The Republic
(Πλάτων
- Πολιτεία)
Quyển 8
[543a -
569c]
Tóm tắt
Vì những người cai trị của thành phố
công chính sẽ dựa trên nhận thức tri giác sai lầm của họ trong việc lựa chọn thế
hệ tiếp theo của những người cầm quyền, với thời gian họ sẽ không tránh khỏi những
sai lầm. Chẳng bao lâu những người không đúng loại sẽ chiếm những vị trí quyền
lực. Những người này sẽ muốn thay đổi mọi sự vật việc để giới cai trị có thể có
tài sản riêng, và chú tâm vào sự giàu có, trong khi những người tốt còn lại trong
số những người cai trị sẽ muốn giữ trật tự cũ và chú tâm vào đức hạnh. Sau một
số tranh chấp giữa những phe phái này, hiến pháp kết quả sẽ là một thỏa hiệp: một
timocracy, một chế độ tôn sùng danh dự
và tinh thần thượng võ [1].
Để làm vừa lòng phe xấu, giới cai trị sẽ phân phối tất cả những đất đai và nhà ở
trong những thành phố thành sở hữu tư nhân giữa họ với nhau, và nô dịch những người
sản xuất như những nông nô. Họ sẽ tập trung tất cả năng lực của họ vào chiến
tranh và phòng vệ chống lại những người sản xuất đã bị bắt làm nô lệ. Những nhà
cai trị vẫn sẽ được tôn trọng, và tầng lớp quân phiệt cầm quyền sẽ không tham
gia vào nông nghiệp, lao động thủ công, hoặc những đầu cơ kiếm tiền khác. Họ sẽ
ăn tập thể và dành hết thời giờ vào huấn luyện thể dục và chiến tranh. Nhưng họ
sẽ sợ bổ nhiệm những người khôn ngoan như những người cầm quyền, thay vào đó, họ
chọn được cai trị bởi những người có tinh thần, nhưng đơn giản, những
người sẽ nghiêng nhiều sang chiến tranh hơn hòa bình. Mặc dù họ sẽ cũng thèm muốn
tiền bạc, nhưng yêu chuộng chiến thắng quân sự và vinh dự sẽ là ưu thế.
Bây giờ Socrates đã mô tả xong xuôi
thành phố công chính, ông quay lại công việc gián đoạn của mô tả bốn loại hiến
pháp của thành phố và con người không công chính. Ngoài chế độ quí tộc chúng ta
đã bàn luận trong sáu quyển trước, và nhà vua-triết gia là hiện thân và cai trị
thu nhỏ của chính thể này; Socrates xác định bốn cặp thành phố-con người khác:
có một chế độ tôn sùng danh dự và thượng võ, và do người thèm muốn vinh dự điều
khiển, người giống như và cai trị chính quyền loại như thế; có chế độ tập đoàn
lãnh đạo, vốn giống như và cai trị bởi người bị những thèm muốn thiết yếu của
mình điều khiển, có chế độ dân chủ, giống như và cai trị bởi người bị những thèm
muốn không thiết yếu điều khiển; và có chế độ chuyên chế độc tài, giống như và
cai trị bởi người bị những thèm muốn không chính đáng, không hợp pháp của mình điều
khiển. Mỗi một của những hiến pháp này thì tệ hại hơn mỗi một kia; trong đó một
chế độ độc tài là hình thức chính quyền tệ hại, không may nhất, và con người độc
tài là con người tệ hại nhất của con người. Thật bất hạnh, vì thành phố của
chúng ta là của con người, và tất cả mọi sự vật việc của con người đều không
tránh khỏi thoái hóa, bốn hiến pháp bất công này được trình bày không chỉ như những
có thể trong lý thuyết: nhưng chúng được trình bày như những giai đoạn thoái
hóa không thể tránh khỏi vốn thành phố công chính sẽ trải qua với thời gian.
Con người tương ứng là một người được
tinh thần cai trị. Một người như vậy, Socrates giải thích, được đào tạo theo
cách này: người này là con trai của một nhà quý tộc, người đã khuyến khích phần
lý trí của hồn người (hay tinh thần) của con trai mình. Nhưng người con trai bị
ảnh hưởng bởi một người mẹ, và những tôi tớ xấu, những người kéo người này về với
yêu thích tiền bạc. Người này kết thúc ở giữa, trở thành một người tự hào và
yêu danh dự.
Tiếp theo, timocracy sẽ thoái hóa thành oligarchy,
chế độ tập đoàn lãnh đạo [2].
Khi yêu thích tiền của và giàu có lớn dậy, hiến pháp sẽ thay đổi, như thế để sự
cai trị thì hoàn toàn dựa trên sự giàu có. Bất cứ ai có tài sản và đất đai trên
một mức nhất định nào đó sẽ được dự phần vào việc cai trị, và ai là người có ít
hơn mức này sẽ không có tiếng nói trong chính quyền. Thành phố này có năm sai lầm
theo như Socrates. Thứ nhất, nó được cai trị bởi những người là người không
thích hợp để cai trị. Thứ hai, nó không là một nhưng hai thành phố: một của những
người giàu và một của những người nghèo. Hai phe này không tạo nên một thành phố
duy nhất vì họ luôn luôn âm mưu kình chống nhau, và không có cùng những mục
đích chung. Thứ ba, thành phố này không thể đánh một trận chiến, vì để chiến đấu,
những nhà cai trị phải trang bị vũ khí cho dân chúng, nhưng họ thậm chí còn sợ
dân chúng của họ - những người ghét họ - hơn cả những người ngoài. Thứ tư, nó
không có nguyên tắc của sự chuyên môn hóa. Những nhà cai trị cũng có những nghề
kiếm tiền ở vòng ngoài. Thành phố này là thành phố đầu tiên để cho điều xấu ác
lớn nhất xảy ra: có những người sống trong thành phố nhưng không thuộc vào bất
kỳ tầng lớp nào, hoặc có bất cứ vai trò nào, những người không là người sản xuất,
hay những chiến binh, hay những nhà cai trị. Nhóm này gồm những người ăn xin và
tội phạm. Socrates gọi những người này là “những kẻ ăn không ngồi rồi” và chia
họ thành hai loại: vô hại và nguy hiểm, hoặc “châm chích”.
Con người tương ứng là một người một
kẻ kiếm tiền keo kiệt. Người này là con trai của mẫu người tương ứng trong chế
độ tôn sùng danh dự và thượng võ, và trước tiên mô phỏng người đó. Nhưng sau đó
một số rủi ro đáng hổ thẹn và bất hạnh xảy đến với cha của người này. Đứa con
trai, bị tổn thương và nghèo khổ, quay sang tham lam với việc kiếm tiền và từ từ
thu tập lại tài sản. Lý trí và tinh thần của người này trở thành nô lệ cho những
thèm khát loại ngon miệng, vât chất; vì mong muốn duy nhất của người này trở
thành mong muốn để kiếm nhiều được tiền hơn. Lý trí chỉ có thể là lý luận về việc
làm thế nào để kiếm nhiều tiền hơn, trong khi tinh thần chỉ đánh giá tài sản và
có sự làm giàu nhiều hơn là tham vọng duy nhất của nó. Người này có những
khuynh hướng ác nhưng chúng bị kềm giữ vì người này cẩn thận về tài sản của
mình, không muốn tham gia vào hoạt động sẽ đe dọa sự mất mát những gì đã cầy cục
gây dựng được từ số không.
Tiếp theo, oligarchy sẽ thoái hóa thành một democracy,
chế độ dân chủ [3].
Những thèm khát nhằm có nhiều tiền bạc hơn nữa không thỏa mãn được dẫn đến một
thực hành của cho vay tiền với lãi suất cao. Nhiều người trong thành phố bị đẩy
vào nghèo khó hoàn toàn trong khi một số ít giàu có lớn. Người nghèo khó ‘ăn
không ngồi rồi’ trong thành phố ghét những ai giàu có và mưu tính cách mạng. Những
người giàu, đến phiên mình, giả vờ không biết đến đám đông bất mãn. Cuối cùng,
những kẻ ăn không ngồi rồi kích động, giới nghèo nổi dậy, giết một số người
giàu, và trục xuất phần còn lại. Họ thiết lập một hiến pháp mới, trong đó tất cả
mọi người còn lại có một phần chia ngang nhau trong việc cai trị thành phố. Họ
phân phát những chức vị quyền lực rất nhiều phần dựa trên rút thăm, không chú ý
gì đến ai là người phù hợp nhất cho vai trò nào. Trong thành phố này, chỉ đạo
ưu tiên là sự tự do. Mọi người đều có tự do nói những gì họ thích và sắp xếp đời
sống của họ như ý họ vừa lòng. Tất cả hoàn toàn là được phép. Chúng ta, do đó,
tìm thấy sự đa dạng lớn nhất của những đặc điểm nhân cách trong thành phố này.
Những gì chúng ta không tìm thấy là bất kỳ trật tự hoặc hài hòa nào. Không ai
giữ những vai trò thích hợp với mình.
Để mô tả con người tương ứng,
Socrates phải giải thích sự khác biệt giữa những mong muốn thiết yếu và không thiết
yếu. Những mong muốn thiết yếu là những gì chúng ta không thể huấn luyện chính
mình để vượt qua, những cái vốn chỉ định những nhu cầu thực sự của con người (thí
dụ như mong muốn có đủ phương tiện sinh sống để tồn tại). Những mong muốn không
cần thiết là những gì chúng ta có thể huấn luyện chính chúng ta để vượt qua (thí
dụ, mong muốn cho những gì xa hoa và lối sống trụy lạc). Con người của chế độ tập
đoàn lãnh đạo được cai trị bởi những ham muốn thiết yếu của mình, nhưng con
trai ông, con người dân chủ, sớm bị những ham muốn không thiết yếu khắc phục.
Trong khi người cha là một kẻ hà tiện, những người chỉ muốn tích trữ tiền của, người
con đi đến biết thưởng thức tất cả những thú vui xa hoa vốn đồng tiền có thể
mua được. Bị giật dây bởi những liên kết xấu, người này từ bỏ sự sùng kính và ôn
hòa, điều độ, và bắt đầu coi tình trạng hỗn loạn không chính phủ [4]
như tự do, xa hoa quá độ như nguy nga tráng lệ, và không biết hổ thẹn như can đảm.
Dù vậy, khi người này trở nên lớn tuổi hơn, một số phẩm hạnh của người này trở
lại và đôi khi kéo người này về phía ôn hòa, điều độ. Tuy nhiên, người này nghĩ
rằng tất cả những lạc thú (những điều độ và quá độ) đều ngang bằng giống nhau,
và người này chịu thua cám dỗ của bất cứ lạc thú nào đánh vào ưa thích tại một
thời điểm nào đó. Không có trật tự hoặc thiết yếu với đời sống của người này.
Trong giai đoạn thoái hóa cuối cùng,
democracy, thành phố tự do nhất, xuống
dốc thành tyrany, chế độ chuyên chế độc
tài, thành phố nô lệ nhất. Khao khát vô độ với tự do gây cho thành phố sao
nhãnh những đòi hỏi thiết yếu của việc cai trị thích đáng. Những kẻ ăn không ngồi
rồi lại khuấy động. Trong chế độ dân chủ, tầng lớp này thậm chí còn khốc liệt
hơn trong chế độ tập đoàn lãnh đạo vì họ cuối cùng thường trở thành những khuôn
mặt chính trị chủ động. Ngoài tầng lớp ăn không ngồi rồi, còn có hai tầng lớp
khác trong chế độ dân chủ: có những người có bản chất tự nhiên có tổ chức nhất
và do đó trở thành giàu có, và sau đó có những người làm việc tay chân và dự phần
rất ít vào chính trị. Những người trong tầng lớp ăn không ngồi rồi đánh lừa cả
hai tầng lớp này, kích động họ chống lẫn nhau. Họ cố gắng thuyết phục giới
nghèo là giới giàu có là những người theo chế độ tập đoàn lãnh đạo, và họ cố gắng
thuyết phục giới giàu là giới nghèo sẽ nổi dậy. Trong sợ hãi của họ, những người
giàu có cố gắng hạn chế những quyền tự do của người nghèo và khi làm vậy họ trở
thành giống như những người theo chế độ tập đoàn lãnh đạo. Đáp lại, người nghèo
nổi loạn. Người lãnh đạo của nổi loạn này – người ăn không ngồi rồi đã khấy động
dân chúng – trở thành kẻ độc tài khi giới nghèo chiến thắng. Người này giết chết
tất cả những người tốt vì sợ rằng họ sẽ hất cẳng mình, sau đó nô lệ tất cả mọi
người khác để người này có thể lấy cắp của họ, để trợ giúp lối sống xa hoa
phung phí của người này. Người này cũng cần phải liên tục gây chiến tranh, để
đánh lạc hướng mọi người với những gì ông đang làm. Người này phải chiều lòng tầng
lớp tồi tệ nhất của xã hội - lớp ăn không ngồi rồi – dùng họ là những kẻ bảo vệ
mình.
Socrates kết thúc quyển 8 mà không
cho chúng ta chân dung của con người tương ứng với chế độ độc tài. Chân dung
tâm lý dài này được dành cho quyển 9 tiếp theo.
Phân
tích
Phê phán của Plato về chế độ dân chủ
thì sâu sắc và kích động suy tưởng. Mô tả của ông về sự theo đuổi tự do như mục
đích duy nhất của chế độ dân chủ với thiệt hại của những tốt đẹp khác, và loại
của con người có khuynh hướng đạt được quyền lực trong một hệ thống như vậy,
nên khiến chúng ta dừng lại để suy nghĩ.
Chúng ta phải nghiêm trọng tiếp nhận
những phê bình này khi xem xét chúng ta muốn đánh giá hệ thống chính thể của
riêng Plato như thế nào cho đúng. Có phải sự mất mát tự do cá nhân thực sự vượt
quá sự hy sinh không? Hay có phải chúng ta thực sự có thể tốt hơn nên bỏ tự do
để đạt được trật tự và hòa hợp như kết quả của sự đánh đổi? Trong cả hai trường
hợp, bây giờ chúng ta biết những gì Plato muốn nói với chúng ta khi ông nhìn thấy
chúng ta khiếp hãi không muốn buông bỏ những quyền tự do thiêng liêng của chúng
ta: ông sẽ bảo chúng ta rằng chúng ta chỉ bám víu tuyệt vọng với tự do cá nhân
của chúng ta vì hồn người của chúng ta thì mất trật tự và không lành mạnh, những
ưu tiên của chúng ta bị lệch lạc. Chúng ta co rúm lại trước ý tưởng sống trong Republic của Plato vì chúng ta bị thúc đẩy
bởi những mong muốn sai lầm - mong muốn tiền bạc, lạc thú thân xác, và vinh dự
cá nhân. Ông sẽ muốn nói thêm rằng nếu như chúng ta được thúc đẩy bởi những
mong muốn chân chính, mong muốn sự thật, trật tự, hài hòa, và lợi ích của xã hội
chúng ta như một toàn thể, chúng ta sẽ cởi mở để chấp nhận hệ thống chính quyền
của Plato.
Giải thích lý do tại sao thành phố
chắc chắn phải bị thoái hóa theo thời gian, Plato gọi đến một huyền thoại. Ông
tính toán một con số mà ông gọi là “con số nhân loại” và giải thích rằng con số
này kiểm soát sự sinh sản tốt hơn và tệ hơn. Vì những nhà lãnh đạo sẽ không
hoàn toàn nhận thức được toán học liên quan đến việc tính toán con số này, họ
chắc chắn sẽ làm không tránh khỏi phạm những sai lầm và ăn nằm với nhau vào thời
điểm sai lầm. Thế hệ tiếp theo sẽ kém
hơn so với trước đó, và sẽ thiếu những người cai trị.
Con số nhân loại có lẽ là để đại diện
con người tốt lành, Thế dạng của cái Tốt như áp dụng vào những con người. Những
thể dạng và những luật của vũ trụ là toán học. Cũng như có những công thức toán
học mô tả sự chuyển động của những hành tinh và những vì sao, cũng có công thức
toán học để mô tả tất cả những phương diện của con người. Plato nhìn nhận rằng
có không có một số thực sự trong trường hợp của con người hoặc của vũ trụ hoàn
mà toàn tóm thu tất cả những công thức này. Ông tin rằng tất cả những phương diện
của thực tại có thể được diễn tả bằng toán học, và rằng diễn tả toán học này về
con người, không gian, và thời gian thì ít nhất là một phần của thực tại siêu
việt tuyệt đối, của Thể dạng của cái Tốt.
Quyển
8
(543a-569c)
SOCRATES kể tiếp tục:
(Những
hiến pháp và nhân cách tương ứng)
[543a]
SOCRATES:
Không sao, Glaucon, sau đó chúng ta đã đồng ý, rằng nếu một thành phố sẽ đi đến
được cai quản khéo léo, nổi tiếng lừng lẫy, những phụ nữ phải cùng chia sẻ
chung, trẻ em và toàn bộ giáo dục của chúng phải cùng chia sẻ chung; những theo
đuổi phải cùng chia sẻ chung, trong hòa bình lẫn chiến tranh, và những vị vua của
họ phải là những người trong số những ai đã chứng minh giỏi nhất về cả triết học
và về cả những chỗ nào có liên hệ đến chiến tranh.
GLAUCON: Chúng ta đã đồng ý.
SOCRATES: Hơn nữa, chúng ta cũng chấp
nhận thế này: một khi những nhà lãnh đạo được thiết lập, họ sẽ dẫn đầu những
người lính và định cư họ trong loại nhà ở - mà chúng ta đã mô tả trước đó - vốn
chúng không có cách nào là riêng tư cá nhân nữa, nhưng hoàn toàn cùng
chia sẻ chung. Và chắc chắn chúng ta cũng đi đến một thỏa thuận, nếu bạn nhớ, về những
gì là loại những sở hữu mà họ cần phải có.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)
[1]
Timocracy: chế
độ tôn sùng danh dự và thượng võ (τιμή
timē, ‘giá/đáng giá’ + -κρατία
-kratia, ‘cai trị’)
(a) – theo Plato, trong đó một quốc gia được
cai trị với những nguyên tắc của danh dự và theo đuổi những vinh quang quân sự
(nghĩa là đề cao sức manh vật chất, thượng võ, chứ không phải lý trí, tinh thần
– điển hình là Sparta) (b) – Nhưng sau đó, Aristotle định nghĩa là một hình thức
chính quyền trong đó sở hữu đất đai là tiêu chuẩn để được tham dự chính quyền
[2]
oligarchy: chế
độ chính trị tập đoàn lãnh đạo: (ὀλιγαρχία (oligarkhía) = ὀλίγος (olígos), ít,
+ ἄρχω (arkho), cai trị/nắm quyền hay lãnh đạo)
[3]
Democracy (δημοκρατία dēmokratía = ‘cai
trị bởi người dân thường’)
[4] anarchy