Friday, January 8, 2016

Plato – Protagoras


Protagoras
(Πρωταγόρας)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh
Đây là kiệt tác đầy kích động gây ấn tượng hứng thú trong số những “đàm thoại của Socrates” của Plato. Nó mô tả Socrates tranh luận với Protagoras, nhà sophist lừng lẫy; thêm Hippias và Prodicus, hai nhà sophist rất nổi tiếng khác, có mặt sống động. Một đám sôi nổi gồm những sinh viên, và những người ngưỡng mộ đứng xem. Plato cho chúng ta những chân dung sâu sắc và có cảm tình của cả hai người phát ngôn chính của ông – nhưng đến cuối không ai thoát ra không bị sứt mẻ.

Một sophist là một nhà giáo dục. Protagoras đề nghị hứa hẹn để dạy những người trẻ tuổi “sự thảo luận vững chãi” và “nghệ thuật của tư cách làm công dân” – dùng những lời khác, như Socrates nói về nó, “đức hạnh” con người (hay sự xuất sắc của con người về bất cứ gì), những gì làm một người nào đó thành một cá nhân tốt đẹp nổi bật. Nhưng điều này có thể thực sự giảng dạy được không? Có phải sự xuất sắc – như nó đáng lẽ phải là, nếu nó có thể được giảng dạy – một khả năng chuyên môn, một con đường của hiểu biết dựa trên lý trí, sự cân nhắc thận trọng và quyết định về những sự vật việc cho được tốt đẹp nhất? Socrates ngờ rằng xuất sắc, như đức hạnh đó, thì không thể được dạy gì hết tất cả, và ngờ thêm còn hơn rằng Protagoras lại có thể dạy nó được. Protagoras thì đã gắn bó để giữ vững chủ trương rằng điều đó có thể làm được – bởi ông – và ông giảng giải với chi tiết một huyền thoại hết sức lôi cuốn về sự thành lập ban đầu của những xã hội con người, để cho thấy có chỗ cho ông để làm điều đó như thế nào. Nhưng ông cũng vô cùng thận trọng, trong việc thực hành của nghệ thuật giáo dục của ông – hầu hết những lời đầu tiên của ông trong đàm thoại là một bài diễn thuyết dài về sự quan trọng đối với một sophist về sự thận trọng, khi ông đưa bản thân ông ra công khai như người thầy dạy giới trẻ của một thành phố. Ông sau đó, có thể đủ can đảm vững chắc, để trả lời những câu hỏi của Socrates về sự xuất sắc của con người, trong một cách thế nào đó, để tường tận một giải thích rành rẽ, vốn sẽ chống đỡ vững vàng những tuyên bố của ông về giảng dạy nó? Trong phần trao đổi biện chứng kéo dài sau đó, Protagoras phân biệt nhiều những đức hạnh, tất cả là những phần của sự xuất sắc con người vốn ông giảng dạy, và nhấn mạnh, phản lại thúc dục của Socrates, rằng không phải tất cả trong số này (đặc biệt, không phải can đảm) là đều được nghĩ về nó như hiểu biết hay trí tuệ khôn ngoan. Điều đó, sau hết, là quan điểm phổ thông của vấn đề – như thế, trong sự thận trọng của mình, Protagoras gắn chặt với điều đó, hay cố gắng để làm thế, mãi cho đến kết thúc chua chát cuối cùng, kháng cự cho đến mức ông có thể, chống lại nỗ lực tinh vi dài hơi của Socrates cố cho thấy rằng can đảm, cũng vậy, giống như phần còn lại của xuất sắc, đều là không gì nhưng chỉ là sự khôn ngoan. Nhưng nếu Protagoras là đúng, có thể nào sự xuất sắc nói tổng quát, và can đảm trong cụ thể, là loại chuyên môn dựa trên lý trí, vốn nó phải là thế, nếu nó có thể giảng dạy được? Dường như Protagoras đã có thể đã làm được tốt hơn, nếu đi theo những tin tưởng vững chắc của mình về sự xuất sắc – rằng tất cả nó thì có thể dạy được – cỡi trên lưng ngựa bất cần, đạp lên quan điểm phổ biến chỗ nào cần thiết, để cho thấy tất cả những phần của sự xuất sắc con người đều như thế nào là khôn ngoan hay kiến thức. Trong thực tế, Socrates cho thấy chính ông rất nhiều là một đồng minh của Protagoras, trong câu hỏi về bản chất của sự xuất sắc con người, hơn là như đầu tiên xuất hiện. Ông thì gắn bó sâu xa, quả thực sâu xa hơn Protagoras, với tuyên bố ban đầu của Protagoras rằng sự xuất sắc là một chuyên môn dựa trên lý trí ở sự cân nhắc và sự quyết định. Nhưng làm thế nào, sau đó, có thể hay không ông đã vẫn là đúng để ngờ rằng không biết sự xuất sắc có thể giảng dạy được hay không? Không phải hay sao rằng tất cả những chuyên môn dựa trên lý trí đều thu tập được bằng giảng dạy? (Trong suy tưởng về câu hỏi này, người đọc sẽ cũng muốn tham khảo đàm thoại Meno.)

Như thế, cả hai diễn giả đều nhận báo ứng của họ – Socrates vì sự phủ nhận rằng xuất sắc thì có thể giảng dạy được, Protagoras vì sự phủ nhận rằng nó là sự khôn ngoan. Toàn bộ vấn đề phải được suy nghĩ lại. Đến cuối cùng, chúng ta được gửi ngược trở lại lúc khởi đầu, để một lần nữa xét duyệt lại vấn đề cũ, như Socrates chính mình đã vừa mới làm trong khi kể lại những sự kiện của ngày đó, với người bạn không biết tên của ông, và với những người đọc chúng ta. Một điều đã được thiết lập vững chắc, mặc dù vậy – chính xác là những gì Socrates ban đầu đã đặt ra để mong khám phá trong khi cùng Hippocrates, người bạn của ông, đi đến nhà Callias, để chất vấn Protagoras: ngay cả nếu xuất sắc có thể giảng dạy được, không ai nên phó thác mình cho Protagoras để học nó, vì chính ông ta không có ngay cả một quan điểm mạch lạc về nó là gì. 

Socrates này của Protagoras, giống Socrates đó của Gorgias, có nhiều những gắn bó với lý thuyết đáng kể hơn nhiều so với Socrates của những đàm thoại Socrates khác. Ông không tự hạn chế mình chỉ với xem xét những ý kiến của những người khác, nhưng biện luận, như một gì đó ông đã gắn bó với, cho dù có xét đi xét lại đến đâu đi nữa, rằng tất cả xuất sắc là một, cụ thể là một kiến thức duy nhất, rằng một người hành động ngược lại với những xác quyết của chính mình – “sự yếu đuối của ý chí” (acrasia) – thì không thể xảy ra được, và rằng “sự ngăn ngừa đời sống khỏi thua thiệt, đổ vỡ, hư hại” của chúng ta tuỳ thuộc vào một “nghệ thuật của đo lường” vốn sẽ vượt qua sức mạnh của (những gì chỉ cho thấy) xuất hiện dạng ngoài, và luôn luôn dẫn đưa chúng ta đến hành động đúng. Đàm thoại mời gọi chúng ta suy nghĩ về những luận điểm này, để tìm ra cho chính chúng ta những lý do ôm giữ lấy chúng của Socrates – và để hỏi liệu ông làm vậy có đúng không.

J.M.C.




Protagoras
Plato [1]


[309a]
Người bạn: Ông mới vừa ở đâu đến, Socrates? Khoan, đừng vội bảo tôi. Điều rất hiển nhiên là ông vừa đi săn lùng anh chàng Alcibiades chín mọng và sẵn sàng. [2] Vâng, tôi đã thấy anh ta đúng ngày hôm kia, và anh ta thì chắc chắn vẫn là một chàng điển trai – và chỉ giữa hai chúng ta, “chàng trai” là từ thích hợp, Socrates: bộ râu của anh ta đã trổ rậm.
Socrates: Vâng, Điều đó có gì quan trọng? Tôi nghĩ bạn là một người hâm mộ Homer, người nói rằng tuổi thanh niên thì quyến rũ nhất khi râu quai nón bắt đầu mọc rộ [3] – vốn là giai đoạn Alcibiades đang đúng kỳ trổ mã.
Người bạn: Thế có gì mới không? Có phải đã chỉ mình ông với anh ta? Và anh chàng trẻ tuổi đã đối xử với ông thế nào?
Socrates: Khá tốt, tôi nghĩ, đặc biệt là ngày hôm nay, vì anh ta dồn sức về phía tôi và nói rất nhiều điều to tát để ủng hộ cho tôi [4]. Bạn nói đúng, dĩ nhiên: Tôi đã vừa với anh ta. Nhưng có một gì đó thực sự lạ lùng, tôi muốn nói với bạn. Mặc dù chúng tôi đã cùng bên nhau, tôi đã không để ý chút nào đến anh ta; trong thực tế, hầu hết thời gian, tôi đã quên mất tất cả về anh ta.
Người bạn: Làm sao có bất cứ gì giống thế lại có thể xảy ra với hai người? Ông chắc chắn đã không gặp một người nào khác đẹp hơn, ít nhất không trong thành phố này.
Socrates: Đẹp hơn rất nhiều.
Người bạn: Ông nói gì vậy? Một công dân Athens hay một người ngoài?
Socrates: Một người ngoài.
Người bạn: Từ đâu?
Socrates: Abdera.[5]
Người bạn: Và người polis–ngoài này đối với ông xem dường đẹp hơn người con trai của Clinias?
Socrates: Làm sao trí tuệ cao vời bậc nhất lại không thể xem dường vượt trội hơn đẹp mã?
Người bạn: Cái gì! Có phải ông đã khách khứa với một vài người khôn ngoan nào đó, Socrates?
Socrates: Người khôn ngoan nhất hiện còn sống, nếu bạn nghĩ rằng người khôn ngoan nhất ấy là – Protagoras.
Người bạn: Ông nói gì vậy? Có phải Protagoras thì trong thành phố? [6]
Socrates: Và đã được hai ngày.
Người bạn: Và bây giờ ông vừa mới ở bên ông ta về thẳng đây?
Socrates: Đúng vậy, và đã tham dự một cuộc trò chuyện khá dài.
Người bạn: Hay quá, ngồi xuống đi, nếu ông bây giờ đang rảnh rỗi, và hãy kể cho chúng tôi nghe tất cả về chuyện đó. Hãy để cậu bé nhường chỗ ở đây cho ông. [7]
Socrates: Hẳn nhiên rồi. Tôi kể nó như là một hân hạnh, nếu bạn muốn nghe.
Người bạn: Và ngược lại, nếu ông kể cho chúng tôi.
Socrates: Thế khiến nó thành một hân hạnh gấp đôi vậy. Vâng, đây là câu chuyện.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2016)






[1] Plato, Protagoras. Bản dịch tiếng Anh của Stanley Lombardo và Karen Bell
Trong bộ Plato Toàn tập (Plato Complete Works). Biên tập, giới thiệu, chú thích: John M. Cooper, Phụ tá biên tập: D. S. Hutchinson. Nxb Hackett Publishing Company. Indianapolis/Cambridge, 1997
Tham khảo và đối chiếu với những bản:
(a)      Protagoras trong Plato in Twelve Volumes, Vol. 3. Bản dịch của W.R.M. Lamb. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1967.
(b)      Plato: Protagoras. Bản dịch với chú thích của C.C.W. Taylor. Clarendon Press: Oxford University Press, I991.
(c)      Protagoras (ou les Sophistes) trong bộ Oeuvres de Platon (13 tập), tome III, của Victor Cousin. Paris, 1849
Tất cả những trang, đánh số thứ tự Stephanus từ [309a – 362a]
Các chú thích của những dịch giả sẽ giữ trong ngoặc vuông [ … ]
Những ghi chú khác với sai lầm nếu có, như thường lệ, là của tôi.

[2] [Alcibiades (c. 450– 404 TCN)] xem Symposium, bản dịch LDB
[3] [Iliad xxiv. 348; Odyssey x.279]
[4] [Xem đoạn sau, 336b và 347b]
[5] [Đây là thành phố sinh trưởng của Protagoras, một thành phố thịnh vượng trên bờ biển vùng Thrace (nay thuộc Bulgaria). Ngoài Protagoras, thành phố cũng còn có Democritus nổi tiếng, người phát triển triết thuyết atomism và luận thuyết nguyên tử về vũ trụ. Cicero dùng từ “Abderites” (dân Abdera) như đồng nghĩa với “xuẩn ngốc” (stupidity). Nếu thành kiến này đã có từ thời Plato, chi tiết trên cho thấy yếu tố ngỡ ngàng cộng với ngạc nhiên khi người bạn nghe Socrates nói về Protagoras ngay sau khi nói về chuyện Alcibiates .]
[6] Protagoras người thành Abdera (ca. 490–420 TCN), học trò của Democritus (cùng sinh quán Abdera), triết gia, thày dạy học và nhà sophist nổi tiếng nhất trong thời cổ Hellas. Protagoras là tác giả những luận thuyết về ngữ pháp, lôgích, đạo đức học và chính trị học (tất cả đã mất). Tuy không là người Athens, nhưng ông đã sinh sống ở thành Athens trong một thời gian dài. Ông từng được bổ nhiệm làm nhà soạn luật cho thuộc địa Thourioi của Athens, nhưng sau đã bị buộc tội không-kính tín (asebeia = không tôn kính gót và bày tỏ qua sự không thực hành, hay không tham dự những nghi lễ thờ phụng gót) khi trở về Athens, và buộc phải bỏ chạy khỏi thành phố (theo một nguồn tin không hoàn toàn đáng tin cậy). Ông được cho là đã chết trong một vụ đắm tàu.

Ở Athens, Protagoras đón nhận một danh tiếng lừng lẫy, đặc biệt về trí tuệ lỗi lạc và tư tường triết học của ông, nhưng cũng có dư luận rộng rãi phản đối ông với tư cách là một nhà sophist. Ông bị chỉ trích:
(a) Đã vun trồng thuật khôn ngoan thực dụng trong chính trị; dạy những người có tham vọng chính trị thuật thuyết phục đám đông và nắm giữ thống trị trên những người khác, và đặc biệt đã thu tiền học phí cho hoạt động giảng dạy của ông. (b) Thừa nhận một thái độ hoài nghi về sự có thể có được một hiểu biết chắc chắn - vốn ông dựa trên cả hai lý do: những thiếu sót và có thể sai lầm của những giác quan và trên nền tảng của sự không có thực tại vững chắc lâu dài nào có thể được biết. (c)  Phá hoại (hay làm suy yếu) đạo đức truyền thống qua giảng dạy rằng không thể phân biệt giữa đúng và sai, rằng không có những giá trị tuyệt đối, rằng không có sự thực khách quan (Relativism). Hai chỉ trích đầu tiên, chúng thấy trong Protagoras này và Theaetetus của Plato. Chỉ trích thứ ba thấy trong vở kịch Clouds của Aristophanes.

Những quan điểm này, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thái độ chung của Plato với những nhà sophist, sang thời hiện đại đã bị thách thức, và kết quả là sự đánh giá lại hồ sơ trí thức về Protagoras. Các học giả đã đi đến nhìn nhận rằng khái niệm có một khoảng cách phân tách Socrates với những nhà  sophist, nó thì không lớn như Plato đã nêu lên. Trong thực tế, Socrates thì đồng thời (về tư tưởng) với nhiều những nhà triết học được đặt vào thời kỳ ‘trước-Socrates’, trong đó gồm nhiều những nhà sophist. Hơn nữa, khi nhìn lại, quan điểm của Protagoras ngày nay thường có vẻ được ưa chuộng nhiều hơn, tiến bộ hơn so với những quan điểm của Plato. Ví dụ, Protagoras tranh luận rằng hồn người không tồn tại độc lập với những giác quan; tư tưởng này đã tái sinh trong tâm sinh lý thần kinh học (neuroscience) hiện đại.

Ngày nay, chú ý về Protagoras xoay quanh hai học thuyết và một so sánh tương đồng thấy trong một huyền thoại, dù tất cả chỉ còn sót lại trong dạng những mảnh sao chép, hay trích dẫn rời rạc. Học thuyết không có sự thực khách quan (Relativism), tóm tắt trong mệnh đề ‘Người là thước đo của tất cả sự vật việc’ (panton chrematon metron estin anthropos) thường (mặc dù không tuyệt đối) được hiểu có nghĩa là những xuất hiện dạng ngoài nhận qua tri giác và những tin tưởng là những sự thật khách quan, không phải những ý kiến ​​chủ quan. Tuy nhiên cách suy nghĩ cơ bản của tuyên bố này đã được cho thấy là tự phủ nhận, ngay trong thời cổ: nếu tất cả tin tưởng đều là đúng (với người tin nó), thì tin tin tưởng - rằng tất cả những tin tưởng đều là không đúng - cũng là đúng.
Thuyết không-thể-biết (agnosticism), một hoài nghi triết học của Protagoras, được thấy trong câu mở đầu của On the Gods, một tác phẩm nay đã mất của ông. Chúng ta có nhờ Diogenes Laertius đã trích dẫn nó: ‘Về các vị gót, tôi không có khả năng để biết liệu họ có là-có hay không là-có, cũng không biết họ giống như thế nào (hay giống con gì) về hình dạng: vì có rất nhiều điều cản trở sự hiểu biết chắc chắn - sự tối tăm của vấn đề và sự ngắn ngủi của đời người’. Lưu ý rằng, không giống như những triết gia không-tin-có-gót thời trước-Socrates khác, Protagoras không rõ ràng phủ nhận sự là-có hày không là-có của những quyền năng siêu nhiên hay của những gót. Ông chỉ đơn giản đưa ra lý do để dừng lại, không đi vội đến phán đoán hay kết luận (là có hay không có).
Theo một huyền thoại của Protagoras (trong chính đàm thoại này) do Plato kể lại, con người, sau khi được tạo ra và được đem cho một phần của khả năng thần linh, để liên kết nhau chống lại những loài thú hoang. Tuy nhiên, một khi họ đã làm được như vậy và đã thành lập được (xã hội) những thành phố, ‘họ đã gây sai trái với lẫn nhau vì thiếu của nghệ thuật chính trị (politike techne), và do đó họ bắt đầu lại bị phân tán và bị tiêu diệt. Zeus, sợ con người bị huỷ diệt, đã gửi Hermes mang công lý và  sự  tự biết xấu hổ (aidos) về phải trái cho con người, để cuối cùng họ có được quy định cho trật tự xã hội trong thành phố, và có quan hệ thân thiện bằng hữu để lôi kéo họ lại với nhau. Ý tưởng trong huyền thoại này báo hiệu ý tưởng khế ước xã hội hiện đại.

Bị Plato che khuất trong triết học thời cổ Hellas, chưa được đào sâu nghiên cứu trong thời hiện đại, Tư tưởng của Protagoras vẫn đòi hỏi nhận được nhiều chú ý xứng đáng hơn. Trong đàm thoại này, chúng ta hãy hãy thận trọng khi đọc Protagoras.
Tất cả những ý tưởng, không chỉ từ nhân vật Socrates nêu lên, nhưng cũng từ chính nhân vật Protagoras nêu lên, đều là của Plato; vì giản dị là cả hai đều là những nhân vật trong đàm thoại của Plato. Những chi tiết về nhân vật Protagoras, hay những ý tưởng do nhân vật Protagoras phát biểu, qua lời thuật kể của Plato, nên đón nhận với thận trọng. Có lẽ chúng ta không thể nào dành trọn tin tưởng vào sự chân thực của Plato, vì tất cả đã được - chính thiên kiến về những nhà sophist của Plato - chọn lọc. Thiên kiến của Plato thì rõ ràng và hiển nhiên, nên sự chọn lọc của Plato có lẽ là tất yếu. Điều còn lại để hoài nghi,  không biết là sự  chọn lọc đó đã đẩy sự thực đi xa đến đâu mà thôi.
[7] [Người bạn có một chú bé theo hầu, đang ngồi cạnh ông ta]