Sunday, October 27, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (07)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 




Chương 5

 

Bản chất cấu trúc và qui luật của ngôn ngữ

(tiếp theo)

  

Cấu Trúc Của Thành Phần Cú Pháp

 

Thành phần cú pháp của một ngữ pháp phải phát sinh (xem chú thích 12) những cặp (D, S), trong đó D là một cấu trúc sâu và S là cấu trúc ngoài mặt liên kết. Cấu trúc ngoài mặt S là một dấu ngoặc vuông có dán nhãn của một chuỗi của những dạng thức và những mối nối liên kết. Cấu trúc sâu D là một dấu ngoặc vuông có dán nhãn phân loại ngữ pháp xác định một mạng lưới chức năng ngữ pháp nhất định và những quan hệ ngữ pháp giữa những phần tử và nhóm phần tử vốn nó cấu thành. Rõ ràng, thành phần cú pháp phải có một số hữu hạn của những quy luật (hay lược đồ quy luật), nhưng chúng phải được tổ chức sao cho có thể phát sinh một số vô hạn của những cặp (D, S) của những cấu trúc ngoài mặt và cấu trúc sâu, mỗi cặp tương ứng với mỗi câu được diễn giải. (nghĩa là được giải thích về phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa) của ngôn ngữ. [1] Trên nguyên tắc, có nhiều cách khác nhau để tổ chức một hệ thống như vậy. Thí dụ, nó có thể gồm những quy luật độc lập tạo ra những cấu trúc ngoài mặt và sâu và những điều kiện tương hợp nhất định liên quan với chúng hay những quy luật tạo ra những cấu trúc ngoài mặt kết hợp với những quy luật ánh xạ  chúng vào cấu trúc sâu liên quan hay những quy luật tạo ra những cấu trúc sâu kết hợp với ánh xạ  quy luật chúng thành những cấu trúc ngoài mặt.[2] Sự lựa chọn đúng trong số những phương án thay thế này tùy thuộc vào bằng chứng khách quan và những thuộc tính thực sự của ngôn ngữ, không vào sở thích cá nhân hay những quyết định tùy tiện. Chúng ta phải hỏi lựa chọn thay thế nào có thể thực hiện được những khái quát hóa sâu xa nhất và giải thích sâu rộng nhất của những loại hiện tượng ngôn ngữ thuộc nhiều loại khác nhau. Giống như những phương diện khác của ngữ pháp phổ quát, ở đây chúng ta đang giải quyết một tập hợp những câu hỏi thực nghiệm; Có thể khó thu được bằng chứng quan trọng, nhưng từ đó chúng ta không thể kết luận rằng, trên nguyên tắc, không có đúng sai trong vấn đề này.

 

Trong số nhiều lựa chọn thay thế có thể được đưa lên, bằng chứng ngôn ngữ hiện có dường như cho thấy một cách nhất quán kết luận rằng thành phần cú pháp bao gồm những quy luật tạo ra những cấu trúc sâu kết hợp với những quy tắc ánh xạ chúng vào những cấu trúc ngoài mặt liên kết. Chúng ta hãy gọi hai hệ thống của những quy luật này lần lượt là thành phần cơ bản và thành phần chuyển đổi của của cú pháp. Hệ thống cơ bản được chia thành hai phần: hệ thống phân loại và từ vựng. Mỗi một của ba phần con này của cú pháp này đều có một chức năng cụ thể để thực hiện và dường như có những ràng buộc phổ quát nghiêm ngặt xác định dạng thức và tương quan của chúng. Khi đó, cấu trúc tổng quát của một ngữ pháp sẽ được mô tả như trong lược đồ 13:

 

13

 

Việc ánh xạ S được thực hiện bởi thành phần ngữ nghĩa; T bởi thành phần biến đổi; và P bởi thành phần âm vị. Việc tạo ra những cấu trúc sâu bằng hệ thống cơ bản (bằng phép biến đổi cú pháp B) được xác định bởi hệ thống phân loại và từ vựng.

 

Từ vựng là một tập hợp gồm những đơn vị thông tin từ vựng [3]; lần lượt, mỗi đơn vị thông tin từ vựng có thể được xem như một tập hợp của những đặc điểm thuộc nhiều loại khác nhau. Trong số này có những đặc điểm về âm vị và những đặc điểm về ngữ nghĩa vốn chúng ta đã nhắc đến vắn tắt. Những đặc điểm về âm vị có thể được nghĩ như được lập chỉ mục theo vị trí (nghĩa là thứ nhất, thứ hai, v.v.); ngoài điều này ra, mỗi đặc điểm về âm vị chỉ đơn giản là một dấu hiệu đánh dấu với một trong những đặc điểm phân biệt phổ quát (được xem xét ở đây trong chức năng phân loại của chúng) hay với một số đặc điểm dấu phụ (xem trang 114), trong trường hợp bất thường. Thế nên, những đặc điểm âm vị được lập chỉ mục theo vị trí tạo thành một ma trận đặc điểm phân biệt với những đơn vị thông tin đem cho dưới dạng những giá trị + hay –, như đã mô tả ở trước. Những đặc điểm ngữ nghĩa dựng thành một “định nghĩa về từ điển” [4]. Như đã lưu ý trước đây, một số chúng ít nhất phải khá trừu tượng; hơn nữa, có thể có nhiều loại kết nối nội tại khác nhau giữa chúng vốn đôi khi được gọi là “cấu trúc trường” [5]. Ngoài ra, đơn vị thông tin từ vựng chứa những đặc điểm cú pháp xác định vị trí trong đó đơn vị thông tin nhắc đến có thể xuất hiện, và những quy luật có thể áp dụng cho những cấu trúc chứa nó khi chúng được chuyển đổi thành những cấu trúc ngoài mặt. Trong tổng quát, đơn vị thông tin từ vựng chứa tất cả thông tin về đơn vị được nhắc đến vốn không thể giải thích được theo quy luật tổng quát.

 

Ngoài những đơn vị thông tin từ vựng, từ vựng sẽ chứa những quy luật về trùng lập giúp sửa đổi nội dung đặc biệt của một đơn vị thông tin từ vựng theo những hợp thức tổng quát. Thí dụ, sự kiện là những nguyên âm được phát âm hay con người là sinh vật sống không cần phải đặc biệt nhắc đến trong những đơn vị thông tin từ vựng cụ thể. Không nghi ngờ gì, phần lớn thông tin từ vựng trùng lập có thể được những quy ước tổng quát đem cho (nghĩa là những quy luật của ngữ pháp phổ quát) thay vì những quy luật về trùng lập của ngôn ngữ.

 

Từ vựng liên quan với tất cả những thuộc tính, biểu thị đặc điểm hay trùng lập , của những đơn vị thông tin từ vựng cụ thể. Thành phần phân loại của nền tảng xác định tất cả những phương diện khác của cấu trúc sâu. Có vẻ rằng thành phần phân loại là những gì được gọi là một ngữ pháp cấu trúc-cụm từ đơn giản hay không-ngữ cảnh. [6] Có thể hiểu khá dễ dàng một hệ thống như vậy là gì từ một thí dụ đơn giản. Giả định chúng ta có quy luật 14:

 

14                       S            →          NP VP

VP         →          V NP

NP         →          N

N           →          ∆

V           →          ∆

 

Với những quy luật này, chúng ta xây dựng suy diễn 15 theo cách sau. Đầu tiên viết ký hiệu S là dòng đầu tiên của suy diễn. Chúng ta giải thích quy luật đầu tiên của 14 như cho phép S được thay thế bằng NP VP, đem cho dòng thứ hai là 15. Giải thích quy luật thứ hai của 14 theo cách tương tự, chúng ta tạo thành dòng thứ ba của suy diễn 15 với VP được thay thế bằng V NP . chúng ta tạo thành dòng thứ tư của số 15 bằng áp dụng quy luật NP → N của số 14, được diễn giải theo cùng một cách, cho cả hai xuất hiện của NP ở dòng thứ ba. Cuối cùng, chúng ta tạo thành hai dòng cuối cùng của 15, bằng áp dụng quy luật N → và V → .

 

15                       S

NP         VP

NP         V           NP

N           V           N

          V          

∆           ∆           ∆.

 

Rõ ràng, chúng ta có thể biểu thị những gì thiết yếu cho suy diễn 15 bằng biểu đồ hình cây 16.

 

16

 

Trong biểu đồ 16, mỗi ký hiệu chiếm ưu thế hơn những ký hiệu vốn nó được thay thế khi tạo thành 15. Trong thực tế, chúng ta có thể nghĩ về những quy luật của 14 như đơn giản mô tả cách xây dựng một biểu đồ hình cây như 16. Rõ ràng, 16 chỉ là một biểu hiện khác cho dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp 17:

 

17          [S [NP [N ] N] [NP [VP [V ] V [NP [N] N] NP] VP] S

 

Sự ưu thắng của một phần tử nào đó bởi một ký hiệu trong 16 (chẳng hạn như V NP bị VP chiếm ưu thế) được biểu thị trong 17 bằng đặt phần tử này bằng những dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp [A,]A. Nếu chúng ta có một từ vựng vốn nó cho chúng ta biết rằng “John” và “Bill” có thể thay thế ký hiệu , khi ký hiệu này bị N thống trị (nghĩa là được bao quanh bởi [N,]N), và “saw” có thể thay thế , khi nó bị thống trị bởi V, khi đó chúng ta có thể mở rộng suy diễn 15 để lấy ra “John saw Bill” với cấu trúc liên quan vốn chúng ta đã được cho như 6. Trong thực tế, 6, lấy ra từ 17 bằng thay thế xuất hiện đầu tiên của bởi “John”, lần thứ hai bởi “saw” và lần thứ ba bởi “Bill”.

 

Lưu ý rằng những quy luật 14, có hiệu lực định nghĩa những quan hệ ngữ pháp, trong đó những định nghĩa được đem cho, như ở trang 121–22. Do đó, quy luật đầu tiên trong 14 xác định quan hệ chủ ngữ-vị ngữ và quy luật thứ hai, quan hệ động từ-tân ngữ. Tương tự, những chức năng và quan hệ ngữ pháp có ý nghĩa ngữ nghĩa khác có thể được xác định bằng những quy luật thuộc dạng này, được giải thích theo cách đã cho thấy.

 

Phát biểu lại những khái niệm này một cách chính thức và tổng quát hơn, thành phần phân loại của cơ bản là một hệ thống những quy luật có dạng → Z, trong đó là ký hiệu phân loại như S (cho “câu”), NP (cho “danh từ”). cụm từ”), N (cho “danh từ”), v.v. và Z là một chuỗi gồm một hay nhiều ký hiệu có thể lại là những ký hiệu phân loại hay có thể là ký hiệu đầu cuối [7] (nghĩa là những ký hiệu không xuất hiện ở bên trái – bên tay trái của mũi tên trong bất kỳ quy luật cơ bản nào). Với một hệ thống như vậy, chúng ta có thể hình thành những dẫn xuất, một dẫn xuất là một chuỗi những dòng thỏa mãn những điều kiện sau: dòng đầu tiên chỉ đơn giản là ký hiệu S (viết tắt của câu); dòng cuối cùng chỉ chứa những ký hiệu đầu cuối; nếu X, Y là hai đường liên tiếp, thì X phải có dạng . . . A . . . và Y có dạng . . . Z. . . , trong đó A → Z là một trong những quy luật. Một dẫn xuất áp đặt một dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp trên chuỗi đầu cuối của nó một cách rõ ràng. Do đó cho những dòng liên tiếp X = . . . A . . . , Y = . . . Z. . . , trong đó Y được lấy ra từ X theo quy luật A → Z, chúng ta sẽ nói rằng chuỗi lấy ra từ Z (hay chính Z, nếu nó là cuối cùng) được đặt trong ngoặc bởi [A,]A. Tương tự, chúng ta có thể biểu thị khung được gắn nhãn bằng một biểu đồ hình cây trong đó một nút có nhãn A (trong thí dụ này) thống trị những nút liên tiếp được gắn nhãn bằng những ký hiệu liên tiếp của Z.

 

Chúng ta giả định rằng một trong những ký hiệu đầu cuối của thành phần phân loại là ký hiệu giữ chỗ tạm thời . Trong số những ký hiệu không- đầu cuối, có một số ký hiệu đại diện cho những phân loại từ vựng, đặc biệt là N (cho “danh từ”), V (cho “động từ”), ADJ (cho “tính từ”). Một loại từ vựng A chỉ có thể xuất hiện ở vế trái của một quy luật A → Z, nếu Z là . Sau đó, những đơn vị thông tin từ vựng sẽ được chèn vào những “dẫn xuất” thay cho những quy luật thuộc loại khác, mở rộng những dẫn xuất được đem cho bởi thành phần phân loại. Ngoài , cho biết vị trí vốn một đơn vị trong từ vựng có thể xuất hiện, những ký hiệu đầu cuối của thành phần phân loại là những phần tử ngữ pháp như be, of, v.v. Một số ký hiệu đầu cuối được giới thiệu bởi những quy luật phân loại sẽ có nội dung ngữ nghĩa nội tại.

 

Một dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp được tạo bởi những quy luật cơ bản (nghĩa là theo quy luật cấu trúc-cụm từ của thành phần phân loại và bởi quy luật chèn từ vựng đã nhắc đến trong đoạn trước) sẽ được gọi là một điểm đánh dấu-cụm từ cơ bản. Tổng quát hơn, chúng ta sẽ dùng từ ngữ “dấu mốc-cụm từ” ở đây để chỉ bất kỳ chuỗi phần tử nào được đặt trong ngoặc đúng bằng dấu ngoặc vuông có nhãn chỉ định phân loại ngữ pháp. [8] Những quy luật của thành phần chuyển đổi sửa đổi dấu mốc-cụm từ theo những cách cố định nhất định. Những quy luật này được sắp xếp theo trình tự T1, . . . , Tm . Trình tự quy luật này áp dụng cho dấu mốc-cụm từ cơ bản theo một kiểu chu kỳ. Đầu tiên, nó áp dụng cho một cấu hình bị chi phối bởi S (nghĩa là cấu hình [S. . .] S) và không chứa sự xuất hiện nào khác của S. Khi những quy luật chuyển đổi đã áp dụng cho tất cả những cấu hình như vậy, thì tiếp theo chúng sẽ áp dụng cho một cấu hình bị chi phối bởi S và chỉ chứa những cấu hình bị chi phối bởi S vốn những quy luật đã áp dụng. Tiến trình này tiếp tục cho đến khi những quy luật áp dụng cho dấu mốc-cụm từ đầy đủ bị chi phối bởi sự xuất hiện ban đầu của S trong dấu mốc-cụm từ. Tại điểm này, chúng ta có một cấu trúc ngoài mặt. Có thể là những điều kiện thứ tự trên những phép biến đổi lỏng lẻo hơn – rằng có một số điều kiện thứ tự nhất định trên tập hợp {T1, . . . , Tm }, và rằng ở một giai đoạn nhất định trong chu kỳ, một chuỗi những phép biến đổi có thể áp dụng nếu nó không vi phạm những điều kiện này – nhưng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này ở đây.

 

Những thuộc tính của thành phần cú pháp có thể được làm rõ bằng một thí dụ (dĩ nhiên là phải đơn giản hóa hết sức). Hãy xem xét một phần nhỏ của tiếng Anh với từ vựng 18 và thành phần phân loại 19.

 

18`         Lexicon:              it, fact, John, Bill, boy,                           (Noun)

future

dream, see, persuade,                            (Verb)

annoy

sad                                            (Adjective)

will                                                 (Modal)

the                                           (Determiner)

19          S → (Q) NP AUX VP

VP → be ADJ

VP → V (NP) (of NP)

NP → (DET) N (that S)

AUX → past

AUX → M

N, V, ADJ, DET, M →

 

Trong 19, những dấu ngoặc đơn được dùng để cho biết một phần tử có thể hay không thể có mặt trong quy luật. Như vậy dòng đầu tiên của 19 là một viết tắt của hai quy luật, một quy luật trong đó S được viết lại là Q NP UX VP, quy luật kia, trong đó S được viết lại là NP UX VP. Tương tự, dòng thứ ba của 19 thực sự là viết tắt của bốn quy luật, v.v. Dòng cuối cùng của 19 là viết tắt của năm quy luật, mỗi quy luật viết lại một trong những ký hiệu phân loại ở bên trái dưới dạng ký hiệu giữ chỗ tạm thời đầu cuối

 

Thành phần phân loại này đem cho những dẫn xuất như sau:

              20          a.           S

NP AUX VP

NP AUX be ADJ

N AUX be ADJ

N past be ADJ

past be ∆

 

b.           S

NP AUX VP

NP AUX V NP of NP

DET N AUX V N of DET N that S

DET N M V N of DET N that S

          of ∆ that NP VP

          of ∆ that NP AUX V

          of ∆ that N AUX V

          of ∆ that N past V

          of ∆ that ∆ past ∆

 

 

Những dẫn xuất này được xây dựng theo cách vừa mô tả. Chúng áp đặt những dấu ngoặc vuông có nhãn chỉ định phân loại ngữ pháp, để rõ ràng, chúng ta sẽ đưa ra trong biểu đồ hình cây biểu thị tương đương:

 

 

Bây giờ chúng ta dùng từ vựng để hoàn thành những dẫn xuất cơ bản 20a, 20b. Mỗi đơn vị trong từ vựng chứa những đặc điểm cú pháp vốn xác định những xuất hiện vốn nó có thể thay thế trong một dẫn xuất. Thí dụ: những đơn vị của năm hàng 18 có thể thay thế những lần xuất hiện vốn bị chi phối, trong biểu đồ hình cây của 21, bằng những ký hiệu phân loại tương ứng là N, V, ADJ, M, DET.

 

Nhưng những giới hạn đều hạn hẹp hơn nhiều so với thế này. Thế nên, trong số những động từ trong 18 (dòng 2), chỉ ‘persuade’ có thể thay thế một một động từ bị V chi phối, khi nó được theo sau trong cụm động từ (VP) bằng cấu trúc NP của NP. Chúng ta có thể nói, “...persuade John of the fact”, nhưng không thể nói, “...dream (see, annoy) John of the fact”. Tương tự như vậy, trong số những danh từ được liệt kê trong (18, dòng đầu tiên), chỉ fact mới có thể xuất hiện trong ngữ cảnh DET – that S (thí dụ: “the fact that John left”). Ngoài ra, chỉ it có thể xuất hiện trong cụm danh từ (NP) có cấu trúc – that S; và chỉ fact, boy và future mới có thể xuất hiện trong cụm danh từ có dạng DET – (thí dụ: “the fact”, “the boy”, “the future”), v.v.. Mặc dù những chi tiết có thể khác nhau, nhưng bản chất chung của những giới hạn này khá rõ ràng. Giả sử những mục từ vựng bao gồm những đặc điểm từ vựng cần thiết, chúng ta có thể mở rộng những dẫn xuất cơ sở từ 20 để đem cho những chuỗi đầu cuối trong 22, chèn những mục được cho thấy trong những dấu ngoặc đơn trong 21.

22          a. John past be sad

b. the boy will persuade John of the fact that Bill past dream

 

Chúng ta cũng có thể tạo ra những chuỗi đầu cuối như 23, với những lựa chọn khác về những dẫn xuất.

23          Q the boy will dream of the future

it that John past see Bill past annoy the boy

John will be sad

John past see the future

 

Trong cách này, chúng ta hình thành những dẫn xuất cơ bản đầy đủ, dùng những quy luật của thành phần phân loại và sau đó thay thế những đơn vị thông tin từ vựng cho những lần xuất hiện cụ thể của ký hiệu giữ chỗ tạm thời [9] thuận hợp với những đặc điểm cú pháp của những đơn vị thông tin từ vựng này. Tương ứng, chúng ta có những dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp được biểu thị như 21, với những đơn vị thông tin từ vựng được thay thế cho những xuất hiện theo những cách được cho phép. Đây là những dấu mốc-cụm từ cơ bản.

 

Lưu ý rằng những quy luật vốn giới thiệu những đơn vị thông tin từ vựng vào trong những dấu mốc-cụm từ cơ bản đều có đặc điểm hoàn toàn khác với những quy luật của thành phần phân loại. Những quy luật của số 19 đã dùng để tạo thành 20 đều thuộc một loại rất cơ bản. Mỗi quy luật như vậy cho phép một ký hiệu A nhất định trong chuỗi. . . A . . . được viết lại dưới dạng một chuỗi Z nhất định, độc lập với ngữ cảnh của A và nguồn của A trong dẫn xuất. Nhưng khi giới thiệu những đơn vị thông tin từ vựng vào trong chỗ của , chúng ta phải xem xét những phương diện đã chọn của dấu mốc-cụm từ xuất hiện trong đó xuất hiện. Thí dụ: một xuất hiện của có thể được thay thế bằng “John” nếu nó bị chiếm ưu thế trong đánh dấu cụm từ bởi N, nhưng không bởi V. Do đó, những quy luật của sự chèn từ vựng thực sự không áp dụng cho những chuỗi ký hiệu phân loại và ký hiệu đầu cuối, cũng như những quy luật của thành phần phân loại, nhưng với những dấu mốc-cụm từ, chẳng hạn như 21. Những quy luật áp dụng cho dấu mốc-cụm từ, sửa đổi chúng theo một cách cụ thể nào đó, được gọi trong thuật ngữ hiện tại như những phép biến đổi (ngữ pháp). Do đó, những quy luật chèn từ vựng là những quy luật chuyển đổi, trong khi những quy luật của thành phần phân loại chỉ đơn giản là những quy luật về viết lại.

 

Bây giờ chúng ta quay lại những thí dụ 22a, 22b. Hãy xem xét 22a đầu tiên, với dấu mốc-cụm từ cơ bản là 21a. [10] Chúng ta thấy ngay rằng 21 chỉ chứa thông tin cần thiết trong cấu trúc sâu của câu “John was sad”.. Rõ ràng, chuỗi past be chỉ đơn giản là một thay mặt cho hình thái “was” , giống như past see thay mặt “saw”, past persuade thay mặt “persuaded”, v.v. Với quy luật chuyển quá khứ be thành hình thái “was”, chúng ta hình thành cấu trúc bề mặt của câu “John was sad”. Hơn nữa, nếu chúng ta định nghĩa những chức năng và quan hệ ngữ pháp theo cách được mô tả trước đó (xem trang 121–22), thì 21 thể hiện sự kiện rằng quan hệ chủ ngữ-vị ngữ giữa John và quá khứ be sad, đồng thời nó cũng chứa đựng thông tin ngữ nghĩa về ý nghĩa. – mang đơn vị John, quá khứ, nỗi buồn; Trong thực tế, chúng ta có thể cho rằng past tự nó là biểu tượng của một bảng chữ cái cuối cùng phổ quát với cách diễn giải ngữ nghĩa cố định, và những đặc điểm ngữ nghĩa của những đơn vị thông tin từ vựng của John và sad cũng có thể được coi như được lựa chọn, giống như những đặc điểm âm vị của những từ này. những đơn vị từ, từ một số hệ thống biểu thị phổ quát thuộc loại đã thảo luận ở trên. Nói vắn tắt, 21a chứa tất cả thông tin cần thiết để giải thích ngữ nghĩa và do đó chúng ta có thể coi nó là cấu trúc sâu bên dưới câu “John buồn”.

 

Những gì đúng trong thí dụ này thì trong tổng quát là đúng. Nghĩa là, những dấu mốc-cụm từ được tạo ra bởi thành phần phân loại và từ vựng là những cấu trúc sâu xác định việc diễn giải ngữ nghĩa. Trong trường hợp đơn giản này, chỉ cần một quy luật để chuyển cấu trúc sâu sang cấu trúc ngoài mặt, đó là quy luật chuyển past be thành hình thái was. Vì quy luật này rõ ràng là một trường hợp đặc biệt của một quy luật cũng có thể áp dụng cho bất kỳ chuỗi nào có dạng quá khứ V, nên nó thực sự là một quy luật chuyển đổi rất đơn giản (theo từ ngữ vừa đưa ra) chứ không là một quy luật cơ bản thuộc loại vốn chúng ta tìm thấy. trong thành phần phân loại. Quan sát này có thể được khái quát hóa. Những quy luật chuyển đổi cấu trúc sâu sang cấu trúc ngoài mặt là những quy luật chuyển đổi.

 

Giả định bây giờ thay vì suy diễn 20a, chúng ta đã hình thành suy diễn rất giống với 20:

24          S

Q NP AUX VP

Q NP AUX be ADJ

Q N AUX be ADJ

Q N M be ADJ

Q be

Q John will be sad

 

với dấu mốc-cụm từ liên kết của nó. Chúng ta có ý định lấy ký hiệu Q là ký hiệu của một bảng chữ cái đầu cuối phổ quát [11] với một giải thích ngữ nghĩa cố định, cụ thể là câu liên quan là một câu hỏi. Giả định rằng thành phần chuyển đổi của ngữ pháp chứa những quy luật chuyển đổi những dấu mốc-cụm từ có dạng Q NP AUX. . . tới những dấu mốc-cụm từ tương ứng có dạng NP NP . . . (nghĩa là phép biến đổi thay thế Q bằng AUX, mặt khác giữ nguyên dấu mốc-cụm từ). Áp dụng cho những dấu mốc-cụm từ tương ứng với 24, quy luật này đem cho dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp của câu “Will John be sad?”; nghĩa là nó tạo thành cấu trúc ngoài mặt cho câu này.

 

Giả định rằng trong chỗ của 24, chúng ta đã dùng quy luật viết lại AUX như “past”. Việc chuyển đổi câu hỏi của đoạn trước sẽ tạo ra một dấu mốc-cụm từ có chuỗi cuối cùng “past John be sad”, giống như nó mang lại “Will John be sad?” trong trường hợp 24. Rõ ràng, chúng ta phải sửa đổi phép biến đổi câu hỏi để nó đảo ngược không chỉ quá khứ, trong trường hợp này, vốn cả chuỗi quá khứ, để cuối cùng chúng ta suy ra, “Was John sad?” Trong thực tế, việc sửa đổi này sẽ đơn giản khi những quy luật được xây dựng thích hợp.

 

Cho dù chúng ta chọn M hay past trong 24, thì dấu mốc-cụm từ cơ bản được” tạo ra một lần nữa đủ tiêu chuẩn như một cấu trúc sâu. Quan hệ ngữ pháp của “John to will (past) be sad” hoàn toàn giống như trong 24 cũng như trong 20a, với những định nghĩa được nêu lên trước đó, như đã đòi hỏi cho sự thỏa đáng thực nghiệm. Dĩ nhiên, những dạng thức ngoài mặt không biểu thị những quan hệ ngữ pháp này một cách trực tiếp; như chúng ta đã thấy trước đó, những quan hệ ngữ pháp quan trọng hiếm khi được biểu thị trực tiếp trong cấu trúc ngoài mặt.

 

Bây giờ chúng ta chuyển sang thí dụ phức tạp hơn 20b – 21b – 22b. Một lần nữa, dấu mốc-cụm từ cơ bản 21b của 22b thể hiện thông tin cần thiết để giải thích ngữ nghĩa của câu “The boy will persuade John of the fact that Bill dreamt,”, bắt nguồn từ 22b bởi một quy luật chuyển đổi vốn tạo “dreamt” từ “dream”. Do đó, 21b có thể đóng vai trò là cấu trúc sâu bên dưới câu này, chính xác như 21a có thể dùng cho “John was sad” và dấu mốc-cụm từ tương ứng với 24 cho “Will John be sad?”

 

Giả định rằng khi viết lại NP ở dòng thứ ba của 20b, chúng ta đã chọn không phải DET N that S nhưng là N that S [xem dòng thứ tư của 19]. Đơn vị thông tin từ vựng duy nhất của 18 có thể xuất hiện trong vị trí của xảy ra của N là it. Do đó, thay vì 22b, chúng ta sẽ suy ra

 

25          the boy will persuade John of it that Bill past dream,

 

có những quan hệ ngữ pháp và nội dung từ vựng không được sửa đổi. Giả định bây giờ thành phần chuyển đổi của cú pháp chứa những quy luật với tác dụng sau:

 

26          a. it        bị xóa trước         that S

b. of is   bị xóa trước         that S

 

Áp dụng 26a và 26b cho 25 theo thứ tự đó, với quy luật chuyển past dream to “dreamt”, chúng ta dẫn xuất cấu trúc ngoài mặt của “The boy will persuade John that Bill dreamt.”. Dấu mốc-cụm từ cơ bản tương ứng với 25 đóng vai trò là cấu trúc sâu bên dưới câu này.

 

Lưu ý rằng quy luật 26a tổng quát hơn nhiều. Vì vậy, Giả định chúng ta chọn NP it that Bill past dream as the subject of past annoy John, như được cho phép bởi những quy luật 18, 19. Điều này mang lại

 

27          it that Bill past dream past annoy John

 

Áp dụng quy luật 26a (và những quy luật hình thành thì quá khứ của động từ), chúng ta suy ra: “That Bill dreamt annoyed John”. Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng quy luật chuyển đổi với hiệu ứng 28:

 

28          Dấu mốc-cụm từ có dạng it that S X được cấu trúc lại thành dấu mốc-cụm từ tương ứng có dạng it X that S..

 

Áp dụng từ 28 đến 27, chúng ta suy ra “It annoyed John that Bill dreamt”. Trong trường hợp này, 26a không thể áp dụng được. Do đó, 27 làm nền tảng cho hai cấu trúc ngoài mặt, một được xác định bởi 28 và một được xác định bởi 26a; có cùng cấu trúc sâu, đây là những từ đồng nghĩa. Trong trường hợp 25, 28 không thể áp dụng được và do đó, chúng ta chỉ có một cấu trúc ngoài mặt tương ứng.

 

Chúng ta có thể đưa thí dụ 25 đi xa hơn bằng xem xét những quy luật chuyển đổi bổ sung. Giả định thay vì chọn Bill trong câu 25 được nhúng chìm vào, chúng ta đã chọn John lần thứ hai. Có một quy luật chuyển đổi rất chung trong tiếng Anh và những ngôn ngữ khác quy định việc xóa những đơn vị lập lại. Áp dụng quy luật này cùng với những quy luật nhỏ khác thuộc loại hiển nhiên, chúng ta lấy ra được

 

29          The boy will persuade John to dream

 

từ một cấu trúc sâu, như nó phải có, vốn chứa đựng một dấu mốc-cụm từ phụ thể hiện sự thật rằng John là chủ ngữ của dream. Trong thực tế, trong trường hợp này, dấu mốc-cụm từ sâu sẽ hơi khác một chút, theo những cách vốn chúng ta không cần quan tâm ở đây, trong phác thảo giải thích sơ bộ này.

 

Giả định bây giờ chúng ta thêm một phép biến đổi để chuyển một dấu mốc-cụm từ có dạng NP AUX V NP thành thụ động tương ứng, theo cách hiển nhiên. [12] Áp dụng cho những dấu mốc-cụm từ rất giống 21b, quy luật này sẽ đem cho những cấu trúc ngoài mặt cho những câu “John will be persuaded that Bill dreamt (by the boy)” [từ 25] và “John will be persuaded to dream (by the boy)” [từ 29]. Trong mỗi trường hợp, cách diễn giải ngữ nghĩa sẽ là cách diễn giải ngữ nghĩa sâu bên dưới. Trong một số trường hợp nhất định, những quan hệ ngữ pháp quan trọng bị che khuất hoàn toàn trong cấu trúc ngoài mặt. Vì vậy, trong trường hợp câu “John will be persuaded to dream,”“, việc “John” thực sự là chủ ngữ của “dream” không được biểu thị trong cấu trúc ngoài mặt, mặc dù cấu trúc sâu bên dưới, như chúng ta đã ghi nhận, thể hiện. trực tiếp sự thật này.

 

Từ những thí dụ này, chúng ta có thể thấy một chuỗi những phép biến đổi có thể tạo thành những câu khá phức tạp trong đó những quan hệ quan trọng giữa những phần không được biểu thị theo bất kỳ cách trực tiếp nào. Trong thực tế, chỉ trong những thí dụ đơn giản nhân tạo thì cấu trúc sâu và ngoài mặt mới tương ứng chặt chẽ với nhau. Trong những câu thông thường của đời sống hàng ngày, quan hệ phức tạp hơn nhiều; những chuỗi biến đổi dài được áp dụng để chuyển đổi những cấu trúc sâu bên dưới thành dạng ngoài mặt.

 

Những thí dụ vốn chúng ta đang dùng còn thô cứng và không tự nhiên. Với một ngữ pháp bớt thô sơ hơn, những thí dụ hoàn toàn tự nhiên có thể được đem cho. Thí dụ: thay vì những câu được hình thành từ 27 đến 26 hay 28, chúng ta có thể dùng những câu dễ chấp nhận hơn như “That you should believe this is not surprising,” “It is not surprising that you should believe this,”, v.v. Tính chât không tự nhiên của những thí dụ chúng ta đã dùng minh họa một điểm đơn giản nhưng thường bị bỏ qua, đó là ý nghĩa nội tại của một câu và những thuộc tính ngữ pháp khác của nó được xác định bởi quy luật, nhưng không bởi những điều kiện của đem dùng, nội dung ngôn ngữ, tần suất những phần, v.v. [13] Do đó, những thí dụ về một số đoạn văn cuối cùng có thể chưa bao giờ được tạo ra theo kinh nghiệm của một số người nói (hay, về vấn đề đó, trong lịch sử của ngôn ngữ), nhưng vị thế của chúng với tư cách là những câu tiếng Anh và những diễn giải ngữ âm và ngữ nghĩa lý tưởng của chúng không chịu ảnh hưởng bởi sự kiện này.

 

Do chuỗi những phép biến đổi có thể tác động đến những sửa đổi mạnh mẽ trong một dấu mốc-cụm từ, chúng ta không nên ngạc nhiên khi tìm ra rằng một cấu trúc [14] có thể là kết quả của hai cấu trúc sâu rất khác nhau – nghĩa là, một số câu nhất định là mơ hồ (thí dụ, câu 4 ở trang 110). Những câu mơ hồ đem cho một dấu hiệu đặc biệt rõ ràng về sự thiếu sót của cấu trúc ngoài mặt trong vai trò thể hiện những quan hệ sâu xa hơn. [15]

 

Tổng quát hơn, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những cặp câu ghép có cấu trúc ngoài mặt cơ bản giống nhau nhưng quan hệ ngữ pháp hoàn toàn khác nhau. Để nhắc chỉ một thí dụ như vậy, hãy so sánh những câu 30:

 

30          a. I persuaded the doctor to examine John

b. I expected the doctor to examine John

 

Cấu trúc ngoài mặt về cơ bản là giống nhau. Câu 30a có dạng giống như câu 29. Nó xuất phát từ một cấu trúc sâu gần giống dạng 31:

 

31          I past persuade the doctor of it that the doctor AUX examine John

 


Cấu trúc sâu này về cơ bản giống như 21b, và bằng tiến trình biến đổi đã mô tả trong liên quan với 29, chúng ta lấy ra từ đó câu 30a. Nhưng trong trường hợp 30b không có cấu trúc liên quan nào như “expected the doctor of the fact that he examined John,” “. . . of the necessity (for him) to examine John,”, v.v., như trong trường hợp 30a. Tương ứng, không có sự biện minh nào cho việc phân tích 30b bắt nguồn từ một cấu trúc như 31. Đúng hơn, cấu trúc sâu bên dưới 30b sẽ là một gì giống như 32 (một lần nữa bỏ đi những chi tiết):

 

32          I past expect it that the doctor AUX examine John


 

Có nhiều sự kiện khác hỗ trợ cho phân tích 30a và 30b này. Thí dụ: từ cấu trúc như 32, chúng ta có thể tạo thành “What I expected was that the doctor (will, should, etc.) examine John,”, bởi cùng quy luật tạo thành “What I saw was the book”, từ cấu trức nằm chìm, cơ bản V-NP-NP “I saw the book”. Nhưng chúng ta không thể hình thành “What I persuaded was that the doctor should examine John”, tương ứng với 30a, vì cấu trúc cơ bản 31 không có dạng NP-V-NP như đòi hỏi yêu cầu của phép biến đổi này. Áp dụng quy luật 26a cho 32, chúng ta lấy ra được ““I expected that the doctor (will, should, etc.) examine John”. Thay vào đó, chúng ta lấy ra 30b bằng dùng cùng quy luật đưa ra 29, với “to” thay vì “that” xuất hiện cùng với câu đã nhúng chìm, vốn trong trường hợp này, câu này không chứa đại diện nào khác của phân loại AUX.

 

Bỏ qua những chi tiết, chúng ta thấy rằng 30a có nguồn gốc từ 31 và 30b từ 32, do đó, mặc dù gần giống nhau về cấu trúc ngoài mặt, những cấu trúc sâu bên dưới 30a và 30b rất khác nhau. Việc phải có một khác biệt như vậy trong cấu trúc sâu không là điều hiển nhiên chút nào. [16] Tuy nhiên, nó sẽ trở nên rõ ràng nếu chúng ta xem xét tác động của việc thay thế “the doctor to examine John” bằng câu thụ động, “John to be examined by the doctor, “ trong 30a và 30b. Như vậy chúng ta xem xét những câu 33 và 34:

 

33          a. I persuaded the doctor to examine John      [= 30a].

b. I persuaded John to be examined by the doctor.

34          a. I expected the doctor to examine John      [= 30b].

b. I expected John to be examined by the doctor.

 

Quan hệ ngữ nghĩa giữa những câu trong cặp 34 hoàn toàn khác với quan hệ giữa những câu trong cặp 33. chúng ta có thể thấy điều này bằng xem xét quan hệ về giá trị đúng-sai [17]. Vì vậy, 34a và 34b nhất thiết phải giống nhau về giá trị đúng-sai; nếu tôi mong bác sĩ khám cho John thì tôi mong John sẽ được bác sĩ khám và ngược lại. Nhưng không có quan hệ cần thiết nào về giá trị đúng-sai giữa 33a và 33b. Nếu tôi thuyết phục bác sĩ khám cho John thì điều đó không có nghĩa là tôi đã thuyết phục John được bác sĩ khám, hay ngược lại.

 

Trong thực tế, sự trao đổi thì chủ động và thụ động trong câu nhúng chìm vào vẫn bảo toàn ý nghĩa, theo một nghĩa khá rõ ràng, trong trường hợp 30b nhưng không 30a. Giải thích có ngay từ việc xem xét những cấu trúc sâu bên dưới những câu này. Thay thế chủ động bằng thụ động trong 32, sau đó chúng ta tiếp tục suy ra 34b theo cách vốn 30b bắt nguồn từ 32. Nhưng để suy ra 33b, chúng ta không chỉ phải thụ động hóa câu được nhúng chìm trong 31 nhưng còn phải chọn “John” thay thế “the doctor” là tân ngữ của động từ “persuade”; nếu không, những điều kiện để xóa cụm danh từ lập lại, như trong dẫn xuất của 29, sẽ không được đáp ứng. Do đó, cấu trúc sâu bên dưới 33b khá khác so với cấu trúc bên dưới 33a. Câu được nhúng chìm vào không chỉ bị thụ động hóa vốn tân ngữ “the doctor” ở câu 31 phải được thay thế bằng “John”. Do đó, những quan hệ ngữ pháp hoàn toàn khác nhau và cách giải thích ngữ nghĩa cũng khác nhau tương ứng. Trong cả hai trường hợp, điều vẫn đúng là sự thụ động hóa không ảnh hưởng đến ý nghĩa (theo nghĩa “ý nghĩa” có liên quan ở đây). Sự thay đổi ý nghĩa ở câu 30a khi “the doctor to examine John” được thay thế bằng “John to be examined by the doctor” là do sự thay đổi về quan hệ ngữ pháp, “John” bây giờ là tân ngữ trực tiếp của cụm động từ trong nghĩa cơ bản. cấu trúc chứ không là “bác sĩ”. Không có sự thay đổi tương ứng trong trường hợp 34a, do đó ý nghĩa không thay đổi khi câu nhúng chìm vào thì thành thụ động.

 

Thí dụ 30a, 30b một lần nữa minh họa sự thiếu sót (và trong tổng quát, không liên quan) của cấu trúc ngoài mặt cho sự biểu thị của những quan hệ ngữ pháp có ý nghĩa về phương diện ngữ nghĩa. Dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp vốn truyền tải thông tin cần thiết cho việc giải thích ngữ âm trong tổng quát rất khác với dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp đem cho thông tin cần thiết cho việc giải nghĩa ngữ nghĩa.

 

Những ví dụ 30a, 30b cũng minh họa cho việc đưa “trực giác ngôn ngữ” của một người vào ý thức có thể khó khăn như thế nào. Như chúng ta đã thấy, ngữ pháp tiếng Anh, như một đặc điểm của năng lực (xem trang 102f.), để có tính mô tả đầy đủ, phải gán những cấu trúc sâu khác nhau cho những câu 30a và 30b. Ngữ pháp mỗi người nói đã nhập tâm có phân biệt những cấu trúc sâu này, như chúng ta có thể thấy từ sự kiện là bất kỳ người nói tiếng Anh nào cũng có khả năng hiểu được tác động của việc thay thế câu nhúng chìm bằng câu thụ động của nó trong hai trường hợp của 30. Nhưng thực tế này về năng lực ngữ pháp nội tâm hóa của người này có thể thoát khỏi sự chú ý cẩn thận của người nói tiếng mẹ đẻ (xem ghi chú 33).

 

 

Có lẽ những thí dụ loại như thế này đủ để đem cho một gì đó về sắc thái của cấu trúc cú pháp của một ngôn ngữ. Tóm tắt những nhận xét của chúng ta về thành phần cú pháp, chúng ta kết luận rằng nó gồm một phần cơ bản và một phần chuyển đổi. Phần cơ bản phát sinh những cấu trúc sâu và những quy luật chuyển đổi biến đổi chúng thành những cấu trúc ngoài mặt. Thành phần phân loại của phần cơ bản xác định những quan hệ ngữ pháp quan trọng của ngôn ngữ, gán một trật tự lý tưởng cho những cụm từ cơ bản và trong nhiều cách khác nhau, xác định những chuyển đổi nào sẽ được áp dụng. [18] Từ vựng chỉ định những thuộc tính về đặc điểm của những đơn vị thông tin từ vựng riêng lẻ. Cùng nhau, hai thành phần này của phần cơ bản dường như cung ứng thông tin liên quan với diễn giải ngữ nghĩa theo nghĩa vốn chúng ta đã và đang dùng từ ngữ này, tùy thuộc vào những tiêu chuẩn được nhắc đến trước đó. Những quy luật chuyển đổi biến đổi những dấu mốc-cụm từ thành những dấu mốc-cụm từ mới, tác động nhiều loại khác nhau của sự sắp xếp lại và tổ chức lại. Những loại thay đổi có thể được tác động thì khá giới hạn; tuy nhiên chúng ta sẽ không đi vào vấn đề này ở đây. Tuy nhiên, sau khi áp dụng theo trình tự, những phép biến đổi có thể tác động khá triệt để đến sự tổ chức dấu mốc-cụm từ cơ bản. Thế nên, những phép biến đổi đem cho một loạt rộng rãi khác nhau của những cấu trúc ngoài mặt vốn không có quan hệ trực tiếp hay đơn giản với những cấu trúc cơ bản vốn chúng bắt nguồn và thể hiện nội dung ngữ nghĩa của chúng.

 

Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng là việc ánh xạ của những cấu trúc sâu đến những cấu trúc ngoài mặt không là vấn đề của một bước đơn lẻ vốn đúng hơn là có thể phân tích thành một chuỗi những bước chuyển đổi liên tiếp. Những phép biến đổi góp phần vào việc ánh xạ những cấu trúc sâu tới cấu trúc ngoài mặt này có thể được kết hợp theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào dạng cấu trúc sâu chúng áp dụng. Vì những phép biến đổi này được áp dụng theo trình tự, nên mỗi phép biến đổi phải tạo ra một cấu trúc thuộc loại vốn cấu trúc tiếp theo có thể áp dụng. Điều kiện này được đáp ứng trong công thức của chúng ta, vì những phép biến đổi áp dụng cho dấu cụm từ và chuyển chúng thành dấu mốc-cụm từ mới. Nhưng có bằng chứng thực nghiệm rất thuyết phục rằng những cấu trúc ngoài mặt xác định dạng thức ngữ âm, trong thực tế, là những dấu mốc-cụm từ (nghĩa là, được gắn nhãn trong dấu ngoặc vuông của những cấu tạo). Sau đó, những cấu trúc sâu vốn những phép biến đổi áp dụng ban đầu cho bản thân chúng phải là những dấu mốc-cụm từ, như trong công thức của chúng ta.

 

Trên nguyên tắc, có nhiều cách trong đó một mạng lưới của những quan hệ ngữ pháp có thể được trình bày. Một trong những lý do chính cho việc lựa chọn phương pháp của đánh dấu cụm từ được phát sinh bởi những quy luật cơ bản thì chính xác là sự kiện rằng những phép biến đổi phải áp dụng theo trình tự và do đó phải áp dụng cho những đối tượng thuộc loại vốn chính chúng tạo ra, cuối cùng, cho những dấu mốc-cụm từ có những vốn có cùng những thuộc tính chính thức như những cấu trúc ngoài mặt. [19]

 

Những Nhận Xét Kết Luận

 

Lý thuyết ngữ pháp vừa trình bày đòi hỏi rất nhiều bình luận. Trước đó, chúng ta đã cho thấy rằng ngữ pháp của một ngôn ngữ, cho thỏa đáng về thực nghiệm, phải cho phép dùng vô hạn của những phương tiện hữu hạn, và chúng ta đã gán thuộc tính – lập lại cùng quy tắc với những kết quả trước – này cho thành phần cú pháp, vốn nó phát sinh một tập hợp vô hạn những cặp ghép của cấu trúc ngoài mặt và cấu trúc sâu. Bây giờ chúng ta đã địa phương hóa thêm thuộc tính lập lại cùng quy tắc với những kết quả trước của ngữ pháp, gán nó cho thành phần phân loại của phần cơ bản. Một số quy luật cơ bản nhất đưa vào ký hiệu ban đầu S đứng đầu những dẫn xuất, thí dụ: quy luật thứ tư của 19. Có thể việc đưa vào “nội dung mệnh đề” trong những cấu trúc sâu bằng phương tiện này là phương pháp duy nhất (lập lại cùng quy tắc với những kết quả trước) [20] trong ngữ pháp, ngoài những quy luật gồm trong việc hình thành những cấu trúc phối hợp, vốn nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau vượt ngoài những gì chúng ta đang thảo luận ở đây.

 

Điều là hợp lý để hỏi tại sao những ngôn ngữ của con người sẽ có một thiết kế thuộc loại này – cụ thể là tại sao chúng sẽ dùng những phép biến đổi ngữ pháp thuộc loại đã mô tả để chuyển đổi những cấu trúc sâu sang dạng cấu trúc ngoài mặt. Tại sao chúng sẽ không tận dụng những cấu trúc sâu trong một một đường lối trực tiếp hơn? [21] Có hai lý do được nêu lên cùng một lúc. Chúng ta đã nhận xét rằng những điều kiện của sự chèn từ vựng trong yếu tính là về chuyển đổi hơn là cấu trúc-cụm từ (xem trang 130). Tổng quát hơn, chúng ta tìm thấy nhiều ràng buộc không phải cấu trúc cụm từ (thí dụ: những ràng buộc liên quan với việc xóa những đơn vị giống hệt nhau – xem trang 132 và 136) khi chúng ta nghiên cứu một ngôn ngữ một cách cẩn thận. Do đó, những phép biến đổi không chỉ chuyển cấu trúc sâu thành cấu trúc ngoài mặt nhưng còn có một “tác dụng sàng lọc”, loại trừ một số cấu trúc sâu có thể có nhất định như không hình thành tốt. [22] Ngoài điều này ra, tự nhiên chúng ta sẽ có khuynh hướng để tìm một giải thích cho việc dùng những phép biến đổi ngữ pháp trong những ràng buộc thực nghiệm vốn ngôn ngữ phải truyền thông đáp ứng. Ngay cả sự kiện đơn giản là âm thanh không thể ‘phục hồi’ được [23] cũng áp đặt những điều kiện lên lời nói vốn không cần phải áp đặt lên một hệ thống ngôn ngữ được thiết kế chỉ dành để viết (thí dụ, những hệ thống nhân tạo được nhắc đến ở ghi chú 36). Một hệ thống viết đem cho một “ký ức bên ngoài” làm thay đổi vấn đề nhận thức một cách đáng kể. Chúng ta mong đợi một hệ thống được tạo ra để giao tiếp bằng lời nói sẽ được điều chỉnh một cách nào đó để giải quyết những đòi hỏi đặt ra cho ký ức.

 

Trong thực tế, những phép biến đổi ngữ pháp thường xuyên làm giảm số lượng của cấu trúc ngữ pháp trong những dấu mốc-cụm từ trong một cách thức xác định rõ ràng, và có thể một hậu quả của việc này là tạo thuận lợi cho vấn đề của nhận thức lời nói bằng một ký ức ngắn hạn thuộc một loại khá giới hạn.. [24] Nhận xét này đề nghị một số hướng hứa hẹn cho nghiên cứu sâu hơn, nhưng có rất ít nội dung có thể nói với bất kỳ tự tin nào dựa trên những gì hiểu được ngày nay.

 

Một điểm nữa cần được làm rõ. Chúng ta đã ghi nhận ngay từ đầu rằng hiệu năng và năng lực phải được phân biệt rõ ràng nếu muốn nghiên cứu thành công một nào trong hai. Bây giờ chúng ta đã thảo luận về một mô hình nhất định về năng lực. Sẽ là lôi cuốn, nhưng hoàn toàn phi lý, để xem nó cũng như một mô hình của hiệu năng. Vì vậy, chúng ta có thể nêu lên rằng để phát sinh một câu nói, người nói đi qua những bước tiếp nối của việc xây dựng một câu dẫn xuất cơ bản, từng dòng một, từ ký hiệu ban đầu S, sau đó chèn vào những đơn vị thông tin từ vựng, và áp dụng những phép biến đổi ngữ pháp để hình thành một cấu trúc ngoài mặt, và cuối cùng áp dụng những quy luật âm vị theo thứ tự của chúng, phù hợp với nguyên tắc chu kỳ đã thảo luận trước đó. Không có một biện minh dẫu nhỏ nhất nào cho bất kỳ giả định nào như vậy. Trong thực tế, khi ám chỉ rằng người nói lựa chọn những đặc điểm tổng quát của cấu trúc câu trước khi chọn những đơn vị thông tin từ vựng (trước khi quyết định người này sẽ nói gì), một nêu lên như vậy dường như không những không có căn cứ nhưng còn hoàn toàn trái ngược với bất kỳ trực giác mơ hồ nào vốn người ta có thể có về tiến trình vốn ẩn chìm làm nền tảng cho sự phát sinh. Một lý thuyết về hiệu năng (phát sinh hay nhận thức) sẽ phải kết hợp lý thuyết của năng lực – ngữ pháp phát sinh của một ngôn ngữ – như một phần thiết yếu. Nhưng những mô hình của hiệu năng có thể được xây dựng theo nhiều cách khác nhau, nhất quán với những giả định cố định về năng lực vốn chúng dựa vào. Có nhiều có thể được nói về đề tài này, nhưng nó vượt ngoài những giới hạn của bài viết này.

 

Xác định chính xác những thuộc tính của những thành phần và thành phần phụ khác nhau của một ngữ pháp, dọc theo những đường đã phác vẽ trong thảo luận này, chúng ta hình thành một giả thuyết hết sức giới hạn về cấu trúc của bất kỳ ngôn ngữ nào của con người. Như chúng ta đã nhận xét nhiều lần, là rất không cần thiết, trên bất kỳ những nền tảng tiên nghiệm nào, rằng một ngôn ngữ phải có một cấu trúc thuộc loại này. Hơn nữa, có vẻ như rất có thể có những điều kiện rất nghiêm ngặt có thể được đặt trên những ngữ pháp vượt ngoài những điều kiện đã phác vẽ ở trên. Thí dụ, có thể (như trong thực tế đã được giả định theo truyền thống) rằng những cấu trúc cơ bản chỉ có thể thay đổi rất ít từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; và bằng việc giới hạn đủ phạm vi có thể có của những cấu trúc cơ bản, có thể đi đến những định nghĩa khá tổng quát cho những phân loại có chức năng như “những ký hiệu không là ký hiệu đầu cuối” trong những quy luật của thành phần phân loại. Như đã nhận xét trước đây, điều này sẽ đem cho những định nghĩa độc lập với ngôn ngữ về những quan hệ ngữ pháp và sẽ nâng cao khả năng hiện hữu những nguyên tắc phổ quát – đã thiết lập vững chắc, sâu xa – của diễn giải về ngữ nghĩa.

 

Khi nhắc đến những khả năng như vậy, chúng ta phải lưu ý đến quan điểm phổ biến rằng những nghiên cứu thời nay không chỉ bác bỏ một cách dứt khoát những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát truyền thống, nhưng hơn nữa, còn cho thấy rằng việc tìm kiếm những nguyên tắc như vậy đã là sai lầm ngay từ đầu. Nhưng với tôi, có vẻ rằng những kết luận loại như vậy đều dựa trên một hiểu lầm nghiêm trọng về ngữ pháp phổ quát truyền thống và trên một giải thích sai lầm về những kết quả của công trình nghiên cứu thời nay. Ngữ pháp phổ quát truyền thống đã cố gắng chứng minh, trên cơ bản của những thông tin có sẵn lúc bấy giờ, rằng những cấu trúc sâu khác nhau rất ít từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Rằng những cấu trúc ngoài mặt có thể là rất đa dạng đã là điều không bao giờ phải nghi ngờ. Cũng đã đưcoj giả định rằng những phân loại của cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ âm đều là phổ quát và khá giới hạn trong khác loại. Trong thực tế, “ngữ học nhân học” thời nay đã đem cho rất ít bằng chứng dựa trên giả định về tính đồng nhất của những cấu trúc sâu, và trong chừng mức có liên quan với tính phổ quát của những phân loại, những kết luận khá giống với những kết luận truyền thống thường được chấp nhận trong thực hành trong công trình về mô tả. [25]

 

Ngữ học và nhân học-ngôn ngữ học thời nay tự chúng ít chú ý đến cấu trúc sâu, cả trong lý thuyết lẫn thực hành. Một đa dạng lớn của cấu trúc ngoài mặt đã được vén mở cho thấy trong công trình mô tả, như đã dự đoán trong ngữ pháp phổ quát truyền thống. Tuy nhiên, có thể đưa ra một lập luận hợp lý cho kết luận rằng sai lầm cơ bản của ngữ pháp phổ quát truyền thống đã là nó không áp đặt đủ hạn chế hoặc ràng buộc nghiêm ngặt.trong những điều kiện phổ quát vốn nó nêu lên cho ngôn ngữ loài người – rằng những ràng buộc nghiêm ngặt hơn nhiều phải được nêu lên để giải thích cho những sự kiện duy nghiệm. [26]

 

Thảo luận của chúng ta về cấu trúc của tiếng Anh trong những thí dụ minh họa được đưa ra trước đây chắc chắn khá giả tạo và chỉ giới hạn ở những hiện tượng rất đơn giản. Nhưng ngay cả một thảo luận về những đề tài vốn chúng ta đã nhắc đến cũng đòi hỏi phải có kiến thức khá sâu rộng về ngôn ngữ và một lý thuyết khá rõ ràng, mạch lạc và được giải thích rõ ràng của ngữ pháp phát sinh. Tương ứng, chỉ khi những vấn đề thuộc loại minh họa được nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh thì mới có thể có bất kỳ đóng góp nào cho lý thuyết về ngữ pháp phổ quát. Trong những hoàn cảnh này, không có gì ngạc nhiên khi ngay cả ngày nay, những giả thuyết về ngữ pháp phổ quát có thể được xây dựng dù với bất kỳ tin tưởng nào đều chỉ có bằng chứng hỗ trợ từ một số lượng khá nhỏ những nghiên cứu của rất ít ngôn ngữ trong thế giới và do đó, chúng phải có tính dự kiến rất cao. Tuy vậy, không nên phóng đại sự thiếu thỏa đáng của bằng chứng. Do đó, chắc chắn là đúng – rằng một ngôn ngữ duy nhất có thể cung cấp bằng chứng vững mạnh cho những kết luận liên quan với ngữ pháp phổ quát. Điều này trở nên khá rõ ràng khi chúng ta xem xét lại vấn đề tiếp thu ngôn ngữ (xem trang 106). Đứa trẻ phải tiếp nhận một ngữ pháp phát sinh của ngôn ngữ của nó, trên cơ bản một lượng bằng chứng khá giới hạn. [27] Để giải thích cho thành tựu này, chúng ta phải đưa lên giả thuyết về một cấu trúc bên trong đủ phong phú – một lý thuyết đủ giới hạn của ngữ pháp phổ quát vốn tạo nên sự đóng góp của đứa trẻ cho sự tiếp nhận ngôn ngữ.

 

Lấy thí dụ, trước đó người ta nêu lên rằng để giải thích cho nhận thức về trọng âm trong tiếng Anh, chúng ta phải giả định rằng người dùng ngôn ngữ đó đang dùng nguyên tắc ứng dụng chu kỳ. Chúng ta cũng lưu ý rằng người này khó có thể có đủ bằng chứng cho nguyên tắc này. Do đó, có vẻ hợp lý khi cho rằng nguyên tắc này đơn giản là phần của lược đồ bẩm sinh vốn người này dùng để giải thích những bằng chứng giới hạn và rời rạc vốn người này có. Nói cách khác, nó là phần của ngữ pháp phổ quát. Tương tự như vậy, thật khó để tưởng tượng những “nguyên tắc quy nạp” nào có thể dẫn dắt đứa trẻ một cách chính xác đến những giả định về cấu trúc sâu và về cách tổ chức ngữ pháp vốn xem có vẻ là cần thiết nếu chúng ta phải giải thích những sự kiện như những gì chúng ta đã nhắc đến. Việc tìm kiếm những nguyên tắc như vậy cũng không có động cơ đặc biệt tốt. Có vẻ hợp lý khi cho rằng những thuộc tính này của tiếng Anh, trong thực tế, là những sự kiện của ngữ pháp phổ quát. Nếu đứa trẻ có sẵn những thuộc tính đó thì nhiệm vụ tiếp thu ngôn ngữ sẽ trở nên có thể có được. Vấn đề với đứa trẻ không là khả năng quy nạp dường như không thể vượt qua trong việc đạt đến một ngữ pháp có tính chuyển hóa từ dữ liệu giới hạn, nhưng là việc khám phá ra ngôn ngữ nào trong số những ngôn ngữ có thể có vốn đứa trẻ được tiếp xúc. Khi lập luận theo cách này, chúng ta có thể đi đến kết luận về ngữ pháp phổ quát từ việc nghiên cứu ngay cả một ngôn ngữ duy nhất.

 

Đứa trẻ được tiếp xúc với dữ liệu ngôn ngữ và nó phải xem xét phán đoán những giả thuyết (những ngữ pháp) của một lớp khá giới hạn để xác định tính chất thuận hợp với những dữ liệu này. Sau khi đã chọn một ngữ pháp của lớp đã định sẵn trước, đứa trẻ sẽ thành thạo ngôn ngữ đã do ngữ pháp này phát sinh.[28] Như thế, đứa trẻ sẽ biết rất nhiều về những hiện tượng (ngôn ngữ) mà nó chưa từng tiếp xúc và không “đồng dạng” hoặc “tương tự” trong bất kỳ ý hướng nào đã định nghĩa rõ ràng với những gì vốn đứa trẻ đã từng tiếp xúc.[29] Chẳng hạn, đứa trẻ sẽ biết những liên hệ giữa những câu 33 và 34, mặc dù chúng mới lạ; đứa trẻ sẽ biết nên gán những nhấn mạnh nào cho những nói-viết, mặc dù chúng mới lạ và thiếu cơ sở vật lý cho những biểu thị ngữ âm này; v.v... và với vô số những trường hợp tương tự khác. Sự chênh lệch này giữa kiến thức và kinh nghiệm có lẽ là sự kiện nổi bật nhất về ngôn ngữ con người. Giải thích nó là vấn đề trung tâm của lý thuyết ngôn ngữ.

 

Kết luận cơ bản dường như đang nổi lên với sự rõ ràng ngày càng tăng từ những nghiên cứu đương thời trong ngữ học là những giả định ban đầu rất giới hạn về hinh thức của ngữ pháp phát sinh phải được áp đặt nếu muốn dưa ra những giải thích cho những sự kiện về cách dùng ngôn ngữ và tiếp thu ngôn ngữ. Hơn nữa, cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy rằng sự đa dạng của ngữ pháp phát sinh cho ngôn ngữ con người là rất lớn. Lý thuyết của ngữ pháp phổ quát đã đưa lên bởi mô tả sơ lược vốn chúng ta vừa đem cho, chắc chắn sẽ được chứng minh là không chính xác trong nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hoàn toàn có thể là sai sót cơ bản của nó là nó cho phép quá nhiều rộng rãi trong việc xây dựng của những ngữ pháp, và những loại ngôn ngữ vốn con người có thể tiếp nhận trong những lối thông thường, trong thực tế, thuộc một loại giới hạn hơn nhiều so với lý thuyết này đưa lên. Tuy nhiên, ngay cả như lý thuyết của ngữ pháp sinh trong dạng hiện tại của nó, nó áp đặt những đièu kiện tương đối hạn hẹp trên cấu trúc của ngôn ngữ con người. Nếu kết luận tổng quát này có thể được thiết lập vững chắc – và hơn nữa, được làm vững mạnh thêm đáng kể – điều này sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị, ý nghĩa quan trọng cho lĩnh vực tâm lý học lý thuyết. Không thể phủ nhận rằng, như trong thế kỷ XVII, vấn đề trung tâm và quan trọng cho ngữ học là là dùng bằng chứng thực nghiệm từ những ngôn ngữ cụ thể để để cải thiện, nâng cao những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát. Trong bài viết này, tôi đã cố gắng để đề nghị một số nguyên tắc vốn có vẻ đã thiết lập vững chắc và để minh họa một số cân nhắc thực nghiệm vốn liên quan với những nguyên tắc đó.[30]

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... →   )


http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 


[1] [Trong thực tế, chúng ta có thể coi một ngữ pháp như như gán một diễn giải ngữ nghĩa cho tất cả những câu có thể có (đây là một khái niệm rõ ràng, đưa ra những lý thuyết về ngữ âm và ngữ nghĩa phổ quát), gồm cả những câu đi chệch khỏi những quy luật của ngôn ngữ. Nhưng đây là vấn đề chúng ta sẽ không đi sâu thêm vào ở đây.]

[2] [Không nên nhầm lẫn câu hỏi về cách thức tổ chức thành phần cú pháp với vấn đề phát triển một mô hình hoạt động (sản xuất hay nhận thức). Trong thực tế, bất kỳ loại tổ chức nào vừa được mô tả (và những loại khác) đều có thể được dùng như cơ bản cho một lý thuyết của hiệu năng của cả hai loại.]

[3] lexical entries

[4] dictionary definition: những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến một mục từ vựng, một biểu thị có cấu trúc về ý nghĩa (những đặc điểm ngữ nghĩa) tương tự như một đề mục từ điển chính thức, không chỉ là một giải thích văn xuôi. Thí dụ: Đối với từ “mèo”, những đặc điểm ngữ nghĩa có thể bao gồm [+animate], [+feline], [+domestic], v.v., thể hiện những khía cạnh cốt lõi của ý nghĩa của nó.

[5] field structure = cấu trúc trường = những đặc điểm ngữ nghĩa trong một mục từ từ vựng không bị cô lập mà được kết nối với nhau theo những cách có hệ thống. Những kết nối này tạo thành một “trường” hoặc mạng lưới, trong đó những đặc điểm tương tác để tạo nên ý nghĩa đầy đủ của mục. Cấu trúc này có thể bao gồm: (a) Những quan hệ phân cấp (thí dụ: “chó” là một loại “động vật”). (b) Những quan hệ liên tưởng (thí dụ: “chim” được liên kết với “ruồi” hoặc “lông vũ”).Mạng lưới hoặc hệ thống những quan hệ giữa những đặc điểm ngữ nghĩa trong một đơn vị thông tin từ vựng, phản ảnh cấu trúc khái niệm sâu hơn của đề mục.

[6] a simple or context-free phrase-structure grammar

[7] terminal symbols: ký hiệu đầu cuối được gọi là “đầu cuối” vì chúng là những thành phần cuối cùng trong tiến trình suy diễn. Chúng không thể bị chia nhỏ hoặc viết lại thêm nữa bằng những quy luật ngữ pháp.

[8] [Có thể cần một khái niệm tổng quát hơn một chút về “điểm đánh dấu cụm từ”, nhưng Chúng ta sẽ đặt câu hỏi này sang một bên ở đây.]

[9] Dummy = một ký hiệu giữ chỗ tạm thời trong cấu trúc cú pháp =

[10] [Từ đây trở đi , Chúng ta Giả định 21a và 21b được mở rộng cho những dấu hiệu cụm từ đầy đủ bằng cách chèn những mục từ vựng thích hợp, như đã chỉ ra.]

[11] A terminal alphabet: “bảng chữ cái đầu cuối phổ quát” = tập hợp hữu hạn những ký hiệu hoặc đơn vị cơ bản tạo nên “khối xây dựng” của câu trong một ngôn ngữ. Những ký hiệu này biểu thị những thành phần có ý nghĩa nhỏ nhất dùng trong tiến trình suy diễn cú pháp của câu, chẳng hạn như những từ, hình thái hoặc những phân loại cú pháp trừu tượng. Quy tắc Q → AUX thay đổi cấu trúc của câu từ cấu trúc sâu (ví dụ: “Q John will be sad”) thành cấu trúc ngoài mặt (ví dụ: “Will John be sad?”), giữ nguyên nghĩa của câu trong khi thay đổi dạng cú pháp của câu. Tóm lại, bảng chữ cái đầu cuối dùng để chỉ một tập hợp những ký hiệu cơ bản (cả trừu tượng và cụ thể) mà ngữ pháp dùng để xây dựng câu.

[12] [Ghi nhận rằng sự chuyển đổi này sẽ sửa đổi dấu hiệu cụm từ mà nó áp dụng theo cách triệt để hơn những gì đã thảo luận ở trên. Tuy nhiên, những nguyên tắc vẫn giữ nguyên.]

[13] [Tuy nhiên, những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Do đó, chúng có thể ảnh hưởng đến tín hiệu vật lý và đóng vai trò quyết định cách một người sẽ diễn giải câu. Trong cả việc tạo và hiểu câu, người nói-người nghe dùng cách diễn giải ngữ âm và ngữ nghĩa lý tưởng, nhưng những yếu tố khác cũng đóng một vai trò nào đó. Người nói có thể chỉ quan tâm đến việc làm cho mình được hiểu – người nghe, trong việc xác định ý định của người nói (điều này có thể không giống với cách giải thích ngữ nghĩa theo nghĩa đen của câu hay đoạn câu mà người nói tạo ra). Một lần nữa, chúng ta phải nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phân biệt hiệu suất với khả năng nếu muốn nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh.

[14] [Chính xác hơn, những cấu trúc ngoài mặt đủ gần nhau để xác định cách biểu thị ngữ âm giống nhau.]

[15] [Ngôn ngữ học thời nay thỉnh thoảng dùng thuộc tính này của ngôn ngữ như một dụng cụ nghiên cứu. Thảo luận chung đầu tiên về cách dùng sự mơ hồ để minh họa sự thiếu sót của một số quan niệm nhất định về cấu trúc cú pháp nằm trong “Hai mô hình mô tả ngữ pháp”của CF Hockett, Word, Vol. 10, 1954, trang 210–31, in lại trong M. Joos, ed., Readings in Linguistics One, tái bản lần thứ 4. (Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1966).]

[16] [Trong thực tế, có vẻ như hiện tượng này đã thoát khỏi sự chú ý của những nhà ngữ pháp tiếng Anh, cả truyền thống lẫn thời nay.]

[17] truth value.

[18] [Một câu hỏi mở là liệu quyết định này có phải là duy nhất hay không.]

[19] [Có những lý do hỗ trợ khác. Có một điều, những quan hệ ngữ pháp không phải giữa những từ hay hình vị nhưng là giữa những cụm từ trong tổng quát. Mặt khác, khảo sát thực nghiệm đã chỉ ra một cách thống nhất rằng có một trật tự lý tưởng tối ưu của những cụm từ trong những cấu trúc cơ bản, phù hợp với giả định rằng chúng được tạo ra bởi một hệ thống cơ bản thuộc loại đã thảo luận ở trên.]

[20] recursive device

[21] [Thật thích thú khi nhận thấy, trong liên hệ này, lý thuyết về ngữ pháp cấu trúc-cụm từ không theo ngữ cảnh (xem trang 125) rất gần đủ cho “ngôn ngữ nhân tạo”được phát minh cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như cho toán học hay logic. hay như ngôn ngữ máy cômputơ.]

[22] [Và do đó, trong một số trường hợp nhất định, nó được coi như “những câu bán ngữ pháp”cơ bản, theo cách đã chỉ ra, đi chệch khỏi quy luật ngữ pháp. Điều này gợi ý một phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề được nhắc đến ở ghi chú 24.]

[23] âm thanh được nói ra, nó không thể được lấy lại hoặc phát lại về mặt vật lý trừ khi nó đã được ghi lại. Ngôn ngữ nói là phù du—âm thanh chỉ tồn tại tại thời điểm chúng được tạo ra và biến mất khi chúng được nghe thấy.

[24] [Để biết một số giả thuyết về vấn đề này và thảo luận về vấn đề tổng quát, xem G. A. Miller và N. Chomsky, “Finitary Models for the User,”, trong R.D. Luce, E. Galanter, và R. Bush, eds., Handbook of Mathematical Psychology (New York: Wiley, 1963), Tập. II. Gợi ý rằng những biến đổi có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hiệu suất được ngầm nói trong V. Yngve, ““A Model and a Hypothesis for Language Structure”. Proceedings of the American Philosophical Society, 1960, trang 444–66.]

[25] [Những lý thuyết truyền thống về ngữ âm học phổ quát phần lớn đã được chấp nhận làm cơ bản cho nghiên cứu thời nay và đã được cải tiến và khuếch đại theo những cách khá quan trọng. Xem tài liệu tham khảo ở ghi chú 7.]

[26] Anthropological linguistics: nhân học-ngôn ngữ học là ngành nghiên cứu về ngôn ngữ liên quan đến văn hóa và xã hội loài người. Nó xem xét cách ngôn ngữ được định hình bởi những hoạt động văn hóa, cấu trúc xã hội và cách mọi người tương tác trong cộng đồng của họ. Lĩnh vực này khám phá quan hệ giữa ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa, thường tập trung vào những ngôn ngữ không phải phương Tây hoặc bản địa để hiểu cấu trúc độc đáo của chúng và bối cảnh văn hóa mà chúng được dùng. Trong đoạn văn trên, ngôn ngữ học nhân học được nhắc để nhấn mạnh rằng nó không tham gia sâu vào khái niệm cấu trúc sâu (một mức độ ẩn chìm trừu tượng của tổ chức ngôn ngữ được ngữ pháp phát sinh đưa ra). Thay vào đó, nó có khuynh hướng tập trung nhiều hơn vào những cấu trúc ngoài mặt (những cách có thể quan sát được và đa dạng mà ngôn ngữ được thể hiện và tổ chức trong thực tế) và ý nghĩa văn hóa và xã hội của chúng.

Những nhân vật chủ yếu trong nhân học ngôn ngữ học gồm: (a) Edward Sapir: Khám phá liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, phát triển giả thuyết Sapir-Whorf về tính tương đối của ngôn ngữ. (b) Benjamin Lee Whorf: Mở rộng về tính tương đối của ngôn ngữ, cho rằng ngôn ngữ ảnh hưởng đến nhận thức. (c) Franz Boas: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa của nó. (d) Zora Neale Hurston: Đóng góp vào nghiên cứu về tiếng bản địa của người Mỹ gốc Phi và những liên hệ văn hóa của nó. (e) Dell Hymes: Phát triển dân tộc học về giao tiếp, tập trung vào việc dùng ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội. (f) Bronisław Malinowski: Nghiên cứu vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở Quần đảo Trobriand. Những học giả này đã ảnh hưởng sâu rộng vào cách chúng ta hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc con người.

[27] [Hơn nữa, bằng chứng thuộc loại đã suy thoái trầm trọng. Thí dụ, kết luận của trẻ về những quy luật hình thành câu phải dựa trên bằng chứng gồm, ở mức độ lớn, những phát ngôn vi phạm quy luật, vì phần lớn cách nói thông thường gồm những khởi đầu sai, những cụm từ rời rạc và những sai lệch khác so với những quy luật đặt câu. khả năng lý tưởng hóa. Vấn đề ở đây không phải là “ngữ pháp quy chuẩn”. Vấn đề là cách nói thông thường của một người khác xa với những quy luật ngữ pháp đã được hấp thụ vô thức của chính người đó theo vô số cách, do có nhiều yếu tố tác động hỗ tương với khả năng cơ bản để xác định hiệu suất. Tương ứng, với tư cách là một người học ngôn ngữ, người này tiếp nhận được một ngữ pháp biểu thị đặc điểm cho phần lớn bằng chứng mà nó dựa vào là lệch lạc và dị thường.]

[28] [Chúng ta đang trình bày một “mô hình tức thời”về sự tiếp thu ngôn ngữ, chắc chắn sai về chi tiết, nhưng rất có thể được chấp nhận như một phép tính gần đúng đầu tiên hợp lý. Điều này không có nghĩa là phủ nhận rằng cấu trúc tế nhị của việc học tập đáng được nghiên cứu. Đúng hơn, câu hỏi đặt ra là trong phạm vi khả năng nào mà kinh nghiệm có thể khiến kiến thức và tin tưởng thay đổi. Nếu phạm vi khá hẹp (với tôi, dường như được gợi ý bởi những xem xét thuộc loại đã nhắc đến ở trên), thì phép tính gần đúng đầu tiên thuộc loại được nêu lên sẽ là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ khảo sát học tập hiệu quả nào. Với một mô hình tức thời được hỗ trợ tốt về phương diện thực nghiệm, như một phép tính gần đúng đầu tiên, có rất nhiều câu hỏi có thể được đặt ra ngay lập tức: thí dụ, những chiến lược lấy mẫu giả thuyết là gì, tập hợp những giả thuyết có sẵn ở một giai đoạn phụ thuộc như thế nào vào những thử nghiệm ở giai đoạn trước, v.v.]

[29] [Ngoại trừ, về phương diện lặp thừa, theo nghĩa là chúng được giải thích bằng cùng một lý thuyết.]

[30] [Ngoài những công trình được nhắc đến trong những ghi chú trước, có thể tham khảo những quyển sách sau để phát triển thêm những đề tài được nhắc đến trong bài viết này: N. Chomsky, Syntactic Structures (The Hague: Mouton, 1957); N. Chomsky, Aspects of the Theory of Syntax/ Những phương diện của lý thuyết cú pháp (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1965); M. Halle, Sound Pattern of Russian/ Mẫu âm thanh tiếng Nga (The Hague: Mouton, 1959); J. Katz và P. Postal, An Integrated Theory of Linguistic Descriptions / Một lý thuyết tích hợp về mô tả ngôn ngữ (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1964). Xem thêm nhiều bài viết của J. Fodor và J. Katz, biên tập, Structure of Language: Readings in the Philosophy of Language / Cấu trúc ngôn ngữ: Những bài đọc trong triết học ngôn ngữ (Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1964). Để biết thêm thông tin về những phương diện của cấu trúc tiếng Anh được nhắc đến ở đây, hãy xem thêm R. Lees, Grammar of English Nominalizations (New York: Humanities Press, 1963), và P. Rosenbaum, “Grammar of English Predicate Complement Constructions”, Ph.D chưa xuất bản . luận án, MIT, 1965. Để biết thêm tài liệu, hãy xem thư mục của những tác phẩm được trích dẫn.]