Cây ngoài Cửa sổ
Tree at my Window
Robert Frost
Cây ngoài Cửa sổ
Cây ngoài cửa sổ tôi, cây bên cửa sổ,
Tôi kéo khung kính xuống khi đêm về;
Nhưng màn để mở, không bao giờ buông kín
Giữa cây và tôi.
Mơ hồ trong mơ – đầu cây nâng khỏi đất,
Và rườm rà nhất cành tỏa vướng mây,
Tất cả lá nhẹ rung lưỡi lớn sẽ chẳng
Có thể nói thầm thì sâu nặng.
Nhưng cây, tôi đã thấy bạn bị cuốn trọn và vật vã,
Và nếu bạn đã nhìn tôi khi tôi thiếp ngủ,
Bạn hẳn thấy tôi khi bị chiếm giữ và tước sạch,
Và mất hết chỉ trừ chết.
Ngày đó, nàng đặt chúng ta đầu bên nhau,
Định mệnh đã sẵn tưởng tượng riêng của nàng,
Đầu bạn bận tâm quá nhiều với bên ngoài,
Còn tôi với bên trong, nắng mưa thời tiết.
Lê Dọn Bàn tạm dịch
Robert Frost, West-Running Brook (1928).
[Tree
at my Window
Tree
at my window, window tree,
My
sash is lowered when night comes on;
But
let there never be curtain drawn
Between
you and me.
Vague
dream–head lifted out of the ground,
And
thing next most diffuse to cloud,
Not
all your light tongues talking aloud
Could
be profound.
But
tree, I have seen you taken and tossed,
And
if you have seen me when I slept,
You
have seen me when I was taken and swept
And
all but lost.
That
day she put our heads together,
Fate
had her imagination about her,
Your
head so much concerned with outer,
Mine
with inner, weather. ]
Là
bạn với cây, nên hằng đêm kéo khung kính xuống nhưng không bao giờ buông màn, để
không bao giờ có ngăn cách giữa hai bên.
Gió
thổi hay trong mơ, cây như một đầu có tóc lá cuốn cao, và tiếng lá qua gió dẫu
lớn cũng không mang ý nghĩa ngôn ngữ. Không, cây không biết nói tiếng người, những
tiếng lá đó không có nghĩa gì cả. Frost, với con mắt của một nông dân, nhìn cây
cỏ thiên nhiên với cái nhìn thương yêu thân thiết, nhưng không “nhân cách hóa”,
không “thi vị hóa” chúng. Nhà thơ đã nhìn thấy cây bị mưa bão túm trọn và trong
gió cuốn quằn quại tưởng bật gốc, nhưng cây vẫn sống, vẫn đứng ngoài cửa sổ, và
nhìn vào phòng, chứng kiến nhà thơ lúc ngủ, thấy con người vật vã trong ác mộng;
những cơn bão ngày thổi vào tận những giấc đêm, chiếm giữ mộng và quét mất hết
an bình.
Như
thế, chúng ta có một tình bằng hữu giữa người và cây. Với nhà thơ, cây vẫn chỉ
là cây, nhưng cảm thấy như cả hai, cây và người, là những chứng nhân bên nhau
giữa đời; người này nhìn cây kia cô đơn chống lại những giông bão của kiếp sống.
Cảm thấy số phận như ghép họ với nhau – cây gánh mình chống lại thời tiết bên
ngoài đất trời, nhà thơ gánh mình chống lại “thời tiết bên trong” nội tâm mình.
Rồi
một mai, khi cả hai sẽ “qua đời”, biết đâu định mệnh chẳng đặt họ bên nhau, đầu
nhà thơ kề đầu cây. Hai đầu bên nhau, họ có thể có những giấc mơ khác nhưng chắc
phải được êm đềm.
Hoàn
toàn cô đơn trong vũ trụ, nhưng may mắn, chúng ta vẫn có thể có cảm giác huyền
diệu của tình bạn đồng hành, như ở đây - giữa người và cây, sống bên nhau, và rồi
sẽ về cùng một chỗ ở cõi chết, đất mẹ là chốn hẹn ngầm, là cõi chung. Đất hứa chúng ta một giấc êm đềm, thôi giông
bão, hết ác mộng.
Qua
khung cửa sổ, hãy nhìn dù cây nào trong tầm mắt bạn đương thấy – không đẹp sao,
không thân thiết sao?
Và
có phải chúng gần gũi hơn – những người bạn xa hoặc không còn, vẫn thiết tha mong
được gần gũi,
hay
quanh đây, vẫn tưởng gần gũi.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2013)