Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt
(Facets Of Buddhist Thought)
K. N. Jayatilleke
(1920 – 1970)
Lời Tựa
Sau hơn một thế kỷ của học thuật
phương Tây nghiên cứu đạo Phật, đại diện
cho một cố gắng để làm sáng
tỏ những bí ẩn xung quanh những giảng dạy
của đức Phật Gotama, Giáo sư K.N. Jayatilleke, với Early Buddhist Theory of Knowledge (1963) của ông, đã mở ra một
chương mới trong sự diễn giải của nó. Cho
đến khi công
trình quan trọng lớn này được xuất bản,
hầu hết những học giả phương Tây nghiên cứu đạo Phật, đặc biệt là những người
bắt đầu với Mahāyāna, và trong hầu hết những trường hợp, đã tự giới
hạn họ trong Mahāyāna,
dùng những khái niệm có sẵn trong những truyền
thống duy ý cũng như hiện sinh của Tây Europe trong diễn giải của
họ về đạo Phật. Rất ít người đã bạo dạn để so sánh đạo Phật với những nguyên lý học thuyết của những truyền
thống duy nghiệm và thực chứng, ngoại trừ Giáo sư T.W. Rhys Davids, người một
mình, nghiên cứu những bài thuyết giảng
sớm nhất của đức Phật, đôi khi đã nhận xét được những điểm tương đồng của chúng.
Sau khi được đào luyện trong
những trường triết học duy nghiệm và
phân tích ở England, và dưới ảnh hưởng
trực tiếp của Ludwig Wittgenstein tại Cambridge, Jayatilleke đã là người
đầu tiên đem cho một phân tích và diễn giải toàn diện về những suy diễn tri thức
học của đạo Phật ban đầu, đem cho một chiều hướng mới cho sự diễn giải của đạo Phật
ban đầu, và làm sáng rõ sự liên
quan của nó với thời nay.
Sự đào tạo xuất sắc của Jayatilleke trong những
Ngôn ngữ Phương Đông, đặc biệt là Pali và Sanskrit, và chuyên môn của ông trong những
truyền thống triết học phương Tây đã kết hợp, khiến ông trở nên độc nhất trong số những học giả Phật học và đã cho ông khả năng để nhận thức những khuynh hướng tư tưởng trong đạo
Phật vốn đã bị
nhấn chìm như một kết quả của hàng thế kỷ của truyền
thống, cả Theravāda và Mahāyāna.
Loạt bài viết trong tập sách hiện có này, thuộc về những thời kỳ trước cũng như sau tác phẩm
nổi tiếng của ông, Early Buddhist Theory
of Knowledge. Vì lý do này, tác phẩm hiện có này sẽ khiến người đọc
nhận thức được cách thức trong đó suy nghĩ của ông đã tiến triển.
Trong bài viết đầu tiên về “Đạo Phật Và Cách
mạng Khoa Học”, cũng là ấn phẩm chính đầu tiên của ông với tư cách là Giảng
viên Triết học tại Đại học Ceylon, Jayatilleke hiểu rõ một trong những vấn đề
quan trọng nhất mà ông phải đối mặt, đó là cách thức trong đó người ta có thể bảo tồn những giảng dạy của đức Phật trước cuộc cách mạng
khoa học khá tàn khốc, đã phá
vỡ nhiều nguyên lý cơ bản của truyền thống tôn giáo Kitô.
Tại đây, Jayatilleke đã có thể bắt đầu thực hiện một ý tưởng mà ông đã
phát triển với sự nhiệt tình và lâu dài trong những bài viết sau này của mình.
Để trích dẫn lời của chính ông:
“Tôi nói
điều này vì tôi thấy rằng đạo Phật ban đầu nhấn mạnh sự quan trọng của cái nhìn khoa học trong việc giải quyết những vấn đề của đạo đức và tôn giáo.
Những tín điều cụ thể của nó đã được nói là
có khả
năng của xác minh thực nghiệm. Và giải thích tổng
quát của nó về
bản chất của con người và vũ trụ là một giải thích vốn thuận hợp với
những tìm biết của khoa
học thay vì là khác biệt với chúng”.
Jayatilleke tin chắc rằng phương pháp kiểm chứng của những người theo
chủ thuyết thực chứng không khác với phương pháp mà đức Phật đã dùng để cố gắng loại bỏ những vấn đề siêu hình lưu cữu lâu đời. Và ông không chỉ biên soạn Early
Buddhist Theory of Knowledge, chỉ ra trong chi tiết
về phương pháp, mà còn biên soạn một loạt bài báo, xuất bản với tựa đề Facets of Buddhist Thought (chương 3–8),
tất cả đều nhằm để giải
thích cách thức trong đó phương
pháp này đã được đức
Phật dùng để giải thích bản chất của vũ trụ, những khái niệm về
vật chất và não thức tinh thần, v.v.
phương pháp đó để bao gồm những hiện tượng mà những người theo chủ thuyết thực
chứng thiên về chủ thuyết vật chất đã từ chối công nhận. Ông tin rằng đây là
đóng góp quan trọng nhất của đạo Phật ban đầu đối với tư tưởng phương Tây.
Một trong những chỉ trích chính với
đức Phật bởi những nhà diễn giải đạo
Phật thời nay là đức Phật đã “tiếp nhận với
không phê phán” những học thuyết về kamma và tái
sinh như được thấy trong những dòng
chính của tư tưởng triết học-tôn giáo
của India. Jayatilleke là một người chỉ trích kịch liệt quan điểm này và đã
dành nhiều năm nghiên cứu về những vấn đề của kamma và đã trình
bày, những gì ông tin là, một lời giải thích rất khoa học về những hiện tượng
này. những bài viết dài về kamma
và sự sống còn trong
viễn tượng đạo Phật (chương 10–12) thể hiện
nghiên cứu này, trong đó ông nhấn
mạnh trên việc phân biệt
sự giải thích của đức Phật về những hiện tượng loại như vậy
với những trình bày theo
thuyết vật linh và thuyết có-hữu thể thấy trong những truyền thống India trước đây.
Sự nhìn nhận
những hiện tượng như kamma và sống còn đem cho Jayatilleke
khả năng để gạt bỏ ý niệm của thuyết tất định tin-có-gót khi giải
thích đạo đức học. Nhưng ông phải đối mặt với vấn đề lâu đời của dung hòa
thế nào đời sống đạo
đức, vốn gồm một sự nhìn nhận của ‘ý chí tự do’[1]
của con
người, với học thuyết cơ bản của thuyết định mệnh tự nhiên (paþicca-samuppāda).
Trong Early Buddhist Theory of Knowledge
của ông, Jayatilleke, chủ yếu vì cảm
tình với
truyền thống phân tích trong triết học nơi hành vi của con người được đặt ngoài
phạm vi của thuyết tất định tự nhiên, đã ủng hộ một “lý thuyết hành động” trong đó ông cố gắng giải thích sự tồn tại của ý chí tự do vì tính bất định của
hành vi con người. Nhưng trong tiểu luận về duyên khởi (chương 13) và tiểu luận
về đạo đức theo quan điểm đạo Phật (chương 14–18), ông từ bỏ quan điểm này,
thừa nhận duyên khởi (paþicca-samuppāda)
trong hướng nhìn những hiện tượng vật lý cũng như
tâm lý.
Trong bốn bài tiểu luận có tựa đề “Phê bình đạo Phật của Toynbee”, “Một
số khía cạnh của Bhagavad Gīta và Đạo đức đạo Phật”, “đạo Phật và câu hỏi chủng
tộc” (cùng viết với G.P.
Malalasekera), và “Những nguyên tắc của Luật Quốc tế trong Học thuyết đạo Phật
“—Tất cả đề cập đến triết học xã hội
của đức Phật— Jayatilleke trung thành thực hiện tiếp cận theo thuyết thực chứng của mình trong việc giải quyết những chủ
đề này.
“Thái độ của người đạo Phật
đối với những tôn giáo khác”, “đạo Phật và hòa bình”, và “Ý nghĩa quan trọng của Vesákha” có thể được coi là những lời tán dương của một
người giờ đây tin chắc rằng điều tốt đẹp nhất đã có thể
xảy ra với thế giới là sự xuất hiện của đạo Phật.
Trong bộ sách này, mặc dù nó gồm một loạt những bài báo được viết vào
những thời điểm khác nhau về những chủ đề khác nhau, chúng ta hiểu được nguồn gốc và tiến hóa của những quan điểm của một học giả nay đã được
nhìn như có ảnh hưởng lớn đến những
nghiên cứu sau này về những giảng dạy của đức Phật. Là một học trò, đồng nghiệp
và bạn thân của Jayatilleke, tôi vô cùng hân hoan giới thiệu những tiểu luận này
với giới học giả cũng như
giới cư sĩ
quan tâm với đạo Phật. Những người đọc mang ơn Đại
đức Nyanaponika cũng như Ông Richard
Abeysekera vì đã cảm nhận
được nhu cầu của việc tập hợp
những bài viết rải rác
này của một trong những học giả Phật học lớn nhất của
thế kỷ XX.
David Kalupahana
Giáo sư &Trưởng khoa
Phân khoa Triết
học Đại học Hawaii
Nội Dung
Nội Dung
Liệt kê những nguồn bản văn:
Lời tựa
Lời nói đầu
Lời nói đầu của Nhà xuất bản
1. Đạo Phật Và Cách mạng Khoa Học
2. Bối cảnh lịch sử của Sự Nổi
Lên Của Đạo Phật
3. Khái Niệm Về Sự thật trong Đạo
Phật
4. Thái Độ Của Đạo Phật Với Sự
Vén Lên Cho Thấy
5. Khái niệm của đạo Phật về Vật
chất và thế giới vật chất
6. Phân tích não thức của đạo
Phật
7. Khái niệm của đạo Phật về vũ
trụ
8. Thái độ của người đạo Phật đối
với Gót
9. Nibbāna
10. Cái nhìn của đạo Phật về sự
sống còn
11. Học thuyết Kamma của đạo Phật
12. Trường hợp thuyết phục cho
học thuyết đạo Phật về Kamma và Sự sống còn
13. Sự khởi đầu có điều kiện của
cá nhân
14. Lý tưởng Đạo đức đạo Phật về
sự Tốt lành cao nhất
15. Cơ sở của Đạo đức học đạo
Phật
16. Quan niệm của đạo Phật về cái
ác
17. Tiêu chuẩn của Phải và Trái
18. Lý thuyết Đạo đức của đạo
Phật
19. Vài phương diện của Bhagavad
Gīta và Đạo đức học đạo Phật
20. Phê bình đạo Phật của Toynbee
21. Thái độ của đạo Phật đối với
những tôn giáo khác
22. Đạo Phật và hòa bình
23. Ý nghĩa quan trọng của
Vesákha
24. Đạo Phật và vấn đề chủng tộc
25. Những Nguyên tắc của Luật
Quốc tế trong Học thuyết đạo Phật
Thư mục những bản văn và bản dịch Pali
Những từ viết tắt
Thư mục đến Chương 25
Kulatissa Nanda Jayatilleke
1
Đạo Phật
Và Cách mạng Khoa Học
Cuộc cách mạng
khoa học với sự nổi lên của nó xảy ra trong thế kỷ
XVII ở phương Tây là một sự kiện
lịch sử đã phần lớn là nguyên nhân chính cho sự đảo lộn khái niệm trước đó
của tôn giáo
về vũ trụ. Khoa học đã không chỉ
chống lại những
giáo điều đặc thù của tôn
giáo phương Tây, nhưng nó dường
như đã phá hủy những nền tảng cũng như những khái niệm cơ bản nằm chìm trong cái nhìn tôn giáo về mọi sự vật việc.
Vũ trụ
học mới của Copernicus, Galileo và những người tiếp nối họ đã thay đổi bức tranh có quả đất là trung tâm vũ trụ, mặc dù nó đã bị (Vatican) phán xử là “trái
với những Sách Thánh”. Sinh
học mới (thuyết tiến hóa) đã làm đảo lộn những học thuyết về sự sáng tạo và sự sa ngã ‘đặc biệt’ của con người. Và tâm lý học mới đã dường như cho thấy rằng não thức con người cũng như cơ thể vật chất của nó, hoạt động trên một mô thức của luật
nhân quả và rằng cho dù người ta chìm lặn xuống những sâu thẳm
của nó đến đâu đi nữa,
cũng không thể
tìm được ở đó một hồn
người thường hằng vĩnh cửu vốn cai quản toàn bộ những những hoạt động của nó.
Nhưng
nghiêm trọng hơn nhiều là tác động của quan
điểm khoa học trên thái độ
tôn giáo tổng quát vốn gồm một tin tưởng trong một Gót hữu ngã, trong mục đích và trong sự khách quan của những giá trị đạo đức. Khoa học đã
tạo những khám phá
của nó và đã tiến triển hoàn toàn thoải
mái, không bị ràng buộc, dựa trên
giả định về nhân quả phổ quát, không cần đến những
giải thích theo thuyết cứu cánh, hay sự can
thiệp thần linh. Nó đối phó với một vũ trụ phi-đạo đức, lãnh đạm với những khát vọng
của con người. Vì giữa con người, những
giá trị đạo đức giống như những
giá trị kinh tế đều là chủ
quan, vì chúng
tùy thuộc trên những nhu cầu
và những mong muốn
của con người, và một chủ
thuyết nhân bản đạo đức
đã là điều hay nhất có
thể hy vọng được. Ngay cả
một đạo đức như vậy cũng không cần phải là phổ quát,
vì như những nhà loài người học đã
tìm ra, những
xã hội khác nhau dường như đã tuân theo những quy luật đạo đức khác nhau vốn thích hợp với chúng, và thuyết tương đối đạo đức là sự thật khoa học về
bản chất của những giá trị đạo đức.
Tất
nhiên, đối mặt với khoa học, vẫn có những người bám chặt vào những giáo điều, hoặc tin vào chúng theo một nghĩa đen. Nhưng
khuynh hướng vẫn rất giống như cũ,
mặc dù người ta không
còn lạc quan (sau hai thế chiến và
khiếp sợ một thế chiến thứ ba) về
khả năng của khoa học để mở ra một
thế giới hòa bình mới đầy can đảm và thịnh vượng. Cũng được cho rằng
những giải thích cơ học của vũ trụ
không tất yếu phải loại
trừ những giải thích theo thuyết cứu cánh. Khoa
học cũng đã từ bỏ thuyết duy vật thô giản của thế
kỷ mười tám và những nhà khoa học thội không còn
cố gắng giải thích vũ trụ trên những mô hình máy móc, trong khi một số nhà khoa
học đã phủ nhận rằng thuyết định mệnh nghiêm ngặt tồn tại trong lĩnh vực của atom. Nhưng
tất cả những điều này vẫn còn là một khác biệt rất xa với tôn giáo.
Đạo Phật
sẽ chiếm vị trí nào trong một bối cảnh
như vậy? Có phải những giáo điều
và thái độ của nó không tốt hơn hay không tệ hơn so với những giáo điều và thái độ của bất kỳ tôn giáo nào
khác? Một số tác giả phương Tây về tôn giáo dường như đã giả định rằng điều này là như vậy, nhưng nếu người ta đọc qua những bản văn đạo Phật, người ta bắt đầu tự
hỏi liệu cách mạng khoa học sẽ có tác động bất lợi gì đến tôn
giáo chịu ảnh hưởng hay không, nếu nó đã diễn ra
trong bối cảnh của đạo Phật ban đầu
Tôi nói
điều này vì tôi thấy rằng đạo Phật ban đầu nhấn mạnh sự quan trọng của cái nhìn khoa học trong việc giải quyết những vấn đề của đạo
đức và tôn giáo. Những tín điều cụ thể của nó đã được nói là
có khả năng của xác minh thực nghiệm. Và giải thích tổng quát của nó về bản chất của con người và vũ trụ là một
giải thích vốn thuận hợp với những tìm biết của khoa học thay vì là khác biệt với chúng.
Trước
hết, để nói về điểm sau cùng này,
chúng ta tìm thấy, lấy trường
hợp cụ thể, rằng khái niệm của
đạo Phật ban đầu về vũ trụ thì trong bản chất
tương tự với khái niệm thời nay về vũ trụ. Trong những bản văn Pali
vốn còn truyền
đến chúng ta,
chúng ta được biết, trên ghi chép
thực sự, rằng hàng
trăm và hàng nghìn
những mặt trời
và những mặt
trăng, những trái đất
và những thế giới cao hơn, tạo thành hệ thống thế giới nhỏ, rằng một trăm nghìn lần thế giới này là hệ thống thế giới trung bình, và một trăm ngàn
lần hệ thống thế giới trung bình là hệ thống thế giới lớn. Theo thuật ngữ thời
nay, có vẻ như một hệ thống thế giới gồm những thế giới nhỏ (cúÿaniká-loka-dhátu) là một thiên hà vốn với nó chúng ta quan sát được khoảng một trăm triệu ngôi sao,
qua những kính
thiên văn tốt nhất của chúng ta. Khái niệm của
đạo Phật về thời gian thì cũng bao
la tương tự.
Tất nhiên,
không có thuyết tiến hóa sinh học nào như được đề cập trong những kinh văn đạo
Phật, nhưng con người và xã hội cũng như thế giới được hình dung là thay đổi và
tiến triển theo như những luật nhân quả.
Sau đó,
trong tâm lý học, chúng ta thấy đạo Phật thời ban đầu nhìn con người như một đơn vị tâm-vật lý vốn “psyche”
của nó [3] không là một hồn người không thay đổi nhưng là một chuỗi liên tục năng động gồm một não thức hữu thức cũng
như một vô thức,
trong đó những tồn đọng của những ký ức
mang đầy cảm xúc, đi ngược về thơ ấu cũng như về những kiếp trước đã cất giữ. Một não
thức như vậy được nói là được thúc đẩy
để hành động dưới ảnh hưởng của ba loại ham muốn – ham muốn cho sự thỏa mãn cảm giác (kāma-taṇhā), ham muốn cho sự tự bảo tồn (bhava-taṇhā) và ham muốn cho cho sự hủy diệt (vibhava- taṇhā). Ngoại trừ tin tưởng vào
sự tái sinh, khái niệm về
não thức này nghe có vẻ rất thời nay, và người ta cũng không thể không quan sát
thấy sự song song giữa ba loại ham muốn trong đạo Phật và những khái niệm của Freud về eros, libido và thanatos.
Tôi nêu
lên những tương đồng này không với mục đích để cho thấy rằng đạo Phật dạy khoa học thời nay, nhưng rằng cách mạng
khoa học không có cùng tác động
tiêu cực với đạo Phật, như nó có với những truyền thống tôn giáo khác.
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang nội dung của đạo Phật như một lý thuyết về bản chất và số phận của con người. Trước hết, nó chủ trương rằng sự trung thực vô tư tìm kiếm sự thật ngay cả
trong những vấn đề đạo đức và tôn giáo thì không cản
trở sự tiến bộ tinh thần của một
người. Trong hơn một lần, đức
Phật đã khuyên răn những
người trung thực theo đuổi sự thật bằng
những lời sau đây: “Bạn đã nêu lên một nghi ngờ
trong một hoàn cảnh trong đó bạn phải
là không
chắc chắn. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì vì nó được đồn đại như vậy, vì nó là
tin tưởng truyền thống, vì đa số đã chủ trương nó, vì nó
được tìm thấy trong kinh điển, vì nó là sản phẩm của lập luận và suy đoán siêu
hình, hay sau một điều tra nông cạn về những sự kiện.
hoặc vì nó thuận hợp với
những khuynh
hướng của một người, vì nó có thẩm quyền hoặc vì thanh thế uy tín của người thày của bạn”. Điều
tra phê phán và xác
minh cá nhân là sự hướng dẫn
cho đạo đức và tôn giáo chân chính. “Nếu có ai
nói xấu ta, giáo lý và giáo đoàn của ta”,
đức Phật nói, “đừng có ác ý với người ấy, hãy lấy làm khó chịu hay lo lắng, vì
nếu bạn làm như vậy, nó chỉ gây hại
cho bạn. Mặt khác, nếu có ai đó nói tốt về ta, giáo lý và giáo đoàn của ta, thì đừng vui mừng quá mức, hồi hộp hay phấn khởi trong lòng, vì
nếu thế, nó sẽ chỉ là cách của bạn trong việc
hình thành một phán đoán chính xác về phần liệu những
phẩm chất. được ca ngợi trong chúng ta là có thật và thực sự được tìm thấy hay không”. Thế nên, một triển vọng khoa học đã được coi
là cần thiết không chỉ để khám phá đời sống đạo đức và tôn giáo thực, nhưng ngay cả cho sự việc liên
tục tự xem xét bản thân vốn một triển
vọng như vậy đòi hỏi.
Lĩnh vực của những hiện tượng đạo đức và tôn giáo, một lần nữa, không
phải là một lĩnh vực của huyền bí nhưng là một
lĩnh vực trong đó luật nhân và quả nắm giữ. Nguyên lý của tất định nhân quả, cụ thể là A là nguyên nhân của B nếu “bất cứ khi
nào một sự kiện A xảy ra thì một sự kiện B xảy ra, và B không xảy ra trừ khi A
đã xảy ra” được đức Phật thiết lập trong
chính những thuật ngữ này, và ngài còn tuyên bố them rằng ngài “chỉ nói
về những nguyên
nhân và những sự vật việc vốn phát sinh
từ những nguyên
nhân”. Vì vậy, tất cả những hiện tượng, bao gồm cả kinh nghiệm đạo đức và tinh
thần (ngoại lệ duy nhất là của
Nibbāna, vốn không là một hiện tượng chịu điều
kiện), được nói là chịu điều kiện
bởi những
luật nhân quả. Những
luật như vậy được phân loại theo những lĩnh vực hoạt động của chúng như những luật vật lý (utu-niyáma), những
luật sinh học (bìja-niyáma), những luật tâm lý (citta-niyáma) và
những luật đạo đức và tinh thần (dhamma-niyáma).
Bây giờ, có ba luật được nói là chi phối đời sống và số phận của mỗi cá
nhân. Chúng là quy luật liên tục tạo nên sự tồn tại dai dẳng của cá nhân (bhava),
quy luật về quả báo luân lý (kamma), theo đó những hành vi tốt về mặt
đạo đức có khuynh hướng dẫn đến những hậu quả dễ chịu cho cá nhân và những hành
vi xấu về mặt đạo đức dẫn đến những hậu quả khó chịu, và cuối cùng, luật sự hình thành-nhân quả (paþicca-samuppāda) [4], nhằm
giải thích hai luật trên.
Luật của tính liên tục,
được phổ bién biết như tái sinh,
bảo đảm sự bền bỉ dai dẳng của vô
thức năng động của cá nhân với cái chết của cơ thể vật chất. Nếu vô thức này
không được hòa hợp với những thế giới cao
hơn bởi sự phát triển đạo đức và tinh thần của cá nhân, thì nó được nói là tồn
tại lâu dài trong lĩnh vực tinh thần (petti-visaya) như một tinh thần không-xác thịt, và sau
đó được tái sinh như một người.
Những người phê bình đạo Phật thường cho rằng lý thuyết này về tái sinh hoặc đã được chấp
nhận một cách giáo điều, hoặc đã được coi
là đương nhiên trong đạo Phật, nhưng
một nghiên cứu kỹ lưỡng của những bản
văn sẽ cho thấy rằng điều này thì không
phải như vậy.
Đạo Phật xuất hiện ở một thời có
sự suy đoán
gay gắt về vấn đề của sự sống còn. Cũng đã có nhiều những trường phái duy vật, tất cả đều phủ nhận hoàn toàn sự sống còn, và có
những người hoài nghi chỉ đơn thuần nghi ngờ sự có thể có của sự sống còn. Ngay cả những thí nghiệm như cân thi thể ngay
trước và sau khi chết đã được thực
hiện để khám phá xem có bất kỳ
bằng chứng nào về sự sống còn hay không. Một trong những lý thuyết duy vật được
đức Phật nhắc đến và bác bỏ
là ý thức là sản phẩm phụ của những yếu tố vật chất được trộn lẫn với nhau theo
những tỷ lệ nhất định để tạo thành cơ thể hữu cơ — cũng giống như cách trong đó màu đỏ được tạo ra bởi những hỗn hợp thích hợp của trầu, cau và vôi
(không một nào có màu đỏ). Nhiều những thuyết duy vật loại như vậy,
cũng như một số thuyết về một-đời-sống-sau-cái-chết, một số chúng chủ trương rằng hồn
người có ý thức sau khi chết, số khác cho rằng nó là vô thức
(nhưng tồn tại), và lại có những lý
thuyết khác cho rằng nó là siêu-ý thức
sau khi chết, đều đã được đức
Phật xem xét và gạt bỏ. Lý
thuyết về sự tái sinh được đưa ra như một thuyết có khả năng được xác minh bằng
việc phát
triển khả năng của nhìn thấy
được những lần sinh
trước đây của chúng ta, một tiềm năng được nói là nằm trong tầm tay của tất cả
chúng ta.
Do đó, sự tái sinh không phải là một tín điều được chấp nhận dựa trên
tin tưởng tôn giáo, nhưng là một
giả thuyết có khả năng được kiểm chứng khoa học. Bằng chứng hiện có cho sự tái
sinh ngày nay gần như có hai loại.
Có bằng chứng đột nhiên xảy ra của nhiều người từ cả phương Đông và
phương Tây, những người đã tuyên
bố nhớ lại được những kiếp
trước của họ, trong một số trường hợp những ký ức đã
được xác nhận bởi điều tra
thêm sau đó (thí dụ
như trường hợp của Shanti Devi, Illustrated Weekly của India, tháng 12
15 năm 1935. Trường hợp của Nellie Horster, Milwaukee Sentinel, ngày 25
tháng 9 năm 1892). Ngoài ra cũng còn có
bằng chứng đáng tin cậy và phong phú hơn của những bác sĩ tâm thần và nhà tâm
lý học, những người đã phát hiện ra rằng dưới trạng thái thôi miên, ký ức của
chủ thể có thể được truy ngược không chỉ
về thời thơ ấu, nhưng còn về
những đời sống trước đây trên trái đất,
trong một số trường hợp trong đó sự kiện đã được
xác minh. (thí dụ, A. de Rochas, Les vies successives, Paris, 1911;
Ralph Shirley, The Problem of Rebirth, London, 1936; Theodore Flournoy, Des
Indes à la planète Mars, Paris, 1900; Charles E. Cory, “A Divided Self”, trong Journal
of Abnormal Psychology, Tập XIV, 1919).[5]
Luật báo ứng đạo đức hay kamma như được
dạy trong đạo Phật cũng bị chỉ trích trên những nền
tảng rằng nó đưa đến thuyết định
mệnh. Một lần nữa , điều này
là do sự thiếu hiểu biết về giảng dạy trong đạo Phật. Nhân quả trong đạo Phật được đức Phật phân biệt
cẩn thận, một mặt với thuyết tất định
nghiêm ngặt và mặt khác với thuyết không-tất định [6]. Đức
Phật lập luận rằng, nếu mọi sự vật việc đều là tất định, khi đó sẽ không
có ý định tự do và không đời sống đạo đức
hay đời sống tinh thần nào sẽ có thể có được, và chúng ta sẽ là những nô lệ của
quá khứ; và mặt khác, nếu mọi sự vật việc đều không-tất định (adhicca-samuppanna) hoặc may rủi ngẫu nhiên, thì một lần nữa đời sống đạo đức và đời sống tinh thần sẽ
không thể thực hiện được, vì việc tu dưỡng những giá trị đạo đức và tinh thần
sẽ không dẫn đến sự phát triển về mặt đạo đức và tinh thần. Theo đức Phật,
chính vì thế giới đã được cấu
thành như thế, khiến mọi sự
vật việc thì không tất định chặt
chẽ hay hoàn toàn
không-tất định, nên đời sống tôn giáo là có thể có và đáng mong
muốn.
Để giải thích tái sinh và kamma, một số nhà tư tưởng Upanishads, những người chấp nhận những học thuyết này đã phải nhờ vào khái niệm
ātman hay một hồn người không thay đổi. Cá nhân tiếp tục vẫn là một như vậy vì người ấy có một hồn người vĩnh cửu, vốn là tác nhân của tất cả những hành động của cá thể, cũng như chủ thể kinh nghiệm
của những quả thành của
chúng. Đức Phật đã nhanh
chóng thấy rằng những thực thể siêu hình như vậy không giải thích được gì, và khẳng
định hay phủ nhận một thực thể không thể kiểm chứng là vô nghĩa. Do đó, ngài đã bác bỏ
khái niệm ātman trong khi vẫn duy trì học thuyết về tính liên tục có thể
quan sát được của cá thể, và giải thích hai quy luật về tính liên tục và báo ứng đạo đức ở trên về mặt tất cả những yếu tố hiện tượng có thể kiểm chứng
được, những yếu tố này quyết định sự hình thành và phát triển liên tục của cá
nhân. Điều này thì quá phức
tạp để được trình bày trong chi tiết.
Vắn tắt, nó mô tả một cá nhân phải chịu điều kiện bởi quá khứ tâm lý của người ấy như thế nào (quay trở lại những kiếp trước, vốn tạo nên nhân cách tổng quát của người ấy) và cấu tạo di truyền của cơ thể người ấy, bắt
nguồn từ cha mẹ người ấy, và tiếp tục
để hành động
trong - và phản ứng với - môi trường tích lũy
những kinh
nghiệm của đời
sống này trong ý thức đang tiến triển của người ấy (saívaþþanika-viññáóa) , vốn tiếp tục
sau cái chết của thể xác nếu ba lớp dục vọng trong đó vẫn còn hoạt động. Kiến thức cá nhân và trực tiếp về sự vận
hành của ba luật này tạo thành ba lớp kiến thức
(tisso vijjá) [7] vốn đức Phật
và những học trò của ngài tuyên bố có được. Nhận thức được sự kiện và cách
thức vốn trong đó một người thì chịu điều kiện
thì nói là để kết quả trong một người thôi không chịu điều kiện nữa, một trạng thái vốn tương ứng
với sự đạt được
của sự không-chịu-điều kiện và hạnh phúc tối cao
của Nibbāna. Đây là sự giải thoát trong đạo Phật, vốn nghĩa đen là sự giải
thoát khỏi sự trói buộc của sự tồn tại chịu điều kiện hữu hạn.
Thực sự, Nibbāna
thì nói là
vượt quá sự mô tả hay khái niệm, lý
do cho rằng nó là một
trạng thái hoàn toàn khác biệt với loại
của những sự vật việc tồn tại vốn chúng ta
có thể mường tượng đến, rằng
không có mô tả hay định nghĩa có ý nghĩa nào về nó có thể đem cho trong những từ ngữ mang khái
niệm. Đã nói rằng
để nói rằng
một người “tồn tại” trong Nibbāna
là sai, vì tồn tại (hay hiện hữu) là một
khái niệm vốn áp dụng
cho những sự vật việc hiện
tượng và có liên quan đến không gian và thời gian, vì Nibbāna là “không thời
gian, trong đó người ta không thể nói về nó như là tồn
tại trong quá khứ, hiện tại hay tương lai’, thì không ở vị trí nào trong không gian và không chịu điều kiện
nhân quả, không giống tất cả những sự vật
việc hiện
tượng: nhưng cũng sai không kém để nói rằng
một người “không tồn tại” trong Nibbāna vì điều này ngụ ý một trạng
thái của hoàn toàn vô thức và hủy diệt [8]. Tuy
nhiên, cả hai mô tả tích cực và tiêu cực đều được đưa ra, mặc dù chúng không
được coi như những định
nghĩa chính xác, vì Nibbāna thì – nằm
ngoài phạm vi của logich.
Về mặt tiêu cực, Nibbāna là sự vắng mặt của tất cả bất hạnh, và tất cả hiện
tượng tồn tại được nói là bị nhiễm độc với bất hạnh;
chúng ta không hạnh phúc, hoặc vì chúng
ta có kinh nghiệm đau đớn tinh thần
hay thể xác
và có những lo lắng cho tương
lai, hoặc vì những kinh nghiệm vừa ý dễ chịu vốn chúng ta
có đều không
vững chắc và không bao giờ lâu dài. Đây là để nhận lấy một cái nhìn hiện thực của sự sống, ngay cả
trong đối mặt
với thực tế vốn như đức
Phật nói “nhìn trên toàn bộ, con người thì vui hưởng
nhiều những
kinh nghiệm vừa ý dễ chịu hơn là
những kinh nghiệm không vừa ý, khó
chịu”, và do đó sẽ là không
đúng để gọi nó là
thuyết bi quan
vì nó không có liên quan gì với ước mong mơ tưởng. Về mặt
tích cực, Nibbāna được mô tả như một trạng thái của “hạnh phúc tối cao” (paramaí sukhaí).
Con đường giải thoát được mô tả như một con đường của tám chân
chính [9], trong đó bước đầu tiên là của hiểu biết
đúng và sống
thuận hợp với triết lý đúng của đời
sống, và như một kết quả
của có những khát vọng
đúng, lời nói đúng, hành động đúng, cách sống đúng, và chánh
niệm đúng, đến đỉnh cao trong sự tinh tấn của an vui tôn
giáo và ý thức tinh thần
và trực giác của suy tưởng đúng hay chiêm nghiệm đúng. Tuy nhiên, kết trái đầy
đủ của chiêm niệm đúng có thể được gặt hái bởi những ai là người từ bỏ đời sống xã hội năng động để dành cho đời sống chiêm niệm.
Đời sống chiêm nghiệm này được định rõ đặc điểm bằng những
giai đoạn của ý thức siêu việt cá nhân (rúpa-jhána)
và ý thức siêu việt phi cá
nhân (arúpa-jhána) lến đến đỉnh cao
trong sự đạt đến Nibbāna.
Với sự phát triển của não thức và tinh
thần, người ta cho rằng người ấy sẽ xuất hiện một số khả năng tiềm ẩn trong
người ấy, chẳng hạn như thần giao cách cảm, khả năng thấu thị và khả năng nhìn
thấy kiếp trước của người ấy. Những khả năng nhận thức này, như đã giải thích
trước đó, giúp cho cá nhân có thể nhận ra trạng thái chịu điều kiện
trong đó người ấy đang có, và do đó để đạt được
cái Không-điều
kiện. Xét những đòi hỏi của con
đường, con đường đến Nibbāna do đó được mô tả như đỉnh cao
của sự phát triển đạo đức (sìla), sự phát triển trực giác hoặc tinh thần
(samādhi) cũng như sự phát triển trí tuệ hoặc nhận thức (paññā) của một người. Có lần đức Phật
được hỏi “liệu ngài có hy vọng
có thể cứu một phần ba thế giới, một nửa thế giới hay toàn thế giới bằng cách
đưa ra con đường giải thoát này không”, ngài đã trả lời rằng ngài không tuyên bố sẽ cứu một phần ba của loài
người, nhưng điều đó cũng giống như một người gác cửa khéo léo canh giữ lối vào
duy nhất của cung điện biết rằng tất cả những ai tìm kiếm nơi trú ẩn của cung
điện này đều phải vào bằng cửa này, kể cả những người trong quá khứ đã được cứu vớt, những người trong hiện tại.
đang được cứu
và những ai trong tương lai sẽ được cứu, đều đã vào,
đang vào và sẽ vào bằng cửa này.
Đó là giảng
dạy của đạo Phật ban đầu, vốn được đưa
ra như một giả thuyết khoa học tự nhất quán, chạm đến
những vấn đề tôn giáo và đạo đức vốn mỗi cá nhân có thể mình kiểm nghiệm cho chính
mình. Trong
thực tế, không là dựa trên
sự ‘vén lên cho thấy’ sự thật,
sự kiện rằng nó
đã từng được ngài xác minh
bởi và hàng trăm học trò của ngài, và có khả
năng được xác minh bởi mọi người tha thiết tìm kiếm
thì được đức
Phật đưa ra như tiêu chuẩn của sự thật của nó. Đối với đức Phật, thử thách thực nghiệm và thực dụng của khoa học là thử thách cho tôn giáo chân thực. Tin tưởng tôn giáo vốn ngài yêu cầu
là sự tín nhiệm vốn đòi hỏi để đem một triết lý sống nhất định vào thử thách bằng dành trọn toàn bộ
con người của một người để sống
nó từng giây phút trong đời sống của một người. Và giá trị của nó là do chính bản thân mỗi người nhận ra bằng thành
quả của nó. Giống như những nhà khoa học làm việc trong những lĩnh vực khác,
những vị Phật hay những vị Toàn giác chỉ đơn thuần là khám phá ra những sự thật này, tồn tại mọi thời đại và
đã thuyết giảng chúng vì lợi ích của thế giới. Mỗi người phải tìm kiếm và thực
hiện sự giải thoát của riêng mình; không ai có thể cứu người khác và những vị Toàn giác chỉ làm
nhiệm vụ chỉ đường. Có thể thấy rằng một tôn giáo như vậy là phù hợp với tính
khí và những phát hiện của khoa học, do đó đạo Phật không có khả năng trái
ngược với khoa học chừng nào những nhà khoa học tự giới hạn mình trong phương
pháp luận và những lĩnh vực tương ứng của họ mà không đưa ra một giáo điều của thuyết
duy vật.
Về phần mục đích, quan điểm của đạo Phật
cho rằng thế giới như vậy không có mục đích để hoàn thành mặc dù những cá nhân
trong đó có thể chọn những cứu cánh của
riêng họ và do đó
làm đời sống của họ có mục đích, cúu cánh được đạo
Phật tán dương là
Nibbāna. Đức Phật tất biện luận rằng
nếu thế giới đã có một mục đích
để đạt được
trong một kết thúc cuối cùng, khi đó hoặc giải
thoát sẽ được bảo đảm cho tất cả, hoặc một
số sẽ là chịu phán quyết trước phải bị diệt vong, và bị đọa đày vĩnh viễn; nhưng theo đức Phật,
không có tất yếu, hay không thể
tránh được trong tiến trình; không ai được
định phận để đạt Nibbāna trừ khi người ấy
muốn thế. Nhưng về phần những giá trị đạo đức, đạo Phật nêu cao tính
khách quan của chúng, vì như theo
luật của kamma,
một người nghiện rượu, lấy thí dụ, trừ khi người ấy ăn năn (tức là thay đổi cách sống của người
ấy) có khuynh hướng để tái sinh
như một kẻ
ngu dại, bất kể ý kiến hoặc mong muốn của người
nghiện rượu có
thể là gì, hoặc có thể có của những
thành viên trong xã hội
của người ấy.
2
Bối Cảnh Lịch Sử Của Sự Nổi Lên Của Đạo Phật
Truyền thống nói rằng đức Phật đã ra đời trong một bối cảnh lịch sử nhất định, vào một thời điểm nhất định và ở một địa điểm nhất định, khi học thuyết của ngài rất có thể xảy ra là cần thiết nhất, được hiểu nhất, và được ngưỡng mộ thâm cảm nhất. Khi đó, đã là khát vọng với sự thành-Phật đã xuống từ trời Tusita để được sinh ra giữa loài người. Cho dù sự thật của tin tưởng này có thể là gì đi nữa, chắc chắn rằng sự xuất hiện của đức Phật đã có sau sự hiện diện của một loạt những tin tưởng tôn giáo và triết học về bản chất và số phận của con người trong vũ trụ. Trong thực tế, hầu như không có bất kỳ quan điểm tôn giáo hoặc triết học lớn nào phổ biến ngày nay, hay đã phát triển trong quá trình tư tưởng của con người ở phương Đông hay phương Tây, đã không được một số vị thày tôn giáo hay triết học đại diện xuất hiện tiêu biểu trong thời đó.
Những người Tin-có-gót, những người theo thuyết Duy
vật và người theo thuyết Không-thể-biết
Thực sự, những
quan điểm chính này đã được sáu người
thày tôn giáo hay triết học xuất sắc chủ trương, mỗi
người được nói là có một lượng đông đảo người
theo và là những người lớn tuổi hơn và cùng thời
với đức Phật.
Có Makkhali Gosála, người theo chủ thuyết (Issara-kiriyavádin), theo
ông, thế giới được một sắc lệnh thần linh tạo ra và
tiếp tục tự mở ra như một cuộn chỉ tháo gỡ ra sau khi được ném tung trên mặt
đất. Dưới tác động của nhiều lực tiến hóa khác nhau vốn chúng không điều khiển, những sinh vật dần dần tiến hóa trong những điều kiện tồn tại khác
nhau cho đến sau cùng, chúng đạt được
giải thoát cuối cùng. Ở một thái cực khác là Ajita-Kesakambalì, người theo
thuyết duy vật, theo đó, kẻ ngu dại và người khôn
ngoan đều giống nhau, đều chấm dứt
sự tồn tại của họ khi chết
và không có cái gọi là “đời sống tốt lành” vốn những nhà
tôn giáo nói đến.
Đối lập với cả hai
quan điểm này là Sañjaya Bellaþþhiputta, người theo thuyết hoài nghi không-thể-biết hay thực
chứng, người chủ trương rằng
những tin tưởng
về kiếp sau (thế giới
bên kia), trách
nhiệm đạo đức, và sự
giải thoát cuối cùng là những gì không thể
kiểm chứng được và do đó, rằng một người với lý trí, không
thể chủ trương bất kỳ ý
kiến chắc chắn nào về chúng. Ngày nay, nagy cả những người tin-có-gót, những
người theo thuyết duy vật và người theo thuyết hoài nghi. Thế giới quan của họ
hay Weltanschauung, thì thực sự, về cơ bản, đều không
khác với quan điểm của ba nhà triết học hàng đầu này vào thời đức Phật. Tuy
nhiên, có ba nhà tư tưởng hàng đầu khác được nhắc đến trong những bản văn đạo
Phật ban đầu và họ cũng đại diện cho một số loại tư tưởng
đã (vẫn còn) gặp ngày nay cũng như trong lịch sử suy đoán của loài người. Có
Púraóa Kassapa, người theo thuyết định mệnh tự nhiên, chủ trương rằng mọi sự vật việc đều do những lực lượng tự nhiên
quyết định một cách nghiêm ngặt. Như một hệ luận tất yếu
cho thuyết tất định của ông, ông, giống như những nhà khoa học có quan điểm tất định về
tự nhiên, một nhà phi-đạo đức
người tin rằng
không có gì tốt hay xấu, như vẫn nói vậy. Mặt khác, Pakudha Kaccáyana, giống như Empedocles hay Aristotle,
một nhà phân loại học, người đã cố gắng giải thích và thấu hiểu con người và vũ
trụ bằng việc phân loại thực tại vào thành
những phân loại phân rẽ. Cuối cùng, Nigaóþha Nátaputta, người sáng lập lịch sử của đạo Jain, là
một người theo chủ thuyết tương đối trong lý thuyết tri thức của ông, chủ trương rằng có một số sự thật trong mọi quan điểm, và một người chiết trung trong siêu hình
học của ông, vốn cố gắng để kết hợp sự thật của tất cả những lập trường khác biệt này, ngay cả trái ngược nhau về quan điểm.
Tất cả những vị thầy này, đã được nói rằng, những người đại diện cho những loại tiêu chuẩn của tin tưởng đều đã được dân
chúng vô cùng
kính trọng và tôn kính, tôn giáo và triết lý của đạo Phật được phân biệt với
mọi người trong số họ. Thực sự, một số
học trò của đức Phật đã từ những
người vốn đã tuân theo những học thuyết của họ. Thí dụ, Sáriputta, người học trò
chính của đức Phật, ban đầu là một người đi theo Sañjaya,
nhà hoài
nghi.
Tuy nhiên, rất thường xuyên, đức Phật đã phân loại
những vị thầy trong thời của ngài vào thành hai
phân loại,
những người theo thuyết thường hằng (sassata-váda),
những người tin vào sự tồn tại của một hồn người toàn vẹn, vốn sống sót
sau cái chết của thể xác, và những người theo thuyết đoạn diệt (uccheda-váda),
người đã khẳng định sự hủy diệt hoàn toàn nhân vị con người với cái chết và sự tan rã của cơ thể. Trong số
những người theo thuyết thường hằng đã có nhiều
loại khác nhau của những người tin-có-gót, và trong số những người theo thuyết đoạn diệt đã có nhiều loại khác nhau của những
người theo thuyết duy vật. Quan điểm của hai trường phái tư tưởng này là những
quan điểm chủ yếu vào thời đó, và tôn
giáo và triết học của đạo Phật được trình bày đối lập với cả hai trường phái này.
Truyền thống Vedas
Nếu chúng ta xem xét những nguồn ngoài đạo Phật, chúng ta thấy rằng một số những lý thuyết này có thể truy gốc được từ truyền thống Vedas, trong khi
những lý thuyết khác có thể truy gốc được từ truyền thống không-Vedas.
Nhưng những thuật ngữ này, Vedas và không-Vedas, ở
một mức độ nào đó gây hiểu lầm. Vì có thể hay ngay cả có khả năng xảy ra rằng nhiều quan điểm trong truyền thống Vedas đã phát
triển dưới tác động của không-Vedas,
trong khi một số giảng dạy không-Vedas,
mặt khác, có thể được chứng minh là đã tách ra khỏi Vedas.
Trong chương này, vốn quan tâm
với bối cảnh
lịch sử của Sự nổi lên Của Đạo Phật, chúng ta sẽ xem xét rất ngắn gọn ý nghĩa
của những truyền thống Vedas và không-Vedas cũng như thái độ tổng quát của đạo
Phật đối với mỗi truyền thống, nhưng không đi
vào những chi tiết. Điều đã được những học giả đồng ý tổng quát rằng đạo Phật đã nổi lên trong thế kỷ
thứ sáu BCE, trong hay muộn hơn không
nhiều sau thời
kỳ khi những học
thuyết Upaniṣads đã được hình
thành. Upaniṣads được coi là hình thành phần cuối của truyền thống Vedas, và do đó được biết như Vedanta hay phần
cuối của Vedas. Nhưng nó được chủ trương như kết quả sau cùng của truyền thống Vedas, không chỉ theo nghĩa thứ tự năm tháng, nhưng vì
Vedanta đã cấu thành bản chất hay sự hoàn thiện của truyền thống Vedas. Ngay cả
trong những bản văn đạo Phật, chúng ta tìm thấy cụm từ, vedantagúbrahmacariyo,
[10]
dùng để chỉ một người đã đạt được những đỉnh cao của kiến thức tinh thần và như vậy đã hoàn thành đời sống tôn giáo
của người ấy. Trong một bối cảnh Upaniṣads, cụm từ này sẽ chỉ một người
đã nắm vững bản chất của phần sau của truyền thống Vedas, và như
vậy đã hiện thực những thành quả
của đời sống tôn giáo. Điều này cho thấy quan hệ chặt chẽ giữa Upaniṣads và tư
tưởng đạo Phật ban đầu. Tuy nhiên, Upaniṣadss không đưa ra một quan điểm duy
nhất nhưng nhiều quan điểm liên quan đến bản
chất và vận mệnh của con người trong vũ trụ, mặc dù có sự đồng nhất nhất định
trong tư tưởng của những nhà tư tưởng Upaniṣads thời giữa-Upaniṣads và sau-Upanishads. Những
nhà tư tưởng này đã tách biệt về lịch sử và cách biệt nhau về địa lý và có bằng
chứng cho thấy họ đã xây dựng dựa trên những lý thuyết trước đó và chỉ trích
lẫn nhau. Tuy nhiên, tất cả đều được coi là thuộc về truyền thống Vedas do thực
tế là họ có một trung
thành tổng quát với
Vedas. Với phần lớn những nhà tư tưởng thời giữa-Upaniṣads và sau-Upanishads, sự trung thành này rất lỏng
lẻo, vì họ coi loại kiến thức trước đó, mang tính
tưởng tượng và diễn ngôn, như một dạng
của “kiến
thức thấp hơn” (apara-vidyá), trong khi kiến thức của riêng họ đã có gốc từ một khai triển của ý thức và những khả năng cảm
giác thượng hạng của tri giác.
Điều này là nhờ vào sự thực hành
của Yoga và
như thế kiến thức trực giác đã nhận được, được họ coi là para-vidyá hay kiến thức tối thượng.
Một khác biệt quan trọng với đạo Phật đã là sự kiện rằng nó không có ràng buộc trung
thành đặc biệt nào với
Vedas. Người ta nói rằng đức Phật đã theo học những vị thầy Yoga, có lẽ thuộc truyền thống Vedas, chẳng hạn như Álára Káláma và Uddaka
Rámaputta, mặc dù đã thông
thạo những giảng dạy của họ,
nhưng ngài được nói là đã bỏ đi, đã không hài
lòng với những vị thày này. Tuy
nhiên, ngay sau khi giác ngộ, điều có ý nghĩa là ngài trước
tiên nghĩ đến việc thuyết giảng cho hai vị thầy này vì ngài cho rằng
họ rất khôn ngoan lịch duyệt, sẽ sớm
nhận được lợi
ích từ
Dhamma.
Sự nhìn nhận giá trị của những giảng dạy Upaniṣads này trong những bản văn đạo Phật được thể hiện trong đoạn thơ
với nó có Brahmá, vị nhiếp
chính cai quản của vũ
trụ, mời đức Phật thuyết giảng cho thế giới, nếu không, nó sẽ bị hủy diệt. Đoạn thơ viết như
sau: “Trong quá khứ giữa những dân Magadha đã nảy sinh ra một Dhamma, vốn không toàn hảo và được hình thành bởi những tiên tri không
toàn hảo. Bây giờ hãy mở cánh cửa dẫn đến bất tử để mọi người có thể lắng nghe Dhamma, vốn đã được
một vị Toàn hảo thấu hiểu trọn vẹn”.
Một nhìn nhận thêm
hơn về giá
trị của những thấu thị trực giác
của một số nhà tiên tri Upaniṣads được bao hàm trong khái niệm của đạo Phật
về đức Phật Pacceka, [11] vốn chấp nhận
sự kiện rằng một người có thể đạt được giải
thoát và một mức độ cao của giác ngộ bằng những cố gắng
của riêng mình, không nhất thiết dựa trên sự giảng dạy của chính đức Phật. Có thể lưu ý rằng
ngay cả giảng dạy của đức Phật cũng chỉ là một hướng dẫn đi đến sự hiểu biết, “vì một người
phải tự mình cố gắng, vì những Đấng Siêu việt chỉ là những người hướng dẫn”
(tumhehi Regicaí átappaí akkhátáro Tathágatá). Trong một chỗ trong kinh Suttanipáta, đức Phật nhìn nhận sự
kiện rằng
không phải tất cả những người ẩn tu và những brahmin đều gồm trong phân rã và cái chết
(na’haí bhikkhave sabbe samaóabráhmaóáse játi-jaráya nivuttá ti brúmi).
Một Con Đường Cổ Xưa
Tương tự, đưa vào là khái niệm về
đức Phật hay Đấng Giác ngộ như một người khám phá của một “con đường cổ xưa” (puráóaí añjasaí) vốn đã được
khám phá trong quá khứ. Nhưng không rõ liệu “quá khứ” nói đến ở đây là quá khứ
lịch sử của chu kỳ thế giới hiện tại, hay của
một chu kỳ thế giới trước đó. Đạo Phật tán thành lý thuyết dao động theo chu kỳ của vũ trụ, vũ trụ giãn nở và co lại
trong những khoảng thời gian bao la, gọi là vivaþþa và saívaþþa-kappas,
những aeon của
sự giãn nở và co lại của vũ trụ. Một bài sutta và một sutta rất sớm nói
rằng đức Phật “là người đầu tiên trong lịch sử của thế giới hiện tại đã đập vỡ lớp vỏ của vô minh và đạt được sự soi sáng (giác ngộ)”. Tuy nhiên, trong một sutta khác, thuộc giai đoạn
muộn hơn, đức Phật lịch sử được biểu thị là vị Phật thứ bảy của thời hiện tại,
trong khi vẫn theo truyền thống, ngài trở thành vị thứ hai mươi tư. Có thể
những quan điểm về sau này
đã được phát
triển dưới tác động của những truyền thống Vedas và Jain tương ứng. Theo truyền
thống, những kinh Vedas được bảy tiên tri, saptaråi,[12]
tiết lộ, và Nigaóþha Nátaputta [13],
người sáng lập đạo Jain, được coi là vị cứu tinh thứ hai mươi bốn, hay Tìrthaòkara.[14]
Tuy nhiên, khái niệm cơ bản của đạo Phật là một khái niệm kế thừa duy lý và hợp lệ tin cậy. Đức Phật, đơn thuần bằng những nỗ lực không giúp đỡ, chỉ tự khám phá
những sự thật
về bản chất và số phận của con người trong vũ trụ, và với
lòng từ bi đã khai mở chúng cho loài người. Điều này đã được vô số những vị Phật
trong quá khứ thực hiện. Vì theo
lý thuyết dao động của vũ trụ, vũ trụ không có bắt đầu trong thời gian, và càng xa chúng ta
đi ngược về trong thời gian thì có khả năng
đi ngược lại
vẫn còn xa thêm hơn nữa, với không ngừng những giãn nở
và những co lại
liên tục của vũ trụ. Tương tự như vậy,
người ta suy luận rằng sẽ
có những vị Phật như vậy trong tương lai. Về phần hiện tại,
điều đã được nêu trong Mahávastu,
một tác phẩm thể hiện một số quan điểm sớm nhất của đạo Phật Mahāyāna, rằng có
những hệ thống thiên hà (loka-dhátu) trong không gian, trong đó những vị Phật hiện đang thuyết giảng Dhamma. Đây
không phải là một khái niệm hoàn
toàn xa lạ với truyền thống Hīnayāna. Ngay cả ngày nay, những người đạo Phật Sri Lanka đọc thuộc lòng câu thơ, “ye
ca Buddhá atìtá ca, ye ca Buddhá anágatá, paccuppanná ca ye Buddhá, ahaí
vandámi sabbadá”. Có nghĩa là: “Tôi luôn luôn tôn kính những vị Phật trong quá
khứ, những vị Phật trong tương lai và những vị trong hiện tại”. Không có gì là
viển vông khi tin rằng, cũng giống như việc những nhà khoa học trên trái đất
này đã khám phá bằng thí nghiệm và quan sát những quy luật nhất định vận hành
trong tự nhiên, thì cũng có thể có những loài có ‘sự
sống’ tương tự
khác đã khám phá ra những quy luật này trong một hành tinh có sự sống trong hệ thống thiên hà của chúng ta, hay trong một hệ thống thiên hà xa lạ khác.
Trở lại với trái đất và lịch sử, chúng ta thấy rằng nó đã là nơi hội tụ của hai truyền thống Vedas và không-Vedas,
vốn đã phát triển đầy hứa hẹn trong đạo Phật. Và nó là một sự kiện đáng ghi nhận, như chúng ta đã quan sát, rằng vào cuối truyền thống Vedas, đã xuất
hiện những người chân thành đi tìm sự
thật và sự bất tử, những người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời cho theo đuổi này, sau khi từ bỏ tất
cả những gì khác. Theo đuổi này bắt đầu từ Áraóyakas hay đầu thời kỳ Upaniṣads, trước khoảng 800
TCN, khi chúng ta gặp lời cầu nguyện sau đây đã ghi trong
Bšhadáraóyaka Upaniṣads:
Từ cái không thực, hãy dẫn tôi
đến cái thực!
Từ bóng tối, hãy dẫn tôi đến ánh
sáng!
Từ cái chết, dẫn tôi đến sự bất
tử! (1.3.28)
Đó là trong trả lời, như đã xảy ra, cho theo đuổi này mà
khiến đức Phật, vào khoảng năm 528 BCE, đã tuyên
bố với thế giới: “Mở ra cho họ là những cánh cửa
dẫn đến sự bất tử” (apárutá tesaí amatassa dvárá) [15]. Và
trong khoảng thời gian từ năm 800 đến năm 528 BCE, những người tìm kiếm chân thành đã buông bỏ mọi sự
vật việc cho sự theo đuổi này.
Một Kỷ Nguyên
Mới
Đã đánh dấu một khung cảnh mới trong sự phát triển và tiến hóa của não thức con người, nhưng loài người vẫn còn học những
bài học từ những khám phá đã được trí tuệ
con người thức tỉnh này thực hiện, vào
khoảng hay phần nào trước đó của thế kỷ
thứ sáu BCE. Đó cũng là trong thời này vốn chúng ta khám phá thế giới qua
một sự thức tỉnh mới của loài người. Ở Greece, Pythagoras, có lẽ chịu ảnh hưởng
của tư tưởng phương Đông, quan niệm về triết học
như một lối sống, thiết lập một cộng đồng
huynh đệ và dạy học thuyết của sự tái sinh [16], vốn sau này đã ảnh hưởng
Plato. Những ý tưởng của Plato cuối cùng đã có một tác động trên Plotinus,
thánh chiên Augustine và thế giới phương Tây
thời nay. Ở Israel, nhà tiên tri Isaiah mơ
một thời sẽ đến, khi sẽ có tình huynh đệ giữa loài người, và tất cả những quốc gia sẽ sống trong thân ái và bằng hữu, và sẽ không còn những chiến
tranh nữa. Ở Persia, Zoroaster nhìn thế giới
như một đấu trường, trong đó
những sức mạnh của thiện và ác
tranh chấp, và tin
chắc vào chiến thắng cuối cùng của thiện với ác. Ở
India, như chúng ta đã thấy, những nhà tiên tri Upaniṣads đạt được một đột phá
trong nhận thức con người và một trong số họ đoán trước rằng “chỉ
một mình sự thật sẽ chế ngự và không bao giờ sự không-thật”
(satyam eva jayate nánštam, Muóðaka Upaniṣads, 3.I.6). Ở nước Tàu, Confucius đạo đức hóa những quan hệ con người, và Lao-tzu nói về sự cần thiết cho con người
để sống trong hài hòa với những giá trị và
nguyên tắc vĩnh cửu.
Thông điệp này của thế kỷ
thứ sáu BCE, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần của con người và tin tưởng tôn giáo như hệ quả sau đó trong sự khả hữu của sinh sống hòa
hợp, có thể nó có vẻ là cổ hủ với
một số người, nhưng hầu như có thể chứng minh được nó
có tương quan với thế giới thời nay, hơn là nó có vẻ từ cái nhìn đầu tiên. Chính trong thế kỷ thứ sáu BCE này, đức Phật
đã ra đời, và đã nói sau khi ngài giác ngộ trong một thành ngữ với cách diễn đạt thời nay, vốn ngày càng trở nên dễ hiểu với con người trong thế kỷ XX.
Lại nữa, truyền thống đạo Phật, kể
rằng thế giới vào thời điểm này đã đang háo
hức chờ đợi sự ra đời của một Đấng Giác ngộ. Kinh Suttanipáta nói rằng
nhà hiền triết Asita đã tiên đoán rằng đức Phật-con “được sinh ra vì phúc lợi và
hạnh phúc của loài người” (manussa-loke hitasukhatáya játo). Chắc chắn truyền
thống Vedas trông đợi một ai đó là người sẽ đưa dân tộc từ
bóng tối đến ánh sáng và từ cái chết đến sự bất tử. Như H.G. Wells đã
nói đên trong A Short History of the
World của ông, “đức Phật Gautama… đã dạy những học trò của ngài ở Benares,
India vào khoảng cùng thời
gian vốn Isaiah đã
đang tiên tri
giữa dân Jews ở
Babylon…” (London, 1946, trang 90). Isaiah nói rằng một dân tộc đi trong bóng
tối đã nhìn thấy ánh sáng vĩ đại và nói về một đứa trẻ sẽ được sinh ra vào thời
đó và người sẽ được gọi là Tuyệt vời, Người cố vấn, Gót Quyền năng, Người Cha
Hằng Hữu và Hoàng Tử của Hòa Bình.
Về sự tăng trưởng của sự cai trị và hòa bình của vị này,
đã được nói, sẽ là không dứt.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ rằng tất cả
những tên hiệu này đều đã từng được tuyên bố bởi hay dành cho đức Phật hoặc trong
cuộc đời của Ngài hoặc một vài
thế kỷ sau khi Ngài ra đời. Vì đức Phật nói rằng ngài là Acchariya Puggala
hay Người tuyệt vời và Satthá Devamanussánaí, Vị cố
vấn của những vị thần và loài người, trong khi ngài được gọi là Thần giữa
những vị thần (Brahmátibrahmá, Devátideva), Người cha vĩnh cửu (Ádipita) và
Santi-Rája hay Santi-Náyaka, Hoàng tử của Hòa bình. Chính đức Phật đã nói trong
Kinh Bhayabherava: “Nếu có ai nói rằng trên thế giới này một đấng giác
ngộ toàn hảo đã ra đời, vì hạnh phúc và phúc
lợi của loài người, từ lòng từ bi
đối với thế giới, vì hạnh phúc và phúc
lợi của những vị thần và con người, người ấy có thể nói đúng điều này về ta”.Trong
kinh Ariyapariyesana, đức Phật nói về việc đi đến Kási để thiết lập
Vương quốc của Pháp trị (Dhammacakkaí pavattetuí), vốn ở nơi khác gọi là Brahma-cakka hay Vương quốc của Gót, nhưng vì Brahmá ở
đây không có hàm ý tin-có-gót, nó có
nghĩa là vương quốc cao nhất hay siêu phàm nhất. Và người ta nói rằng sự tiến
bộ dần dần của Luật Của Công
Bình không thể bị bất kỳ vị thày tôn
giáo, thiên thần, Satan (Mára), Trời (Brahmá) hay bất kỳ ai trong vũ trụ này ngăn cản.
Bản văn Mahávastu giải
thích luật của công bình này trong một
khung cảnh chính trị khi nó nói rằng “Luật Của Quyền Lực cuối cùng tùy thuộc trên Luật Của Công
Bình” (Balacakraí hi nisráya Dharmacakram pravartate).
Không ai có thể nói rằng việc dẫn nhắc
trong tiên tri của Isaiah là một sự thêm thắt của đạo Phật. Nhưng một tuyên bố tương tự được gán cho Confucius trong một trong những tác phẩm kinh điển của ông được những
học giả coi là sự suy diễn của đạo Phật trong bản văn, mặc dù bằng chứng vẫn
chưa thể kết luận. Trong bản văn cổ điển nước Tàu, Lieh-tzu [17], kể rằng
khi quan đại thần nhà nước Tống đến thăm
Confucius, ông đã hỏi ông câu hỏi: “Ông có phải là một hiền nhân không?” mà
Confucius được nói là đã trả lời: “Làm thế nào tôi có thể cho rằng [gọi mình]
là một Hiền nhân? Trong thực tế, tôi chỉ là người đã nghiên cứu sâu rộng và là
người đã [tích trữ] nhiều kiến thức “. Sau đó, quan đại thần hỏi Confucius liệu
những vị vua và hoàng đế khác của nước Tàu có phải là Hiền nhân hay không, ông
trả lời phủ định. Cuối cùng, ông bực tức hỏi Confucius, “Vậy thì ai là một hiền
nhân?” Người ta nói rằng Confucius đã thay đổi sắc mặt trước câu hỏi này và sau
khi dừng lại đã trả lời như sau: “Trong số những người ở phương Tây, có một
Hiền nhân. Người ấy không nói và chưa được tin tưởng một cách thanh thoát, người ấy không [có ý] cải đạo mọi người và nhưng [học thuyết của người
ấy] được thực hiện một cách tự nhiên. Người ấy rộng
lớn biết bao! Không có ai trong số những người có thể tìm thấy một cái tên cho điều đó! “(Xem E. Zürcher, The Buddhist Conquest of China, Leiden, 1959,
trang 274.) Một số học giả nước Tàu coi đây là một dẫn nhắc đến Lao-tzu nhưng
những người đạo Phật nước Tàu đã xem trong đó có liên quan đến đức Phật, vì đức
Phật được biết đến với cái tên Sakya-Muni hay “Hiền nhân im lặng của tộc
Sakya”. Một học giả Phật học nước Tàu cổ đại đưa ra nhận xét như sau về bản văn
này: “Phán đoàn từ [bản
văn] này, Confucius đã hoàn
toàn biết được sự kiện rằng đức
Phật là một vị Hiền triết vĩ đại. Nhưng lúc đó chưa có cơ hội nào [để giảng giải học thuyết], nên ông biết điều đó nhưng vẫn giữ im lặng…
“(sđd).
Chiến tranh của những hệ ý thức
Cho dù giá trị lịch sử
của những bản văn này là gì, ngay cả nếu chúng ta
phán đoán đức Phật theo những tiêu chuẩn thế gian của chúng ta, chắc chắn rằng đức Phật đã là một
người với trí tuệ mẫn nhuệ nhất và tình cảm nhân hậu
nhất. Ngài vượt cao trên
những nhà tư tưởng giác ngộ của thời ngài,vì trong
Dhamma của ngài, chúng ta có một hệ tư tưởng được nói là sẽ đưa tất cả những hệ tư tưởng đến kết thúc, và cuối cùng nó sẽ được
cho thấy là đúng khi tất cả những hệ tư
tưởng khác sẽ được cho thấy dưới ánh sáng của lý trí và kinh nghiệm là sai lầm. Người
ta tuyên bố rằng chiến thắng tối cao trong trận chiến của những hệ tư tưởng
(anuttaro saògámavijayo) sẽ thuộc về Dhamma. Chính vì lý do này giữa những lý
do khác nữa, người
ta đã tuyên bố về đức Phật
rằng Ngài là vị Giác Ngộ Thượng Đẳng (Enlightened
One par excellence), hay
Anuttara Sammásambuddha. [18]
Những học thuyết của đạo Phật có thể được hiểu rõ hơn nếu chúng ta có
thể nhìn thấy trong chúng tác động
của những lý thuyết và thực hành khác nhau được nêu trong những truyền thống
Vedas và không-Vedas. Một trong những nguyên tắc cơ bản của đạo Phật là chấp
nhận bất cứ gì nó cho là vững chắc, tốt đẹp và đúng
thực đến từ bất kỳ nguồn nào, và bác bỏ
những gì nó cho là không chắc chắn, xấu ác và sai lầm. Trên nguyên tắc này, chúng ta có thể quan sát thấy rằng có một số điều
được đạo Phật chấp nhận trong truyền thống Vedas và những điều khác bị bác bỏ. Cũng giống như
thế với lý thuyết của những người duy
vật, những người hoài nghi, những Ájìvikas [19] và đạo
Jain trong truyền thống không-Vedas. Nghiên cứu kỹ lưỡng về những gì có được từ mỗi truyền thống này cũng như những gì bị bác bỏ, sẽ giúp
chúng ta hiểu Dhamma một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Niên đại
Chúng ta đã nói rằng theo ý kiến của hầu hết những học giả, đạo Phật đã nổi lên trong hay sau thời kỳ Upaniṣads của tư tưởng Vedas. Nhưng thời kỳ này
kéo dài từ khoảng thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ tư BCE và câu hỏi về thời điểm
đạo Phật ra đời là một vấn đề quan trọng. Đối với câu hỏi liệu một số ý tưởng
nhất định trong Upaniṣadss chịu ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng bởi đạo Phật có thể
được xác định phần lớn từ một khung thời gian như vậy. Thí dụ, người ta đã
phỏng đoán, mặc dù theo ý kiến của tôi là không chính xác, rằng đạo Phật đã
không nhận thức được khái niệm không-ngã-tính [20]
của Brahman
như một thực tại tối thượng để được thể hiện bằng
cách đạt được sự kết hợp với nó trong chính đời sống này. Nếu đúng như vậy, thì
nếu đạo Phật nói về thực tại tối hậu vượt không gian, thời gian và Kamma như
trạng thái của Nibbāna được hiện thực ở đây và
bây giờ, thay vì như một Thiên
đường của Brahmá hay Brahma-loka để đạt được
sau cái chết, thì
ai đó có thể kết luận rằng quan niệm của Brahman như
một thực thể không-hữu-ngã được thể hiện ở
đây và bây giờ là do ảnh hưởng của đạo Phật. Tuy nhiên, những kết luận như vậy
không nên được đưa ra trên cơ sở định kiến của chúng ta, mà phải dựa trên những
tiêu chuẩn khách quan, có thể được chấp nhận trên cơ sở tính chính đáng vốn có
của chúng dưới ánh sáng của lý trí và kinh nghiệm. Theo truyền thống, có 108
Upaniṣads nhưng trong thực tế con số là khoảng 200. Trong số này, 13 Upaniṣads
chính đã được Øaòkara nhận xét và được phân loại là sớm, giữa và muộn.
Như vậy Chándogya có sớm, Kaþha thuộc giữa, còn Maitráyaói thì muộn. Đạo Phật nổi lên từ đâu? Nó là cùng thời với Upaniṣadss
sớm, giữa hay muộn? Hay nó xuất hiện lâu sau khi 13 Upaniṣads chính đã ra đời?
Tất cả những quan điểm này đã được những học giả khác nhau chủ trương. Nhưng lý thuyết hợp lý nhất và phù hợp với thực tại lại là lý
thuyết đã chủ trương sự nổi lên của
Đạo Phật như phần nào trước Maitráyaói
Upaniṣads, một Upaniṣads muộn. Vì dường như có bằng chứng xác đáng rằng
Upaniṣads đặc biệt này đề cập đến một phong trào đạo Phật đang lên.
Upaniṣads đề cập đến một giáo phái mặc “áo choàng màu hơi đỏ” (kaåáya), [21] giáo
phái này cải đạo người ta bằng dùng
đến “những lý
luận và thí dụ
hợp lý” (tarka-dšåtánta), phủ nhận học thuyết về hồn người (nairátmyaváda),
thuyết giảng một Dhamma vốn phá hoại Vedas và những kinh điển
chính thống (vedádiøástra-hiísakadharmábhidhyánam…) và mục tiêu của nó là chỉ
đạt được lạc thú (ratimátram
phalamasya).
Có thể cho thấy rằng tất
cả những mô tả này có thể áp dụng chỉ cho đạo
Phật trong bối cảnh lịch sử, mặc dù một số chúng có thể áp dụng cho những phong
trào khác. Do đó, những người theo thuyết duy vật có thể được nói là đã dùng đến những lý luận và thí dụ
hợp lý và đưa lên việc đạt
được lạc thú như mục tiêu
của họ, nhưng họ không dạy Dhamma hay mặc một áo choàng hồng. Mặt
khác, người đạo Jain có
Dhamma nhưng họ không phủ nhận sự tồn tại của hồn người, cũng như
không vì lối sống khổ hạnh mà họ theo đuổi lạc thú. Chính những người theo đạo Phật, vào thời điểm này đang bị những giáo
phái tôn giáo khác chỉ trích là ham mê (nghiên
cứu) lạc thú.
Bên cạnh đó, họ mặc một chiếc áo choàng màu hơi đỏ, kaåáya-vastra. Họ dùng sự thuyết phục duy lý như
một phương tiện để thắng những người khác về với quan điểm của họ. Họ giảng dạy một học thuyết phủ nhận tính hợp lệ của
những khái niệm hồn người và thực thể, và giảng
một Dhamma không dựa trên cơ sở và trong thực tế là phủ nhận, sự chấp nhận sự thật của Vedas vốn nói là
đã được ‘vén lên cho thấy’.
Bên cạnh đó, Maitráyaói Upaniṣads cho thấy bằng chứng về ảnh hưởng của
đạo Phật, mặc dù nó cấm những brahmin nghiên
cứu những gì không của Vedas. Vì vậy, sự nổi lên của Đạo Phật, có thể được nói
là không xa với thời của Maitráyaói
Upaniṣads, mặc dù nó có phần nào xảy ra trước đó.
Do đó, chúng ta có thể coi giai đoạn từ RigVeda đến Maitráyaói Upaniṣads là
truyền thống Vedas có thể có tác động đến sự phát triển của đạo Phật. Nhưng
truyền thống không-Vedas cũng quan trọng không kém. Những người theo thuyết duy
vật, những người theo thuyết hoài nghi, những suy đoán khác nhau về thời gian
và sự thay đổi trong học thuyết của những Ájìvikas
và những lý thuyết chiết trung của đạo Jain đã để lại dấu ấn của họ đối với đạo
Phật, vốn nó đã chắt lọc những gì là chân thực
và có giá trị trong mỗi trường phái tư tưởng này, loại bỏ rác rưởi.
Chủ yếu trong số này trong truyền thống không-Vedas là những người theo
thuyết duy vật. Có bảy trường phái của những người theo thuyết duy vật như vậy
được đề cập đến trong Brahmajála Sutta và sự tồn tại của một số trường
phái đó đã được chứng thực một cách độc lập trong những tài liệu ngoài đạo Phật.
Phái đầu tiên duy trì rằng não thức đồng nhất với cơ thể sống và không có não thức nào ngoài
cơ thể đang sống. Phái thứ hai chủ trương rằng não thức là một sản phẩm-phụ mới
xuất hiện của cơ thể, nó tan rã khi chết. Cũng có những nhà duy vật thần bí,
một số họ tin vào khả năng mở rộng của ý thức
bằng dùng những loại thuốc và điều
này đã bị những
người đạo Phật chỉ trích là micchá jhána — những xuất thần đạt được bằng cách sai lầm.
Đó là phần lớn dựa
vào khung cảnh của hai trường phái tư tưởng chính này vốn đạo Phật đã được
trình bày. Đạo Phật chấp nhận sự kiện là có một
số mức độ của sự thật trong một số học thuyết
của họ nhưng đã cho thấy
rằng sự thật cuối cùng vượt trên cả hai trường phái đó. Đề cập đến bhava-diþþhi
hay “quan điểm bất tử cá nhân” và vibhavadiþþhi hay “quan điểm về sự hủy
diệt”, đức Phật nói: “Những vị thầy tôn giáo và triết học này, những người thất bại không
thấy được hai
quan điểm này sinh ra và chấm dứt như thế nào, những điểm tốt đẹp của chúng
và những thiếu xót của chúng
và cách người ta vượt qua cả hai trong thuận hợp với
sự thật đều bị dưới sự kìm kẹp
bởi tham, sân, si… và sẽ không đạt được sự cứu chuộc cuối cùng khỏi đau khổ
“(MN 11,6–7 / MI 65).
Tuy nhiên, bên cạnh hai quan điểm chính này, chúng ta đừng quên những quan điểm đa dạng về bản chất và vận mệnh của con người trong vũ trụ, phổ biến vào thời điểm đó. Những điều này đã được tóm tắt trong Brahmajála Sutta, đề cập đến sáu mươi hai quan điểm và cách sống.
3
Quan Niệm Của Đạo Phật Về Sự thật
Một trong năm giới luật khiến một người đạo Phật phải thực hiện để tuân theo đó là “không nói những điều sai lầm”. Được nêu trong dạng tiêu cực cũng như tích cực, người ấy phải “kiềm chế không nói điều gì là sai, khẳng định điều gì là đúng (sacca-vádi), tận tụy một lòng với sự thật (sacca-sandha), xác thực (theta), đáng tin cậy (paccayika) và đừng là kẻ lừa dối thế giới “(avisaívádako lokassa) (AN 4: 198 / A II 209).
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2022)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] ‘free will’
trong đạo Kitô
[2] Dịch theo Facets of
Buddhist thought / Collected Essays of K. N. Jayatilleke; ed. by
Ninian Smart & Bhikkhu Nyanatusita. –
Kandy: Buddhist Publication Society Inc.,2009.
Những chú thích trong ngoặc vuông [ ... ] dịch từ
nguyên bản.
Những chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là
của tôi.
[3] Psyche (ψυχή): Psyche, trong thần thoại
Greek, là ‘tên gọi’ của một công
chúa có sắc đẹp siêu phàm,
người đã khơi dậy ghen tị của Venus, và tình yêu của Cupid. Psyche thường hiểu như ‘hồn người, tâm lý,
tinh thần hay một thực thể sống động nhưng hình vô hình, chiếm giữ thân xác vật
chất của con người’
[4] phụ thuộc (paþicca), là
tương sinh (samuppáda) > duyên khởi (paþicca-samuppáda).
[5] Có thể xem thêm những tài liệu mới: Stevenson, Twenty cases suggestive
of reincarnation, University of Virginia Press (1974), Tucker, Life Before Life: A Scientific Investigation of Children's Memories of
Previous Lives, St.
Martin's Press (2005)
[6] fatalism, determinism, indeterminism
[7] Tisso vijjā: tam minh, ba minh (三 明)
[8] oblivion & annihilation
[9] ariya-atthangika-magga: ariya: cao quý, lý tưởng; aṭṭhaṅgika (adj.): có tám thành phần; magga: con đường, cụ thể là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ = (một) con đường cao quí có tám thành phần, hay tám thành tố. Có hiểu lầm đến từ 八正道 = bát chánh đạo = ‘bát’ chỉ vào ‘chánh’ không chỉ vào ‘đạo’ một con đường , thực hiện (đi) con đường đó qua thực hành tám điều/ý tưởng/phương pháp chân chính). Ở một chỗ khác tôi có gi chú: ‘.... Có chỗ HT TMChâu dịch là (a) Con Đường Thánh Đạo Tám Ngành, có chỗ gon hơn là (b) Con Đường Tám Chánh. Khi đọc thẳng bản kinh, những từ ngữ này mang nghĩa rõ ràng với người đọc,Tôi chọn (b) vì gần nhất với 八正道, đã quen thuộc, và cho rõ hơn khi đọc ngoài những bản kinh , tạm dịch là Con Đường Tám Chân Chính, hiểu theo thông thường là con đường hướng đến giác ngộ, một hành trình tinh thần có tám thành tố (aṅgā) (hay tạo phần > ‘bát thánh đạo phần’), mỗi thành tố là một phương pháp hướng dẫn để làm những gì đúng (sammā) (nhìn đúng, nghĩ đúng, ... ) và chúng bên cạnh nhau, hỗ trợ, bổ túc lẫn nhau. Chúng không là, hay gồm những ‘nhánh/ngánh’ hiểu như những gì riêng biệt, như khi gọi không rõ ràng: ‘con đường tám nhánh’, hay ‘con đường tám ngánh’, hay giải thích sai lầm, thí dụ: ‘bát chánh đạo’ là tám con đường …’.
[10] vedanta brahmacharya
[11] Pratyekabuddha: Độc
Giác Phật (Sanskrit: प्रत्येकबुद्ध) hay paccekabuddha (Pali: पच्चेकबुद्ध)
[12] ṛṣi: Những nhà thơ-tiên tri, hay ‘những người hiền/khôn ngoan’, người được nói là
đã tiết lộ những bài thánh ca của Ṛg Veda. Họ xuất
hiện trong Vedas, và đặc biệt trong Sử thi và Purāṇas, trong nhiều nhóm khác nhau, như truyền thuyết, nhưng được xác định khác nhau, ‘bảy tiên tri
thấu thị’ (saptarṣis, còn gọi là maharṣis), và những brahmarṣis hay những ‘nhà hiền giả brahmin’.
[13] Vardhamána Mahávìra
[14] tīrthaṅkara
[15] Apārutā
tesaṁ amatassa dvārā: Đã mở
rộng là cánh của của bất tử cho tất cả những ai có tai đề nghe; apāruta,
(Sk. apāvṛta, pp. of apāpurati) mở (một cánh cửa); amatassa < amata
(a+ mata = mṛta; Vedic amṛta): (a). Thức uống của những vị thần, ambrosia,
nước của sự bất tử, (b). Quan niệm tổng quát về trạng thái bền & không thay
đổi, chỉ nơi không có bất kỳ tái sinh hay luân hồi nữa; dvārā: Một cánh cửa,
một cánh cổng, hay đúng hơn là cánh cửa hay cửa ngõ, một lối đi, một lối vào, một
con đường, một phương tiện,
apārutā
tesaṃ amatassa dvārā
ye
sotavanto pamuñcantu saddhaṃ
Cửa bất
tử rộng mở,
Cho những
ai chịu nghe.
Hãy từ
bỏ tín tâm,
Không
chính xác của mình.
(Ariyapariyesanà
sutta - kinh Thánh Cầu – ThíchMinhChâu)
[16] Những người theo học phái
Pythagoras được ghi nhận có tin
tưởng vào sự bất tử của hồn người (psuchē), và sự tái sinh hay đúng hơn
sự đầu thai (reincarnation) của nó trong dạng người hoặc động vật (transmigration hay metempsychosis)
[17] Liệt tử (列子) 4:2: Chương Trọng Ni:
tôi tạm dịch:
西方之人有聖者焉,不治而不亂,不言而自信,不化而自行,蕩蕩乎民無能名 焉。丘疑其為聖。弗知真為聖歟?真不聖歟?
Người phương Tây có một vị thánh; ông không trị nhưng không loạn; ông không nói, nhưng tự được tin cậy; ông không cảm hóa, nhưng mọi sự việc tự tiến hành; Thật mông mênh, bát ngát. khiến dân chúng không ai có thể [có khả năng] gọi đặt tên ông. Khâu ngờ người ấy là một vị thánh, không biết ông có thực là một vị thánh [hay] thực sự không là một vị thánh!
[18] Anuttara (अनुत्तर) = vô thượng (Anuttara Sammásambuddha = Đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác)
[19] những người tu
khổ hạnh, śramaṇa, tín đồ của
Makkhali Gosāla
[20] impersonal
[21] tác giả dùng từ ‘ruddy robe’ - kāṣāya (Sanskrit: kāṣāya; Pali: kasāva) là áo choàng của những tăng ni đạo Phật, được đặt tên theo một loại thuốc nhuộm lấy từ vỏ cây, thường là màu nâu hoặc màu nghệ. Trong tiếng Sanskrit và tiếng Pali, cũng có một thuật ngữ tổng quát hơn đề gọi những chiếc áo choàng này: cīvara áo choàng màu vàng của một nhà sư đạo Phật giáo, hay y phục rách nát of một khất sĩ đạo Phật. Từ cīvara (pali) > 法衣 pháp y, hay 袈裟 cà sa. Và từ kāsāva cũng dịch sang tiếng Tàu là 袈 裟, 黄 衣 (cà sa, hoàng y)