LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó
Friedrich Albert Lange
(1829-1875)
(←... tiếp theo)
Rõ ràng không bởi một đơn thuần chỉ quy ước, vốn ngay lập tức đặt định
một ai như một người theo thuyết nghĩa Duy cảm nhìn theo hướng thế giới bên trong,
và một người duy vật nhìn theo hướng thế giới bên ngoài. Mặc dù lập trường
này là phổ thông nhất trong thực hành không lôgích của chúng ta, nó là bất cứ
gì nhưng không là một lập trường triết lý.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
Thuyết Duy Cảm Của Những Nhà Sôphít
Và Thuyết Duy Vật Đạo Đức Của Aristippus.
Những gì chúng ta
không rõ chất liệu hoặc vật chất là trong thế giới bên ngoài của tự nhiên, cảm
giác là trong sự sống [1] bên trong của con người. Nếu chúng ta
tin rằng ý thức có thể hiện hữu (là-có) với không cảm giác, tin tưởng này đến
từ một sự nhầm lẫn tế nhị khó thấy. Có thể có được một ý thức rất sống động, vốn
bận rộn chính nó với những sự vật việc cao nhất và quan trọng nhất, nhưng đồng
thời có những cảm giác của một sức mạnh thuộc giác quan chóng biến mất. Nhưng
những cảm giác luôn luôn có đó; và từ những liên hệ của chúng, sự hài hòa hay
muốn hài hòa của chúng, đã hình thành những nội dung và ý nghĩa của ý thức;
giống đúng như nhà thờ nguy nga thì được xây từ đá thô, hay biểu đồ quan trọng
thì gồm những đường vẽ bằng chì nhỏ tinh tường, hay bông hoa từ vật chất đã
đươc xắp đặt tổ chức. Như, sau đó, nhà duy vật, sau khi nhìn vào thiên nhiên
bên ngoài, tìm ra những dạng thức của sự vật từ những vật chất mà chúng được tạo
hợp thành, và với chúng, đặt những nền tảng cho triết lý của ông, như thế người
theo Tư tưởng Duy cảm dẫn nhắc toàn bộ của ý thức trở lại với những cảm giác.
Thuyết Duy cảm và thuyết Duy vật, do đó, ở dưới đáy đều đồng ý về việc nhấn
mạnh vào nội dung trong đối lập để hình thành: câu hỏi khi đó được đặt ra, giải
thích thế nào những liên hệ hỗ tương của chúng?
Nhiều phần đúng hơn, người Duy vật sau đó sẽ phủ nhận rằng cảm giác tồn
tại độc lập với vật chất, và theo đó, ngay cả trong những sự kiện của ý thức,
chỉ tìm thấy những tác động của những thay đổi vật chất thông thường, và coi
những sự việc này trong cùng một ánh sáng như những sự kiện vật chất khác của
thế giới bên ngoài: người Duy cảm mặt khác, sẽ phải phủ nhận rằng chúng ta biết
bất cứ điều gì, bất kể là gì, hay về những sự vật việc của thế giới bên ngoài tổng
quát, vì chúng ta chỉ có nhận thức
của riêng mình về mọi sự vật việc, và không thể biết điều này có giá trị gì
trong liên quan với những sự vật việc đó trong bản thân chúng như thế nào. Cảm
giác thì với người này không chỉ vật chất (Stoff)
của tất cả những sự kiện của ý thức, nhưng cũng vật chất được đem đến trực
tiếp, vì chúng ta có và biết những sự vật việc của thế giới bên ngoài chỉ trong
những cảm giác của chúng ta. Như một kết quả của sự chính xác không thể phủ
nhận của tuyên bố này, vốn ngay lập tức là một sự tiến bộ trên ý thức thông
thường, và đã giả định trước một khái niệm về thế giới như một thống nhất, Tư
tưởng Duy cảm phải xuất hiện như một phát triển tự nhiên của Tư tưởng Duy vật. [2] Sự phát triển này được khiến xảy ra
những người Greece qua chính trường phái đó, vốn tổng quát đã đánh sâu nhất vào
trong đời sống cổ xưa, giống như nhau trong những ảnh hưởng xây dựng và phá
hoại của nó, – bằng tác động của những nhà Sôphít.
Người ta đã kể trong cuối thời cổ rằng nhà hiền triết Democritus, một
lần ở thị trấn quê hương ông, đã thấy một người phu khuân vác đang đóng xếp
những khối gỗ rất vốn người này phải mang đi một cách rất sáng tạo tài
tình. Democritus đã nói chuyện với người này, hết sức ngạc nhiên trước sự
nhanh trí của người này khiến ông nhận người này làm học trò. Người phu
khuân vác này là người đã cung ứng nguyên nhân cho một cuộc cách mạng vĩ đại
trong vị trí của triết học: ông trở thành một người dạy học của ‘trí thức đổi
lấy vàng’ [3]. Ông là Protagoras, người đầu
tiên của những Sôphít [4]
Hippias, Prodicus, Gorgias, và một loạt những người người ít nổi tiếng
hơn, chủ yếu được biết đến qua những tác phẩm của Plato, đã chẳng bao lâu, sẽ
đi ngang những thành phố của Greece, để giảng dạy và tranh luận, và trong một
số trường hợp, họ đã tạo được những tài sản lớn. Khắp nơi, giới trẻ thông minh
nhất đổ xô đến họ; để tham dự vào những giảng dạy của họ, sớm trở thành dấu
hiệu thời thượng; những học thuyết và nói chuyện của họ đã trở thành chủ đề
hàng ngày của tầng lớp thượng lưu, và danh tiếng của họ lan truyền với sự nhanh
chóng đáng kinh ngạc.
Đây là một điều mới ở Greece, và những người lính Marathon già, những
cựu chiến binh của đấu tranh giải phóng, đã không chỉ là những người bảo thủ phải
tự lắc đầu. Những người ủng hộ những Sôphít đã dán chặt vào những sôphít, với
tất cả ngưỡng mộ của họ, rất giống như trong thời chúng ta, những khán giả bảo
trợ của một ca sĩ opera: phần lớn những người này, ở giữa sự ngưỡng phục của
họ, đã xem là không xứng đáng để họ đặt bước theo chân. Socrates đã từng làm
những học trò của những Sôphít bối rối, bằng những câu hỏi thẳng thừng về đối
tượng nghề nghiệp của những giáo sư của họ. Từ Pheidias, chúng ta học nghề điêu
khắc, từ Hippocrates nghề thuốc – nghề gì, sau đó, từ Protagoras?
Sự tự hào và sự yêu phô diễn khoa trương của những Sôphít đã không là sự
thay thế cho thái độ đạo mạo và dè dặt của những triết gia cũ. Phong cách cao
thượng của yêu chuộng nghệ thuật như người không chuyên nghiệp trong triết học vẫn
được cho là đáng trọng hơn việc làm giống như buôn bán, hay kinh doanh của
những Sôphít.
Chúng ta vẫn chưa xa lắm với thời khi chỉ mặt tối hơn của hệ thống tư
tưởng Sôphít được biết đến với chúng ta. Sự chế nhạo của Aristophanes và sự sốt
sắng đạo đức của Plato đã gắn với vô số những giai thoại của những thời sau để
tập trung vào tên tuổi của những Sôphít, tất cả những gì được tìm thấy là của
phương pháp giáo dục phù phiếm, của phép biện chứng mua chuộc, và tính vô đạo
đức có hệ thống. Sôphít đã trở thành danh
xưng của tất cả những gì là triết lý giả;
và rất lâu sau sự minh oan đã có của Epicurus và Epicuruss, cho lợi ích của những
người học thức, như một sự kiện đã hoàn tất, sự sỉ nhục đó vẫn bám vào tên của
những Sôphít, và (nếu suy nghĩ như thế) nó vẫn còn là một câu đố không thể giải
được - như thế nào Aristophanes đã có thể đã trình bày Socrates như người đứng
đầu của những Sôphít.
Qua Hegel và trường phái của ông, trong liên quan đến những câu hỏi
không tiên kiến của ngữ văn hiện đại, con đường đã được dọn sạch hơn cho một
cái nhìn chính xác hơn ở Germany. Một vị trí quyết định hơn vẫn đã được Grote tiếp
nhận trong ‘Lịch sử Greece’ của ông,
và trước ông, Lewes đã đem những Sôphít vào danh sách để tôn vinh. Ông chủ
trương rằng Euthydemus của Plato đúng là một thổi phồng
cũng nhiều như “Clouds” của
Aristophanes. “Một biếm họa về Socrates của Aristophanes thì cũng gần với sự
thật như bức tranh khôi hài của Plato về những Sôphít; với sự khác biệt này, là
trong một trường hợp, nó đã bắt nguồn từ chính trị, trong trường hợp kia, từ sự
đồn đãi, ác cảm” [5] Grote cho chúng ta thấy rằng sự căm
ghét cuồng tín này hoàn toàn là theo Plato. Socrates của Xenophon chiếm một vị
trí ít thù địch hơn đối với những Sôphít.
Protagoras đánh dấu một bước ngoặt lớn và quyết định trong lịch sử triết
học Greece. Ông là người đầu tiên đã bắt đầu, không từ đối tượng – từ bản chất
bên ngoài, nhưng từ chủ thể – từ bản chất tinh thần của con người.[6] Về mặt này, không thể nghi ngờ, ông là
một người đi trước của Socrates; thực sự, trong một ý hướng nhất định, ông đứng
ở đầu của toàn bộ sự phát triển phản-duy vật, vốn ngang bằng cũng xem là bắt
đầu với Socrates. Tuy nhiên, đồng thời Protagoras có, công thêm, những quan hệ
mật thiết nhất với tư tưởng Duy vật, qua việc bắt đầu từ cảm giác, như Democritus
bắt đầu từ vật chất; trong khi ông đã rất dứt khoát chống lại Plato và
Aristotle về điều này, rằng với ông – và đặc điểm này thì cũng liên quan đến tư
tưởng Duy vật – cái đặc thù và cái cá thể là thiết yếu, không là cái phổ quát, như với họ. Với Tư tưởng Duy
cảm của Protagoras được kết hợp một tính tương đối vốn có thể nhắc chúng ta nhớ
đến Büchner và Moleschott. [7] Phát biểu rằng một gì đó, thì luôn luôn
cần một xác định thêm nữa trong liên quan
đến những gì nó đang là hay đang trở thành; nếu không thì sự khẳng định của
chúng ta không có ý nghĩa. [8]
Trong chính xác cùng một cách, Büchner nói, ngõ hầu chống lại ‘sư vật
việc trong tự thân’, rằng tất cả mọi sự vật việc chỉ là-có cho lẫn nhau và
không có ý nghĩa nào ngoài những quan hệ hỗ tương; [9] và Moleschott còn quyết định hơn: “Ngoại
trừ trong liên quan đến mắt, vào trong đó nó gửi những tia của nó, cái cây không có sự hiện hữu”. Tất cả những diễn
tả loại như vậy trong thời chúng ta, đều vẫn được xem như tư tưởng Duy
vật. Tuy nhiên, đối với Democritus, atom đã là một ‘sư vật việc trong tự
thân’. Protagoras đã bỏ thuyết Atom. Ông đã nhìn vật chất như một gì đó
hoàn toàn không xác định trong tự thân, liên quan đến dòng chảy và thay đổi
vĩnh cửu. Nó là những gì (như) nó xuất hiện với mỗi cá nhân.
Những đặc tính nổi bật nhất của triết học Protagoras là những mệnh đề
sau đây, làm nền tảng của Tư tưởng Duy cảm của ông: -
1. Con người là thước đo của tất cả mọi sự vật việc: của những sự
vật việc vốn là những gì chúng là; của những sự vật việc vốn không là
những gì chúng không là.
2. Những khẳng định mâu thuẫn đều đúng như nhau.
Trong những tuyên bố này, câu thứ hai là nổi bật nhất, và cũng là mệnh
đề mạnh mẽ nhất khiến chúng ta nhớ về lối giáo huấn không-nguyên tắc, vốn là quá
thông thường để chỉ xem như yếu tính của hệ thống Sôphít. Tuy nhiên, nó chiếm
được một nghĩa sâu hơn, ngay khi nó được giải thích từ nguyên lý đầu tiên, vốn chứa
đựng lõi của những học thuyết Protagoras. Con người là thước đo của những sự
vật việc, nghĩa là, nó phụ thuộc vào cảm giác của chúng ta về cách mọi sự vật
việc xuất hiện với chúng ta, và sự xuất hiện này là tất cả những gì được đem
cho chúng ta; và như thế, nó thì không phải là con người trong những phẩm tính
phổ quát và tất yếu của nó, nhưng mỗi cá nhân trong từng khoảnh khắc một, đó là
thước đo của những sự vật việc. Nếu nó là một câu hỏi về những tính chất phổ
quát và tất yếu, khi đó Protagoras phải được nhìn hoàn toàn như một người đi
trước của triết lý lý thuyết của Kant. Tuy nhiên, Protagoras còn về sự ảnh
hưởng của chủ thể, cũng như còn về sự phán đoán của đối tượng, giữ sát với nhận
thức cá nhân, và cho đến giờ, từ việc nhìn “người trong cách thế giống vậy” [10], ông ngay cả không thể, nói thẳng thắn,
làm cá nhân thành thước đo của những sự vật việc, vì cá nhân thì có thể thay
đổi; và nếu cùng một thân nhiệt xuất hiện ở cùng một người, vào một thời điểm là
mát, ở một thời điểm khác là ấm, cả hai ấn tượng trong khoảnh khắc
của riêng chúng đều là đúng như nhau, và không có sự thật nào khác bên ngoài
điều này. [11]
Bây giờ chúng ta có thể dễ dàng giải thích nguyên lý thứ hai không vướng
mâu thuẫn, vì ngay khi chúng ta đã tiến gần hơn đến sự quả quyết như hệ thống
tư tưởng Protagoras đã đòi hỏi – trong ý hướng của hai cá nhân khác nhau.
Nó không là đối tượng của Protagoras để
duy trì sự đúng thật đồng thời và sự không đúng thật của cùng một khẳng định
trong miệng nói của cùng một cá nhân; mặc dù, quả thực, ông dạy rằng,
trong mọi mệnh đề được duy trì bởi bất kỳ một ai, điều ngược lại có thể được
duy trì với quyền ngang bằng, cho đến khi có thể có bất kỳ ai đó mà với người
ấy nó xuất hiện như thế..
Rằng trong lối nhìn của những sự vật
việc này có chứa một yếu tố lớn của sự thật phải được nhìn nhận không thể nào
khác; vì với sự kiện thực tế, điều ngay lập tức được đem cho, là hiện tượng
trong thực tại. Nhưng não thức của chúng ta đòi hỏi một gì đó kéo dài bền bỉ trong
cuộn chảy lũ lụt của những hiện tượng. Socrates đã tìm kiếm con đường dẫn đến
yếu tố kéo dài bền bỉ này; Plato, trái ngược hoàn toàn với những Sôphít, tin
rằng ông đã tìm thấy nó trong cái phổ quát, mặc dù trước cái phổ quát đó, cái
cụ thể đã chìm trở lại vào trong cái xem có vẻ không-thật. Trong sự bất đồng
này, nếu chúng ta nhìn nó hoàn toàn theo lý thuyết, những Sôphít là đúng, và lý
thuyết triết học của Plato có thể tìm thấy ý nghĩa của nó cao hơn chỉ trong sự nghi
ngờ về (rằng có) một sự thật chìm ẩn, hay dấu kín-sâu xa, và trong những liên
hệ của nó với những yếu tố lý tưởng của đời sống. [12]
Trong Đạo đức, những hệ quả tại họa của
lập trường của Protagoras là rõ ràng nhất. Protagoras, thực sự, đã không kéo đến
những hệ quả này. Ông đã giải thích mong muốn là nguyên lý của hành động, nhưng
ông đã kéo đến một sự phân biệt rõ ràng giữa những công dân tốt và những người
cao thượng, những người chỉ khao khát những gì tốt và cao thượng, và những
người xấu và thô tục là người cảm thấy bị cuốn hút đến xấu ác. [13] Đồng thời, hậu quả phải theo đến từ khái
niệm lý thuyết về tính tương đối vô điều kiện này, rằng đó là đúng và tốt cho người vốn trong mỗi
trường hợp xem có vẻ đúng và tốt với người ấy.
Là những người thực tiễn, và trong thực tế, những thày dạy của đức hạnh,
những Sôphít đã giúp chính họ bằng đơn giản áp dụng truyền thống đạo đức Greece
như một tổng thể cho riêng họ. Ở đó đã không thể có câu hỏi về việc diễn dịch
nó từ một nguyên lý: ngay cả học thuyết rằng những tình cảm đó sẽ được ưa
chuộng, vốn đẩy thêm sự thịnh vượng của nhà nước, đã không nâng lên thành một
nguyên lý đạo đức, cho dù nó gần như có thể đến gần điều đó.
Như thế có thể hiểu được rằng những hệ quả quan trọng nhất từ nguyên lý
của tùy tiện này đã được rút ra không chỉ bởi những đối thủ cuồng tín giống Plato,
nhưng đôi khi ngay cả bởi những học trò liều lĩnh của những Sôphít. Nghệ thuật
nổi tiếng của việc - làm cái tệ hại hơn xuất hiện như cái tốt đẹp hơn - đã được
Lewes bào chữa như một nghệ thuật của tranh tụng cho những người thực tiễn, như
nghệ thuật của một người biện hộ cho chính mình: mặt trái của bức tranh thì chỉ
quá rõ ràng. [14] Sự biện hộ thì đủ để cho thấy rằng,
trên nền tảng tổng quát của đạo đức trung bình của Greece, những Sôphít có thể cứng
cỏi khẳng định việc không thể chê trách được họ; nó thì không đủ để bác bỏ quan
điểm rằng tính chất Sôphít [15] đã là một yếu tố hòa tan trong văn
minh Hellas.
Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ vào lập trường rằng ham muốn là nguyên lý
chuyển động của hành động, chúng ta dễ dàng thấy rằng nền móng đã được học
thuyết Duy cảm của Protagoras sửa soạn xong rồi cho học thuyết Duy lạc của phái
Cyrene. Sự phát triển của mầm gốc này được Aristippus ‘theo Socrates’ thực hiện.
[16]
Trên bờ biển nóng của Bắc Africa, thành Cyrene là một thuộc địa thương
mại của Greece; ở đây sự xa hoa của phương Đông đã kết hợp với sự tinh tế tao
nhã của văn minh Hellas. Xuất thân từ một gia đình buôn bán giàu có của thành
phố này, được dạy dỗ với những tình cảm và giáo dục của một con người khôn
ngoan từng trải đó đây, con người trẻ tuổi Aristippus đã đến Athens, thu hút
bởi tiếng tăm của Socrates. Với dáng vóc đẹp đẽ, và có thiện khiếu xử xự với
phong thái tinh tế nhất và trò chuyện trí thức nhất, Aristippus đã tìm được
đường đến mọi trái tim. Ông tự gắn bó với Socrates, và đã được xem là một trong
những người theo Socrates, khác biệt vì chiều hướng tiếp nhận bởi học thuyết
của ông với yếu tính của lý thuyết Socrates. Khuynh hướng cá nhân của ông nghiêng
về một đời sống của thú vui và khoa trương, và ảnh hưởng mạnh mẽ của những
Sôphít, đã là nguyên nhân của sự phát triển của học thuyết của ông rằng lạc thú
là đối tượng của đời sống hiện có. Aristotle gọi ông là một Sôphít; tuy
nhiên, chúng ta cũng có thể nhận ra trong ông ảnh hưởng của những quan điểm của
Socrates. Socrates đã tìm thấy hạnh phúc cao nhất trong đức hạnh, và đã dạy
rằng đức hạnh đồng nhất với kiến thức đích thực. Aristippus đã dạy rằng
sự tự chủ và ôn hòa điều độ – đó là, những phẩm hạnh chân chính của phái theo Socrates
– một mình chúng đem cho chúng ta khả năng của vui thích sung sướng, và giữ
chúng ta như vậy; chỉ có người người khôn ngoan mới có thể là thực sự sung
sướng. Sung sướng hay hạnh phúc, tuy nhiên, với ông, dĩ nhiên, chỉ là sự
thỏa mãn thích thú, hay lạc thú [17].
Ông phân biệt hai dạng cảm giác: một dạng xuất phát từ chuyển động chậm nhẹ
nhàng, một từ chuyển động nhanh dữ dội; cái trước là thích thú sung sướng,
cái sau là đau đớn hay sự vắng mặt của thích thú sung sướng.
Bây giờ, vì thích thú sung sướng xác thịt rõ ràng tạo ra cảm giác sống
động hơn thích thú sung sướng trí thức, nó đã đơn thuần chỉ là một hệ quả của lôgích
không thể dừng lại được của sự luận đoán theo lối Hellas, khi Aristippus đã được
suy diễn từ điều này rằng lạc thú thể xác thì tốt hơn lạc thú trí thức, đau đớn
thân xác thì tồi tệ hơn đau đớn tinh thần. Epicurus đã cố gắng để thoát
khỏi điều này bằng một ngụy biện. [18]
Cuối cùng, Aristippus đã dạy một cách rõ ràng rằng mục đích thực sự thì không
là hạnh phúc, vốn là kết quả vĩnh viễn của nhiều những cảm giác khoái cảm đơn
lẻ, nhưng là nhiều những cảm giác cụ thể của vui thú. Hạnh phúc dĩ nhiên
là tốt, nhưng nó phải đến một cách tự nhiên, và do đó nó không là mục đích.
Không có nhà đạo đức theo Tư tưởng Duy cảm nào trong thời cổ hay thời
nay nhất quán về mặt lôgích hơn Aristippus, và cuộc đời ông tạo thành bình luận
tốt nhất về học thuyết của ông.
Với Socrates và trường phái của ông, Athens đã trở thành trung tâm của những
khuynh hướng triết học. Mặc dù cũng từ điểm này, đã tiến hành phản ứng lớn
chống lại Tư tưởng Duy vật, vốn trong Plato và Aristotle đã bảo đảm chiến thắng
quyết định nhất, nhưng ngay cả ở đây, những ảnh hưởng trí thức của Tư tưởng Duy
vật đã cũng đủ mạnh mẽ để thách thức một phản ứng loại như vậy.
Democritus, đó là sự thật, cảm thấy với ông Athens thì không lôi cuốn. “Tôi
đã đến Athens”, đã kể rằng ông nói thế, “và không có người nào biết tôi”. Khi
đó, như một người có tiếng tăm, ông đã vội vã đến trung tâm mới của khoa học đang
thinh vượng thời ấy, để xem xét kỹ lưỡng giòng chảy của luận bàn dự đoán ở đó,
và đã lại lặng lẽ bỏ đi nhưng không để cho ai biết mình; và điều cũng có thể là
hệ thống vĩ đại và nghiêm chỉnh của Democritus đã hoạt động ít mạnh mẽ hơn nhiều
nhìn theo những khuynh hướng sôi nổi của thời đại khi so với những đặc điểm kém
lôgích nhưng dễ hiểu hơn đó của Tư tưởng Duy vật, trong ý hướng rộng hơn của từ
này, vốn quán xuyến toàn bộ thời kỳ triết học trước-Socrates. Trên tất cả, tuy
nhiên, tính Sôphít, theo nghĩa tốt và xấu của từ này, đã tìm thấy ở Athens một
vùng đất thuận lợi. Vì chiến tranh với Persia, một sự thay đổi đã diễn ra, dưới
ảnh hưởng của những phương thức tư tưởng mới, vốn đã mở rộng qua tất cả những tầng
lớp của xã hội. Dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của Perikles, nhà nước đã đạt được ý
thức về vận mệnh của nó. Thương mại và chủ quyền trên biển đã ủng hộ sự phát
triển của những quan tâm vật chất. Một tinh thần xuất sắc của doanh nghiệp xuất
hiện giữa những người Athens. Thời gian mà Protagoras đã giảng dạy gần như
trùng hợp với thời kỳ trong đó chứng kiến sự cao cả của những tòa nhà hùng vĩ
của thành Acropolis.
Sự khô cứng của thời cổ biến mất, và nghệ thuật, khi đi đến cái đẹp, đã
đạt đến đỉnh cao của phong cách mà chúng ta tìm thấy trong những tác phẩm của
Pheidias [19]. Bằng vàng và ngà phát sinh những bức
tượng tuyệt vời của Pallas Parthenos và Olympian Zeus; và trong khi những tin
tưởng trong tất cả những giai cấp đều bắt đầu lung lay, những lễ rước của những
vị gót đã đạt đến đỉnh cao nhất của sự huy hoàng và tráng lệ. Nhiều vật chất và
sang trọng về mọi phương diện hơn Athens là Corinth; nhưng Corinth đã không là
thành phố của những triết gia. Có sự lãnh đạm và rẻ rúng trí thức chuyển vào trong
sự gợi cảm đến từ thân xác, mà với nó những hình thức thờ phượng truyền thống
không chỉ đơn thuần là tự thích nghi, mà ngay cả còn khuyến khích, và như thế,
ngay cả trong thời cổ, sự phụ thuộc lẫn nhau của Tư tưởng Duy vật lý thuyết và
thực tiễn, cũng như sự đối lập của hai, thì rõ ràng không thể nhầm lẫn. Nếu nói
Tư tưởng Duy vật thực tiễn, chúng ta hiểu một khuynh hướng chủ đạo về việc tiếp
nhận và hưởng thụ vật chất, khi đó Tư tưởng Duy vật lý thuyết thì phản lại với
nó, vì là mọi nỗ lực của tinh thướng thần hướng tới tri thức. Không, chúng ta
có thể nói rằng sự tha thiết tỉnh táo vốn đánh dấu những hệ thống duy vật lớn của
thời cổ thì có lẽ phù hợp hơn một tư tưởng duy ý nhiệt tình, vốn chỉ quá dễ
dàng kết quả trong sự hoang mang của chính nó, để giữ cho hồn người tránh sạch
hết tất cả gì là thấp kém và thô tục, và cho nó mượn một nỗ lực lâu dài theo sau
những đối tượng xứng đáng.
Những truyền thống tôn giáo, có nguồn gốc của chúng có thể truy nguồn về
sự nâng cao lý tưởng, đều đôi khi dễ bị ô nhiễm trong tiến trình của hàng thế
kỷ với những tình cảm vật chất và thấp kém của quần chúng, khác hẳn với ‘Tư
tưởng Duy vật của giáo điều’, vốn có thể được tìm thấy trong mọi hệ thống giáo
điều chính thống có nguồn sâu chặt, ngay khi thực chất sơ thiểu của những học
thuyết tôn giáo được đánh giá cao hơn tinh thần vốn đã tạo ra chúng. Tuy nhiên,
sự phân rã đơn thuần của truyền thống không làm tốt hơn lầm lỗi này; vì một tôn
giáo sẽ hiếm khi bị hóa đá, mất sức sống, đến mức không có tia sáng nào của
cuộc sống lý tưởng bắn ra, từ những hình thức cao hơn của nó, rơi trên hồn
người; và mặt khác, tiến bộ của sự khai sáng không làm quần chúng trở thành những
triết gia.
Nhưng khái niệm thực của tư tưởng Duy vật đạo đức, dĩ nhiên, thì hoàn
toàn khác biệt: chúng ta phải hiểu nó là một học thuyết đạo đức vốn làm hành
động đạo đức của con người nổi lên từ những cảm xúc đặc biệt của tinh thần của
người ấy, và vốn ấn định đối tượng của hành động, không bởi một ý tưởng thống
trị vô điều kiện, nhưng bởi nỗ lực theo đuổi một điều kiện mong muốn. Một hệ
thống đạo đức như vậy có thể được gọi tên là Duy vật, vì giống như Tư tưởng Duy
vật lý thuyết, nó bắt đầu từ nội dung như phản lại với hình thể; - vốn ở đây có
nghĩa, không chỉ là nội dung của những cơ thể bên ngoài, ngay cả không là tính
chất của cảm giác như nội dung của ý thức lý thuyết, nhưng là nội dung cơ bản
của hành vi thực tiễn, - những xung
lực và những cảm giác của khoái cảm và sự đối nghịch của nó. Chúng ta
có thể nói rằng đây thì chỉ là một loại suy, rằng không có sự rõ ràng về sự
thống nhất của khuynh hướng, nhưng lịch sử cho chúng ta thấy gần như phổ quát
rằng loại suy này thì đủ mạnh để xác định sự kết nối của những hệ thống.
Một Tư tưởng Duy vật đạo đức phát triển đầy đủ thuộc loại này thì không chỉ
không-cao thượng, nhưng có vẻ bởi một loại tất yếu bên trong để dẫn đến những
dạng sống cao cả và cao thượng, và đến một yêu thương của những hình thức đó
vốn nổi vượt khỏi đòi hỏi thông thường cho hạnh phúc; cũng giống như, về mặt
khác, một hệ thống đạo đức duy ý trong sự phát triển đầy đủ của nó không thể tránh
không lo lắng cho hạnh phúc của những cá nhân và sự hài hòa của những xung lực
của họ.
Nhưng chúng ta lo ngại, trong sự phát triển lịch sử của những quốc gia,
không với một đạo đức lý tưởng thuần túy, nhưng với những hình thức truyền
thống đã định sẵn trước sau chặt chẽ của luân lý, sự ổn định của chúng bị xáo
trộn và lung lay bởi bất kỳ nguyên lý mới nào, vì chúng không dựa trên sự phản
ánh trừu tượng của chính con người, nhưng trên một sản phẩm được thừa hưởng và
dạy dỗ của đời sống tập thể của nhiều thế hệ. Và như thế, cho đến giờ, kinh
nghiệm của chúng ta, dường như dạy chúng ta rằng tất cả đạo đức duy vật, thuần
khiết như nó có thể là dầu gì đi nữa, hoạt động đặc biệt trong những giai đoạn của
chuyển đổi và chuyển tiếp, như một dung môi mạnh mẽ, trong khi tất cả những
cuộc cách mạng và cải cách lớn lao và quyết định đều trước hết bùng phát trong
dạng thức của những ý tưởng đạo đức mới.
Những ý tưởng mới loại như vậy, trong thời cổ, đã được Plato và
Aristotle giới thiệu, nhưng chúng hoặc không thể thâm nhập vào quần chúng, hoặc
không thắng được những hình thức cũ của tôn giáo quốc gia, như những đối tượng
của chúng. Tất cả gì sâu xa hơn về quan tâm này đã là ảnh hưởng của những
sản phẩm này của triết học Greece trên sự phát triển về sau này của đạo Kitô trung
cổ.
Khi Protagoras bị đuổi khỏi Athens vì đã bắt đầu quyển sách của ông, về
những gót với những lời, “về phần những gót, tôi không biết liệu họ thì là-có hay không,” đó là đã quá muộn rồi cho
sự cứu rỗi của chủ nghĩa bảo thủ mà Aristophanes vô vọng thiết lập để làm việc
với tất cả những sức mạnh của vũ đài hoạt động, và ngay cả sự hy sinh của Socrates
cũng thội không thể giữ kịp với sự tiến bộ của Tinh thần của Thời đại.
Ngay từ khi bắt đầu chiến tranh Peloponnesian, ngay sau cái chết của
Perikles, cuộc cách mạng vĩ đại trong toàn bộ đời sống của những người Athens
đã được quyết định; và về cuộc cách mạng này, những người quảng bá đặc
biệt đã là những Sôphít.
Tiến trình giải thể nhanh chóng này là duy nhất trong lịch sử: không có dân
chúng nào đã từng sống quá nhanh như thế như dân chúng Athens. Và giải
thích hướng dẫn như có thể là bước ngoặt này của lịch sử của họ, sư nguy hiểm thì
có tỉ lệ lớn trong việc chúng ta rút từ nó những kết luận sai lầm.
Chừng nào còn là một nhà nước, như trường hợp Athens, thời trước
Perikles, phát triển đều đặn và giữ vững những truyền thống cũ, tất cả những công
dân của nó đều cảm thấy chính họ bị ràng buộc với nhau bởi một lợi ích chung
như ngược lại những quốc gia khác. Mặt khác, triết lý của những Sôphít và
của những Cyrenít [20] đã có một màu sắc quốc tế.
Nhà tư tưởng ôm lấy một chuỗi ngắn gồm những biến cố kết luận ngắn trong
đó lịch sử cần hàng ngàn năm để hiện thực; và vì vậy, ý tưởng quốc tế có
thể nói tổng quát là hoàn toàn đúng, và thế nhưng trừ ra trong thành kiến trường
hợp cụ thể, vì nó phá hủy lợi ích của những công dân trong đất nước họ, và trong
hậu quả làm tê liệt sức sống quan trọng của đất nước.
Miễn là chừng nào con người tuân thủ những truyền thống của họ, có những
giới hạn cuối cùng nhất định nào đó được đặt ra cho tham vọng và những tài năng
của cá nhân. Tất cả những giới hạn này được loại bỏ theo nguyên lý rằng mỗi
con người cá nhân có trong chính nó thước đo của tất cả mọi sự vật việc. Sự
bảo đảm duy nhất đối với điều này chỉ dơn thuần là qui ước; nhưng qui ước
là cái không hợp lý, vì suy tưởng luôn thúc đẩy chúng ta đến phát triển mới.
Điều này đã sớm được những người Athens hiểu, và không chỉ những triết
gia, mà ngay cả những đối thủ nhiệt thành nhất của họ, đã học để tranh luận, để
phê bình, để phân giải và để lập những dự án. Những Sôphít đã tạo ra ngay cả
một nghệ thuật mị dân chúng; vì họ đã dạy thuật hùng biện với đối tượng thể
hiện sự hiểu biết làm thế nào một người có thể xoay đám đông theo chiều hướng thuận
hợp được với sở thích, hay quyền lợi riêng của một người.
Vì những khẳng định mâu thuẫn đều đúng như nhau, nhiều người bắt chước
Protagoras chỉ quan tâm để thiết lập quan điểm cá nhân riêng mình, và do đó,
một loại quyền của sức mạnh đạo đức đã được đưa ra. Trong tất cả những sự kiện,
những Sôphít phải có, trong nghệ thuật của ảnh hưởng vào những não thức của con
người, kỹ năng tuyệt vời và sự thấu hiểu sâu xa về tâm lý, hay họ tất đã không
thể nhận được một thu nhập, so với học phí của thời chúng ta, ít nhất là trong
sự quan hệ của tiền vốn với tiền lãi. Và thêm nữa, ý tưởng cơ bản tiềm ẩn đã
không là của một tưởng thưởng cho sự khó khăn, nhưng là của việc mua một nghệ
thuật vốn đã là làm ra từ sự sở hữu của nó.
Aristippus, người đã có tư tưởng phát triển mạnh trong thế kỷ thứ tư, đã
là một người quốc tế thực sự. Những triều đình của những bạo chúa là chỗ nghỉ ngơi
ưa thích của ông, và tại triều đình của Dionysius của Syracuse, ông không phải
là không thường gặp người trí thức đối lập của ông, Plato. Dionysius đã đánh
giá Plato cao hơn tất cả những triết gia khác, vì ông biết cách tạo ra một gì
đó từ mọi khoảnh khắc; dĩ nhiên, cũng vì ông đã khôi hài tất cả những biến thái
bất thường của bạo chúa. Theo nguyên lý rằng không có gì tự nhiên là đáng
trách, Aristippus đã đồng ý với ‘con chó’ Diogenes [21]; và do đó, ông cũng được đặt tên bởi sự
thông minh nổi tiếng là ‘con chó hoàng gia’. Đây không là sự trùng hợp ngẫu
nhiên, mà là sự tương đồng của những nguyên lý, vốn tồn tại bất chấp sự khác
biệt của hậu quả rút ra từ chúng. Aristippus cũng vậy, không có những nhu cầu
thiết yếu; vì ông luôn có thứ ông cần, và cảm thấy cũng an toàn và hạnh phúc
khi lang thang trong mớ quần áo như giẻ rách, như khi sống trong trong vương
giả huy hoàng.
Nhưng thí dụ về những triết gia, những người ưa chuộng những triều đình
nước ngoài, và thấy thật phi lý để phục vụ liên tục chỉ những lợi ích hạn hẹp
của một nhà nước duy nhất, đã nhanh chóng những phái đoàn ngoại giao của Athens
và những nước cộng hòa khác theo chân, và không có Demosthenes nào có để cứu sự
tự do của Greece.
Về phần những tin tưởng tôn giáo, đáng ghi nhận rằng đồng thời với sự
suy yếu của những tin tưởng, vốn lan truyền từ kịch nghệ qua ảnh hưởng của
Euripides trong dân chúng, ở đó đã xuất hiện một số những bí ẩn mới.
Lịch sử đã chỉ quá thường xuyên cho thấy rằng nếu những người có học
thức bắt đầu để cười nhạo vào những vị gót, thần thánh, hay để giải quyết sự hiện
hữu của họ vào thành những trừu tượng triết học, thì ngay lập tức những người
có giáo dục nửa vời, trở nên bất ổn và không im tiếng, sẽ nắm lấy mọi điên rồ ngõ
hầu tán tụng, nâng nó lên cao vào trong một tôn giáo.
Những giáo phái (đến từ) Asia, với những thực hành khác thường quyến rũ,
ngay cả phi đạo đức, tìm thấy được nhiều ưa chuộng. Kybele và Kotytto [22], thờ cúng-Adonis và những bí hiểm giáo
phái thờ Orpheus [23], dựa trên những ‘sách thiêng’ bịa đặt
trơ trẽn, đã trở nên phổ biến ở Athens cũng như phần còn lại của Greece. Và như
thế sự trộn lẫn lớn của những tôn giáo vốn kết nối Đông và Tây sau chiến dịch
của Alexander đã được sửa soạn, và đó đã là rất quan trọng trong việc sửa soạn,
dọn sẵn đường cho sự truyền bá sau này của đạo Kitô.
Với mỹ thuật và khoa học, những học thuyết Duy cảm cũng đã thực hành một
tác động biến đổi lớn. Những tài liệu của khoa học thực nghiệm đã được những
Sôphít quảng bá thành phổ thông. Họ trong phần lớn, đã là những nhà trí thức
tài giỏi, những học giả lớn, là những người đã hoàn toàn nắm vững những kho
kiến thức vững chắc của họ, và đã luôn có chúng để sẵn sàng đem dùng trong thực
tiễn; nhưng những người này đã là trong khoa học tự nhiên, không là những người
nghiên cứu, nhưng chỉ những người phổ biến kiến thức. Mặt khác, nhờ vào những nỗ
lực của họ, chúng ta có nền móng của khoa ngữ pháp và sự phát triển của một văn
xuôi đáng ngưỡng phục, như đá được sự tiến bộ của thời đại đòi hỏi, thay vì
những hình thức chật hẹp của thi ca, và trên hết là sự phát triển lớn lao của nghệ
thuật hùng biện. Thơ dưới ảnh hưởng của họ, dần dần từ chiều cao lý tưởng của
nó, chìm xuống, và trong giai điệu và những nội dung đã đến gần tính cách của
hiện đại. Cốt truyện, nỗ lực, sự giàu có của trí khôn ngoan và cảm xúc, đã
trở nên ngày càng quan trọng hơn.
Không có lịch sử nào cho thấy rõ ràng hơn lịch sử của Hellas, theo quy
luật phát triển tự nhiên của con người, rằng không có sự kiên trì không đứt gãy
nào của cái tốt và cái đẹp. Chính những điểm chuyển tiếp trong những phong
trào được sắp xếp trật tự từ một nguyên lý này sang một nguyên lý khác vốn che
giấu bên trong chúng sự siêu phàm và cái đẹp lớn nhất. Và do đó, chúng ta
không có quyền để phàn nàn về một loài sâu ăn hoa đang nở rộ: chính luật của hoa
nở rộ nó là điều dẫn đến suy tàn; và trong phương diện này, Aristippus đã là
ở điểm cao nhất trong thời của ông, khi ông đã dạy rằng - đó là trong khoảnh
khắc hiện tại mà thôi vốn chỉ mình nó có thể mang lại hạnh phúc.
.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2019)
[1] Sensation – Sensationalism:
thuyết Duy cảm:
[2] [Compare, in the modern history of
philosophy, the relation of Locke or of Condillac tc Lamettrie. This does not,
of course …]
[3] Dạy học với thù lao – những nhà
sôphít, vẫn bị những người theo Socrates, Plato phê bình là ‘buôn bán trí thức’.
Thực sự, với những gì được biết về họ nay còn giữ lại, chúng ta ít nhất có thể
chắc chắn hiểu họ như những nhà trí thức chuyên môn của công chúng, thời đó đã
sinh sống bằng thù lao (học phí của học trò), thay vì làm việc cho triều đình,
hay hội nhà thờ … ; do đó tôi tránh dùng từ ‘ngụy biện’ như lầm lẫn tiếp tục
dùng/dịch ở những bản văn tiếng Việt nơi khác.
[4]
[The porter story must probably be considered fabulous, although this is a case
where the traces of some such tale reach very far back. Comp. Brandis, Gesch.
d. griech. rom. Philos., i. 523 ff., and, on the other side, Zeller, i. 866,
Anm. i, where certainly too much stress is laid upon the “scurrility” of
Epicurus. The question whether Protagoras was a pupil of Demokritos hangs
together with the diflScult question of age discussed in note 10. We prefer
here also to leave it undecided. But even in case the predominant view, which
makes Protagoras some twenty years older than Demokritos, should ever be sufficiently
proved, the influence of Demokritos upon the Protagoras theory of knowledge
remains extremely probable, and we must then assume that Protagoras, originally
a mere rhetorician and teacher of politics, developed his own system later,
indeed during his second stay at Athens, in intellectual intercourse with his
opponent Socrates, at a time when the writings of Demokritos might already have
had their influence. Zeller’s attempt, following Frei (Quaestiones Protagoreae,
Bonnae, 1845), to deduce the philosophy of Piotagoras Avholly from Herakleitos,
disregarding Demokritos, splits on the want of a sufficient point of support
for the subjective direction of Protagoras in the theory of knowledge. If it is
proposed to regard as Herakleitic the origin of sensation from a mutual motion
of sense and object (comp. Zeller, i. 585), the resolution of sense qualities
into subjective impressions is wholly wanting in Herakleitos. On the other
hand, the ‘ ….,’ and so on (Fragm. Phys., i), of Demokritos forms the natural transition
from the purely objective view of the world of the older physicists to the
subjective one of the Sophists. Protagoras must indeed reverse the standpoint
of Demokritos in order to reach his own; but this is also his position towards
Herakleitos, who finds all truth in the universal, while Protagoras seeks it in
the particular. The circumstance that the Platoic Socrates (comp. Frei, Quaest.
Prot., p. 79) makes the principle of Protagoras, that all is motion, to be the
original of all things, is historically not decisive. Generally it may be said
that the influence of Herakleitos on the doctrine of Protagoras is
unmistakable, and it is at the same time probable that the elements due to this
are the original elements to which Demokritos’s reference of the sense
qualities to subjective impressions was added later as a fermenting element.]
[5] [Hist, of Phil., i. 106, 107.}
[6] [Comp. Frei, Quaest. Prot., p. 110
..]
[7] Friedrich Karl Christian Ludwig
Büchner (1824 – 1899) was a German philosopher, physiologist and physician who
became one of the exponents of 19th-century scientific materialism.
Jacob Moleschott (1822 –1893) was a Dutch physiologist
and writer on dietetics. He is known for his philosophical views in regard to
scientific materialism.
[8] [Frei, Quaest. Prot., p. 84 foil,
…]
[9] [Comp. Büchner, Die Stellung des Menschen in der Natur,
Leipz., 1870, p. cxvii. The expression of Moleschott will be more fully discussed
in the Second Book.]
[10] ‘Man as such’
[11] Xem thêm Plato –
Protagoras, bản dịch và giới thiệu, phê bình vắn tắt của tôi
(LDB)
Protagoras người
thành Abdera (ca. 490–420 TCN), học trò của Democritus (cùng sinh quán Abdera),
triết gia, thày dạy học và nhà sophist nổi tiếng nhất trong thời cổ Hellas.
Protagoras là tác giả những luận thuyết về ngữ pháp, lôgích, đạo đức học và
chính trị học (tất cả đã mất). Tuy không là người Athens, nhưng ông đã sinh
sống ở thành Athens trong một thời gian dài. Ông từng được bổ nhiệm làm nhà
soạn luật cho thuộc địa Thourioi của Athens, nhưng sau đã bị buộc tội
không-kính tín (asebeia = không tôn kính gót và bày tỏ qua sự không thực hành,
hay không tham dự những nghi lễ thờ phụng gót) khi trở về Athens, và buộc phải
bỏ chạy khỏi thành phố (theo một nguồn tin không hoàn toàn đáng tin cậy). Ông
được cho là đã chết trong một vụ đắm tàu.
Ở Athens, Protagoras đón nhận một danh tiếng lừng lẫy, đặc biệt về trí
tuệ lỗi lạc và tư tường triết học của ông, nhưng cũng có dư luận rộng rãi phản
đối ông với tư cách là một nhà sophist. Ông bị chỉ trích:
(a) Đã vun trồng thuật khôn ngoan thực dụng trong chính trị; dạy những
người có tham vọng chính trị thuật thuyết phục đám đông và nắm giữ thống trị
trên những người khác, và đặc biệt đã thu tiền học phí cho hoạt động giảng dạy
của ông. (b) Nhìn nhận một thái độ hoài nghi về sự có thể có
được một hiểu biết chắc chắn - vốn ông dựa trên cả hai lý do: những thiếu sót
và có thể sai lầm của những giác quan và trên nền tảng của sự không có thực tại
vững chắc lâu dài nào có thể được biết. (c) Phá hoại (hay làm suy yếu) đạo đức
truyền thống qua giảng dạy rằng không thể phân biệt giữa đúng và sai, rằng
không có những giá trị tuyệt đối, rằng không có sự thực khách quan
(Relativism). Hai chỉ trích đầu tiên, chúng thấy trongProtagoras này
và Theaetetus của Plato. Chỉ trích thứ ba thấy trong vở
kịch Clouds của Aristophanes.
Những quan điểm này, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thái độ chung của Plato
với những nhà sophist, sang thời hiện đại đã bị thách thức, và kết quả là sự
đánh giá lại hồ sơ trí thức về Protagoras. Các học giả đã đi đến nhìn nhận rằng
khái niệm có một khoảng cách phân tách Socrates với những nhà sophist, nó thì
không lớn như Plato đã nêu lên. Trong thực tế, Socrates thì đồng thời (về tư
tưởng) với nhiều những nhà triết học được đặt vào thời kỳ ‘trước-Socrates’,
trong đó gồm nhiều những nhà sophist. Hơn nữa, khi nhìn lại, quan điểm của
Protagoras ngày nay thường có vẻ được ưa chuộng nhiều hơn, tiến bộ hơn so với
những quan điểm của Plato. Ví dụ, Protagoras tranh luận rằng hồn người không
tồn tại độc lập với những giác quan; tư tưởng này đã tái sinh trong tâm sinh lý
thần kinh học (neuroscience) hiện đại.
Ngày nay, chú ý về Protagoras xoay quanh hai học thuyết và một so sánh
tương đồng thấy trong một huyền thoại, dù tất cả chỉ còn sót lại trong dạng
những mảnh sao chép, hay trích dẫn rời rạc. Học thuyết không có sự thực khách
quan (Relativism), tóm tắt trong mệnh đề ‘Người là thước đo của tất cả sự vật
việc’ (panton
chrematon metron estin anthropos) thường (mặc dù
không tuyệt đối) được hiểu có nghĩa là những xuất hiện dạng ngoài nhận qua tri
giác và những tin tưởng là những sự thật khách quan, không phải những ý kiến
chủ quan. Tuy nhiên cách suy nghĩ cơ bản của tuyên bố này đã được cho thấy là
tự phủ nhận, ngay trong thời cổ: nếu tất cả tin tưởng đều là đúng (với người
tin nó), thì tin tin tưởng - rằng tất cả những tin tưởng đều là không đúng -
cũng là đúng.
Thuyết không-thể-biết (agnosticism), một hoài nghi triết học của Protagoras, được thấy trong câu mở đầu
của On the Gods, một tác phẩm nay đã mất của ông. Chúng ta có nhờ
Diogenes Laertius đã trích dẫn nó: ‘Về các vị gót, tôi không có khả năng để
biết liệu họ có là-có hay không là-có, cũng không biết họ giống như thế nào
(hay giống con gì) về hình dạng: vì có rất nhiều điều cản trở sự hiểu biết chắc
chắn - sự tối tăm của vấn đề và sự ngắn ngủi của đời người’. Lưu ý rằng, không
giống như những triết gia không-tin-có-gót thời trước-Socrates khác, Protagoras
không rõ ràng phủ nhận sự là-có hày không là-có của những quyền năng siêu nhiên
hay của những gót. Ông chỉ đơn giản đưa ra lý do để dừng lại, không đi vội đến
phán đoán hay kết luận (là có hay không có).
Theo một huyền thoại của Protagoras (trong chính đàm thoại này) do Plato
kể lại, con người, sau khi được tạo ra và được đem cho một phần của khả năng
thần linh, để liên kết nhau chống lại những loài thú hoang. Tuy nhiên, một khi
họ đã làm được như vậy và đã thành lập được (xã hội) những thành phố, ‘họ đã
gây sai trái với lẫn nhau vì thiếu của nghệ thuật chính trị (politike techne), và do đó họ bắt đầu
lại bị phân tán và bị tiêu diệt. Zeus, sợ con người bị huỷ diệt, đã gửi Hermes
mang công lý và sự tự biết xấu hổ (aidos) về phải trái cho con người, để
cuối cùng họ có được quy định cho trật tự xã hội trong thành phố, và có quan hệ
thân thiện bằng hữu để lôi kéo họ lại với nhau. Ý tưởng trong huyền thoại này
báo hiệu ý tưởng khế ước xã hội hiện đại.
Bị Plato che khuất
trong triết học thời cổ Hellas, chưa được đào sâu nghiên cứu trong thời hiện
đại, Tư tưởng của Protagoras vẫn đòi hỏi nhận được nhiều chú ý xứng đáng hơn.
Trong đàm thoại này, chúng ta hãy hãy thận trọng khi đọc Protagoras.
Tất cả những ý tưởng, không chỉ từ nhân vật Socrates nêu lên, nhưng cũng
từ chính nhân vật Protagoras nêu lên, đều là của Plato; vì giản dị là cả hai
đều là những nhân vật trong đàm thoại của Plato. Những chi
tiết về nhân vật Protagoras, hay những ý tưởng do nhân vật Protagoras phát
biểu, qua lời thuật kể của Plato, nên đón nhận với thận trọng. Có lẽ chúng ta
không thể nào dành trọn tin tưởng vào sự chân thực của Plato, vì tất cả đã được
- chính thiên kiến về những nhà sophist của Plato - chọn lọc. Thiên kiến của
Plato thì rõ ràng và hiển nhiên, nên sự chọn lọc của Plato có lẽ là tất yếu.
Điều còn lại để hoài nghi, không biết là sự chọn lọc đó đã đẩy sự thực đi
xa đến đâu mà thôi.
[12] Những Thể dạng của Plato – xem Republic Plato tôi giới thiệu trên blog
này
[13] [Frei, Quaest. Prot., p. 99;
Zeller, i. 916 foil.]
[14] [Lewes, Hist of Phil, i. 114.]
[15] ở đây hiểu là tính ngụy biện, trá
ngụy, không nói sai, nhưng chỉ nói không-đúng, nói quanh sự thật
[16] Aristippus
(khoảng 435 -356 TCN) triết gia Greek người thành Cyrene (được xem là “Athens của
Africa”, nay thuộc Lybia). Ông là người thành lập phái triết học, mang tên
thành phố này, phái Cyrenaics –, một
phái triết học xem lạc thú (tình cảm thích thú vui sướng)
là mục đích trên cao và cuối cùng của đời sống. This is known as hedonism. - trường phái/học thuyết Duy lạc. Aristippus believed that it is
important to be able to adapt oneself to whatever the circumstance, in order to
make the best of things in both times of adversity as well as prosperity.
Although a student of Socrates, Aristippus deviated dramatically in both his
philosophy as well as how he lived. He believed that one should try to make the
most out of things, and that pleasure should be embraced. Because he lived
luxuriously and accepted money for his teachings, he was considered a Sophist
by Aristotle, and is portrayed negatively in Plato’s dialogue the Phaedo vì không có mặt khi Socrates chết.
[17] Hedoné: pleasure, lust: lạc thú: tình cảm thích thú vui sướng
[18] Phái Cyrene là một trường phái nhỏ trong những
trường phái theo Socrates. Trường phái Cyrene do một học trò của Socrtes là
Aristippus thành lập. Có ba điểm nổi bật chính (a) là những người duy nghiệm
(empiricist), (b) có hoài nghi về tri thức luận (skeptical epistemology), và
(c) duy cảm nghiêng về thân xác, vật chất (sensualist hedonism). Họ tin rằng
chúng ta có thể có kiến thức nhất định về những trạng thái nhận thức trực tiếp
của chúng ta, ví dụ, rằng bây giờ tôi đang nhìn thấy màu trắng. Tuy nhiên,
chúng ta không thể vượt qua những kinh nghiệm này để có được bất kỳ kiến thức
nào về chính các đối tượng gây ra những kinh nghiệm này hoặc về thế giới bên
ngoài nói chung. Một số những luận chứng của phái này báo trước lập trường của
những triết gia hoài nghỉ Greece sau này, đặc biệt sự phân biệt của họ giữa –
tính sai lầm không chữa được của những trạng thái nhận thức trực tiếp giác quan
đối với sự không-chắc chắn của tin tưởng về thế giới bên ngoài - trở thành những
vấn đề tri thức luận then chốt, sau này Descartes và Hume phải chật vật giải
quyết. Về đạo đức, họ đề cao cái vui sướng (Lạc)
như là cái tốt lành (Thiện) cao nhất.
Hơn nữa, những thích thú sung sướng đến từ cơ thể đáng được tìm, chuộng hơn những
những thích thú sung sướng trừu tượng trong tinh thần, và chúng ta nên theo đuổi
bất cứ sự vật việc gì mang lại cho chúng ta thích thú sung sướng bây giờ, thay
vì trì hoãn những thú vui hiện tại để đạt được những hậu quả trong lâu dài dù tốt
hơn. Trong tất cả những phương diện này, chủ nghĩa duy lạc mang tính đả phá tín
ngưỡng tôn giáo (của giáo điều Kitô về khổ hạnh đời này để sửa soạn đời sau,
đây chính là lý do họ bị tai tiếng, từ bội nhọ đến khinh miệt) và ‘thô sống,
không gọt dũa’ của họ đứng ngoài luồng chính của tư tưởng đạo đức Hy Lạp, và lý
thuyết của họ thường trái ngược với chủ nghĩa duy lạc ôn hòa hơn của Epicurus
sau này.
[19] Phidias (488-432 TCN) – tượng
Pallas Athena Parthenos trong đền Acropolis, đền thờ Olympian Zeus, ở Athens
[20] Cyrenít: những người thuộc trường phái Cyren (Cyrenaics hay Kyrenaics)
[21]
Diogenes người thành Sinope (c. 404-323 TCN) hay còn được gọi là Diogenes the
Cynic, nổi tiếng vì sống trong một thùng đựng nước, và xách đèn đi giữa ban
ngày, tìm một “người” – nghiã là một người chân thực không bị xa đọa hư hỏng.
Xem thêm – ‘Chương 26 - Những triết gia phái Sống giống
như Chó (Cynic) và những
triết gia phái Hoài nghi (Sceptic)’ trong Bertrand
Russell - Lịch sử Triết học phương Tây, bản dich LDB
[22] The worship of Cybele (Kybele): lan
truyền từ vùng đảo của Anatolia và Syria sang vùng bờ biển Aegean, đảo Crete và
những đảo khác trong biển Aegean và vào đất liền Greece. Tín ngưỡng thờ gót nữ
Cybele này đã từ Phrygia sang Greece, khoảng thế kỷ 6 thế kỷ 4, TCN. Kotys (Kotytto): một gót nữ của dân
Thrace, giáo phái này lan khắp Greece và Italy. Adonis (Eshmun): Adonis là một vị thần trẻ của sinh sản, và đại diện
cho chết và tái sinh của cây cỏ trong một tín ngưỡng của đất đai màu mỡ (giáo
phái thực vật) phương Đông. Ông còn được gọi là gót nông nghiệp, tên là Eshmun.
Adonis gốc từ danh xưng Canaanite, Adon. Người Greece biết tín ngưỡng thờ cúng
Adonis trong thế kỷ 6 TCN, chắc chắn qua tieps xúc với dân Cyprus.
[23] Orphism