Saturday, September 30, 2017

Bertrand Russell – Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?

Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?
Bertrand Russell

(Has Religion Made Useful Contributions to Civilization?)










Mục lục:
Đạo Kitô và Tình Dục
Những Phản đối với Tôn giáo
Hồn người và Bất tử
Những nguồn gốc của sự không khoan dung
Học thuyết về Ý chí Tự do
Ý tưởng về đạo hạnh chính trực


Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?[1]
(1930)

Quan điểm riêng của tôi về tôn giáo là của Lucretius.[2] Tôi xem nó như một bệnh tật sinh ra từ sợ hãi, và như một nguồn của khốn khổ không kể hết được của loài người. Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận rằng nó đã làm được một vài đóng góp cho văn minh. Nó đã giúp, trong những ngày đầu của lịch sử, vào việc chữa lịch, và nó là nguyên nhân khiến những nhà tu Egypt đã ghi chép những thiên thực theo năm tháng với cẩn thận đến mức sau cùng họ đã trở nên có thể đoán trước được chúng. Hai dịch vụ đóng góp này tôi sẵn sàng để thừa nhận, nhưng tôi không biết có những đóng góp nào khác.

Ngày nay, từ ‘tôn giáo’ được dùng trong một ý hướng rất lỏng lẻo. Một số người, dưới ảnh hưởng của đạo Phản Thệ cực đoan, dùng từ này để nói về bất kỳ những xác tín cá nhân nghiêm trọng nào về phần đạo đức hay bản chất của vũ trụ. Việc dùng này của từ thì hoàn toàn không có tính lịch sử. Tôn giáo chủ yếu là một hiện tượng xã hội. Những hội Nhà thờ có thể nợ nguồn gốc của chúng với những người thầy sáng lập vốn có những xác tín cá nhân mạnh mẽ, nhưng những người thày này đã hiếm khi có nhiều ảnh hưởng đến những hội nhà thờ mà họ đã sáng lập, trong khi những hội nhà thờ đã có nhiều ảnh hưởng to lớn vào những cộng đồng trong đó chúng đã phát triển. Để lấy trường hợp vốn đáng chú ý nhất với những người trong văn minh phương Tây: sự giảng dạy của Christ, như nó đã xuất hiện trong những sách ghi chép cuộc đời của Christ [3], đã có liên hệ ít ỏi hết sức khác thường với luân lý của những người Kitô. Điều quan trọng nhất về đạo Kitô, theo quan điểm xã hội và lịch sử, không phải là Christ, nhưng là Hội Nhà thờ, và nếu chúng ta có phán đoán đạo Kitô như một sức mạnh xã hội, chúng ta phải đừng đi đến những sách ghi chép về đời Jesus để làm tài liệu cho chúng ta. Jesus đã dạy rằng bạn nên đem của cải của mình cho người nghèo, rằng bạn không nên đánh trả, rằng bạn không nên đi nhà thờ [4], và bạn không nên trừng phạt sự ngoại tình. Cả những người Catô lẫn những người Phản thệ đều đã không cho thấy có mong muốn mạnh mẽ nào để tuân theo lời dạy của ông trong một bất kỳ nào của những phương diện này. Một số người trong dòng tu Franciscan, quả thực, đã cố gắng để dạy một giáo lý về sự nghèo khó của những học trò đầu tiên của Jesus, nhưng vua Chiên đã lên án họ, và học thuyết của họ đã bị tuyên bố là ‘sai lạc với giáo lý chính thức’ [5] (của hội nhà thờ). Hay, lại nữa, hãy xem xét một câu văn, loại như ‘Chớ phán xét, để đừng bị phán xét’ và tự hỏi bạn một câu văn loại như thế đã có ảnh hưởng gì với những Toà án Pháp hình của hội nhà thờ Kitô [6] và tổ chức Ku Klux Klan.

Điều gì đúng với đạo Kitô thì cũng đúng ngang thế với đạo Phật. Phật thì hòa nhã thân ái và đã giác ngộ; trên giường bệnh sắp chết của mình, ông đã cười những học trò của mình, vì họ giả định rằng ông thì không chết. Tuy nhiên, chế độ thày tu của đạo Phật – như nó có mặt, lấy thí dụ, ở Tibet – đã là ngu dân, chuyên chế và nghiệt ngã trong mức độ cao nhất.

Không có gì là ngẫu nhiên về sự khác biệt này, giữa một hội nhà thờ và người sáng lập của nó. Ngay khi ‘sự thực tuyệt đối’ [7] được cho là đã chứa đựng trong những lời nói của một người nào đó, liền lập tức có một tập đoàn gồm những người thành thạo, chuyên để diễn giải những lời nói của người này, và những người chuyên môn này ‘không thể sai’ đòi được có quyền lực, vì họ đã giữ chìa khóa mở chân lý. Giống như bất kỳ giai cấp đặc quyền nào khác, họ dùng quyền lực của họ cho những ưu thế của riêng họ. Tuy nhiên về một phương diện, họ còn tệ hơn bất kỳ giai cấp đặc quyền nào khác, vì đó là công việc của họ để diễn giải chi tiết một sự thật không thay đổi, đã một lần được ‘vén lên cho thấy’ vĩnh viễn trong hoàn hảo tột bực, như thế khiến họ tất yếu trở thành những đối thủ của tất cả mọi tiến bộ trí tuệ và đạo đức. Hội Nhà thờ chống lại Galileo và Darwin; Trong thời chúng ta, nó chống lại Freud. Trong những thời, nó có sức mạnh to lớn nhất, nó đã đi còn xa hơn trong sự chống đối của nó với đời sống tri thức. Vua chiên Gregory the Great đã viết cho một thày chăn chiên trông coi hàng tỉnh nào đó một lá thư, bắt đầu: "Một báo cáo đã đến với ta mà ta không thể nhắc đến mà không nóng mặt, rằng ngươi đã giải thích cặn kẽ ngữ pháp cho một số người bạn.” Nhà chăn chiên cao cấp này bị thẩm quyền của vua chiên buộc phải chấm dứt cố gắng xấu xa này, và văn học Latinh đã không hồi phục cho đến tận thời Phục hưng. Rằng tôn giáo thì gây hại hiểm độc không chỉ về tri thức mà cũng về đạo đức nữa. Ý tôi về điều này là nó dạy những quy luật luân lý vốn không đưa đến thành quả hạnh phúc cho con người. Một vài năm trước đây, tại Germany, khi đang tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu những dòng dõi hoàng tộc bị truất phế có vẫn được phép giữ những tài sản họ đã coi là của riêng hay không, những hội nhà thờ ở Germany đã chính thức tuyên bố rằng nếu tước đi quyền này của họ sẽ là điều trái với sự giảng dạy của đạo Kitô. Những hội nhà thờ, như mọi người đều biết, đã chống lại việc bãi bỏ chế độ nô lệ mãi cho đến tận khi họ vẫn còn dám làm thế, và với một vài trường hợp ngoại lệ vẫn được quảng cáo là tốt đẹp, trong thời nay, họ phản đối mọi phong trào nào hướng tới sự bình đẳng kinh tế. Vua chiên đã chính thức lên án chủ nghĩa Xã hội.

Đạo Kitô và Tình Dục

Tuy nhiên, đặc tính tồi tệ nhất của đạo Kitô là thái độ của nó đối với tình dục – một thái độ quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên khiến chỉ có thể hiểu được khi đặt nó trong tương quan với sự tật nguyền đau ốm của thế giới văn minh vào thời Đế Quốc Rome đã đang mục rữa. Đôi khi chúng ta nghe nói đến tác động khiến tư tưởng Kitô đã cải thiện thân phận của phụ nữ. Đây là một trong những sự xuyên tạc thô bỉ trắng trợn nhất của lịch sử mà nó có thể làm được. Phụ nữ không thể được hưởng một địa vị có thể chấp nhận được trong xã hội, khi trong đó điều được xem là cực kỳ quan trọng rằng họ phải không nên vi phạm một hệ thống quy luật đạo đức rất cứng rắn. Những nhà tu đã luôn luôn xem người Nữ chủ yếu như ‘giống Cái cám dỗ’; Họ đã nghĩ về Nàng chính yếu như người khơi dậy những thèm khát dục tình tội lỗi. Sự giảng dạy của hội nhà thờ, đã và vẫn là, trinh tiết là tốt nhất, nhưng hôn nhân thì được phép cho những ai là người thấy điều này không thể giữ nổi. “Tốt hơn để kết hôn thay vì để bị đốt”, như thánh chiên Paul đã nói.[8] Bằng cách làm hôn nhân không thể hủy bỏ được, và bằng cách dập tắt mọi kiến thức về ars amandi [9], hội Nhà thờ đã làm những gì nó có thể làm, để bảo đảm rằng hình thức quan hệ tình dục duy nhất, vốn nó cho phép, nên gồm rất ít vui thú và thật nhiều đau đớn. Việc chống đối sự ngừa thai, trong thực tế, có cùng động cơ: nếu một phụ nữ có một đứa con hàng năm cho đến khi nàng mòn mỏi chết đi, không thể giả định được rằng nàng sẽ nhận được nhiều vui thú từ đời sống lứa đôi của nàng; do đó sự ngừa thai phải làm cho thoái chí.

Khái niệm về Tội lỗi, vốn nó được buộc chặt với đạo đức Kitô, là một khái niệm gây một số lượng tai hại đặc biệt khác thường, vì nó có thể đem cho mọi người một khả năng tìm lối thoát cho chủ nghĩa bạo dâm của họ, vốn họ tin là chính đáng, và thậm chí là cao thượng. Chẳng hạn, hãy lấy ví dụ, về vấn đề phòng bệnh syphilis [10]. Được biết, bằng những biện pháp phòng ngừa trước, làm nguy cơ mắc bệnh này có thể trở thành không đáng kể. Tuy nhiên, những người Kitô phản đối việc phổ biến kiến ​​thức về sự kiện này, bởi vì họ chủ trương rằng những “kẻ tội lỗi” bị trừng phạt là điều tốt! Họ giữ ‘điều tốt’ này đến mức họ thậm chí còn sẵn lòng chấp nhận trừng phạt với cả những người vợ và con của “kẻ có tội”. Hiện có trên thế giới vào thời điểm này hàng nghìn trẻ em bị bệnh syphilis bẩm sinh, những người hẳn đã không bao giờ được ra đời, nhưng chỉ do ước muốn của những người Kitô để thấy những kẻ tội lỗi bị trừng phạt. [11] Tôi không thể hiểu được làm thế nào những giáo lý dẫn đến sự độc ác tàn bạo này lại có thể được xem là có bất kỳ tác động tốt nào trên đạo đức.

Không chỉ nhìn về phương diện hành vi tình dục, nhưng cũng còn về phương diện kiến ​​thức của những đề tài tình dục, rằng thái độ của những người Kitô thì nguy hiểm cho phúc lợi loài người. Mọi người, ai đã gắng thử nghiên cứu vấn đề này trong một tinh thần vô tư đều biết rằng sự ngu dốt tự gây nên, về những đề tài tình dục mà những người Kitô chính thống cố gắng để thực hiện với giới trẻ thì vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ tinh thần và thể chất, và gây ra trong những người nhận lấy kiến ​​thức của họ bằng lối nói chuyện “không đứng đắn”, như hầu hết trẻ em làm, một thái độ rằng tình dục tự nó thì “nhảm nhí” và đáng nhạo báng khinh miệt. Tôi không nghĩ rằng có thể có được bất kỳ một biện hộ nào cho quan điểm rằng kiến ​​thức thì từng bao giờ lại không đáng mong có. Tôi sẽ không nên đặt những rào cản trên đường tiếp thu kiến ​​thức của bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Nhưng trong trường hợp đặc biệt của kiến ​​thức về Tình Dục có những luận chứng nghiêng về tán thành nó vững mạnh hơn nhiều so với trong trường hợp của hầu hết kiến ​​thức khác. Một người ít có khả năng hành động khôn ngoan khi người ấy thiếu hiểu biết, hơn là khi người ấy được dẫn dạy, và là điều phi lý đáng khinh miệt để cho những người trẻ một cảm giác của “tội lỗi”, vì họ có một sự tò mò tự nhiên về một vấn đề quan trọng. Mọi em bé trai đều có thích thú chú tâm với những đoàn tàu hỏa. Giả sử chúng ta nói với cậu bé rằng một ham thích với những tàu hoả là xấu xa tội lỗi; Giả sử chúng ta băng kín mắt cậu bé bất cứ khi nào cậu bé đang ở trên một tàu hoả, hay trong một nhà ga; Giả sử chúng ta không bao giờ cho phép từ “tàu hỏa” được nhắc đến nếu có sự hiện diện của cậu bé, và giữ chặt một bí ẩn không thể xuyên thủng về phương tiện mà cậu bé được di chuyển nơi này sang nơi khác. Kết quả không phải là cậu bé sẽ ngưng sự thích thú chú tâm đến những đoàn tàu hỏa; Trái lại, cậu bé sẽ trở nên thích thú chú tâm hơn bao giờ hết, nhưng sẽ có cảm giác tội lỗi, bởi vì sự ham thích này đã được trình bày với cậu bé là không phải, là trái phép. Tất cả những cậu bé có trí thông minh năng động có thể do cách thức này gây cho vướng chứng suy nhược thần kinh, ở một mức độ ít hay nhiều nào đó. Đây chính là những gì đã được thực hiện trong vấn đề tình dục; Nhưng, vì tình dục thì thú vị hơn tàu hỏa, nên kết quả tồi tệ hơn. Hầu như mọi người trưởng thành trong cộng đồng những người Kitô đều ít nhiều bị bệnh thấm thỏm lo lắng như một kết quả của tabu [12] về kiến ​​thức tình dục khi họ còn trẻ. Và cảm giác về tội lỗi vốn đã được cấy ghép nhân tạo như thế là một trong những nguyên nhân của sự tàn ác, nhút nhát và ngu ngốc trong cuộc sống sau này. Không có nền tảng lý trí nào, thuộc bất kỳ loại nào, hay thứ nào, để giam giữ một đứa trẻ trong sự không hiểu biết gì về bất cứ gì mà đứa trẻ có thể muốn biết, dù là về tình dục hay về bất kỳ vấn đề nào khác. Và chúng ta sẽ không bao giờ có được một dân chúng có đầu óc lành mạnh, cho đến khi sự kiện này được nhìn nhận trong giáo dục nhi đồng, nhưng điều đó thì không thể, cho đến chừng nào những hội Nhà thờ có khả năng để kiểm soát chính trị giáo dục.

Đặt những phản đối tương đối chi tiết này sang một bên, rõ ràng là những học thuyết căn bản của đạo Kitô đòi hỏi rất nhiều vặn vẹo đạo đức đến méo mó, trước khi chúng có thể được chấp nhận. Chúng ta được cho biết, thế giới đã được tạo ra bởi một Gót là ‘đấng’ vừa tốt tuyệt đối vừa có khả năng tuyệt đối. Trước khi Ông dựng nên thế giới, Ông đã nhìn thấy trước tất cả mọi đau đớn và khốn khổ mà nó sẽ chứa đựng; Do đó, ông chịu trách nhiệm về tất cả. Thật là không đi đến đâu để biện luận rằng đau đớn trên thế giới là do ‘tội lỗi’. Trước tiên, điều này thì không đúng sự thật; không phải là do tội lỗi khiến những con sông dâng nước gây lũ lụt, hay những núi lửa bùng nổ gây khô cháy. Nhưng ngay cả khi nếu đó là sự thật, điều ấy sẽ vẫn không làm nên khác biệt nào. Nếu tôi sắp sinh một đứa con, biết rằng đứa trẻ sẽ là một kẻ điên loạn giết người, tôi tất sẽ phải chịu trách nhiệm về những tội ác của nó. Nếu Gót đã biết trước những tội lỗi mà con người sẽ phạm, ông thì rõ ràng chịu trách nhiệm với tất cả những hậu quả của những tội lỗi đó, khi ông quyết định tạo ra con người. Biện luận thông thường của đạo Kitô là sự đau khổ trên thế giới là một sự thanh tẩy, gột rửa cho tội lỗi, và như thế là một điều tốt. Lập luận này là, tất nhiên, chỉ là một sự hợp lý hóa của chủ nghĩa bạo dâm độc ác [13]; Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì đó là một luận chứng rất nghèo nàn. Tôi sẽ mời bất kỳ người Kitô nào đi cùng tôi đến khu trẻ em của một bệnh viện, để xem ở đó có những đau khổ đang phải chịu đựng, và sau đó người ấy nếu có tiếp tục khẳng định rằng những đứa trẻ này quá truỵ lạc, đã bị ruồng bỏ, nên chúng xứng đáng với những gì đang kham chịu. Ngõ hầu để đem chính mình đi đến nói ra điều này, một người phải hủy diệt trong chính mình tất cả tình cảm của khoan dung và thương xót. Nói vắn tắt, người ấy phải làm chính mình trở nên cũng độc ác như Gót mà người ấy tin tưởng. Không người nào – là người tin rằng trong thế giới đau khổ này tất cả (những gì xảy ra như thế) là cho sự tốt lành nhất – có thể giữ những giá trị đạo đức của người ấy không bị tật nguyền, vì người ấy luôn phải tìm những lý do để bào chữa cho đau đớn và khốn khổ.

Những Phản đối với Tôn giáo

Những phản đối với tôn giáo có hai loại – trí tuệ và đạo đức. Sự phản đối về trí tuệ là rằng không có lý do nào để giả định bất kỳ một tôn giáo nào là đúng [14]; sự phản đối về đạo đức là rằng những giới luật tôn giáo ra đời từ một thời khi con người đã độc ác hơn họ hiện nay, và do đó có khuynh hướng làm tồn tại mãi mãi những điều phi nhân vốn lương tâm đạo đức của thời đại tất đã vượt qua, nếu như đã không có khuynh hướng như thế.

Để nói về sự phản đối trí thức ​​trước tiên: trong thời đại thực tiễn của chúng ta có một khuynh hướng nhất định nào đó cho rằng đừng bận tâm về liệu giảng dạy tôn giáo thì đúng hay không, vì câu hỏi quan trọng là liệu nó thì có ích hay không. Tuy nhiên, một câu hỏi không thể được quyết định cho khéo, nếu không với một câu hỏi khác. Nếu chúng ta tin vào đạo Kitô, những khái niệm của chúng ta về những gì là tốt lành sẽ khác với những gì chúng sẽ là, nếu chúng ta không tin vào nó. Do đó, đối với những người Kitô, những ảnh hưởng của đạo Kitô có thể có vẻ tốt, trong khi đối với những người không tin tưởng, chúng có vẻ xấu. Hơn nữa, thái độ mà một người phải nên tin một mệnh đề như vậy và như vậy, độc lập với câu hỏi liệu có chứng cớ nào để ủng hộ nó không, là một thái độ tạo thù địch với bằng chứng, và khiến chúng ta đóng chặt não thức của chúng ta với mọi sự kiện không vừa vặn với tiên kiến của chúng ta.

Một loại nhất định nào đó của óc vô tư khoa học là một phẩm tính rất quan trọng, và nó là một loại vốn khó có thể có được trong một ai là người tưởng tượng rằng có những sự vật việc vốn nhiệm vụ của người ấy là để tin tưởng chúng. Do đó, chúng ta không thể quyết định liệu tôn giáo có làm được gì tốt hay không mà không cần điều tra vấn đề liệu tôn giáo thì đúng hay không.

Đối với những người Kitô, Muslim và Jew, câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến sự đúng thực của tôn giáo là sự hiện hữu của Gót. Trong những thời tôn giáo vẫn còn thắng thế, từ “Gót” đã có một nghĩa hoàn toàn rõ ràng; Nhưng như một hậu quả của những tấn công của những nhà tư tưởng Duy lý, từ này đã trở nên ngày càng loãng nhạt hơn, mơ hồ hơn, đến khi khó có thể nhìn thấy ý của người ta khi họ khẳng định rằng họ tin vào Gót. Để bàn luận, chúng ta hãy lấy định nghĩa của Matthew Arnold: “Một quyền năng không phải tự thân chúng ta, vốn hướng đến sự ngay thẳng đạo đức.” Có lẽ chúng ta có thể làm điều này trở nên ngay cả còn mơ hồ hơn, và tự hỏi liệu chúng ta có bất kỳ bằng chứng nào về mục đích trong vũ trụ này, bên cạnh những mục đích của những sinh vật trên mặt của hành tinh này. Luận chứng thông thường của những người có tôn giáo về đề tài này thì đại thể như sau: “Tôi và những bạn bè của tôi đều là những cá nhân có đức hạnh và thông minh tuyệt vời. Khó có thể hình thành trong óc được rằng nhiều thông minh và đức hạnh như thế lại có thể xảy ra ngẫu nhiên. Thế nên, ít nhất phải có một ai đó, cũng thông minh và đức hạnh như chúng tôi, là người đẩy guồng máy vũ trụ vào chuyển động với một dự kiến tạo ra Chúng tôi” [15]. Tôi xin lỗi khi nói rằng tôi không thấy luận chứng này tuyệt vời đáng phục như nó được nhìn thấy thế bởi những ai là người sử dụng nó. Vũ trụ thì lớn rộng; dẫu vậy, nếu chúng ta tin Eddington [16], có lẽ không nơi nào khác trong vũ trụ có những sinh vật thông minh như con người. Nếu bạn xem xét tổng lượng vật chất trên thế giới và so sánh nó với khối lượng hình thành những cơ thể của những sinh vật thông minh, bạn sẽ thấy rằng con số sau có tỷ lệ gần như nhỏ vô cùng với con số trước. Do đó, ngay cả khi xác xuất cực kỳ lớn lao đến hầu như không thể nào xảy ra rằng những luật của ngẫu nhiên sẽ tạo ra một cơ cấu sinh vật có khả năng thông minh từ một lựa chọn ngẫu nhiên của những atom, tuy nhiên có thể xảy ra rằng sẽ có trong vũ trụ một số rất nhỏ của những sinh vật loại như thế mà chúng ta quả thực tìm thấy trong thực tế.

Khi đó, lại nữa, đã xem như đỉnh cao của một tiến trình lớn rộng bao la dường vậy, chúng ta có vẻ không thực sự để đủ gọi là tuyệt vời. Dĩ nhiên, tôi nhận thức được rằng nhiều những nhà gót-học thì tuyệt vời hơn tôi rất nhiều, và rằng tôi không thể trọn vẹn cảm kích những công lao cho đến giờ đã nâng cao (thông minh) của riêng tôi. Dẫu sao đi nữa, ngay cả sau khi tính đến những thêm vào đầu óc này, tôi không thể không nghĩ rằng đấng Toàn năng hoạt động trong tất cả thời gian vĩnh cửu hẳn có lẽ đã tạo ra một gì đó tốt đẹp hơn. Và sau đó chúng ta phải ngẫm nghĩ rằng ngay cả kết quả này xảy ra chỉ là một hết sức ngắn ngủi. Trái đất sẽ không mãi giữ trong tình trạng có thể sinh sống được; Loài người sẽ chết hết, và nếu tiến trình vũ trụ là để minh chứng cho chính nó từ đây về sau, nó sẽ phải làm như vậy ở nơi nào khác hơn trên mặt của hành tinh chúng ta. Và ngay cả điều này nếu có xảy ra, sớm hay muộn, nó phải dừng lại. Luật thứ hai về nhiệt động lực học khiến chắc chắn là không thể không nghi ngờ rằng vũ trụ thì đang cạn kiệt, và rằng đến tận cùng không gì, dù đáng quan tâm dẫu chỉ mảy may, sẽ có thể có được ở bất cứ đâu [17]. Tất nhiên, chúng ta có thể nói rằng khi đến thời gian đó, Gót sẽ lại lên dây cót cho guồng máy; nhưng nếu chúng ta có nói điều này, chúng ta chỉ có thể dựa sự khẳng định của chúng ta trên niềm tin tôn giáo, chứ không trên một mảnh nhỏ nào của bằng chứng khoa học. Cho đến nay, theo như những bằng chứng khoa học, vũ trụ đã bò qua từng giai đoạn chậm chạp đi đến một kết quả đáng thương trên trái đất này, và đang tiếp tục bò qua những giai đoạn, lại còn đáng thương hơn nữa, đến một tình trạng của cái chết phổ quát. Nếu điều này được nhận như bằng chứng của mục đích, tôi chỉ có thể nói rằng mục đích là một điều không hấp dẫn với tôi. Do đó, tôi không thấy lý do để tin vào bất kỳ một loại Gót nào, cho dù mơ hồ đến đâu và thu giảm loãng nhạt thưa mỏng đến đâu. Tôi để qua một bên những luận chứng siêu hình cũ, vì chính những nhà bào chữa tôn giáo đều đã ném bỏ chúng.

Hồn người và sự bất tử

Sự nhấn mạnh của đạo Kitô về hồn người cá thể đã có một ảnh hưởng sâu xa trên luân lý của những cộng đồng người Kitô. Nó là một học thuyết có nền tảng cơ bản gần gũi với của những triết gia phái Stoics, nổi lên như của họ đã nổi lên trong những cộng đồng thôi không còn có thể ấp ủ những hoài bão chính trị. Động lực tự nhiên của cá nhân mạnh mẽ có nhân cách tử tế là cố gắng để làm tốt, nhưng nếu người này bị tước hết mọi quyền lực chính trị và mọi cơ hội để ảnh hưởng vào những gì xảy ra, người này sẽ bị đẩy lệch hướng ra khỏi tiến trình tự nhiên của mình, và sẽ quyết định rằng điều quan trọng là để tốt. Đây là những gì đã xảy ra với những người Kitô đầu tiên; nó đã dẫn đến một khái niệm về sự thánh thiện cá nhân như một gì đó hoàn toàn độc lập với hành động đem lại ích lợi, vì sự thánh thiện phải là một gì đó có thể đạt đến được bởi những người bất lực trong hành động. Vì thế đức hạnh xã hội đã bị loại trừ khỏi đạo đức của đạo Kitô. Cho đến ngày nay, những người Kitô thường nghĩ rằng một người ngoại tình thì xấu xa hơn một người làm chính trị nhận hối lộ, mặc dù người sau có thể gây nhiều tổn hại gấp nghìn lần.

Quan niệm thời trung cổ về đức hạnh, như người ta thấy trong những bức tranh của họ, đã là về một gì đó không có thực chất, yếu ớt, và tình cảm. Người có đạo đức nhất là người đã rút ra khỏi thế giới; Những người duy nhất của hành động đã được coi như những ‘vị thánh’ là những người đã phí phạm mạng sống và của cải của những người dưới quyền của họ trong chiến tranh với những người Turk, như ‘thánh chiên’ Louis [18]. Hội nhà thờ sẽ không bao giờ xem một người như một vị ‘thánh’ vì người này đã cải cách tài chính, hay luật hình sự, hay tư pháp [19]. Những đóng góp như vậy cho phúc lợi của con người được coi chỉ là không quan trọng. Tôi không tin rằng trong danh sách những thánh chiên gán mỗi ngày trong lịch hàng năm, lại có được một thánh chiên duy nhất nào mà công trạng của ông là do công trình phục vụ phúc lợi công cộng [20].

Với sự tách biệt này giữa con người xã hội và con người đạo đức, đã đi đến một sự tách biệt ngày càng tăng giữa hồn người và thể xác, vốn đã tồn tại trong siêu hình học của đạo Kitô và trong những hệ thống triết học bắt nguồn từ Descartes. Người ta có thể nói, một cách rộng rãi, rằng thân xác đại diện cho phần xã hội và cộng đồng của một người, trong khi hồn người đại diện cho phần riêng tư cá nhân. Khi nhấn mạnh vào hồn người, đạo đức Kitô đã làm tự nó thành hoàn toàn cá nhân. Tôi nghĩ điều là rõ ràng rằng kết quả thực và cuối cùng của tất cả những thế kỷ của giáo thuyết Kitô là đã từng làm cho con người trở nên tự cao tự đại hơn, trong bản thân họ đã khép kín câm lặng hơn, hơn là tự nhiên đã làm họ; Vì những xung lực vốn tự nhiên mang một người ra bên ngoài những bức tường của tự ngã của người ấy là của tình dục, gia đình, và lòng yêu nước hay bản năng bầy đàn.

Tình dục, hội nhà thờ đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để giảm giá trị và làm suy thoái phân hủy; Tình cảm gia đình đã bị chính Christ và số đông đi theo ông khiển trách; Và lòng yêu nước, không thể tìm được chỗ đứng nào trong những quần thể dân chúng của Đế quốc Rome. Cuộc tranh cãi chống lại gia đình trong những sách ghi chép cuộc đời của Christ là một vấn đề chưa nhận được sự chú ý xứng đáng của nó. Hội nhà thờ đối xử với Mẹ của Christ bằng sự tôn kính, nhưng chính ông đã cho thấy rất ít ỏi của thái độ này. “Người đàn bà kia, ta có dính dáng gì với ngươi?” (John 2, 4) là cách ông nói chuyện với bà [21]. Ông cũng nói rằng ông đã đến để đặt một người con trong xung đột chống lại cha người ấy, con gái chống lại mẹ người ấy, và con dâu chống lại mẹ chồng người ấy, và rằng ai là người yêu cha và mẹ người ấy nhiều hơn yêu ông, thì không xứng đáng với ông (Matt, 10, 35-37). [22]Tất cả những điều này có nghĩa là sự tan rã của quan hệ gia đình sinh học vì mục đích của tin tưởng tôn giáo – một thái độ có rất nhiều liên quan với sự không khoan dung vốn đã đi vào thế giới cùng với sự lan truyền của đạo Kitô.

Chủ nghĩa cá nhân này lên tới đỉnh cao trong học thuyết về sự bất tử của hồn người cá nhân, vốn tin rằng sau này sẽ tận hưởng hạnh phúc vô cùng hay bất hạnh vô tận tùy theo những hoàn cảnh. Những hoàn cảnh trong đó sự khác biệt quan trọng này đã tùy thuộc thì khá là đáng tò mò nên biết. Thí dụ, nếu bạn chết ngay sau khi một nhà chăn chiên rảy ‘nước thánh’ lên người bạn, trong khi lẩm bẩm một số từ ngữ nào đó, bạn thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu; Ngược lại, nếu sau một đời dài và đạo đức, bạn bị sét đánh đúng trong giây phút đương khi bạn dùng thứ ngôn ngữ tồi tệ (như chửi thề) vì bạn làm đứt một sợi dây giày, bạn sẽ thừa hưởng sự đày đọa vĩnh cửu. Tôi không nói rằng những người Kitô Phản Thệ thời nay tin điều này, cũng không phải ngay cả những người Kitô Catô thời nay, những người đã chưa được dạy dỗ đầy đủ về gót-học; Nhưng tôi nói rằng quả thực đây là học thuyết chính thống và đã được tin tưởng vững chắc cho đến tận thời gần đây.

Những người (thực dân) Spaniards (xâm lăng) ở Mexico và Peru đã thường làm phép ‘rửa tội’ cho những trẻ sơ sinh dân bản địa America và sau đó ngay lập tức đập vỡ óc chúng ra: bằng cách này họ bảo đảm rằng những trẻ sơ sinh này đã lên Thiên Đàng. [23] Không một người Kitô chính thống nào có thể tìm thấy bất kỳ lý do hợp lý nào để lên án hành động này của họ, mặc dù tất cả ngày nay đều làm như vậy. Trong vô số cách thức, học thuyết về sự bất tử cá nhân dưới dạng Kitô của nó đã có những ảnh hưởng thảm khốc cho đạo đức, và sự tách rời siêu hình của hồn người và thân xác đã có những ảnh hưởng thảm hại cho triết học.

Những nguồn gốc của sự không khoan dung

Sự không khoan dung, thù hận lan rộng khắp thế giới với sự xuất hiện của đạo Kitô là một trong những đặc điểm đáng thắc mắc nhất, theo tôi nghĩ, là đến từ niềm tin của người Jew về tính đạo hạnh chính trực [24] và về thực tại độc nhất của Gót Jew. Tại sao người Jew đã có những khác thường này thì tôi không biết. Chúng dường như đã phát triển trong thời gian dân Jew lưu vong như một phản ứng chống lại nỗ lực để thu hút người Jew vào những nhóm người ngoài. [25] Tuy nhiên, những người Jew, và đặc biệt là những tiên tri, đã phát minh ra sự nhấn mạnh vào tính đạo hạnh chính trực cá nhân và ý tưởng rằng nó là xấu xa để khoan dung bất cứ tôn giáo nào ngoại trừ một. Hai ý tưởng này đã có một tác động thảm khốc bất thường vào lịch sử phương Tây.

Hội nhà thờ đã làm ồn ào lớn chuyện về sự bức hại những người Kitô của Nhà nước Rome trước thời hoàng đế Constantine. Sự đàn áp này, tuy nhiên, đã là nhẹ nhàng và không liên tục, lúc có lúc không, và hoàn toàn chính trị. Trong suốt thời gian, từ thời Constantine cho đến cuối thế kỷ XVII, những người Kitô bị chính những Kitô khác bức hại còn dữ dội hơn là họ đã bị những hoàng đế Rome đàn áp. Trước khi có sự nổi lên của đạo Kitô, thái độ bức hại tôn giáo này đã không từng được biết đến trong thế giới thời cổ, ngoại trừ giữa những người Jew. Nếu bạn đọc, ví dụ như, Herodotus, bạn sẽ thấy một vài giải thích nhạt nhẽo và độ lượng về những tập quán của những quốc gia xa lạ mà ông có dịp đến thăm. Đôi khi, quả đúng, là có một phong tục man rợ đặc biệt nào đó có thể gây chấn động cho ông, nhưng nhìn chung, ông rất thân thiện với những gót nước ngoài và phong tục nước ngoài. Ông đã không lo lắng để chứng minh rằng những người gọi Zeus bằng một vài tên gọi khác sẽ phải chịu sự trừng phạt vĩnh cửu, và phải bị xử tử để sự trừng phạt của họ có thể bắt đầu càng sớm càng tốt. Thái độ này đã được dành riêng cho những người Kitô. Đúng là người Kitô hiện đại ít cứng rắn hơn, nhưng đó không phải là nhờ vào đạo Kitô; Đó là nhờ vào những thế hệ của những người tư tưởng tự do, từ thời Phục hưng đến ngày nay, những người đã làm cho những người Kitô cảm thấy xấu hổ về nhiều những tin tưởng truyền thống của họ. Thật là khôi hài khi nghe người Kitô thời nay nói với bạn rằng đạo Kitô thì thực sự dịu nhẹ và duy lý đến chừng nào!, và làm ngơ trước sự kiện rằng tất cả sự sự dịu nhẹ và duy lý của nó là đều đến từ sự giảng dạy của những người vốn trong thời của họ đã bị tất cả những người Kitô chính thống khủng bố.

Không ai ngày nay tin rằng thế giới đã được tạo ra vào năm 4004 TCN; Nhưng không lâu cho cho lắm trước đây, sự hoài nghi trên điều này đã được nghĩ là một tội ác ghê tởm. Cụ cố-cố nội của tôi, sau khi quan sát độ sâu của dung nham trên những sườn núi Etna, đã đi đến kết luận rằng thế giới phải là cổ hơn, so với lý thuyết Kitô chính thống đã giả định, và cụ đã công bố ý kiến ​​này trong một cuốn sách. Vì “phạm tội” này, cụ đã bị trục xuất khỏi quận hạt, và đã phải chịu sự tẩy chay của xã hội. Nếu cụ đã là một người trong hoàn cảnh khiêm tốn hơn, sự trừng phạt cụ chắc chắn đã nặng nề hơn. [26] Không công trạng gì từ những người Kitô chính thống khiến họ bây giờ không còn tin vào tất cả những điều ngớ ngẩn vốn đã được tin tưởng mới 150 năm trước đây. Sự ‘thiến hoạn’ dần dần học thuyết Kitô đã có tác dụng, bất chấp sức đề kháng mạnh mẽ nhất, và chỉ như là kết quả của những tấn công của những người tư tưởng tự do, không-tin-có-gót.

Học thuyết về Ý chí Tự do

Thái độ của những người Kitô về vấn đề luật của Tự nhiên đã từng là dao động và không chắc chắn đến gây tò mò thắc mắc. Một mặt, đã có một học thuyết về ý chí tự do, phần lớn những người Kitô tin vào nó; và học thuyết này đã đòi hỏi rằng những hành vi của con người, ít nhất sẽ không phải tuân theo luật của Tự nhiên. Mặt khác, đặc biệt trong thế kỷ thứ XVIII và XIX, đã có một tin tưởng vào Gót như Đấng Ban Luật và vào luật tự nhiên như một trong những bằng chứng chính cho sự hiện hữu của một đấng SángTạo. Trong thời gian gần đây, sự chống đối với sự cai quản của luật tự nhiên, vì mục đích bảo vệ cho ý chí tự do, đã bắt đầu được cảm nhận mạnh mẽ hơn sự tin tưởng vào luật tự nhiên như bằng chứng có thể dành cho một Đấng Ban Luật.

Những nhà Duy vật đã dùng những định luật của vật lý để cho thấy, hay cố gắng cho thấy, rằng những chuyển động của cơ thể con người đều tất định về cơ học, và rằng hệ quả là tất cả mọi sự vật việc chúng ta nói và mọi thay đổi về vị trí chúng ta có tác động, đều nằm ngoài phạm vi của bất kỳ ý chí tự do nào nếu có thể có được. Nếu điều này là như vậy, bất cứ sự vật việc gì may ra có thể còn lại cho những khả năng ý chí không bị giam giữ của chúng ta thì có giá trị ít ỏi. Nếu, khi một người viết một bài thơ hay phạm tội giết người, những động tác cơ thể liên quan đến hành động của người này chỉ do những nguyên nhân vật chất, có vẻ như phi lý để dựng một bức tượng cho người này trong một trường hợp và để treo cổ người này trong trường hợp kia. Có thể trong những hệ thống siêu hình nhất định nào đó, vẫn còn có một khu vực của suy tưởng thuần túy, trong đó ý chí sẽ là tự do; Nhưng vì rằng chỉ có thể truyền thông đến người khác bằng những phương tiện của động tác thân xác, vương quốc của tự do tất sẽ là một lĩnh vực có thể không bao giờ là đối tượng của truyền thông, và có thể không bao giờ có bất kỳ quan trọng xã hội nào.

Sau đó, lại nữa, học thuyết tiến hóa đã có một ảnh hưởng đáng kể với những người Kitô đã chấp nhận nó. Họ đã thấy rằng sẽ là điều trái khoáy và chướng tai, để làm những tuyên bố nhân danh cho con người vốn chúng đều hoàn toàn khác với những tuyên bố vốn được làm nhân danh cho những dạng khác của sự sống. Vì vậy, để bảo vệ ý chí tự do trong con người, họ đã phản đối mọi nỗ lực nhằm giải thích hành vi của vật chất sống trong những thuật ngữ của những luật vật lý và hóa học. Quan điểm của Descartes, đi tới kết quả rằng tất cả những động vật ‘hạ đẳng’ đều là những ‘máy tự động’[27], thôi không còn được những nhà gót học tự do ưa thích. Học thuyết về sự liên tục [28] làm họ đã có khuynh hướng để đi một bước lại còn xa hơn nữa, và chủ trương rằng ngay cả những gì được gọi là vật chất chết thì không bị cai quản cứng nhắc trong hành vi của nó bằng bất kỳ những luật lệ không thay đổi nào. Họ xem dường đã bỏ qua sự kiện là nếu bạn bãi bỏ sự cai quản của luật lệ, bạn cũng hủy bỏ sự có thể có của những ‘phép lạ’, vì nếu những phép lạ là những hành động của Gót vốn chúng có thể vượt phạm những luật lệ cai quản những hiện tượng thông thường. Tuy nhiên, tôi có thể tưởng tượng nhà gót-học tự do hiện đại chủ trương với một vẻ thâm thuý rằng mọi sự sáng tạo thì đều kỳ diệu, như thế khiến ông thôi không còn cần thắt chặt trên những xảy ra nhất định nào đó như những bằng chứng đặc biệt về sự can thiệp của Gót.

Dưới ảnh hưởng của phản ứng này chống lại luật tự nhiên, một số nhà biện hộ của đạo Kitô đã nắm lấy những học thuyết mới nhất về atom, có xu hướng cho thấy rằng những luật vật lý mà chúng ta từ trước đến nay vẫn tin tưởng, đều chỉ có một gần đúng và (xác xuất) trung bình của sự thật khi áp dụng với một số lượng lớn những atom, trong khi những electron riêng biệt thì hoạt động rất giống như theo ý nó thích. Tin tưởng của riêng tôi rằng đây là một giai đoạn tạm thời, và rằng chẳng bao lâu những nhà vật lý sẽ tìm ra những định luật cai quản những hiện tượng của thế giới cực nhỏ, mặc dù những luật này có thể khác biệt đáng kể so với những định luật của vật lý truyền thống. [29] Tuy nhiên, dẫu có thể sẽ là thế nào chăng nữa, điều đáng kể là để quan sát rằng những học thuyết hiện đại về lĩnh vực gồm những hiện tượng của thế giới cực nhỏ, thì không chứa đựng ảnh hưởng nào đến bất cứ gì vốn có quan trọng thực tiễn. Những chuyển động nhìn thấy, và thực sự tất cả những chuyển động làm được bất kỳ khác biệt nào với bất kỳ một ai, đều gồm một số lượng rất lớn những atoms vốn chúng đi đến trọn vẹn trong phạm vi của những định luật cũ. Để viết một bài thơ hay thực hiện một vụ giết người (quay trở lại minh hoạ trước của chúng ta), cần di chuyển một khối lượng đáng kể của mực hay chì. Những electron gồm trong chất mực in có thể nhảy múa tự do quanh phòng khiêu vũ nhỏ bé của chúng, nhưng phòng khiêu vũ như một toàn bộ thì di chuyển theo những định luật của vật lý cũ, và chỉ điều này mà thôi là những gì nhà thơ và nhà xuất bản của ông quan tâm. Do đó, những học thuyết hiện đại không mang ý nghĩa nào tiếp nhận được với bất kỳ một vấn đề nào của lợi ích con người, với chúng nhà gót-học có sự quan tâm.

Như thế, câu hỏi về ý chí tự do vẫn nằm đúng vị trí nó đã có. Bất cứ gì có thể được nghĩ về nó như một vấn đề sau cùng của siêu hình học, thì rõ ràng là không ai tin vào nó trong thực tế. Tất cả mọi người đã luôn luôn tin rằng là để rèn luyện hay đào tạo cá tính con người là điều có thể làm được: Mọi người đã đều biết rằng rượu hay thuốc phiện sẽ có một tác động nhất định nào đó trên hành vi ứng xử. Những ‘sứ đồ’ rao giảng ý chí tự do duy trì rằng một người có thể bởi khả năng của ý chí tránh được bị say rượu, nhưng ông không duy trì rằng một người có thể nói “Hiến pháp Anh” khi say rượu cũng rõ ràng như khi người này tỉnh táo. Và tất cả những ai từng làm việc với những trẻ em đều biết rằng một chế độ ăn uống thích hợp quả thực làm cho chúng trở nên đạo đức hơn những lời rao giảng hùng hồn nhất thế giới. Một trong những tác dụng của học thuyết ý chí tự do trong thực hành là để ngăn ngừa mọi người đi theo hiểu biết thực tiễn thông thường loại như vậy để đi đến kết luận hợp lý của nó. Khi một người hành động theo những cách làm phiền chúng ta, chúng ta muốn nghĩ rằng người ấy thì xấu xa, và chúng ta từ chối đối mặt với thực tế là hành vi gây phiền nhiễu của người ấy là kết quả của những nguyên nhân trước đó, mà nếu bạn theo dõi chúng đủ lâu dài, sẽ đưa bạn vượt quá thời điểm ra đời của người ấy, và do đó đến những sự kiện mà người ấy không thể bị buộc có trách nhiệm bằng bất kỳ một mảnh kéo dài nào của tưởng tượng.

Không ai đối xử một chiếc xe hơi cũng ngu xuẩn như người ấy đối xử với một con người khác. Khi xe không chạy, người ấy không qui gán hành vi gây phiền nhiễu của nó với ‘tội lỗi’; Người ấy không nói, “Mày là một chiếc ô tô độc ác, và tao sẽ không cho mày thêm xăng nữa cho đến khi nào mày chạy!” Nhưng người này cố gắng tìm ra chuyện gì đã sai và chữa nó thành đúng. Một cách tương tự để đối xử với con người, tuy nhiên, thì được coi là trái với những ‘chân lý’ của đạo Kitô ‘thánh thiện’ của chúng ta. Và điều này cũng áp dụng ngay cả trong việc điều trị những trẻ nhỏ. Nhiều đứa trẻ có những thói quen xấu vốn bị sự trừng phạt làm cho thành xấu vĩnh viễn, nhưng có thể sẽ tự mất đi nếu đừng để ý đến. Tuy nhiên, những người nuôi dạy trẻ, với rất ít trường hợp ngoại lệ, xem trừng phạt là làm điều đúng, mặc dù làm như vậy họ phạm vào nguy hiểm có thể gây nên điên dại. Khi điên dại đã được gây ra, nó được thuật lại trong những tòa án như là một bằng chứng về sự gây tai hại của thói quen, không phải của hình phạt. (Tôi đang nói về việc một truy tố gần đây về tội ‘vi phạm thuần phong mỹ tục’ ở tiểu bang New York [30]). Những cải cách trong giáo dục đã xảy đến, rất nhiều phần qua sự nghiên cứu về những người điên dại và có não thức yếu nhược, vì họ không bị gán cho trách nhiệm đạo đức đối với những thất bại của họ, và do đó đã được chữa trị một cách khoa học hơn so với những trẻ bình thường. Đến tận rất gần đây, đã chủ trương, nếu một đứa trẻ không thể học được bài học của nó, cách chữa bệnh đúng là đánh đòn bằng roi hay gậy. Quan điểm này gần như đã không còn nữa trong việc đối xử với trẻ em, nhưng nó vẫn tồn tại trong luật hình sự. Rõ ràng là một người có một khuynh hướng với tội ác phải bị giam giữ lại, nhưng cũng phải làm thế với một ai là người bị thú vật cắn, mắc bệnh ‘dại’, sợ nước [31] và muốn cắn người khác, mặc dù không ai coi người này có trách nhiệm đạo đức. Một người mắc bệnh dịch hạch phải bị giam giữ cho đến khi người này được chữa khỏi, mặc dù không ai nghĩ người này là độc ác xấu xa. Cùng một điều nên được thực hiện với một người phải chịu khổ sở vì có một khuynh hướng để phạm vào làm những giả mạo; Nhưng không nên có thêm ý kiến ​​về phạm tội trong trường hợp này hơn trong trường hợp kia. Và đây chỉ là một hiểu biết thực tiễn thông thường, mặc dù nó là một hình thức của hiểu biết thực tiễn thông thường mà đạo đức học và siêu hình học Kitô phản đối.

Để phán đoán về ảnh hưởng đạo đức của bất kỳ tổ chức nào đối với cộng đồng, chúng ta phải xem xét loại xung lực nào được hiện thân trong tổ chức, và đến mức độ nào mà tổ chức này tăng hiệu quả của xung lực trong cộng đồng đó. Đôi khi xung lực liên quan thì khá rõ ràng, đôi khi nó thì ẩn chìm hơn. Một hội Alpine của những người leo núi, lấy thí dụ, hiển nhiên là hiện thân của xung lực để phiêu lưu, và một hội hàn lâm của những học giả hiện thân cho xung lực hướng tới kiến ​​thức. Gia đình như một tổ chức hiện thân cho lòng ghen tuông nam nữ và tình cảm làm cha mẹ; Một câu lạc bộ bóng tròn hay một đảng chính trị là hiện thân của xung lực hướng đến lối chơi mang tính đua tranh; Nhưng hai tổ chức xã hội lớn nhất – cụ thể là hội nhà thờ và nhà nước – đều phức tạp hơn trong động cơ tâm lý của chúng. Mục đích chính của nhà nước rõ ràng là bảo đảm an ninh chống lại cả tội phạm bên trong lẫn kẻ thù bên ngoài. Nó bắt nguồn từ khuynh hướng trẻ em chen rúc vào nhau khi chúng sợ hãi, và tìm kiếm một người lớn là người sẽ cho chúng một cảm giác của an toàn.

Hội nhà thờ có những nguồn gốc phức tạp hơn. Chắc chắn nguồn quan trọng nhất của tôn giáo là sợ hãi; Điều này có thể nhìn thấy được ngay trong thời hiện tại, vì bất cứ sự vật việc gì gây nên hoảng hốt báo động đều dễ dàng xoay những suy nghĩ của con người đến Gót. Chiến trận, dịch bệnh, và đắm tàu, ​​tất cả đều có khuynh hướng làm cho người ta thành có tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo cũng có những kêu gọi khác, bênh cạnh kêu gọi đó của khiếp hãi; Nó đặc biệt kêu gọi tới lòng tự hào của con người. Nếu đạo Kitô là đúng, loài người không phải là những con giun đáng thương đến thế, như họ xem dường là; Họ là trong sự chú tâm của đấng Sáng tạo của vũ trụ, là người không quản ngại để lấy làm làm hài lòng với họ khi họ cư xử tốt lành, và không hài lòng khi họ cư xử tồi tệ. Đây là một sự tán dương lớn lao. Chúng ta không nên nghĩ đến việc nghiên cứu một tổ kiến ​​để tìm ra những con kiến ​​nào làm nhiệm vụ ‘làm kiến’ của chúng, và chắc chắn chúng ta không nên nghĩ đến việc loại riêng ra những con kiến đã chểnh mảng và ném chúng vào đám lửa cháy [32]. Nếu Gót làm điều này cho chúng ta, đó là một sự tán dương cho sự quan trọng của chúng ta; Và nó thậm chí còn là một tán dương sung sướng thích thú hơn nếu ông thưởng cho những người tốt trong chúng ta hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đường. Sau đó có một ý tưởng tương đương trong thời nay rằng sự tiến hóa vũ trụ thì được thiết kế để mang lại loại kết quả vốn chúng ta gọi là tốt – đó là nói rằng, loại kết quả đem cho chúng ta sung sướng. Ở đây một lần nữa là điều tâng bốc để giả sử rằng vũ trụ thì kiểm soát bởi một Hữu thể là người cũng chia sẻ những thị hiếu và thành kiến của chúng ta.[33]

Ý tưởng về sự đạo hạnh chính trực

Xung lực tâm lý thứ ba được hiện thân trong tôn giáo là điều đã dẫn tới khái niệm về sự đạo hạnh chính trực. Tôi biết rằng nhiều người tư tưởng tự do nghiên cứu khái niệm này với sự kính trọng lớn và đã cho rằng nó nên được giữ lại bất chấp sự phân rã của tôn giáo giáo điều. Tôi không thể đồng ý với họ về điểm này. Sự phân tích tâm lý của ý tưởng về sự đạo hạnh chính trực xem dường với tôi cho thấy rằng nó đã có gốc từ những đam mê không nên mong muốn có, và không nên được sự tán thành công khai của lý trí làm cho mạnh thêm. Sự đạo hạnh chính trực và sự không đạo hạnh chính trực phải được kết hợp với nhau; không thể nhấn mạnh vào một này mà không nhấn mạnh vào một kia. Bây giờ, trong thực tế “không đạo hạnh chính trực” là gì? Nó là hành vi ứng xử thực tế thuộc một loại không được bầy đàn ưa thích. Bằng cách gọi nó là không đạo hạnh chính trực, hay không đạo hạnh, và bằng cách sắp xếp một hệ thống đạo đức phức tạp xung quanh khái niệm này, bầy đàn tự biện chính cho mình trong việc trút sự trừng phạt xuống những đối tượng không được riêng nó ưa thích, trong khi cùng lúc, vì bầy đàn thì đạo hạnh chính trực theo định nghĩa, nó làm tăng tự hào riêng của nó lên, ngay tại thời điểm nó thả lỏng xung lực của nó để là tàn nhẫn. Đây là tâm lý học của đám đông mù quáng đánh và treo cổ giết nghi phạm không màng đến pháp luật [34], và của những cách khác trong đó những tội phạm bị trừng phạt. Yếu tính của khái niệm về đạo hạnh chính trực, do đó, là đem lại khả năng cho một lối xả thoát cho chủ nghĩa bạo dâm bằng cách đội lốt tàn ác như là công lý.

Nhưng, có thể nói, giải thích mà bạn vừa đem cho tính đạo hạnh chính trực thì hoàn toàn không thể áp dụng được cho những tiên tri Hebrew, là người, sau tất cả, với sự cho thấy của chính bạn, đã phát minh ra ý tưởng. Có sự thật trong điều này: Tính đạo hạnh chính trực qua miệng lưỡi của những tiên tri Hebrew có nghĩa là những gì đã được họ và Yahweh chấp nhận. Người ta tìm thấy cùng một thái độ diễn tả trong sách Công vụ các Tông Đồ, nơi mà những Tông Đồ bắt đầu tuyên bố bằng những lời “Vì nó xem dường tốt lành với Gót Ma [35], và với chúng ta...” (Acts 25: 28). [36] Tuy nhiên, sự chắc chắn cá nhân này về phần thị hiếu và quan điểm của Gót thì không thể được lấy làm cơ sở cho bất cứ tổ chức nào. Điều đó đã từng luôn luôn là khó khăn mà đạo Phản Thệ đã buộc phải tranh cãi: một vị tiên tri mới có thể chủ trương rằng điều được vén lên cho thấy của ông thì có giá trị hơn những người trước ông, và không có gì trong quan điểm tổng quát của đạo Phản Thệ cho thấy tuyên bố này là không hợp lệ. Do đó đạo Phản Thệ chia thành vô số những giáo phái, làm suy yếu lẫn nhau; Và có lý do để giả định rằng một trăm năm sau kể từ đây, đạo Catô do đó sẽ là đại diện có tác dụng duy nhất của đức tin Kitô. Trong Hội nhà thờ Catô, sự linh cảm loại như của những nhà tiên tri đã tán thưởng thì có chỗ đứng của nó; Nhưng người ta nhận ra rằng những hiện tượng vốn trông nhiều phần giống như cảm hứng thần thánh đích thực có thể đã được lấy cảm hứng từ Satan, và đó là công việc của hội nhà thờ để phân biệt cho tách bạch, cũng đúng như công việc của những người sành sỏi mỹ thuật để biết một tranh Leonardo thực với một tranh vẽ giả. Trong cách này, đồng thời sự vén lên cho thấy trở thành được thể chế hoá. Đạo hạnh chính trực là những gì hội nhà thờ chấp nhận, và không đạo hạnh chính trực là những gì nó không đồng ý. Thế nên, phần có tác dụng của khái niệm về đạo hạnh chính trực là sự biện minh cho sự thù ghét của bầy đàn.

Do đó, dường như ba xung lực con người được hiện thân trong tôn giáo là sợ hãi, kiêu căng và hận thù. Mục đích của tôn giáo, người ta có thể nói, là để đem cho một vẻ của tôn trọng với những đam mê này, miễn là chúng chạy trong những kênh nhất định. Đó là bởi vì những đam mê này, trên toàn bộ, tạo ra đau khổ con người khiến tôn giáo là một sức mạnh của cái ác, vì nó cho phép con người dầm mình trong những đam mê này với không kiềm chế, ở đó ngoại trừ sự chuẩn y may ra chúng có, ít nhất đến một mức độ nào đó kiểm soát chúng.

Tôi có thể tưởng tượng ở điểm này một phản đối, chắc chắn sẽ không được phần lớn những tín đồ chính thống thúc dục nhưng dẫu sao vẫn đáng để xem xét. Hận thù và sợ hãi, có thể nói, là những cá tính thiết yếu của con người; Loài người luôn luôn đã và luôn luôn sẽ cảm thấy chúng. Điều tốt nhất bạn có thể làm với chúng, tôi được bảo, là hướng chúng vào một số luồng chảy nhất định nào đó mà chúng ít gây hại hơn chúng sẽ gây hại nếu ở trong một số luồng chảy khác. Một nhà gót học Kitô có thể nói rằng sự đối xử với chúng của hội nhà thờ thì cũng tương tự như cách đối xử của hội nhà thờ với xung lực tình dục, vốn nó đáng trách. Nó cố gắng trả lại sự vô hại cho nhục dục, bằng cách hạn chế nó bên trong những phạm vi của hôn nhân. Vì vậy, có thể nói, nếu loài người chắc chắn sẽ không tránh khỏi phải cảm thấy hận thù, nó tốt hơn là nên hướng hận thù này chống lại những ai là người thực sự gây hại, và đây chính là những gì mà hội nhà thờ thực hiện bằng khái niệm của nó về đạo hạnh chính trực.

Có hai trả lời với luận điểm này – một tương đối nông cạn, trên mặt nổi; một kia đi đến gốc của vấn đề. Trả lời nông cạn là rằng khái niệm của hội nhà thờ về đạo hạnh chính trực thì không phải là điều tốt nhất có thể có được; trả lời nền tảng là rằng hận thù và sợ hãi, với kiến ​​thức tâm lý hiện tại của chúng ta và kỹ thuật công nghiệp hiện tại của chúng ta, có thể được loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống con người.

Lấy điểm thứ nhất trước hết. Khái niệm của hội nhà thờ về đạo hạnh chính trực thì không ai ưa thích hay mong muốn, về mặt xã hội trong nhiều cách khác nhau – trước nhất và trên hết, trong sự hạ giá, coi khinh trí tuệ và khoa học. Khiếm khuyết này được thừa hưởng từ những sách ghi chép về Jesus. Christ bảo chúng ta hãy trở thành như những đứa trẻ nhỏ, [37] nhưng những đứa trẻ nhỏ không thể hiểu được toán học vi phân, hay kinh tế học về tiền tệ, hay những phương pháp y học hiện đại chống lại bệnh tật. Để thu tập được kiến ​​thức loại như vậy không là phần nhiệm vụ của chúng ta, theo như hội nhà thờ. Hội nhà thờ thôi không còn dám chắc rằng kiến thức tự nó là tội lỗi, mặc dù nó đã làm như thế trong những ngày huy hoàng của nó; Nhưng việc thu thập kiến ​​thức, mặc dù không tội lỗi, thì nguy hiểm, vì nó có thể dẫn đến một sự tự hào trí tuệ, và do đó đến một tra hỏi về tín điều đạo Kitô. Chẳng hạn, lấy thí dụ, hai người đàn ông, một người trong số họ đã dập tắt bệnh sốt vàng da trong một số khu vực lớn ở vùng nhiệt đới, nhưng trong quá trình hoạt đông này, ông đã đôi khi có những quan hệ với những phụ nữ mà ông không kết hôn; Trong khi người kia lại lười biếng và hèn kém, sinh con năm một cho đến khi vợ ông này chết vì kiệt sức, và chẳng chăm sóc gì đến đám con cái của mình, khiến chúng chết một nửa vì những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, nhưng ông này không bao giờ thoả mãn quan hệ tình dục bất chính. Mỗi người người Kitô tốt phải chủ trương rằng người thứ hai trong hai người này thì đạo đức hơn người thứ nhất. Thái độ như vậy, tất nhiên, là mê tín và hoàn toàn trái với lý trí. Tuy nhiên, một gì đó của sự phi lý này thì không thể tránh được cho đến khi nào sự tránh được tội lỗi thì được cho là quan trọng hơn công trạng tích cực, và cho đến chừng nào sự quan trọng của kiến ​​thức như là một sự trợ giúp cho một đời sống hữu ích thì không được nhìn nhận.

Phản đối thứ hai và nền tảng hơn với sự sử dụng sợ hãi và hận thù được hội nhà thờ thực hành là rằng ngày nay những cảm xúc này có thể hầu như hoàn toàn được loại bỏ khỏi bản chất con người, bằng những cải cách về giáo dục, kinh tế, và chính trị. Những cải cách giáo dục phải là cơ bản, vì những người cảm thấy hận thù và sợ hãi cũng thán phục những cảm xúc này và muốn duy trì chúng cho lâu dài, mặc dù sự thán phục và ước muốn này có thể là vô thức, như trong những người Kitô bình thường. [38] Một nền giáo dục được hoạch định với mục đích loại bỏ sự sợ hãi thì chắc chắn không phải là khó khăn để tạo ra nếu muốn. Chỉ cần đối xử với một đứa trẻ bằng sự tử tế, đặt nó vào một môi trường trong đó sáng kiến có thể khởi xướng nhưng không đưa đến những kết quả thảm khốc, và để tránh cho đứa trẻ khỏi phải tiếp xúc với những ai là người lớn nhưng có những kinh hoàng không hợp lý, dù là với bóng tối, với chuột, hay với cách mạng xã hội. Một đứa trẻ cũng không phải chịu hình phạt nghiêm khắc, hay những trách mắng quá nặng và quá đáng. Để cứu một đứa trẻ khỏi hận thù là một việc làm phức tạp hơn. Những tình huống khởi lên sự ghen tức phải được tránh né rất cẩn thận bằng những phương tiện của sự thận trọng và công lý chính đáng giữa những trẻ em khác nhau. Một đứa trẻ phải cảm thấy bản thân mình là đối tượng của tình cảm ấm áp của một số người, ít nhất là của những người lớn mà nó có liên hệ, và nó phải không bị ngăn trở trong những hoạt động tự nhiên và sự tò mò tìm hiểu của nó, ngoại trừ khi nguy hiểm đến đời sống hay sức khoẻ. Đặc biệt, không có tabu về kiến ​​thức tình dục, hay về trò chuyện những vấn đề mà người lớn vẫn thường xem là ‘không thích hợp’. Nếu những quy tắc đơn giản này được tuân theo ngay từ đầu, đứa trẻ sẽ là không sợ hãi và là thân thiện.

Khi bước vào tuổi trưởng thành, một người trẻ tuổi được giáo dục như thế sẽ tự thấy mình rơi vào một thế giới đầy bất công, đầy tàn ác, đầy khổ đau vốn có thể ngăn ngừa được. Sự bất công, tàn ác và đau khổ hiện hữu trong thế giới ngày nay là một thừa kế từ quá khứ, và nguồn gốc sau cùng của chúng là kinh tế, vì sự cạnh tranh sống còn cho những phương tiện của sự sinh tồn đã là không thể tránh khỏi trong những thời trước. Nó không phải là không thể tránh khỏi trong thời của chúng ta. Với kỹ thuật công nghiệp hiện nay, nếu chúng ta chọn, chúng ta có thể cung cấp sinh kế khả dĩ đủ sống cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng có thể bảo đảm rằng dân số thế giới sẽ đứng yên nếu chúng ta không bị cản trở bởi ảnh hưởng chính trị của những hội nhà thờ vốn thích chiến tranh, dịch bệnh và nạn đói hơn kiếm soát sinh sản bằng ngừa thai. Những kiến ​​thức mà trong đó hạnh phúc phổ quát có thể được bảo đảm thì hiện diện; Trở ngại chính đối với sự đem nó dùng vào mục đích đó là sự giảng dạy của tôn giáo. Tôn giáo ngăn cản những trẻ em của chúng ta có được một nền giáo dục dựa trên lý trí; Tôn giáo ngăn cản chúng ta loại bỏ những nguyên nhân căn bản của chiến tranh; Tôn giáo ngăn cản chúng ta giảng dạy về đạo đức của sự hợp tác khoa học thay cho những học thuyết ác nghiệt lỗi thời của tội lỗi và trừng phạt. Có thể nhân loại đang ở trên ngưỡng cửa của một thời hoàng kim; Nhưng nếu vậy, trước hết cần phải giết con rồng canh giữ cửa, và con rồng này là tôn giáo.[39]

Bertrand Russell (1872-1970)
1930




Nói thêm của người dịch bản tiếng Việt

Bài viết này nổi tiếng vì phát biểu “Tôi xem nó (tôn giáo) như một bệnh tật sinh ra từ sợ hãi, và như một nguồn của khốn khổ không kể hết được của loài người”. Tôi không thể không có thêm vài ý, khai triển như sau.

1.
Thái độ và quan điểm của Russell đối với tôn giáo đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ thơ ấu, dưới ảnh hưởng của bà nội, cho đến năm 18 tuổi, Russell đã vẫn giữ tin tưởng vào Gót, vì Gót như “nguyên nhân đầu tiên” (Aristotle) xem dường với ông lúc đó là một luận chứng không thể phản bác được. Nhưng sau khi đọc tự truyện của Stuart Mill, nguyên là cha đỡ đầu của Russell, qua lời kể của ông, ông đã không thể tìm thấy câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “Ai đã tạo nên Gót?” Ông đã mất lý do để tin vào sự hiện hữu của Gót. Thế nên từ đó về sau, Russell đã sống trọn đời mình như một triết gia theo thuyết không-thể-biết (agnostic), một quan điểm chung của những trí thức phương Tây trong thế kỷ trước, chủ trương rằng tuy không thể chứng minh là có một Gót như người sáng tạo vũ trụ, hay như nguyên nhân đầu tiên, nhưng đồng thời cũng thấy rằng không thể chứng minh như ‘hai năm rõ mười’ rằng thực sự không có Gót. Thuyết không-thể-biết là một quan điểm không vội ‘không-tin-có-gót’ lẫn “tin-có-gót’, trong thực tế không khác với của những người chúng ta vẫn quen gọi là vô thần; [40] tôi thường tránh dùng từ này, vì theo tôi gọi thế thực sự không hoàn toàn đúng theo cách dùng và cả theo từ nguyên của nó, ‘atheism’ có nghĩa đơn giản, như tôi vẫn dịch, là ‘không tin có gót’; và trong triết học, văn học phương Tây, gót viết với chữ ‘G’ hoa, nghĩa là gót của ba tôn giáo Juda, Kitô, và Islam. Như thế vô thần là quan điểm tự nhiên của (a) tất cả loài người, trước khi có những tôn giáo, và vẫn cả trong ngày nay, của (b) khoảng 1/2 dân số thế giới, gồm những người không theo những tôn giáo Abraham rất mới này; vì ‘atheism’ là ‘không tin có Gót’; một Gót viết hoa, gót duy nhất (một ‘thực tại độc nhất’ Russell nói ở trên), một gót trong tin tưởng của những tôn giáo Abraham (Gót, Allah, Yahweh). Thêm nữa, nếu không tin có gót, bất kể gót nào (Zeus, Brahma, Vishu, Shiva, Thor,…) là quan điểm đáng kính trước sau của những người có tư tưởng tự do, đến từ những ‘hiểu biết thực tiễn thông thường’, không mê tín tôn giáo, là cơ bản của trí tuệ khoa học ngày nay (‘thưa đức vua, tôi không cần đến giả thuyết này’ [41]) , thì ‘vô thần’ là thái độ nguyên thủy, thông thường và tự nhiên sẵn có của con người, từ những thời đại mông muội đến tiến bộ.

2.
Những bài viết của Russell về tôn giáo trong thế kỷ vừa qua, nổi tiếng được biết với những tấn công đầy cương quyết, đầy sôi nổi, mạnh mẽ, đôi khi độc hại, tấn công vào tôn giáo, những hội nhà thờ khác nhau, những tín ngưỡng khác loại, và tất cả những động lực làm cho người ta nghiêng về tôn giáo. Thuật ngữ “Nhà Thờ”, hoặc “hội những Nhà thờ” trong các bài viết của Russell nói về mặt tổ chức của đạo Kitô, cả Kitô Roma (Vatican) và Kitô Phản thệ, tất cả những giới thẩm quyền về học thuyết của của nó (những nhà chuyên nghiên cứu về gót (nhà gót học), và những nhà tư tưởng chuyên bào chữa và biện hộ cho lý thuyết gót học của nó (Christian apologist), và những nhà chăn chiên trong một tổ chức hình pyramid, từ cấp thấp nhất, trông coi một làng, xã, đến cấp tỉnh, thành phố, đến cấp cao nhất, trên đỉnh của pyramid này là vua chiên), tất cả những ai là người trong thực tế, đã và vẫn đang duy trì, diễn giải, bào chữa, và truyền bá, rao giảng những giáo điều của tôn giáo này.

Russell định nghĩa tôn giáo là “một tập hợp gồm những tin tưởng được giữ như những giáo điều, thống trị mọi sinh hoạt của đời sống, vượt quá hoặc trái với bằng chứng, và được cấy trồng nhồi sọ bởi những phương pháp vốn là tình cảm hoặc uy quyền độc đoán, nhưng không trí tuệ”. [42] Định nghĩa này, có thể phân tích để thấy có bốn đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, bản chất của niềm tin là giáo điều hoặc dựa trên thẩm quyền tuyệt đối (chân lý như một gì đó dấu kín với con người, nhưng một số người, những tiên tri tôn giáo, tự tuyên bố rằng chỉ mình, và chính mình đã được lựa chọn, đã được ‘vén lên cho thấy’ chân lý). Thứ hai, niềm tin không chỉ không dựa trên bằng chứng, mà thậm chí có thể trái ngược với những bằng chứng. Thứ ba, vì niềm tin có thể không dựa trên bằng chứng, nó có thể thiếu sự minh chứng trí thức, hay lý trí hợp lý. Và thứ tư, đặc tính không hợp lý thường có của niềm tin khiến nó là thiết yếu để ‘đức tin’ phải được do một uy quyền xa lạ áp đặt trên cá nhân con người, hoặc bằng cách kêu gọi những tình cảm của con người, hay kêu gọi, nhắc nhở tới những thẩm quyền không thực sự can hệ gì với họ. Uy quyền dùng để áp đặt niềm tin được những người, – tự tuyên bố là người chăm giữ tôn giáo và nắm những địa vị trong tổ chức nhân danh nó – thực hành. Russell dùng từ ‘ niềm tin’(belief) và ‘đức tin’ (faith) hoán đổi cho nhau Ông định nghĩa niềm tin, hay ‘đức tin’, nghĩa là tin tưởng tôn giáo, là ‘một tin tưởng vững chắc vào một sự vật việc gì đó vốn không có bằng chứng”. [43] Theo định nghĩa này của ông, rõ ràng là bất kỳ tín ngưỡng nào nếu mang tính giáo điều (chỉ gót của tín ngưỡng mình mới là gót thực, chỉ sách đạo của mình mới là sách ‘Thánh’, chỉ tôn giáo của mình mới là ‘đạo’, là ‘công giáo’, những tôn giáo khác là ‘ngoại đạo’, tà đạo’, …) đều trở thành một tôn giáo. Russell ghép chung chủ nghĩa Cộng sản với đạo Kitô, vì chủ nghĩa Cộng sản (đặc biệt theo những hình thức Lenin/Stalin), theo ông, không chỉ là một học thuyết chính trị, nó cũng là một tôn giáo có ‘đức tin’ giáo điều phức tạp, và khởi hứng từ những văn bản của Marx (Bản tuyên ngôn quốc tế Cộng sản). Những người Cộng sản có niềm tin, thí dụ, vào thuyết kinh tế giá trị thặng dư của Marx, hay ‘chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn lịch sử cuối cùng của loài người’; trong khi những người Kitô có vô số những niềm tin, dĩ nhiên trong mức độ thì rất phi lý và hết sức hàm hồ hơn nhiều, nên họ phải tự tôn sùng như một thứ phẩm hạnh đạo đức, gọi là ‘đức tin’, thí dụ, sự sống lại của Christ, sự tận thế, sự phán xét cuối cùng của Gót, sự vĩnh cửu của linh hồn, ... Ít hay nhiều, chúng đều không thể chứng minh được hoàn toàn, dù thuần lý hay bằng chứng cứ.

Chúng ta có thể thấy định nghĩa trên của Russell thì giới hạn về phạm vi, ông chủ yếu nhìn vào bản chất thể chế hoá, cấu trúc hóa, hay tổ chức hóa của tôn giáo; nên khi ông nói về tôn giáo, chúng ta có thể thêm ‘tôn giáo có tổ chức’ mà không sợ sai lầm. Nếu chúng ta thử mượn một định nghĩa khác về tôn giáo, thí dụ để tạm so sánh phạm vi bàn luận; hãy xem tôn giáo là (a) ‘một cơ thể, một sinh vật có sáu chiều, điển hình gồm những giáo lý, huyền thoại, giáo thuyết đạo đức, nghi thức, và những tổ chức xã hội, và tất cả sống động qua những kinh nghiệm tôn giáo nhiều loại” (như nói trong The Varieties of Religious Experience: A Study in Human Nature của William James, hay The Sociology of Religion của Emile Durkheim), hay khuynh hướng mới trong thế kỷ này (b) tôn giáo là một hiện tượng của thế giới tự nhiên [44] (thực ra, quay về với nhận định đã nhắc ở trên của chính Russell ‘Tôn giáo chủ yếu là một hiện tượng xã hội’). Russell trước sau liên tục tấn công những hội Nhà thờ (‘the Church’, ở đây, tôi dùng thay cho từ ‘giáo hội’, hay từ tự tâng bốc ‘hội thánh’) đã được thiết lập vững chãi ở phương Tây, đặc biệt nhấn mạnh vào những khía cạnh lý thuyết và đạo đức của tôn giáo. Điều này, có lẽ, sự nhấn mạnh này làm Russell thu hẹp phạm vi của định nghĩa về tôn giáo của ông. Những tôn giáo phương Đông, mặt khác chẳng hạn, thực sự có sự quan tâm nhiều hơn đến những khía cạnh tôn giáo trong kinh nghiệm sống cá nhân, sinh hoạt xã hội và nghi lễ tín ngưỡng. Thêm nữa, cũng cần thiết phải có một định nghĩa toàn diện hơn về tôn giáo, để hiểu được hiện tượng này vốn đã ảnh hưởng con người qua suốt lịch sử nhân loại. Tôn giáo, như chúng ta có thể nói, là sự nhận hiểu, dù qua sợ hãi hay thán phục, về một thực tại siêu việt, thần thánh hay trên thần thánh, và điển hình qua những dạng thức xã hội, đạo đức, nghi thức, kinh nghiệm, huyền bí và tư tưởng nó gọi là giáo lý.

Không phải Russell không biết đến những khía cạnh này của tôn giáo. Trong bài viết “Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo”, Russell nói về một “kinh nghiệm của sự khôn ngoan bất ngờ vốn là nguồn gốc của những gì là yếu tính trong tôn giáo” vốn chủ nghĩa huyền bí diễn dịch nó như một sự tiếp xúc với một thế giới sâu xa hơn, trung thực hơn và thống nhất hơn, so với của những tin tưởng chung của chúng ta. [45] Ông không phủ nhận sự kiện rằng có những xung lực của con người vốn làm nên tôn giáo. Nhưng những xung lực đó khi bị những tôn giáo thuần phục và thể chế hóa, đã đưa ra một quan điểm tôn giáo méo mó và còi cọc về đời sống và đạo đức, nó ức chế khát vọng của con người để sống trong một thế giới rộng lớn của sáng kiến và hy vọng.

3.
Russell nói rằng sợ hãi Thiên nhiên khiến tôn giáo đã xảy ra. Sợ hãi là cơ sở của tín điều tôn giáo. Ông nói “Sợ hãi là nền tảng của toàn bộ sự việc – sợ hãi sự bí ẩn, sợ thất bại, sợ cái chết.” [46] Người ta tìm thấy một phản đề “giữa những sự vật việc có thể bị ảnh hưởng bởi những ham muốn của chúng ta và những sự vật việc vốn không thể bị ảnh hưởng như thế” [47] bất chấp những tiến bộ khoa học con người đã thực hiện đươc. Sức mạnh của con người thì rất hạn chế trên trái đất, con người không thể ngăn chặn cái chết, nhưng chỉ có thể trì hoãn nó. Russell đồng ý rằng tôn giáo là một nỗ lực để vượt qua phản đề này. Trong bài viết Những gì tôi tin tưởng Russell nói: “Nếu thế giới thì được Gót kiểm soát, và nếu Gót có thể làm lay chuyển được bằng cầu nguyện, chúng ta có được một phần chia của sự toàn năng. Thế nên, sự tin tưởng vào Gót vẫn phục vụ cho sự nhân văn hóa thế giới tự nhiên, và làm cho người ta cảm thấy rằng những sức mạnh thiên nhiên thực sự là những đồng minh của họ” [48]

Russell nghĩ rằng có ba điều làm cho con người sợ hãi; “Một là những gì thiên nhiên có thể làm cho anh ta; nó có thể đánh gục anh ta bằng sấm sét, hoặc ‘nuốt chửng’ anh ta trong một trận động đất. Và một là những gì người khác có thể làm được – họ có thể giết anh ta trong chiến tranh. Và thứ ba, vốn có rất nhiều liên quan đến tôn giáo, là những gì những đam mê mãnh liệt của chính anh có thể đưa anh đến – những điều mà anh biết rằng trong một khoảnh khắc bình tĩnh nào đó anh ta sẽ hối hận đã làm chúng. Vì những lý do như thế, hầu hết mọi người đều có rất nhiều sợ hãi trong đời sống của họ, và tôn giáo đã giúp họ không bị những sợ hãi này làm khiếp hãi.” Con người là một phần củaThiên nhiên, vốn đã tạo ra những ham muốn, hy vọng và sợ hãi của mình. Nhưng bản thân Tự nhiên thì trung lập, đúng hơn thì dửng dưng và lãnh đạm với tất cả, tự nó không mang những gía trị như tốt hay xấu, nhưng Russell đem cho con người ưu quyền cao hơn Thiên nhiên, vì con người là kẻ đã gán những giá trị như thế đó cho Thiên nhiên. Con người là trọng tài cuối cùng và không thể thiếu được về giá trị, và trong thế giới của những giá trị, Thiên nhiên chỉ là một phần. Như vậy Russell nhắc nhở con người rằng mình là vua trong lĩnh vực của những giá trị và nếu sợ hãi Thiên nhiên, – qua hình thức tôn giáo, tin rằng những giá trị nhân văn, hay đạo đức là do một gót nào đó ban cho, – là mình thấp hèn, buông bỏ tự do lý trí của mình.

4.
Theo dõi sự tiến hóa của tôn giáo, Russell nói rằng tôn giáo là một hiện tượng phức tạp, có cả phương diện cá nhân lẫn xã hội. Những tôn giáo được biết đến sớm nhất là xã hội chứ không phải là cá nhân. Ông nói trong Giáo dục và trật tự xã hội. “Khi một người làm điều gì đó khiến các vị gót không bằng lòng, họ có khuynh hướng trừng phạt không chỉ cá nhân có tội những toàn thể bộ lạc. Do đó hành vi của cá nhân là một vấn đề quan tâm cộng đồng, vì những tệ nạn cá nhân đã gây ra những tai hoạ công cộng”. Do đó nổi lên những luật lệ đạo đức có nguồn phát sinh từ tôn giáo (‘không được làm điều này , điều kia vì nếu thế, điều này cá nhân sẽ bị Trời đánh, điều kia sẽ bị Ma bắt’, hay tập thể: ‘tai hoạ sẽ giáng xuống đoàn quân’, ‘dịch bệnh giáng xuống cả làng’, ‘hạn hán cả vùng’, ‘bão tố cho cả đoàn thuyền’ ...) mặc dù chúng lạ lùng, quái dị. Russell thừa nhận rằng đó là tôn giáo đã gây ra chúng. Sự đánh giá của ông với tôn giáo chấm dứt ở đó, như rõ ràng từ dòng sau. “Nếu có luân lý dù thế nào thì tốt hơn không có, khi đó tôn giáo là một sức mạnh để làm tốt.” [49] Mặc dù đã có một sự nhấn mạnh về khía cạnh xã hội ban đầu của tôn giáo, nó cũng đã phát triển một khía cạnh cá nhân thuần túy. Đạo Lão, đạo Phật, đạo Orphic (cổ Hellas) và các tiên tri Hebrew, theo lời của Russell, đã phát triển tính chất cá nhân này. Ông nghĩ rằng “chúng phát sinh từ nhận thức rằng đời sống tự nhiên thì buồn khổ, và thành hình sự tìm kiếm một lối sống trong đó cho phép con người thoát khỏi những bất hạnh, hoặc ít nhất có thể kham chịu được chúng”.

Với sự trôi qua của thời gian đi đến sự ra đời của những tôn giáo chính trị và những người có quan tâm đến linh hồn của cá thể. Không phải là tính cách xã hội của tôn giáo đã phát triển thành một tôn giáo chính trị, nhưng tính cách xã hội vẫn ở lại vị trí vẫn có của nó, ở đó đã phát triển một tính cách bổ sung vượt trội. Tôn giáo trở nên chính trị khi nó ảnh hưởng đến việc quản trị một quốc gia và vì những người trong guồng máy quản trị đó, theo tôi, nhận thấy tôn giáo phục vụ cho mục đích cai trị thống nhất những đế quốc rộng lớn của họ. Những nhà lãnh đạo của nhà nước trở thành những con người tôn giáo nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước trên cơ sở những phép tắc tôn giáo. Russell trích dẫn đạo Khổng và Islam như những thí dụ dụ về tôn giáo chính trị. Tư tưởng của Confucius đã trở thành quan tâm chủ yếu của chính quyền khi phải giải quyết những vấn đề chính trị, xã hội (Han Wude bắt đầu mở trường huấn luyện công chức, dùng kinh sách Confucius làm tài liệu giáo khoa, thi cử), và với sự thấm nhuần của các đức tính loại như ‘trung’, ‘nghĩa’,...như thế, về thực hành là để làm chính sự tốt được dễ dàng. Islam, theo Russell, ngay từ khởi đầu, đã là một tôn giáo chính trị; Tiên tri Mahomet đã tự mình là một người cai trị con người, và những Caliphs kế vị ông vẫn tiếp tục như vậy cho đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đạo Kitô là tôn giáo của cá nhân do nguyên nhân thực tế là nó đã phát sinh trong số những người bị mất (tù binh, dân thuộc địa) hay không có (phụ nữ, nô lệ) quyền lực chính trị. Thành tố chính trị trong đạo Kitô đã thể hiện với Hoàng đế Constantine. Sự khác biệt Islam và Kitô là ‘Caliph kết hợp trong chính mình cả thẩm quyền thế tục và tinh thần, vốn không khác biệt với một người Muslim, trong khi đạo Kitô, bởi tính đứng ngoài-chính trị ban đầu, đã dẫn đến tạo ra hai chính trị gia đối lập, cụ thể là, vua chiên và Hoàng đế.’ (Đúng hơn là những người Kitô, ở Rome và Byzantine, đứng ngoài chính trị, nhưng tự cho là mình có thần quyền – hay gót quyền – và như thế đứng vượt trên thế quyền của những hoàng đế đương thời, theo ý tôi). Russell nhìn chủ nghĩa cộng sản (hình thức Stalinism), như nó đã phát triển ở Russia, như một tôn giáo chính trị, tương tự như Islam.

5.
Những bài viết của Russell về tôn giáo hầu hết đều giới hạn vào đạo Kitô và ít nhiều với hai tôn giáo gần gũi của nó là Juda và Islam. Hai phản đối lớn Russell đưa ra chống lại tôn giáo, ở đây là đạo Kitô, là về phương diện trí tuệ (‘Đến mức như tôi cố nhớ được, không đâu trong những sách về đời Jesus, thấy có lấy một lời nào ca ngợi trí thông minh[50]) và đạo đức (‘Tôi nói – với tất cả thận trọng rằng – đạo Kitô, như được tổ chức sau những hội nhà thờ của nó, đã từng và vẫn còn là thù nghịch chính của các tiến bộ đạo đức trên toàn thế giới.’[51]) Vắn tắt, theo ông, đạo Kitô phản phản tri thức, ngay trong khu vườn nguyên thuỷ của huyền thoại Kitô, con người đã đầu tiên bị buộc tội chỉ vì ‘ăn trái cấm’ của cây kiến thức (tất cả dẫn đến một lịch sử của một gót học phản triết hoc và phản khoa học). Đạo Kitô phản đạo đức [52] – bởi truyền bá một luân lý ‘quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên’ hay đúng hơn những gì đạo Kitô xem là đạo đức, đều đưa đến mâu thuấn, xung đột, trước sau đều dẫn đến những hình thức bạo động; đều phản lại những giá trị đạo đức đích thực và chân chính của con người (điển hình qua vấn đề tình dục, địa vị phụ nữ, nô lệ, chế độ thực dân, chiến tranh tôn giáo, diệt chủng, diệt văn hoá), phản lại những giá trị tôn trọng sự sống, tôn trọng tự do con người, ngày nay chúng ta gọi là những giá trị nhân văn. Russell không chú ý đến đạo đức của một tôn giáo đang thay đổi liên tục theo thời gian, vì tự nó phải thay đổi, tiến hoá để sống còn. Nhưng theo ông, để biết một tôn giáo có tốt lành hay không, trước tiên phải hỏi liệu tôn giáo đó có đúng hay không, hay có chân lý như vẫn tự xưng hay không. Và với ông đạo Kitô đã sai lầm ngay từ những tiền đề nền tảng của nó (điển hình như sự hiện hữu của Gót, sự bất tử của linh hồn...) chưa kể những những tuyên bố về khởi nguyên vũ trụ và bản chất con người, tất cả đều đã thay đổi ít nhiều vì quá lỗi thời , tất cả đều dựa trên những kiến thức mông muội, thời những bộ lạc sống du mục trên sa mạc, mới bắt đầu định cư và tạo dựng nền văn minh nông nghiệp ở vùng Trung Đông. Về đạo đức, lầm lạc từ nguồn: vì người ta tin (hay tin/tưởng rằng mình tin) theo một tôn giáo, cụ thể như đạo Kitô, không vì động cơ trí thức, nhưng vì những động cơ tình cảm (sợ hãi là nguyên nhân chính, nếu không nói là duy nhất!); và như thế Russell đã không xa với Nietzsche, người cho rằng đạo đức Kitô sinh ra như một phản ứng của những người nô lệ, và phát triển từ một tâm lý nô lệ (ressentiment) [53], trong khi Russell, trong bài này, cũng nói tương tự: nó đã ‘nổi lên ... trong những cộng đồng vốn thôi không còn có thể ấp ủ những hoài bão chính trị’ , giữa những ‘cá nhân mạnh mẽ có nhân cách tử tế là cố gắng để làm tốt,’... (nhưng những) ‘người này bị tước hết mọi quyền lực chính trị và mọi cơ hội để ảnh hưởng vào những gì xảy ra’. Những người bất lực trong đời sống, tìm ‘cứu rỗi’ ở đời sau, giữ một đạo đức hoàn toàn dựa trên thưởng và phạt, cố sống lương thiện dưới ám ảnh cúa phán xét vô hình, nên luôn luôn ‘mắt la mày lét’ lúc nào cũng như sợ có ai đang rình rập, bắt tội mình! Một tâm lý bệnh hoạn, thích hợp với tâm lý của những người bị ‘lính kín’ theo dõi; Freud nêu thẳng thừng là tâm lý của những người Kitô là của những con bệnh thần kinh (‘neurosis)! [54] Đó là về triết học - trước câu hỏi Có phải đạo Kitô phi lý không? tất cả đều trả lời “Có’, [55] nhưng không giải thích được hiện tượng tại sao ngày nay vẫn có đông người tin theo ở những nước chậm tiến Á Phi (hay ở nước ta, những dân tộc thiểu số). Gần đây, về lịch sử và xã hội học, đã có học giả đưa ra giải thích mới hơn – đạo Kitô là một tôn giáo dù phi lý nhưng không phải là không thể không có đông đảo người tin theo (Not the Impossible Faith) [56] vì nó đáp ứng tin tưởng của những người ít học, thiếu hay không có khả năng suy nghĩ trừu tượng, thêm có khuynh hướng thích những giải thích những biến cố lịch sử bằng ‘âm mưu’, hay xã hội bằng ‘phép lạ’, bằng ‘huyền bí’; thích những ‘chuyện lạ bốn phương’ vô lý nhưng dễ nghe vì dễ hiểu, đánh đúng vào tâm lý của một người tri thức nghèo nàn, nhưng hiếu kỳ, tò mò, thường cho rằng ‘thành hoàng làng mình không thiêng bằng thành hoàng làng kia’, hay ‘ tâm lý ‘ Bụt chùa nhà không thiêng’, và cũng là tâm lý chung từ Đông sang Tây, cho đến ngày nay ‘đứng núi này trông núi nọ”; hay đơn giản ‘cỏ sân hàng xóm xanh hơn cỏ sân mình’! Những người này rất dễ dãi về tư tưởng, không có khả năng suy nghĩ sâu xa, nhưng nhiều mơ tưởng và thèm khát. Trong hoàn cảnh đó, nếu một ai tự xưng rằng mình có quyền lực siêu nhiên, làm được những phép lạ, đi trên nước, cải tử hoàn sinh, và nhất là rằng chỉ cần tin tuyệt đối vào, và cầu nguyện với siêu nhiên đó là có tất cả những gì vẫn thầm kín ước muốn (dù ngu xuẩn, vô lý, tàn ác hay tốt lành, cao thượng đến đâu). Những người Russell đã đâu đó có nhắc đến rằng họ chả bao giờ suy nghĩ, cả đời, chỉ tin theo! (‘Hầu hết mọi người sẽ chết sớm hơn là suy nghĩ; trong thực tế, họ đều làm vậy’ lời ông).

6.
Tôi không thể không đồng ý với Russell, nên tạm dừng ở đây. Chúng ta đều biết rằng không thể nói phải trái, hay đúng sai, tốt xấu với những người như thế. Những cố gắng để chứng minh sai lầm về trí thức không đi đến đâu, dù hết luận chứng này đến luận chứng kia; vì họ tri thức hay khả năng suy luận trừu tượng đã lêch lạc. Có những học giả ngày nay đã đi đến nhận định rằng – không thể làm người ta buông bỏ một tôn giáo qua những cố gắng để giải thích tôn giáo đó, như Kitô hay Islam, là sai lầm về học thuyết, giáo lý hay tư tưởng (như Russell); đơn giản vì người ta tin theo chúng vì tình cảm, tâm lý, không vì tư tưởng. Những cố gắng giải thích về đạo đức cũng không đi đến đâu, vì mỗi tôn giáo đều tự cho là có một đạo đức riêng, siêu việt, bắt nguồn từ những sách thánh, và đều được cấy trồng, nhào nặn trong não thức họ ngay từ thơ ấu, nghĩa là khi chưa thể phân biệt đúng sai, tốt xấu, trắng đen, …Điển hình, những người Kitô, có một ‘vương quốc của Gót’ đâu đó trên cao kia, và kéo dài đến tận đằng sau cái chết (hãy trông họ cố gắng ‘cải đạo’, ‘rửa tội’ cho một người hấp hối!) , với một ‘đạo đức Kitô’ khá phức tạp, nghiêm nhặt. Không chỉ hành động, nhưng cả tư tưởng thầm kín cũng bị kiểm duyệt, theo dõi, họ phải théo đó xưng tội, cầu nguyện hàng ngày, hàng tuần. Những tín đồ tôn giáo, đặc biệt là Kitô và Islam, là những người đã nhiễm một thứ bênh tâm thần. Cho dù không nặng đến mức nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng (dù như có virus trong đầu) nhưng hoàn toàn sẽ không thể chữa khỏi, đơn giản vì chính họ khăng khăng tin rằng mình không hề bị bệnh, một người ‘ngoan đạo’, giữ ‘đức tin’ đến mức như ‘thánh thiện’, luôn đi nhà thờ, năng xưng tội, lúc nào cũng sống và cố làm theo ý Gót, nhận được gì cũng khiêm tốn cho là ‘nhờ ơn trên’! bất hạnh nào xảy ra cũng ‘lỗi tại tôi, mọi đàng!’. Sao có thể gọi là có bệnh thần kinh được! Nếu một người bệnh không cho là mình bị bệnh như thế, thì có bao giờ khỏi bệnh, có bao giờ chữa chạy, tìm thày giỏi, thuốc hay! Thế nên, không bao giờ họ sẽ buông bỏ những ‘huyễn tưởng’, những ‘phi lý’ của họ, vì với họ đó là những ‘thực thể huyền nhiệm’, những ‘chân lý’ đã được ‘vén lên cho thấy’, hai nghìn năm trước, với một bộ lạc du mục, giữa sa mạc, ở một địa điểm hẻo lánh, ở Trung đông, thay vì Rome, hay Athens, hay Baghdad.

Nếu chúng ta, có người vẫn thấy cần còn phải nói, là để nói với (a) những người trẻ tuổi trong đám họ có lẽ vẫn chưa bị đầu độc nhiều, và (b) nhất là với những những người quanh họ, để những người này cần được nhắc nhở, rằng hãy luôn luôn để ý cẩn thận, đừng chểnh mảng, nhẹ dạ, để bị họ lợi dụng, quyến rũ hay mê hoặc rồi đi đến sai phạm pháp luật trần thế đương thời, gây hại cho mình và cho cả cộng đồng, xã hội của mình đang sống, và với (c) tất cả chúng ta, những người còn tỉnh táo, đừng để những tín đồ tôn giáo ẩn núp dưới danh nghĩa ‘giáo dục’ nhằm tuyên truyền, nhồi nhọ làm hư hỏng những đầu óc non trẻ, trong sạch, và lợi dụng những tổ chức y tế và xã hội để đưa đẩy, chiêu dụ những người gặp sinh kế khó khăn, sức khỏe suy yếu, hay tinh thần chao động vào mạng lưới tôn giáo vẵn giăng sẵn chờ con mồi của họ, nhất là giữ tất cả họ đứng ngoài chính trị của quốc gia, vì họ họ là những ‘dân Chúa’ chỉ nhằm phục vụ một ‘nước Chúa’, – và chúng ta biết, cũng như họ – quyền lợi của ‘nước Chúa’ và đất nước họ đang sinh sống luôn luôn có mâu thuẫn, và lợi ích của ‘dân chúa’ và của dân chúng trong một quôc gia nhiều tín ngưỡng, luôn luôn xung đột.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Sep/2017)







[1] Bài luận văn ngắn này đã phổ biến năm từ 1929; [trong tùng thư: Little blue book, số 1463, 31 trang. Nhà xb: Haldeman-Julius Publications, Girard, Kansas, (1929)] sau cho in trong tuyển tập Tại sao tôi không là người Kitô, xuất bản năm 1936. Trong đó, bản tôi dùng để dịch, London: Unwin Paperbacks (1982), gồm những bài phê bình tôn giáo (Abraham) nổi tiếng, và một số tôi đã dịch trước đây, như:

[2] Titus Lucretius Carus, Nhà thơ Rome, thế kỷ I TCN; học trò của Epicurus, nay còn lại tác phẩm The Nature of the Universe (Bản chất của Vũ trụ / De Rerum Natura). Epicurus và những người theo ông, như Lucretius ở đây, đã tuyên chiến với tôn giáo, vốn gây ra khiếp sợ và ngu tối cho con người. De Rerum Natura của Lucretius là một bài thơ triết học vĩ đại, chứa đựng những gì có nội dung như một tuyên ngôn của những người duy vật và không-tin-có-gót (vô thần) trong lịch sử triết học phương Tây:

“…Khi nhìn đầy đủ về đời sống của con người trên quả đất, nằm thối rữa và ghê tởm đáng ghét.
Bị nghiền nát dưới gánh nặng bất động của những gông cùm nặng nề ác độc của tôn giáo

Ai từ trời cao đã hé lộ vầng trán khô héo
Hạ thấp xuống trên đầu những con người với đe dọa đáng sợ

Ngẩng mắt của kẻ chịu phận sống chết lên thách thức, đã là một người Greek, người đầu tiên, táo bạo, thách thức trời cao;
Chống lại kẻ địch không ngưng nghỉ của con người, đã là Người đầu tiên lâm trận.
Người ấy không thể bị nghiến nát bởi những chuyện kể về các vị gót, cũng như sấm sét thịnh nộ của trời cao,
…”
[3] Gospels: vẫn dịch là “Tin Mừng”(cũng gọi là “Tân ước”, “Phúc âm”) – đơn giản là tên gọi chung bốn quyển sách kể lại cùng một câu chuyện về đời sống rất ngắn ngủi của một nhân vật huyền thoại, với những chi tiết trùng hợp, lẫn lộn, và cả mâu thuẫn. Nhân vật này được gọi là ‘Jesus người thành Narazeth’. Chủ yếu trình bày Jesus đã ra đời và đặc biệt bị giết chết như thế nào, theo khuôn của truyền thuyết Hebrew vẫn có về một ‘vị cứu thế’ tương lai của dân tộc Jews, (messiah; christus (Latin) <christos (Greek)).
[4] Đúng hơn là nhà thờ của đạo Juda (synagogue), Jesus là người theo đạo Juda
[5] Heretic: dị giáo
[6] Inquisition
[7] Vẫn gọi là ‘chân lý’
[8] I Corinthians 7:9. Bản Kinh James “But if they cannot contain, let them marry: for it is better to marry than to burn.” = “Nếu họ không tự kiềm chế, hãy cho họ lấy vợ lấy chồng; vì thà lấy nhau như thế (thoả mãn tình dục với người hôn phối) hơn là (tìm những cách khác, như tự thoả mãn, hay ngoài hôn nhân chẳng hạn) để đi đến “tội lỗi”, khiến sau khi chết phải chịu trừng phạt thiêu đốt trong hoả ngục”. Nhưng các bản tiếng Việt mới, đã né tránh ý, ngày nay bị phê phán, phải chữa chạy, của Paul, nên dịch, lấy một thí dụ, thành: ‘Nhưng nếu họ không tự chế được thì nên kết hôn. Chẳng thà kết hôn còn hơn bị lửa dục nung đốt.’ – hiển nhiên không phải nghĩa kinh Thánh muốn nói (=‘better to marry than to burn’) – vì phàm là con người lành mạnh, dù độc thân hay đã kết hôn, ai cũng ít nhiều đều bị lửa dục nung đốt. Nên quan điểm xem hôn nhân là giải pháp cho 'lửa dục' thì chẳng những sai lầm, vô giá trị, lại thêm hạ giá hôn nhân con người. Tình dục, hay 'lửa dục' đi nữa là những trạng thái tâm lý tự nhiên của con người lành mạnh, chỉ 'một thái độ quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên' mới gán buộc nó với khái niệm “tội lỗi”!
[9] Ars amandi (Latin): The Art of Love = Nghệ thuật Yêu Đương = tình yêu nhục cảm, cũng là nhan đề của quyển sách nổi tiếng – Ars Amatoria – của Ovidius Naso (43 TCN) về đề tài này.
[10] vẫn dịch là bệnh ‘giang mai’, tôi nghĩ nên dùng tên gọi như trên, nay cũng khá quen thuộc; thêm nữa nó giữ cho chúng ta từ nguyên: từ Syphilis, sive Morbus Gallicus, tên một bài thơ Latin (1530), trong đó nhân vật Syphilus, được cho là người đầu tiên đã biết mắc bệnh này.
[11] Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước lượng có khoảng 2 triệu trẻ con hàng năm bị nhiễm syphilis từ người mẹ. Chưa kể, thách thức vẫn có, đến từ cùng thái độ, của Vatican với giới y tế quốc tế, điển hình qua sự chống đối của hội Nhà thờ, về việc sử dụng condom để ngăn chặn sự lan truyền HIV, một hiện tượng mới xảy ra ở cuối thế kỷ này trong những nước chậm tiến Africa.
[12] taboo: ở đây là những cấm kị không được nói ra.
[13] sadism
[14] Tưởng nên nhắc lại ở đây, trong ba tôn giáo lớn của châu Europe, cùng chung tổ Abraham: Juda, Kitô, Islam, tôn giáo nào cũng cho chỉ mình là đúng, hai tôn giáo kia là hoàn toàn sai lầm; chỉ tôn giáo của mình mới có sự thật (chân lý), chỉ Gót của mình (Yahweh, Gót, Allah) mới là gót thực. Chỉ prophet của mình (Moses, Jesus, Mohamed) mới là prophet thực. Chưa kể trong cùng tôn giáo, ba nhánh của Islam (Sunnis, Shi'as và Kharijites) cũng như ba nhánh của Kitô (Chính thống, Ca tô, Phản thệ) đều dày đặc những lịch sử lâu dài hàng thế kỷ của phân rẽ, kỳ thị, thù hận, chém giết, tiêu diệt lẫn nhau.
[15] Theo Aristotle mỗi chuyển động tương ứng với một chỗi những biến cố đưa đến chuyển động (thay đổi, tăng trưởng, tan chảy, ngội lạnh dần,...). Ông đã diễn dịch rằng tất cả (vũ trụ và nội dung của nó) phải có một động lực đầu tiên, vĩnh cửu, như một tác nhân nhưng tự nó không có tác nhân. Trong Metaphysics, ông gọi động lực đầu tiên, như nguồn của tất cả chuyển động trong vũ trụ là Đông lực chính (Prime Mover = the first, eternal, unmoved mover.)
Diễn dịch này yếu, không thuần lý, hiển nhiên không vững vì sự thiết lập của một gì đó ‘đầu tiên’ thì tùy tiện, không tất yếu, như Aristotle đã giả định, để cố dẫn tới như bằng chứng cho sự hiện hữu của Gót. Một giả thuyết khác có thể thay thế – thay vì đường thẳng, trước sau, chúng ta có một vòng tròn, trên đó, các biến cố tác động lẫn nhau, cả hai chiều, như thế không cần đến giả định một nào là đầu tiên, hay cuối cùng; tất cả vô tận, không ngừng tác động lẫn nhau (Kinh Hoa Nghiêm – trùng trùng duyên khởi: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Cái này có nên cái kia có,...”)
[16] Sir Arthur Eddington (1882-1944) nhà vật lý thiên văn học lỗi lạc của United Kingdom, đầu thế kỷ XX.
[17] The Second Law of Thermodynamics.
[18] St. Louis: vua Louis IX (1214-1270) France, sau khi tham dự hai cuộc Thập tự chinh thứ Bảy, và thứ Tám, tuy thất bại cả hai, đã bị bắt làm tù binh, và sau cùng đã chết vì nhiễm bệnh, được phong ‘thánh chiên’ St. Louis.
[19] Nên tôi dich là ‘thánh chiên’= thánh của những con chiên Kitô, không phải của nhân loại.
[20] Nhân đây, không thể không nhắc lại – trong danh sách thánh chiên tử đạo Việtnam, chúng ta thấy những tội đồ xã hội: gián điệp nước ngoài, phản quốc, nghịch đạo, chống pháp luật triều đình đương thời, ....đây là những cái chết vì hành vi xã hội/chính trị (‘dân Chúa’ chết, hy sinh cho ‘nước Chúa’, không vì xã hội thực tại, không cho đất nước đang sống), nhưng chúng được một tin tưởng mù quáng đến bệnh hoạn, xưng tụng là ‘đức tin’ tôn giáo dẫn đạo, với động cơ chính yếu là phần thưởng vĩnh cửu đã được hứa hẹn (Matt:10:39 ‘Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.’)
[21] Bản dịch: (a) tiếng Việt 1930 “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi đờn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng?” – (b) Nhưng bản mới hơn (2010) đã chữa đi cho ‘lễ phép/gia giáo’, không còn giọng sách mé: “Chúa Giê-xu đáp, “Thưa mẹ [a], tại sao mẹ lại xen vào chuyện của con?” – bản King James “Jesus saith unto her, Woman, what have I to do with thee?” là bản tác giả dùng ở trên.
[22] Những câu nổi tiếng: Matt: 10:34-37: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm dáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta;...”
[23] Ở đây, muốn nói với ý rằng những kẻ xâm lăng, giết người, diệt chủng, diệt văn hóa này, đặc biệt những tín đồ Kitô thuần thành người Spain đã dùng lễ rửa tội (baptism) như một bào chữa. Kiểu như nói – Vâng, chúng tôi giết họ, nhưng chúng tôi đã bảo đảm rằng những ‘linh hồn’ của họ đã được cứu vớt, đã lên thiên đàng!
Nguồn của những gì tac giả kể trên, có lẽ là từ tác giả Bartolomé de las Casas (1484-1566), một nhà chăn chiên người Spain, người đã viết nhiều sách rất có ảnh hưởng về những sự ác độc của những người Spaniard đối dân chúng bản địa ở Trung America. Las Casas đã là một trong những người Europe đầu tiên đến và định cư ở Tân Thế giới, đã là một người chủ nô lệ, và năm 1510 được thụ chức thày chăn chiên Kitô. Nhưng vài năm sau, Las Casas đã trở nên tỉnh ngộ, và quả quyết rằng những hành động của những người Spain ở Tân Thế giới phải bị xem là phi pháp, và rằng bất công, ngược đãi lớn lao đã giáng xuống những người bản xứ, khi ấy gọi là ‘Indian’ (chúng ta dịch là những người ‘da đỏ’). Hệ quả là ông trả tự do cho những nô lệ của ông, và bắt đầu vận động cải cách cho một chế độ thực dân nhân đạo hơn.. Năm 1542 ông viết A Short Account of the Destruction of the Indies (Brevísima relación de la destrucción de las Indias, xuất bản năm 1552).
Đây là một câu chuyện xảy ra ở vùng Hispaniola.
“They snatcht young Babes from the Mothers Breasts, and then dasht out the brains of those innocents against the Rocks; others they cast into Rivers scoffing and jeering them, and call’d upon their Bodies when falling with derision, the true testimony of their Cruelty, to come to them, and inhumanely exposing others to their Merciless Swords, together with the Mothers that gave them Life.”
Một câu chuyện khác ở vùng Yucatan:
“No Solifidian can believe the particular Narrations of their Barbarism, and Cruelty in those Countreys. I will only relate two or three Stories which are fresh in my memory. The Spaniards used to trace the steps of the Indians, both Men and Women with curst Currs, furious Dogs; an IndianWoman that was sick hapned to be in the way in sight, who perceiving that she was not able to avoid being torn in pieces by the Dogs, takes a Cord that she had and hangs her self upon a Beam, tying her Child (which she unforunately had with her) to her foot; and no sooner had she done, yet the Dogs were at her, tearing the Child, but a Priest coming that way Baptiz’d it before quite dead”.
[24] righteousness
[25] Babylonian Exile, còn gọi là Babylonian Captivity, những người Jew bị bắt, trục xuất, lưu vong và bị cầm giữ ở Babylonia sau khi vương quốc Juda của họ bị chinh phục trong những năm 598/7 và 587/6. Sự lưu vong của dân tộc này chính thức chấm dứt vào năm 538, khi Cyrus Đại đế, Persia, sau khi chinh phục Babylonia, đã cho phép những người Jew lưu vong ở đây được trở về đất Palestine.
[26] Sir Charles Lyell, 1st Baronet, (1797 – 1875)?
[27] automata
[28] Câu nói nổi tiếng của Leibniz: natura non facit saltus (thiên nhiên không nhảy vọt).
[29] quantum physics – và tiên đoán của Russell, 1930, nay đã thành thực tại
[30] UNITED STATES v. DENNETT, 39 F.2d 564 (2d Cir. 1930) bản án về nội dung: truyền đơn giảng dạy giáo dục sinh lý thì không vi phạm luật về ‘thuần phong mỹ tục’, không phải sách khiêu dâm)
[31] hydrophobia
[32] Russell cho thấy sự ghê tởm đăc biệt của ông, ở đây và những chỗ khác, với khái niệm ác độc ‘hoả ngục’ Kitô. Từ lặt vặt nhỏ nhặt (nói dối, trộm cắp vặt, ngay cả chỉ nghĩ ngợi nhưng trái với ý gót, ngược với ý nhà thờ,...) đến lớn lao (hiếp dâm, giết người,...) nhất nhất, theo kinh Thánh, đều bị ném vào lò lửa!
[33] Russell mỉa mai: Gót là do chúng ta tạo ra – nên chúng ta muốn hay có gì thì Gót này cũng có/muốn như thế, chỉ có điều là của gót thì phải hay hơn, tốt hơn, đẹp hơn (do tưởng tượng của chúng ta)!
[34] lynching
[35] Trong nguyên văn ‘Holy Ghost’ (từ trong thánh Kinh bản King James), ngày nay đổi thành ‘Holy Spirit’ = Gót Thánh Linh, một trong ba ngôi Gót: Gót Cha (hình ảnh nguyên thuỷ của người cha, trưởng tộc, hà khắc, độc đoán....), Gót Con (nhấn mạnh vào phương diện con người, bị đổ máu, biết đau đớn,..), và Gót Ma (nhấn mạnh vào phương diện tinh thần, vô hình nên có mặt khắp nơi, đọc được những suy nghĩ thầm kín của mỗi người).
[36] “For it seemed good to the Holy Ghost, and to us, to lay upon you no greater burden than these necessary things;”
[37] Jêsus gọi một đứa trẻ đến, để ở giữa môn đồ, mà phán rằng: ‘quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu.’(Matthew 18:2-4). & ‘Jêsus phán rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở; vì nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy’ (Matthew 19:14)
[38] Thí dụ: Nuôi dưỡng hận thù nghìn năm với những người Jew (‘bọn giết Chúa’) ở Europe; hay sau thế chiến thứ 2, chiến tranh lạnh, vẫn cho là giữa khối Tư bản và Cộng sản trên thế giới, thực sự là sự thể hiện của hận thù vẫn âm ỉ của những người Kitô với những người không-Kitô (sau khi là đồng minh trong thế chiến thứ 2), và đặc biệt vẫn kéo dài cho đến nay ở cả trong lẫn ngoài Việtnam (gọi những người cộng sản là ‘quỉ đỏ, ‘vô thần’, ‘độc tài’) che dấu dưới nhiều hình thức hợp thời trang (nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo), nguyên nhân chính yếu chỉ vì những người Cộng sản, theo định nghĩa, không tin vào gót Kitô, kiềm giữ nhà thờ trong lĩnh vực tôn giáo của nó, không cho can dự vào chính trị (như tinh thần của cuộc cách mạng France 1789, gạt thần quyền, giáo quyền khỏi chính quyền)
[39] Ở phương Tây con rồng là biểu tượng của tà ác. Nhiều truyền thuyết mô tả rồng như quái vật tham lam, giữ những kho vàng và châu báu quý giá khác. Trong thần thoại và văn hoá dân gian phương Tây, rồng là con quái vật phải bị chinh phục. Vì rồng được xem là đại diện cho mặt đen tối của nhân loại, gồm tham lam, ham muốn, và bạo lực, sự chinh phục một con rồng tượng trưng cho sự đối đầu và dập tắt những bản năng xấu xa đó.
[41] Pierre-Simon Laplace (1749-1827): “Je n'avais pas besoin de cette hypothèse-là.” trả lời Napoleon.
[42] Russell. Thực hành và lý thuyết của Bolshevik (London: George Allen & Unwin, 1975) p.55.
[43] Russell, Xã hội loài người trong Đạo đức và Chính trị (London; George Allen & Unwin, 1971) p.215.
[44] Daniel Clement. Breaking the Spell: Religion as a Natural Phenomenon
[48] Russell. Những bài viết cơ bản của Bertrand Russell p. 370.
[49] Russell. Education and Social Orders
[50] "So far as I can remember, there is not one word in the Gospels in praise of intelligence.”
[51] ‘I say quite deliberately that the Christian religion, as organized in its churches, has been and still is the principal enemy of moral progress in the world.’
[52] Christopher Hitchens - Đạo Kitô là một Hệ thống vô Đạo đức bản tôi tạm dịch trên blog này.
[53] Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức, bản tôi dịch, đã phổ biến trên blog này
[54] Freud ‘that religion is comparable to a childhood neurosis’ xem Tương lai của một Ảo tưởng bản tôi dịch, đã phổ biến trên blog này
[55] Michael Martin – Có phải đạo Kitô phi lý không? bản tôi dịch, đã phổ biến trên blog này
[56] Richard Carrier. Not the Impossible Faith