(Σοφιστής)
Plato
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)
Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh
Ngày hôm sau cuộc
trò chuyện của họ trong Theaetetus,
nhà hình học Theodorus cùng Theaetetus, học trò người Athens của ông, và một
người trẻ tuổi khác có trùng tên với Socrates, gặp lại Socrates để thảo luận
thêm. Họ dẫn theo một triết gia đến từ Elea, một thị trấn Greece ở miền Nam
Italy, nổi tiếng vì là quê hương của nhà triết học lớn Parmenides và học trò của
ông, nhà lôgích Zeno – Socrates đã gặp cả hai người này trong Parmenides, một đàm thoại khác có liên hệ
gần gũi với đàm thoại Sophist này.
Socrates hỏi – không biết người khách lạ này (Plato không cho chúng ta biết
tên) và những người khác ở Elea xem triết
gia, chính khách, và nhà sophist đều thực sự như một sự vật việc – một loại
cá nhân duy nhất, dù trông có vẻ với nhiều người khác nhau, như được xếp loại
chỉ vào một này hay một khác của những đề mục này – hay đúng hơn, như có ba khả
năng trí thức khác biệt, như ba tên gọi của chúng chỉ định. Sau khi nghe rằng điều
kể sau là quan điểm của những triết gia ở Elea (trường phái Eleaticism), thế
nên Socrates đã đề xướng hai thảo luận phức tạp liên tiếp. Thứ nhất, trong đàm
thoại Sophist này, khi người khách
dùng cách làm việc ưa chuộng của Socrates gồm hỏi và trả lời, trưng bày khái niệm
của người này về nhà sophist với đầy đủ chi tiết. Sau đó, trong đàm thoại Statesman, theo một cách tương tự, người
này tiếp tục với nhà chính khách. Không có thảo luận thứ ba về triết gia, mặc
dù thỉnh thoảng có những gợi ý rằng lúc đầu chương trình có gọi tới một thảo luận
loại như thế. Người khách, xét cho cùng, là một triết gia lỗi lạc. Có lẽ ý định
của Plato là để đánh dấu, bỏ triết gia ra ngoài hai khái niệm khác này cho
chúng ta, qua cách cho thấy một triết gia thượng hạng đang làm việc định nghĩa chúng,
và ở đấy bày tỏ cho thấy rõ sự dâng hiến hết lòng của mình với sự thật, và
phương pháp phân tích chính xác để đạt được điều đó: với Plato tất cả những điều
này cùng nhau định nghĩa triết gia.
Người khách
trì hoãn hoàn tất sự giải thích sau cùng của ông, vì ông nhìn thấy sự cần thiết
trước tiên để cho thấy, ngay cả như thế nào có thể được cho bất cứ ai để làm những
gì người khách muốn nói về nhà sophist thực có làm – nói những lời xem có vẻ là
đúng thực, nhưng thực tế là sai lầm/không đúng. Vấn đề rắc rối là việc ông ta
hiểu khi nói một cách sai lầm như khi nói “gì
là không”, trong khi Parmenide, người thày của ông ta, đã nổi tiếng chủ
trương rằng điều đó thì không thể được: như thế đòi hỏi ông dấn mình vào “tội
giết bố” – trong việc trưng bày Parmenides đã sai như thế nào. Xảy ra liền sau
đó một thảo luận tỉ mỉ về ý nghĩa của “gì
là”, cũng như của “gì không là”,
trong đó chúng ta có thể thấy Plato đang đưa đến giải pháp cho một lý thuyết mới
về bản chất của Thể dạng của là-có
(being), và những liên hệ của nó với những Thể dạng “lớn lao nhất” hay toàn diện
nhất: một lý thuyết như thế thì cần thiết để làm cho khi nói “gì không là”, – là nói không đúng thực –
sau cùng thành có thể hiểu được. Rất nhiều chú ý thích thú của đàm thoại có thể
tìm thấy trong hành trình chệch hướng sang siêu hình này, vào trong chủ đề của là-có (being) – và không-là-có (not being) – trong tổng quát.
J. M. C.
Sophist
Plato [1]
1. Dẫn nhập, Giới thiệu
[216]
Theodorus: Chúng tôi đến đúng giờ giấc
như đã thỏa thuận ngày hôm qua, Socrates. Chúng tôi cũng dẫn theo người này là
khách đến thăm chúng tôi. Ông ấy từ Elea đến và ông là một thành viên trong
nhóm gồm những người tụ tập quanh Parmenides và Zeno. Và ông ấy rất nhiều phần
là một triết gia.
Socrates: Có phải bạn đang dẫn một
người khách [2] đến
thăm, Theodorus? Hay có phải thay vào đó bạn đang dẫn đến một vị gót nhưng
không nhận ra điều đó, giống như những vị gót Homer nhắc đến? Ông nói những vị
gót đi cùng với những ai là người tôn kính và công chính [3].
Ông cũng nói vị gót của những người khách – người ít nhất cũng nhiều phần là
gót như bất kỳ gót nào khác – là một người đi cùng đường, người không rời mắt
trên những hành động của mọi người, cả những tội phạm lẫn những người tuân hành
pháp luật. Vì vậy, người khách của bạn có thể là một quyền năng lớn lao hơn đi
cùng với bạn, một loại gót của sự phủ bác để tiếp tục canh chừng chúng ta, và
cho thấy chúng ta tệ như thế nào khi nói bàn – và để bác bẻ chúng ta.
Theodorus: Đó không phải là phong
thái của người khách chúng tôi, Socrates. Ông ấy thì ôn hòa hơn những người đam
mê với biện luận. Và với tôi, ông ấy chẳng có vẻ gì là một vị gót tất cả. Ông ấy
thì thần diệu – nhưng khi đó là tôi gọi
tất cả những triết gia như thế.
Socrates: Và điều bạn làm thế là đúng,
bạn tôi ơi. Nhưng có thể nào, tôi tưởng tượng, không là điều dễ dàng để phân biệt
loại người đó hơn là để phân biệt những vị gót. Chắc chắn những nhà triết học
đích thực là người “thường lai vãng những thành phố của chúng ta” [4]
– tương phản với những người giả mạo – khoác lấy tất cả những dạng ngoài xuất
hiện khác nhau, chỉ vì sự thiếu hiểu biết [5]
của những người ta khác. Khi những triết gia từ trên cao nhìn xuống đời sống của
những ai bên dưới họ, một số những người nghĩ họ không có giá trị gì cả, và những
người khác nghĩ họ có giá trị bằng tất cả mọi sự vật việc trên thế giới. Đôi
khi họ xuất hiện trong dạng của những chính khách, và đôi khi của những nhà sophist. Đôi khi, cũng vậy, họ có thể
cho ấn tượng rằng họ hoàn toàn mất trí. Nhưng không biết có được chấp nhận thoải
mái hay không, với người khách của chúng ta, nếu tôi có hân hạnh được ông cho
chúng ta biết nơi ông đến người ta đã thường dùng những tên gọi này để áp dụng
vào những gì, và họ nghĩ gì về những điều này?
Theodorus: Những điều gì?
Socrates: Sophist, chính khách, và triết
gia. [6]
Theodorus: Gì vậy, hay loại sự việc
gì, đặc biệt làm ông cân nhắc khi đặt câu hỏi này? Vấn đề gì đặc biệt về họ ông
có trong não thức?
Socrates: Đây: có phải họ đã nghĩ rằng
những sophist, những nhà chính trị, và những triết gia làm thành một loại của sự
vật việc, hay hai? Hay có phải họ đã chia họ vào thành ba loại tương ứng với ba
tên gọi, và gắn mỗi tên gọi cho mỗi trong số họ?
Theodorus: Tôi không nghĩ nó sẽ làm mất
lòng ông ta, nếu ông ấy cho chúng ta biết về việc đó. Hay nó sẽ, thưa tôn ông?
2. Phương pháp & Định nghĩa [217b - 236d]
Người khách: Không, Theodorus, nó sẽ
không làm tôi mất lòng. Tôi không có bất kỳ một phản đối nào. Và trả lời thì dễ
dàng: họ nghĩ rằng có ba loại. Phân biệt rõ ràng mỗi loại của chúng là gì, tuy
nhiên, không phải là một việc nhỏ hay dễ dàng.
Theodorus: May mắn thay, Socrates,
ông đã có được những lời nói vốn rất giống như những lời xảy ra khi chúng tôi
đã hỏi ông ấy về chúng. Và ông đã làm cùng một từ chối với chúng tôi mà ông đã
vừa làm với ông bây giờ – vì ông ấy đã nghe nói rất nhiều về vấn đề này, dẫu vậy,
và đã chưa quên nó.
Socrates: Trong trường hợp đó, thưa
tôn ông, xin đừng từ chối yêu cầu đầu tiên của chúng tôi. Hãy cho chúng tôi biết
điều này. Khi ông muốn giải thích một gì đó với một ai đó, có phải ông thường
thường vẫn thích để tự ông giải thích nó trong một phát biểu dài, hay để làm việc
đó với những câu hỏi? Đó là cách Parmenides đã làm nó một lần, khi ông đã rất
già và tôi vẫn còn trẻ [7].
Ông đã dùng những câu hỏi để tạo ra một cuộc thảo luận rất hay.
Người khách: Dễ dàng hơn để làm việc
đó theo cách thứ nhì, Socrates, nếu bạn đang nói chuyện với một ai đó là người
dễ dàng để theo dõi, và không là một người gây rắc rối. Nếu không thì dễ dàng
hơn để làm việc đó một mình.
Socrates: Ông có thể chọn bất cứ ai ở
đây nếu ông muốn. Họ tất cả sẽ lễ phép trả lời ông. Nhưng nếu ông nghe lời
khuyên của tôi, ông sẽ chọn một trong những người trẻ – Theaetetus đây, hay bất
kỳ một người nào khác mà ông thích, về vấn đề này.
Người khách: Vì tôi có đây với ông
trong lần đầu tiên, Socrates, tôi e rằng phải hổ thẹn nếu không làm cuộc họp mặt
của chúng ta thành một cuộc nói chuyện trao đổi qua-lại, nhưng thay vào dó, lại
kéo những sự việc ra, và đem cho một bài nói dài đằng đẵng một hơi bởi chính
tôi, hay ngay cả bởi một người nào khác, như thể tôi đang đứng đọc một bài diễn
văn trang trọng. Một cá nhân sẽ không trông mong vấn đề ông vừa nhắc đến sẽ
cũng nhỏ như câu hỏi của ông nêu lên. Trong thực tế, nó cần có một thảo luận rất
dài. Mặt khác, chắc chắn có vẻ là điều thô lỗ và thiếu văn hoá vì một vị khách
không thuận làm theo ý ông và những người này ở đây, đặc biệt là khi ông đã nói
theo cách ông đã nói. Vì vậy, tôi sẽ chấp nhận Theaetetus như người để cùng nói
chuyện, chính yếu là dựa vào khuyến khích của ông, và vì chính tôi đã nói chuyện
với anh ta từ trước.
Theaetetus: Vậy, xin hãy làm như thế,
thưa tôn ông, và ông sẽ làm một ân huệ cho tất cả chúng tôi, đúng như Socrates
đã nói.
Người khách: Chúng ta có lẽ không cần
phải nói gì thêm về sự việc đó nữa, sau đó, Theaetetus. Từ bây giờ trở đi, bạn
là người tôi sẽ có cho phần còn lại của cuộc nói chuyện của chúng ta. Nhưng nếu
bạn có bực mình vì công việc quá lâu, mất thì giờ, bạn nên trách những người bạn
của bạn ở đây, thay vì tôi.
Theaetetus: Lúc này, tôi không nghĩ rằng
tôi sẽ đâm ra bực mình, nhưng nếu bất cứ sự việc gì giống thế có xảy ra, chúng
tôi sẽ phải dùng Socrates khác này ở đằng kia, như người thay thế. Anh ấy là
người trùng tên với Socrates, nhưng anh ấy bằng tuổi tôi, và thực tập thể dục với
tôi, và anh đã thường cùng tôi chia sẻ nhiều trò chuyện.
Người khách: Tốt. Khi cuộc nói chuyện
tiếp diễn, bạn sẽ nghĩ về chuyện đó một mình bạn. Nhưng với tôi, tôi nghĩ rằng
bạn cần bắt đầu việc điều tra từ nhà sophist – bằng cách tìm kiếm người ấy và
đưa ra một giải thích rõ ràng về người ấy là gì. Bây giờ trong trường hợp này,
bạn và tôi chỉ có một tên gọi là điểm chung, và có lẽ mỗi chúng ta đã dùng nó
vào một sự vật việc khác biệt. Trong mọi trường hợp, tuy nhiên, chúng ta luôn
luôn cần có đồng ý với nhau về bản thân sự vật việc bằng những biện pháp của một
giải thích bằng lời nói, hơn là làm mà không có lời giải thích nào loại như thế,
và chỉ đơn thuần đồng ý về tên gọi. Nhưng nó không phải là điều đơn giản nhất
trên thế giới để nắm lấy được nhóm người mà chúng ta đang định tìm kiếm – Ý tôi
là, nhà sophist – hay nói đó là gì. Nhưng nếu một vấn đề quan trọng cần được giải
quyết tốt đẹp, khi đó như tất cả mọi người nghĩ đã lâu, bạn trước tiên cần phải
thực hành trên những vấn đề không quan trọng, dễ dàng hơn. Như thế, đó là lời
khuyên của tôi bây giờ với chúng ta, Theaetetus: vì chúng ta nghĩ rằng đó là
khó khăn để săn lùng và giải quyết với nhóm người, sophist, chúng ta phải nên trước tiên thực hành phương pháp của
chúng ta là săn tìm một gì đó dễ dàng hơn – trừ khi bạn có thể cho chúng tôi biết
một cách nào khác với lý do nào đó có triển vọng hơn.
Theaetetus: Tôi không thể.
Người khách: Bạn có muốn chúng ta tập
trung vào một gì đó tầm thường và cố gắng dùng nó như là một mô hình cho vấn đề
quan trọng hơn?
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Những gì chúng ta có lẽ
có thể đề nghị đó thì không quan trọng và dễ hiểu, nhưng có thể nào có một giải
thích đem cho về nó, cũng đúng nhiều quan trọng hơn những sự vật việc có thể
có? Lấy thí dụ, một người câu cá:
không phải là dễ nhận biết với tất cả mọi người, nhưng không có giá trị gì quá
nghiêm trọng?
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Điều
đó, tôi hy vọng, sẽ đem cho một phương pháp săn tìm thích hợp và một cách nói
cho những gì chúng ta muốn.
Theaetetus: Thế sẽ
là tốt.
Người khách: Vậy
thì, chúng ta hãy điều tra về người câu cá từ điểm khởi đầu này. Nói cho tôi biết,
chúng ta có sẽ nhìn người ấy như là một người chuyên môn về một gì đó, hay một
người không chuyên môn với một loại khả năng khác?
Theaetetus: Người ấy
chắc chắn không phải là một người không chuyên môn.
Người khách: Nhưng
chuyên môn như một toàn thể hầu như rơi vào trong hai loại.
Theaetetus: Như thế
nào?
Người khách: Có sự
chăn nuôi, hoặc bất kỳ một loại chăm sóc nào cho bất kỳ một cơ thể nào có sống
chết; và cũng có chăm sóc cho những sự vật việc được đặt cùng với nhau, hoặc được
tạo dựng, vốn chúng ta gọi là dụng cụ; và có sự mô phỏng bắt chước. Điều đúng sẽ
là gọi tất cả những sự vật việc này bằng một tên gọi duy nhất.
Theaetetus: Như thế
nào? Tên gì?
Người khách: Khi bạn
mang bất cứ gì vào trong là-có vốn đã không trong là-có trước
đây, chúng ta nói rằng bạn là một nhà sản xuất, và những sự vật việc bạn đã đưa
vào trong là-có thì được sản xuất. [8]
Theaetetus: Đúng vậy.
Người khách: Và tất cả những sự vật
việc chúng ta vừa duyệt qua mới giờ đây đều có khả năng của riêng chúng về điều
đó.
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Hãy đặt chúng dưới đề mục
của sự sản xuất.
Theaetetus: Được rồi.
Người khách: Tiếp theo, hãy xem xét
toàn bộ loại vốn có liên hệ với hiểu biết, nhìn nhận, mua bán kiếm tiền, chiến
đấu, và săn bắt. Không một nào trong số này tạo ra một bất cứ gì. Chúng lấy những
sự vật việc vốn là-có, hay đang đi đến
trở thành là-có, và chúng chiếm hữu một
số chúng với những lời nói và hành động, và chúng giữ cho những sự vật việc
khác không bị chiếm làm sở hữu của chúng. Vì lý do đó, sẽ là thích đáng để gọi
tất cả những phần của loại này là sự có thêm. [9]
Theaetetus: Vâng, đó sẽ là thích
đáng.
Người khách: Nếu mọi chuyên môn đều
rơi dưới đề mục có thêm hay sản xuất, Theaetetus, chúng ta sẽ đặt câu cá vào
trong đề mục nào?
Theaetetus: Sự có thêm, rõ ràng.
Người khách: Không phải là có hai loại
của chuyên môn trong sự có thêm? Có phải một loại thì sẵn sàng muốn trao đổi với
nhau, qua những quà biếu và tiền công và mua sắm? Và sẽ là loại khác, mang những
sự vật việc vào trong sở hữu của một người bằng những hành động hay lời nói, là
chuyên môn trong ép buộc sở hữu?
Theaetetus: Có vẻ như vậy, dù gì đi nữa,
theo những gì chúng ta đã nói.
Người khách: Vậy thì, không phải là
chúng ta nên cắt việc ép buộc sở hữu thành hai?
Theaetetus: Như thế nào?
Người khách: Phần mà được làm công
khai chúng ta gọi chiến đấu, và phần mà bí mật chúng ta gọi là săn bắt.
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Và thêm nữa, sẽ là không
hợp lý nếu không phân săn bắt thành hai.
Theaetetus: Như thế nào?
Người khách: Chúng ta chia nó thành
săn bắt những gì có sự sống và săn bắt của những gì không có sự sống.
Theaetetus: Vâng, nếu có cả hai loại.
Người khách: Thế nào lại có thể không
có? Nhưng chúng ta đừng nên nghĩ về phần liên quan đến những sự vật vô hồn. Nó
không có một tên gọi, ngoại trừ với một vài loại lặn chìm dưới nước, và những
thứ tầm thường khác giống như thế. Phần kia – cụ thể là sự săn bắt những động vật
sống – chúng ta nên gọi là săn bắt động vật.
Theaetetus: Được rồi.
Người khách: Và không phải là đúng
hay sao để nói rằng săn bắt động vật có hai loại? Một là săn bắt trên cạn, săn
bắt những động vật có chân, được chia thành nhiều loại với nhiều tên gọi. Hai
là săn bắt dưới nước, săn bắt những động vật biết vẫy bơi.
Theaetetus: Dĩ nhiên.
Người khách: Và những động vật biết vẫy
bơi, chúng ta thấy, rơi vào những động vật có cánh và những động vật sống dưới
nước.
Theaetetus: Dĩ nhiên.
Người khách: Và tất cả săn bắt những
động vật có cánh, tôi giả định, được gọi là săn bẫy chim.
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Và tất cả những động vật
dưới nước là câu cá.
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Vậy thì, loại săn bắt
này có thể được chia thành hai phần chính.
Theaetetus: Chúng là gì?
Người khách: Một trong số chúng thực
hành săn bắt với lưới giăng chờ yên một chỗ, và một săn bắt kia thực hành bằng
sự đánh đâm.
Theaetetus: Ông nói với nghĩa gì? Làm
thế nào ông phân chia chúng?
Người khách: Phần đầu tiên là bất cứ
gì liên quan đến việc bao quanh một gì đó và vây chặt nó để ngăn nó không cho
chạy thoát, vì vậy là hợp lý để gọi nó là bao vây.
Theaetetus: Dĩ nhiên.
Người khách: Không phải sẽ gọi những
thúng sọt, mạng lưới, nút dây buộc, giỏ cá, v.v... được gọi là những vây kín?
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Vì vậy, chúng ta sẽ gọi
phần này của săn bắt là săn bắt vây kín, hay một gì đó như thế.
Theaetetus: Vâng.
Người khách: Nhưng kiểu mà thực hiện
bằng đánh đâm với móc hoặc giáo ba mũi thì khác biệt, và chúng ta nên gọi nó bằng
một từ, săn bắt đánh đâm. Hay từ gì sẽ là tốt hơn?
Theaetetus: Đừng lo lắng về tên gọi.
Tên gọi đó được.
Người khách: Sau đó có một phần của
đánh đâm thực hiện ban đêm với ánh sáng của lửa đốt, và nó thực sự được những
người làm việc đó gọi là săn bắt đốt đuốc.
Theaetetus: Dĩ nhiên.
Người khách: Sau đó, có toàn bộ phần
làm ban ngày gọi là đâm móc, vì ngay cả những giáo ba mũi cũng có móc nhọn trên
những mũi chúng.
Theaetetus: Vâng, đó là gì nó được gọi.
Người khách: Rồi một phần của một phần
của đâm móc được thực hiện bằng cách đánh đâm từ trên cao xuống. Và vì bạn thường
dùng một cây giáo ba mũi như vậy, tôi nghĩ rằng nó được gọi là đâm bằng giáo.
Theaetetus: Một số người quả có nó thế
đó.
Người khách: Và tôi giả định rằng chỉ
còn lại một loại.
Theaetetus: Loại gì?
Người khách: Đây là loại của đánh đâm
nhưng đối nghịch với loại trước. Làm nó với một cái móc, không vào chỉ bất kỳ
phần nào của cơ thể con cá, nhưng luôn luôn móc vào đầu và miệng của con mồi,
và kéo nó từ dưới lên với những cần câu hay những lưỡi câu. Chúng ta sẽ gọi tên
nó nên là gì, Theaetetus?
Theaetetus: Tôi nghĩ rằng bây giờ
chúng ta đã tìm thấy những gì chúng ta đã nói chúng ta đã nhắm tới để tìm.
Người khách: Vậy, bây giờ chúng ta đều
đồng ý về tài khéo chuyên môn của người câu cá, không chỉ về phần tên gọi của
nó; thêm vào đó chúng ta cũng đã nắm bắt vững vàng một giải thích bằng lời nói
liên quan đến bản thân sự vật. Trong vòng phạm vi chuyên môn như một toàn bộ, một
nửa là có thêm; một nửa của sự có thêm là chiếm hữu; nửa có thêm bằng chiếm hữu
là săn bắt; một nửa của săn bắt là săn bắt động vật; một nửa của săn bắt động vật
là săn bắt dưới nước; tất cả phần dưới của việc săn bắt dưới nước là câu cá; một
nửa của câu cá là săn bắt bằng đánh đâm; và một nửa của đánh đâm là dùng móc
câu. Và một phần của dùng móc câu bao gồm kéo giựt một sự vật từ bên dưới ngược
lên trên, được gọi bằng một cái tên vốn bắt nguồn bởi sự giống nhau của nó với
chính hành động của nó, đó là, nó được gọi là kéo bắt cá, hoặc câu cá [10]
– vốn đó là những gì chúng ta đang tìm kiếm.
Theaetetus: Chúng ta đã có một thuyết
minh hoàn toàn đầy đủ về sự việc đó, dẫu gì đi nữa.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2016)
[1] Plato, Sophist, bản tiếng Anh của
Nicholas P. White
Trong bộ Plato Toàn tập
(Plato Complete Works). Biên tập, giới thiệu, chú thích: J. M. Cooper,
Phụ tá biên tập: D. S. Hutchinson.
Nxb Hackett Publishing Company.
Indianapolis/Cambridge, 1997
Tham khảo và đối chiếu với những bản:
(a) Sophist trong
Plato in Twelve Volumes, Vol. 12 ,
Harold N. Fowler. Cambridge dịch, MA, Harvard University Press; London, William
Heinemann Ltd. 1921.
(b) Sophist trong The
Being of the Beautiful: Plato's Theaetetus, Sophist, and Statesman. Seth Benardete dịch và bình chú. The University
of Chicago Press, Chicago 1984
(c) Le
Sophiste, Ou De L’Etre, tập XI, trong bộ Oeuvres de
Platon (13 tập) của Victor Cousin. Paris, 1849.
Tất cả những trang, đánh số thứ tự
Stephanus từ [216a – 268d]
Các chú thích của những dịch giả sẽ giữ trong ngoặc
vuông [ … ]
Những ghi chú khác với
sai lầm nếu có, như thường lệ, là của tôi.
[2] Xenos:
Từ Greek ở đây có thể dịch là “người lạ” (stranger/l’étranger). Nhưng W. K. C.
Guthrie không chấp nhận từ này, và đề nghị dịch là “người khách” (visitor).
(Guthrie, The Later Plato and the Academy
(1978), p. 122n2). Hiểu như nội dung trên đây, là “khách” của Socrates nhưng
không “lạ” với nhóm thày trò Theodorus.
[3] [ Xem Odyssey ix. 270-71]
[4] [Xem Odyssey xvii. 483-87 ... những vị gót đi
từ thị trấn này sang thị trấn khác, giả dạng như những khách đi thăm dươí nhiều
dạng ngoài xuất hiện khác nhau, đúng như Odysseus trong cơ hội này, để quan sát
những hành động chủ ý của những người công chính và không công chính]
[5] ignorance: sự
thiếu hiểu biết (Fr. ignorer hay Lat ignorare ‘not know, ignore,’ < in-
‘not’ + gno-, a base meaning ‘know.’)
[6] Từ sophist (sophistēs,
σοφιστής) theo ngữ nguyên Greek “sophizesthai” có nghĩa “trở nên khôn ngoan” hay “có hiểu biết” (to
become wise or learned), từ này có gốc trước đó là “sophos” (σοφός – sáng
suốt) có nghĩa là có tài khéo trong một nghề thủ công, hay tinh xảo trong một
ngành chuyên môn, hay thông minh trong học tập, hay đời sống; cũng có gốc từ
danh từ “sophia”(σοφία): sự khôn ngoan hay “hiểu biết/ có
học thức” (learning), nghĩa tổng quát chỉ “một ai là người thực tập/ hay
có sự khôn ngoan hay thực hành học thức”, và ban đầu đã dùng để chỉ bất cứ một
tài năng chuyên môn nào trong những lĩnh vực đặc biệt của hiểu biết (do đầu óc
suy nghĩ) hay tài khéo kỹ thuật (do tay làm). Một giai đoạn sau, nó chủ yếu
được dùng để chỉ những nhà thơ, rồi từ ngữ này đi đến thành dùng để mô tả sự
khôn ngoan nói chung, và đặc biệt là sự khôn ngoan trong đời sống, trong việc
xử thế của con người.
Theo thời gian, “sophist” đi đến thành biểu
thị một lớp trí thức lưu động, là những người đã dạy (đặc biệt ở Athens) những
khóa học về “xuất sắc” hoặc “đức hạnh”, (thường thu học phí cao), họ là những
người đưa ra những luận đoán về bản chất của ngôn ngữ và văn hóa, và những
người chuyên dùng ngôn từ hùng biện để đạt mục đích của họ (nói chung là để
thuyết phục hoặc khuyên bảo những người khác).
Những
triết gia, hay những nhà tư tưởng gọi chung là sophist này, chủ trương những quan điểm tương đối về nhận
thức và kiến thức (rằng không có chân lý tuyệt đối, hoặc rằng hai quan điểm
có thể chấp nhận được cùng một lúc), những quan điểm hoài nghi về sự thật và
đạo đức, và triết lý của họ thường chứa đựng những chỉ trích về tôn giáo, pháp
luật và luân lý. Nhiều nhà Sophist cũng có tín ngưỡng như hầu hết những người
Hellas đương thời của họ, nhưng một số nổi tiếng cho thấy đã có quan điểm
không-tin-có-gót (vô thần), hay giữ lập trường của thuyết không-thể-biết (bất
khả tri). Danh ngôn sophist điển hình gồm “Con người là thước đo của mọi sự vật
việc” (Protagoras) và “Công lý thì không gì khác hơn là ưu thế của kẻ mạnh”
(Thrasymachus, c 459 – 400 TCN).
Những
sophist đã có ảnh hưởng đáng kể trong thời của họ, và phần lớn đều được coi
trọng. Họ thường là những giáo sư (hay ngày nay chúng ta gọi là những nhà
chuyên môn, học giả) lưu động, đến những nơi có học trò muốn theo học, và họ được
ghi nhận là những người nhận học phí để đổi lấy sự hướng dẫn của họ về thuật
diễn thuyết và hùng biện, và họ nhấn mạnh vào tính ứng dụng thực tế của thuật
hùng biện với những sinh hoạt dân sự và chính trị. Những đóng góp về văn hóa và
tâm lý của họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền dân chủ
ở Athens, ít nhất qua sự giảng dạy về tu từ học của họ (giúp những công dân
Athens tham dự sống động và tích cực vào những sinh hoạt chính trị), sự chấp
nhận của họ về triết lý tương đối (Relativism) và sự tiếp nhận với nguyên tắc tự do và đa nguyên
của họ về những quan điểm khác nahou. Những sophist cũng đã được coi
như những luật sư, hay luận sư đầu tiên của thế giới, đã đem dùng trọn vẹn
những kỹ năng đã được phát triển cao trong thời của họ trong những lập luận, đặc
biệt ở toà án, hay trong thảo luận những vấn đề chính trị, đạo đức công dân thành
phố.
Trong Protagoras, Socrates hỏi Hippocrates,
một sophist thực sự là gì?. Hippocrates trả lời, “như tên gọi cho thấy, ông là
một người có sự hiểu biết về những điều khôn ngoan.” (312c) và sau đó nói về
khả năng chuyên môn của sophist là “một nhà chuyên môn trong huấn luyện người
ta thành những diễn giả khéo léo thông minh”(312d). Sau đó Socrates quay sang
hỏi chính Protagoras, nhà sophist nổi tiếng đương thời, Protagoras trả lời,
“Những gì tôi (sophist) dạy là sự bàn bạc cân nhắc thận trọng, cả những vấn đề
trong gia đình – cách tốt nhất để quản lý gia đình của một người, – và trong
các vấn đề công cộng. – Làm thế nào để nhận ra tiềm năng tối đa của một người
cho sự thành công trong biện luận và hành động chính trị”. Nghĩa là như
Socrates hỏi thêm cho rõ, đó là “nói về thuật làm công dân”, sophist hứa hẹn
“làm người ta thành những công dân tốt” (319a).
Những
sophist ban đầu tuyên bố rằng họ có thể tìm thấy những trả lời cho tất cả những
câu hỏi, trong đó, cùng với sự thực hành của họ về việc thu học phí, và đặt câu
hỏi về sự hiện hữu và phê phán vai trò của những vị gót truyền thống, đã dẫn
đến một sự bất mãn phổ biến đối với những nhà thực hành sophist, cùng những ý
tưởng và trước tác của họ. Một số tác giả đã gồm cả Socrates như một sophist,
mặc dù ông đã thận trọng nói rõ việc không chấp nhận lệ phí, và tuyên bố rằng
chính mình không có trí tuệ gì vượt trội những người khác, và người học trò nổi
tiếng nhất của ông, Plato, đã mô tả Socrates như một người trước sau phủ bác
những sophist, trong một số đàm thoại của Plato.
Đó
cũng là Plato, người phần lớn chịu trách nhiệm cho quan điểm hiện đại về những
sophist như một nhà giáo dục, hay huấn luyện chuyên môn, tham lam và tìm kiếm
quyền lực, người dùng nghệ thuật tu từ như những “ảo thuật của bàn tay”, và lợi
dụng sự hàm hồ của ngôn ngữ để lừa dối, hoặc để ủng hộ, hay bênh vực những lập
luận phản lôgích. Plato đã cho thấy quan điểm của mình khi phê bình Gorgias,
một trong những sophist nổi tiếng và thành công nhất trong số những sophist ban
đầu. Theo như Plato những nhà sophist này đã nghĩ rằng họ có khả năng thay đổi,
đến làm hư hỏng sự thật, vì họ nhấn mạnh vào sự thực hành khoa tu từ học, chứ
không phải đức hạnh, và dạy học sinh để biện luận cho thắng dù ở bất kỳ bên nào
của cùng một vấn đề.
Trong
hầu hết những trường hợp, hiểu biết của chúng ta ngày nay về tư tưởng của những
nhà sophist đều chỉ dựa trên những trích dẫn rời rạc, thiếu bối cảnh nội dung.
Lại nữa, nhiều trong số những dẫn chứng rải rác này, đến từ Aristotle, và cũng
giống như Plato, thày của ông, Aristotle không che dấu quan điểm xem thường và
thái độ rẻ rúng những nhà Sophist.
Phần lớn do ảnh hưởng của Plato và Aristotle,
triết học đi đến được xem như hoàn toàn phân biệt với Sophism, hiểu như “ngụy thyết” (Trong Latin “sophista” có nghĩa là một người dùng những
biện luận sai lầm, và những sophist là những nhà “ngụy
biện”, không phải là những triết gia đúng nghĩa như trước nữa.) Từ này dần
dần đã trở thành đồng nghĩa chỉ với sự thực hành của khoa tu từ học (rhetoric),
thế nên, sang đến thời đế quốc Roma, một sophist đơn giản là một giáo sư về tu
từ học, cụ thể là khoa hùng biện, dạy người ta thuật nói trước công chúng, huấn
luyện một diễn giả để thành công trong lĩnh vực chính trị, pháp luật, hơn là để
suy tưởng triết học. Ngày nay, từ “sophist” vẫn mang nghĩa chê bai, thường trỏ
về những biện luận tuy khéo léo, nhưng phản lôgích, nhằm đến hay có ẩn ý lừa
dối, né tránh hay che dấu sự thật, hay chỉ là những biện luận đẹp, nhưng trống
rỗng, đầy từ hoa mỹ nhưng không thực chất.
Những
nhà sophist nổi tiếng: Protagoras, Gorgias, Prodicus (c. 465 415 TCN), Hippias
(c. 460 – 399 TCN), Thrasymachus (c. 459 – 400 TCN), Lycophron (thế kỉ III
TCN), Callicles (thế kỉ V TCN), Antiphon (c. 480 – 411 TCN) and Cratylus
(thế kỉ V TCN).
[7] [Nhắc đến đàm thoại trong Parmenides]
[8] Những từ
thuần Việt, tôi nghĩ là cũng đủ rõ và có phần gần với (nội dung triết học ban đầu
trong) Plato hơn, thay cho những từ Hán Việt đã có trước đây, tôi tạm dùng
trong bản dịch này (và Parmenides, Theaetetus, Protagoras):
being là-có sự là-có
non-being không-là-có sự
không-là-có (≠ là không-có)
Being and becoming là-có và đang-trở-thành-là-có
existence hiện có
essence những-gì-làm-thành-hiện-có
(a) being (ousia): chỉ bất cứ gì có tồn tại, tôi tạm dịch là “là-có”. Các triết gia, khởi từ
Parmenides cho rằng trong lĩnh vực thực tại, thực sự gồm những gì là-có, chúng
không có thay đổi, còn những gì chúng ta thấy thay đổi là “becomming”, tôi tạm
dịch là “đang-thành-có”, chúng thuộc thế giới cảm nhận giác quan, không “thực”,
hay “kém thực”, ngày nay gọi là thế giới hiện tượng
là-có (being)
như thế, có thể được gán cho tất cả mọi sự vật việc nào vốn có thể được nói/nhắc/chỉ/kể đến. Bất cứ sự vật việc
gì chúng ta nói đến đều qua ngôn ngữ và đều phải liên quan ít nhiều đến động từ
“là/thì là” (to be/être) trong một số hình thức nào đó, và trong ý hướng này,
như Hegel nói, nó là khái niệm rộng nhất nhưng cũng là trống rỗng nhất trong tất
cả những khái niệm.
(b) non-being: tạm dịch là “sự không-là”, hay khi cần làm rõ nghĩa “sự
không là có”, hiểu như tương ứng và khác
với “là-có” (being). Khởi đầu, với Parmenides, hiểu như “không-là”, nên ông kết
luận không-là thì không thể nói tới được, vì nó không-là. Parmenides chủ trương
– không thể có gì là “không-là”, hay rõ hơn “không là-có” đươc, vì đã “không”
thì sao có thể là không là-có? (phản
nguyên lý đồng nhất). Nếu ai tự hỏi có thể có một không gian hoàn toàn trống,
có không-gì hết tất cả, hoàn toàn là không, hay trống-không (void) hay không.
Vũ trụ (universe), theo những triết gia trước-Socrates là một vũ trụ xếp đặt trật
tự (cosmos), là một “plenum” – nó “đầy”,
gồm tất cả mọi điểm trong đó đều là-có cái này hay là-có vật kia, không có sự
“không-là”. Như thế, không là-có thì
chỉ đơn giản khác với là-có, nhưng không phải là ngược lại/phản
lại với là-có. Hay rõ hơn: không là-có ≠ là-có, nhưng không là-có không
phải là ¬ có, vì theo Parmenides,
‘Cái không-có’ thì không hiện-có (What-is-not does not exist = Gì là không là
thì không có), trong vũ trụ chỉ gồm những gì là-có.
Bắt đầu từ Parmenides, câu hỏi “là-có
là gì” (what being is) nêu lên như câu hỏi trung tâm của siêu hình học. Sau đó,
những hệ thống siêu hình khác nhau có thể được xem như những trả lời khác nhau
cho câu hỏi này. Plato cho rằng chỉ có những Thể dạng phổ quát là những là-có,
trong khi những sự vật việc cảm nhận được có thể là “là-có”, và có thể là
“không-là-có”. Phân biệt của ông khởi đầu sự phân đôi lâu dài giữa hiện thực và
hiện tượng, và giữa phổ quát và cụ thể. Cuối cùng, ông đã xác định “là-có”
trong ý nghĩa chân thực nhất, theo ông – là Thể dạng của sự Tốt lành (the
Good).
Theo đó, với Parmenides, Không-là
(Non-Being) này tương tự/ đồng nghĩa với Không hiện-có (Non-existence). Khái niệm
của Parmenides, đươc những học trò ông đón nhận (phái Eleatics), được coi là một
sự phủ định những giảng dạy của Pythagoras, người đi trước ông. Pythagoras
tuyên bố rằng một loại Không-là quả thực tồn tại. Một triết gia thời trước-Socrates
khác, như Democritus người thành Abdera, triết gia phái atomism nổi bật nhất,
và một trong những người viết và giảng dạy một vài mười năm sau Parmenides,
cũng nhấn mạnh, như Pythagoras, rằng Không-là trong thực tại phải hiện hữu, bất
chấp lôgích chặt chẽ của Parmenides.
Hiển nhiên, những nhà triết học trước-Socrates
quan niệm một gì Là-có (Being) là xem
như được làm bằng vật chất. Democritus và những nhà phái Atomist khác, xem Là-có như bao gồm một số lượng vô hạn những
thành phần cực nhỏ đến mức không còn thể cắt nhỏ hơn – từ “atom” theo nghĩa đen là “không thể phân chia thêm được nữa”. Những
atom kết hợp để tạo thành tất cả những đối tượng trong vũ trụ. Chúng thì đặc, cực
nhỏ, di chuyển trong không gian và nối vào nhau để tạo thành những đối tượng phức
tạp hơn. Những atom có thể chuyển động, vì giữa mỗi chúng có một khoảng trống
phân cách. Khoảng trống đó (void) thì không phải là không có gì cả (void) – nó
là sự Không-Là (Non-Being).
Vậy ở đây, tôi giản dị hiểu being và non-being là là-có và không
là-có. Giới hạn trong sophist này, là-có hiểu như một loại gì đó, trong đó tất
cả những sự vật việc hiện có (exist) có đều chung, hay hiểu như Plato, có dự phần.
Còn non-being không có nghĩa
là không có, không hiểu như phủ định của là-có nhưng chỉ “khác” với là-có (khác thế nào, là một vấn đề
khác).
Có dịp, tôi sẽ nói thêm,
khi tôi đề nghị dịch hai từ cơ bản của siêu hình học (bản thể học) như trên,
thay vì ‘hữu thể” và ‘phi hữu thể” – vì theo tôi, những từ này, nay đã thành mơ
hồ đến hàm hồ, không nói được gì cả, cứ đi theo những từ này, chúng ta sẽ gặp
thêm những câu hỏi nhiều khó khăn hơn, chẳng hạn, thế nào là “hữu” (hay ‘vô”) ,
thế nào là “thể”,.. không cần thiết ở đây, vì đó là những gì đến rất muộn về
sau, dẫu khởi đầu từ Plato, có lẽ, nhưng chính Plato chưa khai triển phức tạp
như vậy. Với Plato (và Parmenides) , là-có có vẻ như là một thuộc tính của tất cả những sự vật việc (hiểu như
vũ trụ).
[9] Acquisition: sự có thêm; gốc Latin ‘acquirere’
= get in addition (với ac < ad-
‘to’ + quaerere ‘seek’) =
tìm/lấy/mua/chiếm để có thêm. (Tàu dịch ‘đắc’ = 取得,获得;习得).
[10] Bắt cá, dùng cần câu và lưỡi câu,
kéo cá từ dưới lên, dây câu và cần câu khi đó thành hình một góc nhọn (angle),
từ ‘angle’ cho từ ‘angling’ và ‘angler’: đi câu cá, người câu cá
[Ngữ
nguyên trong Plato: ἀσπαλιευτική < ἀνασπᾶσθαι]