Plato
The Republic
(Πλάτων – Πολιτεία)
QUYỂN 4
Tóm lược: Quyển IV, 419a-434c
Adeimantus
ngắt lời Socrates để chỉ ra rằng làm một người cai trị nghe có vẻ bất hạnh đáng
ghét. Vì người cai trị không có tài sản riêng, người này không bao giờ có thể
đi chơi, giữ một người tình riêng, hay làm những điều mọi người nghĩ sẽ khiến họ
sung sướng. Socrates trả lời bằng cách nhắc nhở những bạn ông rằng mục tiêu của
họ trong việc xây dựng thành phố này không phải để làm bất kỳ một nhóm nào được
sung sướng nhưng với thiệt hại cho bất kỳ một nhóm nào khác, nhưng để làm thành
phố, như một tổng thể, thì sung sướng như nó có thể được sung sướng. Chúng ta
không thể đem cho những giám hộ loại sung sướng khiến họ có thể trở thành một
gì đó khác hơn là những người giám hộ. Ông so sánh trường hợp này với việc đắp
một pho tượng. Màu sắc đẹp nhất trên trần gian, ông nói không rào đón, là màu
tím. Vì vậy, nếu ý định của chúng ta là làm cho mắt của pho tượng càng đẹp càng
khéo, chúng ta sẽ sơn màu tím. Nhưng, điều này sẽ làm giảm cái đẹp của pho
tượng như một tổng thể, vì không mắt người nào thực sự màu tím, thế nên chúng
ta không vẽ mắt tượng màu tím. Trên pho tượng, như trong thành phố, chúng ta
phải giải quyết với từng phần một cách hợp lý, để tình trạng tốt của toàn bộ yếu
tốt nhất.
Socrates
tuyên bố thành phố công chính đã được làm xong. Vì thành phố này đã được tạo ra
để là thành phố tốt nhất có thể có được, chúng ta có thể được chắc chắn rằng nó
có tất cả những phẩm hạnh. Để xác định những phẩm hạnh này, tất cả những gì
chúng ta cần làm là nhìn vào thành phố của chúng ta và nhận ra chúng. Thế nên,
bây giờ chúng ta sẽ tìm mỗi của bốn phẩm hạnh: trí tuệ, can đảm, chừng mực điều
độ và công chính.
Đầu tiên,
chúng ta tìm thấy sự khôn ngoan. Khôn ngoan nằm ở những người giám hộ vì sự hiểu
biết của họ về cách thành phố nên được điều hành như thế nào. Nếu những người
giám hộ đã không nắm quyền cai trị, nếu nó đã là một chế độ dân chủ, hãy tạm
nói, phẩm hạnh của họ sẽ không chuyển vào thành phẩm hạnh của thành phố. Nhưng
vì họ đảm trách việc cai trị, khôn ngoan của họ trở thành phẩm hạnh của thành
phố. Can đảm nằm ở những người giám hộ giữ vai trò trợ tá. Chỉ có can đảm của
họ mới được kể như một phẩm hạnh của thành phố vì họ là những người phải chiến
đấu cho thành phố. Một người làm ruộng can đảm, hay ngay cả một người cai trị
can đảm, sẽ không làm được gì tốt đẹp cho thành phố. Chừng mực điều độ và công
chính, trái với khôn ngoan và can đảm, được lan tỏa khắp thành phố. Chừng mực
điều độ được tìm thấy trong sự đồng thuận về ai sẽ cai trị thành phố, và công
chính, cuối cùng là sự bổ túc cho sự tốt đẹp hoàn toàn của nó – nguyên tắc của
sự chuyên môn hóa, – qui luật rằng tất cả mọi người đều làm công việc mà họ
thích hợp nhất với nó.
Như thế bây
giờ chúng ta đã đạt được một trong hai ý định của chúng ta, ít nhất là phần
nào. Chúng ta đã xác định công chính trên bình diện của toàn thành phố. Công
việc tiếp theo của chúng ta là xem liệu có một phẩm hạnh tương đồng nào trong
trường hợp của cá nhân hay không.
Phân tích: Quyển IV, 419a-434c
Cuối cùng,
Socrates đã đưa ra một định nghĩa về công chính. Định nghĩa này mang đậm dấu
giống như hai định nghĩa công chính đã đưa ra trong Quyển I. Cephalus đã bạo
dạn nói rằng công chính là sự tôn trọng những nghĩa vụ pháp lý, trong khi
Polemarchus, con trai ông, nêu ý rằng công chính là tương đương với giúp đỡ
những người bạn và gây hại cho những thù địch của mình. Hai định nghĩa này được
nối với nhau bởi sự bắt buộc của việc cung ứng những gì mang nợ, hay cho đem
cho mỗi người những gì là thích hợp. Cùng một mệnh lệnh này thấy cũng diễn tả
khác biệt trong định nghĩa công chính của Plato – công chính như một sự dàn xếp
chính trị trong đó mỗi cá nhân đóng vai trò thích hợp. Những gì mỗi người mang
nợ (với xã hội, cộng đồng) thì được đem trả tất cả cùng một lúc. Mỗi người được
giao một vai trò trong xã hội vốn thích hợp nhất với bản chất của họ và phục vụ
tốt nhất cho xã hội như một toàn thể.
Trong một ý
hướng như thế, Polemarchus và Cephalus đã không sai lạc quá xa. Tuy nhiên, khi
đi theo những khái niệm truyền thống, họ đã nghĩ về công chính như là một tập
hợp của những hành động, thay vì như một cấu trúc cho xã hội, một hiện tượng
lan toả trên khắp một thành phố như một toàn thể.
Ngoài định
nghĩa về công chính, chúng ta cũng có những định nghĩa của bốn phẩm hạnh kia
trong đoạn này. (Phẩm hạnh) can đảm của thành phố, Socrates nói với chúng ta,
nằm trong những giám hộ giữ vai trò trợ tá, vì chỉ sự can đảm của họ sẽ tác
động vào thành phố như một toàn thể. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa ra tuyên bố
này, ông tiếp tục nói với chúng ta rằng những gì có trong những giám hộ trợ tá,
không chỉ đơn giản là can đảm nhưng cũng còn một gì đó ông gọi là “can đảm dân
sự”. Nhiều học giả đã giải thích can đảm dân sự như một loại can đảm hạng nhì.
Những gì những giám hộ trợ tá có, Socrates nói với chúng ta, là những tin tưởng
đúng thực về những gì đáng sợ và những gì không đáng sợ. Can đảm của họ dựa
trên tin tưởng của họ, thay vì kiến thức. Về sau trong tập sách, ông chỉ ra
rằng phẩm hạnh thực sự phải được xây dựng trên kiến thức, cho thấy rằng phẩm
hạnh dựa trên thói quen hay tin tưởng và không phải kiến thức sẽ thất bại nếu
sự việc trở nên quá khó khăn. Vì chỉ những người giám hộ mới có kiến thức, chỉ
những người giám hộ mới có thể thực sự là có phẩm hạnh, hay là can đảm.
Tóm lược Quyển IV, 435d-hết
Bây giờ
Socrates đã xác định xong công chính xã hội, ông quay sang tìm công chính cá
nhân. Công chính trong cá nhân, như trong thành phố, liên quan đến quan hệ
chính xác về quyền lực giữa những phần, với mỗi phần đóng vai trò thích hợp của
nó. Trong cá nhân, những “phần” không phải là những tầng lớp của xã hội; Thay
vào đó, chúng là những phương diện của hồn người – hay những nguồn của ham
muốn.
Để giải thích
công chính cá nhân tương đồng với công chính chính trị xã hội như thế nào,
Socrates phải tuyên bố rằng mỗi hồn người có ba phần chính xác. Bằng cách liệt
kê những ham muốn khác nhau của con người, ông xác định một phần của hồn người
dựa trên lý trí có khát vọng theo đuổi chân lý, một phần của hồn người có khát
vọng theo đuổi vinh dự, và một phần đói ăn thèm uống của hồn người có khát vọng
theo đuổi mọi sự vật việc khác, gồm thức ăn, thức uống, tình dục, và đặc biệt
là tiền bạc. Ba phần này của hồn người tương ứng với ba tầng lớp trong thành
phố công chính. Phần thèm-ăn, hay phần yêu-tiền, là phương diện của hồn người
nổi bật nhất trong số tầng lớp sản xuất; Tinh thần hay phần yêu vinh dự thì nổi
bật nhất trong số những người giám hộ trợ tá; và lý trí, hay phần yêu-kiến
thức, chiếm ưu thắng trong số những người giám hộ.
Những quan hệ
công chính giữa ba phần của hồn người phản chiếu những quan hệ công chính giữa
những tầng lớp của xã hội. Trong một người công chính, phần dựa trên lý trí của
hồn người cai trị những phần khác, với phần tinh thần đóng vai trợ giúp để giữ
sự đói ăn thèm uống thông tục trong vòng kiểm soát. Hãy so sánh điều này với
thành phố trong đó những người bảo vệ yêu sự thật cai trị, với những người trợ
tá yêu danh dự đóng vai giúp đỡ họ, để giữ những người sản xuất yêu tiền bạc
trong trong vòng kiểm soát. Khi nói một phần của hồn người “cai trị” những phần
kia, có nghĩa là toàn bộ hồn một người đều theo đuổi những ước muốn của phần
đó. Trong một hồn người được tinh thần cai trị, lấy thí dụ, toàn bộ hồn người
hướng đến sự có được danh dự. Trong một hồn người sự thèm-ăn thông tục cai trị,
toàn bộ hồn người nhắm đến sự thỏa mãn những thèm-ăn này, cho dù đó là thức ăn,
thức uống, tình dục, hàng hóa vật chất tinh xảo, hay chồng chất của cải giàu
có. Trong một hồn người công chính, hồn người thì hoàn toàn hướng đến sự thỏa
mãn bất cứ gì lý trí ham muốn kiến thức tạo ra.
Bây giờ,
Socrates đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên của mình: ông đã xác định công chính
trên cả hai bình diện chính trị và cá nhân. Tuy nhiên, trong khi đem cho một
giải thích về công chính, ông đã chệch khỏi những khái niệm trực giác của chúng
ta về phẩm hạnh này là gì. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ về công chính như một
tập hợp những hành động, nhưng Socrates tuyên bố rằng công chính thực sự là một
kết quả của cấu trúc của hồn người. Sau khi xác định công chính cá nhân, ông
chứng minh rằng một cá nhân, người có hồn của mình trong sự xếp đặt đúng sẽ cư
xử thuận hợp với những định mức trực giác của công chính. Ông cần cho thấy rằng
khái niệm về công chính chúng ta vừa mới tìm đến được thì không ngược lại với
những trực giác của chúng ta – rằng khái niệm này cho thấy vị trí và trạng thái
những trực giác của chúng ta và giải thích chúng. Socrates chỉ ra rằng vì cá
nhân công chính của chúng ta được một lòng yêu sự thật cai trị, người này sẽ
không trong những gông cùm của thèm muốn, tham lam, hay khao khát vinh dự. Vì
lý do này, Socrates tuyên bố, chúng ta có thể yên tâm rằng người này sẽ không
bao giờ ăn cắp, phản bội bạn bè hay thành phố của mình, phạm tội ngoại tình,
coi thường cha mẹ, vi phạm tuyên thệ hay thoả thuận, bỏ bê những vị gót, hay
thực hiện bất cứ hành động nào khác vốn thông thường xem là bất công. Lòng yêu
sự thật mạnh mẽ của người này làm yếu những thúc dục có thể dẫn đến tệ hại hay tật
xấu.
Socrates kết
thúc quyển IV bằng khẳng định rằng công chính xem như ngang bằng với sự lành
mạnh của hồn người: một hồn người công chính là một hồn người với những phần
được xếp đặt ứng hợp, và do đó là một hồn người lành mạnh. Trái lại, một hồn
người bất công là một hồn người không lành mạnh. Với sự kiện này, chúng ta bây
giờ trong một vị trí có ít ngờ vực nhất rằng để được đền đáp để là công chính.
Xét cho cùng, chúng ta đã thừa nhận rằng sức khoẻ là một gì đó tự thân nó đáng
mong muốn, do đó nếu công chính là sức khoẻ của hồn người thì điều đó cũng đáng
mong muốn. Plato cảm thấy rằng ông vẫn chưa sẵn sàng để làm cho biện luận thành
ủng hộ sự đáng giá của công chính. Ông tạm hoãn những bằng chứng dứt khoát cho
đến tận quyển IX.
Phân tích: Quyển IV, 435d-hết
Từ ‘công
chính’ được Plato áp dụng cho cả những xã hội và những cá nhân, và chương trình
tổng quát trong Republic của Plato
trước hết là giải thích khái niệm về công chính chính trị, sau đó diễn dịch
thành một khái niệm tương đồng về công chính cá nhân. Plato định nghĩa công
chính chính trị như thực thể được thừa kế từ cấu trúc. Một xã hội bao gồm ba
tầng lớp người chính – những người sản xuất, những người phụ tá, và những người
giám hộ. Xã hội công chính bao gồm trong những quan hệ đúng và cố định giữa ba
tầng lớp này. Mỗi trong ba tầng lớp này phải làm công việc thích hợp, và chỉ
công việc đó, và mỗi phải là ở trong đúng vị trí của quyền lực và của tác động
trong quan hệ với tầng lớp khác.
Trong phần
này, Plato bắt đầu bằng cho thấy rằng ba tầng lớp của xã hội có những tương
đồng thấy trong hồn của mỗi cá nhân. Nói cách khác, hồn người, giống như thành
phố, là một thực thể ba phần. Cá nhân công chính có thể được định nghĩa trong
tương đồng với xã hội công chính; ba phần của hồn người đều cố định trong những
quan hệ thiết yếu của quyền lực và tác động. Để làm cho tuyên bố này hoạt động,
Plato phải chứng minh rằng thực sự hồn người có ba phần.
Có hai chân
đứng riêng biệt hỗ trợ của luận chứng về hồn người có ba phần, và quan hệ giữa
chúng thì không rõ, khó hiểu. Chân đứng hỗ trợ thứ nhất cố gắng để thiết lập sự
hiện diện của ba tập hợp riêng biệt gồm những mong muốn trong mỗi cá nhân. Chân
thứ hai biện luận rằng ba tập hợp của những mong muốn này tương ứng với ba
nguồn mong muốn khác nhau, ba phần riêng biệt của hồn người. Kết luận sau cùng
là mỗi cá nhân có một hồn người ba phần. Plato đã phân loại những mong muốn, vì
để thiết lập chứng minh rằng có ba phần riêng biệt của hồn người mà không thiết
lập trước hết rằng có ba loại mong muốn này, sẽ không hiệu quả về mặt hình ảnh
hay thuyết phục. Chân đứng hỗ trợ đầu tiên nối sự chuyển dịch từ bình diện xã
hội sang bình diện cá nhân bằng cách cho thấy những thuộc tính của nhóm bắt gốc
từ những thuộc tính của cá nhân.
Tại sao là
điều quan trọng cho Plato để làm cho rõ rằng ba loại này của mong muốn có mặt
trong mỗi cá nhân tương ứng với ba nguồn độc lập của mong muốn? Tại sao không
là đủ để chủ trương rằng ba sức mạnh này đều được cùng một chủ thể phô bày ở
những thời điểm khác nhau, nhưng không tương ứng với ba phần riêng biệt của hồn
người?
Sự phân biệt
này cho phép ba loại của mong muốn được thực hiện đồng thời. Công chính chính
trị là một thuộc tính có tính cấu trúc, gồm trong những quan hệ của ba phần
thiết yếu. Những quan hệ tạo thành sự hài hòa chính trị thì cố định và tĩnh
trong cùng một ý nghĩa như những tỷ lệ toán học tạo nên sự hài hòa âm nhạc.
Trong mỗi cá nhân, mặc dù những mong muốn đến và đi, quan hệ giữa những phần
của mong muốn khác nhau vẫn cố định. Sự phân chia ba phần của hồn người là điều
cốt yếu đối với dự án tổng thể của Plato nhằm đưa ra cùng một loại giải thích
về công chính cho dù áp dụng với xã hội hay với cá nhân.
Plato bắt đầu
lập luận của ông về hồn người ba phần bằng cách nêu lên một tiêu chuẩn cho việc
ấn định sự cá biệt. Cùng một sự vật việc không thể cùng một lúc chịu ảnh hưởng theo
hai cách trái ngược nhau (436c). Như những cặp của những đối lập, ông bao gồm
“đồng ý và chống đối, muốn có một gì đó và từ chối nó, lấy một gì đó và đẩy nó
đi” (437b). Plato biện luận cho sự đúng thực của tuyên bố này bằng cách đưa ra
những tương đồng từ hành vi của cơ thể – một phương pháp có vẻ như không chính
đáng, với điều kiện ông muốn sử dụng nguyên tắc để áp dụng cho những khía cạnh
của hồn người (đặc biệt, chống lại những thèm muốn) không phải với những đối
tượng vật chất.
Để làm bước
nhảy vọt từ những quan sát về những sức mạnh và những mong muốn đến những kết
luận về những phần của hồn người, Plato dựa luận chứng trước sau trên một luận
điệu siêu hình bị che dấu. Nơi nào có ham muốn, sẽ có tác nhân của ham muốn: đó
là sự vật việc được ham muốn. Bằng cách sử dụng tiền đề này và tiêu chuẩn cho
việc ấn định sự cá biệt, ông sẽ đi đến ba phần riêng biệt của hồn người, tương
ứng với ba phương diện vốn ông đã xác định bên trong thành phố.
Plato cố gắng
trước tiên để thiết lập sự có mặt của một phần thuần tuý đói ăn thèm uống của
hồn người bằng cách dùng phương pháp này. Khát
là một ham muốn. Có một chủ thể của ham muốn này. Khát là ham muốn thức uống
không có giới hạn rõ rệt – nghĩa là, chỉ uống,
nhưng không uống thức uống nào đặc
biệt (437e). Bây giờ đi đến một lôgích ngoài đề, mục đích của nó là để loại trừ
sự kết hợp những sức mạnh lý trí và đói ăn thèm uống tự nhiên để thoả mãn nhu
cầu vật chất trong cùng một chủ thể. Kết quả của lôgích ngoài đề này là rằng
nếu sự thật về A thì tương đối với sự thật về B, khi đó nếu B thì có giới hạn
rõ rệt theo một cách nào đó, một cách tương đồng A cũng phải có giới hạn rõ rệt
(438a-e). Do đó, tác nhân của mong muốn ham muốn uống thì cũng không có giới
hạn rõ rệt (439b).
Vì tác nhân
mong muốn uống thức uống không có giới hạn rõ rệt, thay vì là thức uống tốt,
hay thức uống giải khát lành mạnh, vv ..., không thể biện luận rằng chủ thể này
là một kết hợp của những sức mạnh và đói ăn thèm uống hợp lý. Chủ thể tương ứng
với khát thì được đặc trưng bởi sự
thúc đẩy thuần túy động vật, không có sự kỳ thị phân biệt hợp lý. Mặt khác, nếu
muốn uống thức uống về mặt lý thuyết không thể tách rời khỏi ham muốn thức uống
tốt hay có lợi cho sức khoẻ, thì sẽ không có sự đói ăn thèm uống thuần tuý, và
tương ứng không có chủ thể đói ăn thèm uống thuần túy.
Mong muốn
muốn uống thì đại diện cho cả một lớp của những ham muốn đói ăn thèm uống. bắt
nguồn từ cùng một tác nhân. Những ham muốn đói ăn thèm uống khác gồm đói và
thèm khát tình dục. Chủ thể đói ăn thèm uống thức ăn, thức uống và tình dục,
những không có giới hạn rõ rệt này là phần đói ăn thèm uống của hồn người
(437c). Plato cảm thấy không cần phải thiết lập rằng những tác nhân tương tự
chịu trách nhiệm cho những đói ăn thèm uống khác nhau, mặc dù rõ ràng có liên
quan. Không có lý do để đòi hỏi cho sự xác định những tác nhân của đói ăn thèm
uống, nhưng chỉ cho sự tách biệt của chúng.
Kế tiếp,
Plato cố gắng để cô lập phần lý trí của hồn người. Ông nói rằng nếu có một mong
muốn chống lại mong muốn đói ăn thèm uống, thì có một tác nhân khác của mong
muốn Sau đó ông đưa ra tuyên bố duy nghiệm rằng đôi khi có những người khát
uống nhưng là người không muốn uống thức uống (439c). Do đó, có một tác nhân
mong muốn để uống, và một tác nhân khác mong muốn để không-uống.
Plato sau đó
đưa ra một tuyên bố duy nghiệm khác – rằng những mong muốn chống đối đói ăn
thèm uống luôn luôn xuất phát từ suy nghĩ lý trí (439d). Ông kết luận rằng
những mong muốn của tác nhân thứ hai đến từ suy nghĩ lý trí. Bây giờ ông tin
rằng mình đã xác định một chủ thể thuần tuý đói ăn thèm uống và một chủ thể
thuần túy lý trí.
Plato đã
không biện minh được khi khẳng định rằng lý trí luôn luôn chống đối đói ăn thèm
uống. Điều là khá dễ dàng để mường tượng của một tình cảnh trong đó tinh thần,
chứ không phải lý trí, sẽ chống lại đói ăn thèm uống. Plato không cần phải làm
một tuyên bố mạnh như thế rằng chỉ lý trí chống đối đói ăn thèm uống. Thay vào
đó, ông có thể đưa ra một thí dụ về một ham muốn chống lại đói ăn thèm uống,
vốn trong thực tế, xảy ra vì lý trí – chẳng hạn như, không muốn uống rượu vì nó
không lành mạnh. Sau đó ông có thể kết luận rằng có một tác nhân khác hơn là đói
ăn thèm uống và những mong muốn của tác nhân này đến từ suy nghĩ lý trí. Thêm
tuyên bố khẳng định rằng tất cả những ham muốn chống lại những ham muốn đói ăn
thèm uống đều xuất phát từ lý trí, thì không cần thiết, sai lầm, và không thuận
hợp với một bước sau đó trong lập luận này cho thấy tinh thần mới thực sự chống lại đói ăn thèm uống.
Sẽ là khó
khăn hơn nếu người ta có thể tưởng tượng được tình cảnh trong đó có hai đói ăn
thèm uống chống lại nhau. Plato sẽ trả lời, tuy nhiên, đó là lý trí cho chúng
ta thấy rằng hai ham muốn đói ăn thèm uống tự mâu thuẫn nhau nên loại trừ nhau,
buộc chúng ta phải coi chúng như là những ham muốn đối nghịch nhau.
Sau khi đã
lập luận về sự có mặt của hai phần khác nhau của hồn người – một đói ăn thèm
uống và một kia là lý trí – Plato chỉ cần để thiết lập rằng có một phần thứ ba,
phần tinh thần của hồn người để làm xong sự tương đồng với thành phố. Một lần
nữa, ông bắt đầu dự án này bằng cách thiết lập sự có mặt của một nhánh thứ ba
của ham muốn, cũng như là một tác nhân của mong muốn đó. Tức giận và phẫn nộ là
những ham muốn. Có một tác nhân của những ham muốn này. Tiếp theo, ông cố gắng
chứng minh rằng tác nhân thứ ba này không thu giảm về hai tác nhân đã thiết
lập.
Đầu tiên, ông
cho thấy rằng tinh thần không là đói ăn thèm uống. Một người có thể cảm thấy
tức giận vì sự đói ăn thèm uống của mình (440a). Tác nhân thứ ba thì không cùng
là một như của phần đói ăn thèm uống. Trái ngược với những tiềm năng ấn định cá
biệt khác – tức là lý trí với sự đói ăn thèm uống, tinh thần với sự đói ăn thèm
uống – sự ấn định cá biệt duy nhất có thể có để Plato chiêm ngưỡng giữa tinh
thần và lý trí, đặt tinh thần vào vị trí của người tay sai, làm theo lý trí,
thực hiện những mong muốn lý trí sai khiến. Plato, do đó, không sử dụng tiêu
chuẩn thông thường của sự ấn định cá biệt để phân biệt tinh thần với lý trí. Thay
vào đó, ông cố gắng cho thấy tinh thần đó không thể được xem là có cùng tác
động như tay sai của lý trí vì nó đôi khi hành động trong sự vắng mặt của lý
trí. Trẻ em và động vật có những ham muốn của tác nhân thứ ba nhưng không có
phần lý trí của hồn người (441b). Do đó, tác nhân thứ ba không phải là phần lý
trí của hồn người. Plato kết luận rằng có ba phần riêng biệt của hồn người (ψυχή /psyche): đói ăn thèm uống (ἐπιθυμητικόν/epithymetikon, appetitive),
tinh thần (θυμοειδές/thymoeides,
spirited) và lý trí (λογιστικόν
/logistykon, logical).
Trong cách
nào ba phần riêng biệt này tách biệt, và trong cách nào chúng tạo nên một toàn
thể thống nhất? Lập luận của Plato về một hồn người ba phần trong quyển IV,
cũng như mô tả của ông về ba phần của hồn người trong quyển IX, chủ yếu phụ
thuộc vào việc xác định hồn người và những phần của nó qua những mong muốn được
gây ra. Những mong muốn là những nguyên lý tích cực, những động lực, chúng thúc
đẩy cơ thể thụ động. Vì vậy, hồn người, ít nhất ở đây, có thể được xem như một
thực thể siêu hình, phục vụ như là chỗ ngụ của hoạt động của con người. Hồn
người là sưu tập những nguyên lý hoạt động trong một con người.
Theo Plato,
có ba sức mạnh “tâm lý” chính làm việc trong một cá nhân – sức mạnh có những
thực thể vật chất và tiền bạc là đối tượng của nó; sức mạnh có những thực thể
phi vật chất, nhưng thế tục, như danh dự và chiến thắng, là đối tượng của nó;
và sức mạnh có những Thể dạng trong lĩnh vực vô hình là đối tượng của nó. Ba
sức mạnh này được thể hiện trong những ham muốn tương ứng với sự đói ăn thèm
uống, tinh thần và lý trí. Cả ba sức mạnh này tạo nên một thực thể – hồn người
– trong đó chúng bao gồm một nhóm những nguyên tắc hoạt động trong một cá nhân.
Tuy nhiên, chúng là những nguyên tắc hoạt động khác biệt hoạt động theo những
cách khác nhau và có những đối tượng rất khác nhau.
Vì hồn người
là chỗ ngụ của những sức mạnh con người, rõ ràng Plato nghĩ rằng là điều thích
ứng để ấn định những phần cá biệt của nó bằng cách trưng bày những ham muốn đối
nghịch bên trong nó. Cách hay nhất để chứng minh rằng có những sức mạnh tích
cực hoạt động độc lập trong hồn người là để trưng bày những sức mạnh này đang
cố gắng tự đối nghịch lẫn nhau. Rõ ràng cùng một sức mạnh hoạt động không thể
chịu trách nhiệm cho sự cố gắng hoạt động của hai sức mạnh đối lập. Vén màn che
lên cho thấy những ham muốn đối nghịch, cũng là vén màn che lên cho thấy những
sức mạnh tác động riêng rẽ bên trong chỗ trú ngụ chung của những hoạt động.
Plato sử dụng
tiêu chuẩn ấn định cá biệt này để chứng minh rằng có ba sức mạnh hoạt động
trong hồn người. Trong khi ông thành công trong việc tách bạch ba loại mong
muốn, ông không làm gì để chứng minh rằng không có nhiều hơn ba sức mạnh hoạt
động . Có lẽ thay vì một hồn người ba-phần, có thể một hồn người thực sự là
bốn-phần hay năm-phần. Bằng chứng nào Plato có để giới hạn nó ở ba-phần?
Phân tích ba
phần của Plato về hồn người đưa ra ít nhất ba tuyên bố khá có ý nghĩa thực
chất. Thứ nhất, có những tác nhân tâm lý của ham muốn có những sức mạnh tác
động trên cơ thể. Thứ hai, vô số những ham muốn của một cá thể có thể được thu
giảm thành ba loại chính, tương ứng với ba nhân tố tâm lý của mong muốn loại
như thế, chúng điều khiển hành vi của con người. Thứ ba, mô tả cơ bản của tâm
lý con người – “cấu trúc của hồn người” – có liên quan đến đạo đức và là cần
thiết cho một sự hiểu biết về công chính.
Trong khi
những tuyên bố thứ nhất và thứ ba ít còn được lưu hành giữa những nhà tư tưởng
thời nay, sự phân chia tâm lý hay hồn cá nhân thành ba phần vẫn là một giả
thuyết linh động trong việc giải thích những mâu thuẫn tâm lý nội tại trong
thời nay. Nó tồn tại, trong những hình thức đã được sửa đổi, trong những hiện
thân thời nay như sự phân chia Ego, Id, và Super-Ego của Freud. [1]
Quyển IV
SOCRATES kể tiếp tục:
[419a]
Adeimantus chen vào ngắt lời:
ADEIMANTUS: Ông sẽ bào chữa cho mình thế nào, Socrates, nếu một người
nào đó phản đối rằng ông đang không làm những người này được rất sung sướng, và
thêm nữa, rằng đó là lỗi của riêng họ khiến họ không được thế? [2]
Ý tôi là, thành phố thực sự thuộc về họ, nhưng họ không nhận được của cải gì từ
thành phố. Những người khác có được đất đai, xây những nhà lớn đẹp, mua những
bàn ghế gường tủ với chúng, làm những lễ hiến sinh của riêng họ với những vị
gót, chiêu đãi khách khứa, và cũng có thể, dĩ nhiên, có được những gì ông mới
nói giờ đây: vàng và bạc và tất cả những sự vật việc mà những ai là những người
sẽ được ban cho sung sướng đều đã nghĩ là để có. Thay vào đó, người này có thể
nói, họ xem dường đơn giản chỉ là những người lính trợ tá được trả tiền công, đã
thiết lập trong thành phố như một trại lính, và không gì khác. [3]
[420a]
SOCRATES:
Phải, và còn hơn thế, họ làm điều đó chỉ để có tiền ăn ở, và không nhận thêm tiền
lương vào tiền ăn ở của họ, như những người bình thường khác. Thế nên, họ ngay
cả sẽ không có thể có khả năng để làm một chuyến đi chơi cá nhân ra ngoài thành
phố nếu như họ muốn, hay tặng những món quà cho những bạn gái của họ, hay tiêu
tiền theo bất cứ những cách nào khác họ có thể mong ước, như người ta làm,
những người được xem là sung sướng. Bạn đã bỏ quên những điều này và một loạt
những sự kiện tương tự khác từ danh sách những điều bạn lên án.
ADEIMANTUS:
Vâng, cũng hãy cộng thêm chúng vào danh sách những điều lên án.
SOCRATES:
Chúng ta sẽ bào chữa cho mình thế nào? Có phải đó là những gì bạn đang hỏi?
ADEIMANTUS: Vâng.
SOCRATES: Tôi
nghĩ chúng ta sẽ tìm ra những gì để nói nếu chúng ta đi theo cùng một lối như
trước đây. Bạn thấy đấy, trả lời của chúng ta sẽ là thế này: sẽ hoàn toàn không
có gì ngạc nhiên tất cả nếu những người này đã là sung sướng nhất đúng như họ là
thế. Tuy nhiên, trong khi thiết lập thành phố của chúng ta, chúng ta không tìm
cách để làm bất kỳ một nhóm nào trong đó được sung sướng nổi bật, nhưng để làm
cho toàn bộ thành phố được như thế càng nhiều càng tốt. Vì chúng ta đã nghĩ
rằng chúng ta sẽ là có nhiều cơ may nhất để tìm thấy công chính trong một thành
phố loại giống như vậy, và bất công, ngược lại, trong một thành phố được quản
lý tồi tệ nhất. Và chúng ta đã nghĩ rằng bằng cách quan sát cả hai thành phố,
chúng ta sẽ có khả năng để quyết định câu hỏi chúng ta đang tìm hiểu đã từ khá
lâu. Ở thời điểm, khi đó, chúng ta lấy chính chúng ta để hình thành một thành
phố hạnh phúc – không bằng cách tách ra một vài người sung sướng và đặt họ vào
trong đó, nhưng bằng cách làm thành phố như một hạnh phúc toàn bộ. (Chúng ta sẽ
sớm xem xét (trường hợp) thành phố đối nghịch. [4])
Giả sử, sau
đó, rằng chúng ta đã đang vẽ một pho tượng [5]
và một người nào đó đã đến với chúng ta, và đã bắt đầu chỉ trích chúng ta, nói
rằng chúng ta đã không dùng những màu đẹp nhất vào những phần đẹp nhất của pho
tượng, vì những con mắt, là phần đẹp nhất, đã được vẽ màu đen thay vì màu tím.
Chúng ta tất nghĩ điều là hợp lý để đem cho sự bào chữa sau: “đồng bạn tuyệt
vời tôi ơi, bạn phải không mong đợi chúng tôi vẽ hai mắt đẹp đến nỗi chúng trông
không còn giống những con mắt chút nào, cũng không làm thế với những phần khác.
Ngược lại, bạn phải nhìn để xem, bằng cách giải quyết với mỗi phần một cách
thích ứng, liệu chúng tôi có làm toàn bộ sự vật thành đẹp đẽ hay không. Tương
tự như vậy, trong trường hợp hiện có, bạn phải không ép buộc chúng tôi để đem
cho những người giám hộ của chúng ta loại sung sướng mà có thể làm họ thành một
gì đó khác hơn là những giám hộ. Bạn thấy đấy, chúng tôi biết mặc cho những người
làm ruộng những áo choàng màu tía thế nào, choàng cho họ những trang sức bằng
vàng, và bảo họ đi làm việc đồng áng bất cứ khi nào họ thích, chúng tôi biết
chúng ta có thể có những thợ gốm của chúng ta nằm ngả trên ghế dựa, từ phải
sang trái, trước bếp lửa, uống rượu và ăn tiệc no nê bên cạnh guồng bánh xe nặn
gốm của họ, để bất cứ khi nào họ có một mong muốn làm những bình chậu. Và chúng
tôi có thể làm cho tất cả những người khác sung sướng theo cùng một cách đó, như
thế toàn thành phố thì sung sướng. Nhưng xin đừng thúc dục chúng tôi làm điều
này. Vì nếu các bạn thuyết phục được chúng tôi, một người làm ruộng sẽ không là
một nông dân, cũng thế, một thợ gốm sẽ không là một thợ gốm, và sẽ cũng không
có những người khác nào vốn một thành phố được dựng lập từ những người này còn
giữ đúng với khuôn loại. Nhưng đối với hầu hết những người khác, ít thành vấn
đề hơn: những thợ giày trở thành kém cỏi và hư hỏng, và tuyên bố họ là những gì
vốn họ thực không phải, không làm gì khủng khiếp cho thành phố. Nhưng nếu người
giám hộ của pháp luật và của thành phố của chúng ta đều không thực sự là những
gì họ xem dường có vẻ là, bạn có thể chắc chắn rằng họ sẽ phá hủy thành phố hoàn
toàn, và về mặt khác, rằng chỉ mình họ là có cơ hội để quản lý nó giỏi, và làm
nó sung sướng”.
Bây giờ, nếu
chúng ta đang tạo những người giám hộ đích thực, loại ít có khả năng nhất để
làm tai ác cho thành phố, và nếu phê bình của chúng ta là làm những người làm
ruộng-giả – những người ăn uống sung sướng trong một lễ hội, để nói chuyện như
thế, không trong một thành phố – người này không nói về một thành phố, nhưng về
một gì khác. Những gì chúng ta phải xem xét, sau đó, là không biết có phải mục
tiêu của chúng ta trong việc thiết lập những người giám hộ là sự sung sướng lớn
nhất có thể có cho họ, hoặc không biết có phải – vì mục tiêu của chúng ta là
thấy sự sung sướng này phát triển cho toàn bộ thành phố – chúng ta có nên bắt
buộc hay thuyết phục những trợ tá và những người giám hộ để bảo đảm rằng họ, và
tất cả những người khác, đều là những tay nghề có tài khéo giỏi nhất có thể có
được trong công việc của họ; và sau đó, với toàn thành phố phát triển và được
quản lý tốt, để nó với tự nhiên, để đem lại cho cho mỗi nhóm phần sung sướng được
chia sẻ của nó.
ADEIMANTUS:
Vâng, tôi nghĩ rằng những gì ông nói thì đúng.
SOCRATES: Tốt,
sau đó, bạn có sẽ nghĩ rằng tôi cũng hợp lý nếu tôi nói một gì đó có liên quan
gần gũi?
Sự Thống nhất của Kallipolis
ADEIMANTUS:
Chính xác là gì?
SOCRATES: Hãy
lấy phần còn lại của những tay nghề có tài khéo, những thợ thủ công, và xem xét
liệu những điều này có làm hư hỏng họ đến một mức khiến họ thực sự trở thành
xấu.
ADEIMANTUS:
Những điều gì?
SOCRATES: Sự
giàu có và nghèo túng.
ADEIMANTUS:
Ông nói thế nghĩa là gì?
SOCRATES: Đây:
bạn có nghĩ rằng một người thợ gốm đã trở nên giàu có sẽ vẫn sẵn sàng cống hiến
hết mình cho nghề chuyên môn của mình?
ADEIMANTUS:
Hoàn toàn không.
SOCRATES: Sẽ
không phải người này trở thành lười biếng hơn và bất cẩn hơn so với chính người
ấy trước đó?
ADEIMANTUS:
Hơn rất nhiều.
SOCRATES: Sau
đó, sẽ không phải người này trở thành một thợ gốm tồi tệ hơn?
ADEIMANTUS:
Có, tồi tệ hơn rất nhiều.
SOCRATES: Và
chắc chắn nếu sự nghèo túng cản trở người ấy tự cung ứng cho mình những dụng
cụ, hay bất kỳ những sự vật nào khác nếu người ấy cần cho nghề của mình, bản
thân người ấy sẽ làm những sản phẩm tệ hơn, và sẽ làm những con trai mình, hay
bất cứ ai khác người ấy giảng dạy, đều sẽ là những thợ thủ công tệ nhất.
ADEIMANTUS:
Tất nhiên.
SOCRATES: Như
thế, nghèo túng và giàu có làm những sản phẩm và những người thực hành những
nghề có tài khéo thủ công trở nên tồi tệ hơn.
ADEIMANTUS:
Rõ ràng.
SOCRATES: Có
vẻ như, sau đó, chúng ta đã tìm thấy những điều khác vốn những người giám hộ
của chúng ta phải ngăn chặn bằng mọi cách để đừng trượt vào thành phố mà không
bị nhận ra.
ADEIMANTUS:
Những điều gì?
[422a]
SOCRATES: Sự
giàu có và sự nghèo túng. Vì sự trước đem đến xa hoa, biếng nhác và thay đổi xáo
trộn; và sự sau đem đến bần tiện, sản phẩm xấu, và cũng cả thay đổi (xáo trộn)
mới nữa. [6]
ADEIMANTUS:
Đúng thế. Nhưng hãy xem xét điều này, Socrates: làm thế nào thành phố của chúng
ta có thể chống lại một cuộc chiến nếu nó đã không thu thập của cải giàu có, – đặc
biệt nếu nó phải chống lại một thành phố lớn và giàu có?
SOCRATES: Rõ
ràng, nó sẽ là khó khăn hơn để chống cự một thành phố loại như vậy, nhưng dễ
dàng hơn để chống cự hai.
ADEIMANTUS:
Ông nói có nghĩa gì?
SOCRATES:
Trước hết, nếu thành phố của chúng ta đã phải chiến đấu chống lại một thành phố
thuộc loại bạn nói đến, sẽ không phải nó là một trường hợp của những lực
sĩ-chiến binh chống những người giàu có?
ADEIMANTUS:
Vâng, nó sẽ là thế.
SOCRATES:
Tốt, sau đó, Adeimantus, bạn không nghĩ rằng một võ sĩ đánh bốc, người đã có được
huấn luyện tốt nhất có thể dễ dàng chống lại hai người không phải là những võ
sĩ đánh bốc, nhưng giàu có và phì nộn?
ADEIMANTUS: Có lẽ không cùng một lượt.
SOCRATES:
Không ngay cả nếu người này có thể bắt đầu bỏ chạy và sau đó quay lại, và đấm
ai là người đã đuổi kịp người này trước tiên, và có thể làm điều này thường
xuyên, ngoài trời nắng ngột ngạt nóng bức? Không phải một người như thế có thể
đánh bại thậm chí nhiều hơn hai kẻ thù như vậy?
ADEIMANTUS: Chắc
chắn sẽ không có gì ngạc nhiên nếu người ấy có thể làm thế.
SOCRATES: Tốt,
có phải bạn không nghĩ rằng những người giàu có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về đánh bốc hơn
là về cách chiến đấu một cuộc chiến thế nào?
ADEIMANTUS: Có.
SOCRATES: Rất
có thể xảy ra, khi đó, những lực sĩ của chúng ta sẽ dễ dàng có khả năng đánh
lại số đông gấp hai hay ba lần hơn họ.
ADEIMANTUS:
Tôi sẽ phải đồng ý với ông điều đó, vì tôi nghĩ rằng những gì ông nói thì đúng.
SOCRATES: Tốt,
sau đó, thế như nếu họ đã gửi một phái viên đến thành phố khác với thông báo
đúng như sau thì sao: “chúng tôi không dùng vàng hay bạc. Nó thì trái với luật
thần linh của chúng tôi để làm như vậy, nhưng với các bạn thì không. Thế nên, hãy
tham gia chiến tranh này với chúng tôi, và các bạn có thể có tài sản của kẻ thù
chúng ta.” Bạn có nghĩ rằng bất cứ ai nghe thấy tin này sẽ chọn để chống lại
những con chó săn thịt cứng toàn nạc, chứ không phải là để nhập đoàn với những
con chó săn chiến đấu chống lại đám cừu béo tốt và nhu mì?
ADEIMANTUS:
Không, tôi không. Nhưng nếu sự giàu có của tất cả những thành phố khác đã được
một thành phố duy nhất tích lũy, ông không nghĩ rằng thế đó sẽ gây nguy hiểm
cho thành phố không giàu có của ông?
SOCRATES: Bạn
thì thật sung sướng ngây thơ, nếu bạn nghĩ rằng bất kỳ thành phố nào bên cạnh thành
phố chúng ta đang xây dựng đáng để được gọi là một thành phố.
ADEIMANTUS:
Chúng ta nên gọi chúng là gì, khi đó?
SOCRATES: Chúng
ta sẽ phải tìm một tên gọi “lớn hơn”
cho những thành phố khác, vì mỗi chúng là một số đông-những-thành-phố lớn, nhưng không là một thành phố, như họ nói trong trò chơi. [7]
Chúng gồm hai thành phố, dù mức độ nào đi nữa, có chiến tranh với nhau: thành
phố của giới nghèo và của giới giàu. Và bên trong mỗi thành phố này, lại có một
số nhiều hơn nữa. Vì vậy, nếu bạn xem chúng như một thành phố, bạn sẽ phạm một
sai lầm lớn. Nhưng nếu bạn xem với chúng như nhiều thành phố, và đem cho một
này với tiền bạc, quyền lực, và chính những dân cư của một kia, bạn sẽ luôn tìm
thấy nhiều những đồng minh và rất ít những kẻ thù. Và cho đến chừng nào thành
phố của riêng bạn thì được cai trị ôn hoà chứng mực trong cách chúng ta vừa sắp
đặt, nó sẽ là lớn nhất – không phải ở danh tiếng, tôi không nói với ý đó, nhưng
thành phố lớn nhất trong thực tế, – ngay cả khi nó chỉ có một ngàn binh sĩ để bảo
vệ nó. Vì bạn sẽ không dễ dàng tìm thấy một thành phố lớn lao như vậy, hoặc
giữa dân Greece hay những dân man rợ, mặc dù bạn sẽ tìm thấy nhiều (thành phố)
nổi tiếng là lớn lao hơn gấp hàng nhiều lần. Hay bạn không đồng ý?
ADEIMANTUS:
Không, có Zeus chứng giám, tôi đồng ý.
SOCRATES: Điều
này, khi đó, cũng sẽ cung cấp cho những người cai trị của chúng ta với những
giới hạn tốt nhất để xác định kích thước thích hợp của thành phố, và bao nhiêu
đất, họ nên đánh dấu dành cho một thành phố với kích thước đó, sau khi buông bỏ
phần còn lại.
ADEIMANTUS: Đó
là giới hạn gì?
SOCRATES: Tôi
nghĩ nó là điều này: cho đến chừng nào nó sẵn lòng với ý định để vẫn là một thành phố, nó có thể tiếp tục tăng
trưởng, nhưng không vượt quá điểm đó.
ADEIMANTUS:
Và đó là một điều tốt.
SOCRATES: Khi
đó, chúng ta cũng sẽ cho thêm mệnh lệnh này với những giám hộ của chúng ta,
rằng họ phải gìn giữ, bằng mọi cách chống lại, hoặc là thành phố thì nhỏ về kích
thước, hay lớn về danh tiếng, thay vì đúng hơn về kích thước là tương xứng và về
con số là một.
ADEIMANTUS: Chắc
chắn, đó sẽ là một hướng dẫn nhỏ nhặt
cho họ để làm theo!
SOCRATES: Đây
là một mệnh lệnh thậm chí còn cỏn con hơn. Chúng ta cũng đã nhắc đến trước đây
rồi. [8] Chúng ta nói rằng nếu một con cái của
những người bảo vệ thì hèn kém, nó phải được gửi đi nhập đoàn với những công
dân khác, và rằng nếu những công dân khác có con cái xuất xắc, nó phải nhập
đoàn với những người giám hộ. Điều này có nghĩa là để làm cho rõ ràng rằng mọi
công dân khác, cũng vậy, phải được giao cho những gì tự nhiên phù hợp với mình,
với một cá nhân được giao một công việc như thế đó, sau khi thực hành nghề
nghiệp theo đuổi của riêng mình, mỗi chúng sẽ trở thành không nhiều nhưng một,
và toàn bộ thành phố do đó phát triển tự nhiên thành một, nhưng không nhiều.
ADEIMANTUS:
Ồ, vâng, đó là một điều còn nhỏ nhặt hơn!
Sự Quan trọng của Giáo dục
SOCRATES:
Thực sự, bạn tốt Adeimantus của tôi ơi, những mệnh lệnh chúng ta giao cho họ, hoặc
không nhiều, hoặc không khó khăn, như người ta sẽ nghĩ. Quả thực, chúng tất cả
đều nhỏ nhặt không đáng kể, như lời thường vẫn nói, miễn là chúng bảo vệ điều lớn
lao này – hay đúng hơn không lớn lao, nhưng thích đáng.
ADEIMANTUS: Điều
gì thế?
SOCRATES: Giáo
dục cho họ và cho con cái họ. Vì nếu một nền giáo dục tốt làm họ thành những
người điều độ ôn hoà, họ sẽ dễ dàng tìm ra tất cả sự vật việc này cho bản thân
họ – và mọi sự vật việc khác vốn chúng ta bây giờ đang bỏ qua, chẳng hạn như sự
sở hữu phụ nữ, hôn nhân, và sự sinh sản con trẻ, và tất cả những điều này phải
được cai quản thế nào theo câu tục ngữ cổ rằng “bạn bè chia sẻ chung tất cả mọi
thứ”, càng giống nhiều như thế càng hay.
ADEIMANTUS: Vâng,
đó sẽ là điều tốt nhất.
SOCRATES: Và
chắc chắn một khi hiến pháp của chúng ta đã khởi đầu tốt đẹp, nó sẽ, như nó đã,
tiếp tục phát triển trong một vòng tròn. Vì giáo dục và dưỡng dục tốt, nếu
chúng được giữ vững, tạo ra những bản chất tốt và những bản chất vững chắc, đến
lượt chúng nhận được một nền giáo dục tốt đẹp như thế, phát triển lại còn còn
tốt hơn so với những người trước của chúng, trong mọi phương diện, nhưng đặc
biệt là về phương diện đối với những con cái của họ, như trong trường hợp của
tất cả những loài động vật khác.
ADEIMANTUS: Vâng,
có thể là như vậy.
SOCRATES: Để nói
vắn tắt, khi đó, những gì những người quan sát của thành phố chúng ta phải bám
vào, đừng để cho thành bại hoại mà họ không nhận thấy nó, và phải phòng vệ chống
lại tất cả mọi thứ, là thế này: phải là không có đổi mới trong âm nhạc hoặc thể
dục đi ngược lại với trật tự đã thành lập. Ngược lại, họ phải phòng vệ chống
lại điều đó đến mức tối đa như họ có thể phòng vệ được. Và họ nên khiếp hãi để
nghe bất cứ ai nói rằng “mọi người nghĩ nhiều nhất đến bài hát vốn nổi lên mới
nhất từ môi của người ca sĩ” [9]
trong trường hợp xảy ra một người nào đó sẽ giả sử rằng nhà thơ nói với nghĩa không
phải là những bài hát mới, nhưng một cách ca hát mới, và ca ngợi điều đó. Tuy
nhiên, chúng ta không nên ca ngợi một luận điệu loại như thế, hay hiểu nó như
những gì nhà thơ muốn nói. Bạn thấy đấy, một sự thay đổi cho một loại mới của huấn
luyện âm nhạc là một gì đó hãy đề phòng cẩn thận xem như hoàn toàn nguy hiểm. Vì
một người không bao giờ có thể thay đổi cách huấn luyện trong âm nhạc mà không
ảnh hưởng đến điển luật chính trị lớn nhất. Đó là những gì Damon nói, và tôi
tin ông ấy nói đúng. [10]
ADEIMANTUS: Ông
cũng có thể kể tôi vào trong số những người tin thế.
SOCRATES: Có
vẻ như, khi đó, rằng đó là trong sự huấn luyện âm nhạc vốn nhà canh gác của
những người giám hộ của chúng ta chắc chắn phải được xây dựng.
ADEIMANTUS: Dù
mức nào, loại vô pháp luật này dễ dàng tự chen vào mà không nhận ra.
SOCRATES:
Vâng, vì nó được giả định chỉ là phần của một trò chơi, như vậy, khiến không thể
gây hại.
ADEIMANTUS:
Và nó thực không gây bất kỳ nào – ngoại trừ, tất nhiên, khi nó đã thiết lập
chính nó ở đó, nó thong thả và im lặng tràn vào những thói quen và thực hành
của người ta. Từ những chỗ này nó đi tới hăng hái hơn vào những hợp đồng tư nhân,
và sau đó từ những hợp đồng tư nhân nó tiến lên với cực kỳ xấc xược vào trong
luật pháp và hiến pháp, Socrates, cho đến cuối cùng, nó lật đổ tất cả mọi sự
vật việc công cộng và tư nhân.
SOCRATES: Vâng, là thế sao?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ nó là thế.
SOCRATES: Sau đó, như chúng ta đã nói lúc đầu, con em
chúng ta phải tham dự vào những trò chơi vốn tuân hành pháp luật hơn ngay từ khởi
đầu, vì, nếu những trò chơi của chúng trở thành vô luật lệ và những đứa trẻ bắt
chước làm theo, không phải là không thể nào cho chúng lớn lên mà thành những
người xuất sắc và tuân hành pháp luật?
[425a]
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Như thế bất cứ khi nào trẻ em chơi đùa trong
một cách thức tốt lành ngay từ khởi đầu và thu nhận tính hợp pháp từ huấn luyện
âm nhạc, có kết quả ngược lại: tính hợp pháp đi theo chúng trong tất cả mọi sự
vật việc, và thúc đẩy sự tăng trưởng của chúng, sửa chữa bất cứ gì trong thành
phố vốn có thể đã bị bỏ bê trước đó.
ADEIMANTUS: Đúng là thế.
SOCRATES: Và do đó, những người như thế tìm ra lại những
quan điểm qui ước xem dường không đáng kể vốn những người trước họ đã phá hủy.
ADEIMANTUS: Loại nào?
SOCRATES: Những người đó giải quyết những sự việc giống
thế này: sự im lặng thích đáng cho những người trẻ tuổi trước sự có mặt của
những người trên, lớn tuổi của họ, nhường chỗ cho họ, và đứng lên khi có sự có
mặt của họ, chăm sóc cha mẹ, kiểu tóc; quần áo, giày dép; giáng vẻ tổng quát
của cơ thể, và mọi sự việc khác loại như thế. Bạn không đồng ý sao?
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Để lập pháp về những sự việc như vậy thì
ngây thơ, trong quan điểm của tôi, vì những nghị định bằng lời hay bằng chữ sẽ
không bao giờ làm cho chúng thành xảy ra hay lâu dài.
ADEIMANTUS: Làm thế nào chúng có thể?
SOCRATES: Ở mức nào đi nữa, Adeimantus, có vẻ như qua
sự bắt đầu của giáo dục của một người nào đó ấn định những gì theo đến sau. Hay
không phải là những gì giống nhau luôn luôn khuyến khích những gì giống nhau?
ADEIMANTUS: Có thế.
SOCRATES: Và thành quả cuối cùng của giáo dục, tôi
tưởng tượng chúng ta sẽ nói, là một sản phẩm duy nhất, hoàn chỉnh, và tươi mới
vốn hoặc là tốt hoặc ngược lại.
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Đó là lý do, về phần tôi, tôi sẽ không cố
gắng để ban hành luật lệ về những sự việc như vậy.
ADEIMANTUS:
Và với lý do tốt.
SOCRATES: Sau
đó, những vị gót ơi, thế còn về tất cả công việc buôn bán chốn chợ búa đó, hợp
đồng người ta làm với nhau ngoài chợ buôn bán, lấy thí dụ, và những hợp đồng
với những thợ thủ công, những vu khống, những thương tích, những cáo trạng, lập
những đoàn bổi thẩm, tới kỳ trả tiền hay thu tiền bất cứ gì là cần thiết ngoài chợ
búa và trên bến cảng, và trong vắn tắt, toàn bộ những quy định của thương
trường, thành phố, bến cảng, hay những gì bạn dám – chúng ta ban hành luật về
bất kỳ một nào của những sự việc này?
ADEIMANTUS:
Không, nó sẽ không là thích hợp để ra lệnh cho những ai là những con người tử
tế và tốt lành. Vì họ sẽ dễ dàng tìm ra cho chính họ bất cứ gì cần được lập
pháp về những sự vật việc loại như vậy.
SOCRATES: Phải,
bạn của tôi ơi, miễn là một gót nhận cho rằng pháp luật chúng ta đã vừa mô tả được
giữ nguyên vẹn.
ADEIMANTUS:
Nếu không, họ sẽ dành cả đời họ để liên tục làm và sửa những luật như vậy với
hy vọng tìm được những gì tốt nhất.
SOCRATES: Bạn
muốn nói là họ sẽ sống như những người bị bệnh đó, vì họ vô độ, những người không
sẵn sàng buông bỏ lối sống xấu của họ.
ADEIMANTUS:
Đúng thế.
[416a]
SOCRATES:
Những người như vậy thực sự sống một đời sống lôi cuốn! Sự chữa chạy bệnh tật
của họ không đạt được gì cả, ngoại trừ để làm cho bệnh tình của họ tồi tệ và phức
tạp hơn, và họ luôn luôn hy vọng rằng một ai đó sẽ đề nghị một vài thuốc mới vốn
sẽ làm họ khỏe mạnh.
ADEIMANTUS:
Vâng, đó là đúng những gì xảy ra với những người tàn phế thuộc loại này.
SOCRATES: Và không
phải hay sao, một phương diện lôi cuốn khác của họ rằng họ nghĩ kẻ thù tồi tệ
nhất của họ trong tất cả là một trong những người nói với họ sự thật – rằng cho
đến khi họ buông bỏ say rượu, ăn quá nhiều, đắm say tình dục, và biếng nhác,
sau đó không có thuốc, đốt, hay mổ xẻ nào, không có lôi cuốn, bùa hộ mệnh nào,
hay bất cứ sự vật gì khác loại như thế sẽ làm được cho họ bất kỳ tốt lành nào?
ADEIMANTUS: Không
có gì là lôi cuốn cả. Khắc nghiệt với một người nào đó đã nói sự thật thì không
lôi cuốn.
SOCRATES: Bạn
không chấp nhận những người loại như vậy, rõ ràng.
ADEIMANTUS:
Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Vậy
bạn sẽ cũng không chấp nhận một thành phố toàn bộ vốn hoạt động theo lối chúng
ta vừa mô tả. Hay bạn không nghĩ rằng những người tàn phế như vậy hoạt động theo
cùng một cách rất giống như những thành phố ở đó xảy ra những sự vật việc sau
đây? Vì chúng đều được cai trị một cách tệ hại về chính trị; những công dân đã
được báo trước đừng thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị, và ai là người làm thế
bị đe dọa với tội tử hình. Tuy nhiên, ai là người phục vụ những thành phố này
dễ chịu nhất, trong khi chúng vẫn còn bị cai quản về chính trị theo cách đó, người
nào thỏa mãn chúng, tâng bốc chúng, đoán trước những mong muốn của chúng, và
thông minh đáp ứng chúng, không phải là người ấy, về lý do đó, được chúng vinh
danh như là một người tốt, người khôn ngoan trong những quan vấn đề quan trọng
nhất?
ADEIMANTUS:
Vâng, tôi nghĩ rằng hành vi của chúng đều giống như nhau và tôi không chấp nhận
việc đó chút nào tất cả.
SOCRATES: Thế
còn về những người đó là người sẵn sàng và sốt sắng cung cấp chữa trị cho những
thành phố loại giống như vậy thì sao? Bạn không chấp nhận sự can đảm của họ và
cũng cả sự nhẹ dạ thiếu trách nhiệm của họ?
ADEIMANTUS:
Tôi chấp nhận, thực vậy, – ngoại trừ những ai đó là những người lừa dối thực sự
và tự cho rằng bản thân họ là những con người đích thực của chính trị vì họ
được quần chúng tán tụng.
SOCRATES: Bạn nói với ý gì? Bạn không có cảm tình với
những người này? Hay có phải bạn có nghĩ rằng điều có thể xảy ra để một người không
biết đo lường bất cứ gì như thế nào nhưng không tin rằng người ấy thì cao bốn
cubits [11] khi
nhiều người khác, cũng dốt nát tương tự, nói với người ấy rằng người ấy là thế?
ADEIMANTUS: Không, tôi không nghĩ thế.
SOCRATES: Vậy đừng có quá khó khăn với họ. Bạn thấy,
những người như vậy chắc chắn là lôi cuốn dễ thương nhất tất cả. Họ ban hành và
sửa đổi những loại pháp luật, chúng ta vừa mới mô tả, và luôn luôn hy vọng rằng
họ sẽ tìm thấy một cách để chấm dứt việc gian lận về những hợp đồng, và những
việc làm xấu xa khác tôi đã đề cập mới giờ đây, không nhận ra rằng họ thực sự
chỉ là cắt bỏ một đầu của con quái vật Hydra [12].
ADEIMANTUS: Tuy nhiên, đó là tất cả những gì họ thực
sự đang làm.
Tôn Giáo
[427a]
SOCRATES:
Tôi hẳn đã có suy nghĩ, khi đó, rằng một người ban hành luật đích thực không
nên áy náy với những luật hay hiến pháp thuộc loại này, cho dù trong một thành
phố được cai trị tệ hại hay khéo léo về chính trị –
Lê Dọn Bàn tạm dịch
– bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)
[1]
Xem Freud – Cái Ta và cái Đó, bản tôi tạm dịch trên
blog này.
Những das Ich, das Es, và das Über-Ich của
Freud không hoàn toàn tương đồng với lý trí (λογιστικὸν) tinh thần (θυμοειδές),
và đói ăn thèm uống (ἐπιθυμητικόν).của
Plato. Chỉ có sự phân chia làm ba phần trong tâm lý (Freud) và hồn người
(Plato) là tương đồng, và phần nào ý niệm “hồn người” trong Plato và “tâm lý”
con người trong Freud là những ý niệm tương đồng.
[2] [“Plato demanded the abolition of all
private possession and the suppression of all individual interests because it
is only in the Idea or Universal that he acknowledge any title to true
reality.”]
[3]
Bản Cambridge: như những lính đánh thuê (‘exactly like hired mercenaries’)
[4] Thảo luận về điều này bắt đầu ở 445c,
nhưng gián đoạn, và rồi không được tiếp tục cho đến quyển 8.
[5] Những tượng Hellas thời cổ được vẽ và mạ
vàng hay dát bạc.
[6]
Theo ý bản Shorey Cambridge: “since
the one brings luxury, idleness and innovation, and the other illiberality and
the evil of bad workmanship in addition to innovation.”
[7] Dẫn chứng ở đây tối nghĩa, có thể là một
tục ngữ nào đó, hay một trò chơi loại checkers
có tên gọi là polis
[8] [415a-c]
[9] Odyssey 1.351-2
[10] Damon người thành Athens: (ca. 500– sau
415 TCN) nhà lý thuyết âm nhạc và thi ca quan trọng nhất của Athens trong thế
kỷ V TCN, và cũng là thày dạy, cố vấn chính trị của Perikles.
[11] Khoảng 1.83 m
[12] Hydra hay Lernaean Hydra trong huyền
thoại Hellas là một con rắn nước khổng lồ có chín đầu, sống trong đầm Lerna.
Khi bị Herakles lùng giết, hễ chặt đứt được một cái đầu, lại có hai cái đầu mới
mọc ra thế chỗ.