The Republic
(Πλάτων - Πολιτεία)
QUYỂN 3
Tóm lược Quyển III, [386a-412b]
Socrates tiếp
tục bàn luận về nội dung của những câu chuyện vốn có thể được kể cho những
người giám hộ nghe, chuyển sang những câu chuyện về những anh hùng. Chủ đích
quan trọng nhất của loại những câu chuyện này là để tạo sự “miễn nhiễm” cho
những người bảo hộ trẻ, chống lại một sự sợ hãi cái chết. Những anh hùng không
bao giờ được trình bày như sợ hãi cái chết, hay như ‘thà chọn làm nô lệ hơn
chọn cái chết’. Hades – cõi của những hồn người chết – phải không bao giờ được
trình bày như là một nơi đáng sợ. Những anh hùng phải không bao giờ được trình
bày như những người nổi tiếng được khóc than như cái chết của họ đã là một điều
xấu. Những anh hùng không bao giờ được cho thấy có những tiếng cười dữ dội vì những
cảm xúc mãnh liệt theo một hướng này thường dẫn đến những cảm xúc mãnh liệt
theo một hướng khác. Giống như những vị gót, họ phải luôn luôn được miêu tả như
thành thực.”
Socrates thảo
luận về phong cách của những câu chuyện sẽ được cho phép lưu hành. Ông đặt định
thước đo thích hợp nhất, và tự hỏi liệu những câu chuyện này có phải trong dạng
kịch bản hay thơ trữ tình hay không. Từ đây, ông chuyển sang những nghệ thuật
khác, như hội họa và kiến trúc. Trong tất cả những dạng này – như trong thơ –
ông cấm những nghệ sĩ trình bày những nhân vật hung ác, không tự kềm chế, tàn
nhẫn, và thiếu tự trọng. Bất kỳ những cá tính nào bên cạnh những cá tính vốn
những người giám hộ nên thi đua để có, đều bị loại trừ.
Socrates
chuyển sang những gì xem dường như một đề tài ngạc nhiên trong một thảo luận về
giáo dục: tình yêu đúng thực giữa một trẻ trai nhỏ và một người đàn ông.
Socrates coi những quan hệ như vậy là một phần quan trọng trong sự giáo dục của
một đứa bé trai. Điểm chính của ông ở đây là để cảnh cáo, chống lại sự cho phép
xảy ra bất kỳ quan hệ tình dục thực sự nào khiến những quan hệ này bị làm ô
nhiễm. Chúng nên không bao gồm một yếu tố gợi tình nhục cảm, ông giải thích,
nhưng chỉ là một loại tình yêu tinh khiết.
Huấn luyện
thể dục của người giám hộ là đề tài tiếp theo. Huấn luyện này, ông báo trước,
nên giống với loại gồm trong sự huấn luyện cho chiến tranh, chứ không phải là
loại cho những lực sĩ vẫn tham gia tranh tài. Ông nhấn mạnh về sự quan trọng
như thế nào trong việc cân bằng giữa việc huấn luyện âm nhạc và thơ với việc
huấn luyện thể dục. Quá nhiều tập luyện thể lực sẽ làm những người bảo hộ thành
dã man, trong khi quá nhiều âm nhạc và thơ ca làm cho họ mềm yếu.
Socrates quy
định trong thành phố công chính việc huấn luyện y tế nên là trách nhiệm của
thành phố. Những y sĩ nên được huấn luyện để điều trị cho những người khỏe
mạnh, những người bị một bệnh duy nhất, có thể chữa được. Họ không nên được
huấn luyện để đối phó với những bệnh mãn tính. Những người bị một căn bệnh cơ
thể không thể chữa được nên để cho họ chết tự nhiên. Những người mắc bệnh tâm
thần không thể chữa khỏi nên chủ động phải giết bỏ.
Phân tích: Quyển III, [386a-412b]
Đoạn văn nói
về tình yêu giữa một người đàn ông và một trẻ trai nhỏ đặt ra câu hỏi, tình yêu
có liên quan gì đến giáo dục? Eros,
hay tình yêu đích thực (theo Plato), là cảm xúc thúc đẩy chúng ta vượt lên tới
những đỉnh cao của kiến thức. Như chúng ta sẽ thấy về sau, kiến thức đích
thực tự thân nó không gắn với thế giới hiện tượng quan sát được quanh chúng ta.
Thay vào đó, kiến thức đích thực thì, trong ‘vương quốc’ của những Thể dạng,
như những đối tượng của nó, những chân lý phổ quát, vĩnh cửu mà chỉ có não thức
chúng ta mới có thể đến gần được. Mặc dù nghiên cứu học tập cho phép chúng ta
thực hiện bước nhảy vọt trí thức hướng tới lĩnh vực siêu việt này, eros cung cấp động lực tình cảm cho việc
học tập. Đối với Plato, tất cả hành động phải được thúc đẩy bởi một số ham muốn
hay cảm xúc. Động lực cảm xúc gửi chúng ta đi tìm kiếm những Thể dạng, khi đó,
là tình yêu nhục cảm. Eros là cầu nối
giữa thế giới vật chất và sự hiểu biết, là động lực cho sự tìm kiếm sự thật của
triết gia.
Theo như đàm
thoại Symposium của Plato [1],
tình yêu kích thích chúng ta hướng tới kiến thức trong nhiều bước. Đầu tiên
chúng ta yêu vẻ đẹp của một thân xác. Từ đó, chúng ta đi tới yêu hai thân xác.
Tiếp theo, chúng ta tiếp tục chuyển sang tình yêu của tất cả những cái đẹp thân
xác, và sau đó đi tới một tình yêu của những truyền thống và những thể chế, tới
những nghiên cứu đẹp đẽ tuyệt vời, và cuối cùng, đến một nghiên cứu tối cao,
đến kiến thức về cái đẹp tự thân. Một khi chúng ta đã đạt đến được cái đẹp tự
thân, hay Thể Dạng của cái Đẹp, cuộc hành trình đã hoàn tất. Chúng ta đã đạt
đến kiến thức và trở thành những triết gia thực sự. vì vậy, đề tài tình yêu
nhục cảm thì hoàn toàn phù hợp với một thảo luận về giáo dục. Tình yêu nhục cảm
thì cần thiết trong việc giáo dục của triết gia.
Plato ngăn
cấm quan hệ tình dục đi vào những quan hệ này. Trong loại tình yêu cao nhất –
dẫn đến hiểu biết về những Thể Dạng – mục đích là để dẫn người được yêu đến
hiểu biết về sự thật và sự tốt lành. Điều mà người yêu mong muốn, hơn bất cứ
gì, là cải thiện hồn của người được yêu. Nhưng điều này chỉ giải thích tại sao
tình yêu không nên tập trung chủ yếu vào lạc thú xác thịt, chứ không phải tại
sao Plato nghiêm cấm nó.
Plato thấy
quan hệ tình dục như không phục vụ một cứu cánh hữu ích nào. Quan hệ tình dục
khác giới được dung thứ vì nó là cần thiết cho việc sinh sản, nhưng quan hệ
tình dục đồng giới, ông tin rằng, không phục vụ một cứu cánh, nhưng chỉ thoả
mãn thú vui thể chất. vì quan hệ tình dục đồng giới là vô ích, nên nó không thể
là tốt hay là đẹp. Bất cứ gì nếu không tốt cũng không đẹp thì đều nên tránh.
Thứ hai, như Plato sau này làm rõ trong Republic,
sự lành mạnh của hồn một người thì được ấn định bởi những ham muốn người ấy
muốn hoàn thành. Một hồn người công chính là một hồn người theo đuổi những ham
muốn đúng. Ham muốn khoái lạc thể xác thì không đáng để thực hiện. vì vậy, mặc
dù con người tốt lành, con người triết học, có thể có những ham muốn thể chất
hướng về người bạn trẻ của mình, điều cốt yếu của phẩm hạnh của người này là
ông không hành động theo những ham muốn này; Ông ta phải không được gắng thử để
thoả mãn dục vọng xác thịt của mình. Thay vào đó, ông phải biến đổi mong muốn
nhục cảm đó vào thành khao khát tìm kiếm sự thật và sự tốt lành, và mong muốn
tìm ra sự thật và sự tốt lành này cùng với người mình yêu.
Tóm lược: Quyển III, [412c-hết]
Bây giờ,
Socrates đã đặt định xong sự giáo dục thích hợp cho những người giám hộ, Ông
giới thiệu tầng lớp, hay giai cấp thứ ba và cuối cùng của xã hội công chính:
những nhà cai trị. Nhóm cho đến nay đã vẫn gọi là những giám hộ thì phân làm
đôi. Tinh hoa của nhóm này sẽ được chọn làm những người cai trị, và chỉ họ từ
giờ về sau sẽ được gọi là những “người giám hộ”, trong khi những người còn lại
sẽ vẫn là những chiến binh và sẽ được gọi là những “phụ tá” vì vai trò của họ
là giúp những nhà cai trị bằng cách thừa hành và buộc thực hiện những quyết
định của những người này.
Để bảo đảm sự
lựa chọn đúng những nhà cai trị, tất cả những người giám hộ trẻ đang trong huấn
luyện đều được quan sát chặt chẽ. Họ được khiến phải trải qua những thử thách
khác loại nhằm xác định ai trong số họ là người vẫn kiên định trung thành với
thành phố. Họ được cho tiếp xúc với những sợ hãi và thú vui khác nhau, nhằm
quyến rũ hay đe doạ họ xa khỏi những xác quyết của họ. Những ai giỏi nhất trong
những thử nghiệm này sẽ tiếp tục học lên trong những hình thức giáo dục cao
hơn, để chuẩn bị cho họ vai trò cai trị. Phần còn lại, được định đoạt sẽ là
những chiến binh, sẽ chấm dứt việc học của họ, ở chỗ Socrates dừng lại. Giáo
dục sâu hơn dành cho những nhà cai trị sẽ không thảo luận cho đến quyển VII.
Để bảo đảm
rằng không bao giờ xảy ra sự bất đồng lâu dài, hay tranh chấp không ngã ngũ
trong công chúng, về ai là người cai trị, Socrates đề nghị kể cho tất cả mọi
công dân một ‘tiểu thuyết’, một câu chuyện ngụy tạo hữu ích, thường được gọi là
“huyền thoại về những kim loại.” Nội dung câu chuyện nói rằng tất cả những công
dân của thành phố đều được sinh ra từ trái đất. Câu chuyện hư cấu này thuyết
phục mọi người về lòng yêu nước, i.e. yêu polis
của họ. Họ có lý do để thề trung thành với mảnh đất cụ thể của họ và những công
dân đồng bạn của họ. Mảnh đất đó là mẹ của họ, và những công dân cùng chung
mảnh đất này là những anh chị em của họ. Câu chuyện huyền thoại nói rằng mỗi
công dân có một loại kim loại nhất định trộn lẫn với hồn của mỗi người. Trong
những hồn của những người thích hợp nhất để cai trị có vàng, trong những người
thích hợp để làm những trợ tá có bạc, và trong những người thích hợp để làm
những nhà sản xuất có đồng hay sắt. Thành phố phải không bao giờ được cai trị
bởi một ai đó có hồn người được trộn với kim loại sai; Theo một oracle, loại như sấm truyền hay thần
linh tiên tri, thành phố sẽ bị hủy hoại nếu điều đó xảy ra.
Người ta phải
được kể cho biết rằng mặc dù phần lớn những ‘người sắt’ hay đồng sẽ sinh sản
những đứa con cũng là sắt hay đồng, cha mẹ bạc có những đứa con bạc và cha mẹ
vàng có những đứa con vàng, nhưng việc đó thì không phải là luôn luôn như vậy.
Điều quan trọng là phải quan sát thế hệ kế tiếp để tìm ra họ thuộc lớp có hồn
người nào. Những ai sinh ra từ những người sản xuất nhưng dường như có phẩm
chất của một người giám hộ hay của một người trợ tá sẽ nhanh chóng được lấy ra
khỏi, và được nuôi dưỡng với những đứa trẻ khác cùng loại giống vậy. Tương tự,
những trẻ sinh ra từ những người giám hộ hay những người trợ tá nhưng nếu họ có
vẻ thích hợp để là những nhà sản xuất hơn, sẽ bị loại ra khỏi tầng lớp xã hội
đó. Mặc dù xã hội công chính thì cứng chắc về di chuyển những người lớn giữa
những tầng lớp, nhưng nó không là cứng chắc về những điều kiện di truyền.
Plato kết
thúc chương sách với một thảo luận ngắn về nhà ở được cung cấp cho những người
giám hộ. Những người giám hộ, chúng ta được cho biết, đều cùng tất cả sống
chung với nhau trong những nhà ở do thành phố cung cấp cho họ. Những người giám
hộ không nhận lương bổng và cũng không có tài sản hay đất đai riêng tư. Họ được
thành phố hỗ trợ hoàn toàn, qua thuế đánh trên lớp người sản xuất (lớp này có
thể có tài sản, đất đai riêng). Một câu chuyện hư cấu hữu ích sau cùng sẽ là
nói với những người giám hộ rằng họ thậm chí không được cầm vàng hay bạc trong
tay – điều đó là bất hợp pháp – là bất kính, vì khi họ trộn lẫn vàng và bạc của
trần gian với vàng bạc thần thánh có trong hồn của họ là tồi tệ. Lập luận của
Socrates thì rõ ràng: nếu những nhà cai trị được phép có tài sản cá nhân, họ
chắc chắn sẽ lạm dụng quyền lực của họ và bắt đầu cai trị vì lợi ích của họ,
chứ không phải là lợi ích của toàn thành phố.
Phân tích: Quyển III, [412c-hết]
Hầu hết những
người đọc Republic lần đầu tiên đều
bị sốc khi nhận ra thành phố lý tưởng của Plato thì chuyên quyền độc đoán đến
thế nào. Trong phần này, nhiều khía cạnh độc đoán hiện hình mạnh mẽ và quan
trọng. Tự do cá nhân thì không được xem có giá trị. Lợi ích của nhà nước trấn
áp tất cả những cân nhắc giải thích khác. Những tầng lớp xã hội thì rất cứng
nhắc và mọi người được sắp xếp vào trong những tầng lớp này nhưng những sở
thích của họ không hề được nghĩ đến. Tất nhiên, sau này Plato sẽ chống đỡ tuyên
bố này bằng cách nói rằng mỗi người sẽ tìm thấy rất hài lòng với tầng lớp của
họ, vì nó phù hợp nhất với bản chất tự nhiên của họ. Tuy nhiên, họ không được
hỏi ý kiến khi nhà nước ấn định cuộc sống nào cho họ. Số phận của một công dân
– là người sản xuất, chiến binh, hay người cai trị – đều đã được quyết định từ
lúc tuổi nhỏ và không có quy định nào được dự phòng cho những cá nhân có thể
hoán chuyển tầng lớp khi họ trưởng thành. Việc gắn nhãn độc đoán cho thành phố
lý tưởng cũng có thể trỏ đến sự tuyên truyền do nhà nước kiểm soát dưới dạng
một huyền thoại về kim loại. Sự mỉa mai là đối với một người vốn khẳng định giá
trị rất cao của sự thật, Plato gặp rất nhiều khó khăn khi biện minh cho sự lừa
dối trên một phạm vi lớn rộng như thế. Lợi ích của nhà nước sẽ vượt qua tất cả
những sụ vật việc khác, kể cả sự quan trọng của sự thật.
Nhưng thay vì
kinh hoàng lùi lại trước sự không tưởng độc đoán này, chúng ta có thể làm tốt
hơn bằng cách tạm ngừng phán quyết trong thời gian này. Khi chúng ta đọc Republic, chúng ta nên tự hỏi tại sao chúng ta đánh giá
tự do cá nhân quá cao đến thế, và những gì chúng ta có lẽ đã phải hy sinh một
khi đặt tự do lên một ưu tiên cao như thế.
SOCRATES kể tiếp tục:
(Giáo dục người
Giám hộ)
[386a]
SOCRATES: Ở
những chỗ có liên quan đến những gót, khi đó, xem dường rằng đó là những loại
của những câu chuyện những người bảo hộ tương lai nên và không nên nghe từ thời
thơ ấu trở đi, nếu họ là để tôn vinh những gót và cha mẹ của họ, và để không
xem nhẹ tình bạn của họ với nhau.
ADEIMANTUS:
Tôi chắc chắn chúng ta đều đúng về việc đó.
SOCRATES: Thế
còn nếu họ để sẽ là can đảm thì sao? Họ có nên nghe những câu chuyện vốn sẽ làm
họ chắc chắn ít sợ cái chết nhất? Hay có phải bạn nghĩ rằng bất kỳ một ai từng
bao giờ trở thành can đảm nếu anh ta có sợ hãi đó trong lòng anh ta?
ADEIMANTUS:
Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Thế
còn nếu một ai đó tin rằng cõi Hades là có và đầy những điều khủng khiếp? Có
thể nào bất kỳ một ai với sợ hãi đó lại có thể không sợ cái chết và thích nó
hơn thua trận và bị bắt làm nô lệ? [2]
ADEIMANTUS:
Hoàn toàn không
SOCRATES: Khi
đó, có vẻ như chúng ta cũng phải giám sát những ai là người cố gắng kể những
câu chuyện như vậy, và để yêu cầu họ đừng xem khinh đời sống ở cõi Hades, trong
lối kỳ thị phân biệt này, nhưng để nói hay về nó, vì hiện nay những gì họ cho
chúng ta biết, thì không là thực và cũng không mang lại lợi ích gì cho những chiến
binh tương lai.
ADEIMANTUS:
Vâng, chúng ta phải.
SOCRATES: Vậy
chúng ta sẽ bắt đầu với những dòng sau đây, và xoá bỏ tất cả mọi gì giống như
chúng:
“Tôi thà là ở trên mặt đất, làm thân trâu ngựa cho một người khác,
Cho một người không tấc đất cắm dùi, phương tiện sinh sống không có gì to
tát,
Hơn là cai trị tất cả những người chết, những kẻ đã diệt vong” [3]
Và câu này:
“Sợ rằng chỗ ở của ông hiện rs với những kẻ phải sống chết và những gót
không bao giờ chết
Ghê gớm khủng khiếp, ẩm lạnh khó
chịu, ngay cả những gót cũng ghét nó”, [4]
và:
“Ôi tai ương, thế nên cũng có trong nhà lớn của Hades nữa,
cả hồn người, lẫn bóng ma, nhưng không có trí tuệ nào trong nó tất cả”, [5]
và câu này:”
Chỉ mình ông có được sự hiểu biết
những người khác đều là những hình bóng thoáng qua” [6]
và:
“Hồn người, bay ra khỏi chân tay của mình, và đi đến cõi Hades,
khóc than số phận của nó, bỏ lại đằng sau vẻ đàn ông và tuổi trẻ tinh
khôi” [7]
và câu này:
“đi xuống dưới đất như làn khói,
hồn ông ta kêu rít lên thất thanh”; [8]
và:
Giống những con dơi trong một góc hang chí choé
Bay quanh, kêu rít lên khi một con bị rơi
Cả bầy xúm xít bám vào đá, tất cả bám vào nhau,
như thế, chúng rít lên chí choé. [9]
Chúng ta sẽ
cầu xin Homer và những nhà thơ còn lại đừng nghiêm khắc nếu chúng ta gạch bỏ
những đoạn này và tất cả những đoạn tương tự, – không phải vì chúng không là
thơ ca và không là ngọt ngào với nhiều người nghe chúng, nhưng vì chúng càng
thơ ca bao nhiêu, chúng càng nên giữ cho xa tai nghe của những trẻ em và những
người nam bấy nhiêu, họ phải là những người tự do và sợ nô lệ hơn cái chết.
ADEIMANTUS:
Tuyệt đối.
SOCRATES: Sau
đó, thêm nữa, chúng ta cũng trừ khử những tên gọi khủng khiếp và đáng sợ xuất
hiện trong những đoạn loại giống thế này: Cocytus, Styx, [10]
“những kẻ bên dưới (lòng đất)”, “những kẻ khô kiệt mạch sống,” và tất cả những
tên gọi khác có cùng mẫu thức vốn được giả định làm tất cả người nghe chúng
phải rùng mình. Có lẽ chúng là hữu ích cho những mục đích khác, nhưng sợ hãi
của chúng ta là tất cả những rùng mình đó sẽ làm những giám hộ của chúng ta
thành đa cảm hơn và mềm yếu hơn mức độ họ nên là.
ADEIMANTUS:
Và sợ hãi của chúng ta thì đúng.
SOCRATES:
Chúng ta có nên xoá bỏ chúng, sau đó?
ADEIMANTUS:
Có.
SOCRATES: Và
phải theo những mẫu thức ngược lại trong khi nói chuyện và làm thơ?
ADEIMANTUS:
Rõ ràng.
SOCRATES:
Chúng ta có sẽ cũng loại bỏ những than khóc và những bài nói ngậm ngùi thương
tiếc của những người nổi tiếng?
ADEIMANTUS:
Nếu những gì chúng ta làm trước đã là cần thiết, vậy điều này cũng thế.
SOCRATES: Mặc
dù vậy, chúng ta hãy suy xét liệu chúng ta sẽ là đúng hay không để loại bỏ
chúng. Những gì chúng ta tuyên bố rằng một người đứng đắn phải cách sẽ không
nghĩ rằng chết là một điều khủng khiếp để một người đứng đắn phải cách khác
phải chịu, - ngay cả khi người khác đó xảy ra là bạn mình.
ADEIMANTUS:
Vâng, chúng ta có tuyên bố thế.
SOCRATES: vì vậy,
ông sẽ không than khóc người kia như thể người kia đã phải chịu một số phận
khủng khiếp.
ADEIMANTUS: Chắc chắn là không.
SOCRATES: Nhưng chúng ta cũng tuyên bố điều này: một
người tốt thì tự lập tự túc nhất khi đi đến sống một đời tốt đẹp hạnh phúc [11],
và được phân biệt với những người khác bởi sự ít cần nhất đến bất cứ ai hay bất
cứ gì khác.
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: vì vậy, nó là ít khủng khiếp đối với anh ta
hơn bất cứ một ai khác khi phải mất đi một con, em trai, tài sản, hay tương tự.
ADEIMANTUS: Vâng, ít hơn nhiều.
SOCRATES: vì vậy, anh ta sẽ ít than thở về nó nhất, và
chịu đựng nó một cách bình tĩnh nhất khi một số bất hạnh như vậy xảy đến với
anh ta.
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Chúng ta sẽ là phải, sau đó, để loại bỏ
những sự than khóc những người nổi tiếng. Chúng ta sẽ để lại chúng cho những
người nữ (với điều kiện họ không là những người xuất sắc) và những người nam
hèn nhát, thế nên những người chúng ta nói rằng chúng ta đang huấn luyện để bảo
vệ đất nước chúng ta sẽ thấy xấu hổ khi làm những điều như vậy.
ADEIMANTUS: Đúng vậy.
SOCRATES: Ngoài ra, sau đó, chúng ta sẽ phải đòi Homer
và những nhà thơ không trình bày Achilles, con trai của một gót nữ, như:
Giờ đây, sau khi nằm nghiêng một bên,
bây giờ lại nằm ngửa trên lưng,
bây giờ lại nằm xấp trên bụng, sau đó
lại đứng thẳng lên đi lang thang mất trí
dọc theo bờ biển không có ai đánh cá;[12]
Hay để làm ông ta tự bốc những đống tro với cả hai
tay, và đổ lên trên đầu mình, nức nở và than khóc đến mức độ và theo cách thức
Homer mô tả; [13]
hay để trình bày Priam, một người dòng dõi gần của những vị gót, là “van xin và
lăn lộn trong đống phân, khi ông gọi tên những người của ông” [14].
“Nhưng phải kiên quyết hơn thế, chúng ta sẽ yêu cầu họ không trong hoàn cảnh
nào là để làm những vị gót than khóc và
nói: “Đau đớn là tôi, không may là tôi, người mẹ khốn khổ của một đứa con
tuyệt vời”. [15]
Nhưng, nếu họ có làm những vị gót hành động loại như vậy, ít nhất họ phải đừng
có mà dám trình bày vị gót lớn nhất của
những vị gót trong kiểu cách như vậy, như làm cho ông nói: “Than ơi, với
chính mắt của tôi, tôi thấy một người là người thân yêu nhất với tôi đang bị
đuổi chạy quanh trong thành phố, và con tim tôi nức nở”, [16]
hay “Khốn cho tôi, rằng Sarpedon, người là thân yêu nhất với tôi, số phận sẽ bị
Patroclus, con trai của Menoetius, giết chết”[17]
Bạn thấy không, Adeimantus thân yêu của tôi ơi, nếu những người trẻ tuổi của
chúng ta nghiêm trang lắng nghe những câu chuyện này mà không cười nhạo chúng
như không đáng nghe, không ai trong họ sẽ coi những điều như vậy là không xứng
đáng với đơn giản chỉ một con người như bản thân họ, hay tự trách mình nếu nó
có xảy ra với anh ta để làm hay nói một bất kỳ nào của chúng. Ngược lại, không
xấu hổ hay kiên trì, anh ta sẽ hát rất nhiều những bài hát truy điệu buồn bã,
và than khóc trước những đau khổ nhỏ nhặt nhất.
ADEIMANTUS: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Nhưng điều đó phải không xảy ra, như là luận
chứng của chúng ta đã cho thấy – và chúng ta phải luôn để nó thuyết phục, cho
đến khi có một người nào khác cho chúng ta thấy một luận chứng hay hơn.
ADEIMANTUS: Không, nó phải không xảy ra.
SOCRATES: Hơn thế nữa, họ cũng phải không là những
người yêu thích tiếng cười. vì bất cứ khi nào nếu bất kỳ một ai không thể tự
chủ, phá lên cười mãnh liệt, gần như một phản ứng hung tợn chắc chắn sẽ xảy ra
theo nó.
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý.
SOCRATES: vì vậy, nếu một người nào đó trình bày những
người có giá trị như bị tiếng cười khắc phục, chúng ta phải không chấp nhận nó,
và chúng ta sẽ chấp nhận nó thậm chí còn ít hơn nếu họ trình bày những vị gót
theo cách đó.
[389a] ADEIMANTUS: Ít hơn
nhiều.
SOCRATES: Sau
đó chúng ta không được chấp nhận những loại câu nói sau đây về những vị gót, từ
Homer:
“Và tiếng cười không dứt nổi lên giữa những gót may mắn,
Khi họ thấy Hephaistos khập khiễng
chạy qua sảnh đường.” [18]
Theo như luận
chứng của bạn, chúng phải bị gạt bỏ.
ADEIMANTUS:
Phải, nếu ông muốn cho rằng vì tôi, nhưng chúng phải bị gạt bỏ dù trong bất kỳ
trường hợp nào.
SOCRATES: Hơn
nữa, chúng ta cũng phải quan tâm về sự thật nữa. vì nếu những gì chúng ta đã
nói vừa mới đây là đúng, và một lời gian dối thì thực sự vô dụng với những vị
gót, nhưng hữu ích cho con người như một hình thức của thuốc chữa trị, rõ ràng
rằng nó phải được giao cho những y sĩ, trong khi những cá nhân dân chúng phải
không có gì liên quan với nó.
ADEIMANTUS:
Điều này thì rõ ràng.
SOCRATES: Vậy
sau đó, đối với những người cai trị là điều thích hợp, nếu như có bất kỳ ai,
nói dối vì những kẻ thù hay vì những công dân, cho sự tốt lành của thành phố.
Tuy nhiên, không ai khác có thể có bất cứ gì để nhúng tay vào việc đó. Ngược
lại, chúng ta sẽ nói rằng đối với một cá nhân người dân nói dối với những người
cai trị như vậy là một sai phạm, cũng như khi một người bệnh với y sĩ, hay một
lực sĩ với người huấn luyện, không nói thật về tình trạng thể lực của mình, hay
một người nào đó không nói với thuyền trưởng những sự thật về con tàu và những
thủy thủ, hay về bản thân người ấy, hay một thủy thủ đồng bạn anh ta đang xảy
ra thế nào quả thực, – nó là một sai phạm tồi tệ hơn.
ADEIMANTUS:
Đó thì tuyệt đối đúng.
SOCRATES: Thế
nên, nếu bất cứ ai khác là bị bắt gặp nói những gian dối trong thành phố – “bất
kỳ một người có tài khéo chuyên môn nào, cho dù một tiên tri, một y sĩ chữa trị
người bệnh, hay một thợ mộc làm đồ gỗ” [19] –
người ấy sẽ bị trừng phạt vì giới thiệu một thực hành vốn cũng mang tính nổi
loạn và phá hoại cho một thành phố giống như cho một con tàu.
ADEIMANTUS:
Quả thực, dù ở mức nào, đó là nếu những gì người ta làm thì ảnh hưởng từ những
gì người ấy nói.
SOCRATES: Thế
còn về sự điều độ chừng mực thì sao?[20]
Sẽ không phải rằng những người trẻ tuổi của chúng ta cũng cần điều đó?
ADEIMANTUS:
Tất nhiên.
SOCRATES: Và
không phải là những khía cạnh quan trọng nhất của điều độ chừng mực cho đa số
người dân, dù ở mức nào, là để tuân theo những người cai trị và để cai trị
những thú vui uống, tình dục, và ăn cho bản thân họ?
ADEIMANTUS:
Đó là quan điểm của tôi, dù sao đi nữa.
SOCRATES: vì vậy,
chúng ta sẽ khẳng định, tôi tưởng tượng, rằng nó là tốt để nói những loại sự
việc mà Diomedes nói trong Homer:
“Hãy ngồi xuống trong im lặng, bạn tôi ơi, và tuân theo những lời tôi
nói” [21]
Và những gì tiếp sau câu này:
Những người Achaea đã đi trong âm thầm, thở trong can đảm,
sợ hãi những người chỉ huy của họ”.[22]
Và bất cứ gì
khác cùng loại.
ADEIMANTUS:
Vâng, nó thì tốt.
SOCRATES: Thế
còn những điều giống thế này thì sao, “Ngươi say nhừ, với con mắt của một con
chó và trái tim của một con nai”, và những gì ngay sau đó? [23]
Chúng, khi đó, có là những điều tốt để nói? Và thế còn tất cả những gì cứng đầu
những thứ cứng đầu cứng cổ khác mà những cá nhân dân chúng nói với những người
cai trị của họ trong những tác phẩm văn xuôi hay thơ ca?
ADEIMANTUS:
Không, chúng không tốt.
SOCRATES:
Điều đó, tôi tưởng tượng, là vì chúng không thích hợp cho việc khắc sâu tính
điều độ trong những người trẻ, những người nghe chúng. Nhưng không phải là sẽ
không có gì ngạc nhiên nếu chúng được tìm thấy là dễ chịu trong một nội dung
khác. Bạn nghĩ gì?
ADEIMANTUS:
Cũng giống như ông.
SOCRATES: Thế
còn về làm người khôn ngoan nhất nói rằng điều tốt nhất tất cả, dường như đối
với ông ta, là khi: “Những bàn thì đều đầy bánh mì và thịt, và những người phục
dịch rượu rót rượu nho từ những bát trộn, mang nó, và đổ vào trong những chén
nhỏ”?[24]
Bạn có nghĩ rằng những điều nghe như thế thì phù hợp để khắc sâu tính tự chủ
trong những người trẻ tuổi? Hay là “chết vì đói là số phận đáng thương nhất”?[25]
hay Zeus một mình đã vẫn tỉnh táo trong cân nhắc dự tính, đương khi tất cả những
gót và những người khác đều đang ngủ, và sau đó vì thèm muốn nhục dục đã dễ
dàng quên tất cả những kế hoạch của mình, trông thấy hình dáng Hera làm ông mất
hết tự chủ, khiến ông ngay cả không đi vào phòng ngủ của họ, nhưng ăn nằm với
bà ngay tại chỗ trên nền đất, nói rằng thèm khát của ông ta với bà thậm chí còn
lớn hơn hơn khi họ lần đầu tiên làm tình với nhau mà “cha mẹ của họ không
biết”? [26]
Hay những gì về chuyện Hephaestus trói cả hai Ares và Aphrodite lại với nhau [27]
cũng vì những lý do tương tự?
ADEIMANTUS:
Không, có Zeus chứng giám, thế đó xem dường với tôi thì không thích hợp.
SOCRATES: Mặt
khác, nếu có bất kỳ lời nói hay hành động của những người nổi tiếng nào mà diễn
tả sự kiên trì khi đối mặt với tất cả mọi sự vật việc, chắc chắn chúng phải được
nghe và thấy. Ví dụ, “Ông ta đánh vào ngực mình và nói với tim mình: “Gắng lên,
trái tim của ta, ngươi đã từng chịu đựng nhiều những điều đáng xấu hổ hơn thế
này”.[28]
ADEIMANTUS:
Tuyệt đối.
SOCRATES: Và
chúng ta, dĩ nhiên, phải không để cho những người của chúng ta để là được đút
lót với những quà tặng, hay để là những người yêu-tiền.
ADEIMANTUS:
Chắc chắn không.
SOCRATES: Sau
đó, họ không phải hát: “Những của biếu xén thuyết phục những vị gót, và những
của biếu xén thuyết phục những vị vua tôn kính.”[29]
Chúng ta cũng không phải ca ngợi Phoenix, thày dạy trong nhà của Achilles, là
điều độ chừng mực, khi ông khuyên Achilles nhận những quà biếu và bảo vệ những
người Achaean, nhưng không đặt tức giận của mình qua một bên khi không có quà
biếu. [30]
Chúng ta cũng không nên đồng ý rằng bản thân Achilles đã là một người yêu-tiền
như thế, để chấp nhận những quà tặng của Agamemnon, hay trao trả một xác chết
khi ông được trả tiền cho nó, nhưng nếu không thế thì từ chối. [31]
[391a]
ADEIMANTUS:
Không, chắc chắn là không đúng để ca ngợi những điều như vậy.
SOCRATES: Chỉ
đơn thuần từ sự kính trọng Homer, quả vậy, mà tôi ngần ngại để nói rằng đó là
chắc chắn thiếu kính tín để buộc tội Achilles về những điều như vậy, hay tin
chúng khi những người khác nhắc kể chúng. Hay để tin rằng ông đã nói với
Apollo:
“Ngài đã làm tôi bị thương, Người bắn cung từ xa [32],
vị huỷ diệt tàn khốc nhất của những vị gót;
Và chính tôi sẽ tự trả thù ngài, nếu tôi đã có được sức mạnh. [33]
Hay là ông đã
không tuân lời con sông – một vị gót – và đã sẵn sàng để đánh nhau với nó. [34]
Hay là ông dâng hiến tóc mình cho Patroclus đã chết, vốn ông đã dâng hiến cho
một dòng sông khác rồi, Sphercheius:
Cho người anh hùng, Patroclus, tôi hiến dâng mái tóc tôi
để ông ta đem theo.”[35]
Chúng ta phải không tin rằng ông đã làm điều
đó. Cũng không phải sự thật rằng ông đã kéo Hector chết quanh mộ của Patroclus,
[36]
hay tàn sát những kẻ đã bị bắt trên giàn lửa.[37]
vì vậy, chúng ta sẽ không nhận rằng những điều này đã kể đúng. Chúng ta cũng sẽ
không cho phép những người của chúng ta tin rằng Achilles – con trai của một
gót nữ và Peleus (một người bản thân là người chừng mực điều độ nhất và cháu
nội của Zeus), và người học trò của người khôn ngoan nhất Cheiron, – đã đầy như
thế những rối loạn bên trong vì có hai bệnh đối nghịch bên trong ông ta: một
bên là bần tiện kèm với yêu-tiền, và bên kia là kiêu ngạo với những gót và
những người khác.
ADEIMANTUS:
Đúng vậy.
SOCRATES: Hơn
nữa, chúng ta cũng sẽ không tin, cũng không cho phép để nói rằng, Theseus, con
trai của Poseidon, và Peirithous, con trai của Zeus, từng bao giờ làm những vụ
hãm hiếp khủng khiếp thế đó, [38]
cũng không đúng rằng có bất kỳ một đứa con nào khác của một vị gót và anh hùng
đã dám làm bất cứ những hành động khủng khiếp và bất kính vô đạo vốn bây giờ
lầm lẫn đã gán cho họ. Chúng ta sẽ buộc những nhà thơ phải phủ nhận rằng họ đã
làm những điều như vậy, hay nếu không, phải phủ nhận rằng họ là con cái của
những vị gót. Nhưng họ phải không nói cả hai, hay cố gắng để thuyết phục những
người trẻ tuổi của chúng ta rằng những vị gót sinh đẻ ra những cái ác, cũng
không phải rằng những anh hùng thì không tốt đẹp hơn con người. Sau cùng, như
chúng ta đã nói trước đó, những điều này không phải là kính tín đạo đức, cũng
không đúng thực. vì chúng ta đã chứng minh, tôi hiểu thế, rằng không thể nào có
được cho những vị gót sinh đẻ ra những cái ác.
ADEIMANTUS: Chúng ta chắc chắn đã.
SOCRATES: Và chúng cũng chắc chắn có hại cho những
người nghe chúng. Bạn thấy đấy, tất cả mọi người sẽ sẵn sàng để bào chữa cho
mình khi người ấy thì xấu, nếu người ấy đã được thuyết phục rằng những điều
tương tự đã được làm và làm bởi “những dòng dõi ruột thịt của những vị gót,
những họ hàng gần của Zeus, những người có bàn thờ tổ tiên của họ trong bầu khí
ether trên đỉnh Ida”, và “những người có dòng máu vẫn chưa suy yếu của những
quỉ thần.”[39]
Đó là lý do tại sao chúng ta phải chấm dứt những câu chuyện như vậy, nếu chúng
ta không làm thế, chúng sẽ sinh sản trong những người trẻ của chúng ta một thái
độ thản nhiên lãnh đạm với cái ác.
ADEIMANTUS: Đúng thế.
SOCRATES: Sau đó, vẫn còn lại những loại câu chuyện
nào, mà chúng ta phải xác định những điều như thế và như thế có được đem kể hay
không? Ý tôi là, chúng ta đã thảo luận các vị gót, anh hùng, quỉ thần, và những
sự vật việc trong cõi của Hades nên được miêu tả như thế nào.
ADEIMANTUS: Chúng ta đã.
SOCRATES: Sau đó sẽ không phải là vẫn còn lại những
câu chuyện về con người?
ADEIMANTUS: Rõ ràng là như vậy.
SOCRATES: Nhưng đó là không thể, bạn tôi ơi ơi, để
thảo luận về chúng ở đây.
ADEIMANTUS: Tại sao không?
SOCRATES: Vì những gì chúng ta sẽ nói, tôi tưởng
tượng, là rằng những nhà thơ và những người viết văn xuôi có sai lầm trong
những điều quan trọng nhất về con người. Họ nói rằng nhiều người bất công thì
hạnh phúc và nhiều người công chính thì khốn khổ, rằng làm điều bất công thì có
lợi nhuận nếu nó thoát khỏi bị khám phá, và công lý là điều tốt có lợi của
người khác, nhưng mất mát của mình. Chúng ta sẽ cấm họ nói những điều như vậy,
tôi tưởng tượng, và ra lệnh cho họ hát và nói những gì ngược lại. Bạn có nghĩ
thế không?
ADEIMANTUS: Không, tôi biết như vậy.
SOCRATES: Tốt lắm, sau đó, nếu bạn đồng ý rằng những
gì tôi nói là đúng, sẽ không phải là tôi nói với bạn rằng bạn đã thừa nhận luận
điểm mà chúng ta tất cả đã cùng điều tra?
ADEIMANTUS: Và xác nhận của ông sẽ là chính xác.
SOCRATES: Sau đó, không phải chúng ta sẽ đi đến một
đồng ý về những câu chuyện nào nên được kể về con người cho đến khi chúng ta đã
tìm ra vốn công lý là một sự việc thuộc loại nào, và với bản chất của nó như
thế, nó làm lợi cho người có nó, cho dù người ấy có được tin là công chính hay
không.
ADEIMANTUS: Đó thì hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Thảo luận của chúng ta về nội dung của những
câu chuyện là hoàn tất, khi đó. Việc làm tiếp theo của chúng ta, tôi hiểu, là
để điều tra phong cách của chúng. Và khi đó chúng ta sẽ hoàn toàn điều tra cả
chúng nên nói những gì và chúng nên nói thế nào.
ADEIMANTUS: Tôi không hiểu ông nói với ý nghĩa gì.
SOCRATES: Vâng, chúng ta phải thấy rằng bạn hiểu. Có
lẽ điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được nó tốt hơn: không phải hay sao rằng tất cả
những gì những nhà thơ và những người kể chuyện nói đều là một tường thuật về
những sự kiện của quá khứ, hiện tại và tương lai?
ADEIMANTUS: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và không phải hay sao rằng họ tiến hành bằng
tường thuật, hoặc đơn giản hoặc tường thuật qua bắt chước, hay cả hai?
ADEIMANTUS: Tôi vẫn còn cần một hiểu biết rõ ràng hơn
về điều đó.
SOCRATES: Xem dường tôi là một thày giáo gà mờ đến
buồn cười! vì vậy, tôi sẽ làm những gì những người thuyết trình kém năng lực
làm: Tôi sẽ không cố gắng giải quyết vấn đề này như là một toàn bộ. Thay vào
đó, tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể và dùng nó để giải thích những gì tôi muốn nói.
Cho tôi biết, bạn có biết lúc khởi đầu của Iliad, chỗ nhà thơ kể với chúng ta
rằng Chryses đã van xin Agamemnon hãy phóng thích đứa con gái của mình,
Agamemnon đã tức giận, và rằng Chryses, sau khi đã thất bại, không xin được
những gì ông muốn, đã cầu gót của mình [40]
trừng phạt những người Achaea?
ADEIMANTUS: Tôi biết.
SOCRATES: Bạn biết đấy, sau đó, những dòng, “Ông van
xin tất cả những người Achaea, nhưng đặc biệt là những người chỉ huy quân đội,
hai người con trai của Atreus,” [41] chính
nhà thơ đang nói và không cố gắng để làm chúng ta nghĩ rằng người nói là bất cứ
ai khác nhưng chính mình. Sau đó, tuy nhiên, ông nói như thể chính ông đã là
Chryses, và cố gắng hết sức như ông ta có thể làm để cho chúng ta nghĩ rằng
người nói không phải là Homer, nhưng chính người tu sĩ, Chryses, vốn là một
người đã già. Và tất cả những phần còn lại của tường thuật của ông về những sự
kiện ở Ilium và Ithaca, và tất cả Odyssey,
đều được viết theo cách khá tương tự.
ADEIMANTUS: Vâng, chúng là thế.
SOCRATES: Bây giờ, những bài nói chuyện, cũng như
những tài liệu ở giữa, là tường thuật, không phải hay sao?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Nhưng khi ông làm một bài nói chuyện như thể
ông là một người nào đó khác, không phải chúng ta sẽ nói rằng ông tạo phong
cách riêng của ông cũng giống nhiều như của người ông kể với chúng ta là sắp
sửa để nói?
ADEIMANTUS: Chắc chắn chúng ta sẽ.
SOCRATES: Bây giờ, để làm cho bản thân mình giống như
một người nào khác trong giọng nói hay cách xuất hiện là để bắt chước cá nhân
mà một người làm bản thân mình giống thế, không phải sao?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Sau đó, trong một đoạn thuộc loại đó, có vẻ
như ông, và cả những nhà thơ còn lại, đều sáng tác tường thuật của họ qua sự
bắt chước.
ADEIMANTUS: Vâng, quả thực.
SOCRATES: Nhưng nếu nhà thơ không bao giờ tự mình đóng
vai trá hình, toàn bộ bài thơ của ông sẽ là tường thuật với không bắt chước. Để
ngăn bạn nói rằng bạn vẫn còn không hiểu, tôi sẽ nói cho bạn nghe sự thể thế đó
sẽ giống như là gì. Nếu Homer đã nói rằng Chryses đã đến với một khoản tiền
chuộc con gái ông để khẩn cầu những người Achaea, đặc biệt là những vị vua, và
nếu sau đó Homer đã tiếp tục nói, không phải như ông đã trở thành Chryses,
nhưng vẫn như Homer, bạn biết rằng đó sẽ không là bắt chước nhưng là tường
thuật thuần túy và đơn giản. Nó tất đã xảy ra như một gì đó giống thế này – tôi
sẽ nói mà không có vần điệu vì tôi không phải là một nhà thơ: người tu sĩ đã
đến và cầu nguyện rằng những vị gót sẽ ban cho những người Achaea chiếm thành
Troy và một trở về an toàn, và ông khẩn cầu họ, vì sự tôn kính gót, hãy chấp
nhận tiền chuộc và phóng thích con gái của mình.[42]
Khi ông dã nói điều này xong, những người nghe khác đã chấp nhận và cùng đồng
ý. Nhưng Agamemnon đã tức giận và ra lệnh cho ông ta phải đi khỏi ngay và đừng
bao giờ quay lại, nếu không cây đũa phép tu sĩ của ông ta và những vòng hoa của
gót sẽ không bảo vệ được ông ta. Agamemnon nói rằng con gái của người tu sĩ sẽ
sống đến già bên cạnh mình trong thành Argos trước khi được phóng thích. Ông ra
lệnh Chryses rời ngay và đừng làm ông tức giận nếu người tu sĩ muốn được về nhà
an toàn. Khi người tu sĩ già nghe điều này, ông sợ hãi và đi khỏi trong im lặng.
Và một khi ông đã rời khỏi trại, ông đã cầu nguyện thật lâu với Apollo, gọi tên
cúng của vị gót, nhắc nhở ông ta những món của mình quà dâng trong quá khứ, và
xin được đền đáp cho bất kỳ món nào đã được vị gót này thấy ưa thích, cho dù
chúng là những đền thờ ông đã xây dựng, hay những nạn nhân ông đã hiến sinh.
Ông cầu nguyện rằng, để đáp lại cho những điều này, những mũi tên của gót sẽ
làm cho những người Achaea phải trả giá cho những giọt nước mắt của mình. Điều
đó, bạn đồng chí ơi, là cách chúng ta có tường thuật thuần túy với không một
bất kỳ bắt chước nào.
ADEIMANTUS: Tôi hiểu.
SOCRATES: Cũng hiểu, sau đó, rằng điều ngược lại xảy
ra khi một người bỏ những lời nói giữa những bài nói chuyện đi, và chỉ để lại
mình những bài nói chuyện.
ADEIMANTUS: Tôi cũng hiểu thế nữa, nó là những gì xảy
ra trong những bi kịch, lấy thí dụ.
SOCRATES: Bạn đã hiểu nó hoàn toàn đúng. Và bây giờ
tôi nghĩ tôi có thể làm rõ ràng cho bạn những gì tôi đã không thể trước đây.
Một loại thơ và kể chuyện chỉ dùng sự bắt chước – bi kịch, như bạn nói, và hài
kịch. Một loại khác, mà bạn chủ yếu tìm thấy trong những dithyramb, [43]
dùng chỉ tường thuật bởi bản thân nhà thơ. Một loại thứ ba, trong đó dùng cả
hai, là những gì chúng ta thấy trong thơ anh hùng [44]
và nhiều những chỗ khác. Bạn có theo tôi kịp không?
ADEIMANTUS: Có, bây giờ tôi hiểu những gì ông muốn
nói.
SOCRATES: Và trước đó, như bạn nhớ lại, chúng ta nói
rằng chúng ta đã giải quyết nội dung, nhưng chúng ta vẫn chưa điều tra phong cách.
ADEIMANTUS: Vâng, tôi nhớ.
SOCRATES: Những gì tôi muốn nói, khi đó, đã chỉ là
điều này: chúng ta cần phải đi đến một đồng ý về liệu có cho phép những nhà thơ
của chúng ta để tường thuật như những người bắt chước, hay như những người bắt
chước một số sự vật việc, nhưng không phải một số sự vật việc khác – và những
sự vật việc khác này thuộc loại gì; hay không cho phép họ bắt chước gì hết tất
cả.
ADEIMANTUS: Tôi tưởng tượng rằng ông đang suy xét liệu
chúng ta sẽ chấp nhận bi kịch và hài kịch vào trong thành phố của chúng ta hay
không.
SOCRATES: Có lẽ như vậy, nhưng nó có thể là một câu
hỏi thậm chí rộng hơn thế. Tôi thực sự vẫn còn chưa biết. Nhưng bất cứ nơi nào
gió những luận chứng thổi chúng ta đến, là nói như thế, đó là chỗ mà chúng ta
phải đi đến.
ADEIMANTUS: Đúng, nói thế khéo lắm.
SOCRATES: Những gì tôi muốn để bạn suy xét, sau đó,
Adeimantus, là liệu những người giám hộ của chúng ta có nên là những người bắt
chước hay không. Hay có phải câu trả lời đến từ những gì chúng ta đã nói rồi, –
cụ thể là, trong khi mỗi cá nhân có thể theo đuổi thực hành giỏi một tài nghệ,
người ấy không thể thực hành giỏi nhiều tài nghệ, và nếu ông đã cố gắng để làm
điều này và nhúng tay vào nhiều những sự việc, người ấy chắc chắn sẽ không đạt
được sự nổi bật trong tất cả chúng?
ADEIMANTUS: Tất nhiên, sẽ làm sao khác với như thế
được?
SOCRATES: Vậy không phải là cùng một nguyên tắc cũng
áp dụng với sự bắt chước – cụ thể là, một cá nhân đơn lẻ không thể bắt chước
giỏi nhiều sự việc cũng như người ấy có thể bắt chước một sự việc?
ADEIMANTUS: Không, người ấy không thể.
SOCRATES: Sau đó, ông sẽ khó mà có khả năng thực hành
được bất kỳ theo đuổi nào có giá trị đáng nói, khi đồng thời vừa bắt chước rất
nhiều thứ và vừa là một người bắt chước. Vì, như bạn biết, ngay cả khi hai loại
bắt chước được cho là rất tương tự giống nhau, người ta đều không có khả năng
để cùng thực hành cả hai chúng cùng một lúc. Viết bi kịch và hài kịch là một ví
dụ. Không phải bạn vừa gọi cả hai là những bắt chước?
ADEIMANTUS: Tôi đã, và ông hoàn toàn đúng, cùng một
người không thể làm cả hai.
SOCRATES: Cũng không phải họ có thể vừa là những rhapsodes và những diễn viên cùng một
lúc.
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Thật vậy, những người ta không thể cùng một
lúc được dùng (đóng vai) cả hai, vừa những diễn viên bi kịch vừa những diễn
viên hài kịch. Và tất cả những người này là những người bắt chước, không phải
sao?
ADEIMANTUS: Họ là.
SOCRATES: Và bản chất con người, Adeimantus, xem dường
với tôi, đã được đúc trong những đồng tiền ngay cả còn nhỏ hơn thế này, khiến
một cá nhân vừa không thể bắt chước giỏi nhiều những sự vật việc vừa không thể
thực hiện giỏi được những hành động dù bản thân những hành động này đều là
những bắt chước tương tự giống nhau.
ADEIMANTUS: Điều đó hoàn toàn đúng.
SOCRATES: vì vậy, nếu chúng ta sẽ giữ lại luận chứng
đầu tiên của chúng ta, rằng những người giám hộ của chúng ta phải được giữ cho
xa khỏi tất cả những tài khéo kỹ thuật khác, để là chính xác nhất với tự do của
những thợ thủ công của thành phố, và thực hành không gì cả ngoại trừ những gì
góp phần vào điều này, sau đó họ phải cũng không làm, cũng không bắt chước bất
cứ gì khác. Nhưng nếu họ bắt chước bất cứ gì, họ phải bắt chước ngay từ thơ ấu
những gì thích hợp với họ – đó là để nói, những ai là người can đảm, điều độ,
kính tín, tự do, và tất cả những thứ của loại đó. Mặt khác, họ phải là không
nhanh trí trong làm hay bắt chước những hành động kém văn hóa hay đáng xấu hổ,
như thế họ sẽ không có được một khẩu vị với sự vật việc thực sự từ sự bắt chước
nó. Hay bạn đã không ghi nhận rằng những bắt chước, nếu được thực hành sau tuổi
thanh thiếu niên khá lâu, được thiết lập trong những thói quen và bản chất của
cơ thể, giọng nói, và não thức?
ADEIMANTUS: Tôi thật sự có ghi nhận.
SOCRATES: Sau đó, vì chúng ta tuyên bố chăm sóc những
người vốn là những người nam, và nam giới là người phải trở thành tốt, chúng ta
sẽ không cho phép họ bắt chước một người
nữ, dù trẻ hay già, khi người nữ đối xử tệ hại với chồng, cãi vã với những
vị gót, ‘mồm loa mép giải’ vì nghĩ rằng mình hạnh phúc hay bất hạnh, và bị
những đau buồn và than khóc chiếm hữu, – và vẫn còn tệ hơn thế, nếu một người
nữ bị đau ốm, say đắm trong tình yêu, hay miệt mài làm lụng vất vả.
ADEIMANTUS: Tuyệt đối không.
SOCRATES: Họ cũng phải không bắt chước những nô lệ dù
nam hay nữ để làm những hành vi phục dịch nô lệ.
ADEIMANTUS: Không, họ phải không.
SOCRATES: Cũng không phải có vẻ như những người phái
nam hèn nhát, xấu, hay những người có hành vi trái ngược với những gì chúng ta
vừa mới mô tả – những ai phái nam là người phỉ báng và chế nhạo nhau, và dùng
ngôn ngữ đáng hổ thẹn khi say rượu hay ngay cả khi tỉnh táo, hay những người
làm sai trái với chính họ và những người khác bằng lời nói hay hành động trong
những cách thức khác vốn điển hình của những người như vậy. Và họ phải không đi
vào những thói quen, như tôi hiểu, của hành động hay nói chuyện như những kẻ
điên khùng. Họ phải biết, dĩ nhiên,
về những người nam và nữ điên khùng và tà ác, nhưng họ phải không làm hay bắt
chước bất cứ gì những người này làm.
ADEIMANTUS: Đó là hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Thế còn về những người thợ chế biến kim loại
hay những thợ thủ công khác thì sao, hay những tay chèo trong những thuyền chèo
nhiều tầng, hay những người lái thuyền của họ, hay tương tự, – họ có nên bắt
chước họ?
ADEIMANTUS: Không, họ không nên, vì họ không được phép
ngay cả để ý đến những theo đuổi đó.
SOCRATES: Và thế còn về ngựa hí, bò rống, sông gầm,
biển tràn sóng vỡ, tiếng sấm sét, họ có bắt chước chúng không?
ADEIMANTUS: Không, họ đã bị cấm không được thành điên
khùng hay bắt chước những người điên khùng.
SOCRATES: Như thế, bạn đang nói, nếu tôi hiểu bạn,
rằng có một loại phong cách và tường thuật vốn một người thực sự tốt và cao
thượng [45],
sẽ dùng bất cứ khi nào người ấy phải nói một gì đó, và một loại khác, không
giống loại đó, vốn người ngược lại với người ấy, trong bản chất và giáo dục sẽ
luôn luôn thích dùng hơn, và qua đó thuật lại câu chuyện của mình.
ADEIMANTUS Họ thuộc những loại nào vậy?
SOCRATES: Theo quan điểm của tôi, khi một người chừng
mực điều độ gặp những từ ngữ hay hành động của một người tốt trong tiến trình
một tường thuật, ông sẽ sẵn sàng thuật lại chúng như thể chính ông là người
này, và ông sẽ không xấu hổ về loại bắt chước đó. Ông sẽ sẵn sàng nhất để bắt
chước người tốt, khi người này hành động trong một cách thức không sai lầm và
thông minh, nhưng ít sẵn sàng và miễn cưỡng hơn để làm như vậy khi người này bị
bệnh tật, đam mê, say rượu, hay một số bất hạnh khác làm xáo động. Khi ông gặp
phải một nhân cách của một người thấp kém hơn ông ta, tuy nhiên, ông sẽ không
muốn làm cho mình giống như nhân vật này trong bất kỳ cách thức nghiêm trọng
nào, – ngoại trừ có lẽ một thời gian ngắn nào đó, khi đó nhân vật này làm một
gì đó tốt. Ngược lại, ông sẽ phải xấu hổ để làm một gì đó như thế, vì ông ta
thì không hề thực hành trong sự bắt chước của những người loại như vậy, và cũng
vì ông ta không thích chút nào để tạo hình và đúc dạng mình vào một mô thức
thấp kém hơn. Trong não thức của ông, ông khinh miệt điều đó, trừ khi đó là vì mục
đích của giải trí.
ADEIMANTUS: Có thể là như vậy.
SOCRATES: Không phải là ông dùng những loại tường
thuật, khi đó, mà chúng ta đã mô tả trong khi đối phó với thơ anh hùng theo lối
Homer một chút trước đây? Và mặc dù thi cách của ông về nói kể sẽ gồm cả bắt
chước và cả những loại khác của tường thuật, không phải là sự bắt chước sẽ đóng
một phần nhỏ ngay cả trong một câu chuyện dài? Hay tôi đang bàn điều vô nghĩa?
ADEIMANTUS: Hoàn toàn không phải. Thế đó thực sự phải
là mẫu thức loại người nói đó tuân theo.
[397a]
SOCRATES: Về phần người nói thuộc loại khác [46],
người nào càng thấp kém, người ấy sẽ càng sẵn sàng hơn để tường thuật bất cứ
gì, và không nghĩ có gì là thấp kém không đáng với mình. Thế nên, người ấy sẽ
thực hiện bắt chước, một cách nghiêm trọng và trước một lượng người nghe đông
đảo, tất cả những điều chúng ta vừa nhắc đến: tiếng sấm sét và tiếng gió, tiếng
mưa đá, tiếng trục quay, và ròng rọc kéo, tiếng kèn, sáo, những nhạc cụ thổi,
và tất cả những nhạc cụ khác, và ngay cả những tiếng kêu của chó, cừu, và chim.
Và phong cách của người ấy sẽ gồm toàn bộ sự bắt chước trong giọng nói và cử chỉ,
sẽ không phải thế sao, với có thể chỉ một chút của tường thuật đơn giản mộc mạc
được ném thêm vào?
ADEIMANTUS: Vâng, điều đó cũng phải là như thế.
SOCRATES: Tốt, khi đó, đó là những gì tôi muốn nói khi
tôi nói rằng có hai loại phong cách.
ADEIMANTUS: Và ông đã đúng, có hai loại.
SOCRATES: Bây giờ, một trong số chúng gồm sự biến đổi
nhỏ. [47]
Thế nên nếu một hoà âm và nhịp điệu thích hợp được cung cấp cho phong cách này,
sẽ không phải là bất cứ ai là người nói một cách chính xác trong nó, đi đến gần
với sự nói chuyện trong một hoà âm duy nhất, hơn thế nữa, và trong một nhịp
điệu rất nhiều phần cùng loại tương tự, vì những biến đổi bao gồm trong nó thì
rất nhỏ, nên không đáng kể?
ADEIMANTUS: Vâng, đó chính xác là những gì người ấy sẽ
làm.
SOCRATES: Thế còn về loại phong cách khác thì sao?
Không phải hay sao là nó sẽ cần điều ngược lại: cụ thể là, mọi hòa âm và mọi
nhịp điệu, cũng vậy, nếu nó sẽ được nói theo đúng cách, vì nó là phong phú
trong hình thức của những biến thể của nó?
ADEIMANTUS: Vâng, điều đó thì rất nhiều phần là những
gì nó giống như.
SOCRATES: Bây giờ, không phải mọi nhà thơ và người nói
chấp nhận một phong cách vốn vừa vặn với một hay khác của những mẫu thức này,
hay một hỗn hợp của cả hai?
ADEIMANTUS: Nhất thiết.
SOCRATES: Chúng ta sẽ làm gì, khi đó? Chúng ta sẽ chấp
nhận tất cả những mẫu thức này vào trong thành phố chúng ta, hay một thuộc loại
tinh khiết, hay một thuộc loại hỗn hợp?
ADEIMANTUS: Nếu quan điểm của tôi ưu thắng, chúng ta
sẽ chấp nhận chỉ sự bắt chước tinh khiết của cá nhân người tốt.
SOCRATES: Tuy nhiên, Adeimantus, phong cách pha trộn thì thú vị làm vừa ý. Và là một phong
cách làm trẻ em vừa ý nhất, những thày dạy kèm của chúng, và phần lớn người ta
đứng về phía đối diện của phong cách bạn đã chọn.
ADEIMANTUS: Vâng, nó thì làm vừa ý nhất.
SOCRATES: Nhưng có lẽ bạn sẽ nói rằng nó không hài hòa
với hiến pháp của chúng ta, bởi không có người có hai phương diện, hay người có
nhiều phương diện giữa chúng ta, vì mỗi người làm chỉ một công việc.
ADEIMANTUS: Thật vậy, nó không hài hòa với nó.
SOCRATES: Và không phải rằng lý do để chỉ trong một
thành phố giống như của chúng ta, khiến chúng ta sẽ tìm thấy một thợ làm giày
là một người thợ làm giày, nhưng không thấy một thuyền trưởng lại cũng là người
làm giày, và một nông dân vốn người ấy là một nông dân, không là một người
trong đoàn bồi thẩm tòa án nhưng cũng làm nghề chăn nuôi canh tác; và một người
lính là một người lính, không phải một người chuyên kiếm tiền bạc nhưng cũng là
trong số những người lính, và vân vân như vậy?
ADEIMANTUS: Đúng vậy, là thế.
SOCRATES: Giả sử, sau đó, một người có trí tuệ khôn
ngoan của mình đã cho người ấy khả năng để thành đa diện và bắt chước được mọi
sự vật việc đã xảy đến trong cá nhân con người sinh sống trong thành phố của
chúng ta, và người ấy muốn đem cho một trình diễn những bài thơ của người ấy. [48]
Có vẻ rằng chúng ta sẽ cúi mình trước người ấy như với một ai đó thiêng liêng,
thần kỳ và thích thú, Nhưng chúng ta sẽ bảo người ấy rằng không có con người
nào giống như ông trong thành phố chúng ta, và rằng đó là không thuận hợp với
luật thần linh để cho có một người như thế. Sau đó, chúng ta sẽ xức nước hoa
lên đầu ông, đội cho ông một vòng hoa kết bằng len, [49]
và đuổi ông đi khỏi, sang một thành phố khác. Tuy nhiên, vì lợi ích riêng của
chúng ta, chúng ta sẽ dùng một nhà thơ và người kể chuyện khắc khổ hơn và kém
thích thú hơn cho chính chúng ta – một người sẽ bắt chước bài nói chuyện của
một người tốt, và làm những chuyện kể của ông ta vừa vặn với những mẫu thức
chúng ta đã đặt xuống ngay từ lúc đầu, khi chúng ta tiến hành giáo dục những
người lính của chúng ta.
ADEIMANTUS: Vâng, đó chắc chắn là những gì chúng ta sẽ
làm, nếu nó đã là tùy với chúng ta.
SOCRATES: Và bây giờ, bạn tôi ơi, điều xem ra với tôi
như thể chúng ta đã xong xuôi thảo luận của chúng ta về nhánh nào trong huấn
luyện âm nhạc vốn giải quyết với bài nói và những chuyện kể. Sau tất cả, chúng
ta đã thảo luận cả về nói những gì và nói thế nào .
ADEIMANTUS: Có, cũng xem ra thế đó với tôi nữa.
SOCRATES: Sẽ không phải những gì còn lại cho chúng ta
để thảo luận tiếp theo, sau đó, là những bài tụng ca [50]
và những bài hát?
ADEIMANTUS: Rõ ràng.
SOCRATES: Và không phải rằng đến bây giờ bất cứ ai đều
có thể tìm ra biết được rằng phải nói gì về những gì vốn chúng thì giống như
thế, nếu như nó thì thực sự sẽ là thuận hợp với những gì đã được nói rồi?
Glaucon cười
và nói:
Tôi sợ, Socrates, rằng “bất cứ ai” không gồm có tôi.
Ông thấy, tại thời điểm này, với tôi không phải là đủ rõ ràng về những gì chúng
ta sắp nói, mặc dù tôi có ngờ vực của tôi.
SOCRATES: Tuy nhiên, bạn thì đủ rõ ràng về điều này:
thứ nhất, rằng một bài hát gồm ba yếu tố: lời nói, hòa âm, và nhịp điệu.
GLAUCON: Vâng, tôi biết rằng thế, ít nhất.
SOCRATES: Bây giờ, chừng nào có liên quan đến bài nói
chuyện, dù mức độ nào, nó thì không có gì khác biệt, với bài nói vốn không là
phần của một bài hát, trong đó nó vẫn phải được nói sao cho thuận hợp với những
mẫu thức chúng ta đã vừa mới thành lập?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Thêm nữa, hòa âm và nhịp điệu phải phù hợp
với những bài nói.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Nhưng chúng ta đã nói rằng thôi không còn có
một nhu cầu cho những truy điệu và những than khóc trong những lời nói.
GLAUCON: Không, không có.
SOCRATES: Những hòa âm than khóc là gì, sau đó? Bạn
cho tôi biết, bạn là người biết âm nhạc.
GLAUCON: Mixo-Lydian, Syntono-Lydian, [51]
và một số loại khác như thế.
SOCRATES: Vậy chúng ta có nên loại trừ chúng không,
sau đó? Nói cho cùng, chúng đều là vô ích ngay cả trong việc giúp đỡ những phụ
nữ để được là tốt lành như họ nên là, nói chi chỉ những đàn ông mà thôi.
GLAUCON: Chúng ta chắc chắn nên loại trừ.
SOCRATES: Bây giờ, chắc chắn sự say sưa cũng hoàn toàn
không thích hợp cho những người giám hộ của chúng ta, và cả sự sự mềm mỏng và
nhàn rỗi cũng thế.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES Sau đó, những hòa âm mềm mỏng, và những hòa
âm thích hợp với những tiệc rượu là gì?
GLAUCON: Có một vài hòa âm Ionian được gọi là “thoải
mái, bớt căng thẳng”, và cũng có một vài hòa âm Lydian.
SOCRATES: Có phải bạn có thể dùng bất kỳ nào trong số
chúng, bạn tôi ơi, với những ai là những chiến binh?
GLAUCON:
Không, không bao giờ. Như thế, có vẻ như ông đã chỉ còn lại những hòa âm Dorian
và Phrygian.
[399a]
SOCRATES: Tôi
không biết về những hòa âm, thế nên, chỉ để lại cho tôi hòa âm vốn sẽ bắt chước
ứng hợp được những giọng nói và âm điệu [52]
của một cá nhân can đảm dấn mình vào chiến trận, hay vào những công việc khác
mà ông buộc phải làm, và người – ngay cả khi ông thất bại và đối mặt với những
thương tích hay chết chóc, hay một số không may khác – luôn luôn vật lộn với
những cơ hội xảy ra, trong một cách thức kỷ luật và kiên quyết. Và cũng có thể
để cho tôi lại một hòa âm khác, khi người này dấn mình vào những đảm đương hòa
bình, hay trong những gì ông không buộc phải làm, nhưng vẫn tự nguyện; hay khi
ông đang cố gắng thuyết phục một ai đó về một gì đó, hay đang van nài một gót
qua cầu nguyện, hay một con người qua hướng dẫn và khuyên bảo; hay khi ông đang
làm điều đối nghịch: kiên nhẫn lắng nghe một người nào đó khác, người đó đang
van nài hay hướng dẫn ông ta, hay đang cố gắng thay đổi não thức ông bằng
thuyết phục. Để lại cho tôi hòa âm vốn sẽ bắt chước ông ta, khi ông không ứng
xử ngạo mạn khi những điều này trở thành được như ông dự định, nhưng ngược lại,
ông thì ôn hoà và chừng mực vừa phải trong tất cả những đảm đương này, và hài
lòng với những gì xảy ra của chúng. Để lại cho tôi hai hòa âm này, khi đó – cái
ép buộc và cái tự nguyện sẵn sàng, – vốn sẽ bắt chước tốt nhất những tiếng nói
của những người ôn hoà và can đảm trong may mắn lẫn không may mắn.
GLAUCON: Ông
đang hỏi để được để lại với chính những hoà âm tôi vừa nhắc đến.
SOCRATES:
Tốt, khi đó, chúng ta sẽ không cần những nhạc cụ nhiều dây, hay nhạc cụ cho hoà
âm-nhiều cung [53] để đi
cùng với những bài tán tụng và những bài hát của chúng ta.
GLAUCON:
Không, có vẻ như với tôi, chúng ta sẽ không.
SOCRATES: Sau
đó, chúng ta sẽ không duy trì những người thợ thủ công làm cho đàn lute hình tam giác, đàn harp, và tất cả những những đàn nhiều
dây và đàn cho hoà âm-nhiều cung.
GLAUCON: Rõ
ràng không.
SOCRATES: Thế
còn những người làm sáo, và những người chơi sáo thì sao? Bạn có cho phép họ
vào thành phố? Hay không phải sao – sáo là cũng như đàn nhiều dây nhất trong
tất cả? [54] Và
không phải nó cũng mang tính nhiều-hoà âm trong tất cả những bắt chước của nó?
GLAUCON: Rõ ràng, là thế.
SOCRATES: Bạn còn lại có đàn lyre và cithara, sau đó,
là hữu ích trong thành phố của chúng ta, và trong vùng nông thôn, ngược lại, đó
sẽ là một loại ống thổi cho những người chăn gia súc để chơi.
GLAUCON: Đó là những gì luận chứng của chúng ta cho
thấy, dù sao đi nữa.
SOCRATES: Vâng, chúng ta chắc chắn đang không làm bất
cứ gì mới, bạn tôi ơi, khi thích Apollo và những nhạc cụ của ông hơn Marsyas và
của ông này. [55]
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi giả định là
chúng ta không.
SOCRATES: Và, có con chó chứng giám, [56]
chúng ta đã chắc chắn vô tình thanh lọc thành phố vốn chúng ta mô tả như xa hoa
sang trọng một chốc trước đây.
GLAUCON: Điều đó chỉ cho thấy chúng ta ôn hoà như thế
nào.
SOCRATES: Vậy chúng ta hãy làm cho xong sự thanh lọc.
Bây giờ, đề tài kế tiếp sau những hòa âm là sự thảo luận về những nhịp điệu.
Chúng ta không nên đuổi theo sự phức tạp hay sự đa dạng trong những yếu tố cơ
bản (của thơ) [57].
Ngược lại, chúng ta nên gắng tìm ra những nhịp điệu của một đời sống vốn trật
tự và can đảm, và sau đó thích ứng vần và âm điệu với đặc trưng tiếng nói của
người đó, thay vì tiếng nói thích ứng với với vần và âm điệu. [400a] Sẽ là
những nhịp điệu nào đây là dành cho bạn nói, cũng giống như bạn đã làm trong
trường hợp của những hòa âm.
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi không thể bảo
ông điều đó. Tuy nhiên, tôi có thể nói cho ông biết từ quan sát rằng có ba loại
bước thơ [58],
vốn những bước khác được xây dựng từ chúng, cũng giống như có bốn, trong trường
hợp của tiếng nói, vốn tất cả những hòa âm đến từ chúng. [59]
Nhưng tôi không thể cho ông biết loại (bước thơ) nào bắt chước loại đời sống
nào.
SOCRATES: Tốt, sau đó, chúng ta cũng sẽ phải tham khảo
ý kiến với
Damon [60],
về điểm này, và hỏi ông ta thước thơ
nào phù hợp với hẹp hòi, ngạo mạn, điên rồ, và những tật xấu khác, và những đối
lập của chúng. Tôi nghĩ rằng tôi có nghe, nhưng không rõ ràng, ông ta dùng
những thuật ngữ “hiếu chiến”, “phức tạp”, “chỉ trỏ giống ngón tay”, và “anh
hùng” để mô tả một bước thơ, vốn ông
đã sắp xếp, tôi không biết như thế nào, để là bằng với lên và xuống trong việc
hoán chuyển về dài và ngắn. [61]
Và tôi nghĩ ông gọi một chân là một iamb
và một chân kia là một trochee, và đã
gán cho chúng những lượng dài và ngắn. Trong trường hợp của một vài trong số
này, tôi nghĩ rằng ông đã chấp nhận hay khôngchấp thuận nhịp đập của bước thơ
cũng nhiều như của bản thân nhịp điệu, hay của một số kết hợp của hai – tôi
không thể nói cho bạn biết. Nhưng, như tôi đã nói, chúng ta sẽ để lại những
điều này với Damon, vì quyết định về chúng sẽ cần có một thảo luận dài. Hay có
phải bạn nghĩ rằng chúng ta nên làm thử?
GLAUCON: Không, có Zeus chứng giám, tôi không.
SOCRATES: Nhưng bạn có thể quyết định được điều này,
ít nhất, phải không bạn: đó là sự thanh nhã đi cùng với nhịp điệu tốt và thiếu
sự thanh nhã với nhịp điệu xấu?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Thêm nữa, nhịp điệu tốt đi cùng với nói năng
tốt đẹp và là tương tự với nó, trong khi nhịp điệu xấu đi cùng với loại đối
diện, và cũng như thế xảy ra cho hài hoà và không-hài hoà, vì như chúng ta vừa
mới nói, nhịp điệu và hài hoà phải thích ứng với bài nói, và không phải ngược
lại.
GLAUCON: Vâng, chúng chắc chắn phải thích ứng với bài
nói chuyện.
SOCRATES: Và thế còn về – phong cách nói và nói nhừng
gì – thì sao? Không phải chúng đi cùng với cá tính của hồn người nói?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Và không phải tất cả phần còn lại đi cùng
với phong cách nói?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Nói hay, sau đó, cũng như hài hoà, thanh
nhã, và nhịp điệu, đi cùng với sự ngây thơ. Tôi không muốn nói đến ‘ngu dốt’ mà
‘ngây thơ’ là một cách nói tránh cho lịch sự, nhưng là phẩm chất vốn não thức
có khi nó được trang bị với một cá tính tốt và đẹp thực sự.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Vad không phải hay sao những người trẻ của
chúng ta phải cố gắng đạt được những điều này trong mọi cơ hội, nếu họ sẽ làm
công việc vốn thực sự là của họ?
GLAUCON: Vâng, quả thực họ phải.
SOCRATES: Bây giờ, chắc chắn vẽ tranh và tất cả những
tài khéo tương tự như nó đều có đầy đủ những phẩm chất này – nghề dệt thì đầy
những chúng, cũng như nghề thêu, kiến trúc, và tương tự cũng là sự sản xuất những dụng cụ
nói chung; và thêm nữa, như thế cũng là bản chất của những cơ thể vật chất và
của những sự vật việc lớn mạnh khác. vì trong tất những sự vật việc này, hoặc
là có hoặc là thiếu sự thanh nhã. Và thiếu thanh nhã, nhịp điệu xấu, và
không-hài hoà giống như lời nói xấu và tính cách xấu, trong khi những đối lập
của chúng đều giống như và bắt chước đối lập của chúng – một cá tính vốn ôn
hoà, điều độ và tốt lành.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
[401b]
SOCRATES: Có phải chỉ những nhà thơ chúng ta phải giám
sát, sau đó, bắt buộc họ, hoặc thể hiện hình ảnh của một nhân vật tốt đẹp trong
những bài thơ của họ, hoặc nếu không, sẽ không được thực hành tài khéo (làm
thơ) của họ giữa chúng ta? Hay không phải là chúng ta cũng giám sát tất cả
những tay nghề tài khéo khác, và cấm họ trình bày một nhân vật vốn là xấu, vô
độ, phản tự do, và thiếu thanh nhã, trong hình ảnh của những con người sống
động, trong những tòa nhà của họ, hay trong bất kỳ những sản phẩm khác nào của
ngành nghề của họ? Và không phải rằng một người tìm thấy có sự không thể này
phải bị ngăn chặn không được hành nghề trong thành phố của chúng ta, để những
người giám hộ của chúng ta sẽ không được nuôi dạy lớn lên theo những hình ảnh
của xấu ác, như trong một cánh đồng cỏ xấu, nơi chúng gặm và ăn cỏ mỗi ngày từ
tất cả những gì có được quanh chúng, từng chút một, cho đến khi chúng vô tình
tích lũy một lượng lớn của cái ác trong hồn của chúng? Thay vào đó, không phải
rằng chúng ta phải tìm kiếm những tay nghề tài khéo có khả năng tự nhiên theo
đuổi những gì là tốt đẹp và thanh nhã trong công việc của họ, để những người
trẻ tuổi của chúng ta sẽ sống ở một nơi lành mạnh và được hưởng lợi về mọi bên,
khi ảnh hưởng toả ra bởi những người hoạt động tốt tác động vào mắt và tai của
chúng, giống như một làn gió lành mạnh từ những khu vực lành mạnh, và rất tinh
tế hướng dẫn họ ngay từ thơ ấu vào tư cách tương tự với, thân thiện với, và hoà
hợp với vẻ đẹp của lý trí?
GLAUCON: Vâng, đó sẽ là sự giáo dục tốt nhất cho họ.
SOCRATES: Khi đó, không phải những lý do này hay sao,
Glaucon, khiến huấn luyện âm nhạc là điều quan trọng nhất? Thứ nhất, vì nhịp
điệu và hòa âm thấm nhập vào yếu tố ở tận trong cùng của hồn người, ảnh hưởng
đến nó mạnh mẽ hơn bất cứ gì khác, và mang lại cho nó sự thanh nhã, giáo dục
loại như thế làm cho một người thành thanh lịch nếu được huấn luyện thoả đáng,
và thành ngược lại với một người nếu không thế. Thứ hai, vì bất cứ ai là người
đã được huấn luyện thoả đáng sẽ nhanh chóng ghi nhận nếu một gì đó đã bị bỏ xót
từ một sự vật việc, hay nếu sự vật việc đó đã không được làm khéo hay phát
triển hay. Và như vậy, vì người ấy chính xác cảm thấy không ưa thích, người ấy
sẽ ca ngợi những điều tốt, được hài lòng vì chúng, nhận chúng vào hồn mình, và,
qua đó được chúng nuôi dưỡng, trở nên đẹp và tốt. Những gì là xấu xí hay đáng
xấu hổ, mặt khác, người ấy sẽ chính xác lên án và ghét bỏ, đương khi người ấy
vẫn còn trẻ, trước khi có thể để nắm vững được lý trí. Và, vì người ấy đã được
huấn luyện, người ấy sẽ chào đón những lý trí, khi nó đi đến, và nhận ra nó một
cách dễ dàng vì quan hệ họ hàng của nó với chính mình.
GLAUCON: Vâng, với tôi có vẻ rằng đây là những mục
đích của sự huấn luyện âm nhạc.
SOCRATES: Nó thì giống như việc học để đọc, vậy đó.
Chúng ta đã trở nên thành thạo thích đáng chỉ khi số ít những chữ cái vốn có đó
đã không thoát khỏi chúng ta trong bất kỳ một nào của những từ khác nhau, trong
đó chúng nằm rải rác, và khi chúng ta đã không bỏ qua chúng, dù là một từ ngắn
hay dài, như thể nếu chúng không đã đáng ghi nhận, nhưng đã hết sức cố gắng để
phân biệt chúng dù chúng xảy ra bất cứ chỗ nào, biết rằng chúng ta sẽ không là
những người đọc thành thạo cho đến khi chúng ta biết những chữ cái của chúng
ta.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Không phải cũng là đúng rằng nếu có là những
hình ảnh của những chữ cái được phản ảnh trong nước hay gương, chúng ta sẽ
không biết chúng cho đến khi chúng ta biết chính những chữ cái, vì cả hai khả
năng là những phần của cùng một tài khéo kỹ thuật và ngành nghề?
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Sau đó, có những gót chứng giám, có phải tôi
đúng khi nói rằng không phải chúng ta cũng không phải những người giám hộ chúng
ta tuyên bố là để được giáo dục sẽ là được huấn luyện qua âm nhạc, cho đến khi
chúng ta biết những dạng thức khác nhau của điều độ, can đảm, rộng lượng, cao
thượng, và tất cả những bà con của chúng, và đối lập của chúng nữa, đều được
thực hiện xung quanh ở khắp mọi nơi; và nhìn thấy chúng trong những sự vật việc
mà chúng là trong đó, cả bản thân chúng và những hình ảnh của chúng, và không
bỏ qua chúng, không trong những sự vật việc nhỏ hay lớn, nhưng chấp nhận rằng
kiến thức
về cả hai thuộc về cùng một tài khéo kỹ thuật và ngành nghề?
GLAUCON: Vâng, điều đó nhất thiết phải theo đến sau.
[402d]
SOCRATES: Khi đó, nếu những thói quen tốt trong hồn
của một ai đó và những thói quen đó trong hình dạng thân thể của người ấy đồng
thuận và hòa hợp với lẫn nhau, như thế khiến cả hai chia sẻ cùng mẫu thức,
không phải đó sẽ là cảnh tượng đẹp mắt nhất cho bất cứ ai có khả năng nhìn thấy
nó?
GLAUCON: Đến mức đó.
SOCRATES: Và chắc chắn là cái đẹp nhất cũng là cái
đáng yêu nhất, không phải sao?
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Một con người âm nhạc thực sự, khi đó, tất
sẽ nồng nhiệt yêu những người là người giống với như thế nhất. Nhưng, nếu có
một người không hài hoà, người ấy sẽ yêu người này không nồng nhiệt.
GLAUCON: Không, người ấy sẽ không, – ít nhất, nếu
những khiếm khuyết là ở trong hồn. Tuy nhiên, nếu nó chỉ ở trong cơ thể, người
ấy sẽ chịu đựng nó, và vẫn còn là sẵn sàng để đón nhận cậu bé là người đã có
nó.
SOCRATES: Tôi hiểu rằng bạn yêu hay được yêu một cậu
bé như vậy, bản thân bạn, và tôi đồng ý với bạn. Nhưng cho tôi biết: có phải
lạc thú quá mức có gì chia sẻ chung trong thông thường với ôn hoà điều độ?
GLAUCON: Sao có thể có được? Nó chắc chắn đẩy một
người đến điên dại không kém hơn đau đớn đẩy người ta.
SOCRATES: Thế còn với phẩm hạnh khác thì sao?
GLAUCON: Không bao giờ.
SOCRATES: Sau đó, Thế còn với sự kiêu ngạo và quá độ, không
ôn hoà?
GLAUCON: Có, với chúng hầu hết tất cả.
SOCRATES: Bạn có thể nghĩ đến bất kỳ lạc thú nào lớn
hơn hay mê đắm hơn lạc thú tình dục?
GLAUCON: Không, tôi không thể – hay đến một lạc thú
điên cuồng hơn.
SOCRATES: Nhưng không phải loại đam mê đúng, một đam
mê ôn hoà tự nhiên và có tính âm nhạc, giáo dục đam mê cho trật tự và cái đẹp,
hay sao?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Sau đó, không có gì điên cuồng và không có
gì thân cận với sự buông thả đạo đức có thể dự vào tình yêu, phải không?
GLAUCON:
Không, chúng không thể.
SOCRATES: Sau
đó, khoái cảm tình dục phải không được dự vào, phải là thế, và người tình và
cậu bé người có tình yêu nồng nhiệt, và được yêu một cách đoan chính, phải
không dự phần trong đó?
GLAUCON:
Không, có Zeus chứng giám, Socrates, nó không được tham dự.
SOCRATES: Có
vẻ như, sau đó, bạn sẽ đặt xuống như một luật trong thành phố đang được chúng
ta thành lập rằng một người tình, – nếu anh có thể thuyết phục bạn trai của
mình để cho anh – có thể hôn anh ta, bên anh ta, và chạm vào anh ta, như một
người cha với một đứa con trai, vì lợi ích của những điều tốt đẹp. Nhưng trong
tất cả những phương diện khác, sự liên kết của anh với người anh quan tâm, phải
không bao giờ có vẻ đi xa bất kỳ nào hơn thế này. Nếu không, anh sẽ bị quở
trách như không được huấn luyện trong âm nhạc, và như thiếu xót trong sự thấu
hiểu cảm kích với những điều đẹp đẽ.
GLAUCON: Đúng
vậy.
SOCRATES: Bạn
có đồng ý, sau đó, giải thích của chúng ta về huấn luyện âm nhạc đá đi đến một
kết thúc? Ở mức nào đi nữa, nó phải đi đến kết thúc nơi mà nó đã kết thúc, vì chắc
chắn huấn luyện trong những nghề tài khéo âm nhạc phải kết thúc trong một đam
mê dành cho cái đẹp.
GLAUCON: Tôi
đồng ý.
(Huấn luyện Thể dục và Ăn uống Kiêng khem)
SOCRATES: Bây
giờ, sau huấn luyện âm nhạc, những người trẻ của chúng ta phải được cho huấn
luyện thể dục.
GLAUCON: Tất
nhiên.
SOCRATES: Và
trong việc này, cũng vậy, họ phải có một sự huấn luyện cẩn thận, vốn bắt đầu từ
thơ ấu và tiếp tục suốt đời. Tôi tin rằng, nó sẽ là một gì đó giống thế này –
nhưng bạn cũng nên suy xét những gì bạn ngẫm nghĩ nữa. Bạn thấy đấy, về phần
tôi, tôi không tin rằng một cơ thể lành mạnh, do những phương tiện của đức hạnh
riêng nó, làm hồn người thành tốt. Về ngược lại, tôi tin rằng điều đối nghịch
thì đúng: một hồn người tốt, do những phương tiện của đức hạnh riêng nó, làm cơ
thể thành tốt nhất đến như nó có thể tốt được Bạn nghĩ sao?
GLAUCON: Tôi
cũng nghĩ thế.
SOCRATES: Sau
đó, nếu chúng ta đem cho não thức sự chăm sóc đầy đủ, ủy thác nó với sự giám
sát chi tiết của cơ thể, và tự hài lòng với sự chỉ định những mẫu thức tổng
quát để tuân theo, thay vì tiếp tục thật lâu dài, sẽ không phải là chúng ta
tiến hành đúng cách?
GLAUCON:
Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Bây
giờ, chúng ta đã nói rằng những giám hộ tương lai của chúng ta phải tránh say
rượu. Chắc chắn người giám hộ là người sau cùng sẽ say rượu đến nỗi người ấy
không biết mình đang ở đâu trên trái đất.
GLAUCON:
Đúng, sẽ là nực cười để một người giám hộ
lại cần một người giám hộ cho chính mình!
SOCRATES Thế
còn về thực phẩm thì sao? Những người này là những lực sĩ trong cuộc tranh tài
lớn nhất, phải không?
GLAUCON:
Phải.
SOCRATES: Khi
đó, có phải chế độ dinh dưỡng của những lực sĩ bình thường được huấn luyện sẽ
là phù hợp với họ?
[404a]
GLAUCON: Có
lẽ.
SOCRATES:
Nhưng nó có vẻ là một chế độ ăn uống thuộc loại dễ làm chóng mặt hay ngủ say và
không tin cậy, nhìn về phương diện sức khỏe. Hay bạn đã không từng ghi nhận
rằng những lực sĩ này phí phạm đời họ vào ăn uống ngủ nghê, và rằng nếu họ đi
chệch chế độ ăn uống có phương pháp của họ một chút, họ trở nên bị bệnh nặng và
nghiêm trọng?
GLAUCON: Tôi
có ghi nhận điều đó.
SOCRATES: Sau
đó, chúng ta cần một loại huấn luyện gạn lọc hoàn thiện cho những chiến sĩ lực
sĩ của chúng ta, vì họ phải là giống như những con chó săn không ngủ, như đã
xảy ra, nhìn và nghe bén nhạy nhất như có thể được, và có sức khỏe không bấp
bênh đến nỗi không thể chịu đựng nổi những thay đổi thường xuyên của nước uống
và thức ăn nói chung, và những luồng gió nóng và những trận bão mùa đông, điển
hình của hành quân chiến tranh.
GLAUCON: Tôi
đồng ý.
SOCRATES: Sẽ
không phải là chế độ huấn luyện thể dục tốt nhất, sau đó, hơi giống như huấn
luyện đơn giản về âm nhạc chúng ta mô tả một chút trước đây?
GLAUCON: Ông
nói có nghĩa gì?
SOCRATES: Tôi
muốn nói với nghĩa là huấn luyện về thể chất đơn giản và tốt, và một huấn luyện
vốn đặc biệt thích nghi với những điều kiện của chiến tranh.
GLAUCON: Sẽ là thế nào?
SOCRATES: Bạn cũng có thể biết điều đó ngay cả từ Homer. vì bạn biết rằng, khi những anh hùng của
ông trong khi hành quân, ông không mô tả họ ăn tiệc với món cá [62],
– mặc dù họ ở cạnh biển trong eo biển Hellespont – hay thịt luộc, nhưng chỉ
thịt nướng, vốn đó là loại đặc biệt dễ dàng cho binh lính xoay sở. vì dùng một
ngọn lửa ngoài trời luôn luôn dễ dàng hơn lỉnh kỉnh mang theo những nồi chảo đi
khắp nơi.
GLAUCON: Hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Cũng không có bất cứ chỗ nào, tôi tin rằng,
Homer đề cập đến nước sốt đậm đặc. Trong thực tế, không phải là mọi người nào
khác là người trong huấn luyện cũng nhận thức được rằng nếu người ấy dự định để
giữ thể chất trong điều kiện tốt, người ấy phải tránh hoàn toàn những điều như
vậy?
GLAUCON: Có, và họ chắc chắn là đúng để nhận thức được
điều ấy, và để tránh chúng.
SOCRATES: Nếu bạn nghĩ rằng họ là đúng để làm điều đó,
Glaucon thân yêu của tôi, bạn hiển nhiên không chấp nhận ẩm thực của người
Syracuse, hay những món ăn thêm phức tạp của người Sicily.
GLAUCON: Tôi cho rằng không.
SOCRATES: Sau đó, bạn cũng phản đối những người có một
‘bạn gái’ là dân thành Corinth, nếu họ dự định để điều kiện thể chất ở trong
tình trạng tốt. [63]
GLAUCON: Tuyệt đối.
SOCRATES: Và cũng (phải phản đối) sự vui thích của họ
với những bánh ngọt khoái khẩu nổi tiếng của vùng Attica?
GLAUCON: Tôi sẽ cũng phải.
SOCRATES: Và lý do cho điều đó, tôi hiểu, là chúng ta
sẽ là đúng để so sánh loại chế độ ăn uống và lối sống này, vứi những khúc hát
đa âm, và những bài tụng ca trữ tình vốn dùng đủ mọi loại nhịp điệu.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Ở đó sự phức tạp sinh ra quá độ, không phải
sao, và ở đây nó sinh ra bệnh tật, trong khi đó đơn giản trong huấn luyện âm
nhạc khuyến khích chừng mực điều độ trong hồn người, và huấn luyện thể dục đem
lại sức khỏe trong cơ thể?
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng.
[405a]
SOCRATES: Và khi quá độ và bệnh tật sinh sản trong
một thành phố, không phải là mở ra nhiều tòa án và phòng khám bệnh? Và không phải
những ngành nghề pháp lý và y tế thành tự kiêu ngay cả khi số lượng lớn những
công dân tự do đối xử kính trọng với họ?
GLAUCON: Làm thế nào nó có thể khác?
SOCRATES: Bạn có thể nào tìm thấy bằng chứng tốt hơn rằng
giáo dục của một thành phố thì trong một tình trạng tồi tệ và đáng xấu hổ hơn
là khi nó đòi hỏi cần có những y sĩ và quan toà [64]
xuất sắc nổi tiếng, không chỉ cho những người thấp kém, và những thợ thủ công,
nhưng cho những người tuyên bố đã được nuôi dưỡng theo cách thức của những
người tự do? Thật vậy, bạn nghĩ không đó là xấu hổ và là bằng chứng vững mạnh
cho sự thiếu giáo dục để bị buộc phải đem dùng một công lý đã áp đặt bởi những
người khác, như thể nếu họ đã là những bậc thầy và những thẩm phán của một
người, vì một bản thân một người thiếu những phẩm chất đó?
GLAUCON: Đó là điều đáng hổ thẹn nhất của tất cả.
SOCRATES: Bạn có thực sự nghĩ vậy? Không phải là điều ngay
cả còn đáng xấu hổ hơn khi không chỉ dành một phần tốt đẹp của đời sống của một
người tại tòa án để bào chữa chính mình và truy tố người khác, nhưng để là quá thông
tục như vậy khiến một người thì tin chắc để láy làm tự hào về điều này, và tự coi
như là thông minh đáng kinh ngạc trong làm điều bất công, và như quá thành công
như thế với mọi thủ đoạn và mọi cơ hội khiến một người có thể len léch qua bất
kỳ lỗ hổng nào,và tránh được sự trừng phạt – và làm tất cả những điều đó chỉ vì
lợi ích của những sự vật việc nhỏ nhoi, không đáng giá gì cả, và vì một người thì
không biết gì về tốt hơn và đẹp hơn đến bao nhiêu trong việc sắp xếp cuộc sống
của một người để một người sẽ không cần phải tìm một quan toà là người đang ngủ
gật?
GLAUCON: Vâng, đó thậm chí còn đáng xấu hổ hơn.
SOCRATES: Thế còn việc cần tài khéo chuyên môn của y
học cho một gì đó ngoài những thương tích hay một vài bệnh do trái gió trở trời
thì sao? Thế còn phải cần đến nó vì biếng nhác và chế độ ăn uống chúng ta đã mô
tả đã làm một người đầy những khí và đờm, giống như một đầm lầy tù đọng, do đó
những y sĩ Asclepiad sành sỏi nhiều kinh nghiệm đã buộc phải đưa ra những tên gọi
như “đầy hơi” và “nhiều đàm” để mô tả bệnh của một người? Không phải bạn nghĩ
rằng đó là đáng xấu hổ?
GLAUCON: Vâng, đáng xấu hổ, và đó thực sự mới là những
tên gọi lạ lùng cho những bệnh tật.
SOCRATES: Và là một loại mà tôi không tưởng tượng đã
có mặt ngay cả trong thời của chính Asclepius.[65]
Chứng cớ của tôi cho điều này là những con trai của ông tại Troy đã không chỉ
trích người phụ nữ là người điều trị Eurypylus bị thương với rượu nho Pramneian
[66],
với rất nhiều bột lúa mạch và pho mát xát nhỏ rắc lên trên nó, ngay cả điều trị
lối đó bây giờ được xem là nguyên nhân gây ra sưng tấy. Hơn nữa, họ đã không
chỉ trích Patroclus, người đã qui định sự điều trị. [67]
GLAUCON: Tuy nhiên, chắc chắn nó đã là một thuốc uống
lạ lùng cho một ai trong tình trạng đó.
SOCRATES: Không đâu, nếu bạn nhớ lại rằng loại thuốc mới
lạ vốn nuông chiều chứng bệnh đã không được Asclepiads trước thời của Herodicus
đem dùng. Herodicus là một huấn luyện viên thể dục, người trở nên đau ốm, và qua
một hỗn hợp của huấn luyện thể dục và y học, ông chính là người bị khổ hình trước
tiên và quan trọng nhất và sau đó cũng cả rất nhiều người khác.
GLAUCON: Ông ta đã làm điều đó thế nào?
SOCRATES: Bằng cách làm cho cái chết của ông thành một
tiến trình lâu dài. Bạn thấy, mặc dù ông luôn luôn chăm lo điều trị bệnh của
mình, ông không thể chữa được nó, vì nó đã là cùng đường rồi. Và do đó, ông
dành cả đời mình vào sự điều trị, không còn thời gian thảnh thơi nào cho bất cứ
gì khác. Ông phải chịu đau đớn như khổ hình, nếu ông chỉ sai lệch dù một chút với
chế độ ăn uống đã quen thuộc của mình, nhưng nhờ sự khôn ngoan của ông, ông đã tranh
đấu chống lại cái chết và đã đạt tới tuổi già.
GLAUCON: Một phần thưởng tốt đẹp cho chính nghề nghiệp
của ông!
SOCRATES: Và thích hợp cho một ai đó là người đã không
biết rằng đó đã không phải vì sự thiếu hiểu biết, hay thiếu kinh nghiệm về loại
thuốc này mà Asclepius đã không đem dạy những con trai của ông, nhưng vì ông đã
biết rằng tất cả mọi người trong một thành phố được điều hành tốt đẹp đều có công
việc của mình để làm, và rằng không ai có thì giờ rảnh để bị đau ốm và dành
suốt đời mình vào việc chữa trị. Chúng ta thấy điều này là phi lý lố bịch đến
thế nào trong trường hợp của những thợ thủ công chuyên môn, nhưng chúng ta
không nhìn thấy nó trong trường hợp của những ai là người được cho là hạnh phúc
– người giàu có.
GLAUCON: Ông nói có nghĩa gì?
SOCRATES: Khi một người thợ mộc bị bệnh, anh hy vọng
sẽ có được một liều thuốc từ y sĩ của mình khiến sẽ làm anh ta mửa ra những gì
là làm cho ông bị bệnh, hay bài tiết nó khỏi ruột mình, hay để thoát khỏi căn
bệnh của mình qua mổ xẻ hay đốt vết thương. Nếu bất cứ ai quy định một chế độ điều
trị lâu dài cho anh ta, nói với anh rằng anh phải nằm nghỉ, đầu phải băng bó,
và vân vân, anh nhanh chóng trả lời rằng anh không có thời giờ để chịu bị đau
ốm, và rằng không có lợi lộc gì cho anh ta để sống như thế, luôn luôn phải để ý
đến bệnh tật của mình và bỏ bê việc làm đang có trong tay. Sau đó, anh chào từ
biệt người thày thuốc của mình, tiếp tục chế độ ăn uống thường ngày của mình,
sống và hành nghề của mình, và sức khỏe của anh phục hồi, hoặc giả, nếu cơ thể
của anh không thể chống cự được căn bệnh, anh chết và thoát những rắc rối của
mình.
GLAUCON: Điều đó có vẻ là cách đúng cho một ai đó giống
như thế để dùng chuyên môn y học.
[407a]
SOCRATES: Không phải là vì anh ta đã có một công ăn
việc làm, và rằng nếu anh không thể thực hành nó, nó sẽ không mang lại cho anh
ta lợi nhuận để tiếp tục sinh sống?
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Nhưng một người giàu, người ta nói, không có
công việc nào được giao cho anh ta, loại công việc mà có thể làm cho đời sống
của anh không có giá trị nếu anh ta phải không thực hành nó.
GLAUCON: Người ta nói thế, ít nhất.
SOCRATES: Gì vậy, bạn không nghe câu nói của
Phocylides rằng một khi một người đã có sinh kế, [68]
một người phải thực hành đức hạnh?[69]
GLAUCON: Và ngay cả trước đó, trong quan điểm của tôi.
SOCRATES: Hãy đừng đôi co với ông ta về điều đó. Nhưng
chúng ta hãy gắng tìm ra cho chính chúng ta liệu có phải đức hạnh này là một gì
đó một cá nhân giàu có phải thực hành, và liệu có phải đời của người ấy thì
không đáng sống nếu người ấy không thực hành nó; hay liệu có phải việc chăm sóc
một bệnh tật, trong khi nó là một trở ngại để dành chú ý của bạn vào nghề mộc
và những nghề thủ công khác, nhưng không là trở ngại dù thế nào đi nữa để nhận
lời khuyên của Phocylides.
GLAUCON: Nhưng, có Zeus chứng giám, nó là trở ngại:
quá mức chăm sóc thân thể, đến vượt quá mức của luyện tập thể dục đơn giản thì
khá nhiều phần là trở ngại lớn nhất của tất cả. vì nó là một phiền toái trong sự
quản lý gia đình, trong việc phục vụ quân sự, và ngay cả trong ngồi lỳ mộc chỗ
trong văn phòng công sở,
SOCRATES: Và quan trọng nhất tất cả, chắc chắn, là nó
làm cho bất kỳ loại học tập, suy nghĩ, hay suy tưởng riêng tư nào cũng thành khó
khăn, bởi mãi mãi gây những nhức đầu hay chóng mặt tưởng tượng và buộc tội
triết học gây ra chúng. Do đó, bất cứ nơi nào loại phẩm hạnh này được thực hành
và đặt dưới sự suy xét kỹ lưỡng của triết học, sự quá mức chăm sóc cơ thể ngăn
trở nó. vì nó liên tục làm bạn tưởng tượng rằng bạn bị bệnh và không bao giờ để
cho bạn ngưng khổ não về thân thể của bạn.
GLAUCON: Vâng, có thể là thế.
SOCRATES: Vậy không phải chúng ta sẽ nói rằng
Asclepius cũng biết điều này nữa, và rằng ông đã phát minh ra nghề thuốc chữa
bệnh cho những người có cơ thể khỏe mạnh trong bản chất và tạng người, nhưng
trong họ có một vài chứng bệnh cụ thể? Đó là cho loại người và điều kiện mà ông
đã phát minh nó. Ông loại bỏ chứng bệnh của họ bằng thuốc hay giải phẫu, và sau
đó ra toa qui định chế độ ăn uống bình thường của họ, do đó những công việc
chính trị sẽ không bị tổn hại. Tuy nhiên, ông đã không cố gắng quy định chế độ ăn
uống cho những ai là người có thân thể đã nát bươm với bệnh tật, vì vậy bằng rút
ra một chút ở đây và đổ vào một chút ở đó, ông có thể làm cho đời sống của họ thành
một sự kéo dài của đau khổ, và cho họ có khả năng sinh con đẻ cái với tất cả
những xác suất giống như bản thân họ. Ông đã không nghĩ rằng ông nên cứu chữa
một người nào đó là người không thể sống một đời sống bình thường, vì một người
như thế sẽ không ích lợi gì cho chính mình cũng không cho thành phố của mình.
GLAUCON: Asclepius đã là một con người chính trị thực
sự, theo cái nhìn của ông.
[408a]
SOCRATES: Rõ ràng là thế. Và vì ông đã giống như thế,
bạn không thấy sao, khiến những con trai của ông, cũng thế, quay ra đã là những
người giỏi trong cuộc chiến ở thành Troy, và thực hành nghề y khoa như tôi nói
họ đã làm. Bạn không nhớ rằng họ đã “Hút ra sạch máu và bôi vào những thuốc giảm
đau” trên vết thương Menelaus do Pandarus gây ra? Nhưng họ không quy định những
gì ông nên ăn hay uống sau đó như họ đã làm cho Eurypylus? [70]
Đó là vì họ đã giả định rằng những thuốc của họ đã là đủ để chữa khỏi những ai
là người khỏe mạnh và sống một đời sống trật tự trước khi bị thương, ngay cả như
họ đã có uống rượu nho trộn với lúa mạch và pho mát ngay sau đó. Nhưng họ nghĩ
rằng những mạng sống của người bị bệnh tự nhiên và sống vô độ đều không đem
lợi ích gì cho chính họ, cũng không cho bất cứ ai khác, rằng nghề y học không
nên được thực hành với họ, và rằng không nên đem cho họ điều trị, không cho họ,
ngay cả nếu họ giàu hơn Midas.
GLAUCON: Những người con trai của Asclepius thực sự
rất thâm thuý, theo cái nhìn của ông.
SOCRATES: Đó là cái nhìn đúng để nhìn họ. Tuy nhiên đó
là chính ở điểm này Pindar và những người viết bi kịch đã không thuyết phục
được chúng ta. Họ nói rằng Asclepius, mặc dù là con trai của Apollo, đã nhận vàng
như của hối lộ để chữa lành một người giàu có khi người ấy đã đang sắp chết đến
nơi, và rằng đó là lý do tại sao Asclepius bị sét đánh. Tuy nhiên, theo cái
nhìn của những gì chúng ta đã nói trước đây, chúng ta sẽ không chấp nhận cả hai
tuyên bố của họ. Ngược lại, chúng ta sẽ nói rằng nếu Asclepius làcon của một
gót, ông không phải là một người ham hố tiền bạc; và nếu ông ta là một người
ham hố tiền bạc, ông không phải là con của một gót.
GLAUCON: Đó là hoàn toàn đúng. Nhưng ông nói gì về
việc sau đây, Socrates? Không phải chúng ta cần phải có những y sĩ giỏi trong
thành phố chúng ta? Và người giỏi nhất, tôi hiểu, sẽ là những ai là người đã chữa
trị số lượng lớn nhất của những người lành lẫn những người bệnh. Trong cùng một
cách, những quan tòa giỏi nhất sẽ là người liên kết được với những người có tư
chất đa dạng phong phú .
SOCRATES: Tôi đồng ý chắc chắn rằng chúng ta cần những
người tốt. Nhưng bạn có biết những người nào tôi xem là giống như vậy?
GLAUCON: Tôi sẽ, nếu ông sẽ bảo tôi.
SOCRATES: Tót, tôi sẽ cố gắng. Tuy nhiên, bạn hỏi về
những điều vốn chúng không giống nhau trong cùng một câu hỏi.
GLAUCON: Ông nói với nghĩa gì?
SOCRATES: Những y sĩ, đó là sự thật, sẽ trở thành
thông minh nhất, thêm với nghề thuốc, ngay từ thơ ấu đã liên kết được với số
lượng lớn nhất có thể có được của những cơ thể bệnh tật, họ đã có kinh nghiệm bản
thân họ với tất cả sự ốm đau, và không phải, bởi bản chất, rất khỏe mạnh. Sau
tất cả, họ không chữa trị một cơ thể với một cơ thể. Nếu họ đã làm thế, chúng
ta sẽ không cho phép họ có những cơ thể xấu hay trở nên xấu. Nhưng đó là với một
hồn người mà cơ thể được chữa trị, và là điều không thể cho một hồn người để điều
trị tốt cho bất cứ gì nếu bản thân nó thì xấu hay đã trở thành xấu.
GLAUCON: Đúng vậy.
[409a]
SOCRATES: Nhưng một quan tòa, người bạn tôi ơi, thực sự cai trị một hồn người với một
hồn người. Và đó là điều không thể để cho một hồn người được nuôi dưỡng giữa những
hồn người xấu từ thơ ấu, để được liên kết với họ, và để chính mình được thỏa
thích trong tất cả mọi loại bất công, như thế khiến có thể rút ra những can dự
chính xác từ bản thân về những bất công của người khác, như trong trường hợp những
bệnh tật của cơ thể. Ngược lại, nó phải tự không có kinh nghiệm, và không bị ô
nhiễm bởi những nhân cách xấu trong khi nó còn trẻ tuổi, nếu như một hồn người thì
tốt và đẹp trong bản thân, nó sẽ làm những phán quyết về những gì là công chính
trong một cách thức lành mạnh. Đó chính là lý do, thực vậy, rằng những người
tốt được cho là ngây thơ khi họ còn trẻ và dễ bị những người bất chính lừa dối:
họ không có những mô hình của những hành vi của những người xấu bên trong bản
thân họ.
GLAUCON: Vâng, quả thật vậy, đó là chính xác những gì
xảy ra với họ.
SOCRATES: Đó là lý do một quan toà phải không trẻ tuổi,
nhưng nhiều tuổi – một người muộn màng mới bắt đầu học về những gì thuộc loại
của bất công, những người đã trở nên nhận thức được nó, không phải là một gì đó
ở sẵn trong hồn của mình, nhưng như là một điều xa lạ có mặt trong hồn của
những người khác. Ông đã phải huấn luyện chính mình trong nhiều năm để nhận ra cái
xấu tự nhiên như thế nào, bằng dùng kiến thức lý thuyết của ông, chứ không
phải của kinh nghiệm riêng tư cá nhân của mình về nó.
GLAUCON: Ở mức nào đi nữa, sẽ có vẻ rằng những quan
toà cao quý nhất sẽ là giống thế đó.
SOCRATES: Và như vậy bạn hỏi về người tốt, vì người tốt là một ai có một hồn
tốt thì tốt. Người thông minh và đáng ngờ, mặt khác, là người bản thân đã phạm
nhiều những bất công, và tự nghĩ về mình là không ngần ngại và khôn ngoan, xuất
hiện là thông minh khi người ấy liên kết với những người giống như chính mình,
vì người ấy thì giữ gìn cẩn thận và nhìn vào những mô hình trong chính mình. Nhưng
khi người ấy gặp gỡ những người tốt, những người lớn tuổi hơn, người ấy được nhìn
thấy là ngu ngốc, không tin cậy khi không may mắn, và mù tịt không biết gì về một
nhân cách lành mạnh, vì người ấy đã không có mô hình này trong chính mình.
Nhưng vì người ấy thường gặp những người xấu hơn những người tốt, người ấy được
xem có vẻ khôn ngoan hơn xuẩn ngốc, cả với chính người ấy cũng như với họ.
GLAUCON: Điều đó thì hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Vậy thì chúng ta phải không tìm một quan toà
tốt trong số những người giống như thế, nhưng trong loại vốn chúng ta mô tả
trước đó. vì trong khi một người xấu không bao giờ có thể đi đến nhận biết một
trong hai, thói xấu hay tính tốt, một người đức hạnh tự nhiên, khi được giáo
dục, với thời gian sẽ tiếp thu kiến thức về cả hai, thói xấu và tính tốt.Và đó là một
người như thế, và không phải một người xấu, là người trở thành một quan toà
khôn ngoan theo cái nhìn của tôi.
GLAUCON: Và tôi chia sẻ cái nhìn của ông.
SOCRATES: Khi đó, không phải là bạn sẽ thiết lập theo
pháp luật trong thành phố của bạn cả tài khéo của nghề thuốc chúng ta đã nhắc
đến, và tài khéo về xét xử, phán đoán này cùng với nó? Và những tài khéo thuật
hay này sẽ chăm sóc cho những công dân của bạn, những người có những cơ thể và
những hồn người tốt lành tự nhiên, nhưng những ai là người không có cơ thể
giống như thế, họ sẽ được để cho chết, trong khi những người có hồn vốn xấu tự
nhiên và không thể chữa trị, chính họ sẽ bị giết chết.
GLAUCON: Vâng, chúng ta đã thấy rằng thế là tốt nhất,
cho cả những người chịu sự đối xử như vậy, lẫn cho cả thành phố.
SOCRATES: Và như vậy rõ ràng là những người trẻ tuổi của bạn sẽ lo lắng với
việc đi đến cần một quan tòa, vì họ dùng loại đơn giản đó của huấn luyện âm
nhạc, vốn chúng ta đã nói nó đem lại sự ôn hòa điều độ.
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và không phải một người là người đã được
huấn luyện về âm nhạc săn tìm một loại huấn luyện thể dục bằng cách dõi theo
cùng những dấu vết này, và bắt gặp nó, nếu người ấy chọn? Và không phải rằng kết
quả sẽ là người ấy sẽ không có nhu cầu về tài khéo của y khoa, ngoại trừ khi
tuyệt đối cần thiết?
GLAUCON: Đó là quan điểm của tôi, dù ở mức nào.
SOCRATES: Và người ấy sẽ thực hiện ngay cả những chế
độ ăn uống và thực tập của huấn luyện thể dục, với mắt nhìn hướng về sức mạnh ít
hơn hướng về kích động phần tinh thần của bản chất của mình, không giống như
tất cả những lực sĩ khác, những người dùng chế độ ăn uống và thực tập chỉ để có
được sức mạnh của bắp thịt.
GLAUCON: Điều đó thì hoàn toàn đúng.
SOCRATES: Sau đó, không phải dẫn đến, Glaucon, rằng những
ai là người đã thiết lập huấn luyện âm nhạc và thể dục đã không thiết lập chúng
với mục đích vốn một số những người đã gán cho chúng; cụ thể là để nhắm đến cơ
thể với điều trước và hồn người với điều sau?
GLAUCON: Điều gì sau đó?
SOCRATES: Có vẻ như họ đã thiết lập cả hai điều chủ
yếu đều nhắm đến lợi ích của hồn người.
GLAUCON: Thế sao?
SOCRATES: Bạn có bao giờ từng ghi nhận rằng đầu óc của
những ai là người có một sự liên kết trọn đời với huấn luyện thể dục, nhưng tránh
xa huấn luyện âm nhạc? Hay, lại nữa, của những người làm ngược lại?
GLAUCON: Ông muốn nói gì?
SOCRATES: Dã man và thô cứng, trong một trường hợp,
mềm yếu và quá văn hoá tinh tế, trong trường hợp kia.
GLAUCON: Tôi chắc đã có ghi nhận rằng những người dành
trọn bản thân họ cho sự huấn luyện thể dục quay ra là dã man hơn họ nên là,
trong khi những người dành trọn bản thân họ cho sự huấn luyện âm nhạc quay ra là
mềm mỏng hơn là tốt cho họ.
SOCRATES: Và chắc chắn sự dã man xuất phát từ yếu tố
tinh thần của bản chất của họ, vốn nếu được dưỡng dục đúng, nó trở thành can
đảm, nhưng nếu huấn luyện quá mức, thì có nhiều phần trở thành cứng rắn và khắc
nghiệt.
GLAUCON: Nó có vẻ như thế.
SOCRATES: Thế còn về cấy trồng văn hóa thì sao? Không phải
là nó xuất phát từ yếu tố triết học của bản chất của họ, vốn nếu thoải mái quá
nhiều, nó trở nên mềm mỏng hơn nó nên là, nhưng nếu được dưỡng dục tốt, thì có
văn hóa và nề nếp trật tự?
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Bây giờ, chúng ta đã nói rằng những người
giám hộ của chúng ta phải có cả hai bản chất này. [71]
GLAUCON: Vâng, họ phải có.
SOCRATES: Và không phải là cả hai phải là hài hòa với
nhau?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Và không phải hồn người của cá nhân do đó thì điều độ hài hoà và can đảm?
[413a]
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Và rằng cá nhân con người không hài hòa điều độ, thì hèn nhát và tàn bạo?
GLAUCON: Đúng thế.
SOCRATES: Thế nên, khi một người nào đó ngưng huấn
luyện âm nhạc, và để tiếng sáo rót vào hồn người ấy qua tai, như qua một cái
phễu, những hòa âm ngọt, mềm và than vãn, chúng ta đã nhắc tới đó, và khi người
ấy dành trọn đời vào âm ư bài hát, bị khúc ca mê đắm; kết quả đầu tiên là bất
cứ tinh thần nào người ấy đã có, người ấy làm mềm theo lối người ấy sẽ rèn sắt,
và làm hữu dụng, thay vì vô dụng và dễ gãy. Nhưng khi người ấy cứ giữ mãi điều
ấy không ngưng và quyến rũ tinh thần người ấy, kết quả kế tiếp là người ấy làm tan
chảy nó, và hoàn toàn hòa tan nó, cho đến khi người ấy đã cắt đi hết, là nói
như thế, những cứng cáp của hồn mình và tự làm mình thành ‘một chiến binh yếu
ớt’ [72]
GLAUCON: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Và nếu người này có một bản chất thiếu tinh
thần để bắt đầu, điều này xảy ra nhanh chóng. Nhưng nếu người này có một tinh
thần, tinh thần người ấy trở nên yếu và không ổn định, nhanh chóng bị những thứ
tầm thường làm bừng cháy, và nhanh chóng tàn lụi. Như một kết quả, những người giống
thế trở nên nóng tính và dễ giận dữ, thay vì có tinh thần, và đầy sự cáu kỉnh.
GLAUCON: Tuyệt đối thế.
SOCRATES: Mặt khác, thế còn một người năng tập luyện thể
dục, ăn rất khỏe, và không bao giờ chạm đến huấn luyện âm nhạc hay triết học?
Lúc đầu, vì cơ thể của người ấy thì trong tình trạng khỏe mạnh tốt lành, không phải
là người ấy đầy tự hào và tinh thần phấn chấn, và can đảm hơn người ấy đã là
trước đó?
GLAUCON: Chắc chắn người ấy là thế.
SOCRATES: Nhưng xảy ra điều gì nếu nếu người này không
làm gì ngoài việc này và không bao giờ đi vào trong liên kết với một nàng Mỹ thuật? [73]
Ngay cả nếu như đã có một vài yêu thích học tập trong hồn người ấy, nhưng nó không
bao giờ nếm bất kỳ loại hướng dẫn hay học hỏi nghiên cứu nào, và không bao giờ
tham dự vào một bất bỳ thảo luận nào, hay vào một bất kỳ nào của phần còn lại
của huấn luyện âm nhạc, không phải là hồn người này trở nên yếu, điếc, và mù, vì
nó không bao giờ nhận được bất kỳ một kích thích hay nuôi dưỡng nào, và những giác
quan của nó đều không bao giờ được tinh luyện?
GLAUCON: Vâng, nó có thế.
SOCRATES: Khi đó, một người giống thế, tôi hiểu, trở
thành một người ghét luận chứng không êm tai, [74]
người không dùng lập luận để thuyết phục mọi người, nhưng sức mạnh và dã man,
hành xử giống như một con thú hoang, và sống trong sự mù quáng vụng về, không tiết
điệu hay thanh nhã.
GLAUCON: Đó thì chính xác nó là thế nào.
SOCRATES: Như thế tôi, là một người, sẽ tuyên bố rằng đó
là để đối phó với hai sự việc này, do đó có vẻ, rằng một gót đã đem cho hai thuật
khéo cho con người – huấn luyện âm nhạc của và huấn luyện thể dục – để đối phó
với những yếu tố triết lý và tinh thần, và không phải, ngoại trừ như một sản
phẩm phụ, với hồn người và cơ thể; nhưng với hai điều này, như thế khiến chúng
có thể hài hoà với nhau bằng cách được kéo căng và dãn chùng đến mức độ thích
hợp.
GLAUCON: Vâng, có vẻ như vậy.
SOCRATES: Khi đó, đó là cá nhân người làm được sự pha
trộn tốt nhất của âm nhạc và thể dục, và áp dụng chúng trong tỷ lệ hoàn hảo
nhất với hồn mình, rằng chúng ta sẽ là chính xác nhất để mô tả như được hoàn
toàn huấn luyện trong âm nhạc và hầu hết trong hòa âm – nhiều hơn rất nhiều so
với một ai là người chỉ đơn thuần là hoà những dây đàn của mình với nhau.
GLAUCON: Có lẽ như vậy, Socrates.
SOCRATES: Vậy không phải là chúng ta cũng cần loại
người này trong thành phố của chúng ta, Glaucon, như một người trông nom thường
trực, nếu quả thực hiến pháp của nó thì để được gìn giữ?
(Ai sẽ cai
trị Kallipolis?)
[412a]
GLAUCON: Vâng, chúng ta sẽ cần đến người ấy nhiều nhất
tất cả.
SOCRATES: Những điều đó, khi ấy, sẽ là những mô thức
của giáo dục và dạy dỗ của họ. vì đó là lý do chúng ta nên liệt kê những điệu
múa, đi săn, đuổi thú với những chó săn, những tranh tài thể thao, và những đua
ngựa của họ phải không? Sau hết, họ nên trước sau như một với những mô thức này
là điều rất rõ ràng, và như thế sẽ thôi không có bất kỳ khó khăn nào trong việc
tìm ra họ.
GLAUCON: Không, giả định sẽ không có.
SOCRATES: Được rồi. Bây giờ, câu hỏi tiếp theo chúng
ta phải giải quyết là gì? Không phải đó là ai trong những người này sẽ cai trị
và ai bị cai trị?
GLAUCON: Dĩ nhiên.
SOCRATES: Tốt, không phải điều là rõ ràng rằng những
người lớn tuổi hơn phải cai trị, trong khi những người trẻ tuổi hơn phải được
cai trị?
GLAUCON: Vâng, điều đó thì rõ ràng.
SOCRATES: Và rằng những người cai trị phải là giỏi
nhất trong số họ?
GLAUCON: Vâng, điều đó thì cũng rõ ràng.
SOCRATES: Và không phải những người nông dân giỏi nhất
là những người giỏi nhất trong việc canh tác?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Trong trường hợp này, khi đó, vì những người
cai trị phải là những người giỏi nhất trong những người giám hộ, không phải họ
phải là những người giỏi nhất trong việc bảo vệ thành phố?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Khi đó, không phải rằng họ phải có kiến
thức và khả năng trong vấn đề này, thêm nữa, và không phải rằng họ phải quan
tâm với thành phố?
GLAUCON: Vâng, họ phải.
SOCRATES: Tuy nhiên, một người sẽ quan tâm nhất với
những gì người ấy yêu.
GLAUCON: Nhất thiết.
SOCRATES: Và người ấy sẽ yêu một gì đó nhất nếu người
ấy nghĩ rằng cùng những điều tương tự đã là có lợi cho cả nó và cho bản thân
người ấy, và nếu người ấy nghĩ rằng khi nó làm điều ích lợi, người ấy cũng sẽ
làm điều ích lợi, và nếu nó không làm thế, điều ngược lại sẽ xảy ra.
GLAUCON: Đúng thế đó.
SOCRATES: Khi đó, chúng ta phải chọn trong số những
người giám hộ của chúng ta loại những người có vẻ trên cơ sở của sự quan sát
của chúng ta là trong suốt cuộc đời của họ, có nhiều khuynh hướng nhất để làm
những gì họ tin là có lợi cho thành phố, và không muốn làm những gì ngược lại
nhất.
GLAUCON: Vâng, họ sẽ là thích hợp với chức phận.
SOCRATES: Tôi nghĩ, sau đó, rằng chúng ta sẽ phải quan
sát họ ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời của họ để được chắc chắn rằng họ là những
người giám hộ tốt của xác quyết này, và rằng không ép buộc cũng không mê hoặc
nào khiến họ sẽ loại bỏ hay quên mất tin tưởng của họ rằng họ phải làm những gì
là tốt nhất cho thành phố.
GLAUCON: Ông nói loại bỏ là có nghĩa gì?
SOCRATES: Tôi sẽ nói cho bạn nghe. Đối với tôi có vẻ
rằng sự ra đi của một tin tưởng khỏi não thức của một ai đó thì hoặc là chủ ý
hoặc là vô tình – chủ ý khi người ấy học được rằng tin tưởng là sai, vô tình
trong tất cả những trường hợp nếu tin tưởng là đúng.
[413a]
GLAUCON: Tôi hiểu loại chủ ý như vậy, nhưng tôi vẫn
cần dẫn giải về vô tình.
SOCRATES: Gì vậy? Bạn không biết rằng người ta đều đã
vô tình bị tước đoạt những điều tốt đẹp, nhưng đã chủ ý tước bỏ những điều xấu?
Và không phải rằng bị lừa dối về sự thật là một điều xấu, trong khi có được sự
thật là một điều tốt? Hay bạn không nghĩ rằng để tin tưởng vào những sự vật
việc vốn có, là để có được sự thật?
GLAUCON: Không, ông nói đúng. Và tôi có nghĩ rằng
người ta đều vô tình bị tước đoạt những tin tưởng đúng.
SOCRATES: Khi đó không phải nó là qua trộm cắp, quyến
rũ [75],
và ép buộc khiến điều này xảy ra?
GLAUCON: Bây giờ, tôi lại thực sự không hiểu.
SOCRATES: Tôi giả định rằng tôi đang làm tôi rõ ràng
cũng như một nhà thơ viết bi kịch! [76]
Khi nói những người có tin tưởng của họ bị đánh cắp khỏi họ, tôi muốn nói đến
những ai là người bị thuyết phục lật ngược, hay những ai là người bị quên, vì luận
chứng, trong một trường hợp, và thời gian, trong một trường hợp kia, lấy mất đi
những tin tưởng của họ mà họ không nhận biết. Bây giờ, bạn hiểu, phải không?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Vậy thì, với những ai là người bị ép buộc,
tôi muốn nói những ai là người được làm cho thay đổi những tin tưởng của họ bởi
một số khổ sở hay đau dớn.
GLAUCON: Tôi cũng hiểu điều đó, và ông thì đúng.
SOCRATES: Và những nạn nhân của mê hoặc, tôi nghĩ rằng
bạn sẽ đồng ý, là những ai là người thay đổi những tin tưởng của họ, vì họ đã
bị lạc thú quyến rũ, hay một số lo sợ làm khiếp hãi.
GLAUCON: Có vẻ như với tôi rằng tất cả lừa dối là một
hình thức của sự mê hoặc.
SOCRATES: Vậy nên, như tôi vừa nói, chúng ta phải tìm
ra ai trong họ là người giỏi nhất trong sự bảo vệ trong bản thân họ xác quyết
rằng họ phải luôn luôn làm những gì họ tin là tốt nhất cho thành phố. Chúng ta
phải quan sát họ ngay từ thơ ấu, và đặt họ vào những nhiệm vụ trong đó một
người sẽ có rất nhiều khuynh hướng quên đi một xác quyết như vậy, hay bị đánh
lừa đi ra khỏi nó. Và chúng ta phải chọn những người nhớ dai và khó bị đánh
lừa, và gạt bỏ những người khác. Bạn có đồng ý không?
GLAUCON: Có.
SOCRATES: Và chúng ta cũng phải đặt họ trải qua cực
nhọc, đau đớn, và những thi đua, và chú ý để tìm những điều tương tự ở đó.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Sau đó, chúng ta cũng phải sắp đặt một loại
tranh đua thứ ba cho sự mê hoặc.Giống như những người dẫn những con ngựa non
vào chỗ ồn ào và huyên náo để xem chúng có sợ hãi hay không, chúng ta phải đặt
những người trẻ tuổi của chúng ta chịu điều kiện của những sợ hãi, và sau đó
lại cho họ lao vào những thú vui, như thế để thử thách họ trước sau kỹ lưỡng
hơn người ta thử vàng trong lửa. Và nếu có người nào trong số họ có vẻ như miễn
nhiễm được với sự mê hoặc, trước sau vẫn duy trì điềm tĩnh của mình, là một
người giám hộ tốt của chính mình, và của sự huấn luyện âm nhạc người ấy nhận
được, và tự chứng tỏ bản thân là nhịp nhàng và hài hòa trong tất cả những thử
thách này, người ấy là loại con người sẽ có chỗ dùng nhất, vừa cho bản thân và
cho thành phố. Và bất cứ ai là người được thử nghiệm khi là một trẻ em, thiếu
niên, và người lớn, và luôn luôn nổi lên như không bị nhiễm nhơ bẩn, nên được
xây dựng như một người cai trị cũng như một người giám hộ của thành phố, và nên
được tôn vinh trong đời sống, và nhận được nhận được những ngôi mộ và những đài
tưởng niệm như những phần thưởng giá trị nhất sau khi người ấy chết. Nhưng
những ai là người không thế, nên bị gạt bỏ. Đó là đường lối như thế, Glaucon,
mà tôi nghĩ rằng những người cai trị và những người giám hộ nên được tuyển chọn
và xây dựng. Mặc dù tôi đã cung cấp chỉ là một mẫu thức, không những chi tiết
cặn kẽ.
GLAUCON: Tôi nghĩ cũng giống nhiều như thế.
(Huyền thoại
những Kim loại)
[414b]
SOCRATES: Sau đó, sẽ không thực là chính xác nhất để
gọi những người này là những người giám hộ hoàn toàn, những người canh phòng
chống lại những kẻ thù bên ngoài và những bạn bè bên trong, như thế khiến những
kẻ trước sẽ thiếu sức mạnh, và những kẻ sau sẽ thiếu mong muốn, để làm bất kỳ
tà ác nào, nhưng để gọi những người trẻ tuổi chúng ta vừa nhắc đến họ mới đây
như những người giám hộ, những người trợ
tá và những người ủng hộ những xác quyết của những giám hộ?
GLAUCON: Vâng, tôi nghĩ rằng sẽ vậy.
SOCRATES: Làm thế nào, khi đó, chúng ta có thể đặt ra
một trong những nói dối có ích chúng ta đã vừa nói một lúc trước đây,[77]
một nói dối cao quí độc nhất, tốt nhất là, sẽ thuyết phục được ngay cả bản thân
những người cai trị, nhưng thất bại, không làm được với phần còn lại của thành
phố?
GLAUCON: Loại nói dối nào?
SOCRATES: Không có gì mới, nhưng một loại câu chuyện
của người Phoenicia [78] về một gì đó vốn đã xảy ra ở rất nhiều nơi trước điều này – ít nhất,
đó là những gì những nhà thơ nói và đã thuyết phục mọi người để tin. Nó đã
không xảy ra trong thời chúng ta, và tôi không biết nếu nó có thể xảy ra không.
Cần đến rất nhiều thuyết phục để làm mọi người tin nó.
GLAUCON: Ông có vẻ ngần ngại để kể câu chuyện.
SOCRATES: Bạn sẽ nhận ra rằng tôi có mọi lý do để ngần
ngại, khi tôi kể nó.
GLAUCON: Cứ kể đi. Không phải ngại.
SOCRATES: Đươc!, tôi sẽ – dù tôi không biết tôi sẽ có
được sự táo bạo hay những lời để kể nó lấy từ đâu. Trước tiên tôi sẽ cố gắng để
thuyết phục những nhà cai trị và những người lính, và sau đó phần còn lại của
thành phố, rằng sự nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta đã đem cho họ giống như
những giấc mơ, rằng họ chỉ tưởng tượng rằng họ đã đang trải qua tất cả những sự
vật việc vốn đang xảy ra với họ, trong khi trên thực tế chính bản thân họ trong
thời điểm đó đã đang trong lòng đất, đang được hình thành, và đang được nuôi
dưỡng, và rằng những vũ khí của họ và phần còn lại của trang bị của họ đã cũng
đều được sản xuất ở đấy. Khi họ đã được hoàn thành hoàn toàn, trái đất, mẹ của
họ, gửi họ lên trên mặt đất, vì thế khiến giờ đây, cũng giống đúng như đất trên
đó họ sống là mẹ và vú nuôi của họ, họ phải chủ tâm để nhân danh nó, bảo vệ nó
nếu có bất cứ ai tấn công nó, và coi những công dân khác như anh em đồng sinh
cùng đất mẹ của họ.
GLAUCON: Nó thì không phải là không có gì khiến ông đã
hổ thẹn để kể sự dối trá của ông trước đó.
[415a]
SOCRATES: Không, chỉ là điều nghĩ ngợi xảy ra. Nhưng
dẫu vậy, bạn nên nghe phần còn lại của câu chuyện. “Mặc dù tất cả các bạn trong
thành phố đều là anh em,” khi kể câu chuyện của chúng ta, chúng ta sẽ nói với
họ “khi gót đã đang hình thành các bạn, ông đã pha trộn vàng vào những ai trong
các bạn là những người có khả năng để cai trị, đó là lý do khiến họ là những
người vinh dự đáng kính nhất, pha trộn bạc vào những trợ tá, và sắt và đồng vào
những nông dân và những thợ thủ công khác. Nói chung, các bạn sẽ sinh ra những
đứa con giống như chính mình, nhưng vì các bạn tất cả đều là những bà con ruột
thịt, một đứa con ‘trộn bạc’ sẽ đôi khi được một cha mẹ trộn vàng sinh ra, một
đứa con trộn vàng được một cha mẹ trộn bạc sinh ra, và vân vân như vậy. vì vậy,
mệnh lệnh đầu tiên và quan trọng nhất từ gót với những người cai trị là họ phải
canh giữ không gì tốt hơn, hay trông nom kỹ lưỡng hơn hỗn hợp của những kim
loại trong những hồn người của những con cái của họ. Nếu một đứa con của họ
được sinh ra với một hỗn hợp của sắt hay đồng, trong bất kỳ cách nào họ phải
không thương hại đứa ấy, nhưng chỉ định cho nó một vinh dự phù hợp với bản chất
của nó, và đuổi nó ra nhập đoàn với những thợ thủ công hay nông dân. Mặt khác,
nếu một đứa con của những người kể sau được thấy có một hỗn hợp của vàng hay
bạc, họ sẽ tôn trọng đứa ấy và chấp nhận nó nhập đoàn với những người giám hộ
hay trợ tá. vì có một lời sấm tiên tri rằng một thành phố sẽ bị hủy hoại nếu nó
từng bao giờ có những giám hộ trộn sắt hay đồng”. Thế nên, bạn có một phương
sách nào sẽ làm họ tin câu chuyện này?
GLAUCON: Không, không điều nào như thế sẽ làm cho bản
thân nhóm này tin nó. Nhưng tôi quả thực có một điều cho những đứa con trai của
họ, cho những thế hệ sau, và cho tất cả người khác, những người ra đời sau họ.
SOCRATES: Tốt, ngay cả điều đó sẽ có một tác dụng tốt,
bằng cách làm họ quan tâm với thành phố và với lẫn nhau nhiều hơn. vì tôi nghĩ
tôi hiểu những gì bạn muốn nói, – cụ thể rằng tất cả những điều này sẽ đi đến
chỗ truyền thống dẫn tới. Những gì chúng ta có thể làm, tuy nhiên, khi
chúng ta đã trang bị cho những người sinh từ lòng đất của chúng ta, là dẫn họ
tiến tới trước với những nhà cai trị đi đầu của họ. Họ phải đi và tìm chỗ tốt
nhất trong thành phố cho một trại đóng quân, một chỗ từ đó họ có thể kiểm soát dễ
dàng nhất bất cứ ai trong thành phố là người không muốn tuân theo pháp luật,
hay đẩy lùi bất kỳ kẻ thù bên ngoài nào, giống như một con sói, tấn công chỗ
hở. Và khi họ đã thiết lập trại đóng quân của họ và đã làm lễ hiến sinh cho
những gót tương ứng, họ phải tạo những khu ăn ngủ của họ, phải không?
GLAUCON: Vâng.
SOCRATES: Và không phải là họ phải cung ứng đầy đủ chỗ
trú ẩn chống lại những cơn bão lạnh mùa đông và nóng bức của mùa hè?
GLAUCON: Có, tất nhiên. Sau cùng tôi giả sử ông đang
nói về những khu phố họ sống.
SOCRATES: Phải, nhưng cho những quân nhân, không phải cho những thương
nhân.
GLAUCON: Ông nghĩ rằng giữa hai loại người còn có khác
biệt gì nữa?
SOCRATES: Tôi sẽ cố gắng để cho bạn biết. Bạn thấy
đấy, chắc chắn là điều tệ hại nhất và đáng hổ thẹn nhất trên thế giới cho những
người chăn cừu là nuôi dạy những con chó như những trợ tá để giúp họ với đàn
thú của mình theo một cách thức khiến chính những con chó đó – vì quá độ, đói,
hay vài điều kiện xấu nào đó – gắng gây ra những tai ác cho đàn cừu, sau khi
hành động không giống như những chó chăn cừu, nhưng giống như những con chó
sói.
GLAUCON: Tất nhiên, đó là tệ hại.
SOCRATES: vì vậy, không phải là chúng ta phải dùng tất
cả những phòng ngự để ngăn ngừa những người trợ tá của chúng ta đừng có đối xử
với những công dân giống như thế – vì họ đều mạnh hơn – và trở thành những
người chủ dã man chứ không phải những người có quan hệ ôn hoà dịu dàng với
nhau?
GLAUCON: Vâng, chúng ta phải.
SOCRATES: Và không phải rằng họ sẽ được cung cấp sự
phòng ngự lớn nhất có thể có, nếu họ đã thực sự được giáo dục tốt?
GLAUCON: Thế nhưng chắc chắn họ đã được.
SOCRATES: Đó không phải là một gì đó đáng được khẳng
định tự tin như thế, Glaucon thân yêu của tôi ơi. Nhưng những gì đáng được khẳng
định là những gì chúng ta vừa nói mới giờ đây, rằng họ phải được giáo dục đúng,
dù nó là gì đi nữa, nếu họ sẽ có phần lớn những gì làm họ ôn hoà dịu dàng với
nhau và với những người họ đang bảo vệ.
GLAUCON: Đúng vậy.
SOCRATES: Nhưng bất kỳ một ai với bất kỳ hiểu biết nào
sẽ bảo chúng ta rằng, bên cạnh sự giáo dục này, họ cũng phải được cung cấp
những khu nhà ở và đất đai khác loại như thế, khiến sẽ hoặc không ngăn họ là
những người bảo hộ tốt nhất, hoặc không khuyến khích họ làm ác với những công
dân khác.
GLAUCON: Và người ấy tất đúng.
SOCRATES: Hãy suy xét, sau đó, không biết họ có nên
sống và cư ngụ trong một vài cách thức nào đó loại giống thế này hay không, nếu
họ sẽ là loại người chúng ta đã mô tả. Thứ nhất, không ai trong họ sẽ có bất kỳ
tài sản, đất cát riêng tư nào nếu không hoàn toàn cần thiết. Thứ hai, không ai
sẽ sống trong những khu nhà ở, hay những khu nhà kho mà không mở rộng cho tất
cả mọi người tùy ý ra vào tự do. Những cung ứng loại giống vậy vì được đòi hỏi
cho những người ôn hoà và can đảm, họ là những chiến binh-lực sĩ, họ nên nhận
từ những công dân khác như một món tiền lương cho sự giám hộ của họ, khoản tiền
được cố định khiến không thiếu hụt, cũng không dư thừa đến cuối năm. Họ sẽ cần
có những nhà ăn tập thể để đến dùng bữa, và sẽ sống chung với nhau như những
người lính trong một trại quân. Chúng ta sẽ nói cho họ biết rằng họ có một loại
vàng và bạc siêu phàm trong hồn họ như một món quà vĩnh viễn từ những vị gót,
và không cần có thêm vàng bạc của con người. Và chúng ta sẽ thêm rằng với họ là
điều không kính tín để làm ô uế sự có riêng siêu phàm này bằng có riêng một pha
trộn với vàng bạc của con người, vì nhiều những tác động không kính tín đã thực
hiện với mục đích là tiền bạc của quần chúng, trong khi loại của họ thì tinh
khiết. Không, họ là duy nhất trong dân chúng của thành phố bị pháp luật thiêng
liêng cấm không được tiêu dùng, ngay cả không được cầm vàng hay bạc trong tay.
Họ phải không được chung cùng mái nhà với những kim loại này, không được mặc y
phục có trang sức vàng hay bạc, không được uống với những ly cốc bằng vàng hay
bạc. Và bằng cách hành xử theo cách đó, họ sẽ gìn giữ cho bản thân họ và cho cả
thành phố. Nhưng nếu họ thu giữ đất đai, nhà ở, và tiền bạc cho bản thân, họ sẽ
là những người quản lý gia đình và những nông dân, thay vì là những giám hộ, –
những người chủ thù địch của những công dân khác, thay vì là những đồng minh
của họ. Họ sẽ dành tất cả đời họ để ghét và bị ghét, để âm mưu và bị âm mưu
chống lại, để sợ những kẻ thù bên trong nhiều hơn bên ngoài, – trong thực tế,
đang chạy tới bờ vực của sự hủy diệt của họ và cũng của cả phần còn lại của
thành phố. vì tất cả những lý do này, chúng ta hãy tuyên bố rằng thế đó là như
thế nào những người bảo hộ phải được cung ứng về nhà ở và về phần còn lại, và
thiết lập nó như một pháp luật. Hay bạn không đồng ý?
GLAUCON: Tất nhiên, tôi đồng ý.
(Hết quyển 3)
Plato
Lê Dọn Bàn tạm dịch
– bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)
[1] Xem Plato. Symposium (Tiệc Rượu) – bản tôi dịch
trên blog này
[2] [Hades: (thần thoại Hellas) là vị
gót cai quản thế giới của những người chết, cũng để chỉ chính thế giới của
những người chết; địa ngục/Diêm vương]
Thế
giới Bên Dưới (lòng đất)/thế giới Bên kia: Nơi ở của những người đã chết, trong
tưởng tượng là ở ngay bên dưới mặt đất chúng ta đang ở này, theo những huyền
thoại Greek thời cổ. Nó không hoàn toàn khác với những khái niệm
Thiênđàng/Hoảngục của Kitô/Islam, nhưng cũng không hẳn là giống nhau (Hell/Hoả
ngục: chốn đày ải và trừng phạt (bằng thiêu đốt) vĩnh viễn, chủ yếu cho tất cả
hồn của những ai ‘phạm tội’ không tin Gót). Thế giới bên dưới này, theo người
Greek, gọi là Hades, hay cõi của Hades, vì do gót Hades (tương đương với Pluto
trong thần thoại Rome) cai quản, cũng có có khu vực vinh hiển được gọi là cánh
đồng Elysian, gần giống như thiên
đàng. Cõi Hades cũng có khu vực đày ải cực khổ khủng khiếp gọi là Tartarus, tương tự như hoả ngục đã nhắc
trên, trong những tôn giáo Abraham sau này. Cõi Hades cũng phân chia thành
những khu vực đặc biệt dành cho nhiều loại người chết khác nhau. Trong đó gồm
Cánh đồng Asphodel, đó là khu vực
thảm đạm, không vui của những bóng ma. Đây là khu vực chính dành cho những hồn
người chết ở Thế giới Bên Dưới – không có tra tấn, nhưng cũng không dễ chịu,
tuy nhiên tệ hơn đời sống trên mặt đất. Thế giới Bên Dưới Hellas (thường được
gọi tắt là Thế giới Bên Dưới) này là một tên gọi chung được dùng để mô tả những
lãnh địa khác nhau của thần thoại Hellas, phần lớn được cho là nằm ngay dưới
lòng đất, hay vượt ngoài chân trời. Trong những huyền thoại khác nhau, chúng ta
có thể kể chúng gồm:
(a) Hố
lớn của Tartarus, vốn ban đầu là nhà
tù độc quyền của những gót Titan cũ, nhưng sau đó có nghĩa là hầm ngục đày ải
những linh hồn phạm tội với thần thánh
(b)
Cõi Hades cai trị: được gọi là nhà ở hay địa hạt của Hades (domos Aidaou), Hades, Erebus, Cánh đồng
Asphodel, Stygia và Acheron;
(c)
Quần đảo dành cho những kẻ có phúc hay Elysian,
do Cronus cai trị (Theo Pindar), nơi những anh hùng danh tiếng kể trong những
huyền thoại cư trú sau khi chết;
(d) Cánh đồng Elysian do Rhadamanthys cai
trị, nơi những người đạo hạnh và những ai đã được dẫn nhập, kết nạp vào những
bí ẩn cổ xưa đã đến để ở.
Năm
dòng sông của Hades là Acheron (sông
buồn bã), Cocytus (sông khóc than), Phlegethon (sông lửa), Lethe (dòng sông nhớ) và Styx (dòng sông oán ghét), tạo thành
biên giới giữa thế giới bên trên và bên dưới. Khái niệm về thế giới bên dưới
này của người Greek đã thay đổi nhiều theo thời gian. Chính yếu là cõi ‘sống’
của người đã chết, họ cho rằng sau khi chết, không thấy trên mặt đất này nữa,
nhưng những người chết vẫn tiếp tục trong một cõi khác, đó là cõi của Hades,
không xa đây, ngay dưới lòng đất này, không vui, và ảm đạm và có lẽ ít nhiều
đáng sợ, nhưng của Hades không là chốn của trừng phạt tội lỗi, không có những
tra tấn cực hình, hành hạ đau đớn, hay thiêu đốt đời đời; tất cả chỉ về sau mới
có, khi những khái niệm ‘tội lỗi’ và ‘trừng phạt’ trong những tôn giáo
TrungĐông theo đến. Khái niệm về cõi những người chết, nhìn tổng quát có nhiều
phần giống với của người Egypt (người Greek có lẽ đã mượn từ người Egypt), và
có thể cũng nhiều phần giống với của người Việt/Tàu – trong tin tưởng rằng
những người chết (khất mặt) sống ở một cõi không có ánh sáng (cõi âm), chúng ta
tuy không thấy được, nhưng đôi khi vẫn có thể gặp được, thế nên, chúng ta ta
vẫn tiếp tục chu cấp những nhu cầu, chẳng hạn thức ăn, y phục,... cho họ!
Ở đây,
chúng ta thấy Socrates muốn gạt bỏ sự sợ hãi cái chết, vì nó vô lý và không
thực, cũng không có ích lợi gì về phương diện giáo dục con người, khi sống hãy
cứ sống, nếu đến lúc chết, sẽ chết, không có gì phải sợ hãi những tưởng tượng
về thế giới, về ‘cõi của Hades’ đó. (Trước đó, Epicurus đã phát biểu ‘Cái chết
không làm chúng ta bận tâm, vì chừng nào chúng ta còn sống, cái chết không có ở
đây. Và khi nó đến, chúng ta không còn sống’.) Trái ngược với những tôn giáo về
sau, thí dụ Kitô, dùng chính cái chết hiển nhiên, tất yếu của con người để đe
doạ và hứa hẹn, lấy đó làm nền tảng cho đạo đức Kitô.
Như
thế, với người Hellas; thế giới Bên kia là lòng đất, là Thế giới Bên Dưới. Tìm
gặp người chết là đi vào lòng đất, đi xuống dưới đất (huyền thoại Orpheus và
Eurydice) vì tin tưởng bên dưới mặt đất này là chỗ của những người đã chết, tốt
hay xấu.
[3] [Odyssey
11. 489-91. Achilles nói với Odysseus khi gặp nhau trong cõi âm của Hades.]
[4] [Iliad 20. 64-5. Hades sợ rằng đất sẽ
nứt, mở ra và tiết lộ chỗ ở của mình thì giống như thế nào.]
[5] [Iliad 23. 103-4. Achilles nói những dòng
này khi Patroclus chết, hồn ông này lìa khỏi xác để đi xuống cõi Hades.]
[6] [Odyssey 10. 493-5. Circe nói với
Odysseus về nhà tiên tri Tiresias.]
[7] [Iliad 16. 856-7. Hồn là của Patroclus,
người vừa bị Hector giết chết.]
[8] [Iliad 23. 100. Hồn người nói ở đây là
của Patroclus.]
[9] [Odyssey 14. 6-9. Những hồn là của những
cầu hôn Penelope, những người đã bị Odysseus giết.]
[10]
“Cocytus” có nghĩa là sông than khóc hay buồn phiền, “Styx,” dòng sông của lòng
căm thù.
[11] living well: theo Aristotle. “hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của đời sống, toàn
bộ lý do và cứu cánh của sự hiện hữu của con người”.
[12] Iliad 24.3–12.
[13] Iliad 18.23–4.
[14] Iliad
22.414–5.
[15] Iliad
18. 54. Thetis, mẹ của Achilles, khóc than số phận của mình giữa những Nereids,
những thần nữ trên biển.
[16] Iliad 22. 168-9. Zeus nhìn Hector bị Achilles đuổi chạy.
[17] Iliad
16.433–4.
[18] Iliad
1.599–600
[19] Odyssey
17.384.
[20] Sôphrosunê.
Nghĩa chính của từ này là những gì chúng ta gọi là ‘sự vừa phải, điều độ” – sự
kiểm soát, giữ những thú vui thể xác (ăn uống) trong chừng mực.
[21] Iliad 4.412.
Agamemnon has unfairly rebuked Diomedes for cowardice. Diomedes’ squire
protests, but Diomedes quiets him with these words. By obeying, the squire
exhibits the kind of moderation that most people can come to possess.
[22] Trộn
lẫn những câu của Iliad 3.8 and
4.431.
[23] Iliad
1.225. Achilles lăng mạ Agamemnon, người chỉ huy của ông.
[24] Odyssey
9.8–10.
[25] Odyssey
12.342. Eurylochus urges the men to slay the cattle of Helios in Odysseus’
absence.
[26] Zeus và
Hera là anh em, con của Cronus và Rhea, những gót Titans
[27] Odyssey 8.266ff.
[28] Odyssey 20.17–8. Người nói là Odysseus.
[29] Không
rõ xuất xứ đoạn này. Cf.
Euripides, Medea 964.
[30] Iliad
9.602–3.
[31] Iliad
19.278ff.24.594.
[32] Apollo còn được gọi là
Far-Darter, hay Farshooter
[33] Iliad
22.15,20.
[34] Iliad
21.232ff.
[35] Iliad
23.151–2.
[36] Iliad
14.14–8.
[37] Iliad
23.175.
[38] Theo
như một vài truyền thuyết, Theseus và Peirithous đã bắt cóc Helen và cũng cố
gắng bắt cóc Persephone từ cõi của Hades.
[39] Ý tưởng
lấy từ vở kịch Niobe đã mất của
Aeschylus.
[40] Apollo
[41] Iliad
1.15ff. Hai con trai của Atreus, vua xứ Mycenae, là Menelaus và Agamemnon
[42] Apollo as at 393a1 and 394a3.
[43] dithyramb:
a wild choral hymn of ancient Greece, especially one dedicated to Dionysus
[44] epic poetry
[45] Good and fine person = ‘kalon te karathon esomenon’: người tốt
và cao thượng
[46] speaker: tôi
dùng những từ liên hệ hiểu với nghĩa như sau: người nói là một người nói, hay kể về một sự vật việc gì đó, những
gì người nói kể (diễn giả) nói (diễn thuyết) gọi là là bài nói (diễn văn) cho một hay nhiều người nghe (thính giả), bài nói đó cũng có thể là một câu chuyện kể.
Tưởng cũng nên nhắc, trong sinh hoạt dân chủ ở polis
Athens, mọi người đều phải tham dự
vào những sinh hoạt cộng đồng, phải thay phiên đóng vai trò những hội viên,
thành viên của những tổ chức, hội đồng trong các cơ chế lập pháp, tư pháp, và
hành chính quản trị thành phố, tất cả như thế đòi hỏi thường xuyên phải trình
bày/phát biển ý kiến cá nhân, nên họ phải nói, soạn bài nói. Nói/bàn về những vấn đề chính trị, xã hội; nói trước công
chúng là nhu cầu thường ngày của mọi công dân bình thường của Athens.
[47] Metabolê:
variation in general, but also a technical term in music for the transition
from one harmony to another.
[48] Trình
diễn: đọc thơ nhưng đi kèm với giáng điệu, giọng nói bắt chước theo những nhân
vật trong thơ, như một trình diễn, chứ không phải trình bày – xem thêm Plato – Ion, bản tôi tạm dịch :
“rhapsode” (rhapsōidos):
người chuyên môn đọc những sử thi, đặc biệt họ hợp thành phường hội chuyên
nghiệp, trình diễn bằng ngâm đọc thuộc lòng, và diễn giảng những truyện thơ của
Homer cho đám đông, như một nghề kiếm sống trong những lễ hội thời cổ Greece.
[49] [như
vẫn làm với những thần linh, theo tập tục truyền thống của người Greek]
[50] Ode: thể thơ trữ tình, tán tụng một
sự vật việc hay người nào đó (A choric song of classical Greece, often
accompanied by a dance and performed at a public festival or as part of a
drama.)
[51] Hệ thống những âm giai (Harmoniai) trong âm nhạc Greek thời cổ:
Mixo-Lydian, Syntono-Lydian. Dorian, Phrygian và Ionian
[52] Phthongos,
prosôdia: giọng nói và âm điệu; ở đây có hai ý:
phthongos là tiếng nói một người, tiếng kêu của một con thú, hay tổng quát
hơn một âm thanh thuộc loại nào đó; prosôdia là âm sắc hay cường điệu của
một âm tiết, hay một bài hát có nhạc kèm.
[53] poly-harmonic:
đa cung/nhiều cung
[54] sáo bộ
hơi, nhưng nó có thể chơi nhiều nốt nhạc như những đàn nhiều dây trong bộ dây.
[55] Sau khi
Athena đã tạo ra cây sáo, bà đã ném bỏ nó vì khi chơi nó đem lại một ấn tượng
sai lầm về những đặc tính của bà. Nhưng một satyr là Marsyas đã nhặt lấy nó, và
đã đủ cuồng dại để dùng nó đi thách thức một cuộc thi tài âm nhạc với Apollo
(gót tạo ra đàn lyre). Marsyas đã thua, và Apollo đã róc thịt sống satyr này.
Satyr cũng là những gót (hay thần) nhưng say sưa, mê cuồng như những thú vật,
thường được vẽ với dạng người nhưng có tai, đuôi của ngựa, hay có thêm cả sừng
nếu có dạng dê – satyr đặc biệt có đam mê xác thịt mãnh liệt.
[56] Nê ton kuna: có lẽ là gót Anubis của Egypt, vị gót có đầu của một con chó; như
trong Gorgias 428b5.
[57] Key
elements in a poem, tôi tạm dịch những thuật ngữ của prosody (âm vận học) thơ
Hellas (và English) như sau:
(a) Rhyme (Vần) + Rhythm (Nhịp) (< rhythmos (Greek)= “chuyển động nhịp
nhàng”).
Rhythm Nhịp (ở
đây là nhịp điệu trong thơ) rất quan
trọng với bản chất con người; nên có lý thuyết cho rằng có một liên kết giữa
nhịp điệu và nhịp tim con người, nhịp điệu và sự tiến hóa của loài người, nhịp
điệu và cảm xúc của mỗi con người. Trong khi không giả thuyết nào trong số này
là chắc chắn, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy nhịp điệu trong tất cả những
nền văn hóa của con người trên khắp thế giới, và có bằng chứng rõ ràng về nhịp
điệu trong sự tồn tại của con người buổi ban đầu. Phần lớn nhạc lẫn thơ đều duy
trì một nhịp đập (beat). Với văn thơ
truyền miệng, sự hiện diện của nhịp điệu là một phương diện cần thiết cho việc
ghi nhớ và truyền tải. Nhịp điệu, do đó, có ý nghĩa rất quan trọng trong buổi
đầu của văn chương. Rất nhiều bài thơ ngày nay được viết ra không còn giữ nhịp
điệu nghiêm ngặt, tuy nhiên nhiều dòng thơ, câu thơ có thể được phân tích theo
nhịp điệu của chúng, bất kể nhà thơ có sử dụng nhịp điệu đó trong suốt toàn bộ
bài thơ hay không. Định nghĩa về nhịp điệu đòi hỏi sự có mặt của nhịp đập, hoặc
các đơn vị đo lường (âm+bước+thước thơ).
(b) Âm=nặng/nhẹ; bước thơ=hỗn hợp âm nặng lẫn nhẹ; thước
thơ=số bước thơ trong một dòng thơ:
Nhịp điệu được
kết hợp chặt chẽ với thước thơ (meter), vốn là sự xác định những đơn vị
âm tiết nhấn mạnh hay không nhấn mạnh (nặng/nhẹ) khi đọc lên thành tiếng nói.
Kết hợp những thước thơ này thành một
dạng thức lập đi lập lại nào đó tạo ra nhịp
điệu. Thước thơ (meter) là một
dạng thức của những âm tiết nặng và nhẹ trong những dòng (câu thơ) của bài thơ.
Nó được xác định bởi số bước trong
một dòng và cấu trúc của nó. Bước thơ (Foot/feet)
là thuật ngữ thơ ca để chỉ một đơn vị đo lường: nó là những âm tiết được phân thành
nhóm, theo giọng đọc nặng, nhẹ, trong từng câu thơ. Một bước thơ thường có 2, 3 or 4 âm
tiết trong thơ Greek hay Latin. Có năm bước
thơ chính (trong English): Iamb,
Trochee, Spondee, Dactyl, và Anapest.
Bước thơ
(foot) là đơn vị của thước thơ (meter); có 5 loại thước thơ thông thường: monometer = có 1 bước dimeter
(2 bước); trimeter, ... pentameter (5
bước). Cũng có hexameter (6), heptameter (7), octameter (8).
[58] Có lẽ của những hoà âm trong đó bước
thơ được chia theo tỉ lệ của: (1) 2:2—e.g., the
dactyl ( ̄ ̆ ̆) or the
spondee ( ̄ ̄); (2) 3:2—e.g., the paeon ( ̆ ̆
̆ ̄); (3) 1:2 or 2:1—e.g., the iamb ( ̆ ̄) or the trochee
( ̄ ̆).
[59] [đích
xác nguồn của câu này thì không rõ.]
[60] Damon:
người Socrates hay hỏi về âm nhạc.
[61] Bước
thơ mô tả có lẽ là dactyl ( ̄ ̆ ̆):
nó thì có tính chất chiến tranh và anh hùng, bởi vì thơ anh hùng Hellas đã được
viết bằng hexameter dactylic (câu thơ có 6 bước thơ dactyl); Phức tạp, bởi vì nó bao gồm một âm tiết dài và hai âm tiết
ngắn; bằng với lên và xuống trong việc hoán chuyển về dài và ngắn, vì một âm tiết dài bằng chiều dài với hai âm tiết ngắn; Và
‘chỉ trỏ giống ngón tay’, vì khớp đầu tiên trên ngón tay thường dài gần như
bằng với hai khớp kia.
[62] [Cá là
món ăn xa xỉ ở Athens của Plato. Xem James Davidson, Courtesans
and Fishcakes: The Consuming Passions of Classical Athens (New York: St.
Martin’s, 1998).]
[63] [Những cô gái điếm người thành
Corinth, trong thời cổ Hellas, nổi tiếng quốc tế]
[64] [judge (dikastês) nghĩ đen, là một người trong đoàn bồi thẩm . Tuy nhiên,
những bồi thẩm ở Athens thi hành cả hai vai trò: vừa là quan toà (định hình
phạt) vừa là bồi thẩm (họp bàn về cáo trạng, để quyết định có tội như thế hay
không).]
[65] Asclepius: (Asklepios) nhân vật huyền
thoại, được xem nhu một vị y sĩ thượng thặng. (Trong Iliad, Homer nhắc đến ông như một thày thuốc tài ba, có hai con
trai cũng là những thày thuốc ở Troy) nhưng về sau được cho là con của Apollo,
và tôn vinh như gót của nghề y.
[66] Tên một
loại rượu nho mạnh của Greek thời cổ
[67] Trong Iliad 11.580ff. Eurypylus bị thương,
nhưng không được điều trị theo lối này (xem 11.828–36). Tuy nhiên, Machaon, con
trai của Asclepius, có nhận được sự điều trị này ở đoạn 11.624–50.
[68] hay có
phương tiện để sống
[69]
Phocylides người thành Miletus nhà thơ bi ca, khoảng giữa thế kỷ VI TCN; nổi
tiếng vì những câu châm biếm cô đọng.
[70] Iliad
4.218-9
[71] [375c6-8]
[72] Iliad 17.588
[73] a Muse
[74] misologos đối nghịch với
philologos
[75] Γοητεία: quyến rũ, mê hoặc
[76] Tragikôs: Socrates nhắc đến trộm cắp, quyến rũ, ép buộc… là những nội dung có
tính ẩn dụ, và bao trùm thường thấy ở những nhà thơ viết bi kịch.
[77] Xem
đoạn 382a4-d3.
[78] Rõ ràng
là một dẫn chứng, trước hết, về truyền thuyết người anh hùng của Phoenicia,
Cadmus, người đã gieo xuống đất những răng rồng, từ đó lớn dậy những người
khổng lồ, và thứ hai, Odyssey, và
những câu chuyện Odysseus nói với những người Phoenicia.