Saturday, June 17, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (18)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari








10
Biển Mênh mông của Ý thức


Có nhiều xác xuất rằng những tôn giáo mới sẽ không thoát ra từ những hang động của Afghanistan, hoặc từ những madrasas [1] của Trung Đông. Thay vào đó, chúng sẽ nổi lên từ những phòng thí nghiệm khảo cứu. Cũng giống đúng như chủ nghĩa xã hội đã chiếm toàn thế giới bằng hứa hẹn ‘cứu rỗi’ qua sức mạnh của hơi nước và điện khí, do đó trong những chục năm sắp tới, những tôn giáo-kỹ thuật mới có thể chinh phục thế giới bằng sự hứa hẹn cứu rỗi thông qua những algorithm và những gene.

Mặc dù tất cả luận bàn về Islam cực đoan và Kitô giáo điều thủ cựu [2], nơi gây thích thú chú ý nhất trên thế giới, nhìn từ góc độ tôn giáo, không phải là Nhà nước Islam [3] hoặc vùng Vòng đai Sách Thánh Kitô [4], nhưng Thung lũng Silicon. Đó là nơi những guru trong công nghệ cao cấp đang ‘chưng cất’ cho chúng ta những tôn giáo dũng cảm mới, vốn có dính dáng rất ít với Gót, nhưng có tất cả mọi sự vật việc liên quan nhiều với kỹ thuật. Họ hứa hẹn tất cả những phần thưởng cũ – hạnh phúc, hòa bình, thịnh vượng và thậm chí cả sự sống đời đời – nhưng ngay ở đây, trên trái đất với sự giúp đỡ của công nghệ, chứ không phải sau cái chết với sự trợ giúp của những thần linh trên trời cao.

Những tôn giáo-kỹ thuật [5] mới có thể được chia thành hai loại chính: tôn giáo nhân bản-kỹ thuật và tôn giáo dữ liệu. Tôn giáo dữ liệu lập luận rằng con người đã hoàn thành nhiệm vụ vũ trụ của họ, và bây giờ họ nên chuyển ngọn đuốc dẫn đường sang cho những loại thực thể hoàn toàn mới. Chúng ta sẽ thảo luận về những giấc mơ và những ác mộng của tôn giáo dữ liệu trong những chương tiếp theo. Chương này thì dành riêng cho tín ngưỡng bảo thủ hơn của tôn giáo nhân bản-kỹ thuật, vốn nó vẫn nhìn con người như đỉnh cao của sáng tạo và khắng khít với nhiều những giá trị nhân bản truyền thống. Tôn giáo nhân bản-kỹ thuật đồng ý rằng Homo sapiens như chúng ta biết, nó đã chạy hết con đường lịch sử của nó, và sẽ không còn liên quan gì nữa trong tương lai, nhưng kết luận rằng do đó chúng ta nên dùng kỹ thuật công nghệ để tạo ra Homo deusNgười-gót, một mô hình người vượt trội con người hơn nhiều. Người-gót sẽ giữ lại một số những yếu tính đặc trưng con người, nhưng cũng sẽ vui hưởng những khả năng thể chất và tinh thần được nâng cấp khiến sẽ cho phép nó giữ vững vị thế của nó, dẫu khó khăn, ngay cả khi phải chống lại với những algorithm không-ý thức nhưng tinh vi nhất. Vì sự thông minh được tách khỏi hữu thức, và vì sự thông minh không-ý thức đang phát triển với tốc độ chóng mặt, con người phải tích cực nâng cấp não thức của họ nếu họ muốn ở lại trong cuộc chơi.

Bảy mươi ngàn năm trước, cuộc Cách mạng Nhận thức đã biến đổi não thức Sapiens, do đó đã chuyển một loài ape không đáng kể ở Africa vào thành loài cai trị của thế giới. Những não thức thăng tiến Sapiens đã đột nhiên lui tới được những lĩnh vực liên-chủ thể rộng lớn, trong đó đã cho chúng ta khả năng để tạo ra những gót và những tập đoàn, để xây dựng thành phố và những đế quốc, để phát minh ra chữ viết và tiền, và cuối cùng để phá vỡ những atom và lên đến được mặt trăng. Theo như chúng ta biết, cuộc cách mạng rung chuyển trái đất này đã là kết quả của một vài thay đổi nhỏ trong DNA Sapiens và đã lắp ráp lại một chút hệ thống dây nối trong não Sapiens. Nếu vậy, những tôn giáo nhân bản-kỹ thuật nói, có lẽ một vài thay đổi thêm vào hệ gene của chúng ta và lắp ráp lại một chút hệ thống dây nối trong bộ óc của chúng ta sẽ đủ để tung ra một cuộc cách mạng thứ hai về nhận thức. Những đổi mới não thức của cuộc cách mạng nhận thức đầu tiên đã cho Homo sapiens lui tới được những lĩnh vực liên-chủ quan, và đã xoay chúng ta sang thành những cai trị của trái đất; một cuộc cách mạng nhận thức thứ hai có thể cho Homo-deus vào đến được những lĩnh vực mới không thể tưởng tượng nổi, và biến chúng ta thành những lãnh chúa của những thiên hà.

Ý tưởng này là một biến thể làm mới lại về những giấc mơ cũ của chủ nghĩa nhân bản tiến hóa, vốn một trăm năm trước đây đã kêu gọi cho sự sáng tạo của những siêu nhân. Tuy nhiên, trong khi Hitler và những người giống như ông đã có kế hoạch để tạo ra những siêu nhân bằng phương tiện của lai giống chọn lọc [6] và làm sạch chủng tộc [7], chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật hy vọng sẽ đạt được mục tiêu yên bình hơn rất nhiều, với sự giúp đỡ của kỹ thuật di truyền, công nghệ nano và giao diện não-computer.

Khoảng Trống Não thức

Chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật tìm cách nâng cấp não thức con người và cho chúng ta đi vào những kinh nghiệm chưa biết và những trạng thái xa lạ của ý thức. Tuy nhiên, đổi mới và làm cho tốt hơn não thức con người là một thực hiện hết sức phức tạp và nguy hiểm. Như chúng ta đã thấy ở chương 3, chúng ta không thực sự hiểu được não thức. Chúng ta không biết những não thức đã nổi lên như thế nào, hoặc những chức năng của chúng là gì. Qua những ‘làm thử và làm sai’ chúng ta học cách để xây dựng những trạng thái tinh thần, nhưng chúng ta ít khi hiểu được trọn vẹn những ý nghĩa ám chỉ đầy đủ của những thao túng như vậy. Tệ hơn nữa, vì chúng ta không quen thuộc với spectrum đầy đủ của những trạng thái tinh thần, chúng ta không biết để đặt chính chúng ta nhắm tới trạng thái tinh thần nào.

Chúng ta hơi giống những cư dân của một hòn đảo biệt lập nhỏ, những người đã vừa mới phát minh ra chiếc thuyền đầu tiên, và sắp phải ra khơi nhưng không có một bản đồ hoặc ngay cả một điểm đến. Thật vậy, chúng ta phần nào đang ở trong một tình trạng còn tồi tệ hơn. Những cư dân của hòn đảo tưởng tượng của chúng ta ít nhất còn biết rằng họ chiếm chỉ một không gian nhỏ trong một biển lớn và bí ẩn. Chúng ta thất bại, không thấu hiểu được rằng chúng ta đang sống trên một hòn đảo nhỏ tí hon của ý thức trong một biển mênh mông không biết đâu là bến bờ của những trạng thái tinh thần xa lạ.

Đúng như spectrum của ánh sáng và âm thanh [8] thì lớn hơn rất nhiều so với những gì con người chúng ta có thể thấy và nghe, cũng thế nên spectrum của những trạng thái tinh thần thì lớn hơn rất nhiều so với những gì con người trung bình có thể có ý thức về chúng. Chúng ta chỉ có thể thấy ánh sáng trong những bước sóng khoàng giữa 400 và 700 nanometre. Ở bên trên khoảng đất nhỏ này của thị lực con người, kéo rộng những lãnh địa bao la nhưng mắt thường nhìn không thấy, gồm những infrared, những microwave [9] và những sóng radio, và bên dưới nó là những vương thổ tối đen của những tia cực tím, tia X và tia gamma. Tương tự như vậy, spectrum của những trạng thái tinh thần có thể có thì có lẽ là vô hạn, nhưng khoa học đã nghiên cứu chỉ có hai phần nhỏ của nó: tầng bên-dưới-tiêu chuẩn [10] và WEIRD. [11]

Trong hơn một thế kỷ, những nhà tâm lý và những nhà sinh học đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về những người bị những chứng khác biệt về rối loạn tâm lý và những bệnh tâm thần. Do đó, ngày nay chúng ta có một bản đồ rất chi tiết (mặc dù chưa hoàn hảo) của tầng bên-dưới-tiêu chuẩn spectrum . Đồng thời, những nhà khoa học đã nghiên cứu những trạng thái tinh thần của những người được coi là lành mạnh và tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu khoa học về não thức con người và kinh nghiệm của con người đã được tiến hành trong số những người phương Tây, có giáo dục, sống trong xã hội công nghệ, giàu có và dân chủ, những người không tạo thành một mẫu đại diện của cả loài người. Nghiên cứu của não thức con người cho đến nay đã giả định rằng Homo sapiens thì giống Homer Simpson, một nhân vật (trong một chương trình) hoạt hoạ tivi US nổi tiếng.

Trong một nghiên cứu mở đường năm 2010, Joseph Henrich, Steven J. Heine và Ara Norenzayan đã khảo sát hệ thống tất cả những bài viết khảo cứu được công bố giữa những năm 2003 và 2007, trên những tạp chí khoa học hàng đầu thuộc sáu lĩnh vực khác nhau, nhỏ và chuyên hơn của tâm lý học. Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù những bài viết khảo cứu thường làm những tuyên bố rộng rãi về não thức con người, chúng hầu hết đã dựa những tìm được của chúng trên những mẫu hoàn toàn WEIRD. Lấy thí dụ, trong bài báo đăng trên tạp chí Journal of Personality và Social Psychology – có lẽ được cho là tạp chí quan trọng nhất trong lĩnh vực chuyên và nhỏ của tâm lý học xã hội – 96 phần trăm của những cá nhân được lấy mẫu là WEIRD, và 68 phần trăm là người USA. Hơn nữa, 67 phần trăm của những đối tượng người USA và 80 phần trăm của những đối tượng không phải người USA đều là những sinh viên tâm lý học! Nói cách khác, hơn hai phần ba trong số những cá nhân được lấy mẫu cho bài báo đăng trên tạp chí uy tín này là những sinh viên tâm lý học ở những trường đại học phương Tây. Henrich, Heine và Norenzayan nửa đùa nửa thật cho rằng tạp chí nên đổi tên của nó là Journal of Personality và Social Psychology of American Psychology Students. [12]

Con người có thể nhìn thấy chỉ một phần rất nhỏ của spectrum điện từ. Spectrum trong toàn thể của nó thì khoảng 10 trillion lần lớn hơn so với của những gì thuộc ánh sáng nhìn thấy được. Phải chăng spectrum của não thức có thể cũng rộng lớn như thế ?

‘EM spectrum’.

Những sinh viên tâm lý đóng vai chính trong nhiều những nghiên cứu vì những giáo sư của họ buộc họ phải tham dự vào những thí nghiệm. Nếu tôi là một giáo sư tâm lý học tại đại học Harvard, điều là dễ dàng hơn nhiều cho tôi để tiến hành những thí nghiệm dựa trên những sinh viên của tôi, hơn là trên những người đang sống trong những khu ổ chuột, đầy tội phạm của New York– nói chi đến đi việc đi đến tận Namibia và tiến hành những thí nghiệm về những tộc người vẫn sống đời săn bắn hái lượm trong sa mạc Kalahari. Tuy nhiên, cũng rất có thể rằng những dân khu ổ chuột New York và săn bắn hái lượm Kalahari có những kinh nghiệm sống thực về những trạng thái tinh thần mà chúng ta sẽ không bao giờ khám phá được, nếu chỉ bằng vào những sinh viên tâm lý học Harvard để trả lời những bảng câu hỏi dài đầy chi tiết, hoặc đẩy đầu họ vào những máy scan fMRI.

Ngay cả nếu chúng ta đi đến khắp những nơi trên thế giới và nghiên cứu mọi và mỗi cộng đồng, chúng ta sẽ bao gồm vẫn chỉ một phần giới hạn của spectrum não thức của Sapiens. Ngày nay, tất cả loài người đều đã bị tính thời-nay với tay đến, và chúng ta đều là những thành viên của một ngôi làng thế giới duy nhất. Mặc dù những người săn bắn hái lượm Kalahari có phần nào kém ‘hiện đại’ hơn những sinh viên học khoa tâm lý ở Harvard, nhưng họ không phải đã được nhốt trong một buồng ngăn cách với thời gian, hoàn toàn đến từ quá khứ xa xôi của chúng ta. Họ cũng đã bị ảnh hưởng bởi những đoàn truyền đạo Kitô, những thương nhân Europe, những người đi theo những đoàn du lịch sinh thái giàu có, và những nhà nhân chủng học tò mò (câu chuyện nói đùa là trong sa mạc Kalahari, một bầy đàn săn bắn hái lượm điển hình gồm hai mươi người đi săn, hai mươi người hái lượm và năm mươi nhà nhân chủng học).

Trước khi có sự xuất hiện của ngôi làng thế giới, trái đất là một galaxy của những nền văn hóa cô lập của con người, vốn có thể đã thúc đẩy thành hình những trạng thái tinh thần mà ngày nay đã tuyệt tích. Những thực tại kinh tế-xã hội khác biệt và thói quen hàng ngày đã nuôi dưỡng những trạng thái khác biệt của ý thức. Ai có thể ước định, đo lường hay hiểu được não thức của những người thời còn đi săn loài voi mammoth khổng lồ, những nông dân thòi đồ đá mới hay của những samurai ở cổ thành Kamakura? Hơn nữa, nhiều nền văn hóa thời trước-ngày nay tin vào sự tồn tại của những trạng thái cao của ý thức, mà mọi người có thể vào đến được bằng thiền định, thuốc ma túy, hoặc những nghi lễ. Những thày pháp, thày tu và những người luyện khổ hạnh đã khám phá một cách hệ thống những vùng đất bí ẩn của não thức, và đã trở về với đầy với những truyện kể ngoạn mục. Họ đã kể những trạng thái xa lạ của sự yên tĩnh tối cao, minh mẫn cực kỳ và nhạy cảm vô song. Họ đã nói đến não thức mở rộng tới vô cùng, hay ‘tâm thức’ tan lẫn vào hư không.

Cuộc cách mạng nhân bản đã khiến văn hóa phương Tây ngày nay đánh mất sự tin tưởng và quan tâm đến trạng thái tinh thần tối cao, và để thánh hóa những kinh nghiệm trần tục của một Joe nào đó trung bình. Văn hóa phương Tây ngày nay thì do đó là duy nhất trong sự thiếu vắng một lớp những người đặc biệt, họ tìm kiếm để có kinh nghiệm về những trạng thái tinh thần khác thường. Văn hóa này tin rằng bất cứ ai cố gắng để làm như vậy là một người hoặc nghiện ma túy, hoặc người bệnh tâm thần hay một thứ ‘lang băm’. Hệ quả là, mặc dù chúng ta có một bản đồ chi tiết về cảnh quan tinh thần của những sinh viên tâm lý học Harvard, chúng ta biết rất ít về những cảnh quan tinh thần của những thày pháp người bản xứ châu America, những nhà sư đạo Phật, hay những nhà tu Islam phái huyền bí Sufi.[13]

Và đó chỉ là não thức Sapiens. Năm mươi ngàn năm trước, chúng ta cùng chung trái đất này với những người anh em họ Neanderthal của chúng ta. Họ đã không phóng những phi thuyền không gian, xây những pyramid, hoặc thiết lập những đế quốc. Họ rõ ràng là có những khả năng tinh thần rất khác biệt, và thiếu nhiều những tài năng của chúng ta. Tuy nhiên, họ đã có bộ óc lớn hơn Sapiens chúng ta. Chính xác là họ họ đã làm những gì với tất cả những nơrôn đó? Chúng ta hoàn toàn không biết một tí gì về việc đó. Nhưng họ có thể cũng đã có nhiều những trạng thái tinh thần mà không một Sapiens nào đã từng có được kinh nghiệm.

Thế nhưng, ngay cả khi chúng ta nhớ đến và cân nhắc tất cả những giống người vốn đã từng có mặt trên trái đất, điều đó sẽ vẫn không bàn được cho đến cùng mọi mặt của spectrum tâm thần. Những động vật khác cũng có thể có những kinh nghiệm mà con người chúng ta chỉ có thể tưởng tượng được may ra đôi chút. Loài dơi, lấy thí dụ, kinh nghiệm thế giới qua sự định vị trí bằng tiếng vang [14]. Chúng phát ra một chuỗi rất nhanh của những tiếng kêu có tần số cao, vượt ngoài phạm vi tai nghe con người. Sau đó, chúng nhận ra và diễn giải vang những tiếng vọng lại, để dựng một hình ảnh về thế giới. Bức tranh đó rất chi tiết và chính xác khiến những con dơi có thể bay rất nhanh giữa cây cối và nhà cửa, đuổi theo và bắt được từ những con bướm đêm đến những con muỗi, và cũng đồng thời vẫn thường luôn luôn tránh thoát được những con cú và những động vật ăn thịt khác.

Những con dơi sống trong một thế giới của những tiếng vang. Cũng như trong thế giới con người, mọi đối tượng đều có hình dạng và màu sắc đặc trưng, vì vậy trong thế giới của loài dơi, mọi đối tượng có mô thức-tiếng vang của nó. Một con dơi có thể biết sự khác biệt giữa một loài bướm đêm ăn ngon miệng và một loài bướm đêm ăn bị độc, chỉ bởi những tiếng vang khác biệt vọng lại từ những cánh đập mảnh mai của chúng. Một số loài bướm đêm dơi ăn được đã cố gắng bảo vệ chúng bằng cách tiến hóa một mô thức-tiếng vang tương tự như của loài bướm đêm ăn độc. Những loài bướm đêm khác đã tiến hóa một khả năng đáng chú ý hơn để làm chệch hướng những tần số sóng của ‘radar’ của dơi, do đó giống như máy bay ném bom ‘tàng hình’ chúng bay quanh những con dơi nhưng những con dơi này không biết đang có chúng. Thế giới của định vị bằng tiếng vang thì cũng rất phức tạp và đầy giông bão như thế giới quen thuộc của chúng ta về âm thanh và thị giác, nhưng chúng ta hoàn toàn không biết gì về nó.

Một trong những bài khảo cứu quan trọng nhất về triết học về não thức, có tựa đề ‘Là một con Dơi thì tựa như thế nào?’ [15] Trong bài viết năm 1974 này, triết gia Thomas Nagel chỉ ra rằng một não thức của Sapiens không thể hiểu thấu được thế giới chủ quan của một con dơi. Chúng ta có thể viết tất cả những algorithm chúng ta muốn về cơ thể con dơi, về hệ thống định vị không gian của dơi, và về những nơrôn của dơi, nhưng việc đó sẽ không cho chúng ta biết được cảm nhận như thế nào nếu là một con dơi. Nó cảm nhận thế nào khi dựa trên âm vang để biết chỗ nào có một con bướm đêm vừa đập cánh? Tương tự như nó nhìn thấy con bướm đó, hay đó là một gì đó hoàn toàn khác biệt?

Cố gắng để giải thích cho một Sapiens con dơi cảm thấy thế nào khi dùng âm vang định vị trí một con bướm có lẽ là vô nghĩa cũng như giải thích cho một ruồi mole (không có mắt) mù cảm thấy thế nào khi nhìn vào một bức tranh của Caravaggio. Điều rất có thể xảy ra là những cảm xúc của con dơi cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sự tập trung của cảm giác bằng tiếng vang của chúng. Đối với những Sapiens, tình yêu thì màu đỏ, ghen tị thì màu xanh lá cây, và trầm cảm thì màu xanh nước biển. Ai có thể biết được trong những định vị bằng tiếng vang, màu tình yêu của một con dơi cái cho con dơi đực của nó là gì, hoặc những xúc cảm của một con dơi đực với tình địch của nó?

Loài dơi thì không phải là đặc biệt, dĩ nhiên. Nhưng chúng là một trong số vô số những thí dụ. Cũng như Sapiens không thể hiểu được nếu là một con dơi thì sẽ giống như những gì, chúng ta có những khó khăn tương tự như không thể biết được được một con cá voi, một con hổ hay một con bồ nông có thể tự cảm thấy như thế nào. Chúng chắc chắn cảm thấy tựa một gì đó; nhưng chúng ta hoàn toàn không biết tựa như gì. Cả hai, cá voi và người đều diễn tiến những xúc động trong phần của não gọi là hệ thống limbic, nhưng hệ thống limbic cá voi có chứa thêm một phần hoàn toàn không có trong cấu trúc não con người. Có lẽ một phần đó đem cho cá voi khả năng để kinh nghiệm những xúc động vô cùng sâu xa và phức tạp vốn hoàn toàn xa lạ với chúng ta? Cá voi cũng có thể có những kinh nghiệm âm nhạc đáng kinh ngạc mà ngay cả Bach và Mozart cũng không thể nắm bắt. Những con cá voi có thể nghe được một con khác từ xa hàng trăm cây số, và mỗi con cá voi có một kho những bài ca ‘đặc trưng’ có thể kéo dài trong nhiều giờ và theo những mô thức rất phức tạp. Thỉnh thoảng, có một con cá voi ‘soạn’ một bài ca mới, trở nên thịnh hành, khiến những con cá voi khác ở khắp đại dương đều bắt chước theo. Những nhà khoa học thường xuyên ghi lại những bài ca mới thịnh hành này, và phân tích chúng với trợ giúp của những computer, nhưng không biết có bất kỳ một người nào có thể thấu hiểu được những kinh nghiệm âm nhạc này, và biết được sự khác biệt giữa một con cá voi (kiểu như) Beethoven và một con cá voi (kiểu như) Justin Bieber? [16]



Một spectrogram của một bài ca của con cá voi đầu cong. Một con cá voi trải nghiệm bài hát này như thé nào? Đĩa hát trên phi thuyền Voyager, đã bay vào không gian, gồm một bài ca của cá voi, ngoài những bài nhạc của Beethoven, Bach và Chuck Berry. Chúng ta chỉ có thể hy vọng đó là một bài ca hay! .

Không điều nào trong số này khiến chúng ta ngạc nhiên. Sapiens không cai trị thế giới vì họ có những xúc động sâu xa hơn hoặc những kinh nghiệm âm nhạc phức tạp hơn so với loài khác. Vì vậy, chúng ta có thể kém hơn những con cá voi, dơi, hổ và bồ nông, ít nhất là trong một số những lĩnh vực tình cảm và kinh nghiệm.

Vượt quá khỏi những spectrum tinh thần của con người, dơi, cá voi và những loài động vật khác, vẫn còn những ‘đại lục’, ngay cả còn mênh mông hơn và xa lạ hơn có thể vẫn nằm đợi. Trong tất cả những xác xuất có thể xảy ra, có vô vàn những trạng thái tinh thần mà không có Sapiens, loài dơi hoặc loài dinosaur [17] nào từng trải nghiệm, trong 4 tỉ năm tiến hóa trên mặt đất, vì chúng đã không có những khả năng cần thiết. Tuy nhiên trong tương lai, những loại thuốc mạnh, công nghệ di truyền, những mũ điện tử, và những giao diện não-computer trực tiếp có thể mở những lối đi đến những chốn này. Cũng như Columbus và Magellan đã đi thuyền vượt qua đường chân trời trước mắt, để khám phá những hòn đảo mới và những đại lục chưa biết, cũng thế, một ngày nào đó chúng ta có thể giong buồm đi tới những đối cực của não thức.

 

Spectrum của Hữu thức.









Tôi ngửi được mùi của Sợ hãi

Cho đến chừng nào những y sĩ, kỹ sư và khách hàng tập trung vào việc chữa trị những bệnh tâm thần và vui hưởng đời sống trong những xã hội WEIRD, nghiên cứu về trạng thái tinh thần và não thức bên-dưới-tiêu chuẩn WEIRD có lẽ là đủ cho nhu cầu của chúng ta. Mặc dù tâm lý học quy phạm [18] thường bị lên án là ngược đãi bất kỳ sai lệch nào ngoài khuôn mẫu, trong thế kỷ qua nó đã làm giảm gánh nặng cho vô số người, giải cứu nhiều cuộc đời, và giữ cho đầu óc hàng triệu người được lành mạnh sáng suốt.

Tuy nhiên, vào lúc bắt đầu của nghìn năm thứ ba, chúng ta phải chạm mặt với một loại thách thức hoàn toàn khác biệt, khi tư tưởng nhân bản tự do mở đường cho kỹ thuật nhân bản, và y học ngày càng tập trung vào việc nâng cấp người khỏe mạnh hơn là chữa trị người bệnh tật. Những y sĩ, kỹ sư và khách hàng thôi không còn muốn chỉ đơn thuần là để chữa chạy những bệnh tâm thần – họ tìm cách nâng não thức lên những bậc cao hơn. Chúng ta đang có được những khả năng kỹ thuật để bắt đầu sản xuất những trạng thái mới của ý thức, nhưng chúng ta thiếu một bản đồ những vùng lãnh thổ có tiềm năng mới. Vì chúng ta đã quen thuộc chủ yếu với spectrum tinh thần tiểu chuẩn và bên-dưới-tiêu chuẩn của WEIRD, chúng ta thậm chí không biết nơi đến có những địa chỉ nào để nhằm hướng đi tới.

Không ngạc nhiên, sau đó, Tâm lý học Tích cực [19] đã là ngành nhỏ và chuyên tạo cao trào của môn học. Trong những năm 1990, những nhà chuyên môn hàng đầu như Martin Seligman, Ed Dinner và Mihaly Csikszentmihalyi đã biện luận rằng tâm lý học không nghiên cứu chỉ những bệnh tâm thần, nhưng cũng cả những tâm lý lành mạnh. Tại sao chúng ta có một tập bản đồ khá chi tiết của những bệnh tâm thần, nhưng không có bản đồ khoa học của não thức phát triển thịnh vượng? Trong hai chục năm qua, tâm lý tích cực đã làm được những bước đầu tiên quan trọng trong việc nghiên cứu những trạng thái tinh thần vượt qua- tiêu chuẩn, nhưng đến năm 2016, những vùng vượt qua- tiêu chuẩn thì phầm lớn là phần đất còn chưa biết của khoa học.

Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có thể gấp rút lao về phía trước dù không có bất kỳ bản đồ nào, và tập trung vào việc nâng cấp những khả năng tinh thần vốn những hệ thống kinh tế và chính trị hiện nay đòi hỏi, trong khi bỏ qua và thậm chí hạ thấp những khả năng khác. Dĩ nhiên, đây không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới. Hàng nghìn năm qua, hệ thống đã định dạng và định hình lại não thức của chúng ta theo nhu cầu của nó. Sapiens ban đầu đã tiến hóa như những thành viên của những cộng đồng thân mật nhỏ, và những khả năng tinh thần của họ đã không để thích nghi để sống như những bánh răng cưa trong một guồng máy khổng lồ. Tuy nhiên, với sự gia tăng của những thành phố, những vương quốc và đế quốc, hệ thống đã cấy trồng những năng lực cần có cho sự cộng tác quy mô lớn, trong khi bỏ qua những kỹ năng và những tài năng khác.

Lấy thí dụ, con người thời cổ có thể đã xử dụng rộng rãi khả năng của mũi để ngửi mùi. Những người thời săn bắn hái lượm có thể ngửi mùi từ một khoảng cách rất xa, nhận biết được sự khác biệt giữa những loài động vật khác nhau, những con người khác nhau, và thậm chí cả những tình cảm khác nhau. Sợ hãi, lấy thí dụ, có mùi khác biệt với can đảm. Khi một người lo sợ, người ấy tiết ra những hóa chất khác biệt so với khi có đủ can đảm. Nếu bạn ngồi trong một bộ lạc thời cổ và tranh luận về việc có nên khởi chiến chống lại một bộ lạc láng giềng hay không, bạn có thể ‘ngửi’,với nghĩa đen của từ ngữ, được quan điểm của đám đông.

Khi Sapiens tổ chức thành những nhóm lớn hơn, mũi của chúng ta bị mất tầm quan trọng của nó, vì nó chỉ có ích khi giao dịch với số lượng nhỏ những cá nhân. Bạn có thể, lấy thí dụ, không ngửi được mùi, tạm thí dụ, của một số người Việt sợ hãi nước Tàu vì thấy họ quá đông đảo. Hệ quả là, năng lực của cơ quan khứu giác con người bị lãng quên. Vùng não mà hàng chục ngàn năm trước có lẽ được dùng để làm việc với những mùi mũi ngửi, đã được đưa vào làm việc trong những nhiệm vụ cấp bách hơn như đọc, làm toán và lý luận trừu tượng. Hệ thống sẽ thích nơrôn của chúng ta để giải những phương trình vi phân hơn, chứ không phải là để ngửi mùi của những người bên cạnh chúng ta. [20]

Cùng một điều tương tự cũng xảy ra với những giác quan khác của chúng ta, và với khả năng cơ bản để dồn chú ý đến những cảm giác của chúng ta. Những người hái lượm kiếm ăn thời cổ luôn sắc bén và chăm chú. Lang thang trong rừng tìm nấm, họ cẩn thận hít hơi gió để tìm mùi, và chăm chút quan sát mặt đất. Khi họ tìm được một cây nấm, họ nếm nó với quan tâm tối đa, nhận biết mọi sắc thái nhỏ nhất trong hương vị để có thể phân biệt nấm ăn được với nấm cùng họ hàng nhưng độc đến chết người. Những người trong xã hội giàu có ngày nay không cần đến sự nhận biết với mức quan tâm như vậy. Chúng ta có thể đi đến siêu thị và mua bất kỳ một nào trong số hàng ngàn món ăn khác biệt, tất cả đều đã được những cơ quan y tế công cộng kiểm soát. Dầu bất cứ món nào chúng ta chọn – pizza lối Ý, hoặc mì ăn liền kiểu Thái – chúng ta đều có thể ăn nó trong vội vàng, trước một tivi, vừa ăn vừa xem, hầu như không chú ý gì đến những hương vị (đó là tại sao những nhà sản xuất thức ăn đã liên tục phát minh ra những hương vị thích thú mới, vốn bằng cách nào đó nó có thể xuyên qua được tấm màn của dửng dưng). Tương tự như vậy, khi đi nghỉ mát, chúng ta có thể lựa chọn giữa hàng ngàn điểm đến tuyệt vời. Nhưng bất cứ nơi nào chúng ta đến, chúng ta có thể sẽ chơi với smartphone của chúng ta, thay vì thực sự ngắm nhìn nơi vừa đến. Chúng ta có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng bất kể chúng ta chọn lựa gì, chúng ta đã đánh mất khả năng để thực sự chú ý đến nó. [21]

Ngoài mùi vị và chú ý, chúng ta cũng đã mất đi khả năng ngủ mơ của chúng ta. Nhiều nền văn hóa tin rằng những gì người ta xem và làm trong những giấc mơ khi ngủ của họ thì quan trọng không kém so với những gì họ nhìn thấy và muốn làm khi thức. Thế nên, người ta dã tích cực phát triển khả năng của họ để ngủ mơ, để nhớ những giấc mơ, và thậm chí để kiểm soát hành động của họ trong thế giới của giấc mơ, vốn được gọi là “giấc mơ tỉnh táo” [22]. Những nhà chuyên môn trong ‘mơ ngủ nhưng tỉnh táo’ có thể đi đây về đó trong thế giới của giấc mơ theo ý muốn, và đã tuyên bố họ thậm chí có thể tới những tầng cao hơn của hiện hữu, hay đón tiếp những người khách từ những thế giới khác. Thế giới thời nay, ngược lại, gạt bỏ những ước mơ, nếu tốt nhất thì xem như những thông điệp của vô thức, và nếu tồi tệ nhất, xem như những rác rưởi tâm thần. Do đó, những giấc mơ đóng một phần nhỏ hơn nhiều trong đời sống của chúng ta, rất ít người tích cực phát triển những kỹ năng mơ ngủ của họ, và nhiều người tuyên bố rằng họ không mơ ngủ gì hết tất cả, hoặc là họ không thể nhớ lại được bất kỳ giấc mơ nào, nếu có của họ [23]

Có phải sự suy giảm khả năng của chúng ta để ngửi mùi, để chú ý và để nằm mơ làm cuộc sống của chúng ta nghèo hơn và xám đi? Có lẽ. Nhưng ngay cả nếu nó đã làm thế, đối với những hệ thống kinh tế và chính trị, điều đó thì đáng giá. Kỹ năng toán học thì quan trọng cho nền kinh tế hơn so với ngửi được mùi hoa tinh tế hay ngủ mơ về những nàng tiên. Cùng với những lý do tương tự, có nhiều xác xuất xảy ra là những nâng cấp trong tương lai cho não thức con người sẽ phản ảnh những nhu cầu chính trị và những sức mạnh thị trường.

Lấy thí dụ, thứ ‘mũ helmet giữ chú ý’ [24] của quân đội USA có ý định là để giúp người ta tập trung vào những việc làm đã được ấn định rõ ràng, và đẩy nhanh tiến trình tạo quyết định của họ. Nó có thể, tuy nhiên, làm giảm khả năng của họ để cho thấy sự đồng cảm và dung thứ cho những nghi ngờ và xung đột nội tâm. Những nhà tâm lý học nhân bản đã cho thấy rằng người ta trong lo lắng, ngờ vực, đến buồn bã, hay dằn vặt đau khổ thường không muốn có một chữa chạy vội vàng – họ muốn có ai đó lắng nghe họ và thông cảm với sợ hãi và nghi ngại của họ. Giả sử bạn đang gặp một khủng hoảng xảy ra ở sở bạn làm việc, vì cô chủ mới của bạn không coi trọng quan điểm hay giải pháp của bạn, và khăng khăng làm mọi việc theo cách thức của cô ta. Sau một ngày đặc biệt nào đó, thật thất vọng, bạn nhấc phone và gọi một người bạn. Nhưng người bạn này không có nhiều thì giờ và hơi sức dành cho bạn, vì vậy anh ta cắt gọn câu chuyện của bạn, và vội vàng để giải quyết vấn đề của bạn: “Được rồi. Tôi hiểu rồi. Vâng, bạn thực sự chỉ có hai lựa chọn ở đây: hoặc bỏ việc, hoặc ở lại và làm những gì những người chủ muốn. Và nếu tôi là bạn, tôi sẽ bỏ việc”. Như thế đó khó có thể xem là giúp được gì. Một người bạn tốt thực sự sẽ có kiên nhẫn, và sẽ không vội vàng tìm một giải pháp. Anh ta sẽ lắng nghe nỗi niềm lớn nhỏ, xa gần của bạn, và sẽ dành cho bạn thời giờ và chỗ chứa cho tất cả những xúc động mâu thuẫn của bạn, và những lo lắng đang gặm nhấm lòng bạn.

Mũ helmet giữ chú ý làm việc cũng giống một chút như người bạn thiếu kiên nhẫn. Dĩ nhiên đôi khi – trên chiến trường, chẳng hạn –người ta cần phải nhanh chóng đưa ra những quyết định chắc nịch. Nhưng với đời sống, còn có nhiều hơn, không chỉ thế. Nếu chúng ta bắt đầu dùng mũ helmet giữ chú ý trong những hoàn cảnh, ngày càng nhiều hơn, sau cùng chúng ta có thể mất đi khả năng để có thể dung thứ cho sự bối rối lẫn lộn, những nghi ngờ và những mâu thuẫn, cũng như chúng ta đã mất đi khả năng của chúng ta để ngửi, để ngủ mơ, và chăm chú lâu dài. Hệ thống có thể thúc đẩy chúng ta theo hướng đó, vì nó thường thưởng cho chúng ta vì những quyết định chúng ta làm hơn là vì những nghi ngờ của chúng ta có. Tuy nhiên, một đời sống chỉ gồm những quyết định kiên quyết và những sửa chữa nhanh chóng có thể nghèo hơn và nông cạn hơn một đời sống trong đó vẫn có những nghi ngờ và mâu thuẫn.

Khi bạn trộn lẫn một khả năng thực tiễn để thiết kế những não thức với sự thiếu hiểu biết của chúng ta về spectrum tinh thần và với những quyền lợi hẹp hòi của những chính phủ, quân đội và những công ty, bạn sẽ có được một công thức xào nấu những món khó khăn rắc rối. Chúng ta có thể thành công nâng cấp những cơ thể và bộ óc của chúng ta, trong khi đánh mất những não thức của chúng ta trong tiến trình này. Thật vậy, chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật sau cùng có thể sẽ đi đến hạ cấp con người. Hệ thống có thể thích hạ cấp những con người hơn, không phải vì những con người này sẽ thiếu bất kỳ những sở trường nào của siêu nhân, nhưng vì họ sẽ thiếu một số những phẩm chất con người thực sự gây rối loạn vốn gây vướng mắc ngăn trở và làm hệ thống chậm đi. Như bất kỳ người nông dân nào cũng biết, thường là con dê tinh khôn nhất trong đàn sẽ quậy lên những rắc rối lớn nhất, đó là tại sao Cách mạng Nông nghiệp đã bao gồm sự hạ thấp những khả năng tinh thần của những loài động vật. Cuộc Cách mạng Nhận thức thứ hai đã được những người theo chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật nghĩ ra và sửa soạn cũng có thể làm như vậy với chúng ta.


Cái đinh trên đó treo Vũ trụ

Chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật phải đối diện với một đe dọa nghiêm trọng. Giống như tất cả những giáo phái nhân bản, chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật cũng thế, đã thánh hoá ý chí con người, nhìn nó như là cái đinh trên đó tất cả vũ trụ được treo vào. Chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật hy vọng những ước muốn của chúng ta để chọn lựa những khả năng tinh thần để phát triển, và để qua đó xác định hình dạng của những não thức tương lai. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra một khi tiến bộ công nghệ khiến việc thay hình đổi dạng lại và thiết kế những ước muốn của chính chúng ta là điều có thể có được?

Chủ nghĩa nhân bản luôn luôn nhấn mạnh rằng không phải là dễ dàng để xác định ý chí đích thực của chúng ta. Khi chúng ta cố gắng lắng nghe chính mình, chúng ta thường bị tràn ngập bởi một chói tai của những tiếng ồn xung đột. Thật vậy, đôi khi chúng ta thực sự không muốn nghe giọng nói đích thực của chúng ta, vì nó có thể tiết lộ những bí mật không mong đợi, và tạo những đòi hỏi khó chịu. Nhiều người rất cẩn thận không để mình lạc vào việc thăm dò bản thân quá sâu. Một luật sư tiến quá nhanh trên đường thành công nghề nghiệp, có thể tự bóp nghẹt một tiếng nói bên trong, bảo mình hãy tạm nghỉ ngơi và hãy có một đứa con. Một phụ nữ bị mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân không được như ý muốn, nhưng sợ mất sự an toàn nó đem lại. Một người lính USA- tham chiến ở Việt Nam - ăn năn, luôn bị run rẩy bởi những ác mộng về những tội ác đã phạm. Một người trẻ tuổi, không chắc chắn về khuynh hướng tình dục của chính mình, lẳng lặng theo một chủ trương cá nhân “không hỏi ai, không bảo ai”. Chủ nghĩa Nhân bản không nghĩ rằng bất kỳ một nào của những tình cảnh này có một giải pháp ‘một cỡ vừa tất cả’ rõ ràng. Nhưng chủ nghĩa nhân bản đòi hỏi chúng ta hãy cho thấy có chút gan dạ, hãy lắng nghe những thông điệp bên trong, ngay cả nếu chúng làm chúng ta sợ hãi, hãy xác định tiếng nói đích thực của chúng ta và sau đó làm theo hướng dẫn của nó, bất kể những khó khăn.

Tiến bộ công nghệ có một agenda rất khác biệt. Nó không muốn nghe những tiếng nói bên trong chúng ta. Nó muốn kiểm soát chúng. Một khi chúng ta hiểu được hệ thống sinh hóa tạo ra tất cả những tiếng nói này, chúng ta có thể ‘chơi’ với những công tắc, bật lớn nó ở đây, xoay nhỏ, vặn thấp nó ở đó, và làm cho đời sống dễ dàng và thoải mái hơn. Chúng ta sẽ cung cấp Ritalin cho người luật sư lệch hướng; Prozac cho người lính bị ám ảnh tội lỗi, và Cipralex cho người vợ không được hài lòng. [25] Và đó mới chỉ là sự bắt đầu.
                                                                                                             
Những người nhân bản thường kinh hoàng trước cách giải quyết này, nhưng chúng ta tốt hơn đừng phán xét nó quá vội vàng. Những đề nghị của những người nhân bản rằng hãy tự lắng nghe mình đã hủy hoại đời sống cá nhân của nhiều người, trong khi liều thuốc đúng của chất hoá học đúng đã làm cho tốt hơn đáng kể được sức khỏe và những quan hệ của hàng triệu người. Để thực sự lắng nghe được chính mình, đầu tiên một số người phải vặn thấp xuống âm lượng của những tiếng la hét và những lời công kích bên trong. Theo tâm lý học ngày nay, nhiều ‘tiếng nói bên trong” và những “mong muốn đích thực’ thì không gì khác hơn là sản phẩm của sự mất cân bằng sinh hóa và những bệnh thần kinh. Những người bị trầm cảm lâm sàng liên tiếp nhiều lần đi ra những sự nghiệp đầy hứa hẹn và khỏi những quan hệ lành mạnh vì một số lệch lạc sinh hóa khiến họ thấy tất cả mọi sự vật việc qua ống kính màu đen tối. Thay vì lắng nghe những tiếng nói nội tâm phá hoại như vậy, có thể là một ý tưởng tốt để làm chúng câm đi. Khi Sally Adee dùng mũ helmet giữ chú ý để bịt miệng những tiếng nói trong đầu cô, cô không chỉ trở thành một nữ xạ thủ chuyên môn, nhưng cô cũng tự cảm thấy tốt hơn nhiều về bản thân.

Về mặt cá nhân, bạn có thể có nhiều cái nhìn khác biệt về những vấn đề này. Tuy nhiên, từ một viễn cảnh lịch sử, rõ ràng là một gì đó sẽ có ý nghĩa hết sức nghiêm trọng đang xảy ra. Lệnh truyền số một của người theo chủ nghĩa nhân bản tự do – hãy lắng nghe chính mình! – thì thôi, không còn là điều hiển nhiên. Khi chúng ta học để vặn lớn, xoay nhỏ âm lượng bên trong của chúng ta, chúng ta đã từ bỏ tin tưởng của chúng ta vào tính đích thực, vì nó thôi không còn rõ ràng là bàn tay của ai đây là trên những nút vặn. Làm tắt đi những tiếng ồn khó chịu trong đầu của bạn, có vẻ như là một ý tưởng tuyệt vời, miễn là nó cho bạn có khả năng sau cùng nghe được tự ngã đích thực sâu thẳm của bạn. Nhưng nếu không có tự ngã đích thực, làm thế nào để bạn quyết định tiếng nói nào phải im lặng và tiếng nào nên vặn lớn?

Hãy giả sử, tạm vì mục đích chỉ của sự bàn luận, rằng trong một vài chục năm nữa, những nhà khoa học chuyên về não người sẽ đem lại cho chúng ta việc điều khiển những tiếng nói bên trong thành dễ dàng và chính xác hơn nhiều. Hãy tưởng tượng một người đồng tính trẻ tuổi, từ một gia đình mộ đạo Mormon, sau nhiều năm diếm khuynh hướng tình dục tự nhiên đích thực của mình, cuối cùng đã dành dụm được đủ tiền để trả cho phí tổn một giãi phẫu phân biệt phái tính. Anh đi vào phòng khám, với $100,000 trong tay, quyết định khi bước đi sẽ ‘thẳng’ (không đồng tính) như giáo chủ Joseph Smith. Đứng trước cánh cửa của phòng khám, Anh lập đi lập lại trong đầu những gì anh sẽ nói với y sĩ: “Y sĩ, đây là $100.000. Hãy giải phẫu cho tôi để tôi sẽ không bao giờ lại còn vẫn chỉ muốn người nam”. Sau đó anh nhẫn chuông, và cánh cửa mở ra bởi một y sĩ đẹp trai, giống hệt như tài tử George Clooney. “bác sĩ”, chàng trai bị chấn động tâm thần, lầm bầm với người y sĩ: “đây là $100.000. Hãy giải phẫu cho tôi để tôi sẽ không bao giờ còn muốn người khác phái nữa!”

Có phải tự ngã đích thực của chàng trai trẻ đã thắng những tẩy não (về phái tính) trong tôn giáo mà anh đã trải qua? Hay có lẽ sự cám dỗ trong một thời điểm đã khiến anh phản bội chính mình? Và có lẽ đó đơn giản chỉ là không có điều loại giống như thế để gọi là một tự ngã đích thực mà bạn có thể làm theo hay phản bội nó? Một khi người ta có thể thiết kế và tái thiết kế ý chí của họ, chúng ta không còn có thể nhìn nó như nguồn gốc tối hậu của tất cả ý nghĩa và thẩm quyền. Vì bất kể ý chí chúng ta nói gì đi nữa, chúng ta luôn luôn có thể làm nó nói một gì đó khác.

Theo như tư tưởng nhân bản, chỉ có những ước muốn con người thấm nhuần thế giới với ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể lựa chọn những ước muốn của chúng ta, trên cơ sở nào có thể có, để chúng ta có thể làm những lựa chọn như vậy? Giả sử vở kịch Romeo và Juliet đã mở màn với Romeo phải quyết định ai là người để yêu say đắm. Và giả sử ngay cả sau khi đưa ra quyết định, Romeo luôn luôn có thể rút lại và thực hiện một lựa chọn thay thế khác. Nó đã là loại tuồng kịch nào đây? Vâng, đó là loại tuồng kịch những tiến bộ công nghệ đang cố gắng tạo ra cho chúng ta. Khi những ước muốn của chúng ta làm cho chúng ta khó chịu, công nghệ hứa hẹn giải cứu, kéo chúng ta ra. Khi cái đinh trên đó tất cả vũ trụ treo vào thì cố định ở một vị trí có khó khăn, công nghệ kỹ thuật sẽ kéo nó ra, và gắn nó ở một chỗ khác. Nhưng chính xác là đâu? Nếu tôi có thể gắn cái đinh đó vào bất cứ nơi nào trong vũ trụ, chỗ nào tôi nên gắn nó, và tại sao lại có tất cả mọi nơi?

Vở kịch nhân bản đã mở ra khi người ta có những ước muốn oái oăm, ngăn trở, ngượng ngùng. Lấy thí dụ, nó là vô cùng oái oăm, khi Romeo của nhà Montague yêu Juliet của nhà Capulet, vì hai họ Montagues và Capulets là những kẻ thù quyết liệt. Giải pháp kỹ thuật công nghệ cho một vở kịch loại như thế là để bảo đảm chúng ta không bao giờ có những ước muốn oái oăm, ngăn trở, ngượng ngùng. Bao nhiêu khổ và buồn sẽ tránh được nếu thay vì uống thuốc độc, Romeo và Juliet có thể chỉ cần uống một viên thuốc, hoặc đội một mũ helmet mà nó có thể đã chuyển tình yêu nghiệp chướng oan trái của họ hướng sang người nào đó khác.

Chủ nghĩa nhân bản kỹ thuật đối diện với một với một đilemma khó có thể giải quyết ở đây. Nó xem ý chí con người như điều quan trọng nhất trong vũ trụ, thế nên nó thúc đẩy loài người để phát triển những công nghệ có thể kiểm soát và thiết kế lại ý chí của chúng ta. Rốt cuộc, nó đang bị lôi cuốn để giành quyền kiểm soát điều quan trọng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một khi chúng ta có được sự kiểm soát giống như vậy, chủ nghia nhân bản kỹ thuật sẽ không biết phải làm gì với nó, vì ý chí con người thiêng liêng cũng sẽ trở thành chỉ là một sản phẩm được thiết kế khác. Chúng ta có thể không bao giờ đối phó được với những kỹ thuật công nghệ như vậy, cho đến chứng nào chúng ta tin rằng ý chí của con người và kinh nghiệm của con người là nguồn tối cao của thẩm quyền và ý nghĩa.

Thế nên một tôn giáo-kỹ thuật mạnh bạo hơn tìm cách cắt đứt cuống rốn nhân bản một lần tất cả cho xong . Nó nhìn thấy trước một thế giới không xoay quanh những ước muốn và kinh nghiệm của bất kỳ sinh vật nào giống như con người. Điều gì có thể thay thế những ước muốn và những kinh nghiệm như là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa và thẩm quyền? Tính đến năm 2016, chỉ có một ứng cử đang ngồi trong phòng tiếp khách của lịch sử, chờ đợi cho cuộc phỏng vấn việc làm. Ứng cử viên này là thông tin truyền thông. Tôn giáo mới gây chú ý nhất là Dataism, [26] vốn ‘cúng bái’ không phải những gót, cũng không phải người – nó thờ phụng những dữ liệu.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)
(còn tiếp ...)




[1] những cơ sở giáo dục Islam
[2] Radical Islam và Christian fundamentalím
[3] Islamic State
[4] Bible Belt: vùng gồm những tiểu bang ở Trung và Nam US, nơi có khá nhiều tín đồ mộ đạo, chân chất nhưng ít học thức, thuộc những hội nhà thờ Thệ Phản. Đặc biệt vẫn bám chặt vào những diễn dịch chật hẹp và thẳng tuột từ quyển sách thánh Kitô.
[5] techno-religion: từ mới của tác giả, như chính ông cho định nghĩa ở trên: tôn giáo “có dính dáng rất ít với Gót, nhưng có tất cả mọi sự vật việc liên quan nhiều với kỹ thuật”.
[6] selective breeding: lai giống chọn lọc
[7] ethnic cleansing: Làm sạch chủng tộc: hiện tượng chiến tranh xua đuổi hay tiêu diệt tập thể những người thuộc một sắc tộc hay tôn giáo trong một xã hội hay quốc gia của một dân tộc mà thành phần đa số nắm quyền lực đã muốn triệt tiêu họ.
[8] dùng spectrum thay vì ‘quang phổ’, nguyên nghĩa spectrum < specter: hình ảnh để nhìn.
spectrum: một hình ảnh hay sự phân bối những phần ghép của những âm thanh, an image or distribution of components of sound, hạt , vv... được xếp đặt theo như những đặc trưng như tần số, năng lượng, điện tích.
[9] vẫn dùng tiếng Tàu là ‘tia hồng ngoại’, ‘vi sóng’!
[10] sub-normative: có thể dịch là tiêu chuẩn-con; nhưng sub- không phải là phụ, cũng không phải là con, sub-X là tầng/lớp dưới của X, gần với X
[11] WEIRD= Western, Educated, Industialised, Rich, Democratic = người phương Tây, có giáo dục, sống trong xã hội công nghệ, giàu có và dân chủ.
[12] [Joseph Henrich, Steven J. Heine and Ara Norenzayan, ‘The Weirdest People in the World’, Behavioral and Brain Sciences 33 (2010), 61–135.]
[13] [Benny Shanon, Antipodes of the Mind: Charting the Phenomenology of the Ayahuasca Experience (Oxford: Oxford University Press, 2002)]
[14] echolocation
[15] [Thomas Nagel, ‘What Is It Like to Be a Bat?’, Philosophical Review 83:4 (1974), 435–50.]
[16] [Michael J. Noad et al., ‘Cultural Revolution in Whale Songs’, Nature 408:6812 (2000), 537; Nina Eriksen et al., ‘Cultural Change in the Songs of Humpback Whales (Megaptera novaeangliae) from Tonga’, Behavior 142:3 (2005), 305–28; E. C. M. Parsons, A. J. Wright and M. A. Gore, ‘The Nature of Humpback Whale (Megaptera novaeangliae) Song’, Journal of Marine Animals and Their Ecology 1:1 (2008), 22–31.]
[17] dinosaur = không phải là ‘khủng long’ vì chúng không ‘khủng’ (có nhiều giống nhỏ, sức vóc bình thường), và không là ‘long’; long, rồng là loài vật tưởng tượng, huyền thoại; nhưng dinosour là loài vật có thực, dù nay đã tuyệt giống. Như thế là gọi tên một loài có thực = dinosaur, bằng ‘long’ = tên một loài tưởng tượng của huyền thoại, thực hư chưa rõ của truyền thuyết.
[18] Normative Psychology
[19] Positive Psychology: Tâm lý học tích cực: nghiên cứu khoa học về sự hưng thịnh của con người, và một tiếp cận ứng dụng với hoạt động tối ưu của nó. Nó cũng được định nghĩa như nghiên cứu về những điểm mạnh và phẩm hạnh cho phép những cá nhân, những cộng đồng và những tổ chức phát triển thịnh vượng. "
[20] [C. Bushdid et al., ‘Human Can Discriminate More Than 1 Trillion Olfactory Stimuli’, Science 343:6177 (2014), 1370–2; Peter A. Brennan and Frank Zufall, ‘Pheromonal Communication in Vertebrates’, Nature 444:7117 (2006), 308–15; Jianzhi Zhang and David M. Webb, ‘Evolutionary Deterioration of the Vomeronasal Pheromone Transduction Pathway in Catarrhine Primates’, Proceedings of the National Academy of Sciences 100:14 (2003), 8337–41; Bettina Beer, ‘Smell, Person, Space and Memory’, in Experiencing New Worlds, ed. Jurg Wassmann and Katharina Stockhaus (New York: Berghahn Books, 2007), 187–200; Niclas Burenhult and Majid Asifa, ‘Olfaction in Aslian Ideology and Language’, Sense and Society 6:1 (2011), 19–29; Constance Classen, David Howes and Anthony Synnott, Aroma: The Cultural History of Smell (London: Routledge, 1994); Amy Pei-jung Lee, ‘Reduplication and Odor in Four Formosan Languages’, Language and Linguistics 11:1 (2010), 99–126; Walter E. A. van Beek, ‘The Dirty Smith: Smell as a Social Frontier among the Kapsiki/Higi of North Cameroon and North-Eastern Nigeria’, Africa 62:1 (1992), 38–58; Ewelina Wnuk and Asifa Majid, ‘Revisiting the Limits of Language: The Odor Lexicon of Maniq’, Cognition 131 (2014), 125–38. Yet some scholars connect the decline of human olfactory powers to much more ancient evolutionary processes. See: Yoav Gilad et al., ‘Human Specific Loss of Olfactory Receptor Genes’, Proceedings of the National Academy of Sciences 100:6 (2003), 3324–7; Atushi Matsui, Yasuhiro Go and Yoshihito Niimura, ‘Degeneration of Olfactory Receptor Gene Repertories in Primates: No Direct Link to Full Trichromatic Vision’, Molecular Biology and Evolution 27:5 (2010), 1192–20.]
[21] [Matthew Crawford, The World Beyond Your Head: How to Flourish in an Age of Distraction (London: Viking, 2015).]
[22] lucid dreaming: người mơ biết, ý thức được rằng mình đang ngủ mơ.
[23] [Turnbull and Solms, The Brain and the Inner World, 136–59; Kelly Bulkeley, Visions of the Night: Dreams, Religion and Psychology (New York: State University of New York Press, 1999); Andreas Mavrematis, Hypnogogia: The Unique State of Consciousness Between Wakefulness and Sleep (London: Routledge, 1987); Brigitte Holzinger, Stephen LaBerge and Lynn Levitan, ‘Psychophysiological Correlates of Lucid Dreaming’, American Psychological Association 16:2 (2006), 88–95; Watanabe Tsuneo, ‘Lucid Dreaming: Its Experimental Proof and Psychological Conditions’, Journal of International Society of Life Information Science 21:1 (2003), 159–62; Victor I. Spoormaker and Jan van den Bout, ‘Lucid Dreaming Treatment for Nightmares: A Pilot Study’, Psychotherapy and Psychosomatics 75:6 (2006), 389–9.]
[24] attention helmet
[25] những thuốc an thần, chống trầm cảm (antidepressants)
[26] Data-ism là một từ ghép rất mới, hiện hiểu như nói về một loại triết học về dữ kiện truyền thông, hay một ý thức hệ về dữ liệu thông tin. Ở đây và trong chương sau, Harari dùng để chỉ một ‘tín ngưỡng’ mới, một thứ tôn giáo tôn thờ dữ liệu. Nhiều người đồng ý từ này gốc từ David Brooks, một nhà bình luận chính trị nổi tiếng của The New York Times.
Tôi đề nghị giữ nguyên hay nếu muốn hãy đọc theo âm là Đata-ít (như Mác-xít), giữ lấy gốc ‘data’, vì có nhiều từ khác liên hệ, chung ‘ngữ căn’ này.