Thursday, October 24, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (06)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky






4


Dạng Thức Và Ý Nghĩa Trong Những Ngôn Ngữ Tự Nhiên.

 

Khi nghiên cứu ngôn ngữ con người, chúng ta đi đến gần sự hiểu biết sâu hơn vào những gì một số người có thể gọi là “yếu tính con người”, những đặc tính phân biệt của não thức, như chúng ta biết cho đến nay, là duy nhất với con người và không thể tách ra khỏi bất kỳ giai đoạn quan trọng nào của sự hiện hữu con người, cá nhân hay xã hội. Do đó là sự lôi cuốn của nghiên cứu này, và cũng không kém, sự bế tắc thất vọng của nó. Sự bế tắc thất vọng nổi lên từ sự kiện là mặc dù có nhiều tiến bộ, chúng ta vẫn bất lực như trước đây trong việc giải quyết vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ loài người, vốn tôi cho là như thế này: sau khi đã thành thạo một ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được một số vô hạn của những diễn đạt mới lạ với kinh nghiệm của mình, không có sự giống nhau đơn giản nào về mặt vật lý và không có bất kỳ cách tương tự nào với những diễn đạt cấu thành kinh nghiệm ngôn ngữ của cá nhân; và người ta có thể, với khả năng ít nhiều, tạo ra những diễn đạt như vậy vào một dịp thích hợp, bất chấp sự mới lạ của chúng và độc lập với những hình thành kích thích có thể nhận ra được, và được những người khác hiểu, những người cùng có khả năng vẫn còn bí ẩn này. [1] Theo ý hướng này, việc thông thường dùng ngôn ngữ là một hoạt động sáng tạo. Phương diện sáng tạo này của việc thông thường dùng ngôn ngữ là một yếu tố nền tảng vốn phân biệt ngôn ngữ con người với bất kỳ hệ thống truyền thông giao tiếp nào được biết của loài vật.

 

Điều quan trọng để nhớ là sự sáng tạo của những diễn đạt ngôn ngữ vốn mới lạ nhưng ứng hợp là cách thức thông thường của việc dùng ngôn ngữ. Nếu một cá nhân nào đó đã tự giới hạn phần lớn vào một tập hợp hạn định của những mô thức ngôn ngữ, vào một tập hợp của những phản ứng theo thông lệ với những hình thành kích thích, hay vào những “tương tự” theo nghĩa của ngữ học thời nay, thì chúng ta sẽ coi người này như bị tật nguyền về trí tuệ, vì giống với loài vật hơn giống với con người. Người này sẽ ngay lập tức bị tách biệt với những người bình thường do thiếu khả năng hiểu nói-viết ngôn ngữ thông thường hay dự phần vào nó trong cách thông thường – cách thông thường là đổi mới, không bị những kích thích bên ngoài điều khiển và phù hợp với những hoàn cảnh mới và luôn thay đổi. [2]

 

Hiểu biết rằng lời nói con người có những đặc điểm độc đáo này phân biệt, không là mới lạ, nhưng là một hiểu biết cần nhìn nhận và nhắc lại nhiều lần. Với mỗi tiến bộ khi chúng ta đạt được trong việc hiểu cách thức ngôn ngữ, tư tưởng và hành vi hoạt động, chúng ta có một khuynh hướng tin rằng chúng ta đã tìm được chìa để mở khỏa những phẩm tính hiện ra như độc nhất của não thức. Những tiến bộ này là thực, nhưng tôi nghĩ rằng một thẩm định thành thực, sẽ cho thấy rằng chúng còn xa với việc đem cho một chìa khóa như vậy. Chúng ta không hiểu, và theo như tất cả những gì chúng ta đã biết, chúng ta có thể không bao giờ đi đến hiểu được về những gì khiến trí óc thông minh bình thường của con người có thể đem dùng ngôn ngữ như một dụng cụ cho việc tự do diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc; hay tương tự như vậy, chúng ta không hiểu đầy đủ những phẩm tính nào của não thức có liên quan đến những hoạt động sáng tạo của óc thông minh vốn điển hình, mặc dù không phải là phải duy nhất và ngoại lệ, trong một hiện hữu của con người thực sự.

 

Tôi nghĩ rằng đây là một sự kiện quan trọng để nhấn mạnh, không chỉ cho những nhà ngữ học và tâm lý học, những người tập trung nghiên cứu vào những vấn đề này, nhưng hơn thế nữa, cho những ai hy vọng để học một gì đó hữu ích trong công trình và suy nghĩ của họ trong nghiên cứu ngôn ngữ và tư tưởng. Điều đặc biệt quan trọng là những giới hạn về hiểu biết phải rõ ràng với những người tham dự giảng dạy, trong những trường đại học, và ngay cả quan trọng hơn là trong những trường phổ thông. Có những áp lực mạnh với việc đem dùng kỹ thuật giáo dục mới và soạn thảo chương trình và phương pháp giảng dạy theo những tiến bộ khoa học mới nhất. Tự , không có gì đáng phê bình. Tuy nhiên, là quan trọng để giữ tỉnh táo trước một nguy hiểm thực sự: rằng kiến thức mới và kỹ thuật sẽ ấn định bản chất của những gì được dạy và cách dạy, thay vì đóng góp vào việc hiện thực của những Mục đích giáo dục vốn đã đặt trên những nền tảng khác và những điều kiện khác. Hãy để tôi nói cụ thể. Kỹ thuật và ngay cả kỹ thuật hiện có sẵn sàng để nhanh chóng và hiệu quả khắc sâu những động thái khéo léo trong viêc dạy ngôn ngữ, dạy số học và những lĩnh vực khác. Do đó, có một cám dỗ thực sự để cấu trúc lại chương trình giảng dạy theo những điều kiện được kỹ thuật mới ấn định. Và không quá khó để đưa ra một lý lẽ hợp lý, dùng những khái niệm như “kiểm soát hành vi”, nâng cao kỹ năng, v.v. Cũng không khó để xây dựng những thí nghiệm khách quan chắc chắn chứng minh sự hiệu quả của những phương pháp loại như thế trong việc đạt được những Mục đích nhất định đã đưa vào những thí nghiệm này. Nhưng những thành công loại này sẽ không chứng minh rằng đã đạt được một Mục đích giáo dục quan trọng. Chúng sẽ không chứng tỏ rằng điều quan trọng là phải tập trung vào việc phát triển trong học sinh những động thái khéo léo. Những gì ít ỏi vốn chúng ta biết về óc thông minh của con người ít nhất sẽ gợi ý một gì đó hoàn toàn khác: rằng bằng thu nhỏ phạm vi và độ phức tạp của tài liệu được trình bày cho não thức to mò tìm hiểu, bằng thiết lập hành vi theo những khuôn mẫu cố định, những phương pháp này có thể gây tổn hại và bóp méo sự phát triển bình thường của những khả năng sáng tạo. Tôi không muốn đi sâu vào vấn đề này. Tôi chắc chắn rằng bất kỳ ai trong số quí vị cũng sẽ có thể tìm thấy những thí dụ từ kinh nghiệm của chính mình. Là hoàn toàn thích ứng để cố gắng khai thác những tiến bộ thực sự trong kiến thức, và trong một số lĩnh vực nghiên cứu nhất định, là điều không thể tránh khỏi và hoàn toàn chính đáng rằng nghiên cứu phải được định hướng bằng xem xét tính khả thi cũng như những cân nhắc về sự quan trọng cuối cùng. Cũng rất có thể xảy ra, nếu không nói là không thể tránh khỏi, rằng những cân nhắc về tính khả thi và sự quan trọng sẽ dẫn đến những con đường khác nhau. Với những người mong muốn áp dụng những thành tựu của một ngành học vào những vấn đề của một ngành học khác, điều quan trọng là phải làm rõ bản chất chính xác không chỉ của những gì đã đạt được nhưng còn quan trọng không kém là những giới hạn của những gì đã đạt được.

 

Tôi đã nhắc một lúc trước, rằng phuong diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ một cách bình thường thì không là một khám phá mới. Nó đem cho lý thuyết về não thức của Descartes một chống đỡ quan trọng, trong nghiên cứu của ông về những giới hạn của giải thích cơ học. Điều sau, đến phiên nó, đem cho một yếu tố quyết định quan trọng trong xây dựng triết lý chính trị và xã hội chống-độc đoán của Thời kỳ Khai sáng. Và thực sự, ngay cả đã có một số cố gắng để nhằm tìm ra lý thuyết về tính sáng tạo nghệ thuật trên phương diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ một cách bình thường. Schlegel, chẳng hạn, biện luận rằng thi ca có một vị trí độc nhất trong số những nghệ thuật, ông khẳng định một sự kiện được minh họa bằng việc dùng từ ngữ “thi ca” để chỉ yếu tố tưởng tượng sáng tạo trong bất kỳ cố gắng để nghệ thuật nào, chẳng hạn, chẳng hạn, khi từ ngữ “âm nhạc”, được dùng như ẩn dụ để chỉ yếu tố cảm xúc giác quan. Để giải thích sự bất cân xứng này, ông nhận xét rằng mọi phương thức biểu đạt nghệ thuật đều dùng một phương tiện nhất định và phương tiện của thơ – ngôn ngữ – là duy nhất trong ý hướng rằng ngôn ngữ, như một sự biểu hiện của tinh thần/tâm lý con người thay vì là một sản phẩm của tự nhiên, là vô biên. trong phạm vi và được xây dựng trên cơ bản nguyên tắc lập đi lập lại trở ngược: cho phép mỗi sáng tạo làm cơ bản cho một hành động sáng tạo mới. Do đó, là vị trí trung tâm trong số những loại hình nghệ thuật có phương tiện là ngôn ngữ.

 

Tin tưởng rằng ngôn ngữ, với phương diện sáng tạo vốn có của nó, là một sở hữu độc đáo của con người, dĩ nhiên không phải là không bị thách thức. Một nhà giải thích triết học phái Descartes, Antoine Le Grand, đã nhắc đến ý kiến ​​”của một số người ở Đông Ấn, những người cho rằng loài vượn và loài khỉ baboon, vốn một lượng lớn sống với họ, được thấm nhuần sự hiểu biết, và rằng chúng có thể nói nhưng sẽ không nói vì sợ bị lao động, bắt phải làm việc”. Nếu có một biện luận nghiêm trang hơn để ủng hộ tuyên bố rằng khả năng ngôn ngữ của con người được chia sẻ với những loài linh trưởng khác, thì tôi không biết. Thực sư, bất kỳ bằng chứng nào nếu chúng ta có dường như đều ủng hộ quan điểm rằng khả năng tiếp nhận và dùng ngôn ngữ một biểu thị khả năng đặc biệt của loài người, rằng có những nguyên tắc rất sâu xa và giới hạn xác định bản chất của ngôn ngữ con người và bắt nguồn từ tính chất riêng đặc biệt của não thức con người. Rõ ràng là những lập luận liên quan đến giả thuyết này không thể là dứt khoát hoặc có tính kết luận, nhưng đối với tôi, mặc dù vậy, ngay cả trong giai đoạn hiểu biết hiện tại của chúng ta, bằng chứng vẫn không phải là không đáng kể.

 

Có nhiều câu hỏi hay động lực có thể dẫn người ta đến thực hiện một nghiên cứu về ngôn ngữ. Với tôi, tôi chủ yếu bị thu hút bởi khả năng của việc học được một gì đó, từ sự nghiên cứu ngôn ngữ, vốn sẽ làm sáng tỏ những thuộc tính vốn có của não thức con người. Hiện tại chúng ta không thể nói bất cứ một gì thông tin cụ thể về việc dùng ngôn ngữ thông thường một cách sáng tạo. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang dần dần hiểu được những tiến trình tinh thần cho phép ngôn ngữ được dùng một cách sáng tạo, cho phép nó hoạt động như một dụng cụ đầy khả năng cho suy nghĩ và biểu đạt tự do. Những cơ chế này là những gì giúp cá nhân có thể hình thành những ý tưởng độc đáo và truyền đạt chúng trong những cách linh hoạt, sáng tạo. Nói lại từ một quan điểm cá nhân, với tôi, phương diện lôi cuốn thích thú nhất của công trình đương thời về ngữ pháp là những cố gắng để hình thành những nguyên tắc tổ chức của ngôn ngữ, vốn người ta nêu lên, là những phản ảnh phổ quát của những thuộc tính của não thức; và cố gắng để cho thấy rằng dựa trên giả định này, một số sự kiện nhất định về những ngôn ngữ riêng biệt có thể được giải thích. Nhìn theo cách này, ngữ học thì đơn giản là một phần của tâm lý con người: lĩnh vực tìm để xác định bản chất của những khả năng tâm lý con người và nghiên cứu cách thức vận dụng những khả năng này. Nhiều nhà tâm lý học sẽ bác bỏ một sự mô tả đặc tính của ngành học của họ trong những từ ngữ này, nhưng với tôi, phản ứng này dường như chỉ ra sự thiếu sót nghiêm trọng trong quan niệm của họ về tâm lý học, chứ không là một thiếu xót trong chính sự hình thành đó. Trong mọi trường hợp, với tôi, dường như đây là những từ ngữ thích hợp để đặt ra những Mục đích của ngữ học đương thời và để thảo luận về những thành tựu cũng như những thất bại của nó.

 

Tôi nghĩ bây giờ có thể đưa ra một số đề nghị khá rõ ràng về tổ chức của ngôn ngữ con người và đặt chúng vào thử nghiệm thực nghiệm. Lý thuyết của ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh [3], như nó đang phát triển theo những con đường khác nhau và đôi khi mâu thuẫn, đã đưa ra những đề nghị như vậy; và trong vài năm qua đã có một số công trình rất hiệu quả và mang tính gợi ý nhằm cố gắng cải tiến và tái cấu trúc những hình thành này về những tiến trình và cấu trúc làm nền tảng cho ngôn ngữ con người.

 

Lý thuyết ngữ pháp bận tâm với câu hỏi: Bản chất kiến thức của một người về ngôn ngữ của người này là gì, kiến thức đem cho người này khả năng để dùng ngôn ngữ trong cách thông thường, sáng tạo? Một người biết một ngôn ngữ, người đã thành thạo một hệ thống gồm những quy luật vốn gán âm thanh với ý nghĩa trong một cách xác định cho một lớp vô hạn của những câu có thể có. Như thế, mỗi ngôn ngữ gồm (một phần) của một cặp nhất định của âm thanh và ý nghĩa trên một phạm vi vô hạn. Tất nhiên, cá nhân người biết ngôn ngữ không có ý thức về việc làm chủ những quy luật này hay của việc đem dùng chúng, cũng như không có lý do nào để giả dịnh rằng kiến thức về những quy luật ngôn ngữ này có thể được đưa lên hữu thức. Qua xem xét tự thân những suy nghĩ và cảm xúc, một người có thể tích lũy những bằng chứng nhiều loại khác nhau về liên hệ âm thanh – ý nghĩa được những quy luật ngôn ngữ vốn người này thông thạo xác định; không có lý do gì để giả định rằng người này có thể vượt xa nhiều hơn mức độ dữ liệu ngoài mặt này, để khám phá những quy luật và nguyên tắc này vốn xác định quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa, qua tự xem xét những suy nghĩ và cảm xúc. Đúng hơn, việc khám phá những quy luật và nguyên lý này là một vấn đề điển hình của khoa học. Chúng ta có một sưu tập dữ liệu liên quan với sự tương ứng giữa âm thanh và ý nghĩa, dạng thức và sự diễn giải những biểu đạt ngôn ngữ, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chúng ta cố gắng để xác định, với mỗi ngôn ngữ, một hệ thống quy luật vốn sẽ giải thích cho dữ liệu đó. Sâu xa hơn, chúng ta cố gắng để thiết lập những nguyên tắc vốn chi phối sự hình thành của những hệ thống quy luật như vậy, cho bất kỳ ngôn ngữ nào của con người.

 

Hệ thống những quy luật xác định quan hệ âm thanh-ý nghĩa cho một ngôn ngữ nhất định có thể được gọi là “ngữ pháp” – hay nói theo thuật ngữ chuyên môn hơn là “ngữ pháp phát sinh” – của ngôn ngữ này. Nói rằng một ngữ pháp “phát sinh” một tập hợp nhất định của những cấu trúc thì chỉ đơn giản nói rằng nó chỉ định tập hợp này theo một cách chính xác. Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng ngữ pháp của một ngôn ngữ tạo ra một tập hợp vô hạn những “mô tả cấu trúc”, mỗi mô tả cấu trúc là một đối tượng trừu tượng thuộc loại nào đó xác định một âm thanh riêng biệt, một ý nghĩa riêng biệt và bất kỳ thuộc tính và cấu hình dạng thức nào phục vụ làm trung gian cho quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa. Lấy thí dụ, ngữ pháp tiếng Anh phát sinh những mô tả cấu trúc cho những câu tôi đang nói; hay, lấy một trường hợp đơn giản hơn để minh họa, ngữ pháp tiếng Anh sẽ phát sinh một mô tả về cấu trúc cho mỗi câu sau:

 

1            John is certain that Bill will leave / John thì chắc chắn rằng Bill sẽ rời đi.

2            John is certain to leave /John thì chắc chắn sẽ rời đi.

 

Mỗi người trong chúng ta đều đã nắm vững và bên trong tự thể hiện một hệ thống ngữ pháp vốn gán những mô tả cấu trúc cho những câu này; chúng ta dùng kiến thức này, hoàn toàn không có nhận thức hay ngay cả không có khả năng nhận thức, để tạo ra những câu này hay hiểu chúng khi chúng được người khác tạo ra. Những mô tả cấu trúc gồm một biểu diễn ngữ âm của những câu và sự chỉ định về ý nghĩa của chúng. Trong trường hợp của những thí dụ được trích dẫn 1 và 2, những mô tả cấu trúc phải truyền đạt sơ bộ thông tin sau: chúng phải chỉ ra rằng trong trường hợp 1, một trạng thái tâm lý nhất định (cụ thể là chắc chắn rằng Bill sẽ rời đi) được gán cho John; trong khi trong trường hợp 2, một thuộc tính lôgích nhất định (cụ thể là thuộc tính chắc chắn) được gán cho mệnh đề rằng John sẽ rời đi. Mặc dù có sự tương đồng bề ngoài về hình thức của hai câu này, những mô tả cấu trúc do ngữ pháp tạo ra phải chỉ ra rằng ý nghĩa của chúng rất khác nhau: một mô tả gán trạng thái tâm lý cho John, mô tả kia gán một thuộc tính lôgích cho một mệnh đề trừu tượng. Câu thứ hai có thể được diễn giải theo một dạng thức rất khác:

 

3            That John will leave is certain / Việc John sẽ rời đi thì chắc chắn.

 

Câu đầu tiên không có diễn giải như vậy. Trong diễn giải 3, người ta có thể nói “dạng lôgích” của 2 được biểu lộ trực tiếp hơn.Những quan hệ ngữ pháp trong câu 2 và 3 rất giống nhau, mặc dù có sự khác biệt về dạng thức mặt ngoài; những quan hệ ngữ pháp ở câu 1 và 2 rất khác nhau, mặc dù dạng thức mặt ngoài có sự giống nhau. Những sự kiện như vậy đem cho điểm khởi đầu cho một nghiên cứu của cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh – và tổng quát hơn, cho sự khảo sát những thuộc tính tổng quát của ngôn ngữ con người.

 

Để tiếp tục thảo luận thêm về những thuộc tính của ngôn ngữ, hãy để tôi giới thiệu từ ngữ “cấu trúc ngoài mặt” để chỉ sự thể hiện của những cụm từ cấu thành một biểu thức ngôn ngữ và những phân loại vốn những cụm từ này thuộc về. Trong câu 1, những cụm từ thuộc cấu trúc ngoài mặt gồm: “that Bill will go”, là một mệnh đề đầy đủ; cụm danh từ “Bill” và “John”; những cụm động từ “will leave” và “is certain that Bill will leave”, v.v. Ở câu 2, cấu trúc ngoài mặt gồm những cụm động từ “to leave” và “is certain to leave”; nhưng cấu trúc bề ngoài của câu 2 không gồm mệnh đề có dạng “John will leave”, mặc dù mệnh đề này thể hiện một phần ý nghĩa của “John is certain to leave” và xuất hiện như một cụm từ trong cấu trúc ngoài mặt của cách diễn giải của nó, “that John will leave is certain”. Trong ý hướng này, cấu trúc ngoài mặt không tất yếu đem cho một dấu hiệu chỉ định chính xác về cấu trúc và những quan hệ xác định ý nghĩa của câu; Trong trường hợp câu 2, “John is certain to leave”, cấu trúc bề ngoài không chỉ định rằng mệnh đề “John will leave” thể hiện một phần ý nghĩa của câu – mặc dù trong hai thí dụ kia, vốn tôi đã đưa ra cấu trúc ngoài mặt khá gần với việc chỉ ra những quan hệ có ý nghĩa về mặt ngữ nghĩa.

 

Tiếp tục, hãy để tôi giới thiệu thêm từ ngữ chuyên môn “cấu trúc sâu” để chỉ cách trình bày những cụm từ đóng vai trò trung tâm hơn trong việc diễn giải ngữ nghĩa của một câu. Trong trường hợp 1 và 3, cấu trúc sâu có thể không khác biệt lắm so với cấu trúc ngoài mặt. Trong trường hợp 2, cấu trúc sâu sẽ rất khác với cấu trúc ngoài mặt, ở chỗ nó sẽ gồm một số mệnh đề loại như “John will leave” và vị từ “is certain” được áp dụng cho mệnh đề này, mặc dù không có gì thuộc loại này xuất hiện trong cấu trúc ngoài mặt. Trong tổng quát, ngoài những thí dụ đơn giản nhất, những cấu trúc ngoài mặt của câu rất khác với những cấu trúc sâu của chúng.

 

Ngữ pháp tiếng Anh sẽ phát sinh (tạo ra) , cho mỗi câu, một cấu trúc sâu và sẽ chứa những quy luật cho thấy cấu trúc sâu này liên quan như thế nào với cấu trúc ngoài mặt. Những quy luật thể hiện quan hệ giữa cấu trúc sâu và cấu trúc ngoài mặt gọi là “những chuyển đổi về ngữ pháp”. Do đó có từ ngữ “ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh”. Ngoài những quy luật xác định cấu trúc sâu, cấu trúc ngoài mặt và quan hệ giữa chúng, ngữ pháp tiếng Anh còn chứa những quy luật khác liên quan với những “đối tượng cú pháp” này (cụ thể, là những cấu trúc ngoài mặt và sâu được ghép đôi với nhau) với những biểu diễn ngữ âm về một mặt, và biểu diễn ý nghĩa về mặt kia. Một người đã tiếp nhận kiến thức về tiếng Anh đã nhập tâm những quy luật này và dùng chúng, khi người này hiểu hay tạo ra những câu vừa đưa ra làm thí dụ và một phạm vi vô hạn gồm những câu khác.

 

Bằng chứng ủng hộ phương pháp nghiên cứu giải quyết này được đem cho bởi quan sát rằng những thuộc tính có ý nghĩa đáng chú ý của câu tiếng Anh có thể được giải thích trực tiếp qua lămg kính của những cấu trúc sâu được gán cho chúng. Vì vậy, hãy xem xét lại hai câu 1 (“John is certain that Bill will leave”) và 2 (“John is certain to leave”). Hãy nhớ rằng trong trường hợp câu đầu tiên, cấu trúc sâu và cấu trúc ngoài mặt hầu như giống hệt nhau, trong khi trong trường hợp câu thứ hai, chúng rất khác nhau. Cũng hãy quan sát rằng trong trường hợp câu đầu tiên, có một cụm từ danh từ tương ứng, cụ thể là “John’s certainty that Bill will leave (surprised me)/John chắc chắn rằng Bill sẽ rời đi (làm tôi ngạc nhiên)”; nhưng trong trường hợp câu thứ hai, không có cụm từ danh từ tương ứng. Chúng ta không thể nói “John’s certainty to leave surprised me /Việc John chắc chắn ra đi đã làm tôi ngạc nhiên”. Tôi cho rằng cụm từ danh nghĩa sau có thể hiểu được, nhưng nó không được hình thành đúng cách trong tiếng Anh. Người nói tiếng Anh có thể dễ dàng nhận thức được sự thật này, mặc dù lý do của nó rất có thể họ sẽ không hiểu, nằm ngoài tầm với của người nói. Sự kiện này là một trường hợp đặc biệt của một thuộc tính rất tổng quát của tiếng Anh: cụ thể là , những cụm danh từ thì có tương ứng với những câu rất gần trong dạng thức ngoài mặt với cấu trúc sâu, nhưng không tương ứng với những câu trong dạng thức ngoài mặt xa với cấu trúc sâu. Do đó, “ John is certain that Bill will leave “, thì gần trong dạng thức ngoài mặt với cấu trúc sâu của nó, tương ứng với cụm từ danh từ “John’s certainty that Bill will leave”; nhưng không có cụm từ nào như “John’s certainty to leave”, tương ứng với “John is certain to leave”, vốn xa với cấu trúc sâu của nó.[4]

 

Những khái niệm “gần” và “xa” có thể được làm rõ ràng hoàn toàn. Khi chúng ta chỉ định chúng rõ ràng, chúng ta có một giải thích cho sự kiện rằng những sự danh từ hóa [5] tồn tại trong một số trường hợp nhất định nhưng không trong những trường hợp khác – mặc dù chúng tồn tại trong những trường hợp khác này, nhưng chúng thường hoàn toàn dễ hiểu. Giải thích xoay quanh khái niệm về cấu trúc sâu: trong thực tế, nó nói rằng những danh từ hóa phải phản ảnh những thuộc tính của cấu trúc sâu. Có rất nhiều thí dụ minh họa hiện tượng này. Những gì là quan trọng là bằng chứng nó đem cho để hỗ trợ cái nhìn rằng là những cấu trúc sâu vốn thường rất trừu tượng thì tồn tại, và đóng một vai trò trung tâm trong những tiến trình ngữ pháp vốn chúng ta dùng trong việc tạo ra và diễn giải những câu. Khi đó, những sự kiện như vậy ủng hộ giả thuyết rằng những cấu trúc sâu thuộc loại được nêu lên trong ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh đều là những cấu trúc tâm lý thực. Những cấu trúc sâu này, cùng với những quy luật chuyển đổi kết nối chúng với những cấu trúc ngoài mặt và những quy luật thêm vào, liên kết cả cấu trúc sâu và ngoài mặt với âm thanh và ý nghĩa, tạo nên một tập hợp những quy luật vốn một người nắm vững khi đã học được một ngôn ngữ. Cùng nhau, chúng tạo thành cốt lõi của kiến ​​thức ngôn ngữ của một người, vốn người này chủ động dùng khi nói và hiểu.

 

Những thí dụ tôi đã đem cho đến giờ minh họa vai trò của cấu trúc sâu trong việc xác định ý nghĩa, và cho thấy rằng ngay cả trong những trường hợp rất đơn giản, cấu trúc sâu có thể xa cách với dạng thức ngoài mặt. Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng dạng thức ngữ âm của một câu được xác định bởi cấu trúc ngoài mặt của nó, bởi những nguyên tắc thuộc loại hết sức đáng chú ý và phức tạp nhưng tôi sẽ không cố gắng thảo luận ở đây. Từ bằng chứng như vậy, là công bằng để kết luận rằng cấu trúc ngoài mặt quyết định dạng thức ngữ âm và những quan hệ ngữ pháp được thể hiện trong cấu trúc sâu là những gì vốn quyết định ý nghĩa. Thêm nữa, như đã ghi nhận, có một số tiến trình ngữ pháp nhất định, chẳng hạn như tiến trình danh từ hóa, chỉ có thể được phát biểu trong những điều kiện của những cấu trúc sâu trừu tượng.

 

Tuy nhiên, vấn đề trở nên phức tạp hơn. bởi sự kiện là cấu trúc ngoài mặt cũng đóng một vai trò trong việc xác định sự diễn giải ngữ nghĩa. [6] Nghiên cứu về vấn đề này là một trong những phương diện tạo tranh luận nhất trong công việc hiện tại, và, trong ý kiến của tôi, có nhiều phần là một trong những vấn đề sẽ có thành quả nhất. Như một minh họa, hãy xem xét một số thuộc tính của thì hiện tại hoàn thành trong tiếng Anh – thí dụ: những câu như “John has lived in Princeton”. Một đặc điểm đáng chú ý và hiếm khi được quan sát của phương diện này là trong những trường hợp như vậy, nó mang giả định rằng chủ thể thì còn sống. Vì vậy, là thuận hợp khi tôi nói “I have lived in Princeton” nhưng khi biết rằng Einstein đã chết, tôi sẽ không nói “Einstein has lived in Princeton”. Đúng hơn, tôi sẽ nói “Einstein lived in Princeton”. (Như luôn luôn, có những phức tạp, nhưng câu này chính xác như là tạm/gần đúng đầu tiên.) Nhưng bây giờ hãy xem xét những dạng thức chủ động và thụ động với phương diện của thì hiện tại hoàn thành. Biết rằng John đã chết và Bill còn sống, tôi có thể nói “Bill has often been visited by John /Bill thường được John đến thăm”, nhưng không nói “John has often visited Bill /John thường đến thăm Bill”; đúng hơn, nói “John often visited Bill”. Tôi có thể nói “I have been taught physics by Einstein”, nhưng không “Einstein has taught me physics”; đúng hơn “Einstein taught me physics”. Trong tổng quát, thì chủ động và thụ động thì đồng nghĩa và về cơ bản có cấu trúc sâu giống nhau. Nhưng trong những trường hợp này, những dạng chủ động và thụ động khác nhau ở những tiền giả định vốn chúng thể hiện; nói đơn giản, giả định-trước là người được chủ thể biểu thị ngoài mặt thì còn sống. Về mặt này, cấu trúc ngoài mặt góp phần tạo nên ý nghĩa của câu ở chỗ nó liên quan với việc xác định sự việc gì được giả định-trước trong cách dùng của một câu.

 

Xa hơn nữa, hãy quan sát rằng tình cảnh sẽ khác khi chúng ta có một chủ ngữ nối. Do đó, xét đến việc Hilary còn sống và Marco Polo đã chết, thì đúng là phải nói “Hilary has climbed Mt. Everest” nhưng không nói “Marco Polo has climbed Mt. Everestt”; nhưng đúng hơn, lại nữa, là “Marco Polo climbed Mt. Everest”. (Một lần nữa, tôi bỏ qua một số chi tiết quá tỉ mỉ và phức tạp.) Nhưng bây giờ hãy xem câu “Marco Polo and Hilary (among others) have climbed Mt. Everest /Marco Polo và Hilary (trong số những người khác) đã leo lên đỉnh Everest”. Trong trường hợp này, không có giả định-trước rõ ràng nào cho thấy Marco Polo còn sống, cũng như không có giả định nào trong câu thụ động “Mt. Everest has been climbed by Marco Polo (among others)/Mt. Everest đã được chinh phục bởi Marco Polo (trong số những người khác)”.

 

Hãy ghi nhận thêm rằng trường hợp sẽ thay đổi đáng kể khi chúng ta chuyển từ ngữ điệu bình thường, như trong trường hợp tôi vừa đưa ra, sang một đường nét ngữ điệu chứa đựng một nhấn mạnh tương phản hay biểu cảm. Tác động của ngữ điệu như vậy với giả định-trước thì khá phức tạp. Hãy để tôi minh họa bằng một trường hợp đơn giản. Hãy xem câu “The Yankees play Red Sox in Boston”. Với ngữ điệu bình thường, trọng âm chính và cao độ cao nhất là từ “Boston” và câu này có thể là trả lời cho những câu hỏi như “where did the Yankees play the Red Sox?” Yanke đã đấu với Red Sox ở đâu?” (“ở Boston”); “what did the Yankees do??” (“they played the Red Sox in Boston”); “what happened?” (“The Yankees played the red sox in Boston.”). Nhưng giả định rằng sự nhấn mạnh tương phản được đặt vào “Red Sox” thì chúng ta có “The Yankees play the Red Sox in Boston”. Bây giờ, câu này chỉ có thể là trả lời cho “Who did the Yankees play in Boston?” Ghi nhận rằng câu này giả định rằng đội Yankees đấu với hội nào đó ở Boston; nếu hoàn toàn không có đấu bóng rổ nào thì sẽ không đúng, không chỉ sai khi nói “Đội Yankees chơi Red Sox ở Boston”. Ngược lại, nếu không có đấu bóng rổ nào cả, thì nói “The Yankees play Red Sox in Boston” là sai, nhưng không là không đúng, với ngữ điệu bình thường. Do đó, trọng âm tương phản mang một giả định theo nghĩa vốn ngữ điệu bình thường không có, mặc dù ngữ điệu bình thường cũng mang một giả định theo nghĩa khác; do đó sẽ là không đúng khi trả lời câu hỏi “Who played the Red Sox in Boston?” với “The Yankees play the Red Sox in Boston” (ngữ điệu bình thường). Tính chất tương tự của trọng âm tương phản được thể hiện qua những gì gọi là cấu trúc câu lệch. Do đó, câu “It was the Yankees who played the Red Sox in Boston” có trọng âm chính với “Yankees” và giả định rằng hội nào đó đã đấu với Red Sox ở Boston. Câu nói đó thì không đúng, không chỉ sai, nếu không hề có đấu bóng rổ nào cả. Những hiện tượng này thường bị bỏ qua khi vai trò ngữ nghĩa của nhấn mạnh tương phản đã được ghi nhận.

 

Để minh họa thêm vai trò của cấu trúc ngoài mặt trong việc xác định ý nghĩa, hãy xem xét những câu như sau: “John is tall for a pygmy / John cao so với một người pygmy”. Câu này giả định rằng John là một người pygmy, và rằng những người pygmies đều có khuynh hướng là lùn, thấp; do đó, với kiến thức của chúng ta về người Watusi, sẽ là bất thường nếu nói “John is tall for a Watusi”. Mặt khác, hãy xem xét sự việc gì sẽ xảy ra khi chúng ta thêm từ “Ngay cả” vào câu. Thêm nó trước “John” chúng ta sẽ thấy: “Even John is tall for a pygmy”. Một lần nữa, giả định-trước là John là một người lùn và những người pygmy đều thấp. Nhưng hãy xét câu : “John is tall even for a pygmy”. Điều này giả định rằng người pygmy đều cao; do đó, đây là một câu kỳ lạ, dựa trên kiến thức của chúng ta về những sự kiện, khi so sánh với câu “John is tall even for a Watusi,””, câu này thì hoàn toàn ổn. Vấn đề là vị trí của “even” trong câu “John is tall for a pygmy” xác định giả định-trước về chiều cao trung bình của những người pygmies.

 

Nhưng vị trí của từ “even” lại là vấn đề về cấu trúc ngoài mặt. chúng ta có thể thấy điều này từ sự kiện là từ “even” có thể xuất hiện cùng với những cụm từ không có bất kỳ sự thể hiện nào ở mức độ cấu trúc sâu: Thí dụ, hãy xem xét câu “John isn’t certain to leave at 10; in fact, he isn’t even certain to leave at all”. Ở đây, từ “even” được liên kết với “certain to leave”, một cụm từ, như đã ghi nhận trước đó, không xuất hiện ở mức độ cấu trúc sâu. Do đó, trong trường hợp này, những thuộc tính của cấu trúc ngoài mặt cũng đóng một vai trò trong việc xác định những gì được giả định-trước trong một câu nhất định.

 

Vai trò của cấu trúc ngoài mặt trong việc xác định ý nghĩa một lần nữa được minh họa bằng hiện tượng của đại từ hóa [7]. [8] Do đó, nếu tôi nói “Each of the men hates his brothers” thì từ “his” có thể ám chỉ một trong số những người đó; nhưng nếu tôi nói “The men each hate his brothers” thì từ “his” phải ám chỉ một người khác nào, không được nói đến trong câu. Tuy nhiên, bằng chứng rõ ràng là “each of the men” và “the men each” đều xuất phát từ cùng một cấu trúc sâu. Tương tự như vậy, người ta đã lưu ý rằng vị trí nhấn mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đại danh từ viện dẫn. Hãy xem xét bài phát biểu sau: “John washed the car; I was afraid someone else would do it”. Câu này ngụ ý rằng tôi đã hy vọng John sẽ rửa xe và tôi rất vui vì người này đã làm như vậy. Nhưng bây giờ hãy xem xét câu sau: “John washed the car; I was afraid someone else would do it.”. Với nhấn mạnh trên từ “afraid”, câu này hàm ý rằng tôi hy vọng John đã không rửa xe. Việc nhắc đến “someone else” thì khác nhau trong hai trường hợp. Có nhiều thí dụ khác minh họa vai trò của cấu trúc ngoài mặt trong việc xác định đại từ viện dẫn

 

Để làm vấn đề phức tạp thêm nữa, cấu trúc sâu cũng đóng một vai trò trong việc xác định đại từ viện dẫn. Vì vậy, hãy xem xét câu “John appeared to Bill to like him”. Ở đây, đại từ “him” có thể ám chỉ Bill nhưng không John. So sánh câu “John appealed to Bill to like him”. Ở đây, đại từ có thể ám chỉ John nhưng không Bill. Vì vậy, chúng ta có thể nói “John appealed to Mary to like him”, nhưng không “John có vẻ thích ông với Mary”, trong đó “ông” ám chỉ “John”; mặt khác, chúng ta có thể nói “John tỏ ra thích Mary với Mary”, nhưng không “John appeared to Mary to like him,””, trong đó “her” ám chỉ Mary. Tương tự, trong “John appealed to Bill to like himself,”, đại từ phản thân ám chỉ Bill; nhưng trong câu “John appeared to Bill to like himself”, nó ám chỉ John. Những câu này gần giống nhau về cấu trúc ngoài mặt; chính sự khác biệt trong cấu trúc sâu sẽ quyết định việc viện dẫn đại từ.

 

Do đó, đại từ viện dẫn tùy thuộc trên cả cấu trúc sâu và ngoài mặt. Một người biết tiếng Anh đã nắm vững một hệ thống của những quy luật vốn đem dùng những thuộc tính của cấu trúc sâu và ngoài mặt để xác định đại từ viện dẫn Lại nữa, người này không thể tự tìm biết những quy luật này qua tự xem xét những suy nghĩ và cảm xúc bên trong. Thực sự, những quy luật này vẫn đều chưa được biết, dù một vài những thuộc tính của chúng thì rõ ràng.

 

Tóm lại: ngữ pháp phát sinh của một ngôn ngữ chỉ định một tập hợp vô hạn của những mô tả cấu trúc, mỗi mô tả chứa một cấu trúc sâu, một cấu trúc ngoài mặt, một biểu diễn ngữ âm, một biểu diễn ngữ nghĩa và những cấu trúc dạng thức khác. Những quy luật liên quan với cấu trúc sâu và ngoài mặt – những gì được gọi là “những chuyển đổi ngữ pháp” – đã từng được nghiên cứu chi tiết và được hiểu khá rõ ràng. Những quy luật liên hệ cấu trúc ngoài mặt và sự biểu diễn ngữ âm cũng được hiểu khá rõ (mặc dù tôi không muốn ám chỉ rằng vấn đề này thì không còn tranh luận nữa: khác xa với thế). Dường như cả hai, cấu trúc sâu và ngoài mặt đều tham dự vào sự xác định của ý nghĩa. Cấu trúc sâu đem cho những quan hệ ngữ pháp của vị ngữ , bổ ngữ [9], v.v., tham dự vào việc xác định ý nghĩa. Mặt khác, có vẻ như những vấn đề về trọng tâm và giả định-trước, đề tài và nhận xét, phạm vi của những yếu tố lôgích và viện dẫn đại từ được xác định, ít nhất một phần, bởi cấu trúc ngoài mặt. Những quy luật liên hệ những cấu trúc cú pháp với những biểu đạt ý nghĩa vẫn chưa được hiểu rõ. Thực sự, khái niệm “biểu đạt ý nghĩa” hay “biểu đạt ngữ nghĩa” bản thân nó đã gây nhiều tranh luận.

 

Hoàn toàn là không rõ ràng rằng có thể có sự phân biệt chặt chẽ giữa đóng góp của ngữ pháp vào xác định ý nghĩa và đóng góp của những gì gọi là “những cân nhắc thực tiễn”, những câu hỏi về sự kiện, tin tưởng và nội dung của lời nói ra. Có lẽ điều đáng nhắc lại là đúng hơn những câu hỏi tương tự có thể nêu lên về khái niệm “biểu diễn ngữ âm”. [10] Mặc dù biểu diễn ngữ âm là một trong những ý tưởng đã thiết lập vững chắc và ít tranh luận nhất trong lý thuyết ngôn ngữ, chúng ta vẫn có thể đặt câu hỏi liệu nó có thực sự là một khái niệm trừu tượng hợp lệ hay không. Hiểu sâu hơn về cách dùng ngôn ngữ có thể cho thấy những yếu tố ngoài cấu trúc ngữ pháp đóng một vai trò thiết yếu trong việc định hình cả cách chúng ta nhận thức ngôn ngữ và hình thức vật lý của nó – âm thanh thực tế và cách phát âm của ngôn ngữ nói. Những yếu tố này có thể gắn chặt với những quy luật chính thức vốn kết nối cấu trúc ngoài mặt với hình thức ngữ âm đến mức việc cố gắng tách chúng ra sẽ dẫn đến một hiểu biết bị bóp méo.

 

Cho đến nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ đã tiến triển trên cơ bản của một sự trừu tượng hóa nhất định: cụ thể là chúng ta trừu tượng hóa những điều kiện dùng ngôn ngữ và xem xét những cấu trúc chính thức cũng như những hoạt động chính thức liên kết chúng. Trong số những cấu trúc chính thức này có cấu trúc cú pháp, cụ thể là cấu trúc ngoài mặt và cấu trúc sâu (những quy luật cú pháp cơ bản so với sự sắp xếp có thể nhìn thấy của những từ)( (những phương diện âm thanh và ý nghĩa của ngôn ngữ) ; và cả những biểu diễn ngữ âm và ngữ nghĩa vốn chúng ta coi như những đối tượng chính thức nhất định liên quan với cấu trúc cú pháp bằng những phép biến đổi cú pháp nhất định đã xác định rõ ràng [11]. Tiến trình này của sự trừu tượng hóa thì chính đáng, không hề không hợp lệ, nhưng người ta phải hiểu rằng nó thể hiện một cái nhìn (cá nhân), một giả thuyết về bản chất của não thức, vốn không là một tiên nghiệm hiển nhiên. Nó diễn dạt giả thuyết làm việc, rằng chúng ta có thể tiến hành với việc nghiên cứu về “kiến thức về ngôn ngữ” – những gì đã thường gọi là “khả năng về ngôn ngữ “ – tron sự trừu tượng hóa từ những vấn đề của việc dùng ngôn ngữ như thế nào. Giả thuyết làm việc được biện minh bằng sự thành công đạt được khi đem áp dụng nó. Người ta đã học được rất nhiều điều về hệ thống những tiến trình và chức năng hoạt động trong ngôn ngữ, và tôi có thể nói, về bản chất của não thức, trên cơ bản của giả thuyết này. Nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng, ít nhất một phần, phương pháp nghiên cứu giải quyết ngôn ngữ này bị ép buộc trên chúng ta bới sự kiện là những khái niệm của chúng ta đã khiến chúng ta thất bại khi chúng ta cố gắng để nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ. Chúng ta đã thu giảm về những sáo rỗng hay về những nhận xét, mặc dù có thể khá thú vị, nhưng không phù hợp cho việc nghiên cứu một cách hệ thống bằng những dụng cụ trí thức hiện có sẵn cho chúng ta. Mặt khác, chúng ta có thể mang đến cho việc nghiên cứu những dạng thức cấu trúc và những quan hệ của chúng, một lượng giàu có của kinh nghiệm và hiểu biết. Có thể tại điểm này chúng ta đang đối mặt với một vấn đề mâu thuẫn ở đây giữa những có ý nghĩa quan trọng (hiểu cách dùng ngôn ngữ) và điều gì có thể làm được (phân tích những cấu trúc chính thức). Tôi không tin rằng đây là trường hợp, nhưng điều đó thì có thể. có Tôi cảm thấy khá tự tin rằng sự trừu tượng hóa việc nghiên cứu những hệ thống của những tiến trình và chức năng hoạt động trong ngôn ngữ là phù hợp; sự tự tin của tôi nảy sinh từ sự kiện là nhiều kết quả khá đã đạt được trên cơ bản sự trừu tượng này. Tuy nhiên, cần thận trọng. Có thể bước tiến lớn tiếp theo trong nghiên cứu ngôn ngữ sẽ đòi hỏi phải tạo ra những dụng cụ trí thức mới cho phép chúng ta xem xét nhiều câu hỏi khác nhau vốn đã từng ném vào thùng rác của “ngữ dụng học”, để chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu những câu hỏi vốn chúng ta biết cách hình thành trong một cách thức dễ hiểu.

 

Như đã ghi nhận, tôi nghĩ rằng sự trừu tượng hóa khả năng ngôn ngữ là chính đáng. Để đi xa hơn, tôi tin rằng sự bất lực của tâm lý học thời nay trong việc thấu hiểu những vấn đề của trí tuệ thông minh con người, ít nhất một phần là do nó không sẵn sàng thực hiện nghiên cứu về những cấu trúc trừu tượng và những hệ thống những tiến trình và chức năng ngôn ngữ của não thức. Chú ý rằng phương pháp nghiên cứu giải quyết cấu trúc ngôn ngữ vốn tôi vừa phác thảo vốn bắt nguồn từ những truyền thống lâu đời, phản ánh những nguyên tắc cổ điển. Tôi nghĩ không là bóp méo để nói rằng phương pháp nghiên cứu giải quyết này đưa ra một quan điểm vốn thừa hưởng công trình rất quan trọng của những nhà ngữ pháp phổ quát thế kỷ XVII và XVIII, và quan điểm đó đã được phát triển, trong nhiều đường lối khác nhau, trong triết học duy lý và lãng mạn về ngôn ngữ và não thức. Phương pháp nghiên cứu giải quyết, trong nhiều đường lối, khác với quan niệm hiện đại hơn vốn theo tôi là khá sai lầm, khi cho rằng kiến thức ngôn ngữ có thể được coi như một hệ thống những thói quen, hay trong dạng những kết nối kích thích-phản ứng, những nguyên tắc “tương tự” và “khái quát hóa”. và những khái niệm khác đã được khám phá trong ngữ học và tâm lý học thế kỷ 20, và đã phát triển từ những suy đoán duy nghiệm truyền thống. Tôi tin rằng sự thiếu sót tai hại nghiêm trọng của tất cả những phương pháp nghiên cứu giải quyết như vậy xuất phát từ việc chúng không sẵn sàng thực hiện nghiên cứu trừu tượng về khả năng ngôn ngữ . Nếu những ngành khoa học vật lý tự giới hạn mình bởi những giới hạn về phương pháp tương tự, thì chúng ta vẫn đang ở trong kỷ nguyên thiên văn học của người Babylon.

 

Một khái niệm truyền thống đã xuất hiện trở lại trong những nghiên cứu gần đây là “ngữ pháp phổ quát” và tôi muốn kết thúc bằng nói ngắn gọn về chủ đề này.. Có hai loại bằng chứng cho thấy rằng những điều kiện dạng thức sâu xa đều được đáp ứng bởi ngữ pháp của tất cả những ngôn ngữ. Loại bằng chứng đầu tiên được sự nghiên cứu nhiều loại ngôn ngữ đem cho. Trong cố gắng để xây dựng những ngữ pháp phát sinh cho những ngôn ngữ thuộc nhiều loại khác nhau, những nhà nghiên cứu đã nhiều lần dẫn đến những giả định khá giống nhau về dạng thức và tổ chức của những hệ thống phát sinh như vậy. Nhưng một loại bằng chứng thuyết phục hơn về ngữ pháp phổ quát được sự nghiên cứu một ngôn ngữ duy nhất. đem cho. Thoạt nghe có vẻ nghịch lý rằng tập trung nghiên cứu vào chỉ một ngôn ngữ sẽ đem cho bằng chứng lien quan với ngữ pháp phổ quát, nhưng nếu suy nghĩ một chút về vấn đề này thì đây là một hệ quả rất tự nhiên.

 

Để thấy điều này, hãy xem xét vấn đề của việc xác định khả năng tâm lý giúp cho sự tiếp thu ngôn ngữ trở nên có thể được. Nếu việc nghiên cứu ngữ pháp – về khả năng ngôn ngữ – liên quan với một sự trừu tượng hóa việc dùng ngôn ngữ, thì việc nghiên cứu những khả năng tâm lý vốn giúp khả năng tiếp nhận ngữ pháp có thể liên quan thêm một bước nữa về một mức độ trừu tượng hơn. Tôi thấy không có sai lầm trong việc này. chúng ta có thể hình thành vấn đề của xác định những đặc điểm nội tại của một cơ  có những thuộc tính chưa xác định, chấp nhận loại dữ liệu có sẵn cho trẻ học ngôn ngữ đầu tiên làm “input” và tạo ra “output” ngữ pháp tổng quát của ngôn ngữ đó. “output” trong trường hợp này là ngữ pháp được thể hiện bên trong, việc nắm vững ngữ pháp này cấu thành kiến thức về ngôn ngữ. Nếu chúng ta cam kết nghiên cứu cấu trúc nội tại của một cơ chế tiếp nhận ngôn ngữ vốn không giáo điều hay thành kiến, thì chúng ta sẽ đi đến những kết luận, tất nhiên chỉ là dự kiến, với tôi vẫn có vẻ quan trọng và có cơ bản hợp lý.

Chúng ta phải gán cho cơ chế này đủ cấu trúc để ngữ pháp có thể được xây dựng trong những giới hạn về thời gian và dữ liệu có sẵn theo kinh nghiệm, đồng thời chúng ta phải đáp ứng điều kiện thực nghiệm vốn những người nói cùng một ngôn ngữ khác nhau, với kinh nghiệm và trình độ đào tạo khác nhau đôi chút, vẫn có được ngữ pháp tương tự nhau một cách đáng kể, như chúng ta có thể xác định từ mức độ dễ dàng vốn họ giao tiếp và sự tương ứng giữa họ trong việc giải thích những câu nói mới. Điều trực tiếp hiển nhiên là dữ liệu sẵn có cho trẻ em thì khá giới hạn – số giây đồng hồ trong đời của đứa trẻ, nếu tính ra, thì rất nhỏ so với phạm vi của những câu nói đứa trẻ có thể hiểu ngay và có thể tạo ra trong phương thức ứng hợp. Sau khi có một số kiến thức về những đặc điểm của ngữ pháp đã thu nhận được và những giới hạn của dữ liệu có sẵn, chúng ta có thể xây dựng các giả thuyết thực nghiệm khá hợp lý và khá mạnh mẽ liên quan đến cấu trúc bên trong của cơ chế tiếp thu ngôn ngữ xây dựng nên ngữ pháp được giả định từ dữ liệu đã cho. Khi nghiên cứu chi tiết câu hỏi này, tôi tin rằng, chúng ta đã gán cho cơ chế này một hệ thống ràng buộc rất phong phú về dạng thức của một ngữ pháp có thể có, nếu không, không thể giải thích được cách trẻ em đi đến xây dựng được những loại ngữ pháp có vẻ đầy đủ phù hợp về kinh nghiệm trong trong những điều kiện về thời gian và cơ hội tiếp nhận dữ liệu nhất định. Nhưng nếu chúng ta giả định thêm rằng trẻ em không có khuynh hướng di truyền để học một ngôn ngữ này thay vì ngôn ngữ khác, thì kết luận chúng ta đạt được về cơ chế tiếp nhận ngôn ngữ là những kết luận liên quan với ngữ pháp phổ quát. Những kết luận này, lấy thí dụ, có thể là sai lầm, bị bác bỏ bằng cho thấy rằng chúng thất bại, không giải thích được cho việc xây dựng ngữ pháp của những ngôn ngữ khác. Và những kết luận này sẽ được xác nhận thêm nếu chúng dùng để giải thích những sự kiện về những ngôn ngữ khác. Với tôi, dòng biện luận này có vẻ rất hợp lý trong một đướng lối tổng quát, và khi theo đuổi chi tiết, nó dẫn chúng ta đến những giả thuyết thực nghiệm mạnh mẽ quan tâm với ngữ pháp phổ quát, ngay cả từ việc nghiên cứu một ngôn ngữ riêng biệt cụ thể.

 

Tôi đã thảo luận một phương pháp nghiên cứu giải quyết để nghiên cứu ngôn ngữ vốn nghiên cứu này là một nhánh của lý thuyết tâm lý học con người. Mục đích của nó là khám phá và làm rõ những năng lực tinh thần vốn giúp một người có thể học và dùng một ngôn ngữ. Theo những gì chúng ta biết, những khả năng này chỉ có ở con người và không có sự tương đồng đáng kể nào trong bất kỳ cấu trúc sinh vật nào khác. Nếu những kết luận của khảo cứu này có chính xác, dù chỉ phần nào, thì con người phải đã được ban cho một tập hợp của những thuộc tính tâm lý rất phong phú và rõ ràng để xác định một dạng ngôn ngữ riêng biệt trên cơ bản dữ liệu rất sơ sài và khá thiếu hụt. Hơn nữa, họ dùng ngôn ngữ được thể hiện trong đầu một cách rất sáng tạo, bị ràng buộc bởi những quy luật của nó nhưng có thể tự do diễn đạt những suy nghĩ mới liên quan với kinh nghiệm trong quá khứ hay cảm giác hiện tại chỉ theo một cách xa vời và trừu tượng. Nếu điều này đúng thì sẽ không có hy vọng gì trong việc nghiên cứu về việc “kiểm soát” hành vi của con người bằng những điều kiện kích thích, lịch trình làm vững mạnh thêm, thiết lập những cấu trúc thói quen, những mô hình của hành vi, v.v. Tất nhiên, người ta có thể thiết kế một môi trường giới hạn trong đó sự kiểm soát như vậy và những mô hình như vậy có thể được thể hiện, nhưng không có lý do nào để giả định rằng người ta biết được nhiều hơn về phạm vi của những tiềm năng con người bằng những phương pháp như vậy hơn là những gì có thể học được bằng quan sát con người trong một môi trường như một nhà tù hay một đạo quân– hay trong nhiều lớp học. Những thuộc tính thiết yếu của não thức con người sẽ luôn trốn thoát sự nghiên cứu như vậy. Và nếu có thể tha thứ cho một nhận xét cá nhân “ngoài chuyên môn” cuối cùng của tôi, tôi thực sự hài lòng với kết quả này.

 

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 



[1] Đây là một phát biểu quan trọng – tôi diễn lại nôm na như sau - Khi một người đã học một ngôn ngữ, họ có thể hiểu vô số câu mới mà họ chưa từng nghe trước đây, mặc dù những câu này trông không giống hoặc nghe không giống bất kỳ câu nào họ từng kinh nghiệm trước đây. Họ cũng có thể tạo ra những câu mới khi cần, ngay cả khi họ chưa từng nói chúng trước đây, không cần bất kỳ tín hiệu cụ thể nào từ môi trường của họ. Những người khác biết cùng một ngôn ngữ cũng có thể hiểu những câu mới này. Khả năng hiểu và tạo ra những cách diễn đạt mới này vẫn là một phương lôi cuốn và vẫn còn bí ẩn về cách ngôn ngữ của con người hoạt động.

Đây là nội dung của khái niệm the Poverty of the Stimulus /Sự nghèo nàn của những tác nhân kích thích của Chomsky. Lập luận rằng input ngôn ngữ (tác nhân kích thích) mà trẻ em nhận được là không đủ để giải thích cho khả năng hiểu và tạo ra output - vô số câu mới của chúng. Mặc dù chỉtiếp xúc hạn hẹp, trẻ em nhanh chóng học được những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp mà chúng không thể học đầy đủ nếu chỉ bằng cách nghe những thí dụ. Điều này chỉ ra rằng phải có một số khả năng hoặc cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh trong não thức con người cho phép chúng ta vượt ngoài những kích thích mà chúng ta kinh nghiệm. Trong đoạn văn, Chomsky nhấn mạnh cách mọi người có thể hiểu và tạo ra những câu mà họ chưa từng nghe trước đây, điều này phù hợp với ý tưởng này: khả năng ngôn ngữ của chúng ta vượt ngoài những gì chúng ta được dạy trực tiếp hoặc tiếp xúc.

[2] Form and meaning: Trong nội dung này, “ Form / dạng thức” chỉ cấu trúc hoặc hình dạng của những biểu thức ngôn ngữ, chẳng hạn như sự sắp xếp những từ, cú pháp và ngữ pháp tạo cho ngôn ngữ một mô hình dễ nhận biết. Nó trái ngược với “ meaning / ý nghĩa” , ám chỉ những khái niệm hoặc ý tưởng được ngôn ngữ truyền đạt. Cùng nhau, dạng thức và ý nghĩa trong ngôn ngữ tạo ra một hệ thống trong đó những biểu đạt có cấu trúc (dạng thức) được dung để truyền đạt những ý tưởng hoặc diễn giải cụ thể (ý nghĩa).

[3] transformational-generative grammar: ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh: lý thuyết ngôn ngữ do Noam Chomsky phát triển. Nó nhằm mục đích mô tả những qui luật và cấu trúc cơ bản cú pháp của một ngôn ngữ, tập trung vào cách những câu được tạo ra từ một tập hợp những qui luật cơ bản. Trong khuôn khổ này, “ phát sinh” đề cập đến khả năng tạo ra vô số câu đúng ngữ pháp từ một tập hợp những qui luật hạn chế, trong khi “ chuyển đổi” đề cập đến tiến trình mà những cấu trúc câu khác nhau có thể được suy ra từ những qui luật cơ bản này, chẳng hạn như chuyển đổi một câu tường thuật thành một câu hỏi hoặc một dạng bị động. Lý thuyết này giúp giải thích tính linh hoạt và sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của con người. Về bản chất, ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh là một phương pháp trong generative grammar /ngữ pháp phát sinh nhằm giải thích cách những câu cụ thể được suy ra và nó hỗ trợ ý tưởng về UG / ngữ pháp phổ quát bằng cách chứng minh cách những ngôn ngữ khác nhau có thể được giải thích qua những nguyên tắc cơ bản chung.

[4] Trong đoạn trên, Noam Chomsky giới thiệu và giải thích những khái niệm “ cấu trúc ngoài mặt” và “ cấu trúc sâu” trong nội dung ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh: Tôi tóm tắt những điểm chính của ông: (a) Cấu trúc ngoài mặt: Đây là sự sắp xếp thực tế của những cụm từ và những loại cụm từ trong một câu. Lấy thí dụ, trong câu “ John is certain that Bill will leave” (John chắc chắn rằng Bill sẽ đi), cấu trúc ngoài mặt gồm những cụm từ như “ that Bill will leave” (rằng Bill sẽ đi), “ Bill” (Bill), “ John” (John), “ will leave” (sẽ đi), và “ is certain that Bill will leave” (chắc chắn rằng Bill sẽ đi). (b) Cấu Trúc Sâu: Đây là một biểu diễn trừu tượng hơn của một câu, đóng vai trò trung tâm trong việc xác định ý nghĩa của câu. Trong câu “ John is certain to leave” (John chắc chắn sẽ đi), cấu trúc sâu gồm mệnh đề “ John will leave” (John sẽ đi), mệnh đề này không xuất hiện rõ ràng trong cấu trúc ngoài mặt nhưng là cần thiết để hiểu ý nghĩa. (c) Quan Hệ Giữa Cấu trúc ngoài mặt và Cấu Trúc Sâu: Chomsky lập luận rằng trong khi cấu trúc ngoài mặt và cấu trúc sâu có thể tương tự trong những câu đơn giản, chúng có thể khác nhau đáng kể trong những câu phức tạp hơn. Ngữ pháp của một ngôn ngữ gồm những quy tắc (gọi là “ biến đổi ngữ pháp” ) liên kết cấu trúc sâu với cấu trúc ngoài mặt. (d) Bằng Chứng cho Cấu Trúc Sâu: Chomsky cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của cấu trúc sâu bằng cách chỉ ra rằng một số hiện tượng ngôn ngữ, như việc hình thành những cụm danh từ, phụ thuộc vào chúng. Lấy thí dụ, chúng ta có thể có “ John's certainty that Bill will leave” (sự chắc chắn của John rằng Bill sẽ đi) nhưng không thể có “ John's certainty to leave” (sự chắc chắn của John sẽ đi), vì cấu trúc ngoài mặt của câu sau quá xa so với cấu trúc sâu của nó. (e) Cấu Trúc Sâu Là Cấu Trúc Tâm lý

Chomsky kết luận rằng cấu trúc sâu, cùng với những quy tắc liên kết chúng với cấu trúc ngoài mặt và biểu diễn âm thanh và ý nghĩa, là những cấu trúc tâm lý thực sự mà một người hấp thụ khi học một ngôn ngữ. những cấu trúc và quy tắc này tạo nên kiến thức của người đó về ngôn ngữ và được dùng trong việc nói và hiểu. Chomsky lập luận cho một phân tích ngôn ngữ vượt ra ngoài những gì hiển nhiên ngay lập tức (cấu trúc ngoài mặt) đến một mức độ sâu hơn, trừu tượng hơn (cấu trúc sâu) giúp giải thích những tính chất khác nhau của ngôn ngữ và ý nghĩa.

[5] Nominalizations: danh từ hóa: chuyển đổi động từ, tính từ hoặc những loại từ khác thành danh từ.

[6] [Tôi thảo luận vấn đề này chi tiết trong “ Cấu trúc sâu và diễn giải ngữ nghĩa” , trong R. Jakobson và S. Kawamoto, biên tập, Studies in General and Oriental Linguistics, tập kỷ niệm của Hiro Hattori, commemorative volume for Shiro Hattori, TEC Corporation for Language and Educational Research, Tokyo, 1970.]

[7] pronominalization - đại danh từ hóa : tiến trình chuyển đổi ngôn ngữ, thay thế danh từ hoặc cụm danh từ bằng đại từ. Trong ngôn ngữ học, đại danh từ hóa giúp minh họa cách ngôn ngữ quản lý viện dẫn và sự gắn kết giữa những câu và trong nói-viết, vì nó có thể thay đổi dựa trên những yếu tố như quy luật ngữ pháp, cấu trúc câu và ngữ cảnh.

[8] [Những thí dụ sau đây là của Ray Dougherty, Adrian Akmajian và Ray Jackendoff. Xem bài viết của tôi trong Jakobson và Kawamoto, chủ biên, Studies in General and Oriental Linguistics, để tham khảo.

[9] predication, modification

[10] phonetic representation.Trong ngôn ngữ học, biểu diễn ngữ âm là sự phiên âm chi tiết những âm thực tế (hoặc “ âm vị” ) của lời nói. Nó ghi lại cách những từ được phát âm và cảm nhận một cách cụ thể. Phiên âm này bao gồm những chi tiết về cách phát âm của từng âm trong một từ, chẳng hạn như vị trí của lưỡi, môi và những đặc điểm khác của đường âm thanh. Thí dụ, trong tiếng Việt, từ “mèo” có biểu diễn ngữ âm phân tích những âm thực tế phát ra khi nói từ này như sau:

[m]: âm mũi hai môi, nơi hai môi chạm nhau để tạo ra âm “m.”

[ɛː]: âm nguyên âm trước, mở vừa, ký hiệu là “e” với phát âm dài (giống âm “ e” trong từ “ bed” của tiếng Anh nhưng kéo dài hơn).

[w]: âm bán nguyên âm hay trượt, nơi môi tạo thành hình tròn để phát ra âm trượt cuối cùng.

Vì vậy, biểu diễn ngữ âm của từ “mèo” trong bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA) sẽ là [mɛːw]. Phiên âm này giúp nắm bắt chính xác những âm của từ “mèo” khi phát âm trong tiếng Việt.

[11] Trong nội dung này, formal (structures and formal operations): chính thức: đề cập đến những phương diện về cấu trúc, dựa trên quy luật và hệ thống của ngôn ngữ. Nó nhấn mạnh những đặc điểm khách quan có thể được xác định, phân tích và hoạt động rõ ràng trong khuôn khổ khoa học hoặc toán học. Vì vậy, “cấu trúc chính thức” và “hoạt động chính thức” liên quan đến cú pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa, có thể được biểu diễn bằng những mô hình, quy luật hoặc công thức cụ thể.