Sunday, October 15, 2017

Plato – Republic (07)

Plato
The Republic 
(Πλάτων    Πολιτεία)






QUYỂN 4
(tiếp theo)



Tôn Giáo
[427a]                                                                                          
SOCRATES: Tôi hẳn đã có suy nghĩ, khi đó, rằng một người ban hành luật đích thực không nên áy náy với những luật hay hiến pháp thuộc loại này, cho dù trong một thành phố được cai trị tệ hại hay khéo léo về chính trị – trong một này vì nó thì vô dụng và không thành đạt được gì, trong một kia vì một số chúng là có thể được bất cứ một ai tìm ra , trong khi những luật lệ khác tự động đi theo từ những thực hành đã được mô tả.
ADEIMANTUS: Vậy còn lại gì cho chúng ta để lập pháp?
SOCRATES: Cho chúng ta, không có gì, ngoại trừ cho tiên tri ở đền Apollo, ở đó còn lại những pháp luật lớn nhất, tốt nhất, và đầu tiên
ADEIMANTUS: Chúng là về những gì?


SOCRATES: Sự thiết lập của những đền thờ và những lễ hiến sinh, và những hình thức dịch vụ khác với những vị gót, những quỉ thần [1], và những anh hùng, sự chôn cất người chết, và những dịch vụ bảo đảm sự chiếu cố của những người đã đi sang thế giới bên kia. Vì chúng ta, tất nhiên, không có kiến ​​thức nào về những sự việc này, và vì vậy, khi chúng ta dựng một thành phố, chúng ta sẽ không nhận lời khuyên của bất cứ ai nào khác, nếu chúng ta có bất kỳ sáng suốt nào, hoặc dùng bất kỳ người diễn dịch nào, ngoại trừ một di truyền tổ tiên của chúng ta. Và trong thực tế, vị gót này – khi ông giao truyền những diễn dịch của ông từ ghế ông ngồi ở chỗ là rốn của quả đất [2] – là hướng dẫn của tổ tiên về những vấn đề này cho toàn thể loài người.
ADEIMANTUS: Khéo nói. Đó là những gì chúng ta phải làm.
SOCRATES: Như thế, khi đó, người con trai của Ariston ơi, bây giờ thành phố của bạn xem dường đã được thành lập. Như bước tiếp theo, hãy nhìn bên trong nó, sau khi nắm giữ một ánh sáng vừa đủ đâu đấy. Hãy nhìn chính bạn và mời anh của bạn, và Polemarchus, và phần chúng tôi còn lại để giúp bạn, để xem ở chỗ nào công chính và không công chính có thể có trong nó, chúng khác lẫn nhau thế nào, và một nào trong hai vốn cá nhân là người sẽ là sung sướng phải có được, liệu sự kiện đó thì có ẩn dấu vơi tất cả những vị gót và con người hay không.

Và Glaucon nói :

Thế thì vô lý! Ông đã hứa chính ông sẽ tìm kiếm chúng, vì ông đã nói với ông là điều không kính tín để cho ông không bảo vệ công chính trong mọi cách ông có thể.
SOCRATES: Bạn thì đúng để nhắc tôi, và tôi phải làm những gì tôi đã hứa. Nhưng các bạn sẽ phải giúp vào.
GLAUCON: Chúng tôi sẽ.
SOCRATES: Tôi trông mong, sau đó, để tìm công chính trong cách sau đây. Tôi nghĩ thành phố của chúng ta, nếu quả thực nó đã được thành lập đúng cách, thì hoàn toàn tốt.
GLAUCON: Vâng, nó phải là.
SOCRATES: Rõ ràng, khi đó, nó thì khôn ngoan, can đảm, chừng mực điều độ [3], và công chính.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Khi đó, nếu chúng ta tìm thấy trong nó bất kỳ một nào trong số này, những gì còn lại sẽ là những gì ta đã không tìm thấy?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Vì vậy, như trong trường hợp của bất kỳ một nào khác của bốn điều này, nếu chúng ta đang tìm một trong số chúng trong một gì đó và nhận ra nó đầu tiên, thế sẽ là đủ để thỏa mãn chúng ta. Nhưng nếu chúng ta nhận ra ba điều khác kia đầu tiên, thế tự nó sẽ là đủ khả năng cho chúng ta nhận ra những gì chúng ta đang tìm, vì rõ ràng nó không thể là bất cứ gì khác hơn điều vốn còn lại.
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Thế nên, vì cũng xảy ra là có bốn điều chúng ta chú tâm vào, không phải là chúng ta phải tìm chúng trong cùng một cách?
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Bây giờ, điều đầu tiên tôi nghĩ tôi có thể thấy rõ ràng trong thành phố là sự khôn ngoan. Và có vẻ như có một gì đó lạ lẫm về nó.
GLAUCON: Gì vậy?

Công lý trong Kallipolis

SOCRATES: Tôi nghĩ rằng thành phố chúng ta đã mô tả thì thực sự khôn ngoan. Và đó là vì nó thì thận trọng [4] , phải không?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Và chắc chắn, điều là rõ ràng rằng chính điều này, sự thận trọng, là một loại nào đó của kiến ​​thức. Ý tôi là, nó chắc chắn là không phải qua sự thiếu hiểu biết mà người ta làm điều thận trọng, nhưng qua kiến ​​thức.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Nhưng, tất nhiên, có nhiều loại kiến ​​thức khác nhau trong thành phố.
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Thế nên, có phải do kiến ​​thức những thợ mộc có được khiến thành phố xứng đáng được mô tả như khôn ngoan và thận trọng?
GLAUCON: Hoàn toàn không phải. Nó được gọi là thành thạo trong nghề mộc, vì lý do đó.
SOCRATES: Vậy một thành phố không nên được gọi là khôn ngoan vì nó có kiến ​​thức vốn chuyên trách về cách nào để những gì bằng gỗ có thể là tốt nhất.
GLAUCON: Chắc chắn không.
SOCRATES: Thế còn về điều này thì sao? Thế còn về kiến ​​thức của những sự vật được làm bằng đồng, hay bằng bất cứ gì khác thuộc loại đó?
GLAUCON: Cũng không của bất cứ gì thuộc loại đó.
SOCRATES: Và không phải là kiến ​​thức về thế nào để sản xuất hoa màu từ đất. Nhưng ngược lại, nó là thành thạo, có tay nghề cao trong nghề nông vì thế.
GLAUCON: Đó là cái nhìn của tôi.
SOCRATES: Khi đó, có một vài kiến ​​thức trong thành phố chúng ta vừa mới thành lập, vốn một số công dân của nó có, nhưng không chuyên trách về một số điều cụ thể nào trong thành phố, nhưng về thành phố như một toàn thể, và về những quan hệ của nó trong nội bộ, và những quan hệ của nó với những thành phố khác sẽ thế nào thì có thể là tốt nhất.
GLAUCON: Có, quả thực.
SOCRATES: Nó là gì và ai có nó?
GLAUCON: Đây là tay nghề, hay tài khéo của việc làm giám hộ. Và ai là những người có được nó là những người cai trị, chúng ta vừa mới gọi là những người giám hộ hoàn chỉnh. [5]
SOCRATES: Vì làm giám hộ có kiến ​​thức này, sau đó, bạn mô tả thành phố thế nào?
GLAUCON: Như thận trọng và thực sự khôn ngoan.
SOCRATES: Bây giờ, bạn có nghĩ rằng sẽ có nhiều những thợ kim loại hơn trong thành phố, hay có nhiều những giám hộ thực sự này hơn?
GLAUCON: Sẽ có rất nhiều hơn những thợ kim loại.
SOCRATES:Thuộc về tất cả những ai là người được gọi bằng một tên gọi nào đó vì họ có một vài loại nào đó của kiến ​​thức, không phải những người giám hộ thực sự thì ít nhất trong số đếm?
GLAUCON: Rất xa.
SOCRATES: Vì vậy, nó là vì nhóm hay phần nhỏ nhất của chính nó, và kiến thức vốn có trong đó – phần vốn điều khiển và cai trị – khiến một thành phố được thành lập theo như bản chất tất sẽ là khôn ngoan như một toàn bộ. Và tầng lớp này – nó có vẻ như, bởi bản chất, là nhỏ nhất – là tầng lớp vốn thừa hưởng sở hữu một phần chia của sự hiểu biết vốn một mình nó giữa tất cả những loại khác của kiến ​​thức nên được gọi là sự khôn ngoan.
GLAUCON: Như thế là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Như thế, chúng ta đã tìm thấy – mặc dù tôi không biết như thế nào – điều này của bốn điều và cũng vị trí của nó trong thành phố nữa.
GLAUCON: Có vẻ như với tôi, ít nhất, rằng nó đã được tìm thấy khéo léo và thực sự.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn sự can đảm và phần của thành phố nó thì ở trong, và vì nó thành phố được mô tả như can đảm, thì không phải là rất khó để nhận ra chỗ.
GLAUCON: Do đâu?

[429b]
SOCRATES: Ai là người sẽ mô tả một thành phố như hèn nhát hay can đảm, bằng cách nhìn vào bất cứ gì khác hơn phần đó vốn bảo vệ nó và khởi chiến nhân danh nó?
GLAUCON: Không ai sẽ nhìn vào bất cứ gì khác.
SOCRATES: Vì, tôi hiểu điều đó, cho dù những người khác là can đảm hay hèn nhát đều không làm nó thành một này hay một kia.
GLAUCON: Không, nó không.
SOCRATES: Như thế, can đảm cũng vậy, thuộc về một thành phố vì là một phần của chính thành phố, – vì nó có trong phần đó sức mạnh để gìn giữ qua tất cả mọi sự vật việc tin tưởng của nó rằng những sự vật việc và những loại của những sự vật việc, vốn sẽ khơi dậy khiếp hãi đều là chính những sự vật việc, và những loại giống vậy của những sự vật việc, vốn người làm luật đã tuyên bố để là giống như vậy trong tiến trình của giáo dục nó. Hay bạn không gọi đó là can đảm?
GLAUCON: Tôi hoàn toàn không hiểu những gì ông đã nói. Ông không ngại nhắc lại nó?
SOCRATES: Tôi muốn nói rằng can đảm là một loại của sự gìn giữ.
GLAUCON: Loại nào của sự gìn giữ?
SOCRATES: Sự gìn giữ của sự tin tưởng, đã được pháp luật cấy trồng qua giáo dục, về những sự vật việc, và những loại của những sự vật việc, khơi dậy khiếp hãi. Và bởi sự gìn giữ của nó “qua tất cả mọi sự vật việc”, tôi muốn nói gìn giữ nó nó qua những đau đớn, những lạc thú, những đói ăn thèm uống, [6] và những sợ hãi và không buông bỏ nó. Tôi sẽ so sánh nó với một gì đó, tôi nghĩ rằng nó giống tương tự thế, nếu bạn thích.
GLAUCON: Tôi sẽ thích điều đó.
SOCRATES: Vậy bạn có biết, rằng khi những thợ nhuộm muốn nhuộm len màu tím, trước tiên họ chọn từ những sợi len nhiều màu sắc khác nhau, những sợi nào có màu trắng tự nhiên. Sau đó, họ đem lại cho chúng một cách thức sửa soạn chi li kỹ lưỡng, như thế khiến chúng sẽ đón nhận màu sắc tốt như có thể được. Và chỉ đúng tại điểm đó, họ mới ngâm chúng trong thuốc nhuộm màu tím. Khi một gì đó được nhuộm bằng cách này, nó giữ vững thuốc nhuộm, và bất kể số lượng bao nhiêu lần giặt, cho dù có hay không có chất tẩy, có thể khiến màu sắc bị mất đi. Nhưng bạn cũng biết điều gì sẽ xảy ra, khi những sự vật không được nhuộm theo cách này, khi người ta nhuộm len những màu khác, hay ngay cả những sợi màu trắng này, mà không sửa soạn chi li kỹ lưỡng.
GLAUCON: Tôi biết chúng trông như bị gột sạch màu, và buồn cười.
SOCRATES: Bạn nên hiểu, sau đó, rằng chúng ta cũng thế, đã hết sức cố gắng như chúng ta có thể, để làm một gì đó tương tự, khi chúng ta chọn những người lính của chúng ta, và giáo dục họ qua huấn luyện về âm nhạc và thể dục. Đó là trù tính khôn ngoan, bạn nên giả định, vì không có mục đích nào khác hơn để bảo đảm, – chúng ta tự thuyết phục, – rằng họ sẽ hấp thụ pháp luật trong cách tốt nhất có thể có được, giống như len với một màu thuốc nhuộm; rằng như một kết quả, những tin tưởng của họ về những sự vật việc sẽ khơi dậy khiếp hãi, và về mọi sự vật việc khác, sẽ giữ vững chặt chẽ vì họ có bản chất và được nuôi dạy đúng hợp; quá chặt chẽ đến nỗi rằng màu thuốc nhuộm không thể bị gột sạch màu, ngay cả bởi những chất tẩy rửa vốn có hiệu quả rất khủng khiếp khi cọ rửa, – lạc thú vốn nó lại còn hiệu quả khủng khiếp trong việc này, hơn bất kỳ bất kỳ loại thuốc tẩy của vùng Chalestra nào [7], hay alkali nào, [8] và sự đau đớn và sợ hãi và sự thích thú ngon miệng, chúng đều là tồi tệ hơn bất kỳ chất tẩy rửa nào. Khi đó, sức mạnh này, để giữ gìn qua tất cả mọi sự vật việc, tin tưởng đúng và được luật pháp cấy trồng về những gì sẽ và những gì sẽ không khơi dậy khiếp hãi, là những gì, ở bất kỳ mức độ nào, tôi gọi là sự can đảm. Và tôi sẽ cho rằng đó là nó, trừ khi bạn phản đối điều này.
GLAUCON: Không, tôi không phản đối. Vì tôi giả định rằng loại của tin tưởng đúng về cùng những vấn đề tương tự này mà ông tìm thấy trong những loài vật và những nô lệ, vốn không phải là kết quả của giáo dục và hoàn toàn không có liên hệ gì với pháp luật, thì được gọi là một gì đó khác hơn là can đảm.
SOCRATES: Bạn hoàn toàn đúng.
GLAUCON: Tốt, sau đó, tôi chấp nhận giải thích của ông về sự can đảm.
SOCRATES: Vâng, hãy cứ chấp nhận nó, dù ở mức nào, như là giải thích của tôi về sự can đảm chính trị, và bạn sẽ là đúng để chấp nhận nó. Nếu bạn thích, chúng ta sẽ thảo luận việc đó đầy đủ hơn trong một vài dịp khác. Bạn thấy đó, tại điểm này, điều tra của chúng ta không phải là về can đảm, nhưng về công chính. Và vì mục đích của điều tra đó, tôi nghĩ rằng những gì chúng ta đã nói là đủ.
GLAUCON: Ông đúng.
SOCRATES: Hai điều, sau đó, còn lại cho chúng ta để tìm trong thành phố: chừng mực điều độ và – mục đích của toàn bộ điều tra của chúng ta – công chính.
GLAUCON: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Làm thế nào chúng ta có thể tìm công chính, khi đó, khiến chúng ta sẽ không phải bận tâm thêm nữa với chừng mực điều độ?
GLAUCON: Vâng, về phần tôi, không biết bất kỳ một nào, tôi cũng không muốn công chính xuất hiện trước tiên, nếu điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không điều tra thêm nữa về chừng mực điều độ. Thế nên, nếu ông muốn làm tôi vui lòng, hãy tìm nó trước khi tìm điều kia.
SOCRATES: Tất nhiên là tôi muốn. Không làm thế sẽ là điều không phải. [9]
GLAUCON: Vậy hãy tiếp tục và tìm kiếm.
SOCRATES: Tôi sẽ. Và nhìn từ điểm này, nó có nhiều phần giống một loại thỏa thuận và hài hòa hơn so với những điều trước đó.
GLAUCON: Sao thế?
SOCRATES: Chừng mực điều độ chắc chắn là một loại của sự trật tự, sự làm chủ của những loại nào đó của những lạc thú, và những ham muốn. Người ta nói ra được nhiều khi họ dùng thuật ngữ “tự-làm chủ”, mặc dù tôi không biết trong cách nào. Điều này và những điều tương tự khác đều giống như những dấu vết mà chừng mực điều độ đã để lại. Không phải như vậy sao?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Dẫu vậy, không phải thuật ngữ “tự chủ” thì buồn cười vô lý? Dĩ nhiên, vì một ngưởi là người chủ của chính người ấy thì cũng là một ai là người yếu hơn, và một ai là người yếu hơn thì cũng là một ngưởi là người làm chủ. Sau hết, cùng một người được nói đến trong tất cả những mô tả này.
[431a]
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Tuy nhiên, có vẻ như với tôi, rằng những gì thuật ngữ này cố gắng để chỉ định rằng bên trong hồn của cùng một người, có một điều tốt hơn và một điều tệ hơn. Mỗi khi nào điều tự nhiên tốt hơn làm chủ điều tệ hơn, đây được gọi là làm chủ lấy chính mình. Ở mức nào đi nữa, nó được ca tụng. Nhưng mỗi khi nào, như một kết quả của sự nuôi dạy xấu, hay kết hợp với những người xấu, điều nhỏ hơn và tốt hơn thì bị điều đa số thấp kém hơn làm chủ, đây bị chê trách như một sự việc đáng hổ thẹn và được gọi là yếu đuối hơn bản thân, hay là không chừng mực điều độ.
GLAUCON: Vâng, đó xem dường có lý.
SOCRATES: Vậy bây giờ, hãy chý ý nhìn thành phố mới của chúng ta, và bạn sẽ tìm thấy một trong những tình trạng này có mặt trong nó. Vì bạn sẽ nói rằng nó được mô tả đúng như người chủ của chính nó, nếu quả thực bất cứ gì trong đó điều tốt hơn cai trị điều tệ hơn thì được mô tả như chừng mực điều độ, và làm chủ chính nó.
GLAUCON: Tôi đang nhìn, và những gì ông nói thì đúng.
SOCRATES: Thêm nữa, những lạc thú, những đau đớn, và những đói ăn thèm uống vốn đông đảo và nhiều khác nhau là những sự vật việc một người sẽ đặc biệt tìm thấy trong những trẻ em, phụ nữ, nô lệ tôi tớ trong nhà, và trong những thành phần được gọi là tự do – của của đám đông dân chúng, – đó là, những người thấp kém.
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Thế nhưng, những lạc thú, những đau đớn, và những đói ăn thèm uống vốn đơn giản và chừng mực điều độ, những điều được hướng dẫn bởi tính toán lý trí với trợ giúp của hiểu biết và tin tưởng chính xác, bạn sẽ tìm thấy trong số ít những người đó, những người được sinh ra với những bản chất tốt nhất và nhận được sự giáo dục tốt nhất.
GLAUCON: Điều đó đúng.
SOCRATES: Khi đó, bạn không thấy sao, rằng điều này cũng vậy, thì có mặt trong thành phố của bạn, và rằng những đói ăn thèm uống của đám đông dân chúng – những người thấp kém – ở đó đều được làm chủ bởi khôn ngoan và đói ăn thèm uống của một số ít – những người tốt nhất?
GLAUCON: Tôi thấy.
SOCRATES: Vì vậy, nếu có bất kỳ một thành phố nào được nói là làm chủ những lạc thú và những ham muốn của chính nó, nó là thành phố này.
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Như thê, không phải là nó cũng chừng mực điều độ vì tất cả điều này?
GLAUCON: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Và hơn thế nữa, nếu có bất kỳ thành phố nào mà trong đó những người cầm quyền và dân chúng cùng chia sẻ một tin tưởng về ai nên cai trị, nó là thành phố này. Hay bạn không đồng ý?
GLAUCON: Có, tôi chắc chắn đồng ý.
SOCRATES: Và bạn nói chừng mực điều độ thì định được vị trí trong đâu của chúng, khi chúng đều trong tình trạng này? Trong những người cai trị, hay dân chúng?
GLAUCON: Trong cả hai, tôi giả sử.
SOCRATES: Bạn có thấy, sau đó, rằng linh cảm chúng ta vừa mới có đây, – rằng chừng mực điều độ thì giống như một loại của sự hài hòa – đã là khá thuận lý xác đáng?
GLAUCON: Tại sao thế?
SOCRATES: Vì hoạt động của nó thì không giống như của can đảm và của khôn ngoan, mỗi chúng nằm trong một phần và làm cho thành phố hoặc là can đảm hoặc là khôn ngoan. Chừng mực điều độ thì không làm việc giống như thế, nhưng theo đúng như nghĩa đen của từ, được ‘căng trải’ dài ra trong suốt toàn bộ, làm những người yếu nhất, những người mạnh nhất, và những người ở giữa, tất cả đều hát cùng một bài hát và trong cùng một giọng – hoặc là trong khôn ngoan, nếu bạn thích, hay trong sức mạnh thể chất, nếu bạn thích, hay về nội dung đó, trong số lượng dông đảo, giàu có, hay bất cứ gì khác. Thế nên, chúng ta sẽ hoàn toàn đúng để nói rằng sự thống nhất này là sự chừng mực điều độ – sự việc này hòa hợp giữa sự tự nhiên tồi tệ hơn và sự tự nhiên tốt hơn, về một trong chúng sẽ cai trị cả trong thành phố và trong mỗi cá nhân.
GLAUCON: Tôi hoàn toàn đồng ý.
SOCRATES: Tốt, bây giờ chúng ta đã thấy ra được vị trí của ba loại phẩm hạnh của thành phố chúng ta. Loại còn lại nào, sau đó, vốn sẽ đem cho thành phố vẫn còn một phần chia khác của phẩm hạnh? Vì điều rõ ràng rằng những gì còn lại là sự công chính.
GLAUCON: Là điều rõ ràng.
SOCRATES: Vì vậy, sau đó, Glaucon, bây giờ chúng ta phải tự đặt mình vào vị trí giống như cùa những thợ săn giữa một khu rừng bao quanh, và tập trung những não thức chúng ta, như thế khiến công chính không trốn thoát chúng ta và biến mất vào mù mịt. Vì điều là rõ ràng rằng nó thì ở chỗ nào đó quanh đây. Bạn hãy ‘bóc trần’ mắt bạn ra và gắng hết sức mình để bắt được cái nhìn thấy nó, và nếu xảy ra là bạn nhìn thấy nó trước tôi, hãy chỉ nó cho tôi.
GLAUCON: Tôi ước nếu tôi có thể giúp đỡ. Nhưng đó thì đúng hơn là trường hợp nếu ông dùng tôi như một người đi theo là người vốn chỉ có thể nhìn thấy những gì ông trỏ vào cho người ấy, ông sẽ dùng tôi trong một cách hợp lý hơn.
SOCRATES: Vậy hãy cầu cho thành công, và đi theo tôi.
GLAUCON: Tôi sẽ. Ông chỉ có việc dẫn đường.
SOCRATES: Và xem dường nó thực sự là một nơi không thể đi vào, và đầy những bóng đen. Nó thì tối, dù mức nào đi nữa, và khó khăn để lùng kiếm qua. Nhưng thế nào đi nữa, chúng ta phải tiếp tục.
GLAUCON: Vâng, chúng ta phải.

Và khi đó tôi đột nhiên đã thoáng vội thấy một gì đó và đã lớn tiếng:

SOCRATES: A ha! Glaucon, dẫu vậy coi bộ nhìn thấy như có một dấu vết ở chỗ này, và tôi không nghĩ rằng con mồi của chúng ta sẽ hoàn toàn thoát khỏi chúng ta.
GLAUCON: Đó là tin tốt.
SOCRATES: Ô, thật là tệ, một tình cảnh ngu ngốc làm sao trong đó tìm thấy chính chúng ta!
GLAUCON: Sao thế ?
SOCRATES: Có vẻ như, dù bạn được may mắn, rằng sự việc đã diễn ra dưới chân chúng ta ngay từ đầu, thế nhưng, như những người ngốc đáng cười, chúng ta đã không thể thấy nó. Vì cũng giống như những người đang nắm một gì đó trong tay của họ, đôi khi tìm kiếm chính những điều mà họ đang nắm, chúng ta đã không nhìn đúng hướng, nhưng nhìn chằm chằm vào khoảng xa, và có lẽ đó chính là lý do khiến chúng ta đã không để ý nó.
GLAUCON: Ông nói thế nghĩa là gì?
SOCRATES:Điều này: Tôi nghĩ chúng ta đã từng nói và nghe tất cả về nó lần này mà không hiểu biết về chính chúng ta, hay nhận ra, một cách nào đó, rằng chúng ta đã đang nói về nó.
GLAUCON: Đó là một khúc dạo đầu dài! Bây giờ tôi muốn nghe những gì ông nói thế nghĩa là gì!
SOCRATES: Vậy hãy nghe đây, và xem liệu có bất cứ gì trong những gì tôi nói. Bạn thấy đấy, những gì chúng ta đặt ra ngay từ đầu khi chúng ta đã thành lập thành phố của chúng ta, về những gì nên được thực hiện qua nó, – tôi nghĩ thế, hay một số hình thức của việc đó, là công chính. Và chắc chắn những gì chúng ta đặt định và thường lập lại, nếu bạn nhớ, là rằng mỗi cá nhân phải thực hành một trong những nghề nghiệp trong thành phố, nghề nghiệp mà người ấy thì tự nhiên phù hợp nhất. 
GLAUCON: Có, chúng ta đã nói thế.
SOCRATES: Hơn nữa, chúng ta đã nghe nhiều người nói, và đã thường nói với chính chúng ta, rằng công chính là làm công việc của riêng mỗi người và không pha trộn với những gì không phải là của riêng mỗi người.
GLAUCON: Vâng, chúng ta có nói.
SOCRATES : Điều này, khi đó, bạn tôi ơi, cho đến chừng nào nó được thực hiện theo một cách nào đó, sẽ có vẻ là công chính – điều làm công việc của riêng mỗi người. Và bạn có biết tôi lấy gì làm bằng chứng cho điều đó?
GLAUCON: Không, hãy cho tôi biết.
SOCRATES: Sau sự xem xét của chúng ta về chừng mực điều độ, can đảm, và khôn ngoan, tôi nghĩ rằng những gì còn lại trong thành phố là sức mạnh vốn làm cho có thể được để tất cả những điều này nảy sinh trong nó, và vốn gìn giữ chúng khi chúng đã nảy sinh cho đến chừng nào chính nó vẫn còn có ở đó. Và chúng ta quả đã nói rằng công chính sẽ là những gì còn lại, khi chúng ta đã tìm thấy ba điều kia.
GLAUCON: Vâng, rằng phải là thế.
SOCRATES: Tuy nhiên, chắc chắn, nếu chúng ta phải quyết định một nào trong những điều này sẽ đóng góp nhiều nhất để làm thành phố chúng ta tốt, bằng tư cách có mặt trong nó, sẽ là điều khó khăn để quyết định. Có phải là sự thoả thuận trong tin tưởng giữa những người cai trị và những đối tượng được cai trị? Sự gìn giữ giữa những người lính trong tin tưởng đã được pháp luật khắc sâu về những gì khơi dậy khiếp hãi và những gì sẽ không? Sự khôn ngoan và thuật làm giám hộ của những nhà cai trị? Hay có phải những gì góp phần nhiều nhất để làm nó tốt là sự kiện rằng mọi trẻ em, phụ nữ, nô lệ, người tự do, thợ thủ công, người cai trị, và đối tượng được cai trị; mỗi người đều làm công việc của riêng mình và không dính vào với những gì không phải công việc của riêng mình?
GLAUCON: Tất nhiên đó là một quyết định khó khăn.
SOCRATES: Có vẻ như, khi đó, rằng sức mạnh này – vốn nó gồm trong mỗi người đều làm công việc của riêng mình – cạnh tranh với khôn ngoan, chừng mực điều độ, và can đảm trong việc đóng góp của nó vào phẩm hạnh của thành phố.
GLAUCON: Nó chắc chắn làm vậy.
SOCRATES: Và bạn sẽ không nói rằng công chính thì chắc chắn là những gì cạnh tranh với chúng trong việc đóng góp vào phẩm hạnh của thành phố?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Cũng hãy nhìn nó theo lối này, nếu bạn muốn được thuyết phục. Bạn sẽ không giao cho những người cai trị công việc phán xét những vụ kiện trong thành phố?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Và có phải họ sẽ có bất kỳ mục tiêu nào trong sự phán xét khác hơn điều này: rằng không công dân nào sẽ có những gì là của người khác, hay là bị tước mất những gì là của riêng người ấy?
GLAUCON: Không, họ sẽ có không điều nào ngoài điều đó.
SOCRATES: Vì thế là công chính ?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Vì thế, từ điểm nhìn đó, cũng vậy, có và làm của một người có riêng, của những gì thuộc về một người, sẽ được đồng ý là công chính.
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Bây giờ, không biết bạn có đồng ý với tôi về điều này hay không: nếu một thợ mộc toan tính để làm công việc của một thợ đóng giày, hay một thợ đóng giày của một thợ mộc, hay họ trao đổi những dụng cụ hay đặc quyền của họ với nhau, hay nếu cùng một người cố gắng làm cả hai nghề, và tất cả những trao đổi khác loại như thế đều được thực hiện, bạn có nghĩ rằng điều đó gây bất kỳ thiệt hại lớn nào cho thành phố?
GLAUCON: Không hẳn.
SOCRATES: Nhưng tôi tưởng tượng rằng khi một ai là người, do bản chất, là một thợ thủ công hay một vài loại khác của người làm ra tiền thì căng phồng lên bởi sự giàu có, hay có một đa số của những phiếu bầu, hay bằng sức mạnh của riêng người ấy, hay một số sự việc khác loại như vậy, và gắng sức để nhập vào lớp của những người lính, hay khi một trong những người lính là người không xứng đáng làm như thê để nhập vào lớp của quan tòa và giám hộ, và những người này trao đổi những dụng cụ và đặc quyền của họ, hay khi cùng một người cố gắng để làm tất cả những điều này cùng một lúc, khi đó tôi tưởng tượng bạn sẽ đồng ý rằng những trao đổi này và sự trộn lẫn này phá hủy thành phố.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Vì vậy, sự can thiệp và trộn lẫn giữa ba tầng lớp này là tác hại lớn nhất có thể xảy ra với thành phố và sẽ là đúng để gọi là sự ác hại nhất một người có thể gây cho nó.
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Và bạn sẽ không nói rằng sự ác hại nhất một người có thể làm cho thành phố của riêng người ấy là không-công chính?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES : Đó, khi đó, là những gì là bất công. Nhưng chúng ta hãy đặt nó đảo ngược lại: sự đối nghịch của điều này – khi tầng lớp kiếm tiền, trợ tá, và giám hộ, mỗi tầng lớp làm công việc của riêng họ trong thành phố – là công chính, không phải sao, và làm cho thành phố công chính?
GLAUCON: Đó cũng đúng in như những gì tôi nghĩ.


Công lý trong Hồn người

SOCRATES: Chúng ta hãy đừng phát biểu nó như đã được làm vững chắc ổn định. Nhưng nếu loại sự việc này được chúng ta đồng ý là công chính cũng trong trường hợp của những cá nhân, khi đó chúng ta có thể đồng ý về nó. Vì sẽ có gì khác ở đó cho chúng ta nói nữa? Nhưng nếu nó không phải, chúng ta sẽ phải tìm một gì đó khác. Tuy nhiên, lúc này, chúng ta hãy hoàn thành điều tra trong đó chúng ta đã giả định rằng nếu trước tiên chúng ta cố gắng để quan sát công chính trong một gì lớn hơn vốn đã có nó, điều đó sẽ làm cho dễ dàng hơn để xem nó giống như những gì trong một cá nhân. Chúng ta đã đồng ý rằng sự vật việc lớn hơn này là một thành phố, và như thế chúng ta đã thành lập thành phố tốt nhất chúng ta có thể thành lập được, sau khi biết tường tận rằng công chính dĩ nhiên sẽ có mặt trong một thành phố vốn nó thì tốt. Thế nên, chúng ta hãy áp dụng những gì đã hiện ra cho chúng ta ở đó dưới ánh sáng với một cá nhân, và nếu nó được xác nhận, tất cả sẽ là ổn thoả. Nhưng nếu một gì đó khác biệt được tìm thấy trong trường hợp của cá nhân, chúng ta sẽ quay trở lại thành phố và thử nghiệm nó ở đó. Và có thể bằng cách xem xét chúng cạnh nhau và cọ xát chúng với nhau như những que củi mồi lửa, chúng ta có thể làm công chính bùng cháy ... và, một khi nó đã đi ra ánh sáng, xác nhận nó trong trường hợp riêng của chúng ta.
[435a]

GLAUCON: Vâng, con đường ông mô tả là con đường đúng, và chúng ta nên theo nó.
SOCRATES: Tốt, sau đó, nếu bạn gọi một sự vật việc lớn hơn và một sự vật việc nhỏ hơn bằng cùng tên gọi, có phải chúng không giống nhau về phương diện trong đó chúng được gọi cùng tên, hay giống nhau?
GLAUCON: Giống nhau.
SOCRATES: Vì vậy, một con người công chính sẽ hoàn toàn không có gì khác biệt với một thành phố công chính, nhìn về phương diện của thể dạng của công chính, nhưng sẽ là giống như nó. [10]
GLAUCON: Phải, người ấy sẽ là giống như nó.
SOCRATES: Nhưng bây giờ, thành phố, dù mức độ nào, đã được nghĩ là công chính vì mỗi của ba tầng lớp tự nhiên bên trong nó làm công việc riêng của nó; và là chừng mực điều độ, can đảm, và khôn ngoan, thêm nữa, vì một số những điều kiện hay tình trạng nhất định khác của cùng những tầng lớp này.
GLAUCON: Đó là sự thật.
SOCRATES: Khi đó, bạn tôi ơi, chúng ta sẽ trông mong một cá nhân để có cùng những loại sự vật việc này trong hồn của người ấy, và để được gọi chính xác bằng cùng những tên gọi như thành phố vì cùng những tình trạng tương tự đều có mặt trong cả hai.
GLAUCON: Không thể khác.
SOCRATES: Tốt, người bạn đồng hành tuyệt vời ơi, đây là một điều tra tầm thường dễ dãi khác chúng ta đã va vào: có phải hồn người có ba loại của những sự vật việc này trong nó hay không?
GLAUCON: Nó trông hoàn toàn không tầm thường dễ dãi chút nào với tôi. Có lẽ, Socrates, có vài sự thật trong tục ngữ rằng mọi sự vật việc hay đẹp thì khó khăn.
SOCRATES: Hiển nhiên là thế. Kỳ thực, bạn nên nhận thức rõ, Glaucon, rằng đó là tin tưởng của tôi, chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu vấn đề này chính xác bằng những phương pháp thuộc loại chúng ta bây giờ đang dùng trong những thảo luận của chúng ta. Tuy nhiên, trong thực tế, có một con đường khác dài hơn và tốn nhiều thời gian hơn nhưng nó quả có dẫn đến đó. [11] Nhưng có lẽ chúng ta có thể xoay sở để đi đến qui cách của những phát biểu và thăm dò trước đây của chúng ta.
GLAUCON: Không phải là chúng ta nên hài lòng với điều đó? Nó sẽ là đủ đối với tôi, ít nhất là bây giờ.
SOCRATES: Tốt, khi đó, nó sẽ cũng là hoàn toàn thoả mãn với tôi.
GLAUCON: Vậy, đừng nhọc nhằn, nhưng hãy tiếp tục thăm dò.
SOCRATES: Tốt, không phải là tuyệt đối cần thiết cho chúng ta hay sao để đồng ý nhiều được đến thế này: rằng chính cùng những loại của cùng những sự vật việc và những điều kiện hiện hữu trong mỗi chúng ta như hiện hữu trong thành phố? Sau hết, chúng đến từ nơi nào khác đây? Bạn thấy, nó sẽ là vô lý buồn cười cho bất cứ ai nghĩ rằng sự nhiệt thành đầy tinh thần đã không đi đến có trong những thành phố từ những cá nhân riêng lẻ là những người nổi tiếng có phẩm tính này, chẳng hạn như những người Thracia, người Scythia, và những dân khác sống ở phía Bắc chúng ta; hay cùng một điều không đúng thực về sự yêu chuộng học tập, vốn chủ yếu đã liên kết với phần thế giới của chúng ta, hay tình yêu tiền bạc, vốn được cho là, ít nhất đã được thấy, giữa những người Phoenicia và người Egypt.
GLAUCON: Sẽ là điều chắc chắn.
SOCRATES: Chúng ta có thể hiểu sự việc đó là như thế, và đã không khó khăn gì tất cả để khám phá.
GLAUCON: Không, nó chắc chắn đã không.
SOCRATES: Nhưng điều này, bây giờ, thì khó khăn. Có phải chúng ta ‘làm’ mỗi chúng với cùng một sự việc hay, vì có ba, có phải chúng ta hành động một với một và một kia với một kia: đó là để nói, có phải chúng ta học với một, cảm thấy tức giận với một kia, và lại còn một thứ ba có đói ăn thèm uống với những lạc thú của thức ăn, tình dục, và những rất gần gũi tương tự đó với chúng? Hay có phải chúng ta ‘làm’ mỗi chúng với toàn thể hồn chúng ta, một khi chúng ta cảm thấy sự thúc đẩy? Đó là những gì là khó khăn để xác định trong một cách bằng với tiêu chuẩn của luận chứng của chúng ta.
GLAUCON: Tôi cũng nghĩ thế nữa.
SOCRATES: Tốt, vậy chúng ta hãy thử theo cách này để xác định liệu chúng có là tương tự giống lẫn nhau hay khác nhau.
GLAUCON: Cách nào?
SOCRATES: Điều là rõ ràng rằng cùng một sự việc tương tự không thể làm hay chịu đựng những sự việc đối nghịch; không, dù bất kỳ mức độ nào, trong cùng một phương diện, trong liên quan đến cùng một sự vật việc, ở cùng một lúc. Vì vậy, nếu chúng ta từng bao giờ tìm sự việc đó đang xảy ra ở đây, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta không đang giải quyết với một và cùng một sự vật việc tương tự, nhưng với nhiều.
GLAUCON: Được rồi.
SOCRATES: Hãy xem xét, khi đó, những gì tôi sắp nói.
GLAUCON: Hãy nói đi.
SOCRATES: Có thể nào có được cho cùng sự vật việc tương tự, cùng một lúc, và trong cùng phương diện, để là đứng yên và di chuyển?
GLAUCON: Hoàn toàn không.
SOCRATES: Hãy cùng đi đến một đồng ý chính xác hơn, để tránh tranh luận sau này. Bạn thấy đấy, nếu có ai nói về một cá nhân là người đang đứng yên, nhưng di chuyển những bàn tay và đầu của mình, rằng cùng sự vật việc thì đang chuyển động và đồng thời đang đứng yên, chúng ta sẽ không xét tới, tôi tưởng tượng, rằng người ấy sẽ nói thế; nhưng đúng hơn rằng trong một phương diện cá nhân đó đang đứng yên, trong khi trong một phương diện khác, người ấy thì di chuyển. Không phải thế sao?
GLAUCON: Là thế.
SOCRATES: Khi đó, nếu một người là người đã nói điều này đã lại còn trở thành ăn nói lôi cuốn hơn và đưa ra điểm rắc rối thạo đời rằng những con vụ quay tít, dẫu ở mức nào, đứng yên như một toàn bộ, đồng thời cũng trong chuyển động, khi nào, với núm vặn cố định trong cùng một vị trí, nó xoay, hay cùng con vụ bám chặt lấy bất cứ gì khác mà di chuyển trong một vòng tròn trên cùng một chỗ, – chúng ta sẽ không đồng ý, vì lý do rằng trong những tình cảnh giống vậy, nó thì không là trong cùng những phương diện vốn những đối tượng này đều vừa chuyển động và vừa đứng yên. Ngược lại, chúng ta sẽ nói rằng những đối tượng này vừa có một trục thẳng và một chu vi vòng tròn trong chúng, và rằng về phương diện với trục thẳng chúng đứng yên, – vì chúng không nghiêng ngả sang bên nào cả, – trong khi về phương diện chu vi vòng tròn, chúng di chuyển trong một vòng tròn. Nhưng nếu trục thẳng của chúng nghiêng ngả sang bên trái hay phải, lắc lư ra trước hay ra sau, cùng một lúc khi chúng đang quay, chúng ta sẽ nói rằng chúng thì không đứng yên trong bất kỳ cách nào.
GLAUCON: Và chúng ta sẽ là đúng.
SOCRATES: Không phản đối nào giống vậy sẽ quấy rầy chúng ta, khi đó, hay làm chúng ta thêm bất kỳ phần hơn nào để tin rằng cùng một sự vật việc – cùng một lúc, về cùng một phương diện, và trong liên quan đến cùng một sự vật việc – lại có thể trải qua, , hay làm những sự vật việc đối nghịch.
GLAUCON: Ít nhất, chúng sẽ không có tác động đó với tôi.
SOCRATES: Cũng vậy, để tránh duyệt qua tất cả những phản đối này từng điều một, và mất nhiều thời giờ để chứng minh chúng tất cả đều không đúng thực, chúng ta hãy giả thuyết rằng những gì chúng ta đã nói thì chính xác và tiếp tục – với hiểu biết rằng nếu nó có bao giờ từng được cho thấy là không chính xác, tất cả những hệ quả chúng ta đã rút ra từ nó sẽ là không hợp lệ.
GLAUCON: Vâng, đó là những gì chúng ta nên làm.
SOCRATES: Bây giờ, không phải là bạn xem xét sự đồng ý và không đồng ý, muốn có một gì đó và phủ nhận nó, nhận một gì đó và đẩy bỏ nó đi, như tất cả với tư cách là những cặp đối nghịch lẫn nhau – cho dù thuộc về làm những sự việc đối nghịch hay thuộc về chịu đụng những sự việc đối nghịch, đều không thành vấn đề?
GLAUCON: Vâng, chúng là những cặp của những đối nghịch.
SOCRATES: Thế còn về đói, khát, và những đói ăn thèm uống như một toàn thể, và cũng cả ao ước và tự nguyện sẵn lòng? Bạn có sẽ gồm tất cả chúng một chỗ nào đó giữa những loại sự vật việc chúng ta vừa mới nhắc đến? Thí dụ, không phải là bạn sẽ nói rằng hồn của một người nào đó có một đói ăn thèm uống muốn sự vật việc vì với sự vật việc đó nó có một đói ăn thèm uống, và lôi kéo về bản thân nó những gì nó muốn để có; và thêm nữa, rằng cho đến chừng nào hồn người ấy muốn đem cho nó một gì đó, nó gật đầu đồng ý với chính nó như nếu để trả lời một câu hỏi, và ra sức hướng tới sự đạt được của nó?
GLAUCON: Tôi sẽ.
SOCRATES: Thế còn về không-tự nguyện sẵn lòng, không-ao ước, và không-có một đói ăn thèm uống? Sẽ không phải chúng ta bao gồm chúng giữa chính những đối nghịch, những trường hợp trong đó hồn người xua đẩy và đuổi đi xa những sự vật việc khỏi bản thân nó?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Vì là như thế, không phải chúng ta sẽ nói rằng có một loại gồm những đói ăn thèm uống, và những ví dụ dễ thấy nhất trong số chúng là những gì chúng ta gọi là đói và khát?
GLAUCON: Chúng ta sẽ.
SOCRATES: Không phải là một cho thức ăn, và một kia cho thức uống? 
GLAUCON: Phải.
SOCRATES: Bây giờ, trong chừng mức như nó là khát, có phải nó là một ‘thèm ăn khát uống’ trong hồn người với hơn những gì chúng ta nói nó thì để có? Ý tôi là, có phải một sự khát với thức uống nóng hay lạnh, hay uống nhiều hay ít, hay – trong một từ – với thức uống của một loại nào đó nhất định? Hay không phải đúng hơn rằng nếu thêm với sự nóng bức có mặt với sự khát nước, nó cũng gây cho sự đói ăn thèm uống để thành là với một gì đó lạnh, trong khi thêm vào sự lạnh làm nó thành một đói ăn thèm uống với một gì đó nóng? Và nếu có nhiều khát, vì sự có mặt của số lượng hay mức độ nhiều [12], không phải nó sẽ gây ra mong muốn để là uống nhiều, và chỗ nào có số lượng hay mức độ ít, gây ra uống ít? Nhưng bản thân cái khát sẽ không bao giờ là bất cứ gì khác hơn chính sự việc rằng nó thì trong bản chất của nó là một sự đói ăn thèm uống: cụ thể là, với bản thân sự uống, tương tự, và với sự đói với thức ăn.
GLAUCON: Đó là cách nó là. Bản thân nó, dù mức nào, mỗi ‘thèm ăn khát uống’ thì chỉ cho đối tượng tự nhiên của nó, trong khi một đói ăn thèm uống cho một đối tượng của loại này hay của loại kia tuỳ thuộc vào những gì phụ thêm.

SOCRATES: Không ai sẽ làm chúng ta bị bất ngờ, sau đó, hay làm bối rối chúng ta bằng tuyên bố rằng không ai có một đói ăn thèm uống với uống, nhưng đúng hơn là với thức uống ngon, và cũng với không với đói, nhưng với những thức ăn ngon, vì sự đói ăn thèm uống của mỗi người là với những thức ăn uống ngon miệng. Và như vậy, nếu khát nước là một đói ăn thèm uống, nó sẽ là một sự đói ăn thèm uống với thức uống ngon, hay bất cứ gì ngon miệng, và tương tự cho những đói ăn thèm uống khác.
GLAUCON: Vâng, xem dường có thể có một gì đó trong phản đối đó.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn, bất cứ khi nào những sự vật việc có liên quan đến một gì đó, những sự vật việc đó thuộc một loại đặc biệt có liên quan với một loại cụ thể của sự vật việc, như nó xem dường với tôi, trong khi những gì đó vốn là chỉ bản thân chúng có liên quan chỉ với một sự vật việc vốn là chỉ bản thân nó.
GLAUCON: Tôi không hiểu.
SOCRATES: Không phải bạn hiểu rằng cái nhiều hơn thì như thế là nhiều hơn một gì đó?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Hơn cái kém hơn?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Và cái lớn nhiều hơn cái nhỏ nhiều hơn. Không phải thế sao?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Và một cái lớn hơn một cái nhỏ hơn? Và, cái sắp-là-lớn hơn, lớn hơn cái sắp-là-nhỏ hơn ?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Và không phải cùng sự việc thì có hiệu lực với cái nhiều hơn trong tương quan với cái ít hơn, cái gấp đôi với cái một nửa, và tất cả mọi sự vật việc thuộc loại giống thế đó, và cũng của cái nặng hơn với cái nhẹ hơn, và cái nhanh hơn với cái chậm hơn, và thêm nữa, của cái nóng với cái lạnh, và tất cả những sự vật việc tương tự khác?
GLAUCON: Vâng, quả thực vậy.
SOCRATES: Thế còn về những loại khác nhau của kiến ​​thức thì sao? Không phải là chúng cũng cùng một cách? Kiến thức tự nó là của những gì có thể được học chính nó (hay của bất cứ gì chúng ta nên nhận để là đối tượng của kiến ​​thức), trong khi một kiến ​​thức cá biệt của một loại cá biệt là của một sự vật việc cá biệt của một loại cá biệt. [13] Tôi muốn nói một gì đó như thế này: khi kiến ​​thức về xây dựng nhà ở đã được phát triển, nó khác với những loại khác của kiến ​​thức, và như vậy đã được gọi là kiến ​​thức về xây dựng. Không phải như vậy sao?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và không phải thế vì nó đã là một loại của kiến ​​thức khác với tất cả những loại khác?
GLAUCON: Phải.
SOCRATES: Và không phải hay sao vì nó đã là một loại cá biệt của sự vật việc mà nó bản thân đã trở thành một loại cá biệt của kiến ​​thức? Và không phải điều này thì đúng cho tất cả những tài khéo chuyên môn và khoa học?
GLAUCON: Là thế.
SOCRATES: Tốt, sau đó, bạn nên nghĩ về việc đó như những gì trước đó tôi đã muốn để hiểu – nếu bây giờ bạn hiểu nó – khi tôi đã nói rằng bất cứ khi nào những sự vật việc có liên quan đến một gì đó, những sự vật việc đó vốn đều là chỉ bản thân chúng thì có liên quan đến những sự vật việc mà đều là chỉ bản thân chúng, trong khi những sự vật việc đó thuộc một một loại cá biệt thì liên quan đến những sự vật việc thuộc một loại cá biệt. Và tôi hoàn toàn không muốn nói rằng những loại trong câu hỏi phải giống nhau cho chúng cả hai – rằng kiến ​​thức về sức khỏe và bệnh tật thì mạnh khỏe về đau ốm, hay rằng gì đó của những sự vật việc tốt và xấu thì tốt và xấu. Ngược lại, tôi muốn nói rằng khi kiến ​​thức xảy ra mà không là chỉ kiến ​​thức của tự thân sự vật việc vốn kiến ​​thức thì thuộc về, nhưng của một gì đó thuộc một loại cá biệt, vốn trong trường hợp này là sức khỏe và bệnh tật, kết quả đã là chính nó đã trở thành một loại cá biệt của kiến ​​thức, và điều này đã làm nó thôi không còn được đơn giản gọi là kiến ​​thức, nhưng với sự cộng thêm của loại cá biệt, là kiến ​​thức y học.
GLAUCON: Tôi hiểu và tôi nghĩ rằng ông thì đúng.
SOCRATES: Quay trở lại với khát, sau đó, không phải bạn sẽ bao gồm nó trong số những sự vật việc vốn có liên quan đến một gì đó chỉ bởi tư cách những gì chúng là? Chắc chắn khát thì liên quan đến . . . .
GLAUCON: Tôi sẽ. Nó có liên quan với uống.
SOCRATES: Vì vậy, một loại cá biệt của khát là để cho một loại cá biệt của uống. Khát tự thân, tuy nhiên, thì không là để cho nhiều hay ít, tốt hay xấu, hay, vắn tắt, để uống một loại cá biệt cụ thể, đúng hơn, tự thân khát, do bản chất, chính nó chỉ là để uống. Phải không? 
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Thế nên hồn của một con người khát, trong chừng mức nó thì đơn giản là khát, không muốn bất cứ gì khác ngoại trừ việc uống, và đây là những gì nó chờ mong và bị thúc đẩy để làm.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Khi đó, nếu bất cứ gì trong nó kéo nó trở lại khi nó khát, không phải sẽ là một gì đó khác với gì đó khát, giống như một con thú, và thúc dục nó để uống? Vì chắc chắn, chúng ta nói, cùng một sự việc, trong cùng một phương diện của chính nó, trong liên quan đến cùng một sự việc, và trong cùng một lúc, không thể làm những sự vật việc đối nghịch.
GLAUCON: Không, nó không thể.
SOCRATES: Trong cùng một cách, tôi tưởng tượng, là điều không đúng để nói về người bắn cung rằng những bàn tay của người ấy đẩy cánh cung ra xa và đồng thời kéo nó trở lại phía người ấy. Ngược lại, chúng ta nên nói rằng một bàn tay đẩy nó ra xa, trong khi bàn tay kia kéo nó lại về phía người ấy.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Bây giờ, chúng ta sẽ nói, không phải sao, rằng đôi khi một số người thì khát, nhưng không muốn uống?
GLAUCON: Nhiều người thường thế.
SOCRATES: Khi đó, người ta nên nói thế nào về họ? Không phải rằng có một yếu tố trong hồn họ thúc dục họ uống, và cũng có một yếu tố ngưng họ lại – một gì đó khác biệt vốn làm chủ yếu tố thực hiện sự thúc dục?
GLAUCON: Tôi chắc chắn nghĩ như vậy.
SOCRATES: Không phải hay sao là yếu tố thực hiện sự dừng lại trong những trường hợp như vậy nổi lên – khi nó có nổi lên – từ sự tính toán lý trí, trong khi những sự vật việc vốn thúc dục và trì kéo đều có mặt vì những cảm xúc và những bệnh tật?
GLAUCON: Xem dường thế.
.SOCRATES: Sẽ không phải là không hợp lý với chúng ta để tuyên bố, sau đó, rằng có hai yếu tố, chúng khác lẫn nhau, và gọi yếu tố trong hồn người với yếu tố đó nó tính toán, là yếu tố tính toán có lý trí ; và yếu tố với yếu tố đó nó nó cảm nhận đam mê, những đói, những khát, và bị khuấy động bởi những đói ăn thèm uống khác, là yếu tố đói ăn thèm uống và không lý trí, thân thiện với những cách nhất định nào đó của được thoả mãn và những lạc thú nào đó.
GLAUCON: Không, sẽ phải là không. Thật vậy, đó sẽ là một điều rất tự nhiên cho chúng ta để làm thế.
SOCRATES: Hãy cùng giả định, sau đó, rằng chúng ta đã phân biệt hai loại này của những yếu tố trong hồn người. Bây giờ, là yếu tố tinh thần – yếu tố với nó, chúng ta cảm nhận giận dữ – một loại thứ ba của sự vật việc, hay có phải nó là cùng một bản chất như một của những yếu tố khác?
GLAUCON: Như yếu tố đói ăn thèm uống, có lẽ.
SOCRATES: Một lần, tôi đã nghe một câu chuyện và tôi tin nó. Leontius, người con trai của Aglaeon, đã từ Piraeus lên Athens, đang đi dọc theo mặt ngoài của tường thành phía Bắc, khi ông nhìn thấy một số xác chết với người hành quyết của chính quyền gần đó. Ông đã có một khát khao đói ăn thèm uống để nhìn họ, nhưng đồng thời, ông đã cảm thấy nhờm tởm và quay tránh xa. Trong một lúc, ông đã gắng sức và lấy tay tự bịt mắt mình, nhưng cuối cùng, sự đói ăn thèm uống của ông đã làm chủ, ông đã mở mắt mình thật lớn, và vội vã hướng đến những xác chết, nói rằng: “Hãy chống mắt nhìn thỏa thê đi, tai ác khốn nạn thân tôi ; hãy nhìn cho cố lấy cảnh tượng đẹp đẽ! [14]
GLAUCON: Bản thân tôi cũng đã nghe câu chuyện đó.
SOCRATES: Tuy nhiên, chắc chắn, câu chuyện cho thấy rằng tức giận đôi khi gây chiến chống lại những đói ăn thèm uống như một sự việc chống lại một sự việc khác.
GLAUCON: Vâng, nó quả có gợi lên thế.

SOCRATES: Và không phải chúng ta thường ghi nhận vào những dịp khác rằng khi sự đói ăn thèm uống ép buộc một người nào đó trái với sự tính toán lý trí của mình, người ấy khiển trách chính mình và cảm thấy giận dữ với chính sự việc trong người ấy vốn đang làm sự ép buộc, và đúng như thể đã có hai phe đang lâm chiến, tinh thần của một cá nhân như thế trở thành đồng minh của lý trí của mình phải không? Tuy nhiên, tinh thần cộng sự với những đói ăn thèm uống để làm những gì lý trí đã quyết định không nên làm, – tôi không tưởng tượng bạn sẽ nói rằng bạn đã từng bao giờ nhìn thấy điều đó, hoặc trong chính bạn hay trong bất cứ ai khác.”
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi sẽ không.
SOCRATES: Thế còn về một cá nhân nghĩ người ấy đang làm một vài bất công thì sao? Không phải là đúng rằng người ấy càng cao thượng hơn bao nhiêu, người ấy càng có ít khả năng hơn ít để cảm thấy tức giận nếu người ấy bị đói, lạnh, hay giống như vậy vì chịu đựng một ai đó mà người ấy tin rằng đã gây điều này cho người ấy một cách chính đáng, và sẽ không phải là tinh thần của người ấy, như tôi nói, từ chối để bị kích thích?
GLAUCON: Đó là sự thật.
SOCRATES: Nhưng thế còn về một cá nhân nghĩ người ấy đang bị đối xử bất công thì sao? Không phải là khi ấy tinh thần của người ấy sôi sục, và bùng đậy thô bạo, và tranh đấu như một đồng minh của những gì người ấy cho là công chính? Và ngay cả nếu nó phải chịu đói, lạnh, và mọi sự đòi hỏi quá đáng loại đó, không phải là nó đứng vững chắc, và giành thắng trên tất cả chúng, không ngừng những nỗ lực cao quý của nó cho đến khi nó đạt được mục đích của nó, hoặc chết, hoặc, giống như một con chó được một người chăn cừu ra lệnh, được lý trí gọi trở lại bên cạnh cùng nó và trở nên dịu dàng?
GLAUCON: So sánh tương đương của ông thì tuyệt khéo. Và, trong thực tế, chúng ta đã đặt những trợ tá trong thành phố của chúng ta để là giống những con chó chăn cừu biết vâng lời với những nhà cai trị giống như những người chăn cừu của thành phố.
SOCRATES: Bạn đã hiểu rất rõ những gì tôi đã cố gắng nói. Nhưng bạn có cũng nhận thấy một gì đó khác về nó không?
GLAUCON: Là gì?
SOCRATES: Rằng nó là trái ngược với những gì chúng ta vừa mới nghĩ về loại của sự vật việc tinh thần là gì. Bạn thấy đấy, khi đó chúng ta đã nghĩ về nó như một gì đó loại đói ăn thèm uống. Nhưng bây giờ, xa cách với nói năng như thế, chúng ta nói rằng trong ‘phe cánh’ diễn ra trong hồn người, khó mà xảy ra rằng nó cầm lấy vũ khí để đứng về phía bên của yếu tố lý trí tính toán.
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Có phải nó cũng khác biệt với điều này, khi đó, hay có phải nó thuộc một vài loại của của yếu tố lý trí tính toán, vì vậy không có ba loại của sự vật việc trong hồn người, nhưng có hai – yếu tố lý trí tính toán và yếu tố đói ăn thèm uống? Hay đúng hơn, đúng như có ba tầng lớp trong thành phố vốn giữ nó vào nhau – lớp kiếm tiền, lớp trợ tá, và lớp ý thức suy nghĩ, – có phải cũng có yếu tố thứ ba này trong hồn người, loại có tinh thần, vốn nó là trợ tá tự nhiên của yếu tố lý trí tính toán, nếu nó đã không bị giáo dục tệ hại làm hư hỏng?
GLAUCON: Phải có một thứ ba.
SOCRATES: Vâng, miễn là, dù mức độ nào, rằng nó có thể được cho thấy là như khác biệt với yếu tố tính toán lý trí cũng như nó đã được cho thấy là khác biệt với yếu tố đói ăn thèm uống.
 GLAUCON: Nhưng không phải là khó khăn để cho thấy thế. Sau rốt, người ta có thể nhìn thấy nó ngay cả trong những trẻ nhỏ: chúng đều đầy tinh thần ngay từ khi sinh ra, nhưng về phần tính toán lý trí, một số họ dường như với tôi không bao giờ có được nó, trong khi khối đông có được thế khá muộn.
SOCRATES: Vâng, có Zeus chứng giám, bạn nói thế rất khéo. Bên cạnh đó, người ta có thể thấy trong loài vật rằng những gì bạn nói thì đúng. Nhưng thêm vào đó, trích dẫn trước đây của chúng ta từ Homer cũng xác nhận điều đó: “Ông đấm ngực mình và nói với tim mình.” [15] Bạn thấy đấy, Homer rõ ràng trình bày trong đó những gì đã tính toán về điều tốt hơn và tồi tệ hơn, la rầy những gì là tức giận phi lý như thể nó là một gì đó khác biệt.
GLAUCON: Đúng là thế.
SOCRATES: Tốt, chúng ta đã bơi qua được một quãng khó khăn của tất cả điều đó, và chúng ta khá đồng ý rằng cùng có những tầng lớp trong thành phố như trong hồn người của mỗi cá nhân, và cũng một số lượng bằng nhau của chúng nữa.
GLAUCON: Điều đó đúng.
SOCRATES: Sau đó, không phải nhất thiết dẫn đến rằng cá nhân riêng tư thì khôn ngoan trong cùng một cách và do cùng một yếu tố như thành phố?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và rằng thành phố thì can đảm trong cùng một cách, và bởi cùng một yếu tố như là cá nhân riêng tư? Và đó là trong tất cả mọi sự vật việc khác vốn gắn liền với phẩm hạnh, cả hai đều là giống như nhau?
GLAUCON: Nhất thiết.
SOCRATES: Và như vậy, Glaucon, tôi hiểu điều đó là chúng ta sẽ cũng nói rằng một con người thì công chính trong chính xác cùng một cách như là một thành phố.
GLAUCON: Cũng thế, điều đó đến theo với tất yếu tuyệt đối.
SOCRATES: Nhưng chúng ta chắc chắn đã không quên rằng thành phố đã là công chính, vì mỗi của ba tầng lớp trong nó làm công việc riêng của nó.
GLAUCON: Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã quên
SOCRATES: Chúng ta cũng nên nhớ, sau đó, rằng cũng thế trong trường hợp của mỗi người chúng ta, một người có mỗi yếu tố trong người đó làm công việc riêng của nó, người ấy thì công chính và làm công việc riêng của người ấy.
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Sau đó là không phải là thích đáng hay sao cho yếu tố tính toán lý trí để cai trị, vì nó thực sự là khôn ngoan và thực hiện cái nhìn xa rộng thay mặt cho toàn bộ hồn người, và cho loại tinh thần tuân theo nó và là đồng minh của nó?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Bây giờ, như chúng ta đã nói, không phải là một hỗn hợp của huấn luyện âm nhạc và thể dục vốn làm những yếu tố này hòa thanh, thắt chặt và nuôi dưỡng yếu tố đầu tiên với những lời nói và sự học tập tốt đẹp, trong khi sự thư giãn, hoà nhã, và làm dịu dàng yếu tố thứ hai bằng những phương tiện của hòa âm và nhịp điệu?
GLAUCON: Vâng, đúng thế.
SOCRATES: Và hai yếu tố này, sau khi đã được huấn luyện trong lối này và sau khi đã thực sự học tập những công việc của riêng chúng, và đã được giáo dục, không phải là sẽ được giao trách nhiệm trông coi yếu tố thèm ăn khát uống – yếu tố lớn nhất trong hồn của mỗi người, và bởi bản chất tự nhiên, không bao giờ chán tiền bạc. Chúng sẽ canh chừng nó để thấy rằng nó không bị lấp đầy với gọi là những lạc thú của cơ thể, rằng nó trở nên lớn và mạnh, và thôi không còn làm công việc riêng của nó, nhưng cố gắng để nô dịch và cai trị những tầng lớp vốn nó không thích hợp để cait rị, do đó làm đảo lộn toàn bộ đời sống của bất cứ ai người mà nó xảy ra trong người đó.
GLAUCON: Vâng, quả thực.
SOCRATES: Và sẽ không phải là hai yếu tố này cũng làm công việc khéo giỏi nhất của sự bảo vệ toàn bộ hồn và cơ thể chống lại những kẻ thù bên ngoài – một bằng cách suy nghĩ cân nhắc thận trọng, một bằng cách chiến đấu, tuân theo người cai trị, và dùng can đảm của nó để thực hiện những sự vật việc mà người cai trị đã quyết định?
GLAUCON: Vâng, chúng sẽ.
SOCRATES: Tôi tưởng tượng, sau đó, rằng chúng ta gọi mỗi cá nhân là can đảm vì phần sau – đó là, khi phần của người ấy vốn được phấn chấn tinh thần, qua những đau đớn và những lạc thú, những tuyên bố của lý trí về những gì nên khơi dậy khiếp hãi và những gì không nên.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Nhưng chúng ta gọi người ấy là khôn ngoan, chắc chắn, vì phần nhỏ vốn cai trị trong người ấy, làm những tuyên bố đó, và có bên trong nó những kiến ​​thức về những gì là thuận lợi – cả cho mỗi phần và toàn bộ, một cộng đồng gồm cả ba.
GLAUCON: Vâng, quả thực vậy.
SOCRATES: Thế còn về ôn hòa chừng mực thì sao? Không phải hay sao là người ấy ôn hòa chừng mực vì những quan hệ thân thiện và hòa hợp giữa cùng những điều tương tự này: cụ thể là, khi cả hai người cai trị và hai đối tượng được cai trị đều chia sẻ tin tưởng rằng yếu tố tính toán lý trí nên cai trị, và không dấn thân vào bè phái chống lại nó?
GLAUCON: Ôn hòa chừng mực trong một thành phố và một cá nhân riêng tư thì chắc chắn là không gì khác hơn thế.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn, bây giờ, một người sẽ là công chính vì những gì chúng ta đã thường mô tả trong cách chúng ta đã thường mô tả thế.
GLAUCON: Nhất thiết.
SOCRATES: Tốt, vậy sau đó, có phải công chính của chúng ta trở nên nhoè nhạt đi trong bất kỳ cách nào không? Liệu nó có trông giống như bất cứ gì khác hơn những điều chúng ta đã tìm thấy trong thành phố?
GLAUCON: Đối với tôi, nó không có vẻ thế, ít nhất.
SOCRATES: Chúng ta có thể làm hoàn toàn chắc chắn, nếu còn bất cứ gì trong những hồn người chúng ta vẫn tranh cãi điều này, bằng áp dụng với nó những thử nghiệm hàng ngày.
GLAUCON: Những thử nghiệm nào?
SOCRATES: Ví dụ, nếu chúng ta đã đi đến thỏa thuận về việc liệu một con người tương tự trong bản chất và huấn luyện với thành phố này của chúng ta đã tham ô vàng hay bạc, ông đã nhận để gửi vào quĩ, ai là người bạn nghĩ sẽ xem xét người này với nhiều xác xuất làm vậy chứ không phải là những người của một loại khác biệt?
GLAUCON: Không, không ai.
SOCRATES: Và có phải người ấy sẽ không có bất cứ gì dính líu với những vụ cướp đền, ăn trộm, hay sự phản bội những bạn bè trong đời sống riêng tư, hay của những thành phố trong đời sống cộng đồng?
GLAUCON: Không, không có gì.
SOCRATES: Và người ấy sẽ trong không cách nào không tin cậy khi đi đến những hứa hẹn hay những thoả thuận khác.
GLAUCON: Sao người ấy có thể thế được?
SOCRATES: Và chắc chắn ngoại tình, không tôn kính cha mẹ, và bỏ bê những vị gót sẽ là đặc trưng hơn của bất kỳ loại cá nhân nào khác với của con người này.
GLAUCON: Của bất kỳ loại nào khác, quả thực.
SOCRATES: Và không phải lý do cho tất cả điều này là sự kiện rằng mỗi yếu tố bên trong người ấy làm công việc riêng của nó nơi đó cai trị và được cai trị có liên quan?
GLAUCON: Vâng, thế đó và không gì khác.
SOCRATES: Có phải bạn vẫn còn đang tìm kiếm công chính để là một gì đó bên cạnh sức mạnh này vốn sản xuất những con người, những thành phố thuộc loại chúng ta đã mô tả?
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Vậy, giấc mơ chúng ta đã được hoàn thành trọn vẹn, – tôi muốn nói sự nghi ngờ chúng ta đã bày tỏ điều đó ngay từ khởi đầu, khi chúng ta đã dựng lập thành phố, chúng ta đã có, với sự giúp đỡ của một số gót, tình cờ để va vào nguồn gốc và mẫu hình của công chính.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Như thế, Glaucon, thực sự đã là – đó vốn là lý do nó thì đã hữu ích như thế – một loại hình ảnh của công chính, nguyên lý này vốn nó thì đúng cho một người nào đó là người, bởi bản chất, một thợ đóng giày để thực hành nghề đóng giày và không gì khác, cho một người thợ mộc để thực hành nghề mộc, và tương tự cho tất cả những người khác.
GLAUCON: Xem dường như thế.

SOCRATES: Và sự thật, công chính, xem dường có vẻ, là một gì đó thuộc loại này. Tuy nhiên, nó không liên quan đến một ai đó làm công việc của người ấy về mặt ngoài. Ngược lại, nó thì liên quan với những gì ở bên trong, với chính người ấy, thực sự, và những sự vật việc vốn là của riêng người ấy. Nó có nghĩa là người ấy không cho phép những yếu tố trong người ấy, mỗi yếu tố để làm công việc của một số khác, hay ba loại yếu tố trong hồn của người ấy để xen lẫn vào nhau. Thay vào đó, người ấy chỉnh đốn rõ ràng những gì thực sự là của riêng người ấy, cai quản chính mình, đặt mình trong trật tự, trở thành người bạn của chính mình, và hài hòa ba yếu tố với nhau, giống đúng như nếu chúng, theo nghĩa đen, là ba nốt nhạc được xác định của một quãng tám – nốt thấp nhất, cao nhất, và nốt giữa – cũng như bất kỳ gì khác có thể là ở giữa. Người ấy liên kết với nhau tất cả những điều này và, từ sau khi là nhiều, trở thành tất cả một, ôn hòa chừng mực và hài hòa. Sau đó, và chỉ sau đó người ấy nên quay sang hành động, cho dù nó là làm một gì đó liên quan đến sự thu góp tài sản, hay liên quan đến việc chăm sóc cơ thể của người ấy, hoặc thậm chí một gì đó về chính trị, hay liên quan đến những hợp đồng tư nhân. Trong tất cả những lĩnh vực này, người ấy xem xét và gọi là công chính và tốt đẹp hành động vốn gìn giữ sự hài hòa bên trong này và giúp đạt được nó, và kiến ​​thức vốn trông chừng hành động loại giống vậy là khôn ngoan; và người ấy xem xét và gọi là bất công bất kỳ hành động nào phá hủy sự hài hòa này, và tin tưởng vốn trông chừng nó là sự mù quáng hay thiếu hiểu biết. [16]
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng, Socrates.
SOCRATES: Tốt, sau đó, nếu chúng ta tuyên bố đã tìm thấy con người công chính, thành phố công chính, và trong chúng những gì thực sự là công chính, chúng ta sẽ không, tôi tưởng tượng, được cho là nói một lời nói dối trá hoàn toàn.
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, chúng ta chắc chắn sẽ không.
SOCRATES: Vậy, chúng ta có tuyên bố điều đó không?
GLAUCON: Vâng, chúng ta hãy.

SOCRATES: Vậy cho là thế đi. Tôi hiểu tiếp theo chúng ta phải tìm sự bất công.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Không phải nó, đến lượt, phải là một loại của tranh giành, bất hòa giữa ba yếu tố này – sự pha trộn của chúng và sự xen vào của chúng với những công việc của lẫn nhau, sự nổi loạn của một phần của hồn người chống lại toàn bộ ngõ hầu để cai trị trong nó một cách không thích đáng, vì bản chất của nó phù hợp nó để là một nô lệ của tầng lớp cai trị. Chúng ta sẽ nói một gì đó như thế, tôi tưởng tượng, và rằng sự rối loạn của chúng và lang thang lệch hướng của chúng là sự bất công, sự phóng túng trụy lạc, sự hèn nhát, sự mù quáng, và, trong một lời vắn tắt, toàn bộ của thói hư tật xấu.
GLAUCON: Đó chính xác chúng là những gì.
SOCRATES: Làm những hành động bất công, khi đó, và là bất công, và, ngược lại, làm những công chính – chúng tất cả chắc chắn trở nên rõ ràng ngay lập tức, không phải sao, miễn rằng cả hai, bất công và công chính cũng đều rõ ràng?
GLAUCON: Ông nói thế nghĩa là gì?
SOCRATES: Rằng chúng không khác gì nhau trong bất kỳ cách nào với những hành động lành mạnh và không lành mạnh, rằng những gì kể sau thì trong cơ thể, còn chúng thì trong hồn người.
GLAUCON: Về phương diện nào?
SOCRATES: Chắc chắn, những hành động lành mạnh sinh ra khoẻ mạnh, những không lành mạnh gây ra bệnh tật.
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Tốt, không phải làm những hành động công chính cũng đem lại công chính, những hành động không công chính gây ra bất công?
GLAUCON: Nhất thiết.
SOCRATES: Tuy nhiên, để sinh ra khoẻ mạnh là để đặt những yếu tố vốn có trong cơ thể trong những quan hệ tự nhiên của chúng về sự làm chủ và được làm chủ bởi một này với một khác; trong khi gây ra bệnh tật là để thiết lập một quan hệ về cai trị và bị trị bởi một này với một khác khác nhưng trái với tự nhiên.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Không phải là nó dẫn đến theo, sau đó, rằng để tạo ra công chính là để thiết lập những yếu tố trong hồn người trong một quan hệ tự nhiên về làm chủ và được làm chủ bởi một này với một khác, trong khi để tạo ra bất công là để thiết lập một quan hệ về cai trị và bị trị bởi một này với một khác, trái với tự nhiên?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Phẩm hạn, khi đó, do đó nó dường như, là một loại của sức khỏe, một ttrạng thái tốt và lành của hồn người, trong khi thói hư tật xấu dường như là một bệnh tật và yếu đuối đáng xấu hổ.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Và không phải những thực hành tốt lành dẫn đến sự sở hữu của phẩm hạnh, những thực hành đáng xấu hổ đến thói hư tật xấu?
GLAUCON: Nhất thiết.
SOCRATES: Thế nên, có vẻ như bây giờ còn lại, cho chúng ta để xem xét liệu có phải là lợi ích nhiều hơn để làm những hành động công chính, dấn mình vào những thực hành tốt, và là công chính, cho dù một người để được biết đến là như vậy hay không, hay những hành động không công chính và là bất công, miễn là một người không phải gánh lấy hậu quả tai hại và không trở thành một cá nhân tốt hơn như một kết quả của bị trừng phạt.
GLAUCON: Tuy nhiên, Socrates, câu hỏi đó xem dường với tôi, ít nhất, có trở thành lố bịch buồn cười, bây giờ cả hai đã được cho thấy là như chúng ta đã mô tả. Cuộc đời dường như không đáng sống khi thể chất tự nhiên của cơ thế bị hư hoại, không ngay cả khi một người có đủ loại thức ăn và thức uống, tất cả tiền bạc trên thế gian, và tất cả những chức vụ chính trị có thể tưởng tượng được. Vì vậy, làm thế nào – ngay cả nếu một người có thể làm bất cứ gì người ấy muốn, ngoại trừ những gì sẽ giải thoát một người khỏi thói hư tật xấu và bất công, và làm một người có được công chính và phẩm hạnh đạo đức – có thể là đáng sống khi thể chất tự nhiên của tất cả mọi sự vật việc qua đó chúng ta sống bị hủy hoại và trong tình trạng hỗn loạn?
SOCRATES: Vâng, đó là lố bịch buồn cười. Tất cả giống nhau, vì trong thực tế, chúng ta đã đạt đến một điểm mà từ đó chúng ta có thể nhìn thấy với cùng cực rõ ràng, như nó là, rằng những sự vật việc này là như thế, chúng ta phải không buông bỏ.
GLAUCON: Điều đó hoàn toàn là điều cuối cùng chúng ta nên làm.
SOCRATES: Hãy đến đây, sau đó, để bạn có thể xem có bao nhiêu loại thói hư tật xấu ở đó – những thói hư tật xấu, dẫu mức nào, vốn đáng được nhìn thấy.
GLAUCON: Tôi đi theo. Chỉ cần cho tôi biết.
SOCRATES: Tốt, từ điểm thuận lợi, do đó, để nói chuyện, mà chúng ta đã đạt được trong lập luận của chúng ta, có vẻ như với tôi rằng có một loại đức hạnh và một số lượng không giới hạn của những thói hư tật xấu, bốn trong số chúng là nên nhắc đến.

Những Cá tính và những Hiến pháp

GLAUCON: Ông nói thế nghĩa là gì?
SOCRATES: Có vẻ như có nhiều phần xảy ra rằng cũng có nhiều loại hồn người như có nhiều loại hiến pháp chính trị của một thứ cụ thể.
GLAUCON: Có bao nhiêu như thế?
SOCRATES: Năm loại của hiến pháp, và năm của hồn người.
GLAUCON: Cho tôi biết chúng là những gì.
SOCRATES: Tôi sẽ cho bạn biết rằng một loại sẽ là hiến pháp chúng ta đã từng mô tả. Tuy nhiên, có hai cách đề cập đến nó: nếu một con người nổi bật trong số những người cai trị, nó được gọi là một chế độ quân chủ [17] , nếu có nhiều hơn một người, nó được gọi là một chế độ quý tộc.
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Tốt, sau đó, rằng đó là một trong những loại tôi đã có trong não thức. Bạn thấy đấy, cho dù nổi lên nhiều hay chỉ một, họ sẽ không thay đổi bất kỳ một nào của pháp luật của thành phố vốn đáng được nhắc đến, vì họ đã từng được nuôi lớn và dạy dỗ trong cách chúng ta đã mô tả.
GLAUCON: Không, họ có lẽ sẽ không.

(Plato Republic – Hết quyển 4)



Lê Dọn Bàn tạm dịch    bản nháp thứ nhất







[1] Daimōn: (dæmon, Latin): [daimon, daimonic (to daimonion) Daimons are either gods or children of gods and mortals (Apology 27d–e).They serve as intermediaries between gods and human beings (Symposium 202e). Socrates’ famous daimonion is the voice or sign of a daimon, and so of either a god (Apollo, in this case) or his offspring (Apology 26b– 28a, 31c–d). ]
[2] Người phán sấm truyền (oracle) của Apollo ở đền Delphi, ngồi trên một cái ghế bắc trên một khe đất nứt, có khói bốc, tương truyền đó là vị trí của “cái rốn” (trung tâm) của quả đất.
[3] Temperance: tạm dịch là ôn hòa chừng mực (thay vì tiết độ, nhiễm tinh tôn giáo, vốn không có trong Plato). Sophrosune là một phẩm hạn chính yếu của Athens (người và thành phố), đươc Plato đề cao; (sôphrosune) tạm dịch là ôn hòa chừng mực (tự kềm chế – self-restraint).
Sophrosune nguyên là tên một gót nữ của cổ Hellas. Bà là hiện thể tinh thần của sự chừng mực, tự kiểm soát, ôn hòa, kềm chế, và thận trọng kín đáo. Plato đề cao temperance như một phẩm hạnh quan trọng và cơ bản. Trong Charmides, Socrates đưa tra một định nghĩa của sophrosune, trong PhaedrusSymposium, sophrosune được trình bày như ý thức kềm chế của dục tình (eros).
[4] [Euboulos: trong những thành phố Greek, boulê là hội đồng trông nom công việc hàng ngày của thành phố. Trong những triều đình, nó là cơ quan tư vấn cho nhà vua; trong chế độ dân chủ Athens, nó là cơ quan tham vấn và ủy ban chỉ đạo cho hội đồng công dân thành phố.]
[5] [Quyển 3, 414b]
[6] appetites: (ἐπιθυμητικόν/epithymetikon, appetitive): tôi tạm dịch là sự ‘đói ăn thèm uống’, thúc dục bên trong hướng tới thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của cơ thể, điển hình như : đói, khát, và tình dục. Tương đương với trạng thái mong muốn, loại như của ‘đói thèm ăn, khát thèm uống’.
[7] Chalestra, tên một thị trấn và hồ ở Macedonia, thuốc tẩy bằng carbonate pha soda.
[8] Alkali: thuốc tẩy lấy từ tro thực vật, gồm chất kềm và sắt, tác dụng như một loại acid.
[9] [temperance (sôphrosunê): chừng mực điều độ. Cũng có nghĩa tự chủ, tự kỷ, có ý thức, chừng mực ôn hoà, hợp lý, và trong một số trường hợp, kềm chế dục vọng. Người giữ vững tinh thần dước mọi áp lực hay quyến rũ cám dỗ là người có sôphrosunê. ]
[10] Tôi viết nghiêng, Plato bắt đầu nói đến một Thể dạng, ở đây là Thể dạng Công chính.
[11] [Xem 504b1-4]
[12] muchness
[13] bản Shorey: “But what of the sciences? Is not the way of it the same? Science which is just that, is of knowledge which is just that, or is of whatsoever we must assume the correlate of science to be. But a particular science of a particular kind is of some particular thing of a particular kind.”
[14] [Một mảnh văn giữ lại được của hài kịch Kapêlides của tác giả Theopompus (410-370 TCN) cho chúng ta biết về một nhân vật Leontinus nào đó (thay cho Leontius của Plato ở đây) có tiếng là yêu những trẻ trai có da nhợt nhạt như của những xác chết; thế nên sự ‘khát khao’ có lẽ có nguồn gốc tình dục, nên nó là một loại ‘đói ăn thèm uống’]
[15] Odyssey 20.17
[16] [Khác biệt giữa kiến thức (epistêmê) và tin tưởng (doxa) trong 475d1 – 480a13]
[17] Năm loại hiến pháp tương ứng với 5 chế độ theo Plato là: Aristocracy, Timocracy, Oligarchy, Democracy, và Tyranny. Riêng chế độ quí tộc (Aristocracy), như nói ở trên – nếu do một người nổi bật cai trị là chế độ quân chủ – nếu người này là triết gia, theo Plato là chế độ lý tưởng nhất., (Theo thứ tự của Plato : (a) chế độ quí tộc/quân chủ – (b-c) sau đến hai biến thể thoái hoá của chế độ quí tộc (Timocracy, Oligarchy), còn (d) chế độ dân chủ (Democracy), chỉ đứng trước chế độ cuối cùng trong bảng xếp hạng là (e) chế độ độc tài)