Tuesday, April 9, 2013

Bertrand Russell – Lý thuyết về Tri Thức


Lý thuyết về Tri Thức
Bertrand Russell (1926)

Theory of Knowledge
(trong The Encyclopaedia Britannica)






1. 


Trong Những Vấn đề của Triết học (1912); Russell trình bày quan điểm của ông đứng trong lập trường của phái triết học Duy thực (Realism), qua đó không chỉ những đối tượng nhận thức, nhưng những phổ quát trong nhận thức, là “thực”, hiểu như chúng tồn tại độc lập với ý thức. Đối với Russell, luận điểm này là giải thích duy nhất cho một kiến thức tiên nghiệm: những phổ quát này (“một phổ quát sẽ là bất cứ gì mà có thể được chia xẻ bởi những cá biệt, ... ” [1]), và não thức có khả năng nhận thức được chúng qua lý trí. Tuy nhiên về sau, trong Triết học Atômích Lôgích (The Philosophy of Logical Atomism (1918), Russell đổi lập trường, chủ trương rằng chỉ có những ‘atôm lôgích’ – hiểu là những quan hệ, những thuộc tính, vv ... là những gì tồn tại khách quan.

Trong bài có tính cách dẫn nhập và giới thiệu đại cương sau đây, Russell khéo léo dẫn chúng ta qua những định nghĩa cần thiết và trình bày một giải thích hệ thống về gần như tất cả những vấn đề chính của Lý thuyết về Tri Thức. Đây là một trong nhiều những bài viết phổ biến kiến thức phổ thông có giá trị lâu dài ông đã cống hiến cho những người học triết học.



2.
Một đứa trẻ, đôi khi có được một bao diêm đẹp, hay hộp bánh Tây vẽ nhiều màu, nó giữ mãi trên tay, lúc ngủ cũng không rời. Người mẹ thương con, bảo đưa mẹ cất cho. Đến khi bắt được một con dế, hay con ve, nó cuống quít đòi mẹ bao diêm, hộp bánh. Lúc ấy, bà mẹ đã quên, và cả hai mẹ con cùng đi tìm – người mẹ thường bảo “Mẹ tin mẹ biết bao diêm ở trên đầu chạn bếp”. Nhưng bao diêm không ở đó. Đến sau mới biết nó ở một chỗ khác. Cho đến khi tìm được bao diêm – ý tưởng bao diêm ở đầu chạn nhà bếp – chỉ là một tin tưởng, và khi nói “bao diêm ở trên đầu chạn bếp” cũng không làm cho nó là sự thực. Chi có sự thực khi tìm được bao diêm ở đầu tủ gỗ đựng thức ăn trong bếp. Phân biệt đó của người mẹ, Russell gọi là ý thức thông thường (common sense), hiểu là khôn ngoan tự nhiên đến từ đời sống, ít nhiều tùy người, sai lệch tùy cộng đồng văn hóa. 

Lớn lên, tôi rất ít nghe ai nói theo lối – “Mẹ tin mẹ biết”. Quanh chúng ta những lầm lẫn gây hại cho mình và thiệt cho người, đến những quả quyết gây thảm họa đau thương cho dân tộc, hay nhân loại là có lẽ phần lớn có thể tìm được nguyên nhân trong đơn giản tương tự như thế – con người nhầm lẫn, hay muốn người khác lẫn lộn biết và tin, và bỏ qua sự kiện rằng dẫu có nói ra những gì tin tưởng, dù dài, dù khéo, rồi đặt lên cao đến đâu, dù là logos; cũng không vì lời mà làm thành đúngthật; và đã hành động theo đó; trước khi tự hỏi – mình đã biết chưa hay chỉ tin mà thôi?


Đó là sự quan trọng của Lý thuyết về Tri Thức.


Người dịch

Lê DọnBàn




Lý thuyết về Tri Thức

Lý thuyết về Tri thức [2] một sản phẩm của hoài nghi. Khi chúng ta nghiêm trang tự hỏi, liệu chúng ta có thực sự biết bất cứ điều gì tất cả hay không, chúng ta tự nhiên dẫn đến một khảo sát về sự hiểu biết, trong hy vọng có được khả năng để phân biệt những tin tưởng đáng tin cậy từ  những giống như không đáng tin cậy. Thế nên Kant, người sáng lập của tri thức luận hiện đại, đại diện cho một phản ứng tự nhiên chống lại chủ thuyết hoài nghi của Hume. Ít triết gia vài ngày nay sẽ chỉ định cho chủ đề này một tầm quan trọng cơ bản như nó đã có trong hệ thống “phê phán” của Kant; tuy nhiên nó vẫn còn là một phần thiết yếu của triết học. Có lẽ không khôn ngoan nếu bắt đầu với một định nghĩa của môn học, vì như ở nơi nào khác trong những thảo luận triết học, những định nghĩa là gây tranh luận, và nhất định sẽ khác nhau với những trường phái khác nhau, nhưng ít nhất chúng ta có thể nói rằng môn học thì quan tâm với những điều kiện tổng quát của kiến ​​thức, cho đến mức chúng chiếu sáng trên sự thật và sự sai lầm.

Cho thuận tiện, sẽ chia thảo luận của chúng ta thành ba chặng, liên quan tương ứng đến (1) định nghĩa của kiến ​​thức, (2) dữ liệu, (3) phương pháp suy luận. Có điều nên nói, tuy nhiên, rằng khi phân biệt giữa dữ liệu và suy luận, chúng ta đã đứng về phe phái rồi trong một vấn đề có thể tranh cãi, bởi một số triết gia chủ trương sự phân biệt này là ảo tưởng, tất cả kiến ​​thức (theo họ) là có phần trực tiếp và có phần phát sinh.


I. Định nghĩa của Kiến Thức

Câu hỏi kiến ​​thức nên được định nghĩa thế nào có lẽ là quan trọng và khó khăn nhất trong ba điều kể trên mà chúng ta sẽ phải giải quyết. Điều này có thể xem ngạc nhiên: từ cái nhìn đầu tiên, có thể nghĩ rằng kiến ​​thức có thể được định nghĩa như tin tưởng vốn nó thì phù hợp với những sự kiện. Điều rắc rối là không ai biết một tin tưởng là gì, không ai biết một sự kiện là gì, và không ai biết sắp xếp thuộc loại nào thì phù hợp giữa chúng sẽ làm một tin tưởng là đúng thực. Chúng ta hãy cùng bắt đầu với tin tưởng.

Tin tưởng

Theo truyền thống, một “tin tưởng” là một trạng thái của não thức thuộc một loại nhất định nào đó. Nhưng những người theo thuyết hành vi [3] phủ nhận rằng có những trạng thái của não thức, hay ít nhất rằng chúng không thể biết được, do đó họ tránh từ “tin tưởng”, và nếu họ sử dụng nó, sẽ có nghĩa là một đặc tính của hành vi cơ thể. Có những trường hợp trong đó cách sử dụng này sẽ đúng là phù hợp theo như ý thức thông thường. Giả sử bạn sửa soạn đi thăm một người bạn mà bạn vẫn thường đến thăm trước đây, nhưng khi đến nơi, bạn thấy rằng ông ấy đã dời nhà, bạn sẽ nói “Tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn còn ở ngôi nhà cũ của ông.” Tuy nhiên, có nhiều xác xuất là bạn không nghĩ gì về điều đó hết cả, mà chỉ đơn thuần là đã cứ theo đuổi con đường thường lệ của thói quen. Một “tư tưởng” hay “tin tưởng”, do đó, trong quan điểm của ý thức thông thường, có thể được cho thấy bằng hành vi, mà không có bất kỳ một xuất hiện thuộc “não thức” tương ứng nào. Và ngay cả nếu bạn sử dụng một hình thức của những lời nói như giả định để bày tỏ tin tưởng, bạn vẫn phải dấn mình vào những hành vi của cơ thể, nếu như bạn phát âm lớn tiếng những lời nói, hay với chính mình. Trong những trường hợp loại giống thế, chúng ta sẽ nói rằng bạn có một tin tưởng hay không? hay có phải một gì đó thì cần thêm nữa?

Phải thừa nhận rằng hành vi thì thực tiễn là như nhau, dù bạn có hay không có một tin tưởng hiện ra rõ ràng. Những người đang ở ngoài trời khi một cơn mưa rào đổ xuống, dương dù của họ lên, nếu họ có dù, một số nói với chính họ “trời đã bắt đầu mưa”, những người khác hành động mà suy nghĩ rõ ràng không hiện ra, nhưng kết quả là hệt như nhau trong cả hai trường hợp. Trong tiết trời rất nóng, cả con người và loài vật tránh nắng mặt trời, tìm vào bóng râm, nếu có thể, con người có thể có một “tin tưởng” rõ ràng rằng bóng râm thì dễ chịu hơn, nhưng loài vật cũng tìm bóng râm như thế. Điều đó vẻ như, do đó, rằng tin tưởng, nếu nó không phải chỉ đơn thuần là một đặc tính của hành vi, thì không quan trọng về nguyên nhân. Và sự phân biệt giữa đúng và sai hiện hữu ở chỗ có hành vi mà tin tưởng không hiện ra rõ ràng, cũng đúng nhiều như chỗ có tin tưởng hiện diện rõ ràng, điều này được cho thấy bằng minh họa của việc đi đến nơi mà người bạn đã ở trước đây. Vì vậy, nếu lý thuyết về tri ​​thức là quan tâm với sự phân biệt đúng thực với sai lầm, chúng ta sẽ phải gồm cả những trường hợp trong đó có tin tưởng không hiện rõ ràng, và nói rằng một tin tưởng có thể là chỉ đơn thuần tiềm ẩn trong hành vi. Khi bà Mẹ già Hubbard đi tới tủ thức ăn nhiều ngăn, bà đã “tin” rằng có một miếng xương cho chó trong đó, ngay cả nếu như bà đã không có trạng thái của não thức có thể được gọi là có nhận thức trong ý nghĩa của tâm lý học tự quán nội tâm. [4]

Lời nói.

Ngõ hầu mang quan điểm này vào trong hài hòa với những sự kiện về hành vi con người, dĩ nhiên là cần thiết để ghi nhận ảnh hưởng của những lời nói. Con thú muốn bóng mát trong một ngày nóng thì bị cảnh tượng của bóng tối thu hút, con người có thể phát âm từ ngữ “bóng râm”, và hỏi tìm nó được chỗ nào. Theo những người trong thuyết hành vi, đó là việc sử dụng những lời nói và hiệu quả của chúng trong sự tạo ra những đáp ứng có điều kiện vốn cấu thành sự “suy nghĩ”. Với những mục đích của chúng ta để dò hỏi xem quan điểm này có đem cho toàn bộ sự thật về vấn đề này hay không là không cần thiết. Những gì quan trọng là nhận thức rằng hành vi (có đi kèm) lời nói có những đặc điểm dẫn chúng ta đến nhìn nó như một dấu hiệu của “tin tưởng” đã nổi bật lên trước, ngay cả khi những lời nói được lập lại chỉ đơn thuần như thói quen cơ thể. Cũng giống đúng như thói quen đi đến một ngôi nhà nào đó khi bạn muốn thăm người bạn có thể nói để cho thấy rằng bạn “tin tưởng” ông ta sống trong ngôi nhà đó, vì vậy thói quen nói “hai cộng hai là bốn”, ngay cả khi chỉ đơn thuần là lời nói, phải được chủ trương là cấu thành “tin tưởng” trong mệnh đề số học này. Thói quen bằng lời nói, tất nhiên, không phải là những bằng chứng không thể sai lầm của tin tưởng. Chúng ta có thể nói mỗi Chủ Nhật rằng chúng ta là những kẻ “có tội” khốn khổ, trong khi nghĩ rất tốt về bản thân mình. Tuy nhiên, nói một cách rộng rãi, thói quen lời nói kết tinh rõ ràng tin tưởng của chúng ta, và có khả năng tiện lợi nhất làm cho chúng phơi mở rõ ràng. Nói nhiều thêm hơn cho những lời nói thì rơi vào trong sự tôn kính duy ý mê tín với chúng, vốn đã từng là nguyên nhân suy sụp của triết học trong suốt lịch sử của nó.

Tin tưởng và hành vi

Như thế, chúng ta được lái đến quan điểm rằng, nếu một tin tưởng là là một gì đó quan trọng về nguyên nhân, nó phải được định nghĩa như một đặc tính của hành vi. Quan điểm này cũng bị đẩy tới chúng ta bởi sự xem xét của sự thật và sự dối trá, bởi hành vi có thể bị nhầm lẫn đúng như trong cách thức gán được cho một tin tưởng sai lầm, ngay cả khi không có tin tưởng rõ ràng nào hiện diện, lấy thí dụ, khi một người tiếp tục dương dù mình để che mưa, sau khi mưa đã ngừng mà không chắc có nuôi dưỡng ý kiến ​​rằng trời vẫn còn đang mưa. Tin tưởng trong chiều hướng rộng rãi hơn này có thể được gán cho những động vật – lấy thí dụ, cho một con chó chạy đến phòng ăn khi nó nghe tiếng chiêng. Và khi một con vật ứng xử với một ảnh phản chiếu trong một gương soi như thể nó là “thực”, chúng ta sẽ tự nhiên nói rằng nó “tin tưởng” có một con vật khác ở đó, hình thức này của lời nói thì được cho phép  bởi định nghĩa của chúng ta.

Nó vẫn còn, tuy nhiên, để nói rằng những đặc điểm gì của hành vi có thể được mô tả như những tin tưởng. Cả hai, người và vật, hoạt động ngõ hầu đạt được những kết quả nhất định, thí dụ, lấy được thức ăn. Đôi khi họ thành công, đôi khi họ thất bại  – khi họ thành công, những tin tưởng có liên quan của họ là “đúng”, nhưng khi họ thất bại, ít nhất có một là sai. Thường sẽ có một số những tin tưởng tham dự vào một mảnh đã qui định của hành vi, và nhiều loại khác biệt của môi trường sẽ là cần thiết để gỡ ra phân biệt được những đặc tính quan hệ nhân quả, vốn tạo dựng những tin tưởng khác nhau. Phân tích này thì bị tác động bởi ngôn ngữ, nhưng sẽ rất khó khăn nếu áp dụng cho loài vật câm. Một câu nói có thể được nhận như là một quy luật của hành vi trong bất kỳ môi trường nào có chứa một số đặc tính, nó sẽ là “đúng” nếu hành vi dẫn đến kết quả thỏa đáng cho người có liên quan, và nếu không nó sẽ “sai”. Như vậy, ít nhất, là định nghĩa của người theo chủ nghĩa thực dụng về sự thật và sự dối trá.

Sự Thực trong Lôgích.

Ngoài ra cũng có, tuy nhiên, một phương pháp thảo luận câu hỏi này lôgích hơn. Trong lôgích, chúng ta mặc nhiên nhận như đã sẵn rằng một từ có một “nghĩa”, những gì chúng ta biểu thị từ điều này, tôi nghĩ, chỉ có thể giải thích được trong những định hạn của hành vi, nhưng một khi chúng ta đã có được một từ vựng của những lời nói vốn chúng có “nghĩa”, chúng ta có thể tiến hành một cách đúng lề thói mà không cần phải nhớ “nghĩa” là gì. Từ những luật cú pháp trong ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng, chúng ta có thể xây dựng những mệnh đề bằng cách ghép những từ của ngôn ngữ vào nhau, và những mệnh đề này có những nghĩa là kết quả của những nghĩa của những từ riêng biệt và chúng thội không còn (có nghĩa) tùy tiện nữa. Nếu chúng ta biết rằng một số những mệnh đề này là đúng, chúng ta có thể suy ra rằng một số những mệnh đề khác là đúng, và rằng một số những mệnh đề khác là sai; đôi khi điều này có thể được suy diễn với chắc chắn, đôi khi với xác suất (đúng sai) cao hoặc thấp hơn. Trong tất cả những vân dụng lôgích này, không cần thiết phải nhớ những gì tạo nên ý nghĩa và những gì cấu thành sự đúng thật hay sai lầm. Đó là trong khu vực chính thức này mà hầu hết triết học đã sống, – và trong khu vực này rất nhiều điều có thể nói là đúng thật và quan trọng, mà không có sự cần thiết của bất kỳ học thuyết cơ bản nào về ý nghĩa. Nó thậm chí có vẻ như có thể để xác định “đúng thực” trong điều kiện của “ý nghĩa” và “sự kiện”, như ngược lại với định nghĩa thực tiễn mà chúng ta đã đưa ra một chút trước đây. Nếu vậy, có hai định nghĩa giá trị về “sự thật”, mặc dù cả hai tất nhiên sẽ áp dụng đối cùng những  mệnh đề.

Định nghĩa thuần túy chính thức của “sự thật” có thể được minh họa bằng một trường hợp đơn giản. Từ “Plato” có nghĩa là một người nào đó, từ “Socrates” có nghĩa là một người nào đó khác, từ “tình yêu” có nghĩa là một mối quan hệ nào đó nhất định. Nhận như vậy, ý nghĩa của ký hiệu phức tạp “Plato yêu Socrates” là cố định, chúng ta nói rằng ký hiệu phức tạp này là “đúng” nếu như có một sự kiện nhất định trên thế giới, cụ thể là sự kiện Plato yêu Socrates, và trong trường hợp ngược lại ký hiệu phức tạp là sai. Tôi không nghĩ giải thích này là sai, nhưng, giống như tất cả mọi thứ thuần túy chính thức, nó không thăm dò rất sâu cho lắm.

Không chắc chắn và không rõ ràng.

Trong xác định kiến ​​thức, có thêm hai vấn đề nữa được đem vào cân nhắc xem xét, cụ thể là mức độ chắc chắn và mức độ chính xác. Tất cả mọi kiến thức thì không chắc chắn ít hay nhiều hơn, và mơ hồ ít hay nhiều hơn. Những điều này, trong một ý hướng, là những tính chất đối lập: kiến ​​thức mơ hồ có nhiều khả năng đúng thực hơn là kiến ​​thức chính xác, nhưng hữu ích ít hơn. Một trong những mục tiêu của khoa học là tăng mức chính xác mà không giảm tính chắc chắn. Nhưng chúng ta không thể hạn định từ “kiến thức” với những gì có mức độ cao nhất của cả hai phẩm tính này, chúng ta phải bao gồm cả một số mệnh đề mà chúng là khá mơ hồ và một số chỉ có thể là có cơ xảy ra. Tuy nhiên , điều quan trọng là chỉ rõ  sự mơ hồ và không chắc chắn chỗ nào nếu chúng có mặt, và nếu có thể, ước tính mức độ của chúng. Chỗ nào điều này có thể được thực hiện chính xác, nó sẽ trở thành “sai lầm có thể có” và “xác suất có thể có”. Tuy nhiên, trong hầu hết những trường hợp, độ chính xác trong phương diện này là không thể có được.


II. Dữ liệu

Trong kiến ​​thức khoa học cao cấp, sự phân biệt giữa những gì là một dữ liệu và những gì được suy ra là rõ ràng trong thực hành, mặc dù đôi khi khó khăn trong lý thuyết. Trong thiên văn học, lấy thí dụ, những dữ liệu chủ yếu là những mô hình đen và trắng nào đó trên những phóng ảnh phẳng. Chúng được gọi là những ảnh chụp phần này hay phần kia của bầu trời, nhưng tất nhiên bao gồm nhiều suy luận khi xử dụng chúng để cung cấp kiến ​​thức về những chòm sao hay những hành tinh. Nói rộng rãi, đòi hỏi những phương pháp khá khác nhau và một loại chuyên môn hoàn toàn khác nhau cho những quan sát vốn chúng cung cấp dữ liệu trong khoa học định lượng, và cho những diễn dịch từ những dữ liệu được trình bày để hỗ trợ cho lý thuyết này hay kia. Sẽ không có lý do gì để mong đợi Einstein là giỏi giang đặc biệt trong việc chụp ảnh những ngôi sao gần mặt trời trong thời gian một nhật thực. Nhưng mặc dù sự phân biệt là thực tế rõ ràng trong những trường hợp như vậy. Điều là kém hơn thế nhiều khi chúng ta đến với kiến ​​thức kém chính xác. Có thể nói được rằng sự phân tách thành dữ liệu và suy luận thuộc về một chặng đã tiến triển của kiến ​​thức, và vắng mặt trong khởi đầu của nó.

Suy luận của loài vật

Nhưng cũng đúng như chúng ta đã thấy là cần thiết để chấp nhận rằng kiến ​​thức có thể chỉ là một đặc tính của hành vi, vì vậy chúng ta sẽ phải nói về sự suy luận. Những gì một nhà lôgích nhìn nhận như suy luận là một hoạt động đã lọc tinh vi, thuộc một trình độ cao của sự phát triển trí tuệ, nhưng có một loại suy luận khác vốn ngay cả loài vật cũng thực hành. Chúng ta phải lưu ý đến hình thức thô sơ này của suy luận trước khi chúng ta có thể trở nên rõ ràng về phần những gì chúng ta nói có nghĩa là “dữ liệu”.

Khi một con chó nghe cồng và lập tức đi vào phòng ăn, con chó rõ ràng là, trong một ý hướng, đương thực hành sự suy luận. Đó là nói rằng, phản ứng của nó thì phù hợp, không với tiếng ồn của chính cái cồng, nhưng với gì mà tiếng ồn là một dấu hiệu của nó: phản ứng của nó về yếu tính là tương tự như những phản ứng của chúng ta với những lời nói. Một con vật có đặc tính, khi hai tác nhân kích thích được thí nghiệm cùng nhau, một cái có xu hướng gọi ra phản ứng vốn chỉ cái kia trước đây có thể gọi ra. Nếu tác nhân kích thích (hoặc một trong số chúng) là xúc cảm mạnh mẽ, một thí nghiệm kết nối có thể là đủ, nếu không, có thể phải đòi hỏi nhiều thí nghiệm kết nối. Đặc điểm này thì hoàn toàn vắng mặt trong những bộ máy. Giả sử, lấy thí dụ, rằng trong một năm, mỗi ngày bạn đều đi đến một máy (bán bánh kẹo) tự động nhất định nào đó, và quẹt một que diêm ở đằng trước nó, khi cùng lúc bạn gài vào (khe nhận tiền) một đồng tiền xu -, nó sẽ không, cuối cùng, có bất kỳ một xu hướng nào để thả ra thỏi sô-cô-la của nó khi chỉ đơn thuần có cảnh tượng một que diêm bật cháy. Đó là để nói, máy móc không biểu lộ suy luận ngay cả trong hình thức trong đó nó chỉ đơn thuần là một đặc tính của hành vi. Suy luận phơi bày rõ ràng, giống như của con người thực hành, là một hợp lý hoá của hành vi mà chúng ta chia sẻ với những động vật. Sau khi có kinh nghiệm A và B cùng với nhau thường xuyên, bây giờ chúng ta phản ứng với A như chúng ta ban đầu đã phản ứng với B. Để làm điều này có vẻ hợp lý, chúng ta nói rằng A là một “dấu hiệu” của B, và rằng B đã phải thực sự có mặt mặc dù (không thấy vì) ra khỏi tầm nhìn. Đây là nguyên lý của qui nạp, hầu như tất cả khoa học đặt nền trên nó. Và một khối lượng lớn của triết học là một nỗ lực để làm nguyên lý được xem là hợp lý.

Bất cứ khi nào, do thừa hưởng kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta phản ứng với A theo cách thức mà trong đó chúng ta nguyên thủy đã phản ứng với B, chúng ta có thể nói rằng A là một “dữ liệu” và B thì được “suy ra”. Trong ý hướng này, loài vật thực hành suy luận. Rõ ràng, cũng vậy, rằng nhiều suy luận thuộc loại này là ngụy lý, ảo tưởng: sự kết hợp của A và B trong kinh nghiệm quá khứ có thể là tình cờ. Những gì còn thiếu rõ ràng là có bất kỳ cách nào để tinh luyện loại này của suy luận mà sẽ làm cho nó hợp lệ. Đó, tuy nhiên, là một câu hỏi chúng ta sẽ xem xét sau. Những gì tôi muốn xem xét bây giờ là bản chất của những yếu tố đó trong kinh nghiệm của chúng ta, với một hồi tưởng phân tích, chúng xuất hiện như “dữ liệu” trong ý nghĩa được xác định trên.

Dữ liệu não thức và vật chất.

Theo truyền thống, có hai loại dữ liệu, một vật chất, có nguồn gốc từ những giác quan, một kia não thức, xuất phát từ tự xem xét ý tưởng và cảm xúc bên trong. Điều có vẻ như rất đáng đặt câu hỏi liệu sự phân biệt này có thể được thực hiện một cách hợp lệ trong số những dữ liệu, có vẻ như là thuộc về những gì được suy ra từ chúng. Giả sử, vì mục đích xác định, rằng bạn đang nhìn một hình tam giác màu trắng vẽ trên một bảng đen. Bạn có thể làm cả hai phán đoán: “có một tam giác ở đó”, và “tôi thấy một tam giác”. Đây là những mệnh đề khác nhau, nhưng cả hai diễn tả một dữ liệu xuông, dữ liệu xuông có vẻ là như nhau trong cả hai mệnh đề. Để minh họa sự khác biệt của những  mệnh đề: bạn có thể nói “có một tam giác ở đó”, nếu như bạn đã thấy nó một khoảnh khắc trước đây, nhưng bây giờ mắt bạn đã nhắm, và trong trường hợp này, bạn sẽ không nói “tôi thấy một tam giác”; Mặt khác, bạn có thể thấy một chấm đen mà bạn biết là do ăn uống khó tiêu hoặc mệt mỏi, và trong trường hợp này, bạn sẽ không nói “có một chấm đen ở đó.” Trong trường hợp đầu tiên của những trường hợp này, bạn có một trường hợp rõ ràng của suy luận, không của một dữ liệu.

Trong trường hợp thứ hai, bạn từ chối để suy ra một đối tượng công cộng, mở ra cho quan sát của những người khác. Điều này cho thấy rằng: “tôi thấy một tam giác” đi đến gần hơn để là một dữ liệu, hơn là “có một tam giác ở đó”. Nhưng nhữ lời nói “tôi” và “nhìn thấy” cả hai đều liên quan đến những suy luận, và không thể được bao gồm trong bất kỳ hình thức nào của lời nói có mục đích để diễn tả một dữ liệu xuông. Từ “tôi” rút ra ý nghĩa của nó, một phần, từ ký ức và kỳ vọng, vì tôi không hiện hữu chỉ tại một thời điểm. Và “nhìn thấy” là một lời nói theo quan hệ nhân quả, gợi ý cho thấy sự phụ thuộc vào mắt, điều này liên quan đến kinh nghiệm, bởi vì một em bé sơ sinh không biết rằng những gì nó thấy tùy thuộc vào mắt của nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể loại bỏ sự phụ thuộc này trên kinh nghiệm, vì rõ ràng là tất cả những đối tượng nhìn thấy có một phẩm tính chung, không thuộc thính giác hoặc xúc giác hoặc bất kỳ những đối tượng khác. Chúng ta hãy gọi phẩm tính này là “thị giác”. Sau đó, chúng ta có thể nói: “có một tam giác thị giác”. Điều này thì gần khoảng đến mức như chúng ta có thể nhận được từ lời nói với dữ liệu cho cả hai mệnh đề: “có một tam giác ở đó”, và “tôi thấy một tam giác”. Sự khác biệt giữa những mệnh đề là kết quả  từ những suy luận khác nhau: trong lần thứ nhất, đối với thế giới công cộng của vật lý, liên quan đến nhận thức của những người khác, trong lần thứ hai, đối với toàn bộ kinh nghiệm của tôi, trong đó tam giác thị giác là một yếu tố. Sự khác biệt giữa tính vật chất và tính não thức, do đó, sẽ có vẻ như thuộc về những suy luận và những xây dựng, không với những dữ liệu.

Như vậy, điều có vẻ rằng dữ liệu, trong ý nghĩa mà chúng ta đang sử dụng từ ngữ, bao gồm những biến cố  ngắn gọn, làm nổi lên trong chúng ta những phản ứng khác nhau, một số trong chúng có thể được gọi là “suy luận”, hoặc ít nhất là có thể nói cho thấy sự hiện diện của suy luận. Việc tổ chức hai hai lớp của những biến cố này, một mặt là thành phần của thế giới công cộng vật lý, mặt khác như những bộ phận của một kinh nghiệm cá nhân, thuộc về những gì là suy ra, không phải những gì được đưa ra. Đối với lý thuyết về kiến ​​thức, những câu hỏi về tính hợp lệ của suy luận là rất quan trọng. Thật không may, không gì là rất thỏa đáng có thể nói được về nó, và những thảo luận cẩn thận nhất đã từng là hoài nghi nhất. Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét vấn đề với không định kiến.


III. Những phương pháp suy luận

Là theo tập quán để phân biệt hai loại suy luận, Diễn dịch và Qui nạp. Diễn dịch rõ ràng là có tầm quan trọng thực tiễn rất lớn, vì nó ôm trọn toàn bộ ngành toán học. Nhưng nó có thể bị nghi vấn, trong bất kỳ ý hướng chặt chẽ nào, liệu nó tất cả có là một hình thức của suy luận hay không. Một diễn dịch thuần khiết gồm chỉ đơn thuần là nói cùng một điều theo một cách khác [5] . Áp dụng với một trường hợp cụ thể có thể có tầm quan trọng, bởi vì chúng ta mang vào kinh nghiệm rằng có một trường hợp loại như thế – lấy thí dụ, khi chúng ta suy luận rằng Socrates thì cũng chết bởi vì tất cả mọi người ai cũng chết. Nhưng trong trường hợp này, chúng ta đã mang vào một mảnh kinh nghiệm mới, không bao gồm trong trong lược đồ suy luận trừu tượng. Trong diễn dịch thuần khiết, chúng ta đối phó với xy, không phải với những đối tượng kinh nghiệm như Socrates và Plato. Tuy nhiên dù điều này có thể là gì, diễn dịch thuần khiết không nêu lên những vấn đề vốn thuộc mức quan trọng nhất cho lý thuyết về kiến ​​thức, và do đó chúng ta có thể bỏ qua nó.

Qui Nạp.

Những hình thức quan trọng của suy luận cho lý thuyết về kiến ​​thức là những hình thức trong đó chúng ta suy ra sự hiện hữu của một gì đó có những đặc điểm nhất định nào đó từ sự hiện hữu của một gì đó có những đặc điểm khác nhất định nào đó. Lấy thí dụ: bạn đọc tin trong báo rằng một người nổi tiếng nào đó thì chết, và bạn suy luận rằng ông đã chết. Đôi khi, tất nhiên, sự suy luận thì sai lầm. Tôi đã đọc những tin nói về cái chết của tôi trên báo, nhưng tôi tránh để không suy luận rằng tôi đã là một hồn ma [6]. Trong tổng quát, tuy nhiên, những suy luận như vậy là thiết yếu cho sự tiến hành của đời sống. Hãy tưởng tượng đời sống của một người hoài nghi là người nghi ngờ sự chính xác của danh bạ điện thoại, hoặc, hay khi ông nhận được một lá thư, cân nhắc nghiêm trang rằng có thể xảy ra trường hợp là những dấu mực đen có thể đã do một con ruồi dính mực bò qua mặt giấy vô tình làm nên. Chúng ta phải chấp nhận kiến ​​thức đơn thuần chỉ có thể xảy ra được trong cuộc sống hàng ngày, và lý thuyết về kiến ​​thức phải giúp chúng ta quyết định khi nào nó thực sự là có thể xảy ra, và không phải chỉ đơn thuần là định kiến của loài vật.

Xác suất.

Đến nay khảo luận đầy đủ nhất về loại suy luận chúng ta đang xem xét được lấy từ Luận thuyết về Xác xuất (1921) của J. M. Keynes [7]. Công trình của ông so với của những người đi trước thì quá siêu việt, khiến nó làm việc xem xét chúng thành không cần thiết. Ông Keynes xem xét cho rằng phép qui nạp và phép loại suy là tương tự nhau, và xem như phép sau là cơ sở của phép trước. Bản chất bóc trần của một suy luận bằng loại suy thì như sau: Chúng ta đã tìm thấy một số những trường hợp cá biệt trong đó có hai đặc điểm được kết hợp, và không có những trường hợp cá biệt nào, trong đó chúng không kết hợp; chúng ta tìm thấy một trường hợp cá biệt mới, trong đó chúng ta biết rằng một của những đặc điểm thì có mặt, nhưng không biết liệu đặc điểm kia thì có mặt hay không, chúng ta biện luận bằng loại suy, xác xuất rằng đặc điểm kia thì cũng có mặt. Mức độ xác suất mà chúng ta suy ra sẽ thay đổi tùy theo những hoàn cảnh khác nhau. Là điều không thể phủ nhận rằng chúng ta làm những suy luận như vậy, và cả khoa học cũng như cuộc sống hàng ngày sẽ không thể nào thành có thể với không có chúng. Câu hỏi cho nhà lôgích là về phần tính hợp lệ của chúng. Có phải chúng luôn luôn là hợp lệ, không bao giờ, hoặc đôi khi? Và trong trường hợp cuối cùng, khi nào chúng ta có thể quyết định chúng có giá trị?

Giới hạn của tính bất đồng.

Ông Keynes cho rằng chỉ đơn thuần gia tăng số lượng những trường hợp cá biệt, trong đó hai tính chất cùng được tìm thấy với nhau, thì không làm gì nhiều để tăng cường khả năng chúng cùng được tìm thấy với nhau trong những trường hợp cá biệt khác. Điểm quan trọng, theo ông, là trong những trường hợp được biết, những trường hợp cá biệt nên có ít những phẩm tính khác chung với nhau đến mức có thể được. Nhưng thậm chí sau đó một giả định nữa là cần thiết, nó được gọi là nguyên lý về giới hạn của tính chất bất đồng. Giả định này được phát biểu như sau: “Rằng những đối tượng trong phạm vi này, trên đó những khái quát hóa của chúng ta mở rộng, không có một số lượng vô hạn của những phẩm tính độc lập; đó là, nói cách khác, những đặc điểm của chúng, cho dù rất nhiều, kết hợp lại, dính liền nhau với nhau trong những nhóm kết nối không thay đổi, vốn là hữu hạn trong số lượng”. Điều không phải là cần thiết để xem giả định này như chắc chắn, điều là đủ nếu có một vài xác xuất hữu hạn trong thuận lợi cho nó.

Là điều không dễ để tìm được bất kỳ luận chứng nào thuận hay chống lại một xác suất hữu hạn tiên nghiệm trong thuận lợi ủng hộ cho giới hạn của tính bất đồng. Tuy nhiên, điều nên được quan sát, rằng một xác suất “hữu hạn”, trong thuật ngữ của Keynes, có nghĩa là một xác suất lớn hơn so với một vài xác suất đo lường được số lượng, thí dụ như xác suất của một đồng xu hiện ra “ngửa” trong một triệu lần tung. Khi điều này được thực hiện, giả định chắc chắn có vẻ hợp lý. Luận chứng mạnh nhất ở phía thái độ hoài nghi là rằng cả hai, người và vật, đều bị liên tục dẫn đến những tin tưởng (trong nghĩa hành vi), được gây ra bởi những gì có thể được gọi là những qui nạp không hợp lệ, điều này xảy ra bất cứ khi nào một vài sắp xếp thứ tự ngẫu nhiên đã tạo ra một liên kết không trong phù hợp với bất kỳ một luật nào khách quan. Tiến sĩ Watson [8] làm một trẻ sơ sinh bị sợ hãi những con chuột trắng bằng cách đánh một cái chiêng ở phía sau đầu của nó tại thời điểm đưa ra cho nó thấy một con chuột trắng (thuyết hành vi). Nhìn chung toàn bộ, tuy nhiên, những sắp xếp thứ tự ngẫu nhiên thường sẽ có khuynh hướng là khác biệt với những người khác nhau, và do đó những qui nạp trong đó người ta đồng ý có một cơ may lớn là có tư cách hợp lệ. Qui nạp khoa học hay những suy luận loại suy, trong những  trường hợp tốt nhất, có thể được giả định là có một mức độ cao của xác suất, nếu nguyên tắc trên về giới hạn của tính bất đồng là đúng, hay có thể hữu hạn. Kết quả này không là quá xác định như chúng ta có thể mong muốn, nhưng nó là ít nhất là đáng ưa thích so với chủ nghĩa hoài nghi hoàn toàn của Hume. Và nó không thu nhận được, như trả lời của Kant với Hume, bằng một triết lý sắp đặt đặc biệt, nó tiến hành trên những đường bình thường của phương pháp khoa học.

Những mức độ của chắc chắn.

L
ý thuyết về kiến ​​thức, như chúng ta đã thấy, là một môn học mà phần là lôgích, phần tâm lý; sự kết nối giữa những phần này không phải là rất chặt chẽ. Phần lôgích có thể, có lẽ, đi đến chủ yếu là một tổ chức của những gì hợp qui cách được thông qua cho kiến ​​thức theo với những cấp độ khác nhau của sự chắc chắn: một vài phần của những tin tưởng của chúng ta liên quan với nhiều những giả định đáng ngờ hơn là đã liên quan với trong những phần khác. Lôgích học và toán học, về một mặt, và những sự kiện của nhận thức về mặt khác, có bậc cao nhất của chắc chắn, chỗ nào có ký ức đi vào, tính chắc chắn thì giảm đi, chỗ nào có nội dung không được quan sát đi vào, tính chắc chắn thì giảm đi thêm nữa; vượt quá khỏi tất cả những  giai đoạn này đi đến những gì một nhà khoa học thận trọng sẽ thú nhận là hoài nghi. Nỗ lực để tăng sự chắc chắn khoa học bằng những phương tiện của một vài triết học đặc biệt xem dường như vô vọng, bởi vì, trong quan điểm về sự bất đồng của những triết gia, những mệnh đề triết học phải được tính là đáng nghi ngờ nhất giữa số những mệnh đề mà những sinh viên đứng đắn đem cho một chuẩn y không đủ tiêu chuẩn. Vì lý do này, chúng ta đã giới hạn chính chúng ta vào những thảo luận vốn không giả định bất kỳ một vị trí xác định nào về triết học như trái ngược với những câu hỏi khoa học.

Bertrand Russell
Lê Dọn Bàn tạm dịch  bản nháp thứ nhất
(Apr/2013)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com


[1] Xem Bertrand Russell, Những Vấn đề của Triết học (The Problems of Philosophy) bản dịch LDB.
[2] EpistemologyTri Thức học, ngành học về bản chất, nguồn gốc và những giới hạn của kiến thức con người (nature, sources and limits of knowledge). Trả lời những câu hỏi sau: “Chúng ta có thể biết được những gì? – Chúng ta có thể chắc chắn được những gì? – Như thế nào chúng ta có thể vượt quá những gì chỉ đơn thuần là ý kiến để đi đến được hiểu biết – để thật sự có kiến thức?”
Thuật ngữ có gốc Greek: epistēmē (“tri thức”) và logos (“lý trí”), và theo đó tôi nghĩ nên gọi là Lý thuyết về Tri Thức (the theory of knowledge), như Russell dùng trên đây – và như thế dễ hiểu và sát với nội dung hơn từ “tri thức luận”, hay “nhận thức luận” vẫn thường dùng trước đây. Lý thuyết về Tri Thức có một lịch sử dài, ở phương Tây, đã bắt đầu trong triết học cổ Hylạp và tiếp tục phát triển tới ngày nay, là một trong bốn ngành chính của triết học (cùng với Siêu hình, Lôgích và Đạo đức), và hầu như tất cả những triết gia lớn đều có đóng góp vảo ngành học này, có hai trường phái chính là: Duy nghiệm (Empiricism) và Duy Lý (Rationalism); như tên gọi – đai diện cho hai lập trường chính về nguồn gốc của tri thức con người: kinh nghiệm giác quan hay suy luận lý trí – mỗi trường phái nhấn mạnh vào sự quan trọng của một trong hai nguồn này (kiến thức đến từ đâu? nguồn nào đáng tin hơn và đóng vai quyết định?) 

[3] behaviourism: trường phái Tâm lý học, chủ trương rằng hành vi của con người và động vật có thể giải thích chỉ bằng điều kiện tác động (phản ừng điều kiện) mà không phải dùng đến tư tưởng hay cảm xúc như những nguyên nhân giải thích; đưa đến chủ trương những rối loạn tâm sinh lý (một chức năng của cơ thể) thì tốt nhất là chữa trị bằng cách thay đổi những mô thức hành vi ứng xử (behavior patterns).
[4] "Old Mother Hubbard" tên một bài đồng dao (nursery rhyme) tiếng Anh rất phổ thông, bốn câu đầu như sau: “Mẹ già Hubbard đi vào tủ bếp, định cho con chó miếng xương, lúc bà đến đó, ngăn tủ trống trơn, và con chó đáng thương không có miếng xương” 
[5] tautology
[6] Một lần, đi thăm và khi đương ở nước Tàu, Russell bị bệnh nặng; một tờ báo Mỹ (Evening Bulletin, Philadelphia) vội vàng đã nhầm lẫn loan tin ông chết, tháng Mar/1921. 
[7] John Maynard Keynes (1883 - 1946): người Anh, kinh tế gia lỗi lạc, lý thuyết của ông có ảnh hưởng lớn rộng nhất trong thể kỷ 20, một rường phái kinh tế mang tên ông.

[8] John B. Watson (1878-1925), nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ; đã thực hiện một thí nghiệm có ảnh hưởng quan trọng và quyết định nhất trong nghiên cứu tâm lý vào năm 1920.  Các nhà tâm lý học và sinh viên ngành tâm lý học đều biết nghiên cứu này mang tên em “bé Albert”. Nó nổi tiếng vì là một nghiên cứu đánh dấu mốc, mở ra một bước rẽ quan trọng: Watson đã có thể cho thấy rằng những phản ứng chúng ta gọi là “tình cảm” là những hành vi được điều kiện hóa, hoặc được học tập.
Trước đó, nhà sinh lý học người Nga Ivan Pavlov đã tiến hành thí nghiệm chứng minh tiến trình phản ứng có điều kiện ở loài chó. Watson đã quan tâm vào việc đưa nghiên cứu của Pavlov xa hơn nữa để cho thấy rằng phản ứng trong cảm xúc con người cũng có thể được xem là phản ứng có điều kiện cổ điển của Pavlov. Người tham gia trong thử nghiệm này là một đứa trẻ ngày nay được biết là đưa bé, tuổi chưa đầy năm, mới chín tháng, tên là “bé Albert”. Watson và người trợ tá, bà Rayner, cho em bé tiếp xúc với một loạt các kích thích, gồm một con chuột trắng, một con thỏ, một con khỉ, những mặt nạ và giấy báo đốt cháy, và quan sát phản ứng của em. Em bé ban đầu cho thấy không có sự sợ hãi nào với bất kỳ các đối tượng đã kể. Thời gian kế tiếp, Albert được cho tiếp xúc với một con chuột, Watson đã gây một tiếng động lớn bằng cách lấy một cái búa gõ vào một ống kim loại. Đương nhiên, đứa trẻ bắt đầu khóc sau khi nghe tiếng động lớn. Sau nhiều lần ghép nối chuột màu trắng với tiếng ồn lớn, Albert bắt đầu sợ khóc khi chỉ đơn giản nhìn thấy con chuột.
Khám phá này vẫn còn ứng dụng rộng rãi ngày nay – thí dụ trong nghệ thuật quảng cáo – liên kết món hàng muốn bán – với một gì đó biết chắc khách hàng đã biết và ưa thích – sẽ đưa đến tâm lý khách hàng có thể chọn lựa như cũng ưa thích món hàng muốn bán. Liên kết này chỉ đơn giản bằng cách đặt cả hai cạnh nhau trong một quảng cáo, lập đi lập lại nhiều lần  – thí dụ, một món ăn, một kiểu xe, một mẫu áo – cạnh một tài tử xinê, hay người chơi thể thao nổi tiếng, đã biết được nhiều người ưa thích.