Monday, January 31, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (23)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle



Chương 26 - Những triết gia phái Sống giống như Chó (Cynic)
và những triết gia phái Hoài nghi (Sceptic)

Liên hệ của những người trí thức cao trọng nổi tiếng với xã hội đương thời đã từng là rất khác nhau trong những thời đại khác nhau. Trong một số những kỷ nguyên may mắn, họ đã được hài hòa trên toàn bộ với những gì xung quanh họ – đã gợi ý, không nghi ngờ gì, những cải cách như thế xem dường với họ là cần thiết, nhưng khá tự tin rằng những đề nghị của họ sẽ được hoan nghênh, và không phải không thích thế giới trong đó họ thấy chính họ, thậm chí nếu nó vẫn còn lại là không cải cách. Vào những thời điểm khác, họ đã là cách mạng, xem xét rằng phải gọi đến những thay đổi căn bản, nhưng trông đợi, một phần là kết quả của tuyên truyền của họ, rằng những thay đổi sẽ được đem đến trong một tương lai gần. Thế nhưng tại những thời điểm khác, họ đã tuyệt vọng về thế giới, và cảm thấy rằng, mặc dù chính họ biết những gì là cần thiết, không có hy vọng nào về nó sẽ được mang lại. Tâm trạng này dễ dàng chìm sâu vào tuyệt vọng vốn nhìn đời sống trên mặt đất như có yếu tính là xấu, và hy vọng cho tốt lành chỉ có trong một đời sống tương lai, hoặc trong một vài biến hình thần bí.

Trong một số thời đại, tất cả những thái độ này đã được những con người khác nhau sống ở cùng một thời điểm làm theo. Cứ xem xét, thí dụ, đầu thế kỷ XIX. Goethe là thoải mái, Bentham là một nhà cải cách, Shelley là một nhà cách mạng, và Leopardi là một người bi quan. Nhưng trong hầu hết những thời đại, đã có một giai điệu phổ biến trong số những cây viết lớn. Ở nước Anh, họ được thoải mái dưới triều Elizabeth và trong thế kỷ thứ mười tám; ở Pháp, họ đã trở thành cách mạng khoảng năm 1750; tại Đức, họ đã theo chủ nghĩa dân tộc kể từ năm 1813.

Trong thời gian hội nhà thờ thống trị, từ thế kỷ thứ năm đến mười lăm, đã có một xung đột nào đó giữa những gì là tin tưởng trong lý thuyết, và những gì đã thực sự cảm thấy. Về mặt lý thuyết, thế giới là một thung lũng của nước mắt, một sự chuẩn bị, giữa sự thống khổ, cho thế giới sắp tới. Nhưng trong thực tế những người cầm bút viết sách, gần như tất cả là những giáo sĩ, không thể không cảm thấy phấn khởi bởi quyền năng của Nhà Thờ, họ tìm thấy cơ hội cho những hoạt động phong phú thuộc một loại mà họ tin là hữu ích. Thế nên, họ có trạng thái tâm lý của một tầng lớp cầm quyền, chứ không phải của những con người tự cảm thấy bị lưu đày trong một thế giới xa lạ. Đây là phần của thuyết nhị nguyên lạ lùng vốn nó chạy xuyên qua thời Trung cổ, có gốc do sự kiện là Nhà Thờ, mặc dù dựa trên những niềm tin vào thế giới bên kia, đã là tổ chức quan trọng nhất của thế giới hằng ngày.

Chuẩn bị về tâm lý cho tính thế-giới-bên-kia của đạo Kitô bắt đầu trong thời kỳ Hylạp, và được kết nối với sự lu mờ của Đô thị Nhà nước. Xuống đến tận thời Aristotle, những triết gia Hylạp, mặc dù họ có thể phàn nàn về điều này hay điều kia, nói chung, đã không tuyệt vọng lớn lao, họ cũng không cảm thấy mình bất lực về chính trị. Vào những thời điểm, họ có thể thuộc về một phe bị xiểng liểng, nhưng nếu như vậy, thất bại của họ là do những vận hội của xung đột, không phải với bất kỳ bất lực không thể tránh khỏi nào của khôn ngoan. Ngay cả với những người, như Pythagoras, và Plato, trong những tâm trạng nhất định nào đó, đã lên án thế giới xuất hiện bên ngoài và tìm cách trốn thoát trong chủ nghĩa thần bí, đã có những kế hoạch thiết thực để biến những giai cấp cầm quyền vào thành những thánh nhân và hiền giả. Khi quyền lực chính trị bị mất vào tay của những người Macedonia, những triết gia Hylạp, đã như là tự nhiên, đã bỏ chính trị qua một bên, và tự chính mình quay sang dành hết thời gian hơn cho vấn đề đạo đức cá nhân, sự cứu rỗi. Họ thôi không còn hỏi: làm thế nào con người có thể tạo ra một nhà nước tốt? Thay vì thế họ hỏi: làm thế nào con người có thể có đạo đức trong một thế giới xấu xa, hay hạnh phúc trong một thế giới của khổ đau? Sự thay đổi này, nó là sự thật, chỉ là một thay đổi của mức độ; những câu hỏi như vậy đã được hỏi trước đây, và những người Stoics về sau, trong một thời kỳ, một lần nữa lại có liên quan chính họ với chính trị – chính trị của Rome, không phải của Hylạp. Nhưng thay đổi đã không có gì là kém thực sự hơn. Ngoại trừ ở một chừng mực hạn chế ở thời kỳ Lamã trong chủ nghia Stoicism, viễn cảnh của những ai là người có nghĩ và biết cảm đã nghiêm trọng trở nên ngày càng có tính chủ quan và cá nhân, cho đến khi, cuối cùng, đạo Kitô phát triển một phúc âm của sự cứu rỗi cá nhân đã gây hứng khởi cho lòng truyền giáo nhiệt thành, và đã tạo ra Nhà Thờ. Cho đến khi điều ấy đã xảy ra, không có một tổ chức nào mà những triết gia có thể đem dâng cho sự trung thành gắn bó hết lòng, và do đó không có chỗ thoát thỏa đáng nào cho tình yêu chính đáng của ông về quyền lực. Vì lý do này, những triết gia trong thời kỳ Hylạp có nhiều hạn chế như những con người hơn, so với những người đã sống trong khi Đô thị Nhà nước vẫn có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành với chính phủ. Họ vẫn nghĩ, bởi vì họ không thể không nghĩ, nhưng họ khó hy vọng rằng suy nghĩ của họ sẽ kết thành quả trong thế giới của nhà nước.

Bốn trường phái triết học đã được thành lập trong khoảng thời đại của Alexander. Hai trường phái nổi tiếng nhất, của những người Stoics [1] và của những triết gia theo Epicurus, sẽ là những đối tượng của những chương sau, trong chương hiện nay, chúng ta sẽ quan tâm đến những người Cynics [2] và Sceptics [3].

Trường phái đầu tiên của những trường phái này có nguồn gốc, qua Diogenes người sáng lập, từ Antisthenes, một học trò của Socrates, lớn hơn Plato khoảng hai mươi tuổi. Antisthenes là một nhân vật khác thường đáng chú ý, trong một số cách thức có nhiều phần giống Tolstoy. Cho đến tận sau cái chết của Socrates, ông sống trong giới quý tộc của những học trò của ông, và đã không cho thấy có dấu hiệu nào của ra ngoài truyền thống. Nhưng một điều gì đó – không biết là sự thảm bại của Athens, hay cái chết của Socrates, hoặc một chán ngán với lý sự triết học – đã làm ông, lúc không còn trẻ nữa, khinh miệt những điều mà trước đây ông đã xem là giá trị. Ông sẽ có không có gì khác nữa ngoài sự tốt lành đơn giản. Ông liên kết với những người lao động, và ăn mặc như một trong số họ. Ông đã đem rao giảng ra ngoài trời, trong một phong cách mà kẻ không có học có thể hiểu được. Tất cả những triết lý tinh tế, ông chủ trương là vô giá trị; những gì có thể biết được, biết được bởi những con người mộc mạc chất phác. Ông đã tin vào sự “quay về với tự nhiên”, và thực sự đã mang tin tưởng này đi rất xa. Không có chính phủ, không có sở hữu tư nhân, không có hôn nhân, không, không tôn giáo thành tổ chức. Những người theo ông, nếu không phải chính ông, lên án chế độ nô lệ. Ông đã không chính xác là khổ hạnh, nhưng ông xem thường sự sang trọng và tất cả mọi theo đuổi những thú vui giả tạo của những giác quan. “Tôi thà thành điên hơn là thành vui sướng”, ông nói [4].

Tiếng tăm của Antisthenes đã bị học trò của ông, Diogenes[5], vượt qua, “một người trẻ tuổi từ thành Sinope, trên biển Euxine [6], người mà ông [Antisthenes] thoạt đầu tiên, đã không nhận, là con trai của một kẻ đổi tiền tai tiếng, một người đã bị đi tù vì tội phá hoại tiền đúc. Antisthenes đã ra lệnh chàng trai đi đi, nhưng anh làm ngơ, và ông đã đánh anh với cây gậy của mình, nhưng anh không hề chuyển động. Anh muốn “trí tuệ”, và đã thấy Antisthenes có nó để cho anh. Mục đích cuộc sống của Diogenes là cũng làm như cha ông đã làm, là “xóa mặt những đồng tiền đúc”, nhưng trên một quy mô lớn hơn nhiều. Ông sẽ hủy hoại tất cả những tiền kim loại hiện nay trên thế giới. Tất cả mọi dấu hiệu là dối trá, không thật. Những con người mang dấu như những vị tướng và những vị vua; Những thứ được dán nhãn như là danh dự và sự khôn ngoan và hạnh phúc và giàu có, tất cả đã là cơ bản kim loại với dấu khắc dối trá” [7].

Ông quyết định sống như một con chó, và vì thế được gọi là một “cynic” có nghĩa là “giống chó” [8]. Ông ném bỏ tất cả mọi tục lệ quy tắc – dù thuộc tôn giáo, cách cư xử, ăn mặc, nhà ở, thực phẩm, hoặc khuôn phép lễ nghi. Người ta nói rằng ông đã sống trong một bồn tắm, nhưng Gilbert Murray bảo đảm với chúng ta rằng đây là một sai lầm: đó là một bình đựng nước lớn [9], thuộc loại sử dụng trong thời nguyên thủy để chôn cất [10]. Ông như một đạo sĩ khổ hạnh India [11], đã sống bằng cách đi ăn xin. Ông tuyên bố tình huynh đệ của mình, không chỉ với toàn bộ giống người, mà còn với những giống vật. Ông là một người mà có những câu chuyện được thu thập về mình, ngay cả trong thời còn đang sống. Tất cả mọi người đã biết ra sao về câu chuyện Alexander đến thăm ông, hỏi ông có mong muốn bất kỳ một ân huệ nào không; “chỉ xin ngài tránh qua bên, đừng chắn ánh sáng của tôi”, ông đã đáp lời.

Giảng dạy của Diogenes đã không chút nào có nghĩa là những gì mà chúng ta gọi là “mai mỉa hoài nghi” [12]- nhưng hoàn toàn ngược lại. Ông đã có một đam mê mãnh liệt với “đức hạnh”, đem so với những tài sản thế gian mà ông xem không có giá trị nào. Ông tìm đức hạnh và tự do đạo đức trong sự giải phóng khỏi dục vọng; hãy lãnh đạm với những tài sản mà vận may đã ban cho, và bạn sẽ được giải phóng khỏi sự sợ hãi. Về phương diện này, học thuyết của ông, như chúng ta sẽ thấy, đã được những nhà Stoics tiếp tục, nhưng họ đã không làm theo ông bác bỏ những tiện nghi của nền văn minh. Ông đã coi Prometheus là xứng đáng bị trừng phạt vì mang đến cho con người nghệ thuật vốn đã tạo ra biến chứng và giả tạo của cuộc sống hiện đại. Trong điều này, ông đã giống như những người theo đạo Lão, và Rousseau, và Tolstoy, nhưng đã chặt chẽ nhất quán hơn so với họ.

Học thuyết của ông, mặc dù ông là một người đồng thời với Aristotle, theo tính khí của nó, nó thuộc về thời đại Hylạp. Aristotle là triết gia Hylạp cuối cùng đã đối mặt vui vẻ với thế giới, sau ông, ở dạng này hay dạng khác, tất cả đều có một triết lý của rút lui trốn tránh. Thế giới là xấu, chúng ta hãy cùng học hỏi để là độc lập với nó. Những của cải ngoại thân là bấp bênh, chúng là những món quà của may mắn, không phải là phần thưởng của những nỗ lực của chúng ta. Chỉ có những của cải chủ quan – đức hạnh, hay sự mãn nguyện thông qua sự từ bỏ – là an toàn, và chỉ những điều này mà thôi, do đó, sẽ được những con người khôn ngoan xem có giá trị. Cá nhân Diogenes là một người đầy sức sống, nhưng học thuyết của ông, giống như tất cả những học thuyết của thời đại Hylạp, đã là một kêu gọi với những con người mệt mỏi, trong đó có thất vọng đã phá hủy niềm hăng say tự nhiên. Và nó đã chắc chắn không phải là một học thuyết được tính toán nhằm phát huy nghệ thuật hoặc khoa học hoặc thuật trị nước, cầm quyền, hay bất kỳ một hoạt động hữu ích nào khác, ngoại trừ của một phản đối chống lại cái ác mạnh mẽ.

Là điều đáng chú ý quan sát giảng dạy theo Cynic đã trở thành những gì khi nó được phổ biến rộng rãi. Trong phần đầu của thế kỷ thứ ba TCN, những người theo phái sống giống chó là thời thượng, đặc biệt là ở Alexandria. Họ đã công bố những bài thuyết giáo nhỏ chỉ ra cách sống dễ dàng như thế nào với không có của cải vật chất, vui vẻ như thế nào một người có thể có được với thực phẩm đơn giản, có thể giữ ấm thế nào trong mùa đông mà không có những quần áo đắt tiền (có thể là thật ở xứ Egypt!), khi cảm thấy xúc cảm dành cho quê hương của một người, hoặc để tỏ lòng thương tiếc khi con em một người hoặc bạn bè chết, là ngớ ngẩn làm sao. “Bởi vì con trai của tôi hay vợ tôi chết”, Teles nói, đã là một trong những người Cynic đã được đám đông ưa thích, “là thành có bất kỳ lý do nào để bỏ qua bản thân tôi, kẻ vẫn còn đương sống, và ngừng, thôi không trông coi tài sản của tôi?” [13]. Tại thời điểm này, nó sẽ trở thành khó khăn để cảm thấy có cảm tình với đời sống đơn giản, vốn nó đã phát triển hoàn toàn quá đơn giản. Một người tự hỏi không biết ai là người đã thích nghe những bài giảng này. Đó có phải là những người giàu, những người đã muốn nghĩ đến những đau khổ của cái nghèo tưởng tượng? Hay là những người mới bị nghèo, những người đã đang cố gắng để coi thường những con người kinh doanh thành công? Hoặc là những người ăn bám, những người đã tự thuyết phục bản thân họ rằng những tổ chức từ thiện mà họ chấp nhận đã là không quan trọng? Teles nói với một người giàu có: “Bạn cho đi vung vãi và tôi nhận lấy quả quyết từ bạn, không hạ mình cũng chẳng giảm phẩm giá chính tôi một cách hè̀n mọn hay cằn nhằn” [14]. Một học thuyết rất thuận tiện. Chủ nghĩa Cynicsim phổ thông đã không dạy tiết chế từ những điều là của cải của thế giới này, nhưng chỉ một sự lãnh đạm nào đó với chúng. Trong trường hợp một người đi vay, điều này có thể mang hình thức của sự giảm thiểu bổn phận đối với người cho vay. Người ta có thể thấy như thế nào từ “cynic” đã có được ý nghĩa hàng ngày của nó.

Những gì là hay nhất trong học thuyết Cynic đã chuyển vào chủ nghĩa Stoicism, vốn nhìn toàn bộ nó là một triết học phát triển đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

Scepticism, như một học thuyết của trường phái, đầu tiên đã được Pyrrho [15] công bố, người đã ở trong quân đội của Alexander, và theo hành quân xa đến tận India. Có vẻ như điều này đã cho ông nếm đủ mùi du hành, và rằng ông đã dành hết phần còn lại của đời mình tại Elis, thành phố quê hương, nơi ông qua đời năm 275 TCN. Không có nhiều những gì là mới trong học thuyết của ông, ngoài một sự hệ thống hóa và chính thức hóa những nghi ngờ cũ hơn. Chủ nghĩa Hoài nghi về phương diện những giác quan đã tạo khó khăn cho những triết gia Hylạp từ một giai đoạn rất sớm, chỉ có những trường hợp ngoại lệ duy nhất là những người, như Parmenides và Plato, đã phủ nhận giá trị nhận thức của tri thức, và đã làm sự từ chối của họ vào thành một cơ hội cho một chủ nghĩa giáo điều trí thức [16] . Những nhà Sophist, nổi bật là Protagoras và Gorgias, đã được những mơ hồ và những mâu thuẫn hiển nhiên của tri-thức-giác-quan dẫn đến một chủ nghĩa khách quan [17] , không phải là không giống như của Hume. Pyrrho có vẻ (vì ông rất khôn ngoan đã không viết sách nào) đã cộng thêm chủ nghĩa Hoài nghi đạo đức và lôgích vào với chủ nghĩa Hoài nghi về phần những giác quan. Ông là người đã nói là đã chủ trương rằng sẽ không bao giờ có thể có bất kỳ một nền tảng nào hợp lý nào cho sự ưa thích một chiều hướng hành động này với một chiều hướng khác. Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng một người thuận hợp với những phong tục của xứ sở nào mà người ấy cư ngụ. Một môn đồ hiện đại sẽ đi nhà thờ vào những ngày Chủ nhật và thực hiện những quì gối đúng cách, nhưng không có bất kỳ một niềm tin tôn giáo được cho là sẽ truyền cảm hứng cho những hành động này. Những người Sceptic cổ thời đã đi qua toàn bộ những nghi thức tôn giáo ngoại giáo [18], và thậm chí đã đôi khi là cả những thày tu tế; thuyết Hoài nghi của họ bảo đảm với họ rằng hành vi này không thể được chứng minh là sai, và ý thức thông thường của họ (vốn vẫn còn sống sót sau triết lý của họ) đảm bảo với họ rằng đó là thuận tiện.

Một cách tự nhiên, thuyết Hoài nghi đã tạo một kêu gọi đến với nhiều những não thức phi triết học. Người ta đã quan sát thấy sự đa dạng của những trường phái và chua chát trong những tranh cãi của họ, và đã quyết định rằng tất cả như nhau, đều giả vờ có kiến thức mà trên thực tế không thể đạt được. Thuyết Hoài nghhi là một sự an ủi của người lười biếng, vì nó cho thấy kẻ ngu si cũng khôn ngoan như những con người có học nổi tiếng. Đối với những con người, bởi tính khí, đòi hỏi một cẩm nang có thể tin là thật, nó có thể dường như không thỏa mãn, nhưng cũng giống như tất cả những học thuyết của thời kỳ Hylạp, nó đã tự đề nghị chính nó như là một thuốc giải trừ chống lo lắng. Tại sao phải bận lòng về tương lai? Nó hoàn toàn không chắc chắn. Vậy bạn tốt hơn nên vui hưởng hiện tại, “Cái gì sắp đến vẫn còn không chắc chắn”. Vì những lý do này, chủ nghĩa Hoài nghi đã vui hưởng một thành công phổ biến đáng kể.

Nên quan sát thấy rằng Thuyết Hoài nghhi như là một triết lý không chỉ là đơn thuần là sự nghi ngờ, nhưng những gì có thể được gọi là nghi ngờ giáo điều võ đoán. Người trong giới khoa học nói rằng “Tôi nghĩ nó là như vậy-và-như vậy, nhưng tôi không chắc chắn”. Người có trí tuệ tò mò nói: “Tôi không biết nó là thế nào, nhưng tôi hy vọng tìm ra”. Nhà triết học Sceptic nói rằng “không ai biết cả, và không bao giờ từng có ai biết được cả”. Đó là yếu tố này của chủ nghĩa giáo điều làm cho hệ thống có chỗ yếu có thể bị tấn công. Những người Hoài nghi, tất nhiên, phủ nhận, rằng họ không khẳng định sự không-thể-có-được của kiến thức một cách võ đoán, nhưng những chối bỏ của họ không phải là rất thuyết phục.

Tuy nhiên, học trò của Pyrrho, Timon [19] đã nâng cao một số luận chứng trí thức, mà theo quan điểm của lôgích Hylạp, đã rất khó trả lời. Lôgích duy nhất được những người Hylạp đã chấp nhận là diễn dịch, và tất cả những suy luận diễn dịch, giống như Euclid, phải bắt đầu từ những nguyên lý chung đã được coi là hiển nhiên. Timon đã phủ nhận khả năng tìm ra những nguyên lý như vậy. Tất cả mọi thứ, do đó, sẽ phải được chứng minh bằng những phương tiện của một cái gì khác, và tất cả những luận chứng sẽ được, hoặc chạy vòng tròn, hoặc một chuỗi vô tận treo từ không-gì. Trong cả hai trường hợp không có gì có thể được chứng minh. Lý luận này, như chúng ta có thể thấy, cắt ở gốc của triết học Aristotle vốn nó đã thống trị thời Trung Cổ.

Một số hình thức của chủ nghĩa Scepticism, vốn trong thời của chúng ta, đã được ủng hộ bởi những người vốn họ tuyệt không phải là hoàn toàn hoài nghi, đã không xảy ra với những người theo chủ nghĩa Hoài nghi của thời cổ. Họ không nghi ngờ hiện tượng, hay đặt câu hỏi với những mệnh đề, theo ý kiến của họ, vốn chỉ diễn tả những gì chúng ta biết trực tiếp liên quan đến hiện tượng. Hầu hết những công trình của Timon đã bị mất, nhưng hai mảnh còn sót lại sẽ minh họa điều này. Một nói: “Hiện tượng thì luôn luôn hợp lệ”. Mảnh khác nói rằng: “Mật ong đó thì ngọt tôi từ chối xác định, rằng nó xuất hiện ngọt, tôi hoàn toàn thừa nhận” [20]. Một Sceptic hiện đại sẽ chỉ ra rằng hiện tượng chỉ đơn thuần xảy ra, và nó thì không, hoặc hợp lệ hoặc không-hợp-lệ, những gì là hợp lệ hay không hợp lệ phải là một phát biểu, và không có phát biểu nào có thể gắn liền với hiện tượng được chặt chẽ như vậy đến như là không có khả năng bị sai lầm. Vì cùng lý do như thế, ông sẽ nói rằng tuyên bố “Mật ong hiện ra ngọt” là chỉ có thể xảy ra rất cao, nhưng không hoàn toàn chắc chắn.

Trong một vài chiều hướng, học thuyết của Timon đã rất tương tự như của Hume. Ông chủ trương rằng, một cái gì đó mà chưa bao giờ được quan sát – những atoms, chẳng hạn – không thể được suy ra hợp lệ, nhưng khi hai hiện tượng đã được thường xuyên quan sát với nhau, một cái này có thể được suy ra từ cái khác.

Timon đã sống ở thành Athens trong suốt những năm cuối của cuộc đời dài của mình, và chết ở đó năm 235 TCN. Với cái chết của ông, trường phái của Pyrrho [21], như một trường phái, đã kết thúc, nhưng học thuyết của ông, phần nào được thay đổi, đã được tiếp tục, kỳ lạ như xem ra có vẻ thế, bởi những triết gia trong Academy, vốn biểu trưng cho truyền thống triết học Plato.

Người đã tác động cuộc cách mạng triết học đáng ngạc nhiên này là Arcesilaus [22], một người sống đồng thời với Timon, đã chết trong tuổi già khoảng năm 240 TCN. Những gì mà hầu hết người ta đã lấy từ Plato là niềm tin vào một thế giới trí tuệ siêu cảm giác, và tính ưu việt của linh hồn bất tử đối với thân xác rồi chịu chết. Tuy nhiên, Plato có nhiều mặt, và trong một số phương diện có thể được xem là giảng dạy chủ nghĩa Hoài nghi. Socrates của Plato đã thú nhận biết không-gì; một cách tự nhiên, chúng ta coi điều này như là lối nói dí dỏm, nhưng nó có thể được hiểu một cách nghiêm trang. Rất nhiều những đối thoại không đi đến kết luận tích cực, và nhằm mục đích để người đọc ở trong một trạng thái của hoài nghi. Một số – nửa sau của Parmenides, chẳng hạn – có thể dường như không có mục đích nào, ngoại trừ việc chỉ ra rằng cả hai phía của câu hỏi đều có thể được duy trì với sự đáng tin cậy như nhau. Biện chứng Plato có thể được xem như là cứu cánh, hơn là một phương tiện, và nếu có được áp dụng như thế, nó nghiêng sang một cách đáng ngưỡng mộ về sự ủng hộ cổ vũ cho chủ nghĩa Hoài nghi. Điều này dường như đã là cách thức mà Arcesilaus đã thông dịch con người mà ông vẫn tự xưng là đi theo. Ông đã chặt đầu Plato, nhưng ở mức độ nào đi nữa, phần nửa thân trên vẫn là chính cống.

Cách thức trong đó Arcesilaus đã dạy sẽ có nhiều đáng khen, nếu những người trẻ, những người đã học từ ông ta, đã có khả năng có thể tránh để không bị nó làm tê liệt. Ông không duy trì chủ đề nào, nhưng sẽ bác bỏ bất kỳ chủ đề nào do một học trò thiết lập. Đôi khi, ông sẽ tự đưa ra hai mệnh đề mâu thuẫn, trong những dịp liên tiếp, cho thấy làm thế nào để lập luận thuyết phục một trong hai. Một học sinh đủ mạnh mẽ để chống đối có thể đã học khéo léo và tránh khỏi những ngụy biện; trong thực tế, không ai xem ra có vẻ học được bất cứ điều gì ngoại trừ sự lanh lợi và sự lãnh cảm với sự thật. Ảnh hưởng của Arcesilaus đã rất là lớn lao khiến cho Academy vẫn còn giữ tính hoài nghi trong khoảng hai trăm năm.

Vào giữa của giai đoạn hoài nghi này, một sự kiện đáng buồn cười thú vị xảy ra. Carneades [23], một kế thừa xứng đáng của Arcesilaus như là người đứng đầu của Academy, một trong ba triết gia Athens đã gửi trong một phái bộ ngoại giao đến Rome vào năm 156 TCN. Ông không thấy có lý do tại sao phẩm cách đại sứ của mình lại có liên can gì vào dịp may mắn chính, do đó, ông công bố một lớp những bài giảng ở Rome. Những người trẻ tuổi, những người, tại thời điểm đó, đã ước ao bắt chước kiểu cách Hylạp và thu tập văn hóa Hylạp, đổ xô kéo đến nghe ông. Bài giảng đầu tiên của ông trình bày chi tiết quan điểm của Aristotle và Plato về công lý, và đã triệt để có tính cách giáo dục, khai trí. Bài thứ hai của ông, tuy nhiên, đã chú tâm trong sự bác bỏ tất cả những gì ông đã nói trong lần đầu tiên của ông, không phải với một quan điểm để thiết lập những kết luận đối nghịch, nhưng chỉ đơn thuần để cho thấy rằng kết luận nào cũng đều là không chính đáng. Socrates của Plato đã lập luận rằng gây bất công là một điều ác lớn hơn cho thủ phạm hơn là cho nạn nhân. Carneades, trong bài giảng thứ hai của mình, xử lý tranh chấp này với khinh miệt. Những nhà nước vĩ đại, ông chỉ ra, đã trở thành vĩ đại bằng những xâm lược bất công chống lại những nước láng giềng yếu hơn của họ; ở Rome, điều này cũng không thể bị từ chối. Trong một con tàu đắm, bạn có thể cứu mạng sống của bạn với thiệt hại của một số người yếu hơn, và bạn là một kẻ ngốc nếu bạn đã không làm thế. “Phụ nữ và trẻ em trước hết”, ông dường như nghĩ rằng, không phải là một câu châm ngôn dẫn đến sự sống còn cá nhân. Bạn sẽ làm gì nếu bạn đương chạy như bay khỏi một kẻ thù chiến thắng, bạn đã mất ngựa của bạn, nhưng bạn thấy một đồng đội bị thương trên lưng một con ngựa? Nếu bạn đã là khôn ngoan, bạn sẽ lôi anh ta ra, và nắm lấy con ngựa của anh, bất kể công bằng nào có thể ra giới lệnh. Tất cả điều này không phải là lý luận rất giáo dục, khai trí, là đáng ngạc nhiên trong một người trên danh nghĩa là môn đệ Plato, nhưng dường như nó đã làm những thanh niên Lamã có trí não tân tiến hài lòng.

Có một người, nó đã không làm hài lòng ông ta, và đó là Cato người Cao-tuổi [24], người đại diện cho qui luật đạo đức nghiêm khắc, cứng chắc, ngu ngốc, và tàn bạo vốn nhờ vào phương tiện của nó mà Rome đã đánh bại Carthage. Từ thanh niên đến tuổi già, ông đã sống đơn giản, thức dậy sớm, thực hành những công việc tay chân nặng nhọc, ăn chỉ thức ăn thô, và không bao giờ mặc một áo choàng có giá hơn một trăm xu. Đối với Nhà nước, ông đã cực kỳ kỹ lưỡng trung thực, tránh tất cả những hối lộ và cướp bóc. Ông đòi hỏi những người Lamã khác tất cả những đức tính mà ông tự thực hành, và khẳng định rằng buộc tội và đuổi bắt những kẻ ác là điều tốt nhất một người trung thực có thể làm. Ông thực thi, đến mức độ xa như ông có thể, những cách cư xử nghiêm trọng của người Lamã cũ:

“Cato cũng đẩy ra khỏi Thượng viện, một Manilius, người đã có khả năng rất lớn để giữ chức Tổng tài vào năm sau, chỉ vì ông này hôn vợ quá mùi mẫm giữa ban ngày, và trước mặt con gái của ông ta: và quở trách Manilius vì điều đó, ông nói với Manilius, vợ ông không bao giờ hôn ông, chỉ trừ khi trời nổ sấm” [25].

Khi ông nắm quyền, ông đã bãi bỏ đời sống xa hoa và tiệc tùng. Ông đã buộc vợ cho con bú, không chỉ con riêng mình, mà cũng còn của những người nô lệ của mình, để mà, sau khi đã được nuôi dưỡng bằng cùng một sữa, chúng có thể yêu thương con cái của ông. Khi nô lệ của ông đã quá già để làm việc, ông đã đem bán họ không hối hận. Ông nhấn mạnh rằng những người nô lệ của ông luôn luôn phải, hoặc là làm việc hoặc ngủ. Ông khuyến khích những người nô lệ của mình cãi cọ với nhau, vì “ông không thể chịu đựng được rằng họ nên là những bạn bè”. Khi một người nô lệ đã phạm một lỗi nghiêm trọng, ông sẽ gọi những người nô lệ khác của mình đến, và xui khiến họ lên án chết cho kẻ phạm tội, sau đó ông sẽ thực hiện bản án với hai tay của mình, trong sự hiện diện của những người sống sót.

Sự tương phản giữa Cato và Carneades đã rất trọn vẹn: một người tàn bạo qua một đạo đức vốn quá khắt khe và quá truyền thống, một người kia đê tiện qua một đạo đức vốn là quá lỏng lẻo và bị quá nhiều nhiễm độc với sự giải thể xã hội của thế giới Hylạp.

“Marcus Cato, thậm chí ngay từ đầu, khi những người trẻ tuổi bắt đầu học tiếng Hylạp, và trong dự đoán nó đã lớn rộng lên tại Rome, đã không thích điều đó: lo sợ rằng đừng quên giới trẻ của Rome đã thèm muốn sự học tập và tài hùng biện, sẽ hoàn toàn bỏ rơi vinh dự và hào quang của quân đội vũ trang … Vì vậy, một ngày tại Thượng viện, ông đã công khai tìm thấy lỗi rằng những đại sứ ở đó đã lâu, và không có thông điệp ngoại giao: cũng nhận xét rằng họ là những con người khôn ngoan, và có thể dễ dàng thuyết phục họ có thể sẽ là. Và nếu đã không có tôn trọng nào khác, điều này chỉ có thể thuyết phục họ xác định một vài trả lời cho họ, và lại gửi họ về quê nhà, về những trường học của họ, để dạy trẻ con Hylạp của họ, và để mặc những đám trẻ của Rome, rằng chúng có thể học cách tuân thủ pháp luật và Thượng viện, như chúng đã làm trước đây. Giờ đây, ông nói như thế với Thượng viện, không phải vì bất kỳ ý xấu riêng tư nào, hay ác ý nào ông phơi ra với Carneades, như một số người đã nghĩ: nhưng nói chung vì ông đã ghét triết lý”[26].

Người Athena, theo quan điểm của Cato, là một nòi giống thấp hơn với không luật pháp, không phải là điều đáng quan trọng nếu họ đã bị suy thoái bời những phép ngụy biện nông cạn của giới trí thức, nhưng những thanh niên Lamã phải được giữ trong nghiêm nhặt, theo chủ nghĩa đế quốc, tàn nhẫn, và ngu ngốc. Ông đã thất bại, tuy nhiên, những người Lamã về sau, trong khi giữ lại nhiều điều xấu của ông, cũng làm theo những điều xấu của Carneades nữa.

Đứng đầu Academy, tiếp sau Carneades (khoảng 180 – 110 TCN), là một người xứ Carthage, có tên thật là Hasdrubal, nhưng là người, trong giao dịch của ông với người Hylạp, đã thích gọi mình là Clitomachus [27]. Không như Carneades, người đã tự giới hạn mình chỉ vào giảng dạy, Clitomachus đã viết hơn bốn trăm cuốn sách, một vài trong số đó bằng ngôn ngữ Phoenician. Những nguyên tắc của ông dường như đã giống như của những trong Carneades. Trong một số phương diện, chúng đã là hữu ích. Hai người hoài nghi này tự đặt họ chống lại tin tưởng vào bói toán, ma thuật, và chiêm tinh học, vốn chúng trở nên ngày càng phổ biến. Họ cũng phát triển một học thuyết xây dựng, quan tâm đến những mức độ của sự có thể có: mặc dù chúng ta không bao giờ có thể biện minh được trong cảm giác về chắc chắn, một số điều có nhiều khả năng là đúng hơn những điều khác. Xác suất nên là dẫn đạo cho chúng ta trong thực hành, vì nó là hợp lý để hành động trên những giả thuyết có thể có khả năng xảy ra xác suất cao nhất. Quan điểm này là một mà hầu hết những triết gia hiện đại sẽ đồng ý. Thật không may, những cuốn sách viết rành mạch về nó đã bị mất, và khó khăn để xây dựng lại học thuyết từ những dấu vết gợi ý còn lại.

Sau Clitomachus, Academy đã thôi không còn là hoài nghi, và từ thời của Antiochos (người mất năm 69 TCN), những học thuyết của nó, trong nhiều thế kỷ, một cách thực hành đã trở thành không thể phân biệt được với của những người Stoics.

Chủ nghĩa Hoài nghi, tuy nhiên, đã không biến mất. Nó đã được Aenesidemus [28] người đảo Crete, làm hồi sinh, là người đã đến từ Knossos [29], đó là nơi, trong chừng mực mà chúng ta biết, đã có thể có những người theo thuyết Hoài nghi từ hai nghìn năm trước, giúp vui cho những triều thần phóng đãng với những nghi ngờ về phần linh thiêng của những người yêu phái nữ của những thú vật [30]. Năm tháng về Aenesidemus là không chắc chắn. Ông ném bỏ những học thuyết về xác suất có-thể-có vốn đã được Carneades bênh vực, và trở lại với những hình thức sớm nhất của thuyết Hoài nghi. Ảnh hưởng của ông là đáng kể, Lucian [31], nhà thơ trào phúng trong thế kỷ thứ hai CN, theo ông, và hơi muộn hơn sau đó, cũng theo ông là Sextus Empiricus [32], triết gia Sceptic duy nhất của cổ thời có tác phẩm tồn tại. Có một luận văn ngắn, lấy thí dụ “Những luận chứng chống lại tin tưởng vào một Gót”, được Edwyn Bevan dịch trong Later Greek Religion [33], trang 52-56, và ông nói là Sextus Empiricus có thể đã lấy từ Carneades, như Clitomachus đã kể lại.

Luận thuyết này bắt đầu bằng cách giải thích rằng, trong hành vi, Những người theo thuyết Hoài nghi là chính thống. “Chúng tôi, những người hoài nghi, trong thực hành, đi theo đường lối của thế giới, nhưng với không giữ bất kỳ một ý kiến nào về nó Chúng tôi nói về những vị tgót như hiện hữu, và dâng cúng thờ phụng đến những vị gót, và nói rằng họ thực hiện mệnh trời, nhưng trong nói ra điều này, chúng tôi không diễn tả niềm tin nào, và tránh sự hấp tấp vội vàng của những người giáo điều võ đoán”.

Sau đó, ông thuyết phục rằng người ta khác nhau về phần bản chất của Gót, thí dụ, một số nghĩ rằng Vị này cụ thể, hữu hình, một số nghĩa là vô hình, vô thể. Vì chúng ta không có kinh nghiệm về Vị này, chúng ta không thể biết những thuộc tính của Vị này. Sự hiện hữu của Gót không phải là tự hiển nhiên, và do đó cần chứng minh. Có một lý luận có phần nào rối rắm cho thấy rằng không có bằng chứng nào giống như vậy là có thể có được. Sau đó, ông tiếp tục với vấn đề Tà Ác [34], và kết thúc với những chữ:

“Những ai là người khẳng định tích cực rằng Gót hiện hữu, không thể tránh không rơi vào một sự bất kính. Bởi vì nếu họ nói rằng Gót điều khiển tất cả mọi sự việc, họ phải làm Gót là tác giả của những điều tà ác; Nếu, mặt khác, họ nói rằng ông điều khiển chỉ một số điều mà thôi, hoặc ông không điều khiển gì cả, họ đã bắt buộc phải làm cho Gót, hoặc miễn cưỡng, bất đắc dĩ, hoặc bất lực, và làm điều đó là hoàn toàn rõ ràng là một sự bất kính.”.

Thuyết Hoài nghhi, trong khi nó vẫn tiếp tục thu hút một số cá nhân có văn hóa học thức cho đến khoảng đâu đó trong thế kỷ thứ ba CN, nó đã ngược lại với tính khí của thời đại, vốn đã quay sang nhiều hơn và nhiều hơn nữa với tôn giáo giáo điều và những học thuyết về cứu rỗi. Thuyết Hoài nghhi đã có đủ sức mạnh để làm cho những người học thức không hài lòng với những tôn giáo của Nhà nước, nhưng nó đã không có gì tích cực, ngay cả trong lĩnh vực trí tuệ thuần túy, để cung cấp thay vào chỗ của chúng. Từ thời Phục hưng trở đi, thuyết hoài nghi gat học đã được bổ sung, trong hầu hết những người ủng hộ của nó, bởi một niềm tin nhiệt tình vào khoa học, nhưng ở thời cổ không có bổ sung như vậy với sự nghi ngờ. Không trả lời với những lập luận của những người theo thuyết Hoài nghi, thế giới cổ đại đã quay sang một bên bỏ rơi họ. Những vị gót trên đỉnh Olympus bị mất tín nhiệm, đường đã trống thông không trở ngại cho một cuộc xâm lược của những tôn giáo đến từ phương Đông, chúng đã cạnh tranh dành lấy sự chiếu cố của mê tín dị đoan, cho đến khi có cuộc khải hoàn của đạo Kitô.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan, 2011)






[1] Tàu dịch là Tư đa cát học phái, hay Cấm dục chủ nghĩa (斯多噶學派, 禁欲主義).
[2] Tàu dịch là Phái Khuyển Nho (犬儒學派)
[3] Phái Hoài nghi – theo chủ nghĩa Hoài Nghi (hoài nghi luận, hay bất khả tri luận (懷疑論,不可知論)
[4] CTTG – Benn, Vol. II, trang 4, 5; Murray, Năm Giai Đoạn, trang 113-14.
[5] Diogenes of Sinope (c. 404-323 TCN) hay còn được gọi là Diogenes the Cynic, nổi tiếng vì sống trong một thùng đựng nước, và xách đèn đi giữa ban ngày, tìm một “người” – nghiã là một người chân thực không bị xa đọa hư hỏng.
Ông tuyên bố hãy lấy can đảm chống lại vận số (courage/fortune) tự nhiên chống lại qui ước (nature/convention), và lý trị chống lại đam mê (reason/passion). Trong ba, sự “trở về với tự nhiên” – bỏ mọi qui ước xã hội được biểu hiện cụ thể nhất mà mạnh mẽ, cực đoan nhất – với lối sống như loài chó – mọi hành động – dù cá nhân đến đâu – đều làm giữa trời. (Lối sống này có ảnh hưởng kéo dài đến gần đây qua – H. Thorreau, và phong trào Hippies,..) Diogenes dạy rằng một đời sống tùy thuận ứng hợp với thiên nhiên thì tốt đẹp hơn là với những ước định, qui chế xã hội, nó đơn giản hơn. Thế nên một câu chuyện khác nổi tiếng – Diogenes sau khi thấy một đứa trẻ bụm tay hứng nước uống, ông ném bỏ cái cốc vẫn dùng uống nước của ông đi – và nói rằng đứa trẻ đã dạy ông một bài học về sự thanh đạm, đơn giản.
Một điểm đáng chú ý nữa về Diogenes là sự lãnh đạm, dửng dưng với vật chất hay những tiện nghi vật chất. Điều này có phần giống Socrates, mà cũng có thể nói giống các đạo sĩ India, như Russell chỉ ra ở trên. Tuy nhiên, đối với Plato, Diogenes xem ra là một Socrates thành điên cuồng.
[6] Tên cổ của biển Đen – Black Sea.
[7] CTTG – Ibid, p. 117.
[8] Triết gia sống giống như loài chó – “cynic” có nghĩa là “canine” – do đó người Tàu dùng từ “Khuyển nho” để gọi người Cynic.
Tôi để nguyên cho dễ hiểu – “Những triết gia phái Sống giống như Chó” – hoàn toàn có nghĩa đen.
[9] Pitcher.
[10] CTTG – Ibid, p. 119.
[11] Fakir
[12] Cynical
[13] CTTG – The Hellenistic Age (Cambridge, 1923), p. 84 ff.
[14] CTTG – Ibid, p. 86
[15] Pyrrho người xứ Elis (c. 360 – 270 TCN). Chủ nghĩa Hoài nghi của ông còn được gọi là Pyrrhonism, để phân biệt với chủ nghĩa Hoài Nghi về sau này của những triết gia trong trường Academy của Plato.
[16] An intellectual dogmatism.
[17] Subjectivism
[18] Những nghi lễ tôn giáo không thuộc tôn giáo của mình.
[19] Timon (người) thành Phlius (c. 320–230 TCN) đồng thời, nhưng trẻ tuổi hơn và là học trò nổi tiếng của Pyrrho xứ Elis.
[20] CTTG – Trích dẫn bởi Bevan Edwyn, Stoics và Hoài nghi, trang 126.
[21] Pyrrhonism, như đã chú thích ở trên.
[22] Arcesilaus (316/5-241/0 TCN) là thành viên và sau đó đứng đầu trường Academy. Ông đã khởi đầu cho giai đoạn theo chủ nghĩa Hoài nghi (skeptical phase) của trường phái Plato (Academic skepticism)
[23] Carneades (Greek: Καρνεάδης) hay Karneadēs.
[24] Marcus Porcius Cato (234– 149 TCN) – hay Cato the Elder, or Cato the Censor, để phân biệt với chắt của ông, Cato the Younger. Cả hai đều là những chính khách Lamã
[25] CTTG – North’s Plutarch, Lives, Marcus Cato.
[26] CTTG – North’s Plutarch, Lives, Marcus Cato.
[27] Clitomachus (Greek: Κλειτόμαχος) cũng còn là Cleitomachus hay Kleitomachos;

[28] Aenesidemus (thế kỷ I CN) sinh quán tại Gnossus, đảo Crete, nhưng sống tại Alexandria
[29] Knossos, thành phố có Knossos Palace, cũng còn gọi là Labyrinth, trên đảo Crete , là trung tâm của văn minh Minoan. Tôn giáo Minoan chỉ thờ nữ thần, và dạng phổ thông nhất là thần Rắn.
[30] Theo như truyền khẩu, Knossos là chỗ đóng đô của vị vua huyền thoại Minos. Hoàng cung của ông cũng được nối kết với những huyền thoại về mê đồ Labyrinth, quái vật thân người đầu bò Minotaur, và hai cha con Daidalos, Icaros đã làm cánh nhân tạo để bay thoát Labyrinth.
[31] Lucian (Aovneavbs) (c. 120-180 CN), nhà thơ trào phúng Greek, sinh quán Samosata, bắc Syria.
[32] Sextus Empiricus (c. 160-210 CN) y sĩ, triết gia
[33] Tôn giáo thời về sau ở Hylạp (Later Greek Religion) (New York: E. P. Dutton, 1927)
[34] The problem of Evil