Sunday, March 24, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (03)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)







CHƯƠNG III.

Phản Ứng Chống Lại Tư tưởng Duy vật Và Tư tưởng Duy cảm: Socrates, Plato, Aristotle.

Khi chúng ta nhìn từ lập trường của một phản ứng chống lại tư tưởng Duy vật và tư tưởng Duy cảm, những sản phẩm đó của luận đoán Hellas, vốn đều thường đã được xem cao nhất và toàn hảo nhất, chúng ta thì trong nguy hiểm của việc xem nhẹ giá trị những sản phẩm này, và của việc phê bình chúng với sự gay gắt đã thường chĩa vào tư tưởng Duy vật. Quả thực, sự cám dỗ thì mạnh, vì ngay khi chúng ta bỏ qua những phương diện khác của cuộc khủng hoảng lớn, chúng ta có ở đây một phản ứng trong nghĩa tồi tệ nhất của thuật ngữ. Nó là một phản ứng trong đó lập trường thấp hơn được nâng đặt trên lập trường cao hơn, sau khi lập trường thấp đã được đẩy lên một cách ý thức và bằng một nỗ lực trí thức thực sự – một sự trấn áp của những khởi đầu của một quan điểm tốt hơn bởi những ý tưởng trong đó những sai lầm cũ của tư tưởng phi-triết học trở lại trong một dạng mới, với thanh thế và sức mạnh mới, nhưng không phải là không với tính cách độc hại cũ của chúng. Tư tưởng Duy vật đã giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những luật tất yếu không thay đổi: phản ứng chống lại đã đưa vào một lý trí thời thượng uốn nắn theo những mô hình con người mặc cả với tất yếu, và như thế đã phá hủy cơ sở của tất cả khoa học tự nhiên bằng khí cụ tiện lợi của sự thay đổi thất thường tùy tiện. [1]

Tư tưởng Duy vật đã thai nghén được khái niệm ‘những thích nghi’ [2] là những sản phẩm cao nhất của tự nhiên, nhưng không, bởi cớ đó, hy sinh sự thống nhất của nguyên lý của nó: phản ứng (chống lại Duy vật và Duy cảm) đã cuồng tín vùng vẫy để giữ lại một thuyết cứu cánh vốn ngay cả trong những dạng xuất sắc nhất của nó ẩn giấu thuyết nhân hóa lừa bịp, và có sự hủy diệt triệt để là điều kiện không thể thiếu được của tất cả tiến bộ khoa học. [3]

Tư tưởng Duy vật đã dành ưu đãi cho những nghiên cứu toán học và cơ thể vật chất – đó là, những ngành vốn trong chúng, não thức con người thì đầu tiên có khả năng để bảo đảm được những kết quả của giá trị vĩnh viễn: phản ứng (chống lại Duy vật và Duy cảm), để bắt đầu với, đã ném bỏ toàn bộ những nghiên cứu về cơ thể, để thay thế bằng đạo đức, và khi, dưới Aristotle, nó lại nhặt lên tiếp tục sự nghiên cứu đã bỏ bê, nó đã làm hư hỏng hoàn toàn sự nghiên cứu từ trước đến sau, bằng việc khinh xuất đưa vào những ý tưởng đạo đức. [4]

Trong khi chúng ta có ở những điểm này, không thể nghi ngờ, sự thối lùi về những bước cũ, nhưng sự tiến bộ – ít nhất rằng trong lên tiếng được đem cho sự chống đối kiên quyết của trường phái lớn của triết học Athens phản lại tư tưởng Duy vật và Tư tưởng Duy cảm – thì thuộc một bản chất rất đáng ngờ. Chúng ta có Socrates để cảm ơn cho bóng ma của những định nghĩa vốn giả định trước một thỏa thuận tưởng tượng toàn bộ về tên gọi và sự vật việc, và Plato cho phương pháp lừa dối hão huyền vốn dựa một giả thuyết này trên một giả thuyết khác lại còn tổng quát hơn, cho đến cuối cùng, kiến ​​thức trọn vẹn nhất thì được thấy trong những gì trừu tượng nhất. Aristotle, chúng ta phải cảm ơn về sự tung hứng (như múa rối) giữa tiềm năng và thực tế, và sự hão huyền của một hệ thống kiến ​​thức hoàn chỉnh và toàn diện. Rằng tất cả những thu nhận này của trường phái Athens, ngay cả cho đến thời chúng ta, tiếp tục hoạt động, đặc biệt ở Germany, kết nạp không nghi ngờ; và do đó, về sự quan trọng lịch sử của trường phái này, chúng ta không cần phải phí thêm lời, nhưng có thể đúng hơn hãy hỏi, có phải sự quan trọng lịch sử này đã là một may mắn hay một không may mắn?

Chừng nào chúng ta còn nhìn những điểm này trong bản thân chúng và trong sự đối lập lý thuyết thuần túy của chúng với tư tưởng Duy vật, phán đoán của chúng ta nhất thiết phải lả một không thuận lợi, và chúng ta, quả thực, có thể đi rất xa hơn điều này. Đã thường nói rằng với Protagoras, triết học Greece thời trước đó, đã đi đến sự phân hủy của nó, và rằng đã đòi hỏi một nền tảng hoàn toàn mới, vốn đã được Socrates cung ứng, bằng sự quay về kiến thức về bản thân – ‘hãy tự biết chính mình!’ của ông. Chúng ta sẽ sớm thấy lịch sử của tư tưởng đã đi xa đến đâu để biện minh cho quan điểm này. Một quan điểm như vậy, thêm nữa, chỉ có thể được hỗ trợ bằng sự xem xét của toàn bộ phạm vi mở rộng của đời sống trí thức Greece. Triết học, và đặc biệt là triết học lý thuyết trong nghĩa chặt chẽ, có thể hiếm khi bị hủy bỏ qua việc đạt đến sự thật, chỉ để khởi đầu lại từ bắt đầu với những sai lầm cũ. Điều này, quả thực, hiện ra như có thể có được, nếu chúng ta xem xét, lấy thí dụ, sự chuyển biến từ Kant sang Fichte; nhưng tất cả những hiện tượng loại giống vậy phải được giải thích từ toàn bộ lịch sử của tư tưởng, vì triết học không bao giờ chiếm giữ một vị trí biệt lập trong đời sống trí thức của bất kỳ một dân tộc nào. Hoàn toàn nhìn về mặt lý thuyết, thuyết tương đối (về sự thực) của những Sôphít đã là một bước tiến hoàn toàn vững chắc trong lý thuyết về tri ​​thức, và hoàn toàn không là kết thúc của triết học, nhưng nhiều phần đúng hơn, là sự khởi đầu thực sự của nó. Chúng ta thấy điều này rõ ràng nhất trong đạo đức; vì đó chỉ đã những Sôphít, những người dường như phá hoại mọi nền tảng có thể có của đạo đức, người đã làm nó thành nghề nghiệp yêu chuộng của họ để dạy đức hạnh và nghệ thuật chính trị. Họ đã thay thế ở ở chỗ của thì tốt trong tự thân với thì hữu dụng cho nhà nước. Điều này rất gần đi đến tiên đề đạo đức của Kant đến thế nào: Hãy hành động như thể những châm ngôn của hành xử của bạn có thể là những nguyên tắc của pháp chế phổ quát.

Thực sự, đó là bước từ đặc thù đến phổ quát vốn sẽ ở đây, tại thời điểm thích hợp, đã đến theo, và nói một cách trừu tượng, đã có thể đến theo, mà không buông bỏ những thâu tóm được của thuyết tương đối và chủ nghĩa cá nhân những Sôphít đã làm được. Trong đạo đức, bước này đã có hiệu quả được nhận ngay như đức hạnh, sau sự rơi đổ của tất cả những luật lệ khách quan đem cho từ bên ngoài, thì không chỉ đơn giản là đặt sang một bên, nhưng bước tới để đồng nhất tự thân với nguyên tắc của bảo tồn và tiến bộ của một cộng đồng. Đây đã là hành trình những Sôphít đã làm, tuy nhiên, với không ý thức về ý nghĩa quan trọng cơ bản của nó; nhưng có lẽ ý thức này đã không phát triển kịp thời ra khỏi học thuyết của họ? Trong trường hợp đó, mặc dù, dĩ nhiên, điểm cao nhất sẽ không là ngay lập tức đạt đến, thế nhưng, từ thời điểm đó trở đi nền đứng sẽ hoàn toàn vững chắc và an toàn dưới chân họ.

Socrates đã giải quyết bằng chuyển đức hạnh vào trong kiến ​​thức: có phải nguyên lý này, khi được thí nghiệm hoàn toàn lý thuyết, thực sự cao hơn lập trường của những Sôphít không? Thật vậy, khái niệm khách quan về sự tốt đẹp là gì, chúng ta có thể khám phá được rất ít từ toàn bộ những đàm thoại Plato cũng như bản chất của ‘hòn đá biến sắt thành vàng’ từ những tác phẩm của thuật luyện giả kim. Nếu chúng ta làm kiến ​​thức về đức hạnh một ý thức về những nguyên tắc của ứng xử đúng, sau đó nó là dễ dàng hòa giải được với nền tảng trên phúc lợi chung [5] trong nhà nước. Nếu chúng ta lấy hình ảnh minh họa theo Socrates về người không điều độ, người chỉ tội lỗi vì người này không nhận thức được đầy đủ về những hậu quả đau khổ của ham muốn đang có của người ấy, không Sôphít nào sẽ phủ nhận rằng con người nếu là người được cấu thành so cho ý thức này không bao giờ thiếu, thì đã là được cấu thành tốt hơn, nhưng đối với người này trong hậu quả, được xem xét khá chủ quan và cá nhân, cái tốt thì hay hơn. Người này chọn cái hay hơn không qua một kiến ​​thức của khái niệm về cái tốt, nhưng qua một điều kiện tâm lý, khác biệt ở thời điểm lựa chọn, với điều kiện của con người không điều độ. Thật vậy, điều là đúng rằng từ sự cân nhắc của những trường hợp xảy ra giống như vậy, có thể nhìn thấy sự tất yếu cho cá nhân cũng của một ý niệm tổng quát về cái tốt ôm giữ lấy những khoảnh khắc khác nhau của thời gian. Một ý niệm như vậy ngay cả đã được Democritus sở hữu. Một học trò của Democritus và Protagoras, người đã tiếp tục, nếu tôi có thể dùng thành ngữ, một chuyển động đi trệch từ triết lý của họ, thay vì quét vòng lần nữa với Socrates, có thể dễ dàng đạt đến vị thế rằng con người là thước đo của những sự vật việc: con người cá nhân trong điều kiện nhất thời của hiện tượng cá nhân của người ấy, con người ‘trung bình’ của một tổng số của những hiện tượng.

Protagoras và Prodicus [6] cũng đã tự bận rộn với những nghiên cứu về ngữ pháp sơ đẳng và từ nguyên, và chúng ta không biết có bao nhiêu thực sự là công trình của họ, trong những gì chúng ta bây giờ đã theo thói quen gán cho Plato và Aristotle. Tuy nhiên, cho mục đích của chúng ta, là đủ để biết rằng những Sôphít đã chuyển sự chú ý của họ sang những từ và nghĩa của những từ. Bây giờ, như một quy luật, từ ngữ đứng như một dấu hiệu thay cho một nhóm gồm những cảm giác. Không phải là chúng có thể trong cách này đã nhanh chóng đi đến một lý thuyết về những phổ quát trong ý nghĩa của phái Duy danh trung cổ? Trong một lý thuyết như vậy, dĩ nhiên, cái phổ quát tất sẽ không là thực hơn, và chắc chắn hơn cái đặc thù, nhưng ngược lại, tất sẽ là xa thêm hơn với đối tượng, và không chắc chắn hơn – thực sự, trong đối lập trực tiếp với Plato, càng không chắc chắn hơn vì đã trở thành phổ quát hơn.

Cuối cùng, nếu những Sôphít, giữa những hành động con người, nếu nhìn chúng từ một chỗ nhìn cá nhân chặt chẽ, vốn tất cả đều là tốt ngang nhau, phân biệt giữa cái đáng khen và cái đáng trách, và rằng theo như một quy tắc vốn thu tập từ đời sống phổ quát trong một trạng thái, có phải có lẽ họ đã cũng không đi đến được ý tưởng của việc đối xử kỳ thị giữa những nhận thức vốn trong bản thân chúng đều tất cả là đúng ngang nhau, cái bình thường và cái bất thường theo chỗ nhìn lịch sử của tư tưởng phổ quát? Vị trí khi đó tất sẽ vẫn là không hoàn toàn không thể công kích được, rằng ‘đúng’, theo nghĩa chặt chẽ nhất, vốn là ‘chắc chắn’, thì chỉ đơn thuần là tình cảm cá nhân của một con người cụ thể; bên cạnh đó, chỉ là một tiêu chuẩn cố định của những giá trị có thể đã đạt được cho những nhận thức khác nhau trong sự phù hợp với sự chấp nhận hiện tại của chúng trong sự giao tiếp con người.

Nếu một người sẽ áp dụng một thang bậc loại giống như vậy của giá trị hiện hành với những phổ quát vừa mới phát triển trong ý hướng của lập trường Duy danh, ý tưởng về xác suất tất chính nó sẽ tự có mặt, hầu như không thể cưỡng. Gần thế, rõ ràng, trong trường hợp này, có phải chỗ đứng Sôphít đã nằm ngang với quả chín nhất của sự luận đoán hiện đại. Con đường của tiến bộ đã xuất hiện mở ra với tất cả. Tại sao phản ứng lớn lao phải can thiệp vào vốn đã dẫn thế giới, trong hàng ngàn năm, trong những sai lầm của Tư Tưởng Duy Ý Plato?

Trả lời cho câu hỏi này đã tỏ rõ rồi. Thực tế là, rằng chúng ta phải đối phó không với một triết học vốn phát triển chính nó liên tục, cho dù bởi những đối kháng hay trong một đường trực tiếp, nhưng chỉ với những người làm triết học, những người, giống như những học thuyết của họ, đều là những đứa con của thời của họ. Sự xuất hiện dễ nhầm lẫn, lừa dối, thấy bên ngoài của một tiến bộ qua những sự đối kháng, như Hegel giả định, dựa trên chính sự kiện này, rằng những tư tưởng vốn thống trị một thời đại, hay chúng xuất hiện như những ý tưởng triết học, chỉ tạo thành một phần của đời sống tư tưởng của một quốc gia, và rằng chính những thế lực ảnh hưởng rất khác biệt, thường là mạnh hơn vì rất ít hiển nhiên, thì đồng thời đều trong hoạt động, cho đến khi chúng thình lình tới lượt trở thành những tư tưởng thống trị, trong khi những tư tưởng kia lui về ẩn dật trong hậu trường.

Những ý tưởng vốn hối hả lao tới quá nhanh cho thời của chúng, sống hết thời của chúng, tự đẩy chúng ra ngoài, và phải thêm sinh lực cho bản thân chúng lần nữa, bằng một tranh đấu với phản ứng, trước khi chúng khó khăn hơn, và thế nhưng chắc chắn hơn, lại tranh đấu để ra phía trước. Nhưng có phải đó là như thế nào điều này đã xảy ra? Càng nhanh bao nhiêu những người mang những ý tưởng mới và những lý thuyết mới giành lấy sự điều khiển dư luận, sẽ càng mãnh liệt bấy nhiêu là sự chống đối của những ý tưởng truyền thống trong những não thức của những đương thời của chúng. Sau lâu dài trong mù lòa và choáng váng, định kiến tự ​​tập hợp lại với nhau, hoặc bởi sự đàn áp và vùi dập từ bên ngoài, hoặc bởi những sáng tạo trí thức mới để chiến đấu và vượt thắng những dư luận không thuận lợi. Nếu những sáng tạo trí thức mới loại như vậy, trong bản thân nghèo nàn và trống rỗng, và khứng chịu chỉ bởi đã căm ghét sự tiến bộ, như trong trường hợp của lý thuyết dòng Jesuit Catô, dùng lý lẽ tài tình, đánh lừa tinh tế, để chống lại phong trào cải cách Kitô của Phản thệ, chỉ theo đuổi mục đích của chúng trong liên minh với xảo quyệt và vũ lực và một chính sách của đàn áp phổ quát. Nhưng nếu chúng, ngoài sự quan trọng phản động của chúng, có một mầm mống của đời sống bên trong bản thân chúng, một nội dung vốn trong những phương diện khác dẫn đến sự tiến bộ, chúng có thể thường sản xuất những kết quả sáng lạn và hài lòng hơn hoạt động của một phe vốn đã trở nên kiêu ngạo từ sự sở hữu của những sự thật mới, và điều đó, như xảy ra chỉ quá thường xuyên sau một thành công rõ ràng dễ thấy, trở nên bị yếu đi và không thỏa đáng với sự theo dõi thích ứng sau đó về những gì đã từng đạt được.

Thuộc loại vừa kể này đã là tình thế ở Athens khi Socrates đối mặt những Sôphít. Chúng ta đã cho thấy ở trên, xem xét một cách trừu tượng, lập trường của những Sôphít có thể đã được phát triển thêm nữa như thế nào; nhưng nếu chúng ta phải chỉ ra những sức mạnh nào, ngoại trừ do sự can thiệp của phản ứng của phái Sokrates, đã có thể ảnh hưởng đến sự phát triển này, chúng ta sẽ gặp một số khó khăn. Những nhà Sôphít lớn đã hài lòng, dĩ nhiên, với những thành công thực tiễn của họ. Chính sự không-giới hạn của thuyết tương đối của họ, sự chấp nhận mơ hồ của họ với đạo đức của tầng lớp trung lưu mà không thiết lập bất kỳ nguyên tắc nào, chủ nghĩa cá nhân bướng bỉnh mà ở khắp mọi nơi đều cho rằng mình có quyền để ném xuống, hay để giữ giữ yên khi thuận hợp với mục đích của thời điểm – những điều này, đó là hiển nhiên, đã là những nền tảng đáng ngưỡng mộ cho sự giáo dục của ‘những chính khách thực tiễn’, của tấm nhãn đóng dấu nổi tiếng, trong đó, từ lúc bắt đầu mờ mịt của thời gian cho đến thời của chúng ta, khắp mọi nơi đã bảo đảm sự thành công bề ngoài lớn nhất. Không có gì ngạc nhiên khi những Sôphít ngày càng đông đã từ Triết học đi sang Chính trị, từ suy luận biện chứng sang nghệ thuật tu từ! Và chúng ta thấy, thực sự, ngay cả trong Gorgias, [7] một ý thức rõ ràng rằng triết học đã bị hạ thấp giá trị đến mức độ của chỉ một đơn giản của sự sửa soạn cho đời sống thực tiễn.

Trong những hoàn cảnh giống như vậy, không có lý do để ngạc nhiên rằng thế hệ Sôphít trẻ hơn đã phản bội, ít nhất không chỉ khuynh hướng để tiếp tục sự phát triển của triết học trên cơ sở của quan điểm Protagoras đã đạt đến, với sự gạt bỏ của tính siêu việt và huyền thoại phổ quát do Plato đã đem vào, và như thế để nhấn mạnh vào lập trường của tư tưởng duy danh và tư tưởng duy nghiệm hiện đại. Trái lại, những Sôphít sau này tự làm mình nổi bật đơn thuần chỉ bằng một sự tự tin khăng khăng trên nguyên tắc của tính chủ quan, hay ý chí cá nhân, và bằng vượt hơn những chủ nhân của họ, bằng trả giá cao hơn trong việc đóng khung một lý thuyết tiện lợi cho những người nắm giữ quyền lực trong những nhà nước polis Greece. Do đó, đã có sự thụt lùi nhìn theo hướng mầm bệnh triết lý nghiêm ngặt trong triết học này – một dấu hiệu rằng những bản chất càng sốt sắng hơn và sâu xa hơn bao nhiêu đều càng thôi không cảm thấy bản thân chúng bị lôi kéo hơn bấy nhiêu theo chiều hướng này.

Tất cả điều này, dĩ nhiên, không cùng mức độ áp dụng với tư tưởng Duy vật nghiêm nghị và trang trọng của Democritus; Tuy nhiên, chúng ta đã thấy rằng Democritus đã không thành lập trường phái. Điều này thực sự, là một phần do chiều hướng ý thức và khuynh hướng ưa thích của riêng ông, nhưng một phần cũng là do tính cách đặc biệt của thời đại. Đã một lần, tư tưởng Duy vật, với tin tưởng của nó vào những atom hiện hữu vĩnh cửu, đã bị tư tưởng Duy cảm hứa hẹn nhiều hơn, vốn đã phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ gì-trong-chính-nó đằng sau những hiện tượng. Nó tất sẽ cần một bước tiến lớn, tuy nhiên – một bước tiến lớn hơn rất nhiều những tiếp tục vừa nói đến của triết lý Duy cảm – để giới thiệu những atom trở lại, như một phương thức trình bày tất yếu của một sự liên hệ chưa biết, và như thế để duy trì nền tảng của khoa học vật lý. Do đó, trong giai đoạn này, dẫn đến biến mất của sự quan tâm vào những điều tra khách quan tổng quát. Trong phương diện này, Aristotle hầu như có thể được xem như người kế tục thực của Democritus; dĩ nhiên, một người kế tục dùng những kết quả và những nguyên tắc vốn qua đó chúng đã đạt cho những mục đích hoàn toàn trái ngược. Trong thời sáng chói của triết học Athens mới, tuy nhiên, những câu hỏi đạo đức và lôgích đã đi đến tiền diện quá nhiều như thế, khiến chúng làm cho mọi sự vật việc khác đều bị bỏ quên.

Từ đâu đã đi đến sự nổi bật một-mặt này của những vấn đề đạo đức và lôgích? Trả lời cho câu hỏi này phải ngay lập tức cho chúng ta thấy nguyên lý thâm sâu nhất của đời sống qua đó khuynh hướng mới nảy sinh là gì, và có sức mạnh của nó mang cho nó một giá trị cao hơn và độc lập hơn so với phản ứng đơn thuần chống lại tư tưởng Duy vật và Tư tưởng Duy cảm. Tuy nhiên, ở đây, không thể tách những con người khỏi những học thuyết, những yếu tố triết học thuần túy khỏi toàn bộ phong trào trí thức, nếu chúng ta muốn hiểu tại sao những đổi mới triết học nhất định có thể đạt được một ý nghĩa quan trọng như vậy. Đã là Socrates là người mời gọi khuynh hướng mới vào đời sống. Plato đã cho nó dấu đóng lý tưởng của nó, và Aristotle, bằng cách kết nối nó với những yếu tố thực nghiệm, đã tạo ra hệ thống tối thượng mà từ đó đã thống trị tư tưởng của rất nhiều những thế kỷ. Sự đối lập với tư tưởng Duy vật lên đến đỉnh cao nhất ở Plato; hệ thống Aristotle đã có lập trường kiên định nhất chống lại những lý thuyết duy vật; nhưng cuộc tấn công đã được bắt đầu bởi một trong những người đáng chú ý nhất mà lịch sử đã kể lại, một nhân vật có sự lớn lao và quyết tâm hiếm có – Socrates người thành Athens.

Tất cả những chân dung của Socrates cho chúng ta thấy ông như một người có sức mạnh thể chất và sức mạnh trí thức lớn lao, bản chất cứng đầu, bướng bỉnh, có sự tự chủ nghiêm khắc và ít nhu cầu, can đảm trong chiến đấu, kham chịu không chỉ những nhọc nhằn, nhưng khi cần, cũng một ngừng rượu, vì dù sao đi nữa, ông đã sống trong tiết độ. Tự chủ của ông đã không là sự yên tĩnh của một bản chất vốn không có gì để phải kiểm soát, nhưng là sự vượt trội của một não thức lớn lao đối với những cá tính nhục cảm mạnh mẽ và một khí chất đam mê tự nhiên. [8] Những suy nghĩ và nỗ lực của ông tập trung vào một vài điểm quan trọng, và toàn bộ năng lượng tiềm ẩn của bản chất ông đã phục vụ cho những suy nghĩ và nỗ lực này. Sự tha thiết làm việc trong ông, ngọn lửa rực sáng trong ông, đem cho những bài nói chuyện của ông một ảnh hưởng kỳ diệu. Sự có mặt của mình ông, vượt trên tất cả của những người khác, có thể làm Alcibiades cảm thấy hổ thẹn; sức mạnh của những bài nói chuyện không tô điểm hoa mỹ của ông làm những người chân thực nhạy cảm rơi nước mắt. [9] Ông là một người có bản chất của một sứ đồ, cháy bỏng với khao khát để truyền thông ngọn lửa vốn sống trong ông với những công dân đồng bào thành Athens của ông, và đặc biệt với những người trẻ tuổi. Công việc mà ông tự cảm thấy thiêng liêng, và đằng sau sự trớ trêu vui tươi vốn đánh dấu phép biện chứng của ông ẩn giấu năng lượng háo hức của một tinh thần vốn biết và đề cao giá trị không gì khác, nhưng chỉ những ý tưởng vốn nó đã nắm vững đến dành quyền kiểm soát chúng.

Athens đã là một thành phố mộ đạo, và Socrates đã là một người Athens chính gốc. Dẫu đã sáng suốt không mê tín như ông, lý thuyết về thế giới của ông vẫn còn là một lý thuyết rõ rệt có tính tôn giáo. Khái niệm cứu cánh của Tự nhiên, với nó ông gắn bó với nồng nhiệt, không nói là cuồng tín, đã với ông chỉ là một bằng chứng của sự hiện hữu và sự hoạt động của những gót, như kỳ thực nhu cầu của việc xem những gót như sáng tạo và làm việc trong kiểu thức con người có thể được gọi là giòng suy tưởng chính của tất cả thuyết cứu cánh. [10]

Rằng một người thế này sẽ chính là người bị kết án vì Không-tin-có-gót, tuy nhiên, không cần làm cho chúng ta phải quá bất ngờ. Trong mọi thời, đó là những nhà cải cách tôn giáo trung thành, và không là những người suy tưởng tự do tinh tế từng trải, đã bị đóng đinh và thiêu sống; và việc làm của Socrates, ngay cả trong lĩnh vực của tôn giáo, đã là của một nhà cải cách. Khuynh hướng toàn bộ của thời đại đã đặt đúng khi đó, cho sự thanh lọc của những ý tưởng tôn giáo; không chỉ trong những triết gia, nhưng ngay cả trong giới tu sĩ có ảnh hưởng nhất của Greece, ở đó đã từng có xuất hiện một khuynh hướng mạnh mẽ, trong khi vẫn giữ lại huyền thoại cho đám đông cả tin nhẹ dạ, để đóng khung một ý tưởng nhiều tinh thần hơn về những gót, để sắp xếp và thống nhất những giáo phái địa phương đa dạng, theo với những liên hệ bên trong của ý tưởng thần linh, và để bảo đảm cho những thần linh lớn của quốc gia, như Zeus của Olympus, và đặc biệt là Apollo của Delphi, một sự nhìn nhận càng rộng rãi càng tốt.[11] Đối với những nỗ lực này, thái độ của Socrates trong việc đối ứng với tôn giáo, đến một điểm nhất định nào đó, đã là đủ dễ chịu; và vẫn còn một vài câu hỏi liệu chúng ta có nên không xem câu trả lời đáng chú ý của nhà tiên tri ở Delphi, người đã tuyên bố Socrates là người khôn ngoan nhất của những người Greece, như một sự chấp thuận dấu diếm của lập trường tin tưởng duy lý của ông. Tuy nhiên, chính con người này có thể bị tố cáo với mọi người như một kẻ thù của tôn giáo dễ dàng hơn, khi càng thông thường bao nhiêu ông quen thuộc với sự cởi mở, và với một đối tượng được công khai nhìn nhận của việc gây ảnh hưởng tác động những công dân thành phố của ông, để thảo luận những câu hỏi nguy hiểm nhất. Sự chân thành nghiêm trang tôn giáo này của con người vĩ đại đã xác định, sau đó, toàn bộ hành vi của ông trong cuộc sống và cái chết, ở một mức độ vốn đem cho con người mượn lấy một sự quan trọng lại còn cao hơn học thuyết, và vốn đã được hoàn toàn tính toán để làm những học trò của ông vào thành những người tin theo nồng nhiệt, để lan truyền rộng hơn ngọn lửa của cảm hứng cao cả này. Con đường trong đó Socrates, sau khi đi theo ý thức về nghĩa vụ của ông, đã phản đối, như (người giữ ghế) Prytanis, sự phấn khích cuồng nhiệt của giới bình dân, cách thức trong đó ông đã từ chối, không tuân lệnh Ba Mươi Bạo Chúa [12], và sau khi bị kết án, ông đã chối từ việc bỏ trốn, nhưng, tuân phục với pháp luật, với hồn an bình, đối mặt cái chết, là một bằng chứng thuyết phục rằng với ông, học thuyết và cuộc đời đã hoàn toàn được trộn lẫn.

Gần đây, người ta cho rằng chúng ta phải giải thích sự quan trọng triết học của Socrates bằng cho thấy rằng ông đã không là gì khác nhưng chỉ đơn thuần là một người dạy học về đạo đức, nhưng ngược lại, rằng ông đã để lại một dấu đóng rất khác biệt bởi những đổi mới xác định chắc chắn nào đó trong lịch sử triết học. Về điều này không có sự phản đối; chúng ta chỉ muốn cho thấy tất cả những cái nhìn mới này, với những mặt sáng và tối của chúng, đều có những gốc rễ của chúng trực tiếp trong nguyên tắc về gót học và đạo đức, trong đó, Socrates đã được hướng dẫn trong toàn bộ hành vi của ông.

Nếu tiếp theo, chúng ta hỏi như thế nào Socrates đã đi đến từ chối việc luận đoán về phần yếu tính của những sự vật việc, và thay vào đó để lấy bản chất đạo đức của con người làm đối tượng cao nhất của triết học của ông, chúng ta có giải thích, từ chính ông và những học trò của ông, rằng trong thời tuổi trẻ ông đã tự bận rộn với khoa học vật lý, nhưng rằng mọi sự vật việc trong khu vực này hiện ra với ông quá không chắc chắn, khiến ông đã từ bỏ loại điều tra này như không bổ ích. Với ông, đã nhiều quan trọng hơn, theo như lời sấm truyền đền Delphi, để biết lấy chính mình: tuy nhiên, đối tượng của nỗ lực này, theo đuổi sự tự-hiểu biết thì để thành tốt như mức có thể được.

Chúng ta bây giờ không cần tự bận tâm với câu hỏi không biết có phải Socrates đã một thời đã thực nhiệt tình theo đuổi những điều tra vật lý hay không, như xem dường đến từ tranh vẽ châm biếm của Aristophanes. Trong giai đoạn của đời ông, chúng ta biết từ Plato và Xenophon, đã thôi là điều vậy nữa; ngược lại, từ Plato chúng ta biết rằng Socrates đã đọc nhiều tác phẩm của những triết gia trước đó nhưng không tìm thấy bất kỳ hài lòng nào trong chúng.

Ông đọc, lấy thí dụ, Anaxagoras, và khi ông thấy rằng Anaxagoras đã giải thích sự sáng tạo bằng việc dẫn nhắc nó về lý trí, ông đã thích thú khác thường, vì ông cho rằng Anaxagoras tất sẽ tìm thấy trong lý trí một vài giải thích về tất cả những sắp xếp của vũ trụ, và cho thấy, lấy thí dụ, nếu trái đất thì phẳng, tại sao như thế nó là tốt nhất; hay, nếu nó ở trung tâm của vũ trụ, tại sao điều này phải là như thế, v.v. Thay vì điều này, ông đã đột ngột vỡ mộng khi Anaxagoras đã nói chỉ về những nguyên nhân vật lý. Đó là như thể nếu một ai đó sẽ đề nghị để giải thích tại sao Socrates thì đang ngồi ở chỗ cụ thể này, và sau đó khi người này sẽ bắt đầu giải thích ‘ngồi’ theo như những nguyên lý của cơ thể học và sinh lý học, thay vì việc đề cập rằng những người Athens đã suy nghĩ kỹ lưỡng để lên án ông, và như thế nào ông đã suy nghĩ kỹ lưỡng về việc bỏ trốn với khinh miệt, để ngồi ở đây và chờ đợi số phận của ông. [13]

Chúng ta thấy từ minh họa này, Socrates đã đến để tìm hiểu những chuyên luận loại như vậy với một cái nhìn đã có-sẵn như thế nào. Toàn thể sự tin tưởng của ông là rằng lý trí đã tạo ra cấu trúc-thế giới tiến hành theo cách thức của lý trí con người; rằng chúng ta có thể đi theo những suy tưởng của nó ở khắp nơi, mặc dù chúng ta phải đồng thời nhìn nhận tính siêu việt vô tận của nó. Thế giới thì được giải thích từ con người, không phải con người từ những luật phổ quát của thiên nhiên. Sau đó, trong trật tự của những biến cố tự nhiên, trước sau có sự giả định rằng phản đề của những suy nghĩ và hành động, của kế hoạch và thể hiện vật chất, vốn chúng ta thấy trong ý thức của chính chúng ta. Khắp mọi nơi chúng ta có một hoạt động được nhân hóa. Một kế hoạch, một mục đích trước tiên phải được cung cấp, và sau đó vật chất và sức lực để tiến hành nó. Chúng ta thấy ở đây Aristotle, theo Socrates nhiều đến đâu, đã vẫn là dưới đáy với phản đề của ông về thể dạng và vật chất, và sự cai quản của những nguyên nhân hiệu quả bởi cứu cánh cuối cùng. Không phải tự giải quyết với khoa học vật lý, Socrates đã chỉ định cho nó xong xuôi rồi, con đường sau đó nó đã du hành trong đó với sự kiên trì ổn định như vậy. Nhưng nguyên lý khác thường của thuyết vũ trụ này là thuyết gót học. Kiến trúc sư của thế giới phải là một Người, là người có thể mường tượng trong đầu và tưởng tượng bởi con người, mặc dù người này có thể không được hiểu trong tất cả những hành động của người ấy. Ngay cả sự biểu hiện rõ ràng không chỉ vào ai, rằng ‘lý trí’ đã thực hiện tất cả những sự vật việc này nhận được một dấu đóng tôn giáo qua thuyết nhân hóa vô điều kiện vốn với nó công việc của ‘lý trí này được xem trọng. Và do đó, chúng ta tìm thấy, ngay cả trong theo Socrates của Plato – và đặc điểm này phải là chính gốc – những thành ngữ diễn tả ‘Lý trí’ và ‘Gót’ thường được dùng như những thuật ngữ hoàn toàn hoán chuyển được cho nhau.

Rằng Socrates trong khái niệm của ông về những sự vật việc này dựa trên những quan điểm tin chỉ một gót, thiết yếu không cần ngạc nhiên chúng ta, vì nó nằm hoàn toàn trong thời kỳ. Đúng là học thuyết tin-chỉ-một-gót này đã không đâu là giáo điều; ngược lại, sự đông đảo nhiều gót vẫn được duy trì rõ ràng, nhưng sự ưu thắng vượt trội của ‘Gót’, người được xem như kẻ sáng tạo và bảo tồn của thế giới khiến cho những hữu thể khác ở cấp thấp hơn, họ có thể, vì nhiều mục đích suy diễn ức đoán, bị loại bỏ hoàn toàn khỏi tầm nhìn.

Như thế khiến chúng ta có thể có lẽ giả định rằng tính không chắc chắn chắn của những suy diễn vật lý, vốn Socrates phàn nàn về chúng, đã không gì nhưng là tính không thể làm được quá hiển nhiên của việc xây dựng một giải thích hoàn toàn và duy lý về toàn bộ cấu trúc của vũ trụ, giống như ông đã tìm kiếm vô vọng từ Anaxagoras. Vì những nguyên nhân hữu hiệu đều được Socrates nhìn, bất cứ nơi nào ông đối phó với chúng, như một gì hoàn toàn lãnh đạm và không quan trọng; điều này khá dễ hiểu nếu chúng được tưởng tượng theo hướng không như những luật phổ quát của tự nhiên, nhưng đơn thuần như sự thực thi của một lý do vốn nghĩ hay tạo ra với tư cách cá nhân. Điều này càng cao vời hay uy nghi lộng lẫy hơn bao nhiêu, sự thực hiện sẽ được nhìn xem càng nhiều sự thờ ơ và không quan trọng hơn bấy nhiêu; và như thế Socrates có thể hiếm khi nói với đủ khinh miệt về ‘sự tìm kiếm theo đuổi những nguyên nhân bên ngoài.’

Người ta thấy từ điều này, như thế nào ở dưới cùng học thuyết về bản sắc nhận diện của tư tưởng và hiện hữu có một gốc gót học, vì nó giả định rằng lý do của một hồn-thế giới, hay một Gót, và một lý trí, hơn nữa, khác với lý trí con người chỉ ở mức độ, đã tạo đặt và loại bỏ như thế tất cả mọi sự vật việc vốn chúng ta có thể nghĩ về nó lần nữa, và, nếu chúng ta dùng lý trí của chúng ta hoàn toàn đúng, phải nghĩ lại về nó lần nữa.

Khuynh hướng tôn giáo đã do Socrates khai mở có thể so sánh được với chủ nghĩa Duy lý của thời hiện đại. Socrates thì hoàn toàn sẵn sàng để giữ lại những hình thức thông thường của một hệ thống nhiều tôn giáo, chỉ có điều ông truyền đạt cho chúng ở khắp mọi nơi một ý nghĩa sâu xa hơn; do đó, lấy thí dụ, khi ông đòi hỏi rằng chúng ta sẽ không cầu nguyện để xin những phước lành cụ thể nào đó, nhưng đúng hơn nhiều, để xin đòi ‘điều tốt’ từ những gót, vì họ biết rõ nhất điều gì thì tốt cho chúng ta. Học thuyết này có vẻ cũng vô hại như nó hợp lý, cho đến khi chúng ta ngẫm nghĩ trong lòng tin tôn giáo của Greece, cầu xin cho những phước lành cụ thể đã buộc chặt sâu xa đến chừng nào với chính sự hiện hữu của những gót cụ thể. Những gót của tin tưởng phổ thông như thế bởi Socrates làm xảy ra chỉ những đại diện của một tín ngưỡng tinh thuần hơn. Sự thống nhất của thờ phượng giữa dân chúng và những người có giáo dục đã được bảo tồn, nhưng bằng sự trợ giúp của việc giải thích những tín ngưỡng truyền thống mà chúng ta có thể gọi là duy lý. Việc Socrates ca ngợi những lời tiên tri – oracle – thì khá hài hòa với khuynh hướng này, vì tại sao không là vị thần, người đã giải thích trong những chi tiết nhỏ nhất vì sự tốt lành của con người, cũng trao đổi ý nghĩ với ông và ban lời khuyên cho ông? Và ngay cả trong văn minh hiện đại của chúng ta, và ở England cũng vậy, mặc dù đặc biệt hơn ở Germany, một khuynh hướng rất mạnh mẽ đã nảy sinh, vốn nghĩ rằng nhiệm vụ của nó là truyền bá những hình thức thuần khiết hơn của lòng tin tôn giáo, chính xác thoát ra từ lòng nhiệt thành với sự phục hồi của tôn giáo và ảnh hưởng của nó, và sự thúc đẩy chính của nó, với tất cả tư tưởng duy lý của nó, là một điều tích cực. Lòng nhiệt thành chống lại tư tưởng Duy vật, và sự quyết đoán bồn chồn về những lợi ích lý tưởng của lòng tin vào Gót, tự do và sự bất tử, đã không đâu lớn hơn trong những người có khuynh hướng này. Như thế, Socrates cũng vậy, người dưới hai sự xoay vần của văn hóa phá hoại và thương yêu dành cho nội dung lý tưởng của lòng tin tôn giáo, trên tất cả, sẽ gìn giữ điều kể sau. Yếu tố bảo thủ, bao trùm toàn bộ con người ông, không có nghĩa là ngăn cản ông đặt tay vào những thay đổi rất triệt để, ngay cả trong lĩnh vực chính trị, ngõ hầu rằng yếu tố thiết yếu và cao quý nhất của sự tồn tại chính trị, ý thức sống của cộng đồng, có thể được bảo đảm vĩnh viễn chống lại giòng thác chảy của chủ nghĩa cá nhân ưu thắng.

Lewes, người cho chúng ta những gì trong nhiều phương diện, một bức tranh đáng ngưỡng mộ của Socrates, muốn chứng minh từ học thuyết của ông rằng đức hạnh là kiến ​​thức, rằng triết học, chứ không phải đạo đức là sự bận tâm đặc biệt của đời ông. Sự phân biệt này dẫn đến những khái niệm sai lầm. Một người chỉ đơn thuần là một ‘người đạo đức’ Socrates chắc chắn đã không, nếu nói như thế, chúng ta muốn nói với nghĩa là một con người, là người không quan tâm đến việc thiết lập những học thuyết của người ấy sâu xa hơn, nhưng chỉ cố gắng làm chính mình và những người khác trở nên đạo đức hơn. Nhưng triết lý của ông trong yếu tính sâu xa nhất của nó là triết học đạo đức, và triết học đạo đức dựa trên một nền tảng tôn giáo. Trong sự việc này là giòng chảy chính của tất cả những hoạt động của ông, và sự giả định trước về tính có thể hiểu được và có thể giáo dục của đạo đức thì ngay từ đầu ngầm ý trong lập trường tôn giáo đặc biệt khác thường của ông. Rằng ông đã đi xa hơn, và không chỉ khẳng định tính có thể hiểu được [14] của đạo đức, nhưng đã xác định đức hạnh thực tiễn với sự hiểu biết lý thuyết về đạo đức, là quan niệm cá nhân của ông về sự liên hệ; và ở đây cũng vậy, chúng ta cũng có thể đánh bạo để theo dõi những ảnh hưởng tôn giáo.

Gót ở đền Delphi, gót đã đặc biệt là một gót của đạo đức cao cả, đã kêu gọi con người, qua dòng chữ khắc trên đền thờ, ‘Hãy tự biết mình’. Câu nói này với Socrates đã thành một quan tâm hướng dẫn hai phần của sự nghiệp triết học của ông: thứ nhất, trong việc thiết lập khoa học đạo đức thay vì khoa học tự nhiên rõ ràng đã không có kết quả; nhưng, thứ hai, trong nguyên tắc của việc phấn đấu theo đuổi đạo đức cao cả bằng những phương tiện của tri thức.

Lập trường tương đối của những Sôphít, đối với một người có khuynh hướng trí thức này, phải là trước sau hoàn toàn đáng ghét. Ý thức tôn giáo đòi hỏi cho những điểm chắc chắn của nó, đặc biệt là trong tất cả những gì liên quan đến Gót, hồn người [15] và quy luật của đời sống. Do đó, đối với Socrates, đó là một nguyên tắc tiên đề rằng phải có một kiến ​​thức đạo đức. Thuyết tương đối, dọ thám nó, nằm trên cái đúng của những ấn tượng riêng lẻ. Để chống lại điều này, khi đó, phổ quát và sự thực phổ quát phải được thiết lập.

Chúng ta đã thấy ở trên cách bước đi đến phổ quát có thể được thực hiện từ quan điểm của thuyết tương đối mà không có bất kỳ thay đổi nào về nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp đó, phổ quát sẽ được hình thành trong một nghĩa Duy Danh chặt chẽ. Kiến thức có thể đã mở rộng đến vô tận trên lĩnh vực này nhưng không bao giờ vượt ra ngoài tư tưởng duy nghiệm và khả năng có thể xảy ra. Thật thú vị khi quan sát Socrates (phát ngôn cho Plato), trong tranh luận để chống lại tính tương đối của Protagoras, thường bắt đầu đúng in như một học trò chân chính của những Sôphít tất đã phải bắt đầu, nếu ông muốn mạo hiểm trên bước đi đến sự cân nhắc về cái phổ quát. Nhưng tranh luận không bao giờ dừng lại ở đó; nó luôn luôn hướng đến vượt quá mục tiêu trước mắt, để nắm lấy tính phổ quát theo nghĩa siêu việt mà Plato đã đưa nó vào khoa học. Và nền đứng, không nghi ngờ gì, đã được chuẩn bị rồi cho điều này bởi Socrates. Nếu theo Socrates của Plato chứng minh, lấy thí dụ (trong Cratylus), rằng những tên gọi đều không được gán tùy tiện cho những sự vật việc, nhưng rằng chúng tương ứng với bản chất bên trong sâu nhất của đối tượng, đã có chứa đựng rồi trong bản chất của sự vật việc, trong một dạng mầm mống, bản chất mà Plato sau này đã nâng lên hết sức cao, vượt trên những sự vật việc riêng lẻ, đến mức chúng bị thu giảm và hạ giá xuống chỉ còn đơn giản là những xuất hiện dạng ngoài.

Aristotle gán công cho Socrates hai đổi mới thiết yếu về phương pháp – việc dùng những định nghĩaphép qui nạp. Cả hai, như những phương pháp của phép biện chứng, quyết định những phổ quát; và nghệ thuật của thảo luận, trong đó, Socrates là một bậc thầy, đã chủ yếu gồm trong sự tham dẫn vững chắc và khéo léo của trường hợp đơn lẻ đến một phổ quát, và dùng cái phổ quát để kết luận trở lại cái cá biệt. Và dĩ nhiên, chính ở đây, chúng ta tìm thấy trong những đàm thoại Plato số lượng những mánh khóe lôgích, phục kích và những kiểu ngụy biện của tất cả mọi loại về phía luôn luôn thắng của Socrates. Ông thường vờn những đối thủ của mình, như một con mèo với một con chuột, bẫy họ vào trong những thú nhận có ứng dụng quan trọng rộng rãi, chỉ để cho chính họ thấy ngay lập tức rằng lý luận chứa đựng một sai lầm; nhưng hiếm khi điều này được sửa chữa, hơn là đối thủ lại bị bắt vướng trong một cái bẫy, vốn nó thực ra, không thực hơn cái bẫy mắc đầu tiên.

Không có nghi ngờ rằng ở đây, sự giải quyết tổng quát thì thực gốc của Socrates, mặc dù những lập luận cụ thể trong phần lớn hầu hết đều của Plato. Điều cũng sẽ được nhận rằng cách thức lý luận khéo léo này trong sự chống đối những Sôphít thì được lợi hơn nhiều trong việc nói năng, trong tranh chấp trực tiếp của biện luận, trong đó một người cố gắng dùng sức mạnh trí thức của mình chống lại người khác, hơn là trong sự thảo luận học thuật bình tĩnh, trong đó ít nhất là theo như ý tưởng của chúng ta, phải được đo lường bằng một tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn nhiều về tính chất vững vàng trong những bằng chứng của nó.

Socrates hiếm khi từng có chủ định làm lẫn lộn những đối thủ của ông, và chỉ đơn thuần là đọ thắng họ thay vì hoàn toàn phủ nhận họ. Đó là tin tưởng vững chắc của ông vào những nguyên tắc của chính ông đã bịt mắt ông trước những sai lầm trong lý luận của chính ông, trong khi ông ngay lập tức khám phá những sai lầm của những đối thủ của mình và dùng chúng với tất cả sức mạnh của một người lực sĩ điền kinh thực hành. Mặc dù vậy, tuy nhiên, chúng ta không thể buộc Socrates với bất kỳ không trung thực nào trong tranh luận, nhưng sự rối rắm của sự đánh bại của một đối thủ với sự bác bỏ ý kiến ​​của người ấy cũng thuộc về ông, vì nó đã thuộc về những người đi trước của ông, và từ biện chứng Greece từ những bắt đầu của nó. Bức tranh của so tài đấu vật trí thức, hay như chúng ta thấy đặc biệt trong Aristotle, của việc thách thức của hai phe trước một phiên tòa, có mặt ở khắp mọi nơi, ý tưởng hiện ra đã liên kết với cá nhân, và tính đầy hình ảnh sinh động của tranh luận thay thế cho một sự phân tích bình tĩnh và đầy đủ.

Thêm nữa, sự ‘trớ trêu’ của Socrates [16], với nó ông thú nhận sự không biết hay thiếu hiểu biết, và yêu cầu sự chỉ dẫn từ đối thủ của ông, thường chỉ là bức màn mỏng manh của một khuynh hướng giáo điều vốn là từng sẵn sàng, ít nhất trong ngượng ngập, một cách ngây thơ, và với tất cả xuất hiện chỉ một cách ngập ngừng, để theo quan điểm đã có sẵn, và để gài vào trong một ý kiến có-sẵn, và không ai để ý, để dành lấy chấp nhận cho nó. Thế nhưng, đây là một học thuyết giáo điều vốn gồm trong sự lập lại liên tục của một ít và những giáo điều đơn giản: đức hạnh là kiến ​​thức; chỉ một mình con người công chính thì thực sự có hạnh phúc; tự hiểu biết là bổn phận đầu tiên của con người; để cải thiện tự thân thì nhiều hệ quả hơn bất kỳ sự chăm sóc nào cho những sự vật việc bên ngoài, và v.v.

Nhìn theo chiều hướng ý nghĩa đặc biệt của sự tự-hiểu biết và học thuyết về đức hạnh, Socrates vẫn luôn luôn chỉ là một người tìm kiếm. Ông tìm kiếm với tất cả năng lực của một bản chất tin tưởng, nhưng ông không mạo hiểm để khẳng định những kết luận xác định rõ rệt. [17] Phương pháp của những định nghĩa của ông dẫn đến, thường thấy hơn, chỉ đơn thuần nêu lên đề nghị của một định nghĩa, đến phát biểu của ý tưởng của sự vật việc vốn đã được biết, hơn là đến việc thiết lập thực sự của một định nghĩa. Khi chúng ta đạt đến điểm ở đó một gì đó thêm hơn nên được đem cho chúng ta, chúng ta sẽ tìm thấy chỉ không hơn một nỗ lực đơn thuần, hay sự ‘không biết’ kéo dài không ngừng của Socrates. Ông rõ ràng hài lòng với sự phủ định của phủ định, và nhắc nhở chúng ta về lời sấm truyền vốn tuyên bố ông là người khôn ngoan nhất của những người Greece vì ông biết sự không biết của chính mình, trong khi những người khác không biết cũng nhiều được như thế rằng họ không biết gì. Kết quả này, tuy nhiên, thuần túy tiêu cực vì nó hiện ra, thì xa như những vòm trời bị tước mất khỏi chủ nghĩa hoài nghi; vì trong khi người hoài nghi phủ nhận chính khả năng có thể có của một kiến ​​thức nhất định, với Socrates ý tưởng rằng một kiến ​​thức, loại như vậy phải có, là chính ngôi sao dẫn đường cho tất cả hoạt động của ông. Tuy nhiên, ông tự hài lòng với việc dọn chỗ cho kiến ​​thức đích thực bằng việc phá hủy kiến ​​thức đơn thuần giả mạo, và bằng sự tạo dựng qui củ và việc đem dùng một phương pháp vốn sẽ có khả năng phân biệt kiến ​​thức đúng với xem dường như đúng. Do đó, sự phê bình, trái ngược với sự hoài nghi, là chức năng của phương pháp này; và trong sự minh chứng của phê bình như công cụ của khoa học, chúng ta có ít nhất một thành tựu về hoạt động của ông vốn có một giá trị vĩnh viễn. Tuy nhiên, sự quan trọng chính của ông trong lịch sử triết học không nằm ở đây, nhưng trong sự tin tưởng của ông vào kiến ​​thức và đối tượng của nó; bản chất phổ quát của những sự vật, trục đứng yên trong sự thoáng qua như vụt bay của những hiện tượng. Mặc dù tin tưởng này có thể đã vượt quá vệt đánh dấu, nhưng do đó đã được thực hiện bước không thể thiếu rằng những năng lượng bị trì trệ của lập trường Tương đối và tư tưởng Duy vật đã không có khả năng của việc thực hiện – việc chăm sóc giải quyết phổ quát trong quan hệ của nó với cá nhân, của những khái niệm trong trái ngược với nhận thức đơn thuần. Những cỏ lạ chen vào [18] của Tư tưởng Duy ý theo Plato đã lớn lên cùng với lúa mì; nhưng mặt đất đã lại được chuẩn bị: khi một bàn tay mạnh mẽ cầm cày, cánh đồng triết học lại đơm quả gấp trăm lần, đúng khi nó xem dường như có số mệnh là không sinh sản.

Trong tất cả những học trò của Socrates, Plato đã là người chịu ảnh hưởng sâu xa nhất bởi nhiệt tình tôn giáo phát ra từ Socrates, và cũng đã là chính Plato là người thực hiện một cách thuần túy nhất, mặc dù cũng hầu hết là một chiều, những tư tưởng của người thày. Và đặc biệt là những lỗi lầm nằm ở nền tảng của triết lý Socrates, trong tay Plato, đã đạt được một sự phát triển lớn lao phi thường, để tồn tại kéo dài hàng ngàn năm. Tuy nhiên, những lỗi lầm trong tư tưởng Plato này, do sự chống đối sâu xa của chúng với triết lý nảy sinh từ kinh nghiệm, đối với chúng ta có sự quan trọng đặc biệt. Chúng cũng là những lỗi lầm có ý nghĩa quan trọng phổ quát, giống như những lỗi lầm của tư tưởng Duy vật; vì mặc dù chúng có thể không được kết nối với bản chất của những khả năng suy nghĩ của chúng ta bởi những điểm kết nối trực tiếp như là tư tưởng Duy vật, thế nhưng chúng chỉ dựa sự chắc chắn hơn trên cơ bản rộng rãi của toàn bộ tổ chức tâm lý của chúng ta. Cả hai lý thuyết đều là những giai đoạn cần thiết của tư tưởng con người, và mặc dù tư tưởng Duy vật có thể, so với học thuyết Plato, trên những điểm đặc biệt luôn duy trì vị trí của nó; Tuy nhiên, có thể là toàn bộ bức tranh về thế giới vốn điều này về sau có thể đứng gần hơn với sự thật chưa biết: trong bất kỳ trường hợp nào, nó có những quan hệ sâu xa hơn với đời sống của những cảm xúc, với nghệ thuật, với những chức năng đạo đức của loài người. Tuy nhiên, sự Cao quí, vì những liên hệ này có thể là, và có phúc lợi như học thuyết Plato trong nhiều thời kỳ khác nhau có thể qua chúng đã hành động, trên toàn bộ sự phát triển của loài người, nhưng dù sao đi nữa nhiệm vụ không thể thiếu vẫn là đặt xuống phơi bày không dấu diếm trước sau những lỗi lầm của tư tưởng Plato với không nhìn theo hướng những phương diện cao quí hơn của chúng.

Nhưng trước tiên, một lời để nói về khuynh hướng tổng quát của Plato. Chúng ta đã gọi ông là người thuần thành nhất của những người theo Socrates và chúng ta đã tìm thấy ở Socrates một người theo tư tưởng Duy lý. Điều này khác xa với việc đồng ý với quan điểm rộng rãi hiện nay coi Plato là một nhà huyền học và một người say mê thi ca; nhưng cái nhìn này thì hoàn toàn sai. Lewes, người đã phản đối quan niệm này bằng năng lực đặc biệt, do đó đặc trưng ông: “Ông đã làm thơ khi còn trẻ; ở tuổi trưởng thành, ông đã viết kịch liệt chống lại nó. Trong những đàm thoại của ông, ông xuất hiện là bất cứ thứ gì, ngoại trừ ‘mơ màng hão huyền’; bất cứ điều gì ngoại trừ ‘một người duy ý’, như cụm từ đó được hiểu một cách phổ thông. Ông là một nhà biện chứng, một nhà tư tưởng nghiêm ngặt và trừu tượng, và một nhà Sôphít vĩ đại. Siêu hình học của ông có bản chất trừu tượng và tinh tế đến mức chúng làm sợ hãi tất cả trừ những sinh viên kiên quyết nhất. Những quan điểm của ông về đạo đức và chính trị, cho đến nay không có bất kỳ khuynh hướng lãng mạn nào, là cực kỳ mới của mức độ nghiêm trọng lôgích; khó khăn, không khoan nhượng, và vượt trên nhân tính. Ông đã học để nhìn đam mê của con người như một căn bệnh, và niềm vui của con người là một thứ phù phiếm. Điều duy nhất đáng để sống là sự thật. Phép biện chứng là thực tập cao quý nhất của loài người. [19]

Trong tất cả những việc này, không thể phủ nhận rằng, nhìn theo lịch sử, học thuyết Plato thường xuất hiện trong liên kết với sự nồng nhiệt, và rằng ngay cả những hệ thống Plato-mới [20] đã chuyển biến rộng rãi tìm được một vài hỗ trợ trong học thuyết của Plato; không, giữa những người trực tiếp đi theo bậc thầy vĩ đại, đã có những người có thể được mô tả như những nhà huyền bí; và những yếu tố của phái Pythagore vốn họ đã kết hợp với những giảng dạy của Plato tìm thấy hỗ trợ và thẩm quyền trong chính những giảng dạy này. Dĩ nhiên, chúng ta có bên cạnh những người này, ‘Học viện giữa[21] cực kỳ tỉnh táo, vốn nó cũng kết nối chính nó với Plato, và những khởi đầu của lý thuyết về xác suất của nó có lẽ trong thực tế, được truy về trong Plato.

Sự thật là, rằng trong Plato, học thuyết duy lý Socrates đã vượt khỏi chính nó, và trong sự cố gắng để nâng lĩnh vực của lý trí cao lên trên những cảm giác, đã đi quá xa khiến một sự rơi trở lại vào trong những hình thức thần bí đã thành không thể tránh khỏi. Plato đã ‘trèo lên’ một vòm trời với nó con người không được ban cho ngôn ngữ lẫn khả năng của khái niệm hóa. Ông đã thấy chính ông như thế bị buộc phải rơi trở lại trên những diến tả tượng hình; nhưng hệ thống của ông là một bằng chứng nói rằng sự biểu hiện tượng hình cho những gì là hoàn toàn siêu cảm là một hão huyền, một quái vật ảo tưởng [22], và rằng việc cố gắng để trèo bằng cái thang này đến những độ cao không thể có được của sự trừu tượng đã tự nó trả thù trong sự vượt trội đã thực hiện bởi hình ảnh minh họa trên sự suy tưởng, và bằng cách vội vã chạy đến những hậu quả trong đó tất cả sự thống nhất lôgích bị diệt vong dưới sự quyến rũ của những kết hợp của những ý tưởng thuộc giác quan.[23]

Plato, trước khi chính ông gắn bó với Socrates, đã được giới thiệu với triết lý của Heraclitus, và như thế đã học rằng không có hữu thể thầm lặng dai dẳng liên tục, rằng tất cả mọi sự vật việc thì trong thay đổi liên tục. Lúc đó, khi ông nghĩ rằng mình đã khám phá được một gì đó vĩnh viễn trong những định nghĩa theo Socrates, và trong yếu tính phổ quát của những sự vật việc vốn được chuyển đạt trong những định nghĩa này, ông đã kết hợp học thuyết này với một yếu tố từ Heraclitus, theo thời thức như thế khiến ông đã gán - hữu thể thực sự, và tính chất vĩnh viễn không bị xáo trộn không thể tách khỏi nó, - với một mình tính phổ quát; về mặt khác, những sự vật việc riêng lẻ tất cả hoàn toàn đều không , nhưng chỉ đơn thuần trở thành. Những hiện tượng trôi đi nhưng thực tại không trôi theo: hữu thể thì vĩnh cửu. [24]

Bây giờ chúng ta biết rằng chỉ những ý tưởng có khả năng để định nghĩa là những ý tưởng trừu tượng, tự cấu thành, chẳng hạn như những ý tưởng được nhà toán học dùng để tiếp cận gần đến vô cùng với sự cấu thành định lượng của những sự vật việc, tuy nhiên, không làm cạn kiệt nó bởi những công thức của nhà toán học. Mọi nỗ lực để định nghĩa sự vật việc đều đổ vỡ: việc dùng theo qui ước của một từ có thể được ấn định một cách tùy tiện, nhưng khi từ này được dùng để chỉ một lớp gồm những đối tượng theo như bản chất có chung của chúng, thì sớm muộn gì cũng thành điều hiển nhiên rằng những sự vật việc có những quan hệ và phẩm chất khác biệt hơn với giả định ban đầu về chúng. Định nghĩa cũ trở nên vô dụng, và phải được thay thế bằng một định nghĩa mới, vốn đến lượt nó không còn những kỳ vọng với tính hợp thức vĩnh cửu so với của định nghĩa đầu tiên. Không định nghĩa nào dù về một ngôi sao cố định có thể ngăn nó khỏi việc di chuyển; không có định nghĩa nào có thể vẽ ranh giới vĩnh viễn giữa những thiên thạch và những thiên thể khác. Cũng thông thường như nghiên cứu làm một bước tiến lớn tới trước, những định nghĩa phải nhường chỗ và những sự vật việc riêng lẻ không tự điều chỉnh chúng theo những khái niệm chung của chúng ta, nhưng ngược lại, chúng phải được xác định bởi những đối tượng cụ thể vốn chúng ta cảm nhận.

Plato mang đến thêm những yếu tố của lôgích ông đã nhận từ Socrates. Ở ông, lần đầu tiên, chúng ta thấy một ý tưởng rõ ràng về chiloài [25], về sự phối hợp (ngang hàng) và sự phân thuộc (trên dưới) [26] của những khái niệm; và ông thì rất chuộng việc dùng thành tựu mới mà ông có thể, bằng sự trợ giúp của sự phân chia, mang ánh sáng và trật tự vào trong những đối tượng của thảo luận. Đây thực sự đã là một bước tiến lớn và quan trọng, và thế nhưng ngay cả điều này ngay lập tức gia nhập chính nó trong sự phục dịch một lỗi lầm lớn. Ở đó đã nảy sinh hệ thống sắp xếp thứ bậc của những ý tưởng trong đó những gì trống rỗng nhất về nội dung được đặt cao nhất. Sự trừu tượng đã là cái thang bắc lên trời [27] qua nó triết gia đã lên cao đến sự chắc chắn. Càng xa khỏi những sự kiện, nhà triết học càng nghĩ mình càng gần với sự thật.

Tuy nhiên, trong khi Plato trưng bày những ý tưởng phổ quát [28] như vĩnh cửu trong thế giới những hiện tượng thoáng qua nhanh chóng, ông đã tự thấy sau đó buộc phải thêm vào bước ‘thai nghén’ của sự phân tách cái phổ quát khỏi cái đặc thù, và quy cho phổ quát một sự là-có riêng biệt. Cái đẹp thì không chỉ trong những đối tượng đẹp, sự tốt lành thì không chỉ trong những con người tốt lành, nhưng cái đẹp, sự tốt lành, được nhìn hoàn toàn trừu tượng, là những thực thể tự tồn tại. Điều sẽ dẫn chúng ta đi quá xa ở đây để thảo luận đầy đủ về lý thuyết lý tưởng theo Plato: với mục đích của chúng ta là đủ để xem xét những nền tảng của nó, và để xem như thế nào từ những nền tảng này đã nảy sinh khuynh hướng trí thức đó vốn nó tự nâng lên rất cao như thế, như nó đã giả định, vượt trên tư tưởng duy nghiệm thông tục, và tuy nhiên, nó phải ở tất cả mọi điểm, lại nhường cho tư tưởng duy nghiệm bất cứ nơi nào nó là một câu hỏi về sự tiến bộ tích cực của khoa học.

Rất nhiều rõ ràng như thế, rằng chúng ta cần cái phổ quát và tiến trình của trừu tượng hóa để đi tới có kiến ​​thức. Ngay cả sự kiện cụ thể đơn lẻ, để trở thành một đối tượng của kiến ​​thức, phải được tôn lên cao vượt trên Chủ nghĩa Cá nhân của Protagoras, bằng việc giả định và biểu hiện của một nhận thức về một gì đó có hàm ý lập lại thường xuyên; đó là, của phổ quát như đối lập với cụ thể đơn lẻ – của trung bình như đối lập với những chao đảo biến động. Nhưng kiến ​​thức như thế bắt đầu ngay lúc đó để vượt lên trên ý kiến ​​đơn thuần trước khi nó hướng chính nó đến bất kỳ lớp đặc biệt nào của những đối tượng tương tự. Tuy nhiên, chúng ta đòi hỏi, ngay cả trước cả khi chúng ta có thể biết chính xác toàn bộ những lớp, những thuật ngữ chung để sửa chữa kiến ​​thức của chúng ta, và để có khả năng để truyền thông nó; vì lý do đơn giản là không có ngôn ngữ nào có thể đủ để diễn đạt tất cả những cụ thể đơn lẻ, và vì, với một ngôn ngữ vốn đã làm điều này, không có sự hiểu biết nào, không có kiến ​​thức tổng quát nào sẽ là có thể có, và việc giữ lại một vô tận như thế của những ý nghĩa là không thể có được. Về điểm này, Locke là người đầu tiên đã ném vào một tia sáng rõ ràng; nhưng chúng ta phải không bao giờ quên rằng Locke, vì ông sống sau Plato rất lâu, tuy nhiên vẫn đứng ở giữa của tiến trình vĩ đại vốn qua nó thế giới hiện đại đã được tự do chính nó khỏi lý thuyết của Plato và Aristotle về những sự vật việc. Socrates, Plato; và Aristotle, giống như toàn bộ thời đại của họ, đã để cho chính họ bị những từ ngữ lừa dối. Chúng ta đã thấy cách mà Socrates tin rằng mọi từ ngữ ban đầu phải diễn tả bản chất của sự vật việc; do đó, tên gọi chung sẽ diễn tả bản chất của lớp gồm những đối tượng trong câu hỏi. Ở đâu có tên gọi, ở đó có một sự hiện hữu thực sự đã được giả định trước. Công lý, Sự thật, cái Đẹp, phải có nghĩa là ‘một gì đó’; và theo đó phải có những thực tại tương ứng với những biểu tả này.

Aristotle nêu lên rằng Plato là đầu tiên đã phân biệt bản chất phổ quát của mọi sự vật việc với những cá biệt, vốn Socrates vẫn đã còn chưa làm. Nhưng thêm nữa, Socrates đã không chủ trương rằng học thuyết đặc biệt đó của Aristotle về phần sự liên hệ của phổ quát với cá biệt mà chúng ta sẽ sớm phải xem xét. Tuy nhiên, Socrates đã đi đến được xa như lý thuyết rằng kiến ​​thức của chúng ta có tham dẫn về cái phổ quát, và rằng một gì đó là một gì đó hoàn toàn khác với sự không thể thiếu của những khái niệm tổng quát cho kiến ​​thức được giải thích ở trên. Con người đức hạnh, theo như Socrates, là con người biết kính tín hay không kính tín là gì, điều gì là cao thượng hay ô nhục, điều gì là công chính hay bất công; nhưng trong khi nói điều này, ông luôn luôn để mắt đến định nghĩa mà ông không ngừng tìm kiếm. Bản chất phổ quát của công chính, của cao thượng được tìm kiếm, không là những gì nằm trong trường hợp cá biệt của công chính và cao quý. Từ cái phổ quát chúng ta phải lấy được cái cụ thể cá biệt, nhưng không ngược lại; vì qui nạp phục vụ ông trong việc đi đến cái phổ quát, chỉ để làm cho nó rõ ràng với não thức, không để tìm thấy cái phổ quát trên những tổng số của những trường hợp cụ thể. Từ quan điểm này, nó chỉ là nhất quán để cho phép phổ quát là-có bởi chính nó, nghĩa là tự hiện hữu; vì chỉ có như vậy nó mới dường như đạt được sự độc lập hoàn toàn. Chỉ sau đó, nỗ lực mới có thể được thực hiện để thiết lập cho phổ quát một sự quan hệ vĩnh cửu và tuy thế độc lập nền tảng với những đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, phải đừng rời khỏi tầm mắt nhìn, rằng nền tảng Heraclitus trong giáo dục của Plato đã góp phần vật chất rất lớn vào việc mang lại sự tách biệt giữa cái phổ quát và cái đặc thù cụ thể.

Nhưng chúng ta phải đừng thất bại để không hiểu rằng từ phương pháp nghịch lý này trong làm việc, dĩ nhiên chỉ có thể có những kết quả nghịch lý theo đến. Tên gọi thì ‘tạo’ một sự vật việc, nhưng một sự vật việc không có tương đồng nào với bất kỳ sự vật việc khác, và với nó, trong bản chất của suy nghĩ của con người, chỉ những thuật ngữ phủ định có thể được gắn vào. [29] Nhưng vì có một cần thiết tuyệt đối cho một vài sự khẳng định tích cực, chúng ta thấy chính chúng ta ngay từ đầu trong lĩnh vực của huyền thoại và biểu tượng.

Từ chính từ ‘εἶδος’ hay ‘ἰδέα’, đã đến từ ‘ý tưởng’ của chúng ta[30], mang dấu đóng này của sự tượng trưng. Có một khái niệm tương tự về những loài như phân biệt với cá thể. Chúng ta có thể rất dễ hình dung cho bản thân chúng ta trong tưởng tượng một mẫu thức của bất kỳ loài nào vốn thoát khỏi tất cả những xảy ra không chủ yếu [31] của cá thể, và do đó sẽ đại diện cho loại hay mẫu thức của tất cả những cá thể, và hơn nữa là một cá thể toàn hảo tuyệt đối. Chúng ta không thể tưởng tượng một con sư tử giống như thế, một hoa hồng loại như thế; nhưng chúng ta có thể thể hiện trong sự tưởng tượng một hình ảnh phác vẽ ấn định rõ rệt về một con sư tử hay một hoa hồng, hoàn toàn đứng ngoài, thoát khỏi tất cả những xảy ra không chủ yếu đó của sự hình thành cá thể vốn có thể nhìn theo tập thể như những sai lệch so với chuẩn mực này, như những không-toàn hảo. Tuy nhiên, đây không là ý tưởng theo Plato về con sư tử hay hoa hồng, nhưng là một lý tưởng vốn là sự sáng tạo của những giác quan, với ý định để truyền đạt ý tưởng trừu tượng đến như hoàn toàn nhất như có thể được. Ý tưởng tự nó thì vô hình, vì tất cả mọi sự vật hữu hình thuộc về thế giới phù du, đơn thuần chỉ những hiện tượng: nó không có hình dạng trong không gian, vì những gì-vượt-ngoài-cảm giác không thể kết nối với không gian. Tương tự, không gì dẫu tích cực đến đâu có thể diễn tả được của những ý tưởng nhưng không hình tượng chúng trong một vài kiểu thức giác quan nào đó. Chúng không thể được gọi là thuần khiết, tự chủ, toàn hảo, vĩnh cửu, nhưng không có sự kết nối của chúng ta với chúng bằng chính những từ ngữ ý tưởng của giác quan này. Vì vậy, Plato, trong lý thuyết về những lý tưởng của ông, thì đã buộc có sự truy cầu về với huyền thoại [32], và như thế, trong một bước đơn độc, chúng ta chuyển từ sự trừu tượng cao nhất sang yếu tố-sống thực của tất cả chủ nghĩa thần bí – những vượt-ngoài-cảm giác (được) cảm giác. Tuy nhiên, huyền thoại là chỉ để có một sức mạnh hình dung hay ẩn dụ. Theo những phương cách của nó, những gì trong tự thân nó là chỉ một đối tượng của lý trí thuần túy thì để được biểu hiện trong những hình dạng của thế giới hiện tượng; nhưng loại nào của hình dung có thể là của những gì nguyên gốc không thể được cung ứng?

Ý tưởng bản thân thì nói là được lý trí cảm nhận, dẫu nhưng không hoàn toàn trong đời sống trần gian này, và lý trí đứng liên hệ với hiện hữu vượt-ngoài-cảm giác này, vì những giác quan đều liên hệ với những đối tượng cảm giác được. Và đây là nguồn gốc của sự phân rẽ sắc nét giữa lý trí và cảm giác, vốn từ đó đã từng thống trị tất cả triết học, và đã kích động những hiểu lầm không dứt. Những giác quan được nói là không có phần chia trong kiến ​​thức; chúng chỉ có thể cảm giác hay cảm nhận, và đến chỉ những hiện tượng. Lý trí, về mặt khác, thì có khả năng để thấu hiểu cái vượt-ngoài-cảm giác. Nó thì hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của cấu tạo con người, đặc biệt là Aristotle, người đã phát triển học thuyết này xa hơn nữa. Một số đối tượng đặc biệt được giả định là được biết bởi lý trí thuần túy – những ‘noumena’, bản thể, vốn đối lập với ‘phenomena’ những hiện tượng, hay những gì xuất hiện bên ngoài, (bản thể) làm thành đối tượng của kiến ​​thức loại cao nhất. [33] Nhưng, trong thực tế, không chỉ những noumena này giăng mắc bộ não như màng lưới nhện, nhưng ngay cả “lý trí thuần túy”, vốn là để thấu hiểu chúng, thì cũng hão huyền không kém. Con người không có lý trí như vậy, và không có ý tưởng về một lý trí như vậy, vốn có thể nhận thức được cái phổ quát, cái trừu tượng, cái vượt-ngoài-cảm giác, những ý tưởng với không có trung gian của cảm giác và nhận thức. Ngay cả ở nơi suy nghĩ chúng ta mang chúng ta vượt quá những giới hạn của kinh nghiệm giác quan của chúng ta, nơi chúng ta được dẫn đến sự phỏng đoán rằng không gian của chúng ta, với ba chiều của nó, thời gian của chúng ta, với hiện tại tuôn chảy từ không gì, và nhanh chóng tan biến vào không gì, đều chỉ những hình thức con người của khái niệm về một hữu thể vô cùng toàn diện hơn – ngay cả ở đây chúng ta phải để cho chúng ta lợi dụng sự hiểu biết thông thường, có những phạm trù, một và tất cả, đều được kết nối không thể chia lìa được với cảm giác. Chúng ta không thể tưởng tượng được cái một, cũng không cái nhiều, hay thực thể như đối nghịch với những phẩm tính của nó, hay ngay cả một thuộc tính của một loại bất kỳ nào, mà không có một trộn lẫn với cái cảm nhận được.

Cho nên, chúng ta ở đây, khắp nơi trong sự sẵn sàng giúp đỡ của huyền thoại, và của huyền thoại có cốt lõi và ý nghĩa bên trong của nó gồm những sự vật việc tuyệt đối hoàn toàn không biết, không nói tới rằng một phi-tồn tại tuyệt đối. Do đó, tất cả những khái niệm Plato này, cho đến tận thời chúng ta, chỉ là những cản trở và ánh lửa lừa dối [34] cho tư tưởng và thăm dò, cho sự nắm vững những hiện tượng bằng sự hiểu biết và bằng phương pháp khoa học chắc chắn. Nhưng đúng khi tinh thần con người sẽ không bao giờ là bằng lòng với thế giới của sự hiểu biết, vốn một chủ nghĩa duy nghiệm thực sự may ra có thể đủ khả năng đem cho chúng ta, vì vậy triết học Plato sẽ mãi còn là loại đầu tiên và được nâng lên cao nhất của một tán tụng thi ca về tinh thần, vượt trên sự chắp vá không thỏa mãn của kiến thức, và chúng ta cũng biện minh nhiều trong tán tụng trên những cánh bay của phỏng đoán tưởng tượng này, như trong việc thực hành của bất kỳ một chức năng nào của những khả năng tinh thần và cơ thể của chúng ta. Không, chúng ta sẽ gắn với nó một sự quan trọng cao vời, khi chúng ta thấy như thế nào hoạt động tự do của tinh thần vốn liên quan với việc theo đuổi để tìm kiếm cái Một và cái Vĩnh cửu trong sự thay đổi của những sự vật việc trần gian, phản ứng với một ảnh hưởng sinh động và tươi mới trên toàn bộ những thế hệ, và thường gián tiếp tạo ra một xung lực mới ngay cả với nghiên cứu khoa học. Chỉ có thế giới, một lần cho tất cả, phải hiểu rõ rằng chúng ta có ở đây không kiến ​​thức, nhưng là thi ca, ngay cả dẫu thi ca này có lẽ có thể trình bày tượng trưng cho chúng ta một phương diện thực và đúng của bản chất thực của tất cả mọi sự vật, trong đó sự thấu hiểu ngay lập tức, hay lĩnh hội trực tiếp, thì bị bị từ chối với lý trí của chúng ta. Socrates đã muốn làm một chấm dứt với chủ nghĩa cá nhân tràn lan, và dọn đường cho kiến ​​thức khách quan. Kết quả đã là một phương pháp hoàn toàn trộn lẫn lộn giữa chủ quan và khách quan, đã không thể nào làm được sự tiến bộ trực tiếp của kiến ​​thức tích cực, và đã dường như để mở ra cho suy nghĩ và suy diễn cá nhân một vòm trời của tự do không giới hạn nhất. Nhưng tự do này, tuy nhiên, không thực sự không giới hạn như thế. Nguyên tắc tôn giáo và đạo đức vốn từ đó Plato và Socrates bắt đầu hướng phong trào luận đoán lý thuyết vĩ đại đến một mục tiêu xác định, và khiến nó có khả năng để có điều kiện cho một nội dung sâu xa và một đặc tính cao thượng của sự hoàn thiện, đầy đủ trọn vẹn, với những nỗ lực đạo đức và phấn đấu của hàng ngàn năm, trong khi nó đã trở thành hoàn toàn pha trộn lẫn lộn với ngoại lai và bất cứ gì, ngoại trừ những quan niệm và học thuyết Greece. Và ngay cả ngày nay, lý thuyết về lý tưởng, vốn chúng ta đều bị buộc phải trục xuất khỏi vương quốc của khoa học, có thể bởi đạo đức và một nội dung thẩm mỹ của nó trở thành một nguồn của những phước lành dồi dào. ‘Hình thức’ (Gestalt), như Schiller đã thể hiện rất rõ và mạnh mẽ sự biểu hiện mờ nhạt ‘ý tưởng’, vẫn sống và di chuyển linh thiêng giữa những gót ở trên những chốn ngụ cao của ánh sáng, và đến tận ngày nay, như trong Hellas cổ, có sức mạnh nâng chúng ta lên đôi cánh của nó, bên trên những lo lắng của trần thế vốn chúng ta có thể chạy trốn vào trong cõi của lý tưởng.

Về phần Aristotle, ở đây chúng ta sẽ nói rất ngắn, vì chúng ta phải thảo luận về ảnh hưởng của hệ thống của ông khi chúng ta đi đến thời trung cổ. Khi đó, chúng ta sẽ đi vào trong những khái niệm quan trọng nhất đầy đủ hơn, vốn thời trung cổ và thời hiện đại, với nhiều sửa đổi khác nhau, đã vay mượn từ hệ thống của ông. Ở đây đúng hơn, chúng ta quan tâm đến bản chất tổng quát của nó và quan hệ của nó với Tư tưởng Duy ý và tư tưởng Duy vật.

Cho đến nay, Aristotle và Plato là hai triết gia Greece có ảnh hưởng và quan trọng nhất trong những triết gia Greece có những tác phẩm của họ chúng ta còn nắm giữ, chúng ta dễ dàng đưa đến để giả định một phản đề sắc bén giữa họ, như thể họ đã đại diện cho hai khuynh hướng triết học chính – diễn dịch luận đoán tiên nghiệm và tư tưởng duy nghiệm duy lý. Tuy nhiên, sự thật là Aristotle đã nghĩ ra một hệ thống trong phụ thuộc chặt chẽ vào Plato, vốn mặc dù không phải là nó không có những mâu thuẫn bên trong, kết hợp một chủ nghĩa duy nghiệm hiển nhiên với tất cả những sai lầm đó, vốn trong những lý thuyết Socrates-Plato làm hư hỏng cơ bản sự điều tra thuần nghiệm. [35]

Vẫn còn là một dư luận ​​rất thịnh hành rằng Aristotle đã là một người tìm hiều vật chất lớn. Nhưng vì chúng ta đã biết nhiều bao nhiêu vốn đã từng thành tựu từ trước trong lĩnh vực này, [36] và như thế nào Aristotle đã không ngại ngần dành chiếm những nhận xét của những người khác, và tất cả những loại thông tin kiến thức, mà không nhắc nhở về căn cứ tài liệu của ông; hơn nữa, có bao nhiêu những phát biểu của ông mang một ấn tượng là những quan sát của riêng ông vốn không thể quan sát được, vì chúng đều hoàn toàn sai; [37] sự phê bình về dư luận ​​này đã là hứng thú, mặc dù trước sau nó đã hiếm khi làm được việc. Nhưng điều mà trong bất kỳ trường hợp nào vẫn phải dành cho Aristotle là sự khen ngợi, được Hegel ban cho ông, vì việc đặt sự giàu có và chi tiết của vũ trụ thực sự phụ thuộc với Ý niệm. Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ đến đâu có thể từng là công trình độc lập của ông trong những ngành khoa học đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động của ông vẫn sẽ là sự tập hợp của vấn đề của tất cả những khoa học hiện có xung quanh những điểm luận đoán của quan điểm, và do đó, một hoạt động vốn trong nguyên tắc trùng khớp với hoạt động của những người xây dựng những hệ thống thời nay, và trên hết là của Hegel.

Democritus cũng nắm vững toàn bộ mở rộng của khoa học trong thời của ông, và rằng có lẽ với độc lập và kỹ lưỡng lớn hơn so với trường hợp của Aristotle; nhưng chúng ta không có dấu vết gì về việc ông đã mang tất cả những khoa học này về dưới ách quản trị của hệ thống của ông. Với Aristotle, sự thực hiện của sự suy diễn cơ bản là mục tiêu chính. Cái Một và cái vĩnh cửu, vốn Plato đã tìm kiếm bên ngoài những sự vật việc, Aristotle muốn tìm thấy trong cái nhiều và cái đa dạng của chính những sự vật việc. Khi ông làm vũ trụ bên ngoài thành một khối cầu kín, với trái đất nằm ở trung tâm, khiến thế giới của khoa học thì thâm nhập khắp nơi bởi cùng một phương pháp, cùng một cách thức của khái niệm hóa và hình dung hóa, hay tiêu biểu hóa, và mọi sự vật việc kết tập quanh chủ đề hiểu biết, có những ý tưởng , với một sự lãng quên ngây thơ về tất cả những giới hạn của kiến ​​thức, được xem như là những đối tượng thực và sau cùng của sự thấu hiểu.

Bacon đã tiến tới khẳng định rằng sự phối hợp của kiến ​​thức vào trong một hệ thống đã là một chướng ngại cho sự tiến bộ xa hơn. Quan điểm này Aristotle đã hiếm có thể phản đối, vì ông đã chủ trương công việc của khoa học như một toàn bộ để làm hết sạch, và không bao giờ, dù chỉ một giây phút, nghi ngờ rằng ông đã trong một vị trí để cung ứng một trả lời thỏa đáng cho tất cả những câu hỏi thiết yếu thực sự. Như trong lĩnh vực của đạo đức và chính trị, ông đã tự giới hạn trong những loại được trưng bày trong thế giới Hellas, và có rất ít ý thức về những thay đổi lớn đang diễn ra dưới mắt ông, vì vậy ông chịu khó chút ít với đám đông của những sự kiện và những quan sát mới, vốn đã được làm tiếp cận với con người khoa học qua những viễn chinh của Alexander. Rằng ông đã đi cùng Alexander để thỏa mãn mong muốn hiểu biết của ông, hay rằng thực vật và động vật, từ những vùng khí hậu xa xôi, đã được gửi về ông để xét nghiệm, chỉ đơn giản thuấn là truyền thuyết. Aristotle đã giới hạn bản thân trong hệ thống của ông với kiến ​​thức của thời ông sống, và đã tin chắc rằng đây là tất cả những gì thực sự quan trọng, và là đã đủ để giải quyết tất cả những vấn đề chính. [38] Đây đã là chính sự hạn chế của những quan điểm của ông, và sự chắc chắn với nó mà ông đã di chuyển trong vòng tròn hạn hẹp của vũ trụ của ông, vốn những giáo sư triết học Trung cổ đã tuyên dương Aristotle quá lỗi lạc như thế, trong khi những thời nay, với khuynh hướng của chúng về tiến bộ và cách mạng, đã không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn là đập vụn những gông cùm của hệ thống này.

Bảo thủ hơn Plato và Socrates, Aristotle tự gắn buộc ở khắp nơi với truyền thống, với ý kiến ​​phổ biến, với những khái niệm đã chứa đựng trong ngôn ngữ; và những tiến bộ đạo đức của ông được giữ càng gần càng tốt với những phong tục và luật lệ thông thường của những cộng đồng người Greece. Do đó, ông luôn đã là triết gia ưa thích của những trường phái và những khuynh hướng bảo thủ.

Sự thống nhất của lý thuyết về những sự vật việc của ông, Aristotle bảo đảm bời thuyết nhân hóa khinh xuất nhất. Thuyết cứu cánh mục nát vốn biện luận từ con người, và mục đích của hắn là một trong những yếu tố thiết yếu nhất của hệ thống của ông. Như trong sản xuất và hoạt động con người, lấy thí dụ trong việc xây dựng một ngôi nhà hay một con tàu, ý tưởng về toàn bộ (hay tổng thể) thì luôn luôn là điều đầu tiên có mặt như là kết thúc của hoạt động, và vì ý tưởng này, bằng sự thực hiện nó ra trong những phần, khi đó tự thể hiện trong vật chất, tự nhiên phải được giả định là tiến hành theo cùng một đường, vì trong quan điểm của ông, chuỗi liên tục này của kết thúc và sự vật, của hình thức và vật chất, là điển hình của tất cả những gì vốn là-có. Sau con người với những mục đích của hắn, thế giới của những tổ chức sinh vật được thiết lập. Những sự vật này phục vụ con người không chỉ để cho thấy tiềm năng thực sự của cây bắp trong hạt-bắp, không chỉ như những mẫu loại cho sự phân loại theo những loài và những chi,[39] như những thí dụ mẫu của nguyên lý của thuyết cứu cánh, và v.v., nhưng đặc biệt, bằng sự so sánh những tổ chức sinh vật thấp hơn và cao hơn, để thiết lập quan điểm rằng mọi sự vật việc trong vũ trụ đều có khả năng được sắp xếp theo thứ bậc, và theo như những ý niệm về giá trị – một nguyên lý mà Aristotle không thất bại trong việc đi tới áp dụng cho những liên hệ trừu tượng nhất, như trên và dưới, phải và trái, v.v. Và rõ ràng ông tin rằng tất cả những liên hệ về thứ bậc này không chỉ tồn tại trong phương pháp của con người để tìm kiếm hiểu biết, nhưng được đặt nền trên bản chất của những sự vật. Vì vậy, ở khắp nơi, cái phổ quát được giải thích bằng phương tiện của cái cụ thể đặc thù, dễ dàng bằng khó khăn, đơn giản bằng hợp chất, thấp bằng cao hơn. Và đây, đó là trong đo lường cân nhắc lớn lao, đã bảo đảm sự phổ thông của hệ thống Aristotle; với con người, đối với người đó, dĩ nhiên không có gì quen thuộc hơn những hoàn cảnh chủ quan của suy nghĩ và hành động của người ấy, thì luôn có khuynh hướng để nhìn như rõ ràng và đơn giản những quan hệ nhân quả của chúng với thế giới của những đối tượng, vì người ấy bối rối lẫn lộn sự tiếp tục tiến diễn rõ ràng trong thời gian của bên trong và bên ngoài với quyền năng động lực bí ẩn của những nguyên nhân hiệu quả. Thế nên, lấy thí dụ, Socrates có thể nhìn như một vấn đề rất đơn giản, “suy nghĩ và tuyển chọn” vốn qua đó những hành động của con người xảy ra theo như ý niệm về sự kết thúc; kết quả của một sự nhất quyết dường như đã không kém đơn giản, và những hoàn cảnh đã xảy ra trước trong những bắp thịt và thần kinh trở thành chỉ đơn thuần là những biến cố dửng dưng, không dính dáng. Mọi sự vật việc trong tự nhiên dường như hé lộ bí ẩn về một tính chất được thiết kế nhất định nào đó, và do đó chúng cũng phải nổi lên bởi tiến trình tự nhiên như thế của suy nghĩ và tuyển chọn. Do đó, một Tạo Hóa được cấu thành như con người thì được giả định; và vì ông khôn ngoan vô hạn, toàn bộ cách thức của việc nhìn vào những sự vật việc thì nằm trên một nền tảng vững chặt của sự lạc quan.

Aristotle, dĩ nhiên, đã tạo một bước tiến lớn trong phương pháp, trong đó ông hình tượng cứu cánh như có tác động trong những sự vật việc. (Comp. Chú thích 40.) Khi con người đã đi đến suy ngẫm kỹ hơn về đường lối và phương cách trong đó cứu cánh được thể hiện, rằng thuyết nhân hóa ngây thơ nhất vốn làm Tạo hóa hoạt động với những tay người đã thôi không được vui vẻ đón nhận nữa. Một quan điểm duy lý về những sự vật việc, vốn đã xem những ý tưởng tôn giáo phổ biến như sự trình bày tượng hình của những sự kiện siêu nhiên, dĩ nhiên, có thể không tạo ngoại lệ trong trường hợp của thuyết cứu cánh; và ở đây cũng vậy, như ở mọi nơi, Aristotle đã nỗ lực, theo cách thức của ông, để đạt đến sự rõ ràng hoàn toàn, ông nhất thiết đã phải được chính thuyết cứu cánh dẫn dắt, và bằng sự cân nhắc suy nghĩ kỹ lưỡng về thế giới hữu cơ, đến một thuyết Tin-gót-là-khắp-cả, vốn làm tư tưởng thần thánh khắp mọi nơi thấm ngập vào vật chất, và thể hiện chính nó, và trở thành nội tại trong sự tăng trưởng và trở thành của tất cả những sự vật việc. [40] Bên cạnh của cái nhìn này, vốn có khả năng, với rất ít sửa đổi, của để được phát triển vào thành thuyết Duy nhiên [41] hoàn chỉnh, trong Aristotle có một ý tưởng siêu việt về Gót, vốn về lý thuyết dựa trên suy tưởng đích thực của Aristote rằng tất cả chuyển động sau cùng phải tiến hành từ một một gì đó tự nó không-chuyển động. [42]

Những dấu vết của tư tưởng duy nghiệm trong Aristotle là để tìm thấy được phần trong những diễn tả biệt lập, trong đó quan trọng nhất là những diễn tả đòi chúng ta tôn trọng những sự kiện, nhưng cũng có phần trong học thuyết về bản thể (οὐσία) của ông [43], dĩ nhiên, vốn làm chúng ta bực bội bởi sự mâu thuẫn không thể hòa giải. Aristotle, trong điểm này khác biệt cơ bản với Plato, gọi, theo ý hướng nghiêm ngặt và chính xác, những hiện hữu cá thể riêng lẻ và những sự vật việc thực thể. Trong chúng, hình thức, phần yếu tính, thì thống nhất với vật chất; toàn bộ là một hiện hữu thực, cụ thể và hoàn toàn. Không, Aristotle đôi khi nói như thể hiện thực toàn diện thì một mình chính đáng thuộc về những sự vật việc cụ thể. Đây là quan điểm của những người theo tư tưởng Duy danh thời trung cổ, những người, tuy nhiên, thực sự là vậy, đã không có ý kiến của Aristotle hoàn toàn về phía họ; vì Aristotle làm hỏng mọi sự vật việc một lần nữa bằng sự nhìn nhận một loại bản thể thứ hai, đặc biệt là trong những khái niệm về loài, nhưng một cách tổng quát, cũng trong những phổ quát. Không chỉ cây táo này ở đây, trước cửa sổ của tôi, là một hiện thực, nhưng khái niệm về loại cũng chỉ về một thực tại tương tự; chỉ có điều là yếu tính phổ quát của cây táo không cư ngụ trong vùng đất mơ hồ của những ý tưởng [44], từ đó nó tỏa chiếu tỏa một tác dụng vào những sự vật việc của thế giới hiện tượng, nhưng yếu tính phổ quát của cây táo có sự tồn tại của nó trong những cây táo riêng lẻ. [45]

Có ở đây, thực sự, cho đến chừng nào chúng ta tự giới hạn với những tổ chức sinh vật và chỉ so sánh những loài và cá thể, một xuất hiện bên ngoài lừa dối vốn đã làm lóa mắt rồi nhiều những người thời nay. Chúng ta hãy cố gắng để chỉ ra chính xác điểm mà ở đó tách biệt sự thật và sai lầm.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đặt bản thân chúng ta ở lập trường Duy danh, vốn thì rõ ràng hoàn toàn. Chỉ có những cây táo riêng lẻ, những con sư tử đơn lẻ, những con bọ cánh cứng riêng lẻ, v.v. và bên cạnh những tên gọi này, qua chúng, chúng ta nối buộc tổng số của những đối tượng đang hiện hữu, ở đó sự tương đồng hay giống nhau nối buộc chúng lại với nhau. Cái “phổ quát” thì không gì nhưng chỉ tên gọi. Tuy nhiên, không là điều khó khăn để đem cho cách nhìn này với những sự vật việc một dạng ngoài xuất hiện của sự nông cạn giả tạo, bằng cách chỉ ra rằng ở đây chúng ta đối ứng không về những giống nhau thất thường tình cờ, tùy thuộc vào nhận thức tình cờ của chủ thể, nhưng rằng bản chất khách quan đem cho những nhóm phân biệt hiển nhiên nào đó, bởi sự tương đồng thực sự của chúng, vốn buộc chúng ta với khái niệm phổ thông về chúng. Những cá thể không giống nhau nhất giữa những con sư tử hay bọ cánh cứng, thế nhưng đều gần với lẫn nhau nhiều hơn khi so con sư tử với con hổ, hay con bọ hung với bọ cánh cứng. Quan sát này thì chắc chắn đúng không phải nghi ngờ. Tuy thế, một xem xét ngắn gọn về lực của nó sẽ cho chúng ta thấy rằng dây nối buộc thực, vốn chúng ta sẽ nhìn nhận, với không thảo luận dông dài vì ở đây quá, trong trường hợp nào đi nữa thì một gì đó khá khác biệt với loại phổ quát của loài vốn chúng ta, trong quá tưởng tượng của chúng ta, liên kết với tên gọi cây táo.

Sau đó, chúng ta có thể từ điểm này, tiếp tục xa hơn việc thảo luận siêu hình về sự quan hệ của cá thể với phổ quát, của một với nhiều. Giả định rằng chúng ta đã biết một công thức của sự kết hợp của vật chất, hay của trạng thái của sự vật trong một tế bào mầm, qua nó có thể xác định liệu mầm sẽ tự phát triển thành dạng của một cây táo hay một cây lê; sau đó có thể phỏng đoán rằng mọi tế bào mầm riêng lẻ, ngoài những điều kiện của công thức này, cũng còn có những biến thể và đặc thù riêng của nó, và thực sự là ở dưới đáy trong mọi trường hợp, lúc đầu, kết quả của cái phổ quát và cái cụ thể, hay đúng hơn là sư kiện cụ thể, trong đó không có sự phân biệt dù bất cứ gì của cái phổ quát và cái cụ thể. Công thức hoàn toàn nằm trong não thức của chúng ta.

Chúng ta dễ dàng thấy rằng ở đây một lần nữa có thể làm được những phản đối thực tế; nhưng không nhất thiết phải đi theo chuỗi suy luận này thêm xa nữa ngõ hầu để hiểu sự sai lầm của học thuyết về phổ quát của Aristote. Sai lầm này nằm lùi xa trở lại trước hơn nhiều; vì Aristotle giữ lấy từ ngữ gần bên cạnh. Ông không tìm kiếm gì không biết được đằng sau yếu tính phổ quát của cây táo. Điều này đúng hơn biết được đầy đủ. Từ ngữ chỉ định trực tiếp một thực tại, và điều này đi xa đến mức Aristotle, trong sự chuyển nhượng của gì vốn được tìm thấy trong cấu trúc sinh vật sang những đối tượng khác, trong trường hợp của một cái rìu phân biệt tính cá thể của cái rìu cụ thể đặc thù này với ‘tính rìu’ của nó. ‘Tính rìu’ và vật chất, kim loại, được ghép lại với nhau, tạo ra cái rìu và không một mẩu kim loại nào có thể trở thành một cái rìu cho đến khi nó bị chiếm giữ và sở hữu bởi thể dạng tương ứng với cái phổ quát. Khuynh hướng suy luận sự hiện hữu này ngay lập tức từ tên gọi là sai lầm cơ bản của lý thuyết Aristote về những khái niệm, và dẫn đến, trong những hệ quả lôgích của nó, rất ít khi Aristotle tự bận tâm với những sự việc này, tới cùng một sự tán dương, đề cao của cái phổ quát chúng ta thấy trong Plato. Vì nếu nó một khi đã nhìn nhận rằng bản chất của cá thể nằm trong loài, phần yếu tính nhất của loài phải lại nằm trên một lớp cao hơn, hay nói cách khác, nền tảng của loài phải nằm trong chi, và vân vân…

Thực ra, khi đó, ảnh hưởng hoàn toàn triệt để này của những phương thức của tư tưởng theo Plato thì cho thấy rõ ràng trong phương pháp của điều tra, thường được Aristotle dùng. Vì chúng ta nhanh chóng khám phá rằng sự tiến hành của ông từ những sự kiện, và sự gắn kết quy nạp của ông từ những sự kiện đến những nguyên lý, đã vẫn còn chỉ đơn thuần là một lý thuyết, bất cứ chỗ nào khác, hiếm thấy được chính Aristotle thực hành. Nhiều nhất, những gì ông làm là bổ sung một vài sự kiện biệt lập, và ngay lập tức nảy sinh từ những sự kiện này đến những nguyên lý phổ quát nhất, với chúng từ lúc đó trở đi, ông tuân thủ một cách giáo điều trong sự giải quyết diễn dịch thuần túy [46] . Như thế Aristotle minh chứng từ những nguyên lý phổ quát rằng bên ngoài vòm-thế giới bao trùm của chúng ta không gì có thể hiện hữu; và trong cùng cách thức tương tự, ông đi đến học thuyết hủy hoại của ông về sự chuyển động ‘tự nhiên’ của những cơ thể trong sự đối lập với chuyển động ‘bắt tuân theo’, đến sự khẳng định rằng bên trái của cơ thể lạnh hơn bên phải, với học thuyết về sự biến đổi của một loại vật chất thành một loại vật chất khác, tới sự không thể có của chuyển động trong không gian trống, tới sự phân biệt tuyệt đối giữa lạnh và ấm, nhẹ và nặng, và v.v..như vậy. Vì vậy, một lần nữa, ông chứng minh tiên nghiệm có thể có bao nhiêu loài động vật, cho thấy rõ từ những nguyên lý phổ quát tại sao loài động vật phải được ban cho thành viên này hay kia, và nhiều những mênh đề khác, sau đó được dùng lần lượt, với sự nhất quán lôgích nhất, và vốn trong toàn bộ đem lại của chúng làm cho điều tra thành công hoàn toàn không thể có được. Khoa học mà triết học theo Plato và Aristotle tự nó thích nghi một cách tự nhiên tốt nhất là toán học, trong đó nguyên lý diễn dịch đã đạt được những kết quả tuyệt vời như vậy. Aristotle, do đó, xem toán học như loại mẫu của tất cả những ngành khoa học, ông chỉ ngăn cản nếu đem dùng nó trong những nghiên cứu tự nhiên bằng cách ở khắp mọi nơi nhắc dẫn lượng tính trở về phẩm tính; và như thế chấp nhận đúng một tiến trình trái ngược với tiến trình đã lôi cuốn khoa học vật lý hiện đại.

Kết nối chặt chẽ với diễn dịch là giải quyết biện chứng của những điểm mâu thuẫn. Aristotle thì ưa chuộng một khai triển giải thích có tính phê phán-lịch sử về quan điểm của những người đi trước ông. Chúng đối với ông là những đại diện của tất cả những ý kiến ​​có thể có, vốn cuối cùng ông chống đối chúng với quan điểm cụ thể của riêng ông. Thỏa thuận phổ quát là một bằng chứng trọn vẹn; sự bác bỏ tất cả những quan điểm khác mang lại một vẻ tất yếu cho là một quan điểm còn lại. Plato đã phân biệt kiến ​​thức với ý kiến ​​đúng bằng khả năng của ông, người đã có trả lời sẵn sàng cho tất cả những phản đối có thể có, và có thể duy trì thành công quan điểm của chính ông trong sự tranh đấu của những ý kiến. Aristotle bản thân giới thiệu những đối thủ, làm họ giải thích cặn kẽ những ý kiến ​​của họ – thường không đủ chính xác – tranh luận với họ trên giấy tờ, và sau đó ngồi như quan tòa trong nguyên nhân của riêng ông. Vì vậy, chiến thắng trong thảo luận chiếm chỗ của bằng chứng, tranh đua của những ý kiến ​​là chỗ của phân tích, và toàn bộ vẫn là một sự giải quyết thuần túy chủ quan, trong đó không khoa học thực sự nào có thể được phát triển.

Nếu bây giờ chúng ta hỏi làm thế nào một hệ thống như thế có thể chứng tỏ là một rào cản cho hàng trăm năm, không chỉ với tư tưởng Duy vật, mà còn với mọi khuynh hướng thực nghiệm, và làm thế nào có thể được rằng ‘lý thuyết của Aristotle về thế giới hữu cơ’ thì cho đến ngày nay vẫn được một trường phái triết học có ảnh hưởng duy trì bởi để trở thành cơ sở có tính tiên đề không gì lay chuyển được của tất cả những triết lý chân thực, trước tiên, chúng ta phải đừng quên rằng sự suy diễn thì trong ưa thích tổng quát của việc bắt đầu từ những khái niệm ngây thơ của đứa trẻ và người đốt than [47], và vì vậy kết nối với nhau trong vòm cầu của tư tưởng con người cao nhất và thấp nhất, bất chấp trung bình tương đối. Chúng ta đã thấy tư tưởng Duy vật thì có khả năng nhất quán như thế nào, vì không có hệ thống nào khác có thể, để mang trật tự và quan hệ vào trong thế giới được cảm nhận, và từ đó, nó có quyền như thế nào, từ điểm khởi đầu này, để xem ngay cả con người, với tất cả những hoạt động khác nhau của hắn, như một trường hợp đặc biệt của những quy luật phổ quát của tự nhiên; và thế nhưng, như thế nào giữa con người với tư cách là một đối tượng của nghiên cứu thực nghiệm, và con người như người ấy thì trong tự hiểu biết trực tiếp của chủ thể, có một hố sâu cố định và vĩnh cửu. Và do đó, nỗ lực từng được lập đi lập lại để xem, bằng cách bắt đầu từ tự-ý thức, liệu chúng ta có thể đạt được một triết lý thỏa mãn hơn; và mạnh mẽ như thế là khuynh hướng bí mật của con người trong hướng này, rằng nỗ lực này sẽ gấp hàng trăm lần được xem như thành công, bất chấp sự thất bại được nhìn nhận của tất cả những nỗ lực trước đó.

Nó thực sự sẽ là một bước quan trọng nhất trong tiến bộ triết học, nếu những nỗ lực này đều cuối cùng bị buông bỏ; nhưng điều đó sẽ không bao giờ là trường hợp xảy ra, trừ khi sự khao khát của lý trí của con người cho sự thống nhất nhận được sự thỏa mãn trong một vài cách nào khác. Chúng ta được tạo dựng không chỉ đơn thuần để hiểu biết, mà còn để tưởng tượng, và tạo dựng; và mặc dù ít nhiều không tin tưởng vào tính hợp lô gích chắc chắn rõ ràng của những gì sự hiểu biết và những giác quan mang lại cho chúng ta, thế nhưng loài người sẽ mãi mãi chào đón với vui mừng con người là người, bằng sức lực của thiên tài, và bằng cách dùng tất cả những xung lực xây dựng của thời đại của người này, hiểu được cách nào để tạo ra sự thống nhất đó trong thế giới và trong đời sống tư tưởng của chúng ta vốn bị từ chối với kiến ​​thức của chúng ta. Sự sáng tạo này, thực sự, sẽ chỉ là biểu hiện của sự khao khát của thời đại đuổi theo sự thống nhất và sự toàn hảo; nhưng ngay cả điều này không là chuyện nhỏ, bởi với việc duy trì và nuôi dưỡng đời sống tư tưởng của chúng ta thì cũng quan trọng như chính khoa học, mặc dù không lâu dài như điều này: vì sự điều tra về những chi tiết của kiến ​​thức tích cực, và của những liên hệ vốn là những đối tượng độc quyền của kiến ​​thức của chúng ta, là tuyệt đối, do phương pháp của nó, trong khi sự thấu hiểu phỏng đoán chỉ có thể quyết đoán một sự quan trọng tương đối như sự diễn đạt của những quan điểm của một thời đại.

Mặc dù, sau đó, chúng ta phải từng nhìn hệ thống Aristote như một thế lực không thân thiện đối nghịch trong nội dung của sự phân biệt rõ ràng của những lĩnh vực lớn rộng này – mặc dù nó thì thuộc loại có tiếng tăm của một phương pháp lầm lạc hư hỏng, đứng làm thí dụ to lớn cho tất cả những gì cần phải tránh, trong đó sự trộn lẫn và nhầm lẫn của nó giữa sự phỏng đoán và điều tra, và trong những làm ra vẻ của nó không đơn thuần chỉ để hiểu nhưng để chi phối kiến ​​thức tích cực – thế nhưng, về mặt khác, chúng ta phải nhìn nhận rằng hệ thống này là thí dụ hoàn toàn nhất như đã có thể gắng có được của việc thành lập thực sự của một lý thuyết về vũ trụ trong lịch sử, vốn hình thành một tổng thể thống nhất và tự bao gồm. Do đó, nếu đó là bổn phân của tôi để làm giảm bớt danh tiếng của Aristotle như một nhà điều tra, thế nhưng, dù sao đi nữa, phương cách mà ông hợp nhất trong chính ông, và đã thu thập vào trong một hệ thống hài hòa, toàn bộ tống số thành của học hỏi của thời của ông, vẫn còn một thành tựu trí thức khổng lồ, và, bên cạnh sự khư khư giữ lấy sai lầm vốn chúng ta đã buộc phải chỉ ra, chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phận, công trình dồi dào của sự sắc bén sâu xa thấu xuốt. Thêm vào đó, như là người sáng lập của lôgích học, Aristotle xứng đáng một vị trí của danh dự cao trong triết học, và nếu sự hợp nhất hoàn toàn lôgích với siêu hình học của ông, được đón nhận một cách trừu tượng, làm giảm giá trị của khoa học này, thế nhưng chính sự kết hợp này đã tạo ra sức mạnh và sự quyến rũ cho hệ thống. Trong một tòa nhà được xây dựng rất vững chắc, tinh thần có thể nghỉ ngơi, và tìm thấy sự chống đỡ của nó trong thời gian xối xả mãnh liệt và sôi nóng, khi những tàn tích của những văn hóa cổ, với những ý tưởng mê hoặc vô cùng thú vị của một tôn giáo mới, đã phấn khích trong não thức phương Tây, một sôi nổi quá lớn và quá rắc rối khó khăn, và một gắng sức đầy bão bùng theo sau những hình thức mới. Đã hài lòng thế nào những tổ tiên của chúng ta trên trái đất của họ, nghỉ ngơi trong phạm vi giới hạn của vòm trời xoay tròn vĩnh cửu, và sự kích động gì đã bị kích thích bởi luồng không khí mãnh liệt vốn bùng phát từ vô cùng khi Copernicus xé bức màn này thành từng mảnh!

Nhưng chúng ta đang quên rằng chúng ta vẫn còn chưa minh họa sư quan trọng của hệ thống Aristote trong thời trung cổ. Ở Greece, nó chỉ là dần dần chiếm được ưu thế so với tất cả những hệ thống khác, khi, sau sự kết thúc của thời kỳ cổ điển trước Aristotle, sự nở rộ của hoạt động khoa học đã bắt đầu sau ông, cũng đã suy tàn, và tinh thần chao động nhận đươc ở đây cũng ở chỗ dựa mạnh nhất xem dường được cung cấp. Trong một thời gian, ngôi sao của trường Peripatetic  [48] đã tỏa sáng đủ mạnh bên cạnh những ngôi sao khác, nhưng ảnh hưởng của Aristotle và học thuyết của ông đã không thể ngăn chặn được sự xâm lăng của những quan điểm duy vật với sức mạnh phấn khởi sau ông không lâu, cũng thực sự không ngăn cản những quan điểm này khỏi việc tìm kiếm những điểm của sự kết nối ngay cả trong hệ thống đặc biệt của riêng  ông.

                                                                                                                                               
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2019)





[1] [Học thuyết này đã được giải thích, lập lại nhiều lần, và dài dòng trong Timaeus của Plato; gồm, thí dụ. những đoạn tr. 48 A, 56 C, và 68 E. Khắp ở đây, có hai loại nguyên nhân được diễn tả dứt khoát rõ ràng — Gót/thần thánh và trên lý trí, đó là, nhìn theo cứu cánh; và nhuyên nhân Tự nhiên: và không có bất cứ gì được đưa ra, như giải thích về sự trùng hợp của chúng. Lý trí cao thì cao hơn tất yếu, nhưng không cai trị vô điều kiện, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định, và ngay cả chỉ đến bằng thuyết phục.]
[2] Adaptation: sự thích nghi (với môi trường/hoàn cảnh để sống còn) – khái niệm chính yếu trong thuyết tiến hóa Darwin
[3] [Tính nhân hóa – qua sự thể hiện hay đối xử với vật, gót, đồ vật như thể chúng là ‘người’ với hình dang, tính cách, hay hành vi của con người - của thuyết cứu cánh này, cũng như sự nhiệt thành phản-duy vật, mà nó được khắc sâu và bảo vệ, được thấy rõ ràng nhiều nhất từ đoạn trong Phaedo đề cập thêm trong bản văn bản (tr. 97 C-99 D Steph,), trong đó Socrates phàn nàn rất gay gắt về Anaxagoras, người đã không dùng bất cứ gì trong vũ trụ học của ông về ‘lý trí’ rất hứa hẹn này, nhưng đã giải thích mọi sự vật việc bằng những nguyên nhân vật chất thuần túy.]
Tưởng cũng nhắc thêm gót được nhân hóa, nói ở đây trong triết học Hellas, là những gót điển hình thấy trong Hesiod và Homer (vẫn còn lành, chưa đi đến ác độc, thù hận, … nhân vật cực kỳ khó chịu, gây tai giáng họa, tạo bất hạnh, ứng xử không thân thiện, bất cần, và thô lỗ nhất trong tất cả mọi truyện giả tưởng .... …như gót trong Cựu Ước)
[4] [Đặc biệt về gốc của thuyết cứu cánh. Quả thực là ngay cả trong thuyết cứu cánh của Plato, vốn không nhân hóa thô thiển như trong Socrate, và như trong Aristotle, lại nữa, chúng ta tìm thấy một tiến bộ quyết định; nhưng cá tính đạo đức và sự bất nhất với sự tìm hiểu thể dạng chân thực, đều có chung trong cả ba đoạn đường của họ. Trong Socrates tất cả mọi sự vật việc như đã từng được tạo ra cho những mục đích của con người. Plato nhìn nhận rằng sự vật việc đều có những cứu cánh của riêng chúng, và thích ứng của chúng thì nhiều phần là ở bên trong; trong khi trong Aristotle cứu cánh hoàn toàn trùng nhập với ý niệm cứu cánh của sự vật việc. Nhưng ngay cả thế, chúng ta đã đem vào một sức mạnh của việc thể hiện bản thân chúng vào trong tất cả mọi sự vật việc tự nhiên, vốn là tuyệt đối không thể nào tưởng tượng được như một hiện tượng tự nhiên, và chỉ có gốc của nó trong ý thực thực tiễn của sự hình thành và sự uốn nắn theo hình dạng con người. Tuy nhiên, có nhiều những ý tưởngđạo đức khác vốn Aristotle đã mang vào trong sự nghiên cứu về thiên nhiên, với tổn thương tột bực cho sự nghiên cứu: do đó, trên hết, thứ tự của công trạng hay giá trị của tất cả mọi sự vật việc trong tự nhiên, và trong thực tế, những quan hệ trừu tượng của ‘bên trên’ và ‘bên dưới,’ bên phải’ và ‘ bên trái’ , bên cạnh chuyển động ‘tự nhiên’ và ‘quá đáng’, và v.v..]
[5] Common weal
[6] Prodicus người thành Ceos (hay Prodikos of Keos): một sôphít Greek, sống khoảng thế kỷ 5 TCN. Không gì từ ông còn được giữ lại.
[7] Gorgias người thành Leontini (khoảng 483 - 376 TCN) đồng thời, tuy hơi ít tuổi hơn, với Protagoras; Ông sinh quán ở thành Leontini, vùng Sicily, Nam Italy (khi đó là thuộc địa của Greece) và theo kể lại, đã theo học với Empedocles (đến từ Agrigentum, Nam Italy) – một liên hệ giữa hai nhà tư tưởng này đã xem là được xác nhận trong đàm thoại của Plato.
Trên hết, Gorgias nổi tiếng là một nhà hùng biện, ông là một diễn giả tài năng lôi cuốn công chúng, và cũng là một nhà văn xuôi¸ đặc biệt với văn phong khoa trương và hoa mỹ; chuyến đi thăm của ông đến Athens vào năm 427 TCN, thường được xem là một bước ngoặt trong lịch sử hùng biện của Greece. Nhưng Gorgias cũng có những giải quyết hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu hỏi trong triết học, đặc biệt là sức mạnh của ngôn ngữ và trách nhiệm của con người. Hai bản tóm tắt khá chi tiết còn giữ được của ông về một tác phẩm có tựa đề: Về Không-Là-Có hay Về Thiên Nhiên (On Nonbeing hay On Nature), rõ ràng là nhằm đảo ngược lập luận của Parmenides về là-có: không gì thì là-có, nếu có một gì đó thực sự là-có thì không thể biết được về nó, và nếu một người nào đó biết nó thì kiến thức này không thể truyền đạt được cho người khác. Ông cũng được biết là đã viết về những hiện tượng tự nhiên. Hình ảnh Gorgias, chúng ta vẫn có như một sôphít, thực sự đã không tránh khỏi ảnh hưởng sâu đậm của Plato, vốn đã vẽ ông với nhiều thiên kiến trong một đàm thoại nổi tiếng. Thế nên, rất khó khăn để chúng ta có thể thẩm định mức độ - không phải đáng tin – nhưng đáng ngờ đến đâu - của hình ảnh này.
[8] [We do not refer to the insufficiently authenticated stories of Zopyros and the like, according to which Sokrates, at all events in his youth, was choleric and licentious (comp Zeller, ii. 2 Aufl. 54, where, indeed, the stories of Aristoxenus are too unconditionally rejected), but we hold to his character as it is presented to us in Xenophon and Plato, and especially to the well-known description in the Symposion. We do not therefore assert that Sokrates at any period of his life did not control his passionate disposition, but merely that this fierce natural foundation, which was converted into the enthusiasm of the apostle of morality, must have assigned to it its due importance.]
[9] [Comp. the eulogy of Alkibiades in the Platonic Symposion, especially 215 D, E]
[10] [This is most clearly shown, as far as Sokrates is concerned, in his discussion with Aristodemos (Xen. Memor., i. 4), detailed at length in Lewes, Hist. Phil., i. 168-173.]
[11] [Mention has already been made, of the ‘Theokrasy’ (the mingling and fusion into one of different gods and worships) of the Delphic priesthood in Note 2 above. The place of Apollo in the Sokratic spiritual movement has been recently pointed out very curiously and markedly by Nietzsche, Die Geburt der Tragodie aus dem Geiste der Musik: Leipzig, 1872. How this tendency, in connection with the Platonic theories, for centuries continued an exuberant growth, until, at last, although too late for a regeneration of Paganism it burst into full activity, we may learn, in particular, from the half philosophical, half mystical cult of ‘King Helios,’ which the Emperor Julian would have opposed to Chris tianity. Comp. Baur, Gesch. d. Christl. Kirche, ii. (2 Ausg.) S. 23 ff.; Teuffel, Studien und Charakteristiken: Leipzig, 1871, S. 190.]
[12] [Sokrates was Epistates of the Prytanes, and had in that capacity to put the question to the vote, on the day when the excited populace wished to condemn the generals who had neglected to pick up the dead after the battle of Arginusae. The proposal was not only unjust in itself, but it had a defect of form, and therefore Sokrates, at the risk of his own life, steadily refused to put it to the vote. The Thirty Tyrants ordered him and four others to bring Leon back to Athens from Salamis; the other four obeyed, but Sokrates quietly went back home, although he knew that it was at the peril of his life.]
[13] [Lewes, Hist, of Phil., i. 81 foil., gives this passage of the Phaedo (comp. Note 39) at length. He rightly thinks it to be genuinely Sokratic and shows how Anaxagoras was mis understood by Sokrates.]
[14] Nghĩa là có thể giảng giải để thấu hiểu được, đạo đức là một kiến thức, không là hay chỉ một ‘niềm tin’, nên đạo đức có thể giảng dạy như một môn học (đạo đức học) không phải qua ‘trao truyền’, và kiến thức đạo đức là đức hạnh. Nói khác đi, người ta sống đạo đức qua học tập, không phải qua tin tưởng một tôn giáo, đây là đạo đức đến qua (a) lý trí phê phán, không qua (b) thẩm quyền tối cao của một thánh thần, gót nào đó. Chúng ta thấy (b) sẽ tránh được những vấn đề đạo đức đáng lẽ đã không còn đặt ra trong thời nay nữa (ngừa thai, đồng tính luyến ái, trợ tử, nô lệ,…)
[15] Hay hay tâm lý, tinh thần, nhìn theo lập trường nhị nguyên, ‘soul’ là những gì không phải cơ thể của một người.
[16] The Socratic irony
[17] the Socratic elenchus.
[18] Tares
[19] 47 [Lewes, Hist, of Phil., i. 197. Compare, on the other hand, the approving words of Zeller, ii. (2te Aufl. ), p. 355, as to the poetical character of the Platonic philosophy : "As an artistic nature was necessary to the production of such a philosophy, so in turn this philosophy would necessarily require to be embodied in artistic shape. The phenomenon brought into dissuch near contact with the idea as we find with Plato becomes a beautiful phenomenon an aesthetic intuition. Where science and life so inter contrapenetrate each other as with him, there science will only be communicated in lively description; and since what is to be communicated is an ideal, this description will necessarily be a poetical description." No doubt Lewes …]
[20] Neoplatonic
[21] Lịch sử của Academy của Plato: ‘học viện giữa’: the Middle Academy, bắt đầu với Arcesilaus (khoảng 316/315–241 TCN), người đã đưa vào một chủ nghĩa hoài nghi không giáo điều, trước đó là Old Academy (Học viện cổ), dưới Plato, và sau đó là New Academy (Học viện mới), Carneades thành lập (thế kỷ 2 TCN),
[22] chimera
[23] [48 Zeller, ii. 2 Aufl., p. 361 ff. [E. T. 160 foil.], recognises, quite rightly, that the Platonic myths are not the mere garments of thoughts which the philosopher possessed in another shape, but that they are employed in those cases where Plato wishes to express something which he has no means of conveying in rigorous seientific form….]
[24] Theo tôi hiểu, nguyên văn không rõ lắm (với tôi)
[25] Genera và species
[26] Subordination – tạm dịch để nhấn mạnh, thay vì và không phải ‘phụ thuộc’ (depending)
[27] Thang của Jacob
[28] Ở những bản dịch Plato, và những chỗ khác – tôi gọi chúng, như ngày nay gọi, là những ‘thể dạng’, thay vì ‘lý tưởng’.
[29] Gọi tên a là làm a thành là-có, a là gì? – a không là x, không là y, không là z … -- đó là giòng suy nghĩ đang nói ở đây.
[30] Idea: An object in the mind : (a) In the philosophy of Plato, a non-physical form or archetype to which beings in phenomenal reality correspond only as imperfect replicas. (b) In the philosophy of Kant, a concept of reason that is transcendent but nonempirical. (c) In the philosophy of Hegel, absolute truth; the complete and ultimate product of reason.
[31] accidents
[32] Mythus, mythos
[33] Plato và Aristole dùng noumena (Gr. νοούμενα) = bản thể - trừu tượng, đối tượng của lý trí (đối lập với phenomena = hiện tượng, hữu hình cụ thể, đối tượng của giác quan), chỉ bắt đầu từ Kant – noumena mới có nghĩa, theo như ông, là ‘vật tự thân’ (das Ding an sich)
[34] ignes fatui = ánh lửa lừa dối, ảo tưởng
[35] [The proofs of this we -will takefrom a book recently published, although not written with this object: Eucken, Die Methode der aristotelischenForschung in ihrem Zusammenhangmit den philosophischenGrundprincipien des Aristoteles: Berlin, 1872. In this very careful and learned little book is a striking support of the view, which we have long held, that the neo-Aristotelian school, which was founded by Trendelenburg, must in the end chiefly contribute to our definitive emancipationfrom Aristotle. In Euckenphilosophy resolves itself into the Aristotelian philology; but then thisphilology is thorough and objective. We nowhere find the deficiencies ofthe Aristotelian method so clearly and comprehensively stated as here; and although the author, nevertheless, holds that there is a balance of advantages, yet no careful reader can helpseeing how weak the proofs of this are. The small success of Aristotlein scientific discoveries is attributedby the writer almost exclusively tothe want of instruments necessary toperfect the powers of observation,although it is historically establishedthat modern progress in all the departmentsof natural inquiry beganwith almost the same means whichwere at the service of the ancients,and that it has for the most part created for itself the magnificent toolswhich are to-day at its disposal.Copernicus had no telescope, but hedared to shake off the authority of Aristotle. That was the decisivestep, and it was the same in all other departments.]
[36] [This point has, of course, escapedEucken, who (Meth. d. arist. Forschung, S. 153), on the contrary, makes it appear how little had beendone before him. Yes, if the extantliterature were all! Comp, on theother side the Note n above on theuse made of Demokritos, and themanner in which Aristotle, as describedby Eucken, S. 7 foil., madeuse of his predecessors without quotingthem—unless they were to beintroduced for the purpose of beingrefuted.]
[37] [Những thí dụ trong Eucken, S. 154 ff.: rằng chỉ đàn ông mới có nhịp tim đập mạnh; rằng những sinh vật giống đực có nhiều răng hơn giống cái; rằng xương sọ ở phụ nữ, không giống như của đàn ông, có đường khớp hình tròn; rằng có một khoảng trống ở phần sau của sọ người; và đàn ông đó có tám xương sườn. Lại nữa, tờ S. 164., Những gì được cho là những thí nghiệm: rằng trứng nổi trong nước muối mặn; rằng có thể thu thập nước uống từ biển trong thùng/bình kín hay (làm bằng) sáp; rằng lòng đỏ của một nhiều trứng lắc cùng với nhau thì tụ thập vào giữa]
[38] [Cuvier đã quan sát rằng Aristotle mô tả hệ động vật Egypt không từ quan sát cá nhân của ông, nhưng từ những chi tiết được Herodotus cung cấp, mặc dù mô tả đọc như thể chính ông đã nhìn thấy những loài động vật, Humboldt nhận xét rằng những tác phẩm về động vật học của Aristotle không cho thấy có dấu vết nào của thêm vào kiến thức bất kỳ nào như được thực hiện bởi những chiến dịch của Alexander. (Eucken, loc. Cit. Trang 16 và trang 160; về quan điểm của ông về sự hoàn thành của kiến thức khoa học, trang 5.)]
[39] Species và genius
[40] Học thuyết hay lý thuyết về tính nội tại chủ trương rằng thần linh thì bao trùm hay được thể hiện trong thế giới vật chất
[41] Naturalism: thuyết Duy nhiên là tin tưởng rằng (a) thiên nhiên là tất cả những gì là có, là hiện hữu, do đó (b) rằng tất cả những gì siêu nhiên (gồm gót, tinh thấn, hồn và những giá trị phi-vật chất) đều không hiện hữu.
[42] [The principle of the Aristotelian theology is very well and very succinctly expressed in Ueberweg, Grundriss, i. 4 Aufl. p. 175 foil., 1 E. T. 162, 163: "The world has its principle in God, and this principle exists not merely as a form immanent in the world, like the order in an army, but also as an absolute self-existent substance, like the general in an army." The conclusion of the theology with the words of Homer, ovk äyaöbv iroXvKOLpavir), ets Koipavos icrrca, betrays the ethical tendency at its foundation ; but the ontological sup port of the transcendentality of God lies in the proposition that all motion, including the development from potentiality to reality, has a moving cause which is itself unmoved, "Every particular object which is the result of development implies an actual moving cause ; so the world, as a whole, demands an absolutely first mover to give form to the naturally passive matter which constitutes it" (loc. cit. 162).]
[43] οὐσία > Latin: essentia hay substantia, > English: essence hay substance >: yếu tính hay bản thể
[44] Hay thể dạng của Plato
[45] Học thuyết về bản thể của Aristotle làm nền tảng cho toàn bộ triết học của ông. Lý thuyết về bản thể (Substance theory) là tin tưởng rằng những bản thể là những sự vật việc, là thực tại tối hậu trong vũ trụ. The universe at rock bottom is not made up of elementary particles but substances. Aristotle’s account in Categories with some oversimplification, can be expressed as follows. The primary substances are individual objects, and they can be contrasted with everything else—secondary substances and all other predicables—because they are not predicable of or attributable to anything else. Thus, Fido is a primary substance, and dog—the secondary substance—can be predicated of him. Fat, brown, and taller than Rover are also predicable of him, but in a rather different way from that in which dog is.
[46] [The principle of the Aristotelian theology is very well and very succinctly expressed in Ueberweg, Grundriss, i. 4 Aufl. p. 175 foil., i E. T. 162, 163: " The world has its principle in God, and this principle exists not merely as a form immanent in the world, like the order in an army, but also as an absolute self-existent substance, like the general in an army." The conclusion of the theology with the words of Homer, ovk dyadbv iroKvKoipav'ir}, efs Kolpavos ^aTca, betrays the ethical tendency at its foundation; but the ontological support of the transcendentality of God lies in the proposition that all motion, including the development from potentiality to reality, has a moving cause which is itself unmoved. "Every particular object which is the result of development implies an actual moving cause; so the world, as a whole, demands an absolutely first mover to give form to the naturally passive matter which constitutes it " {loc. cit. 162),]
[47] Chuyện cổ Grimm – ‘bà Trude’ – sự tò mò trẻ con và ngây thơ có thể dẫn đến những tai hại – người đốt than đen đủi chỉ là một ngoại hình giả hiện của chính bà Trude phù thủy.
[48] Peripatetic School: Trường phái Peripatetic tên gọi để chỉ một chỗi những triết gia, trong đó Aristotle là đầu tiên và quan trọng nhất. Vị trí của nó đã được xác nhận trong một khu đất thiêng dành cho Apollo, gọi là Lyceum, một không gian công cộng – một công trường – nằm ngoài tường thành của Athens, nhưng không xa, đi bộ đến được (trường Academy, của Plato, là một chỗ khác tương tự như thế). Một nhà tập thể dục đã được dựng ở đấy, khoảng cuối thế kỷ 5 TCN. Lyceum là chỗ tụ họp ưa thích của giới trẻ Athens. Những nhà sôphít được mời thuyết giảng ở đó, Socrates gặp những người ưa đàm thoại với ông ở đấy. Như những chỗ tương tự khác, có những ‘lối đi dạo’ < peripatoi. Tên gọi ‘Peripatos’ đã gắn với trường này của Aristotle, khi ông trở lại Athens năm 336 TCN