải là đức hạnh, nhưng là kiến ​​thức của người này. Chừng nào phẩm cách đạo đức của người này không gây ra một đe doạ tích cực với lợi ích của thành phố, chúng ta không nên quan tâm đến nguồn gốc của những đức hạnh của người này.

Tóm tắt (502d – đến hết) 
… Trong lĩnh vực tri thức nó kiểm soát và cung cấp sự thật và hiểu biết, như thế khiến bất kỳ một ai là người hành động có ý thức trong riêng tư hay giữa cộng đồng phải nhìn thấy nó.

Bây giờ, Socrates chuyển sang giai đoạn cuối cùng trong sự thiết lập của thành phố công chính: câu hỏi làm thế nào để đào tạo những nhà vua-triết gia.

Ông đã nhắc đến trong Quyển III rằng những người giám hộ đang-trong-huấn luyện, phải là đối tượng của nhiều những thử nghiệm, để trong số đó chọn ra được những người cai trị. Một điểm thử nghiệm, ông nói với chúng ta lúc đó, là xem ai thì trung thành nhất với thành phố. Bây giờ chúng ta thấy rằng một điểm quan trọng khác nữa của những thử nghiệm này là để xác định ai là người trong số đó có thể kham được đề tài quan trọng nhất. Đề tài quan trọng nhất cho một nhà vua-triết gia, quay ra, nó là sự nghiên cứu về Thể dạng của cái Tốt. Trong thực tế, đó là trong sự thấu hiểu ý tưởng về cái Tốt tự thân khiến một ai đạt được mức độ kiến thức cao nhất, và như thế trở thành vừa vặn để là một nhà vua-triết gia.

Socrates giải thích Thể dạng của cái Tốt thì không phải những gì vẫn thông thường được chủ trương là tốt lành. Một số người nghĩ rằng cái Tốt cao nhất là vui sướng, trong khi những người uyên bác hơn nghĩ rằng nó là kiến ​​thức. Trong thực tế, cả hai đều không phải, nhưng Socrates không thể thực sự nói trực tiếp nó là gì. Cách hay nhất ông có thể nói là cho một ẩn dụ, tôi tạm gọi là một dụ ngôn – một câu chuyện kể về những gì tương tự nào khác để gợi ý đến chính điều muốn nói – hay nói như chính ông, trong trường hợp này, là nói về “những gì là con cái của cái Tốt, và giống nó nhất”. Dụ ngôn này là đầu tiên trong một chuỗi ba dụ ngôn nổi tiếng và chứa những ẩn dụ có liên quan đến nhau, sẽ tiếp sang quyển 7 – mặt trời, đường thẳng phân đoạn, và cái hang. Trong tiến trình phát triển ba ẩn dụ này, Socrates giải thích triết gia là ai, trong khi khai triển lý thuyết siêu hình và tri thức luận của ông.

Mặt trời, Socrates nói với chúng ta, đối với lĩnh vực có thể nhìn thấy thì tựa như những gì cái Tốt đối với lĩnh vực tri thức, (lĩnh vực của những thể dạng), về ba phương diện. Thứ nhất, trong khi mặt trời là nguồn của ánh sáng, và do đó, có thể nhìn thấy trong lĩnh vực hữu hình, cái Tốt là nguồn của tri thức, gồm những gì mang tính-có-thể hiểu được. Thứ hai, mặt trời là nguyên nhân chính yếu của đem cho chúng ta thị lực, vì chỉ bằng sự kết hợp của thứ-gì-đó giống-như-mặt trời vào trong nó, khiến mắt có được khả năng để trông thấy. Tương tự như vậy, cái Tốt cho chúng ta khả năng với kiến ​​thức. Cuối cùng, mặt trời là nguyên nhân chính yếu để gây cho những sự vật việc là-có (trở thành là “có” – thay vì không là-có) trong lĩnh vực hữu hình. Mặt trời qui định mùa màng, nó làm cây nở hoa, và làm những loài vật sinh sản. Cái Tốt, đến phiên nó, là nguyên nhân chính yếu của sự là-có của những Thể dạng, cho sự “trở thành-là-có” trong lĩnh vực tri thức. Thể dạng của cái Tốt, Socrates nói, thì “vượt quá sự là-có” – nó là căn nguyên của tất cả gì là-có.

Thể dạng của cái Tốt thì trách nhiệm về tất cả kiến ​​thức, sự thật, và cho não thức hiểu biết. Nó là nguyên nhân của sự là-có của những Thể dạng trong lĩnh vực của tri thức, và nguồn cho tất cả những gì là tốt lành và đẹp đẽ trong lĩnh vực hữu hình. Không ngạc nhiên, sau đó, rằng đó là đích cuối cùng của kiến ​​thức.

Tuy nhiên, đến khi chúng ta nghe ẩn dụ tiếp theo, chúng ta mới thực hiểu Thể dạng của cái Tốt thì quan trọng như thế nào đối với kiến ​​thức. Dụ ngôn Đường thẳng Phân đoạn là có ý để minh họa những cách tiếp nhận thế giới, có bốn cấp kiến ​​thức và quan điểm ​ sẵn sàng cho chúng ta. Hãy tưởng tượng, Socrates nói, một đoạn thẳng chia thành bốn đoạn ngắn nhỏ hơn. Hai đoạn ngắn dưới cùng đại diện cho sự tiếp nhận của chúng ta với lĩnh vực hữu hình, trong khi hai đoạn ngắn trên cao đại diện cho sự tiếp nhận của chúng ta với lĩnh vực tri thức.

Cấp thấp nhất của hoạt động nhận thức là trí tưởng tượng. Một người trong trạng thái của tưởng tượng xem những hình ảnh và những phản ảnh là những sự vật chân thực nhất trên thế giới. Trong Quyển 10, chúng ta sẽ thấy nghệ thuật cũng thuộc về lớp này. Khi Plato nói đến tưởng tượng, chưa hẳn rõ ràng là gì, nhưng ông cho nhiều diễn giải.

Giai đoạn tiếp theo trên đoạn thẳng này là tin tưởng. Tin tưởng cũng hướng về lĩnh vực hữu hình, nhưng nó tạo tiếp xúc với những sự vật việc thực. Một người trong giai đoạn này của tin tưởng nghĩ rằng những cá thể cảm giác được là những sự vật việc có-thực nhất trên thế giới.

Tiến cao thêm nữa trên đoạn thẳng, có hai cấp độ của kiến ​​thức: suy nghĩ, và hiểu biết. Mặc dù suy nghĩ trao đổi trong những Thể dạng, nhưng nó dùng những cá thể cảm giác được như những hình ảnh để trợ giúp trong lý luận của nó, như nhà hình học dùng hình của một tam giác để giúp họ lý luận về tính chất của tam giác. Suy nghĩ cũng dựa trên những giả thuyết, hay những giả định chưa được chứng minh. Sự hiểu biết không dùng những nạng chống này. Hiểu biết là một ‘khoa học’ thuần túy trừu tượng. Lý luận của nó gồm trao đổi chỉ với những thể dạng, làm việc với một nguyên lý đầu tiên không-giả thuyết, đó là Thể dạng của cái Tốt.

Để đạt đến hiểu biết, một cá nhân dùng những nạng chống cần thiết để suy nghĩ, lên cao dần, nâng khả năng với biện chứng triết học hướng tới Thể dạng của cái Tốt. Một khi bạn đạt đến Thể dạng của cái Tốt, bạn đã chạm vào nguyên lý đầu tiên của bạn, một mệnh đề phổ quát làm cho tất cả những giả thuyết chưa được chứng minh thành không cần thiết. Bây giờ bạn hiểu Thể dạng của cái Tốt, và cũng tất cả những thể dạng khác. Trong chớp mắt, bạn đã đạt đến giai đoạn cao nhất của kiến ​​thức.

Phân Tích (502d-hết) 
Plato tuyên bố ông không có cách nào để trực tiếp giải thích Thể dạng của cái Tốt, nhưng có lý do tốt để tin rằng ông có một gì đó trong não thức như cái tốt cao nhất. Nhiều học giả tin rằng cái Tốt đã được giả định là đồng nhất với cái MộtCái Một đại diện cho sự thống nhất, và sự thống nhất, đến phiên, thì liên quan chặt chẽ với sự xác định. Lợi thế của cách đọc hiểu này là nó giúp giải thích sự kết nối giữa tri thức và thực tại. Không phải nghi ngờ gì, một gì đó thì chỉ là một sự vật việc thực, xác định, vì nó là một sự vật việc thống nhất, một cái Một. Nếu đặc tính này thực sự là cái Tốt, sau đó là điều có lý rằng cái Tốt là căn nguyên cho tất cả của thực tại. Không gì có thể là có thực, có thể là-có, mà không có đặc tính này. Chống đớ sự đọc hiểu này, có nhiều những điểm khác biệt nhiều loại trong The Republic, ở đó Plato nhấn mạnh trên sự quan trọng của sự thống nhất trong hồn người và trong thành phố, khi nhắc lại rằng một thành phố không có sự thống nhất thì không phải là một thành phố thực sự.

Một triển vọng nhiều khả năng hơn cho Thể dạng của cái Tốt là sự hài hòa. Mặc dù Plato có ca ngợi sự thống nhất ở nhiều điểm trong The Republic, nhưng ông ca ngợi sự hài hòa, trật tự và cân bằng còn nhiều hơn. Hài hòa giữa ba tầng lớp của xã hội làm cho một thành phố lành mạnh, công chính; và hài hòa trong hồn người làm cho một hồn người lành mạnh, công chính. Khi nói về sự ưu việt của những Thể dạng, ông thường gọi đến trật tự tối cao của chúng, và giải thích rằng chúng làm cho triết gia đạo đức bằng gây hứng khởi về cùng một trật tự trong hồn người của triết gia. Cái Tốt của mỗi sự vật có thể chỉ đơn giản là sự hòa hợp, trật tự, cân bằng, hoặc tỷ lệ tương xứng của nó. Hòa hợp có thể có nghĩa là gì – khi áp dụng với những thể dạng, vì những thể dạng không có những phần riêng biệt để hài hòa – thì kém rõ ràng. Nhưng vì Plato không thể rõ ràng được hơn trong quan điểm của ông rằng thể dạng là những sự vật việc trật tự nhất, ông hẳn phải nghĩ rằng có một số cách nào đó để hài hòa chúng. Có thể là sự lẫn lộn này – một sự thiếu khả năng để hiểu những thể dạng có thể có hài hòa hay trật tự thế nào – đã giữ Plato thành không có khả năng để định nghĩa Thể dạng của cái Tốt.

Trong ẩn dụ đường thẳng phân đoạn, giai đoạn khó khăn nhất để hiểu là sự tưởng tượng. Vì trong Quyển 9, Plato chỉ định rằng nghệ thuật thuộc vào phạm trù này, nhiều người đã hiểu trí tưởng tượng để chỉ về một trạng thái của não thức, trong đó những sản phẩm nghệ thuật được xem như là những sự vật việc có thực nhất. Trạng thái này của não thức thì không phải là gượng gạo như nó có vẻ là thế. Hãy tưởng tượng một người có được cảm giác của mình về bản thân và về thế giới xung quanh người ấy, từ những hình ảnh người ấy nhìn thấy trên ti vi hoặc trong xi nê. (Trong thời của Plato, những hình thức nghệ thuật tương đương sẽ là thơ lịch sử và bi kịch.) Một người như thế không khó để tưởng tượng. Bạn ngay cả có thể biết một người nào đó giống như thế.

Những học giả khác, dẫu vậy, đã tự hỏi không biết Plato có chủ trương rằng nghệ thuật thuộc vào phạm trù của tưởng tượng hay không. Có những hiểu biết khác về sự tưởng tượng nhưng không liên hệ gì tất cả đến nghệ thuật. Trong một diễn dịch thuộc loại như vậy, tưởng tượng trỏ về một trạng thái, trong đó những nhận thức của chúng ta về thế giới thì hoàn toàn không phê phán. Trong trạng thái này, chúng ta không cố gắng liên hệ một nhận thức này với một nhận thức khác. Chúng ta thấy một phản ảnh, và không phân biệt điều này với đối tượng nó đang phản ảnh. Tin tưởng, khi đó, sẽ là giai đoạn trong đó chúng ta mắc nối những nhận thức của chúng ta, nhưng thất bại, không đặt chúng thành đối tượng của phân tích phê phán. Một cách đọc liên hệ là gài tưởng tượng như là một trạng thái trong đó chúng ta không tìm những giải thích, và tin tưởng như một trạng thái trong đó chúng ta có tìm những giải thích nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể, chứ không phải những điều kiện phổ quát.

Suy nghĩ và hiểu biết thì dễ hơn để ghim xuống, vì Plato dứt khoát hơn về chúng. Suy nghĩ là sự lý luận trừu tượng vốn đem dùng những hình ảnh và những giả định không được chứng minh. Hình học là thí dụ hoàn hảo. Trong khi lý luận về tính chất tam giác, lấy ví dụ, những nhà hình học đem dùng những hình vẽ những tam giác. Để chứng minh những định lý, họ cần phải kêu gọi đến những tiên đề nhất định nào đó được nhận là đúng nhưng không có cố gắng chứng minh nào. Sự hiểu biết làm những tiên đề và những giả thuyết của suy nghĩ thành không cần thiết, bằng cách nắm bắt được một mệnh đề phổ quát duy nhất, trên đó toàn bộ khối kiến ​​thức có thể lấy làm cơ sở .



QUYỂN 6
(484a-511e)




SOCRATES kể tiếp tục:

[484a]
SOCRATES: Vậy sau đó, những ai là triết gia, Glaucon, và những ai không phải là triết gia, qua một biện luận có phần dài và với nhiều cố gắng, đã cách nào đó được làm rõ ràng.
GLAUCON: Đó có lẽ vì nó không thể dễ dàng làm được qua một biện luận ngắn hơn.
SOCRATES: Tôi cho rằng không. Tuy nhiên, ít nhất, tôi nghĩ rằng vấn đề hẳn sẽ được thực hiện ngay cả còn rõ ràng hơn, nếu chúng ta đã chỉ có đề tài đó để thảo luận, và không nhiều những thứ còn lại khác cho chúng ta để thăm dò, nếu chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt giữa đời sống công chính và đời sống không công chính.

(Hiện hữu của Kallipolis: Những nhà vua-triết gia)

GLAUCON: Vậy sau điều này đến gì đây?
SOCRATES: Còn gì khác nếu không là điều kế tiếp? Vì những triết gia là những người có khả năng để thấu hiểu những gì luôn luôn giống như nhau trong tất cả những phương diện, trong khi những người đó là người không thể – những người lang thang giữa nhiều những sự vật việc vốn chúng thay đổi trong mọi loại cách thức – không là những triết gia, ai trong hai nên là những người lãnh đạo của một thành phố?
GLAUCON: Một trả lời sẽ là hợp lý để chúng ta đem cho là gì?
SOCRATES: Bất cứ người nào trong số họ xem dường có khả năng để bảo vệ những pháp luật và những thực hành của một thành phố nên được thiết lập như những người giám hộ.
GLAUCON: Đúng đó.
SOCRATES: Như thế, có phải trả lời cho câu hỏi sau đây là rõ ràng: một người giám hộ là người sẽ canh chừng trên một gì đó, nên như mù không thấy gì hay nên có thị giác sắc bén?
GLAUCON: Tất nhiên là rõ ràng.
SOCRATES: Tốt, sau đó bạn có nghĩ rằng có bất kỳ sự khác biệt nào, giữa người mù và những người đó là người đang thực sự bị thiếu thốn kiến ​​thức về mỗi sự vật vốn là [1], và không có mô hình rõ rệt nào về nó trong những hồn người của họ – những người đó là người không thể nhìn ra xa, như những họa sĩ, đến gì là thực nhất, và không thể, bằng cách liên tục liên tưởng đến nó, và bằng cách nghiên cứu nó chính xác nhất như có thể, thiết lập ở đây trên mặt đất những quan điểm qui ước về cái đẹp, công chính, hoặc những sự vật việc tốt lành khi chúng cần được thiết lập, hoặc bảo vệ và giữ gìn những sự vật việc đó vốn đã được thiết lập?
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, không có nhiều khác biệt giữa họ.
SOCRATES: Có phải chúng ta sẽ bổ nhiệm những người mù này như những người giám hộ của chúng ta, khi đó, hay những ai là người biết mỗi sự vật việc vốn , không kém kinh nghiệm hơn những người kia [2], và không thua họ trong bất kỳ phần nào khác của đức hạnh?
GLAUCON: Nó sẽ là phi lý để lựa chọn bất cứ ai ngoài những triết gia, nếu thực sự họ không thua kém trong những sự vật việc khác này. Vì chính lĩnh vực mà trong đó họ trỗi vượt thì đúng là lĩnh vục quan trọng nhất.

[485a]
SOCRATES: Không phải chúng ta nên giải thích, sau đó, cùng những người có thể có cả hai tập hợp của những phẩm chất như thế nào?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Vậy sau đó, như chúng ta đã nói ở bắt đầu của thảo luận này, điều thiết yếu đầu tiên là hiểu được bản chất của những triết gia [3]. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể đồng ý thỏa đáng về sự việc đó, chúng ta cũng sẽ đồng ý rằng cùng một người có thể có hai phẩm chất, và rằng chỉ mình họ nên là những người lãnh đạo trong những thành phố.
GLAUCON: Như thế nào?
SOCRATES: Chúng ta hãy đồng ý rằng những bản chất triết học luôn luôn yêu loại học tập vốn làm rõ ràng cho họ một số đặc tính của sự là-có [4] vốn luôn luôn , và không đi lang thang giữa gì-sắp-là-có gì-đang-thôi-là-có.[5]
GLAUCON: Vâng, chúng ta hãy.
SOCRATES: Và thêm nữa, chúng ta hãy đồng ý rằng họ yêu nó tất cả, và không có ý định buông bỏ bất kỳ phần nào, dù lớn hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng, đơn giản giống như những người yêu danh dự và những người đam mê, chúng ta đã mô tả trước đây [6].
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Kế tiếp, hãy xem xét liệu có một đặc tính nữa họ phải có trong bản chất của họ hay không, nếu họ sẽ là cách chúng ta đã mô tả.
GLAUCON: Là gì?
SOCRATES: Sự chân thực, đó là nói rằng họ phải không bao giờ có ý định tha thứ sự giả trá trong bất kỳ hình thức nào. Ngược lại, họ phải ghét nó và có một cảm tình tự nhiên với sự thật.
GLAUCON: Họ có lẽ nên có đặc tính này.
SOCRATES: Nhưng không chỉ có lẽ, bạn tôi ơi, nó thì hoàn toàn thiết yếu cho một người đam mê một cách tự nhiên để yêu tất cả mọi sự vật việc hơi giống, hay có liên quan với những cậu bé người ấy yêu thương.
GLAUCON: Điều đó đúng.
SOCRATES: Tốt, có thể nào bạn tìm thấy bất cứ sự vật việc gì liên quan mật thiết với sự khôn ngoan hơn là sự thật?
GLAUCON: Tất nhiên là không.
SOCRATES: Sau đó, có phải là điều có thể cho cùng một bản chất để là một triết gia (người yêu của sự khôn ngoan) và là người yêu của sự dối trá?
GLAUCON: Chắc chắn là không.
SOCRATES: Vì vậy, ngay từ thơ ấu, một người yêu đích thực của sự học hỏi phải nỗ lực vượt lên tất cả cho sự thật của mọi loại.
GLAUCON: Tuyệt đối là thế.
SOCRATES: Nhưng thêm vào, khi những đói ăn thèm uống của một ai đó mạnh mẽ nghiêng về một hướng, chúng ta chắc chắn biết rằng những hướng khác chúng nghiêng về trở thành yếu hơn, đơn giản như một dòng suối đã chuyển một phần nước vào trong một dòng khác.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Sau đó, khi những mong muốn của một người chảy về hướng học tập và tất cả mọi sự vật việc thuộc loại đó, chúng sẽ quan tâm, tôi tưởng tượng, với những vui thú mà hồn người kinh nghiệm bởi chỉ chính nó, và sẽ thờ ơ với những vui thú vốn đến qua thể xác – nếu quả thực con người không phải là giả tạo, nhưng là một triết gia đúng thực.
GLAUCON: Điều đó hoàn toàn không thể tránh được.
SOCRATES: Một con người giống thế sẽ là ôn hòa chừng mực [7], khi đó, và không trong cách nào là một người yêu tiền bạc. Sau cùng, tiền bạc và những khoản chi tiêu lớn vốn đi cùng với nó được tìm kiếm, vì lợi ích của những sự vật việc mà những người khác có thể lấy làm nghiêm trọng, nhưng với người này thì không.
GLAUCON: Điều đó đúng.
SOCRATES: Và tất nhiên, cũng có điều này để cân nhắc khi bạn sẽ phán xét liệu bản chất là triết học hay không.
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Bạn không nên bỏ qua phần chia của nó trong sự thiếu phóng khoáng, hẹp hòi [8]; vì chắc chắn đầu-óc-nhỏ-mọn [9] thì hoàn toàn không cân xứng với phẩm chất đó trong một hồn người vốn luôn luôn vươn ra để nắm bắt lấy tất cả mọi sự vật như một toàn thể, cho dù là thuộc gót hay thuộc con người [10].
GLAUCON: Điều đó tuyệt đối đúng.
SOCRATES: Và có phải bạn tưởng tượng rằng một nhà tư tưởng là người có đầu óc cao rộng đủ để xem xét tất cả thời gian và tất cả sinh vật, sẽ xem đời sống con người là một sự việc rất quan trọng?
GLAUCON: Người ấy không thể.
SOCRATES: Sau đó, có phải người ấy sẽ chẳng xem cái chết là một điều khủng khiếp, phải không?
GLAUCON: Đơn giản nhất là không.
SOCRATES: Thế nên một người bản chất hèn nhát và hẹp hòi, rõ ràng là không thể dự phần trong triết học thực.
GLAUCON: Không, theo ý kiến ​​ tôi.
SOCRATES: Tốt, sau đó, có bất kỳ cách nào mà một người có trật tự, không là yêu tiền bạc, hẹp hòi, không là một người lừa đảo nói dối, hay một người hèn nhát, có thể đi đến điều đình mặc cả khó khăn, hay là không công chính?
GLAUCON: Không có.
SOCRATES: Hơn nữa, khi bạn đang xem xét liệu một người nào đó có một tinh thần [11] triết học hay không, bạn sẽ xem xét liệu người ấy thì công chính và dịu dàng, ngay từ khi người ấy còn trẻ, hay khó gần gũi, không ưa giao thiệp, và man rợ.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Và bạn sẽ không bỏ qua điều này, tôi tưởng tượng.
GLAUCON: Điều gì?
SOCRATES: Liệu có phải người ấy là một người học chậm hay một người học nhanh hay không. Hay có phải bạn mong đợi một người nào đó yêu một gì đó đủ nhiều, khi ngườiấy phải chịu đau khi làm sự việc đó, và rất nhiều cố gắng nhưng mang chỉ lại một đền đáp nhỏ?
GLAUCON: Không, điều đó không thể xảy ra.
SOCRATES: Điều gì sẽ xảy ra nếu người ấy không thể giữ lại được gì về những gì người ấy đã học, vì người ấy hoàn toàn hay quên? Có thể nào người ấy tránh khỏi sự trống rỗng về kiến ​​thức?
GLAUCON: Tất nhiên là không.
SOCRATES: Sau đó, nếu người ấy làm việc không đi đến đâu, không phải bạn nghĩ rằng cuối cùng người ấy bị buộc để ghét bản thân mình và những gì người ấy đang làm?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Thế nên chúng ta hãy đừng bao giờ bao gồm một người có một tâm lý [12] hay quên trong số những ai là người có đầy đủ tính chất triết lý; người mà chúng ta tìm nên có trí nhớ tốt.
GLAUCON: Tuyệt đối.
SOCRATES: Thêm nữa, chúng ta sẽ phủ nhận rằng một bản chất không-âm nhạc và khiếm nhã trâng tráo thì bị lôi cuốn đến một bất cứ gì bên cạnh những gì thì không-cân đối.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Và có phải bạn nghĩ rằng sự thật thì thân thuộc với những gì là không-cân đối, hay với những gì là cân đối?
GLAUCON: Với những gì là cân đối.
SOCRATES: Sau đó, thêm vào với những sự việc khác đó, chúng ta hãy cùng tìm một não thức vốn có một ý thức tự nhiên về cân đối và phong nhã, một não thức có thiên hướng bẩm sinh làm nó dễ dàng dẫn đến thể dạng của mỗi sự vật việc là-gì.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Tốt, sau đó, bạn có nghĩ rằng những thuộc tính mà chúng ta đã lần lượt xem xét đều không kết nối lẫn với nhau, hay rằng một bất kỳ nào trong chúng thì không cần thiết trong bất kỳ cách nào kết nối với một hồn người vốn sẽ có một nắm vững hoàn toàn đầy đủ về là-gì? [13]
[487a]
GLAUCON: Không, chúng tất cả đều tuyệt đối cần thiết.
SOCRATES: Có bất kỳ một phê bình nào bạn có thể tìm thấy, sau đó, về một theo đuổi mà một con người không thể thực hành cho đầy đủ, trừ khi người ấy thì tốt tự nhiên về trí nhớ, học nhanh chóng, có đầu óc cao rộng, phong nhã, và là một người bạn và bà con thân thuộc của sự thật, công lý, can đảm và ôn hòa chừng mực?
GLAUCON: Ngay cả Momus [14] cũng không có thể phê bình một sự theo đuổi như thế.
SOCRATES: Tốt, sau đó, khi những người thuộc loại này, đều trong điều kiện toàn hảo vì sự giáo dục và trưởng thành trong đời sống của họ, không phải bạn sẽ giao phó thành phố với chỉ mình họ mà thôi?

Và Adeimantus đã trả lời:

Không ai, Socrates, sẽ có khả năng để mâu thuẫn với những tuyên bố này của ông. Nhưng dẫu thế, chỗ này là kinh nghiệm rất nhiều phần như người ta có trong bất cứ dịp nào trong đó họ nghe những loại của những sự vật việc ông bây giờ đang nói: họ nghĩ rằng vì họ thiếu kinh nghiệm trong việc hỏi và đáp những câu hỏi, họ đã bị luận chứng ở mọi câu hỏi dẫn lệch đi một chút, và rằng khi những một-chút này cộng cùng vào với nhau ở cuối của thảo luận, một bước sai lạc lớn hiện ra mà nó là sự đối nghịch với những gì họ đã nói ở khởi đầu. Giống như người không chuyên môn, thiếu tay nghề khéo léo, người sau cùng bị mắc bẫy của những người chơi cờ checker thông minh, và không thể đi thêm một nước cờ nào được nữa, họ cũng cuối cùng đều bị mắc bẫy, và không có gì để nói trong môn cờ checker loại khác biệt này, vốn không chơi bằng những quân cờ, nhưng bằng những lời nói. Tuy thế, họ không nghiêng hơn thêm một chút nào sang phía nghĩ rằng những gì ông tuyên bố là đúng. Tôi nói điều này liên hệ đến trường hợp hiện tại. Ông thấy đấy, một ai đó bây giờ cũng có thể nói rằng người ấy không thể tìm thấy những lời để chống lại ông, như ông hỏi mỗi câu hỏi của ông. Tuy nhiên, khi đi đến những sự kiện chứ không phải là những lời nói, người ấy thấy rằng tất cả những ai là người thực hành triết lý – không phải là những người đó, người đơn thuần chỉ khấy tay vào trong nó khi vẫn còn trẻ, cốt cho xong sự nuôi dạy thành khôn lớn của họ, và sau đó buông bỏ nó, nhưng những ai là người vẫn tiếp tục trong nó trong một thời gian dài hơn – phần lớn trở thành lập dị, không phải nói là xấu hoàn toàn, trong khi những người xem dường như tốt nhất lại đóng vai vô dụng với thành phố vì việc theo đuổi vốn ông đã đề nghị.

Khi tôi đã nghe anh ấy nói xong xuôi, tôi nói:
Có phải bạn nghĩ những gì những người này nói là sai?
ADEIMANTUS: Tôi không biết. Nhưng tôi sẽ vui để nghe những gì ông nghĩ.
SOCRATES: Bạn sẽ nghe – với tôi, rằng họ xem dường nói sự thật.
ADEIMANTUS: Làm sao, sau đó, có thể là đúng để nói rằng sẽ không có chấm dứt những xấu ác trong những thành phố của chúng ta cho đến khi những triết gia – những người chúng ta đồng ý là vô dụng với những thành phố – cai trị trong chúng?
SOCRATES: Câu bạn hỏi cần được trả lời bằng những phương tiện của một hình ảnh [15].
ADEIMANTUS: Và ông, tất nhiên, đã không quen nói trong những hình ảnh!

SOCRATES: Thế đấy! Sau khi đặt tôi xuống đất với một tuyên bố vốn khó khăn như thế để thiết lập, có phải bạn cũng đương chế nhạo tôi chăng? Dù sao đi nữa, lắng nghe hình ảnh tôi kể, và bạn sẽ cảm kích lại còn hơn rằng tôi phải chắt lọc như thế nào để làm nên những hình ảnh. Những gì những triết gia tài giỏi nhất có kinh nghiệm trong sự liên quan với những thành phố thì quá khó khăn để gánh vác đến nỗi không có một kinh nghiệm dù duy nhất nào giống nó. Về mặt ngược lại, một người phải xây dựng hình ảnh riêng và sự bào chữa riêng của một người về những triết gia này từ nhiều nguồn, đơn giản giống như những họa sĩ vẽ những con nửa-dê-nửa-hươu-núi [16] bằng cách kết hợp những nét đặc thù của những sự vật khác nhau.

Hãy tưởng tượng, sau đó, rằng loại sư việc sau đây xảy ra trên một hoặc nhiều con tàu. Người chủ tàu thì cao hơn và mạnh hơn tất cả mọi người khác trên tàu. Tuy nhiên, người này bị bệnh lãng tai, mắt người này hơi cận thị, và kiến thức của người này về đi biển thì tương xứng thiếu xót. Những thủy thủ đều cãi vã với nhau về cương vị thuyền trưởng [17]. Mỗi người trong họ đều nghĩ rằng mình nên làm thuyền trưởng con tàu, mặc dù người ấy chưa từng được học kỹ năng, và không thể kể tên thày dạy của mình, hay thời gian nào, nếu như người ấy đã có học nghề đó. Thật vậy, họ còn đi xa hơn và tuyên bố rằng không thể dạy được nghề đó chút nào tất cả, và thậm chí còn sẵn sàng cắt thành từng mảnh bất cứ người nào nói rằng nó thì có thể dạy được. Họ luôn luôn tụ họp đông đảo quanh bản thân người chủ tàu, hứa hẹn với người này, và làm tất cả mọi thứ có thể làm được để người này trao bánh lái con tàu cho họ. Và đôi khi, nếu họ không thuyết phục được người này, và có những người khác thành công, họ giết hay ném những người khác đó xuống biển. Khi đó, sau khi đã làm cho người chủ tàu cao thượng của họ thành bất lực với thuốc mê mandragora [18] hay rượu say, hay bằng một vài cách khác, họ cai quản con tàu, phần rượu trong kho hàng hóa con tàu đem uống hết, và tiệc tùng no nê, và làm thứ hải hành bạn sẽ mong đợi với những người loại như vậy. Ngoài ra, họ ca tụng bất cứ một ai là thông minh trong việc thuyết phục hay ép buộc chủ tàu để cho họ cai trị, gọi người này là một “thủy thủ”, một “thuyền trưởng tay nghề cao“, và “một người chuyên môn về tàu”, trong khi gạt bỏ bất cứ ai nào khác như là một người vô dụng, chẳng nên tích sự gì. Họ không hiểu rằng một thuyền trưởng thực phải chú ý đến những mùa trong năm, bầu trời, những vì sao, những luồng gió, và tất cả những sự vật việc vốn gắn chặt với kỹ năng của người này, nếu người này thực sự sẽ là người chuyên môn về chỉ huy một con tàu. Về phần người này sẽ trở thành thuyền trưởng của con tàu như thế nào, cho dù người ta có muốn người này làm hay không, họ không nghĩ rằng việc có được kỹ năng, hay đồng thời thực hành về ứng dụng kỹ năng này, như kỹ năng của nghề thuyền trưởng là điều có thể có được. Khi như thế là những gì đang xảy ra trên những con tàu, bạn không nghĩ rằng một thuyền trưởng thực sự sẽ chắc chắn bị gọi là một “người ngắm sao”, một “người vô dụng nói như khướu”, và một người “chẳng nên tích sự gì” bởi những ai là người đi trên con tàu được cai quản như thế?
ADEIMANTUS: Tôi chắc chắn nghĩ thế.
SOCRATES: Tôi không nghĩ rằng bạn cần phải xem xét hình ảnh để thấy sự tương đồng với những thành phố và chúng được xắp xếp thế nào hướng tới những triết gia thực sự, nhưng bạn đã hiểu ý tôi nói rồi.
ADEIMANTUS: Thực vậy, tôi hiểu.
SOCRATES: Trước tiên, hãy cho thấy hình ảnh này, khi đó, với ai là người ngạc nhiên rằng những triết gia không được tôn vinh trong những thành phố, và hãy cố gắng thuyết phục người ấy rằng sẽ là điều đáng ngạc nhiên hơn rất nhiều nếu như họ đã được tôn vinh.
ADEIMANTUS: Tôi sẽ.
SOCRATES: Thêm nữa, hãy cố gắng khuyên dụ người ấy rằng bạn đang nói sự thật, khi bạn nói rằng triết gia giỏi nhất trong số họ thì vô dụng đối với đám đông dân chúng. Nhưng bảo người ấy hãy trút trách nhiêm về sự vô dụng của những triết gia xuống những người không dùng họ, không phải với những triết gia tốt đó. Bạn thấy, không phải là điều tự nhiên cho thuyền trưởng cầu khẩn những thủy thủ để họ được mình cai quản, cũng như không phải là tự nhiên để người khôn ngoan đến gõ cửa nhà người giàu có. Ai là người đã đưa ra mảnh ngụy biện đó đã nói dối [19]. Những gì là thật sự tự nhiên – với người bệnh, dù giàu hay nghèo, là đi đến cửa của những y sĩ, và cho bất cứ ai có nhu cầu muốn được cai trị đi đến những cửa của một trong những người có thể cai trị người ấy. Không phải là người cai trị – nếu người này thực sự là có bất kỳ chỗ dùng nào – để cầu xin những đối tượng hãy chấp nhận sự cai trị của mình. Bảo cho người ấy, người ấy sẽ không sai lầm nếu người ấy thấy sự giống nhau giữa những nhà cầm quyền chính trị hiện tại của chúng ta với những thủy thủ, chúng ta vừa nhắc đến một chút trước đây, và những ai là người được những thủy thủ gọi là những người ngắm sao vô dụng với những thuyền trưởng thực sự của con tàu.
ADEIMANTUS: Đó thì đúng tuyệt đối.
SOCRATES: Vì những lý do như thế, sau đó, và trong những trường hợp này, không phải là dễ dàng cho sự theo đuổi tốt nhất để – những người có những theo đuổi của họ rất đối nghịch với nó – được tôn vinh. Tuy nhiên, cho đến nay vu khống lớn nhất và nghiêm trọng nhất mang đặt trên triết lý là từ những ai là người tuyên xưng thực hành nó – những ai người truy tố triết học tuyên bố về họ, như bạn nói điều đó, rằng đa số những người là người theo đuổi triết học ra đều hoàn toàn là tệ hại, trong khi những người tốt nhất đều vô dụng. Và tôi đã thừa nhận rằng những gì bạn nói là sự thật, phải không?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Bây giờ không phải là chúng ta đã giải thích tại sao những người tốt là vô dụng?
ADEIMANTUS: Chúng ta chắc chắn đã.
SOCRATES: Kế tiếp, bạn có muốn chúng ta thảo luận về tại sao điều không thể tránh khỏi là một số lớn là xấu, và cố gắng để cho thấy, nếu chúng ta có thể, rằng triết học thì cũng không có trách nhiệm về điều này?
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Vậy chúng ta hãy bắt đầu đàm thoại của chúng ta bằng nhớ lại điểm bắt đầu của mô tả của chúng ta về bản chất vốn một ai nào đó phải có, nếu người ấy là để trở nên một người đáng đề cao và tốt. Trước hết tất cả, nếu bạn nhớ lại, người ấy được sự thật dẫn dắt, và người ấy phải hết lòng và dứt khoát đi theo nó, chịu khổ để bị gọi là một người mạo danh lừa dối, với không dự phần nào tất cả trong triết học thực.
ADEIMANTUS: Đó là những gì chúng ta đã nói.
SOCRATES: Tốt, không phải chỉ sự kiện ấy thôi thì hoàn toàn trái với tin tưởng hiện có về người ấy?
ADEIMANTUS: Nó chắc chắn là.
SOCRATES: Vì vậy, sẽ không phải là hợp lý sao, sau đó, cho chúng ta để thỉnh cầu khi bào chữa cho người ấy, rằng một người yêu thực sự của học tập, tự nhiên hết sức cố gắng để hiểu sự-vật là-gì? [20] Người ấy không nấn ná ở mỗi những sự vật việc đã được tin để , nhưng tiếp tục đi tới, không mất đi hay giảm bớt đam mê của mình, cho đến khi người ấy nắm được bản chất của tự thân mỗi sự vật việc là gì [21], với phần của hồn người của người ấy vốn được trang bị để nắm bắt một sự vật việc thuộc loại đó, vì quan hệ mật thiết như họ hàng của hồn người ấy với nó. Một khi người ấy đã được kéo lại gần nó, đã ăn nằm với những gì thực sự là, và đã sinh sản ra sự hiểu biết và sự thật, người ấy biết, sống thực, được nuôi dưỡng, – và – ở thời điểm đó, nhưng không trước đó – thì được nhẹ đi cơn đau đẻ của mình [22].
ADEIMANTUS: Không gì có thể có lý hơn.
SOCRATES: Tốt, sau đó, một người thuộc loại như thế sẽ yêu sự giả dối loại đó, hay hoàn toàn ngược lại với thói đời thời thượng, người ấy sẽ ghét nó?
ADEIMANTUS: Người ấy sẽ ghét nó.
SOCRATES: Và nếu sự thật đi trước dẫn đường, chúng ta sẽ không bao giờ nói, tôi tưởng tượng, rằng một dàn hợp xướng của những xấu ác có thể theo chân nó.
ADEIMANTUS: Tất nhiên là không.
SOCRATES: Ngược lại, theo sau nó là một nhân cách khỏe mạnh và công chính, và sự chừng mực ôn hòa vốn đi kèm với nó.
ADEIMANTUS: Đúng vậy.
SOCRATES: Những gì cần ở đấy, khi đó, để đi trở lại từ bắt đầu và buộc phần còn lại của dàn hợp xướng của bản chất triết học để xếp hàng tất cả lại lần nữa? Bạn chắc chắn nhớ rằng can đảm, đầu óc cao rộng, học hỏi dễ dàng, và một trí nhớ tốt, tất cả thuộc về những triết gia. Sau đó, bạn phản đối rằng bất kỳ một ai cũng buộc sẽ phải đồng ý với những gì chúng ta đang nói, nhưng rằng nếu người ấy bỏ những luận chứng sang một bên, và xem xét chính những người mà luận chứng nói về họ, người ấy sẽ nói rằng một số của những người mà người ấy đã nhìn thấy ấy là vô dụng, trong khi phần lớn họ trước sau đều hoàn toàn xấu. Cố gắng để tìm ra lý do của sự vu khống này, bây giờ chúng ta đã đi đến câu hỏi này: tại sao phần lớn trong số họ là xấu? Và đó là tại sao chúng ta một lần nữa lại nêu lên bản chất của những triết gia đích thực và định nghĩa những gì thiết yếu phải có để là.
ADEIMANTUS: Đúng thế.
SOCRATES: Những gì chúng ta phải làm bây giờ là suy nghĩ xem những đường lối bản chất này bị trở nên suy đồi, nó bị phá hủy hoàn toàn như thế nào trong phần lớn những trường hợp, trong khi một số nhỏ lại thoát – đây chính là những trường hợp bị gọi là vô dụng, chứ không phải là xấu. Tiếp sau đó, chúng ta phải suy nghĩ xem những người đó là người bắt chước bản chất này và chấp nhận sự theo đuổi nó. Chúng ta phải nhìn thấy những bản chất gì những hồn người có khiến đi vào trong một theo đuổi vốn là quá giá trị và quá cao cho chúng – những hồn người, vì thường đánh vào những nốt sai, vốn đem cho triết học tai tiếng mà bạn đã nói nó có với mọi người khắp nơi.
ADEIMANTUS: Ông muốn nói đến những loại suy đồi nào?
SOCRATES: Tôi sẽ cố gắng để giải thích chúng cho bạn nếu tôi có thể. Tôi tưởng tượng rằng mọi người sẽ đồng ý với chúng ta về điều này: loại bản chất vốn nó có được tất cả những phẩm chất chúng ta vừa quy định cho ai là người sẽ là một triết gia hoàn chỉnh, thì hiếm khi thấy giữa những con người, và sẽ có ít người có được nó. Hay bạn không nghĩ thế?
ADEIMANTUS: Tôi chắc chắn nghĩ thế.
SOCRATES: Vậy sau đó, hãy xem xét có bao nhiêu những nguồn gốc lớn của sự hủy diệt cho số ít này?
ADEIMANTUS: Chúng là gì?
SOCRATES: Điều đáng ngạc nhiên nhất trong tất cả để nghe là mỗi một của những sự vật việc chúng ta đã ca ngợi trong bản chất có khuynh hướng làm hư hỏng hồn người vón có nó, và lôi hồn người xa khỏi triết học. Tôi muốn nói đến can đảm, ôn hòa chừng mực, và những sự vật việc khác chúng ta đã nhắc đến.
ADEIMANTUS: Thế đó nghe quả lạ lùng.
SOCRATES: Thêm nữa, cộng vào những sự vật việc đó, tất cả những sự vật việc được gọi là những sự vật việc tốt cũng làm hư hỏng nó và lôi nó đi xa – đẹp, giàu, sức mạnh thể chất, những liên kết gia đình quyền thế trong thành phố, và tất cả những gì đi kèm với những sự vật việc này. Bạn hiểu mô hình tổng quát của những sự vật việc mà tôi muốn nói?
ADEIMANTUS: Tôi hiểu, và tôi sẽ vui để có được một hiểu biết chính xác hơn về nó.
SOCRATES: Nắm lấy nguyên tắc tổng quát cho chính xác và vấn đề sẽ trở nên rõ ràng với bạn, và những gì tôi nói về nó trước đây sẽ không có vẻ kỳ lạ như thế.
ADEIMANTUS: Ông bảo tôi nắm bắt gì?
SOCRATES: Trong trường hợp của tất cả mọi hạt giống hay sự vật lớn lên, cho dù là thực vật hay động vật, chúng ta biết rằng nếu nó thất bại để có được thức ăn, khí hậu, hay vị trí thích hợp cho nó, sau đó càng cường tráng hơn bao nhiêu, nó càng thiếu hụt hơn về những phẩm chất thích đáng với nó. Vì chắc chắn xấu thì trái ngược với tốt, hơn là với không-tốt.
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Thế nên, tôi giả định điều là hợp lý rằng bản chất tốt nhất đi đến cùng thành tồi tệ hơn so với một bản chất kém hơn, từ một nuôi dưỡng không thích hợp.
ADEIMANTUS: Nó là thế.
SOCRATES: Tốt, sau đó, Adeimantus, không phải là chúng ta cũng sẽ nói rằng nếu những hồn người với những bản tính tốt nhất nhận một giáo dục xấu, chúng trở nên xấu khác thường? Hay có phải bạn nghĩ rằng những bất công lớn nhất và xấu ác tinh thuần, bắt nguồn trong một bản chất thấp kém, chứ không phải trong một bản chất cường tráng nhưng đã bị dưỡng dục của nó làm hư hỏng? Hoặc rằng một bản chất yếu có bao giờ từng chịu trách nhiệm về những điều tốt đẹp lớn lao, hay những điều xấu xa lớn lao?
ADEIMANTUS: Không, ông thì đúng.
SOCRATES: Tốt, sau đó, nếu bản chất chúng ta đề nghị cho những triết gia xảy ra là nhận được hướng dẫn xứng hợp, tôi tưởng tượng nó chắc chắn sẽ lớn lên để đạt được mọi phẩm hạnh. Nhưng nếu nó không được gieo hạt, trồng và nuôi lớn trong một môi trường thích hợp, nó sẽ phát triển theo cách hoàn toàn ngược lại, trừ khi có một vài gót đi đến giúp đỡ nó. Hay có phải bạn cũng thế, tin như đám đông dân chúng, rằng một số người trẻ bị những sophist làm hư hỏng – rằng có những sophist, những khả năng cá nhân, người làm hư hỏng chúng đến một mức độ đáng kể? Nhưng đúng hơn, không phải chính những người là người nói điều này là những sophist vĩ đại nhất của tất cả, người giáo dục hiệu quả nhất, và đào tạo những người già lẫn trẻ thuộc đúng loại mà họ muốn, hay không?
ADEIMANTUS: Nhưng họ làm điều đó lúc nào?
SOCRATES: Khi nhiều người trong số họ ngồi cùng với nhau trong những hội đồng, tòa án, nhà hát, trại quân, hay bất kỳ tụ tập nào khác của một đa số trong công chúng, và với một náo động lớn, phản đối quá đáng với một số trong những điều đã được nói hay làm, sau đó chấp thuận quá đáng với những điều khác, la hét và vỗ tay; và khi nào, cộng thêm với chính những người này, những núi đá và chính không gian xung quanh dội tiếng vang, và làm tăng gấp đôi náo động của hoan hô hay đả đảo của họ. Trong một tình cảnh giống thế, bạn nghĩ thế nào – như câu tục ngữ nói – tim của một người trẻ bị tác động? [23] Làm thế nào để rồi đây dù cho bất cứ loại giáo dục cá nhân nào người ấy nhận được sẽ giữ cho người ấy vững vàng mạnh mẽ, và không bị khen ngợi và khiển trách loại như thế cuốn đi, và không bị trôi đi đến bất cứ nơi nào nó trôi đến, thế khiến người ấy sẽ gọi cùng những sự vật việc là đẹp hay xấu, giống như những đám người này, thực hành những gì họ thực hành, và trở nên giống như họ?
ADEIMANTUS: Sự thúc ép phải làm như vậy sẽ là rất lớn lao, Socrates.
SOCRATES: Và tuy thế, chúng ta đã vẫn chưa nhắc đến sự thúc ép lớn nhất của tất cả.
ADEIMANTUS: Đó là gì?
SOCRATES: Nó là những gì những nhà giáo dục và những sophist này áp đặt bằng những hành động của họ, nếu những lời nói của họ thất bại không thuyết phục. Hay bạn không biết rằng họ trừng phạt bất cứ ai là người là không chịu bị thuyết phục, với sự tước quyền công dân, tước quyền bầu cử, tiền phạt, hay cái chết?
ADEIMANTUS: Hầu hết họ đều chắc chắn làm.
SOCRATES: Có sophist nào khác, khi đó, hay có loại những truyện trò tư nhân nào khác bạn nghĩ rằng sẽ phản đối những điều này và chứng minh mạnh mẽ hơn không?
ADEIMANTUS: Không, tôi tưởng tượng.
SOCRATES: Không, thực vậy, ngay cả chỉ cố phản đối thử thôi, cũng sẽ là rất ngu dại. Bạn thấy, giờ đây không có, chưa bao giờ từng có, cũng chẳng bao giờ sẽ có, một cá tính có quan điểm về phẩm hạnh đi trái với giáo dục những người này đem cho. Tôi muốn nói là cá tính con người, bạn đồng chí ơi – chứ còn gót, như tục ngữ nói, là một ngoại lệ với qui luật. Bạn có thể là chắc chắn rằng nếu bất cứ gì được cứu và quay ra thành tốt đẹp trong những hệ thống chính trị vốn đang có hiện nay, bạn sẽ là không nhầm lẫn khi nói rằng sự phù hộ hay sự lo toan của thần linh đã cứu nó.
ADEIMANTUS: Đó cũng là những gì tôi nghĩ nữa.
SOCRATES: Tốt, sau đó, bạn cũng nên đồng ý với điều này.
ADEIMANTUS: Điều gì?
SOCRATES: Mỗi trong những người làm việc theo lối cá thể, tính-công-ăn-lương này – những người mà những người (làm chính trị) này gọi là những sophist và xem là những đối thủ của họ về kỹ năng [24] – họ không dạy bất cứ gì khác hơn là những xác quyết, vốn đám đông dân chúng đã chủ trương khi họ hội họp với nhau, và điều này người này gọi là sự khôn ngoan. Nó cũng giống giản dị như một người nào đó đã học được những đam mê và ham muốn của một con thú khổng lồ và mạnh mẽ, vốn người ấy đương nuôi dạy – tiếp cận và đối xử với nó như thế nào, khi nó là khó khăn nhất hay thuần phục nhất để đối phó với, và những gì làm nó như vậy, nó thốt ra những âm thanh nào trong mỗi tình trạng, và giọng nó có thanh âm êm dịu hay tức giận với tình trạng đó. Sau khi học được tất cả điều này qua sự gắn bó và dành nhiều thời gian [25] với con thú, người này gọi điều này là sự khôn ngoan, gom nhặt thông tin [26] của người này lại cùng với nhau như thể nó đã là một kỹ năng, và bắt đầu đem nó ra dạy. Không biết gì trong thực tại về điều nào của những tin tưởng hay ham muốn này là cao quí hay đáng xấu hổ, tốt hay xấu, công chính hay không công chính, người này dùng tất cả những thuật ngữ này trong sự phù hợp với những tin tưởng của con thú to lớn này – gọi những sự vật việc nó ham thích là tốt, và những sự vật việc nó tức giận là xấu. Người này không có giải thích nào khác để đem cho chúng, ngoại trừ gọi tất cả mọi sự vật việc người này bắt buộc phải làm là công chính, và cao quí, không bao giờ từng trông thấy những bản chất của tất yếu và tốt đẹp thực sự khác nhau nhiều đến thế nào, và là không có khả năng để giải thích nó cho bất cứ ai. Bạn không nghĩ sao, có Zeus chứng giám, rằng một người nào giống thế sẽ làm một nhà giáo dục kỳ lạ?
ADEIMANTUS: Tôi có, thực vậy.
SOCRATES: Sau đó, có phải con người này xem dường có bất kỳ khác biệt nào với một ai là người tin rằng sự khôn ngoan là sự hiểu biết những đam mê và những thích thú của đám đông dân chúng – đám dân chúng hỗn tạp đủ mọi loại – những người hội họp với nhau, cho dù về hội họa, âm nhạc, hay chính trị, cho vấn đề đó? Vì nếu một người kết hợp với đám đông dân chúng và trưng bày thơ của người này hay một vài tác phẩm nào khác từ kỹ năng khéo léo với họ, hay dịch vụ của người này với thành phố, và đem cho họ chiếm tay trên, ưu thế hơn người ấy đến bất kỳ một mức độ vượt quá những gì không thể tránh, người ấy sẽ là dưới sự thúc ép của Diomedean [27], như nó được người ta gọi thế, để tạo ra những sự vật việc mà họ chấp nhận. Nhưng rằng những sự vật như vậy là thực sự tốt và đẹp, – bạn đã có bao giờ từng nghe bất cứ ai trình bày một luận cứ cho kết luận đó rằng đó đã không phải là hoàn toàn vô lý?
ADEIMANTUS: Không, và tôi không cho rằng tôi sẽ từng bao giờ.
SOCRATES: Vì vậy, sau đó, giữ tất cả thế đó trong não thức, hãy nhớ lại câu hỏi trước đây của chúng ta: có thể nào đa số của đám đông trong bất kỳ cách nào rộng rãi cho phép, hay chấp nhận rằng cái đẹp tự thân (như trái ngược với nhiều những sự vật đẹp), hay mỗi một sự vật tự thân (như trái ngược với nhiều tương ứng những sự vật), là có?
ADEIMANTUS: Không, ít nhất.
SOCRATES: Không thể nào, sau đó, cho đa số đám đông là thông thái triết học.
ADEIMANTUS: Không thể nào.
SOCRATES: Và như vậy, những ai là người thực hành triết lý chắc chắn đều không tránh khỏi bị họ gièm pha, miệt thị?
ADEIMANTUS: Chắc chắn không tránh được.
SOCRATES: Và cũng bởi những cá nhân riêng tư đó, người kết hợp với đa số đám đông và muốn làm vui lòng họ.
ADEIMANTUS: Rõ ràng.
SOCRATES: Trên cơ sở những sự kiện này, sau đó, bạn có nhìn thấy bất kỳ cách nào để gìn giữ bản chất triết học và bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục thực hành triết lý và đi đến cứu cánh? Hãy xem xét câu hỏi dưới ánh sáng của những gì chúng ta đã nói trước đây. Chúng ta đã đồng ý rằng dễ dàng trong học tập, một trí nhớ tốt, can đảm, và đầu óc cao rộng thuộc về bản chất triết học.
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Ngay từ khởi đầu, khi đó, sẽ không phải một người nào giống thế đó sẽ đứng đầu trong số những trẻ em về tất cả mọi sự vật việc, đặc biệt là nếu bản chất của thể xác nó xứng hợp với của hồn người nó?
ADEIMANTUS: Tất nhiên, nó sẽ.
SOCRATES: Như thế, khi người này thành tuổi tác hơn, tôi tưởng tượng, gia đình và công dân đồng bào của người này sẽ muốn đem dùng người này trong liên kết với những công việc riêng của họ.
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Họ sẽ quì trên đầu gối họ, cầu xin đặc ân từ người này và tôn vinh người này, tâng bốc trước khi xảy ra quyền lực sẽ là của người này, như thế để giữ chắc nó cho bản thân họ.
ADEIMANTUS: Đó thường là những gì xảy ra, ít nhất.
SOCRATES: Bạn nghĩ gì về một người giống thế sẽ làm trong những trường hợp loại giống như thế – đặc biệt nếu xảy ra người ấy là từ một thành phố lớn, ở đó người ấy giàu có và quý tộc, và nếu người ấy cũng là người đẹp trai và vóc dáng cao lớn nữa? Sẽ không phải là người ấy được rót đầy một kỳ vọng không thực tế, và tự nghĩ mình có khả năng quản lý công việc, không chỉ của dân Hellas, nhưng cũng cả của những dân ngoài, man rợ nữa? Và không phải là người ấy sẽ tự tâng bốc mình lên những đỉnh hết sức cao, như một kết quả, và là tràn ngập với tuyên xưng và tự hào trống rỗng, vô nghĩa? [28]
ADEIMANTUS: Người ấy chắc chắn sẽ.
SOCRATES: Bây giờ, giả sử một ai đó dịu dàng tiếp cận một người trẻ tuổi trong trạng thái đó của não thức và bảo người ấy sự thật: rằng người ấy không có ý thức khôn ngoan, mặc dù người ấy cần nó, và rằng nó không thể thu tập được, trừ khi người ấy làm việc như một nô lệ để đạt được nó. Bạn có nghĩ rằng sẽ là dễ dàng cho người ấy để nghe thông điệp đó, xuyên qua những tệ nạn bao quanh người ấy?
ADEIMANTUS: Còn lâu mới được thế.
SOCRATES: Và giả sử rằng, vì bản chất cao quý của mình và quan hệ đồng cảm tự nhiên với những luận chứng như vậy, người ấy bằng cách nào đó hiểu được ý nghĩa, và đã quay sang phía đối nghịch và để mình cho triết học thu hút. Chúng ta giả sử những người này sẽ làm gì nếu họ tin rằng họ đang mất đi những dịch vụ và sự đồng hành với người ấy? Có bất cứ gì họ sẽ không làm, hay nói, về phía người ấy, để ngăn cho người ấy tránh khỏi bị thuyết phục? Hay có bất cứ gì mà họ sẽ không làm, hay nói, về phía người ấy, để ngăn cản người ấy khỏi sự thành công, cho dù đó là trong những âm mưu riêng tư, hay những vụ xử nơi tòa án công cộng? [29]
ADEIMANTUS: Chắc chắn là không.

[495a]
SOCRATES: Khi đó, có bất kỳ cơ hội nào khiến một con người như thế sẽ thực hành triết lý?
ADEIMANTUS: Tuyệt không.
SOCRATES: Bạn thấy không, sau đó, rằng chúng ta đã không sai để nói rằng một bản chất triết học được dưỡng dục một cách tệ hại, chính những thành phần của nó – cùng với những điều được-gọi-là-những-tốt đẹp khác, loại như giàu có và mọi cung cấp chăm sóc thuộc loại như thế – đều cách nào đó là nguyên nhân của sự bỏ rơi của nó xa khỏi sự theo đuổi ?
ADEIMANTUS: Không, chúng ta không sai. Những gì chúng ta đã nói là đúng.
SOCRATES: Đó bạn thấy đấy, sau đó, người bạn tuyệt vời ơi! Đó là phạm vi của loại gồm sự hủy hoại và sự đánh mất ngay thẳng chân thực mà bản chất thích hợp nhất cho sự theo đuổi cao quý nhất trải qua. Và một bản chất loại giống như thế, dù sao đi nữa, là một xảy ra hiếm hoi, chúng ta tuyên bố. Thêm nữa, những ai có được nó đều là những người làm những điều tồi tệ nhất với những thành phố và những cá nhân, và cũng có thể – những ai làm điều tốt đẹp nhất – nếu xảy ra họ bị dòng nước lũ cuốn đi theo lối đó. Vì bản chất nhỏ nhoi không bao giờ làm được bất cứ gì lớn lao, hoặc cho cá nhân hoặc cho một thành phố.
ADEIMANTUS: Điều đó rất đúng.
SOCRATES: Vì thế, khi những người này, những người mà thích hợp nhất với họ là triết học, không thân cận nhưng xa lánh nàng triết học, họ để nàng bơ vơ và góa bụa, và bản thân họ sống một cuộc sống vốn không thích hợp và không đúng thật. Khi đó những người khác, những người không xứng đáng với nàng, đến với nàng như đến với một trẻ mồ côi, không liên hệ họ hàng ruột thịt nào, và làm xấu hổ nàng. Họ là những người chịu trách nhiệm về những khiển trách mà bạn nói được ném lên triết học bởi những người miệt thị nàng – rằng một số những phối ngẫu của nàng là vô dụng, trong khi đa số đáng hứng chịu nhiều những xấu ác.
ADEIMANTUS: Vâng, đó là những gì họ nói.
SOCRATES: Và đó là để nói một điều hợp lý. Vì những con người nhỏ bé không giá trị khác, họ thấy vị trí này đã thành bỏ trống, mặc dù nó thì tràn ngập với những khen thưởng và tuyên xưng đẹp đẽ, – như những người tù sau khi trốn thoát nhà tù và trú ẩn trong một đền thờ – và vui sướng nhảy vọt từ những kỹ năng của họ đến triết học. Đây là những người tinh vi nhất trong tài khéo kỹ thuật nhỏ mọn của họ. Bạn thấy, ít nhất trong so sánh với những kỹ năng khác, và ngay cả trong trạng thái hiện tại của của nó, triết học vẫn có một danh tiếng lớn rộng hơn. Và đó là những gì nhiều người đều hướng đến, những người với những bản chất khiếm khuyết, có những hồn người đều bị câu thúc gò bó và hư hỏng bởi những công việc tay chân, vì cơ thể của họ bị cong oằn vì kỹ năng và nghề nghiệp của họ. Không phải đó là những gì không thể tránh khỏi sẽ xảy ra?
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Bạn có nghĩ rằng họ trông không có khác biệt một chút nào hơn một tay thợ rèn hói đầu, người đã vớ được một số tiền, và vừa mới được ra khỏi nhà tù của chủ nợ, đã tắm rửa, khoác lên mình một chiếc áo choàng mới, bật dậy như một chú rể, và sắp sửa kết hôn với con gái của ông chủ, vì cô ấy thì nghèo và bị bỏ rơi?
[496a]
ADEIMANTUS: Họ không có gì khác nhau tất cả.
SOCRATES: Loại con cái nào họ có khả năng sinh đẻ, sau đó? Không phải con cái của họ thì khốn khổ bất hợp pháp?
ADEIMANTUS: Không tránh khỏi.
SOCRATES: Thế còn khi những người không có giá trị xứng đáng về giáo dục tiếp cận triết học và kết bạn với nàng trong một cách bất xứng thì sao? Những loại suy nghĩ và tin tưởng nào chúng ta có thể nói họ sẽ sinh nở được? Không phải chúng sẽ là những gì thực sự và thích đáng được gọi là những lý thuyết sophist, vì chúng không có gì là đầu tiên độc đáo hay thực sự khôn ngoan về chúng?
ADEIMANTUS: Tuyệt đối.
SOCRATES: Như thế sau đó, Adeimantus, còn lại chỉ có một nhóm rất nhỏ những người kết bạn với triết học trong một lối vốn là xứng đáng với nàng: một nhân cách được nuôi dạy khéo léo và cao thượng, có lẽ, vì lưu đày nén giữ, người giữ đúng với bản chất mình, và ở lại với triết học, vì không có ai đến làm hư hỏng người ấy, hay một hồn người cao cả, sống trong một thành phố nhỏ, một người khinh thường công việc của thành phố và nhìn xa vượt ngoài phạm vi của chúng. Một số rất ít, có lẽ, có thể đi đến triết học từ những tài khéo kỹ thuật khác mà những người này là đúng để khinh thường, vì những người này có những bản chất tốt. Và một số có thể bị giữ lại vì giây cương ràng buộc vốn kiềm chế người bạn Theages của chúng ta [30] – bạn thấy, người bạn này đáp ứng tất cả những điều kiện khác, cần thiết để làm cho người này buông bỏ, xa rời triết học, nhưng thể chất bệnh tật của mình đã giữ người này đứng ngoài chính trị và ngăn ngừa nó xảy ra. Cuối cùng, trường hợp của riêng tôi thì hầu như khó mà không đáng nhắc đến – dấu hiệu của quỉ thần của tôi [31] – vì tôi không giả định nó đã xảy ra với bất kỳ một ai nào khác, hay với chỉ một số ít trước đó. Bây giờ, những ai là người đã trở thành có chân trong nhóm nhỏ này, đã được nếm biết rằng có một sở hữu về triết học thì ngọt ngào và hạnh phúc may mắn dường nào. Đồng thời, họ cũng đã nhìn thấy sự điên rồ của đám đông dân chúng và đã nhận thức rằng không có gì là lành mạnh, để nói như thế, trong những vấn đề chính trị xã hội công cộng [32], và rằng không có đồng minh có trợ giúp nào mà nhà quán quân của công lý lại có thể tồn tại; thay vào đó người này sẽ bị hư hoại trước khi có thể gây lợi ích cho thành phố của họ hay những bạn bè của mình, và là vô dụng với cả hai, với bản thân và với những người khác – giống như một người ngã xuống giữa một đám những thú hoang, và hoặc không sẵn lòng nhập bọn cùng chúng để làm điều bất công, hoặc không đủ mạnh để một mình chống lại sự dã man nói chung. Đem tất cả điều này vào trong những tính toán của mình, người này giữ yên lặng và làm công việc riêng của mình, giống như một ai đó là người tìm trú ẩn dưới một bức tường nhỏ để tránh một cơn bão bụi đất hay mưa đá bị gió tung đến. Sau khi nhìn thấy những người khác đã đầy với những không-pháp luật, triết gia thì hài lòng nếu bằng cách nào đó người này có thể dẫn đưa cuộc sống hiện tại của mình tinh khiết với không bất chính, và không những hành vi thiếu kính tín, và ra đi ròi bỏ khỏi nó với hy vọng tốt, không bị chê trách, và hài lòng.
ADEIMANTUS: Vâng, đó thì không phải là việc nhỏ để hoàn thành cho người này trước khi rời đi.

[497a]
SOCRATES: Nhưng cũng không là một việc lớn lao gì cho lắm, vì người này đã không có cơ hội may mắn trên một hiến pháp thích hợp. Trong một hiến pháp thích hợp, sự tăng trưởng của cho người này sẽ trọn vẹn hơn, và cho người này sẽ cứu được cộng đồng, cũng như chính mình. Dù sao đi nữa, có vẻ như với tôi rằng chúng ta nói đã đủ về sự vu khống chống lại triết học, và tại sao nó là bất công – trừ khi, tất nhiên, bạn đã có một một gì đó để thêm vào.
ADEIMANTUS: Tôi không có gì hơn nữa để thêm vào vấn đề đó. Nhưng hiến pháp nào trong những hiến pháp hiện nay của chúng ta ông nghĩ là thích hợp với triết học?
SOCRATES: Không một nào trong số chúng cả. Nhưng đó thực chính là than phiền của tôi. Không có một thành phố nào ngày nay với một hiến pháp (có giá trị) xứng đáng với bản chất triết học. Đó chính xác là lý do nó thì hư hỏng và bị sửa đổi. Nó thì giống như gieo hạt giống lấy từ nước ngoài trên một mảnh đất xa lạ: nó có khuynh hướng bị áp đảo và mờ nhạt mất dần đi vào trong những giống bản địa. Tương tự như vậy, những giống triết học không duy trì được quyền lực riêng của mình trong hiện tại, nhưng suy yếu vào trong một cá tính khác biệt. Nhưng nếu đã là để tìm hiến pháp tốt nhất, vì bản thân nó là tốt nhất, sẽ rõ ràng rằng nó thực sự thần linh và rằng những bản chất và những theo đuổi khác đều chỉ đơn thuần là thuộc con người. Rõ ràng, bạn sắp hỏi tiếp hiến pháp đó là gì.
ADEIMANTUS: Chỗ đó ông sai. Ông thấy đấy, tôi đã không sắp hỏi điều đó, nhưng hỏi liệu có phải đó là hiến pháp mà chúng ta đã mô tả khi chúng ta thành lập thành phố chúng ta, hay một hiến pháp khác.
SOCRATES: Trong tất cả những phương diện khác, nó là hiến pháp đó. Nhưng chúng ta đã nói ngay cả khi ấy [33] rằng luôn luôn phải có một số người trong thành phố, họ là người có một giải thích hợp lý trí về hiến pháp, cùng người là người vốn đã hướng dẫn bạn, người lập pháp, khi bạn làm luật.
ADEIMANTUS: Có, chúng ta đã nói thế.
SOCRATES: Nhưng chúng ta đã không giải thích nó cho đủ rõ ràng, vì sợ những gì chính chúng ta phản đối đã làm rõ ràng: cụ thể là, rằng sự thuyết minh về nó sẽ dài và khó khăn. Thật vậy, ngay cả những gì còn lại không phải là điều dễ dàng nhất trong tất cả mọi sự vật việc để thảo luận.
ADEIMANTUS: Đó là gì thế?
SOCRATES: Làm thế nào một thành phố có thể dấn mình vào thực hành triết học mà không bị phá hủy. Bạn thấy, tất cả những sự vật việc lớn lao đều nghiêng sẵn để dễ dàng xụp đổ, và như tục ngữ, những sự vật việc đẹp đều là thực sự khó khăn.
ADEIMANTUS: Dẫu thế đi nữa, việc chứng minh sẽ không là xong xuôi đến khi điều này được làm sáng tỏ.
SOCRATES: Nếu có bất cứ một điều gì ngăn cản điều đó, sẽ không phải là sự thiếu sẵn lòng, nhưng thiếu khả năng. Dù với mức độ nào, bạn sẽ thấy tôi nồng nhiệt như thế nào. Bây giờ, trong thực tế, hãy xem xét tôi sẽ lập luận một cách nhiệt tình và liều lĩnh như thế nào, rằng một thành phố nên thực hành triết học trong cách ngược lại với cách hiện tại.
ADEIMANTUS: Như thế nào?
SOCRATES: Hiện nay, những ai là người có ôm lấy nó đến bận bịu đi nữa, làm thế như những người trẻ tuổi, vừa vươn qua khỏi tuổi thơ, những người vẫn chưa nhận gánh nặng quản lý gia đình và kiếm tiền sinh sống. Sau đó, đúng khi họ đi đến phần khó khăn nhất, họ buông bỏ nó và được xem như những triết gia đã được huấn luyện đầy đủ nhất. Khi nói phần khó khăn nhất, Tôi muốn nói phần bận tâm với những luận chứng [34]. Về sau trong đời, nếu có những người khác làm điều này, và họ được mời và cúi mình xuống để lắng nghe những người đó, họ nghĩ rằng họ đã làm được nhiều, vì họ nghĩ đây chỉ nên là một việc bên lề. Và, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, khi họ đến tuổi già, họ đều trước sau lịm tắt hoàn toàn, còn hơn cả mặt trời của Heraclitus, vì họ không bao giờ nhuốm lên ngọn lửa trở lại [35].
ADEIMANTUS: Thay vào đó, họ nên làm những gì?
SOCRATES: Hoàn toàn ngược lại. Như những người ít tuổi và những trẻ em, họ nên tự bận rộn và tích cực với một giáo dục và triết học phù hợp với người trẻ. Những cơ thể của họ đang nở rộ và lớn dậy vào tuổi trưởng thành ở thời gian này, và họ nên chăm sóc chúng cho rất cẩn thận, như để có được một trợ giúp về triết học. Nhưng khi họ lớn lên nhiều tuổi hơn và tâm lý của họ bắt đầu đạt trưởng thành, họ nên làm những thực tập của nó nghiêm ngặt hơn. Sau đó, khi sức lực của họ bắt đầu đi xuống, và họ đã về hưu, rút lui khỏi nghĩa vụ chính trị và quân sự, họ nên tự do ngắm nhìn chăm chú trong những cánh đồng triết học và không làm gì khác, trừ khi như việc phụ thuộc bên lề Tôi muốn nói những người đó, những người sẽ sống hạnh phúc, và khi đến lúc cuối, đội vòng hoa lên đời họ đã sống với một dự phòng vừa vặn trong chốn khác đó.
ADEIMANTUS: Ông xem dường đang biện luận với đam mê thực sự, Socrates. Nhưng tôi chắc chắn rằng hầu hết người nghe ông sẽ phản đối ông với đam mê còn lớn hơn, và ít nhất là sẽ không được thuyết phục – bắt đầu với Thrasymachus.
SOCRATES: Làm ơn đừng cố khơi lên một tranh cãi giữa tôi và Thrasymachus, đúng khi chúng tôi vừa đây đã thành những người bạn – dẫu chúng tôi đã không là hai người thù địch trước đó. Bạn thấy đấy, chúng ta sẽ không để cố gắng của chúng ta được nghỉ ngơi thong thả, cho đến khi chúng ta thuyết phục Thrasymachus và những người khác – hay ít nhất là làm một gì đó có thể có ích lợi cho họ trong một hóa thân ở đời sau, khi tái sinh [36], nếu xảy ra chuyện họ lại gặp những lập luận này [37].
ADEIMANTUS: Chà, ông đang nói về ngắn hạn, tôi hiểu!
SOCRATES: Nó thì chắc chắn là không gì nếu so với toàn bộ của thời gian! Dù sao, chẳng lấy làm lạ tự hỏi rằng sao lập luận của chúng ta không thuyết phục được đám đông dân chúng. Tôi có ý là, vì họ chưa bao giờ thấy một con người giống in với kế hoạch của chúng ta – mặc dù họ nhiều thường xuyên hơn nhìn thấy những từ ngữ chủ ý chọn lựa cho vần điệu với nhau, hơn là trong trường hợp hiện tại chỉ xảy ra ngẫu nhiên [38]. Nhưng một người, càng gần càng tốt, là người xứng hợp và vần điệu với đức hạnh trong lời nói và hành động, và nắm giữ quyền lực triều chính trong một thành phố của cùng loại – đó là một một gì đó họ chưa bao giờ từng nhìn thấy, dù chỉ một. Hay bạn có nghĩ rằng họ đã từng có?

[499a]
ADEIMANTUS: Không, chắc chắn chưa từng có.
SOCRATES: Cũng không phải, Chúc phước cho bạn đấy, họ đã dành đủ thời gian lắng nghe những luận chứng hay đẹp và tự do vốn mạnh mẽ tìm kiếm chân lý trong mọi cách, như vậy về phần thu tập kiến ​​thức, và giữ khoảng cách của họ với tất cả những thuật sophist và cãi vã tủn mủn nhỏ nhặt – cho dù trong những vụ xử án công cộng hay tụ họp tư nhân – nỗ lực nhắm đến không gì khác, ngoại trừ tiếng tăm và tranh luận.
ADEIMANTUS: Không, họ đã không.

SOCRATES: Đã là vì những lý do này, và vì chúng ta đã thấy trước những khó khăn này, khiến chúng ta đã sợ. Dù thế nào đi nữa, chúng ta đã bị sự thật buộc phải nói rằng không có thành phố, không có hiến pháp, và không có cá nhân con người nào sẽ bao giờ trở thành toàn hảo cho đến khi một vài biến cố may mắn ngẫu nhiên buộc những triết gia ít ỏi đó vốn là những người không ác độc (những người hiện nay bị gọi là vô dụng) để chăm sóc một thành phố, cho dù họ có ý định hay không, và buộc thành phố tuân theo họ – hay đến khi có một đam mê thực với triết học thực được một nguồn cảm hứng linh thiêng nào đó rót chảy xuống những đứa con của những người đang nắm giữ quyền lực triều chính, hay chủ quyền, hay vào bản thân chính những người này. Bây giờ, một cách hợp lý nó không thể được chủ trương, theo quan điểm của tôi, rằng không một hay cả hai những điều này là có thể xảy ra. Nhưng nếu chúng có xảy ra, chúng ta tất sẽ bị chế nhạo là đúng, cho sự thả mình nghĩ ngợi theo mơ ước. Không phải là như vậy sao?
ADEIMANTUS: Là vậy.
SOCRATES: Sau đó, trong quá khứ vô hạn, nếu một số tất yếu nào đó đã buộc những người đó, những người tiên phong lỗi lạc nhất trong triết học để nhận lấy việc đảm trách một thành phố, hay đương làm như thế bây giờ trong một vài chốn xa lạ, ngoài-Hellas nào đó, vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, hay sẽ làm như thế trong tương lai, đây là một gì đó chúng ta đã chuẩn bị để tranh đấu với – lập luận của chúng ta rằng hiến pháp chúng ta đã mô tả đã từng là-có, quả thực là-có, và sẽ là-có, ở bất kỳ mức độ nào, bất cứ khi nào xảy ra rằng nàng muse của triết học [39] lấy được quyền làm chủ của một thành phố. Không phải là điều này không thể xảy ra, vì vậy chúng ta đang không nói về những điều không thể có được – nhưng rằng nó thì khó khăn, chúng ta đồng ý với nhau thế.
ADEIMANTUS: Tôi chắc chắn cũng nghĩ vậy.
SOCRATES: Nhưng đám đông dân chúng thì không – có phải đó là gì bạn sắp nói?
ADEIMANTUS: Họ có lẽ không.
SOCRATES: Chúc phước cho bạn đấy, bạn không nên vơ đũa cả nắm như thế khi buộc tội đám đông dân chúng! Họ chắc chắn sẽ đi đến nắm giữ một tin tưởng khác biệt, thay vì thiếu xót để giành một chiến thắng với thiệt hại cho họ, nếu bạn xoa dịu họ, và cố gắng để lấy bỏ đi tiên kiến ​​vu khống của họ chống lại lòng yêu quí sự học tập. Bạn phải cho họ thấy những triết gia có nghĩa là gì theo bạn, và xác định bản chất và sự theo đuổi của họ theo cách chúng ta đã vừa làm giờ đây. Sau đó, họ sẽ nhận ra bạn không có ý nói về cùng những người như họ nói. Và nếu họ đã một khi nhìn thấy nó theo cách đó, ngay cả bạn sẽ nói rằng họ sẽ có một dư luận ​​khác biệt với dư luận bạn vùa mới gán cho họ, và sẽ trả lời khác đi. Hay bạn nghĩ rằng bất cứ ai là người hòa nhã và không có ác ý, thì khắc nghiệt với một người là người không cáu kỉnh, hay lại khắc nghiệt với người không ác độc? Tôi sẽ đoán trước ý bạn, và nói rằng tôi nghĩ một ít người có thể có một cá tính khắc nghiệt như thế, nhưng không phải số đông.
ADEIMANTUS: Và tôi đồng ý, dĩ nhiên.
SOCRATES: Khi đó, không phải bạn cũng đồng ý rằng sự khắc nghiệt của đám đông dân chúng đối với triết học gây ra bởi những người đứng ngoài là những người không thuộc về triết học, và là những người đã xông vào giống như một đám những người huyên náo thích đình đám, lạm dụng lẫn nhau, chiều theo sự ham thích cãi cọ của họ, và luôn luôn tranh luận về cá nhân con người [40] – một gì đó thì ít thích đáng nhất trong triết học?
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý, thực vậy.
SOCRATES: Vì chắc chắn, Adeimantus, một người nào đó có não thức thì thật sự hướng thẳng tới những sự vật việc vốn là không có thích thú gì để nhìn xuống những công việc của con người, và để bị ác ý và oán ghét làm đầy như một kết quả của việc bước vào trong những tranh chấp của họ. Thay vào đó, người ấy nhìn và suy ngẫm những sự vật việc vốn là trong trật tự và luôn luôn là một như nhau, - những sự vật việc vốn không gây bất công cho nhau cũng không gây thua thiệt cho lẫn nhau, nhưng làRusell_18 tất cả trong một trật tự hợp lý, người ấy bắt chước chúng và cố gắng để trở thành cũng giống như chúng đến như người ấy có thể. Hay có phải bạn nghĩ rằng có bất kỳ một cách nào để ngăn ngừa gmột người nào đó tránh liên kết với một một gì đó người ấy ngưỡng mộ nhưng không bắt chước nó?
ADEIMANTUS: Không thể nào, người ấy không thể.
SOCRATES: Sau đó, triết gia, qua cách kết hợp với những gì có trật tự và siêu phàm, trở nên cũng siêu phàm và trật tự như một con người có thể trở nên [41]. Mặc dù, bạn đừng quên, luôn có rất nhiều những vu khống xung quanh.
ADEIMANTUS: Tuyệt đối.
SOCRATES: Và nếu như người này có đi đến bị buộc phải làm một thực hành – trong riêng tư cá nhân và trong công chúng – trong việc dập khuôn theo những gì người này nhìn thấy ở đó vào trong những cá tính của dân chúng, thay vì chỉ thể hiện cụ thể cho riêng người này, bạn có nghĩ rằng người này sẽ là một thợ thủ công vụng về của sự ôn hòa chừng mực, công lý, và toàn bộ những đức hạnh phổ thông?
ADEIMANTUS: Hoàn toàn không.
SOCRATES: Và khi công chúng nhận ra rằng những gì chúng ta đang nói về người này là đúng, họ có sẽ khắt khe với những triết gia, hay không tin cậy chúng ta khi chúng ta nói rằng không có cách nào một thành phố có có thể tìm thấy hạnh phúc, trừ khi kế hoạch của nó được vẽ bởi những người vẽ là người dùng mô hình siêu phàm thần thánh?
ADEIMANTUS: Họ sẽ không khắt khe, nếu họ nhận ra được điều này. Nhưng ông định nói bản vẽ thuộc về loại nào?
[501a]
SOCRATES: Họ sẽ lấy thành phố và những cá tính của đám dân chúng như phiến đá vẽ phác của họ, nhưng đầu tiên họ sẽ chùi nó cho sạch – vốn chắc chắn không là một điều dễ làm. Và bạn nên nhận thức rằng đây là một sự khác biệt trực tiếp giữa họ và những người khác - rằng họ từ chối để nhận lấy, hoặc một cá nhân, hoặc một thành phố sẵn đang giải quyết, hay viết những luật pháp, trừ khi họ nhận được một phiến đá sạch, hay họ được phép tự chùi nó cho sạch.
ADEIMANTUS: Và đúng như vậy.
SOCRATES: Và sau đó, bạn không nghĩ rằng họ sẽ thảo chương trình cho hiến pháp?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Và tôi giả định rằng, khi họ làm việc, họ sẽ thường xuyên nhìn về mỗi hướng: một mặt, hướng về những gì có trong bản chất của nó, là công chính, đẹp, ôn hòa chừng mực [42], và tất cả những gì còn lại; và mặt khác, hướng về những gì họ đang cố gắng để đưa vào trong con người, trộn lẫn và pha chế những theo đuổi – những lối sống trong thành phố – để tạo ra một hình ảnh con người, dựa trên một hình ảnh mà Homer cũng đã gọi là thần linh và có giống-gót khi nó hiện ra giữa những con người [43].
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Họ sẽ xóa một điều, tôi giả sử, và vẽ một điều khác, cho đến khi họ đã làm được những cá tính của con người cũng thật giống như của những gót càng nhiều chứng nào càng tốt chừng ấy.
ADEIMANTUS: Dù với mức nào, theo cách đó bản vẽ sẽ là bản đẹp nhất.
SOCRATES: Có phải cách nào đó chúng ta tất cả là thuyết phục những người bạn đã nói đang đổ xô đến tấn công chúng ta, khi đó, rằng triết gia chúng ta đã dành ca ngợi cho họ thì thực sự là họa sĩ thuộc loại này của hiến pháp? Họ tức giận vì chúng ta đã uỷ thác thành phố với người ấy; có phải họ sẽ có một bình tĩnh bất kỳ nào hơn khi nghe điều đó bây giờ?
ADEIMANTUS: Họ sẽ bình tĩnh hơn nhiều, nếu họ có được bất kỳ ý thức nào.
SOCRATES: Dù sao đi nữa, làm thế nào họ có thể tranh cãi về nó? Có phải họ sẽ phủ nhận rằng những triết gia là những người yêu của cả hai – về sự-là-gì và sự thật?
ADEIMANTUS: Đó sẽ là ngớ ngẩn.
SOCRATES: Hay là bản chất của họ, như chúng ta đã mô tả nó, thì giống như có họ hàng với sự tốt nhất?
ADEIMANTUS: Họ cũng không thể phủ nhận điều ấy.
SOCRATES: Hoặc điều này - rằng một bản chất loại giống như vậy, khi xảy ra để tìm những theo đuổi thích hợp, sẽ không là hoàn toàn tốt và triết học như một bất kỳ nào khác? Hay có phải họ sẽ tuyên bố rằng người vốn chúng ta đã loại ra ngoài, đều hơn thế?
ADEIMANTUS: Chắc chắn không.
SOCRATES: Có phải họ sẽ vẫn tức giận hay không, khi đó, khi chúng ta nói rằng cho đến khi tầng lớp triết gia nắm được quyền làm chủ của một thành phố, sẽ không có yên nghỉ khỏi những xấu ác cho hoặc thành phố, hoặc những công dân, và hiến pháp chúng ta đã đang mô tả trong thảo luận của chúng ta sẽ không bao giờ được hoàn tất trong thực hành?
ADEIMANTUS: Có lẽ họ sẽ là bớt thế.
SOCRATES: Nếu tất cả là xuông xẻ với bạn, sau đó, hãy không nói rằng họ chỉ đơn giản là bớt tức giận, nhưng rằng họ sẽ trở nên dịu dàng và được thuyết phục hoàn toàn, như thế từ xấu hổ, nếu không gì khác, họ sẽ đồng ý
[502a]
ADEIMANTUS: Đồng ý.

(Giáo dục cho những triết gia)

SOCRATES: Vậy chúng ta hãy cùng giả định rằng họ đã được thuyết phục về điều này. Sẽ có bất kỳ một ai, khi đó, thách thức rằng sẽ không có cơ may nào khiến con cái của những vị vua, hay của những người có quyền lực, có thể là những triết gia được tự nhiên sinh ra?
ADEIMANTUS: Không ai có thể.
SOCRATES: Có thể có bất kỳ một ai tuyên bố rằng nếu con cái loại như vậy được sinh ra, họ chắc chắn không thể cứu vớt khỏi bị hư hỏng? Chúng ta đồng ý với nhau rằng để cho họ được cứu vớt khỏi hư hỏng đã là điều khó khăn. Nhưng rằng trong toàn bộ thời gian không ại trong số họ đã từng cứu vớt được, có ai tranh cãi điều đó?
ADEIMANTUS: Tất nhiên là không.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn sự xuất hiện của một con người loại như vậy là đủ, miễn là thành phố của người này tuân theo người này, để đem đến hoàn thành tất cả những sự vật việc mà giờ đây xem có vẻ hết sức không thể nào tin được.
ADEIMANTUS: Đúng, một là đủ.
SOCRATES: Vì tôi giả định rằng nếu một người cai trị đã thiết lập những luật pháp và những thực hành mà chúng ta đã mô tả, chắc chắn không phải là không thể có được rằng những công dân sẽ sẵn sàng đem chúng ra thực hiện.
ADEIMANTUS: Chắc chắn không.
SOCRATES: Và có thể là điều hoặc kinh ngạc, hoặc không thể có được, khi đó, rằng có những người khác sẽ nghĩ như chúng ta?
ADEIMANTUS: Tôi không giả định là thế.
SOCRATES: Nhưng tôi nghĩ rằng thảo luận trước đó của chúng ta đã đủ để cho thấy rằng những xếp đặt này là tốt nhất, miễn là nếu chúng thì có thể.
ADEIMANTUS: Thật vậy, nó đã.
SOCRATES: Có vẻ như, sau đó, rằng kết luận bây giờ chúng ta đã đạt đến về lập pháp là một trong gì chúng ta đang mô tả là tốt nhất, miễn là nó có thể, và rằng trong khi để nó xảy ra là điều khó khăn, chắc chắn đó không phải là điều không thể.
ADEIMANTUS: Vâng, đó là kết luận chúng ta đã đạt đến.
SOCRATES: Giờ đây, với nhiều cố gắng, rằng đã đi đến kết luận này, tiếp theo chúng ta phải giải quyết với những vấn đề còn lại – trong cách nào, bằng những phương tiện của những môn học nào và những theo đuổi nào, những người cứu tinh của hiến pháp của chúng ta sẽ đi đến là-có, và ở những lứa tuổi nào họ sẽ bắt đầu mỗi một chúng.
ADEIMANTUS: Đúng, chúng ta phải giải quyết với việc đó.
SOCRATES: Tôi đã chẳng thông minh cho lắm, khi đó, vì trong thảo luận trước của chúng ta, đã bỏ ra ngoài chủ đề rắc rối về sự thu nhận những phụ nữ, sinh sản trẻ em, và thiết lập những người cai trị, vì tôi đã biết toàn bộ sự thật sẽ gây nên oán giận và sẽ là khó khăn để làm cho xảy ra. Nay quay ra, sự cần thiết phải thảo luận về chúng, dù thế nào đi nữa, cũng nổi lên. Bây giờ, đề tài về phụ nữ và trẻ em đã được thảo luận. Tuy nhiên, về những người cai trị phải được tiếp tục lại từ đầu. Chúng ta đã nói, [44] nếu bạn nhớ lại, rằng họ phải cho thấy chính họ là những người yêu thành phố, khi bị thử tách qua những thú vuivà những đau đớn, bằng cách không từ bỏ xác quyết này qua lao động, sợ hãi, và tất cả những nghịch cảnh khác. Bất cứ ai không có khả năng làm như vậy thì bị gạt bỏ, trong khi bất cứ ai là người trải qua không nhiễm – giống như vàng thử trong lửa –được chọn làm người cai trị và nhận những quà tặng và những giải thưởng, cả trong khi người ấy sống và sau khi chết. Đây đã là những loại sự việc chúng ta đã nói trong khi biện luận của chúng ta che giấu mặt của nó và thoát qua, vì sợ khuấy động chính những vấn đề vốn bây giờ đối mặt với chúng ta.
ADEIMANTUS: Đó thì đúng tuyệt đối. Tôi nhớ.

SOCRATES: Tôi đã miễn cưỡng, người bạn tôi ơi, để nói những sự việc mà chúng ta giờ đây đã dám nói, dù sao đi nữa. Nhưng bây giờ, chúng ta hãy cùng dám nói rằng chúng ta phải thiết lập những triết gia như là những giám hộ theo nghĩa chính xác nhất.
ADEIMANTUS: Hãy cùng làm như vậy.
SOCRATES: Hãy ghi nhớ, sau đó, rằng có lẽ sẽ có chỉ một ít trong số họ. Bạn thấy đấy, họ phải có bản chất như chúng ta đã mô tả, và những phần của nó hiếm khi đồng ý cùng phát triển trong một con người, đúng hơn những phần của nó phát triển tách rời ra khỏi lẫn nhau.
ADEIMANTUS: Ông nói có nghĩa sao?
SOCRATES: Dễ dàng học hỏi, có trí nhớ tốt, sắc sảo, và sự thông minh, như bạn biết, và tất cả những điều khác vốn đi cùng với chúng, chẳng hạn như đam mê tươi trẻ và trí óc cao rộng, đều hiếm khi sẵn sàng cùng nhau phát triển đồng thời với một khuynh hướng để sống một đời sống trật tự, yên tĩnh, và hoàn toàn ổn định. Ngược lại, những người có những đặc điểm nêu trước được trí thông minh nhanh chóng của họ cuốn đi đến bất cứ nơi nào chúng có cơ hội dẫn đến, và không có ổn định gì tất cả.
ADEIMANTUS: Đó là sự thật.
SOCRATES: Những người với những nhân cách ổn định, mặt khác, là những người vốn không thay đổi dễ dàng, người ấy người ta sẽ dùng vì mức độ đáng tin cậy lớn hơn của họ, và là những người trong trận chiến không dễ dàng bị những sợ hãi lay chuyển, họ hành động theo cùng một cách khi đi đến những nghiên cứu học hỏi của họ. Với họ có cam go để đi tới, và học tập khó khăn, như thể họ bị gây mê, và liên tục ngủ quên và ngáp dài, bất cứ khi nào họ phải gắng sức làm việc vào những thứ loại như vậy.
ADEIMANTUS: Họ là thế.
SOCRATES: Tuy nhiên, chúng ta nói rằng một ai đó phải có một phần chia tốt và đẹp của cả hai nhân cách, nếu không người ấy sẽ không nhận được sự giáo dục hay vinh dự đúng thực nhất, hay được cho phép để cai trị.
ADEIMANTUS: Đúng vậy.
SOCRATES: Khi đó, bạn không nghĩ rằng điều này sẽ hiếm khi xảy ra?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Người ấy phải được thử thách, sau đó, trong những việc làm nặng nhọc, những sợ hãi, và những thú vui, chúng ta đã nhắc đến trước đây. Người ấy cũng phải thực hành trong nhiều những môn học khác, tuy nhiên chúng ta đã chưa nhắc đến, nhưng bây giờ đang thêm vào, để xem liệu bản chất của người ấy có thể kham nổi hết những môn học quan trọng nhất, hay sẽ co rúm thu nhỏ lại giống như người hèn nhát thu nhỏ lại từ những thử nghiệm khác.
ADEIMANTUS: Chắc chắn đó là quan trọng để tìm ra điều ấy. Nhưng ông muốn nói những môn học quan trọng nhất là gì?
SOCRATES: Bạn có nhớ khi chúng ta phân biệt ba loại sự việc trong hồn người cốt để giúp đem công lý, ôn hòa chừng mực, can đảm, và khôn ngoan ra để xem mỗi chúng là gì?
ADEIMANTUS: Nếu tôi đã không nhớ, tôi sẽ chẳng xứng đáng để nghe phần còn lại.
SOCRATES: Bạn cũng còn nhớ những gì trước nó?
ADEIMANTUS: Không, những gì?
SOCRATES: Chúng ta đã nói, tôi tin, rằng để có được cái nhìn hay nhất về những vấn đề này, chúng ta sẽ cần đi theo một con đường dài hơn, vốn sẽ làm cho những vấn đề này thì rành rành rõ ràng với bất cứ ai đi theo nó, nhưng rằng đã có thể để đem cho những chứng minh vốn có thể lên đến tiêu chuẩn của những thảo luận trước đó [45]. Tất cả những gì bạn đã nói đó thì đã đủ. Kết quả đã là thảo luận tiếp theo của chúng ta, như nó xem ra với tôi, đã là kém chính xác hơn. Nhưng không biết nó đã làm hài lòng tất cả các bạn hay không, thì để cho bạn nói.

(Cái Tốt)

ADEIMANTUS: Tôi, dù ở mức nào, nghĩ là ông đã cho chúng tôi sự đo lường tốt. Và như vậy, rõ ràng, với những người khác cũng thế.
SOCRATES: Không, bạn tôi ơi, bất kỳ một đo lường nào về những sự vật việc như vậy trong bất kỳ cách nào thiếu hụt về là-gì, thì không phải là đo lường tốt gì hết tất cả, vì không gì không-đầy-đủ mà là một đo lường cho bất cứ gì. Một số người, tuy nhiên, đôi khi có ý kiến rằng vấn đề này dã giải quyết thỏa đáng, và rằng không có cần thiết phải tìm tòi thêm.
ADEIMANTUS: Vâng, rất nhiều người cảm thấy như thế. Lười biếng là nguyên nhân .
SOCRATES: Tốt, đó là một tình cảm vốn ít thích hợp nhất trong một người giám hộ của một thành phố và những luật pháp của nó.
ADEIMANTUS: Không nghi ngờ gì.
SOCRATES: Vậy sau đó, người ấy sẽ phải đi theo con đường dài hơn, đồng bạn ơi, và không đặt nỗ lực vào học tập kém hơn vào huấn luyện thể dục. Vì nếu không thế, như chúng ta vừa mới nói, người ấy sẽ không bao giờ theo đuổi môn học quan trọng nhất và thích đáng nhất cho đến cùng.
ADEIMANTUS: Tại sao, không phải những đức hạnh này là những quan trọng nhất? Có phải có một gì đó tuy thế còn quan trọng hơn công lý và những đức hạnh khác mà chúng ta đã thảo luận?
SOCRATES: Không chỉ là nó quan trọng hơn, nhưng ngay cả trong trường hợp của chính những đức hạnh, điều là không đủ để xem xét chỉ đơn thuần một vẽ phác như chúng ta đang làm bây giờ, trong khi lơ là với tấm chân dung hoàn tất nhất. Tôi muốn nói là, là điều phi lý buồn cười, có phải không, kéo căng mọi dây thần kinh để đạt đến sự chính xác và rõ ràng tối đa về những sự vật việc khác có ít giá trị, trong khi không đối xử với những sự vật việc quan trọng nhất như xứng đáng với sự chính xác nhất?
ADEIMANTUS: Chắc chắn là thế. Nhưng có phải ông nghĩ rằng sẽ có bất kỳ ai buông ông ra mà không hỏi ý ông định nói vấn đề quan trọng nhất này là gì, và nó thì liên quan với gì?
SOCRATES: Không, tôi không. Và bạn cũng có thể hỏi nó nữa. Bạn chắc chắn đã thường nghe câu trả lời, nhưng bây giờ hoặc là bạn không suy nghĩ, hoặc bạn có ý định gây khó khăn cho tôi một lần nữa bằng cách chen vào ngắt lời. Và tôi đoán là điều thứ hai nhiều hơn. Bạn thấy, bạn đã thường nghe nói rằng thể dạng của cái tốt là sự việc quan trọng nhất để tìm biết, và rằng đó là bởi quan hệ của chúng với nó khiến những sự vật việc công chính và những sự vật việc khác trở nên hữu dụng và ích lợi. Và bây giờ bạn phải khá chắc chắn rằng đó là những gì tôi sắp nói, và thêm nữa, rằng chúng ta không có kiến ​​thức đầy đủ về nó. Và nếu chúng ta không biết nó, bạn biết rằng ngay cả những kiến ​​thức đầy đủ nhất có thể có được về những sự vật việc khác là không lợi ích gì với chúng ta, không bất cứ nào hơn nếu như chúng ta thu thập được bất kỳ có-được nào mà không có cái tốt. Hay có phải bạn nghĩ rằng có bất kỳ lợi ích nào trong việc có được tất cả mọi sự vật việc trừ cái tốt? Hay để biết tất cả mọi sự vật việc mà không biết cái tốt, do đó không biết gì là cao đẹp hay tốt lành?
ADEIMANTUS: Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Thêm nữa, bạn cũng biết rằng đám đông dân chúng tin rằng lạc thú là cái tốt, trong khi người học thức tinh tế hơn tin rằng nó là kiến ​​thức.
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Và, bạn tôi ơi, những người đó, người tin điều này không thể chỉ cho chúng ta thấy nó là loại kiến thức gì, nhưng cuối cùng buộc phải nói rằng đó là kiến thức về cái tốt.
ADEIMANTUS: Đó thì hoàn toàn phi lý buồn cười.
SOCRATES: Làm thế nào nó có thể không là thế, khi họ đổ lỗi cho chúng ta vì không biết cái tốt, và sau đó quay lại và nói với chúng ta như thể chúng ta đã biết nó? Tôi muốn nói là, họ nói nó là kiến ​​thức về cái tốt – như thể nếu chúng ta đã hiểu họ muốn nói gì khi họ bật miệng lên từ “tốt”.
ADEIMANTUS: Đó thì đúng tuyệt đối.
SOCRATES: Thế còn những người định nghĩa cái tốt như lạc thú thì sao? Có phải họ ít lẫn lộn hơn những người khác? Hay không phải họ bị buộc ngay cả để thú nhận rằng có những lạc thú xấu?
ADEIMANTUS: Nhất định.
SOCRATES: Tôi giả định nó dẫn đến như sau, có phải không, rằng họ phải thú nhận rằng cùng những sự vật việc đều vừa là tốt lẫn xấu?
ADEIMANTUS: Chắc chắn là vậy.
SOCRATES: Không phải là nó rõ ràng, khi đó, rằng có nhiều những bất đồng nghiêm trọng về cái tốt?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Tốt, không phải là nó cũng rõ ràng rằng nhiều người sẽ lựa chọn những điều được tin là công chính hay đẹp, ngay cả khi chúng không phải là thế, và sẽ hành động, thu nhận mọi thứ, và hình thành những tin tưởng tương ứng? Tuy nhiên, không ai hài lòng để thu nhận được những điều mà được tin là tốt. Ngược lại, tất cả mọi người tìm kiếm những điều vốn tốt. Trong lĩnh vực này, chỉ là danh tiếng không thôi bị tất cả mọi người khinh miệt.
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Sau đó, đó là những gì mỗi hồn người theo đuổi, và vì lợi ích của nó, làm tất cả mọi sự vật việc. Hồn người có một linh cảm rằng cái tốt là một gì đó, nhưng nó bị bối rối và không thể nắm bắt đầy đủ đúng tự thân mỗi sự vật việc [46], hay thu nhận loại tin tưởng vững vàng về nó vốn nó có về những sự vật việc.khác, và như thế, nó hụt mất lợi ích, nếu có bất cứ nào, vốn ngay cả những sự vật việc.khác có thể đem cho. Chúng ta có chấp nhận rằng ngay cả những người tốt nhất trong thành phố, với họ chúng ta phó thác tất cả mọi sự vật việc, phải cứ giữ trong bóng tối như thế về một gì đó thuộc loại này và quan trọng?
ADEIMANTUS: Đó là điều cuối cùng chúng ta sẽ làm.
SOCRATES: Dù sao đi nữa, tôi tưởng tượng rằng công chính và những sự vật việc hay đẹp sẽ không giành được nhiều của một người giám hộ trong một người nào đó thậm chí không biết tại sao chúng là tốt. [47] Và tôi có một linh cảm rằng sẽ không có ai có kiến ​​thức đầy đủ về chúng cho đến khi người ấy biết điều này.
ADEIMANTUS: Đó là một linh cảm tốt.
SOCRATES: Nhưng không phải là hiến pháp của chúng ta sẽ là hoàn toàn trật tự, nếu một người giám hộ loại như vậy, một người là người hiểu biết những sự vật việc này, giám sát nó?
ADEIMANTUS: Nó thì buộc để là thế. Nhưng chính ông, Socrates, có phải ông nói cái tốt là kiến ​​thức hay lạc thú, hay có phải nó là một gì khác hoàn toàn?
SOCRATES: Thật là một người đáo để! Bạn đã làm điều tốt và rõ ràng từ lâu trước đây rằng những ý kiến ​​của những người khác về những vấn đề này sẽ không làm thỏa mãn bạn.
ADEIMANTUS: Tốt, Socrates, xem ra là điều không phải với tôi cho ông để là sẵn sàng để phát biểu những xác quyết của những người khác, nhưng không phải của riêng chính ông, khi ông đã dành rất nhiều thời giờ như thế, bận rộn với những vấn đề này.
SOCRATES: Gì vậy? Bạn có nghĩ rằng là đúng để nói về những điều bạn không biết, như thể nếu bạn thực biết chúng?
ADEIMANTUS: Không phải như thể nếu ông biết chúng, nhưng ông phải là sẵn sàng để phát biểu những gì ông tin tưởng như những gì ông tin tưởng.
SOCRATES: Gì vậy? Không phải bạn đã ghi nhận rằng những tin tưởng mà không có kiến ​​thức đều tất cả là những sự vật việc đáng xấu hổ và xấu xí, bởi vì cái tốt nhất của chúng đều mù lòa? Có phải bạn nghĩ rằng những người đó, người có một tin tưởng đúng thực với không hiểu biết, đều có bất kỳ khác biệt nào so với những người mù, là người xảy ra (ngẫu nhiên) đi lại trên con đường đúng?
ADEIMANTUS: Họ không khác nhau.
SOCRATES: Có phải bạn muốn xem xét những sự vật việc đáng xấu hổ, mù lòa, và cong quẹo, khi đó, khi bạn có thể nghe những sự vật việc chiếu sáng, hay đẹp, từ những người khác?

Và Glaucon nói:
Có Zeus chứng giám, Socrates, bây giờ với kết thúc trong tầm nhìn, đừng ngừng lại, hãy nói như thế! Chúng tôi sẽ hài lòng nếu ông thảo luận về cái tốt theo cách mà ông thảo luận về công lý, ôn hòa chừng mực, và những gì còn lại.
SOCRATES: Điều đó, đồng chí ơi, sẽ cũng rất hài lòng với tôi nữa, nhưng tôi sợ rằng tôi sẽ không đủ khả năng đến mức đó, và rằng tôi sẽ tự làm hổ thẹn mình và nhìn thành lố bịch buồn cười, nếu cứ cố thử. Thôi, Chúc phước cho bạn đấy, giờ đây tạm thời chúng ta hãy để qua một bên tự thân cái tốt [48] là gì. Bạn thấy đấy, ngay cả để đi đến những tin tưởng hiện thời của tôi về nó xem dường vượt quá phạm vi của thảo luận hiện giờ của chúng ta. Nhưng tôi sẵn sàng kể cho bạn nghe về những gì có vẻ là một đứa con sinh ra từ cái tốt và giống nó nhất, nếu thế thì đồng ý với bạn; hay nếu không, hãy bỏ vấn đề đi.
GLAUCON: Vậy hãy kể cho chúng tôi nghe. Còn câu chuyện về người cha vẫn giữ nợ đấy, một khi khác ông sẽ trả.

(Dụ ngôn Mặt trời)


[507a]
SOCRATES: Tôi ước tôi có thể trả nợ đó, và bạn đòi lại được cả vốn, thay vì chỉ lãi. Như thế khi đó, ở đây là đứa trẻ này, và con sinh ra của cái tốt tự thân. Nhưng cẩn thận, trong cách nào đó, tôi không chủ ý lừa dối bạn bởi đem cho bạn một giải thích không đúng pháp luật về đứa trẻ [49].
GLAUCON: Chúng ta sẽ cẩn thận thật nhiều đến mức có thể được. Vậy xin nói tiếp.
SOCRATES: Tôi sẽ nói một khi tôi đi đến một thỏa thuận với bạn và nhắc bạn nhớ về những sự vật việc chúng ta đã nói rồi ở đây cũng như trong nhiều những dịp khác.
GLAUCON: Những sự vật việc gì?
SOCRATES: Chúng ta nói rằng có nhiều cái đẹp, nhiều cái tốt, và nhiều những sự vật việc khác loại như vậy, do đó phân biệt chúng trong những lời nói [50].
GLAUCON: Chúng ta có nói
SOCRATES: Chúng ta cũng nói có một cái đẹp tự thân và một cái tốt tự thân. Và như thế, trong trường hợp của tất cả những sự vật việc mà chúng ta đã giả định như nhiều, chúng ta trở ngược chính chúng ta, và giả định một thể dạng đơn nhất thuộc về với mỗi một, vì chúng ta giả định có cái một đơn nhất, và gọi nó những gì mỗi nó là. [51]
GLAUCON: Đó là sự thật.
SOCRATES: Và chúng ta nói rằng một lớp [52] của những sự vật thì nhìn thấy được nhưng không hiểu biết được, trong khi những thể dạng thì đều hiểu biết được nhưng không nhìn thấy được.
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Với cái gì của chúng ta khiến chúng ta thấy những sự vật việc thấy được?
GLAUCON: Với thị giác của chúng ta.
SOCRATES: Và không phải là chúng ta nghe những sự vật việc nghe được với thính giác, và cảm nhận được tất cả những sự vật việc có thể cảm nhận khác với những giác quan khác của chúng ta?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Bạn có từng bao giờ nghĩ về người thợ lành nghề nhiều tài khéo của những giác quan của chúng ta đã là rộng rãi lãng phí như thế nào trong việc làm ra khả năng để nhìn thấy và được nhìn thấy?
GLAUCON: Không, không thực sự.
SOCRATES: Tốt, nghĩ về nó theo cách này. Có phải thính giác và âm thanh cần một loại khác của sự vật việc ngõ hầu cái trước nghe và cái sau được nghe – một sự vật việc thứ ba mà nếu nó vắng mặt, một cái sẽ không nghe, hay cái kia không được nghe?
GLAUCON: Không
SOCRATES: Và tôi nghĩ không thể là có nhiều – không nói là không có một bất kỳ nào – những gì khác vốn cần một sự vật việc loại như vậy. Hay bạn có thể nghĩ ra một được không?
GLAUCON: Không, tôi không thể.
SOCRATES: Không phải là bạn biết rằng thị giác và lĩnh vực có thể nhìn thấy có một nhu cầu loại như vậy?
GLAUCON: Trong cách nào?
SOCRATES: Chắc chắn thị giác có thể có mặt trong những con mắt, và người có nó có thể cố gắng dùng nó, và màu sắc có thể là hiện diện trong những sự vật, nhưng trừ khi một loại thứ ba của sự vật hiện diện, vốn nó thì tự nhiên được thích ứng cho chính mục đích đặc biệt này, bạn biết rằng thị giác sẽ không thấy gì, và màu sắc sẽ vẫn không được nhìn thấy.
GLAUCON: Ông có ý muốn nói đến loại sự vật gì?
SOCRATES: Cái loại bạn gọi là ánh sáng.
GLAUCON: Ông đúng.
SOCRATES: Như thế, nó không phải là một thể dạng vô nghĩa của móc xích, khi đó, vốn móc nối cảm thức của thị giác và khả năng để được nhìn thấy. Trong thực tế, nó thì đáng tôn vinh hơn một bất một gì vốn móc nối những nhóm được móc nối khác. Tất nhiên, miễn là ánh sáng thì không là một gì không có vinh dự.
GLAUCON: Và chắc chắn nó thì rất xa với có tư cách không vinh dự.

SOCRATES: Bạn sẽ nói vị gót nào ở trên trời là vị điều khiển của sự việc này – vị mà ánh sáng của mình làm cho thị giác chúng ta nhìn tốt nhất và những sự vật hữu hình có thể được thấy tốt nhất?
GLAUCON: Chính là vị mà ông và những người khác sẽ gọi tên. Ý tôi là, nó là rõ ràng là, những gì ông đang hỏi đến, là mặt trời [53].
SOCRATES: Và không phải thị giác là tự nhiên liên quan đến gót đó trong cách sau đây?
GLAUCON: Cách nào?
SOCRATES: Không phải tự thân thị giác, cũng không phải rằng trong gì đó nó sẽ thành ra – nói cụ thể là, con mắt – là mặt trời.
GLAUCON: Không, nó thì không phải.
SOCRATES: Nhưng nó là, tôi nghĩ rằng, cái giống-mặt-trời nhất trong những giác quan.
GLAUCON: Kể là giống nhất.
SOCRATES: Và không phải nó nhận được khả năng nó có từ mặt trời, giống như một dòng chảy từ một kho bạc đầy tràn?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Mặt trời thì cũng không phải là thị giác, thế nhưng như là nguyên nhân của nó, không phải là nó được nhìn thấy bằng chính thị giác ?
GLAUCON: Nó là.
SOCRATES: Chúng ta hãy nói, khi đó, rằng đây là những gì tôi gọi là con cái của cái tốt, vốn cái tốt sinh ra như tương tự của nó. Cái kể sau là trong lĩnh vực hiểu được trong quan hệ với hiểu biết và những sự vật việc có thể nhận thức, cái kể trước là trong lĩnh vực có thể nhìn thấy trong quan hệ với thị giác và những sự vật việc có thể nhìn thấy.
GLAUCON: Như thế nào? Xin nói thêm nữa cho tôi hiểu.
SOCRATES: Bạn biết rằng khi những con mắt của chúng ta thôi không quay sang những sự vật việc có màu sắc được ánh sáng ban ngày chiếu sáng, nhưng bởi ánh sáng của ban đêm, chúng đều mờ đi và có vẻ gần như mù, như thể thị giác rõ ràng đã không còn trong chúng.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Tuy nhiên, tôi giả sử rằng mỗi khi nào chúng quay sang những những sự vật việc được mặt trời chiếu sáng, chúng thấy rõ ràng và thị giác được cho thấy rõ ràng trong chính những con mắt đó?
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Tốt, nghĩ về hồn người trong cùng một cách. Khi nó tập trung vào một một gì vốn được chiếu sáng bằng cả sự thật và là-gì [54], nó hiểu, biết, và cho thấy rõ ràng có được sự hiểu biết. Nhưng khi nó tập trung vào những gì bị pha trộn với tối tăm, vào những gì sắp là có, và sắp mất đi, nó tin tưởng và bị u tối đi, thay đổi những tin tưởng của nó theo cách này và cách khác, và dường như bị lấy đi mất sự hiểu biết.
GLAUCON: Đúng, có vẻ như thế.
SOCRATES: Bạn phải nói, khi đó, rằng những gì đem cho sự thật với những sự vật việc được biết, và khả năng để biết với người biết là Thể dạng của cái Tốt. Và như là nguyên nhân của kiến ​​thức và sự thật, bạn phải nghĩ về nó như một đối tượng của kiến ​​thức. Cả hai, kiến ​​thức và sự thật đều là những sự vật việc đẹp đẽ. Nhưng nếu rồi bạn có suy nghĩ một cách chính xác, bạn phải nghĩ về cái tốt như khác hơn và đẹp hơn chúng. Trong lĩnh vực có thể nhìn thấy, ánh sáng và thị giác được nghĩ đúng để là giống-như-mặt-trời, nhưng nghĩ sai để là mặt trời; Như thế, ở đây là đúng để nghĩ về kiến thức và sự thật cũng giống-như-cái-tốt, nhưng không một nào trong chúng là cái tốt – vì trạng thái của cái tốt thì lại còn vinh dự hơn nhiều.
GLAUCON: Đây là một sự vật việc đẹp đẽ lạ thường đến khó tin mà ông đang bàn tới, nếu nó đem cho cả kiến ​​thức và sự thật, nhưng bản thân nó vượt trên chúng trong đẹp đẽ. Ý tôi là, ông chắc chắn không nghĩ rằng có thể là lạc thú.
SOCRATES: Đừng nói điềm rủi ro, xin làm ơn! Thay vào đó, hãy xem xét ẩn dụ của chúng ta chi tiết hơn.
GLAUCON: Như thế nào?
SOCRATES: Mặt trời, tôi nghĩ bạn sẽ nói, không chỉ đem cho những sự vật việc hữu hình khả năng để được thấy, nhưng cũng còn cung cấp cho trở thành nối tiếp, sự tăng trưởng, và thức ăn nuôi dưỡng của chúng – mặc dù chính nó thì không trở thành nối tiếp.
GLAUCON: Tôi sẽ.
SOCRATES: Do đó, bạn cũng nên nói rằng không chỉ quả thực là những đối tượng của kiến thức nợ sự là-có của chúng với cái tốt, nhưng là-thựclà có của chúng cũng do từ nó mà có; mặc dù cái tốt thì không phải là-thực, nhưng một gì đó tuy nhiên lại còn vượt quá là-thực, vượt cao trên nó cả về cấp bực và năng lực.

Và Glaucon khá nực cười trả lời:
Có Apollo chứng, thật quỉ thần cường điệu [55]!
SOCRATES: Đó là lỗi của riêng bạn, bạn buộc tôi phải nói những tin tưởng của tôi về nó.
GLAUCON: Và xin ông cũng đừng dừng lại – ít nhất, không phải cho đến khi ông đã thảo luận xong xuôi về sự tương tự giống nhau của cái tốt với mặt trời, nếu như ông còn có bỏ qua bất cứ gì.
SOCRATES: Tôi chắc chắn bỏ sót rất nhiều.
GLAUCON: Ồ không, đừng ngay cả những chi tiết nhỏ nhất.
SOCRATES: Tôi nghĩ rằng tôi sẽ cần phải bỏ một số khá nhiều. Dù thế nào đi nữa, cho đến mức như bây giờ có thể, tôi sẽ không cố ý bỏ qua bất cứ gì.
GLAUCON: Xin vui lòng, đừng.


(Dụ ngôn Đường thẳng Phân Đoạn)

[509d]
SOCRATES: Sau đó, bạn nên suy nghĩ, như chúng ta đã nói, rằng có hai sự vật việc, một trị vì của loại có thể nhận hiểu và địa điểm, và một kia của có hình thể trông thấy được – Tôi không nói “của trời cao”, như vậy để không có vẻ với bạn là đương chơi trò sophist với tên gọi [56]. Trong trường hợp nào đi nữa, bạn có hiểu hai loại này, nhìn thấy được và nhận thức được?
GLAUCON: Tôi hiểu.
SOCRATES: Trình bày cho chúng, sau đó, bằng một đường kẻ thẳng, chia thành hai đoạn không đều. Sau đó mỗi đoạn – đó là của loại có thể nhìn thấy, và loại có thể nhận thức – lại chia làm hai theo cùng tỉ lệ như của đường kẻ thẳng [57]. Bây giờ, trong những điều kiện về mức độ trong sáng tương đối và mờ đục tương đối, bạn sẽ có như một đoạn ngắn của nhìn thấy được, những hình ảnh. Nói những hình ảnh, tôi muốn nói là, trước tiên, những hình bóng, sau đó những phản ảnh của những vật thể trong nước và trong tất cả những vật chất sáng bóng và mịn mặt, gói ghém kín, và tất cả mọi sự vật thuộc loại như thế. Bạn có hiểu không?
GLAUCON: Tôi có hiểu.
SOCRATES: Sau đó, trong một đoạn ngắn khác của nhìn thấy được, đặt những bản gốc của những hình ảnh này – có nghĩa là, những loài vật xung quanh chúng ta, mọi loài cây cỏ, và toàn bộ của lớp gồm những sư vật việc được chế tạo.
GLAUCON: Tôi sẽ.
SOCRATES: Sau đó, bạn có sẽ cũng sẵn sàng để nói rằng, về mặt là thật và không-thật, sự phân chia này thì trong tỷ lệ này: vì những gì được tin tưởng thì với những gì được biết đến, do đó, sự đồng dạng là với sự vật việc nó thì giống như?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Tiếp theo, xem xét đoạn của có thể nhận thức được chia như thế nào.
GLAUCON: Như thế nào?
SOCRATES: Như sau: trong một đoạn ngắn, hồn người, dùng những sự vật việc vốn đã được bắt chước trước đây như những hình ảnh, thì bắt buộc phải căn cứ những thăm dò của nó trên những giả thuyết, tiến tới không đến một nguyên lý đầu tiên, nhưng đến một kết luận. Trong một đoạn ngắn kia, bằng đối nghịch lại, nó tạo lối của nó đi tới một nguyên lý đầu tiên không-là-giả thuyết, tiến hành từ một giả thuyết, nhưng không có những hình ảnh được dùng trong đoạn ngắn trước, nhưng dùng tự thân những thể dạng và làm những thăm dò của nó qua chúng.
GLAUCON: Tôi không hiểu hoàn toàn những gì ông đang nói.
SOCRATES: Hãy cố lần nữa. Bạn thấy, bạn sẽ hiểu nó dễ dàng hơn sau giải thích này. Tôi nghĩ bạn biết rằng những sinh viên của hình học, khoa tính toán và giống loại như thế, đặt giả thuyết về lẻ, chẵn, những hình nhiều loại khác nhau, ba loại góc, và những sự vật việc khác gần gũi tương tự như những sự vật việc này, trong mỗi thăm dò của họ, xem chúng như đã được biết. Những điều này, họ đối xử như những giả thuyết và không nghĩ rằng là điều cần thiết để đem cho bất kỳ một luận chứng nào với chúng, không với chính họ, cũng không với những người khác, như chúng đã là hiển nhiên với tất cả mọi người. Và sau khi khi đi từ những nguyên lý đầu tiên này qua những bước còn lại, họ đi đến trong đầy đủ thỏa thuận ở điểm họ lúc đầu đặt ra để đạt tới trong điều tra của họ.
GLAUCON: Tôi chắc chắn biết được nhiều ngần ấy.
SOCRATES: Sau đó, không phải bạn cũng biết rằng họ dùng những thể dạng (của những) có thể nhìn thấy và làm những lập luận của họ về chúng, mặc dù họ không suy nghĩ về chúng, nhưng về những sự vật việc khác đó vốn chúng giống như? Họ làm những lập luận của họ với một cái nhìn về hình vuông tự thân và đường chéo tự thân, chứ không phải đường chéo được vẽ, và tương tự như thế với những đối tượng khác. Còn chính những sự vật việc họ làm và vẽ, của chúng là những hình bóng và những phản ánh trong nước là những hình ảnh, chúng bây giờ đến phiên, dùng như những hình ành [58] trong việc tìm kiếm để thấy chính những sự vật việc khác đó vốn một người không thể nhìn thấy ngoại trừ bằng những phương tiện của suy tưởng.
[511a]
GLAUCON: Đó là sự thật.

SOCRATES: Đây, khi đó, là loại của sự vật việc mà tôi đã nói là có thể nhận thức. Hồn người thì buộc phải dùng những giả thuyết trong điều tra của nó, không đi ngược lên một nguyên lý đầu tiên, vì nó không thể thoát khỏi, hay vượt trên những giả thuyết của nó, nhưng sau khi dùng như những hình ảnh chính những sự vật việc đó vốn của chúng những hình ảnh đã được thực hiện bởi những sự vật bên dưới chúng, và chúng, bằng cách so sánh với những hình ảnh của chúng, được nghĩ để là rõ ràng và để là được vinh dự như vậy.
GLAUCON: Tôi hiểu rằng ông muốn nói những gì được giải quyết với trong hình học và những kỹ thuật liên quan.

SOCRATES: Sau đó cũng hiểu rằng, về đoạn ngắn kia của hiểu biết, tôi muốn nói là những gì lý trí tự thân [59] nắm lấy được bằng sức mạnh của thảo luận biện chứng, đối xử với những giả thuyết của nó, không phải như những nguyên lý đầu tiên, nhưng như những giả thuyết nguyên gốc (có nghĩa là, những bàn đạp và những móc nối trong một chuỗi), ngõ hầu đi đến những gì là không-giả thuyết và nguyên lý đầu tiên của tất cả mọi sự vật việc. Khi nắm bắt được nguyên lý này, nó đảo ngược chính nó và cứ giữ chặt lấy những gì theo đến sau từ nó, đi xuống đến một kết luận, hoàn toàn không dùng bất cứ gì có thể nhìn thấy gì hết tất cả, nhưng chỉ của những thể dạng tự thân, tư tưởng di chuyển trên những thể dạng sang những thể dạng, và kết thúc trong những thể dạng.

GLAUCON: Tôi hiểu, mặc dù không đầy đủ – ông thấy đấy, theo ý kiến ​​của tôi, ông đang nói về một công việc to tát vô cùng. Ông muốn phân biệt – nhận định sự khác nhau – phần của những gì , và phần của những gì hiểu được, phần được xem xét bởi khoa học của thảo luận biện chứng, như rõ ràng hơn phần được xem xét bởi cái gọi là khoa học – những thứ đó với chúng, những giả thuyết là những nguyên lý đầu tiên. Và mặc dù những người xem xét phần thứ hai là buộc phải làm như vậy đúng hơn bằng những phương tiện của tư tưởng chứ không phải là của tri thức giác quan, nhưng vẫn thế, vì họ không quay trở lại một nguyên lý đầu tiên chính gốc trong việc xem xét nó, nhưng tiến hành từ những giả thuyết, ông không nghĩ rằng họ có sự hiểu biết đích thực về chúng, mặc dù ngay cả – đem cho được một nguyên lý đầu tiên như thế – chúng là có thể hiều được. Và có vẻ với tôi, ông gọi đến trạng thái não thức của những nhà hình học – và những người khác thuộc loại như thế – suy tưởng nhưng không hiểu biết; suy tưởng là trung gian giữa tin tưởng và sự hiểu biết.
SOCRATES: Bạn đã nắm được ý nghĩa của tôi đầy đủ nhất. Tham gia cùng tôi, sau đó, khi nói về bốn điều kiện này trong hồn người như tương ứng với bốn đoạn ngắn của đường thẳng: hiểu biết đối ứng với đoạn cao nhất, suy tưởng với đoạn thứ hai; đặt tin tưởng vào đoạn thứ ba, và tưởng tượng vào đoạn cuối cùng. Sắp xếp chúng trong một tỷ lệ tương xứng, và xem rằng mỗi đoạn chia phần với sự rõ ràng đến mức độ mà đoạn ngắn nó đối ứng với những phần chia về sự thật.
GLAUCON: Tôi hiểu, đồng ý, và sắp xếp chúng như ông nói.


(Hết quyển 6)


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)












[1] Thing that is: sự vật việc vốn , như nó là.
[2] Xem 539e2-540c2, 581c10-583a11
[3] Xem 474b3-c3
[4] being – ousialà-có: là danh từ trừu tượng có gốc từ einai (to be – là) –Thí dụ là-có của công lý là những gì công lý thực sự (là như là ông A, là cây thông,… không phải tính chất (thì: thì cao, thì xanh) – đã vẫn quen dịch là gì đó có thực, gì đó là có: hữu thể. Ở đây, và nhiều những nơi khác trong Plato, chỉ có nghĩa là – một gì đó thì ‘là-có’ – vật tự thân – để đi với Thể dạng của Plato.
[5] Đang phân rã,
[6] 474d3 – 475b2.
[7] Temperate
[8] Illiberality: hẹp hòi, đầu óc không phóng khoáng rộng rãi, thiếu cởi mở.
[9] petty-mindedness
[10] cho dù thần thánh, hay trần tục.
[11] Nguyên văn là “soul” – hồn người, nhưng ở đây có nghĩa là tinh thần
[12] Nguyên văn là “soul” – hồn người, nhưng ở đây chỉ có nghĩa là tâm lý theo như chúng ta hiểu ngày nay. Đây là một trong nhiều nghĩa của “soul”.trong Plato
[13] “what is”: là-gì.
[14] Momus: Gót của Phê bình, Châm biếm, Kiểm duyệt và Khiển trách.
[15] eikos: cũng có nghĩa là sự tương tự, giống như.
[16] goat-stag: loài thú kể trong thần thoại – nửa dê núi, nửa hươu – có sừng. Plato đã dùng ý tưởng về một con vật hoang đường có sừng-nửa-dê-nửa-hươu để diễn tả khái niệm triết học về một sự vật có thể “biết được” mặc dù nghĩ rằng nó không thực hiện hữu (the philosophical concept of something that is knowable even though it does not really exist.)
[17] Captain:
[18] mandragora: một thức uống làm mê.
[19] Aristotle trong Rhetoric 1391a7 -12, kể lại – khi hỏi Simonides – không biết tốt hơn là nên giàu có hay là nên không ngoan, điều nào hơn? – ông trả lời: “Giàu có, vì kẻ khôn ngoan dành nhiều thời giờ của mình ở những cửa của kẻ giàu có”.
[20] what is
[21] Autou ho estin hekastou tes phuseôs: nghĩa đen, “những gì nó là tính chất của tự thân mỗi sự vật việc. “what it is” (ho estin). Nếu chúng ta hỏi – công lý là gì? – trả lời đúng với ý hướng này nhất sẽ là – xác định những gì nó là – Chúng ta có thể nói là nói về yếu tính của công lý.
[22] Tiến trình đi tìm kiến thức, giống như tiến trình sinh nở – người đi tìm cũng như một phụ nữ ăn nằm với thực tại, thai nghén một thời gian và “sinh ra” được – cho ra đời sự hiểu biết, sự thật tìm thấy. Như ở trên Socrates nói chỉ lúc “sinh” được kiến thức xong xuôi, mới hết “đau đớn”. Nếu có một Socrates thực, và nếu mẹ ông là một bà mụ đỡ đẻ như đã kể, Socrates đưa ra hình ảnh trên không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng ta nay đã quen thuộc với ẩn dụ và những thuật ngữ đi kèm – ‘thai nghén’ với tư tưởng, ‘ăn nằm’ với nghệ thuật, và tác phẩm ‘ra đời’, chúng là những ‘đứa con’ của tác giả, những người này đã ‘mang nặng đẻ đau’ chúng trong lâu dài.
[23] Xem Homer, Iliad 24. 367.
[24] Craft: tài khéo, kỹ năng – tức là những đối thủ trong kỹ năng giảng dạy đạo đức. Xem Apology 24c-25c, Protagoras 317e-328d.
[25] Chronou tribê: Về sự khác biệt giữa một kỹ năng (technê) và một kinh nghiệm dựa trên sở trường khéo tay (tribê:, empeiria), xem Gorgias 462b-465a
[26] information – hiểu biết thô, còn chưa duyệt xét, thiếu phê phán – không phải kiến thức, chỉ là những dữ liệu được thông tin
[27] [Một bắt buộc không thể tránh được. Nguồn gốc của cụm từ này không được rõ]
[28] [Plato dường như có ý nói đến Alcibiades ở đây và những gì sau đó. Xem Alcibiades 104a-c, 105b-c, Symposium 215d-216d. Sự nghiệp phi thường của Alcibiades được mô tả trong Thucydides, Quyển 6-8.]
[29] [Vụ án nổi tiếng tại Athens – xử tử hình Socrates năm 399 TCN – rõ ràng là trường hợp đang được nhắc đến ở điểm này.]
[30] Theages là một đàm thoại được xem là của Plato, trong đó có ba nhân vật: Demodocus, Socrates và người con của Demodocus là Theages.
[31] Xem Plato, Apology 31c-32a, trong đó Socrates đã giải thích rằng daimonion của ông đã giữ ông khỏi lĩnh vực chính trị.
[32] Public affairs
[33] Xem đoạn 412a-b, đưa ra một gợi ý của nhu cầu này.
[34] Đó là, phép lý luận biện chứng.
[35] Mặt trời, theo Heraclitus – mỗi ngày, đến đêm thì tắt, nhưng đốt cháy trở lại sáng hôm sau.
Theo Aristotles (Meteoroogica 355a 15) cho biết Heraclitus như tin tưởng rằng “mặt trời là mới mỗi ngày” – Như thế có nghĩa là mặt trời không chỉ lặn, hay cháy tàn, đi ngủ; nhưng thực sự chết. Mặt trời sáng ngày hôm sau là hoàn toàn mới, hoàn toàn khác và không phải là mặt trời hôm qua.
[36] Incarnation, reborn: hóa thân, tái sinh – Socrates cũng như những người Greece thời ông – tin vào kiếp sau, có hóa thân, có tái sinh – (nhưng không theo nghĩa – samsara – chu kỳ sinh, tử, nghĩa là luân hồi và động cơ nghiệp – như trong đạo Phật, với thời gian của triết học India đi theo vòng tròn, nhưng không theo đường thẳng).
Thêm nữa, luân hồi: hay khái niệm tái sinh mở rộng: khái niệm reincarnation – luân hồi xem ra đem cho chúng ta những giải thích đáng chú ý nhất về nguồn gốc và định mệnh con người. Lý thuyết này không phải chỉ được những tín đồ của những tôn giáo phương Đông mặc nhiên chấp nhận đã từng bao nghìn năm, hay rất phổ thông ở phương Tây, trong thế kỷ qua với những phong trào tâm linh mới gọi là “New Age”; nhưng với đông đảo những người không tôn giáo, không mấy quan tâm hay nghiêng về những tin tưởng thần bí. Biết được rằng mình đã sống nhiều kiếp, trước kiếp này, và sẽ còn nhiều kiếp sau nữa, là một quan điểm rất thu hút, từ quan điểm này có thể làm thay đổi sâu xa cách chúng ta phán xét về ý nghĩa của cuộc sống.
Mặt khác, luân hồi là một nguồn an ủi lớn lao, đặc biệt là đối với những người tìm kiếm sự giải thoát chỉ hoàn toàn trên cơ sở những nguồn lực nội tại của họ. Nó đem lại một bảo đảm rằng một người sẽ tiếp tục còn hiện hữu trong nhiều những đời sau nữa, và như thế làm mới cơ may có thể đạt được giải thoát. Mặt khác, luân hồi cho thấy, nếu như con người cần một cơ sở đạo đức có tính chất tôn giáo cho đám đông, những lý thuyết của những tôn giáo độc thần Abraham về sự phán xét cuối cùng của một gót thần linh, với kết quả có thể bị trừng phạt, chịu đọa đày mãi mãi trong hỏa ngục, là ác độc, hay quá đáng, hay ít nhất là thừa thãi và không cần thiết.
Nhưng một lý do chính khiến rất nhiều người, xưa lẫn nay, chấp nhận lý thuyết tái sinh vì nó xem dường như là một giải thích thỏa đáng nhất và có thể chấp nhận được nhất về hai câu hỏi – (a) đâu là công lý trong vũ trụ và (b) tại sao có khổ đau trong kiếp người, cả hai câu hỏi thực sự liên hệ với băn khoăn cơ bản về sự khác biệt tự nhiên đủ mọi hình thức và nội dung thấy giữa loài người, khắp nơi, mỗi thời. Chúng ta luôn luôn nhìn quanh và so sánh, băn khoăn. Tại sao có những người bẩm sinh là lành mạnh, đẹp đẽ, thông minh nhưng đông đảo số khác – xem dường vô tội như trẻ em chẳng hạn – bị tật bệnh thể chất, hay trí lực thấp kém hành hạ suốt đời. Một số giàu có, một số khác luôn trên bờ vực của đói kém, và dù tốt hay xấu, già hay trẻ, những thiên tai luôn luôn như chờ dịp giáng xuống con người. Người Greece đã khéo léo tóm thu vào hình ảnh ba vị nữ thần định mệnh, họ cho mỗi chúng ta một số phận. Nhưng định mệnh, hoặc số phận có thể chỉ phần nào trả lời câu hỏi về những chênh lệch, khác biệt, nhưng không trả lời được câu hỏi về công lý. Một số người thành công mà không thực theo đạo đức, hay tôn giáo nào cả, một số khác thất bại liên tục, bất chấp đời sống đạo hạnh hay sùng mộ tôn giáo của họ. Những tôn giáo phương Đông đã giải thích những khác biệt này như là kết quả trong đời này của những đời trước, đã tốt hay xấu, con người hiện tại nhận hoa trái họ đã ươm trồng trong quá khứ, những đời trước, qua tác động của nghiệpkarma. Những cơn gió nhỏ đã gieo ở kiếp trước, kiếp này cộng lại, và nghiệp đưa bão đến. Khái niệm karma đi kèm với luân hồi – nghiệp báo ứng qua những kiếp sống; luân hồi – Có đời sau, có tái sinh, có luân chuyển trở lại những dạng của sự sống – vì có nghiệp; Vì vậy, sự tái sinh luân hồi dường như là một cách thưởng phạt hoàn hảo và tự nhiên nhất – công lý tự thể hiện, không gạt bỏ câu hỏi về trách nhiệm đạo đức cá nhân (không có việc Quít làm nhưng Cam chịu thay!) – đến từng những việc làm của mỗi người, mà không cần phải kêu gọi đến những tác năng siêu nhiên, nghĩa là không phải đặt định ra một, hay nhiều vị gót tối cao, và những lý thuyết gót học đi kèm – vốn dễ dàng bị chính con người thao túng – về sự tuân phục vị gót cá nhân đó – xem như thực tại tối hậu nào đó.
[37] Xem quyển 10 – 614b ff.
[38] Trong bản tiếng Anh – “man” vần với “plan”; người / kế hoạch – Plato chế diễu những nhà tu từ học, những người thích nói năng với vần điệu du dương (những rỗng ý). Lời của ông “ou gar pôpote eidon genomenon to nun legomenon” – “họ đã không bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì đi đến thành hiện hữu mà giống in như với giải thích của chúng ta”, trình bày hiện tượng ông đương chế nhạo.
[39] Muses of philosophy: những thần nữ của triết học. Trong đàm thoại Phaedrus [259c–d] Socrates kể một câu chuyện về gốc tích của loài ve sầu. Vốn xưa kia chúng là những con người, dâng hiến trọn vẹn với những Muses đến bỏ cả ăn lẫn uống, nên nhanh chóng đi đến cái chết. Từ những người này đã sinh ra loài ve sầu để chỉ sống một đời ca hát, và sau khi chết sẽ kể lại với những Muse rằng họ được con người tôn vinh như thế nào. Socrates nhắc đến tên bốn Muse: Terpsichore và Erato, những thần nữ của vũ điệu và tình yêu, và Calliope và Urania, những thần nữ của triết học (Muses of philosophy)
[40] Bản Cambridge: “always talking about persons, a thing least befitting philosophy”
[41] cũng có thể hiểu – kết hợp với những gì có thần thánh và siêu phàm, trở nên cũng thần thánh và trật tự như một con người có thể trở nên – Trong tư tưởng cổ Greece , một ai có những hành vi hay kỳ công siêu phàm, người ta thường nói là thần thánh, hay gót đã “nhập” vào họ, khiến họ mới làm được như thế, họ không là con người thường nữa; khái niệm đó đưa đến khái niệm ngày nay còn phổ thông – khi chúng ta nói một nhà thơ làm thơ, khi ông sáng tác là ông đã được nàng thơ, – những muses – những vị gót – ban cho nguồn hứng khởi, hay một cách nào đó “nhập” vào nhà thơ, viết nên những giòng trác tuyệt. Ở đây cũng vậy, khi Socrates nói về thế giới của những tuyệt đối phổ quát mà ông gọi là những thể dạng, thế giới siêu phàm, thánh thần, những triết gia có thể thấm nhiễm, nắm bắt được những phổ quát vĩnh cửu, bất biến đó qua những hiện tượng cụ thể nhất thời thay đổi. Như vậy những triết gia cũng mang được tính chất siêu phàm, thánh thần, linh thiêng. Giữa con người và thánh thần, hay tính chất của thánh thần không có ngăn cách, phân biệt tuyệt đối, con người cũng có thể làm được, có được những tính chất thần linh (và thần linh cũng nhiều khi hành xử như con người). Chỉ mãi về sau, khi những tôn giáo Abraham từ Trung Đông thắng thế, sự phân biệt và ngăn cách giữa con người và thần linh mới thành tuyệt đối, sau khi tóm thu tất cả những biểu hiện hay tính chất siêu phàm từ nhiều gót thành một Gót – khi ấy gót/người là hai trạng thái không thể chuyển hóa qua lại. Hoàn toàn biến mất khái niệm con người có thể cũng có những tính chất như gót – như ở đây; trật tự, hài hòa và siêu phàm trong nhận thức về bản thể của sự vật.
[42] nghĩa là hướng về những thể dạng của công chính, đẹp, ôn hòa chừng mực
[43] xem, thí dụ Iliad 1.131.
[44] [412b-414a]
[45] [435d]
[46] Xem chú thích trước - “what it is” (ho estin): những gì nó là = tính chất của tự thân mỗi sự vật việc.
[47] Không bảo đảm được một người giám hộ
[48] The good: sự Thiện, Thiện hảo ; tôi tạm dùng ‘cái tốt’ hay đôi khi “sự tốt lành” – cũng cùng một ý, nhưng là từ thuần Việt; ngược lại của “sự tốt lành” là ‘cái ác’ hay rõ hơn “sự xấu ác”.
[49] Trước sau, Socrates chơi chữ trên từ tokos(τόκος), có nghĩa là hoặc là ‘một đứa trẻ’ hay ‘tiền lãi’ trên tiền vốn của món nợ.
[50] Words
[51] What it is
[52] Class
[53] helios – mặt trời – đã được xem như một vị gót.
[54] What is.
[55] Tuyên bố củaSocrates kết thúc với những từ “dunamei huperechontas” (“vượt cao về... năng lực” ), Glaucon đáp lại với lời đùa “huperbolês daimonias”. Do đó là lời nói đùa.
[56] Trò chơi có vẻ là về sự giống nhau của âm thanh giữa “orano” (“thiên đường”) và “orato” (“nhìn thấy”).
[57] Một đường thẳng, đúng hơn là một đoạn thẳng hình học AB, chia thành hai đoạn AC và CB – nhưng không đều; sau đó lại chia mỗi đoạn thành 2 đoạn nhỏ – AC thành AD và DC; chia CB thành CE và EB – cũng không đều và cùng theo tỉ lệ (6/3) trước (2/1); như thế cuối cùng có 4 đoạn như sau:


A                                             D                          C                         E       B
|------------------------------------|---------------------|-------------------|-------|

 AC = hữu hình, nhìn thấy được
 CB = có thể hiểu được, nhận thức được

Sau cùng, Plato cũng nói rằng với mỗi đoạn ngắn của đường thẳng là một trạng thái của não thức, chiều dài mỗi đoạn ngắn có thể xem tương ứng với mức độ tri thức, càng dài càng sáng tỏ hơn và đến gần sự thực hơn:
EB = kiến thức, hiểu biết [noêsis] – đối tượng là những thể dạng
CE = suy tưởng [dianoia]
DC = tin tưởng [pistis]
AD = phỏng đoán, tưởng tượng [eikasia] – đối tượng là những hình bóng, những hình ảnh phản chiếu.
[58] [thí dụ, một khối cầu bằng đồng có hình ảnh bắt chược theo nó trong nước phản chiếu, nhung nó lại cũng chỉ là hình ảnh bắt chước của khối cấu tuyệt đối duy nhất trong  hình học ]
[59] Autos ho logos