Tuesday, June 27, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (20)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari


(←... tiếp theo)





Một Gợn sóng trong dòng Dữ liệu

Dataism đương nhiên có những phê bình và những ‘ngoại đạo’ của nó. Như chúng ta đã thấy trong chương 3, điều nghi ngờ là liệu sự sống có thể thực sự được thu giảm xuống những dòng dữ liệu không. Đặc biệt, hiện nay chúng ta tuyệt không có ý tưởng về như thế nào hoặc tại sao những luồng dữ liệu có thể tạo ra ý thức và những kinh nghiệm chủ quan. Có lẽ chúng ta sẽ có một lời giải thích tốt trong hai mươi năm tới. Nhưng sau cùng có lẽ chúng ta cũng có thể sẽ khám phá rằng những sinh vật không phải là những algorithm.

Cũng nghi ngờ ngang vậy là liệu sự sống có thể cô đọng thành tiến trình chọn lựa quyết định hay không. [1] Dưới ảnh hưởng của Dataism, cả khoa học sự sống lẫn khoa học xã hội đều trở nên bị ám ảnh với tiến trình chọn lựa quyết định, như thể với sự sống có tất cả chỉ có thế. Nhưng có như thế không? Những cảm giác, xúc động và suy nghĩ chắc chắn cũng đóng một phần quan trọng trong tiến trình chọn lựa-những quyết định, nhưng đó có phải là ý nghĩa duy nhất của chúng? Dataism có được một sự hiểu biết ngày càng tốt hơn về những tiến trình chọn lựa-quyết định, nhưng nó có thể đang áp dụng một quan điểm ngày càng thiên lệch về sự sống.

Một sự xem xét phê bình về những tín điều của của Dataism có thể sẽ không chỉ là thách đố khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XXI, nhưng cũng còn là dự án chính trị và kinh tế cấp bách nhất. Những học giả trong khoa học sự sống và khoa học xã hội nên tự hỏi chính họ liệu chúng ta có bỏ lỡ bất cứ điều gì khi chúng ta hiểu sự sống như sự tiến hành-dữ liệu và chọn lựa quyết định. Phải chăng có lẽ có một gì đó trong vũ trụ mà không thể thu giảm xuống thành những dữ liệu? Giả sử algorithm không-ý thức cuối cùng có thể làm tốt hơn nhiều so với trí thông minh có ý thức trong tất cả những công việc tiến hành-dữ liệu đã biết – những gì, nếu có bất cứ điều gì, sẽ bị mất đi bằng sự thay thế thông minh có ý thức với những algorithm không có ý thức siêu việt hơn?

Dĩ nhiên, ngay cả nếu Dataism thì sai, và nếu những sinh vật không chỉ là những algorithm, điều đó sẽ không nhất thiết ngăn cản được sự chiếm lĩnh toàn thế giới của Dataism. Nhiều tôn giáo trước đây đã đạt được sự phổ biến và sức mạnh rất lớn, bất chấp những sai lầm thực tiễn của chúng. Nếu đạo Kitô và chủ nghĩa cộng sản có thể làm điều đó, tại sao Dataism lại không? Dataism đặc biệt có những triển vọng tốt, vì nó hiện đang lan truyền khắp cả những lĩnh vực khoa học. Một mẫu hình khoa học thống nhất có thể dễ dàng trở thành một tín điều không thể công kích. Thách thức một mẫu hình khoa học [2] là điều rất khó khăn, nhưng cho đến bây giờ, không có mẫu hình duy nhất nào đã được toàn thể giới uy tín hàng đầu trong khoa học thông qua. Thế nên những học giả trong một lĩnh vực luôn luôn có thể đem vào những quan điểm ‘ngoại đạo’ từ bên ngoài. Nhưng nếu tất cả mọi người, từ những nhà âm nhạc học cho đến những nhà sinh học đều dùng cùng mẫu hình Đata-ít, những ‘đi chệch’ liên ngành sẽ phục vụ để chỉ tăng mạnh mẫu hình hơn nữa. Do đó ngay cả khi mẫu hình có là thiếu sót, sẽ là điều vô cùng khó khăn để chống lại nó.

Nếu Dataism thành công trong sự chinh phục thế giới, những gì sẽ xảy ra với con người chúng ta? Ban đầu, nó có thể sẽ đẩy nhanh những theo đuổi của tư tưởng nhân bản về sức khỏe, hạnh phúc và quyền lực. Dataism lan truyền chính nó bằng cách hứa hẹn để thực hiện những khát vọng nhân bản này. Để đạt được sự không-chết, hạnh phúc và quyền năng thần thánh của sự sáng tạo, chúng ta cần phải tiến hành một khối lượng vô cùng lớn dữ liệu, vượt xa khả năng của bộ óc con người. Vì vậy, những algorithm sẽ làm điều đó cho chúng ta. Tuy nhiên, một khi thẩm quyền đổi từ con người sang những algorithm, những dự án nhân bản có thể trở nên không còn thích đáng nữa. Một khi chúng ta từ bỏ thế giới quan con người-trung tâm để chọn lấy thế giới quan dữ liệu-trung tâm, sức khỏe con người và hạnh phúc có vẻ ít quan trọng. Tại sao bận tâm quá nhiều về những bộ máy tiến hành-dữ liệu đã lỗi thời trong khi đã có mặt những mô hình tốt hơn nhiều? Chúng ta đang gắng gỏi để thiết kế những Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc với hy vọng rằng nó sẽ làm cho chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc và mạnh mẽ. Tuy nhiên, một khi Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc dựng lên và chạy, chúng ta có thể bị giảm từ những kỹ sư đến những chip, sau đó đến những dữ liệu, và cuối cùng chúng ta có thể hòa tan trong dòng chảy dữ liệu giống như một hòn đất trong một con sông chảy xiết.

Dataism qua đó đe dọa sẽ làm với Homo sapiens những gì Homo sapiens đã làm với tất cả những loài động vật khác. Trong quá trình con người lịch sử đã tạo ra một mạng lưới thế giới, và đã đánh giá tất cả mọi sự vật việc theo như chức năng của nó trong mạng lưới. Trong hàng nghìn năm, điều này làm tăng tự hào của và những thành kiến của con người. Vì con người đã thực hiện những chức năng quan trọng nhất trong mạng lưới này, đã là điều dễ dàng để chúng ta nhận công lao cho những thành tựu của mạng lưới, và để nhìn chúng ta là đỉnh cao nhất của sự sáng tạo. Những đời sống và những kinh nghiệm của tất cả những loài động vật khác đã bị định giá thấp hèn, vì chúng đã hoàn thành ít những chức năng kém quan trọng hơn nhiều, và bất cứ khi nào một con vật không còn thực hiện bất kỳ một chức năng nào cả, nó đã đi đến tuyệt chủng. Tuy nhiên, một khi con người mất đi sự quan trọng chức năng của họ đối với mạng lưới, chúng ta sẽ khám phá rằng dù gì chăng nữa chúng ta không phải là đỉnh cao của sự sáng tạo. Những thước đo mà chính chúng ta đã tôn thờ sẽ xử tội chúng ta chung vào cùng những loài động vật trước đây đã mai một, như loài voi mammoth hay loài cá heo trên sông nước Tàu. Nhìn trở lại, loài người quay ra sẽ chỉ là một gợn sóng trong dòng chảy dữ liệu vũ trụ.

Chúng ta thực sự không thể tiên đoán được tương lai. Tất cả những tấn tuồng phác vẽ lớp lang trong quyển sách này nên được hiểu là những gì có thể xảy ra chứ không phải là những tiên tri về những gì sắp đến. Khi chúng ta nghĩ về tương lai, những tầm nhìn của chúng ta thường bị thu hẹp bởi những hệ ý thức và hệ thống xã hội hiện nay. Hệ ý thức dân chủ khuyến khích chúng ta tin vào một tương lai dân chủ; chủ nghĩa tư bản không cho phép chúng ta mường tượng được một thay thế không-tư bản; và tư tưởng nhân bản khiến chúng ta khó tưởng tượng được một vận mệnh trong thời sau-con người. Nhiều nhất, chúng ta đôi khi dùng lại những sự kiện trong quá khứ và suy nghĩ về chúng như là những gì có thể thay thế trong tương lai. Lấy thí dụ, chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa cộng sản của thế kỷ XX được dùng như là một bản mẫu kế hoạch chi tiết cho nhiều những hoang tưởng đen tối chết chóc; và những tác giả khoa học giả tưởng dùng những huyền thoại kế thừa từ thời cổ và trung cổ để tưởng tượng những hiệp sĩ Jedi và những hoàng đế trong những galaxy chiến đấu với nhau với những tàu vũ trụ và súng laser!

Cuốn sách này truy tìm dấu vết những nguồn gốc của thời hiện nay được điều kiện của chúng ta ngõ hầu nới lỏng sự nắm giữ chặt chẽ của nó, và cho chúng ta có được khả năng suy nghĩ theo những cách thức tưởng tượng thật xa hơn về tương lai của chúng ta. Thay vì thu hẹp tầm nhìn của chúng ta bằng dự đoán một tấn tuồng dứt khoát xảy ra duy nhất, quyển sách nhằm mở rộng những chân trời của chúng ta và làm cho chúng ta nhận thức được một spectrum rộng lớn hơn nhiều gồm những tùy chọn. Như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, không ai thực sự biết thị trường việc làm, gia đình hoặc môi trường sinh thái sẽ giống như thế nào trong năm 2050, hoặc tôn giáo, những hệ thống kinh tế hay những cấu trúc chính trị nào sẽ thống trị thế giới.

Tuy nhiên, mở rộng chân trời của chúng ta có thể phản tác dụng bằng cách làm cho chúng ta lúng túng hơn và không năng động hơn trước. Với rất nhiều những tấn tuồng và những có thể xảy ra, chúng ta nên chú ý đến những gì? Thế giới đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, và chúng ta đang bị tràn ngập, bởi những số lượng không thể tưởng được của dữ liệu, những ý tưởng, những hứa hẹn và những đe dọa. Con người từ bỏ thẩm quyền lực đổi lấy thị trường tự do, lấy sự khôn ngoan của đám đông [3], và đổi lấy những algorithm ngoài con người một phần vì họ không thể đối phó nổi với trận lũ lụt lớn dữ liệu. Trong quá khứ, kiểm duyệt đã làm việc bằng cách ngăn chặn dòng chảy của thông tin. Trong thế kỷ XXI, kiểm duyệt đã hoạt động bằng cách làm tràn ngập mọi người với những thông tin không can dự, chẳng liên quan gì. Người ta chỉ còn không biết phải chú ý đến những gì, và họ thường dành nhiều thời giờ của họ để điều tra và tranh luận về những vấn đề phụ. Trong thời thời cổ, có quyền lực có nghĩa là có quyền tìm giữ dữ liệu. Ngày nay có quyền lực có nghĩa là biết những gì để bỏ qua. Vì vậy, tất cả những gì xảy ra trong thế giới hỗn loạn của chúng ta, chúng ta nên tập trung vào những gì?

Nếu chúng ta nghĩ rằng trong những khoảng thời gian hàng tháng, chúng ta đã có thể tập trung ngay lập tức vào những vấn đề như những bất ổn ở Trung Đông, cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Europe, và sự chậm lại của kinh tế nước Tàu. Nếu chúng ta nghĩ trong những khoảng thời gian vài chục năm, sau đó là vấn đề  quả đất ấm lên đần, bất bình đẳng giàu nghèo ngày càng tăng và sự đổ vỡ của thị trường việc làm hiện ra to lớn. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận một cái nhìn thực sự vĩ đại của sự sống, tất cả những vấn đề và những phát triển khác đều đang bị lu mờ bởi ba tiến trình liên kết với nhau:

1. Khoa học đang hội tụ về một tín điều bao-gồm-tất-cả, nói rằng những sinh vật là những algorithm, và sự sống là sự tiến hành-dữ liệu.
2. Thông minh được tách khỏi ý thức.
3. algorithm không ý thức nhưng rất thông minh có thể sớm biết chúng ta hơn chúng ta biết chính mình.

Ba tiến trình này nêu lên ba câu hỏi quan trọng, mà tôi hy vọng sẽ giữ chặt trong não thức của bạn được lâu sau khi bạn đã đọc xong quyển sách này:
1. Có phải những sinh vật thực sự chỉ là những algorithm, và có phải sự sống thực sự chỉ là sự tiến hành-dữ liệu?
2. Điều gì có giá trị hơn – thông minh hay ý thức?
3. Điều gì sẽ xảy ra cho xã hội, chính trị và đời sống hàng ngày khi những algorithm không ý thức nhưng rất thông minh biết chúng ta giỏi hơn chúng ta biết chính mình?


Yuval Noah Harari (1976-)











Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)




[1] Decision making: là tiến trình chọn lựa những quyết định bằng: Xác định quyết định, thu thập thông tin và đánh giá những quyết định khác. Using a step-by-step decision-making process can help you make more deliberate, thoughtful decisions by organizing relevant information and defining alternatives. This approach increases the chances that you will choose the most satisfying alternative possible:
 Identify the decision > Gather relevant information > Identify the alternatives > Weigh the evidence > Choose among alternatives > Take action > Review your decision & its consequences.
[2] a paradigm scientific
[3] yếu tố đa số trong khái niệm dân chủ