Tuesday, February 5, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (01)



LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

(Geschichte des Materialismus
und Kritik seiner Bedeutung in der Gegenwart)

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)
Translator: Ernest Chester Thomas (1850–1892)
Nxb Routledge (2001)







LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT

Tập I
TRIẾT HỌC DUY VẬT TRONG THỜI CỔ.
THỜI CHUYỂN TIẾP.
THẾ KỶ 17.

Tập II.
THẾ KỶ 18.
TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Tập III.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN. (Tiếp theo)
NGƯỜI VÀ HỒN NGƯỜI
ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO.



LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT


Lời Người Dịch Bản Tiếng Việt

Bộ Lịch sử Triết học Duy Vật của Friedrich Albert Lange, như Russell đã giới thiệu đại ý ‘… là một công trình quan trọng vĩ đại, thuộc hạng có giá trị cao nhất, với tất cả những ai là người ao ước muốn biết những gì những người ủng hộ Tư tưởng Duy vật đã từng nói, và lý do vẫn còn chưa thuyết phục được những triết gia, trong dòng chảy chính của triết học.’ (Bertrand Russell – ‘Tư tưởng Duy vật, Quá khứ và Hiện tại)Đáng chú ý, trong số những người đọc nổi tiếng của nó, – ngoài Russell nhắc trên, có thể kể Nietzsche, thêm Engels và Marx, và gần đây nhất, Chomsky.

Giá trị của bộ lịch sử triết học này của Lange – cũng như bộ Lịch Sử Triết Học Phương Tây  của Russell, sẽ dễ dàng nhận thấy trong chính nội dung phê bình của nó; không chỉ là một lịch sử triết học, vốn thường cho chúng ta biết về tiểu sử, sự nghiệp tư tưởng của những triết gia, nhưng chú trọng vào việc cho người đọc thấy được tiến trình và liên hệ tư tưởng giữa những triết gia trong những phong trào, trường phái của họ, và đặc biệt ở đây, nêu rõ ‘sự quan trọng hiện nay’, hiểu như phê bình với cái nhìn ngược từ thế kỷ 18 về đến khởi nguyên của triết học, thời trước-Socrates, ở Greece. Thế nên, tôi có ý nhấn mạnh lịch sử của ‘triết học’, không chỉ tư tưởng hay chủ nghĩa, trong tựa đề Lịch sử Triết học Duy Vật, để những ai quan tâm với triết học phương Tây, có thể tham khảo thêm bộ lịch sử này, song song với của Russell tôi đã tạm dịch và giới thiệu trước đây. Một lý thú là – theo tôi, Lang trong nhiều chỗ, cũng nhận xét và phê bình với thiên kiến thẳng thắn, nhưng tương tự, chúng ta cũng có thể nhắc lời chính Russell, triết gia lỗi lạc viết bộ lịch sử triết học nổi tiếng này, đã nói: ‘… Nhưng theo ý tôi, một người không có thiên kiến không thể viết lịch sử thích thú đáng đọc – nếu, quả thực, đã từng có một người nào thuộc loại như vậy!’

2.
Tư tưởng Duy Vật – Materialism – là nội dung của câu hỏi siêu hình cơ bản về – sự là-có, những gì là-có – trong thế giới quanh ta. Tư tưởng duy vật chủ trương rằng rằng sự vật việc duy nhất có thể thực sự chứng minh được là-cóvật chất. Như thế, theo Triết học Duy Vật, tất cả mọi sự vật việc đều do vật chất tạo thành, và những hiện tượng, hiểu như những gì hiện ra trước mắt chúng ta, và chúng ta biết chúng từ những gì thấy được bên ngoài chúng, trong thế giới tự nhiên lẫn con người, tất cả đều là kết quả của những tác động của vật chất, không của những gì không-vật chất, đặc biệt nhấn mạnh – rằng không có can dự nào của những gì vẫn gọi là sản phẩm của ‘tinh thần’, hay ‘siêu nhiên’.

Tư tưởng duy vật xuất hiện sớm nhất trong truyền thống triết học lâu đời nhất của văn minh phương Tây. Bắt nguồn từ một loạt những nhà triết học Greece thời trước-Socrates, vào thế kỷ thứ 6 và thứ 5 TCN, nó đã đạt đến hình thức cổ điển đầy đủ của nó trong thuyết Atom của Democritus và Epicurus trong thế kỷ thứ 4 TCN. Epicurus lập luận rằng thực tại tối hậu gồm những mảnh vô hình và không thể chia cắt của vật chất, rơi tự do, gọi là những atom va chạm ngẫu nhiên trong khoảng trống. Chính trên giả thuyết atom này, nhà thơ Rome là Lucretius đã viết kiệt tác đầu tiên của học thuyết duy vật vào khoảng năm 50 TCN, bài thơ triết học 7400 dòng De Rerum Natura, như thường được dịch, là Bản chất của Tự nhiên. Ngay trong bài thơ vĩ đại này của Lucretius, chúng ta có thể thấy một trong những đặc điểm phân biệt tư tưởng duy vật với mọi triết lý toàn diện khác đã được phương Tây đưa ra trước thế kỷ 20: nhấn mạnh vào việc trực tiếp quan sát thiên nhiên và giải thích mọi sự vật việc xảy ra trên thế giới về mặt quy luật tự nhiên. Nói cách khác, ngay từ đầu, những nhà tư tưởng duy vật luôn dựa lý thuyết của họ trên bằng chứng khoa học tốt nhất, thay vì dựa trên “triết lý thứ nhất” (siêu hình học) giả định nào đó, và cho rằng thứ triết lý bậc nhất này đang chờ được tìm ra qua lý luận triết học trừu tượng.


Sau đó, qua hơn nghìn năm thống trị nghiệt ngã của đạo Kitô trong lịch sử phương Tây, mọi ý tưởng đề cao vật chất như bản thể của thực tại, hay luận thuyết phủ nhận vai trò tối cao của những gì không vật chất, dù thâm sâu, tế nhị và ôn hòa đến đâu, cũng đều bị tôn giáo có thế lực chính trị và tư tưởng độc tôn này tìm mọi cách thành công để truy diệt tận nơi tân gốc. Phải đợi đến thế kỷ 17, tư tưởng Duy Vật mới sống lại qua những công trình của Pierre Gassendi (1592 – 1655), Thomas Hobbes (1588-1679), và Denis Diderot (1713 – 1784).

Kiệt tác thứ hai của học thuật duy vật là “La Systeme de la Nature” (“Hệ thống của Tự nhiên”) của Paul-Henri Dietrich (bá tước Paul d’Holbach) xuất bản nhưng dấu tên tác giả, ở France, năm 1770. D’Holbach đã dựa thuyết tất định cơ học của ông trên vật lý Newton và tâm lý học Locke, biện luận rằng mọi sự kiện trong tự nhiên, bao gồm tất cả suy nghĩ và hành động đạo đức của con người, là kết quả của một chuỗi nhân quả không gì lay chuyển được, bắt nguồn từ dòng chảy của atom chuyển động. Giống như Lucretius, ông khẳng định không có thực tại nào ngoài vật chất chuyển động trong không gian, cũng như Newton đã đưa ra giả thuyết về những luật của chuyển động và trọng lực. D’Holbach cũng quy tất cả những suy nghĩ cho những hình ảnh gây ấn tượng trên não thức như một tấm bảng trắng (tabula rasa), hoàn toàn theo cơ học như những định luật của chuyển động trong lập luận của Locke. Sau đó là kiệt tác thứ ba của học thuật duy vật, Kraft und Stoff, (Lực và Vật chất) của Ludwig Büchner, xuất bản ở Germany năm 1884, một trong những quyển sách được đọc nhiều và có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 19, Kraft und Stoff đã tổng hợp những lý thuyết tiến bộ và tìm ra mới nhất thời đó về vật lý, hóa học, địa chất và sinh học, và đặc biệt kết hợp với thuyết tiến hóa vừa mới công bố của Darwin.

Chi tiết của Bản chất của Tự nhiên được trình bày trong quyển 1, Hệ thống của Tự nhiênLực và Vật chất trong quyển 2 của bộ Lịch sử triết học Duy vật này.

Tưởng cũng nên thêm ở đây, rằng tư tưởng duy vật không chỉ thấy ở phương Tây, nhưng cũng đã xuất hiện đồng thời ở India, và hoàn toàn độc lập với Greece – Trong nội dung tổng quát, tư tưởng Duy Vật India gồm những trường phái triết học phủ nhận quan điểm, hay lập trường, hay học thuyết siêu nhiên (supernaturalism). Chúng ta có thể kể Lokāyata (500 TCN) và Cārvāka, và sau đó Bṛhaspatya. Cārvāka (và Ajita Kesakambalin) được cho là đã thiết lập tư tưởng duy vật India như một hệ thống triết học chính thức, nhưng một số học giả cũng cho rằng Bṛhaspati, tác giả Bṛhaspati Sῡtra là người sáng lập ban đầu. Phải nhắc đến tư tưởng Duy Vật India – để giải thích ý tôi đặc biệt gọi ‘Triết Học’ Duy Vật’, thay vì thông thường chỉ là ‘tư tưởng’, hay ‘chủ nghĩa’ duy vật. Những tư tưởng Duy vật – như định nghĩa rộng rãi ở trên, và sẽ xem xét trong tập sách này – là những hệ thống triết học đúng nghĩa, đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại, trước sau chỉ ở hai nơi – Greece và India, hơn 2500 năm trước.

3.
Tuy nhiên, cả Lucretius, d’Holbach và Buechner, trong truyền thống triết học duy vật phương Tây, đều không tuyên bố rằng tư tưởng duy vật là tư tưởng thực nghiệm như trong khoa học thực nghiệm. Tất cả họ đều nhìn nhận rằng nó dựa trên những giả định sau cùng thuộc những gì vượt ngoài khoa học, siêu-khoa học (metascientific), mặc dù không bao giờ siêu hình (metaphysical) theo nghĩa Aristotle. Đó là để nói, những giả định duy vật vượt ngoài khoa học thực nghiệm, mặc dù không bao giờ vượt quá thực tại vật lý. Những giả định siêu khoa học này, trước hết, rằng vật chất hoặc thực tại tự nhiên đã hình thành một thực thể liên tục vật chất, không bị phá vỡ, vĩnh cửu và vô tận. Thiên nhiên không có khởi đầu hay kết thúc. Đó là một thực tại vật chất vĩnh cửu, tự tạo và tự duy trì với không có bất kỳ rào cản hoặc giới hạn nào phân định nó với một loại thực thể phi vật chất, phi thể chất, hoặc siêu nhiên. Hữu thể nền tảng duy nhất là-có, ở đó là hữu thể vật chất và một số loại thực chất tự nhiên làm nền tảng cho tất cả những hiện tượng có thể nhìn thấy. Lucretius gọi sự kiện vô tận này của hữu thể vật chất là “Tất Cả”, và với d’Holbach và Buechner đã kết luận, rằng nó không có bất kỳ kế hoạch hay cứu cánh nào, và gồm những lực đối lập mù quáng, chúng khóa cứng vào lẫn nhau, sau cùng dẫn đến một tự-hủy, hay cân bằng, hay tắc nghẽn toàn vũ trụ.

Tất nhiên những giả định này ngụ ý không có bất kỳ sự quản trị hay điều khiển vũ trụ bởi bất kỳ một trí (hay chủ thể) thông minh siêu việt nào. Ngay từ đầu, tư tưởng duy vật đã hoàn toàn phản tôn giáo, hoàn toàn tin-không-có-gót (vô thần). Tư tưởng duy vật luôn xem lập trường tin-không-có-gót chỉ đơn thuần là một hệ quả tất yếu của những tiền đề của nó, không phải là một cứu cánh triết học quan trọng trong tự thân. Những gót, thần linh siêu nhiên, những uy quyền đạo đức siêu hình, phi vật chất rõ ràng không thể được coi trọng, hoặc ngay cả còn xem chúng chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người, không thực là-có, trong những giả thuyết duy vật. Cuối cùng, tư tưởng duy vật luôn luôn cho rằng sự sống hoàn toàn là sản phẩm của những tiến trình tự nhiên. Tất cả suy nghĩ và cảm giác của con người xuất hiện từ những matrix đều vô sinh, vô cơ của thiên nhiên vật lý và đều kết thúc bằng cái chết. Vì vậy, tư tưởng duy vật luôn suy luận những lý thuyết của nó từ những bằng chứng thực nghiệm tốt nhất, mới nhất và kết quả là luôn có những giả thuyết siêu hình của nó được xác nhận một cách khoa học, vì những giả định cơ bản của khoa học hợp lý, cũng luôn luôn được tự nhiên chi phối bởi những quy luật mạch lạc, có thể tìm ra được của vật lý. 

4.
Với những thành tựu lớn lao của khoa học, từ thế kỷ 19, sang 21 (bắt đầu từ cuộc cách mạng kỹ nghệ, trong sinh học, hóa học, và vật lý, đặc biệt trong sinh học di truyền tiến hóa, vật lý nguyên tử, cơ học quantum, khoa học não thức, và khoa học cômputơ). Phần lớn những triết gia, khoa học gia ngày nay đều có thể tự nhận mình là người có chủ trương tư tưởng duy vật, hoặc chịu ảnh hưởng của những khuynh hướng triết học duy vật, hoặc trực tiếp và tiếp tục nghiên cứu một hay nhiều học thuyết duy vật. Những tiến bộ của khoa học cũng khiến khái niệm về vật chất thay đổi – vật chất không còn định nghĩa bằng atom, nhưng quark, không khối lượng nhưng năng lượng, và không ấn định trong khung của không gian lẫn thời gian, nhưng nay xem vật chất không là những sự vật cụ thể, dù nhỏ đến đâu, dưới dạng nào, nhưng là những tiến trình của vật chất thay đổi bất tận. Thuyết Vật lý (physicalism) đã đứng vào vị trí của Triết học Duy vật. Có cùng lập trường nhất nguyên (monism) như triết học duy vật, thuyết Vật lý chủ trương mọi sự vật việc vốn là-có, thì không ngoài những thuộc tính vật lý của nó, và cũng như triết học duy vật, chủ trương rằng chỉ có một thực thể là-có duy nhất là vật chất. Thuyết Vật lý có thể xem như trả lời cho câu hỏi – Não thức (tinh thần) là vật chất hay không – bằng chủ trương qui tinh thần, hay ý thức về não thức con người, và não thức sau đó là một tạo dựng thuần túy vật chất, não thức hiện đang tiến hóa, nhưng cuối cùng sẽ có thể giải thích nó hoàn toàn bằng những lý thuyết vật lý. Nhắc vắn tắt ở đây, vì Thuyết Vật , dĩ nhiên, sẽ không nói đến trong Lịch sử Triết học Duy Vật (1866) này.

5.
(a)
Tác giả đưa ra rất nhiều phê bình bằng so sánh đối chiếu– về những trường phái, tác giả cũng những chuyển biến của những học thuyết, gồm những khái niệm tư tưởng phức tạp thay đổi theo tiến trình của lịch sử triết học,– gần như trọn lịch sử triết học phương Tây – từ cổ Hellas đến cận đại – vì thế, theo dõi ông rất chật vật, do trình độ kiến thức hạn hẹp của người dịch, chắc chắn phần dịch thuật có rất nhiều thiếu xót còn chờ sửa chữa.
(b)
Những chú thích của Lange, phần lớn là những dẫn chứng tài liệu tham khảo của ông, và phê bình khi khai triển nội dung những tài liệu này, hầu hết chúng đến nay đã quá cũ (gần 200 năm), mất thời gian tính, nên tạm thời tôi tuy giữ nguyên, nhưng không dịch, và sẽ sau rồi sẽ đọc lại và sẽ cố dịch hết cho hoàn chỉnh sau bản nháp này. Thay vào đó, tôi cũng thêm những chú thích của tôi, hướng tới người đọc Việt hiện nay, mong giúp được đôi chút những ai không chuyên triết học, để theo dõi bản dịch trong vội vàng, chắc chắn có nhiều sai xót vẫn chờ sửa chữa này.
 (c)
Tên người, tên đất tiếng England, và một số vẫn còn giữ theo bản Germany trong bản tiếng England, nhung bản dịch tiếng Việt này sẽ chuyển sang tiếng England phổ thông – (a) thí dụ: Empedokles = Empedocles, Democritus = Demokritos, … và (b) nước England, tiếng England (English), Hellas (Hylạp), … Những trường hợp (b) có thể là ‘chướng tai’, nhung tôi nghĩ về từ ngữ, tất cả đều do đem dùng nhiều rồi thành ‘trước lạ sau quen’ (như Shakespeare nói: “A rose by any other name would smell as sweet”) – chủ yếu, tôi cố gắng tránh dùng những từ gốc Tàu, cho được rõ ý hơn, khi có thể được. Điều này, người đọc sẽ nhận thấy ở đây, như ở những bản dịch khác của tôi.

Dịch theo bản in lại của nxb Routledge: The History of Materialism and Criticism of Its Present Importance, nxb: NewYork, NY: Routledge and Kegan Paul (2010)
Những chú thich để trong [ … ] lấy từ bản dịch tiếng England (Ernest Chester Thomas)
Những chú thích khác (với sai lầm chắc khó tránh) là của tôi. Mục đích là mong giúp những người đọc, không chuyên môn, hiểu được ý của tác giả, qua cách viết và dịch ‘nôm na’ của tôi.
Có thể tìm được bản online để đọc ở đây:
hay


Lê Dọn Bàn
(bắt đầu dịch – Feb/2019)


Lời Nói Đầu Của Người Dịch Bản Tiếng England

Lịch sử Triết học Duy Vật đã được ca ngợi, khi xuất bản lần đầu tiên ở Germany, như một tác phẩm chắc chắn nhiều phần gây hứng thú đáng kể. Ở đất nước này. Giáo sư Huxley đã gợi ý, trong ‘Lay Sermons, Lectures, and Addresses’ (xuất bản năm 1870)[1], rằng một bản dịch của quyển sách sẽ là ‘một dịch vụ lớn cho triết học ở England’. Sau đó không lâu, nó được xuất bản lần thứ hai – đã tu sửa kỹ lưỡng và viết lại – bản in của tác phẩm. Và sau đó, vào mùa thu năm 1874, một lần nữa sự chú ý đặc biệt hướng đến nó qua sự nhìn nhận của Giáo sư Tyndall về việc ông mắc món nợ ‘với tinh thần và với lá thư’ với tác phẩm trong diễn văn đáng nhớ của ông với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Britain tại Belfast. [2]

Không lâu sau đó, thấy đáng tiếc vì quyển sách đã chờ đợi một dịch giả quá lâu như thế, tôi đã mạo hiểm để chính thức xin tác giả có được thẩm quyền của ông để thực hiện nhiệm vụ. Những nguyên nhân đã trì hoãn việc hoàn thành nó, vì chúng là riêng tư với bản thân tôi, làm phiền đến người đọc với chúng sẽ là điều khiếm nhã. Điều duy nhất không như vậy, là lấy làm ân hận trên những căn nguyên khác bên cạnh sự chậm trễ đơn thuần. Cái chết thương tiếc của tác giả, vào tháng 11 năm 1875, đã lấy đi cơ hội với hy vọng của tôi để gửi kết quả thể hiện của tôi đến những phê bình thân thiện của ông.

Sự thiếu kiên nhẫn thể hiện trong nhiều ba-tháng đã khiến quyết định cho chúng tôi không trì hoãn việc xuất bản lâu hơn nữa; và theo đó, người đọc bây giờ trước mình tập đầu tiên, được hai tập khác nhanh chóng theo sau, vốn sẽ hoàn tất công trình. Việc phân chia thành ba tập thay vì hai tập – trong một vài phương diện có thể đã là mong muốn hơn – đã được quyết định bởi những cân nhắc thực tế.

Những khó khăn khi theo đòi dịch một tác phẩm triết học tiếng Germany sang tiếng England đều được biết nhiều đến nổi tiếng. Sẽ là phi lý khi cho rằng tôi luôn thành công trong việc gặp gỡ hay trốn tránh những khó khăn này; nhưng tôi đã nỗ lực ở khắp mọi nơi để dịch theo nghĩa đen thật phù hợp với thành ngữ trong tiếng England.

Nó cũng có thể được dùng để giải thích những sự vật việc tối nghĩa có thể có, để nhớ rằng quyển sách được viết với sự tham khảo liên tục đến những vấn đề và câu hỏi đang thảo luận, và những hình thức đầu cơ hiện tại ở đó. Nó đã được Von Hartmann xem là một bút chiến, ‘eine durch geschichtliche Studien angeschwoUene Tendenzschrift [3] Và như một sự khẳng định về lập trường duy vật chống lại triết lý của đơn thuần chỉ là những ’Ý Niệm’, (‘những khái niệm không trực giác’ trong cụm từ của Coleridge), và về quan điểm của phái Kant hay Kant-Mới chống lại với cả hai, chắc chắn, nó là một bút chiến; nhưng đồng thời, nó đã vượt xa mức độ của văn bản gây tranh luận thông thường bởi sự kỹ lưỡng, toàn diện và vô tư của nó.

Ernest Chester Thomas (1850–1892)
2 South Square, Gray’s Inn.


CHO BẢN IN LẦN THỨ HAI [VÀ NHỮNG BẢN SAU].


Hình thức đã thay đổi trong đó Lịch sử Triết học Duy vật xuất hiện trong bản in lần thứ hai này thì phần là một hệ quả cần thiết của chương trình ban đầu của quyển sách, nhưng phần cũng là một kết quả của tiếp nhận nó đã gặp.

Như tôi nhân cơ hội đã giải thích trong bản in đầu tiên, ý định của tôi đúng hơn đã là muốn thực hành một ảnh hưởng tức thời; và tôi tất đã khá vui lòng nếu quyển sách của tôi, trong vòng năm năm, lại bị quên mất. Tuy nhiên, thay vì điều này và mặc dù có một số bài điểm sách rất thân thiện, nhưng phải mất gần năm năm để nó được biết đến một cách rộng rãi, và đã chưa bao giờ có đòi hỏi nào lớn hơn đúng vào lúc những bản in của nó vừa bán hết, và như tôi cảm nhận, đã trong nhiều phần lỗi thời rồi. Điều này thì đặc biệt đúng thế với phần thứ hai của tác phẩm, vốn sẽ nhận được ít nhất cũng kỹ lưỡng trước sau một sửa chữa và một cấu trúc lại như tập sách hiện tại này. Những quyển Sách, những Con Người và những Câu hỏi đặc biệt có những ý kiến ​​tranh chấp quanh chúng đều một phần được thay đổi. Cụ thể, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học tự nhiên đã đòi hỏi phải đổi mới toàn bộ nội dung của một số phần, mặc dù dòng suy nghĩ và những kết quả có thể trong cơ bản vẫn không đổi.

Bản in đầu tiên, thực sự, đã là thành quả của những lao động trong nhiều năm, nhưng nó ở dạng gần như đã không được sửa soạn. Nhiều lỗi với xuất xứ này đã được bỏ; nhưng, mặt khác, một số. giá trị của bản in đầu tiên có thể cũng đồng thời biến mất. Tôi mong, một mặt, để công bằng với tiêu chuẩn cao hơn vốn những người đọc của nó, trái với ý định ban đầu của tôi, đã áp dụng cho quyển sách; trong khi, mặt khác, tính cách gốc của tác phẩm có thể không bị hủy hoàn toàn. Khi đó, còn rất xa tôi mới tuyên bố về phần trước đó, dưới hình thức mới của nó, tính cách của một chuyên khảo thông thường về lịch sử. Tôi không thể, và thực sự tôi đã không, để muốn loại bỏ giọng điệu quán xuyến mang tính giảng huấn và trưng bày mô tả, vốn từ những lạo động lúc bắt đầu nhắm đến, và chuẩn bị cho những kết quả sau cùng của Quyển thứ Nhì, và những hy sinh cho nỗ lực này một cách đối xử thuần túy ngang bằng khách quan. Nhưng vì tôi, ở khắp nơi đã gọi đến những nguồn, và đưa ra những chứng từ dồi dào trong những ghi chú, tôi hy vọng theo cách này để cung cấp cho một mức độ lớn rộng của mong muốn về một chuyên khảo tương xứng, nhưng không thiên vị với mục đích thiết yếu của quyển sách. Mục đích này bao gồm bây giờ, như trước đây, trong việc giải thích những nguyên lý, và tôi không quá háo hức để biện minh cho chính mình nếu một số phản đối nhỏ do đó được làm tương ứng với tựa đề của tôi. Điều này bây giờ đã có biện minh lịch sử của nó, trong tất cả những sự kiện, và có thể còn giữ lại. Hai phần, tuy nhiên, hình thành với tôi bây giờ, như trước đây, một tổng thể không thể tách rời; nhưng quyền của tôi hết hạn ngay khi tôi đặt bút xuống, và tôi phải hài lòng nếu tất cả những người đọc của tôi, ngay cả những người có thể dùng cho mục đích của họ chỉ những phần đặc biệt của toàn bộ, sẽ cân nhắc đến sự nặng nề của khó khăn của công việc của tôi.

Friedrich Albert Lange
Marbukg, tháng 6 năm 1873.







LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó




Quyển thứ nhất
LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT cho đến KANT.


Phần thứ nhất. – Tư tưởng Duy vật trong thời Cổ.
CHƯƠNG I.
Những nhà Atômmít ban đầu, đặc biệt về Democritus. … Những trang.1-36
Tư tưởng Duy vật một trong những cố gắng sớm nhất tới một lý thuyết triết học về thế giới; xung đột giữa triết học và tôn giáo, 3. Bằng chứng của xung đột này ở Greece thời cổ, 5. Giao tiếp với phương Đông; thương mại; sự trỗi dậy của triết học, 8. Ảnh hưởng của toán học và sự nghiên cứu về tự nhiên, 9. Sự phổ biến của suy luận diễn dịch, 11. Sự thể hiện chính xác Tư tưởng Duy vật bởi những atômmít, 13. Democritus, cuộc đời và nhân cách của ông, 15. Học thuyết của ông, 18. Sự vĩnh cửu của vật chất, 19. Tính tất yếu, 20. Những atom và không gian trống, 22. Những hình thành của những thế giới, 24. Những phẩm tính của những sự vật và của những atom, 27. Hồn người, 28. Đạo đức học, 31. Empedocles và nguồn gốc của những sự thích ứng, 32.
CHƯƠNG II.
Tư tưởng Duy cảm của những nhà Sôphít, và Tư tưởng Duy vật đạo đức của Aristippus. … Những trang.37-51
Tư tưởng Duy cảm và Tư tưởng Duy vật, 37. Những nhà sôphít, đặc biệt là Protagoras, 8. Aristippus, 44. Liên hệ của Tư tưởng Duy vật lý thuyết với Tư tưởng Duy vật thực hành, 46. Sự phân hủy của văn minh Hellas dưới ảnh hưởng của Tư tưởng Duy vật và Tư tưởng Duy cảm, 48.
CHƯƠNG III.
Phản ứng chống lại Tư tưởng Duy vật và Tư tưởng Duy cảm: Socrates, Plato, Aristotle. … Những trang.52-92
Sự thụt lùi chắc chắn và sự tiến bộ không chắc chắn của trường phái Athens so với triết học duy vật, 52. Bước từ đặc thù đến phổ quát; sự chuẩn bị cho nó bởi những sôphít, 55. Những nguyên nhân của tiến bộ bởi những phản đề và của sự kết hợp của những bước tiến lớn với những yếu tố phản động 57. Tình trạng của những sự vật việc ở Athens, 58. Socrates như một nhà cải cách tôn giáo, 60. Nội dung và khuynh hướng triết học của ông, 63. Plato, khuynh hướng và sự phát triển tri thức của ông, 71. Khái niệm của ông về phổ quát, 75. ‘những Ý tưởng’ và ‘huyền thoại’ trong sự phục vụ sự ức đoán suy diễn, 77. Aristotle; không là một nhà Duy nghiệm, nhưng là một nhà tạo dựng hệ thống, 80. Thuyết cứu cánh của ông, 83. Học thuyết của ông về thực thể; tên gọi và yếu tính, 85. Phương pháp, 88. Phê bình triết học Aristotle, 90.
CHƯƠNG IV.
Tư tưởng Duy vật ở Greece và Rome sau Aristotle: Epicurus. … Những trang.93-125
Ảnh hưởng không liên tục của Tư tưởng Duy vật Greece, 93. Tính cách của Tư tưởng Duy vật sau-Aristotle; Ưu thắng của cứu cánh đạo đức, 95. ‘Tư tưởng Duy vật’ của những Stôic, 96. Epicurus, cuộc đời và nhân cách của ông, 98. Sự tôn kính của ông đối với những gót, 100. Giải thoát khỏi mê tín và nỗi sợ chết, 101. Học thuyết về lạc thú, 102. Vật lý, 103. Lôgích và lý thuyết về tri ​​thức, 107. Epicurus như tác giả, 111 Tiến trình chuyển biến từ sự trị vì của triết học sang sự ưu thắng của khoa học tích cực; Alexandria, 112. Phần đóng góp của Tư tưởng Duy vật trong những thành tựu của nghiên cứu khoa học Greece, 120.
CHƯƠNG V.
Bài thơ giảng dạy về Thiên nhiên của Lucretius. … Những trang.126-158
Rome và Tư tưởng Duy vật, 126. Lucretius; nhân cách và khuynh hướng của ông, 129. Nội dung của Quyển Thứ Nhất; tôn giáo như nguồn gốc của mọi xấu ác độc hại, 132. Không gì có thể đến từ không-gì và không gì có thể bị tiêu diệt, 133. Không gian trống và những atom, 134. Ca ngợi Empedocles; sự vô hạn của vũ trụ, 136. Ý tưởng về lực hấp dẫn, 137. Những thích ứng như trường hợp kiên trì trong số tất cả những kết hợp có thể, 138. Nội dung của Quyển thứ Nhì; những atom và chuyển động của chúng, 140. Nguồn gốc của cảm giác; số lượng vô hạn của những thế giới bắt nguồn và diệt vong, 143. Nội dung của Quyển Thứ Ba; hồn người, 145. Nỗi sợ vô ích về cái chết, 147. Nội dung của Quyển Thứ Tư; nhân loại học đặc biệt, 149. Nội dung của Quyển Thứ Năm; vũ trụ học, 149. Phương pháp của những có thể có được trong việc giải thích về tự nhiên, 150, Sự phát triển của loài người; nguồn gốc của lời nói, của mỹ thuật, của những cộng đồng chính trị, 152. Tôn giáo, 155. Nội dung của Quyển Thứ Sáu; hiện tượng thiên thạch; bệnh tật; những điểm Avernian, 155, Giải thích về sức hút của lực từ, 157.

Phần thứ hai. – Thời chuyển tiếp.
CHƯƠNG I.
Những tôn giáo tin-chỉ-một-gót trong quan hệ của chúng với tư tưởng Duy vật...... Những trang.161-186
Sự suy tàn của văn minh thời cổ, 161. Ảnh hưởng của chế độ nô lệ; của sự hỗn hợp của những tôn giáo; của văn hóa bán khai, 164. Sự không tin theo tôn giáo và sự mê tín; Tư tưởng Duy vật của đời sống; Sự phồn thịnh của thói hư tật xấu và của những tôn giáo, 165. đạo Kitô, 169. Những đặc điểm chung của những tôn giáo tin-chỉ-một-gót 172. Học thuyết về sáng tạo của Moses, 174. Khái niệm tinh thần thuần túy về Gót, 175. Sự phản đối mạnh mẽ của đạo Kitô đối với Tư tưởng Duy vật, 176. Thái độ thuận lợi hơn của những người theo Mohammed; Học thuyết Averroës; Những phục vụ của người Arab cho khoa học tự nhiên; Tư tưởng triết lý tự do, không tôn giáo và sự khoan dung, 277. Ảnh hưởng của thuyết tin-chỉ-một-gót với cảm thức thẩm mỹ về thiên nhiên, 184.
CHƯƠNG II.
Học thuyết Kinh viện, và sự ưu thắng của những khái niệm về vật chất và dạng thức của Aristotle. Những trang.187-214
Sự nhầm lẫn của Aristotle về tên gọi và sự vật việc như cơ sở của học thuyết Kinh viện, 187. Khái niệm theo Plato về chi và loài, 190. Những ý tưởng cơ bản của siêu hình học Aristote, 192. Phê bình về khái niệm Tiềm năng của Aristotle, 194., Phê bình về khái niệm Thực thể 198. Vật chất, 200. Những sửa đổi hiện đại của khái niệm này, 201. Ảnh hưởng của những quan niệm Aristote đối với học thuyết về hồn người, 202. Câu hỏi về những Phổ quát; Những người theo chủ nghĩa Duy danh và những người theo chủ nghĩa Duy thực, 207. Ảnh hưởng của Tư tưởng Averroes; của lôgích Byzantine, 210. Chủ nghĩa duy danh như tiền thân của Tư tưởng duy nghiệm, 213.
CHƯƠNG III.
Sự trở lại của những lý thuyết duy vật với sự gầy dựng lại của những ngành khoa học.... Những trang.215-249
Học thuyết Kinh viện như một gắn bó của hợp nhất trong văn minh của Europe, 215. Phong trào Phục hưng chấm dứt với sự cải cách triết học, 216. Học thuyết về sự thật hai lớp, 218. Học thuyết Averro ở Padua, 219. Petrus Pomponatius, 220. Nicolaus de Autricuria, 225. Laurentius Yalla, 226. Melanchthon và nhiều những nhà tâm lý học khác nhau của thời kỳ Cải cách, 227. Copernicus, 229. Giordano Bruno, 232. Bacon of Verulam, 236. Descartes, 241. Hồn người với Bacon và Descartes, 244. Ảnh hưởng của tâm lý động vật, 245. Hệ thống của Descartes và ý kiến ​​thực sự của ông, 246.

Phần thứ ba. – Tư tưởng Duy vật thế kỷ XVII.
CHƯƠNG I.
Gassendi...... Những trang.253-269
Gassendi như người phục hồi của Tư tưởng Epicurus, 253. Lựa chọn của hệ thống này với nhắc nhở đến những nhu cầu của thời gian, đặc biệt trong phương diện của thăm dò khoa học, 254. Thỏa hiệp với gót học, 257. Tuổi trẻ của Gassendi; ‘Exercitationes Paradoxicae,’ 258. Nhân cách của ông, 259. Bút chiến chống lại Descartes, 260. học thuyết của ông, 263. Cái chết của ông; sự quan trọng của ông đối với cải cách của vật lý và triết học về tự nhiên, 269.
CHƯƠNG II.
Thomas Hobbes của Malmesbury...... Những trang.270-290
Sự phát triển của Hobbes, 270. Lao động và kinh nghiệm trong thời gian ông ở France, 272. Định nghĩa triết học, 274. Phương pháp; kết nối với Descartes, không với Bacon; sự công nhận của ông về những phát kiến hiện đại vĩ đại, 276. Tấn công vào gót học, 279. Hệ thống chính trị của Hobbes, 280. Định nghĩa về tôn giáo, 283, Những phép lạ, 284. Những nguyên lý Vật lý, 285. Thuyết tương đối, 287, Lý thuyết về cảm giác, 288. Vũ trụ và tính vật chất hữu hình của Gót, 290.
CHƯƠNG III.
Những hoạt động sau này của Tư tưởng Duy vật ở England ...... Những trang. .291-330
Sự liên hệ giữa Tư tưởng Duy vật của thế kỷ XVII và của thế kỷ XVIII, 291. Những hoàn cảnh ở England thuận lợi cho sự truyền bá của Tư tưởng Duy vật, 292. Sự hợp nhất giữa Tư tưởng Duy vật khoa học với lòng tin tôn giáo; Boyle và Newton, 298, Boyle; cuộc đời và nhân cách của ông, 300. Ưa thích riêng của ông với thí nghiệm, 302. Tuân thủ theo lý thuyết cơ học của vũ trụ, 303. Cuộc đời và nhân cách của Newton, 306. Những cân nhắc về bản chất thực của phát kiến của Newton; ông có cùng tin tưởng tổng quát về một nguyên nhân vật lý của lực hấp dẫn, 308. Ý tưởng rằng tác nhân giả thuyết này cũng xác định chuyển động của những vật thể trên vòm trời nằm rất gần, và cách thức đã được chuẩn bị sẵn sàng cho nó, 309. Tham dẫn về ảnh hưởng kết hợp với những particle riêng lẻ là một hậu quả của thuyết Atom, 311. Giả định về một vật chất rất nhẹ, không thể cân được, tạo ra lực hấp dẫn bởi sự thúc đẩy của nó, đã được chuẩn bị, qua cách giải quyết tương đối của Hobbes của khái niệm về những atom, 311. Newton tuyên bố rành mạch nhất phản lại khái niệm phổ biến hiện giờ về học thuyết của ông, 312. Nhưng ông tách biệt phương diện vật lý khỏi phương diện toán học của vấn đề, 314. Từ chiến thắng của những thành tựu toán học thuần túy đã nảy sinh một vật lý mới, 315. Ảnh hưởng của những hoạt động chính trị của thời đại với những hậu quả của những hệ thống, 317. John Locke, cuộc đời và sự phát triển trí thức của ông, 318. Bài chuyên luận về sự hiểu biết của con người của ông, 320. Những tác phẩm khác, 323. John Toland, ý tưởng của ông về một hệ thống sùng bái tôn giáo về mặt triết lý, 324. Chuyên luận về ‘Chuyển động thiết yếu cho Vật chất’, 326.








LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
QUYỂN I
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT cho đến KANT.










PHẦN THỨ NHẤT
TƯ TƯỞNG DUY VẬT TRONG THỜI CỔ.


Chương I.
Những Nhà Theo Thuyết Atom Ban Đầu – Đặc Biệt Về Democritus.

Tư tưởng Duy vật thì cũng xưa như triết học, nhưng không xưa hơn. Khái niệm vật chất về Tự nhiên vốn chiếm ưu thế bao quát những thời kỳ đầu tiên của lịch sử tư tưởng còn mãi vướng mắc trong những mâu thuẫn của quan điểm Nhị nguyên và những tưởng tượng hão huyền của sự nhân hóa – gán những tính chất và cả thể dạng con người cho những gì không-người [4]. Những nỗ lực đầu tiên để thoát khỏi những mâu thuẫn này, để nhìn hình thành khái niệm thế giới như một thể thống nhất và vượt lên trên những sai lầm thông tục của những giác quan, dẫn thẳng vào trong khu vực của triết học, và giữa những nỗ lực đầu tiên này tư tưởng Duy vật có địa vị của nó. [5] 

Tuy nhiên, với việc bắt đầu của sự suy tưởng liên tục cũng nổi lên một tranh đấu chống lại những giả định truyền thống của tôn giáo. Tôn giáo có những gốc rễ của nó từ những khái niệm thô lỗ, bất nhất [6] sớm nhất, vốn vẫn từng bao giờ được đám đông ngu dốt tạo ra tươi mới, trong sức mạnh không thể phá hủy nổi. Một sự vén-lên-cho-thấy [7] nội tại, cảm thức mơ hồ hơn là nhận thức rõ ràng, đem cho nó mượn một nội dung sâu thẳm, trong khi những trang điểm cho đẹp giàu có của thần thoại và sự tôn kính những gì cổ xưa của truyền thống đã làm nó được mọi người tin mê. Những vũ trụ luận của phương Đông và của Greece thời cổ trình bày cho chúng ta với những ý tưởng vốn chúng đều cũng ít tinh thần như vật chất. Chúng không cố gắng để giải thích thế giới bằng phương tiện của một nguyên lý duy nhất, nhưng cung cấp cho chúng ta những gót, những thần thánh, mang tính dạng con người, những sinh vật nguyên thủy nửa nhục cảm, nửa tinh thần, một triều đại hỗn loạn của vật chất và những sức mạnh trong sự đấu tranh và sự hoạt động thay đổi nhiều lớp lang đa dạng. Trong sự có mặt của chằng chịt mô thức này của những ý tưởng tưởng tượng đánh thức tư tưởng đòi hỏi về sự trật tự và sự thống nhất, và do đó mọi hệ thống triết học đã bước vào một chiến đấu không thể tránh với gót học trong thời của nó, vốn được thực hiện, theo như những hoàn cảnh, với ít hay nhiều thù địch công khai.

Đó là một sai lầm khi từ trên cao nhìn xuống, không nhận được sự có mặt, và quả thực ảnh hưởng lớn lao của sự đấu tranh này trong Greece thời cổ, mặc dù rất dễ để thấy nguồn gốc của sai lầm. Nếu những thế hệ của một tương lai xa phải phán xét toàn bộ tư tưởng của riêng thời chúng ta, chỉ từ những mảnh vỡ của một Goethe và một Schelling, một Herder hay một Lessing, [8] thì họ tất sẽ hiếm khi quan sát được những hố sâu, những phân biệt sắc bén của những khuynh hướng trái ngược đánh dấu thời của chúng ta. Đó là đặc điểm của những con người lớn lao nhất của mọi thời đại rằng họ đã hòa giải trong chính họ những sự đối nghịch của thời đại của họ. Cũng như vậy đã là với Plato và Sophokles trong thời cổ; và con người lớn lao nhất thường trưng bày trong những công trình của mình những dấu vết nhỏ nhất của những đấu tranh đã khuấy động số đông đảo người ta trong thời của ông, và trong một số dạng này hay khác, ông cũng phải trải qua chúng.

Thần thoại vốn chúng gặp chúng ta trong trang phục thanh thản và dễ dãi, nhở vào những nhà thơ Greece và Rome, không là tôn giáo của người dân thường cũng không của giới có giáo dục với tinh thần khoa học, mà là một lãnh thổ trung lập trong đó cả hai đều có thể gặp nhau.

Người ta đã có bớt tin tưởng vào toàn bộ đám sống trên Olympus như thi ca mô tả, hơn vào những thần linh trong thị trấn hay đất nước riêng lẻ, có những hình tượng của họ được tôn vinh trong đền thờ với sự tôn kính đặc biệt, không là những sáng tạo kiều diễm đáng yêu của những nghệ sĩ nổi tiếng làm say mê đám đông khẩn khoản van cầu, nhưng theo lối cổ, vụng về thô kệch, là những khuôn mặt được tôn vinh, được truyền thống làm nên linh thiêng. Trong những người Greece, thêm nữa, có một đường lối chính thống cố chấp và cuồng tín, vốn cũng vừa dựa trên những lợi ích của một giới nhà tu kiêu hãnh cũng như trên tin tưởng của một đám đông trong sự cần được giúp đỡ. [9]

Điều này có thể đã bị quên mất hoàn toàn nếu Socrates đã không uống chén thuốc độc; nhưng Aristotle cũng chạy trốn khỏi Athens khiến thành phố có thể không có lần thứ hai phạm tội báng bổ xúc phạm triết học. Protagoras đã cũng phải chạy trốn, và tác phẩm của ông về những gót đã bị đốt giữa công chúng. Anaxagoras đã bị bắt giữ, và đã buộc phải chạy trốn. Theodorus, người ‘không-tin-có-gót’. và có lẽ cả Diogenes của Apollonia, đều đã bị truy tố như những người phủ nhận những vị gót. Và tất cả điều này đã xảy ra ở Athens nhân văn và đã được mở mắt khỏi mê tín, giải thoát khỏi ngu tối. [10]

Từ quan điểm của đám đông, mọi triết gia, ngay cả lý tưởng nhất, có thể bị truy tố như một người phủ nhân về những vị gót; vì không ai trong số họ đã vẽ hình ảnh những gót cho chính mình như đã được mô tả theo truyền thống của giới nhà tu.

Nếu chúng ta ném một cái nhìn thoáng sang bờ biển của vùng Tiểu Asia, trong những thế kỷ xảy ra ngay trước thời kỳ rực rỡ của đời sống trí thức Greece, những thuộc địa của vùng đảo Ionia, với vô số những thành phố quan trọng của họ, nổi tiếng về sự giàu có và thịnh vượng vật chất, cũng như về nhạy cảm nghệ thuật và tinh tế của đời sống. Những liên minh thương mại và chính trị, và sự háo hức về kiến ​​thức ngày càng tăng, dẫn những cư dân ở Miletos và Ephesos thực hiện những chuyến đi dài, đưa họ vào sự giao thoa nhiều lớp với những tình cảm và ý kiến ​​xa lạ của những dân nước ngoài, và nâng thêm lên tầng cao hơn của một giới quý tộc có suy nghĩ tự do, vượt trên thị kiến của giới quần chúng hạn hẹp hơn. Một sự thịnh vượng ban đầu tương tự đã được những thuộc địa nói tiếng Doric của Sicily và Magna Graecia vui hưởng. [11] Trong những trường hợp này, chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng, rất lâu trước khi có sự xuất hiện của những triết gia, một khái niệm tự do hơn và khai sáng hơn hơn về vũ trụ đã lan rộng giữa những tầng lớp cao hơn của xã hội.

Chính trong những nhóm này, gồm những con người giàu có, nổi tiếng, với một kinh nghiệm rộng rãi có được từ đi thăm những đất nước ngoài, khiến triết học đã nảy sinh. Thales, Anaximander, Heraclitus, Empedocles đã chiếm một vị trí nổi bật Trong những công dân đồng bào của họ, và không có gì phải ngạc nhiên rằng không ai nghĩ đến việc đưa họ vào để giải thích cho những ý kiến ​​của họ. Thử thách cực nhọc này, đó là sự thật, họ đã phải trải qua, mặc dù muộn hơn nhiều sau đó; vì trong thế kỷ trước, câu hỏi về thuyết không-tin-có-gót của Thales đã được giải quyết một cách háo hức trong những chuyên khảo đặc biệt. [12] Nếu chúng ta so sánh, về mặt này, những triết gia Iona của thế kỷ thứ 6 với triết gia Athens của thế kỷ thứ 5 và thứ 4, chúng ta sẽ ngay lập tức được nhắc nhở về sự tương phản giữa phong trào hoài nghi ở England của thế kỷ thứ 17, và ở France của thế kỷ 18. Trong một trường hợp, không ai nghĩ đến việc lôi kéo mọi người vào cuộc chiến của những ý kiến [13] ; trong trường hợp khác, phong trào đã là một vũ khí, với nó lập trường cuồng tín sẽ bị tấn công.

Đi đôi với phong trào trí thức này tiến hành giữa những người Ionia, là sự nghiên cứu về toán học và khoa học tự nhiên. Thales, Anaximander và Anaximenes tự bận rộn với những vấn đề đặc biệt của thiên văn học, cũng như với sự giải thích về vũ trụ; và Pythagoras đã cấy trồng thẩm vị thích thú cho sự tìm hiểu toán học và vật lý với những thuộc địa về phía tây của khối nói tiếng Doric. Thực tế là, ở phần phía đông của thế giới Greece, nơi giao thoa với Egypt, Phoenicia, Persia, đã hoạt động mạnh mẽ nhất, phong trào khoa học đã bắt đầu, nói lên nhiều ảnh hưởng quyết định của văn hóa phương Đông với văn hóa Hellas hơn với những truyền thống thần kỳ của những du lịch và nghiên cứu của những triết gia Greece. [14] Ý tưởng về một sự độc đáo nguyên thủy tuyệt đối của văn hóa Hellas có thể được biện minh nếu qua điều này, chúng ta muốn nói đến tính chất sáng tạo độc đáo của hình thức, và biện luận cá tính dấu kín của những gốc rễ của nó từ sự toàn hảo của bông hoa. Tuy nhiên, nó trở nên ảo tưởng, nếu chúng ta nhấn mạnh vào những kết quả tiêu cực của sự phê bình của những truyền thống đặc biệt, và gạt bỏ những kết nối và ảnh hưởng đó, mặc dù những nguồn thường lệ của lịch sử làm thất vọng chúng ta, chúng đều được một cái nhìn của những hoàn cảnh đã hiển nhiên đưa lên. Những quan hệ chính trị, và trên hết, thương mại, tất yếu phải là nguyên nhân khiến kiến ​​thức, những tình cảm và những ý tưởng tuôn chảy trong nhiều lối từ dân tộc này sang dân tộc khác; và nếu như lời của Schiller nói, “Euch, ihr Götter, gehört der Kaufmann’ (‘Ngài, Ôi Gót, thuộc về thương nhân), thì con người đích thực, và do đó, có giá trị trong mọi thời, nhiều một giao tiếp hai chiều sau đó sẽ nối kết muộn hơn với nhau bởi huyền thoại, với một số tên gọi nổi tiếng, những người thực sự mang tên gọi đó đã vĩnh viễn bị mất khỏi trí nhớ loài người.

Điều là chắc chắn rằng phương Đông,[15] trong lĩnh vực của thiên văn học và đo thời gian [16], đã đi trước những người Greece. Những người phương Đông cũng vậy, có được kiến ​​thức và kỹ năng toán học vào thời điểm mà không ai nghĩ đến những sự vật việc như vậy ở Greece; mặc dù đã là trong chính lĩnh vực toán học này, người Greece đã như được định sẵn để vượt qua tất cả những quốc gia trong thời cổ.

Với sự tự do và sự táo bạo của não thức Greece đã hợp nhất một khả năng bẩm sinh để đưa ra những suy diễn, để phát biểu những mệnh đề tổng quát rõ ràng và sắc bén, để giữ chặt và chắc vào những tiền đề của một thăm dò, điều tra, và để sắp xếp những kết quả rõ ràng và sáng sủa; nói vắn tắt, quà tặng của diễn dịch khoa học [17]

Trong thời chúng ta, đặc biệt giữa những người England kể từ thời Bacon, đã thành như thời thượng, để làm giảm đi giá trị của suy luận diễn dịch. Whewell, trong quyển Lịch Sử Những Khoa Học Quy Nạp nổi tiếng của ông [18], thì không ngừng bất công với những triết gia Greece, và đáng chú ý đối với trường phái Aristotle. Ông bàn luận trong một chương đặc biệt về những nguyên nhân của những gì ông xem là thất bại của họ, liên tục áp dụng cho họ tiêu chuẩn của thời chúng ta và lập trường khoa học hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng một công trình lớn phải được thực hiện trước khi sự tích lũy không phê phán của những quan sát và truyền thống có thể được chuyển đổi vào trong phương pháp hiệu quả của chúng ta về thí nghiệm. Một trường phái suy nghĩ đầy khí lực đã trước tiên để xuất hiện, trong đó con người đã hài lòng để gạt bỏ, như không cần thiết, những tiền đề, cho việc đạt được đối tượng gần đúng của họ. Trường phái này được những người Greece thành lập, và chính họ là người đã cho chúng ta, trong lâu dài, nền tảng thiết yếu nhất của những tiến trình diễn dịch, những yếu tố cơ bản của toán học và những nguyên lý của lôgích học hình thức.[19] Sự đảo ngược rõ ràng của trật tự tự nhiên, trong thực tế là loài người đã học để diễn dịch đúng, trước khi họ đã học để tìm ra những điểm bắt đầu đúng, từ đó để lý luận, có thể được xem là thực sự tự nhiên chỉ từ một khảo sát tâm lý về toàn bộ lịch sử của tư tưởng.

Dĩ nhiên, suy diễn về vũ trụ và những liên hệ nội tại của nó, không giống như thăm dò toán học, đã không có khả năng để đạt những kết quả có giá trị vĩnh viễn: vô số những nỗ lực vô ích phải đã trước tiên làm lung lay sự tin tưởng vốn người đã mạo hiểm trên đại dương này có với nó, trước khi sự phê bình triết học có thể thành công trong việc cho thấy rõ ràng như thế nào – những gì xem có vẻ như cùng một phương pháp, đã đem lại nguyên nhân tiến bộ chắc chắn trong một trường hợp, và trong trường hợp khác chỉ thuần túy là việc bịt mắt khi khua đập vào bụi rậm.[20] Và thế nhưng, ngay cả trong một vài thế kỷ vừa qua, không có gì đã đóng góp nhiều như thế để dẫn đường triết học, vốn đã vừa mới phá vỡ cái ách của học thuật Kinh viện, vào trong những phiêu lưu siêu hình (học) mới, khi có sự say sưa gây bởi những tiến bộ đáng kinh ngạc của toán học trong thế kỷ 17. Dĩ nhiên, ở đây cũng vậy, sai lầm đã đẩy xa thêm hơn sự tiến bộ của văn hóa; đối với những hệ thống của Descartes, Spinoza và Leibniz, không chỉ đã mang theo chúng nhiều những kích động để suy nghĩ và tìm hiểu, nhưng đã là chính những hệ thống này đầu tiên đã thực sự thế chỗ của học thuật Kinh Viện, vốn đã xụp đổ vì bản án của sự phê bình, và từ đó đã mở đường cho một khái niệm vững chắc hơn về thế giới.

Tuy nhiên, ở Greece, con người một lần đã thành công trong việc giải phóng thị kiến khỏi màn sương của sự kỳ diệu, và trong việc chuyển nghiên cứu của họ về thế giới từ vùng đất thần thoại choáng ngợp mắt của những ý tưởng tôn giáo và thi ca sang lĩnh vực của lý trí và của lý thuyết tỉnh táo. Điều này, tuy nhiên, trước tiên, chỉ có thể được thành tựu bằng những phương tiện của Tư tưởng Duy vật; vì những sự vật việc bên ngoài nằm gần với ý thức tự nhiên hơn với ‘Tự ngã’ [21], và ngay cả Tự ngã, trong những ý tưởng của những dân tộc sơ khai, thì kết nối với cơ thể hơn là với bóng mờ Hồn người, sản phẩm của giấc ngủ say và những chợt tỉnh giấc, rằng chúng được giả định cư ngụ trong cơ thể [22]

Mệnh đề Voltaire đã chấp nhận, phản đối cay đắng hơn như ông, về mặt khác, đã là của Tư tưởng Duy vật, “tôi là một cơ thể, và tôi suy nghĩ”, [23] tất cũng đã gặp được đồng ý của những triết gia Greece trước đó. Khi con người bắt đầu ngưỡng mộ sự phác họa đồ án trong vũ trụ và những bộ phận cấu thành của nó, đặc biệt là trong lĩnh vực hữu cơ, đã là một đại diện đến sau của triết học tự nhiên Iona, Diogenes người xứ Apollonia, người đã xác định lý do vốn điều chỉnh thế giới với vật chất nguyên thủy. Không khí.

Nếu thực thể này đã từng được quan niệm như có cảm xúc và những cảm giác của nó đã giả định để trở thành những tư tưởng bằng những phương cách của sự phức tạp ngày càng tăng và chuyển động của thực thể, một học thuyết Duy vật cường tráng đã có thể được phát triển theo hướng này; có lẽ là một học thuyết bền vững hơn học thuyết của những nhà Atômmít. Nhưng vật chất-lý trí của Diogenes thì toàn tri – biết hết tất cả; và do đó, câu đố rắc rối cuối cùng của thế giới về những gì hiện ra bên ngoài, thì một lần nữa lại ở khởi đầu vô cùng rối rắm đến tuyệt vọng. [24]

Những nhà Atômmít đã phá vỡ qua vòng tròn của ngụy biện petitio principii này [25] trong việc sửa chữa yếu tính của vật chất. Trong số tất cả những thuộc tính của sự vật, họ chỉ gán cho vật chất một gì đơn giản nhất và những gì thiết yếu, không thể thiếu đó, cho sự trình bày của một gì đó trong thời gian và không gian, và sự đưa dẫn từ chỉ những điều này để phát triển toàn bộ mớ kết tập của những hiện tượng. Trong phương diện này, Những triết gia phái Elea [26], có thể là, đã sửa soạn đường đi cho họ, rằng họ đã phân biệt vật chất tồn tại dai dẳng vốn được biết trong chỉ suy nghĩ như sự hiện hữu thực sự duy nhất đối với ​​sự thay đổi lừa dối của những gì xuất hiện với giác quan; và việc dẫn nhắc của tất cả những phẩm giác quan về với phương thức của sự kết hợp của những atom có thể đã từng được những triết gia phái Pythagore sửa soạn, những người đã nhận ra yếu tính của sự vật việc trong con số, nghĩa là, nguyên thủy trong những quan hệ số lượng cố định của hình thức trong những cơ thể. Trong tất cả những sự kiện, những nhà Atômmít đã cung cấp khái niệm hoàn toàn rõ ràng đầu tiên về những gì được hiểu như vật chất hay những gì là lớp-dưới nền tảng [27] của tất cả những hiện tượng. Với sự giới thiệu của khái niệm này. Triết học Duy vật đã đứng hoàn tất như đầu tiên là lý thuyết hoàn toàn rõ ràng và sau đó là lý thuyết về tất cả những hiện tượng.

Bước này đã cũng táo bạo và can đảm như đã chính xác về phương pháp; vì cho đến khi nào con người đã có bắt đầu tất cả từ những đối tượng bên ngoài của thế giới hiện tượng, đây là cách duy nhất của sự giải thích sự bí ẩn khúc mắc từ sự đơn sơ ngay thẳng, sự phức tạp từ sự đơn giản, và cái không biết từ cái đã biết; và ngay cả sự thiếu xót của mọi lý thuyết cơ học về thế giới có thể xuất hiện chỉ trong lối này, vì đây đã là lối duy nhất trong đó một giải thích thấu đáo có thể bao giờ đạt được.

Với một số ít những người vĩ đại của thời cổ, lịch sử có thể đã đối ứng quá hiềm thù như với Democritus. Trong bức tranh đã bóp méo của truyền thống thiếu khoa học, hầu như không có gì xuất hiện về ông, ngoại trừ tên gọi là vị ‘triết gia cười’ [28], trong khi những nhân vật so sánh kém quan trọng hơn, chính họ lại được trải rộng dài dòng. Như thế, chúng ta càng phải ngưỡng mộ sự thẳng thắn và tế nhị vốn Bacon, thông thường không có anh hùng vĩ đại nào trong lịch sử của học hỏi, đã chọn đúng Democritus ra trong số tất cả những triết gia của thời cổ, và đã trao cho Democritus sự thượng thặng với sự điều tra thực sự, trong khi ông coi Aristotle, thần tượng triết học của thời Trung Cổ, chỉ như là người khởi xướng của một xuất hiện bên ngoài có hại của kiến ​​thức, đã gọi sai lầm như thế, và của một triết lý trống rỗng của những ngôn từ. Bacon có thể đã không công bằng với Aristotle, vì ông đã thiếu xót trong ý hướng lịch sử đó, ngay cả giữa những sai lầm hiển nhiên, vốn nhận ra sự chuyển dịch không thể tránh đến một sự thấu hiểu sâu xa hơn về sự thật. Ở Democritus, ông đã tìm thấy một tinh thần thân thích, và phán đoán ông, qua khoảng cách của hai nghìn năm, nhiều phần giống như một người cùng thời với ông. Thực sự, ngay sau Bacon, và trong chính hình thức vốn Epicurus đã cho nó, Thuyết atom đã trở thành nền tảng của khoa học tự nhiên hiện đại.

Democritus là một công dân của thuộc địa Abdera của Ionia trên bờ biển Thracia. Những người Abdera đã còn chưa mang tiếng tăm như những người ‘Gothamites’ [29] vốn họ đã thích thú trong những thời cổ điển sau. Thành phố thương mại thì giàu có và văn hóa: Cha của Democritus là một người giàu có khác thường; Hầu như không có chỗ để nghi ngờ rằng người con trai có nhiều năng khiếu này đã được hưởng một sự giáo dục thượng thặng, ngay cả khi không có nền tảng lịch sử nào cho câu chuyện rằng ông được những người Magi thông thái của Persia nuôi dạy [30].

Democritus dường như đã tiêu hết toàn bộ gia sản thừa hưởng của ông trong ‘chuyến đi lớn’, vốn lòng nhiệt thành của ông với kiến ​​thức đã xui khiến ông thực hiện. Trở về tay trắng, ông đã được người anh bảo trợ, nhưng không lâu, bởi những tiên đoán thành công của ông trong lĩnh vực khoa học tự nhiên [31], ông đã nổi tiếng là một người người thông thái và có tài năng thần kỳ [32]. Cuối cùng, ông đã viết tác phẩm lớn của ông, ‘Diakosmos’, – đón đọc của công chúng được thành phố quê hương ông trao cho nó một quà tặng là một trăm, theo những người khác là năm trăm, đồng tiền talent, và dựng những cột đá kỷ niệm.

Năm Democritus mất thì không được biết chắc chắn, nhưng có một chấp nhận chung rằng ông sống thọ, đến tuổi rất già, và đã chết trong vui vẻ và không bệnh tật đau đớn.

Một số lớn những câu nói và giai thoại đã gắn với tên ông, dù phần lớn chúng không đem lại ý nghĩa đặc biệt nào về cá tính của con người vốn chúng liên hệ. Đặc biệt như thế là điều những ai đối nghịch ông sắc cạnh như nhà triết học ‘đang cười’ với Heraclitus như nhà triết học ‘đang khóc’, vì họ thấy không gì trong ông nhưng chỉ con người bỡn cợt vui vẻ về những điên dại của thế giới, và người chủ trương một triết lý, không đánh mất nó trong những thâm thúy, nhìn mọi sự vật việc từ mặt tốt đẹp. Ít có liên quan là những câu chuyện trình bày ông như một Polyhistor – nhà Thông thái – hay ngay cả là người nắm giữ những học thuyết huyền nhiệm và bí mật. Những gì trong đông đảo của những kể lại mâu thuẫn về phần con người của ông thì có điều chắc chắn nhất là toàn thể đời ông đã trọn vẹn dành cho những nghiên cứu khoa học, vốn cũng là nghiêm trang và lôgích như đã là rộng rãi. Người sưu tầm những mảnh văn ghi chép tứ tán, vốn tất cả là những gì của vô số tác phẩm của ông nay còn lại với chúng ta, xem ông như chiếm vị trí hàng đầu về thiên tài và kiến ​​thức trong số tất cả những triết gia thời trước khi ông ra đời, và đi xa đến mức phỏng đoán rằng người con của thành Stagira [33] đã phần lớn là nhờ vào một nghiên cứu của những tác phẩm của Democritus cho sự đầy đủ của kiến ​​thức vốn chúng ta ngưỡng mộ trong người này.[34]

Điều có ý nghĩa quan trọng rằng một con người với những thành tựu sâu rộng như vậy đã nói rằng, “chúng ta nên cố gắng không đuổi theo sự đầy đủ của kiến thức, nhưng sự đầy đủ của hiểu biết” [35] và chỗ ông nói, với tự mãn có thể tha thứ, về những thành tựu của ông, ông không dựa vào số lượng và sự đa dạng của những tác phẩm của ông, nhưng ông tự hào về sự quan sát cá nhân của ông, về sự giao tiếp của ông với những người người học thức khác, và về phương pháp toán học của ông. “Giữa tất cả những người cùng thời với tôi’, ông nói, “tôi đã đi thăm phần lớn nhất của trái đất, để tìm kiếm những sự vật việc xa xôi nhất, và đã nhìn thấy nhiều nhất những khí hậu và quốc gia, đã nghe số lớn nhất những nhà tư tưởng, và không ai đã xuất sắc hơn tôi trong việc vẽ [36] và chứng minh hình học – ngay cả những nhà hình học Egypt, những người tôi đã dành tất cả 5 năm như một người khách của họ.[37]

Trong những hoàn cảnh đã khiến Democritus rơi vào quên lãng, không nên không nhắc đến mong muốn với tham vọng và sự chán ghét của ông dành cho thảo luận biện chứng. Ông được nói là đã từng ở Athens nhưng không làm mình được biết đến với một trong những triết gia của nó. Trong những câu cách ngôn đạo đức của ông, chúng ta thấy câu sau: “Ai là người là người ham thích sự mâu thuẫn và nói lắm lời thì không có khả năng để học được bất cứ gì vốn là đúng”.

Một tính khí như vậy rất ít phù hợp với thành phố của những Sôphít, và chắc chắn không với sự quen biết của một Socrates hay một Plato, vốn có toàn bộ triết lý đã phát triển trong trò chơi-chữ nghĩa biện chứng. Democritus đã không thành lập trường phái nào.

Những lời ông nói, xem có vẻ, đã được háo hức sao đi chép lại, hơn là sao chép cẩn thận (từ nguyên gốc); và toàn bộ triết lý của ông cuối cùng đã Epicurus đã tiếp thụ. Aristotle thường nhắc đến ông với kính trọng; nhưng phần lớn ông trích dẫn Democritus, chỉ khi ông tấn công Democritus, và điều này ông không luôn luôn làm với vừa vặn khách quan và công bằng [38]. Bao nhiêu lần ông đã vay mượn Democritus nhưng không kể tên Democritus? chúng ta không biết. Plato không nói về ông ở đâu cả, dù đó là vấn đề để tranh luận, trong một vài chỗ, ông đã không phản bác những ý kiến ​​của Epicurus với không nhắc đến tên Epicurus. Do đó đã nổi lên, có thể câu chuyện trong nhiệt thành cuồng tín Plato đã thích để mua hết và đốt sạch tất cả những tác phẩm của Democritus. [39]

Trong thời hiện đại, Ritter, trong ‘Lịch sử Triết học’ của ông, đã trút hết nhiều hiềm thù ác ý phản-vật chất trên trí nhớ về Democritus; và chúng ta do đó có thể hoan hỉ hơn trước sự nhìn nhận im lặng của Brandis và sự bào chữa xuất sắc và thuyết phục của Zeller; vì Democritus phải, trong sự thực, nằm Trong những nhà tư tưởng lớn của thời cổ, được đánh số vào chính thứ bậc vĩ đại nhất.

Về phần những học thuyết của Democritus, chúng ta, thực sự, có được thông tin tốt hơn chúng ta có về phần những quan điểm của nhiều triết gia mà những tác phẩm của họ đã đến với chúng ta trong nhiều số lượng đầy đủ hơn. Điều này có thể được gán cho sự rõ ràng và liên tục dễ hiểu [40] của lý thuyết về thế giới của ông, cho phép chúng ta cộng vào một cách dễ dàng nhất những mảnh nhỏ nhất với toàn bộ. Lõi của nó là thuyết Atom, dẫu tất nhiên không do ông phát minh, nhưng qua ông chắc chắn đã đạt đến sự phát triển đầy đủ đầu tiên của nó. Chũng ta sẽ chứng minh trong tiến trình lịch sử Tư tưởng Duy vật của chúng ta, rằng lý thuyết atom hiện đại đã dần dần được phát triển từ thuyết Atom của Democritus. Chúng ta có thể coi những mệnh đề sau đây là những nền tảng quan trong,tuyệt đối tất yếu của siêu hình học của Democritus.

 I. Từ không-gì nổi lên không-gì; không-gì vốn là-có thì có thể bị phá hủy. Tất cả sự thay đổi chỉ là sự kết hợp và sự phân tách của những atom. [41]

Mệnh đề này, trong nguyên lý, nó chứa hai học thuyết lớn của vật lý hiện đại – lý thuyết về tính không thể phá hủy của vật chất và về tính bền bỉ lâu dài của lực (sự bảo tồn năng lượng) – xuất hiện chủ yếu trong Kant như là ‘phép loại suy của kinh nghiệm’ đầu tiên: “Trong tất cả những thay đổi của những hiện tượng, vật chất thì vĩnh cửu, và số lượng của nó trong tự nhiên thì không tăng cũng không giảm”. Kant thấy rằng tất cả mọi thời, không chỉ trong triết gia, nhưng ngay cả trong phán đoán với kiến thức thông thường, đều đã giả định trước sự vĩnh cửu của vật chất. Học thuyết tuyên xưng một tính hợp lệ của tiên đề tự nó đúng như một giả định-trước cần thiết của bất kỳ kinh nghiệm được xếp đặt nào tất cả, và thế nhưng nó có lịch sử của nó! Trong thực tại, đối với con người tự nhiên, trong người có óc thích tưởng tượng vẫn lấn át óc suy nghĩ lôgích, không gì quen thuộc hơn là ý tưởng về nguồn gốc và sự biến mất, và sự sáng tạo ‘từ không-gì’ trong giáo điều đạo Kitô, thì hiếm khi từng là vật chướng ngại, hay khó khăn đầu tiên cho sự thức tỉnh của chủ nghĩa hoài nghi.

Với triết học, tiên đề về tính không thể phá hủy của vật chất, dĩ nhiên, đi đến phía trước, mặc dù lúc đầu, nó có thể là một chút bị che khuất. Sự ‘vô hạn’ (ἄπειρον) của Anaximander [42], từ đó mọi sự vật việc đi tới, ngọn lửa nguyên thủy thiêng liêng của Heraclitus, vốn thế giới thay đổi trở lại vào trong nó, để từ đó đi tới tươi mới trở lại lần nữa, là những hiện thân của vật chất bền bỉ lâu dài. Parmenides người thành Elea là người đầu tiên phủ nhận tất cả việc trở thành và việc diệt vong. Sự hiện hữu thực sự đối với những triết gia phái Elea là cái duy nhất ‘Tất Cả’, một khối cầu tròn toàn hảo, trong đó không có thay đổi cũng không có chuyển động; tất cả sự thay đổi chỉ là những hiện tượng. Nhưng ở đây nảy lên một mâu thuẫn giữa gì thấy-bên-ngoài và gì là-có [43], mặc dù với nó, triết học đã không thể được duy trì. Việc duy trì một phía của tiên đề một đã làm thương tổn phía kia của tiên đề: ’Không gì thì không có nguyên nhân’. Khi đó, từ sự là-có không thay đổi như vậy đã có thể có thể phát sinh những hiện tượng thấy-bên-ngoài thế nào? Với điều này đã được thêm vào sự phủ nhận phi lý của chuyển động, dĩ nhiên, vốn điều này đã dẫn đến vô số những tranh luận về từ ngữ, và do đó đã thêm vào sự phát triển của Biện chứng. Empedocles và Anaxagoras loại bỏ sự phi lý này, cho đến mức họ đưa dẫn tất cả sự trở thành và sự diệt vong về sự kết hợp và sự tách biệt. Chỉ đầu tiên bằng phương tiện của thuyết Atom tư tưởng này đã được trình bày đầy đủ, và đã thành nền tảng của một lý thuyết cơ học thuần túy về vũ trụ; và nó đã là tất yếu thêm nữa để mang vào trong kết nối tiên đề về sự tất yếu của mọi sự vật việc vốn xảy ra.

II. “Không gì xảy ra bởi ngẫu nhiên, nhưng tất cả mọi sự vật việc qua một nguyên nhân và của sự tất yếu!’ [44]

Mệnh đề này, theo một truyền thống không chắc chắn, đã được Leukippos chủ trương từ trước [45], phải được xem là một sự phủ định quyết định về tất cả những thuyết cứu cánh, vì ‘nguyên nhân’(λόγος) thì là không-gì, nhưng là định luật cơ học-toán học vốn những atom tuân theo trong chuyển động của chúng qua một tất yếu vô điều kiện. Do đó, Aristotle phàn nàn nhiều lần rằng Democritus, sau khi bỏ qua bên những nguyên nhân theo thuyết cứu cánh, đã giải thích mọi sự vật việc bằng một tất yếu của tự nhiên. Đây chính xác là những gì Bacon ca ngợi mạnh mẽ nhất trong quyển sách của ông về ‘Sự tiến bộ của Học hỏi’, trong đó, trong những phương diện khác, ông thận trọng kiềm chế sự không thích của ông với hệ thống Aristotle (lib. Iii. c. 4).

Thế nên, sự phủ nhận duy vật chân thực này về những cứu cánh cuối cùng, chúng ta thấy, trong trường hợp của Democritus, đã đưa đến cùng những hiểu lầm tương tự, vốn trong thời của chúng ta, Tư tưởng Duy vật tìm thấy hầu như có mặt khắp mọi nơi – đến sự chê trách rằng ông đã tin vào một sự ngẫu nhiên mù lòa. Mặc dù không có sự nhầm lẫn nào phổ thông hơn, không gì có thể là hoàn toàn trái ngược hơn với ngẫu nhiên và tất yếu; và sự giải thích nằm trong điều này, rằng khái niệm về tất yếu thì hoàn toàn xác định và tuyệt đối, trong khi khái niệm về ngẫu nhiên thì tương đối và dao động.

Khi một viên gạch rơi xuống đầu một người, khi người này đang đi trên đường, đây được xem là một tai nạn; nhưng không ai nghi ngờ rằng hướng của gió, luật của trọng lực, và những hoàn cảnh tự nhiên khác, đã xác định đầy đủ biến cố, do đó, nó tuân theo một tất yếu vật lý, và thực vậy, cũng từ một sự tất yếu vật lý, phải đập vào đầu một ai bất kỳ nào ở thời điểm cụ thể xảy ra là đúng vị trí đặc biệt.

Thí dụ này cho thấy rõ ràng rằng sự giả định của ngẫu nhiên thì chỉ phủ nhận một phần của nguyên nhân cuối cùng. Sự việc hòn đá rơi, theo cái nhìn của chúng ta, đã có thể không có lý do duy lý nào, nếu chúng ta gọi nó là một tai nạn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta giả định, theo triết lý của đạo Kitô, rằng đã sẵn có một đặt định tuyệt đối [46], chúng ta đã như loại trừ hoàn toàn sự ngẫu nhiên vì bằng sự giả định về nguyên lý nhân quả tuyệt đối. Trong điểm này, hai lý thuyết tiếp dẫn hệ quả nhất thì hoàn toàn trùng khớp, và cả hai đều để lại cho khái niệm ngẫu nhiên chỉ một cách dùng tùy tiện, thực tế không dùng vào bất cứ gì. Chúng ta gọi là tai nạn bất cứ gì khi chúng ta không biết nguyên nhân hay đối tượng của nó, chỉ đơn thuần với ý để nói vắn tắt, và do đó khá là không-triết lý; hay chúng ta bắt đầu từ lập trường một chiều, và chủ trương thuyết ngẫu nhiên, đối mặt với người theo thuyết cứu cánh, trong mục đích gạt bỏ những nguyên nhân cuối cùng, trong khi chúng ta lại trông cậy vào cùng lý thuyết về ngẫu nhiên này ngay khi chúng ta phải giải quyết với Nguyên Lý Của Đủ Lý Do [47].

Và là đúng, cho đến chừng mức rằng sự điều tra vật lý hay bất kỳ khoa học nghiêm ngặt nào có quan tâm; vì nó chỉ từ phía của những nguyên nhân tác động khiến thế giới hiện tượng có thể đến gần để điều tra được, và tất cả sự đổ trộn vào những nguyên nhân cuối cùng, đều bằng cách phụ thêm vào để đặt bên trên, hay bên cạnh những sức mạnh tự nhiên đòi hỏi với tất yếu – đó là, những hoạt động đó với sự hợp thức tối đa của những luật xác định – không có ý nghĩa quan trọng nào dù là gì, ngoại trừ như một phần phủ định của khoa học, một sự loại trừ tùy tiện ra khỏi một vòm cầu còn chưa được đặt làm đối tượng của sự điều tra kỹ lưỡng. [48]

Tuy nhiên, một thuyết cứu cánh tuyệt đối, Bacon đã sẵn sàng chấp nhận, mặc dù khái niệm của ông về nó đã không đủ rõ ràng. Ý niệm này về một thiết kế trong toàn bộ của tự nhiên, mà chi tiết chỉ dần dần trở nên có thể hiểu được với chúng ta nhờ vào những nguyên nhân hữu hiệu, dĩ nhiên, không nhắc nhở đến bất kỳ thiết kế con người tuyệt đối nào, và do đó không là một thiết kế dễ hiểu đối với con người trong những chi tiết của nó. Thế nhưng những tôn giáo cần một thiết kế tuyệt đối mang hình dạng người. Tuy nhiên, điều này là một phản đề lớn đối với khoa học tự nhiên, như thi ca đối với sự thật lịch sử, và do đó, có thể giống như thi ca, chỉ duy trì vị trí của nó trong một cái nhìn lý tưởng về những sự vật việc.

Do đó, sự cần thiết của sự loại trừ nghiêm ngặt của những nguyên nhân cuối cùng trước khi bất kỳ khoa học nào tất cả có thể tự phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta hỏi liệu đây có phải là động lực thúc đẩy của Democritus khi ông đã làm một tất yếu tuyệt đối nền tảng của tất cả những nghiên cứu về tự nhiên, chúng ta ở đây không thể bắt đầu tất cả những câu hỏi được nêu lên như thế: rằng về điều này, có thể là không thể hoài nghi, rằng điểm chính đã là điều này, đó là, một sự nhìn nhận rõ ràng về sự mặc nhận như đúng (định đề) về sự tất yếu của tất cả mọi sự vật việc như là một điều kiện của bất kỳ kiến ​​thức hợp lý nào về tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn gốc của quan điểm này chỉ được tìm kiếm trong nghiên cứu toán học, ảnh hưởng của nó theo hướng này trong những thời sau đó cũng đã là rất nhiều quyết định.

III. Không gì là-có ngoài những atom và không gian trống: tất cả gì khác thì chỉ là ý kiến. [49]

Ở đây chúng ta có trong cùng mệnh đề ngay lập tức mặt mạnh và mặt yếu của tất cả học thuyết Atom. Nền tảng của mọi giải thích hợp lý về tự nhiên, của mọi tìm ra lớn của thời hiện đại, đã là sự thu giảm những hiện tượng vào trong sự chuyển động của những particle nhỏ nhất; và chắc chắn ngay cả trong những thời cổ, những kết quả quan trọng nhất có thể đã đạt được theo hướng này, nếu phản ứng vốn đã nổi lên ở Athens chống lại sự sùng mộ của những triết gia với khoa học vật lý đã không chiếm ưu thắng rõ nét như thế. Theo lý thuyết atom, chúng ta giải thích ngày nay những luật về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, về sự thay đổi hóa học và vật lý trong những sự vật việc theo nghĩa mở rộng nhất, thế nhưng thuyết atom thì cũng ít có khả năng giải thích, ngày nay cũng như trong thời Democritus, ngay cả về cảm giác đơn giản nhất của âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, vị giác, vân vân. Trong tất cả những tiến bộ của khoa học,trong tất cả những trình bày về khái niệm atom, khoảng cách này vẫn còn chưa được thu hẹp, và dù thế nào đi nữa nó sẽ vẫn không bớt gì khác khi chúng ta có thể đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về những chức năng của bộ óc và cho thấy rõ những chuyển động cơ học, với nguồn gốc và kết quả của chúng, vốn tương ứng với cảm giác, hay nói cách khác, vốn có tác dụng cảm giác. Khoa học không tuyệt vọng, nhờ vào vũ khí mạnh mẽ này, với sự thành công trong việc thấy được nguồn gốc ngay cả những tiến trình phức tạp nhất và những động cơ quan trọng nhất của một người sống, theo như những luật của sự kiên trì của sức mạnh, từ những xung lực được giải thoát trong não của người ấy, dưới ảnh hưởng của những kích thích thần kinh; nhưng khoa học thì không bao giờ bị ngăn ngừa khỏi việc tìm kiếm một cầu nối giữa âm thanh đơn giản nhất là gì như cảm giác của một chủ thể – của tôi, lấy thí dụ, – và những tiến trình của phân hủy trong não vốn khoa học phải giả định, để giải thích cảm giác đặc biệt này của âm thanh, như một sự kiện trong thế giới khách quan.

Trong cách thức trong đó Democritus cắt sự phức tạp khó hiểu (nút Gordian) này, có lẽ chúng ta có thể truy dõi ảnh hưởng của Trường phải Elea. Họ giải thích chuyển động và thay đổi trong tổng quát là đơn thuần những hiện tượng, và trong thực tế, những hiện tượng không-hiên-hữu. Democritus đã hạn chế sự chỉ trích mang tính hủy diệt này về phẩm tính giác quan [50]. ”Chỉ trong ý kiến ​​bao gồm sự ngọt, đắng, ấm, lạnh, màu sắc; thật ra, không có gì ngoài những atom và không gian trống”. [51]

Do đó, đối với ông, Giả thiết Trực tiếp – cảm giác – có một gì đó lừa dối về nó, là điều dễ hiểu rằng ông đã phàn nàn rằng sự thật nằm dấu dưới sâu, và rằng ông có thể nhường cho sự suy ngẫm theo hướng kiến ​​thức nhiều sức nặng hơn là hướng nhận thức ngay tức thời. Sự suy ngẫm của ông đã giải quyết với những khái niệm vốn sát với những nhận thức của cảm giác và đã vì chính lý do phù hợp đó để giải thích thiên nhiên. Từ sự phiến diện một bên của những ai có giả thuyết của họ đều chỉ là những diễn dịch từ những khái niệm Democritus đã cứu nhờ vào điều này, rằng ông đã liên tục thử nghiệm lý thuyết của ông về những chuyển động atom bằng việc hình dung nó cho chính ông trong những hình dạng của cảm giác.

IV. Những atom đều vô hạn về số lượng, và có vô tận những dạng khác loại. Trong sự sụp đổ vĩnh cửu qua không gian vô hạn, cái lớn hơn, vốn rơi xuống nhanh hơn, va đập vào cái nhỏ hơn, và những chuyển động chiều ngang và những cuốn xoáy, như thế phát sinh là sự khởi đầu của sự hình thành của những thế giới. Vô số những thế giới được hình thành và tiêu vong liên tục và đồng thời. [52]

Kích thước lớn lao của khái niệm này trong thời cổ đã thường được xem là một gì đó khá quái dị, thế nhưng nó đứng gần với nhiều với những ý tưởng thời nay của chúng ta, hơn là của Aristotle, người đã chứng minh tiên nghiệm rằng ngoài thế giới khép kín của ông, không thể có thế giới thứ hai. Khi chúng ta đi đến Epicurus và Lucretius, nơi chúng ta có thông tin đầy đủ hơn, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về lý thuyết vũ trụ của họ. Ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập rằng chúng ta có mọi lý do để giả định rằng nhiều những tính chất đặc thù của thuyết Atom của Epicurus, trong trường hợp không ai bảo chúng ta là ngược lại, là do Democritus. Epicurus làm những atom vô hạn về số lượng, nhưng không là vô hạn khác nhau trong dạng thức. Quan trọng hơn là sự đổi mới của ông liên quan đến nguồn gốc của sự chuyển động ngang.

Ở đây Democritus cho chúng ta một cái nhìn trước sau hoàn toàn lôgích, mặc dù một cái nhìn không thể duy trì được khi đối mặt với vật lý hiện đại của chúng ta; thế nhưng điều đó cho thấy rằng nhà tư tưởng Greece đã thực hiện những suy diễn của mình khi đó xa đến mức có thể được trong việc đặt dưới những nguyên tắc vật lý chặt chẽ. Bắt đầu từ quan điểm sai lầm rằng những vật thể lớn hơn – giả định cùng khối lượng – rơi nhanh hơn những nhỏ hơn, ông làm những atom lớn hơn trong sự rơi xuống của chúng bắt kịp và đập vào những atom nhỏ hơn. Nhưng vì những atom có nhiều hình dạng khác nhau và sự va chạm sẽ không diễn ra ở trung tâm của những atom, khi đó, ngay cả theo những nguyên tắc của khoa học cơ học hiện đại, những xoay vòng của những atom trên những trục của chúng và chuyển động ngang của chúng sẽ được thiết lập. Một khi được thiết lập, những chuyển động ngang qua bên này sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn và do sự va chạm của những atom mới liên tục với một lớp atom đã chuyển động ngang liên tục tạo ra những lực mới, vì vậy chúng ta có thể giả định rằng chuyển động sẽ liên tục tăng thêm.

Từ những chuyển động ngang trong nối kết với chuyển động quay vòng của những atom, sau đó dễ dàng tạo ra những trường hợp chuyển động lùi ngược lại. Nếu bây giờ, trong một lớp atom có liên quan như thế, những atom nặng hơn – tức là lớn hơn – liên tục nhận được một động lực mạnh hơn rơi xuống dưới thấp, cuối cùng chúng sẽ được tụ tập thành tầng đáy dưới, trong khi những atom nhẹ sẽ tạo thành tầng bên trên. Cơ bản của toàn bộ lý thuyết này, học thuyết về sự rơi xuống nhanh hơn của những atom lớn hơn, [53] đã bị Aristotle tấn công, và có vẻ rằng Epicurus đã thu lại, trong khi giữ lại phần còn lại của hệ thống, để đưa vào những sai lệch ngẫu nhiên của những atom từ đường thẳng. Aristotle, đó là, đã dạy rằng nếu có thể có khoảng trống, vốn ông nghĩ không thể, khi đó tất cả những vật thể nhất thiết phải rơi với tốc độ bằng nhau, vì sự khác biệt về tốc độ của sự rơi xuống được xác định bởi sức dày nặng khác nhau của chất thể – thí dụ như nước và không khí. Bây giờ khoảng trống không là một chất thể, do đó không có sự khác biệt trong khi rơi của những vật thể khác nhau. Aristotle trong trường hợp này là đứng cùng với những khoa học hiện đại của chúng ta, cũng như trong học thuyết của ông về lực hấp dẫn hường về trung tâm của vũ trụ. Tuy nhiên, suy luận của ông chỉ ở những nơi hợp lý, và được pha trộn với sự tinh tế của cùng loại như của những gì ông tìm cách chứng minh sự không có thể của chuyển động trong không gian trống. Epicurus cắt ngắn vấn đề và đi đến kết luận đơn giản này: vì trong không gian trống rỗng nên không có lực cản, tất cả những vật thể phải rơi nhanh như nhau – rõ ràng trong thuận hợp toàn bộ với vật lý hiện đại; nhưng chỉ bên ngoài, vì lý thuyết hấp dẫn thực sự của sự rơi, với những người xưa thì đã hoàn toàn thiếu vắng.

Không là không đáng chú ý để so sánh Galileo Galilei, sau nhiều nỗ lực chật vật, ông đã đi đến được luật thực sự về chuyển động rơi, ngay sau khi trực tiếp mạo hiểm kết luận tiên nghiệm rằng trong không gian trống, mọi vật thể sẽ rơi nhanh như nhau, một khoảng thời gian đáng kể trước đó, bằng phương tiện của máy bơm không khí, có thể đã được chứng minh là sự thể xảy ra. Đó là một câu hỏi để xem xét việc nhớ lại về Aristotle hay Lucretius xa đến đâu đã có thể không hỗ trợ Galileo Galilei đi đến kết luận này. [54]

V. Sự đa dạng của tất cả mọi sự vật việc là một hệ quả của sự đa dạng của những atom của chúng, trong số lượng, kích thước, hình dạng và sự sắp xếp; không có sự khác biệt về tính chất của những atom. Chúng không có “những điều kiện nội tại” và tác động với lẫn nhau chỉ bởi áp lực hay va chạm [55]

Chúng ta đã từng thấy, trong liên quan với mệnh đề thứ ba, rằng Democritus đã nhìn những phẩm tính giác quan, như màu sắc, âm thanh, độ nóng, v.v., chỉ như những hiện ra bên ngoài có tính lừa dối, vốn chỉ để nói rằng ông đã hy sinh hoàn toàn phương diện chủ quan của hiện tượng, đó là, tuy nhiên, tất cả những gì được đem cho trực tiếp, để có thể có khả năng thực hiện một giải thích tiếp theo khách quan hơn; và theo đó, Democritus đã gắn kết, trong thực tế, trong những điều tra thấu đáo nhất về phần những gì phải là, trong đối tượng, tầng lớp dưới của những phẩm tính giác quan.

Theo như, khi đó, về sự khác biệt trong những liên hệ của những atom trong một schema [56]– có thể nhắc nhở chúng ta về những schema và những atom của những nhà hóa học – đã xác định những ấn tượng chủ quan của chúng ta. [57]

Aristotle phàn nàn rằng Democritus đã thu giảm tất cả những loại cảm giác vào thành một cảm giác của va chạm – một diễn tả thất vọng, trong mắt chúng ta, sẽ đúng hơn được kể như khen ngợi của ông. Thực chất của vấn đề, sau đó, sẽ nằm chỉ trong cảm giác của va chạm này.

Thật vậy, chúng ta có thể vươn lên đủ dễ dàng đến quan điểm của việc nhìn tất cả những cảm giác như là những điều chỉnh của va chạm, mặc dù vẫn sẽ vẫn còn những sự việc bí ẩn chưa giải quyết được. Nhưng chúng ta không thể loại bỏ một cách ngây thơ như thế câu hỏi – những gì đơn giản nhất và cơ bản nhất của tất cả những cảm giác thì liên quan thế nào với áp lực hay va chạm vốn gây ra trong đó. Cảm giác không nằm trong từng atom cá thể, và vẫn còn kém hơn là một tập hợp của chúng; vì làm thế nào nó có thể được đưa vào một tiêu điểm qua không gian trống? Nó được sản xuất và xác định bằng những phương tiện của một Hình thức trong đó những atom hoạt động trong sự hợp tác lẫn với nhau. Học thuyết Duy vật ở đây tiếp giáp chặt chẽ với Chủ nghĩa Hình thức [58], như Aristotle đã không quên chỉ ra [59]. Tuy nhiên, trong khi ông, đã làm những hình thức một cách siêu nghiệm gây nên chuyển động, và do đó đánh vào gốc rễ của tất cả những khoa học tự nhiên, Democritus đã cẩn thận không đi theo phương diện hình thức của lý thuyết của chính ông, vốn tất chỉ đưa ông vào trong những vực sâu của siêu hình học. Ở đây, trước tiên chúng ta tìm thấy sự cần thiết của ‘phê bình lý trí thuần túy’ theo lối Kant, để ném tia sáng yếu đầu tiên vào trong những sâu thẳm của một bí ẩn, vốn sau tất cả những tiến bộ về kiến ​​thức về tự nhiên của chúng ta, thì đến nnày nay vẫn lớn lao như trong thời của Democritus.

VI. Hồn gồm những atom tròn, nhẵn mượt, thanh mảnh, giống như của lửa. Những atom này đều là di động nhất và bởi chuyển động của chúng, thẩm thấu vào toàn bộ cơ thể, những hiện tượng của sự sống được tạo ra [60]

Ở đây khi đó, cũng vậy, như với Diogenes người thành Apollonia, hồn là một loại đặc biệt của vật chất; và Democritus cũng tin rằng vật chất này được phân phối khắp trong vũ trụ, và ở khắp mọi nơi tạo ra những hiện tượng của nhiệt và của sự sống [61]. Như thế, Democritus nhìn nhận một sự phân biệt giữa hồn người và thể xác, vốn những người theo Tư tưởng Duy vật hiện đại của chúng ta hiếm khi biểu lộ sự hoan hỉ; và ông biết làm thế nào để xử dụng sự khác biệt này, cho hệ thống đạo đức của ông, giống như những người theo lập trường nhị nguyên đã làm. Hồn người là phần yếu tính thực của con người; cơ thể chỉ là chỗ chứa rỗng, như con thuyền với khoang rỗng, của hồn người, và đây phải là chăm sóc chính yếu của chúng ta. Hồn người là chỗ ngồi của hạnh phúc; cái đẹp cơ thể với không lý trí trong bản chất của nó chỉ đơn thuần là động vật. Với Democritus, thực sự, đã được gán cho học thuyết về một hồn-thế giới thiêng liêng [62], với ông như thế chỉ chỉ có nghĩa đơn thuần là sự khuếch tán phổ quát của vật chất di động đó vốn ông có thể mô tả rất rõ về nghĩa bóng là yếu tố thiêng liêng trong thế giới, mà không gán cho nó gì ngoài những thuộc chất vật chất và những chuyển động cơ học.

Aristotle chế nhạo quan điểm của Democritus về phần cách thức trong đó hồn người ảnh hưởng cơ thể bằng làm một so sánh. Đã kể lại nhà làm tượng huyền thoại Daedalos [63] đã tạo một tượng Aphrodite đi lại được: điều này diễn viên Philippos giải thích đã thực hiện được có lẽ bằng cách đổ thủy ngân vào trong ruột của khuôn hình người bằng gỗ. Trong cùng cách tương tự, Aristotle nghĩ Democritus tất đã có con người chuyển động bởi những atom bên trong người. Sự so sánh rõ ràng là không thỏa đáng [64], tuy nhiên nó có thể đem dùng để giải thích hai nguyên lý khác nhau cơ bản về mặt liên quan đến bản chất, Aristotle nghĩ rằng không điều này, nhưng qua sự lựa chọn và ngẫm nghĩ khiến hồn người chuyển động con người – như thể điều này không rõ ràng đối với người man rợ đã từ lâu trước khi có những khởi đầu rất mỏng manh của khoa học. Toàn bộ sự ‘thấu hiểu’ của chúng ta là một nhắc nhở về sự đặc thù trong những hiện tượng đối với những quy luật chung của thế giới hiện tượng. Bước cuối cùng của nỗ lực này là bao gồm những tiến trình của lý trí trong chuỗi này. Democritus đã thực hiện bước này: Aristotle đã hiểu sai ý nghĩa của nó.


Học thuyết về não thức, theo Zeller (i. 735), trong trường hợp Democritus, đã không tiến đến từ tính tất yếu tổng quát của ‘một nguyên ly sâu xa’ hơn cho sự giải thích về tự nhiên. Democritus đã coi não thức không như ‘lực (hay sức mạnh) dựng-thế giới,’ nhưng chỉ như một dạng của vật chất Trong những dạng khác. Ngay cả Empedocles đã cũng coi lý tính như một thuộc tính nội tại của những thành tố; Ngược lại, Democritus chỉ như một ‘hiện tượng có nguồn gốc từ sự kết hợp theo nguyên tắc có tính toán học của một số atom nhất định trong quan hệ của chúng với những atom khác.’ Và đây chính là ưu thế của Democritus; vì mọi triết lý vốn có cố gắng chân thực nghiêm chỉnh để hiểu thế giới hiện tượng phải quay về điểm này. Trường hợp đặc biệt của những tiến trình mà chúng ta gọi là ‘trí thức’, phải được giải thích từ những luật phổ quát của mọi chuyển động, hay chúng ta không có giải thích nào cả. Điểm yếu của tất cả Tư tưởng Duy vật nằm ở chỗ này, rằng với giải thích này, nó đột nhiên dừng lại chính ở điểm tại đó những vấn đề cao nhất của triết học bắt đầu. Nhưng người nào là người đã nghĩ ra một số lời giải thích lóng ngóng vụng về về tự nhiên, gồm cả những hành động thuần lý của loài người, bắt đầu từ đơn thuần những khái niệm tiên nghiệm vốn não thức không thể nào hình dung một cách thông minh cho chính nó, phá hủy toàn bộ nền tảng của khoa học, bất kể người ấy có tên gọi là Aristotle hay Hegel.

Kant – ông già tốt bụng – ở đây, chắc chắn trong nguyên tắc, tất sẽ tuyên bố chính ông đứng về phía của Democritus và chống lại Aristotle và Zeller. Ông tuyên bố tư tưởng duy nghiệm như hoàn toàn được minh chứng chính đáng, cho đến chừng nào nó không trở thành giáo điều, như chỉ phản đối ‘thái độ nóng nảy, và giả định của lý trí nhầm lẫn vận mệnh thực sự của nó,’ vốn ‘phần lớn nói về cái nhìn sâu xa và hiểu biết ở chỗ nhìn sâu xa và hiểu biết thực sự không thể làm được gì’, vốn làm rối loạn những lợi ích thực tiễn và lý thuyết, ‘ngõ hầu, nơi mà sự thuận tiện của nó được can thiệp vào, để xé rách mạch nối của những điều tra vật chất’ [65].

Giả định trí thức này khi đối mặt với kinh nghiệm, sự xé rách vô lý này của mạch nối của những điều tra vật chất’, một phần của nó đóng vai trò đến nay, cũng như trong Hellas thời cổ. Chúng ta sẽ có nhiều để nói về nó trước khi chúng ta xong xuôi. Nó đã từng là điểm vốn ở đó một triết lý lành mạnh không thể quá đột nhiên và hăng hái đưa Tư tưởng Duy vật vào trong sự bảo vệ của nó.


Với tất cả sự nâng cao não thức trên cơ thể của nó, đạo đức học của Democritus, dù sao đi nữa, thì nằm ở phần dưới cùng một lý thuyết của phái Duy lạc [66], đứng khá hài hòa với vũ trụ học Duy vật. Trong những phát ngôn về đạo đức của ông, vốn còn giữ lại được với số lượng lớn hơn nhiều so với những mảnh ghi chép triết lý duy vật lý [67] của ông, chúng ta thấy, đó là sự thật, nhiều học thuyết nguyên thủy về trí thức khôn ngoan đó đều có thể tìm thấy vị trí của chúng trong những hệ thống đa dạng nhất, vốn Democritus – cùng với những lời khuyên thận trọng rút ra từ kinh nghiệm cá nhân của chính ông – được dạy trong một hình thức quá thực tiễn và phổ thông để chúng được xem như đã thành hình những dấu đóng đặc biệt của hệ thống của ông; tuy nhiên, chúng ta có thể hợp nhất toàn bộ vào trong một chuỗi liên tiếp của những tư tưởng, dựa trên một vài nguyên lý đơn giản.

Hạnh phúc gồm trong sự bình tĩnh vui vẻ của tinh thần vốn một người có thể đạt được chỉ bằng việc chắc có thể giữ được tự chủ trước những ham muốn của người ấy. Điều độ và sự tinh khiết của trái tim, kết hợp với văn hóa về những cảm xúc và sự phát triển của trí thông minh, cung ứng cho mọi người với những phương tiện, bất chấp mọi thăng trầm của đời sống, của việc đạt được mục đích này. Lạc thú xác thịt chỉ có thể có một sự thỏa mãn ngắn ngủi; và chỉ ai là người làm điều tốt vì giá trị nội tại tự nhiên của nó, với không bị sợ hãi hay hy vọng điều động, thì chắc chắn của phần thưởng hướng nội này.

Một hệ thống đạo đức như vậy thực sự rất khác biệt với học thuyết Duy lạc của Epicurus, hay với hệ thống của một học thuyết tự cao [68] tinh tế vốn chúng ta thấy gắn liền với Tư tưởng Duy vật của thế kỷ thứ mười tám; nhưng dẫu sao nó vẫn thiếu dấu đóng đặc biệt của tất cả những luân lý duy ý, một nguyên tắc ứng xử được lấy trực tiếp từ ý thức và được khẳng định độc lập với kinh nghiệm. Sự phân biệt giữa thiện và ác, đúng và sai, Democritus dường như để giả định là biết được nhưng không cần điều tra thêm; sự thanh thản vui vẻ của hồn người là điều tốt đẹp lâu dài nhất, và rằng điều đó chỉ có thể đạt được bằng suy nghĩ và hành động đúng, đều là những kết quả của kinh nghiệm; và lý do để nỗ lực theo sau điều kiện hướng nội hài hòa này nằm hoàn toàn chỉ trong hạnh phúc của cá nhân.

Trong tất cả những nguyên tắc lớn làm nền tảng cho Tư tưởng Duy vật của chúng ta ngày nay, chỉ có một điều thì mong muốn trong Democritus; và đó là sự bãi bỏ tất cả thuyết cứu cánh [69] dựa trên lý thuyết về sự phát triển của cái có ‘chủ đích’ từ những cái không-chủ đích. Trong thực tế, không thể phân phát cho chúng ta với lý thuyết loại như vậy liền ngay khi chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện một loại của nhân quả, đó là tác động cơ học của những atom. Là không đủ để cho thấy rằng nó là những atom đẹp nhất, động nhất và mịn nhất tạo ra những hiện tượng của thế giới hữu cơ; chúng ta cũng phải chỉ ra lý do, với sự giúp đỡ của những atom này, thay vì những vật thể tùy tiện, vô mục đích, ở đó đã tạo ra những cơ thể được kết nối rõ ràng tinh xảo của thực vật và động vật, với tất cả những cơ quan của chúng cho sự duy trì của cá thể và giống loài. Chỉ khi chúng ta đã chứng minh sự có thể có của điều này, khi đó, theo nghĩa đầy đủ của từ ngữ, những phong trào duy lý có thể được hiểu như một hình thức đặc biệt của phong trào phổ quát.

Democritus đã thổi phồng sự thích nghi của những cơ thể hữu cơ, và đặc biệt là của khung dàn (cấu trúc) con người, với sự ngưỡng mộ của một người quan sát suy ngẫm về tự nhiên. Chúng ta tìm thấy ở ông không có dấu vết của thuyết cứu cánh giả tạo đó, vốn nó có thể được mô tả là kẻ thù di truyền của tất cả những khoa học; nhưng chúng ta không tìm thấy ở đâu một nỗ lực nào để giải thích nguồn gốc của những thích ứng này từ sự ảnh hưởng mù lòa của tất yếu tự nhiên. Không biết có phải điều này có nghĩa là có một khoảng trống trong hệ thống của ông, hay chỉ vì có một khoảng trống trong truyền thống, chúng ta không biết; nhưng chúng ta biết rằng cơ sở cuối cùng này của tất cả Tư tưởng Duy vật, một cách thô sơ, nó là sự thật, thế nhưng trong sự rõ ràng hoàn toàn có thể hiểu, đã xuất phát từ tư tưởng triết học của những người Greece. Những gì Darwin, dựa trên một phạm vi rộng rãi của kiến ​​thức tích cực, đã thành tựu được cho thế hệ chúng ta, Empedocles đã đem cho cho những nhà tư tưởng thời cổ – ý nghĩ đơn giản và thâm sâu, rằng những thích nghi đó vượt trội trong tự nhiên chỉ vì nó là bản chất của chúng để tự kéo dài sự tồn tại mãi mãi, trong khi những gì thất bại với sự thích ứng đã bị diệt vong từ lâu.

Đời sống tư tưởng Hellas đạt được sự phát triển tích cực ở Sicily và Nam Italy không muộn hơn nhiều so với những vũng bờ biển của Tiểu Asia. Thật vậy, ‘Magna Graecia,’ với những thành phố giàu có và tự hào, đã vượt xa đất mẹ, cho đến cuối cùng, những tia sáng triết học lại tập trung, như một trọng tâm, tại Athens. Sự phát triển nhanh chóng của những thuộc địa này phải là dưới ảnh hưởng của một yếu tố giống như của những gì đã khiến Goethe phải thốt lên -

“Amerika! du hast es besser,
Als unser Continent, das alte,
Hast keine verfallenen Schlösser
Und keine Basalte.”. [70]

Tự do lớn hơn từ (thoát khỏi) truyền thống, loại bỏ khỏi những tuân thủ tôn giáo cổ xưa, và khỏi sự tiếp xúc của những dòng họ chuyên làm (giai cấp) nhà tu và uy lực chuyên chế bạo ngược, đã có gốc rễ rất sâu của họ, dường như đã có đặc biệt ưa thích việc chuyển từ những định kiến ​​của lòng tin tôn giáo sang nghiên cứu khoa học và suy diễn triết học. Tình anh em đồng chí của những người phái Pythagore, với tất cả sự khắc khổ của nó, đã vẫn đồng thời là một cuộc cách mạng tôn giáo có bản chất khoan dung cực đoan; và Trong những thủ lĩnh trí thức của liên minh này, đã nảy sinh sự nghiên cứu hiệu quả nhất của những nhà toán học và khoa học tự nhiên mà Greece đã từng biết trước thời kỳ Alexandria. Xenophanes, người di cư từ Tiểu Asia đến Nam Italy, và ở đó thành lập trường phái Elea, là một nhà Duy lý háo hức. Ông tấn công sự biểu hiện thần thoại của những gót, và thay thế bằng một khái niệm triết học. [71]

Empedocles người thành Agrigentum không thể được mô tả như một người của Tư tưởng Duy vật, vì với ông, lực và vật chất vẫn tách biệt về cơ bản. Ông có lẽ là người Greece đầu tiên chia vật chất thành bốn nguyên tố, vốn nhờ vào giúp đỡ của Aristotle, đã giữ vững một đời sống có kỳ hạn lâu dài, đến nỗi trong khoa học ngày nay, chúng ta liên tục bắt gặp những dấu vết của chúng. Bên cạnh những nguyên tố này, Empedocles đã giả định rằng có hai sức mạnh cao nhất – Yêu và Ghét – trong sự hình thành và phân rã của thế giới, chúng đã thực hiện những chức năng của thu hút và tống đẩy. Nếu như Empedocles đã làm những lực này thành những thuộc tính của những nguyên tố, chúng ta có thể đã lặng lẽ xếp hàng ông như một người theo Tư tưởng Duy vật; vì không chỉ ngôn ngữ đầy hình ảnh trong những bài thơ của ông đã vẽ những minh họa của nó từ những cảm xúc của trái tim con người, nhưng ông đã đặt toàn thể thế giới những gót trên Olympics và thế giới dưới thấp hơn trong chuyển động để tạo ra sự sống cho những khái niệm của ông, và để tìm việc làm hay hành động cho óc tưởng tượng như cũng như cho lý trí. Nhưng những lực của ông đều độc lập với vật chất. Cho những thời kỳ vô hạn không đo lường nổi, bây giờ cái này vượt trội, bây giờ cái khác. Nếu yêu đã đạt được một ưu thế hoàn toàn, thì tất cả vật chất, được thu thập vào một khối cầu vĩ đại, được hưởng một hòa bình phước đức may mắn. Nếu ghét đã đạt đến đỉnh cao của quyền lực, mọi sự vật việc sẽ bị ném vào trong sự hỗn độn bất định và trục trặc lệch khớp. Trong mỗi trường hợp không có những sự vật việc đơn lẻ tồn tại. Tất cả sự sống trên mặt đất thì trong kết nối với những hoàn cảnh của sự chuyển đổi, vốn dẫn từ sự thống nhất của khối cầu-thế giới, qua sức mạnh tăng lên của sự thù hận, đến sự phân rã tuyệt đối, hay cách ngược lại, qua sức mạnh tăng dần của thương yêu. Cách thứ hai này là kỷ nguyên-thế giới của chúng ta, trong đó chúng ta tụ tập từ những nguyên lý cơ bản của hệ thống, chúng ta rõ ràng phải có một khoảng thời gian rất to lớn phía sau chúng ta. Những tính chất nổi bật đặc biệt của vũ trụ luận của ông khiến chúng ta chú ý ở đây chỉ cho đến chừng nào nó giải quyết với sự phát triển của những cấu trúc sinh vật, vì ở chỗ này ngẫu nhiên chúng ta gặp nguyên lý đó, vốn trong tay của Epicurus và Lucretius, sau đó đã thực hiện một ảnh hưởng rất lớn. [72]

Những nguyên lý của ‘ghét’ và ‘yêu’ không hoạt động theo một kế hoạch, hay, ít nhất, không có kế hoạch nào khác ngoài sự phân chia và hợp nhất lại phổ quát. Những cấu trúc sinh vật phát sinh qua ‘vở kịch’ ngẫu nhiên của những nguyên tố và những lực cơ bản. Đầu tiên những thực vật được hình thành, sau đó những động vật. Những cơ quan cơ thể động vật, một cách riêng lẻ, được phát triển đầu tiên bởi tự nhiên; mắt không có mặt, cánh tay không có cơ thể, vân vân. Sau đó, kết quả là, trong tiến trình của khuynh hướng kết hợp, một ‘trò chơi’ lộn xộn của những cơ thể, bây giờ hợp nhất theo một cách, và bây giờ lại theo một cách khác. Thiên nhiên đã đồng thời thử tất cả những kết hợp có thể, cho đến khi có kết quả là một sinh vật có khả năng để sống và cuối cùng là khả năng nhân giống, sinh sản. Ngay khi sinh vật này được sản xuất nó kéo dài chính nó, nó sẽ tự tồn tại, trong khi những sản phẩm trước đó đã bị diệt vong khi chúng đã được sản xuất.

Ueberweg nhận xét về học thuyết này (Hist, of Phil., ET i. 62, n.), rằng nó có thể được so sánh với triết học vật lý của Schelling và Oken, và lý thuyết về nguồn gốc sinh vật Lamarck và Darwin đã đưa ra; Tuy nhiên, những thuyết này tìm sự giải thích về sự tiến triển thay vì trong sự khác biệt kế tiếp của những hình thức đơn giản hơn, trong khi học thuyết Empedocles tìm kiếm nó thay vì trong sự kết hợp những hình thức khác thể, không đồng nhất. Sự quan sát thì rất thích đáng; và chúng ta có thể nói thêm rằng, lý thuyết về chủng loài nhắc sau được những sự kiện hỗ trợ, trong khi học thuyết của Empedocles, nhìn từ quan điểm khoa học thời nay của chúng ta, thì phi lý và quái dị. Tuy nhiên, cũng đáng để chỉ ra điều gì nối kết hai học thuyết trong sự đối lập rõ ràng và thống nhất với những quan điểm của Schelling và Oken, và đó là sự đạt đến thuần túy về mặt máy móc của sự thích nghi, qua màn kịch của sản xuất và hủy diệt được lập đi lập lại vô tận, trong đó cuối cùng chỉ có một mình sống sót đó vốn mang sự bảo đảm của sự kiên trì trong thể chất tương đối ngẫu nhiên của nó. Và nếu, về phương diện nhìn theo Empedocles, những phê bình vẫn phải nghi ngờ liệu ông có thực sự đã hiểu vấn đề như thế hay không, nhưng điều này khá chắc chắn, rằng Epicurus đã diễn giải lý thuyết Empedocles như thế, và theo đó đã hợp nhất nó với Thuyết atom của ông, và với học thuyết của ông về sự hiện thực hóa của tất cả mọi có thể có được.


Về tên của Empedocles, cũng như về tên của Democritus, ở đó đã thu tập một khối lượng của thần thoại và truyền thuyết, phần lớn chúng là nhờ vào một sự làm chủ của những sức mạnh tự nhiên, vốn có vẻ rất tuyệt vời đối với những người cùng thời của ông. Nhưng trong khi Democritus phải có được danh tiếng này, bất chấp sự đơn giản tỉnh táo và cởi mở nhất trong cuộc đời và giàng dạy của ông, chỉ thuần bằng những thành tựu thực tế, Empedocles hiện ra đã yêu thích vầng hào quang của người làm-điều kỳ diệu, và đã dùng nó vào những mục đích cải cách của ông. Ông cũng tìm cách truyền bá những ý tưởng thuần túy hơn về những gót, mặc dù ông không đạt đến học thuyết duy lý của Xenophanes, người đã loại bỏ tất cả những thuyết nhân hóa. Empedocles tin vào sự đầu thai [73] của những hồn người, và ngăn cấm việc dâng cúng những vật hy sinh, cũng như việc ăn thịt. Phong thái chân thực nghiêm chỉnh của ông, tài hùng biện bốc lửa của ông, sự nổi tiếng của những tác phẩm của ông, áp đặt lên người ta, những người tôn kính ông như một vị gót. Về mặt chính trị, ông là người ủng hộ nhiệt thành thể chế dân chủ, và đã góp phần vào sự khải hoàn của nó ở thành phố quê hương ông. Thế nhưng, ông cũng phải chịu kinh nghiệm sự thay đổi thất thường của ưa thích phổ thông: ông chết ở Peloponnese, có lẽ trong lưu đày. Những quan điểm tôn giáo của ông đã được hòa giải thế nào với những lý thuyết khoa học của ông, chúng ta không biết. “Có bao nhiêu những thuyết gót học”, nhận xét của Zeller, “đã không được những triết gia Kitô tin tưởng, vốn những kết luận triết học của họ tất sẽ là là trong đối nghịch  hoàn toàn với những học thuyết này!”


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2019)
(Còn tiếp... )








[1] Thomas Henry Huxley (1825-95).
[2] John Tyndall (1820-1893) was one of the most influential scientists of the second half of the nineteenth century. Professor of Natural Philosophy at the Royal Institution (1853-1887)
[3] See Eduard von Hartmann: Neukantianismus, Schopenhauerianismus und Hegelianismus in ihrer Stellung zu den philosophischen Aufgaben der Gegenwart. Berlin, 1877.
[4] Personification
[5] [Câu đầu tiên của tôi, vốn đôi khi nó thường bị hiểu lầm, về một mặt, thì hướng tới phản bác những người khinh miệt tư tưởng Duy vật, những người thấy trong quan điểm này về vũ trụ một sự đối nghịch với tất cả tư tưởng triết học, và phủ nhận nó, không cho nó có được bất kỳ một quan trọng khoa học nào; và về mặt kia, phản bác những nhà tư tưởng Duy vật, những người, đến lượt họ, khinh miệt tất cả triết học, và tưởng tượng rằng những quan điểm của họ đều không thể nào là một sản phẩm của sự suy diễn triết học, nhưng đều là một kết quả thuần túy của kinh nghiệm, của lẽ thường hợp lý vững chắc, và của khoa học vật lý. Có lẽ, đã có thể là đơn giản hơn để chủ trương rằng gắng thử đầu tiên đi tới một triết học, giữa những nhà vật lý (hay đúng hơn triết học về tự nhiên) phái Ionia, dẫu gì đi nữa, đã là triết học Duy vật; nhưng cân nhắc suy nghẫm về một giai đoạn phát triển lâu dài, khởi đi từ những hệ thống do dự và chưa hoàn toàn, xuống đến tư tưởng Duy vật mạch lạc trước sau chặt chẽ và lý luận điềm tĩnh vững chắc của Democritus, cho chúng ta thấy rằng tư tưởng Duy vật chỉ có thể được kể là “giữa những gắng thử sớm nhất”. Thật vậy, trừ khi chúng ta đồng nhất nó với thuyết Vật chất Sống thực (Hylozoism) và thuyết Tin-gót-là-khắp-cả (Pantheism), tư tưởng Duy vật chỉ có thể (xem là) trở thành một hệ thống hoàn chỉnh, khi vật chất được nhận thức như thuần túy nguyên liệu hữu hình – đó là, khi những particle tạo phần của nó đều không là một loại của ‘vật chất suy tưởng’, nhưng là những vật thể vật lý, chúng chuyển động trong sự tuân thủ đơn thuần với những nguyên tắc vật lý, và là-có trong tự thân chúng với không những cảm giác, tạo ra cảm giác và tư tưởng bằng những hình thức đặc thù của những kết hợp của chúng. Và trước sau – thuyết Duy vật lưu hành xem dường luôn luôn tất yếu là thuyết Atom, vì hiếm khi nó có thể giải thích bắt cứ gì xảy ra từ vật chất và với không một trộn lẫn nào của những tính chất αατvà lực ‘siêu cảm’, trừ khi chúng ta đưa vật chất vào trong những atom nhỏ và không gian trống, để chúng chuyển dịch trong đó. Sự khác biệt, thực vậy, giữa atom-có-hồn (soul-atom) và khí ấm của Diogenes người thành Apollonia, bất kể tất cả những tương đồng bên ngoài, thì hoàn toàn là quan trọng nền tảng. Cái kể sau là một thứ-Lý trí tuyệt đối {Vernunftstoff); tự nó có khả năng cảm giác, và những chuyển động của nó, loại như chúng là do lý tính của nó. Atom-có-hồn của Democritus chuyển động, giống như tất cả những atom, tuân theo những nguyên tắc cơ học thuần túy, và tạo ra những hiện tượng của sinh vật suy tưởng, đã làm cho xảy ra chỉ trong một kết hợp cơ học. Và như thế, thêm nữa, ‘lực nam châm sống động’ của Thales hòa hợp chính xác với thành ngữ ‘παντα πληρη θεων’ (‘tất cả những sự vật việc thì đầy những thần linh/gót’), và tuy thế dưới nền tảng, thì rõ ràng là khác biệt với cách thức những nhà theo thuyết Atom cố gắng để giải thích sự cuốn hút sắt của nam châm.]
[6] Nhất quán
[7] revelation
[8] Những thi hào, triết gia lỗi lạc của Germany: Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832), Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775-1854), Johann Gottfried Herder (1744-1903), Gotthold Ephraim Lessing (1729-1781)
[9] [In view of the completely opposite account of Zeller (Phil. d. Griechen, i. S. 44 ff. 3 Aufl. ), it may be proper to remark, that we may assent to the proposition, “The Greeks had no hierarchy, and no infallible system of dogmas,” without needing to modify the representation in the text.
….
And yet, of all the Greek efforts towards unity, those of a hierarchic and theocratical tendency were perhaps the most important; and we may certainly consider, for example, the position of the priesthood of Delphi as no insignificant exception to the rule that the priestly office conferred “incomparably more veneration than power.” (Comp. Curtius, Griech, Gesch., i. p. 451; Hist, of Gr., E. T., ii. 12, in connection with the elucidations of Gerhard, Stephani, “Welcker, and others as to the share of the theologians of Delphi in the extension of Bacchusworship and the mysteries.) If there was in Greece no priestly caste, and no exclusive priestly order, there were at least priestly families, whose hereditary rights were preserved with the most inviolable legitimism, and which belonged, as a rule, to the highest aristocracy, and were able to maintain their position for centuries. How great was the importance of the Eleusinian mysteries at Athens, and how closely were these connected with the families of the Eumolpidse, the Kerykes, the Phyllidse, and so on! (Comp. Hermann, Gottesd. Alterth., S. 31, A. 21; Schomann, Griech. Alterth., ii. S. 340, u. f. 2 Aufl.) As to the political influence of these families, the fall of Alkibiades affords the clearest elucidation, although in trials which bring into play high -church and aristocratic influences in connection with the religious fervour of the masses, the individual threads of the network are apt to escape observation. As to orthodoxy, this must indeed not be taken to imply a scholastic and organised system of doctrines. Such a system might perhaps have arisen if the Theocrasy of the Delphic theologians and of the mysteries had not come too late to prevent the spread of philosophic rationalism amongst the aristocratic and educated classes. And so men remained content with the mystery-worships, which allowed every man on all other points to think as he pleased. But all the more inviolable remained the general belief in the sanctity and importance of these particular gods, these forms of worship, these particular sacred words and usages, so that here nothing was left to the individual, and all doubt, all attempts at unauthorised changes, all casual discussion, remained forbidden. There was, however, without doubt, even with regard to the mythical traditions, a great difference between the freedom of the poets and the strictness of the local priestly tradition, which was closely connected with the cultus. A people which met with different gods in every city, possessed of different attributes, as well as a different genealogy and mythology, without having its belief in its own sacred traditions shaken thereby, must with proportionate ease have permitted its j)oets to deal at their own pleasure with the common mythical material of the national literature; and yet, if liberties thus taken appeared in the least to contain a direct or indirect attack upon the traditions of the local divinities, the poet, no less than the philosopher, ran into danger. The series of philosophers named in the text as having been persecuted in Athens alone might easily be enlarged; for example, by Stilpo and Theophrastos (Meier u. Schomann, Att. Prozess, S, 303, u. f.). There might be added poets like Diagoras of Melos, on whose head a price was set; Aeschylos, who incurred the risk of his life for an alleged violation of the mysteries, and was only acquitted by the Areopagus in consideration of his great services; Euripides, who was threatened with an indictment for atheism, and others. How closely tolerance and intolerance bordered upon each other in the minds of the Athenians is best seen in a passage from the speech against Andokides (which, according to Blass, Att. Beredsamkeit, S. 566 ff., is not really by Lysias, although it is a genuine speech in those proceedings). There it is urged that Diagoras of Melos had only outraged (as a foreigner) the religion of strangers, but Andokides had insulted that of his own city; and we must, of course, be more angry with our fellow-countrymen than with strangers, because the latter have not transgressed against their own gods. This subjective excuse must have issued in an objective acquittal, unless the sacrilege was especially directed against the Athenian, and not against a foreign religion. From the same speech we see further, that the family of the Eumolpidse was authorised, under certain circumstances, to pass judgment against religious offenders according to a secret code whose author was entirely unknown. (That this happened under the presidency of the King Arch on — comp. Meier u. Schomann, S. 117, u. f. — is for our purpose unimportant.) That the thoroughly conservative Aristophanes could make a jest of the gods, and even direct the bitterest mockery against the growing superstition, rests upon entirely different grounds; and that Epicurus was never persecuted is of course explained simply by his decided participation in all the external religious ceremonies. The political tendency of many of these accusations establishes rather than disproves their foundation in religious fanaticism. If the reproach of dcr^^eta was one of the most effectual means of overthrowing even popular statesmen, not the letter of the law only, but the passionate religious zeal of the masses must obviously have existed; and accordingly, we must regard as inadequate the view of the relation of church and state in Schomann, Griech. Alterth., i. S. 117, 3 Aufl., as well as many of the points in Zeller’s treatment of the question above referred to. And that the persecutions were not always in connection with ceremonies, but often had direct reference to doctrine and belief, appears to be quite clearly proved by the majority of the accusations against the philosophers. But if we reflect upon the by no means small number of cases of which we hear in a single city and in a comparatively short space of time, and upon the extreme peril which they involved, it will scarcely appear right to say that philosophy was attacked “in a few only of its representatives.” We have still rather seriously to inquire, as again in the modern philosophy of the seventeenth, eighteenth (and nineteenth?) centuries, How far the influence of conscious or unconscious accommodation to popular beliefs beneath the pressure of threatening persecution has left its mark upon the systems themselves? ]
[10] Tôi tạm giữ nguyên những tên người như trong nguyên bản (Germany) – td: Socrates = Socates; Democritus = Democritus; những tên đất, nước sẽ theo bản tiếng England.
[11] Một phương ngữ của tiếng Greek thời cổ, trong vùng Peloponnesus, đảo Crete, số đảo Aegean, Sicily, và miền nam Italy.
[12] [Comp. Zeller, i. S. 176, Anm. 2,]
[13] [Comp. Buckle, History of Civilization, i. 497 sqq.]
[14] [Compare the lengthy refutation of the views as to the rise of Greek philosophy from Oriental speculation in Zeller, i. S. 20 ff., 3 Aufl., and the concise but very careful discussion of the same question in Ueberweg, i., 4 Aufl., S. 32, E. T. 31. The criticism of Zeller and others has for ever dis placed the cruder views that the East; taught philosophy to the Greeks; on the other hand, the remarks of Zeller (S. 23 ff.) as to the influence of the know common Indo-Germanic descent, and the continual influence of neighbourhood, may well gain an increased significance with the progress of Oriental studies….]
[15] Ở đây, phương Đông – là vùng Mesopotamia + Egypt, gọi là vùng ‘lưỡi liềm’ (The Fertile Crescent).
[16] Làm lịch, tính trước được nguyệt thưc, nhật thực, khai triển một hệ thống những chùm sao
[17] deduction
[18] Whewell, William (1794-1866).
[19] [Although the modern Aristotelians are so far right that the essen tial feature of the Aristotelian Logic, from its author’s standpoint, is not metathe Formal Logic, hut the logico-meta physical Theory of Knowledge. At the same time, he has also left us certain elements of Formal Logic, of course only collected and developed by him, which, as I hope to show in a later work, have a merely external connection with the principle of his Notion, and frequently, indeed, con tradict it. …]
[20] [Compare the formulation of the same problem in Kant, Kritik d. rein, Vera. Einl., especially the passage iii. S. 38, Hartenstein. A full discussion of the questions of method will be found in the Second Book.]
[21] Ego
[22] [Comp, the article “Seelenlehre” in the Encyc. des Ges. Erziehungs corpound Unterrichtswesens, Bd. viii. S. 594.]
[23] Voltaire. Letters on England: “I am a body, and, I think, that’s all I know of the matter”
[24] [Comp. Note 1. Details as to Diogenes of Apollonia in Zeller, i. 218 ff.]
[25] Petitio Principii: (Begging the question) một ngụy biện xảy ra khi một tiền đề của luận chứng giả định kết luận của chính nó là đúng, thay vì chống đỡ cho kết luận này. (Kết luận mời đặt câu hỏi với tiền đề – lý luận vòng tròn – đuôi về lại đầu – kết luận cho câu hỏi đặt ở đầu vẫn còn chưa trả lời, nên phải xin hỏi lại nữa! – thí dụ
(a) Gót thì có thật?
(b) Kinh thánh là sách ghi chép chính lời Gót nói toàn sự thật
(c) Nên Gót thì có thật!
[26] Eleatics
[27] substratum
[28] Democritus (c. 460 TCN – c. 370 TCN), được biết trong thời cổ – những triết gia trước-Socratess như ‘vị triết gia cười vì sự nhấn mạnh của ông vào giá trị cảu tính ‘vui vẻ, hân hoan’.
[29] Khù khờ dại dột
[30] [It must not be supposed from this that I concur entirely in a kind of criticism employed with regard to this tradition by Mullach, Zeller, and others. It is not right to reject immediately the whole story of the stay of Xerxes in Abdera, merely because of the ridiculous exaggeration of Valerius Maximus. and the inaccuracy of a passage in Diogenes. We know from Herodotus that Xerxes made a halt in Abdera and was very much pleased with his stay there (viii. 120; probably the passage which Diogenes had in his mind). That upon this occasion the king and his court would quarter themselves upon the richest citizens of the place is a matter of course; and that Xerxes had his most learned Magi in his train is again historical. But we are so far from being justified, therefore, in supposing even an early stimulating influence to have been exercised by these Persians upon the mind of an inquisitive boy, that we might rather argue the contrary, since the great internal probability might only the more easily enable the germ of these stories to develop itself, from mere conjectures and combinations, into a factitious tradition, while the late appearance of the story, in untrustworthy authors, makes its external evidence very slight. As to the associated question of the age of Democritus, in spite of all the acuteness spent in its treatment (com p. Frei, Quaestiones Protagoreae, Bonnae, 1845, Zeller, i. S. 684 sqq., Anm. 2, and 783 sqq., Anm. 2), a successful answer in defence of the view of K. F. Hermann, which we followed in the 1st edition, is by no means rendered impossible. Internal evidence (comp. Lewes, Hist, Phil,, i. 97) declares, however, rather for placing Democritus later. The view, indeed, of Aristotle, who makes Democritus the originator of the Definitions, continued by Socrates and his contemporaries (comp. Zeller, i. S. 686 Anm.), must not be too hastily adopted, since Democritus, at all events, only began to develop his doctrines when he had reached mature age. If, then, we place this work of Socrates at the height of his intercourse with the Sophists, about 425, Democritus could, at all events, be as old as Socrates, but, of course, not have been born aa late as 460]
Magus, (plural Magi): member of an ancient Persian clan specializing in cultic activities. Classical Greece authors (such as Herodotus, Strabo, Pompeius Trogus, Apuleius, and Ammianus Marcellinus) have provided significant information on the religion of the Magi. According to the statements of some of them, the Magi were disciples and followers of Zoroaster.
[31] Khi đó còn gọi là natural philosophy,
[32] heaven-inspired
[33] Aristotle là người thành Stagira, nay là vùng bở biển Chalkidiki, thuộc Macedonia, bắc Greece.
[34] [Mullach, Fragm. Phil. Graec, Par. 1869, p. 338 ….]
[35] [Zeller, i. S. 746, Mullach, Fr. Phil., p. 349, Fr. 140-142.]
[36] Chỉ dùng thước kẻ và compass
[37] [Fragm. Varii Arg. 6, in Mullach, Fragm. Phil., pp. 370 sqq. ; comp, Zeller, i. 688, Anm., where the remark that it shows “ that Democritus in this respect had little to learn from foreigners, “goes much too far. It is not even certain from Democritus’s observation that he was superior to the “Harpedonaptae” on his arrival in Egypt; but even if he were, he might, it is obvious, still learn much from them.]
[38] [Comp., e.g., the way in which Aristotle, De Aninia, i. 3, attempts to render ridiculous the doctrine of Defanatimokritos as to the movement of the conbody by the soul; …]
[39] [ However incredible such fanaticism may appear to us, it is quite consonant with the character of Plato;…]
[40] ‘cons cutiveness’? = consecutiveness
[41] [See the proofs in Zeller, i. 691, Anm. 2.]
Atom (< Greek: ἄτομον, atomon) Trong Greek, the prefix ‘a’ = ‘không’ + ‘tomos’ = cắt. = ‘không cắt, không phân chia được’. Ở đây, cũng như nhiều chỗ khác, tôi dùng atom, (không dùng ‘nguyên tử’), và thuật từ của nó là atômmít = những atômmít = người theo học thuyết atômmít. Khái niệm atom, không thể phân chia nữa, biên giới cuối cùng của vật chất – từ triết học đã sang khoa học, và ngày nay trong cơ học quantum – như Erwin Schrödinger nêu mô hình cơ học quantum cho atom, trong đó xem những electrons như ‘những sóng vật chất’. Nên, những từ ‘nguyên tử’, hạt nguyên tử là những từ ngữ có những ngữ ý không thích hợp nữa. Nên tôi nghĩ nên dùng atom, particle, electron

[42] apeiron (ἄπειρον), which means literally “un-limit”.
Anaximander (c. 610 – c. 546 TCN): Anaximander người thành Miletus, một học trò của Thales, đã mô tả một nguyên lý thứ nhất (archē) như một loại nguyên tố bất định và chuyển đông không gới hạn, ‘the apeiron’ (ἄπειρον). Không giống như những triết gia trước-Socrates, Anaximander đã không gọi tên một thành tố được biết nào như gốc của tất cả vật chất, giống như ‘nước’ (Thales), ‘lửa’ (Heraclitus), hay ‘không khí’(Anaximenes). Anaximander có thể là nhà khoa học tự nhiên đầu tiên, mô tả những nguyên lý về trật tự của thành và hoại (sáng tạo và hủy diệt) như một dàn xếp của sự vật việc trong thời gian, vốn được tao ra và sau đó tàn lụi.
Ngày nay chúng ta chỉ còn lại một mảnh vụn ghi chép của Anaximander, và một vài câu phát biểu quan trọng. Chúng đến từ Theophrastus (c. 370-290 TCN), người kế tục Aristotle đứng đầu trường Peripatetic, và Simplicius (c. 490-560.), người trích dẫn Theoprastus.

ἀρχὴ ... τῶν ὄντων τὸ ἄπειρον ... ἐξ ὧν δὲ ἡ γένεσίς ἐστι τοῖς οὖσι͵ καὶ τὴν φθορὰν εἰς ταῦτα γίνεσθαι κατὰ τὸ χρεών· διδόναι γὰρ αὐτὰ δίκην καὶ τίσιν ἀλλήλοις τῆς ἀδικίας κατὰ τὴν τοῦ χρόνου τάξιν.
Ἀθάνατον [...] καὶ ἀνώλεθρον.

Bản dịch của Kathleen Freeman :
The Non-Limited is the original material of existing things; further, the source from which existing things derive their existence is also that to which they return at their destruction, according to necessity; for they give justice and make reparation to one another for their injustice, according to the arrangement of Time.
(The Non-Limited) is immortal [ἀ + θάνατον] and indestructible [ἀν + ὂλεθρον. N.B., φθορὰν is another word for destruction]
(Ancilla to the Pre-Socratic Philosophers, p.19)
Kirk và Raven dịch bản văn của Theophrastus như sau:
...some other apeiron nature, from which come into being all the heavens and the world in them. And the source of coming-to-be for existing things is that into which destruction, too, happens. ‘according to necessity [translating κατὰ τὸ χρεών]; for they pay penalty [translating διδόναι δίκην] and retribution to each other for their injustice according to the assessment of Time [personified as Chronos]. (The Presocratic Philosophers, p.118)
Martin Heidegger đã trích dẫn ‘Anaximander Fragment’ này như giới thiệu của Hữu thể (và có lẽ Thời gian?) vào trong triết học, after which he claims that Being (Existence itself or perhaps the noumenal Idea of Being outside space and time?) is forgotten as philosophical and scientific thought concentrates on the multitude of beings (existing things). Friedrich Nietzsche had also cited this ancient fragment in his posthumous Philosophy in the Tragic Age of the Greeks. Much of Heidegger’s work and even his terminology can be traced back to Nietzsche.
We can read ‘ἀρχὴ’ as both beginning and principle, with its important relatives ἄρχω (of time, to begin) and ἄρχων (a ruler, king).There is no “material” obvious at the beginning of the fragment, so it is better to read ἀρχὴ as a cosmological “origin” of existing things in general, of things (τῶν ὄντων) that have “being” (τὸ ὀν).
We can read ἄπειρον as without a limit (ἀ + πεῖρας), but even more deeply, see the relative πειρα as an attempt, an experiment, and as “experience.” This is the root of our “empirical,” from ἐν “in” + πειρα “experiment.” So apeiron can mean “without experience,” or, in the context of an origin, “before experience.” This is then Immanuel Kant’s distinction between onto-theology (discovering God from thinking about the concept alone) and cosmo-theology (discovering God based on our experiences).

Anaximander’s mention of χρεών is etymologically related to χρῆματα, things for which man is the measure, according to Protagoras. These are material and useful things of value (χρῆματα, or πράγματα).
διδόναι δίκην (“giving justice”) is a similar idiom “suffer punishment, make amends”
The German translation given in the first edition of the Fragmente der Vorsokratiker of Hermann Diels (1903) translates τῶν ὄντων as Dinge. A better translation would be simple “beings” or “things that exist.” Diels translates κατὰ τὸ χρεών as nach der Notwendigkeit, which is too strong, implying the determinism of the later atomists and materialists.
‘Anfang der Dinge ist das Unendliche. Woraus aber ihnen die Geburt ist, dahin geht auch ihr Sterben nach der Notwendigkeit. Denn sie zahlen einander Strafe und Buße für ihre Ruchlosigkeit nach der Zeit Ordnung’.
Notwendigkeit is the strong concept of necessity that implies determinism. It was introduced in Greek thought a century later by atomists such a Leucippus. Dinge implies material “things” and not “beings” – let alone the Being” that Martin Heidegger is looking for.
Leucippus said about necessity...
“Nothing occurs at random, but everything for a reason and by necessity.” (Leucippus, Fragment 569 – from Fr. 2 Actius I, 25, 4)
οὐδὲν χρῆμα μάτην γίνεται, ἀλλὰ πάντα ἐκ λόγου τε καὶ ὑπ’ ἀνάγκης
A better translation for the idiom κατὰ τὸ χρεών· is “according to that which must be,” according to what is due, or just “needed,” and not the “necessity” = ἀν + ανκη of Leucippus. The χρῆμα of Leucippus and the plural χρῆματα of Protagoras are the everyday “things of which man is the measure,” not Parmenides “things that exist,” let alone “Being itself”
[43] Hiện tượng và hữu thể
[44] [Fragm. Phys., 41, Mullach, p. 365]
[45] Leucippus (c. 480-420): Leucippus là thày dạy của Democritus, cả hai, như nói trên, đã thay thế những giải thích dựa trên gót học và siêu nhiên bằng những giải thích dựa trên vật chất tự nhiên cho những những hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Leucippus đã tuyên bố rằng không có biến cố nào không nguyên nhân: “Không gì xyar ra ngẫu nhiên, nhưng mói ự vật việc đều vì một nguyên nhân và bởi tất yếu” (Leucippus, Fragment 569 – from Fr. 2 Actius I, 25, 4)
οὐδὲν χρῆμα μάτην γίνεται, ἀλλὰ πάντα ἐκ λόγου τε καὶ ὑπ’ ἀνάγκης
The materialists and determinists assumed the world was completely made of matter, which they postulated to consist of just a few types of invisible particles that could be combined to make all of the visible objects, their properties, and their behaviors.The fundamental elements of their time – earth, water, air, and fire – were in turn simply compounds of sub-elementary particles they called atoms (indivisibles) in a void or vacuum between the atoms. Parmenides had denied the possibility of the void with the simple logical argument that if nothing was between two bodies, it follows that they are in contact with one another. Plato and Aristotle generally preferred Parmenides’ idea of a continuous filled plenum and opposed the atomists’ ideas of discrete particulate objects separated by nothing.
We do not know how many of Leucippus’ ideas were shared by his student, because so little is known of his work.
He may have, like Democritus, denied the arbitrariness of phenomena that was implied if they were the free actions of the gods. These two thinkers replaced that explanation with the idea of deterministic laws governing the behavior of the atoms, and as a consequence explaining all phenomena made of atoms, including human beings and their actions. In denying the gods and their freedom, Democritus was no doubt aware of the negative implications for human freedom and moral responsibility. Would causal material explanations reduce all events to mere happenings, with no room for intentions, purposes, and human wills? Moral responsibility was very important to Democritus. It was a large part of his reason for eliminating the gods and the idea of fate. Unfortunately, eliminating the gods was impolitic and Democritus’ work was shunned by many philosophers, starting with Socratess and Plato.Nevertheless, the view of atoms and a void working by natural causal laws was such a gain over the traditional view of arbitrary fate and capricious gods, that Democritus simply insisted that determinism provided enough responsibility.
[46] Do Gót định, theo những tôn giáo Abraham
[47] Principle of Sufficient Reason (= PSR): Nguyên Lý Của Đủ Lý Do – Nguyên lý của đủ lý do là một nguyên lý triết học mạnh mẽ và nhiều tranh luận, quy định rằng mọi sự vật việc phải có một lý do, nguyên nhân hoặc căn cứ. Anaximander (c. 547 TCN): phát biểu đầu tiên như sau “The earth stays at rest because of equality, since it is no more fitting for what is situated at the center and is equally far from the extremes to move up rather than down or sideways.” Sau đó Leibniz (1646 – 1716) phát biểu lại: “… it is evident that all truths … have an a priori [i.e., not sensory-based] proof, or some reason why they are truths rather than not. And this is just what is meant when it is commonly said that nothing happens without a cause, or, that there is nothing without a reason”
Cũng nên nói thêm ở đây, Plato, Descartes, và Hume đều mỗi người một vị trí, phản đối nguyên lý này
[48] [Of course, this is also true of the most recent and the boldest attempt to set aside the fundamental principle of all scientific thought— the ‘Philosophy of the Unconscious!’ We shall have an opportunity in the Second Book of returning to this late fruit of our speculative Romanticism.]
[49] = là một ý tương/suy nghĩ, không/chưa chứng minh là sự thật
[50] Ngày nay chúng ta gọi là qualia
[51] [Mullach, 357]

[52] [The main features of Atomism we must, in defect of authentic fragments, take in the main from Aristotle and Lucretius; and we may remark, that even in these accounts, far removed as they are from the ridiculous disfigurements and misunderstandings of a Cicero, yet the mathematical clearness of the premisses and the connection of the individual parts has probably suffered. We are, therefore, justified in completing the defective tradition, though always in the sense of that mathematico-physical theory on which Democritus’s whole system hangs. So the procedure of Zeller, e.g., is undoubtedly quite right when treating the relation of size and weight of the atoms (i. 698702); on the other hand, there is even here, in the doctrine of motion, still a remnant left of the want of clearness so persistent in all later accounts. Zeller observes (p. 714), that the idea that in infinite space there is no above and below, appears not to have forced itself upon the Atomists; that what Epicurus, in Diogenes, x. 60, says on this point is too superficial and unscientific to be credited to Democritus. But this judgment is too decided; for Epicurus by no means opposes, as Zeller (iii. i. 377, &c.) supposes, to the objection of there being no above and below in infinite space ocular evidence only; but he makes the quite correct, and therefore, it may be, quite Demokritean remark, that in spite of this relativity of “ above” and “below” in infinite space, yet that the direction from head to foot is a definitely given notion, and that from foot to head may be regarded as the opposed notion, however much we may suppose the line on which these dimensions are measured to be prolonged. In this direction follow the general movement of the free atoms, and clearly only in the sense of the movement from the head to the foot of a man standing in the line, and this direction is that from above to below — the directly opposite one that from below upwards.]
[53] [Comp. Fragm. Phys., 2, Mullach, P- 358 5 an<i the admirable remark of Zeller, i. 717, Anm. t, on the purely mechanical nature of this aggregation of the homogeneous atoms. …]
[54] [Comp. Whewell, Hist, of the Induct. Sei., ii. 34 (ed. 1837).]
[55] [Here again the authentic proofs are lacking; we have chiefly to rely upon reports of Aristotle, which are here, however, very full, and raise no suspicion of misunderstanding. Fuller details in Zeller, i. 704 ff.]
[56] Schema – theo định nghĩa của Kant = những tính chất, thuộc tính chung cho tất cả phần tử của cùng một loại, tạm dịch là ‘loại hình thiết yếu’, phổ quát nhưng chỉ với hiện tượng
[57] [Here we have tolerably full ex tracts in Theophrastos; comp. Fragm. Phys., 24-39, Mullach, p. 362 sqq. Noteworthy is the general principle in Fr. 24: “The schema is in itself…]
[58] Formalism
[59] [Arist.Phys. Ausc, ii. 2,]]
[60] [Cf. Zeller i. 728 ff.]
[61] Trong bản dịch của Lang – “soul”, tôi không rõ ông dùng với ý ‘tinh thấn’ hay ‘tâm lý’ như Plato hay không, vậy dịch theo các hiểu phổ thông – là gì đó không thấy được như thân xác hữu hình, nhưng thuộc con người, trong con người, và như Democritus nói rõ ở trên (a) chìm lẩn, như nước ngấm, trong trong cơ thể, (b) cũng là những atom, cũng là vật chất, dù có thể hiểu như một loại vật chất đặc biệt.
[62] Không thiêng liêng ‘linh hồn’ theo nghĩa tôn giáo, cho rằng Gót ban cho người một hồn riêng bất tử, sau khi chết hoặc đi đến chỗ họi là thiên đường hoặc hỏa ngục, những nơi đó hốn phải bất tử, vĩnh viễn hoặc để hưởng hạnh phúc vĩnh viễn, hoặc để chịu đau khổ trong thiêu đốt cũng vĩnh viễn (khái niệm bị ‘thiêu đốt đời đời’)
[63] Daedalus là nhân vật trong huyền thoại Greece, nổi tiếng vì những phát minh thông minh của ông và là kiến trúc sư của labyrinth giam giữ Minotaur trên đảo Crete. Ông cũng là cha Icarus, người không nghe lời ông, bay quá gần mặt trời, nên hai cánh nhân tạo, bằng sáp bị nóng chảy, nên rơi và chết đuối ở biển Mediterraneananan
[64] [See note 14 above. To do justice Democritus’s idea we need only to compare how Descartes (De Pass., art. x., xi.) represents the action of the material “animal spirits” in the moving of the body. [Descartes’ own words are —”Nam quos hie noto mino Spiritus nil nisi corpora sunt, et aliam nullam proprietatem habent nisi quod sint corpora tenuissima et quae moventur celerime, instarpartium flammae ex face exeuntis.”—Tr.]
[65] [Kritik der Vernunft, Elementarl., ii. 2, 2, 2, Haupst., 3 Abschnitt, Hartenstein, iii. 334 ff. Comp. further the remarkable note on p. 335.]
[66] Hedonism – trường phái triết học đề cao giá trị của ‘sung sướng (hạnh phúc)’ trong đời sống con người, ‘sung sướng, hay hạnh phúc’ hiểu như những trạng thái tâm lý ngược với những gì chúng ta cảm nhận như ‘đau đớn, hay khổ sở’. Tôi nghĩ nên dịch là trường phái/học thuyết Duy lạc (thay vì ‘chủ nghĩa khoái lạc’); lý do nội dung đã phần nào giải thích ở trên.
[67] Physical philosophy, nay là Physicalism
[68] egotism
[69] Teleology: thuyết cứu cánh: giải thích những hiện tượng bằng liên kết với mục đích phục vụ của chúng thay vì bằng nguyên nhân tác động đã gây nên chúng, làm chúng xảy ra. Đặc biệt trong giáo điều Ki tô: là giáo điều về thiết kế và cứu cánh của những gì có trong thê giới vật chất.
[70] America! ngươi có nó tốt hơn, Như lục địa của chúng ta, cũ, Không có lâu đài đổ nát Và không có đá bazan. “
[71] Xenophanes (c. 570 – c. 478 TCN) người thành Colophon, khoàng 50 dặm phía bắc thành phố Miletus, một thành phố nổi tiếng, được xem là nơi ra đời của triết học và quê hương của vị triết gia dầu tiên, Thales. Xenophanes được xem là một trong triết gia quan trọng nhất giai đoạn Trước-Socrates, vì khai triển và tổng hợp của ông với những công trình trước đó của Anaximander và Anaximenes, nhưng chính yếu là những luận chứng của ông về những gót.
Xenophanes phủ nhận sự tin tưởng có nhiều gót khác nhau, vốn rất phổ thông trong thời ông, cũng như ý tưởng gót giống con người (về hình dạng – lẫn cảm xúc). Một câu nổi tiếng của ông – chế diễu ý tưởng này, trong đó ông tuyên bố rằng nếu những con bò có thể tưởng tượng ra những gót, khi đó những gót đó sẽ mang hình ảnh của những con bò.
Ông có vẻ giảm trừ những gót trong huyền thoại Greece về những hiện tượng thiên nhiên, đặc biệt là mây. Và ông chủ trương chỏ có một gót – đó là – thế giới. Gót với ông là một hữu thể vĩnh cửu, không do vật chất cấu thành, và giống như vũ trụ, có hình dạng của khối cầu và cùng bản chất với vũ trụ, bao gồm tất cả, thông minh và thẩm thấu trong tất cả, nhưng không giống con người về hình thể hay não thức/tinh thần. Do khái niệm này của ông – Một Gót Trừu tượng – phổ quát, bất biến, bất động và hiện có, Xenophanes thường được xem như triết gia tin-chỉ-môt-gót đầu tiên trong triết học tôn giáo phương Tây..
[72] Empedocles (ca. 495–435 TCN) triết gia Greece, thời kỳ trước-Socrates, người thành Acragas, Sicily, trong thời cổ, được biết như một y sĩ, triết gia và nhà thơ. Tư tưởng khoa học và triết học của ông được nhắc và bàn trong nhiều đàm thoại Plato, và nổi bật trong những bản văn của Aristotle về vật lý và sinh lý học, và như kết quả, trong những bình luận về Aristotle, sau đó trong thời cổ Greece. Diogenes Laertius đã dành một chương trong Lives of Eminent Philosophers Empedocles. Những tài liệu còn lại của ông, trong dạng thơ, còn đến chúng ta ngày nay, như những triết gia thời kỳ trước-Socrates khác, trong những mảnh ghi chép, giữa nh những trích dẫn của những tác giả thời cổ khác. Mới đây, đã tìm thêm được nhiều mảnh ghi chép của ông, trong dạng một cuộn giấy papyrus từ Egyp, nay giữ trong thư viện đại học Strasbourg.
Những chi tiết về đời ông chủ yếu được truyền vào huyền thoại, và ông được coi là một nhà vật lý duy vật, một pháp sư ảo thuật, một nhà gót học thần bí, một thầy thuốc tài năng, một chính trị gia dân chủ, một vị gót sống và một kẻ lừa đảo và lang băm. Theo Aristotle, Empedocles sống đến 60 tuổi, (vào năm 430 B.C. hoặc 432 TCN), mặc dù có những người viết khác cho ông sống đến 109 tuổi. Cách ông chết cũng không chắc chắn (phản ảnh tình trạng giống thần thoại của ông), gồm việc ông bị ‘loại bỏ’ khỏi trái đất, hoặc bị chết trong ngọn lửa của núi Etna. Có những kể lại khác, ít ly kỳ hơn, gồm chết đuối, ngã xe ngựa vàc treo cổ tự tử.
Ông có lẽ được biết đến nhất như là người khởi xướng luận về vũ trụ gồm bốn thành tố của thế giới thời cổ: đất, không khí, lửa và nước, và đã trở thành giáo điều tiêu chuẩn trong suốt hai nghìn năm sau ông. Ông cũng được ghi nhận với một số ý tưởng tiên phong trong vật lý vốn sau đó đã tỏ ra khá tiên tri.
Tác phẩm của Empedocles chỉ tồn tại trong những mảnh vụn, nhưng chúng có số lượng lớn hơn nhiều so với bất kỳ triết gia trước-Socrates nào khác. Tác phẩm chính của ông, “Về tự nhiên” (và có thể là một phần của tác phẩm thứ hai, “Thanh tẩy”), viết bằng lối thơ cổ hexameter, còn giữu được hơn 150 đoạn. Ông là một nhà thơ có tài năng xuất chúng và có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ sau này như Lucretius (99 – 55 TCN.)
[73] transmigration