Những Ý tưởng đã Giúp Loài người
Bertrand Russell
Ideas That Have Helped Mankind
[Từ Unpopular Essays (Những Luận văn không phải ai cũng thích). London:
George Allen & Unwin, 1950]
Những Ý tưởng đã Giúp Loài người
1.
Trước khi chúng ta có thể thảo luận đề tài này chúng ta phải hình thành một vài khái niệm về loại tác dụng mà chúng ta xem như một giúp đỡ cho loài người. Có phải loài người được giúp đỡ khi họ trở nên đông đảo hơn? Hay khi họ trở nên bớt giống loài thú vật? Hay khi họ trở nên sung sướng hơn? Hay khi họ học biết vui hưởng một số những kinh nghiệm đa dạng lớn rộng hơn? Hay khi họ trở nên hiểu biết hơn? Hay khi họ trở nên thân thiện với nhau hơn? Tôi nghĩ rằng tất cả những điều này đi vào trong khái niệm của chúng ta về những gì giúp đỡ loài người, và tôi sẽ nói một lời sơ khởi về chúng.
Trước khi chúng ta có thể thảo luận đề tài này chúng ta phải hình thành một vài khái niệm về loại tác dụng mà chúng ta xem như một giúp đỡ cho loài người. Có phải loài người được giúp đỡ khi họ trở nên đông đảo hơn? Hay khi họ trở nên bớt giống loài thú vật? Hay khi họ trở nên sung sướng hơn? Hay khi họ học biết vui hưởng một số những kinh nghiệm đa dạng lớn rộng hơn? Hay khi họ trở nên hiểu biết hơn? Hay khi họ trở nên thân thiện với nhau hơn? Tôi nghĩ rằng tất cả những điều này đi vào trong khái niệm của chúng ta về những gì giúp đỡ loài người, và tôi sẽ nói một lời sơ khởi về chúng.
Phương diện không thể nghi ngờ nhất trong đó những ý tưởng đã giúp loài người là những con số. Đã phải có một thời gian khi những homo sapiens là một loài rất hiếm, sống-còn bấp bênh trong rừng và hang động, khiếp hãi trước những dã thú, gặp khó khăn trong việc tìm được thức ăn. Vào thời kỳ này, ưu thế sinh học của bộ óc thông minh lớn hơn của con người, vốn được tích lũy vì nó có thể truyền giao từ thế hệ trước qua thế hệ sau, còn mới bắt đầu chớm nghiêng sang nặng hơn những bất lợi của giai đoạn thơ ấu dài của hắn, sự kém nhanh nhẹn của hắn khi so với loài khỉ, và thiếu sự bảo vệ của lông rậm chống lại trời lạnh. Trong những ngày đó, số người chắc chắn phải là rất nhỏ. Sự sử dụng chính của nó, qua suốt những thời kỳ, trong việc con người dành kỹ thuật khéo léo của họ đã là để gia tăng tổng số dân số. Tôi không có ý nói rằng đây đã là ý định, nhưng trên thực tế, đó đã là tác dụng. Nếu đây là một điều gì đó để bày tỏ vui mừng, vậy thế chúng ta có dịp để bày tỏ vui mừng.
Chúng ta cũng trở nên, trong những phương diện nào đó, dần dần bớt giống loài thú vật. Tôi có thể nghĩ đến hai phương diện nổi bật cụ thể: thứ nhất, do tập thành được, như trái với bẩm sinh, những kỹ năng tiếp tục đóng một phần tăng thêm trong đời sống con người, và thứ hai, do nghĩ trước lo xa chế ngự thôi thúc bốc đồng hơn và càng hơn. Trong những phương diện này, chúng ta đã chắc chắn trở nên thăng tiến, bớt giống loài thú vật.
Về phương diện đa
dạng của những thú vui, tuy nhiên, vấn đề là khác đi. Tôi nhớ có đọc một chuyện
kể về một số sư tử là những con được đưa vào đóng trong một phim cinê, chiếu
cho thấy những phá phách thành công của giống sư tử trong một tình trạng hoang
dã, nhưng không con nào trong số chúng đã có được vui thú gì từ cảnh tượng này.
Không phải chỉ có âm nhạc và thơ ca, và khoa học, nhưng bóng đá và bóng chày,
và rượu, chúng không đủ sức đem niềm vui đến với loài vật. Thông minh của chúng
ta, do đó, chắc chắn đã cho chúng ta khả năng để nhận được một số nhiều về vui
thú hơn là được mở ra cho những loài vật, nhưng chúng ta đã mua lợi thế này với
chi phí của một nguy cơ lớn hơn với buồn chán.
Nhưng người ta sẽ
bảo tôi rằng không phải con số cũng không phải sự đa dạng của những thú vui làm
nên vinh quang của con người. Đó là phẩm chất của trí tuệ và đạo đức của hắn.
Rõ ràng chúng ta biết nhiều hơn loài vật, và là điều bình thường khi xem điều
này là một trong những ưu thế của chúng ta. Trong thực tế, liệu nó có phải là
ưu thế hay không, có thể còn nghi ngờ. Nhưng dẫu ở mức nào, nó là một gì đó
phân biệt chúng ta với loài thô bạo.
Có phải văn minh
đã dạy chúng ta thân thiện với nhau hơn? Câu đáp thì dễ dàng. Robins (giống chim Anh, không phải giống
chim Mỹ) mổ một robin [1]
già cho chết, trong khi con người (người Anh, không phải là người Mỹ) cấp cho
một người già một món tiền hưu trí. Bên trong cùng bầy đàn, chúng ta là thân
thiện với nhau hơn so với nhiều loài động vật, nhưng trong thái độ của chúng ta
đối với những ai ngoài bầy đàn này, mặc dù tất cả những gì những bậc thày đạo
đức và tôn giáo đã từng làm, những xúc cảm của chúng ta cũng hung dữ như của
bất kỳ động vật nào, và thông minh chúng ta làm chúng ta có khả năng để đem cho
chúng một phạm vi mà thậm chí con thú man rợ nhất cũng bị từ chối, không thể
bằng được. Điều có thể hy vọng, mặc dù không phải rất tự tin, đó là thái độ
nhân đạo nhiều hơn sẽ đi đến thắng thế với thời gian, nhưng đến nay những điềm
báo trước không phải là rất có cơ thành tựu.
Tất cả những yếu
tố khác nhau này phải được giữ trong não thức trong khi xem xét những ý tưởng
nào đã làm nhiều nhất để giúp loài người. Những ý tưởng mà chúng ta sẽ quan
tâm, chúng có thể rộng rãi được chia thành hai loại: những ý tưởng đóng góp cho
kiến thức và kỹ thuật, và những ý tưởng có liên quan với đạo đức và chính trị.
Trước tiên, tôi sẽ bàn luận về những ý tưởng có liên quan với kiến thức và kỹ
thuật.
2.
2.
Những bước quan
trọng và khó khăn nhất đã được thực hiện trước thuở bình minh của lịch sử. Ở
giai đoạn nào ngôn ngữ đã bắt đầu thì không được biết, nhưng chúng ta có thể
khá chắc chắn rằng nó đã bắt đầu rất tiệm tiến. Không có nó, sẽ đã là rất khó
khăn để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, những phát minh và những
khám phá đã dần dần thực hiện được.
Một bước tiến lớn
khác, có thể đã đến trước hoặc sau sự bắt đầu của ngôn ngữ, đó là việc sử dụng
lửa. Tôi cho rằng đầu tiên lửa được sử dụng chủ yếu để giữ những loài hoang thú
tránh xa trong khi tổ tiên chúng ta ngủ, nhưng sự ấm áp phải đã được thấy là dễ
chịu. Có thể giả định rằng trong dăm ba trường hợp, một đứa bé đã bị mắng vì
ném miếng thịt vào lửa, nhưng khi lấy vội nó ra, đã được thấy là thơm ngon hơn
nhiều, và như thế, lịch sử lâu dài của nấu ăn đã bắt đầu.
Sự thuần hóa
những gia súc, đặc biệt là bò và cừu, phải đã làm đời sống dễ chịu và vững chắc
hơn nhiều. Một vài nhà nhân chủng học có một lý thuyết hấp dẫn rằng sự hữu dụng
của những giống gia súc đã không được tính toán trước, nhưng người ta đã nỗ lực
để thuần hóa con thú bất kể loại nào mà tôn giáo họ đã dạy họ thờ phụng. Những
bộ tộc thờ phụng sư tử hay cá sấu đều đã bị chết sạch, trong khi những bộ tộc
đã nhận bò hay cừu là con vật linh thiêng, những bộ tộc ấy đã phát triển. Tôi
thích lý thuyết này, và trong sự thiếu vắng hoàn toàn chứng cớ, cả bên thuận
lẫn bên chống, tôi cảm thấy mình được tự do loay hoay với nó.
Thậm chí quan
trọng hơn sự gia súc hóa những động vật là sự phát minh của nông nghiệp, tuy
nhiên, nó đã đem đến những thực hành khát máu vào trong tôn giáo vốn kéo dài
trong nhiều thế kỷ. Những nghi lễ phồn thực có khuynh hướng liên quan đến sự
hiến sinh con người và ăn thịt người. Gót Moloch đã không giúp bắp mọc lớn, trừ
khi ông được đãi tiệc với máu trẻ con [2].
Một ý kiến tương tự đã được hội nhà thờ Tinlành Phúc âm ở Manchester chấp nhận,
trong những ngày đầu của phong trào kỹ nghệ, khi họ giữ trẻ em sáu tuổi, làm
việc 12-14 giờ một ngày, trong những điều kiện đã làm hầu hết chúng chết. Ngày
nay đã khám phá được rằng rằng hạt lúa sẽ phát triển, và hàng bông có thể được
sản xuất, mà không phải tưới bằng máu của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp của hạt
lúa, sự khám phá đã mất hàng nghìn năm, trong trường hợp hàng bông hầu như
không đến một thế kỷ. Như thế, có lẽ có một vài bằng chứng về sự tiến bộ trên
thế giới.
Phát minh cuối
cùng trong những phát minh vĩ đại thời tiền-sử đã là nghệ thuật viết, vốn thực
sự đã là một điều kiện tiên quyết của sử ký. Chữ viết, giống như tiếng nói, đã
phát triển dần dần, và trong hình thức của những hình ảnh được xắp xếp để
truyền tải một thông điệp, nó là có thể cũng cổ xưa như tiếng nói, nhưng từ
những hình vẽ đi đến chữ viết ghi âm tiết, và từ đó đến hệ thống chữ cái đã là
một sự tiến hóa rất chậm. Ở nước Tàu, bước cuối cùng đã chưa bao giờ thành
hình.
3.
3.
Sang đến thời
lịch sử, chúng ta thấy những bước quan trọng sớm nhất đã được thực hiện trong
toán học và thiên văn học, cả hai đều bắt đầu từ Babylonia một vài nghìn năm
trước khởi đầu kỷ nguyên của chúng ta. Học hỏi ở Babylon có vẻ như, tuy nhiên,
đã trở thành rập khuôn và không tiến bộ từ lâu trước khi người Hylạp đầu tiên
đi đến tiếp xúc với nó. Đó là từ người Hylạp mà chúng ta nợ những cách suy nghĩ
và nghiên cứu mà mãi mãi kể từ đó, vẫn được tìm thấy có kết quả thành công.
Trong những thành phố thương mại phồn thịnh Hylạp, người giàu có sống trên sức
lao động nô lệ đã do những tiến trình của thương mại đưa đến tiếp xúc với nhiều quốc gia, một số khá man dã, một
số khác hoàn toàn văn minh. Những gì những quốc gia văn minh – dân Babylon và
dân Aicập – đã có cho người Hylạp đã được đồng hóa nhanh chóng. Họ đã trở nên
phê phán với những phong tục truyền thống riêng của họ, do nhận thức chúng ngay
lập tức là tương tự như, và khác biệt với, những phong tục của những dân tộc
kém cỏi xung quanh, và như vậy đến thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, một số
người trong số họ đạt được một trình độ của chủ nghĩa duy lý soi sáng (giải
thoát khỏi ngu dốt mê tín) mà ngày nay vẫn không thể vượt qua. Xenophanes đã
quan sát rằng người ta tạo những vị gót theo hình ảnh của chính họ – “những
người Ethiopia tạo những gót của họ da đen và mũi
hếch tẹt; những người Thracia nói những gót của họ có mắt xanh và tóc đỏ: Vâng,
và nếu bò và sư tử và ngựa đã có tay, và có thể sơn vẽ bằng tay của chúng, và
đã tạo nên những công trình nghệ thuật như con người, ngựa sẽ vẽ những gót có
dạng giống loài ngựa, và bò giống như loài bò, và làm thân mình những gót của
chúng như trong hình ảnh của những mình mẩy thú vật khác loại của chúng”.
Một số người
Hylạp đã dùng sự phóng thích họ khỏi truyền thống vào sự theo đuổi toán học và
thiên văn học, trong cả hai môn đó họ đã tạo được những tiến bộ sửng sốt đáng
khâm phục nhất. Toán học đã không được những người Hy Lạp xử dụng, như trong
thời hiện đại xử dụng nó để tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến trình kỹ
nghệ; nhưng nó đã là một theo đuổi “thanh nhã quí phái”, được đề cao vì mục
đích riêng của nó là đem cho sự thật vĩnh cửu, và một tiêu chuẩn siêu-cảm thức,
mà theo đó thế giới hữu hình đã bị kết buộc như đứng sau ở hạng nhì. Chỉ
Archimedes đã báo trước sự sử dụng hiện đại của toán học qua sáng chế những máy
móc dùng trong chiến tranh để bảo vệ thành Syracuse chống lại quân đội Lamã.
Một người lính Lamã giết chết ông, và những nhà toán học đã lại rút lui vào
trong tháp ngà của họ.
Thiên văn học,
vốn những thế kỷ thứ mười sáu và mười bảy đã theo đuổi với nhiệt tình, phần lớn
vì sự hữu dụng của nó trong ngành hàng hải, đã được những người Hylạp theo đuổi
mà không bận tâm đến hữu dụng thực tiễn, trừ khi, sau thời cổ đại, nó đã trở
nên liên kết với chiêm tinh học. Ở giai đoạn rất sớm ban đầu họ đã khám phá ra
trái đất thì tròn, và đã làm được một ước tính khá chính xác về kích thước của
nó. Họ đã khám phá ra cách tính khoảng cách của mặt trời và mặt trăng, và
Aristarchus người đảo Samos thậm chí đã đi đến luận ra trọn vẹn giả thuyết của
Copernicus, nhưng quan điểm của ông đã bị tất cả những người theo ông gạt bó,
chỉ trừ một người, và sau thế kỷ thứ ba trước Công nguyên không có tiến bộ rất
quan trọng nào đã được thực hiện. Đến thời Phục hưng, tuy nhiên, một vài gì đó
của những gì người Hylạp đã làm trở nên được biết đến, và đã làm dễ dàng rất
nhiều cho sự nổi lên của khoa học hiện đại.
Người Hylạp đã có
khái niệm về luật tự nhiên, và tập lấy được thói quen của diễn tả những luật tự
nhiên bằng những thuật ngữ toán học. Những ý tưởng này đã cung cấp chìa khóa
cho một số lượng rất nhiều hiểu biết về thế giới vật lý đã đạt được trong thời
hiện đại. Nhưng nhiều người trong số họ, bao gồm Aristotle, đã bị lạc đường bởi
một niềm tin rằng khoa học có thể đem ý tưởng của mục đích để dùng một cách
hiệu quả. Aristotle phân biệt bốn loại nguyên nhân [3],
trong đó chúng ta chỉ quan tâm với hai loại, nguyên nhân “tác động” và nguyên
nhân “cuối cùng”. Nguyên nhân “tác động” là những gì chúng ta nên gọi đơn giản
là nguyên nhân. Nguyên nhân “cuối cùng” là mục đích. Ví dụ, nếu trong quá trình
của một chuyếṇ cuốc bộ dài trong vùng núi, bạn tìm thấy một quán trọ đúng khi
cơn khát của bạn đã trở nên không chịu đựng được, nguyên nhân tác động của
quán trọ là những hành động của những người thợ nề đã xây nó, trong khi nguyên
nhân cuối cùng của nó là sự thỏa mãn cơn khát của bạn. Nếu ai đó hỏi “tại sao
lại có một quán trọ ở đó?” Nó sẽ là cũng thích ứng như nhau khi trả lời “vì một
ai đó đã xây nó ở đó” hoặc “vì nhiều khách qua đường khát nước đi ngang lối
đó”. Một là một giải thích bằng nguyên nhân “tác động” và một kia là bằng
nguyên nhân “cuối cùng”. Chỗ nào có liên quan với những công việc của con
người, giải thích theo nguyên nhân “cuối cùng” thì thường là thích hợp, vì
những hành động của con người có mục đích. Nhưng chỗ nào có liên quan với thiên
nhiên vô tri vô giác, chỉ có những nguyên nhân “tác động” đã được khám phá khoa
học tìm thấy, và cố gắng để giải thích những hiện tượng bằng những nguyên nhân
“cuối cùng” luôn luôn đã dẫn đến khoa học xấu. Có thể là, bởi chúng ta nên
biết, có một mục đích trong những hiện tượng tự nhiên, nhưng nếu như vậy nó vẫn
hoàn toàn chưa được khám phá, và tất cả những định luật khoa học phải chỉ có
việc làm với những nguyên nhân “tác động”. Trong phương diện này, Aristotle đã
dẫn thế giới đi lạc, và nó đã không hoàn toàn hồi phục cho đến tận thời của
Galileo.
Thế kỷ thứ mười
bảy, đặc biệt là Galileo, Descartes, Newton và Leibniz, đã thực hiện một bước
tiến trong sự hiểu biết của chúng ta về thiên nhiên, bất ngờ và ngạc nhiên
nhiều hơn bất kỳ tiến bộ nào khác trong lịch sử, ngoại trừ của những người
Hylạp ban đầu. Đúng là một số những khái niệm sử dụng trong Vật lý toán của
thời đó đã không hoàn toàn có giá trị như khi đó đã gán cho chúng. Đúng là cũng
có những tiến bộ gần đây về vật lý thường đòi hỏi những khái niệm mới hoàn toàn
khác với những khái niệm của thế kỷ thứ mười bảy. Những khái niệm của chúng,
trên thực tế, đã không phải là chìa khóa để mở tất cả những bí mật của thiên
nhiên, nhưng chúng đã là chìa khóa cho một số rất lớn. Kỹ thuật hiện đại trong
kỹ nghệ và chiến tranh, với bom nguyên tử là ngoại trừ duy nhất, vẫn còn hoàn
toàn dựa trên một loại của động lực học đã phát triển từ những nguyên lý của
Galileo và Newton. Hầu hết thiên văn học vẫn dựa trên cùng những nguyên lý này,
mặc dù có một vàivấn đề như “điều gì giữ cho mặt trời nóng?”, trong đó những
khám phá gần đây của cơ học quantum là thiết yếu. Cơ học của Galileo và Newton
dựa trên hai nguyên lý mới và một kỹ thuật mới.
Nguyên lý đầu
tiên của những nguyên lý mới đã là luật về quán tính, phát biểu rằng rằng bất
kỳ vật thể nào, nếu để mặc nó, sẽ tiếp tục di chuyển như nó đương di chuyển
theo cùng một đường thẳng, và với cùng một vận tốc. Sự quan trọng của nguyên lý
này chỉ là hiển nhiên khi nó được tương phản với những nguyên lý mà những học
giả kinh viện đã khai triển từ Aristotle. Trước Galileo, đã được chủ trương
rằng có một khác biệt căn bản giữa những vùng nằm phía bên dưới mặt trăng và
những vùng từ phía mặt trăng trở lên. Trong những vùng phía dưới mặt trăng,
lĩnh vực thấp-dưới-trăng (“sublunary sphere”),
có sự thay đổi và phân rã, chuyển động “tự nhiên” của những vật thể là chuyển
động thẳng, nhưng bất kỳ vật thể nào trong chuyển động, nếu để mặc nó, sẽ dần
dần chậm đi và hiện đang dừng lại. Từ mặt trăng hướng lên về phía trên, trái
lại, chuyển động “tự nhiên” của những vật thể là chuyển động vòng tròn, hoặc
hỗn hợp của những chuyển động tròn, và trong những tầng trời đó, không có
điều-gì giống như là thay đổi hoặc phân rã, trừ những thay đổi định kỳ của quỹ
đạo của những thiên thể. Những chuyển động của những thiên thể đã là không tự
phát, nhưng đã được truyền cho chúng từ di động đầu tiên (primum mobile), đó là ngoài cùng nhất của những mặt cầu di chuyển,
và chính chuyển động của nó bắt nguồn từ Động lực bất động (Unmoved Mover), tức là Gót. Không ai đã
nghĩ đến làm bất kỳ một yêu cầu nào tới sự quan sát, lấy một trường hợp, điều
đã được nhận biết là một viên đạn bắn đi, đầu tiên sẽ di chuyển theo chiều
ngang một lúc, và sau đó đột nhiên bắt đầu rơi theo chiều dọc, mặc dù có thể đã
đươc coi là bất cứ ai khi xem một đài phun nước hẳn đã có thể nhìn thấy những
hột nước di chuyển theo những đường vòng cung. Những sao chổi, vì chúng xuất
hiện rồi biến mất, đã được cho là giữa trái đất và mặt trăng, vì nếu chúng đã
phía cao hơn mặt trăng, chúng đã phải là không thể bị hủy hoại. Rõ ràng là
trong mớ lộn xộn như vậy không có gì có thể phát triển được. Galileo đã thống
nhất những nguyên lý chi phối trái đất và bầu trời bằng luật duy nhất của ông
về quán tính, theo đó một vật thể, một lần trong chuyển động, sẽ không ngừng vì
tự thân nó, nhưng sẽ di chuyển với một vận tốc không đổi theo một đường thẳng
cho dù đó là trên trái đất, hoặc một trong những lĩnh vực vũ trụ. Nguyên tắc
này đã làm cho nó có thể phát triển một khoa học của những chuyển động của vật
chất, mà không cần dùng giải thích nào về bất kỳ ảnh hưởng của não thức hay
tinh thần, và như thế đặt những nền tảng của vật lý hoàn toàn vật chất, trong
đó những con người của khoa học, cho dù có ngoan đạo đến đâu, kể từ đó đều đã
tin theo.
Từ thế kỷ thứ
mười bảy trở đi, điều đã thành ngày càng tăng lên hiển nhiên rằng nếu chúng ta
muốn hiểu những luật tự nhiên, chúng ta phải rũ sạch tất cả mọi loại thiên kiến
về đạo đức và thẩm mỹ. Chúng ta phải thôi không nghĩ rằng những điều cao quý có
những nguyên nhân cao thượng, rằng những điều phức tạp khôn ngoan có những
nguyên nhân thông minh, hay rằng trật tự thì không thể nào có được mà không có
một người cảnh sát vũ trụ. Người Hylạp đã ngưỡng phục mặt trời và mặt trăng và
những hành tinh, và đã cho rằng chúng là những vị gót; Plotinus giải thích họ
siêu vượt hơn con người đến thế nào trong sự khôn ngoan và đức hạnh.
Anaxagoras, người đã dạy khác đi, đã bị truy tố vì tội bất kính và đã bị buộc
phải biến cho nhanh khỏi Athens. Người Hylạp cũng được cho phép chính họ nghĩ
rằng vì vòng tròn là hình hình học hoàn hảo nhất, phải là những chuyển động của
những thiên thể, hoặc được bắt nguồn từ những chuyển động vòng tròn. Mỗi thiên
kiến của loại như thế này đã phải bị thiên văn học thế kỷ thứ mười bảy loại bỏ.
Hệ thống Copernicus cho thấy trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, và
làm nảy ra trong trí một số ít những tinh thần dũng cảm rằng có lẽ con người
không phải là mục đích tối cao của đấng Tạo Hóa. Tuy nhiên, trong chủ yếu,
những nhà thiên văn là những người ngoan đạo Kitô, và cho đến thế kỷ thứ mười
chin, ngoại trừ ở Pháp, hầu hết số họ đều tin tưởng vào chương Sáng thế trong
Cựu ước.
Đã là trong khoa địa chất học; Darwin, và học thuyết tiến hóa,
vốn đầu tiên phá vỡ lòng-tin tôn giáo của giới khoa học nước Anh. Nếu con
người đã tiến hóa bởi những thay đổi từ từ không thể cảm nhận được, từ những
dạng thức thấp hơn của sự sống, một số những sự việc (vẫn nói trong đạo Kitô)
đã trở thành rất khó hiểu. Đến lúc nào trong quá trình tiến hóa, tổ tiên của
loài người chúng ta đã tiếp thụ được ý
chí tự do? [4] Ở giai đoạn
nào trong hành trình dài từ loài (đơn bào) amoeba,
họ đã bắt đầu có được những linh hồn bất
tử? [5]
Khi nào họ đã đầu tiên có được khả năng gây nên những loại tà ác khiến do đây
một Tạo Hóa toàn thiện thương người đã chính đáng gửi họ vào trong đọa đày vĩnh
cửu? Hầu hết mọi người đều cảm thấy rằng hình phạt như vậy sẽ quá hà khắc đối
với loài khỉ, mặc dù chúng có xu hướng thích ném sọ dừa vào đầu những người
châu Âu. Nhưng còn về người Pithecanthropus
erectus thì sao? [6] Có phải là
thực sự người này đã ăn quả táo? [7]
Hay đó đã là người Pekiniensis Homo?
Hoặc là nó có lẽ là người Piltdown? [8]
Tôi đã đi Piltdown một lần, nhưng không thấy có bằng chứng về suy đồi đặc biệt
nào trong làng đó, cũng không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc nó có thay đổi
đáng kể nhận biết được từ những thời tiền sử. Có lẽ sau đó đã là những người Neanderthal là người đầu tiên phạm vào
tội lỗi? [9]
Điều này có vẻ có nhiều khả năng xảy ra hơn, vì họ sống ở nước Đức [10].
Nhưng rõ ràng là không thể trả lời cho những câu hỏi loại như vậy, và những nhà
thần học, ai là những người không hoàn toàn bác bỏ thuyết tiến hóa, đã phải
thực hiện những điều chỉnh sâu xa.
Một trong số những
khái niệm “vĩ đại” đã được khoa học chứng minh vô dụng là linh hồn. Tôi không
có ý nói rằng có bằng chứng tích cực cho thấy con người không có linh hồn; tôi
chỉ có ý muốn nói là linh hồn, nếu hiện hữu, không đóng vai trò gì trong bất kỳ
luật nhân quả nào khám phá được. Có đủ mọi loại những phương pháp thực nghiệm để
xác định con người và loài vật ứng xử thế nào trong những hoàn cảnh nhiều loại khác
nhau. Bạn có thể đặt những con chuột trong những địa hình rối rắm khó tìm lối
thoát và con người trong những chuồng rào dây thép gai, và quan sát những phương
pháp trốn thoát của cả hai. Bạn có thể điều chỉnh những liều thuốc cho họ và quan
sát hiệu quả của chúng. Bạn có thể đổi giống một con chuột đực thành một con
chuột cái, mặc dù cho đến nay không có gì tương tự đã được thực hiện với con
người, ngay cả ở Buchenwald [11]
. Xem dường như cách cư xử không được mong muốn về tư cách xã hội có thể được đối
phó bằng những phương tiện y khoa, hoặc bằng cách tạo ra một môi trường tốt
hơn, và khái niệm về tội lỗi (sin) đã
như thế bị xem như hoàn toàn phản khoa học, tất nhiên, ngoại trừ khi áp dụng
cho đảng Quốc xã Đức [12].
Có hy vọng thực sự rằng, bằng cách đi đến hiểu biết khoa học về hành vi con
người, ngay cả những chính quyền có thể có khả năng hơn so với hiện nay, để chuyển
loài người sang thành những đám đông thấp hèn đối xử với nhau điên cuồng hung
dữ. Nhưng dĩ nhiên, những chính quyền cũng có thể làm chính xác điều ngược lại,
là gây động cơ cho loài người đi đến tự nguyện hợp tác và vui vẻ trong việc làm
cho chính họ hạnh phúc, hơn là làm cho người khác đau khổ, nhưng chỉ khi có một
chính quyền quốc tế với một độc quyền về lực lượng vũ trang. Rất nghi ngờ liệu điều
này sẽ có diễn ra hay không.
4.
4.
Điều này đem tôi đến
loại ý tưởng thứ nhì, đã giúp hoặc sẽ có thể kịp thời giúp loài người; tôi muốn
nói đến những ý tưởng đạo đức như ngược với những ý tưởng kỹ thuật. Cho tới nay,
tôi đã xem xét sự kềm chế gia tăng trên những sức mạnh thiên nhiên, vốn con
người đã lấy được từ kiến thức khoa học, nhưng điều này, mặc dù nó là điều kiện
tiên quyết của nhiều hình thức của tiến bộ, tự nó không đảm bảo bất cứ điều gì đáng
mong muốn. Ngược lại, tình trạng hiện tại của thế giới và nỗi sợ hãi về một
chiến tranh nguyên tử cho thấy rằng khoa học tiến bộ mà không có một tiến bộ
đạo đức và chính trị tương ứng có thể chỉ làm tăng lớn lao lên mức độ thiên tai
mà kỹ năng bị lạc hướng có thể mang lại. Trong khoảnh khắc mê tín dị đoan tôi đã
bị cám dỗ để tin vào câu chuyện về Tháp Babel [13]
, và giả sử rằng trong thời chúng ta ngày nay, một bất kính tín tương tự nhưng
lớn hơn, thì có một hình phạt bi thảm và khủng khiếp hơn sắp sửa đến thăm viếng.
Có lẽ – vì vậy tôi đôi khi tự cho phép mình tưởng tượng – Gót không có chủ ý để
chúng ta hiểu được guồng máy mà ông điều hành vũ trụ vật chất. Có lẽ những nhà
vật lý hạt nhân đã đến quá gần với những bí mật cuối cùng mà ông nghĩ rằng giờ
đã đến lúc để đem những hoạt động của họ đến chỗ dừng lại. Và còn phương pháp nào
đơn giản hơn mà ông có thể nghĩ ra là cứ để cho họ thực hành tài khéo léo của họ
cho đến điểm ở đó họ tiêu diệt loài người? Nếu tôi có thể nghĩ rằng những con
nai và những con sóc, những con chim sơn ca, chim chiền chiện, chúng sẽ sống
sót, tôi có thể xem thảm họa này với một vài thanh thản, vì con người đã không
chứng tỏ mình xứng đáng là chúa tể của sự sáng tạo. Nhưng điều là sợ rằng thuật
hóa kim khủng khiếp của bom nguyên tử sẽ tiêu diệt tất cả những dạng của sự
sống như nhau, và rằng địa cầu sẽ còn lại vĩnh viễn là một khối đất chết thô
kệch vô nghĩa, điên cuồng xoáy tròn quanh một mặt trời vô ích. Tôi không biết
nguyên nhân khinh suất, thiếu suy nghĩ trực tiếp của sự xảy ra đáng quan tâm
này. Có lẽ nó sẽ là một tranh chấp về dầu hỏa vùng vịnh BaTư, có lẽ là một bất
đồng về phần thương mại với nước Tàu, có lẽ một cuộc tranh cãi giữa người Dothái
và những tín đồ của Môhamét về sự kiểm soát xứ Palestine. Bất kỳ một người yêu
nước nào có thể thấy rằng những vấn đề này có tầm quan trọng dường thế về
phương diện làm cho sự hủy diệt của loài người đáng ưa thích hơn so với sự hoà
giải hèn nhát.
Trong trường hợp,
tuy nhiên, như sẽ có một số trong những độc giả của tôi, những người muốn nhìn
thấy loài người tồn tại, có thể là đáng cất công xem xét kho dự trữ của những ý
tưởng đạo đức mà những con người vĩ đại đã đem đặt vào trong thế giới, và rằng
nếu chúng được lắng nghe, có thể có an toàn hạnh phúc thay vì đau khổ cho khối
đông gồm toàn thể loài người.
Người, nhìn về phương
diện đạo đức, là một hỗn hợp kỳ lạ của thiên thần và quỷ dữ. Hắn có thể cảm
thấy sự lộng lẫy của đêm tối, cái đẹp tinh tế của hoa xuân, cảm xúc dịu dàng
của tình phụ mẫu, và sự ngất ngây từ hiểu biết trí tuệ. Trong khoảnh khắc của những
thị kiến sâu xa đến với hắn, về đời sống nên sống như thế nào, và con người nên
sắp đặt những đối đãi của họ với nhau thế nào. Tình yêu đại đồng là một cảm xúc
mà nhiều người đã cảm nhận và nhiều người hơn nữa đã có thể cảm nhận nếu như thế
giới đã làm cho nó bớt khó khăn hơn. Đây là một mặt của bức tranh. Ở mặt bên
kia là tàn ác, tham lam, vô cảm và quá tự cao tự phụ. Con người, hầu như
những con người bình thường, sẽ buộc trẻ em phải đứng nhìn khi mẹ của chúng bị hãm
hiếp. Trong theo đuổi những mục tiêu chính trị, con người sẽ đẩy đối kháng của
họ vào hứng chịu những thống khổ khôn xiết đằng đẵng hàng năm dài. Chúng ta
biết những gì đảng Nazis đã làm với người Dothái tại Auschwitz. Trong sự tàn ác
tập thể, những sự trục xuất người Đức theo lệnh của người Nga không thua hụt xa
lắm với của những tội ác ghi nhớ mãi của đảng Nazis [14].
Và thế còn những tự ngã cao thượng của chúng ta thì sao? Chúng ta sẽ không làm những hành động
như vậy, Ồ không! Nhưng chúng ta thích thú nhâm nhi bíp tếch thịt bò tươi mềm
và súc sích nhẫy mỡ nóng của chúng ta, trong khi trẻ em Đức chết đói vì chính
phủ của chúng ta không dám đối mặt với sự phẫn nộ của chúng ta nếu họ yêu cầu
chúng ta bỏ bớt một phần vài thích thú của chúng ta. Nếu như đã có một phán xét
kiểu ngày tận thế như những tín đồ Kitô tin tưởng, bạn thử nghĩ những lời xin
lỗi của chúng ta nghe ra sẽ như thế nào trước tòa án cuối cùng đó?
Những ý tưởng đạo
đức đôi khi chờ đợi những phát triển chính trị, và đôi khi vượt lên trước chúng.
Tình huynh đệ của con người là một lý tưởng vốn nợ sức mạnh đầu tiên của nó từ
những phát triển chính trị. Khi Alexander chinh phục phương Đông, ông sẵn sàng
làm công việc xóa bỏ sự khác biệt giữa Hylạp và “man rợ”, hẳn nhiên vì quân đội
Hylạp và Macedonia của ông đã quá ít để bám chặt một đế quốc bao la như thế
bằng vũ lực. Ông buộc những sĩ quan của mình phải kết hôn với những phụ nữ quý
tộc “man rợ” địa phương, trong khi bản thân ông, để lập một thí dụ gấp đôi xuất
sắc, đã kết hôn hai công chúa “man rợ”. Như hậu quả của chính sách này, tự hào Hylạp
và tính độc nhất đã suy giảm, và văn hóa Hylạp lan đã lan trải sang nhiều địa
vực không có dân Hylạp sinh sống. Zeno, người sáng lập trường phái Stoicism,
người có lẽ đã là một cậu bé tại thời điểm chinh phục của Alexander, là một người
Phoenicia, và ít trong số những triết gia Stoics nổi tiếng đã là người Hy Lạp. Đã
là những người theo trường phái Stoicism đã phát minh ra khái niệm tình huynh
đệ của con người. Họ đã dạy rằng tất cả mọi người đều là con của thần Zeus và
những hiền giả sẽ bỏ qua những khác biệt giữa Hylạp và man rợ, bị nô lệ hay và tự
do. Khi Rome đã mang toàn bộ thế giới văn minh về dưới một chính quyền, môi
trường chính trị đã thuận lợi cho sự lan tràn mở rộng của học thuyết này. Trong
một hình thức mới, có nhiều khả năng hấp dẫn hơn với những cảm xúc của con
người bình thường và phụ nữ, đạo Kitô đã dạy một giảng dạy tương tự. Christ
nói: “Nhà ngươi phải yêu người láng giềng ngươi chính ngươi,” và khi được hỏi “láng
giềng của tôi là ai?” đã đi đến dụ ngôn về người thành Samarita tốt. Nếu bạn
muốn hiểu dụ ngôn này như nó đã được những người nghe của ông hiểu, bạn nên
thay thế “người Đức” hay “người Nhật” cho người thành “Samarita” [15].
Tôi sợ rằng nhiều tín đồ Kitô ngày nay sẽ phẫn uất về một sự hoán đổi như thế,
vì nó sẽ buộc ho đi đếnnhân thức răng họ đã đi trệch xa đến như thế nào khỏi
những giảng dạy của người sáng lập tôn giáo của họ. Một học thuyết tương tự đã
được dạy cho những người theo đạo Phật từ trước đó sớm hơn rất nhiều. Theo họ,
đức Phật tuyên bố rằng ngài không thể được hạnh phúc, ngay cả cho đến chừng nào
dù chỉ còn một người đau khổ. Nó có vẻ như những giảng dạy đạo đức cao cả này đã
có rất ít ảnh hưởng trên thế giới; Ở Ấnđộ, đạo Phật trở thành mai một; ở châu
Âu, đạo Kitô đã đổ bỏ sạch hầu hết những yếu tố nó bắt nguồn từ Christ. Nhưng
tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cái nhìn mặt ngoài. Đạo Kitô, ngay sau khi chinh
phục được chính quyền nhà nước, đã chấm dứt những trình diễn võ sĩ giác đấu,
không phải vì chúng đã là tàn nhẫn, nhưng bởi chúng là sự sùng bái thần tượng.
Tuy nhiên, kết quả đã làm giảm bớt sự quảng bá cách đối xử tàn ác mà qua đó
những thị dân Lamã đã bị thấm nhiễm thoái hoá. Đạo Kitô cũng đã làm nhiều để
làm giảm nhẹ số phận người nô lệ. Nó đã thiết lập từ thiện trên quy mô lớn, và khánh
thành những bệnh viện [16].
Mặc dù đại đa số những Tín đồ Kitô đã thất bại thảm thương về phương diện từ
thiện của đạo Kitô, lý tưởng vẫn còn sống và trong mỗi thời đại đã gây được cảm
hứng cho một số những vị thánh đáng chú ý. Trong một hình thức mới, nó đã
chuyển qua thành chủ nghĩa Tự do hiện đại, và vẫn là nguồn cảm hứng của rất
nhiều những gì là hy vọng nhất trong thế giới u ám của chúng ta.
Những tiêu ngữ
của cách mạng Pháp, Tự do, Bình đẳng và Huynh Đệ, có nguồn gốc tôn giáo. Về tình
huynh đệ, tôi đã nói rồi. Bình đẳng là một đặc tính của những đoàn thể tôn giáo
Orphic trong thời cổ Hylạp, vốn từ chúng rất nhiều giáo điều Kitô đã nương theo
phát triển lên thành. Trong những đoàn thể tôn giáo này, những nô lệ và phụ nữ
được chấp nhận bình đẳng với những công dân (Hylạp). Vận động của Plato cho phụ
nữ quyền bỏ phiếu, xem có vẻ bất ngờ với một số độc giả hiện đại, vốn có nguồn
gốc từ những thực hành của đạo Orphic. Những tín đồ đạo Orphic tin vào sự
chuyển sanh [17] và nghĩ
rằng một hồn người trong một đời này ngụ trong cơ thể của một nô lệ, có thể,
trong một một đời khác, ngụ trong cơ thể của một vị vua. Đã nhìn từ quan điểm
tôn giáo, do đó là ngu xuẩn nếu đối xử phân biệt giữa một nô lệ và một vị vua;
cả hai đều chia sẻ những phẩm giá thuộc về một hồn người bất tử, và không ai,
trong tôn giáo, có thể tự cho là còn có bất cứ điều gì hơn. Quan điểm này đã
chuyển từ đạo Orphic vào trong chủ nghia Stoicism, và vào trong đạo Kitô.
Trong một thời gian dài, tác động thực tiễn của nó đã là nhỏ, nhưng sau cùng,
bất cứ khi nào có được trường hợp thuận lợi, nó đã trợ giúp trong việc đem lại sự
giảm thiểu những sự bất bình đẳng trong hệ thống xã hội. Hãy đọc, lấy thí dụ, nhật
ký của John Woolman. John Woolman là một tín đồ Quaker [18],
một trong những người Mỹ đầu tiên chống lại chế độ nô lệ. Không có nghi ngờ gì nền
tảng thực sự của sự chống đối của ông đã là những tình cảm nhân bản, nhưng ông
đã có khả năng làm cho vững chắc tình cảm này, và làm cho nó thành tranh cãi
hiệu quả hơn bằng những kêu gọi đến những lý thuyết Kitô, mà những người láng
giềng quanh ông không ai dám công khai phủ nhận.
Tự do như một lý
tưởng đã có một lịch sử rất chao đảo thay đổi bất thường. Trong thời cổ,
Sparta, vốn đã là một nhà nước toàn trị, cũng ít dùng nó như đảng Nazis Đức
dùng. Nhưng hầu hết những thành phố Nhà nước Hylạp cho phép một mức độ tự do mà
giờ đây chúng ta nên nghĩ là thừa thãi, và trên thực tế, nghĩ quả là thừa thãi
khi nó được những con cháu của họ thực hiện trong cùng phần của thế giới. Chính
trị đã là một chuyện của ám sát và của những quân đội kình địch, một trong số
họ ủng hộ chính quyền, và một kia gồm những người tị nạn. Những người tị nạn
thường tự làm đồng minh với những kẻ thù của thành phố của họ, và tuần hành
chiến thắng trở về theo sau gót chân của những kẻ chinh phục người nước ngoài.
Loại điều những điều này đã được tất cả mọi người thực hiện, và, mặc dù những nói
bàn chuyện tốt hơn nhiều trong những tác phẩm của những sử gia hiện đại về lòng
trung thành của người Hylạp với thành phố Nhà nước, không ai có vẻ để nhìn hành
vi đó là đặc biệt bất chính. Điều này mang tự do đến quá độ, và đã dẫn bởi phản
ứng của sự ngưỡng mộ với Sparta [19]
.
Từ ngữ “tự do” đã
có những ý nghĩa lạ lùng trong những thời khác nhau. Tại Rome, trong những ngày
cuối của nền cộng hòa và những ngày đầu của đế chế, nó có nghĩa là quyền của những
thượng nghị sĩ đầy uy lực để cướp đoạt tài sản của những tỉnh trong đế quốc cho
lợi nhuận riêng của họ. Brutus, người mà hầu hết những độc giả tiếng Anh biết đến
như nhân vật anh hùng có đạo đức cao trong vở kịch Julius Caesar của
Shakespeare, đã đúng hơn, thực sự là khác với điều này. Ông sẽ cho một chính
quyền địa phương vay tiền với lãi xuất 60 phần trăm, và khi họ không trả được lãi,
ông sẽ thuê một đội quân riêng tới vây hãm họ, điều sai trái mà bạn ông, Cicero
đã nhẹ nhàng phê bình. Trong thời chúng ta, từ “tự do” mang một nghĩa rất tương
tự khi những ông trùm tư bản đem dùng nó. Bỏ những thay đổi bất thường này sang
một bên, có hai nghĩa nghiêm chỉnh của từ “tự do”. Về một mặt, là sự tự do của
một quốc gia khỏi sự thống trị của nước ngoài; về mặt kia, sự tự do của những
công dân để theo đuổi những chí hướng hợp pháp của mình. Mỗi ý nghĩa này,
trong một thế giới trật tự hài hòa, cũng nên chịu những giới hạn; nhưng thật
không may, nghĩa trước đã được đem dùng trong một ý hướng tuyệt đối. Với quan
điểm này tôi sẽ sớm trở lại ngay; điều là tự do của cá nhân công dân, mà bây
giờ tôi muốn bàn đến.
Tự do loại này
đầu tiên đi vào chính trị thực hành dưới dạng của khoan dung trong tôn giáo, một
học thuyết đã đi đến được tiếp nhận rộng rãi ở thế kỷ mười bảy qua sự bất lực
để tiêu diệt phe đối diện của những người Tinlành hay người Catô. Sau khi họ đã
đánh nhau ròng rã hàng trăm năm, lên đến tột đỉnh kinh hoàng của cuộc chiến Ba
mươi năm, và sau khi đã hiện ra rằng như một kết quả của tất cả những đổ máu
này, cán cân thăng bằng của hai phe sau khi chiến tranh kết thúc đã gần đúng y
như những gì khi nó bắt đầu, một số những người thuộc loại thiên tài, hầu hết
là người HòaLan, nêu ý kiến rằng có lẽ tất cả những giết hại đã không cần
thiết, và rằng mọi người có thể được phép nghĩ những gì họ chọn về những vấn đề
như giữa “bản thể biến đổi” (Catô) với “bản
thể đồng tại” (Tinlành) [20], hay rượu lễ có
hay không được phép đem cho người không Kitô. Lý thuyết về khoan
dung với sự khác biệt tôn giáo đã đến nước Anh với vua William người HòaLan,
cùng với Ngân hàng quốc gia nước Anh, và Nợ quốc gia [21].
Trong thực tế, cả ba đã là sản phẩm của não thức thương mại.
Người vĩ đại nhất
trong những người cổ vũ lý thuyết về tự do, ở giai đoạn đó là John Locke, người
đã dành nhiều suy nghĩ cho vấn đề hòa giải sự tối đa của tự do với sự tối thiểu
không thể thiếu được của chính quyền, một vấn đề mà người tiếp nối ông trong
truyền thống đảng Tự do đã bận tâm cho đến tận ngày nay.
Ngoài tự do tôn
giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, và tự do không bị bắt giữ tùy tiện đã đi
đến được xem nhận như đương nhiên trong thế kỷ mười chín, ít nhất trong những
chính quyền dân chủ phương Tây. Nhưng nắm giữ của chúng trên não thức của con
người đã rất nhiều bấp bênh hơn là ở thời gian đã giả định có đó, và giờ đây,
trên phần lớn hơn của trái đất, không gì của chúng còn lại, hoặc là trong thực
tế hoặc trong lý thuyết. Stalin có thể hoặc không hiểu và cũng chẳng kính trọng
quan điểm đã dẫn Churchill đến cho phép chính mình bị tước quyền một cách hòa
bình như một kết quả của một cuộc bỏ phiếu phổ thông. Tôi là một người tin tưởng
vững chắc vào chính quyền đại diện dân chủ như là hình thức tốt nhất cho những ai
là người có lòng khoan dung và tự kiềm chế vốn là đòi hỏi để làm nó thành có
thể thực hiện được. Nhưng những người cổ vũ cho nó phạm một sai lầm nếu họ cho
rằng nó có thể một khi được đưa vào trong những nước mà ở đấy những công dân
trung bình trước đến nay đã thiếu tất cả huấn luyện trong sự nhượng bộ và thỏa
hiệp lẫn nhau mà nó đòi hỏi. Trong một quốc gia Balkan, không nhiều năm trước
đây, một đảng mà đã bị thua bằng một số phiếu thắng nhỏ trong một cuộc tổng
tuyển cử đã dành lại cơ đồ của mình bằng cách bắt chết bớt một số lượng đủ của những
người đại diện phía bên kia để cho nó lại một đa số. Người dân ở phương Tây
nghĩ rằng điều này đặc trưng của vùng Balkan, mà quên rằng Cromwell và
Robespierre đã hành động cũng giống như vậy.
5.
5.
Và điều này mang
tôi đến cặp cuối cùng của những ý tưởng chính trị lớn lao mà loài người mang nợ
với chúng, ở bất cứ gì thành công trong sự tổ chức xã hội nó đã đạt được, dẫu
cho ít ỏi dến đâu. Tôi muốn nói đến những ý tưởng về pháp luật và chính quyền.
Trong số này, chính quyền là cơ bản hơn. Chính quyền có thể dễ dàng tồn tại mà
không có pháp luật, nhưng pháp luật không thể tồn tại mà không có chính quyền –
một thực tế vốn những người đã dựng lên Hội Quốc Liên [22]
và hiệp ước Kellogg [23] đã bỏ quên.
Chính quyền có thể được định nghĩa như một sự tập trung của những sức mạnh tập
thể của một cộng đồng trong một tổ chức nào đó, vốn trong hiệu lực của sự tập
trung này, nó có khả năng kiểm soát những cá nhân công dân và chống lại áp lực
từ những nước ngoài. Chiến tranh luôn luôn là kẻ cổ vũ chính cho quyền lực chính
phủ. Sự kiểm soát của chính quyền trên những cá nhân công dân luôn luôn lớn hơn
ở chỗ nào có chiến tranh, hoặc có nguy hiểm sắp xảy ra chiến tranh, hơn là với chỗ
nào hòa bình có vẻ vững vàng. Nhưng khi những chính quyền đã giành được quyền
lực với lý do chống ngoại xâm, họ đã mặc nhiên sử dụng nó, nếu họ có thể, để tăng
thêm những quyền lợi quan tâm riêng của họ với sự thiệt thòi tổn hại của những công
dân. Chế độ quân chủ tuyệt đối, cho đến gần đây, đã là hình thức thô bỉ nhất
của sự lạm dụng này của quyền lực. Nhưng trong những nhà nước độc tài toàn trị
hiện đại, cùng một thứ tà ác đã được đem thực hiện nhưng còn đi xa hơn rất
nhiều so với Xerxes hay Nero đã mơ ước, hay với bất kỳ những bạo chúa nào của những
thời trước.
Dân chủ được phát
minh như là một phương sách để hòa giải chính quyền với tự do. Điều rõ ràng là
chính quyền là sự thiết yếu nếu như bất cứ gì đáng gọi là văn minh thì tồn tại
được, nhưng tất cả lịch sử cho thấy rằng bất kỳ một tập hợp người nào được giao
cho quyền lực trên một tập hợp người khác, họ sẽ lạm dụng quyền lực nếu họ có
thể làm vậy mà không bị trừng phạt. Dân chủ là có định ý nhắm để làm cho nhiệm
kỳ của người giữ quyền lực là tạm thời, và phụ thuộc vào sự chấp thuận rộng rãi
của quần chúng. Khi nào nó nó đạt được điều này, nó ngăn ngừa được sự lạm dụng
tồi tệ nhất về quyền lực. Đệ nhị Tam Đầu Chế tại Rome, khi họ muốn có tiền nhằm
đánh nhau với Brutus và Cassius, đã lập một danh sách gồm những người giàu, và
tuyên bố họ kẻ thù công cộng, cắt đầu họ và tịch thu tài sản của họ. Diễn tiến
hành động loại này trong ngày nay không thể có ở Mỹ và Anh. Chúng ta nợ với sự
kiện nó không thể có được, không chỉ với dân chủ, mà còn với học thuyết về tự
do cá nhân. Học thuyết này, trong thực tế, gồm hai phần, về một mặt, là một người
sẽ không bị trừng phạt ngoại trừ theo thủ tục luật định, và về mặt khác, là có
được một phạm vi trong đó những hành động của một người không nằm trong đối
tượng kiểm soát của chính quyền. Lĩnh vực này bao gồm tự do ngôn luận, tự do
báo chí và tự do tôn giáo. Nó đã thường gồm cả quyền tự do kinh doanh. Tất cả
những học thuyết này, tất nhiên, được tổ chức trong thực tế với những hạn chế
nhất định. Người Anh trước đây đã không tuân theo chúng trong giao dịch với ẤnĐộ.
Tự do báo chí không được tôn trọng trong trường hợp đối với những học thuyết
được cho là nguy hiểm phá hoại. Tự do ngôn luận sẽ không được giữ để miễn tội nếu
vận động công khai để ám sát một chính trị gia không được lòng dân. Nhưng mặc dù những
hạn chế này, học thuyết tự do cá nhân đã có giá trị lớn lao xuốt trong toàn thế
giới nói tiếng Anh, như bất cứ ai bơi lặn trong nó sẽ nhanh chóng nhận ra khi
người ấy thấy chính mình trong một nhà nước cảnh sát trị.
Trong lịch sử
tiến hóa xã hội, sẽ tìm thấy được điều bất biến, là sự thiết lập của một số
loại chính quyền đã đến trước, và cố gắng làm cho chính quyền sống chung thuận
hợp với tự do cá nhân đã đến sau. Trong vấn đề giao dịch quốc tế chúng ta còn chưa
đạt đến giai đoạn đầu tiên, mặc dù bây giờ là hiển nhiên rằng chính quyền quốc
tế thì ít nhất cũng quan trọng cho loài người như chính quyền quốc gia. Tôi
nghĩ rằng điều có thể thành thực nghi ngờ liệu hai mươi năm tới sẽ có nhiều tai
họa hơn cho loài người nếu tất cả chính quyền đã bị bãi bỏ thay vì chúng còn
giữ, nếu không có chính quyền quốc tế có hiệu lực được thành lập. Tôi tìm thấy
thường nêu nhấn mạnh rằng một chính quyền quốc tế sẽ là áp bức, và tôi không
phủ nhận rằng điều này có thể đúng, dù sao đi nữa trong một thời gian, nhưng những
chính quyền quốc gia đã áp bức khi chúng còn mới, và vẫn còn áp bức ở hầu hết
các nước, và nhưng hầu như không ai có thể dựa trên nền tảng này để biện hộ cho
tình trạng hỗn loạn vô chính phủ trong một quốc gia.
6.
6.
Đời sống xã hội có
trật tự thuộc một loại có thể được cảm nhận trong bất kỳ mức độ mong muốn nào dựa
trên một tổng hợp và cân bằng của những ý tưởng nhất định nào đó phát triển từ
từ và những tổ chức: chính quyền, pháp luật, tự do cá nhân, và dân chủ. Tự do cá
nhân, dĩ nhiên, đã tồn tại trong những thời đại trước khi đã có chính quyền,
nhưng khi nó tồn tại với không chính quyền, đời sống văn minh đã là không thể
có. Khi những chính quyền đầu tiên nổi lên, chúng đã gồm chế độ nô lệ, chế độ
quân chủ tuyệt đối, và thường thường có sự cưỡng bức tuân hành sự mê tín dị
đoan bởi một giới thày tu có thế lực mạnh mẽ. Tất cả những điều này đã là những
ác nạn rất lớn lao, và người ta có thể hiểu sự luyến tiếc quá khứ của Rousseau về
đời sống “man rợ”, tuy chưa văn minh nhưng cao thượng. Nhưng đây đã đơn thuần là
một sự lý tưởng hoá lãng mạn, và trong thực tế, đời sống “man rợ”, như Hobbes đã
nói, “kinh tởm, thô bạo, và ngắn ngủi”. Lịch sử của con người thỉnh thoảng vươn
đến những thời khủng hoảng nguy hiểm, phải có quyết định chọn lựa rất lớn. Đã
phải có một thời nguy hiểm khi loài vượn người [24] rụng mất đuôi
của chúng, và một thời nguy hiểm khi tổ tiên chúng ta đã thành công đứng thẳng
bước đi và bị mất đi lớp lông chống đỡ phủ khắp mình. Như tôi đã nhận xét ở trước,
số người trên thế giới, vốn một thời phải đã là rất nhỏ, đã được những sáng chế
của ngành nông nghiệp làm tăng đông lên rất nhiều, và đã một lần nữa trong thời
đại chúng ta được tăng đông đảo hơn thêm nữa bởi kỹ thuật công nghiệp và y tế
hiện đại. Nhưng kỹ thuật hiện đại đã mang chúng ta đến một cuộc khủng hoảng
mới. Trong cuộc khủng hoảng mới này, chúng ta đang phải đối mặt với một lựa
chọn: hoặc là con người một lần nữa phải trở thành một loài hiếm hoi như trong
những ngày của những Homo Pekiniensis,
hay chúng ta phải học để bằng lòng chấp nhận một chính quyền quốc tế. Bất kỳ một
chính quyền nào như vậy, dù tốt, xấu hoặc xoàng, sẽ làm cho sự liên tục của
loài người có thể có được, và như trong quá trình 5,000 năm qua, con người đã trèo
lên cao dần từ chế độ chuyên quyền của những Pharaohs đến những vinh quang của nền Hiến pháp nước Mỹ, như vậy có
lẽ trong 5,000 tới đây, họ có thể trèo từ một chính quyền quốc tế xấu lên đến một
chính quyền quốc tế tốt. Nhưng nếu họ không thành lập một chính quyền quốc tế thuộc
một loại nào đó, tiến bộ mới sẽ phải bắt đầu ở một mức độ thấp hơn, có lẽ là ở
mức độ của những bộ lạc man rợ, và sẽ phải bắt đầu sau một thiên tai hủy diệt
chỉ tương đương với huyền thoại hồng thủy kể trong sách Cựu ước. Khi chúng ta
khảo sát sự phát triển lâu dài của loài người từ một loài động vật hiếm hoi bị
săn lùng, phải ẩn trốn bấp bênh trong những hang động để tránh cuồng nộ của những
loài thú hoang mà con người đã không có khả năng giết chết; chắc chắn đã sinh
tồn chỉ nhờ những loại trái cây mọc hoang trên mặt đất mà hắn không biết cách trồng
trọt thế nào; những khiếp hãi thật sự lại được vững mạnh hơn thêm bởi những
khiếp hãi tưởng tượng về những ma và quỉ tà ác, và những phép thuật độc ác, dần
dần từng bước mới lấy được quyền làm chủ của môi trường của mình bằng sự phát
minh ra lửa, chữ viết, những vũ khí, và mới nhất là khoa học, xây đắp lên một
tổ chức xã hội trong đó kiềm chế bạo lực cá nhân và đã đưa ra một biện pháp an
ninh cho đời sống hàng ngày, sử dụng nhàn rỗi giành được bằng kỹ năng của mình,
không chỉ vào trong sự nhàn tản xa hoa, nhưng trong sự sản xuất của cái đẹp và trong
sự vén mở những bí mật của quy luật tự nhiên, học tập dần dần, mặc dù không
hoàn hảo, để nhin nhận một số lượng tăng dần những láng giềng của mình như là những
đồng minh trong công tác của sản xuất chứ không phải là những kẻ thù trong
những nỗ lực cướp bóc tàn phá lẫn nhau – khi chúng ta xem xét hành trình dài
và gian khổ này, sẽ thành không thể chịu được khi nghĩ rằng tất cả có thể phải bị
thực hiện lại từ đầu do thất bại để hụt một bước mà với nó, sự phát triển quá
khứ, đã nhìn đúng, đã là một sự chuẩn bị. Sự gắn kết xã hội, vốn giữa những loài
vượn người đã chỉ hạn hẹp trong sự tăng trưởng gia đình trong những thời tiền
sử rất xa xưa như bộ tộc, và trong những khởi đầu rất sớm của lịch sử đã đạt
đến trình độ của những vương quốc nhỏ, ở vùng thượng lưu và hạ lưu Aicập và ở vùng
Lưỡng Hà. Từ những vương quốc nhỏ này đã lớn dậy thành những đế quốc cổ đại, và
sau đó dần dần thành những quốc gia lớn trong thời chúng ta, lớn hơn ngay cả đế
quốc Lamã. Những phát triển hầu hết mới đây đã cướp mất bất kỳ độc lập thực sự
nào của những quốc gia nhỏ hơn, cho đến bây giờ chỉ còn có hai là có hoàn toàn
khả năng độc lập để tự định hướng: Tôi muốn nói, dĩ nhiên, nước Mỹ và nước Nga,
Tất cả những gì cần thiết để cứu nhân loại khỏi thảm họa là một bước từ hai
quốc gia liên hiệp độc lập đến thành một – không phải bằng chiến tranh, vốn sẽ
mang lại thảm họa, nhưng bằng sự thoả thuận.[25]
Nếu bước này có
thể được thực hiện, tất cả những thành tựu to lớn của loài người sẽ nhanh chóng
dẫn đến một kỷ nguyên của hạnh phúc và sung túc phong lưu, như chưa bao giờ đã từng
mơ ước đến trước đây. Kỹ năng khoa học của chúng ta sẽ làm cho có thể để xóa bỏ
nghèo đói trên toàn thế giới mà không đòi hỏi phải nhiều hơn bốn hoặc năm giờ
lao động sản xuất trong một ngày. Dịch bệnh, vốn đã được giảm thiểu rất nhanh
trong thời gian trăm năm vừa qua, sẽ vẫn còn được giảm thêm hơn nữa. Nhàn tản đạt
được thông qua sự tổ chức và khoa học chắc chắn sẽ được dành phần rất lớn thuần
vào vui hưởng thích thú, nhưng sẽ vẫn còn có một số người mà với họ sự theo
đuổi nghệ thuật và khoa học sẽ có vẻ quan trọng. Sẽ có một sự tự do mới thoát khỏi
trói buộc về kinh tế với những nhu cầu cần thiết cốt chỉ giữ cho còn sống, và
những khối đông đảo lớn lao của loài người có thể thưởng thức loại ̣ phiêu lưu hoàn
toàn không lo lắng vốn là đặc trưng của giới trẻ giàu có dân thành Athens trong
những đàm thoại của Plato. Tất cả những điều này là dễ dàng trong phạm vi khả
năng kỹ thuật. Đòi hỏi cho sự thực hiện nó chỉ có duy một điều: rằng những con
người là những người nắm giữ quyền lực, và những quần thể dân chúng hỗ trợ họ,
nên nghĩ đến điều quan trọng là giữ cho chính bản thân họ còn sống hơn là gây nên
cái chết cho những kẻ thù của họ. Không có lý tưởng cao vời hoặc khó khăn,
người ta có thể nghĩ, ấy thế nhưng là một điều mà cho đến nay đã chứng minh được
rằng nó vượt quá phạm vi trí thông minh của con người.
Thời điểm hiện tại
là quan trọng nhất và quyết định nhất mà loài người đã từng phải đối mặt. Tùy
thuộc trên sự khôn ngoan tập thể của chúng ta trong hai mươi năm sắp tới, câu
hỏi liệu con người sẽ rơi vào thảm họa chưa từng có, hoặc sẽ đạt được một mức
độ mới của hạnh phúc, an ninh, sung túc phong lưu, và trí tuệ thông minh. Tôi
không biết loài người sẽ chọn điều nào. Có lý do nghiêm trọng để sợ hãi, nhưng
có đủ khả năng của một giải pháp tốt để làm hy vọng không là vô lý. Và đó là trên
hy vọng này mà chúng ta phải hành động.
Bertrand Russell
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Mar/2013)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
Bertrand Russell
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Mar/2013)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] robin: có hai loại: một loài chim ở bắc Mỹ (Turdus migratorius) –
ăn sâu, có tiếng hót vui, lâu xám sẫm như chim sẻ, nhưng lớn hơn chim sẻ một
chút – đặc biệt lông ức màu cam ngả đậm đỏ. Một loại khác nhỏ hơn (Erithacus rubela) ở châu Âu, có cổ đỏ
nhạt, và rất phổ thông ở nước Anh.
[2] Moloch hay Molech: trong
kinh Cựu Ước – gót của người Canaanite và Phoenician. – nay là Israel và Liban,
Trung Đông.
[3] Trong Physics II 3 và Metaphysics V
2, Aristotle đưa ra giả thích tổng quát của ông về bốn loại nguyên nhân. Giải
thích này gọi là tổng quát nhìn theo chiều hướng rằng nó áp dụng cho tất cả mọi
sự việc đòi hỏi một giải thích, bao gồm sản phẩm nghệ thuật cũng như hành vi
con người. Ở đây Aristotle nhìn nhận có bốn loại sự-vật-việc có thể được đặt
một câu hỏi theo kiểu tại-sao:
1.
Nguyên nhân vật chất (material cause): “đó là từ-gì mà ra, mà nên” – thí dụ
chất đồng của một pho tượng đồng
2.
Nguyên nhân hình thức (formal cause): “sự mô tả về những gì sẽ là” – thí dụ
hình dạng (cao, thấp, màu sắc,..) của pho tượng sẽ ra sao – là nguyên nhân hình
thức của một pho tượng
3.
Nguyên nhân tác động (efficient cause): “nguyên nhân chính yếu tạo nên thay đổi
hay đứng yên” – thí dụ: người thợ thủ công, hay nghệ thuật đúc tượng đều là
nguyên nhân tác động của pho tượng, người cha là nguyên nhân tác động của đứa
con.
4.
Nguyên nhân cuối cùng (final cause): “cứu cánh, vì mục đích đó mà một sự vật đã
được thực hiện, làm nên, nhắm tới” – thí dụ: sức khỏe là nguyên nhân cuối cùng
của sự vận động, đi bộ, của ăn kiêng khem tiết giảm, của thuốc men, của những
dụng cụ mổ xè.
[4] Free will: khái niệm của thần học Kitô đưa ra để bào chữa cho câu
hỏi từ thời Epicurus (341—271 TCN): tại sao Gót dựng nên một thế giới này đầy
bất toàn, đầy khổ đau – trả lời: vì Gót đã có thể làm khác đi nhưng phải để cho
con người có ý chí tự do, muốn làm gì
theo ý mình thì làm nên những đau khổ chúng ta thấy là do chính con người đã tự
xây nên đau khổ cho mình (dĩ nhiên lời đáp giản dị này này không trả lời được
tại sao có những thiên tai, những bệnh tật từ vi rút,… – và không phức tạp đến
mức có thể trả lời câu hỏi – một toàn năng toàn thiện toàn trí – không thể nào
tạo được một thế giới tốt hơn, với những sinh vật tốt đẹp hơn – ít nhất đến mức
không có khổ đau phi lý – dù trong đó vẫn đề cho con người có cái gọi là ý chí
tự do? hay cảm thấy có ý chí tự do?).
[5] Linh hồn bất tử: khái niệm của thần học Kitô đưa ra để hứa hẹn về
phần thưởng thiên đàng và hình phạt hỏa ngục – cho những tín đồ có lòng-tin mê
tín, bất chấp phán đoán, thực nghiệm, lý trí.
[6] Pithecanthropus erectus: (từ Hylạp:
“πίθηκος” = “ape", + “ἄνθρωπος” = “man”) – loài vượn người cổ nhất, Tên
gọi cũ của Homo erectus: giống Hominidae
– hiện diện trên mặt đất này khoảng 1, 8 triệu năm đến 300,000 năm trước.
Một
số hóa thạch của giống này cũng đã tìm thấy được gần Beijing, nên gọi là Homo erectus pekinensis.
[7] Tác giả mỉa mai – Nếu
thế, phải chăng Adam là một con vượn người! Chúng ta hiểu vì sao tín đồ Kitô
chống đối thuyết tiến hóa đến cùng!
[8] Piltdown Man: Tại đây, năm 1912, một số
nhà khoa học gia người Anh tuyên bố là đã tìm được hai sọ người hóa thạch ở một
hầm đá ở làng Piltdown vùng Sussex,
nước Anh, như chứng cớ cho giống người cổ primitive
hominid, tổ tiên trực tiếp của người hiện đại – nhưng đến năm 1953, đã khám phá rằng tất cả chỉ là một trò lừa;
những xương hóa thạch đó là giả mạo, cốt chỉ để tạo bằng chứng mới cho thuyết
Darwin và con người cổ nhất là ở ngay trên chính nước Anh.
[9] Sin: tội lỗi theo quan niệm thần học Kitô – làm trái ý Gót.
Một giống người
đã tuyệt chủng, trước đây sống khắp châu Âu và những vùng Tây Á và Bắc Phi
trong thời gian cuối kỷ nguyên Pleistocene,
cho đến khoảng 30.000 năm trước đây. Người Neanderthal có thể hoặc là một phân
loài phụ (subspecies) của người hiện đại
(Homo sapiens neanderthalensis) hoặc
một loài riêng biệt, nhưng cso gần gũi chặt chẽ (Homo neanderthalensis). Họ cùng tồn tại với con người hiện đại ban
đầu (Cro-Magnons) trong vài ngàn năm
trước khi họ trở thành tuyệt chủng. Đặt tên theo địa danh Neanderthal, vùng thung lũng ở Germany nơi đầu tiên tìm thấy dấu tích của người Neanderthal
[10] Bài này viết sau thế
chiến II, tác giả mỉa mai tội ác của đảng Nazi Đức
[11] Tên một trại tù tập trung
ở nước Đức trong thế chiến II, nổi tiếng vì cũng là một trung tâm khảo cứu y
học, thử nghiệm trên các tù nhân.
Ngày nay, y học đã có thể
chuyển phái tính (sex) từ nam qua nữ hay ngược lại, được rồi.
[12] Tổng quát – con người làm
điều xấu ác, vì (a) thiếu hiểu biết (vô minh), (b) hoàn cảnh sống với những
điều kiện đặc thù xã hội, và (c) những thôi thúc từ bản năng (sống còn); (b) có
thể làm cho (c) không biểu hiện vì không cần thiết nữa.
Nhưng còn một lý do đặc
biệt khác – là tâm lý cuồng tín,
thấy trong những người Kitô với khái niệm về tội lỗi (sin) đã sát hại những người khác tôn giáo (Trung Đông, Trung Mỹ),
hay cùng tôn giáo (châu Âu) nhưng có quan điểm dị biệt (dị giáo, lạc giáo); hay
cũng thấy trong những người Nazi sát hại người Dothái thời thế chiến II – với những người mê tín hay cuồng tín
này – về tôn giáo hay chính trị, ý thức hệ, quan niệm chủng tộc, chủ nghĩa dân
tộc cực đoan – với họ, tội lỗi là một khái niệm – nguồn từ Kitô
giáo, và quan điểm này nhìn tà ác
không chỉ là hiện tượng nhân văn xã hội, nhưng còn mang ý nghĩa tôn giáo, ý
thức hệ – Cho nên họ không thấy rằng những “hành xử không được xã hội mong
muốn” – có thể được giải quyết tốt đẹp bằng giáo dục, chính trị, xã hội, mà
không cần tới niềm tin tôn giáo, và đặc biệt với thiên kiến như khái niệm tội
lỗi (sin) trong đạo Kitô – đã dẫn đến
những giải pháp sai lệch, vô hiệu; và còn đưa tới những ác độc, chà đạp con
người, phản sự sống.
[13] Huyền thoại chép trong
Genesis 11:1-9 – Gót sợ loài người thống nhất đoàn kết nên đã làm lộn xộn ngôn
ngữ thế gian và làm tản lạc loài người:
[Sự rối loạn ngôn
ngữ:
“... Lúc đó cả
thế giới chỉ có một ngôn ngữ, mọi người đều dùng một thứ tiếng mà thôi. .... họ
bảo nhau, “Chúng ta hãy xây một cái thành và một cái tháp cao đến tận trời.
Chúng ta sẽ làm một đài kỷ niệm cho mình. Như thế chúng ta sẽ không bị tản lạc
khắp nơi trên đất nữa.”. Gót ngự xuống thấy thành phố và tháp mà con người đã
xây. Ngài bảo, ‘Bây giờ các dân nầy đã đoàn kết với nhau và nói cùng một ngôn
ngữ. Đây chỉ là giai đoạn đầu chúng nó định làm thôi. Không có gì ngăn chặn
điều chúng định làm. Bây giờ chúng ta hãy xuống làm lộn xộn ngôn ngữ của chúng
để chúng không còn hiểu nhau được nữa’. Vậy Gót phân tán họ khắp đất, nên họ bỏ
dở việc xây thành. Nơi đó được gọi là Babel vì là chỗ Gót làm lộn xộn ngôn ngữ
của cả thế gian. Thế là Gót làm họ tản lạc khắp nơi trên thế giới.”]
[14] Những giai đoạn
sau cùng của thế chiến II, và thời kỳ sau khi chiến tranh đó kết thúc, đã nhìn
thấy sự cưỡng bức di cư của hàng triệu dân Đức. Sự chuyển dịch dân Đức liên
quan đến một tổng số khoảng ít nhất là 12 triệu người, một vài nguồn đưa con số
đến 14 triệu, và đã là sự trục xuất, tị nạn, hoặc cưỡng bức di dân lớn nhất của
bất kỳ dân số nào trong lịch sử châu Âu hiện đại. Các biến cố đã được mô tả khác
nhau như tị nạn, trục xuất, cưỡng bức di dân tập thể, hay thanh trừng gột rửa
chủng tộc, hoặc diệt chủng, hay tất cả những hình thức kể trên. Số người chết
vẫn còn tranh cãi, với ước tính khác nhau, từ 500.000 đến 2 triệu. Nhưng những
ước tính này hoàn toàn chủ quan, tùy theo phía những người Đức bại trận hoặc
phía những đồng minh đã thắng trận.
[15] Người thành Samaria (Samaritan), nay là Jordan – nghĩa bóng là người tốt, có lòng nhân
ái, hay giúp đỡ người khác
[16] Những nơi chăm sóc và
điều trị người bệnh, ở phương Tây, phát triển thành hình thức bệnh viện của
chúng ta ngày nay – có lịch sử bắt đầu từ những đền thờ Aicập và Hylạp; tại
Hylạp những đền thờ vị gót chữa bệnh
là Asclepius, người Socrates đã dặn cúng một con gà tạ ơn sau khi ông chết –
(những đền thờ nhà thương này có tên Asclepieia ở Hylạp, và Æsculapius ở La mã.)
[17] transmigration
[18] John Woolman (1720-1772)
[19] Sparta là đối thủ và sau
cùng đã đánh bại Athens
[20] Consubstantiation: (Kitô
– lý thuyết TinLành Lutheran): Hai bản thể cùng tồn tại: Khi ăn và uống bánh,
rượu là ăn và uống cùng một lúc cả hai bản thể; máu thực, thịt thực của giáo
chủ Jesus và bánh, rượu thực – bản thể của bánh và rượu cùng hiện hữu với thịt
và máu của Jesus trong lễ gọi là ban thánh thể (Eucharist).
Transubstantiation (Kitô – lý thuyết Vatican Rôma): Chỉ còn một bản thể: Khi ăn và uống
bánh, rượu là ăn và uống máu thực, thịt thực của giáo chủ Jesus; còn bánh và
rượu thực đương nhai và nuốt là “không thực”, chỉ là hiện tượng, không có bản
thể bánh rượu, nhưng chỉ có bản thể thịt và máu.
Đây là những giáo điều, những tin tưởng bất chấp lý trí, dành cho
những tín đồ mà thôi – để giải thích một tập tục có nguồn gốc xa xưa từ tục lệ
ăn thịt, uống máu người bị giết trong lễ hiến sinh cho Gót ở cổ thời các dân
tộc Trung Đông, trong đó có Dothái, và là gốc của đạo Kitô.
Cả hai phe Kitô đều mê tín, khác nhau chỉ trong mức độ đậm nhạt như
tối đen hay tối xám – vì dù giải
thích cách nào thì tín đồ mỗi bên vẫn được dạy phải tin khi nuốt rượu và nhai
bánh là thực sự nuốt máu và nhai thịt chính giáo chủ của họ, có thế mới làm nên
“thiêng liêng” - và cũng chỉ những khác biệt quan điểm loại như miếng bánh và
hớp rượu như thế; Tinlành và Catô đã đánh nhau chết sống ròng rã trăm năm, hết
cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, hầu như tất cả các quốc gia châu Âu đều
tham dự. Cho đến khi như Russell mai mai ở trên, thấy rốt cuộc không đi đến đâu
– trước sau vẫn mê tín, nên chuyển sang khoan nhượng cho phép có tự do tôn
giáo, nghĩa là cho chép chọn lựa những mê tín khác nhau, vì chính phủ cần có dân
đóng thuế, chiến tranh không những chết người mà hao của. Vua William III nước
Anh đã cải tổ và trao quân đội cho nghị viện, mở rộng tự do, trong đó có tự do
tôn giáo, và ông cũng là người sáng lập ngân hàng nhà nước nước Anh, và như thế
mở ra ngân sách quốc gia với khối nợ quốc gia, từ đó về sau dân chúng có thêm
“tự do” đóng thuế trả nợ.
[21] Vua William III (of Orange) – nước Anh.
[22]
League of Nations (1919-1946): Hội Quốc Liên tiền thân của Liên Hiệp quốc hiện
nay
[23] Hiệp
ước Kellogg-Briand (1928) giữa Mỹ, Đức, Pháp và 15 quốc gia, đến năm 1933 có
thêm 65 quốc gia nữa cùng cam kết – “không dùng chiến tranh để giải quyết mâu
thuẫn, tranh chấp quốc tế”.
[24]
loài vượn người (apes)
[25] dĩ
nhiên giờ đây khi nhìn lại, chúng ta phần đông sẽ xem suy nghĩ này là không tưởng, nhưng trong khung cảnh chiến tranh lạnh, thi đua vũ khí
hạch tâm sau thể chiến II, giữa Nga và Mỹ, cả hai đều là những quốc gia hợp
chủng (lúc ấy nước Tàu chưa là một thực thể chính trị có tầm vóc quốc tế) – những ý tưởng
của Russell, một người vận động tha thiết, can đảm, và sáng xuốt, chân thực.
Russell là một người lỗi lạc và nổi tiếng thế giới trong những hoạt động phản-chiến, ông dẫn đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc châu Âu; đã ngồi tù vì lý tưởng hòa bình của mình ở nước Anh của ông, trong thế chiến I. Sau đó, ông vận động chống lại Adolf Hitler, chỉ trích chế độ toàn trị độc tài của Stalin, lên án nước Mỹ trong chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam, và là một người lớn tiếng mạnh bạo cổ vũ cho sự giải trừ vũ khí hạch nhân.
Russell là một người lỗi lạc và nổi tiếng thế giới trong những hoạt động phản-chiến, ông dẫn đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc châu Âu; đã ngồi tù vì lý tưởng hòa bình của mình ở nước Anh của ông, trong thế chiến I. Sau đó, ông vận động chống lại Adolf Hitler, chỉ trích chế độ toàn trị độc tài của Stalin, lên án nước Mỹ trong chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam, và là một người lớn tiếng mạnh bạo cổ vũ cho sự giải trừ vũ khí hạch nhân.