Thursday, April 18, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (04)


LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)






CHƯƠNG IV

Tư Tưởng Duy Vật Ở Greece Và Rome Sau Aristotle: Epicurus.


Chúng ta đã thấy trong chương trước, tiến bộ như thế bởi những phản đề – vốn Hegel đã làm rất quan trọng cho việc giải quyết triết học về lịch sử – phải luôn luôn được dựa trên một cái nhìn tổng quát về tất cả những sự kiện trong lịch sử của văn hóa như thế nào. Một khuynh hướng, sau khi lan truyền mạnh mẽ và hoàn toàn thấm nhiễm toàn bộ thời đại của nó, bắt đầu tàn lụi và mất chỗ bám của nó trên những thế hệ mới. Trong khi đó, những sức mạnh mới nảy sinh từ những khuynh hướng khác và những luồng tư tưởng cho đến lúc đó vẫn hoạt động nhưng không nhìn thấy, và việc thích nghi bản thân chúng với tính cách thay đổi của những quốc gia và những nhà nước, đưa ra một khẩu hiệu mới. Một thế hệ kiệt sức chính nó trong việc sản xuất những ý tưởng, giống như đất màu vốn sản xuất cùng một loại cây trồng đã quá lâu; và vụ mùa phong phú nhất luôn luôn nảy sinh từ cánh đồng đã cày sới nhưng không dùng đến.

Một sự luân phiên loại như thế giữa cường lực và kiệt lực gặp chúng ta trong lịch sử của tư tưởng Duy vật Greece. Những phương thức của tư tưởng duy vật đã thống trị triết học của thế kỷ thứ 5 TCN, thời đại của Democritus và Hippocrates [1]. Đó là vào cuối thế kỷ này, một phong trào tinh thần được Socrates đã khánh thành, vốn nó, sau khi trải qua nhiều những sửa đổi trong những hệ thống của Plato và Aristotle, thống trị thế kỷ kế tiếp.

Nhưng một lần nữa, từ trường phái của chính Aristotle, đã tiến ra những người như Dicaearchus và Aristoxenus, người đã phủ nhận thực thể của hồn người. Và cuối cùng đã xuất hiện nhà vật lý nổi tiếng Strato người thành Lampsacus, người có học thuyết, cho đến mức nó có thể được làm ra từ thu tập ít ỏi theo những truyền thống thiếu xót, thì hiếm khi phân biệt được với những quan điểm duy vật thuần túy. [2]

Não thức, hay đầu óc – νοῦς – của Aristotle, Strato đã xem như hữu thức dựa trên cảm giác [3] Ông đã giả định sự hoạt động của hồn người gồm trong sự chuyển động thực. Tất cả hiện hữu và sự sống, ông đã đưa dẫn về những sức mạnh tự nhiên thừa hưởng trong vật chất.

Và mặc dù chúng ta thấy rằng toàn bộ thế kỷ thứ 3 được đánh dấu bằng sự hồi sinh của những phương thức suy nghĩ duy vật, thế nhưng cải cách của trường phái Peripatetic của Strato, trong vị trí dẫn đường này, không làm tốt hơn một vị trí của thỏa hiệp. Sự thúc đẩy quyết định được hệ thống và trường phái của Epicurus đem lại; và ngay cả những đối thủ lớn của ông, những người phái Stôic, trong lĩnh vực của vật lý nghiêng rõ rệt sang những khái niệm duy vật.

Những hoàn cảnh lịch sử vốn đã sửa soạn đường cho ảnh hưởng mới đã là sự hủy hoại của tự do của Greece và sự sụp đổ của đời sống Hellas – khoảng thời gian nở hoa ngắn ngủi nhưng độc đáo đó, ở (giai đoạn) kết thúc của nó đã nổi lên triết học Athens. Socrates và Plato là những người Athens, và những người của tinh thần Greece chân chính đó vốn đang bắt đầu để biến mất trước mắt họ. Aristotle, trong thời điểm và tính cách, đứng trên ngưỡng cửa của chuyển đổi, nhưng bởi ông dựa trên Plato và Socrates, ông đã kết nối chặt chẽ với giai đoạn trước đó. Những liên hệ về đạo đức với ý tưởng của nhà nước đã liên hệ mật thiết dường nào trong Plato và Aristotle! Những cải cách triệt để của nhà nước theo Plato, giống như những thảo luận bảo thủ của chính trị Aristote, đã dành cho một lý tưởng vốn đã để cung cấp sự phản đối mạnh mẽ cho cơn triều dâng của chủ nghĩa Cá nhân. Nhưng chủ nghĩa cá nhân đã là yếu tính của thời đại, và một dấu đóng hoàn toàn khác biệt của những người nổi lên để dành kiểm soát của tư tưởng của thời đại. Một lần nữa, đó là những vùng nằm ở vòng ngoài của thế giới Greece, vốn đã sản sinh hầu hết những triết gia chính của thời kế tiếp; nhưng lần này, thật vậy, không là những thuộc địa Hellas thời cổ ở Ionia và Magna Graecia [4], nhưng chính yếu là những vùng nơi đó yếu tố Greece đã đi đến tiếp xúc với những ảnh hưởng từ ngoài đến, và đặc biệt là văn hóa phương Đông. [5] Sự yêu chuộng nghiên cứu khoa học tích cực đã lại trở thành được ghi nhận rõ rệt hơn trong thời này, nhưng đã bắt đầu phân kỳ nhiều những ngành nghiên cứu khác loại. Mặc dù chúng ta không bao giờ tìm thấy trong thời cổ sự chống đối gay gắt giữa khoa học tự nhiên và triết học vốn ngày nay rất phổ biến, thế nhưng những tên gọi lớn trong hai lĩnh vực thôi không còn là như nhau. Liên kết của những người của khoa học với một trường phái triết học trở nên tự do hơn nhiều; trong khi những thủ lĩnh của những trường phái đã thôi không còn là những người nghiên cứu, nhưng trên hết là những người bênh vực và những người thày giảng dạy của hệ thống của họ.

Lập trường thực tiễn vốn Socrates đã khẳng định trong triết học bây giờ đã liên minh chính nó với chủ nghĩa Cá nhân, chỉ để trở thành một-chiều hơn trong hệ quả. Đối với những hỗ trợ vốn tôn giáo và đời sống xã hội trước đây đã cung cấp cho ý thức của cá nhân, bây giờ đã nhường chỗ hoàn toàn, và hồn người cô lập đã tìm sự hỗ trợ duy nhất của nó trong triết học. Vì vậy, nó đã xảy ra rằng ngay cả tư tưởng Duy vật của thời này, trong sự suy ngẫm về tự nhiên, nó cũng gần như dựa vào Democritus, đã chính yếu đem cho trong một mục đích đạo đức – trong sự giải phóng của tinh thần khỏi hoài nghi và lo lắng, và sự đạt được một sự an tĩnh vui vẻ bình yên của hồn người. Tuy nhiên, trước khi chúng ta nói về tư tưởng Duy vật theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này (xem ghi chú 1, chương 1), chúng ta ở đây hãy xen vào một vài quan sát về ‘tư tưởng Duy vật của những Stôic.’

Thoạt nhìn, chúng ta có thể giả định rằng không tư tưởng nào phù hợp hơn với tư tưởng duy vật như tư tưởng của những Stôic, những người giải thích tất cả thực tại gồm trong những thể chất, hay cấu trúc vật chất. Gót và hồn người, đức hạnh và cảm xúc, đều là những cấu trúc vật chất. Không thể có mâu thuẫn thẳng thừng nào hơn mâu thuẫn giữa Plato và những Stôic. Plato dạy rằng con người đó thì công chính, là người tham gia, ‘dự phần’ trong ý tưởng về công chính; trong khi, theo những Stôic, người này phải có thực chất của công chính trong cơ thể, cấu trúc vật chất của người ấy.

Điều này nghe có vẻ đủ duy vật; và thế nhưng, đồng thời, tính chất đặc thù của tư tưởng Duy vật thì thiếu xót ở đây – bản chất vật chất thuần túy của vật chất; gốc nguồn của tất cả những hiện tượng, gồm cả của sự thích nghi và tinh thần, qua những chuyển động của vật chất theo như những luật phổ quát của sự chuyển động.

Vật chất của phái Stôic sở hữu những sức mạnh khác loại nhiều nhất, và nó là lực ở dưới đáy vốn làm nó là những gì nó là trong mỗi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, lực của tất cả những lực, là vị thần vốn thẩm thấu khắp nơi và chuyển động toàn bộ vũ trụ với ảnh hưởng của nó. Do đó, thần linh và vật chất không xác định rõ, đứng đối lập lẫn nhau, như trong hình thức cao nhất của hệ thống Aristotle, năng lượng cao nhất, và tiềm năng đơn thuần của sự trở thành mọi sự vật việc vốn hình thức được nó hình thành – đó là, Gót và vật chất. Những Stôic, quả thực, không có Gót siêu việt, và không có hồn người hoàn toàn độc lập với cơ thể; thế nhưng vật chất của họ thì bị chi phối triệt để, và không chỉ đơn thuần bị ảnh hưởng bởi hồn người; Gót của họ thì đồng nhất với thế giới, thế nhưng ông thì hơn là chỉ vật chất tự chuyển động; ông là ‘lý do bốc lửa của thế giới’, và lý do này hoạt động vốn nó thì hợp lý và có mục đích, giống như ‘thứ lý do’ của Diogenes người thành Apollonia, theo như những luật vốn con người thu tập từ ý thức của hắn, và không từ quan sát của hắn về những đối tượng cảm giác. Do đó, thuyết nhân dạng [6], thuyết cứu cánh và sự lạc quan thống trị sâu xa hệ thống tư tưởng Stôic, và cá tính thực sự của nó phải được mô tả như ‘thuyết Tin-gót-là-khắp-cả’. [7]

Những Stôic đã có một học thuyết thuần khiết và chính xác nổi bật đầy ấn tượng về sự tự do của ý chí. Trách nhiệm đạo đức thì bao gồm trong sự kiện rằng hành vi ứng xử tuôn ra từ ý chí, và như thế từ bản chất bên trong nhất và thiết yếu nhất của con người; nhưng cách thức trong đó ý chí của mỗi người sẽ hình thành chính nó thì chỉ là một kết quả của sự tất yếu hết sức lớn lao và sự tiền định linh liêng vốn chi phối tất cả bộ máy của vũ trụ, đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đối với suy nghĩ của nó, con người cũng chịu trách nhiệm, vì ngay cả những phán đoán của chúng ta cũng được định hình bởi ảnh hưởng của nhân cách đạo đức của chúng ta.

Hồn người, có tính thể xác trong bản chất của nó, tồn tại trong một thời gian nhất định sau cái chết: những hồn người độc ác và ngu ngốc, có vật chất kém tinh khiết và kém bền bỉ, diệt vong nhanh hơn; những hồn tốt đẹp lên cao tới một chốn ở của được-phúc, chúng ở lại chốn đó cho đến khi chúng tan hòa trong đám cháy lớn của vũ trụ, với mọi sự vật việc vốn hiện hữu, vào trong sự hợp nhất của hữu thể linh thiêng.

Nhưng những Stôic, như thế nào đã từ lý thuyết đạo đức cao viễn của họ tiến tới một lý thuyết về vũ trụ, hoạt động trong nhiều điểm rất gần với tư tưởng Duy vật? Zeller nghĩ rằng, trong hệ quả của khuynh hướng thực tiễn của họ, họ đã hình dung siêu hình học của họ trong dạng đơn giản nhất, trong đó nó được đời sống thực tế đem cho những kinh nghiệm trực tiếp [8] Có rất nhiều để nói về quan điểm này của vấn đề; nhưng nằm trong hệ thống của Epicurus vẫn còn có một liên kết sâu xa hơn giữa đạo đức và khoa học vật lý. Và có phải một liên kết như vậy thì thiếu xót trong trường hợp của những Stôic? Có thể nó không thế, có lẽ rằng Zeno đã tìm thấy một sự chống đỡ cho lý thuyết về phẩm hạnh đạo đức của ông đúng trong suy nghĩ này về sự thống nhất tuyệt đối của vũ trụ? Aristotle để mặc chúng ta vướng mắc trong lập trường nhị nguyên của một Gót siêu việt và thế giới mà Gót cai quản, của cơ thể với một hồn động vật và tinh thần bất tử có thể tách rời: một nền tảng tuyệt vời cho ý thức của tư tưởng Kitô trung cổ, tan vỡ và khao khát từ cát bui hướng tới vĩnh cửu, nhưng không cho sự kiêu kỳ độc lập tự lực của phái Stôic.

Bước từ Nhất nguyên[9] tuyệt đối đến vật lý của những Stôic giờ đây thì dễ dàng, vì hoặc là tất cả những cơ thể phải được giảm xuống thành ý tưởng thuần túy, hoặc tất cả những tinh thần, bao gồm cả những gì di chuyển trong chúng, phải trở thành những cơ thể; và ngay cả khi, với Stôic, chúng ta chỉ đơn giản định nghĩa cơ thể như đó là những gì mở rộng trong không gian, sự khác biệt giữa hai quan điểm này, hoàn toàn trái ngược với nhau khi chúng dường như không thực sự tuyệt vời. – Tuy nhiên, ở đây chúng ta phải thoát ra, vì bất cứ điều gì có thể là sự liên hệ giữa đạo đức và vật lý của Stôic, những suy diễn về không gian, liên quan đến thế giới ý tưởng và thân thể, thuộc về thời hiện đại. – Bây giờ chúng ta chuyển sang sự hồi sinh của Epicurus về một lý thuyết duy vật hệ quả, dựa trên một lý thuyết cơ học thuần túy của thế giới.

Được kể rằng cha của Epicurus đã từng là một thày giáo nghèo ở Athens, người đã trở thành một kleruchos, [10] sinh sống ở Samos. Ở đó, Epicurus đã ra đời vào khoảng cuối năm 342, hay đầu năm 341 TCN. Năm 14 tuổi, kể rằng ở nhà trường, Epicurus đã học về nguồn gốc vũ trụ của Hesiod [11], và thấy rằng mọi sự vật việc được giải thích như phát sinh từ sự hỗn loạn, ông đã la lớn và hỏi, Khi đó, hỗn loạn đã từ đâu đến? Về điều này, thày giáo của ông không có trả lời nào có thể làm ông hài lòng, và từ giờ phút đó, Epicurus trẻ tuổi đã bắt đầu để triết lý cho chính mình.[12]

Thực sự, Epicurus phải được xem như người tự học, mặc dù những ý tưởng quan trọng nhất vốn ông kết hợp vào trong hệ thống của ông, mỗi chúng đều đã được biết phổ thông. Giáo dục tổng quát của ông được cho là bị thiếu xót. Ông đã không gia nhập bất kỳ trường phái nào thịnh hành khi đó, nhưng đã siêng năng hơn trong nghiên cứu những tác phẩm của Democritus, vốn cung cấp cho ông nền tảng của học thuyết về vũ trụ, học thuyết về những atom. Nausiphanes, một người theo chủ nghĩa hoài nghi, có phần nào không chắc đã là học trò của Democritus, được cho là người đầu tiên đã giới thiệu học thuyết này với Epicurus, tại Samos. [13]

Tuy nhiên, chúng ta không thể giả định rằng Epicurus đã chọn đường đi riêng của ông do ông thiếu hiểu biết về những hệ thống khác; vì khi còn trẻ, ở tuổi mười tám, ông đã từng đến Athens rồi, và có lẽ đã nghe Xenokrates, học trò của Plato, trong khi Aristotle, bị khép tội không-tin-có-gót, đã lui về Chalcis, ở đây cho đến cuối đời của ông. [14]

Khi đó, nhà nước Greece đã khác biệt biết bao so với những gì nó đã từng là 100 năm trước, khi Protagoras vẫn còn đang giảng dạy! Khi đó, Athens, tòa nhà của văn hóa tự do, đã đạt đến đỉnh cao nhất của sức mạnh tỏa ra bên ngoài. Nghệ thuật và học thuật đã trong nở rộ nhất của chúng. Triết học đã thể hiện sinh động bởi tất cả sự mạnh mẽ và kiêu ngạo của tuổi trẻ. Epicurus đã theo học ở Athens vào thời của sự sụp đổ của tự do.

Thebes đã bị diệt vong và Demosthenes đã sống lưu vong. Từ Asia đã nghe tin tức về chiến thắng của Alexandre. Phương Đông tiết lộ những tuyệt diệu của nó; và khi vòng tròn thị kiến được mở rộng, đất mẹ Hellas, với quá khứ huy hoàng của nó, có vẻ ngày càng như trên một bước tiến trên đường đi đến những bước phát triển mới, những lúc nào và đến đâu của chúng vẫn chưa ai biết được.

Alexander đã chết đột ngột tại Babylon; theo sau là sự đấu tranh chấn động cuối cùng của tự do, chỉ để bị Antipater đàn áp tàn nhẫn. Giữa hỗn loạn này, một lần nữa Epicurus lại rời Athens, để trở về nhà cha mẹ ông, ở Ionia. Sau đó, ông được cho là đã giảng dạy tại Kolophon, Mitylene và Lampsakos; và tại nơi thành phố kể tên sau cùng, ông đã có những học trò đầu tiên của ông. Ông đã chỉ trở về Athens nhiều năm sau trong tuổi trưởng thành, và đã mua một khu vườn ở đó, nơi ông sinh sống với những học trò của ông. Được nói là nó có mang một dòng chữ, “Người lạ, ở đây sẽ là chỗ tốt lành cho người, ở đây lạc thú là điều tốt cao nhất”. Ở đây Epicurus với những học trò của ông, ôn hòa điều độ và giản dị, trong cố gắng hài hòa, trong tình bạn đăm thắm, sống như một gia đình thống nhất. Di chúc ông đã để lại khu vườn cho ngôi trường của ông, vốn trong một thời gian dài, vẫn có trung tâm của nó ở đó. Toàn bộ thời cổ không cung cấp một thí dụ nào hơn về tình bạn trong sáng và thuần khiết của Epicurus và trường học của ông.

Epicurus không bao giờ nắm giữ bất kỳ một chức vụ công quyền nào; Nhưng ông được cho là đã yêu đất nước của ông. Ông không bao giờ đã đi đến xung đột với tôn giáo, vì ông tôn vinh những gót bằng tất cả sự tuân thủ lễ nghi thông thường, mà không làm ra vẻ có một tin tưởng liên quan đến họ vốn ông đã không thực sự cảm thấy.

Sự hiện hữu của những gót, ông đã dựa trên kiến ​​thức chủ quan thuần túy vốn chúng ta có về họ: thế nhưng con người đó không là một người không-tin-có-gót, ông đã dạy, người phủ nhận những gót của vô số, nhưng đúng hơn là người tuân theo những ý kiến ​​của vô số trong đám đông liên quan đến những gót. Chúng ta phải coi họ là những sinh vật bất diệt và bất tử, mà sự thánh thiện của họ loại trừ mọi suy nghĩ về chăm sóc hay bận rộn; và do đó, tất cả những sự kiện của tự nhiên diễn ra theo những quy luật vĩnh cửu, và không có bất kỳ sự can thiệp nào từ những gót, sự uy nghiêm của họ bị xúc phạm nếu chúng ta cho rằng chính họ phải bận tâm về chúng ta: tuy nhiên, chúng ta phải tôn thờ họ vì sự toàn hảo của họ.

Nếu, bây giờ, chúng ta kết hợp những biểu hiện một phần mâu thuẫn này, không thể nghi ngờ rằng Epicurus đã thực sự tôn trọng ý tưởng về những gót như một yếu tố của bản chất con người cao quý, và không phải những gót bản thân họ như những hiện hữu khách quan thực sự. Chỉ từ quan điểm của một chủ quan và hài hòa hồn người này với sự tôn kính những gót, chúng ta có thể giải thích những mâu thuẫn trong đó, nếu không thế, hệ thống Epicurus nhất thiết sẽ bỏ chúng ta lại với rắc rối khó hiểu.

Vì nếu những gót thực sự hiện hữu, nhưng không làm gì cả, đó sẽ là đủ lý do cho sự cả tin nhẹ dạ của đám đông để tin tưởng vào họ, nhưng không thờ cúng họ, trong khi Epicurus đã thực tế là đảo ngược đúng điều này. Ông tôn kính những gót vì sự toàn hảo của họ: điều này ông có thể làm giống nhau, liệu sự toàn hảo này được trưng bày trong những hành động hướng ra ngoài của họ, hay liệu nó chỉ được phát triển như một lý tưởng trong những ý nghĩ của chúng ta; và điều sau này dường như đã là quan điểm của ông.

Tuy nhiên, trong ý hướng này, chúng ta phải không giả định rằng sự tôn kính của ông với những gót đã chỉ là giả hình để giữ sự quan hệ tốt với số đông dân chúng và giới thày tu nguy hiểm: nó thực sự xuất phát từ trái tim ông; vì những gót không màng gì và không gây đau đớn gì (cho chúng ta) này, trong thực tế đã đại diện, như nó đã là, cho một lý tưởng được hiện thân trong triết lý của ông.

Đó đã tối đa là một sự nhượng bộ đối với những hoàn cảnh hiện có, và chắc chắn, đồng thời, một thói quen được những liên kết của tuổi trẻ ưa thích, khi ông gắn bó với những hình thức mà dĩ nhiên, từ quan điểm của ông, dường như ít nhất là tùy tiện và lãnh đạm.

Do đó, Epicurus có thể ngay lập tức truyền đạt một hương vị của kính tín tôn giáo đối với đời sống của ông, và vẫn làm điểm trung tâm của triết lý của ông là nỗ lực để giành được sự an tĩnh của hồn người, vốn tìm thấy nền tảng không lay chuyển của nó trong sự giả thoát khỏi những mê tín ngu muội.

Epicurus, sau đó, đã dạy một cách rõ ràng rằng ngay cả chuyển động của những vật thể trên vòm trời cũng không tùy thuộc vào mong muốn hay thúc đẩy của một thần linh; cũng không phải những vật thể trên vòm trời chính chúng là những thần linh, nhưng mọi sự vật việc đều bị chi phối bởi một trật tự vĩnh cửu vốn quy định sự hoán chuyển của những khởi nguồn và hủy diệt.

Để điều tra lý do của trật tự vĩnh cửu này là công việc của người tìm hiểu vật chất, và những sinh vật chịu số phận phải hư hoại tìm thấy hạnh phúc của chúng trong sự hiểu biết này.

Kiến thức lịch sử đơn thuần về những sự kiện tự nhiên, không có kiến ​​thức về những nguyên nhân, thì vô giá trị; vì nó không giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi cũng như không nâng chúng ta vượt trên sự mê tín. Càng nhiều nguyên nhân của sự thay đổi mà chúng ta đã khám phá được, chúng ta sẽ càng đạt được sự an tĩnh của sự suy ngẫm; và không thể cho rằng điều tra này có thể không có hậu quả với hạnh phúc của chúng ta. Vì những lo lắng sâu xa nhất của trái tim con người phát sinh từ điều này, rằng chúng ta coi những sự vật việc trần thế này như việc tuân thủ và việc làm vừa lòng, và vì vậy chúng ta phải run rẩy trước mọi thay đổi vốn chúng dù sao đi nữa vẫn xảy ra. Nhưng ai là người coi sự thay đổi trong mọi sự vật việc là tất yếu phải có, di truyền trong chính sự tồn tại của chúng, thì rõ ràng là được tự do, thoát khỏi khiếp sợ này.

Những người khác, sau khi tin vào những huyền thoại cũ, đều trong khiếp hãi về những khổ hình vĩnh cửu sẽ đến; hay nếu họ quá nhạy cảm để tin vào những sự việc này, ít nhất vẫn còn e sợ việc mất đi tất cả cảm giác vốn cái chết mang đến cùng với nó như một điều ác độc, đúng như thể hồn người vẫn có thể cảm nhận được sự tước đoạt này.

Nhưng cái chết thì thực sự hoàn toàn dửng dưng (không dính líu gì) với chúng ta, đúng là vì nó tước hết cảm giác khỏi chúng ta. Cho đến chừng nào chúng ta còn đó, như thế vẫn chưa có cái chết; nhưng ngay khi cái chết đến, thì chúng ta thôi không còn tồn tại nữa. Và ấy thế, chúng ta không thể làm gì khác nhưng chỉ khiếp hãi việc đến gần một sự việc mà tự thân nó thì không có gì ghê gớm. Có phải lại còn ngu dại hơn, dĩ nhiên, là tụng lớn những ngợi ca về một cái chết sớm, vốn chúng ta luôn luôn có thể bảo đảm cho chính chúng ta, bất cứ lúc nào và ngay lập tức. Không có bất hạnh nào hơn trong đời sống đối với người là người đã thực sự thuyết phục chính mình rằng không sống là không bất hạnh.

Mỗi vui sướng là một điều lành, mỗi đau đớn là một điều ác; nhưng chúng ta không dựa trên lý do đó để theo đuổi mọi vui sướng và chạy trốn khỏi mọi đau đớn. An bình của hồn người và tự do, thoát khỏi khổ đau là những vui sướng lâu dài duy nhất và những điều này, do đó là mục đích thực sự của sự tồn sinh.

Về điểm này, Epicurus khác biệt sắc bén với Aristippus, người đặt lạc thú trong vận động, và đã tuyên bố rằng lạc thú cá nhân là đối tượng đích thực. Đời sống bão tố của Aristippus, so với đời sống vườn cây tĩnh lặng của Epicurus, cho thấy những lý thuyết đối nghịch của họ đã được thực hiện như thế nào trong thực tại. Tuổi trẻ quấy động và tuổi già hưu trí, như của nhà nước cũng như của triết học, có vẻ ngay lập tức đã phản ảnh trong những tương phản này.

Dẫu vậy, Epicurus không đã đối lập với Aristippus, người mà ông đã học được rất nhiều, trong giảng dạy rằng lạc thú trí thức thì cao hơn, và được ưa chuộng hơn lạc thú thân xác; vì não thức được kích thích không chỉ bởi hiện tại, nhưng cũng bởi quá khứ và tương lai.

Tuy nhiên, Epicurus cũng đến mức trước sau như một khiến ông đã giải thích rằng những đức hạnh phải được chọn lựa vì lợi ích của một mình lạc thú, cũng giống đúng như chúng ta dùng đến thuốc vì lợi ích của sức khỏe; nhưng ông nói thêm, rằng đức hạnh là yếu tố lâu bền duy nhất của lạc thú; tất cả gì bên cạnh có thể tách ra khỏi nó được là dễ hư hỏng. Rất gần, về mặt lôgích, Epicurus đứng trước những đối lập của ông là Zeno và Chrysippus, những người đã tuyên bố rằng đức hạnh là điều tốt lành duy nhất; Tuy nhiên, do sự khác biệt về điểm xuất phát, chúng ta tìm thấy sự khác biệt tối đa trong những hệ thống.

Tất cả những đức hạnh đều được Epicurus bắt nguồn từ trí tuệ khôn ngoan, vốn dạy chúng ta rằng con người không thể được hạnh phúc trừ khi người ấy thì khôn ngoan, cao thượng và công chính; và ngược lại, rằng con người không thể khôn ngoan, cao thượng và công chính, mà không thực sự được hạnh phúc. Vật lý, trong hệ thống Epicurus, phục vụ cho đạo đức, và trong vị trí phụ thuộc này không thể làm gì khác ngoài đáp ứng với giải thích của ông về tự nhiên. Vì như toàn bộ đối tượng của sự giải thích về tự nhiên là để giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và lo lắng, sự kích thích để điều tra chấm dứt khi một khi đối tượng đạt được; và nó đạt được ngay khi nó được chỉ ra những sự kiện có thể được giải thích như thế nào từ những luật phổ quát. Khả năng thì có đủ ở đây; vì nếu một tác động có thể được gán cho những nguyên nhân tự nhiên, tôi không cần phải tìm kiếm những gì thuộc siêu nhiên nữa. Ở đây, chúng ta nhận ra một nguyên tắc mà Chủ nghĩa Duy lý Germany trong thế kỷ trước thường áp dụng để giải thích những ‘phép lạ’ tôn giáo.

Nhưng chúng ta quên hỏi liệu và làm thế nào chúng ta có thể chứng minh nguyên nhân thực của những sự kiện là gì, và mong muốn của một sự phân biệt nhất định này có sự báo thù của nó; chỉ những giải thích đó sẽ cho chúng ta sự hài lòng lâu dài, trong đó chúng ta tìm thấy một sự mạch lạc chặt chẽ và một nguyên lý của thống nhất. Epicurus, như chúng ta sẽ thấy thêm tiếp sau, sở hữu một nguyên lý như vậy trong suy nghĩ táo bạo rằng, với sự vô hạn của những thế giới, khi đó mọi sự vật việc hoàn toàn có thể xảy ra được, thì ở đâu đó trong thời gian nào đó, đều được thể hiện trong vũ trụ; nhưng ý tưởng tổng quát này có rất ít can hệ với mục đích đạo đức của vật lý, vốn phải có liên quan với thế giới của chúng ta.

Do đó, đối với mặt trăng, Epicurus giả định rằng nó có thể có ánh sáng riêng của nó, nhưng ánh sáng của nó cũng có thể đến từ mặt trời. Nếu nó đột nhiên bị lu mờ, có thể có sự đứt đoạn tạm thời của ánh sáng; cũng có thể là quả đất đã chen vào khoảng giữa mặt trời và mặt trăng, và do đó, bóng của quả đất gây ra nguyệt thực.

Ý kiến ​​thứ hai quả thực dường như đã được những người phái Epicurus đặc biệt chủ trương; chỉ có điều nó quá kết hợp với điều khác khiến chúng ta thấy là không quan trọng đến đâu để quyết định giữa chúng. Bạn có thể chọn quan điểm nào bạn thích – chỉ hãy để giải thích của bạn vẫn còn là một quan điểm tự nhiên. Giải thích tự nhiên này phải dựa trên sự tương tự với những trường hợp đã biết khác; vì Epicurus tuyên bố rằng nghiên cứu đúng về tự nhiên phải không được tùy tiện nêu lên những luật mới, nhưng ở mọi nơi đều phải dựa trên những sự kiện thực tại quan sát được. Vì vậy, ngay khi chúng ta từ bỏ đường lối của quan sát, chúng ta đã mất dấu vết của tự nhiên, và đang đi lạc vào khu vực của những tưởng tượng hão huyền khi nhàn rỗi.

Về những mặt khác, lý thuyết tự nhiên của Epicurus gần như hoàn toàn như của Democritus, chỉ những giải thích đầy đủ hơn của nó đã được giưa lại cho chúng ta. Những mệnh đề sau đây chứa đựng những gì là quan trọng nhất trong nó:

Không-gì đến từ không-gì, vì nếu không thế, bất cứ gì cũng có thể đến từ bất cứ gì. Tất cả mọi sự vật việc rằng , là cơ thể; sự vật việc duy nhất rằng không là cơ thể là không gian trống.

Trong số những cơ thể, một số được hình thành bởi sự kết hợp; những gì khác là những gì mà tất cả những kết hợp được hình thành. Đây là những sự vật việc không thể chia cắt và tuyệt đối không thay đổi.

Vũ trụ không thì không giới hạn, và do đó số lượng của những cơ thể phải cũng là vô tận.

Những atom đều trong chuyển động liên tục, có phần chúng tách xa khỏi lẫn nhau, trong khi có phần chúng đến gần với nhau và kết hợp lẫn nhau. Nhưng về sự kiện này không bao giờ đã có một khởi đầu. Những atom không có những phẩm tính, ngoại trừ: kích thước, hình dạng và trọng lượng.

Tuyên bố này, vốn chính thức phủ nhận sự tồn tại của những phẩm tính nội tại, như ngược lại với những chuyển động và kết hợp bên ngoài, tạo thành một trong những tính chất đặc trưng của tất cả tư tưởng Duy vật. Với sự giả định về phẩm tính nội tại, atom đã trở thành một đơn nguyên [15], và chúng ta chuyển sang tư tưởng Duy ý, hay vào trong chủ nghĩa Tự nhiên phiếm thần.

Những atom thì đều nhỏ hơn bất kỳ kích thước đo lường nào. Chúng có một kích thước, nhưng không là kích thước này hay là kích thước cụ thể kia, vì không kích thước nào có thể nhắc đến sẽ áp dụng được với chúng.

Tương tự, thời gian trong đó những atom chuyển động trong khoảng trống thì hoàn toàn ngắn đến không diễn tả được; chuyển động của chúng thì tuyệt đối không bị cản trở. Những số lượng của những atom thì rất thay đổi không thể diễn tả, và thế nhưng số lượng của những dạng thực sự xảy ra thì không là tuyệt đối vô hạn, vì trong trường hợp đó, những hình thành có thể có trong vũ trụ có thể là không bị hạn định trong những giới hạn, mặc dù rất lớn rộng. [16]

Trong một cơ thể hữu hạn, số lượng cũng như sự đa dạng của những atom thì giới hạn, và do đó không có gì thuộc loại như tính có thể phân chia đến vô hạn.

Trong không gian trống, không có bên trên hay bên dưới; và ngay cả ở đây một hướng chuyển động phải trái ngược với hướng khác. Những hướng như vậy là vô số, và liên quan đến chúng, trong suy nghĩ chúng ta có thể tưởng tượng ở trên và dưới.

Hồn người là một thực thể tinh nhuyễn được phân phối qua toàn bộ khối lượng của cơ thể, và giống nhất như không khí với một hơi ấm truyền vào. – Một lần nữa ở đây, chúng ta phải gián đoạn những ý tưởng của Epicurus để nêu một nhận xét ngắn gọn.

Đối với những người duy vật chúng ta ngày nay, chính lý thuyết về một hồn người như thế này, gồm vật chất cực nhỏ, của tất cả những vật chất khác, sẽ trở nên đáng ghét nhất. Nhưng trong khi chúng ta bây giờ tìm thấy những lý thuyết như vậy, trong phần lớn, chỉ giữa những người Nhị nguyên huyễn tưởng, trường hợp đã hoàn toàn khác khi không biết gì về phần bản chất của lực-thần kinh hay những chức năng của bộ óc. Hồn người vật chất của Epicurus là một thành phần chân thực của sự sống có cơ thể, một cơ quan và không là một thực chất hỗn tạp, tồn tại độc lập, và tiếp tục tồn tại sau khi cơ thể tan rã. Điều này khá rõ ràng từ những khai triển sau: -

Cơ thể bao bọc hồn người và dẫn dắt những cảm giác đến nó: nó chia sẻ cảm giác bằng phương tiện của hồn người, nhưng không hoàn toàn, và nó mất đi sức mạnh của cảm giác khi hồn người tan rã. Nếu cơ thể bị hủy hoại thì hồn người cũng phải tan rã.

Nguồn gốc của những hình ảnh tinh thần (hay tâm lý) là do một dòng liên tục của những particle nhỏ mịn từ bề mặt của những cơ thể. Theo cách này bản sao vật chất thực sự của những sự vật việc đi vào trong chúng ta.

Nghe (bằng tai) cũng vậy, diễn ra qua một dòng tiến trình từ những cơ thể có âm thanh. Ngay khi âm thanh phát ra, sự thuật lại thì được hình thành bởi một số nổi cuộn (như sóng cuộn) nhất định, vốn tạo ra, như nó là, một luồng của không khí.

Đáng chu ý hơn những giả thuyết này, vốn chúng, trong sự thiếu vắng của tất cả nghiên cứu khoa học đúng thực, chỉ có thể là sự thiếu sót trẻ con, là những giải thích độc lập với kiến ​​thức rõ ràng, tích cực hơn. Do đó, Epicurus đã cố gắng giải thích bằng những luật tự nhiên về sự phát triển của lời nói và kiến ​​thức. Tên gọi của những sự vật việc đã không bắt nguồn như một hệ thống chính thức, nhưng qua những âm thanh khác biệt của con người phát ra, biến đổi tùy theo bản chất của những sự vật việc. Việc dùng những âm thanh đó đã được xác nhận theo quy ước, và do đó những ngôn ngữ khác nhau đã được phát triển. Những đối tượng mới gây ra những âm thanh mới, sau đó lan truyền qua việc đem dùng, và đã thường trở nên dễ hiểu.

Thiên nhiên đã dạy cho con người nhiều điều, và như thế đã đặt con người khiến con người phải hành động. Khi con người được đem vào tiếp xúc với những đối tượng, ngẫm nghĩ, suy xét và tìm tòi nảy sinh, nhanh hơn trong một số trường hợp, chậm hơn trong những trường hợp khác; và như thế sự phát triển của những ý tưởng tiến triển không ngừng qua những giai đoạn nhất định.

Epicurus đã làm ít nhất cho sự mở rộng của lôgích, và điều đó một cách có chủ ý, và từ những lý do vốn làm tất cả tôn vinh cho óc thông minh cũng như nhân cách của ông. Nếu một người ngẫm nghĩ lại về khối lượng lớn những triết gia Greece tìm cách đánh bóng như thế nào bằng những khẳng định nghịch lý và những thủ thuật biện chứng, và phần lớn và hầu hết gồm những sự vật việc gây bối rối thay vì giải thích chúng, chúng ta có thể chỉ ca ngợi khả năng phán đoán vững chắc của Epicurus, vốn đã khiến ông từ chối biện chứng, như không chỉ vô dụng nhưng nguy hại. Cùng một lý do, ông không dùng thuật ngữ kỹ thuật lạ lùng, nhưng giải thích mọi sự vật việc chỉ bằng những lời nói thông thường. Từ người hùng biện, ông không muốn gì ngoài sự minh bạch; tuy nhiên ông đã tìm cách thiết lập một tiêu chuẩn của sự thật.

Và một lần nữa ở đây chúng ta bắt gặp một điểm trên đó Epicurus thì hầu hết bị hiểu lầm phổ biến và hiểu thấp giá trị. Rằng lôgích của ông thì rất đơn giản, điều thường được nhìn nhận, nhưng với một miệt thị khinh thường vốn không được chứng tỏ là đúng bằng trạng thái thực của trường hợp xảy ra. Lôgích của Epicurus thì nổi bật rõ rệt là gây xúc động mạnh và thực nghiệm; từ lập trường này, khi đó, nó sẽ được phán đoán, và có thể được cho thấy rằng những nguyên tắc thiết yếu của nó, cho đến mức chúng ta có thể thu thập chúng từ những giải thích bị cắt xén và mù mờ nghĩa trong nhiều lối, vốn đi đến với chúng ta, đều không chỉ rõ ràng và nhất quán, nhưng cũng không thể cưỡng lại được cho đến điểm ở đó tính chất một-chiều của tất cả tư tưởng duy nghiệm tìm thấy những giới hạn của nó.

Cơ sở sau cùng của tất cả những kiến ​​thức là cảm nhận giác quan, hay tri giác [17] . Và điều này tự nó thì luôn luôn đúng: chỉ qua sự quan hệ của nó với một đối tượng mới nổi lên sai lầm. Nếu một người điên nhìn thấy một con rồng, tri giác này, loại như vậy, thì không là lừa dối; người này quả thực tri giác hình ảnh của một con rồng, và không có lý trí và không có luật của tư tưởng nào có thể thay đổi được sự kiện. Nhưng nếu người này tin rằng con rồng sẽ nuốt chửng mình, thì ở chỗ đó, người này thì sai lầm. Sai lầm nằm trong việc đưa dẫn tri giác về một một sự kiện khách quan. Đó là một cùng loại sai lầm như khi một nhà khoa học, sau điều tra tỉnh táo nhất, giải thích không chính xác một số hiện tượng của những thiên thể. Nhận thức tri giác thì đúng, sự đưa dẫn về một nguyên nhân giả định thì sai.

Aristotle dĩ nhiên dạy rằng đúng và sai chỉ được cho thấy trong hợp đề của chủ đề (nói gì, về gì) và thuật ngữ (gì đó thì thế nào, ra sao) trong phán đoán. Một ảo tưởng, hay một quái vật thì không sai cũng không đúng, nhưng nếu bất kỳ ai khẳng định rằng quái vật thì là-có hay không là-có, khi đó những mệnh đề này là hoặc đúng hoặc sai.

Ueberweg chủ trương [18] rằng Epicurus đã làm lẫn lộn sự thật và thực tại tâm lý. Nhưng để chủ trương điều này, ông phải định nghĩa sự thật như sự ‘thỏa thuận của hình ảnh tâm lý với một đối tượng thực sự là-có, và định nghĩa này thực sự đồng thuận với lôgích của Ueberweg, chỉ có điều nó không được chấp nhận phổ thông và cũng không tất yếu.

Chúng ta hãy gạt bỏ sự tranh luận về từ ngữ. Nếu người điên của Epicurus thành hình phán đoán cho chính người này, ‘Hiện tượng này là hình ảnh của một con rồng’, Aristotle có thể thôi không phản đối sự thật của phán đoán này. Rằng phán đoán của người điên trong thực tại (dù không luôn luôn như vậy) là một phán đoán hoàn toàn khác thì không liên hệ gì ở đây.

Nhận xét này cũng nên là một trả lời đầy đủ cho Ueberweg; vì không có gì là chắc chắn, trong ý hướng mạnh nhất của thuật ngữ, vốn một sự tồn tại ‘độc lập’ như thế của những ý tưởng của chúng ta, vốn từ đó mọi sự vật việc khác đầu tiên đều bắt nguồn. Nhưng Ueberweg hiểu vấn đề một cách khác biệt, và do đó ở đây cũng vậy, một trả lời khác biệt sẽ được làm với sự hiểu lầm đơn thuần trong lời nói. Theo cách nói của ông, tri giác của Epicurus thội không có thể còn được gọi là “đúng”, thế nhưng nó có thể được gọi là “chắc chắn”, vì nó thì đơn giản, không thể tranh luận, trực tiếp được đưa ra ngay lập tức.

Và bây giờ có thể được hỏi, có phải sự chắc chắn trực tiếp ngay lập tức này của những tri giác cụ thể cá nhân đặc thù là nền tảng của tất cả ‘sự thật’, ngay cả khi chúng ta hiểu nó theo nghĩa của Ueberweg hay không? Người Duy nghiệm sẽ nói Có; Người Duy ý (nghĩa là, người theo Plato, nhưng có lẽ không là người theo Berkeley) [19] sẽ nói Không. Một chút sau tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào mâu thuẫn này. Ở đây là đủ để làm cho dòng suy nghĩ của Epicurus hoàn toàn rõ ràng, và như thế để bảo đảm minh chứng của ông.

Cho đến giờ, lập trường của Epicurus là lập trường của Protagoras, và do đó, nó là một sự hiểu lầm hoàn toàn để giả định rằng có thể phản bác ông bằng việc rút ra sự suy diễn: Như thế, khi đó những mệnh đề mâu thuẫn theo như Epicurus, cũng theo như Protagoras, có thể là đúng ngang nhau. Epicurus trả lời: Có, chúng đều là đúng – mỗi một cho đối tượng của nó. Tuy nhiên, những khẳng định mâu thuẫn về phần với cùng đối tượng, tuy nhiên chỉ có cùng đối tượng trên danh nghĩa. Những đối tượng thì khác nhau: vì chúng không là “những sự vật việc trong chính chúng”, mà là những hình ảnh tinh thần của chúng. Những điều này là điểm khởi đầu thực sự duy nhất. ‘Những sự vật việc trong bản thân’ ngay cả không tạo thành điều thứ hai, nhưng chỉ bước thứ ba trong tiến trình của sự hiểu biết.[20]

Epicurus vượt qua khỏi Protagoras trên đường an toàn của Tư tưởng duy nghiệm, vì ông nhìn nhận sự hình thành của những hình ảnh-ký ức, vốn nổi lên từ phát sinh từ tri giác đã lập lại, và do đó, khi so với tri giác cá nhân, đã có rồi đặc tính của một phổ quát. Phổ quát này, hay những gì tương đương với một phổ quát, ý tưởng (lấy thí dụ, ý tưởng về một con ngựa sau khi một người nhìn thấy những con vật khác nhau của loại này), thì kém chắc chắn hơn ý tưởng cá nhân ban đầu, nhưng có thể đồng thời, chỉ bởi bản chất phổ quát của nó, đóng một phần lớn hơn nhiều trong suy nghĩ.

Nó thành hình kỳ hạn trung gian trong hành lang đến những nguyên nhân, nghĩa là, trong việc điều tra theo đuổi ‘sự vật trong tự thân’. Điều tra này, đó là những kết quả đầu tiên trong khoa học, vì tất cả những gì là thuyết Atom thì chỉ là một lý thuyết tìm tòi về ‘sự vật trong tự thân’, vốn nằm ở dưới cùng của những hiện tượng? Tương tự, tiêu chuẩn về sự thật của tất cả những phổ quát thì luôn luôn là sự chuẩn nhận của chúng bởi tri giác, nền tảng của tất cả kiến ​​thức. Những phổ quát, do đó, không bởi bất kỳ phương tiện nào đặc biệt nào là chắc chắn hay đúng. Chủ yếu, chúng chỉ là những “ý kiến”, vốn đã nảy sinh ra một cách tự nhiên từ sự tiếp xúc của con người với những sự vật việc.

Những ý kiến ​​này là đúng nếu chúng được những tri giác chuẩn nhận. Những người theo tư tưởng duy nghiệm trong thời chúng ta đòi hỏi rằng chúng sẽ được những ‘sự kiện’ chuẩn nhận. Nhưng đối với sự tồn tại của một sự kiện, một lần nữa chúng ta chỉ có thể kêu gọi đến tri giác. Nếu nhà lôgích phản đối rằng đó không là tri giác nhưng là bằng chứng theo phương pháp vốn xác định sự tồn tại của một sự kiện, đến lượt chúng ta phải nhắc nhở ông rằng bằng chứng theo phương pháp này, trong kết quả sau cùng, chỉ có thể được đưa dẫn về tri giác và giải thích của chúng. Do đó, sự kiện cơ bản luôn là tri giác và sự khác biệt của những lập trường cho thấy chính nó chỉ trong điều này – liệu phương pháp xác minh thì thuần túy thực nghiệm hay liệu cuối cùng nó có dựa trên những mệnh đề được xem như tất yếu trước tất cả kinh nghiệm hay không. Sự bất đồng này chúng ta không cần quyết định ở đây. Đó là đủ để chúng ta cho thấy rằng, ngay cả trong vấn đề lôgích, chúng ta đã bị những truyền thống thù địch dẫn dắt vào việc chê bai Epicurus một cách bất công với sự hời hợt và không nhất quán, trong khi từ lập trường riêng của ông, ông bắt đầu giải quyết vấn đề ít nhất cũng duy lý như Descartes, lấy thí dụ, người cũng bác bỏ toàn bộ lôgích truyền thống và thay thế một vài quy tắc điều tra đơn giản hơn.

Epicurus là người viết có khả năng sản xuất phong phú nhất trong những người thời cổ, chỉ ngoại trừ nhà Stôít Chrysippos, người muốn vượt qua ông về mặt này, và đã thành công; nhưng trong khi những tập sách của Chrysippos có rất nhiều đoạn vay mượn và trích dẫn, Epicurus không bao giờ có một trích dẫn, nhưng tạo thành mọi sự vật việc từ những tài liệu của chính ông.

Trong sự khinh miệt này của tất cả những trích dẫn, chúng ta không thể nhưng phải nhìn nhận rằng quan điểm cực đoan vốn không phải là không thường thống nhất với những quan điểm duy vật – một sự khinh miêt về yếu tố khoa học, khi so sánh với yếu tố lịch sử. Chúng ta hãy lấy ra ba điểm này cùng với nhau: rằng Epicurus đã tự học và không gắn bó với bất kỳ trường phái thống lĩnh nào; rằng ông ghét biện chứng, và đã dùng một phương thức của nói năng dễ hiểu phổ quát; cuối cùng, rằng ông đã không bao giờ trích dẫn, và chỉ đơn giản là làm ngơ, như một quy luật, với những ai là người đã nghĩ khác với chính ông; và ở đây chúng ta có một giải thích thỏa đáng về sự thù ghét vốn rất nhiều triết gia hẹp hòi đã trút lên ông. Gánh nặng của mong muốn về thấu đáo tuôn từ cùng nguồn, vì vẫn còn trong thời của chúng ta, không gì thì rất phổ biến như khuynh hướng để tìm kiếm sự thấu đáo của một hệ thống trong một xắp xếp kỹ lưỡng theo hệ thống của những câu nói khó hiểu. Nếu những người duy vật đương thời của chúng ta trong sự đối lập với thuật ngữ triết học đi quá xa, và thường lên án cho sự mong muốn của những thuật ngữ rõ ràng vốn có một nghĩa khá cố định, mặc dù một thuật ngữ thì không đoán được ngay lập tức bởi một người mới bắt đầu, điều này chủ yếu thì được gán cho một sao lãng về ý nghĩa lịch sử và chính xác của những diễn tả. Không có những nền tảng cho việc chính xác làm một trách móc tương tự phản lại Epicurus, chúng ta phải đừng không chú ý tới đặc điểm phổ thông này của sự sao lãng về lịch sử. Trong việc này, như trong rất nhiều phương diện khác, sự tương phản sâu xa nhất với tư tưởng Duy vật sẽ được tìm thấy trong Aristotle.

Điều đáng chú ý rằng triết học Greece, cho đến mức như nó được diễn tả trong những hệ thống thanh âm, có một tính cách của thống nhất và đã dựa trên những ý tưởng đạo đức và trí thức thuần túy, chấm dứt với Epicurus và trường phái của ông, khi nó bắt đầu với những triết gia tự nhiên của trường phái Ionia. Những phát triển xa hơn nữa thuộc về những ngành khoa học tích cực, trong khi triết học thuần túy suy đoán [21], trong phái Plato-Mới [22], trở nên hoàn toàn suy thoái.
    
Khi Epicurus về già, vui vẻ khép lại đời sống của ông giữa vòng những học trò của ông tại Athens, một sân khấu mới của đời sống tri thức Greece đã mở ra rồi ở thành Alexandria.

Trong thời gần đây, đã là thời thượng để dùng từ ‘tinh thần Alexandria’ như từ đồng nghĩa với sự thông thái rởm nông cạn bên ngoài [23] và nghề mô phạm bán rao; và ngay cả thế, trong khi chúng ta nhận ra những tuyên bố về nghiên cứu Alexandria, chúng ta thường ghép đôi với sự nhận ra này, suy nghĩ rằng chỉ có sự đắm tàu hoàn toàn của một đời sống quốc gia mạnh mẽ mới từng có khả năng để cung cấp chỗ trống như vậy cho nhu cầu thuần túy lý thuyết về kiến ​​thức.

Mặc dù những khái niệm này, điều quan trọng cho đối tượng của chúng ta để chỉ ra năng lượng sáng tạo, tia lửa bật lên nỗ lực cao thượng – một nỗ lực cũng táo bạo và bao hàm toàn diện trong những mục tiêu của nó cũng như nó táo bạo và chân thực trong những phương tiện của nó – vốn thế giới học thức của Alexandria trình bày cho chúng ta trên một cái nhìn gần hơn.

Vì nếu triết học của Greece, mọc lên từ một nguồn gốc duy vật, sau một đoạn ngắn và xuất sắc qua tất cả những lập trường có thể hình dung được, đã tìm thấy sự chấm dứt của nó trong những hệ thống duy vật và những sửa đổi duy vật của những hệ thống khác, chúng ta có quyền hỏi kết quả cuối cùng của tất cả những biến đổi này là gì?

Nhưng “kết quả cuối cùng” có thể được hiểu khác nhau. Những triết gia đôi khi đã chấp thuận một công trình xây dựng vốn so sánh sự nghiệp của triết học với tiến trình của một ngày từ đêm đến sáng, qua trưa và tối một lần nữa đến đêm. Những triết gia tự nhiên của trường phái Ionia một mặt và mặt khác là trường phái Epicurus, trong lý thuyết này, rơi trong khu vực của đêm.

Tuy nhiên, chúng ta phải không quên rằng sự kết luận của triết học Greece trong sự quay lại của Epicurus về những nguyên lý đơn giản nhất đã không dẫn quốc gia trở lại tình trạng của thời thơ ấu thơ mộng, nhưng đúng hơn, đã hình thành sự chuyển đổi tự nhiên sang một giai đoạn của những thăm dò hiệu quả nhất trong lĩnh vực của khoa học tích cực.

Những nhà sử học rất thích để chủ trương rằng ở Greece, sự phát triển nhanh chóng của triết học đã tạo ra một sự tách biệt vô vọng giữa tư tưởng của tầng lớp quý tộc trí thức và những tưởng tượng và những khát vọng của người dân thường, và rằng sự tách biệt này đã làm cho xảy ra thảm họa quốc gia. Thật vậy, chúng ta có thể nhận cho tất cả điều này, và vẫn chủ trương rằng sự sụp đổ của những quốc gia riêng lẻ không cản trở sự tiến bộ của loài người; hay đúng hơn, rằng trong chính sự xụp đổ của quốc gia, kết quả của những nỗ lực của nó, giống như những hạt giống của cây đang chết, đạt đến độ chín và hoàn toàn nhất của nó. Sau đó, nếu chúng ta thấy những kết quả như vậy thực sự trở thành mầm mống của tiến bộ mới và đã-không mong đợi, chúng ta sẽ xem xét sự nghiệp của triết học và thăm dò khoa học từ lập trường cao hơn và tự do hơn.Và nó có thể thực sự chứng minh rằng sự bùng nổ khoa học rực rỡ của thời chúng ta, ở thời kỳ phát triển của nó, tại mọi thời điểm đều kết nối chính nó với những truyền thống của Alexandria.

Tất cả thế giới đã nghe nói về những thư viện và những trường phái của thành Alexandria, về sự hào phóng của những nhà vua của thành phố, sự nhiệt tình của những thày dạy và học giả của thành phố. Nhưng đó không là tất cả việc này vốn dựng thành sự quan trọng lịch sử của Alexandria: nhiều phần hơn nhiều đó là chính cốt tủy của tất cả khoa học, phương pháp vốn xuất hiện đầu tiên ở đây, sau một loại vốn đã xác định tiến trình của mọi thời-sau; và sự tiến bộ này trong phương pháp không chỉ giới hạn ở khoa học này hay khoa học kia, cũng không chỉ với chính Alexandria, nhưng đúng hơn nhiều, là một ghi chú chung của sự nghiên cứu Greece, sau sự suy đồi của triết học suy diễn lý thuyết.

Văn phạm, những nền tảng đầu tiên của nó được những Sôphít được đặt từng định, đã tìm thấy trong thời kỳ này một Aristarchus người thành Samothrace [24], mô thức của những phê bình, một người mà triết học của thời chúng ta vẫn tìm thấy một gì đó để học.

Trong lịch sử, Polybios đã bắt đầu thiết lập những nguyên nhân và tác dụng trong sự kết nối hữu cơ. [25] Trong những thăm dò theo trình tự thời gian của Manetho [26], Scaliger vĩ đại [27] đã tìm kiếm trong thời hiện đại một điểm của khởi hành.

Euclid đã tạo ra phương pháp của hình học, và đã cung cấp những yếu tố vốn vẫn dựng thành cơ bản của khoa học này. [28]

Archimedes tìm thấy trong lý thuyết về đòn bẩy, nền tảng của tất cả những thống kê: từ ông cho đến Galileo Galilei, những ngành khoa học cơ học đã không tiến bộ hơn nữa. [29]

Nhưng trong những ngành khoa học của thời kỳ này, thiên văn học ngời sáng với rực rỡ đặc biệt, sau khi nghỉ ngơi từ thời của Thales và Anaximander. Với nhiều nhấn mạnh, Whewell nói về của ‘thời quy nạp của Hipparchus [30], vì trong thực tế, đã là phương pháp quy nạp trong tất cả sự thông xuốt và khả năng sản xuất giàu có của nó vốn được Hipparchus chỉ đạo đầu tiên. Tuy nhiên, tính thuyết phục vững chắc của phương pháp quy nạp dựa trên giả định về tính đồng nhất và tất yếu đó trong tiến trình của tự nhiên vốn đã được Democritus đã đầu tiên làm cho nhìn thấy rõ ràng. Do đó, sẽ được giải thích, thêm nữa, ảnh hưởng sâu rộng của thiên văn học trong thời của Copernicus và Keppler, những người phục hồi thực sự của phương pháp đó vốn Bacon đã hình thành có hệ thống.

Dĩ nhiên, sự bổ sung cần thiết của phương pháp quy nạp, nền tảng thứ hai của khoa học hiện đại của chúng ta, dĩ nhiên, là thí nghiệm. Điều này cũng vậy, nó đã được sinh ra ở Alexandria và trong những trường phái y học của thành phố.

Cơ thể học được Herophilos và Erasistratos làm thành nền tảng của kiến ​​thức y học, và ngay cả giải phẫu sống dường như đã được dùng [31]. Một trường phái có ảnh hưởng lớn đã lớn lên, vốn lấy kinh nghiệm, theo nghĩa tốt nhất của từ này, là nguyên lý lớn của nó, và tiến bộ lớn đã là phần thưởng cho những nỗ lực của họ. Nếu chúng ta gồm tất cả những hiện tượng rực rỡ này trong một quan điểm, hoạt động trí thức của Alexandria phải gây một hứng khởi đầy kính trọng cao cả trong chúng ta. Đó không là thiếu hụt của sức sống bên trong, nhưng là tiến trình của lịch sử, vốn nhanh chóng đưa đến chấm dứt của hoạt động này; và chúng ta có thể nói rằng sự hồi sinh của những ngành khoa học đã chủ yếu là một hồi sinh của những nguyên lý (thực nghiệm) của trường Alexandria.

Chúng ta cũng phải không xem nhẹ giá trị của những kết quả của sự nghiên cứu tích cực trong thời cổ. Chúng ta ở đây bỏ đi không nhìn về ngữ pháp và lôgích, lịch sử và triết học, có những thành tựu to lớn và lâu dài của chúng vốn không ai phản đối. Chúng ta đúng hơn sẽ chỉ ra rằng trong chính những ngành khoa học này, vài thế kỷ qua đã đạt được trong chúng một sự phát triển vô song như vậy, những thành tựu sửa soạn của sự tìm tòi của Greece đã có quan trọng cao.

Bất cứ ai chiêm ngưỡng thế giới của Homer, với những phép lạ không ngừng, không gian hẹp của khoảng mặt đất của nó, và những quan niệm ngây thơ của nó về vòm trời và những vì sao, phải thú nhận rằng khả năng giữa những người Greece đã hoàn toàn sửa đổi lại những khái niệm về thế giới của họ. Thuộc về sự khôn ngoan của người India và người Egypt, chỉ có những mảnh vỡ đã đến được họ, vốn nếu không có những nỗ lực đáp ứng của chính họ, không bao giờ có thể đạt được bất kỳ sự phát triển nghiêm trọng nào. Sự trình bày méo mó của của một số đất nước quanh biển Mediterranean, vốn đã rõ ràng với Plato, phải hình thành chỉ một phần rất nhỏ của toàn bộ trái đất, những truyền thuyết về những người Hyperborea [32] và những dân tộc sống ở xa nhất về phía tây, sau vùng mặt trời lặn, những huyền thoại về loài thủy quái Scylla và Charybdis: tất cả những sự vật việc này là những đặc điểm từ đó ngay lập tức chúng ta học được rằng những khái niệm về khoa học và thơ ca vẫn còn chưa được phân biệt rõ ràng. Những biến cố tương ứng với lớp lang. Mỗi xảy ra tư nhiên xuất hiện như đã quấn bọc trong một số biểu hiện thiêng liêng. Từ đó thoát ra những sinh vật mà ý thức về cái đẹp phổ thông đã tạo ra những loại con người có sức mạnh và thanh nhã tuyệt vời, ở khắp mọi nơi, và lật đổ mọi suy nghĩ về một sự liên hệ khô cứng giữa nhân và quả. Những gót đều không hoàn toàn toàn năng, và thế nhưng vẫn chưa có những giới hạn cố định trong sức mạnh của họ. Mọi sự vật việc đều có thể, và không có gì có thể phụ thuộc vào. Phản chứng bằng cách thu dẫn về phi lý tất yếu (redudio ad absurdum) của những nhà duy vật Greece – “vì trong trường hợp đó của bất cứ gì có thể phát sinh từ bất cứ gì” – không có ứng dụng trong thế giới này: bất cứ gì có thể thực sự phát sinh từ bất cứ gì, và vì không có lá có thể rơi, không có vệt sương mù nổi lên, không có tia sáng chiếu rọi – không nói chi đến sấm và sét – với không có sự can thiệp của một số thần linh, ở đây không có điểm khởi đầu nào cho khoa học để có thể được nhận thức rõ.

Với những người Rome, ngoài sự kiện rằng họ đã nhận những xung lực khoa học đầu tiên từ những người Greece, nếu có thể, thì đã vẫn còn tệ hơn; ngoại trừ việc đoán điềm (lành dữ) theo hướng chim bay, và đặc biệt là quan sát những trận bão, những người Etruscan đã tìm hiểu rất chăm chú, đã làm cho biết đến một loạt những sự kiện tích cực trong phạm vi của những xảy ra của tự nhiên. Nhưng văn hóa Graeco-Rome mới ra đời đã họa hoằn tìm được những điều thô sơ nhất của thiên văn học và khí tượng học, không có dấu vết gì của vật lý và sinh lý học, không một hoài nghi về hóa học. Bất cứ gì đã xảy ra là phổ thông bình thường, ngẫu nhiên tình cờ, hay lạ lùng kỳ diệu, nhưng không là một đối tượng của nhận thức khoa học. Nói vắn tắt, đã vẫn còn thiếu chính sự khởi đầu của khoa học tự nhiên – những Giả thuyết.

Vào lúc chấm dứt của sự nghiệp ngắn ngủi và rực rỡ của văn minh thời cổ, chúng ta tìm thấy một sự thay đổi hoàn toàn. Những định đề về đồng nhất và có thể nhận thức của những sự kiện tự nhiên, đứng cao vượt trên tất cả hoài nghi; những nỗ lực đuổi theo kiến ​​thức này đã tìm thấy con đường định mệnh của nó. Khoa học tự nhiên tích cực, hướng đến sự điều tra chính xác những sự kiện cụ thể, và sự phối hợp rõ ràng của những kết quả của những tìm hiểu này, đã hoàn toàn tách khỏi triết lý suy đoán về tự nhiên, vốn tìm cách vượt ra khỏi những ràng buộc của kinh nghiệm, và vươn lên đến những nguyên nhân cuối cùng của những sự vật việc.

Nghiên cứu vật lý đã đạt được một phương pháp xác định. Cân nhắc tính toán đã lật đổ và thay thế quan sát đơn thuần: những dụng cụ đem cho sự chính xác để quan sát và bảo đảm những kết quả của nó; ngay cả những thí nghiệm đã được thực hiện.

Những ngành khoa học chính xác, bằng một tiến trình phát triển và hoàn thiện rực rỡ của toán học, đã bảo đảm rằng những dụng cụ, trong tay những người Greece, Arab và những dân tộc Teuton-Roma của thời hiện đại, từng bước mang lại những kết quả lý thuyết và thực tiễn kỳ vĩ nhất. Plato và Pythagoras đã truyền hứng khởi về sự vun trồng một ý hướng toán học cho những học trò của họ.

Trong đất nước của Newton, những quyển sách của Euclid, sau hơn hai ngàn năm, vẫn còn tạo dựng nền tảng cho giảng dạy toán học, và phương pháp tổng hợp ban đầu được tán dương trong Những Yếu Tố Toán Học Của Triết Học Tự Nhiên – (Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica) – khải hoàn cuối cùng và lớn nhất của nó

Thiên văn học, dưới sự hướng dẫn của những giả thuyết tinh vi và phức tạp về phần chuyển động của những vật thể trên bầu trời, đã thành tựu, không sánh bằng, nhiều hơn so với của những nhà tiên tri thời nguyên thủy về những vì sao của những dân tộc India, Babylon và Egypt, đã từng thành công được. Một tính toán gần như chính xác về vị trí của những hành tinh, những thiên thực của mặt trời và mặt trăng, một trình bày chính xác và xếp thành nhóm những sao cố định, không kể hết được danh sách của những gì đã thành tựu; và ngay cả ý tưởng-gốc của hệ thống Copernicus, việc đặt mặt trời ở trung tâm vũ trụ, thì đã được thấy trong Aristarchus người đảo Samos, với những quan điểm của ông, vốn Copernicus rất có thể đã quen biết.

Nếu chúng ta khảo sát bản đồ của Ptolemy, chúng ta vẫn còn thấy, đó là sự thật, vùng đất nổi tiếng phía nam hợp nhất Africa với vùng vùng gọi là ‘India Xa hơn’ [33], và biến biển India thành một biển Mediterranean thứ hai và lớn hơn; nhưng Ptolemy trình bày đất nước này như thuần túy giả thuyết; và đã mê hoặc biết bao nhìn trong Europe những phần nội địa Asia và Africa! Rất lâu trước khi hình dạng khối cầu của trái đất được công nhận phổ thông. Một ấn định theo phương pháp của địa điểm bằng những độ đo của kinh tuyến và vĩ tuyến tạo thành một sự chống đỡ mạnh mẽ cho việc duy trì những gì đã đạt được, và sự kết hợp tất cả những khám phá tươi mới. Ngay cả chu vi của trái đất cũng đã được ước tính bằng phương pháp thiên văn khéo tài tình. Mặc dù ước tính này có một sai lầm, nhưng chính sai lầm này đã dẫn đến việc khám phá America, khi Columbus, dựa vào Ptolemy, tìm kiếm lối đi về hướng tây để đến Đông India.

Trước Ptolemy rất lâu, những tìm tòi của Aristotle và những người trước ông, đã phân phối một khối thông tin về hệ động vật và thực vật của những đất nước ít nhiều xa xôi. Mô tả chính xác, khảo sát cơ thể học về cấu trúc bên trong của những cơ thể hữu cơ, đã dọn đường cho một khảo sát toàn diện về những hình dạng, từ thấp nhất lên cao nhất, đã được thai nghén như một sự hiện thực hóa tiến bộ của những lực hình thành, vốn kết thúc bằng sự tạo ra trong con người sự hoàn toàn nhất của những sự vật trần gian. Mặc dù trong quan điểm này, một lần nữa đã gồm rất nhiều lẫm lỗi, nhưng cho đến chừng nào tinh thần của điều tra đã vẫn còn hoạt động, nền tảng đã là có giá trị vĩnh viễn. Những chiến dịch thắng lợi của Alexander ở phương Đông đã làm giàu thêm cho khoa học, và nhờ giúp đỡ của sự so sánh, lĩnh vực của quan sát đã vẫn tiếp tục mở lớn thêm và rộng hơn. Những cần mẫn siêng năng của Alexandria đã tích lũy và sàng lọc những vật liệu. Và như thế, khi Pliny, vị lớn tuổi hơn [34], trong công trình bách khoa của ông, đã cố gắng để trình bày toàn bộ lĩnh vực của tự nhiên và nghệ thuật, gần hơn một cái nhìn sâu xa về những quan hệ giữa đời sống con người và vũ trụ đã có thể có được rồi. Với tinh thần khưng ngưng nghỉ này, người đã đóng lại công trình vĩ đại của ông với một cầu khẩn đến Tự nhiên, người mẹ phổ quát của tất cả, và đã chấm dứt đời ông đương khi dấn thân trong quan sát một núi lửa, ảnh hưởng của thiên nhiên đối với đời sống trí thức của loài người đã tạo dựng một quan điểm hiệu quả và một sự kích thích đầy cảm hứng để tìm hiểu.

Vật lý của những người xưa ôm giữ một khái niệm, xây đắp trên thí nghiệm, của những nguyên tắc chính của âm học, quang học, thống kê và lý thuyết về những khí và hơi nước. Từ những nghiên cứu của nhóm Pythagore vào trong thanh âm cao và sâu của những nốt nhạc, như chịu điều kiện của những khối lượng tương đối của những thể hình âm thanh, đến những thí nghiệm của Ptolemy về sự khúc xạ của ánh sáng, tinh thần của nghiên cứu Hellas đã thành tựu một sự nghiệp dài của sự sản xuất hiệu quả. Những dinh thự, những guồng máy chiến tranh và những công trình đào đắp đất đá đồ sộ của người Rome đều đã dựa trên một lý thuyết khoa học, bởi sự ứng dụng chính xác của nó vốn họ đã thực hiện với sự cẩn thận và chóng vánh tối đa đến mức có thể có được, trong khi những công trình khổng lồ hơn của những quốc gia phương Đông đã được sản xuất đúng hơn bằng sự chi tiêu hoang phí của thời gian và lao động, dưới sự cưỡng bức của những triều đại chuyên chế.

Y học, sau đỉnh cao trong Galen người thành Pergamos [35], đã giải thích được rồi đời sống cơ thể trong thành tố khó khăn nhất của nó – hoạt động thần kinh. Bộ óc, trước đây được xem là một khối trơ, bất động; nó dùng vào việc gì vẫn còn hiều được ít hơn về của lá lách trong thời hiện đại, đã được nâng lên thành ghế ngồi của hồn người và những chức năng của cảm giác. Soemmerring [36] , trong thế kỷ trước, đã tìm thấy lý thuyết về bộ não gần như ở chỗ Galen đã để nó lại. Những người xưa đã làm quen với sự quan trọng của tủy sống, và hàng ngàn năm trước Sir Charles Bell [37], họ đã phân biệt được những dây thần kinh của sự nhạy cảm và chuyển động; và Galen đã chữa khỏi chứng tê liệt những ngón tay, trước sự kinh ngạc của những người cùng thời ông, bằng cách tác động trên những phần của cột sống mà từ đó những dây thần kinh ám chỉ đã cho thấy khởi động. Không phải ngạc nhiên, khi đó, Galen đã coi những ý tưởng như những kết quả của những điều kiện cơ thể.

Khi chúng ta nhìn ngắm kiến ​​thức sau khi tích lũy như thế từ tất cả mọi phía – kiến thức vốn đập sâu vào trong lòng của Tự nhiên, và đã giả định trước định đề về tính đồng nhất của những sự kiện – chúng ta phải đặt câu hỏi, tư tưởng Duy vật thời cổ đã đóng góp đến đâu cho việc đạt được kiến ​​thức và những quan điểm này?

Và lời đáp cho câu hỏi này, ngay từ cái nhìn đầu tiên, sẽ hiện ra rất tò mò muốn biết. Vì quả thực, không chỉ hiếm khi có một người đơn độc trong số những người khám phá lớn – với ngoại lệ duy nhất của Democritus – đặc biệt thuộc về trường phái Duy Vật, nhưng chúng ta thấy giữa những tên tuổi được tôn vinh nhất, một chuỗi dài gồm những người thuộc về một khuynh hướng thì hoàn toàn trái ngược, lý tưởng, hình thức, và ngay cả nồng nhiệt.

Và ghi nhận đặc biệt ở đây phải trả cho toán học. Plato, người cha đầu tiên của một sự nồng nhiệt vốn đã trở thành trong tiến trình của lịch sử, một lần đẹp đẽ và sâu xa, một lần khác cuồng tín và mê sảng, thì đồng thời là ông tổ trí thức của một dòng gồm những người tìm tòi, những người chuyên chở những kết quả tất nhiên nhất và rõ ràng nhất của tất cả khoa học, toán học, đến điểm cao nhất nó đã đạt đến được trong thời cổ. Những nhà toán học thành Alexandria đã gần như toàn bộ thuộc về trường phái Plato, và ngay cả khi đã bắt đầucó sự phát triển của trường phái Plato-Mới, và những kích động rắc rối của cuộc khủng hoảng tôn giáo lớn đã có được lối đi của nó vào trong triết học, trường phái này vẫn tạo ra những nhà toán học vĩ đại. Theon và Hypatia, người con gái cao nhã của ông, bị đám cuồng Kitô giết chết, có thể dùng để ấn định giai đoạn này [38]. Một khuynh hướng tương tự đã khởi đi từ những người phái Pythagoras, trường phái của họ đã sản xuất ở Archytas, một nhà toán học thuộc hàng cao nhất. Bên cạnh những người này, Polyaenus của phái Epicurus hiếm khi được nhắc đến [39]. Ngay cả Aristarchus của đảo Samos, người đi trước của Copernicus, đã bám vào những truyền thống của phái Pythagore. Hipparchus vĩ đại, người khám phá sự chuyển hướng trục quay của xuân phân và thu phân [40], đã tin vào nguồn gốc thần thánh của hồn người. Eratosthenes thuộc về Academy thời giữa, vốn đã làm hư hỏng học thuyết Plato bởi một yếu tố hoài nghi. Pliny, Ptolemy, Galen, không có bất kỳ hệ thống chính xác nào, đã nghiêng sang những quan điểm tin-Gót-là-khắp-cả [41]– và có lẽ, hai trăm năm trước đó, đã bị nhầm lẫn với những người đích thực theo tư tưởng Duy vật, dưới tên gọi chung của Chủ nghĩa Không-tin-có-gót và Chủ nghĩa Duy nhiên. Nhưng Pliny không ủng hộ hệ thống triết học nào, mặc dù ông đứng đối lập công khai với những tin tưởng phổ biến, và ông dựa vào chủ nghĩa Stôít, trong những quan điểm của ông. Ptolemy đã vướng mắc vào chiêm tinh học, và trong những nguyên tắc chung của triết học của ông, trong tất cả những biến cố, đi theo Aristotle hơn là theo Epicurus. Galen, người là một triết gia nhiều hơn bất kỳ ai trong số họ, là một người phái Eclectic, và đã quen thuộc với nhiều hệ thống khác nhau, nhưng ông tỏ ra ít nghiêng về Epicurus nhất: chỉ trong lý thuyết về tri ​​thức ông đã chủ trương sự chắc chắn trực tiếp của nhận thức giác quan; nhưng ông đã bổ túc nó bằng việc giả định những sự thật trực tiếp của lý trí, vốn đều chắc chắn có trước đối với tất cả kinh nghiệm.[42]

Tuy nhiên, đủ dễ dàng để chúng ta thấy rằng sự tham dự mỏng manh này của tư tưởng Duy vật trong những thành tựu của sự điều tra tích cực thì không tình cờ; rằng nó thì đặc biệt không để được gán chỉ đơn thuần cho đặc tính trầm lặng và suy nghiệm của học thuyết Epicurus, nhưng trong thực tế, rằng yếu tố lý tưởng (Khoảnh khắc) với những người chinh phục của khoa học đứng trong sự liên hệ gần nhất với những phát minh và khám phá của họ.

Ở đây, chúng ta phải không để cho trốn chạy khỏi chúng ta một cảm nhận về một sự thật lớn lao, rằng đó không phải là những gì đúng và hợp lý khách quan vốn hầu hết mời gọi con người, ngay cả không phải những gì đó vốn đưa con người lến đến sự toàn vẹn lớn lao nhất của sự thật khách quan. Khi cơ thể rơi xuống đến đích nhanh hơn trên mặt cong nghiêng [43] so với trên một mặt phẳng nghiêng, như thế nó là một kết quả của sự tổ chức phức tạp của con người mà trong nhiều trường hợp, con đường vòng quanh qua trò chơi của tưởng tượng dẫn đến sự hiểu biết về sự thật thuần túy nhanh hơn hơn là nỗ lực tỉnh táo để thâm nhập vào những sự ẩn dấu ngụy trang gần nhất và khác nhau nhất.

Không có chỗ để nghi ngờ rằng Thuyết atom của người xưa, mặc dù còn xa mới đi đến việc nắm giữ sự thật tuyệt đối, thế nhưng nhưng lại đi đến gần hơn, không thể so sánh được, với thực tại thiết yếu của những sự vật, cho đến chừng nào khoa học có thể hiểu nó được, hơn là lý thuyết Số nguyên của Pythagore, hay lý thuyết những Thể dạng của Plato; ít nhất nó là một bước thẳng hơn và trực tiếp hơn tới những hiện tượng hiện có của Tự nhiên, so với những học thuyết hay nguyên lý triết lý mơ hồ và do dự đó vốn xuất hiện gần như hoàn toàn từ sự suy diễn của những tâm lý (hay hồn người) cá nhân. Nhưng lý thuyết về những lý tưởng của Plato thì không để bị tách rời khỏi sự thương yêu vô bờ bến của con người với những dạng thức thuần túy, trong đó tất cả những gì tình cờ và bất thường đều biến mất, và ý tưởng toán học về tất cả những hình tượng đều được cân nhắc xem xét. Và đó là lý thuyết-số của phái Pythagore. Thương yêu bên trong con người cho tất cả những gì hài hòa, khuynh hướng của tinh thần chôn vùi chính nó trong những liên hệ số học thuần túy của âm nhạc và toán học, tạo ra tư tưởng sáng tạo trong tinh thần cá nhân. Vì vậy, từ sự dựng lên đầu tiên của Μηδείς ἀγεωμέτρητος εἰσίτω [44] cho đến sự chấm dứt văn minh thời cổ, đã có đặc điểm chung này qua lịch sử của phát minh và khám phá – rằng khuynh hướng của tinh thần đối với siêu cảm giác đã giúp mở ra quy luật của thế giới cảm giác trên con đường của sự trừu tượng hóa.

Ở đâu, khi đó, là những giúp đỡ của tư tưởng Duy vật? hay, ngoài tất cả những dịch vụ khác của nó đối với mỹ thuật, thơ ca và tính nhạy cảm, có phải ưu tiên cũng đem cho suy diễn khác thường trong liên hệ ngay cả với những ngành khoa học chính xác? Rõ ràng là không: sự vật có mặt trái của nó, và điều này xuất hiện nếu chúng ta nhing theo hướng những tác động gián tiếp của tư tưởng Duy vật và sự liên hệ của nó với phương pháp khoa học.

Mặc dù chúng ta có thể gán sự quan trọng lớn cho sự thúc đẩy chủ quan, cho sự phỏng đoán cá nhân về một số nguyên nhân cuối cùng cho khuynh hướng và lực đẩy của vận động hướng tới sự thật, thế nhưng chúng ta phải đừng, dù một khoảnh khắc, đánh rơi cái nhìn để thấy như thế nào chính lập trường thần thoại tuyệt vời và võ đoán này vốn đã cản trở sự tiến bộ của kiến ​​thức quá lâu và nghiêm trọng, và đến mức độ xa rộng nhất vẫn tiếp tục làm như vậy. Ngay khi con người đạt được sự quan sát tỉnh táo, rõ ràng và dứt khoát về những sự kiện riêng lẻ, thì ngay thế, người này kết nối sản phẩm của quan sát này với một lý thuyết xác định, mặc dù, nó có thể là một lý thuyết sai lầm, nhưng nếu nó ít nhất là một lý thuyết vững chắc và đơn giản, sự tiến bộ hơn nữa thì được bảo đảm. Điều này, khi nó xảy ra, dễ dàng được phân biệt với những tiến trình của phát minh và tưởng tượng một số nguyên nhân cuối cùng. Mặc dù điều này, như chúng ta vừa trình bày, có thể có, trong những hoàn cảnh thuận lợi, một giá trị chủ quan cao, tùy thuộc vào sự trao đổi của những sức mạnh trí thức, thế nhưng sự khởi đầu của sự quan sát có phương pháp rõ ràng, có phương pháp này, trong một ý hướng là việc bắt đầu thực sự đầu tiên của tiếp xúc với chính những sự vật việc. Giá trị của khuynh hướng này là khách quan. Đồng thời, những sự vật việc đòi hỏi rằng chúng ta phải như thế đến gần chúng, và chỉ khi chúng ta đặt một câu hỏi được cân nhắc kỹ lưỡng, tự nhiên mới thực có thể trả lời cho chúng ta. Và ở đây, chúng ta phải nhắc nhở đến điểm khởi đầu của hoạt động khoa học Greece vốn được tìm kiếm trong Democritus và ảnh hưởng hợp lý hóa của hệ thống của ông. Ảnh hưởng hợp lý hóa này đã mang lại lợi ích cho cả quốc gia; nó đã được hoàn thành trong sự quan sát đơn giản nhất và tỉnh táo nhất về những sự vật việc vốn có thể tưởng tượng được – trong sự giải quyết của vũ trụ thay đổi và nhiều dạng vào thành những particle không thể thay đổi nhưng di động. Mặc dù nguyên tắc này, được kết nối chặt chẽ nhất với tư tưởng Duy vật Epicurus, đã chỉ đạt được ý nghĩa đầy đủ của nó trong thời hiện nay, thế nhưng rõ ràng nó đã được thực hiện, như thí dụ xảy ra đầu tiên của một trình bày tiêu biểu đầy đủ và sống động của mọi thay đổi, cũng ảnh hưởng rất sâu xa với những người xưa. Nhưng chính Plato đã giải quyết vào thành những vật thể cơ bản di động, vật chất ‘không tồn tại’, nhưng không thể thiếu của ông; và Aristotle, người chống lại với tất cả sức mạnh của ông, giả định về một khoảng trống, người duy trì một cách giáo điều về tính liên tục của vật chất – tìm kiếm, cho đến mức có thể được thực hiện từ lập trương khó khăn này, để cạnh tranh với Democritus trong sự sống động của học thuyết của ông, về sự thay đổi và chuyển động.

Quả thực, là đúng rằng thuyết Atom của ngày nay, kể từ khi hóa học đã có kết quả tốt đẹp, từ khi lý thuyết về sự dao động và giải quyết toán học của những lực thì hoạt động trong những particle nhỏ nhất, đứng trong sự kết nối trực tiếp hơn rất nhiều với những khoa học tích cực. Nhưng sự kết nối của tất cả những sự kiện không thể giải thích về mặt khác này của tự nhiên, của sự trở thành và diệt vong, của sự biến mất rõ ràng và của nguồn gốc không giải thích được của vật chất với một nguyên tắc phổ biến duy nhất, và như người ta có thể nói, một nền tảng rõ ràng như có thể sờ thấy được, cho khoa học của thời cổ, đã là (ý tưởng, khám phá xem dễ dàng và đơn giản sau khi một ai đã làm xong như) quả trứng của Columbus thật sự . Sự can thiệp liên tục của những gót và những quỷ thần đã bị gạt sang một bên bởi một cú đánh mạnh mẽ, và bất kỳ những bản chất suy diễn nào cũng có thể chọn để tưởng tượng xa vời về những sự vật việc vốn nằm sau thế giới hiện tượng, rằng thế giới tự nó nằm ngoài sương mù và đã phơi bày với cái nhìn, và ngay cả những học trò chân chính của một Plato và một Pythagoras đã thí nghiệm hay đưa lý thuyết về những sự xảy ra trong tự nhiên mà không lẫn lộn giữa thế giới của những ý tưởng và của những con số huyền bí với những gì được đưa ra trực tiếp. Sự nhầm lẫn này, được thể hiện mạnh mẽ trong một số triết gia bản địa hiện đại của Germany, lần đầu tiên đã xuất hiện trong thời cổ với sự suy tàn của tất cả những nền văn hóa ở những thời kỳ quá độ của trường phái Plato-Mới và Pythagore-Mới. Đó là đạo đức lành mạnh của tư tưởng trong đó, đã duy trì bởi sự đối trọng của tư tưởng Duy vật tỉnh táo, đã giữ cho những nhà Duy ý Greece tránh xa lâu dài khỏi những sai lầm như vậy. Theo một ý hướng nào đó, toàn bộ tư tưởng của Greece thời cổ, từ khi bắt đầu của nó cho đến thời kỳ hủy diệt hoàn toàn của nó, đã dưới ảnh hưởng của một yếu tố duy vật. Những hiện tượng của thế giới cảm nhận được, phần lớn, đã được giải thích ra từ những gì được cảm nhận bởi những giác quan, hay được trình bày như được cảm nhận như thế.

Dù phán xét thế nào đi nữa, chúng ta có thể trong những phương diện khác vượt trên toàn bộ của hệ thống Epicurus, trong tất cả những sự kiện, rất nhiều chắc chắn, rằng nghiên cứu khoa học về thời cổ đã thu được lợi ích không từ hệ thống này, nhưng nhiều hơn từ những nguyên tắc Duy vật tổng quát vốn nằm chìm dưới, làm nền tảng cho nó. Trường phái Epicuruss vẫn còn, trong số tất cả những trường phái cổ xưa, là trường phái cố định nhất và không thể thay đổi. Không chỉ là những trường hợp cực kỳ hiếm trong đó một người phái Epicurus chuyển sang những hệ thống khác, nhưng chúng ta còn thấy hiếm khi có một nỗ lực duy nhất để mở rộng hay sửa đổi những học thuyết, một khi đã được chấp nhận cho đến những phát triển cuối cùng của trường phái. Sự hạn hẹp có tính môn phái này mang chứng kiến ​​cho ưu thế mạnh mẽ của đạo đức trên phương diện vật lý của hệ thống. Khi Gassendi, vào thế kỷ XVII, đã hồi sinh hệ thống của Epicurus, và tương phản nó với của Aristotle, dĩ nhiên, ông đã tìm cách để duy trì đạo đức của Epicurus cho đến mức như nó đã so sánh được với đạo Kitô, và không thể phủ nhận rằng điêu này cũng đã có một ảnh hưởng dậy men mạnh mẽ trong sự phát triển của tinh thần thời nay; nhưng sự kiện quan trọng nhất đã là việc phóng thích ngay lập tức của nguyên lý của Democritus cổ ra khỏi những xiềng xích của hệ thống. Được sửa đổi khác nhau bởi những người như Descartes, Newton và Boyle, học thuyết về cơ thể cực nhỏ và nguồn gốc của mọi hiện tượng từ những chuyển động của chúng, đã trở thành nền tảng của khoa học thời nay.Tuy nhiên, công trình vốn đã làm vững chặt cho hệ thống của Epicurus kể từ sự hồi sinh của việc học hỏi một ảnh hưởng mạnh mẽ đến những phương thức của tư tưởng thời nay, đã là bài thơ của Lucretius Carus, người Rome, người mà trên nền tảng đặc biệt về sự quan trọng lịch sử của ông, chúng ta sẽ dành riêng một chương đặc biệt, vốn sẽ đồng thời cho chúng ta một cái nhìn sâu xa hơn về những phần quan trọng nhất của học thuyết của Epicurus.


(Feb/2019)





[1] Hippocrates (460–?377 TCN): Y sĩ nổi tiếng người Greece, có công lớn trong việc thiết lập nền tảng khoa học cho y học. Ông và những người theo ông đã làm việc để phân biệt y học với những tin tưởng mê tín và ma thuật bằng căn cứ sự điều trị bệnh của họ dựa trên quan sát chặt chẽ (bệnh trạng) và suy luận diễn dịch (bệnh lý). Tên tuổi Hippocrates liên kết với một bộ phận gồm những tác phẩm có ảnh hưởng lớn, trong đó nhấn mạnh trên nguyên nhân tự nhiên hơn là nguyên nhân siêu nhiên và vai trò của dinh dưỡng và môi trường; do đó, ông được coi là cha đẻ của y học.
[2] Dicaearchus người thành Messina, Sicily (nổi tiếng c. 320 TCN), triết gia Greece, phái Peripatetic, học trò của Aristotle và là một học giả lớn, ghi nhận có ảnh hưởng đến những người sau, ở Rome, như Cicero và Plutarch.
Aristoxenus (nổi tiếng trong these kỷ 4, TCN), triết gia Greece, phái Peripatetic, chuyên gia đầu tiên về lý thuyết âm nhạc trong thế giới cổ điển.
Straton người thành Lampsacus (chết khoảng 270 TCN), triết gia Greece, kế tục Theophrastus như người đứng đầu phái Peripatetic. Straton nổi tiếng vì học thuyết về khoảng trống (the void) của ông (khẳng định rằng tất cả những thực thể đều chứa khoảng trống và sự khác biệt về trọng lượng của các chất là do sự khác biệt trong phần mở rộng của khoảng trống). Một người theo thuyết Aristotele chính thống, Straton đã khắc chế cách giải thích về tự nhiên của người thày, bằng nhấn mạnh vào quan hệ nhân quả và tư tưởng duy vật, phủ nhận mọi sức mạnh thần linh hoạt động trong tiến trình của tự nhiên
[3] [As, generally speaking, the most familiar form of Materialism among Greeks was the anthropological, so we observe that Aristotle’s doctrine of the separable, divine, and yet individual, soul in man met with the strongest opposition amongst his successors in antiquity. Aristoxenos, musician, compared the relation of the soul to the body to that of harmony to the strings by which it is produced. Dikaearchos, in place of the individual soul-substance, put a universal principle of life and sensation, which becomes only temporarily individualised in corporeal object (Ueberweg, Grund., i. 4 Aufl. S. 198, E. T., Hist, of Phil., i. p. 183). One of Aristotle’s most important interpreters under the empire, Alexander of Aphrodisias, conceived the separable soul (the vovs ttoltjtiicos) to no portion of the man, but only as the divine essence which influences and develops the natural and inseparable human soul, and by which, in consequence, the process of thinking takes place. (Comp. Zeller, iii. 1, 2 Aufl. S. 712). Amongst the Arabian interpreters, Averroes in particular conceived the doctrine of the penetration of the divine soul into man quite pantheistically; while contrariwise the Christian philosophers of the Middle Ages carried further than Aristotle the individuality and separability of the reason, from which they got their immortal anima rationalis (apart, that is, from the strictly orthodox doctrine of the Church, which requires that the immortal soul should include not the reason alone, but the lower faculties), so that in this particular too the exact view of Aristotle was scarcely anywhere accepted.]
[4] Magna Graecia: thời này gồm vùng cực nam Italy (những thuộc địa, đinh cư) của Greece
[5] [Comp. Zeller, iii. 1, 2 Aufl., p. 26, E. T. (Eeicliel, Stoics, &c), p. 36.]
[6] Anthropomorphism
[7] Pantheism vẫn dịch là thuyết Phiếm thần
[8] [Zeller, iii. i, S. 113 ff., E. T. (Reichel, Stoics, &c), p. 129: ….]
[9] Monism
[10] Kleruchos: người chính quốc di cư sang sinh sống ở thuộc địa
[11] Hesiod (khoảng 750 và 650 TCN): được cho là tác giả của: Works and Days, Theogony Shield of Heracles
[12] Epicurus (341–270 TCN): triết gia Greek, sáng lập trường phái nổi tiếng, nay gọi là Epicureanism, tôi dịch tạm là trường phái Ê-pi-cua(thay vì Duy lạc hay hưởng lạc chủ nghĩa - 享樂主義 - như trong/theo tiếng Tàu, không hoàn toàn đúng). Trường phái Epicurus đã là một hệ thống triết học đầy đủ và độc lập, gồm một quan điểm về cứu cánh của đời người trong đó đặc biệt nhấn mạnh về ‘hạnh phúc’ (không phải ‘lạc thú’, hanh phúc hiểu như sự vắng mặt của mọi đau đớn vật chất và khuấy động, xáo trộn tinh thần), một học thuyết duy nghiệm về tri thức (những cảm giác, cùng với nhận thức về vui sướng và đau đớn, là những tiêu chuẩn không thể sai lầm), một mô tả về tự nhiên dựa trên thuyết duy vật nguyên tử, và một mô tả tự nhiên về sự tiến hóa, từ sự hình thành thế giới đến sự xuất hiện của xã hội loài người.
[13] Nausiphanes người thành Teos (nổi tiếng khoảng 340-320 TCN), tuy rất ngưỡng phục triết lý của Democritus, nhưng là một học trò của Pyrrho
[14] Xenocrates người thành Chalcedon: triết gia Greek, nhà toán học, đứng đầu trường phái Plato ở Academy từ 339/8 đến 314/3 TCN. Những giảng dạy của ông, theo Plato, nhưng đã có cố gắng định nghĩa chặt chẽ hơn, thường với những khái niệm toán học.
Sau khi Alexander chết, Aristotle đã rời Athens lui về Chalcis, trên đảo Euboea, và sống ở đây cho đến khi chết (322 TCN)
[15] Nomad
[16] [For the divergences of Epiknros from Demokritos we must refer partly the section on Demokritos (p. 25. foil.), partly to the extracts from Lucretius’s De Natura, which will be found further on, and the special distocussions in connection with it]
[17] Perception
[18] [* Hist. Phil., i. 4th ed. p. 220, E. T. 204.—Tr.]
[19] Plato là một trong những triết gia bàn về những gì có thể được gọi tên là Duy Ý (Idealism), mặc dù thuyết Duy ý Plato cũng thường nhầm lẫn nhắc đến như thuyết Duy thực Plato (Platoic Realism). Nhầm lẫn này ví mặc dù học thuyết của ông mô tả những Thể Dạng (xem những bản dịch Plato của tôi) hay những Phổ quát Tuyệt đối (vốn chúng chắc chắn là những ý tưởng phi-vật chất trong nghĩa rộng rãi của từ này), Plato cũng chủ trương rằng những Thể dạng có sự là-có (hay hiện hữu) độc lập của chúng, vốn không phải là một lập trường duy ý, nhưng một lập trường duy thực. Tuy nhiên, các học giả đều đồng ý rằng Plato đã tin rằng “thực tại đầy đủ” (khác với “chỉ là-có” mà thôi) thì đạt được chỉ qua tư tưởng, như thế nó là một gì đó không-khách quan. Đến thế kỷ 18, George Berkeley, một thày chăn chiên Kitô, đã đẩy những khái niệm này xa thêm nữa, theo chiều hướng biện hộ cho sự hiện hữu của Gót Kitô. Berkeley đã biện luận bằng cũng đồng ý rằng (a) những kiến thức của chúng ta đều phải dựa trên những tri giác của chúng ta và (b) rằng quả thực không có đối tượng tri thức ‘thực sự’ đằng sau tri giác của mỗi người (có thực chỉ là những tri giác, không là những đối tượng của tri giác) – (c) nhưng giải thích thêm rằng – lý do khiến mỗi chúng ta như đều có tri giác giống nhau về cùng những sự vật việc – bằng đem một Gót vào như nguyên nhân trực tiếp của những tri giác con người. Thế nên thuyết Duy Ý của Berkeley, thường được gọi là thuyết Duy ý Khách quan, hay đúng hơn là thuyết Duy ý Giáo điều (Subjective Idealism hay Dogmatic Idealism)
[20] [Zeller iii. 1, 2 Aufl., p. 365 foil., treats this point as a “difficulty,” as to the solution of which Epicurus appears to have troubled himself but little. But the expression is remarkable that, on the view of Pythagoras, errors of the senses become impossible; while shortly afterwards follows the correct remark that the error lies not in the perception but in the judgment. The eye, for example, looking upon a stick plunged into the water, sees it broken. This perception, however, of a broken stick, is not only thoroughly true and trustworthy (compare what is said in the text against Ueberweg), but it is, moreover, a very important basis of the theory of the refraction of light, which, without such perceptions, could never have been attained. The judgment that the stick, conceived as an objective thing, is broken, and will therefore appear so out of the water also, is indeed false; but it can be easily corrected by a second perception. If now the perceptions taken in themselves were not collectively quite trustworthy, and the basis of all further knowledge, one might propose to annul one of them entirely, as we simply and absolutely abandon an incorrect judgment. But it is obvious that that is quite impossible. Even such errors of the senses (errors unknown to the ancients), in which an incorrect judgment (false induction) immediately and unconsciously interferes with and affects the function of perception, as, for instance, the phenomena of dark spots on the retina, are as perceptions trustworthy. When Zeller believes that the difficulty would be only carried a step further back by the distinction between tbe perception of a picture and perception of an object, that seems to rest upon a misunderstanding. The question, “How may the true be distinguished the untrue pictures?” is thus be answered, that every picture is “true;” that is, the object is given with complete certainty in that modification which necessarily follows from the constitution of the media and of our organs. Our proper task is never, therefore, to reject a picture absolutely as “untrue,” and to substitute another for it, but to recognise as such a modification of the original picture. This takes place quite simply, like all other recognition, through the formation of a πρδληψις is and then of a δσξα out of repeated perceptions. Let us compare, for instance, the way in which Rousseau makes his Emile develop the notion of the refraction of light out of the picture of the broken stick. And although Epicurus may not have treated the question with this keenness, yet obviously his remark (if Cicero reports correctly), that it is the task of the wise man to distinguish mere opinion {opinio) from certainty (perspicuitas), is not the whole answer that Epicurus’s system affords on the matter. Nay, it is perfectly dear that this very distinction must be produced in the same way as all other knowledge; by the formation of a notion, and, in connection with it, a belief naturally developed from the perception itself as to the causes of the modified phenomenon.]
[21] Speculative philosophy
[22] Neo-Platoism
[23] Sciolism
[24] Aristarchus người thành Samothrace (220-143 TCN) was a grammarian noted as the most influential of all scholars of Homeric poetry. He was the librarian of the Library of Alexandria and seems to have succeeded his teacher Aristophanes of Byzantium in that role
[25] Polybius (c. 203 B.C.E. – 120 TCN) was a Greek historian of the Hellenistic Period noted for his book called The Histories covering in detail the period of 220 B.C.E.–146 B.C.E. He is also renowned for his ideas of political balance in the government, which was later used in Montesquieu’s The Spirit of the Laws and the drafting of the United States Constitution
[26] Manetho: một tu sĩ người Egypt, sống khoảng thế kỷ 3 TCN. Ông viết một quyển sách (hay nhiều) bằng tiếng Greece để giúp thế giới Mediterranean hiểu lịch sử và văn minh của đất nước ông. Ngày nay ông được biết như tác giả của tập ‘Aegyptiaca’: một bộ lịch sử Egypt viết bằng tiếng Greece.
[27] Joseph Justus Scaliger (1540 –1609) was a French religious leader and scholar, known for expanding the notion of classical history from Greek and ancient Roman history to include Persian, Babylonian, Jewish and ancient Egyptian history.
[28] Euclid of Alexandria (325-265 TCN): is the most prominent mathematician of antiquity best known for his treatise on mathematics The Elements. The long-lasting nature of The Elements must make Euclid the leading mathematics teacher of all time. However, little is known of Euclid’s life except that he taught at Alexandria in Egypt.
[29] Archimedes (c.287 - c.212 TCN); Archimedes was a Greek mathematician, philosopher and inventor who wrote important works on geometry, arithmetic and mechanics. Archimedes was born in Syracuse on the eastern coast of Sicily and educated in Alexandria in Egypt. He then returned to Syracuse, where he spent most of the rest of his life, devoting his time to research and experimentation in many fields.
In mechanics he defined the principle of the lever and is credited with inventing the compound pulley and the hydraulic screw for raising water from a lower to higher level. He is most famous for discovering the law of hydrostatics, sometimes known as ‘Archimedes’ principle’, stating that a body immersed in fluid loses weight equal to the weight of the amount of fluid it displaces. Archimedes is supposed to have made this discovery when stepping into his bath, causing him to exclaim ‘Eureka!’
During the Roman conquest of Sicily in 214 BC Archimedes worked for the state, and several of his mechanical devices were employed in the defence of Syracuse. Among the war machines attributed to him are the catapult and - perhaps legendary - a mirror system for focusing the sun’s rays on the invaders’ boats and igniting them. After Syracuse was captured, Archimedes was killed by a Roman soldier. It is said that he was so absorbed in his calculations he told his killer not to disturb him.
[30] Hipparchus người thành Nicaea (190-120 TCN): nhà thiên văn, địa lý và toán học người Greek. He is considered the founder of trigonometry but is most famous for his incidental discovery of precession of the equinoxes. Hipparchus was born in Nicaea, Bithynia, and probably died on the island of Rhodes, Greece.
[31] Herophilus (325-255 TCN): was born in the Greek town of Chalcedon. He received his medical training under Praxagoras, a famous physician and anatomist who taught at the Hippocratean medical school on the island of Cos (Kos). He moved to Alexandria, Egypt, as a young man and lived there for the rest of his life, practicing medicine and commence his research. He took deep interest in general anatomy, and soon realized that the only way he could truly study human anatomy was by becoming the first person to perform systematic dissection of the human body, presumably on cadavers. Human dissection then was forbidden and was not allowed again for 1800 years. The anatomic and physiologic discoveries of Herophilus were phenomenal. As Hippocrates is called the Father of Medicine, Herophilus is called the Father of Anatomy
Erasistratus (304 BC-250 TCN): was born on the island of Chios in ancient Greece, to a medical family. He studied medicine in Athens and then in Cos, a center of the medical school of Praxagoras. Erasistratus then moved to Alexandria, where he taught and practiced medicine, continuing the work of Herophilus. He is best known for his works on human cadavers and his knowledge of the human body. He is considered the father of physiology.
[32] Trong huyền thoại Greece, Hyperborea đã là một vùng hoang đường của suối nguồn nguyên thủy, một vùng đâu đó về hướng cực bắc, sau cõi trú ngụ của Gió Bấc. Dân chúng ở đó sống lâu, sung sướng may mắn, không bao giờ có chiến tranh, không phải cực nhọc, và cũng không chịu khổ vì già và bệnh.
[33] Farther India
[34] Pliny the Elder (Gaius Plinius Secundus) (khoảng 23-79 TCN), nhà bác học Roma, tác giả Natural History, bộ toàn thư khuôn mẫu, với tài liệu và kiến thức khoa học giá trị, nổi tiếng uy tín cho đến thời Trung cổ. Tương truyền ông chết trong cố gắng cứu dân thành Pompeii, khi núi Vesuvius phun lửa.
[35] Galen of Pergamon (khoảng 129-216 TCN), Greek physician, writer, and philosopher who exercised a dominant influence on medical theory and practice in Europe from the Middle Ages until the mid-17th century.
[36] Samuel Thomas Soemmerring (1755-1830) was an encyclopaedic anatomist and one of the most experienced and renowned neuro-anatomists in the late eighteenth century. His description and illustration of the brainstem with its still accepted classification of cranial nerves (1778), the discovery of the acervulus in the epiphysis (1785), his demonstration of the crossing of the optic nerve fibres (1788), and of the macula lutea in the retina of the eye he had discovered in 1791, won him great recognition.
[37] Charles Bell (1774–1842) was a Scottish anatomist–surgeon whose famous original ideas on the nervous system.
[38] Hypatia người thành Alexandria (c. 370 - 415 TCN) nhà toán học và triết gia, sinh quán ở Alexandria, Egypt. Bà là con giá cảu nhà toán học Theon, vị giáo sư cuối cùng của trường đại học Alexandria. Bà bị một đám đông cuồng tín Kitô giết chết, ngoài đường phố Alexandria, khi bà đang trên xe về nhà, năm 415 TCN.
[39] Polyaenus of Lampsacus (c. 340 – 278 TCN), cũng còn gọi là Polyenus, nhà toán học Greece thời cổ và là bạn của Epicurus.
[40] equinoxes
[41] pantheistic
[42] [The passage contained at p. 65 of the first edition, in which the Index of Hiimboldt’s “Kosmos” was employ ed to prove the scientific importance of Aristotle, has been retracted on considering that the preservation of the Aristotelian writings in the gene ral destruction of the Greek literature was sufficiently decisive on this point. It is therefore perhaps to be doubted whether the influence of Aristotle has not been too favourably estimated in the passage of Humboldt: “In Plato’s hoher Achtung fiir mathema tische Gedankenentwicklung, wie in den alle Organismen umfassendeu morphologischen Ansichten des Sta giriten lagen gleichsam die Keime aller spaterer Fortschritte der Natur wissenschaft.” We must not, indeed, overlook the importance of teleologi cal hypotheses in the sphere of orga nic discovery, but the great develop ment of modern science rests upon the liberation from the tyranny of this ‘organic view of things.’ The know ledge of inorganic nature, and there with of the most universal laws of nature, connects itself, in fact, much more closely with the principle of De mokritos, through which physics and chemistry first became possible.]
[43] brachystochrone
[44] “Μηδείς ἀγεωμέτρητος εἰσίτω” = “Ai không biết đo đạc (toán học) thì đừng vào đây” – Plato