Saturday, October 26, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (06)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 

Chương 5

 

Bản chất cấu trúc và qui luật của ngôn ngữ

 

Những thuộc tính tổng quát của ngôn ngữ

 

Dù đã có nhiều thế hệ nghiên cứu học thuật thành quả, những câu hỏi bài viết này nói đến có thể nhận được chỉ những trả lời khá dọ dẫm, không chắc chắn. Chỉ một số ít ngôn ngữ được nghiên cứu và mô tả chi tiết, với phân tích toàn diện về cấu trúc, ngữ pháp và cách dùng, và chỉ có những phương diện đã chọn lọc của ngôn ngữ đã từng được nghiên cứu với đủ thận trọng và thành công để đem bằng chứng hỗ trợ cho những kết luận của một bản chất tổng quát. Tuy nhiên, với một mức độ tự tin nào đó, vẫn là có thể nói đại cương về những thuộc tính và những điều kiện nhất định vốn phân biệt những ngôn ngữ con người giữa những hệ thống tùy tiện của vận dụng về dấu hiệu, truyền thông giao tiếp và tự biểu hiện.

 

Năng lực và hiệu năng

 

Ở mức độ mô tả thô sơ nhất, chúng ta có thể nói rằng một ngôn ngữ liên kết âm thanh và ý nghĩa trong một cách thức đặc thù. Trên nguyên tắc, thành thạo một ngôn ngữ là có khả năng để hiểu những gì được nói và để tạo ra một dấu hiệu với một diễn giải ngữ nghĩa có chủ định. Nhưng ngoài sự không rõ ràng, còn có một sự mơ hồ nghiêm trọng trong sự mô tả đặc điểm thô sơ này về khả năng thành thạo nắm vững ngôn ngữ. Rõ ràng là những câu có ý nghĩa nội tại được những quy luật ngôn ngữ xác định và một người với khả năng thành thạo, làm chủ ngôn ngữ, trong một cách nào đó, đã nhập tâm hệ thống của những quy luật vốn xác định, cả hình dạng ngữ âm của câu nói và nội dung ngữ nghĩa nội tại của nó – rằng người này có đã phát triển những gì vốn chúng ta sẽ nói đến như một năng lực ngôn ngữ cụ thể [1]. Tuy nhiên, cũng rõ ràng như thế, rằng việc thực sự dùng ngôn ngữ được quan sát này – hiệu năng thực sự trong việc dùng ngôn ngữ cụ thể, [2] – không chỉ đơn giản phản ảnh những kết nối âm thanh-ý nghĩa nội tại được hệ thống những quy luật ngôn ngữ thiết lập. Hiệu năng cũng gồm nhiều yếu tố khác. Chúng ta không giải thích những gì được nói khi có mặt chúng ta chỉ bằng việc áp dụng những nguyên tắc ngôn ngữ xác định những thuộc tính ngữ âm và ngữ nghĩa của một lời nói [3]. Những tin tưởng ngoài-ngôn ngữ liên quan với người nói và hoàn cảnh đóng một vai trò nền tảng trong việc xác định lời nói được tạo ra, được xác định và được hiểu như thế nào. Hơn nữa, hiệu năng ngôn ngữ còn được những nguyên tắc của cấu trúc về nhận thức chi phối (thí dụ, bởi những giới hạn về ký ức) vốn nói cho đúng, chúng không là những phương diện của ngôn ngữ.

 

Khi đó, để nghiên cứu một ngôn ngữ, chúng ta phải cố gắng tách rời một mớ của những yếu tố vốn tác động qua lại với năng lực nằm chìm bên dưới để xác định năng lực thực sự; từ chuyên môn “năng lực” để chỉ khả năng của người nói-nghe lý tưởng để liên kết âm thanh và ý nghĩa theo đúng những quy luật của ngôn ngữ của người này. Ngữ pháp của một ngôn ngữ, như một mô hình cho năng lực được lý tưởng hóa, [4] thiết lập một liên hệ nhất định giữa âm thanh và ý nghĩa – giữa những biểu thị ngữ âm và ngữ nghĩa. Chúng ta có thể nói rằng ngữ pháp của ngôn ngữ L phát sinh (tạo ra) một tập hợp của những cặp (s, I), trong đó, s là biểu thị ngữ âm của một tín hiệu nhất định, [5]I là diễn giải ngữ nghĩa được những quy luật của ngôn ngữ gán cho tín hiệu này. Khám phá ngữ pháp này là mục đích chính yếu của việc nghiên cứu ngôn ngữ của một ngôn ngữ cụ thể. [6]

 

Lý thuyết tổng quát của cấu trúc ngôn ngữ thì quan tâm với việc khám phá những điều kiện vốn bất kỳ ngữ pháp nào loại như vậy phải đáp ứng. Lý thuyết tổng quát này sẽ quan tâm với những điều kiện thuộc ba loại: điều kiện về lớp của những biểu thị ngữ âm được chấp nhận, lớp của những biểu thị ngữ nghĩa được chấp nhận và hệ thống của những quy luật vốn phát sinh những biểu thị ngữ âm và ngữ nghĩa đã ghép thành cặp. Trong cả ba phương diện, những ngôn ngữ con người đều phải tuân theo những điều kiện giới hạn nghiêm ngặt. Không có khó khăn gì trong việc xây dựng những hệ thống không đáp ứng những điều kiện này và do đó là không đủ điều kiện là ngôn ngữ tiềm năng của con người mặc dù thực tế là chúng liên kết âm thanh và ý nghĩa theo một cách nhất định nào đó. Những ngôn ngữ con người đều là những hệ thống thuộc một loại rất đặc thù. Không có sự cần thiết tiên nghiệm nào cho một hệ thống liên hệ âm thanh và ý nghĩa để là thuộc loại này. Khi bài viết này tiếp tục, chúng ta sẽ nhắc đến một số điều kiện giới hạn cao xem có vẻ là những thuộc tính thiết yếu của ngôn ngữ con người.

 

Một ngữ pháp phát sinh một tập hợp nhất định của những cặp (s, I), trong đó s là một biểu thị ngữ âm, và I là diễn giải ngữ nghĩa liên kết của nó. Tương tự, chúng ta có thể nghĩ về một mô hình hiệu năng như sự liên hệ âm thanh và ý nghĩa trong một cách cụ thể. Thí dụ: một mô hình nhận thức, PM, có thể được mô tả, như trong hình 1, như một hệ thống phân tích và lựa chọn vốn chấp nhận một tín hiệu làm input (cùng với nhiều những gì khác) và gán những biểu thị ngữ pháp nhiều loại khác nhau như “output”. [7]

 

1

 

 

Một vấn đề trung tâm cho tâm lý học là để khám phá những đặc điểm của một hệ thống PM thuộc loại này. Rõ ràng, trong việc hiểu một tín hiệu, một người nghe sẽ đưa ra thông tin về cấu trúc ngôn ngữ của người này. Nói cách khác, mô hình PM hợp thành ngữ pháp G của một ngôn ngữ. Việc nghiên cứu cách hiểu những câu – vấn đề tổng quát của nhận thức lời nói – rõ ràng phải nằm trong những giới hạn hẹp, trừ khi nó dùng thuộc tính cơ bản này của một mô hình nhận thức. Nhưng điều quan trọng là phải phân biệt rõ ràng giữa chức năng và thuộc tính của mô hình nhận thức PM và mô hình năng lực G vốn nó kết hợp. Cả G và PM đều liên quan với âm thanh và ý nghĩa; nhưng PM dùng nhiều thông tin nằm ngoài liên hệ âm thanh-ý nghĩa nội tại được ngữ pháp G xác định, và nó hoạt động dưới những ràng buộc về ký ức, thời gian và việc tổ chức những phương sách nhận thức vốn không phải là những vấn đề của ngữ pháp. Tương ứng, mặc dù chúng ta có thể mô tả ngữ pháp G như một hệ thống những tiến trình và quy luật áp dụng theo một trật tự nhất định để liên hệ âm thanh và ý nghĩa, nhưng chúng ta không có quyền coi đây như một mô tả của những hành động liên tiếp của một mô hình hiệu năng như PM – trong thực tế, sẽ là hoàn toàn phi lý nếu làm như vậy. Những gì chúng ta đã nói về những mô hình nhận thức cũng có thể áp dụng tương tự cho những mô hình phát sinh. [8] Những quy luật ngữ pháp tạo ra những biểu thị ngữ âm của những tín hiệu với những diễn giải ngữ nghĩa của chúng không cấu thành một mô hình cho việc tạo ra những câu, mặc dù bất kỳ mô hình nào như vậy đều phải kết hợp với hệ thống của những quy luật ngữ pháp. Nếu những sự phân biệt đơn giản này bị bỏ qua, chắc chắn sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn lớn. [9]

 

Trong bài viết này, chú ý thì tập trung trên năng lực và những ngữ pháp vốn biểu thị đặc điểm cho năng lực đó; khi nói đến sự diễn giải ngữ nghĩa và ngữ âm của những câu, chúng ta hoàn toàn chỉ nhắc đến những biểu thị lý tưởng được hệ thống nằm chìm bên dưới này xác định. Hiệu năng đem cho dữ liệu cho sự nghiên cứu của năng lực ngôn ngữ . Năng lực, theo nghĩa vừa mô tả, là một trong nhiều yếu tố tác động qua lại để xác định hiệu năng. Trong tổng quát, chúng ta mong đợi rằng khi nghiên cứu về hành vi của một sinh vật phức tạp, cần phải cô lập những hệ thống độc lập nằm chìm bên dưới như hệ thống của năng lực ngôn ngữ, mỗi hệ thống với cấu trúc nội tại của nó, để chú ý riêng biệt.

 

Những bước đầu hướng tới một nghiên cứu về năng lực

 

Quay sang nghiên cứu về năng lực nằm chìm bên dưới, trước tiên chúng ta hãy ghi nhận một số ít những thuộc tính rất hiển nhiên của ngữ pháp của một ngôn ngữ con người. Trước hết, hoàn toàn rõ ràng rằng tập hợp của những những cặp biểu thị ngữ âm và ngữ nghĩa do ngữ pháp phát sinh sẽ là vô hạn. Không có ngôn ngữ con người nào, trong đó, trên thực tế hay trên nguyên tắc, có thể chỉ định một câu nhất định là câu dài nhất có ý nghĩa trong ngôn ngữ này. Ngữ pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào đều chứa những hệ thống phân tích và lựa chọn khiến nó có thể hình thành những câu có mức độ phức tạp tùy tiện, với mỗi câu có cách diễn giải ngữ nghĩa nội tại của nó. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng đây không chỉ là sự tinh tế về lôgích. Việc dùng ngôn ngữ thông thường, một cách thiết yếu, dựa vào tính không giới hạn này, vào sự kiện là ngôn ngữ chứa đựng những hệ thống phân tích và lựa chọn cho việc tạo ra những câu có mức độ phức tạp tùy ý. Việc lập lại của những câu là một hiếm; hoi sự đổi mới, trong thuận hợp với ngữ pháp của ngôn ngữ, là quy luật trong hiệu năng thông thường hàng ngày. Ý tưởng cho rằng một người có một “kho tàng ngôn từ” – một kho những lời nói-viết vốn người này tạo ra theo “thói quen” vào một dịp thích hợp – là một huyền thoại, hoàn toàn trái ngược với cách dùng ngôn ngữ được quan sát. Cũng không thể gắn bất kỳ nội dung nào vào quan điểm cho rằng người nói có một kho “mẫu” vốn người này chèn những từ hay hình vị vào đó. Những quan niệm như vậy có thể áp dụng cho những lời chào hỏi, một vài câu nói sáo rỗng, v.v., nhưng chúng hoàn toàn trình bày sai cách thông thường dùng ngôn ngữ, như người đọc có thể dễ dàng thuyết phục chính mình bằng quan sát không tiên kiến[10].

 

Để khám phá ngữ pháp của một số người dùng ngôn ngữ, chúng ta phải bắt đầu bằng việc thu thập thông tin liên quan với sự giải thích những câu của người này, về cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm vốn người này gán cho chúng. Thí dụ, với việc học tiếng Anh, điều quan trọng là phải khám phá những sự kiện như sau. Hãy xem xét những “khung câu” 2 và những từ “persuaded/thuyết phục”, “expected /mong đợi” và “happened / đã xảy ra”: [11]

 

2            a. John – Bill that he should leave / John – Bill rằng ông ấy nên rời đi

b. John – Bill to leave John – Bill rời đi

c. John – to leave / John – rời đi

d. It is – that Bill will leave / Đó là – Bill sẽ rời đi

 

Từ “persuaded” có thể được chèn vào a và b, nhưng không được chèn vào c hay d; “expected” có thể được chèn vào b, c, d, nhưng không được chèn vào a; “happened” chỉ có thể được chèn vào c. Chèn “persuaded” vào a, chúng ta sẽ có một câu mơ hồ, diễn giải của nó tùy thuộc vào ám chỉ đến “he”; theo một cách diễn giải, câu này gần như là một cách diễn đạt lại của b, với “persuaded” được chèn vào. Khi “expected” xuất hiện trong b và c, quan hệ chủ ngữ-động từ giữ nguyên giữa “Bill” và “leave” trong b, nhưng giữa “John” và “leave” trong c. Câu “John happened to leave” có nghĩa gần giống như “It happened that John left”, nhưng “John expected to leave” thậm chí không phải là cách diễn đạt lại từ xa của “It expected that John left”. Những sự kiện như thế này có thể được phát biểu trong nhiều cách và chúng ta có thể dùng một hay nhiều kỹ thuật để bảo đảm tính chính xác của chúng. Đây là những sự kiện về năng lực của người nói tiếng Anh. Chúng có thể được dùng như một cơ bản cho việc khám phá ngữ pháp nhập tâm (có sẵn bên trong) của người đó.

 

Chúng ta hãy xem xét tình trạng của những quan sát như vậy cẩn thận hơn một chút. Những quan sát này thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến output của một mô hình nhận thức như 1; chúng liên quan đến những cấu trúc được người nghe gán cho những tín hiệu. Đặc điểm của chúng ta về output của 1 là một cấu trúc dựa trên bằng chứng thuộc loại này. Sau đó, bản thân mô hình nhận thức PM là một cấu trúc bậc hai. Trừu tượng hóa thêm, chúng ta có thể nghiên cứu ngữ pháp tạo nên một thành phần cơ bản của 1 như một cấu trúc bậc ba. Do đó, bằng chứng được trích dẫn trong đoạn trước thực sự chỉ có tác động gián tiếp đến ngữ pháp. Nói cách khác, chúng ta phải giả định trước tính hợp lệ, có thể chấp nhận của mỗi trừu tượng hóa. Có vẻ như không có nhiều câu hỏi về tính hợp lệ, có thể chấp nhận được của mỗi sự trừu tượng hóa. trong những trường hợp như thế này, và có một khối lượng rất lớn của bằng chứng thuộc loại đã trích dẫn. Một lần nữa, chúng ta lưu ý rằng lý tưởng hóa theo kiểu vừa mô tả là không thể tránh khỏi nếu một cấu trúc sinh vật phức tạp được nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh. Tiến trình trừu tượng hóa này có thể được thực hiện thêm một bước nữa. Hãy xem xét một mô hình thu thập AM vốn dùng dữ liệu ngôn ngữ để khám phá ngữ pháp của ngôn ngữ vốn dữ liệu này có liên quan.

 

3

 

Chính xác mô mô hình phân tích lựa chọn cấu trúc ngữ pháp AM chọn một ngữ pháp như thế nào sẽ được xác định bởi cấu trúc bên trong của nó, bởi những phương pháp phân tích có sẵn cho nó và bởi những ràng buộc ban đầu vốn nó áp đặt lên bất kỳ ngữ pháp nào có thể có. Nếu chúng ta được đem cho thông tin về việc ghép đôi của dữ liệu ngôn ngữ và những ngữ pháp, chúng ta có thể cố gắng xác định bản chất của mô hình phân tích lựa chọn cấu trúc ngữ pháp AM. Mặc dù đây không là những từ ngữ đã được dùng nhưng ngữ học luôn quan tâm đến câu hỏi này. Thế nên, ngữ học cấu trúc thời nay đã cố gắng phát triển những phương pháp của phân tích của một bản chất tổng quát, độc lập với bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào, và một truyền thống lâu đời hơn và hiện nay phần lớn đã bị lãng quên đã cố gắng để phát triển một hệ thống của những giới hạn phổ quát vốn bất kỳ ngữ pháp nào cũng phải đáp ứng. Chúng ta có thể mô tả cả hai cố gắng để này như bận tâm với cấu trúc bên trong của mô hình phân tích lựa chọn AM, với khái niệm bẩm sinh của “ngôn ngữ con người” vốn làm cho sự tiếp thu ngôn ngữ thành có thể được. [12]

 

Ngữ Pháp Phổ Quát

 

Bây giờ chúng ta hãy quay sang việc nghiên cứu năng lực nằm chìm bên dưới và xem xét vấn đề tổng quát của một cặp âm thanh-ý nghĩa có thể được thiết lập như thế nào. Như một mở đầu cho nghiên cứu này của ngữ pháp phổ quát, chúng ta phải hỏi những âm thanh và những ý nghĩa được biểu thị như thế nào. Vì chúng ta quan tâm đến những ngôn ngữ của con người trong tổng quát, nên những hệ thống biểu thị như vậy phải độc lập với bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào. Nói cách khác, chúng ta phải phát triển một ngữ âm học phổ quát và một ngữ nghĩa học phổ quát để phân định tập hợp tương ứng của những tín hiệu có thể có, và tập hợp những biểu thị ngữ nghĩa có thể có cho bất kỳ ngôn ngữ nào của con người. Sau đó, có thể nói về một ngôn ngữ như một cặp của những tín hiệu cụ thể với những diễn giải ngữ nghĩa và nghiên cứu những quy luật thiết lập cặp ghép đôi này. Xem xét lại của chúng ta về những thuộc tính tổng quát của ngôn ngữ do đó tự nhiên được chia thành ba phần: thảo luận về ngữ âm học phổ quát, ngữ nghĩa học phổ quát và hệ thống bao quát của ngữ pháp phổ quát: Hai đề tài đầu tiên gồm việc thể hiện dạng thức lý tưởng hóa và nội dung ngữ nghĩa; lý thuyết của ngữ pháp phổ quát giải quyết với những hệ thống phân tích và lựa chọn được dùng trong những ngôn ngữ tự nhiên để xác định dạng thức của một câu và nội dung ngữ nghĩa của nó.

 

Sự quan trọng của việc phát triển một ngữ nghĩa học phổ quát và ngữ âm học phổ quát, theo nghĩa của đoạn văn ở trên, đã được nhìn nhận rõ ràng từ rất lâu trước khi ngữ học thời nay phát triển. Thí dụ, Bishop Wilkins trong Essay Towards a Real Character and a Philosophical Language (1668)/ Tiểu luận Hướng tới một Cá tính thực và một ngôn ngữ triết học (1668) đã cố gắng phát triển một bảng chữ cái ngữ âm phổ quát và một danh mục phổ quát của những khái niệm theo đó những tín hiệu và diễn giải ngữ nghĩa cho bất kỳ ngôn ngữ nào đều có thể được biểu thị tương ứng. Bảng chữ cái ngữ âm dựa trên một hệ thống những thuộc tính ngữ âm được phát triển về phương diện điểm và cách thức phát âm. Mỗi ký hiệu ngữ âm có thể được phân tích dưới dạng một tập hợp những thuộc tính đó; theo từ ngữ thời nay, nó có thể được phân tích như một tập hợp gồm những đặc điểm cụ thể. Hơn nữa, người ta ngầm giả định rằng tín hiệu vật lý được xác định, theo những nguyên tắc độc lập với ngôn ngữ, từ sự biểu thị của nó dưới dạng những ký hiệu ngữ âm. Những khái niệm được nêu lên như những đơn vị diễn giải ngữ nghĩa cũng có thể được phân tích thành những thuộc tính cố định (những đặc điểm ngữ nghĩa) thuộc một số loại, thí dụ, thực thể sống-không sống, hữu giác- -vô tri giác (animate-inanimate), tuyệt đối-tương đối (relational-absolute), tác nhân-dụng cụ (agent-instrument) v.v. Người ta ngầm giả định rằng cách giải thích ngữ nghĩa của một câu được xác định bởi những nguyên tắc phổ quát, độc lập với ngôn ngữ khỏi những khái niệm có trong cách phát âm và cách thức chúng liên quan về phương diện ngữ pháp (thí dụ, như chủ ngữ-vị ngữ). [13] Mặc dù có những thiếu xót trong việc thực hiện trong những nghiên cứu tiên phong như nghiên cứu của Wilkins là hiển nhiên, nhưng phương pháp nghiên cứu giải quyết tổng quát là hợp lý. Lý thuyết về ngữ âm học phổ quát đã được theo đuổi một cách tích cực theo những hướng vừa nêu lên với những thành công đáng kể; ngược lại, lý thuyết song song về ngữ nghĩa học phổ quát lại được nghiên cứu rất ít.

 

Ngữ Pháp Phổ Quát: Ngữ Âm Học Phổ Quát

 

Lý thuyết của ngữ âm học phổ quát cố gắng thiết lập một bảng chữ cái ngữ âm phổ quát và một hệ thống của những quy luật. Bảng chữ cái định nghĩa tập hợp của những tín hiệu có thể có, lấy ra từ chúng những tín hiệu của một ngôn ngữ cụ thể. Nếu lý thuyết này chính xác, mỗi tín hiệu của một ngôn ngữ có thể được biểu thị dưới dạng một chuỗi của những ký hiệu của hệ thống chữ cái về ngữ âm. Giả định hai sự kiện vật lý được biểu thị dưới dạng cùng một chuỗi. Khi đó, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, chúng phải là những lập lại của nhau. [14] Mặt khác, hai sự kiện vật lý có thể được người nói ngôn ngữ này coi như sự lập lại và người nói ngôn ngữ khác coi như không lập lại. Trong trường hợp này, bảng chữ cái phổ quát phải đem cho phương tiện để phân biệt chúng. Việc biểu thị theo bảng chữ cái phổ quát sẽ đem cho bất kỳ thông tin nào cần thiết để xác định tín hiệu có thể được tạo ra như thế nào, đồng thời, nó sẽ tương ứng với một mức độ tinh tế của sự biểu thị về nhận thức. Tuy nhiên, chúng ta nhấn mạnh một lần nữa rằng hiệu năng thực sự liên quan với những yếu tố khác yếu tố khác, ngoài sự biểu thị ngữ âm lý tưởng.

 

Những ký hiệu của bảng chữ cái ngữ âm phổ quát không là “yếu tố cơ bản” của lý thuyết ngữ âm học phổ quát. Đúng hơn, những yếu tố cơ bản này gồm những gì được gọi là những đặc điểm phân biệt (ngữ âm), những thuộc tính như rung tiếng (nói với thanh quản rung hay không), lưỡi đưa ra trước hay sau, nhấn tiếng (trọng âm), v.v. [15] Mỗi đặc điểm này có thể được coi như một thang đo trong đó hai hay nhiều giá trị có thể được phân biệt (cần phân biệt bao nhiêu giá trị là một câu hỏi mở, nhưng con số này dường như khá nhỏ với mỗi đặc điểm). Một ký hiệu của bảng chữ cái ngữ âm thì tương ứng được coi như một tập hợp những đặc điểm, mỗi đặc điểm có một giá trị xác định. Khi đó, một tín hiệu được biểu thị dưới dạng một chuỗi những tập hợp như vậy.

 

Ba thuộc tính hiển nhiên của ngôn ngữ được phản ảnh trong một lý thuyết về ngữ âm thuộc loại này. Đầu tiên là tính rời rạc của nó – sự kiện là chỉ một số hữu hạn xác định của những tín hiệu với độ dài bất kỳ đem cho mới có thể là những không lập lại. Thuộc tính thứ hai là tính không giới hạn của ngôn ngữ – sự kiện là một tín hiệu có thể có độ dài tùy ý, do đó một ngôn ngữ sẽ chứa vô hạn những tín hiệu đã diễn giải ngữ nghĩa. Ngoài những thuộc tính hình thức này, một lý thuyết ngữ âm thuộc loại này phản ảnh sự kiện là hai đoạn của một tín hiệu, được biểu thị bằng hai ký hiệu của bảng chữ cái phổ quát, có thể giống nhau trong một số phương diện nhất định và khác biệt trong những phương diện khác; và thêm nữa, có một số lượng cố định của những chiều hướng giống nhau và khác biệt như vậy và một số lượng cố định những điểm có ý nghĩa có thể có dọc theo những chiều hướng này. Do đó, những đoạn khởi đầu của pinbin [16] khác nhau nhìn về tiếng nói và hơi thở nhưng không (đáng kể) về điểm phát âm; hai phụ âm của cocoa không khác nhau về điểm phát âm cũng như cách phát âm nhưng chỉ khác nhau về hơi thở; vân vân.

 

Điều quan trọng cần lưu ý là những đặc điểm phân biệt đưa lên trong lý thuyết ngữ âm phổ quát là tuyệt đối theo một số ý hướng nhưng lại tương đối theo những ý hướng khác. Chúng là tuyệt đối trong ý ý hướng là chúng cố định cho mọi ngôn ngữ. Nếu chúng ta muốn dùng những đặc điểm này để xác định chính xác một âm thanh lời nói, cách chúng ta gán giá trị của chúng phải nhất quán và phổ biến. Tuy nhiên, những đặc điểm này cũng có thể là tương đối khi chúng ta nghĩ về cách những ngôn ngữ phân biệt giữa những âm thanh khác nhau. Thí dụ, hãy xem xét một đặc điểm liên quan đến mức độ phát ra âm thanh trong miệng (hãy tưởng tượng ba vị trí được dán nhãn là 1, 2 và 3). Trong một ngôn ngữ (hãy gọi là L1), hai âm thanh khác nhau giữa vị trí 1 và 2 có thể được coi là hoàn toàn khác nhau (không lặp lại), trong khi những âm thanh khác nhau giữa vị trí 2 và 3 có thể không được coi là riêng biệt. Trong một ngôn ngữ khác (L2), điều ngược lại có thể đúng – vị trí 2 và 3 được coi là khác nhau, nhưng 1 và 2 thì không. Theo cách này, mặc dù thang đo (1, 2, 3) là tuyệt đối, cách mỗi ngôn ngữ diễn giải và dùng những vị trí này để phân biệt âm thanh là tương đối. Mỗi ngôn ngữ sẽ dùng đặc điểm trước – sau để phân biệt những không lặp lại, nhưng giá trị tuyệt đối 2 là “trước” trong ngôn ngữ này sẽ là “sau” trong ngôn ngữ kia.

 

Ngoài hệ thống những đặc điểm riêng biệt, một lý thuyết ngữ âm phổ quát cũng sẽ cố gắng xây dựng một số quy luật chi phối những trình tự được phép và sự đa dạng được phép của lựa chọn trong một ngôn ngữ cụ thể. Thí dụ, Jakobson đã quan sát thấy rằng không có ngôn ngữ nào dùng cả đặc điểm môi hóa và đặc điểm vòm miệng hóa để phân biệt những từ không lặp lại, và ông đã đề xuất một công thức tổng quát hơn theo đó hai đặc điểm này có thể được coi là những biến thể của một đặc điểm trừu tượng hơn. Những khái quát hóa theo kiểu này – đặc biệt là khi chúng có thể được hỗ trợ bởi lập luận hợp lý – có thể được đề xuất như những quy luật ngữ âm phổ quát.Ngoài việc xác định những đặc điểm này, một lý thuyết phổ quát về âm thanh lời nói cũng cố gắng xác định những quy tắc hoặc mô hình chi phối cách những đặc điểm này có thể được kết hợp trong một ngôn ngữ cụ thể. Thí dụ, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson lưu ý rằng không có ngôn ngữ nào dùng hai đặc điểm tương tự nhau – một đặc điểm liên quan đến việc làm tròn môi (labialization / môi hóa) và một đặc điểm khác liên quan đến vị trí của âm thanh ở phía sau miệng (velarization /vòm mềm hoá) – để phân biệt âm thanh. Ông cho rằng hai đặc điểm này thực sự có thể là những biến thể của một đặc điểm cơ bản, tổng quát hơn. Những mô hình như thế này, đặc biệt là khi chúng được hỗ trợ bởi những lập luận logic, có thể được coi là những quy luật phổ quát về cách những âm thanh lời nói hoạt động trong tất cả những ngôn ngữ.

 

Ngữ Pháp Phổ Quát: Ngữ Nghĩa Học Phổ Quát

 

Mặc dù ngữ âm học phổ quát là một môn học được phát triển khá nhiều, nhưng ngữ nghĩa học phổ quát lại không thể nói như vậy. Ở đây cũng vậy, chúng ta có thể hy vọng thiết lập được một hệ thống phổ quát gồm những đặc điểm và quy luật ngữ nghĩa liên quan với quan hệ qua lại và sự đa dạng được phép của chúng. Trong thực tế, vấn đề xác định những đặc điểm và quy luật như vậy một lần nữa trở thành đề tài được nghiên cứu nghiêm chỉnh trong vài năm qua, [17] và có một số hứa hẹn về sự phát triển hiệu quả. Có thể thấy ngay rằng việc phân tích những khái niệm dưới dạng những đặc điểm như tính sống động, hành động, v.v. (xem trang 107), sẽ khó có thể đầy đủ và một số đặc điểm nhất định vẫn phải trừu tượng hơn. Thí dụ, trong tiếng Anh, cụm từ “a good knife / một con dao tốt” có nghĩa là “một con dao sắc”. Do đó, khái niệm “con dao” phải được xác định một phần dưới dạng những đặc điểm liên quan với những chức năng biểu thị đặc điểm (không chỉ những thuộc tính vật lý) và dưới dạng “đặc điểm thẩm định/lượng giá” trừu tượng [18] được xác định bởi những từ bổ nghĩa như “tốt”, “tệ hại”, v.v. Chỉ bằng phân tích như vậy, quan hệ ngữ nghĩa giữa “đây là một con sắc” và “con dao này cắt rất sắc” mới có thể thiết lập được. Ngược lại, không có liên quan của “đây là một con dao tốt để đào” với “con dao này cắt rất sắc” cho thấy rằng việc giải thích ngữ nghĩa của một câu được xác định bởi những quan hệ ngữ pháp thuộc một loại vốn không thể nào rõ ràng sáng sủa.[19]

 

Như trong trường hợp của ngữ âm học phổ quát, chúng ta có thể hy vọng thiết lập được những nguyên tắc tổng quát liên quan với những hệ thống khái niệm khả dĩ có thể được biểu thị bằng ngôn ngữ của con người và những liên hệ nội tại có thể tồn tại giữa chúng. Với việc khám phá ra những nguyên tắc như vậy, ngữ nghĩa học phổ quát sẽ trở thành một môn học có thực chất.

 

Ngữ Pháp Phổ Quát: Cú Pháp Học Phổ Quát

 

Giả định rằng đã sắp có. một lý thuyết thỏa đáng của ngữ âm học phổ quát và ngữ nghĩa học phổ quát. Sau đó, chúng ta có thể định nghĩa ngôn ngữ là một tập hợp những câu, trong đó một câu là một loại đặc thù của từng cặp âm thanh-ý nghĩa, và tiếp tục nghiên cứu những hệ thống quy luật xác định ngôn ngữ của con người. Nhưng trong thực tế, chỉ lý thuyết của ngữ âm học phổ quát mới được thiết lập đủ vững chãi để hỗ trợ cho hoạt động này. Do đó, chúng ta phải giải quyết việc nghiên cứu của cấu trúc ngôn ngữ trong một cách thức gián tiếp hơn một chút.

 

Chú ý rằng mặc dù khái niệm “biểu thị ngữ nghĩa” tự nó thì còn rất chưa rõ ràng, tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy vô số những điều kiện thực nghiệm khiến một giải thích của khái niệm này phải đáp ứng. Thí dụ, hãy xem xét câu sau:

 

4            What disturbed John was being disregarded by everyone. /

Những gì khiến John phiền hà là bị mọi người phớt lờ.

 

Trước hết, rõ ràng là cách diễn đạt này có hai diễn giải khác nhau. Trong một diễn giải, nó có nghĩa là John đã cảm thấy phiền hà vì sự kiện là mọi người đã phớt lờ ông. Trong diễn giải thứ hai, nó có nghĩa là mọi người đã phớt lờ những sự việc vốn làm John phiền hà. Theo cách đầu tiên, có một quan hệ ngữ pháp nhất định giữa “phớt lờ” và “John”, cụ thể là quan hệ tương tự giữa những đơn vị này trong “Everyone disregarded John” (quan hệ “động từ-tân ngữ”). Theo cách thứ hai, cả điều này lẫn bất kỳ quan hệ có ý nghĩa ngữ pháp nào khác đều không có giữa “sự phớt lờ” và “John”. Mặt khác, nếu chúng ta chèn từ “our” vào giữa “was” và “being”, thì câu sẽ rõ ràng và không có quan hệ ngữ pháp nào giữa “disregard” và “John”, mặc dù quan hệ động từ-tân ngữ hiện nay nằm giữa “disregarded” và “we” (một yếu tố tiềm ẩn của “our”). [20]

 

Những thí dụ về loại này có thể được khai triển đến vô tận. Chúng đem cho những điều kiện của tính đầy đủ vốn khái niệm “diễn giải ngữ nghĩa” phải đáp ứng (thí dụ, những quan hệ của diễn giải và hàm ý và tính mơ hồ phải được phản ảnh chính xác), và chúng minh họa rõ ràng một số cách trong đó những diễn giải ngữ nghĩa của những biểu thức ngôn ngữ. phải được xác định từ những phần liên hệ về ngữ pháp của chúng.

 

Từ những cân nhắc như vậy, chúng ta được dẫn dắt để xây dựng một mục tiêu trước mắt hạn chế hơn nhưng khá quan trọng cho nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ.Vẫn coi ngôn ngữ là một tập hợp những câu, chúng ta hãy coi mỗi “câu” trừu tượng là một cặp cụ thể của một biểu thị ngữ âm với một cấu trúc trừu tượng thuộc loại nào đó (chúng ta hãy gọi nó là một cấu trúc sâu) vốn kết hợp thông tin liên quan đến diễn giải ngữ nghĩa. Sau đó, chúng ta có thể nghiên cứu hệ thống những quy luật xác định sự ghép đôi này, trong một ngôn ngữ cụ thể, và những đặc điểm tổng quát của những quy luật như vậy. Dự án này sẽ là quan trọng cho đến mức rằng những cấu trúc sâu bên dưới này thực sự đem cho một cách để đáp ứng những điều kiện thực nghiệm về diễn giải ngữ nghĩa. Lý thuyết ngữ nghĩa, khi nó tiến triển, khi đó sẽ đem cho những phương tiện để làm phong phú thêm những cấu trúc sâu và việc liên kết những diễn giải ngữ nghĩa với chúng. Ý nghĩa thực nghiệm của một lý thuyết đầy đủ về ngữ pháp, gồm một ngữ âm học, ngữ nghĩa học và cú pháp phổ quát, sẽ tùy thuộc một phần vào mức độ vốn những điều kiện diễn giải ngữ nghĩa có thể được thỏa mãn bằng dùng một cách hệ thống những phương pháp kỹ thuật và những nguyên tắc vốn lý thuyết này đem cho.

 

Tóm tắt những nhận xét này, chúng ta hãy thiết lập khung cấu trúc khái niệm sau đây để nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ. Ngữ pháp của một ngôn ngữ là một hệ thống những quy luật xác định một cặp nhất định của âm thanh và ý nghĩa. Nó gồm một thành phần cú pháp, một thành phần ngữ nghĩa và một thành phần âm vị. Thành phần cú pháp xác định một lớp (vô hạn) nhất định của những đối tượng trừu tượng (D, S), trong đó D là cấu trúc sâu và S là cấu trúc ngoài mặt. Cấu trúc sâu chứa tất cả thông tin liên quan với sự diễn giải ngữ nghĩa; cấu trúc ngoài mặt, tất cả thông tin liên quan với sự diễn giải ngữ âm. Những thành phần ngữ nghĩa và âm vị đều thuần túy là diễn giải. Thành phần trước gán những diễn giải ngữ nghĩa cho những cấu trúc sâu; thành phần sau gán những diễn giải ngữ âm cho những cấu trúc ngoài mặt. Do đó, ngữ pháp như một toàn bộ liên quan với những diễn giải ngữ nghĩa và ngữ âm, sự liên kết này được trung gian bởi những quy luật của thành phần cú pháp vốn xác định những cấu trúc ngoài mặt và sâu được ghép cặp. Dĩ nhiên, việc nghiên cứu ba thành phần sẽ có tính tích hợp cao; mỗi thành phần có thể được nghiên cứu ở mức độ mà nó rõ ràng về những điều kiện nào những thành phần khác áp đặt lên nó.

 

Diễn giải này nên được nhìn như một nỗ lực ban đầu, sơ bộ, chưa chính thức để mô tả chủ đề. Khi chúng ta phát triển một lý thuyết chính xác của cấu trúc ngữ pháp – thí dụ, phiên bản cụ thể của lý thuyết ngữ pháp chuyển đổi được phác vẽ dưới đây – chúng ta sẽ đem cho một nghĩa chuyên môn cho những từ ngữ “cấu trúc sâu” và “cấu trúc ngoài mặt” và theo những từ ngữ chuyên môn này. nghĩa, sau đó chúng ta có thể nêu lên câu hỏi thực nghiệm (không phải khái niệm) về việc những cấu trúc sâu và ngoài mặt đóng góp và xác định những diễn giải ngữ nghĩa và ngữ âm như thế nào. Theo nghĩa chuyên môn được đưa ra cho những khái niệm về cấu trúc ngoài mặt và sâu trong lý thuyết được nêu dưới đây, với tôi, dường như thông tin hiện tại đề nghị rằng cấu trúc ngoài mặt hoàn toàn quyết định việc diễn giải ngữ âm và cấu trúc sâu đó hoàn toàn quyết định một số phương diện có ý nghĩa cao độ của việc diễn giải ngữ nghĩa. Nhưng sự lỏng lẻo của từ ngữ sau khiến cho một phát biểu rõ ràng hơn không thể thực hiện được. Trong thực tế, tôi nghĩ rằng việc giải thích duy lý từ ngữ “diễn giải ngữ nghĩa” sẽ dẫn đến kết luận rằng cấu trúc ngoài mặt cũng đóng góp một cách giới hạn nhưng quan trọng vào việc diễn giải ngữ nghĩa, nhưng tôi sẽ không nói thêm về vấn đề này ở đây.

 

Giải thích này nên được nhìn như một nỗ lực ban đầu, sơ bộ để mô tả chủ đề. Một khi chúng ta phát triển được một hiểu biết chính xác hơn về ngữ pháp được cấu trúc thế nào – chẳng hạn như phiên bản cụ thể của ngữ pháp được mô tả sau– chúng ta sẽ gán nghĩa chính xác cho những thuật ngữ như cấu trúc sâu và cấu trúc ngoài mặt. Dùng những định nghĩa chính xác này, sau đó chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi thực tiễn (không chỉ như những câu hỏi lý thuyết) về cách hai cấp độ cấu trúc này ảnh hưởng hoặc xác định nghĩa của câu và cách chúng phát âm khi nói. Dựa trên cách những thuật ngữ này được định nghĩa trong lý thuyết được nêu sau, bằng chứng hiện tại cho thấy cấu trúc ngoài mặt hoàn toàn xác định cách phát âm của một câu, trong khi cấu trúc sâu chịu trách nhiệm cho một số phương diện quan trọng của ý nghĩa của một câu. Tuy nhiên, ý tưởng về “ý nghĩa” rất phức tạp và linh hoạt đến mức khó có thể đưa ra một tuyên bố chắc chắn hơn. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng một định nghĩa tinh tế hơn về “ý nghĩa” sẽ cho thấy cấu trúc ngoài mặt cũng đóng một vai trò nhỏ hơn nhưng vẫn quan trọng trong việc định hình ý nghĩa của một câu – nhưng tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết về điều đó ở đây.

 

Ngữ pháp phổ quát có thể được định nghĩa như sự nghiên cứu của những điều kiện vốn những ngữ pháp của tất cả những ngôn ngữ loài người phải đáp ứng. Ngữ nghĩa học phổ quát (cách ý nghĩa được cấu trúc) và ngữ âm học phổ quát (cách âm thanh được cấu trúc), theo nghĩa đã mô tả ở trước, khi đó sẽ là một phần của ngữ pháp phổ quát. Theo định nghĩa như vậy, ngữ pháp phổ quát thì không gì khác hơn lý thuyết của cấu trúc ngôn ngữ. Điều này có vẻ phù hợp với cách dùng truyền thống. Tuy nhiên, chỉ một số phương diện nhất định của ngữ pháp phổ quát mới đã được nghiên cứu cho đến tận gần đây. Đặc biệt, vấn đề của việc hình thành những điều kiện vốn những quy luật cú pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa phải đáp ứng đã không được nêu lên trong bất kỳ đường lối rõ ràng nào trong ngữ học truyền thống, mặc dù những bước gợi ý và không tầm thường hướng tới sự nghiên cứu của vấn đề này đều ngầm định trong nhiều công trình truyền thống [21]

 

Một ngữ pháp thuộc loại đã mô tả ở trước, vốn cố gắng đẻ mô tả đặc điểm trong một cách rõ ràng liên hệ nội tại của hình thức ngữ âm và nội dung ngữ nghĩa trong một ngôn ngữ cụ thể, có thể được gọi là một ngữ pháp phát sinh [22], để phân biệt nó với những mô tả có mục đích khác (thí dụ: những ngữ pháp sư phạm). Trong ý định, ít nhất, những ngữ pháp học thuật truyền thống đều là những ngữ pháp phát sinh, mặc dù chúng còn xa mới đạt đến mục đích của việc xác định những câu được hình thành hay được diễn giải như thế nào. Một ngữ pháp truyền thống tốt đem cho một trưng bày đầy đủ của những ngoại lệ với những quy luật, nhưng nó chỉ cung cấp những ám chỉ và những thí dụ để minh họa những cấu trúc thông thường (trừ những trường hợp tầm thường – thí dụ, những mô hình biến tố [23]). Đã được giả định ngầm rằng người đọc thông minh sẽ dùng “trực giác ngôn ngữ” của người này – kiến thức tiềm ẩn, vô thức của người này về ngữ pháp phổ quát – để xác định những cấu trúc thông thường từ những thí dụ và nhận xét đã được trình bày. Bản thân ngữ pháp không diễn đạt những quy luật sâu xa của ngôn ngữ. Do đó, cho mục đích của sự nghiên cứu của cấu trúc ngôn ngữ, cụ thể hay phổ quát, những ngữ pháp như vậy có giá trị giới hạn. Cần phải mở rộng chúng thành ngữ pháp phát sinh đầy đủ nếu sự nghiên cứu của cấu trúc ngôn ngữ muốn tiến tới điểm mà nó giải quyết triệt để những quy luật và nguyên tắc tổng quát. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được sự kiện rằng bản thân khái niệm “ngữ pháp phát sinh” thì không là một sáng kiến rất lớn. Sự kiện rằng mọi ngôn ngữ đều “dùng vô hạn những phương tiện hữu hạn” (Wilhelm von Humboldt) đã được hiểu từ lâu. Công trình hiện đại về ngữ pháp phát sinh chỉ đơn giản là một cố gắng để dem cho một giải thích rõ ràng về cách những phương tiện hữu hạn này được dùng vô hạn trong những ngôn ngữ cụ thể và khám phá những đặc tính sâu hơn định nghĩa “ngôn ngữ của con người”, nói tổng quát (tức là những thuộc tính cấu thành ngữ pháp phổ quát).

 

Cho đến giờ, chúng ta chỉ quan tâm đến việc làm rõ những khái niệm và đặt những mục đích. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang vấn đề của việc hình thành những giả thuyết của ngữ pháp phổ quát.

 

Cấu Trúc Của Thành Phần Âm Vị

 

Thành phần cú pháp của một ngữ pháp phát sinh định nghĩa (phát sinh) một tập hợp vô hạn của những cặp (D, S), trong đó D là một cấu trúc sâu và S là một cấu trúc ngoài mặt; những thành phần diễn giải của ngữ pháp gán một biểu thị ngữ nghĩa cho D và một biểu thị ngữ âm cho S.

 

Đầu tiên chúng ta hãy xem xét vấn đề của việc gán những biểu thị ngữ âm cho những cấu trúc ngoài mặt. Như trong thảo luận ở trước về ngữ âm học phổ quát, chúng ta lấy một biểu thị ngữ âm để là một chuỗi của những ký hiệu của bảng chữ cái ngữ âm phổ quát, mỗi ký hiệu được phân tích vào thành những đặc điểm cụ thể với những giá trị riêng biệt. Phát biểu cùng một ý tưởng hơi khác một chút, chúng ta có thể nghĩ một biểu thị ngữ âm như một ma trận trong đó những hàng tương ứng với những đặc điểm của hệ thống phổ quát, những cột tương ứng với những phân đoạn liên tiếp (những ký hiệu của bảng chữ cái ngữ âm) và mỗi đơn vị là một số nguyên xác định giá trị của một phân đoạn cụ thể đối với đặc điểm đang xét. Sau đó, vấn đề của chúng ta là xác định thông tin nào phải chứa trong cấu trúc ngoài mặt và cách những quy luật của thành phần ngữ âm của ngữ pháp dùng thông tin này để chỉ định một ma trận ngữ âm thuộc loại vừa mô tả.

Hãy xem xét lại thí dụ 4, mà chúng ta lặp lại trong thí dụ 5 để dễ tham khảo:

 

5            What # disturb-ed # John # was # be-ing # dis-regard-ed # by # every-one.      

Những gì # làm phiền # John # đã bị # mọi người # phớt lờ #.

 

Một cách đơn giản, như một xấp xỉ tương đương đầu tiên, cho dễ hiểu, [24] chúng ta có thể nghĩ câu 5 như một chuỗi của những từ hình thành “what”, “disturb”, “ed”, “John”, “was”, “be”, “ing”, “dis”, “regard”, “ed, “by”, “every”, “one”, với những mối nối được biểu thị bằng ký hiệu # và – ở những vị trí được chỉ ra trong 5. Những mối nối này xác định cách thức kết hợp những từ hình thành; chúng đem cho thông tin được những quy luật diễn giải của thành phần âm vị đòi hỏi. Trong thực tế, một điểm nối phải được phân tích dưới dạng một tập hợp những đặc điểm, nghĩa là dưới dạng một ma trận một-cột-duy nhất [25] trong đó những hàng tương ứng với những đặc điểm nhất định của hệ thống mối nối và mỗi mục là một trong hai giá trị vốn chúng ta có thể biểu thị như + hoặc –. Tương tự như vậy, mỗi từ hình thành sẽ được phân tích như một ma trận trong đó những cột đại diện cho những phân đoạn liên tiếp, những hàng tương ứng với những đặc điểm phân loại nhất định và mỗi giá trị là + hoặc –. Do đó, toàn bộ câu 5 có thể được coi là một ma trận đơn với những giá trị + và –. [26]

 

Những đặc điểm phân loại gồm những đặc điểm phổ quát của hệ thống ngữ âm, cùng với những đặc điểm dấu phụ [27] vốn trong bản chất chỉ ra những ngoại lệ với những quy luật. Do đó, ma trận tương ứng với “what”, trong phương ngữ mà biểu diễn ngữ âm tương ứng là [wat], sẽ chứa ba phân đoạn, phân đoạn đầu tiên được chỉ định như một âm lướt môi (một âm thanh được tạo ra bằng môi), phân đoạn thứ hai như một nguyên âm thấp không làm tròn, phân đoạn thứ ba như một phụ âm dừng răng vô thanh (một âm thanh được tạo ra bằng cách chạm lưỡi vào răng). (những chi tiết chuyên môn này được đưa ra hoàn toàn dưới dạng những giá trị + và – của những đặc điểm do hệ thống ngữ âm phổ quát cung cấp). Những quy luật của thành phần ngữ âm, trong trường hợp này, sẽ chuyển đổi những chi tiết kỹ thuật này dưới dạng những giá trị + và – thành một chi tiết kỹ thuật hơn dưới dạng những số nguyên, trong đó giá trị của mỗi phân đoạn liên quan đến những đặc điểm ngữ âm (thí dụ: độ cao lưỡi, mức độ hít vào, v.v.) được chỉ ra ở bất kỳ mức độ chính xác nào theo yêu cầu của lý thuyết giả định về ngữ âm phổ quát và với bất kỳ phạm vi biến thể nào được ngôn ngữ cho phép. Trong ví dụ này, những giá trị đã gán sẽ làm cho việc phân chia thành hai giá trị + và – chính xác hơn, theo khuôn khổ ma trận nằm chìm cho “what” trong 5.

 

Tuy nhiên, thí dụ vừa dẫn thì đơn giản khác thường. Trong tổng quát, những quy luật của thành phần âm vị sẽ không chỉ đem cho một mô tả chi tiết rõ hơn về sự phân chia nằm chìm bên dưới vào thành những giá trị + và – nhưng cũng sẽ thay đổi đáng kể những giá trị và có thể chèn, xóa hay sắp xếp lại những phân đoạn. Thí dụ: từ hình thành “by” sẽ được biểu thị bằng một ma trận nằm chìm gồm hai cột, cột thứ hai được chỉ định là nguyên âm cao phía trước (chi tiết mô tả những đặc điểm ngôn ngữ được đem cho ra dưới dạng những giá trị của những chức năng). Tuy nhiên, ma trận ngữ âm tương ứng sẽ gồm ba cột, cột thứ hai được xác định như nguyên âm sau thấp và cột thứ ba như một thanh trượt vòm miệng (những chi tiết mô tả ở đây như là những giá trị của những giá trị toàn bộ trong một ma trận ngữ âm). [28]

 

Khi đó, cấu trúc ngoài mặt của 5 được biểu thị dưới dạng ma trận trong đó một trong hai giá trị xuất hiện trong mỗi đơn vị. Việc chỉ có hai giá trị có thể xuất hiện cho thấy ma trận nằm chìm này thực sự phục vụ chức năng phân loại thuần túy. Mỗi câu được phân loại theo cách để phân biệt nó với tất cả những câu khác và theo cách để xác định xem những quy luật của thành phần âm vị gán những giá trị ngữ âm vị trí riêng biệt như thế nào. Do đó, chúng ta thấy rằng những đặc điểm cụ thể của hệ thống ngữ âm học phổ quát có một chức năng phân loại trong ma trận nằm chìm cấu thành một phần cấu trúc ngoài mặt, và chức năng ngữ âm trong ma trận cấu thành biểu thị ngữ âm của câu đang được nhắc đến. Chỉ ở chức năng trước mới có những đặc điểm phân biệt nhị phân thống nhất; chỉ ở phần sau chúng mới nhận được sự giải thích vật lý trực tiếp.

 

Ma trận phân loại nằm chìm cơ bản vừa mô tả không cung cấp hết tất cả thông tin cần thiết theo những quy luật âm vị học diễn giải. Ngoài ra, cần phải biết câu được chia thành những cụm từ có kích thước khác nhau như thế nào và chúng là những loại cụm từ nào. Thí dụ, trong trường hợp câu 5, việc giải thích âm vị học đòi hỏi thông tin rằng rằng “disturb” và “disregard” là động từ, rằng “what annoying John” là cụm danh từ, rằng “John was being” không phải là cụm từ, v.v.. Thông tin liên quan có thể được chỉ ra bằng cách đặt câu trong một ngoặc vuông có nhãn thích hợp. [29] Đơn vị nằm trong cặp ngoặc vuông [A and] A sẽ được gọi như một cụm từ thuộc phân loại A. Thí dụ, chuỗi “what # confused # John” trong câu 5 sẽ được đặt trong ngoặc vuông [NP,] NP, cho biết rằng đó là một cụm danh từ; từ hình thành “disturb” sẽ được đặt trong ngoặc vuông [V,] V, cho biết rằng đó là một động từ; toàn bộ cụm từ 5 sẽ được đặt trong ngoặc vuông [S,]S, cho biết rằng đó là một câu; chuỗi “John was being” sẽ không được đặt trong ngoặc vuông, vì nó không phải là cụm từ nào cả. Để lấy một thí dụ cực kỳ đơn giản, câu “John nhìn thấy Bill” có thể được biểu thị theo cách sau đây như một cấu trúc ngoài mặt, trong đó mỗi giá trị được biểu thị theo kiểu chính tả được xem như một ma trận phân loại:

 

6            [S [NP [N John] N] NP [VP [V saw] V [NP [N Bill] N] NP] VP] S

 

Biểu thị này chỉ định rằng “John” và “Bill” là những danh từ (N’s) và “saw” là một động từ (V); thêm nữa, “John” và “Bill” là những cụm danh từ (NP’s); rằng “saw Bill” là một cụm động từ (VP); và rằng “John saw Bill” là một câu (S). Có vẻ như việc giải thích một câu bằng thành phần âm vị của ngữ pháp luôn luôn đòi hỏi thông tin vốn có thể được trình bày theo cách vừa mô tả. Do đó, chúng ta qui định rằng cấu trúc ngoài mặt của một câu là một khung dấu ngoặc vuông được dán nhãn thích hợp của một ma trận phân loại gồm những từ hình thành và những mối nối.

 

Thành phần âm vị của một ngữ pháp chuyển đổi một cấu trúc ngoài mặt thành một biểu thị ngữ âm. Bây giờ chúng ta đã đưa ra một đặc tả sơ bộ về những khái niệm “cấu trúc ngoài mặt” và “những biểu thị ngữ âm”. Việc còn lại là mô tả những quy luật của thành phần âm vị và cách thức chúng được tổ chức.

 

Bằng chứng hiện có đề nghị rằng những quy luật của thành phần âm vị được sắp xếp tuyến tính theo trình tự R1 , . . . Rn và chuỗi của những quy luật này áp dụng theo kiểu tuần hoàn cho cấu trúc ngoài mặt theo cách sau. Trong chu kỳ áp dụng đầu tiên, những quy luật R1 , . . . Rn áp dụng theo thứ tự này cho phần liên tục tối đa của cấu trúc ngoài mặt không chứa dấu ngoặc vuông bên trong. Sau khi áp dụng cuối cùng của những quy luật này, dấu ngoặc vuông trong cùng sẽ bị xóa và chu kỳ áp dụng thứ hai được bắt đầu. Trong chu kỳ này, những quy luật lại được áp dụng theo thứ tự đã cho cho phần liên tục tối đa của cấu trúc ngoài mặt không chứa dấu ngoặc vuông bên trong. Dấu ngoặc vuông trong cùng sau đó sẽ bị xóa và chu kỳ thứ ba được bắt đầu. Tiến trình tiếp tục cho đến khi đạt đến miền tối đa của những tiến trình âm vị (trong trường hợp đơn giản là toàn bộ câu). Một số quy luật nhất định bị giới hạn áp dụng ở mức độ ranh giới từ – chúng chỉ áp dụng trong chu kỳ khi miền ứng dụng là một từ đầy đủ. Những quy luật khác có thể tự do lập lại ở mọi giai đoạn của ứng dụng. Chú ý rằng nguyên tắc của chu kỳ ứng dụng phù hợp chặt chẽ với sự hiểu biết trực giác của chúng ta. Trong thực tế, nó tuyên bố rằng có một hệ thống cố định của những quy luật vốn xác định hình dạng của những đơn vị lớn từ từ hình thành (lý tưởng) của những phần cấu thành của chúng.

 

Chúng ta có thể minh họa nguyên tắc của áp dụng chu kỳ với một số quy luật gán trọng âm trong tiếng Anh [30]. Có vẻ như một sự kiện là mặc dù những biểu thị ngữ âm của tiếng Anh phải cho phép năm hay sáu giá trị khác nhau dọc theo đặc điểm phân biệt của trọng âm, tuy nhiên, tất cả những phân đoạn đều có thể không được đánh dấu nhìn về mặt gán trọng âm trong cấu trúc ngoài mặt – nghĩa là, trọng âm không có chức năng phân loại (ngoại trừ rất ít) như một tính năng đặc biệt của tiếng Anh [31]. Những mẫu thức “đánh trọng âm” phức tạp của biểu thị ngữ âm được xác định bởi những quy luật như 7 và 8. [32]

 

7.           Gán trọng âm chính cho nguyên âm ngoài cùng bên trái trong hai nguyên âm chính được nhấn mạnh, trong những danh từ.

8.           Gán trọng âm chính cho đỉnh trọng âm ngoài cùng bên phải, ở đó một nguyên âm V là là một đỉnh trọng âm trong một miền nhất định nếu miền này không chứa nguyên âm nào được nhấn mạnh hơn V.

 

 

Quy luật 7 áp dụng cho những danh từ có hai trọng âm chính; quy luật 8 áp dụng cho bất kỳ một đơn vị thuộc loại nào khác. Những quy luật áp dụng theo thứ tự 7, 8, theo chu kỳ được mô tả ở trên. Theo quy ước, khi trọng âm chính được ấn định ở một vị trí nhất định thì tất cả những trọng âm khác đều bị yếu đi bởi một (mức độ). Chú ý rằng nếu một miền không chứa nguyên âm nhấn mạnh thì quy luật 8 sẽ gán trọng âm chính cho nguyên âm ngoài cùng bên phải của nó.

 

Để minh họa những quy luật này, trước tiên hãy xem xét cấu trúc ngoài mặt câu 6. Theo nguyên tắc tổng quát của ứng dụng chu kỳ, quy luật 7 và 8 áp dụng trước tiên cho những đơn vị trong cùng [N John]N, [V saw]V và [N Bill] N.

 

Quy luật 7 không áp dụng được; quy luật 8 áp dụng, gán trọng âm chính cho nguyên âm đơn trong mỗi trường hợp. Sau đó, những ngoặc đơn trong cùng sẽ bị xóa. Chu kỳ tiếp theo giải quyết những đơn vị {1} = [NP John ] NP và {1} = [NP Bill ] NP và chỉ cần gán lại trọng âm chính cho nguyên âm đơn, theo quy luật 8 Sau đó, những ngoặc đơn trong cùng sẽ bị xóa và chúng ta có đơn vị { 1 1} = [VP Saw Bill] VP như phạm vi áp dụng của những quy luật.

 

Quy luật 7 một lần nữa không áp dụng được, vì đây không phải là danh từ; quy luật 8 gán trọng âm chính cho nguyên âm “Bill”, làm yếu trọng âm ở “saw” thành thứ cấp. Những ngoặc trong cùng bị xóa đi, và chúng ta có đơn vị {1 2 1 } = [NP John[s John saw Bill ]s như phạm vi áp dụng.

 

Quy luật 7 một lần nữa không áp dụng được, và quy luật 8 gán trọng âm chính cho “Bill”, làm yếu những trọng âm khác và đem cho {2 1 3 } = “John saw Bill” vốn có thể được chấp nhận như một biểu thị lý tưởng của sự phức tạp của việc gán trọng âm.

 

Bây giờ hãy xem xét thí dụ phức tạp hơn một chút “John’s black-board eraser”. Trong lần áp dụng đầu tiên của chu kỳ, quy luật 7 và 8 áp dụng cho những đơn vị trong ngoặc trong cùng “John,” “black,” “board,” “erase”; quy luật 7 không thể áp dụng được và quy luật 8 chỉ định trọng âm chính trong từng trường hợp cho nguyên âm ngoài cùng bên phải (nguyên âm duy nhất, trong ba nguyên âm đầu tiên). Chu kỳ tiếp theo liên quan với những đơn vị “John’s” và “cục tẩy” và còn trống. [33] Phạm vi áp dụng cho chu kỳ tiếp theo là {1 1} = [N black board ]N. Là một danh từ, đơn vị này tuân theo quy luật 7, quy luật này gán trọng âm chính cho “black”, làm yếu trọng âm trên “board” thành thứ cấp. Những dấu ngoặc trong cùng bị xóa và phạm vi áp dụng cho chu kỳ tiếp theo là {1 2 1} = [N black board eraser ]N. Một lần nữa, quy luật 7 được áp dụng, gán trọng âm chính cho “black” và làm yếu tất cả những trọng âm khác đi một. Trong chu kỳ cuối cùng, phạm vi áp dụng {1 1 3 2} của những quy luật là [NP John’s black board eraser ]NP. Quy luật 7 không áp dụng được vì đây là cụm danh từ đầy đủ. Quy luật 8 gán trọng âm chính cho nguyên âm chính nhấn mạnh ở ngoài cùng bên phải, làm yếu tất cả những nguyên âm khác và đưa ra {2 1 4 3} = “ John’s black board eraser .” Theo cách này, biểu thị ngữ âm phức tạp được xác định bởi những quy luật rất đơn giản và có động cơ độc lập, áp dụng theo nguyên tắc chung của chu kỳ.

 

Thí dụ này là biểu thị đặc điểm và minh họa một số điểm quan trọng. Ngữ pháp tiếng Anh phải chứa quy luật 7 để giải thích sự kiện là mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm đang giảm trong trường hợp danh từ “blackboard” và phải chứa quy luật 8 để giải thích cho sự tăng lên của mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm của cụm từ “black board” ( “board which is black”). Nguyên tắc củachu kỳ, một cách nghiêm ngặt, không phải là phần của ngữ pháp tiếng Anh nhưng đúng hơn là một nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát vốn xác định việc áp dụng những quy luật cụ thể của tiếng Anh hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác, bất kể những quy luật này có thể là gì. Trong trường hợp minh họa, nguyên tắc tổng quát của ứng dụng chu kỳ chỉ định một mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm, như đã chỉ ra. Được trang bị nguyên tắc chu kỳ và hai quy luật 7 và 8, một người sẽ biết [34] mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm thích hợp cho “John’s blackboard eraser” và vô số những cách diễn đạt khác mà họ có thể chưa từng nghe trước đây. Đây là một thí dụ đơn giản về thuộc tính tổng quát của ngôn ngữ; một số nguyên tắc phổ quát nhất định phải tương quan với những quy luật cụ thể để xác định dạng thức (và ý nghĩa) của những biểu thức ngôn ngữ hoàn toàn mới.

 

Thí dụ này cũng hỗ trợ cho một giả thuyết có phần nào tế nhị khó thấy và sâu rộng hơn một chút. Không có nhiều nghi ngờ rằng những hiện tượng như mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm trong tiếng Anh là một thực tại về nhận thức; thí dụ, những người quan sát có chuyên môn sẽ đạt được một mức độ đồng ý cao trong việc ghi chép những nói-viết mới trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Tuy nhiên, có rất ít lý do để cho rằng những mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm này đại diện cho một thực tại vật lý. Rất có thể những mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm không được biểu diễn trong tín hiệu vật lý giống như bất kỳ chi tiết nào được nhận thức. Không có nghịch lý nào trong điều này. Nếu chỉ có hai mức độ của trọng âm được phân biệt trong tín hiệu vật lý, thì người đang học tiếng Anh sẽ có đủ bằng chứng để xây dựng những quy luật 7 và 8 (thí dụ, với sự tương phản “blackboard”, “black board”). Sau khi giả định rằng người này biết nguyên lý của chu kỳ, người này sẽ có thể nhận thức được mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm của “John's blackboard eraser” ngay cả khi nếu nó không là thuộc tính vật lý của tín hiệu. Bằng chứng hiện có mạnh mẽ cho thấy rằng đây là mô tả chính xác của trọng âm được nhận thức trong tiếng Anh như thế nào.

 

Điều quan trọng là để thấy rằng không có gì bí ẩn trong mô tả này. Trên nguyên tắc, sẽ không có vấn đề gì khi thiết kế một máy tự động dùng những quy luật 7 và 8, những quy luật cú pháp tiếng Anh và nguyên tắc của chu kỳ biến đổi để gán một mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm nhiều cấp ngay cả cho một cách phát âm trong đó trọng âm không được biểu thị chút nào (thí dụ, một câu được đánh vần bằng chính tả thông thường). Máy tự động sẽ dùng những quy luật cú pháp để xác định cấu trúc ngoài mặt của cách phát âm, sau đó sẽ áp dụng những quy luật 7 và 8, theo nguyên tắc của chu kỳ, để xác định mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm nhiều cấp. Lấy một máy tự động như vậy như một xấp xỉ gần đúng đầu tiên cho mô hình cho sự nhận biết tiếng nói (xem 1, trang 103), chúng ta có thể nêu lên rằng người nghe dùng những thuộc tính được chọn lọc nhất định của tín hiệu vật lý để xác định câu nào của ngôn ngữ được tạo ra và gán cho nó là một cấu trúc sâu và ngoài mặt. Với sự chú ý cẩn thận, sau đó người này sẽ có thể “nghe” mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm được ấn định bởi thành phần âm vị trong ngữ pháp của người này, cho dù nó có tương ứng với bất kỳ thuộc tính vật lý nào của tín hiệu được trình bày hay không. Một giải thích loại như vậy về nhận thức lời nói giả định, nói một cách rộng rãi rằng việc giải thích cú pháp của một lời nói-viết có thể là điều kiện tiên quyết để “nghe” cách biểu thị ngữ âm của nó một cách chi tiết; nó bác bỏ giả định rằng nhận thức lời nói đòi hỏi phân tích đầy đủ về dạng ngữ âm, sau đó là phân tích đầy đủ về cấu trúc cú pháp, sau đó là giải thích ngữ nghĩa, cũng như giả định rằng dạng ngữ âm được nhận biết là sự thể hiện chính xác từng điểm của tín hiệu. Nhưng cần phải nhớ rằng không có gì cho thấy rằng một trong những giả định bị bác bỏ là đúng, cũng như không có những gì bí ẩn trong quan điểm vừa nêu bác bỏ những giả định này. Trong thực tế, quan điểm vừa nêu là rất hợp lý, vì nó có thể bác bỏ khẳng định rằng một số thuộc tính vật lý hiện tại không thể tìm ra được của những lời nói-viết được xác định với độ chính xác vượt xa mọi sự việc có thể chứng minh được bằng thực nghiệm ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, và nó có thể giải thích cho nhận thức về nhấn mạnh về mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm của những lời nói-viết mới [35] dựa trên giả định rất đơn giản rằng những quy luật 7 và 8 cũng như nguyên tắc tổng quát của việc áp dụng theo chu kỳ đều có sẵn với hệ thống nhận thức.

 

Còn rất nhiều điều để nói về giá trị tương đối của những loại mô hình nhận thức khác nhau. Thay vì theo đuổi đề tài này, chúng ta hãy xem xét thêm giả thuyết cho rằng quy luật 7 và 8, cũng như nguyên tắc áp dụng theo chu kỳ, có sẵn trong hệ thống nhận thức và được dùng theo cách được nêu lên. Rõ ràng là quy luật 7 và 8 có thể được học từ những thí dụ đơn giản về mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm lên và xuống (thí dụ: “bảng đen” tương phản với “bảng đen”). Nhưng sau đó câu hỏi được đặt ra: làm thế nào một người học được nguyên tắc áp dụng theo chu kỳ? Trước khi đối mặt với câu hỏi này, cần phải giải quyết một câu hỏi có trước nó một cách hợp lý: tại sao lại cho rằng nguyên tắc này đã được học? Có nhiều bằng chứng cho thấy nguyên tắc này đã được dùng, nhưng từ đó không có nghĩa là nó đã được học. Trong thực tế, rất khó để hình dung ra nguyên lý như vậy có thể được tất cả người nói học một cách đồng đều như thế nào, và cũng không rõ liệu có đủ bằng chứng trong tín hiệu vật lý để chứng minh cho nguyên lý này hay không.. Do đó, kết luận hợp lý nhất có vẻ là nguyên tắc này hoàn toàn không được học vốn đúng hơn nó chỉ đơn giản là phần của thiết bị khái niệm vốn người học mang theo khi thực hiện nhiệm vụ tiếp thu ngôn ngữ. Một biện luận tương tự có thể được đưa ra với những nguyên tắc khác của ngữ pháp phổ quát.

 

Một lần nữa hãy chú ý rằng không có gì đáng ngạc nhiên trong một kết luận như vậy. Trên nguyên tắc, sẽ không có khó khăn gì trong việc thiết kế một máy tự động kết hợp những nguyên tắc ngữ pháp phổ quát và đưa chúng vào dùng để xác định xem ngôn ngữ nào có thể là ngôn ngữ vốn nó tiếp xúc. Một cách tiên nghiệm, không có lý do nào để cho rằng bản thân những nguyên tắc này là do học được hơn là giả định rằng một người học cách diễn giải những kích thích thị giác theo đường thẳng, góc, mẫu thức hay sự thay đổi trong mức độ gán trọng âm, khoảng cách, hay, về vấn đề đó, người này học cách có hai cánh tay. Đó hoàn toàn là một câu hỏi về sự kiện thực nghiệm; hiện tại, không có thông tin nào thuộc loại ngoại ngữ tổng quát có thể được dùng để hỗ trợ cho giả định rằng một nguyên tắc nào đó của ngữ pháp phổ quát là có thể được học, hay nó là bẩm sinh, hay (theo cách nào đó) cả hai. Nếu bằng chứng ngôn ngữ dường như đề nghị rằng một số nguyên tắc không được học hỏi, thì không có lý do gì để thấy kết luận này là nghịch lý hay đáng ngạc nhiên.

 

Quay lại với việc xây dựng chi tiết của những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát, có vẻ rằng thành phần ngữ âm của một ngữ pháp gồm một chuỗi của những quy luật áp dụng một cách theo chu kỳ (áp dụng nhiều lần theo thứ tự hoặc trình tự cụ thể, từng lớp một, ở mỗi mức độ cấu trúc), như vừa mô tả, để gán một biểu diễn ngữ âm cho một cấu trúc ngoài mặt. Biểu thị ngữ âm là một ma trận của những chi tiết kỹ thuật chỉ rõ những đặc điểm ngữ âm của âm thanh, chẳng hạn như phát âm, cách phát âm và trọng âm. Mặt khác, cấu trúc ngoài mặt là một biểu diễn trừu tượng sắp xếp những thành tố hình thành (hình vị hoặc từ) bằng cách dùng dấu ngoặc và gắn nhãn chúng bằng những đặc điểm phân biệt theo phân loại (ví dụ: [+Danh từ], [+Động từ]). Những bằng chứng hiện có ủng hộ những giả định này và chúng giúp giải thích nhiều hiện tượng ngữ âm kỳ lạ mà nếu không có chúng có vẻ khó hiểu. Biểu thị ngữ âm là một ma trận của những đặc điểm kỹ thuật về đặc điểm ngữ âm và cấu trúc ngoài mặt là một dấu ngoặc vuông được dán nhãn tương ứng của những từ hình thành, bản thân chúng được biểu diễn theo cách đánh dấu những đặc điểm phân biệt theo phân loại. Những bằng chứng hiện có hỗ trợ cho những giả định này; chúng cung cấp cơ sở để giải thích nhiều đặc điểm kỳ lạ của sự kiện ngữ âm.

 

Điều quan trọng cần lưu ý là không có sự cần thiết tiên nghiệm nào đối với thành phần ngữ âm của một ngữ pháp để có chỉ đúng những thuộc tính này. Những giả định này về ngữ pháp phổ quát giới hạn lớp ngôn ngữ có thể có của con người thành một tập hợp con rất đặc biệt của tập hợp những “ngôn ngữ” có thể tưởng tượng được. Những bằng chứng hiện có cho chúng ta thấy rằng những giả định này liên quan với mô hình thu nhận ngôn ngữ AM của hình 3, (trang 106 - ở trước), nghĩa là chúng tạo thành một phần của sơ đồ mà trẻ em mang đến cho vấn đề học ngôn ngữ. Việc sơ đồ này phải khá phức tạp và rất giới hạn có vẻ rất hiển nhiên. Nếu không, việc tiếp thu ngôn ngữ, trong giới hạn thời gian, khả năng thực tập giải quyết và tính biến đổi đã biết theo kinh nghiệm, sẽ là một bí ẩn, sẽ là một bí ẩn không thể vượt qua. . Những cân nhắc thuộc loại được đề cập trong phần thảo luận trước có liên quan trực tiếp đến vấn đề xác định bản chất của những cơ chế bẩm sinh này và do đó, đáng được nghiên cứu và chú ý cực kỳ cẩn thận.

 

Cấu trúc của thành phần ngữ nghĩa

 

Bây giờ chúng ta hãy xem xét thành phần diễn giải thứ hai của ngữ pháp phát sinh, hệ thống những quy luật chuyển đổi một cấu trúc sâu thành một biểu thị ngữ nghĩa thể hiện ý nghĩa nội tại của câu đang được nhắc đến. Mặc dù nhiều phương diện của việc diễn giải ngữ nghĩa vẫn còn khá mơ hồ, nhưng vẫn hoàn toàn có thể tiến hành nghiên cứu trực tiếp lý thuyết về những cấu trúc sâu và cách diễn giải chúng, cũng như một số thuộc tính nhất định của thành phần ngữ nghĩa có vẻ khá rõ ràng. Đặc biệt, như chúng ta đã ghi nhận trước đó, nhiều điều kiện thực nghiệm về diễn giải ngữ nghĩa có thể được hình thành một cách rõ ràng. Thí dụ, chúng ta biết câu 4 trên, trang 110, phải được gán ít nhất hai cách biểu thị ngữ nghĩa và một trong số đó về cơ bản phải giống với cách diễn giải được gán cho cả 9 và 10.

 

9            Being disregarded by everyone disturbed John.

10          The fact that everyone disregarded John disturbed him [36]

 

Hơn nữa, rõ ràng là cách biểu thị ngữ nghĩa của một câu tùy thuộc vào cách biểu thị những phần của nó, như trong trường hợp song song của diễn giải ngữ âm. Thí dụ, trong trường hợp của 10, rõ ràng là việc giải thích ngữ nghĩa một phần tùy thuộc vào cách giải thích ngữ nghĩa của “Everyone disregarded John”; nếu câu sau được thay thế ở câu 10 bằng “Life seemed to pass John by”, thì cách diễn giải toàn bộ sẽ bị thay đổi theo một cách cố định. Điều này rất rõ ràng và nó đề nghị rằng một nguyên tắc giống như nguyên tắc ứng dụng chu kỳ trong âm vị học nên được áp dụng trong thành phần ngữ nghĩa.

 

Một cái nhìn cẩn thận hơn một chút về vấn đề này sẽ cho thấy rằng việc giải thích ngữ nghĩa phải trừu tượng hơn đáng kể so với việc giải thích âm vị học với khái niệm “bộ phận cấu thành”. Do đó, cách giải thích “Everyone disregarded John” không chỉ làm cơ bản cho 10 nhưng còn cả 9 và 4, và theo cùng cách tương tự. Nhưng cả 4 và 9 đều không chứa “everyone disregarded John” như một phần cấu thành, cũng như 10. Nói cách khác, những cấu trúc sâu bên dưới số 9 và 10 đều phải giống hệt (hay rất giống) với một trong hai cấu trúc sâu bên dưới số 4, mặc dù có sự khác biệt lớn về cấu trúc ngoài mặt và dạng thức ngữ âm. Do đó, trong tổng quát, chúng ta không thể mong đợi cấu trúc sâu sẽ rất gần với cấu trúc ngoài mặt.

 

Trong trường hợp của một câu như 6 ( “John saw Bill”), có rất ít sự khác biệt giữa cấu trúc sâu và cấu trúc ngoài mặt. Diễn giải ngữ nghĩa sẽ không xa mục tiêu, trong trường hợp này, nếu nó khá song song với diễn giải ngữ âm. Do đó, diễn giải của “saw Bill” có thể được suy ra từ diễn giải của “saw”22 và của “Bill”, và diễn giải của 6 có thể được xác định từ diễn giải của “John” và của “saw Bill”. Để thực hiện diễn giải như vậy, chúng ta phải biết không chỉ cách đóng ngoặc của 6 thành những thành phần, mà còn phải biết những quan hệ ngữ pháp được biểu thị; nghĩa là, chúng ta phải biết rằng “Bill” là tân ngữ trực tiếp của “saw” và quan hệ chủ ngữ-vị ngữ giữ nguyên giữa “John” và “saw Bill” trong “John saw Bill”. Tương tự như vậy, trong trường hợp phức tạp hơn một chút là “John saw Bill leave”, chúng ta phải biết rằng quan hệ chủ ngữ-vị ngữ giữ nguyên giữa “John” và “saw Bill leave” và giữa “Bill” và “leave”.

 

Ghi nhận rằng ít nhất trong những trường hợp đơn giản như 6, chúng ta đã có sẵn một hệ thống phân tích và lựa chọn biểu thị những quan hệ ngữ pháp thuộc loại cần thiết cho việc diễn giải ngữ nghĩa. Giả định rằng chúng ta định nghĩa quan hệ chủ ngữ của là quan hệ giữa một cụm danh từ và một câu vốn nó là thành phần trực tiếp [37] và quan hệ vị ngữ-of là quan hệ giữa một cụm động từ và một câu vốn nó là thành phần trực tiếp. Khi đó, quan hệ chủ ngữ-vị ngữ có thể được định nghĩa là quan hệ giữa chủ ngữ của câu và vị ngữ của câu này. Do đó, trong những từ ngữ này, “John” là chủ ngữ và “saw Bill (leave)” là vị ngữ của “John đã thấy Bill (leave)” và quan hệ chủ ngữ-vị ngữ được duy trì giữa cả hai. Theo cách tương tự, chúng ta có thể định nghĩa quan hệ tân ngữ trực tiếp (theo thành phần trực tiếp của động từ và cụm danh từ trong cụm động từ) và những đối tượng khác một cách hoàn toàn phù hợp và thỏa đáng. Nhưng bây giờ quay trở lại 6, nhận xét này ngụ ý rằng dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp sẽ đóng vai trò là cấu trúc sâu (giống như dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp sẽ đóng vai trò là cấu trúc ngoài mặt); nó chỉ chứa thông tin về khu vực bầu cử và về những quan hệ ngữ pháp cần thiết cho việc giải thích ngữ nghĩa.

 

Chúng ta ghi nhận rằng trong “John saw Bill leave”, quan hệ chủ ngữ-vị ngữ được duy trì giữa “Bill” và “leave”, cũng như giữa “John” và “saw Bill left”. Nếu 6 hoặc một cái gì đó rất giống nó – ví dụ, hãy xem chú thích 22 – được coi là cấu trúc sâu, với những quan hệ ngữ pháp được định nghĩa như trước đó, thì cấu trúc sâu của “John saw Bill leave” sẽ phải giống như 11 (nhiều chi tiết bị lược bỏ):

 

11          [ S [NP John ] NP [VP [V saw ] V [S [NP Bill] NP [VP [V leave ] V ] VP ] S ] VP ] S

 

Dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp 11 thể hiện quan hệ chủ ngữ-vị ngữ giữa “John” và “saw Bill left” và giữa “Bill” và “leave”, theo yêu cầu. Chuyển sang một thí dụ phức tạp hơn một chút, mỗi câu 9 và 10 (cũng như 4 theo một cách diễn giải) sẽ phải chứa một số thứ như 12 trong cấu trúc sâu:

 

12          [S [NP eveyone ] NP [VP [ V disregard ] V [NP John ] NP ] VP ] S

 

Nếu yêu cầu này được đáp ứng, thì chúng ta sẽ có thể giải thích sự kiện là, rõ ràng, ý nghĩa của số 4 (= “what disturbed John was being disregarded by everyone”) theo cách giải thích của số 9 (= “being disregarded by everyone disturbed John”) được xác định một phần bởi sự kiện là quan hệ tân ngữ trực tiếp giữa “disregard” và “John” cũng như quan hệ chủ ngữ-vị ngữ giữa “mọi người” và “disregards John”, mặc dù sự kiện là những quan hệ này không hề tồn tại. cách được chỉ ra trong cấu trúc ngoài mặt ở phần 4 hay 9.

 

Từ nhiều những thí dụ như vậy, chúng ta đi đến khái niệm sau đây về cách thức hoạt động của thành phần ngữ nghĩa. Thành phần diễn giải này của ngữ pháp phát sinh đầy đủ áp dụng cho một cấu trúc sâu và gán cho nó một biểu thị ngữ nghĩa, được hình thành theo những khái niệm vẫn còn khá mơ hồ về ngữ nghĩa phổ quát. cấu trúc sâu là một khung được gắn nhãn của những phần tử “mang ý nghĩa” tối thiểu. Những quy luật diễn giải áp dụng theo chu kỳ, xác định cách diễn giải ngữ nghĩa của cụm từ X của cấu trúc sâu từ cách diễn giải ngữ nghĩa của những thành phần trực tiếp của X và quan hệ ngữ pháp được biểu thị trong cấu hình này của X và những bộ phận của nó.

 

Ít nhất, về phương diện bề ngoài, hai thành phần diễn giải của ngữ pháp khá giống nhau về cách chúng hoạt động và chúng áp dụng cho những đối tượng có cùng loại về cơ bản (dấu ngoặc vuông có nhãn phân loại ngữ pháp). Nhưng cấu trúc sâu của một câu, trong những trường hợp không tầm thường, sẽ hoàn toàn khác với cấu trúc ngoài mặt của nó.

 

Lưu ý rằng rằng nếu những khái niệm “cụm danh từ”, “cụm động từ”, “câu”, “động từ” có thể nhận được thuộc tính độc lập với ngôn ngữ trong ngữ pháp phổ quát, thì những quan hệ ngữ pháp được xác định ở trên (tương tự, những quan hệ khác vốn chúng ta có thể định nghĩa theo cùng một cách) cũng sẽ nhận được một thuộc tính phổ quát. Có vẻ như điều này có thể xảy ra, và một số phương pháp nghiên cứu giải quyết tổng quát nhất định với việc mô tả đặc điểm như vậy có vẻ rõ ràng (xem trang 139). Sau đó, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi liệu thành phần ngữ nghĩa của một ngữ pháp có chứa những quy luật cụ thể như quy luật 7 và 8 của thành phần âm vị của tiếng Anh hay không, hay nói cách khác, liệu những nguyên tắc diễn giải ngữ nghĩa về cơ bản có thuộc về ngữ pháp phổ quát hay không. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gác những câu hỏi này và những câu hỏi khác liên quan với thành phần ngữ nghĩa sang một bên, và chuyển sang thảo luận tiếp theo về thành phần không diễn giải của ngữ pháp – vốn chúng ta gọi là “thành phần cú pháp” của nó. Ghi nhận rằng như trong trường hợp thành phần âm vị, trong chừng mức những nguyên tắc giải thích có thể được gán cho ngữ pháp phổ quát nhưng không riêng biệt, có rất ít lý do để cho rằng chúng có thể học được hay trên nguyên tắc chúng có thể học được.

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... )


http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 



[1] a specific linguistic competence

[2] performance: hiệu năng: việc thực sự dùng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh tình thực tại, trong khi competence = năng lực nói về sự hiểu biết lý thuyết và khả năng biểu đạt tâm lý về những quy luật và cấu trúc ngôn ngữ vốn một người nói lý tưởng có được cho chính mình.

[3] an utterance = một lời nói có thể bao gồm bất kỳ điều gì được viết cũng như được nói. Trong ngôn ngữ học, “lời nói” ám chỉ bất kỳ phân đoạn ngôn ngữ nào, dù được nói hay viết, được tạo ra bởi một hành động truyền thông giao tiếp duy nhất. Đây có thể là một từ, cụm từ, câu hoặc thậm chí là một đoạn văn bản dài hơn.

[4] [Từ ngữ “ngữ pháp”thường được dùng một cách mơ hồ để chỉ cả hệ thống quy luật đã được hấp thụ vô thức và mô tả của nhà ngôn ngữ học về nó.]

[5] [Nói chính xác hơn, một loại tín hiệu nhất định là sự lập lại lẫn nhau, theo nghĩa mà chúng ta sẽ quay trở lại sau đó.]

[6] Định nghĩa của Chomsky: nhấn mạnh rằng ngữ pháp của một ngôn ngữ đại diện cho một dạng lý tưởng của kiến ​​thức ngôn ngữ, gồm những quy luật và cấu trúc kết nối âm thanh (biểu thị ngữ âm) với ý nghĩa (biểu thị ngữ nghĩa). Mô hình năng lực lý tưởng này tập trung vào sự hiểu biết hoàn hảo, lý thuyết về một ngôn ngữ, bỏ qua những yếu tố thực tế như những lỗi hoặc những ảnh hưởng bên ngoài. Về cơ bản, nó mô tả cách âm thanh và ý nghĩa được ghép nối một cách có hệ thống theo những quy luật bên trong của ngôn ngữ.

[7] performance model: mô hình hiệu năng: Cách ngôn ngữ được tạo ra và hiểu trong hành động. liên quan đến cách một người tạo ra và diễn giải câu trong những hoàn cảnh thực, liên hệ âm thanh và ý nghĩa trong tiến trình dùng ngôn ngữ thực tế. perceptual model mô hình nhận thức: Cách những tín hiệu đưa vào ngôn ngữ được tiếp nhận và tiến hành giải quyết. tập trung cụ thể vào cách chúng ta nhận thức ngôn ngữ – cách chúng ta tiếp nhận và giải quyết input của ngôn ngữ, như âm thanh, và cách chúng ta gán những cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa cho input đó. Nó mô tả những hệ thống phân tích và lựa chọn vốn chúng ta nhận ra và diễn giải âm thanh hoặc tín hiệu của ngôn ngữ.

[8] Production models: mô hình phát sinh: Những hệ thống nhận thức áp dụng những qui luật đó trong thực hành để tạo ra lời nói hoặc văn bản. Mô hình phát sinh nói về những hệ thống hoặc khuôn khổ giải thích cách mọi người tạo ra ngôn ngữ, tức là cách họ xây dựng và diễn đạt những câu trong giao tiếp thời gian thực tại. Những mô hình này mô tả những tiến trình nhận thức liên quan đến việc tạo ra lời nói, gồm lựa chọn từ, xây dựng những câu ngữ pháp và chuyển đổi chúng thành âm thanh lời nói. Không giống như những mô hình nhận thức, tập trung vào cách chúng ta nhận thức và hiểu input ngôn ngữ, những Mô hình phát sinh tiến hành giải quyết phía output – cách một người chuyển đổi suy nghĩ và ý nghĩa thành ngôn ngữ nói hoặc viết. Tóm lược – ba mô hình ở trên:

1. Mô hình nhận thức: Những mô hình này tập trung vào cách ngôn ngữ được người nghe nhận thức và hiểu. Chúng giải thích những hệ thống phân tích và lựa chọn để diễn giải input nói hoặc viết.

2. Mô hình hiệu năng: Những mô hình này tập trung vào kiến ​​thức nội tại về ngữ pháp của ngôn ngữ, gồm những qui luật và cấu trúc. Chúng mô tả hệ thống trừu tượng chi phối những quan hệ âm thanh-ý nghĩa.

3. Mô hình phát sinh: Những mô hình này nhấn mạnh cách ngôn ngữ được tạo ra theo thời gian thực, cho dù thông qua nói hay viết. Chúng giải thích những tiến trình liên quan đến việc xây dựng và diễn đạt câu bằng ngữ pháp cơ bản.

Tóm lại, những mô hình nhận thức liên quan đến việc hiểu ngôn ngữ, những mô hình hiệu năng giải quyết kiến ​​thức về ngữ pháp và những Mô hình phát sinh tập trung vào việc tạo ra ngôn ngữ.

[9] “Ngữ pháp G”đề cập đến tập hợp những quy luật và tiến trình nội tại mà một người vô thức tuân theo để hiểu và tạo ra ngôn ngữ. Nó xác định cách âm thanh (biểu thị ngữ âm) được kết nối với ý nghĩa (diễn giải ngữ nghĩa) và chi phối cấu trúc của ngôn ngữ. Trong nội dung này, G đại diện cho hệ thống ngữ pháp trừu tượng tổ chức cách âm thanh và ý nghĩa liên quan, độc lập với những yếu tố bên ngoài như trí nhớ hoặc hạn chế về thời gian. Nói một cách đơn giản hơn, ngữ pháp G là khuôn khổ nền tảng xác định cách những câu được cấu trúc và diễn giải trong một ngôn ngữ cụ thể. Ngữ pháp G trong nội dung này dành riêng cho một ngôn ngữ cụ thể, nhưng nó liên quan đến Ngữ pháp phổ quát (UG) trong lý thuyết của Chomsky. Ngữ pháp phổ quát (UG) đề cập đến tập hợp những nguyên tắc và cấu trúc cơ bản vốn có ở tất cả con người, tạo thành nền tảng để học bất kỳ ngôn ngữ nào. UG là khuôn khổ lý thuyết chi phối những đặc tính phổ quát của tất cả những ngôn ngữ, trong khi Ngữ pháp G là tập hợp những quy luật cụ thể cho một ngôn ngữ cụ thể mà một cá nhân đã tiếp thu, dựa trên UG.

Đoạn trên đi sâu vào những khía cạnh cơ bản của lý thuyết ngữ pháp phát sinh của Noam Chomsky. Ngữ pháp phát sinh của Chomsky tập trung vào khái niệm rằng khả năng tạo ra và hiểu ngôn ngữ của chúng ta dựa trên một tập hợp những quy luật và nguyên tắc cơ bản—được gọi là ngữ pháp G—điều chỉnh cách thức liên kết giữa âm thanh và ý nghĩa. Trong khuôn khổ của Chomsky, năng lực đề cập đến kiến ​​thức lý thuyết, lý tưởng về những quy luật ngữ pháp này mà người nói có. Điều này trái ngược với hiệu năng, tức là cách kiến ​​thức này thực sự được dùng trong những tình cảnh thực tế, chịu ảnh hưởng của những yếu tố như trí nhớ, sự chú ý và ngữ cảnh.

Đoạn trên nêu bật sự khác biệt giữa mô hình năng lực (G) và mô hình hiệu năng (PM). Mô hình năng lực liên quan đến những quy luật và cấu trúc trừu tượng của ngôn ngữ, trong khi mô hình hiệu năng tính đến những ràng buộc trong thế giới thực và thông tin bổ sung tác động đến cách ngôn ngữ thực sự được dùng và hiểu. Sự khác biệt này là nền tảng của ngữ pháp phát sinh của Chomsky, vì nó tách biệt những quy luật lý tưởng của ngôn ngữ khỏi việc sử dụng thực tế những quy luật đó trong thông tin giao tiếp hàng ngày.

[10] [Hay bằng một số tính toán đơn giản về số lượng câu và “mẫu”có thể cần thiết, để đảm bảo tính thỏa đáng về phương diện thực nghiệm, trong những tiết mục như vậy. Để biết một số nhận xét liên quan, xem G. A. Miller, E. Galanter, và K. H. Pribram, Plans and the Structure of Behavior (New York: Holt, Rinehart và Winston, 1960), trang 145 f.; G. A. Miller và N. Chomsky, “Mô hình tài chính của người dùng ngôn ngữ”, trong R. D. Luce, R. Bush, và E. Galanter, eds., Handbook of Mathematical Psychology/ Sổ tay tâm lý học toán học (New York: Wiley, 1963), Tập. II, tr. 430.]

[11] sentence frames: “khung câu” là mẫu câu hoặc khuôn mẫu có chỗ trống để chèn từ hoặc cụm từ vào nhằm phân tích ngữ pháp và ý nghĩa.

[12] [Rõ ràng, sự hiện hữu của cấu trúc tâm lý bẩm sinh không phải là một vấn đề tranh luận. Những gì chúng ta có thể đặt câu hỏi là – nó đúng là gì và nó đặc biệt với ngôn ngữ ở mức độ nào.]

[13] [Giả định này không được nêu rõ ràng ở Wilkins nhưng được phát triển trong những tác phẩm khác ở thế kỷ XVII và XVIII. Xem Cartesian Linguistics/ Ngôn ngữ học Descartes của tôi (New York: Harper & Row, 1966) để tham khảo và thảo luận. ]

[14] [Trong một ý hướng thích hợp của sự lập lại. Do đó, bất kỳ hai tín hiệu vật lý nào cũng khác biệt trong một cách nào đó, nhưng một số khác biệt không liên quan trong một ngôn ngữ cụ thể và những khác biệt khác không liên quan trong bất kỳ ngôn ngữ nào. ]

[15] [Một lý thuyết về những đặc điểm khác biệt về ngữ âm được phát triển trong R. Jakobson, G. Fant và M. Halle, Preliminaries to Speech Analysis / Sơ bộ về phân tích tiếng nói, bản in thứ 2 (Cambridge, Mass.: MIT. Press, 1963). Chúng tôi nghĩ rằng một phiên bản sửa đổi và cải tiến xuất hiện trong N. Chomsky và M. Halle, Mô hình âm thanh của tiếng Anh (New York: Harper & Row, 1968). ]

[16] [Hãy nhận xét rằng mặc dù thứ tự của những phân đoạn ngữ âm là một thực tế quan trọng, nhưng không có lý do gì để cho rằng sự kiện vật lý được biểu thị bằng một chuỗi ký hiệu ngữ âm cụ thể có thể được phân tích thành những phần kế tiếp nhau, mỗi phần gắn liền với một ký hiệu cụ thể.]

pinbin là thí dụ về cặp tối thiểu trong ngữ âm. Một cặp tối thiểu là một cặp từ chỉ khác nhau ở một đặc điểm riêng biệt và sự khác biệt này làm thay đổi nghĩa của những từ. Trong trường hợp này:

Sự khác biệt giữa pin và bin nằm ở cách phát âm: (a) Âm đầu trong pin ([p]) là vô thanh (được tạo ra mà không làm rung dây thanh quản). (b) Âm đầu trong bin ([b]) là hữu thanh (được tạo ra bằng cách rung dây thanh quản). Điều này khiến pinbin trở thành thí dụ về một cặp tối thiểu minh họa cho chiều hướng ngữ âm của cách phát âm.

[17] [Xem J. Katz, The Philosophy of Language /Triết học ngôn ngữ (New York: Harper & Row, 1965), để ôn lại một số tác phẩm gần đây. Để có một góc nhìn khác, xem U. Weinreich, “Khám phá lý thuyết ngữ nghĩa”, trong TA Sebeok, chủ biên, Current Trends in Linguistics, / Những khuynh hướng hiện tại trong ngôn ngữ học, Tập. III của Linguistic Theory/ Lý thuyết ngôn ngữ học (The Hague: Mouton, 1966); và để có những nhận xét về vấn đề này cũng như sự phát triển sâu rộng hơn của đề tài, xem J. Katz, Semantic Theory (New York: Harper & Row, Nhà xuất bản, 1972). Ngoài ra, gần đây đã có khá nhiều nghiên cứu về ngữ nghĩa mô tả, một số trong đó mang tính gợi ý với những vấn đề được thảo luận ở đây.. 11 Xem Chomsky, Descartes Linguistics, để thảo luận.

[18] [Để thảo luận về khái niệm này, xem J. Katz, “Lý thuyết ngữ nghĩa và ý nghĩa của ‘Tốt’”, Journal of Philosophy/ Tạp chí Triết học, Tập. 61, số 23, 1964]

[19] “this is a good knife for digging with”, “this is a good knife” , “this knife cuts well”

[20] What disturbed John was our being disregarded by everyone

[21] [Xem Chomsky, Descartes Linguistics, cho thảo luận]

[22] [Xem tr. 91. Trong tổng quát, có thể nói rằng một tập hợp của những quy luật vốn định nghĩa bằng lập lại cùng quy luật với những kết quả trước cho một tập hợp vô hạn những đối tượng có thể được cho là tạo ra tập hợp này này. Do đó, có thể nói rằng một tập hợp những tiên đề và quy luật suy luận về số học sẽ tạo ra một tập hợp những chứng minh và một tập hợp những định lý về số học (những dòng cuối cùng của những chứng minh). Tương tự, một ngữ pháp (phát sinh) có thể được cho là tạo ra một tập hợp những mô tả cấu trúc, lý tưởng nhất là mỗi mô tả đó kết hợp một cấu trúc sâu, một cấu trúc ngoài mặt, một diễn giải ngữ nghĩa (của cấu trúc sâu) và một diễn giải ngữ âm (của cấu trúc ngoài mặt).]

[23] inflectional paradigms: những từ thay đổi hình thức của chúng để thể hiện những đặc điểm ngữ pháp khác nhau, như thì, trạng thái, thể, ngôi, số, giới tính,...

[24] [Phân tích được trình bày ở đây nhằm mục đích trình bày sẽ phải được làm cho tốt hơn để bảo đảm tính thỏa đáng về phương diện thực nghiệm.]

[25] single-column matrix

[26] [Ghi nhận rằng mỗi hai công thức liên tiếp được phân tách bằng một điểm nối, điều này là cần thiết nếu việc biểu thị số 5 dưới dạng một ma trận duy nhất nhằm bảo toàn cấu trúc công thức. Với mục đích hiện tại, chúng ta có thể coi mỗi phân đoạn của một dạng thức là không được đánh dấu cho tất cả những đặc điểm liên kết và mỗi điểm nối là không được đánh dấu cho mỗi đặc điểm hình thành.]

[27] diacritic

[28] [Lý do cho phân tích này vượt ra ngoài phạm vi của thảo luận này. Để biết thêm chi tiết, xem Chomsky và Halle, Sound Pattern of English.

[29] Theo nghĩa hiển nhiên. Vì vậy [A. . . [B. . .] B . . . [C . . .] C . . .] thí dụ: a sẽ là dấu ngoặc vuông thích hợp của chuỗi . . . xét về những dấu ngoặc vuông có nhãn chỉ định phạm trù ngữ pháp [a ,] a , [b ,] b , [c ,] c , nhưng cả hai điều sau đây đều không phải là dấu ngoặc vuông thích hợp:

[ A . . . [B. . .] A ; [A. . . [B. . .] A . . .] B]

[30] stress assignment : luật “đánh dấu nhấn” trọng âm: Sự nhấn mạnh được đặt vào một âm tiết cụ thể trong một từ (ví dụ, trong “record”, trọng âm nằm ở âm tiết đầu tiên ở dạng danh từ: RE-cord, nhưng ở âm tiết thứ hai ở dạng động từ: re-CORD).

[31] Trong khi những biểu thị ngữ âm (dạng nói thực tế) của tiếng Anh yêu cầu năm hoặc sáu cấp độ hoặc mức độ nhấn khác nhau (ví dụ: nhấn chính, nhấn phụ, âm tiết không nhấn, v.v.), thì cấu trúc ngoài mặt (dạng cơ bản trước khi áp dụng những quy luật ngữ âm) không đánh dấu rõ ràng trọng âm trên những âm tiết. Nói đơn giản hơn: Biểu thị ngữ âm có sự phân biệt rõ ràng về trọng âm mà chúng ta nghe thấy trong ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, trong cấu trúc ngoài mặt (một biểu thị trừu tượng hơn của một câu hoặc từ), trọng âm không được đánh dấu hoặc chỉ định một cách cố hữu. Những mẫu trọng âm được xác định sau đó bởi những quy luật ngữ âm trong quá trình chuyển đổi cấu trúc ngoài mặt thành biểu thị ngữ âm. Ví dụ: Trong từ “banana”, chúng ta nghe thấy trọng âm ở âm tiết thứ hai (ba-NA-na). Trọng âm này là một phần của biểu thị ngữ âm, nhưng trong cấu trúc ngoài mặt, trọng âm có thể không được chỉ ra nó “không được đánh dấu” và những quy luật chỉ định trọng âm sẽ xác định dáu nhấn nằm ở đâu.

[32] [Những điều này được đơn giản hóa nhằm mục đích giải thích. Xem Chomsky và Halle, Sound Pattern of English, cho một giải thích chính xác hơn. Chú ý rằng trong phần trình bày này, Chúng ta đang dùng từ ngữ “áp dụng”một cách mơ hồ, theo nghĩa “có sẵn để áp dụng”và cũng theo nghĩa “thực sự sửa đổi trình tự đang được xem xét”.]

[33] [Ở giai đoạn này, từ “eraser”có hai âm tiết.]

[34] [Như trước đây, chúng ta đề cập đến “kiến thức ngầm” hoặc “kiến thức tiềm ẩn”, có lẽ có thể được đưa vào ý thức với sự chú ý thích đáng nhưng chắc chắn không được trình bày với “trực giác không hướng dẫn”.]

[35] [Và những phương diện khác. Trong thực tế, biện luận này tổng quát hơn nhiều. Cần phải nhớ rằng khả năng nhận biết lời nói thường bị suy giảm ở mức tối thiểu, hay hoàn toàn không bị suy giảm, ngay cả do tín hiệu bị biến dạng đáng kể, một sự kiện khó có thể dung hòa với quan điểm cho rằng phân tích ngữ âm một cách chi tiết là điều kiện tiên quyết để phân tích cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa.]

[36] [Số sau lại mơ hồ theo một cách hoàn toàn khác với số 4, tùy thuộc vào việc ám chỉ “người này”. Trong suốt tiến trình, Chúng ta sẽ cho rằng nó nhắc đến John.]

[37] [Cụm từ X là thành phần trực tiếp của cụm từ Y chứa X nếu không có cụm từ Z nào chứa X và được chứa trong Y. Như vậy, cụm danh từ “John”là thành phần trực tiếp của câu “John saw Bill”[ được phân tích như trong 6], nhưng cụm danh từ “Bill”thì không, được chứa trong cụm từ xen vào “saw Bill”. “John đã thấy”không phải là thành phần trực tiếp của câu, vì nó không phải là một cụm từ; “John”không phải là thành phần trực tiếp của “John saw”, vì từ sau không phải là một cụm từ. Ghi nhận rằng những định nghĩa được nêu lên ở đây cho những chức năng và quan hệ ngữ pháp chỉ có ý nghĩa khi bị giới hạn ở những cấu trúc sâu trong tổng quát.]