(Language
and Mind)
Noam
Chomsky
Ngữ học và
Triết học
Những phương
pháp và những quan tâm của những nhà ngữ học và triết gia giống nhau trong rất
nhiều phương diện đến mức tôi tin rằng sẽ là thiếu khôn ngoan nếu đòi nhấn mạnh
trên sự tách biệt rạch ròi giữa những ngành học này, hoặc để một trong hai giữ
thái độ phớt lờ hẹp hòi với những hiểu biết đã đạt được ở ngành kia. Có thể
trích dẫn một số thí dụ để minh họa khả năng của trao đổi có thành quả giữa hai
ngành. Zeno Vendler, trong quyển sách gần đây, Linguistics and Philosophy /
ngữ học và Triết học, còn đi xa hơn khi chủ trương rằng “khoa học của ngôn
ngữ học cấu trúc” [1] đem “một kỹ thuật mới” cho triết học phân tích, một kỹ thuật “không gì
khác hơn là sự tiếp tục tự nhiên của dòng phát triển vốn được định hình bởi
những triết gia về ngôn ngữ thông thường đến J. L. Austin”. [2]Vì những lý do tôi sẽ quay lại sau, tôi có một chút hoài nghi về sự đóng
góp vốn ngữ học có thể đem cho triết học theo những đường lối vốn ông phác họa,
nhưng tôi nghĩ ông đã cho thấy rằng một số những khái niệm nhất định của ngữ
học có thể được dùng một cách hiệu quả trong nghiên cứu những vấn đề vốn đã nổi
lên trong triết học phân tích.
Ngược lại,
khi sự chú ý của những nhà ngữ học bắt đầu quay sang những vấn đề về ý nghĩa và
cách dùng, chắc chắn họ có thể học được nhiều từ truyền thống nghiên cứu triết
học lâu đời về những vấn đề loại như vậy, mặc dù ở đây, tôi tin rằng, cần phải
giữ thận trọng hoài nghi một chút.
Để tạo điều
kiện thuận lợi cho thảo luận đề tài này và những đề tài khác, tôi xin trình bày
một minh họa nhỏ về một vấn đề vốn ở vị trí tiên phong của nghiên cứu ngày nay.
Trong nghiên cứu mô tả của bất kỳ ngôn ngữ nào, một vấn đề trung tâm là hình
thành một tập hợp gồm những quy luật tạo ra những gì vốn chúng ta có thể gọi là
“cấu trúc ngoài mặt” của những lời nói-viết . Dùng từ ngữ “cấu trúc ngoài mặt”,
tôi muốn nói đến việc phân tích một lời nói-viết vào thành một hệ thống thứ bậc
của những cụm từ, mỗi cụm thuộc về một hạng loại cụ thể. Hệ thống thứ bậc này
có thể được trình bày như một dấu ngoặc vuông có gán nhãn của những lời
nói-viết , theo một nghĩa hiển nhiên. Thí dụ, hãy xét hai câu sau:
1 John is
certain that Bill will leave / John thì chắc chắn rằng Bill sẽ rời đi.
2 John is
certain to leave / John thì
chắc chắn rời đi.
Những cấu
trúc ngoài mặt của những lời nói-viết này có thể được biểu thị, một cách tự
nhiên, bằng dấu ngoặc vuông đơn có nhãn sau: [3]
1’ [S [NP John ] [VP is
[AP certain
[S that [ NP Bill ] VP will leave ]]]]]
2’ [S [NP John ] [VP is [AP
certain ] [VP to leave ]]]
Cặp dấu
ngoặc vuông bao quanh những cụm từ; nhãn được gán cho một cặp dấu ngoặc vuông
chỉ định hạng loại của cụm từ được bao quanh. Như vậy ở câu 1 “certain that
Bill will leave/chắc chắn Bill sẽ ra đi” là một cụm từ của hạng loại cụm Tính từ;
ở cả câu 1 và câu 2, “John” là một cụm từ thuộc hạng loại cụm danh từ; “will
leave” là cụm động từ ở số 1; và cả 1 và 2 đều là cụm từ thuộc hạng loại Câu.
Người ta có
thể đặt câu hỏi về chi tiết của những phân tích cụ thể này, nhưng không có
nhiều nghi ngờ rằng ở một mức độ mô tả nào đó, những phân tích này hoặc những
biểu thị rất giống chúng, tạo nên một phương diện quan trọng của cấu trúc của
những câu 1 và 2, và nói tổng quát hơn, rằng mọi câu của ngôn ngữ đều có một
cấu trúc ngoài mặt gần giống như vậy. Thí dụ, có bằng chứng mạnh mẽ rằng hình
thức ngữ âm được nhận thức của lời nói-viết được xác định, bởi những quy tắc
ngữ âm có tính tổng quát đáng kể, từ những biểu thị về cơ bản thuộc loại này.
Với điều
này, nhà ngữ học nghiên cứu tiếng Anh sẽ cố gắng để hình thành một tập hợp gồm
những quy luật vốn phát sinh một số vô hạn của những cấu trúc ngoài mặt, một
cấu trúc cho mỗi câu tiếng Anh. Tương ứng, lý thuyết ngôn ngữ sẽ quan tâm đến
vấn đề làm thế nào những cấu trúc như vậy được tạo ra trong bất kỳ ngôn ngữ nào
của con người và sẽ cố gắng hình thành những nguyên tắc tổng quát chi phối
những hệ thống quy luật biểu thị những sự kiện của một ngôn ngữ này hay ngôn
ngữ khác.
Với những
bằng chứng hiện có cho chúng ta ngày nay, với tôi, có vẻ hợp lý để nêu lên rằng
trong mọi cấu trúc ngoài mặt của ngôn ngữ con người đều được tạo ra từ những
cấu trúc thuộc một loại trừu tượng hơn, vốn tôi sẽ gọi chúng như những “cấu
trúc sâu”, bởi những hoạt động chính thức nhất định thuộc một loại rất đặc biệt
thường được gọi là những “biến đổi ngữ pháp”. Mỗi biến đổi là một ánh xạ của
những (khung của) dấu ngoặc vuông có nhãn hạng loại ngữ pháp lên những (khung
của) dấu ngoặc vuông có nhãn hạng loại ngữ pháp. Bản thân những cấu trúc sâu
được dán nhãn trong dấu ngoặc vuông đơn. Lớp cấu trúc sâu vô hạn được chỉ định
bởi một bộ “quy luật cơ bản”. Những phép biến đổi được áp dụng tuần tự vào
những cấu trúc sâu theo cuối cùng sẽ tạo ra những cấu trúc ngoài mặt của những
câu trong ngôn ngữ. Do đó, một tập hợp những quy luật cơ bản xác định một lớp
vô hạn gồm những cấu trúc sâu và một tập hợp những phép biến đổi ngữ pháp có
thể dùng để tạo ra những cấu trúc ngoài mặt. [4]
Để minh họa,
hãy xem xét lại câu 1 và 2. Những cấu trúc sâu bên dưới có thể được biểu thị sơ
bộ ở dạng 1, 2:
1’’ giống như 1’
2’’ [S [NP [ S [NP John ] [VP
to leave ]]] [ VP is [AP certain ]]]
Chúng ta có
thể nghĩ về những cấu trúc sâu này như thể hiện sự kiện rằng trong câu 1, chúng
ta khẳng định về John rằng ông/người này thì chắc chắn rằng Bill sẽ rời đi,
trong khi ở câu 2, khá giống với 1 về cấu trúc ngoài mặt, chúng ta khẳng định
mệnh đề rằng John rời đi , rằng đó là chắc chắn, theo một nghĩa rất khác của “chắc
chắn”. Không có khó khăn gì trong việc xác định những khái niệm Chủ ngữ và Vị
ngữ, về phương diện cấu hình trong những cấu trúc sâu để chúng thể hiện được ý
nghĩa dự kiến. Những phép biến đổi cú pháp dẫn xuất 2’ từ 2’’ gồm phép biến đổi
cú pháp “suy rộng”, từ một cấu trúc rất giống 2’’ sẽ tạo ra cấu trúc 3, và phép
biến đổi cú pháp “thay thế nó” dẫn xuất 2’ từ một cấu trúc gần giống hệt 3,
nhưng có “đến” thay cho “will” và “that” đã bị xóa:
3 [S [NP it ] [ VP is [AP
certain ]
[S that [ NP John ] [ VP will leave ]]]]
Đặt những
chi tiết qua bên, lý thuyết của “ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh” chủ trương rằng
tất cả những cấu trúc ngoài mặt được hình thành bằng áp dụng những phép biến
đổi như vậy – mỗi biến đổi ánh xạ những dấu ngoặc vuông được gắn nhãn lên những
dấu ngoặc vuông được gắn nhãn – từ những cấu trúc sâu thường khá trừu tượng.
Câu 1 và 2 giống nhau về cấu trúc ngoài mặt nhưng rất khác nhau về cấu trúc
sâu; câu 2 và 3 rất giống nhau về cấu trúc sâu nhưng lại khá khác nhau về cấu
trúc ngoài mặt. Những cấu trúc sâu của ngôn ngữ khá giới hạn về tính đa dạng và
dường như có những điều kiện phổ quát giới hạn mạnh mẽ loại quy luật có thể có
được.
Bây giờ hãy
xem xét vấn đề giải thích ngữ nghĩa. Rõ ràng từ những thí dụ khá điển hình này
là những cấu trúc ngoài mặt đem cho rất ít dấu hiệu về việc diễn giải ngữ
nghĩa, trong khi những cấu trúc sâu lại khá tiết lộ về phương diện này. Theo
đuổi dòng lý luận này, người ta có thể đưa ra một trình bày chi tiết hơn về lý
thuyết vừa nêu, trong những từ ngữ sau. Chúng ta hãy giả định rằng có một hệ
thống của “ngữ nghĩa phổ quát” vốn chỉ định lớp của những biểu thị ngữ nghĩa có
thể có cho một ngôn ngữ tự nhiên theo cách vốn ngữ âm học phổ quát chỉ định lớp
biểu thị ngữ âm có thể có, bằng chỉ định một lớp của những đặc điểm riêng biệt
và những điều kiện nhất định trên sự kết hợp của chúng. Hãy nhận thấy rằng sẽ
hoàn toàn hợp lý khi nghiên cứu ngữ nghĩa học phổ quát ngay cả khi không có bất
kỳ ý tưởng rõ ràng nào về những yếu tố cấu thành của nó, giống như người ta có thể
lấy ra những kết luận khá thuyết phục về ngữ âm học phổ quát từ việc xem xét sự
tăng trưởng chậm của số lượng những câu riêng biệt với độ dài tăng dần, hiện
tượng vần điệu và sự đồng âm, sự thiếu trôi chậm qua “không gian” của những câu
dưới những chuỗi lặp lại, v.v., ngay cả không có bất kỳ khái niệm nào về những
đặc điểm khác biệt của hệ thống này có thể là gì. Trong mọi trường hợp, nếu vẫn
cho rằng đây là một phương pháp nghiên cứu giải quyết hợp lý, người ta có thể
nêu lên rằng một ngôn ngữ chứa những quy luật liên kết những cấu trúc sâu với
những biểu thị lấy ra từ ngữ nghĩa phổ quát, vì nó chứa những quy luật âm vị
học liên quan với những cấu trúc ngoài mặt với những biểu thị lấy ra từ ngữ âm
học phổ quát.
Tại điểm này, trong sự phát triển một lý thuyết như vậy, tốt nhất nhà ngữ học nên
chuyển sang làm việc trong triết học phân tích, đặc biệt với nhiều những nghiên
cứu về tính mờ đục trong tham chiếu [5]. Một giả định thực nghiệm thiết yếu trong phần trình bày trước là cấu
trúc ngoài mặt không thể đóng góp vào ý nghĩa; bất kể sự đóng góp nào của biểu
thức P với ý nghĩa của câu XPY đều phải được xác định bởi cấu trúc sâu bên dưới
P. Việc khảo sát về độ mờ viện dẫn đã đưa ra một số lượng lớn những thí dụ minh
họa việc thay thế một biểu thức bằng một biểu thức khác làm thay đổi ý nghĩa
như thế nào, ngay cả khi biểu thức P đóng góp vào ý nghĩa của câu. liên hệ ngữ
nghĩa giữa hai điều này rất chặt chẽ. Phương pháp nghiên cứu giải quyết vừa
được phác thảo sẽ phải bảo đảm rằng trong mỗi trường hợp như vậy có một sự khác
biệt tương ứng trong cấu trúc sâu vốn sự khác biệt về ý nghĩa có thể được quy
cho sự khác biệt đó. Không theo đuổi vấn đề, tôi chỉ ghi nhận rằng bản chất của
những thí dụ này khiến cho phương pháp nghiên cứu giải quyết như vậy khó có thể
thành công; nhưng, trong mọi trường hợp, việc nghiên cứu phương diện này của lý thuyết ngôn
ngữ chắc chắn phải tính đến khối lượng bằng chứng đã được tích lũy trong tiến
trình nghiên cứu triết học.
Tôi đã nhắc
về khả năng rằng những hiểu biết sâu xa đã phát triển trong tiến trình của phân
tích triết học có thể liên quan với sự nghiên cứu của một phần trung tâm của lý
thuyết ngữ học, và những khái niệm của ngữ học có thể có ích cho những triết
gia trong công trình của họ. Tuy nhiên, với tôi, có vẻ rằng người ta không nên
kỳ vọng quá nhiều vào một trao đổi thuộc loại giống thế này vì một số những lý
do. Trong những trường hợp tôi vừa nhắc, những gì đã nêu lên là những sản
phẩm-phụ ngẫu nhiên của nghiên cứu trong một lĩnh vực sẽ được dùng vào những quan tâm trung tâm của một lĩnh vực
khác. Thêm nữa, có một sự kiện là không lĩnh vực nào dùng những kỹ thuật nghiên
cứu có một tính chất phức tạp hay chuyên biệt. Vì vậy, người ta mong đợi rằng
trong mỗi lĩnh vực, có thể thu thập và phân tích thông tin có liên quan trực
tiếp đến những quan tâm cụ thể của lĩnh vực đó.. Do đó, sẽ là một gì của một sự
ngẫu nhiên khi một lĩnh vực có thể xây dựng trực tiếp trên những kết quả của
lĩnh vực kia.
Vì những lý
do này, tôi nghĩ rằng Vendler có thể đã kỳ vọng quá nhiều vào phương pháp ông
nêu lên, cụ thể là “một kêu gọi đến những kết quả và kết luận rút ra từ ngôn
ngữ học cấu trúc”. Tôi tin rằng ngữ học thời nay có những thành tựu thực sự
đáng ghi nhận, và một số trong số đó thực sự có liên quan với những câu hỏi
triết học. Nhưng điều cần nhớ là những thành tựu này nhờ vào khoa học thời nay
và ít nhờ vào kỹ thuật thời nay. Việc thu thập dữ liệu thì không không tuân
theo phương pháp nghiêm ngặt với kế hoạch chi tiết; rất ít khi dùng những
phương pháp thử nghiệm (ngoài ngữ âm) hay những kỹ thuật phức tạp để thu thập
và phân tích dữ liệu thuộc loại có thể dễ dàng nghĩ ra và được dùng rộng rãi
trong tâm lý học về hành vi. Với tôi, những biện luận hỗ trợ thủ tục không
chính thức này có vẻ khá thuyết phục; về cơ bản, họ nhận ra rằng với những vấn
đề lý thuyết có vẻ quan trọng nhất hiện nay, không khó chút nào để có được khối
lượng lớn dữ liệu quan trọng vốn không cần dùng những kỹ thuật đó. Do đó, công
trình ngôn ngữ học, theo tôi là tốt nhất, thiếu nhiều đặc điểm của khoa học
hành vi. Cũng không rõ ràng rằng sự phát triển của những lý thuyết giải thích
trong ngữ học xứng đáng được vinh dự gọi là “khoa học”. Tôi nghĩ rằng những xây
dựng trí tuệ này không tầm thường và thường mang tính soi sáng. Tuy nhiên,
ngoài một số hiểu biết sâu xa nhất định nhờ vào lôgích và toán học hiện đại,
không có lý do gì khiến chúng đã không thể được phát triển sớm hơn từ nhiều năm
trước. Trong thực tế, nếu không có ảnh hưởng mạnh mẽ của một số giả định duy
nghiệm vốn tôi sẽ thảo luận ngay sau đây, tôi ngờ rằng chúng đã được phát triển
từ lâu trước đây và nhiều điều hiện được coi là mới và lôi cuốn đáng chú ý
trong ngôn ngữ học ngày nay sẽ được bất kỳ người có học thức nào chấp nhận như
hiển nhiên.
Có nhiều câu
hỏi về ngôn ngữ một triết gia có thể hỏi, nhưng ngữ học không đem cho trả lời
và cũng không có hy vọng thực tế nào cho một trả lời. Thí dụ, một triết gia
quan tâm với những vấn đề của tri thức, hay quan hệ nhân quả (lấy thí dụ của
Vendler), có thể sẽ quan tâm đến việc nghiên cứu chi tiết những thuộc tính của
những từ “know / biết” và “cause / nguyên nhân”. Vì ngữ học không không cung cấp bất kỳ hiểu biết đặc
biệt hay đường lối nghên cưu giải quyết ưu tiên vào dữ liệu của loại này, nên
sẽ chỉ là một sự tình cờ may mắn nếu sự quen thuộc với ngữ học tỏ ra giúp ích
đáng kể trong sự khảo sát này. Một dạng thức ngôn ngữ không có quan trọng với
ngữ học vì lợi ích nội tại của khái niệm hay mệnh đề vốn nó thể hiện (nếu có),
nhưng vì bằng chứng nó đem cho liên quan với một số giả định về bản chất ngôn
ngữ. Thế nân, việc phân tích những câu 1, 2 và 3 đã được ngữ học quan tâm vì nó
làm sáng tỏ bản chất của những cấu trúc sâu và ngoài mặt cũng như những biến
đổi ngữ pháp liên kết chúng. Những dữ liệu như vậy đều là quan trọng với ngữ
học vì chúng có thể được giải thích dựa trên cơ bản một số giả định đáng chú ý
về tổ chức của ngữ pháp và không nhất quán với những giả định khác. Bản thân
những sự kiện này không đáng quan tâm hơn việc một số dấu hiệu xuất hiện trên
một tấm ảnh chụp ở đáy một hầm mỏ ở Nam Phi Điều sau rất quan trọng đối với lý
thuyết hạt cơ bản [6] vì những lý do tương tự là những sự kiện liên quan với những câu 1–3
đều quan trọng cho lý thuyết của ngôn ngữ. Những nhận xét tương tự có thể được
đưa ra về khả năng rằng những kết luận của những triết gia hay dữ liệu họ tích
lũy sẽ quan trọng cho ngữ học.
Để làm cho
vấn đề cụ thể hơn, hãy xem lại những thí dụ 1–3. Có thể hình dung rằng những
câu như vậy và những câu tương tự khác có thể gây chú ý cho một triết gia quan
tâm đến những khái niệm khác nhau về sự chắc chắn. Hiện tại, những thí dụ này
được những nhà ngữ học quan tâm vì những lý do hoàn toàn khác nhau. Vì vậy,
điều thích thú là có một biểu thức cụm danh từ tương ứng với 1, nhưng không có
biểu thức cụm danh từ nào tương ứng với 2; 4 là dạng cụm danh từ của 1, nhưng
chúng ta không thể tạo thành 5, tương ứng với 2:
4 John’s
certainty that Bill would leave / John chắc chắn rằng Bill sẽ rời đi
5 John’s
certainty to leave / John chắc
chắn sẽ ra đi
Sự khác biệt
thì tổng quát hơn; do đó hãy xem những câu 6 và 7:
6 John is
eager to leave / John háo hức
rời đi.
7 John is
easy to leave./ John rất
dễ rời đi.
Tương ứng
với 6 ta có cụm danh từ 8; nhưng chúng ta không thể tạo thành 9 tương ứng với
7:
8 John’s
eagerness to leave
9 John’s
easiness to leave
Chú ý rằng
câu 6 giống câu 1 ở chỗ cấu trúc sâu thì rất gần với cấu trúc ngoài mặt; trong
khi 7 giống 2 ở chỗ cấu trúc sâu rất khác với cấu trúc ngoài mặt. Trong thực
tế, cấu trúc ngoài mặt của 7 sẽ được hình thành bằng những phép biến đổi cú
pháp giống như những biến đổi cú pháp vốn tạo thành 2 từ 2 và 3, bằng một suy
ra gần đúng dạng câu 10:
10
a.
[ S for one to leave John] S is easy (tương tự như 2)
b.
it is easy [ S for one to leave John] S S (tương tự 3)
c.
John is easy to leave (=7, tương tự 2).
Khái quát
hóa được thí dụ bằng 1, 2, 4–9 là một cụm danh từ có thể được hình thành tương
ứng với một cấu trúc cơ bản nhưng không với một cấu trúc ngoài mặt. Do đó,
chúng ta có 4 tương ứng với 1, và 8 tương ứng với 6 (đúng hơn với cấu trúc sâu
nằm dưới 6, như 1 nằm dưới 1, nhưng không có biểu thức cụm danh từ nào như 5 và
9, tương ứng với cấu trúc ngoài mặt 2 và 7. Nhận xét tổng quát này có thể là
được minh họa bằng nhiều thí dụ khác. Đáng chú ý vì sự hỗ trợ nó đem cho giả
định rằng những cấu trúc sâu trừu tượng thuộc loại đã minh họa đóng một vai trò
trong việc hình dung của những câu trong đầu. Chúng ta thấy rằng khi chúng ta
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh trên cơ bản của những giả định và liên quan này,
chúng ta có thể mô tả đặc điểm khá dễ dàng lớp của những câu tương ứng với
những cụm danh từ thuộc loại đang thảo luận. Không có cách tự nhiên nào để định
rõ đặc điểm lớp này nhìn theo cấu trúc ngoài mặt, vì như chúng ta đã thấy,
những câu đó rất giống về cấu trúc ngoài mặt, hoạt động hoàn toàn khác nhìn
theo những tiến trình chính thức [7] gồm trong việc xây dựng những biểu thức cụm danh từ. [8] Chúng ta có thể tiếp tục cố gắng giải thích những sự kiện này ở mức độ
sâu hơn bằng hình thành một nguyên tắc ngữ pháp phổ quát vốn từ đó nó tuân
theo. những cụm danh từ được nhắc đến sẽ chỉ tương ứng với những cấu trúc sâu.
Tóm lại,
những thí dụ được nhắc đến rất quan trọng cho sự nghiên cứu của ngôn ngữ vì
chúng đem cho bằng chứng hỗ trợ cho một lý thuyết cụ thể về cấu trúc ngôn ngữ,
không vì sự kiện là những khái niệm khác nhau về tính chắc chắn được quan tâm
theo đúng nghĩa của chúng. Triết gia quan tâm về tính chắc chắn sẽ học được rất
ít từ một lớp gồm những dữ liệu rất được quan tâm cho sự nghiên cứu của ngôn
ngữ.
Ngoài việc từ ngẫu nhiên hay những vấn đề của kinh nghiệm, đào tạo hay
sở thích cá nhân, ngữ học sẽ chỉ liên quan với triết học trong chừng mức những
kết luận của nó về bản chất của ngôn ngữ liên quan với những câu hỏi được triết
gia quan tâm . Người ta không thể dự đoán điều này sẽ đúng đến mức nào trong
tương lai; chẳng hạn, có thể
hóa ra nghiên cứu ngôn ngữ về cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp trong tương lai sẽ
cung cấp cơ sở vững chắc cho một số loại nghiên cứu triết học nhất định – chẳng
hạn, người ta nghĩ về liên quan nằm chìm bên dưới của việc hạng loại động từ có
hệ thống sẽ có giá trị cho nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên, hiện tại, đây là hy vọng
cho tương lai hơn là thực tế hiện tại. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có thể đưa ra
một trường hợp là một số kết luận có cơ bản nhất định về bản chất của ngôn ngữ
có liên quan với những câu hỏi triết học truyền thống, nhưng theo những cách
khá khác so với những gì vừa nhắc đến. Cụ thể, tôi nghĩ rằng những kết luận này
liên quan với vấn đề về cách thức tiếp thu kiến thức và cách thức bản chất
của kiến thức của con người được xác định bởi những thuộc tính tổng quát nhất
định của não thức. Trong phần còn lại của bài viết này, tôi muốn trình bày lại
một số nêu lên nhất định về vấn đề này đã được phát triển ở nơi khác, [9] và sau đó
xem một số những vấn đề và phản đối khác nhau đã được nhiều triết gia nêu lên
liên quan với những nêu lên này. [10]
Người ta có thể áp dụng phương sách sau đây cho sự nghiên cứu của những
tiến trình nhận thức trong con người. Một người được đem cho một kích thích vật
lý vốn người này diễn giải theo một cách nhất định nào đó. Giả định người này
xây dựng một “nhận thức” nhất định đại diện cho một số kết luận nhất định của
người này (trong tổng quát là vô thức) về nguồn kích thích. Trong phạm vi có
thể mô tả đặc điểm của nhận thức này, chúng ta có thể tiến hành khảo sát tiến
trình của diễn giải. Nói cách khác, chúng ta có thể tiến hành để phát triển một
mô hình nhận thức lấy những
kích thích như những input và gán những nhận thức như những “output”, một mô
hình sẽ đáp ứng một số điều kiện thực nghiệm nhất định về việc ghép nối thực tế
của những kích thích với những diễn giải về những kích thích này. Thí dụ, người
hiểu câu 1 và 2 biết (dù người này
có nhận thức được hay không) rằng trong trường hợp câu 2 thì đó là một mệnh đề chắc chắn và trong
trường hợp câu 1 thì đó là một người chắc chắn về một gì đó , theo một nghĩa
rất khác của “chắc chắn”. Nếu chúng ta quan tâm đến việc nghiên cứu nhận thức
về ngôn ngữ – cụ thể là những tiến trình hiểu câu – chúng ta có thể bắt đầu
bằng mô tả những nhận thức theo cách làm nổi bật sự khác biệt này, như chúng ta
đã làm khi nêu lên rằng câu 1 và câu 2, được giải thích trong cách đề nghị, là
những thành phần thiết yếu của nhận thức. Sau đó, chúng ta có thể hỏi người
nghe xây dựng những nhận thức này như thế nào với những kích thích input 1 và 2.
Một mô hình nhận thức liên kết những
kích thích và nhận thức có thể hợp thành một hệ thống nhất định gồm những tin
tưởng, những phương sách nhất định
dùng trong việc diễn giải
kích thích, và những
yếu tố khác – thí dụ: cấu trúc và lưu trữ thông tin ký ức. Trong trường hợp ngôn
ngữ, từ ngữ chuyên môn cho hệ thống tin tưởng cơ bản là “ngữ pháp” hay “ngữ
pháp phát sinh”. Một ngữ pháp là một hệ thống những quy luật tạo ra một lớp vô
hạn của “những diễn giải hay cấu trúc ngôn ngữ có thể có” [11], mỗi lớp có
những phương diện ngữ âm, ngữ
nghĩa và cú pháp, lớp cấu trúc tạo nên ngôn ngữ được nhắc đến. Bản thân những
nhận thức là những cấu trúc bậc nhất; chúng ta xác định tính chất của chúng
bằng kinh nghiệm và quan sát. Ngữ pháp
làm nền tảng cho sự hình thành nhận thức là một cấu trúc bậc hai. Để nghiên cứu
nó, chúng ta phải trừu tượng tách biệt những yếu tố khác liên quan với việc
dùng và hiểu ngôn ngữ, và tập trung vào kiến thức về ngôn ngữ [12] đã được
người dùng ngôn ngữ “nhập tâm” trong cách nào đó.
Tập trung vào hệ thống này, sau đó chúng ta có thể tìm hiểu xem nó đã
thu nhận được qua những phương tiện nào và cơ bản cho sự thu nhận của nó. Nói
cách khác, chúng ta có thể cố gắng xây dựng một mô hình thứ hai, một mô hình
học tập, lấy dữ liệu nhất định làm input
và đưa ra, làm “output”, hệ thống của những tin tưởng là một phần của
cấu trúc bên trong của mô hình nhận thức. “output” trong trường hợp này
được thể hiện ở “trạng thái cuối cùng” của sinh vật đã có được hệ thống tin
tưởng này; sau đó, chúng ta hỏi – trạng thái cuối cùng này đạt được như thế
nào, qua tác động qua lại của những yếu tố bẩm sinh, những tiến trình trưởng
thành và tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. [13]
Tóm lại, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc hỏi “những gì đã được nhận
thức” và từ đó chuyển sang nghiên cứu về nhận thức. Tập trung vào vai trò của
tin tưởng (trong trường hợp của chúng ta là kiến thức về ngôn ngữ) trong nhận
thức, chúng ta có thể cố gắng mô tả đặc điểm “những gì đã được học” và chuyển
từ đó sang nghiên cứu việc học. Dĩ nhiên, người ta có thể quyết định nghiên cứu
một số đề tài khác hay tiến hành theo một cách khác. Vì vậy, phần lớn tâm lý
học thời nay đã quyết định, vì những lý do có vẻ không quan trọng, không
thuyết phục với tôi, tôi chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu về hành vi và kiểm
soát về hành vi. Tôi không muốn theo đuổi vấn đề này ở đây, nhưng tôi chỉ nói
quan điểm riêng của tôi rằng phương pháp nghiên cứu giải quyết này đã được
chứng minh là khá cằn cỗi và việc giới hạn mục đích của một người theo cách này
là không hợp lý. Người ta không thể hy vọng nghiên cứu việc học hay nhận thức
theo bất kỳ cách có ích nào bằng tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về phương
pháp luận vốn giới hạn bộ máy về khái niệm quá chật hẹp đến mức cự tuyệt khái
niệm “những gì đã được nhận thức” và khái niệm “những gì đã được học”.
Tôi nghĩ rằng người ta có thể đạt được những kết luận có giá trị khi nghiên cứu ngôn ngữ con người theo những hướng vừa nêu. Ít
nhất trong lĩnh vực cú pháp và ngữ âm, người ta có thể đưa ra một giải thích
tổng quát hợp lý về hệ thống của biểu thị cho những nhận thức trong bất kỳ ngôn
ngữ nào của con người [14]. Hơn nữa,
đã có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng những ngữ pháp phát sinh thể hiện
kiến thức về ngôn ngữ vốn là “output”
của mô hình học tập và là thành phần cơ bản của mô hình nhận thức. Tôi tin rằng
có bằng chứng rõ ràng rằng ngữ pháp phát sinh cho ngôn ngữ của con người chứa
một hệ thống những quy luật cơ bản thuộc loại rất giới hạn, một tập hợp những
biến đổi ngữ pháp ánh xạ những cấu trúc sâu được hình thành theo những quy luật
cơ bản lên những cấu trúc ngoài mặt và một tập hợp những quy luật âm vị học gán
những diễn giải ngữ âm, trong một bảng chữ cái ngữ âm phổ quát, cho những cấu
trúc ngoài mặt. Hơn nữa, cũng có bằng chứng rõ ràng rằng một số nguyên tắc có
có mức độ hạn chế cao nhất định sẽ xác định chức năng của những quy luật này,
những điều kiện sắp xếp và tổ chức một cách phức tạp và rắc rối. Có rất nhiều
tài liệu nhắc đến những vấn đề này và tôi sẽ không cố gắng xem xét nó ở đây.
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng không có tất yếu tiên nghiệm nào với việc tổ
chức một ngôn ngữ theo cách rất cụ thể được nêu lên trong những nghiên cứu này.
Do đó, nếu lý thuyết về cấu trúc ngôn ngữ này là đúng, hay gần đúng, thì sẽ nảy
sinh một số vấn đề không hề nhỏ với lý thuyết về học tập của con người. Cụ thể,
chúng ta phải hỏi làm thế nào, trên cơ bản dữ liệu giới hạn có sẵn, đứa trẻ có
thể xây dựng một ngữ pháp thuộc loại vốn chúng ta buộc phải gán cho nó, với sự
lựa chọn và sắp xếp những quy luật cụ thể cũng như với sự giới hạn. nguyên tắc
áp dụng những quy định đó. Nói cách khác, cấu trúc bên trong của một mô hình
học tập có thể đạt được thành tích này là gì? Rõ ràng, chúng ta phải cố gắng mô
tả cấu trúc bẩm sinh theo cách đáp ứng được hai loại điều kiện thực nghiệm. Đầu
tiên, chúng ta phải gán cho sinh vật, như một thuộc tính bẩm sinh, một cấu trúc
đủ phong phú để giải thích sự kiện là ngữ pháp được quy định có được trên cơ
bản những điều kiện truy cập dữ liệu nhất định; thứ hai, chúng ta không được
gán cho sinh vật một cấu trúc quá phong phú đến mức không tương hợp với sự đa
dạng đã biết của ngôn ngữ. Chúng ta không thể coi kiến thức tiếng Anh của trẻ
là tài sản bẩm sinh, bởi vì chúng ta biết rằng trẻ có thể học tiếng Nhật cũng
như tiếng Anh. chúng ta không thể gán cho người này chỉ khả năng hình thành
những liên kết hay áp dụng những thủ tục phân tích của ngôn ngữ học cấu trúc,
bởi vì (dễ dàng chỉ ra khi những nêu lên này được thực hiện chính xác) những
cấu trúc vốn chúng tạo ra không là những cấu trúc vốn chúng ta phải nhìn nhận
là ngữ pháp phát sinh. Trong những phạm vi thực nghiệm vừa nêu, chúng ta được
tự do để xây dựng những lý thuyết về cấu trúc bẩm sinh và thí nghiệm chúng dưới
dạng những hệ quả thực nghiệm của chúng. Nói như vậy là chỉ để định nghĩa vấn
đề. Những câu hỏi có thực chất chỉ nảy sinh khi một lý thuyết cụ thể được nêu
lên.
Bằng việc nghiên cứu những câu nói-viết và những mô tả cấu trúc của
chúng, những tín hiệu lời nói-viết và những nhận thức vốn chúng phát sinh, chúng
ta có thể đi đến kết luận chi tiết về ngữ pháp phát sinh vốn là một yếu tố cơ
bản trong hoạt động ngôn ngữ, trong lời nói-viết và sự hiểu biết về lời
nói-viết. Sau đó, chuyển sang mức độ trừu tượng cao hơn tiếp theo, chúng ta nêu
lên câu hỏi ngữ pháp phát sinh này được tiếp nhận như thế nào. Từ một quan điểm
hình thức, ngữ pháp được mỗi con người bình thường tiếp nhận có thể được mô tả
như một lý thuyết về ngôn ngữ của người này, một lý thuyết về một dạng thức rất
phức tạp và trừu tượng, cuối cùng xác định liên hệ giữa âm thanh và ý nghĩa
bằng tạo ra những mô tả cấu trúc. của những câu (“những diễn giải hay cấu trúc
ngôn ngữ có thể có”), mỗi câu có những phương
diện ngữ âm, ngữ nghĩa và cú pháp riêng. Từ quan điểm này, người ta có
thể mô tả sự tiếp nhận kiến thức ngôn ngữ của trẻ em như như một loại của xây
dựng về lý thuyết. Được đem cho với dữ liệu rất giới hạn, đứa trẻ xây dựng một
lý thuyết về ngôn ngữ vốn dữ liệu này là một mẫu để thử hay theo [15] (và, trong
thực tế, là một mẫu có tính suy thoái cao, theo nghĩa là phần lớn trong số đó
phải được loại trừ vì không liên quan và không chính xác – do đó đứa trẻ học
những quy luật ngữ pháp vốn đồng nhất phần lớn với những gì đứa trẻ đã nghe đã
nghe là không đúng ngữ pháp, không chính xác và không thích hợp). Kiến thức
cuối cùng của trẻ em về ngôn ngữ rõ ràng vượt xa những dữ liệu đã được đem cho
trẻ em. Nói cách khác, lý thuyết vốn trẻ em đã phát triển theo một cách nào đó
có một phạm vi dự đoán trong đó dữ liệu làm cơ bản cho nó chỉ chiếm một phần
không đáng kể. Việc dùng ngôn ngữ thông thường có đặc điểm là gồm những câu
mới, những câu không có tương đồng hay tương tự nào với những câu vốn đứa trẻ
đã có kinh nghiệm. Hơn nữa, nhiệm vụ xây dựng hệ thống này được thực hiện theo
cách rất giống nhau bởi tất cả những người học ngôn ngữ bình thường, mặc dù có
sự khác biệt lớn về kinh nghiệm và khả năng. Lý thuyết về sự học tập của con
người phải đối mặt với những sự kiện này.
Tôi nghĩ rằng những sự kiện này biểu thị một lý thuyết về sự thông minh
con người vốn có một sắc thái duy lý rõ rệt. Dùng những từ ngữ do Peirce đưa ra
trong những bài giảng của ông về “lôgích của suy luận nắm bắt”, vấn đề của lý
thuyết về học tập là phát biểu điều kiện vốn “cho một quy luật cho suy luận nắm
bắt và như thế đặt một giới hạn trên những giả thuyết có thể chấp nhận được”.
Nếu “não thức của con người có một khả năng thích ứng tự nhiên với việc tưởng
tượng ra một số loại lý thuyết đúng”, thì sự tiếp nhận kiến thức thuộc loại vốn
chúng ta đang xem xét là có thể có được. Vấn đề với nhà tâm lý học (hay nhà ngữ
học) là xây dựng những nguyên tắc đặt ra giới hạn cho những giả thuyết có thể
chấp nhận được. Tôi đã đưa ra những đề nghị chi tiết về vấn đề này ở nơi khác
và sẽ không lập lại chúng ở đây.
Nói khái quát, tôi nghĩ là hợp lý để đưa ra giả thuyết rằng những nguyên
tắc của ngữ học tổng quát liên quan với bản chất của những quy luật, tổ chức
của chúng, những nguyên tắc hoạt động của chúng, những loại biểu thị và chúng
hình thành, tất cả đều cấu thành phần của điều kiện bẩm sinh vốn “đặt một giới
hạn trên những giả thuyết có thể chấp nhận được”. Nếu đề nghị này đúng, thì
không còn lý do gì để hỏi những nguyên tắc này được học như thế nào, hơn là hỏi
một đứa trẻ học để thở như thế nào, hay, trong vấn đề đó, chúng có hai cánh tay như thế
nào. Đúng hơn, lý thuyết học tập nên cố gắng mô tả những phương sách cụ thể vốn
trẻ dùng để xác định rằng ngôn ngữ vốn trẻ đang học là một này, nhưng không là
một khác, trong số “những ngôn ngữ được chấp nhận”. Khi những nguyên tắc vừa
được nhắc đến trở nên chính xác, chúng tạo thành một giả định thực nghiệm về cơ
bản bẩm sinh cho sự tiếp nhận kiến thức, một giả định có thể được kiểm nghiệm
nhiều cách khác nhau. Cụ thể, chúng ta có thể hỏi liệu nó có nằm trong những
giới hạn được mô tả trước đó hay không: nghĩa là liệu nó có mô tả một cấu trúc
bẩm sinh đủ phong phú để giải thích cho sự tiếp nhận kiến thức hay không, nhưng
một cấu trúc không quá phong phú đến mức bị sự đa dạng của ngôn ngữ làm sai
lệch? chúng ta cũng có thể hỏi nhiều câu hỏi khác, chẳng hạn như lược đồ được
nêu lên làm cơ bản cho sự tiếp nhận kiến thức ngôn ngữ liên quan như thế nào
đến những nguyên tắc “đưa ra quy luật về suy luận nắm bắt” trong những lĩnh vực
khác của trí thức con người (hay loài vật).
Những gì tôi đề nghị là nếu chúng ta muốn xác định sự liên quan của ngữ
học với triết học, chúng ta phải khảo sát những kết luận có thể được thiết lập
liên quan với bản chất của ngôn ngữ, những đường lối trong đó dùng và hiểu ngôn
ngữ, cơ bản cho sự tiếp nhận của nó. Tôi nghĩ rằng những kết luận này có những
hệ quả quan trọng đáng chú ý cho lý thuyết tâm lý – đặc biệt, chúng hỗ trợ mạnh
mẽ một giải thích về những tiến trình tâm
lý, vốn là, một phần quen thuộc, từ giả thuyết ức đoán của những người thuyết duy lý về những vấn đề này.
Chúng hỗ trợ kết luận rằng vai trò của tổ chức nội tại là rất lớn trong sự nhận
thức và một lược đồ khởi đầu hết sức hạn hẹp sẽ xác định những gì được kể như “kinh
nghiệm ngôn ngữ” và kiến thức nào nảy sinh trên cơ bản của kinh nghiệm này. Tôi
cũng nghĩ, và đã biện luận ở nơi khác, rằng những thuyết duy nghiệm đã phổ biến
trong ngữ học, triết học và tâm lý học trong những năm gần đây, nếu được hình
thành trong một đường lối khá chính xác, có thể được sự nghiên cứu kỹ lưỡng với
phân tích chi tiết về ngôn ngữ bác bỏ. Nếu triết học là công việc của những
triết gia, thì những kết luận này có liên quan đến triết học, cả trong dạng cổ
điển và hiện đại của nó.
Đến đây, tôi muốn quay sang một số phân tích phê phán về quan điểm này
đã xuất hiện trong những tài liệu triết học gần đây, đặc biệt đến những phê
bình đã nhắc đến trong chú thích 2.
Đối với tôi, phương pháp nghiên cứu giải quyết của của Goodman với những
câu hỏi này, thứ nhất là
từ một hiểu lầm về lịch sử; thứ ha, từ một thất bại của không hình thành chính
xác bản chất của vấn đề tiếp nhận kiến thức, điều này ảnh hưởng đến phân tích
của ông. Thứ ba, từ sự thiếu quen thuộc với khối lượng nghiên cứu tạo thành cơ
sở cho những kết luận mà ông phê bình, gồm cả những kết luận đã thảo luận trước
đó.
Sự hiểu lầm về phương diện lịch sử của ông liên quan với vấn đề giữa
Locke và bất kỳ ai vốn Locke nghĩ ông đang phê bình trong thảo luận của ông về
những ý tưởng bẩm sinh. Goodman tin rằng “Locke đã làm . . . sắc bén rõ ràng”
rằng học thuyết về những ý tưởng bẩm sinh là “sai lầm hay vô nghĩa”. Tôi sẽ
không đi sâu vào vấn đề này, bởi vì là một thông thường trong học thuật lịch
sử, sự phê phán của Locke với học thuyết về những ý tưởng bẩm sinh “tấn công nó
dưới dạng thức thô thiển nhất của nó, trong đó nó không được một nhà biện hộ
nổi tiếng nào ủng hộ”. [16] Ngay cả
Lord Herbert cũng làm rõ ràng rằng những khái niệm thông thường “vẫn nằm chìm
bên dưới” khi không có sự kích thích thích hợp, rằng chúng là “những nguyên tắc
vốn nếu không có chúng ta sẽ không có kinh nghiệm gì cả” nhưng rõ ràng là chúng
sẽ không thường xuyên ở trong ý thức, ngay cả với “những người bình thường”, và
chắc chắn không dành cho những người “cứng đầu, dại dột, yếu đuối và thiếu thận
trọng”, đến những người “điên, say rượu và trẻ sơ sinh”, v.v. Và khi những ý
tưởng này được Descartes và những người khác trình bày chi tiết, người ta nhấn
mạnh nhiều lần rằng mặc dù những ý tưởng và nguyên tắc bẩm sinh quyết định bản
chất của kinh nghiệm và kiến thức có thể nảy sinh từ nó, nhưng thông thường
chúng sẽ không có trong ý thức. Vì những biện luận của Locke không nắm bắt được
bản chất “có tính quyết định” của cấu trúc bẩm sinh được những người hỗ trợ thuyết duy lý hàng đầu kiên quyết duy
trì, nên chúng cũng luôn luôn sai mục đích; có vẻ như ông phải đã nhầm lẫn
những quan điểm thực sự của Herbert, Descartes, những người thứ yếu phái
Descartes, Cudworth và những người khác.
Điều đáng ngạc nhiên là Goodman buộc tội những người “xác định những ý
tưởng bẩm sinh với những khả năng” là “ngụy biện”. Goodman thì tự do, nếu muốn,
để dùng những từ ngữ “ý tưởng” và “ý tưởng bẩm sinh” trong thuận hợp với sự
hiểu lầm của Locke về học thuyết duy lý, nhưng khó có thể buộc tội những người
khác là “ngụy biện” khi họ xem xét và phát triển học thuyết này trong một dạng
thức vốn nó được thực sự trình bày. Thật là đặc biệt ngạc nhiên khi nghe
Goodman nói về sự tất yếu của việc áp dụng từ ngữ “ý tưởng” trong “cách dùng
thông thường của nó”. Người ta khó có thể mong đợi Goodman nêu lên loại “biện
luận ngôn ngữ thông thường” này để phản lại việc dùng từ ngữ chuyên môn. Hơn
nữa, như Thomas Reid đã cho thấy, nếu chúng ta dùng “ý tưởng” trong cách ngoài
chuyên môn, thì không chỉ quan điểm của Descartes, nhưng cả quan điểm của Locke
và Hume cũng trở đưa về phi lý – một nhận xét đúng, nhưng điều đó không cho
thấy gì hơn ngoài việc sự phi lý khi nhấn mạnh rằng một từ ngữ chuyên môn phải
được hiểu theo cách “dùng bình thường” của từ ngữ không chuyên môn đồng âm của
nói viết ngôn ngữ thông thường.
Tuy nhiên, hãy để tôi chuyển sang vấn đề cốt lõi của sự tiếp nhận kiến
thức, như Goodman đã trình bày nó trong trường hợp cụ thể của sự tiếp thu ngôn
ngữ. Khá chính xác, ông phân biệt hai trường hợp: ngôn ngữ chính đầu tiên (ngôn
ngữ một người học từ thơ ấu) và sự tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Nhưng phân tích
của ông về hai trường hợp vẫn còn để lại nhiều điều đáng bàn.
Trước tiên hãy xem xét vấn đề tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Theo những gì
tôi hiểu là quan điểm của Goodman [17] sự tiếp thu
ngôn ngữ thứ hai không có vấn đề gì, vì “một khi có sẵn một ngôn ngữ và có thể
được dùng cho việc giải thích và hướng dẫn, thì những giới hạn [được một lược
đồ bẩm sinh ấn định] sẽ được vượt qua”. Cách diễn đạt vấn đề này hiểu sai tình
trạng ở hai phương diện cơ bản.
Đầu tiên, sẽ là sai lầm khi nói về lược đồ bẩm sinh vốn được đưa lên chỉ đơn
thuần đem cho những “giới hạn” cho sự tiếp thu ngôn ngữ. Đúng hơn, những gì
được đã được đưa lên là lược đồ này giúp có thể thu nhận được một hệ thống
phong phú và rất cụ thể trên cơ sở dữ liệu giới hạn. Lấy một thí dụ, vấn đề là
giải thích làm thế nào dữ liệu có sẵn cho người học ngôn ngữ (thứ nhất hay thứ
hai) đủ để thiết lập rằng những quy luật âm vị học (những quy luật gán biểu thị
ngữ âm cho những cấu trúc ngoài mặt) áp dụng theo chu kỳ, trước tiên cho những
cụm từ trong cùng của cấu trúc ngoài mặt, sau đó đến những cụm từ lớn hơn,
v.v., cho đến khi đạt đến phạm vi tối đa của những tiến trình âm vị học – trong
những trường hợp đơn giản, là câu đầy đủ –. Trong thực tế, có bằng chứng thuyết
phục cho thấy những quy luật áp dụng theo chu kỳ, nhưng bằng chứng này không
thuộc loại có thể được dùng làm cơ bản để quy nạp từ dữ liệu ngữ âm đến nguyên
tắc áp dụng theo chu kỳ, bằng bất kỳ thủ tục quy nạp nào có giá trị chung. Đặc
biệt, phần lớn bằng chứng này bắt nguồn từ việc phân tích những nhận thức, tức
là từ việc khảo sát cách thức vốn một người đã thành thạo ngôn ngữ diễn giải
những tín hiệu lời nói. Có vẻ như cách giải thích này áp đặt một cấu trúc nhất
định không được biểu thị trực tiếp trong tín hiệu lời nói, chẳng hạn như trong
việc xác định những đường viền nhấn mạnh. [18] Rõ ràng là
trẻ không thể tiếp nhận kiến thức rằng những quy luật âm vị học áp dụng theo
chu kỳ từ dữ liệu chỉ có sẵn cho trẻ. sau khi biết và vận dụng được nguyên tắc
này. Đây là một thí dụ cực đoan, nhưng nó vẫn minh họa khá rõ cho vấn đề cơ
bản: giải thích cách phát triển một ngữ pháp phong phú và rất cụ thể trên cơ
bản dữ liệu giới hạn nhất quán với một số lượng lớn những ngữ pháp xung đột
khác. Một lược đồ luận bẩm sinh được nêu lên, dù đúng hay sai, như một giả
thuyết thực nghiệm để giải thích tính đồng nhất, tính đặc thù và sự phong phú
về chi tiết cũng như cấu trúc của những ngữ pháp, vốn trong thực tế được người
đã thành thạo ngôn ngữ xây dựng và đem dùng. Do đó từ “giới hạn” trong diễn đạt
của Goodman thì hoàn toàn không hích ứng.
Quan trọng hơn,
phải nhìn nhận rằng người ta không học cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ thứ
hai qua “giải thích và hướng dẫn”, ngoài những hiểu biết sơ đẳng cơ bản nhất,
vì lý do đơn giản là không ai có đủ kiến thức rõ ràng về cấu trúc này để đem
cho giải thích và hướng dẫn. Thí dụ, hãy xem xét thuộc tính của việc danh từ
hóa trong tiếng Anh đã ghi chú ở trước, cụ thể là, một lớp nhất định của những
biểu thức cụm danh từ nhất định chỉ tương ứng với những cấu trúc sâu nhưng
không với cấu trúc ngoài mặt. Người đã học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai đủ
vững vàng để đưa ra phán đoán đã minh họa bằng những thí dụ 1–10, đã không thu
nhận kiến thức này qua sự “giải thích và hướng dẫn”. Cho đến gần đây, theo hiểu
biết của tôi, không ai biết đến hiện tượng này; người học ngôn ngữ thứ hai,
giống như người học ngôn ngữ thứ nhất, bằng cách nào đó đã tự mình thiết lập
những sự kiện, vốn không cần giải thích hay hướng dẫn. Một lần nữa, ví dụ này
khá điển hình. Chỉ một phần kiến thức tầm thường vốn người học ngôn ngữ thứ
hai được trình bày cho người này qua hướng dẫn trực tiếp. Ngay cả sự chú ý hời
hợt nhất đến những sự kiện của tiến trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai cũng đủ để
thiết lập điều này. Do đó, mặc dù tiến trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai thực sự
cần được phân biệt với tiến trình tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất, nhưng sự phân
biệt này không phải là loại mà Goodman đã nêu lên. Mặc dù có thể đúng rằng “một
khi có sẵn một số ngôn ngữ, sự tiếp thu ngôn ngữ khác là tương đối dễ dàng”,
tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề rất nghiêm trọng – không khác biệt đáng kể so
với vấn đề giải thích sự tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên – để giải thích cho sự kiện
này. Bây giờ hãy xem xét vấn đề quan trọng hơn trong sự tiếp thu ngôn ngữ thứ
nhất, vấn đề vốn những giả thuyết thực nghiệm liên quan với lược đồ bẩm sinh đã
hướng tới. Goodman biện luận rằng không có vấn đề gì trong việc giải thích sự
tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất, bởi vì “sự tiếp thu ngôn ngữ ban đầu là tiếp nhận
một hệ thống ký hiệu thứ cấp”: bước cơ bản đã được thực hiện và những chi tiết
có thể được xây dựng chi tiết trong khung cấu trúc khái niệm đã có sẵn. Lập
luận này có thể có sức thuyết phục nếu nó có thể chỉ ra rằng một số thuộc tính
cụ thể của ngữ pháp – thí dụ như sự phân biệt cấu trúc ngoài mặt và sâu, những
thuộc tính cụ thể của sự biến đổi ngữ pháp và những quy luật âm vị, những
nguyên tắc sắp xếp quy luật, v.v. – đã hiện diện trong những “hệ thống biểu tượng”
tiền ngôn ngữ đã có sẵn này. Nhưng không có một lý do dù nhỏ nhất nào để tin
rằng điều này là như vậy. Biện luận của Goodman dựa trên một cách dùng ẩn dụ
của từ ngữ “hệ thống biểu tượng” và sụp đổ ngay khi chúng ta cố gắng đem cho từ
ngữ này một ý nghĩa chính xác. Nếu có thể chỉ ra rằng “những hệ thống biểu
tượng tiền-ngôn ngữ” chia sẻ những thuộc tính quan trọng nhất định với ngôn ngữ
tự nhiên, thì chúng ta có thể biện luận rằng những thuộc tính này của ngôn ngữ
tự nhiên bằng nào đó có được nhờ “phép loại suy”, mặc dù bây giờ chúng ta sẽ
phải đối mặt với vấn đề giải thích làm thế nào “sự tương tự” diễn ra. những hệ
thống biểu tượng tiền ngôn ngữ” đã phát triển những thuộc tính này và cách
những phép loại suy đã đuecoj thiết lập. Nhưng vấn đề này mang tính học thuật
vì hiện tại không có lý do gì để cho rằng giả định đó là đúng. Biện luận của
Goodman hơi giống một “chứng minh” rằng không có khó khăn gì trong giải thích
sự phát triển của những cơ quan phức tạp, vì mọi người đều biết rằng có sự phân
bào [19] diễn ra.
Với tôi, điều này xem có vẻ là làm cho
khó hiểu tối nghĩa, nó chỉ có thể được duy trì chừng nào người ta thất
bại, không nắm bắt được những sự kiện thực.
Hơn nữa, có một kết luận không đi theo lôgích từ những gì trong thảo
luận của Goodman về sự tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất và thứ hai. Hãy nhớ lại rằng
ông giải thích sự dễ dàng được giả định của sự tiếp thu ngôn ngữ thứ hai trên
cơ bản rằng có thể dùng ngôn ngữ thứ nhất cho sự giải thích và hướng dẫn. Sau
đó, ông tiếp tục biện luận rằng “sự tiếp thu ngôn ngữ ban đầu là tiếp nhận một
hệ thống ký hiệu thứ cấp” và do đó khá ngang bằng với sự tiếp thu ngôn ngữ thứ
hai. Những hệ thống biểu tượng chính vốn ông nghĩ đến là “những hệ thống biểu
tượng tiền ngôn ngữ thô sơ, trong đó những cử chỉ, những sự kiện giác quan và
nhận thức thuộc mọi loại đều hoạt động như những dấu hiệu”. Nhưng rõ ràng là
những hệ thống này, dù chúng có thể là gì, cũng không thể “được dùng để giải
thích và hướng dẫn” theo cách vốn ngôn ngữ thứ nhất có thể được dùng trong tiến
trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Do đó, ngay cả trên những nền tảng của chính
ông, biện luận của Goodman thì không nhất quán, mạch lạc.
Goodman chủ trương rằng “tuyên bố chúng ta đang thảo luận không thể kiểm
tra bằng thực nghiệm được, ngay cả khi chúng ta có một thí dụ đã nhìn nhận về
một ngôn ngữ ‘xấu’, và… rằng tuyên bố đó đã ngay cả còn chưa được hình thành
đến mức viện dẫn của một thuộc tính tổng quát duy nhất của những ngôn ngữ ‘xấu’”.
Kết luận đầu tiên trong số này thì đúng, theo nghĩa “kiểm tra thực nghiệm” của
ông, tức là một thử nghiệm trong đó chúng ta “lấy một đứa trẻ mới sinh, cách ly
nó khỏi mọi ảnh hưởng của văn hóa-gắn-liền-ngôn ngữ của chúng ta, và cố gắng khắc
sâu, cấy trồng vào nó với một trong những ngôn ngữ nhân tạo ‘xấu’”. Rõ ràng,
điều này không thể thực hiện được, cũng giống đúng như những thử nghiệm thực
nghiệm có thể so sánh được đều không thể thực hiện được, trong bất kỳ lĩnh vực
nào khác của tâm lý con người. Nhưng không có lý do gì phải thất vọng trước
tính phi thực tiễn của những thử nghiệm trực tiếp loại thế này. Có nhiều cách
khác – những cách đã được thảo luận trước đó, và rộng rãi trong tài liệu –
trong đó có thể thu được bằng chứng liên quan với những thuộc tính của ngữ pháp
và trong đó những giả thuyết liên quan với những thuộc tính tổng quát của những
ngữ pháp đó có thể được đưa vào kiểm tra thực nghiệm. Bất kỳ giả thuyết nào như
vậy đều chỉ rõ ngay lập tức, đúng hay sai, một số đặc tính nhất định của ngôn
ngữ “xấu”. Do đó, nó đưa ra một tuyên bố thực nghiệm có thể bị bác bỏ bằng cách
tìm ra những trường hợp phản chứng trong một số ngôn ngữ của con người, hay
bằng chỉ ra rằng trong những điều kiện thực tế của tiến trình tiếp thu ngôn
ngữ, những thuộc tính được nhắc đến không xuất hiện trong hệ thống được người
học ngôn phát triển. Trong ngôn ngữ học, cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào
khác, chỉ bằng những đường lối gián tiếp như thế này, người ta mới có thể hy
vọng tìm thấy bằng chứng liên quan đến những giả thuyết không tầm thường. Những
thử nghiệm thực nghiệm trực tiếp theo kiểu mà Goodman, vì lý do nào đó, cho là
cần thiết, hiếm khi có thể thực hành được, một sự kiện có thể đáng tiếc nhưng
đó lại là đặc điểm của hầu hết những nghiên cứu.
Tuyên bố thêm của Goodman rằng “không có một thuộc tính tổng quât nào
của những ngôn ngữ ‘xấu’ được hình thành”, là khá không công bằng. Có hàng chục
quyển sách và bài báo liên quan với việc hình thành những thuộc tính của ngữ
pháp phổ quát và xem xét những hệ quả thực nghiệm của chúng, và mỗi thuộc tính
đó chỉ rõ những ngôn ngữ “xấu”, như vừa ghi nhận. Người ta có thể tự do biện
luận rằng những cố gắng để này là sai lạc, không thỏa đáng, không thuyết phục,
bị những sự kiện bác bỏ , v.v., nhưng không nên lạnh lùng phủ nhận chúng hoàn
toàn như thể chúng không tồn tại. Tôi không thấy làm thế nào để tránh kết luận
rằng khi Goodman nói về “bằng chứng không ấn tượng được đưa ra liên quan với
ngôn ngữ”, ông chỉ đơn giản nói ra từ sự thiếu hiểu biết, thay vì từ một phân
tích có cân nhắc về công trình đã được thực hiện trong lĩnh vực này.
Khi thảo luận về thuộc tính của những ngôn ngữ “xấu”, Goodman chỉ nhắc
đến một trường hợp, cụ thể là trường hợp của ngôn ngữ được pha chế Gruebleen, “khác
với tiếng Anh thông thường chỉ ở chỗ nó chứa những vị từ ‘grue’ (cho “được kiểm
tra trước t và màu xanh lá cây”. hay không được kiểm tra như vậy và màu xanh
lam”) và ‘bleen’ (với “được kiểm tra trước t và màu xanh lam hay không được
kiểm tra như vậy và màu xanh lá cây”) thay cho những vị từ ‘xanh lục’ và ‘xanh
lam.’” Ông biện luận rằng ngay cả trong trường hợp này, người ta phải “nhận
thức sâu xa những khó khăn khi trả lời” câu hỏi về những gì trong tổng quát là “sự
khác biệt giữa những ngôn ngữ giống Gruebleen và giống tiếng Anh”. Tôi nghĩ
rằng đây là một vấn đề khá ngoài lề, vì những thuộc tính sâu xa hơn của “những
ngôn ngữ giống tiếng Anh” đã được hình thành và nghiên cứu, nhưng, vì ông ấy
đưa ra thí dụ này, nên chỉ ra rằng những khó khăn vốn người này ám chỉ phần lớn
là hậu quả của sự mơ hồ trong câu hỏi người này hỏi. Vì vậy, không có khó khăn
gì trong việc tìm ra một thuộc tính nào đó của Gruebleen không là thuộc tính
của “những ngôn ngữ giống tiếng Anh”, ngay cả là một thuộc tính tổng quát nào
đó. Thí dụ, hãy xem xét vị từ “match/ăn khớp” được hiểu như trong Structure
of Appearance / Cấu trúc ngoài mặt của Goodman, nhưng hiện áp dụng cho
những đối tượng thay vì chất lượng. Do đó, hai đối tượng khớp nhau “nếu và chỉ
khi chúng không khác biệt đáng kể khi so sánh trực tiếp”. [20] Gruebleen
có một thuộc tính kỳ lạ là nếu một đối tượng A được kiểm tra trước t và một đối
tượng B được kiểm tra sau t, và cả hai đều được coi như xấu. (hay cả hai đều
bleen), thì chúng ta biết rằng chúng sẽ không khớp. Nhưng không thể có hai vật
thể, một vật được kiểm tra trước t và một vật sau t, và cả hai đều có màu xanh
lục (hay xanh lam), chúng ta có thể dự đoán rằng chúng sẽ không khớp nhau.
Chúng có thể không khớp, nhưng sau đó chúng cũng có thể khớp, nếu cả hai đều có
màu xanh lục (hay xanh lam). Trong thực tế, chắc chắn thuộc tính tổng quát của
những ngôn ngữ tự nhiên là chúng “giống tiếng Anh” hơn là “giống Gruebleen”,
theo nghĩa này, trong lĩnh vực từ ngữ màu sắc. Do đó, không có khó khăn gì
trong việc thiết lập sự phân biệt khá tổng quát giữa những ngôn ngữ giống
Gruebleen và giống tiếng Anh, ở phương
diện cụ thể này. [21]
Dĩ nhiên, điều này sẽ không thỏa mãn những đòi hỏi của Goodman, vì những
mục đích đặc biệt của ông, bởi vì người ta có thể xây dựng những bài toán khác
thuộc loại gruebleen vốn tính chất này không tính đến. Chừng nào những
khái niệm mơ hồ của Goodman “giống tiếng Anh” và “giống tiếng Gruebleen” vẫn
chưa được xác định, thì dĩ nhiên không có cách nào đáp ứng đòi hỏi của ông rằng
một thuộc tính tổng quát phải được nêu rõ để phân biệt hai loại ngôn ngữ và bất
kỳ sự phân biệt cụ thể nào đó là được nêu lên sẽ luôn làm nảy sinh những câu đố
mới về quy nạp. Đây là một nhận xét thích thú về những giới hạn của phương pháp
quy nạp, nhưng không liên quan nhiều đến vấn đề xác định những đặc điểm của ngữ
pháp phổ quát hơn bất kỳ hoạt động khoa học nào khác, chẳng hạn, vấn đề xác
định những điều kiện di truyền xác định rằng phôi thai của con người sẽ phát
triển hai chân đi hơn là hai cánh bay trong một phạm vi những điều kiện nhất định.
Tình cờ, tôi không nêu lên rằng thuộc tính vừa được trích dẫn dùng để
giải thích lý do mọi người học ngôn ngữ (Trong thực tế là mọi con chuột, chimpanzee, v.v.) lại dùng màu xanh lá
cây thay vì màu xám làm cơ bản cho sự tổng quát hóa. Không nghi ngờ gì nữa, đây
là một hệ quả đơn giản của một số thuộc tính nhất định của hệ thống cảm giác,
một kết luận không đáng chú ý theo quan điểm của Goodman, nhưng không vì lý do
đó, nó thì sai. Quay trở lại điểm chính, điều đáng chú ý là ở một bước trong
biện luận của ông, Goodman đã nhận xét khá chính xác rằng ngay cả khi “với một
số sự kiện đáng chú ý nhất định, tôi không có giải thích nào khác”, “chỉ điều
đó thôi cũng không quyết định sự chấp nhận của . . . một lý thuyết bản chất là
đáng ghét và không thể hiểu được”.
Nhưng bây giờ chúng ta hãy xem xét lý thuyết về những ý tưởng bẩm sinh
đã khơi dậy sự bất bình của Goodman và hỏi xem liệu nó có “không thể hiểu được”
và “đáng ghét” hay không. Đầu tiên hãy xem xét vấn đề có thể hiểu được. Với
tôi, dường như không thể hiểu được rằng một số phương diện của “trạng thái cuối cùng” của một sinh vật hay máy
tự động cũng phải là một phương diện
của “trạng thái ban đầu” của nó, trước khi có bất kỳ tác động qua lại nào với
môi trường, cũng như không thể hiểu được rằng phương diện này của trạng thái cuối cùng đáng lẽ phải được phát
triển qua những tiến trình bên trong, có lẽ được khởi động bởi một loại tác
động qua lại nào đó giữa sinh vật và môi trường. Nhưng hãy xem xét những học
thuyết thực sự đã phát triển trong tâm lý suy luận [22] của thuyết duy lý, thay vì bức tranh biếm
họa của Locke [23]. Thí dụ,
Descartes biện luận rằng ý tưởng về một hình tam giác là bẩm sinh ở chỗ “ý
tưởng về một hình tam giác thực sự. . . có thể được não thức chúng ta hình dung
dễ dàng hơn so với hình tam giác phức tạp hơn được vẽ trên giấy”, thế nên khi
đứa trẻ lần đầu tiên nhìn thấy hình vẽ phức tạp hơn, nó sẽ “không nhận ra được
hình vẽ đó, nhưng đứa trẻ sẽ nhận ra và hiểu được trong đầu hình tam giác đích
thực (khái niệm hình học về một hình tam giác hoàn hảo)”. Khi Cudworth giải
thích quan điểm này, “mọi hình tam giác không đều và không hoàn hảo [đều] hoàn
hảo như chính nó, như hình tam giác hoàn hảo nhất”, nhưng chúng ta giải thích
những hình ảnh giác quan theo khái niệm về “hình đều đặn” có nguồn gốc từ “quy
luật, khuôn mẫu và mẫu mực” do não thức tạo ra như một “dự đoán”, giống như
chúng ta diễn giải tất cả dữ liệu giác quan theo những khái niệm nhất định về
đối tượng và quan hệ giữa những đối tượng, một số khái niệm nhất định về nguyên
nhân và kết quả, những thuộc tính hình thái, hoạt động theo một “ không gian”
của những hành động có thể có của con người, v.v. Quan điểm này cũng như sự
trình bày chi tiết của nó trong tâm lý học thời nay đều không thể hiểu được,
mặc dù dĩ nhiên nó có thể sai lầm hay không chính xác. Tương tự như vậy, không
có khó khăn gì trong việc hiểu rõ nêu lên rằng có những điều kiện bẩm sinh nhất
định trên dạng thức của ngữ pháp vốn quyết định những gì tạo nên kinh nghiệm
ngôn ngữ và kiến thức nào sẽ nảy sinh trên cơ bản của kinh nghiệm này. Một lần
nữa, người ta có thể dễ dàng thiết kế một máy tự động hoạt động theo cách này,
do đó, mặc dù nêu lên có thể sai nhưng không là không thể hiểu được.
Dù thái độ của Goodman là thế nào với
những hình thành này, điều đáng chú ý là ông tỏ ra khá sẵn sàng, ít nhất trong
bài viết này, để chấp nhận quan điểm rằng trong một ý hướng nào đó, não thức
trưởng thành có gồm chứa những ý tưởng; do đó, rõ ràng không là ‘không thể hiểu
được’ rằng một số của những ý tưởng này đã “được cấy trồng trong não thức như
một trang bị nguyên gốc”, theo từ ngữ của ông. Biện luận của ông không nhằm
chống lại quan điểm cho rằng “những ý tưởng ở trong não thức”, nhưng đúng hơn,
chống lại giả định rằng chúng “ở trong não thức” trước khi có kinh nghiệm, và
chắc chắn nếu một giả định có thể hiểu được, thì giả định kia cũng vậy (mặc dù
như đã ghi nhận, cả quan điểm duy lý cổ điển lẫn những biến thể của nó ngày nay
đều không được phản ảnh công bằng và toàn diện). Mặt khác, phương pháp nghiên
cứu giải quyết này với vấn đề tiếp nhận kiến thức chắc chắn sẽ “gây khó chịu”
cho những người coi thuyết duy nghiệm là không thể bị hoài nghi hay thách thức.
Nhưng điều này là coi những học thuyết theo thuyết kinh nghiệm như những tín điều của lòng tin tôn giáo.
Chắc chắn là không hợp lý để ràng buộc vào một truyền thống đến mức từ chối xem
xét những quan điểm trái ngược về sự tiếp nhận kiến thức trên giá trị của
chúng. [24]
Tiếp theo, hãy để tôi chuyển sang đóng góp của Hilary Putnam trong cùng
hội nghị chuyên môn. Mặc dù bài viết của ông nói trực tiếp hơn về những vấn đề
thực sự đang được quan tâm, nhưng với tôi, dường như những biện luận của ông
vẫn không thuyết phục, chủ yếu là do những giả định sai lầm nhất định về bản
chất của những ngữ pháp được tiếp nhận. Cụ thể, ông đã thẩm định giá trị quá
thấp và một phần mô tả sai sự phong phú của cấu trúc, những thuộc tính cụ thể
và chi tiết của dạng thức và tổ chức ngữ pháp vốn phải được giải thích cho một “mô
hình tiếp thu ngôn ngữ”, vốn người nói-nghe bình thường có được và điều đó
dường như đồng nhất giữa những người nói và giữa những ngôn ngữ.
Để bắt đầu, Putnam giả định rằng ở mức độ của cấu trúc âm thanh, thuộc
tính duy nhất có thể được nêu lên trong ngữ pháp phổ quát là một ngôn ngữ có “một
danh sách ngắn những âm vị”. Ông biện luận rằng sự đồng nhất này giữa những
ngôn ngữ không đòi hỏi phải có giả thuyết giải thích phức tạp. Nó có thể được
giải thích một cách đơn giản dưới dạng của “những yếu tố có thể điều chỉnh như
khả năng ghi nhớ và giới hạn ký ức” và không có “người theo thuyết nghĩa hành
vi truyền thống” [25] nào có thể
phủ nhận rằng đây là những thuộc tính bẩm sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có
nêu lên những giả thuyết thực nghiệm rất vứng mạnh liên quan với việc lựa chọn
những đặc điểm phân biệt phổ quát, dạng thức của những quy luật âm vị, trật tự
và tổ chức của những quy luật này, quan hệ của cấu trúc cú pháp với biểu thị
ngữ âm, không một nào trong số đó có thể được giải thích một cách rõ ràng dựa
trên sự giới hạn ký ức. Putnam đưa ra giải thích của ông phần lớn dựa trên “Những
Mô Hình Giải Thích Trong Ngữ Học” của tôi (xem ghi chú 6) [26], xem xét
trong chi tiết nguyên tắc của sự áp dụng tuần hoàn của những quy luật về âm vị
học, một nguyên tắc vốn nếu đúng sẽ đặt ra một số vấn đề khá nghiêm trọng.
Chúng ta phải hỏi – đứa trẻ có được kiến thức của nguyên lý này như thế nào?
– một thành tích đặc biệt đáng chú ý, như như đã ghi nhận, từ phần lớn bằng
chứng đã khiến nhà ngữ học đưa lên nguyên tắc này vốn được lấy ra từ việc
nghiên cứu những nhận thức và do đó ngay cả không có sẵn cho bất kỳ đứa trẻ
nào. Những câu hỏi tương tự cũng nảy sinh liên quan với nhiều phương diện khác của âm vị học phổ
quát. Trong mọi trường hợp, nếu những nêu lên được xây dựng chi tiết về cấu
trúc âm thanh là đúng hay gần đúng, thì sự tương đồng giữa những ngôn ngữ ở mức
độ này và sự phong phú về kiến thức vốn trẻ tiếp nhận được thực sự là những sự
thật đáng chú ý và cần một giải thích.
Bên trên mức độ của cấu trúc âm thanh, Putnam giả định rằng những thuộc
tính quan trọng duy nhất của ngôn ngữ là chúng có những tên riêng, rằng ngữ
pháp chứa một thành phần cấu trúc-cụm từ và rằng có những qui luật “ viết tắt”
những câu được thành phần cấu trúc-cụm từ tạo ra. Ông biện luận rằng tính chất
đặc thù của thành phần cấu trúc-cụm từ được xác định bởi sự hiện hữu của tên
riêng; rằng sự hiện hữu của thành phần cấu trúc-cụm từ được giải thích bởi sự
kiện là “tất cả những biện pháp tự nhiên về mức độ phức tạp của một
al-gô-rít... dẫn đến... kết quả”, rằng những hệ thống cấu trúc-cụm từ đem cho “những
al-gô-rít” đơn giản nhất” cho hầu như mọi hệ thống máy điện toán” , do đó cũng “
cho những “hệ thống máy điện toán” phát triển tự nhiên” ; rằng không có gì đáng
ngạc nhiên khi những ngôn ngữ chứa những qui luật viết tắt. Do đó, ông kết
luận, những điều kiện bẩm sinh duy nhất phải nhìn nhận là những điều kiện áp
dụng cho tất cả những “ hệ thống máy điện toán” hợp lý, và không một người theo
thuyết tâm lý hành vi học nào nên cảm thấy ngạc nhiên về sự việc này.
Tuy nhiên, mỗi kết luận trong số ba kết luận đều bị vô hiệu hóa bởi một
giả định sai lầm. Đầu tiên, rõ ràng là có nhiều ngữ pháp cấu trúc-cụm từ khác
nhau phù hợp với giả định rằng một trong những hạng loại đó là tên riêng. Trong
thực tế, hiện tại có nhiều tranh luận về những thuộc tính tổng quát của hệ
thống nền tảng cơ bản dành cho ngôn ngữ tự nhiên; tranh chấp ít nhất không được
giải quyết bằng sự hiện hữu của những tên riêng như một hạng loại nguyên thủy
trong nhiều ngôn ngữ.[27]
Với điểm thứ hai, đơn giản là không đúng rằng tất cả những thước đo về
mức độ phức tạp và tốc độ tính toán dẫn đến những quy luật cấu trúc-cụm từ như “al-gô-rít
đơn giản nhất có thể có”. Những kết quả hiện có duy nhất, ngay cả có liên quan
gián tiếp đến vấn đề này, là những kết quả liên quan với ngữ pháp cấu trúc-cụm
từ không theo ngữ cảnh và cách diễn giải lý thuyết automata của chúng. Ngữ pháp không
theo ngữ cảnh là một mô hình hợp lý cho những qui luật tạo ra những cấu trúc
sâu, khi chúng ta loại trừ những mục từ vựng và những điều kiện phân phối vốn
chúng đáp ứng. Nhưng ngay cả ngoài sự khác biệt cơ bản này, những kết quả hiện
có duy nhất liên quan với ngữ pháp không ngữ cảnh với một lớp automata được gọi
là “automata lưu trữ đẩy xuống không xác định” và chúng không có thuộc tính đặc
biệt nổi bật nào liên quan với tốc độ hay độ phức tạp của tính toán, và chắc
chắn là không “tự nhiên” theo quan điểm này.Trong những điều kiện của thời gian
và không gian về tính toán, khái niệm có phần nào tương tự nhưng không chính
thức liên quan với khải niệm automata về xác định
thời gian thực xem có vẻ tự nhiên hơn nhiều. Nói vắn tắt, không có những kết
quả nào chứng minh rằng những ngữ pháp cấu trúc-cụm từ là tối ưu theo bất kỳ ý
nghĩa tính toán nào (chắc chắn cũng không có kết quả nào giải quyết khái niệm
phức tạp hơn nhiều về cấu trúc cơ sở với ngữ pháp cấu trúc-cụm từ không theo
ngữ cảnh và một từ điển, với những thuộc tính phong phú hơn nhiều, như những
thành phần).
Nhưng không cần thiết để theo đuổi vấn đề này, vì trong mọi trường hợp,
vì những gì có ý nghĩa đang bàn luận không phải là “tính đơn giản” của ngữ pháp
cấu trúc-cụm từ nhưng đúng hơn là ngữ pháp chuyển đổi có chứa một thành phần
cấu trúc-cụm từ, cái sau đóng một vai trò trong sự phát sinh của những những
cấu trúc sâu. Và tuyệt đối không có khái niệm toán học nào của “tính dễ dàng
của sự tính toán” hay “tinh đơn giản của al-gô-rít” vốn ngay cả còn nêu lên
rằng những hệ thống như vậy có một số lợi thế nào đó so với những loại máy tự
động khác nhau vốn đã từng được nghiên cứu nhìn từ quan điểm này. Trong thực
tế, những hệ thống này chưa bao giờ thực sự từng được xem xét trong một nội
dung toán học nghiêm nhặt, mặc dù có những cố gắng đáng chú ý ban đầu để nghiên
cứu một số nững thuộc tính về dạng thức của chúng. [28] Nguồn gốc
của sự nhầm lẫn là do quan niệm sai lầm của Putnam về bản chất của những biến
đổi ngữ pháp. Như ông cho rằng, đây không là những quy luật “viết tắt” những
câu được tạo ra bởi những quy luật cấu trúc cụm từ. Đúng hơn, chúng là những
hoạt động hình thành những cấu trúc ngoài mặt từ những cấu trúc sâu bên dưới,
một phần được tạo ra bởi những quy luật cấu trúc cụm từ. Mặc dù đã có sự phát
triển đáng kể về lý thuyết kể từ khi những khái niệm về ngữ pháp phát sinh
chuyển đổi lần đầu tiên được nêu lên, một giả định vẫn không thay đổi là những
quy luật cấu trúc cụm từ chỉ tạo ra những cấu trúc trừu tượng, sau đó được ánh
xạ vào những cấu trúc ngoài mặt bằng những phép biến đổi ngữ pháp – sau này là
những phép biến đổi cú pháp phụ thuộc vào cấu trúc thuộc một loại khác lạ chưa
từng được nghiên cứu bên ngoài ngữ học, nói riêng, cũng như trong bất kỳ ngành
toán học nào vốn tôi quen thuộc. Để cho thấy rằng những ngữ pháp chuyển đổi là “đơn
giản nhất có thể”, người ta phải chứng minh rằng một hệ thống máy cômputơ tối
ưu sẽ nhận một chuỗi gồm những ký hiệu làm input
và xác định cấu trúc ngoài mặt của nó, cấu trúc sâu bên dưới, và chuỗi của
những phép biến đổi cú pháp vốn liên quan với hai dấu ngoặc vuông có nhãn của
hạng loại ngữ pháp. Không có gì được biết về sự dễ dàng hay đơn giản của việc
tính toán đem cho bất kỳ lý do nào để giả định rằng điều này là đúng; trong
thực tế, câu hỏi chưa từng bao giờ được nêu lên. Người ta có thể nghĩ đến một
số loại nhất định của tổ chức của ký ức có thể thích ứng tốt với những ngữ pháp
chuyển đổi, nhưng đây lại là một vấn đề hoàn toàn khác. [29] Đương
nhiên, tôi sẽ cho rằng có một cơ bản tổng quát hơn nào đó trong cấu trúc tâm lý
con người cho sự kiện này (nếu đó là một sự kiện) rằng những ngôn ngữ có ngữ
pháp chuyển đổi; một trong những lý do khoa học chính yếu để nghiên cứu ngôn
ngữ là nghiên cứu này có thể đem cho một số hiểu biết sâu xa về những thuộc
tính tổng quát của não thức. Với những thuộc tính cụ thể đó, chúng ta có thể
cho thấy rằng những ngữ pháp chuyển đổi là “tự nhiên”. Điều này sẽ tạo nên tiến
bộ thực sự, vì giờ đây nó sẽ khiến chúng ta có thể nêu lên vấn đề của những
điều kiện bẩm sinh trong sự tiếp nhận của kiến thức và tin tưởng trong một
khung cấu trúc khái niệm tổng quát hơn. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, trái
ngược với những gì Putnam khẳng định, không có cơ bản nào cho việc giả định
rằng “những hệ thống tính toán hợp lý” sẽ được tổ chức thưo tự nhiên, trong
cách thức đặc thù đã được pháp chuyển đổi đề nghị
Tôi tin rằng điều này loại bỏ biện luận chính của Putnam, cụ thể là , “không
có gì đáng ngạc nhiên”, ngay cả với một nhà tâm lý học hành vi, trong những phổ
quát về ngôn ngữ hiện đang được nêu lên và nghiên cứu. Sau đó, hãy để tôi
chuyển sang biện luận thứ hai của ông, rằng ngay cả khi có những phổ quát về
ngôn ngữ đáng ngạc nhiên, chúng vẫn có thể được giải thích bằng một giả thuyết
đơn giản hơn giả thuyết của một ngữ pháp phổ quát bẩm sinh, cụ thể là giả
thuyết về nguồn gốc chung của những ngôn ngữ. Ý kiến này trình bày sai vấn đề đang bàn luận. Như ghi nhận ở trước, vấn
đề thực nghiệm chúng ta phải giải quyết là để nghĩ và đưa ra một giả thuyết về
cấu trúc ban đầu, đủ phong phú để giải thích cho sự kiện rằng một ngữ pháp cụ
thể được tiếp nhận, trong những điều kiện nhất định có sẵn về dữ liệu (cơ hội, phương tiện khám phá, hay quan sát hoặc tác động với ngôn ngữ). Với vấn đề này, vấn đề về nguồn gốc chung của ngôn ngữ là hoàn toàn
không liên quan. Đứa trẻ phải khám phá ngữ pháp trên cơ bản của những dữ liệu
có sẵn với nó, qua việc dùng những khả năng bẩm sinh vốn đứa trẻ được ban cho.
Để cụ thể hơn, hãy xem xét lại hai thí dụ được thảo luận ở trên: sự liên kết
của những cụm danh từ với những cấu trúc cơ bản và việc tuần hoàn của những quy luật âm vị học. Đứa trẻ
thành thạo những nguyên tắc này (nếu chúng ta đúng trong kết luận về ngữ pháp)
trên cơ bản của dữ liệu ngôn ngữ nhất định; đưa trẻ không biết gì về nguồn gốc
của ngôn ngữ, và không thể biết đem dùng những thông tin đó nếu như nó có.
Những câu hỏi về nguồn gốc chung có liên quan với những vấn đề thực nghiệm
chúng ta đang thảo luận chỉ ở chỗ những ngôn ngữ hiện có có thể không là một “mẫu
đại diện” [30] của “những
ngôn ngữ có thể có”, trong trường hợp đó chúng ta có thể bị dẫn đến sai lầm khi
nêu lên một lược đồ quá hẹp cho phổ quát. ngữ pháp. Dĩ nhiên, điều có thể có
này phải đừng quên, nhưng với tôi, dường như đó là một xem xét có phần khá xa
vời, xét đến vấn đề thực sự đang đặt ra, cụ thể là vấn đề tìm một lược đồ đủ
phong phú để giải thích cho sự phát triển của những ngữ pháp dường như hợp lý về
phương diện thực nghiệm. Việc tìm ra một lược đồ như vậy có thể đem cho một
giải thích cho những thuộc tính phổ quát của ngôn ngữ được xác
định thực nghiệm. Tuy nhiên, sự hiện hữu của những thuộc tính này không giải
thích một ngữ pháp cụ thể đã được đứa trẻ tiếp nhận như thế nào. [31]
Với tôi, thảo luận của Putnam về sự dễ dàng trong việc học ngôn ngữ
dường như ra ngoài vấn đề. Câu hỏi liệu có một giai đoạn quan trọng nào cho
việc học ngôn ngữ hay không là điều đáng chú ý, [32] nhưng nó ít
liên quan với vấn đề đang thảo luận. Giả định rằng Putnam đã là đúng trong tin
tưởng rằng “chắc chắn . . . 600 giờ [hướng dẫn theo phương pháp trực tiếp] sẽ
giúp bất kỳ người trưởng thành nào cũng có thể nói và đọc một ngoại ngữ một
cách dễ dàng”.
Sau đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề giải thích – như thế nào,
trên cơ sở dữ liệu giới hạn này, người học đã thành công trong việc tiếp nhận
kiến thức cụ thể và chi tiết, cho phép họ sử dụng ngôn ngữ một cách dễ dàng,
đồng thời tạo ra và hiểu được một loạt những cấu trúc của chúng vốn dữ liệu
được trình bày cho người này chỉ là một mẫu nhỏ.
Cuối cùng, hãy xem xét phương pháp nghiên cứu thay thế khác Putnam đề nghị cho vấn đề tiếp thu ngôn ngữ. Ông biện luận rằng thay vì nhìn nhận một lược đồ bẩm sinh, người ta nên cố gắng giải thích thành tựu này nhìn về phương diện của “những phương sách học tập với nhiều mục đích tổng quát”. Đó là những phương sách phải là bẩm sinh, không phải những điều kiện tổng quát trên dạng thức của kiến thức được thu tập. Rõ ràng đây là một vấn đề thực nghiệm. Sẽ là giáo điều tuyệt đối nếu khẳng định một trong hai nêu lên này (hay sự kết hợp cụ thể nào đó của chúng) rằng nó phải là đúng. Putnam bị thuyết phục, dựa trên cơ bản nào ông không nói, rằng cơ bản bẩm sinh cho sự tiếp thu ngôn ngữ phải giống hệt với cơ bản bẩm sinh của sự tiếp nhận của bất kỳ dạng kiến thức nào khác, rằng không có gì “đặc biệt” về sự tiếp nhận của ngôn ngữ. Có thể theo đuổi một phương pháp nghiên cứu giải quyết không-giáo điều với vấn đề này, qua việc khảo sát những lĩnh vực cụ thể của khả năng con người, chẳng hạn như ngôn ngữ, sau đó là cố gắng để đưa ra một giả thuyết giải thích cho sự phát triển của khả năng đó. Nếu chúng ta tìm ra rằng những “phương sách học tập” giống nhau có liên quan với nhiều trường hợp khác nhau và những điều này thì đủ để giải thích cho khả năng đạt được thì chúng ta sẽ có lý do tốt đẹp để tin rằng giả thuyết thực nghiệm của Putnam là đúng. Mặt khác, nếu chúng ta tìm ra rằng những hệ thống bẩm sinh khác nhau (dù liên quan với lược đồ hay phương pháp tìm kiếm) phải được giả định, thì chúng ta sẽ có lý do tốt đẹp để tin rằng một lý thuyết thỏa đáng về não thức sẽ kết hợp những “khả năng” cụ thể, mỗi khả năng có đặc điểm riêng hay một phần những thuộc tính duy nhất. Tôi không thể hiểu như thế nào người ta có thể kiên quyết nhấn mạnh trên kết luận này hay kết luận kia dựa trên những bằng chứng hiện có cho chúng ta. Nhưng có một điều khá rõ ràng: Putnam không có lý do gì để biện minh cho kết luận cuối cùng của ông, rằng “việc viện dẫn ‘tính bẩm sinh’ chỉ hoãn lại vấn đề về học tập; không giải quyết được nó”.[33]
Việc giới thiệu một khái niệm bẩm sinh về ngữ pháp phổ quát sẽ giải
quyết được vấn đề học tập (ít nhất là một phần), trong trường hợp này, nếu thực
tế là đúng rằng đây là cơ bản (hay phần của cơ bản ) cho sự tiếp thu ngôn ngữ,
vì nó có thể là như vậy. Mặt khác, nếu không vậy, nếu có những phương sách học
tập tổng quát giải thích cho sự tiếp thu kiến thức ngữ pháp, thì việc đưa ra
giả thuyết về một khái niệm bẩm sinh về ngữ pháp phổ quát sẽ không “hoãn lại”
vấn đề học tập, nhưng đúng hơn sẽ đem lại một giải pháp không chính xác cho vấn
đề này. Vấn đề là một vấn đề thực nghiệm của đúng hay sai, không là một vấn đề
về phương pháp của một trong những giai đoạn của nghiên cứu. Hiện tại, theo
tôi, đề nghị cụ thể duy nhất có thể thực hiện được là đề nghị đã phác thảo ở
trên. Khi một số “phương sách học tập tổng quát” đã được nêu lên, chúng ta có
thể xem xét mức độ thỏa đáng tương đối của những lựa chọn thay thế này, trên
những nền tảng thực nghiệm. [34]
Bài viết phê bình tóm tắt của Henry Hiż chủ yếu giải quyết sự khác biệt
giữa năng lực và hiệu năng. Người ta có thể cố gắng giải thích những khái niệm
chuyên môn loại như vậy trong hai cách khác nhau. Ở một mức độ tiền-hệ thống,
người ta có thể cố gắng để chỉ định, tất yếu một cách lỏng lẻo, hơi mơ hồ và
chỉ mang tính gợi ý, khái niệm này chính xác đóng vai trò gì trong một khung
cấu trúc khái niệm tổng quát hơn, và tại sao nó có vẻ là một ý tưởng có ích để
cố gắng phát triển. Thảo luận ở mức độ này là hoàn toàn chính đáng, nhưng về
tổng quát sẽ có nhiều chỗ cho sự hiểu lầm. Ở mức độ thứ hai, người ta có thể
phát triển khái niệm một cách chính xác nhất như tình trạng của lĩnh vực này
cho phép nhưng không phải cân nhắc đến động cơ hay những hàm ý tổng quát. Ở mức
độ này, vấn đề không là xác định khái niệm đang được nhắc đến là gì, nhưng là
là tại sao lại có bất kỳ mục đích nào trong việc phát triển nó.
Ở mức độ tiền-hệ thống, tôi đã cố gắng giải thích ý tôi khi nói “khả
năng ngôn ngữ “ dựa trên những mô hình dùng và tiếp thu ngôn ngữ, theo phương
thức đã phác vẽ trước đó. Ở mức độ hệ thống, năng lực được thể hiện bằng một
ngữ pháp phát sinh vốn liệt kê sự lập đi lập lại trở ngược những mô tả cấu trúc
của câu, mỗi mô tả có những phương
diện ngữ âm, cú pháp và ngữ nghĩa riêng của nó. Không cần phải nhấn mạnh
rằng bất kỳ ngữ pháp nào như vậy vốn chúng ta thực sự có thể trình bày ngày nay
đều không đầy đủ, không chỉ vì kiến thức của chúng ta về những ngôn ngữ cụ thể
còn thiếu sót, nhưng còn vì sự hiểu biết của chúng ta về biểu thị ngữ âm và ngữ
nghĩa cũng như những loại cấu trúc và những quy luật trung gian giữa chúng còn
giới hạn và chưa được thỏa mãn về nhiều phương diện.
Quay sang bài viết của Hiż, không ngạc nhiên, có một mức nhất định của
hiểu lầm giữa chúng tôi ở mức độ tiền-hệ thống. Hiż nêu lên rằng việc tôi dùng
khái niệm “năng lực” thì được hiểu như việc nói rằng sự tự xem xét những suy
nghĩ và cảm xúc bên trong chính mình là một nguồn của kiến thức ngôn ngữ. Tôi
đồng ý rằng sự tự xem xét những suy nghĩ và cảm xúc là một nguồn dữ liệu tốt
hơn cả cho nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng kết luận này không theo đến từ quyết định
để nghiên cứu năng lực ngôn ngữ . Theo ý kiến của tôi, người ta có thể (một
cách phi lý) từ chối dùng bằng chứng loại đó, và vẫn cố gắng để khám phá ngữ
pháp phát sinh vốn đại diện cho “những gì đã học” và đóng một vai trò nền tảng
trong việc dùng ngôn ngữ. Quyết định này sẽ là vô nghĩa, cũng bằng như việc một
nhà thiên văn học, ở một giai đoạn khoa học, từ chối dùng những gì người này
nhìn thấy qua kính viễn vọng như dữ liệu, nhưng quyết định này không có liên
quan gì với sự phân biệt giữa năng lực và hiệu năng. Tôi tin chắc rằng có thể
nghĩ ra những thủ tục thực nghiệm và hoạt động có thể thay thế sự phụ thuộc vào
sự tự xem xét những suy nghĩ và cảm xúc với chút tổn thất, nhưng với tôi, trong
tình trạng hiện tại của lĩnh vực này, có vẻ như điều này chỉ đơn giản là lãng
phí thời giờ và năng lực. Rõ ràng, bất kỳ thủ tục nào như vậy trước tiên sẽ
phải được kiểm tra dựa trên bằng chứng lấy từ sự tự xem xét những suy nghĩ và
cảm xúc bên trong chính mình. Nếu một người nêu lên một bài kiểm nghiệm, chẳng
hạn như tính đúng ngữ pháp, vốn không phân biệt được những điểm khác biệt đã
nêu trước đó trong cách thích ứng, thì người ta sẽ có ít tin tưởng vào thủ tục
kiểm nghiệm về tính đúng ngữ pháp. Với tôi, có vẻ như nghiên cứu hiện tại không
bị cản trở đáng kể do thiếu dữ liệu chính xác, nhưng là do chúng ta không có
khả năng giải thích một cách thỏa đáng những dữ liệu khó có thể nghi ngờ. Một
người cảm nghĩ khác biệt có thể hỗ trợ quan điểm của ông bằng chứng minh những
lợi ích đạt được trong hiểu biết sâu xa và hiểu biết có thể đạt được bằng cải
tiến những kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu, chẳng hạn như bằng những kỹ
thuật hoạt động để thiết lập tính đúng ngữ pháp, những kỹ thuật đã được thẩm
định giá trị bằng kiểm nghiệm của trực giác trước đó và đã cho thấy là đủ vững
chắc khiên người ta có thể dựa vào chúng trong những trường hợp khó khăn hay mơ
hồ. Trong mọi trường hợp, toàn bộ vấn đề không liên quan gì đến quyết định để
nghiên cứu năng lực ngôn ngữ .[35]
Hiż coi việc khẳng định, như tôi đã từng, như “nghịch lý”, rằng ngữ học “cố
gắng để định rõ những gì người nói thực sự biết, nhưng không những gì người này
có thể tường thuật về kiến thức của người này”. Điều này ông nhìn như “một ý
nghĩa khác thường của ‘kiến thức’”. Với tôi, nó có vẻ là một ý nghĩa khá bình
thường và là một cách dùng không nghịch lý. Một người biết tiếng Anh có thể đưa
ra đủ loại tường thuật không chính xác về kiến thức vốn người này thực sự có
được, và liên tục dùng với không ý thức. Như đã ghi nhận trước đó, khi chúng ta
nghiên cứu năng lực – kiến thức của người nói-người nghe về ngôn ngữ của người
này – chúng ta có thể dùng những tường thuật và hành vi của người này như bằng
chứng, nhưng chúng ta phải cẩn thận để không nhầm lẫn “bằng chứng” với những
cấu trúc trừu tượng vốn chúng ta phát triển trên cơ bản của bằng chứng và cố
gắng để biện minh nhìn theo bằng chứng. Thế nên, tôi chắc chắn sẽ bác bỏ ba
trong số năm điều kiện, vốn Hiż đề nghị, rằng những quy luật phải đáp ứng, nếu
chúng tạo thành một giải thích của năng lực theo nghĩa của tôi, đó là, người
nói tiếng mẹ đẻ cảm thấy rằng những câu được tạo ra bởi những quy luật đó là
trong ngôn ngữ của người này, rằng chúng có cấu trúc được chỉ định và những gì
người nói cảm thấy là đúng. Vì năng lực – đặc biệt là những phán đoán về câu –
rõ ràng liên quan với nhiều yếu tố ngoài năng lực, nên người ta không thể chấp
nhận như một nguyên tắc tuyệt đối rằng những phán đoán của người nói sẽ đưa ra
một giải thích chính xác về kiến thức của người này. Tôi ngạc nhiên khi Hiż đưa
ra cách giải thích quan điểm của tôi ngay sau khi trích dẫn phát biểu của tôi
rằng những tường thuật của người nói về năng lực của người này có thể có sai
lầm.
Ít nhất vì những mục đích thảo luận, Hiż sẵn sàng chấp nhận quan điểm
rằng ngữ pháp phát sinh, một hệ thống gồm những quy luật gán những cấu trúc cho
những câu, có thể dùng để biểu thị đặc điểm năng lực. Sau đó, ông chính xác chỉ
ra rằng nhà ngữ học được hướng dẫn trong lựa chọn của người này về một ngữ pháp
bởi một số “nguyên tắc tổng quát về ngôn ngữ” nhất định, và rằng lý thuyết tổng
quát này – ngữ pháp phổ quát – sẽ có giá trị về giải thích nếu nó chọn đúng
những ngữ pháp cụ thể. Sau đó, ông gán cho tôi, không đúng, quan điểm rằng ngữ
pháp phổ quát phải được xác định là tương đương với “một lý thuyết về sự tiếp
thu ngôn ngữ”. Đúng hơn, quan điểm của tôi là ngữ pháp phổ quát là một yếu tố
của một lý thuyết như vậy, cũng giống như năng lực là một yếu tố của lý thuyết
của hiệu năng.
Chắc chắn có nhiều yếu tố khác gồm trong sự tiếp thu ngôn ngữ ngoài
khuôn khổ tâm lý tiếp nhận ngôn ngũ, và những hàm trọng số – nếu đề nghị của tôi là đúng – đóng
một vai trò trong quyết định bản chất của năng lực. Việc giải thích sai đề nghị
của tôi về liên hệ của ngữ pháp phổ quát với sự tiếp thu ngôn ngữ thì song song
với giải thích sai đề nghị của tôi về liên hệ giữa năng lực và hiệu năng; trong
cả hai trường hợp, những gì bị bỏ qua là sự viện dẫn những yếu tố liên quan
khác. Hơn nữa, trong trường hợp tiếp thu ngôn ngữ, cần phải nhấn mạnh rằng mô
hình vốn tôi đang nêu lên, tốt nhất chỉ có thể được coi như một sự xấp xỉ gần
đúng đầu tiên với một lý thuyết học tập, vì nó là một mô hình tức thời và không
cố gắng nắm bắt tác động qua lại giữa những giả thuyết ướm thử thăm dò vốn đứa
trẻ có thể xây dựng, những dữ liệu mới được diễn giải theo những giả thuyết
này, những giả thuyết mới dựa trên những diễn giải này, v.v., cho đến khi một
hệ thống tương đối cố định về năng lực nào đó được thiết lập. Tôi nghĩ rằng một
mô hình tức thời là một mô hình hợp lý gần đúng đầu tiên, nhưng điều này, cũng
như bất kỳ phương diện nào khác
của phương sách nghiên cứu, cuối cùng phải được thẩm định giá trị dựa trên mức
độ thành công của nó trong việc đưa ra những giải thích và hiểu biết sâu xa.
Hiż coi việc viện dẫn những công thức cổ điển về những vấn đề ngôn ngữ
và não thức như “hành trang lịch sử gây nhầm lẫn khó hiểu và sai lệch”. Tôi
không đồng ý với nhận xét này, nhưng không có gì để thêm ở đây ngoài những gì
tôi đã viết ở nơi khác. [36] Ý kiến chủ
quan của tôi là những đóng góp của tâm lý học và ngữ học duy lý tự thân chúng
đều đáng chú ý và nhiều liên quan với những quan tâm hiện tại, hơn thế nữa, trong thực tế, hơn phần lớn công
trình của thế kỷ trước. Nếu một ai nhận thấy những đột phá vào lịch sử trí thức
này gây “nhầm lẫn khó hiểu và sai lệch” thì hoàn toàn có thể bỏ qua chúng. Tôi
thấy không có vấn đề gì ở đây.
Trước khi rời vấn đề này, tôi nên nhắc rằng Hiż thì không chính xác khi
nói rằng Herbert of Cherbury tự
giới hạn với “kiến thức tôn giáo”. Thomas Reid cũng không thể được mô tả như
một trong những người quan tâm đến việc phát triển một học thuyết của những phổ
quát bẩm sinh. Thêm nữa, chắc chắn là lầm lẫn khi nói rằng tôi “kêu gọi” đến
Descartes và những người khác để “ủng hộ” “lập trường về những phổ quát bẩm
sinh” của tôi. Sự cổ võ của họ với một quan điểm tương tự không tạo thành sự “ủng
hộ”. Đúng hơn, tôi nêu lên rằng giá trị của những đóng góp của họ thì đã chưa
được nhìn nhận đúng mức và chúng ta vẫn có thể học được nhiều từ một nghiên cứu
kỹ lưỡng về chúng.
Hiż phản đối sự kiện rằng những đề nghị của tôi liên quan với ngữ pháp
phổ quát đều dựa trên xem xét chi tiết của một ít những ngôn ngữ thay vì “xem
xét của nhiều trường hợp”. Tôi chắc chắn đồng ý rằng người ta nên nghiên cứu
càng nhiều ngôn ngữ càng tốt. Tuy nhiên, cần thêm một lưu ý thận trọng. Sẽ là
khá dễ dàng để trình bày khối lượng dữ liệu khổng lồ từ những ngôn ngữ khác
nhau tương hợp với tất cả những khái niệm về ngữ pháp phổ quát đã được hình
thành cho đến nay. Không có ích gì khi làm như vậy. Nếu một người quan tâm đến
những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát, người này sẽ cố gắng khám phá những
thuộc tính của những ngữ pháp cụ thể có liên quan với những nguyên tắc này, gạt
sang một bên một lượng lớn tài liệu mà, theo như người này có thể xác định, thì
không liên quan. Chỉ qua những nghiên cứu đào sâu về những ngôn ngữ cụ thể,
người ta mới có thể hy vọng tìm thấy bằng chứng quan trọng cho việc nghiên cứu
ngữ pháp phổ quát. Một nghiên cứu loại như nghiên cứu của Matthews về Hidatsa
(xem ghi chú 8) có giá trị bằng một nghìn nghiên cứu hời hợt về những ngôn ngữ
khác nhau từ quan điểm này. Nếu ai đó cảm thấy cơ bản của dữ liệu thì quá hẹp,
những gì người này nên làm là chỉ ra rằng một số tài liệu bị bỏ qua sẽ phản bác
những nguyên tắc đã được hình thành. Mặt khác, phê bình của ông không có sức
mạnh nào hơn một phê bình về di truyền học thời nay vì đã xây dựng những công
thức lý thuyết của nó dựa trên nghiên cứu chi tiết của chỉ một số ít những sinh
vật.
Hiż cũng biện luận rằng những nguyên tắc ngữ pháp phổ quát, ngay cả khi
đúng, cũng chỉ có thể chỉ ra “nguồn gốc lịch sử chung của những ngôn ngữ”. Tôi
đã chỉ ra lý do tại sao giả thuyết này không có giá trị về giải thích.
Hiż chủ trương rằng những quyết định về những phần cụ thể của ngữ pháp
(bởi nhà ngữ học) đều “được xác định không bởi một lý thuyết tổng quát nhưng
bởi tính hữu ích nội tại bên trong ngữ pháp cụ thể” và phàn nàn rằng tôi không
làm rõ điều này. Vì tôi không biết “tính hữu ích nội tại” nghĩa là gì nên tôi
không có gì để nói về điểm này. Vấn đề bị nhầm lẫn do ông diễn giải sai về cách
tôi dùng khái niệm “tính đơn giản”. Khi tôi nói về “tính đơn giản của ngữ pháp”,
tôi đang nhắc đến một “hàm trọng số” [37] được xác
định theo kinh nghiệm, vốn chọn lọc một ngữ pháp có dạng được lược đồ phổ quát
cho phép so với những ngữ pháp khác cũng có dạng thích hợp và tương hợp với dữ
liệu thực nghiệm.. Tôi không dùng từ ngữ “tính đơn giản” để nói đến thuộc tính
chưa được hiểu rõ của những lý thuyết vốn dẫn nhà khoa học đến chọn một này
thay vì một khác. Biện pháp đánh giá định nghĩa “tính đơn giản của ngữ pháp” là
một phần của lý thuyết ngôn ngữ học. Chúng ta phải cố gắng khám phá biện pháp
này trên cơ bản thực nghiệm, bằng cách xem xét những quan hệ thực tế giữa dữ
liệu input và ngữ pháp đã thu được. Do đó, khái niệm “tính đơn giản của ngữ
pháp” đóng vai trò tương tự như vai trò của một hằng số vật lý; chúng ta phải
thiết lập nó trên cơ sở thực nghiệm và không có hiểu biết tiên nghiệm sâu xa
nào mà chúng ta có thể dựa vào. Những vấn đề về việc định nghĩa “tính đơn giản
của những lý thuyết” trong nội dung chung của nhận thức luận và triết học khoa
học hoàn toàn không liên quan với vấn đề xác định, trên cơ bản thực nghiệm, những
thuộc tính của ngữ pháp dẫn đến việc lựa chọn một này thay vì một khác trong sự
tiếp thu ngôn ngữ. Phương diện
này đã được nhấn mạnh nhiều lần. Thí dụ, xem Aspects, Chương 1, Phần 7.
Một nhận xét cuối cùng. Hiż đề nghị rằng “sẽ là dễ dàng hơn để giải
thích lý do tại sao chúng ta gán một cấu trúc loại như-vậy và như-vậy cho một
câu bằng cách chỉ ra cho thấy cách câu này thay đổi những cách đọc của những
câu lân cận hơn là viện dẫn đến những ý tưởng phổ quát bẩm sinh và thực tại tâm
lý”. Ở đây ông nhầm lẫn giữa hai loại giải thích hoàn toàn khác nhau. Nếu tôi
muốn giải thích tại sao, vào chiều hôm qua lúc ba giờ, John Smith hiểu “the shooting of the hunters/” như nói
về hành động bắn những người thợ săn, chứ không phải “the hunters’ act of shooting”, dĩ nhiên
tôi sẽ đưa vào xem xét nội dung về hoàn cảnh (không tự giới hạn trong việc “đọc
những câu lân cận”). [38] Nếu tôi
muốn giải thích tại sao câu này có thể áp dụng được với hai cách giải thích
này, nhưng câu “the
growth of corn /sự phát triển của bắp” chỉ có thể áp dụng được với một (cụ thể là sự
phát triển của bắp nhưng không hành động hay tiến trình trồng bắp), thì trước
tiên tôi sẽ dựa vào ngữ pháp cụ thể của tiếng Anh, và sâu hơn, vào những phổ
quát trong ngôn ngữ đã dẫn đến việc xây dựng ngữ pháp này bởi một đứa trẻ tiếp
xúc chỉ với một số dữ liệu nhất định. Vì đang giải thích những điều hoàn toàn
khác nhau, nên thật vô nghĩa khi cho rằng cách giải thích này “dễ dàng” hơn
cách kia. [39]
Phê bình của Harman cũng quan
tâm với vấn đề của năng lực và hiệu năng. Ông bắt đầu bằng gán cho tôi một cái
nhìn vốn tôi chưa bao giờ giữ và đã bác bỏ rõ ràng trong nhiều trường hợp, cụ
thể là “năng lực [là] kiến thức vốn ngôn ngữ được mô tả bằng những quy luật của
ngữ pháp”, và rằng một ngữ pháp mô tả “năng lực” này. Hiển nhien, là phi lý để
giả định rằng người nói của một ngôn ngữ biết những quy luật trong ý hướng
nghĩa là có khả năng để phát biểu về chúng. Sau khi gán cho tôi quan điểm phi
lý này, Harman tiếp tục vật lộn với đủ loại nhầm lẫn và khó khăn đã gán cho của
sự diễn giải. Nhưng ông không viện dẫn được gì để có thể được coi như một cơ
bản cho việc gán cho tôi quan điểm này, mặc dù ông có trích dẫn những nhận xét
vốn trong đó tôi rõ ràng bác bỏ nó. Vì vậy, tôi sẽ không thảo luận gì về phần
biện luận này của ông.
Trong khung
cấu trúc khái niệm của Harman, có hai loại kiến thức: biết rằng và biết cách.
Rõ ràng kiến thức của một ngôn ngữ không là vấn đề “biết rằng”. Vì vậy, với ông
, phải là một vấn đề của “biết cách” [40]. Một người nói điển hình “biết cách hiểu những người nói khác”; năng
lực của người này là khả năng để “nói và hiểu ngôn ngữ được mô tả bởi [ngữ
pháp]” vốn mô tả ngôn ngữ đó. Tôi không biết Harman muốn nói gì khi nói “biết
cách thế nào để hiểu”, nhưng rõ ràng ông đang dùng từ ngữ “năng lực” theo một
cách khác với những gì tôi nêu lên trong tác phẩm vốn ông đang xem xét. Theo
nghĩa “năng lực “ của tôi, khả năng để nói và hiểu ngôn ngữ không chỉ liên quan
với “năng lực” (nghĩa là nắm vững ngữ pháp tổng quát của ngôn ngữ, kiến thức
ngầm về ngôn ngữ đó), nhưng còn nhiều yếu tố khác. Theo cách dùng của tôi, ngữ
pháp là một thể hiện chính thức của những gì vốn tôi gọi là “năng lực”. Tôi
không có phản đối gì về việc Harman dùng từ ngữ này trong một cách khác, nhưng
khi ông nhất quyết cho rằng cách dùng của ông là của tôi, thì đương nhiên sẽ
chỉ dẫn đến sự nhầm lẫn. Một lần nữa, tôi thấy không có ích gì khi truy tìm chi
tiết những khó khăn khác vốn cách giải thích sai lầm này đưa ông vào.
Theo Harman,
“năng lực để nói và hiểu ngôn ngữ” là một kỹ năng, tương tự như kỹ năng của một
người đi xe đạp. Với sự nhấn mạnh của ông rằng kiến thức của ngôn ngữ là một
vấn đề “biết cách” (vì rõ ràng nó không là “biết rằng”), đây không là một kết
luận bất ngờ. Nhưng ông không đưa ra bất kỳ cách nào vốn khả năng dùng ngôn ngữ
(hay năng lực, theo định nghĩa của tôi, là một phần quan trọng của khả năng
này) tương tự như khả năng đi xe đạp. Tôi cũng không thấy bất kỳ điểm tương
đồng có ý nghĩa nào giữa hai điều này. Khi đó, kết luận đúng đắn sẽ là không có
lý do gì để cho rằng kiến thức về ngôn ngữ có thể được mô tả dưới dạng “biết
cách”. Do đó, tôi thấy chẳng có ý nghĩa gì trong sự so sánh vốn ông đề nghị.
Kiến thức về ngôn ngữ không là một kỹ năng, một tập hợp những thói quen hay bất
cứ thứ gì tương tự. [41]Tôi thấy không có gì đáng ngạc nhiên khi kết luận rằng kiến thức về ngôn
ngữ không thể được thảo luận theo bất kỳ cách có ích hay mang tính thông tin
nào trong khung cấu trúc khái niệm nghèo nàn này. Trong tổng quát, với tôi, có
vẻ như những khái niệm “biết cách” và “biết rằng” tạo thành những hạng loại đầy
đủ cho việc phân tích kiến thức với tôi không đúng. Cũng không có gì đáng ngạc
nhiên khi Harman cảm thấy khó hiểu nhận xét của tôi hay của bất kỳ ai khác quan
tâm đến kiến thức về ngôn ngữ, vì người này nhất quyết tự giới hạn trong khung
cấu trúc khái niệm này.
Harman cố gắng cho thấy rằng có một không mạch lạc nền tảng trong đề
nghị của tôi rằng trong việc tiếp nhận hay dùng kiến thức của một ngôn ngữ
(trong việc phát triển “sự biểu thị bên trong của một hệ thống phát sinh” hay
dùng nó trong việc nói hay hiểu lời nói), đứa trẻ đem dùng [42] một lược đồ
bẩm sinh vốn giới hạn việc lựa chọn của những ngữ pháp (trong trường hợp tiếp
nhận) hay ngữ pháp tiếp nhận vô thức (trong trường hợp đem dùng ngôn ngữ). Với
tôi, biện luận của ông dường như không rõ ràng. Như tôi hiểu, nó có vẻ diễn ra
như sau. Ông biện luận rằng hệ thống đã hấp thụ vô thức (bên trong) này phải
được trình bày trong “một ngôn ngữ cơ bản khác”, vốn đứa trẻ phải hiểu được nó,
trước khi có thể dùng lược đồ này để học ngôn ngữ này, hay trước khi trẻ có thể
dùng ngữ pháp để hiểu lời nói. Nhưng điều này, ông biện luận sẽ dẫn đến một
vòng luẩn quẩn hay một sự thoái lui vô tận. Thế nên, nếu chúng ta đã nói rằng
đứa trẻ trực tiếp biết “ngôn ngữ cơ bản hơn”, không cần học, thì tại sao cũng
không nói rằng nó biết “trực tiếp ngôn ngữ nó nói”, không cần học; một vòng
luẩn quẩn. Hay, nếu chúng ta nói rằng người này phải học ngôn ngữ cơ bản hơn,
thì điều này đặt ra câu hỏi – ngôn ngữ cơ bản hơn được học thế nào? – và dẫn đến một chuỗi vô tận những câu hỏi
(hay lý do) với không có điểm khởi đầu rõ ràng. Biện luận này hoàn toàn không
hợp lệ. Hãy xem xét trường hợp của sự tiếp thu ngôn ngữ. Ngay cả khi chúng ta
giả định rằng lược đồ bẩm sinh phải được thể hiện bằng một “ngôn ngữ bẩm sinh”
thì cũng không có kết luận nào được đưa ra. Đứa trẻ phải biết “ngôn ngữ bẩm
sinh” này, theo từ ngữ của Harman, nhưng điều đó không có nghĩa là nó phải “nói
và hiểu nó” (bất kể điều này có nghĩa là gì) hay nó phải học nó. Tất cả những
gì chúng ta cần giả định là người này, đứa trẻ, có thể đem dùng lược đồ này khi
người này đi đến việc học tập một ngôn ngữ. Quá nhiều cho một chuỗi vô tận những lý do không có khởi đầu rõ ràng. Với vòng luẩn quẩn, có một lý do rất
đơn giản tại sao chúng ta không thể cho rằng đứa trẻ biết ngôn ngữ vốn nó trực
tiếp nói nhưng không học, cụ thể là giả định đó là sai. Chúng ta không thể
khẳng định rằng mọi đứa trẻ sinh ra đều có một kiến thức hoàn hảo của tiếng
Anh. Mặt khác, không có lý do gì – tại sao chúng ta không giả định rằng đứa trẻ
sinh ra với một kiến thức hoàn hảo của ngữ pháp phổ quát, tức là đã sẵn có một
lược đồ cố định vốn nó dùng, trong những cách đã mô tả ở trước, trong việc tiếp
thu ngôn ngữ. Giả định này có thể sai, nhưng nó hoàn toàn dễ hiểu. Nếu ai đó
nhất quyết mô tả kiến thức này là “kiến thức trực tiếp về một ngôn ngữ cơ bản
hơn”, thì tôi thấy không có lý do gì để phản đối, miễn là chúng ta hiểu rõ ý
mình muốn nói, nhưng chỉ đơn thuần chỉ ra rằng không có lý do gì để nghi ngờ
rằng đứa trẻ có kiến thức trực tiếp này. Thế nên, không có vòng luẩn quẩn và
không có sự thoái lui của một chuỗi vô tận. Tương tự, nếu chúng ta xem xét
trường hợp dùng ngôn ngữ, không có sự thiếu mạch lạc hay không hợp lý. Chắc
chắn không có sự thoái lui của chuỗi vô tận, và không có vòng luẩn quẩn trong
sự giả định rằng trong việc dùng ngôn ngữ (nói hay hiểu), người dùng ngôn ngữ
đem dùng một ngữ pháp được biểu thị bên trong. Chúng ta có thể dễ dàng xây dựng
một mô hình (chẳng hạn như một progam cômputơ) hoạt động theo cách này. Do đó,
tôi không thấy bất kỳ cơ bản nào cho tin tưởng của Harman rằng có một sự thoái
lui của huỗi vô tận, hay một vòng luẩn quẩn cố hữu, hay ngay cả được ám chỉ,
trong công thức này
Trong
phần thứ hai của bài viết, Harman quay sang lập
luận của tôi rằng công trình nghiên cứu hiện tại trong ngữ học ủng hộ một quan điểm về ngôn ngữ và não thức có hương vị duy lý rõ rệt và xung đột với quan điểm
duy nghiệm đã
thống trị nghiên cứu ngôn ngữ và não thức trong những năm gần đây. Ông khẳng định rằng để suy
diễn một ngữ pháp từ dữ liệu, một mô hình của học tập ngôn ngữ phải đã sẵn có thông tin chi tiết về lý thuyết của hiệu năng. Đây là một đề nghị đáng quan
tâm và đáng
được phát triển. Nhưng tôi không thể đồng tình với tuyên bố khá giáo điều của
ông, hầu như không được lập luận trong bài viết , rằng phương pháp nghiên cứu giải quyết này tất yếu phải là đúng và
bất kỳ phương pháp nghiên cứu giải quyết nào khác
đều không đem cho được bất kỳ
hiểu biết sâu sa nào về vấn
đề tiếp thu kiến thức. Tôi nghĩ rằng công trình nghiên cứu trong vài năm vừa qua về ngữ pháp phổ quát thực sự nêu lên, và một phần ủng hộ một phương pháp nghiên
cứu giải quyết đáng chú ý, lôi cuốn
đáng chú ý, khá cổ điển với vấn đề về của tiếp thu
kiến thức như thế nào. Trong
trường hợp không có bất kỳ lập luận nào về lý do tại sao phương pháp nghiên
cứu giải quyết này thất bại, không làm sáng tỏ, tôi thấy
không có lý do gì để không tiếp tục khảo sát xem những nguyên tắc ngữ pháp phổ
quát có thể chọn một ngữ pháp cụ thể như thế nào trên cơ bản dữ liệu có sẵn như
thế nào.
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang vấn đề của những phương pháp nghiên cứu
giải quyết theo thuyết duy lý
và duy nghiệm với những vấn đề về ngôn ngữ và não thức. Như Harman đã chỉ ra, nếu
chúng ta mô tả một lược đồ bẩm
sinh thiên vị, về (hay bị giới hạn ở) một dạng ngữ pháp cụ thể như phần của “những
nguyên tắc quy nạp được dùng” và định nghĩa “thuyết duy nghiệm linh hoạt” như một học thuyết dùng những “nguyên
tắc” đó. của quy nạp” như thế này thì chắc chắn “thuyết duy nghiệm linh hoạt” không thể bị bác bỏ, “bất kể sự
thật về ngôn ngữ [hay bất cứ những gì khác] hóa ra là thế nào”. Dĩ nhiên, học
thuyết mới này của “thuyết duy nghiệm
linh hoạt” giờ đây sẽ kết hợp “những nguyên tắc của quy nạp”, có vẻ như
khá cụ thể với công việc của sự tiếp thu ngôn ngữ và không có khả năng áp dụng
tổng quát.
Khái niệm “thuyết duy nghiệm
linh hoạt” [43] được định
nghĩa như vậy với tôi dường như ít được quan tâm. Vấn đề khiến tôi quan tâm là
liệu có “những ý tưởng và nguyên tắc thuộc nhiều loại khác nhau xác định dạng
thức của kiến thức thu được theo cách có thể khá giới hạn và có tính tổ chức
cao” hay nói cách khác là liệu “cấu trúc của thiết bị thu thập có bị giới hạn
hay không”. tới một số hệ thống phân tích và lựa chọn tiến hành giải quyết
ngoại vi cơ bản nhất định. . . và một số hệ thống phân tích và lựa chọn tiến
hành giải quyết dữ liệu phân tích hay nguyên tắc quy nạp nhất định” (Aspects,, trang 47
f). Tôi đã biện luận rằng “việc phân biệt hai phương pháp nghiên cứu giải quyết
rất khác nhau này với vấn đề tiếp nhận kiến thức là chính xác về phương diện
lịch sử cũng như có giá trị về phương diện kinh nghiệm”, mặc dù tất nhiên chúng
“không phải lúc nào cũng có thể được phân biệt rõ ràng” trong công trình của
một nhà nghiên cứu duy nhất ( dẫn., tr. 52). Đặc biệt, tôi đã cố gắng chỉ ra
rằng có thể hình thành những phương pháp nghiên cứu giải quyết này sao cho
phương pháp nghiên cứu giải quyết trước kết hợp những ý tưởng hàng đầu của thuyết duy lý cổ điển cũng như biến
thể thời nay vốn tôi đã mô tả, và biến thể thời nay gồm thuyết duy nghiệm cổ
điển cũng như thuyết kinh
nghiệm cổ điển. những lý thuyết về sự tiếp nhận kiến thức (hay tin tưởng, hay
thói quen) được phát triển trong nhiều công trình thời nay (khái niệm của Quine
về không gian chất lượng và sự hình thành kiến thức bằng sự liên kết và điều
kiện hóa; Phương pháp nghiên cứu giải quyết của Hull về những phản xạ, điều
kiện hóa và cấu trúc thói quen nguyên thủy; ngữ học hạng loại, với những thủ
tục phân tích về phân đoạn và hạng loại cũng như quan niệm của nó về ngôn ngữ
như một “hệ thống thói quen”, v.v.). [44]
Không cần phải nói, không cần thiết phải xem xét những cố gắng để khác
nhau để nghiên cứu sự tiếp thu ngôn ngữ trong khung cấu trúc khái niệm này; Tôi
chỉ có thể nói rằng tôi nghĩ nó vừa có ích vừa chính xác. Những lựa chọn thay
thế này có thể được thực hiện khá chính xác và được nghiên cứu về phương diện
hậu quả thực nghiệm của chúng. Nêu lên của Harman nhằm định nghĩa “thuyết duy nghiệm linh hoạt” theo
cách gồm cả hai phương pháp nghiên cứu giải quyết, và như ông ghi nhận, miễn
nhiễm với bất kỳ khám phá sự kiện nào, chỉ đơn thuần là một đề nghị từ ngữ vô
nghĩa và không thể làm lu mờ sự khác biệt giữa những phương pháp nghiên cứu
giải quyết được nhắc đến hay sự quan trọng của việc theo đuổi và thẩm định giá
trị chúng. [45]
Tóm
lại, tôi hoài nghi rằng ngữ học, ít nhất là trong giai đoạn phát triển hiện
tại, có thể đưa ra một phương pháp hoặc “kỹ thuật” mới mang tính đột phá có thể
biến đổi đáng kể triết học phân tích. Tuy nhiên, tôi tin rằng nghiên cứu ngôn
ngữ có tiềm năng làm sáng tỏ và hỗ trợ một phần cho một số kết luận nhất định về
kiến thức của con người, đặc biệt là những kết luận giao thoa với những câu hỏi
lâu đời trong triết học về tâm trí. Tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực này, ngôn ngữ
học và triết học có cơ hội hứa hẹn nhất cho sự hợp tác có ý nghĩa và hiệu quả
trong những năm tới. Tôi ngờ rằng trong lĩnh vực này, người ta có thể mong đợi sự hợp tác
thực sự hiệu quả giữa ngữ học và triết học trong những năm tới. [46] [47]
(Aug/2024)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Structural
Linguistics: Ngữ Học Cấu Trúc: một lĩnh
vực ngôn ngữ học vốn phân tích
ngôn ngữ như một hệ thống của những yếu tố có
liên kết với nhau,
với tập trung
vào nghiên cứu cấu trúc của nó hơn là ý nghĩa của nó. Phát triển vào đầu thế kỷ
20 bởi những người tiên phong như Ferdinand de Saussure, phương pháp này xem
xét cách những phần khác nhau của ngôn ngữ – chẳng hạn như âm thanh, từ và cấu
trúc câu – tác động hỗ tương và hình thành những mẫu thức dựa trên tương quan
của chúng.
Những đặc điểm chính của
ngữ học cấu trúc:
-
Ngôn ngữ như một hệ thống: Xem
ngôn ngữ như một mạng lưới có cấu trúc, trong đó những thành phần (chẳng hạn
như âm thanh hoặc qui luật ngữ pháp) được xác định bởi tương quan của chúng với
nhau.
-
Tập trung vào dạng thức: Thay vì
tập trung vào ý nghĩa (ngữ nghĩa), ngữ học cấu trúc nhấn mạnh vào dạng thức và
tổ chức của ngôn ngữ – cách những đơn vị phù hợp với nhau.
-
Ngữ âm và cú pháp: Những lĩnh vực nghiên cứu chính
gồm hệ thống âm thanh (ngữ âm) và cấu trúc của câu (cú pháp).
Trong khi Saussure thường được ghi nhận là người sáng lập ngữ học cấu
trúc, nhiều người khác đã xây dựng dựa trên ý tưởng của ông và mở rộng lĩnh vực
này.
Những nhân vật nổi bật gồm:
(a) Roman
Jakobson: Một nhân
vật chính yếu trong Trường phái Praha, Jakobson đã áp dụng những nguyên tắc cấu
trúc học vào ngữ âm học, hình thái học và truyền thông. Ông được biết đến với
công trình nghiên cứu về những đặc điểm riêng biệt trong ngữ âm học và mô hình
truyền thông của ông (người
gửi, thông điệp, người nhận). (b) Nikolai
Trubetzkoy: Một nhà
ngôn ngữ học khác của Trường phái Praha, Trubetzkoy đã đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển khái niệm về âm vị, những đơn vị âm thanh riêng biệt nhỏ
nhất. Quyển Principles of Phonology của ông
vẫn là một cột mốc trong lĩnh vực này. (c) Louis Hjelmslev: Người sáng lập Trường phái Copenhagen, Hjelmslev đã mở rộng những ý
tưởng của Saussure và tạo ra glossematics, (ngữ vị học) một phiên bản chính thức của ngữ học cấu trúc nhằm
tạo ra một nghiên cứu khoa học hơn về cấu trúc ngôn ngữ. (d) Claude Lévi-Strauss: Mặc dù là một nhà nhân chủng học, Lévi-Strauss đã áp dụng những ý tưởng
cấu trúc học vào lĩnh vực của ông. Ông coi những nền văn hóa của con người là
hệ thống những ký hiệu và lập luận rằng những huyền thoại và hệ thống tương
quan họ hàng có thể được hiểu qua cách nghiên cứu giải quyết cấu trúc học. (e) Roland Barthes: Là một nhà lý thuyết văn học và ký hiệu học người Pháp, Barthes đã dùng
những ý tưởng của chủ nghĩa cấu trúc trong phê bình văn học và nghiên cứu về
những dấu hiệu văn hóa, kết nối ngôn ngữ học và ký hiệu học (nghiên cứu về
những dấu hiệu và biểu tượng). (f) Noam
Chomsky: Mặc dù
Chomsky đã rời xa chủ nghĩa cấu trúc nghiêm ngặt với lý thuyết ngữ pháp phát
sinh của ông, nhưng những tác phẩm đầu tay của ông vẫn chịu ảnh hưởng của tư
tưởng chủ nghĩa cấu trúc. Ông đã phê bình và đề xuất một dường lối mới để hiểu những Cấu trúc sâu của ngôn ngữ, nhưng ngữ pháp chuyển đổi
của ông vẫn tập trung vào cú pháp và những quy luật. (g) Émile Benveniste: Là một nhà ngôn ngữ học người Pháp đã mở rộng những ý tưởng của
Saussure, Benveniste đã khám phá tương quan giữa ngôn ngữ và tính chủ quan, đặc
biệt là cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến ý thức về bản ngã của chúng
ta. (h) André Martinet: Là một nhân vật chính yếu trong ngôn ngữ học chức năng, Martinet đã
nghiên cứu về ngữ âm và cú pháp. Khái niệm về sự phát âm kép của ông nhấn mạnh
cách ngôn ngữ hoạt động trên hai mức độ: âm thanh riêng lẻ và những đơn vị mang
ý nghĩa.
Những học giả này đã khai triển những
ý tưởng
của Saussure và áp dụng chúng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như ngữ âm, cú pháp,
ký hiệu học và nghiên cứu văn hóa, biến ngữ học cấu trúc thành một phần cốt lõi
của ngôn ngữ học và triết học thế kỷ 20. Theo quan
điểm của Zeno Vendler, ngữ học cấu trúc cung cấp một dụng cụ mới cho triết học
phân tích bằng cách nhấn mạnh cách ngôn ngữ được cấu trúc. Điều này phản ảnh
công việc của những nhà triết học ngôn ngữ thông thường, những người phân tích
lời nói hàng ngày để khám phá những hiểu biết triết học sâu xa hơn.
[2] Những
nhà triết học về ngôn ngữ thông thường là một nhóm những nhà triết học thế
kỷ 20 tập trung vào việc phân tích cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp hàng
ngày. Mục đích của họ là giải quyết những vấn đề triết học bằng xem xét cách
dùng thông thường, thực tiễn của những từ thay vì phát minh ra những hệ thống
trừu tượng về ý nghĩa. Họ tin rằng nhiều vấn đề triết học phát sinh do những hiểu
lầm hoặc dùng sai ngôn ngữ. Phong trào này liên kết chặt chẽ với triết học phân
tích và thường phản ngược với những phương pháp nghiên cứu giải quyết trước đó,
chính thức hơn, tìm cách xây dựng những hệ thống logic lý tưởng hoặc tượng
trưng (như của Frege hoặc Russell). Những nhà triết học ngôn ngữ thông thường
chính:
(a) Ludwig Wittgenstein
(1889–1951): Được biết đến với những tác phẩm sau này, đặc biệt là Philosophical
Investigations, trong đó ông lập luận rằng ý nghĩa phát sinh từ cách dùng
ngôn ngữ thực tiễn trong những “trò chơi ngôn ngữ” cụ thể. Ý tưởng thí dụ: Thay
vì hỏi “Bản chất của một từ là gì?”, chúng ta nên nghiên cứu cách dùng nó trong
ngữ cảnh.
(b) J.L. Austin
(1911–1960): Nổi tiếng với việc phát triển lý thuyết hành vi lời nói trong những
tác phẩm như How to Do Things with Words. Ý tưởng thí dụ: Ngôn ngữ không
chỉ mô tả thế giới; nó thực hiện những hành động (thí dụ: hứa hẹn, xin lỗi).
(c) Gilbert Ryle
(1900–1976): Nổi tiếng nhất với lời phê bình về thuyết nhị nguyên Descartes
trong The Concept of Mind. Ý tưởng thí dụ: những vấn đề triết học thường
phát sinh từ những sai lầm về phạm trù, trong đó những thuật ngữ được áp dụng
không phù hợp.
(d) G.E. Moore
(1873–1958): Người tiên phong của phong trào này, được biết đến với việc nhấn mạnh
vào sự rõ ràng và phân tích ngôn ngữ theo kiến thức thự tiễn thông thường. Ý tưởng
thí dụ: những nhà triết học nên chú ý đến cách mọi người thường dùng những từ
như “tốt” hoặc “biết”.
(e) P.F. Strawson
(1919–2006): Làm việc về ngôn ngữ thông thường liên quan đến logic học và siêu
hình học, đặc biệt là trong Individuals và The Bounds of Sense. Ý tưởng
thí dụ: Phân tích cách ngôn ngữ thông thường giả định những khuôn khổ để nói về
những sựu việc như bản sắc định tính và nhân quả.
Ý tưởng cốt lõi của Triết
học ngôn ngữ thông thường:
-
Tập trung vào ngôn ngữ hàng ngày: những
câu hỏi triết học nên bắt đầu bằng cách những từ và khái niệm thực sự được dùng
trong cuộc sống hàng ngày.
-
Phê bình những lý thuyết trừu tượng: Nhiều
vấn đề triết học truyền thống bị coi là những vấn đề giả phát sinh từ việc dùng
sai ngôn ngữ.
-
Ngôn ngữ như hành động: Ngôn ngữ không chỉ
để nêu sự thật mà còn thực hiện những hành động (thí dụ: mệnh lệnh, lời hứa hoặc
chức năng xã hội).
-
Ngữ cảnh rất quan trọng: Ý nghĩa của một từ
hoặc cụm từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh của nó. Thí dụ trong thực tế: Siêu hình học truyền
thống có thể hỏi, “Bản chất của thời gian là gì?”
Một triết gia ngôn ngữ
thông thường sẽ phân tích cách mọi người dùng từ thời gian trong những tình cảnh
hàng ngày (thí dụ: “Bạn có thời giờ không?” hoặc “Mấy giờ rồi?”) để làm rõ ý thực
sự của chúng ta khi nói về thời gian.
[3] [S [NP [Det The] [N cat]]
[VP [V sits] [PP [P on] [NP [Det the] [N mat]]]]]
Trong biểu thị này:
S là
viết tắt của Câu.
NP là viết tắt của cụm danh từ (như “The cat”).
VP là viết tắt của cụm động từ (như “sits on the mat”).
AP là viết tắt của cụm tính từ (như
“sits on the mat”).
PP là viết tắt của cụm giới từ (như “on the mat”).
Det là từ hạn định (như “The”hoặc “the”).
N là danh từ (như “cat”hoặc “mat”).
V là động từ (như “sits”).
P là giới từ (như “on”).
Dấu ngoặc vuông có nhãn
chỉ định phạm trù ngữ pháp này cung cấp sự phân tích có cấu trúc của câu, cho
thấy cách những thành phần được sắp xếp theo ngữ pháp và cú pháp.
[4] Tôi viết lại cho rõ ý trên – cho những người không quen với
cách nói của Chomsky – Nhà ngữ học nghiên cứu tiếng Anh, một khi họ thừa
nhận rằng ngôn ngữ này có một số mô hình qui luật nhất định, sẽ hướng đến việc
tạo ra một tập hợp gồm những quy luật có thể tạo ra vô số cấu trúc ngoài mặt.
Những cấu trúc ngoài mặt này đại diện cho dạng cơ bản của mỗi câu trong tiếng
Anh – về cơ bản
là cách những câu được xây dựng bằng những cụm từ như cụm danh từ và cụm động
từ. Mục tiêu là có một tập hợp gồm những quy luật có thể tạo ra bất kỳ câu nào
có thể có trong ngôn ngữ đó. Tương tự
như vậy, lý thuyết ngữ học giải quyết một câu hỏi rộng hơn: Những loại cấu trúc
câu này được tạo ra như thế nào trong bất kỳ ngôn ngữ nào của con người? Những
nhà ngôn ngữ học hướng đến việc phát triển những nguyên tắc tổng quát giải
thích cách những qui luật xây dựng câu hoạt động trên những ngôn ngữ khác nhau.
Những nguyên tắc này sẽ hướng dẫn việc tạo ra những hệ thống qui luật cho những
ngôn ngữ cụ thể, chỉ ra cách những ngôn ngữ khác nhau trong việc thể hiện cùng
một loại cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Tóm lại, công việc của nhà ngôn ngữ học là tìm ra những qui luật cho một
ngôn ngữ cụ thể (như tiếng Anh), trong khi lý thuyết ngôn ngữ học (triết học) cố gắng khám phá ra những qui luật tổng quát áp
dụng cho tất cả những ngôn ngữ của con người.
[5] referential
opacity: tính mờ đục trong tham chiếu. Trong triết học phân tích (và khoa
học máy tính), tính
trong suốt trong tham chiếu (referential
transparency) và tính mờ đục trong tham chiếu
(referential opacity) là những thuộc tính của
những cấu trúc ngôn ngữ và và sự mở rộng
của ngôn ngữ Tính trong suốt trong tham chiếu có nghĩa là nếu chúng ta
thay một phần của một biểu thức bằng một phần khác có cùng giá trị, thì giá trị
của biểu thức không thay đổi. Ngược lại, tính mờ đục trong tham chiếu
xảy ra khi việc thay thế một phần không giữ nguyên giá trị của biểu thức. Một cấu trúc ngôn ngữ gọi là tính
trong suốt trong tham chiếu cho phép mỗi biểu thức không chỉ định một phần nào
đó, mà chỉ đơn giản là “tham chiếu” đến một gì khác. Thí dụ, câu “Socrates là
người thông thái” có thể được thay bằng “Người sáng lập triết học phương Tây là
người thông thái” mà không thay đổi ý nghĩa câu. Trong khi
đó, cấu trúc ngôn ngữ gọi là tính mờ
đục trong tham chiếu không cho phép thay thế mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Chẳng
hạn, câu “Xenophon nói 'Socrates là người thông thái” không thể thay bằng “Xenophon nói ‘Người
sáng lập triết học phương Tây là người thông thái’” mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.
[6]
như quark, lepton và boson
[7]
Formal processes: những tiến trình chính thức: “Chính
thức” ở đây có nghĩa là “được điều chỉnh bởi quy luật “hay “tuân theo những
nguyên tắc cụ thể, có cấu trúc”
[8]
Trong đoạn văn này, expressions: “biểu thức” đề cập đến những đơn vị ngôn ngữ hay cấu
trúc, chẳng hạn như cụm từ, mệnh đề hay câu, truyền đạt ý nghĩa. Cụ thể, những “biểu
thức” này bao gồm những dạng danh từ hóa hay cụm danh từ bắt nguồn từ những cấu
trúc cơ bản (sâu) trong câu. Thí
dụ, một câu như “He
decided to leave /Anh
ấy quyết định rời đi” có thể tạo ra một biểu thức chuyển đổi thành cụm danh từ
như “his decision to leave, quyết định của anh
ấy để rời đi”, đóng gói lại nội dung của câu dưới
dạng một cụm danh từ. Ở đây, thuật ngữ “biểu thức” được sử dụng rộng rãi để bao
gồm bất kỳ sự kết hợp có cấu trúc nào của những từ truyền đạt một ý tưởng hay
khái niệm, cho dù nó xuất hiện dưới dạng một câu đầy đủ, một mệnh đề hay một cụm
danh từ.
[9] [Thí dụ, xem
phần đóng góp của tôi cho hội nghị chuyên môn về những ý tưởng bẩm sinh được
xuất bản trong Synthese, Vol. 17, Số 1, tháng 3 năm 1967, trang 2–11, và những
tài liệu tham khảo được trích dẫn ở đó trên trang. 11.]
[10] [Cụ thể, những đóng góp của
Nelson Goodman và Hilary Putnam cho hội nghị chuyên môn trong Synthese,
Vol. 17, Số 1, tháng 3 năm 1967, trang 12–28, và những bài phê bình của Henry
Hiż và Gilbert Harman trên Journal of Philosophy / Tạp chí
Triết học dành cho “Một số vấn đề gần đây về ngôn ngữ học”, Tập. 64, Số 2, ngày
2 tháng 2 năm 1967, trang 67–87. Hai phần sau chủ yếu dành cho việc phân tích
quan trọng Chương 1 trong cuốn Aspects of the Theory of
Syntax / Những phương diện của lý
thuyết cú pháp của tôi (Cambridge, Mass.: MIT Press, 1965).]
[11]
potential percepts: Trong nội dung trên, “percepts” là “diễn giải” hoặc “biểu thị tinh thần” của thông tin giác quan, cụ thể là
cách những kích thích ngôn ngữ như âm thanh lời nói hoặc ký hiệu viết được não thức tiến hành. Về cơ
bản, percepts là những cấu trúc nhận thức được hình thành từ input giác
quan, trong trường hợp này là ngôn ngữ. “Potential
percepts” chỉ những “diễn
giải có thể có” hoặc những “cấu trúc ngôn ngữ có thể có” do ngữ
pháp của ngôn ngữ tạo ra. Những biểu thị trừu tượng của câu này bao gồm những khía cạnh
ngữ âm, ngữ nghĩa và cú pháp của chúng, cho thấy những cách khác nhau mà một
câu có thể được hiểu trong một ngôn ngữ.
[12] [Vì ngôn ngữ
không tồn tại khách quan ngoài sự thể hiện tâm lý của nó, nên chúng ta không
cần phân biệt giữa “hệ thống tin tưởng”và “kiến thức”trong trường hợp này]
[13] Trong nội dung trên: (a) Những cấu trúc bậc nhất (hay “percept”) dùng để chỉ những cấu trúc ngôn ngữ có thể quan sát được, ngoài
mặt – những âm thanh, ý nghĩa và dạng cú pháp thực sư mà chúng
ta gặp phải khi dung ngôn ngữ.
Đây là những cấu trúc ngoài mặt, vì chúng có thể được quan sát và nghiên cứu
trực tiếp qua thực nghiệm và
quan sát. (b) Những cấu
trúc bậc hai dùng để chỉ những quy
luật hay những nguyên tắc trừu tượng, cơ bản – như cấu trúc sâu – tạo ra những cấu trúc
ngoài mặt này. Ở đây, ngữ pháp phát sinh đóng vai
trò như cấu trúc
bậc hai, cung cấp hệ thống nền tảng chi phối cách tạo ra những tiềm năng cấu
trúc ngoài mặt. Nghiên cứu điều này đòi hỏi phải tập trung vào kiến thức ngôn
ngữ nội tại (đã nhập tâm) mà người
nói sở hữu, thay vì dữ liệu ngôn ngữ có thể quan sát được ngay lập tức.
[14] Trong nội dung trên, hệ thống của biểu thị nói về một khung cấu trúc tâm lý/tinh thần có trong ngôn ngữ của con người, hệ thống này tổ chức cách
chúng ta nhận thức, hiểu và tiến hành những yếu tố ngôn ngữ, đặc biệt là trong
cú pháp và ngữ âm. Hệ thống này định hình cách thông tin ngôn ngữ – như âm
thanh, từ và câu – được tổ chức trong não thức cho phép chúng ta diễn giải và
tạo ra ngôn ngữ có ý nghĩa một cách nhất quán trong những nội dung khác nhau. Theo
Chomsky, cú pháp và ngữ âm hoạt động qua những biểu thị cơ bản hoặc những cấu trúc trừu tượng, hướng
dẫn việc hiểu và tạo câu. Hệ thống này gồm: (a) Một tập hợp những quy luật cơ bản tạo thành những cấu trúc sâu, (b) Những phép biến đổi ngữ pháp ánh xạ những cấu trúc sâu này thành những
cấu trúc ngoài mặt và (c) Những quy luật ngữ âm gán những diễn giải ngữ âm cho những cấu trúc
ngoài mặt. Về bản
chất, hệ thống của biểu thị này hoạt động như một tập hợp có tổ chức gồm những
nguyên tắc bên trong ngữ pháp phát sinh. Nó
hỗ trợ khả năng của chúng ta để tiến hành
những input và output ngôn ngữ
bằng chuyển đổi những âm thanh và những câu cơ bản thành những cấu trúc có ý nghĩa
có thể được hiểu phổ quát bên trong
những giới hạn tự nhiên của bất
kỳ ngôn ngữ nào của con người.
[15] Sample
[16] [A. C. Fraser
(ed.), trong bản in tiểu luận của Locke, Essay Concerning Human
Understanding, 1894 (do Dover tái bản,
1959), tr. 38 của ấn bản Dover.]
[17] [Cf. bài viết
của ông trong hội nghị chuyên môn trong Synthese, Vol. 17, số 1, tháng 3
năm 1967, tr. 24. Với dạng thức đối thoại trong bài viết của ông, thật khó để
chắc chắn rằng người ta không hiểu sai lập trường của ông. Tuy nhiên, tôi thấy
không có cách nào khác để giải thích những nhận xét này.]
[18] [Để biết một số thảo luận, xem
bài viết của tôi “Những mô hình giải thích trong ngôn ngữ học”trong E. Nagel,
P. Suppes, và A. Tarski, eds., Logic, Methodology, and Philosophy of Science
(Stanford, Calif.: Stanford University Press, 1962). Để biết một số thảo luận
gần đây và sâu rộng hơn, xem N. Chomsky và M. Halle, Sound
Patterns of English / Mô hình âm thanh tiếng Anh (New York: Harper & Row, 1968), và những
tài liệu tham khảo được trích dẫn ở đó, và bài viết của tôi “Một số thuộc tính
chung của những quy luật âm vị, “Ngôn ngữ, Tập. 43, tháng 3 năm 1967,
trang 102–28.]
[19] mitosis
[20] [N. Goodman, Structure of Appearance, tái bản lần thứ 2. (Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1966),
tr. 272. Sự phân biệt giữa Gruebleen và tiếng Anh mà tôi đang thảo luận không
nên bị nhầm lẫn với sự phân biệt giả, đã bị J. Ullian bác bỏ một cách chính xác
trên cách dùng khác của khái niệm “match/phù hợp”. Xem Philosophical Review,
tháng 7 năm 1961.]
[21] “Gruebleen”
là một ngôn ngữ giả tưởng do Nelson Goodman tạo ra, trong đó những vị ngữ “grue”
và “bleen” thay thế cho “green” và “blue”.Grue và bleen là những vị ngữ phụ thuộc
thời gian; nghĩa của chúng thay đổi tùy thuộc vào việc những đối tượng được kiểm
tra trước hay sau thời điểm t đã chỉ định. Điều này trái ngược với những vị ngữ
ngôn ngữ tự nhiên như green và blue, không phụ thuộc vào thời gian trong cách sử
dụng tự nhiên (tức là, việc một đối tượng có màu xanh lá cây không phụ thuộc
vào thời điểm nó được quan sát). Goodman dùng thí dụ này để đặt câu hỏi tại sao
một số vị ngữ (như “green”) được coi là tự nhiên trong khi những vị ngữ khác
(như “grue”) thì không. Chomsky phê bình – đây là một vấn đề bên lề, “Gruebleen”
là một thí dụ hẹp và nhân tạo, nói đến một vấn đề tương đối không quan trọng,
không đáng kể so với những quan tâm trung tâm hoặc cơ bản hơn. Chomsky muốn nhấn
mạnh những đặc tính sâu sắc, phổ quát của ngôn ngữ tự nhiên giúp phân biệt
chúng với những ngôn ngữ nhân tạo như Gruebleen.
[22]
The speculative psychology =
chie lý thuyết không thực nghiệm
[23]
quan điểm đơn giản hóa và có lẽ là bóp méo của Locke về lý thuyết về những ý tưởng bẩm sinh
[24]
Những lập luận của Goodman và phản hồi của Chomsky ở trên xoay quanh hai chủ đề
chính: bản chất của những ý tưởng bẩm sinh và vấn đề tiếp thu ngôn ngữ.
(a)
Phê bình của Goodman: Goodman bắt đầu bằng
cách phê bình ý tưởng về những ý tưởng bẩm sinh, đồng ý với quan điểm bác bỏ
khái niệm này của Locke. Ông tin rằng học thuyết về những ý tưởng bẩm sinh là
vô nghĩa hoặc sai, đặc biệt là ở “hình thức thô thiển nhất” của nó, khi nó cho
rằng những ý tưởng tồn tại trong não thức trước bất kỳ kinh nghiệm nào. Goodman
cũng lập luận rằng việc tiếp thu ngôn ngữ không phải là vấn đề như thường được
mô tả. Ông cho rằng khi một người học được một ngôn ngữ, việc tiếp thu những
ngôn ngữ khác trở nên dễ dàng hơn vì hệ thống biểu tượng nền tảng đã có sẵn.
Theo Goodman, học ngôn ngữ đầu tiên chỉ đơn giản là tiếp thu một hệ thống biểu
tượng thứ cấp, dựa trên những kinh nghiệm tiền-ngôn ngữ như cử chỉ và những hiện tượng
giác quan
Goodman
cũng phản đối ý tưởng cho rằng những cấu trúc nhận thức bẩm sinh có thể được kiểm
tra theo kinh nghiệm. Ông tin rằng những tuyên bố về ngôn ngữ “xấu” hoặc ngôn
ngữ thiếu một số đặc điểm ngữ pháp nhất định không được hỗ trợ đầy đủ bằng chứng.
Theo quan điểm của ông, rất khó để kiểm tra những lý thuyết như vậy bằng thực
nghiệm, đặc biệt là khi nghiên cứu những ngôn ngữ được xây dựng nhân tạo.
(a)
Phản hồi của Chomsky: Chomsky phản bác phê bình của Goodman bằng
cách chỉ ra một số hiểu lầm. Đầu tiên, ông lập luận rằng Goodman đã hiểu sai
tranh luận lịch sử giữa Locke và những người theo chủ nghĩa duy lý như
Descartes. Trong khi Locke bác bỏ ý tưởng về những ý tưởng bẩm sinh, Chomsky khẳng
định rằng Locke đã hiểu sai cách những người theo chủ nghĩa duy lý nhìn nhận
chúng. Đối với những nhà tư tưởng như Descartes, những ý tưởng bẩm sinh không
nhất thiết phải là có
ý thức / hữu thức (conscious)
nhưng là có tính chất định hướng (dispositional = chỉ một phẩm chất hoặc đặc điểm không
phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng có thể biểu hiện trong một số điều kiện hoặc
kích thích nhất định. Trong lập luận của Chomsky, khi ông mô tả những ý tưởng
hoặc cấu trúc bẩm sinh là có “tính khuynh hướng”, ông có ý nói rằng những cấu
trúc này vốn có trong não thức nhưng không phải lúc nào cũng hoạt động hoặc có
thể nhìn thấy cho đến khi những điều kiện phù hợp (như tiếp xúc với ngôn ngữ)
kích động việc đem dùng hoặc biểu hiện của chúng. Chúng là những đặc điểm tiềm
năng hướng dẫn sự phát triển của kiến thức và kinh nghiệm),
nghĩa là chúng định hình kinh nghiệm của chúng ta mà không cần phải tiếp cận trực
tiếp với não thức. Chomsky tin rằng những cấu trúc bẩm sinh này là cần thiết để
giải thích tiến trình tiếp thu ngôn ngữ.
Về
tiến trình tiếp thu ngôn ngữ, Chomsky lập luận rằng Goodman đã đơn giản hóa vấn
đề quá mức. Ông không đồng ý với ý tưởng của Goodman rằng tiến trình tiếp thu
ngôn ngữ đầu tiên chỉ là sự phát triển của một hệ thống ký hiệu thứ cấp.
Chomsky nhấn mạnh rằng trẻ em không chỉ học ngôn ngữ từ những hệ thống ký hiệu
đã tồn tại từ trước mà chúng phải “phát minh lại” ngữ pháp từ đầu. Tiến trình
này đòi hỏi những cấu trúc nhận thức bẩm sinh, đóng vai trò quan trọng trong việc
hiểu cách trẻ em có thể tiếp thu những quy luật ngữ pháp phức tạp từ lượng
thông tin input hạn chế
Chomsky
cũng phản hồi quan điểm của Goodman về thử nghiệm thực nghiệm. Mặc dù ông đồng
ý rằng những thử nghiệm trực tiếp về tiến trình tiếp thu ngôn ngữ có thể khó
khăn, nhưng ông lập luận rằng vẫn có thể thu thập được bằng chứng gián tiếp. Những
nhà ngôn ngữ học có thể kiểm tra những giả thuyết bằng cách xem xét cách ngôn
ngữ hoạt động và cách trẻ em học chúng. Theo Chomsky, có nhiều nghiên cứu và bằng
chứng đáng kể ủng hộ ý tưởng rằng tiến trình tiếp thu ngôn ngữ được thúc đẩy bởi
những cấu trúc bẩm sinh, giống như ngữ pháp phổ quát.
Chomsky tin rằng phê bình
của Goodman dựa trên sự hiểu lầm về cả lịch sử tư tưởng duy lý và bản chất của
tiến trình tiếp thu ngôn ngữ. Trong khi Goodman cho rằng tiến trình tiếp thu
ngôn ngữ rất dễ dàng khi một người đã học được một ngôn ngữ, Chomsky vẫn cho rằng
tiến trình tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên là một tiến trình phức tạp hơn nhiều, đòi
hỏi những cấu trúc nhận thức bẩm sinh. Chomsky lập luận rằng những cấu trúc này
rất cần thiết để hiểu cách trẻ em tiếp thu ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả,
khiến cho lý thuyết về ngữ pháp phổ quát vừa hợp lý vừa có thể kiểm chứng được về
phương diện khoa học.
[25] rank
behaviorists = “những người theo chủ nghĩa
hành vi nghiêm ngặt” hoặc “những người theo chủ nghĩa hành vi truyền thống”, những
người chỉ tập trung vào hành vi có thể quan sát được và bác bỏ những trạng thái
tinh thần bên trong.
[26] Explanatory
Models in Linguistics: một bài viết quan trọng – đã xuất bản như một phần của biên bản của Hội
nghị năm 1964 về quan hệ giữa những khía cạnh ngôn ngữ và tâm lý của ngôn ngữ /
Conference on the Interrelations of the Linguistic and Psychological Aspects of
Language, được tổ chức tại Đại học Maryland. Đây là một tiểu luận có ảnh hưởng
của Noam Chomsky, trong đó ông thảo luận về bản chất của lý thuyết ngôn ngữ và
cách lý thuyết này có thể giải thích cấu trúc của ngôn ngữ. Trong tiểu luận
này, Chomsky đề cập đến đòi hỏi về một lý thuyết ngôn ngữ không chỉ mô tả dữ
liệu ngôn ngữ mà còn giải thích những hệ thống phân tích và lựa chọn nhận thức
cơ bản liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ. Một trong những ý
tưởng chính trong tác phẩm này là khái niệm “ generative grammar”, cho rằng con
người có một khả năng bẩm sinh, về sinh học để tạo ra và hiểu ngôn ngữ. Chomsky
phê bình những thuyết ngôn ngữ trước đó và ủng hộ một cách nghiên cuaue giải
quyết chính thức và cấu trúc hơn để hiểu ngôn ngữ, tập trung vào những tiến
trình tâm lý đằng sau tiến trình tạo và hiểu ngôn ngữ. Cụm từ “ Explanatory
Models /Những Mô hình giải thích” chỉ mục tiêu rộng hơn của Chomsky là phát
triển những mô hình có thể giải thích lý do ngôn ngữ có cấu trúc như vậy, đặc
biệt là nhìn về phương diện ngữ pháp phổ quát và những cơ cấu nhận thức làm nền
tảng cho việc học và nói-hiểu một ngôn ngữ.
[27] [Không phải ngẫu nhiên chút nào. Mặc dù điều này hầu như
không quan trọng ở đây, nhưng có vẻ như nhiều ngôn ngữ không có những tên riêng
như một hạng loại nguyên thủy nhưng thay vào đó hình thành tên riêng bằng những
tiến trình của sự tạo phức hợp bằng lập lại cùng quy tắc: thuộc loại phức tạp.
Thí dụ, xem G. H. Matthews, Hidatsa Syntax (The Hague: Mouton, 1965), trang 191 f.]
[28] [Thí dụ, xem S. Peters và R. Ritchie, “Về năng lực sáng tạo
của những ngữ pháp chuyển đổi”, Information Sciences (sắp xuất bản); và JP Kimball, “Những vị ngữ có thể xác định
được dựa trên những dẫn xuất chuyển đổi bằng cách giao thoa với những ngôn ngữ
thông thường”, Information and Control, Tập. 2, 1967, trang 177–95.
[29] [Để biết một số luận đoán về vấn đề này, xem G. A. Miller
và N. Chomsky, “Mô hình tài chính của người dùng ngôn ngữ”, Phần II, trong RD
Luce, R. Bush, và E. Galanter, eds., Handbook of Mathematical Psychology (New
York) : Wiley, 1963), Tập. II
[30] A fair sample = ‘mẫu đại diện’ có nghĩa là một tập hợp tiêu biểu đại diện những ngôn ngữ
phản ảnh đầy đủ những cấu trúc ngôn ngữ có thể có. Nếu mẫu bị thiên vị hoặc
không đầy đủ, nó có thể dẫn đến một lý thuyết hẹp hoặc không chính xác về ngữ
pháp phổ quát.
[31] Surprising
linguistic universals: Những phổ quát về ngôn ngữ đáng ngạc nhiên – chỉ những
đặc điểm hoặc nguyên tắc ngôn ngữ được tìm thấy nhất quán trong tất cả những
ngôn ngữ của con người và không dễ dàng giải thích được bằng ngẫu nhiên hoặc tiếp xúc văn hóa/lịch sử. Những
phổ quát về ngôn ngữ này gợi ý những cấu trúc sâu xa, cơ bản trong ngôn ngữ của
con người mà có thể không dễ nhận thấy ngay lập tức. Thí dụ có thể bao gồm những
quy luật cấu trúc, chẳng hạn như cách những cụm từ và câu được sắp xếp, hoặc
cách một số tiến trình ngữ pháp nhất định áp dụng nhất quán trên những ngôn ngữ.
Trong nội dung trên, những
“phổ quát về ngôn ngữ đáng ngạc nhiên” này là những hiện tượng được giải thích
tốt nhất bằng cách giả định sự hiện hữu của một ngữ pháp phổ quát bẩm sinh – một
khả năng nhận thức đặc thù của loài người, được tích hợp sẵn để tiếp thu ngôn
ngữ – thay vì bằng những giải thích đơn giản hơn như nguồn gốc lịch sử chung của
những ngôn ngữ. Thí dụ, những quy luật chi phối sự liên kết của những cụm từ
danh từ với những cấu trúc cơ sở hoặc ứng dụng tuần hoàn của những quy luật ngữ
âm được trích dẫn là những phổ quát về ngôn ngữ như vậy.
The cyclic application of
phonological rules: Ứng dụng tuần hoàn của những quy luật âm vị học đề cập đến một nguyên tắc trong ngôn
ngữ học, trong đó những quy luật ngữ âm học – những quy luật chi phối cách âm
thanh được thay đổi một cách có hệ thống trong một ngôn ngữ – được áp dụng theo
cách phân cấp, từng bước trên những cấp độ khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ, chẳng
hạn như hình vị, từ và cụm từ. Những quy luật này là “tuần hoàn” vì chúng được
áp dụng lặp đi lặp lại ở mỗi cấp độ cấu trúc, bắt đầu bằng những đơn vị nhỏ hơn
(như gốc hoặc hình vị) và tiến tới những đơn vị lớn hơn (như cụm từ hoặc câu).
[32] [Xem EH Lenneberg, Biological Foundations
of Language / Cơ bản sinh học
của ngôn ngữ (New York: Wiley,
1967), để có bằng chứng liên quan đến vấn đề này
[33] [Hay vì giả
định của ông rằng “những hàm trọng số/ weighting functions” được nêu lên trong ngữ pháp phổ quát cấu thành nên “loại sự kiện . . .
[mà]. . . lý
thuyết học tập cố gắng giải thích; không phải là giải thích đang được tìm kiếm”.
Không ai có thể nói rằng cơ bản di truyền cho sự phát triển của cánh tay chứ
không phải cánh bay trong phôi người là “loại sự kiện vốn lý thuyết học tập cố
gắng để giải thích” chứ không phải là cơ bản để giải thích những sự kiện khác
về hành vi con người. Câu hỏi liệu hàm trọng số có được học hay không, hay nó
là cơ bản cho việc học hay không, là một câu hỏi thực nghiệm. Không có lý do dù
nhỏ nhất nào để giả định rằng, tiên nghiệm, rằng nó được giải thích bằng
việc học tập chứ không phải bởi năng
khiếu di truyền, hay sự kết hợp nào đó của cả
hai. Có những điểm nhỏ khác trong thảo luận của Putnam cần một vài nhận xét Thí
dụ, ông khẳng định rằng vì một số mơ hồ nhất định “đòi hỏi hướng dẫn để tìm ra”,
nên “tuyên bố rằng ngữ pháp ‘giải thích khả năng để nhận ra những mơ hồ’ . . .
thiếu ý nghĩa hoặc sức thuyết phục mà Chomsky dành cho nó”. Nhưng ông hiểu sai tuyên bố liên quan đến năng lực chứ
không phải hiệu suất. Những gì ngữ pháp giải thích là tại sao “the
shooting of the hunters / sự bắn giết của
những người thợ săn” (thí dụ mà ông trích dẫn) có thể được hiểu với những người
thợ săn là chủ ngữ hoặc tân ngữ nhưng trong “the growth of corn /sự phát triển của cây
ngô”, chúng ta chỉ có thể hiểu hiểu “ngô”là
chủ ngữ (giải thích, trong
trường hợp này, bật lên quan hệ của danh từ
hóa với những cấu trúc sâu, đã ghi nhận trước đó). Vấn đề huấn luyện không liên quan. Vấn đề huấn luyện không còn quan trọng nữa. Vấn đề ở đây là tương quan
giữa âm thanh -ý nghĩa có liên quan đến hiệu suất nhưng chỉ là một trong nhiều
yếu tố. Putnam cũng trình bày sai biện luận cho rằng quan hệ chủ động-thụ động
có tính chất biến đổi. Không chỉ đơn thuần là người nói biết chúng có liên quan
với nhau. Rõ ràng điều đó thật vô lý; Người nói cũng biết rằng “Ngày mai John
sẽ rời đi”và “John sẽ rời đi ba ngày sau ngày hôm kia”có liên quan với nhau,
nhưng điều này không ngụ ý rằng có một quan hệ chuyển đổi giữa hai điều này.
Biện luận cú pháp được đưa ra ở nhiều nơi trong văn học. Thí dụ, xem Syntactic
Structurescủa tôi (The Hague: Mouton,
1957); Aspects of the Theory of Syntax.]
[34] Phản hồi
những lập luận của Hilary Putnam, Chomsky phê bình những giả định của Putnam
liên quan đến việc tiếp thu ngôn ngữ. Putnam hạ thấp tính phức tạp của ngôn
ngữ, lập luận rằng những đặc điểm chung của ngôn ngữ, chẳng hạn như âm vị và
những thành phần cấu trúc cụm từ, có thể được giải thích bằng những đặc tính
nhận thức chung như khả năng ghi nhớ và tính đơn giản của những al-gô-rít tính
toán. Tuy nhiên, Chomsky cho rằng những giải thích của Putnam bỏ qua những cấu
trúc ngữ pháp phong phú và cụ thể mà trẻ em phải tiếp thu, không thể chỉ giải
thích bằng những giới hạn về nhận thức.
Chomsky bác bỏ tuyên bố của Putnam rằng sự hiện diện của những tên riêng
và những quy luật cấu trúc cụm từ trong ngôn ngữ là do hiệu quả tính toán tự
nhiên, lập luận rằng tính phức tạp của cấu trúc ngôn ngữ vượt ra ngoài những gì
có thể giải thích bằng những mô hình máy tính điện toán tổng quát. Ông khẳng định rằng những phép biến đổi trong ngữ pháp không chỉ là
những từ viết tắt của câu, như Putnam nêu lên, nhưng
là những hoạt động phức tạp tạo ra những cấu trúc ngoài mặt từ
những cấu trúc sâu, không thể dễ dàng giải thích bằng những lý thuyết máy tính
điện toán đơn giản.
Hơn nữa, Chomsky bác bỏ giải thích thay thế của Putnam rằng những phổ
quát trong ngôn ngữ có thể phát sinh từ
nguồn gốc chung của những ngôn ngữ. Chomsky lập luận rằng vấn đề tiếp thu ngôn
ngữ là về việc hiểu cách trẻ tiếp thu ngữ pháp cụ thể từ dữ liệu có sẵn, chứ
không phải về nguồn gốc của ngôn ngữ. Ông nhấn mạnh rằng việc Putnam tập trung
vào tính dễ học ngôn ngữ là không liên quan, vì vấn đề thực sự là cách trẻ học
những cấu trúc ngữ pháp phức tạp từ lượng thông tin input giới hạn.
Cuối cùng, Chomsky phê bình đề nghị của Putnam rằng việc tiếp thu ngôn
ngữ có thể được giải thích bằng những phương sách học tập tổng quát thay vì ngữ pháp phổ quát bẩm sinh. Chomsky tin rằng quan điểm này đơn
giản hóa vấn đề quá mức, vì sự phức tạp của việc tiếp thu ngôn ngữ có thể đòi
hỏi những khả năng bẩm sinh riêng biệt. Ông chủ trương rằng việc khơi dậy những biểu thị ngữ pháp bẩm sinh
cung cấp một giải pháp hợp lý cho việc học ngôn ngữ, trong khi những phương
sách học tập tổng quát có thể
không đủ để giải thích bản chất phong phú của việc tiếp thu ngôn ngữ. Tranh
luận vẫn trong duy nghiệm,
nhưng Chomsky lập luận rằng việc dùng những cấu trúc bẩm sinh giúp giải quyết
vấn đề hiệu quả hơn là dựa vào những phương sách nhận thức tổng quát.
[35] Henry Hiż
(1917–1999): nhà toán
học, nhà logic học và nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Poland, người có công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ học điện toán và
hệ thống ngôn ngữ học hình thức đã
thúc đẩy dịch máy và tiến hành ngôn ngữ
tự nhiên.
[36] [Trong Current
Issues in Linguistic Theory / Những vấn đề hiện tại về lý thuyết ngôn ngữ học của tôi (The Hague:
Mouton, 1964), Phần 1; Aspects of the Theory of Syntax /Những phương diện của Lý thuyết Cú pháp, Chương 1, Mục 8; Cartesian
Linguistics / Ngôn ngữ học Descartes (New York: Harper & Row, 1966).]
[37] weighting
function: hàm
trọng số: một
phương pháp hoặc quy luật gán những mức độ quan trọng khác nhau cho những yếu tố
hoặc input khác nhau trong tiến trình, ảnh hưởng đến cách đưa ra quyết định hoặc
học những mẫu. Trong bối cảnh này, từ ngữ “hàm” tương tự như nghĩa toán học của
nó nhưng không giống hệt. Nó đề cập đến một quy luật hoặc quy trình có hệ thống
gán mức độ quan trọng (trọng số) cho những yếu tố nhất định, giống như cách một
hàm toán học ánh xạ input thành output.
Hàm trọng số trong tiến
trình tiếp thu ngôn ngữ: Về phương diện khái niệm hoạt động giống như một hàm
toán học nhưng trừu tượng hơn.Nó gán “trọng số” (mức độ quan trọng) cho những
input ngôn ngữ dựa trên những yếu tố như tần suất hoặc mức độ liên quan. Thí dụ:
Nếu một đứa trẻ nghe từ “chó” 50 lần và “mèo” 10 lần, hàm trọng số có thể gán mức
độ quan trọng cao hơn cho “chó”, giúp trẻ tập trung vào việc học từ đó trước.
Thí dụ trong tiến trình tiếp thu ngôn ngữ: Một đứa trẻ có thể gặp nhiều cấu
trúc câu khác nhau. Hàm trọng số có thể gán mức độ quan trọng cao hơn (mức “trọng
số” cao hơn) cho những mẫu thường xuyên xảy ra (thí dụ: “Chủ ngữ-Động từ-Tân ngữ”
trong tiếng Anh) so với những mẫu hiếm hoặc bất quy luật. Điều này giúp trẻ ưu
tiên học những cấu trúc phổ biến nhất trước.
Một hàm trọng số, giống
như một hàm toán học, gán những giá trị (trọng số) một cách có hệ thống cho những
yếu tố, giúp não thức tập trung vào những gì có liên quan hoặc quan trọng nhất
trong một bối cảnh nhất định. Tuy nhiên, trong tiến trình tiếp thu ngôn ngữ, nó
hoạt động trừu tượng như một phần của những tiến trình nhận thức chứ không phải
là một công thức toán học cụ thể.
[38] “The
shooting of the hunters” =
Việc bắn những người thợ săn: câu này
mag ý rằng chính những
người thợ săn đã bị bắn. Những người thợ săn là mục tiêu của việc bắn, họ bị bắn,
“The hunters' act of
shooting” = Hành động bắn của những người thợ săn: Điều này ám chỉ rằng những
người thợ săn là những người thực hiện việc bắn.
Những người thợ săn là những người thực hiện hành động, làm việc này
[39] Tôi tóm lược những gì trong những đoạn trên – giữa Hiż và
Chomsky – như một tranh
luận chi tiết về lý thuyết ngôn ngữ, tập trung vào những chủ đề như năng lực,
hiệu năng, ngữ pháp phổ quát và phương pháp luận.
(a) Hiż cho
rằng việc Chomsky tập trung vào “năng lực” hàm ý rằng “tự xem xét những suy nghĩ và cảm xúc cùa chính một
người “ (nhìn vào bên trong để xem xét những suy nghĩ, cảm xúc hoặc kinh nghiệm
của chính minh) – như một nguồn chính yếu của kiến thức ngôn ngữ. Chomsky
phản bác điều này bằng thừa nhận rằng tự xem xét những suy nghĩ và cảm xúc cùa
chính một người thực sự là nguồn dữ liệu có giá trị nhưng nhấn mạnh rằng nó
không gắn liền với nghiên cứu về năng lực. Ông lập luận rằng trong khi bằng
chứng từ tự xem
xét những suy nghĩ và cảm xúc cùa chính một người có thể được thay thế bằng
những tiến trình vận hành hoặc thí nghiệm, thì những phương pháp thay thế này
vẫn phải phù hợp với dữ liệu từ tự xem
xét những suy nghĩ và cảm xúc cùa chính một người để đảm bảo tính hợp lệ.
(b) Hiż thấy
là nghịch lý
khi Chomsky tách biệt kiến thức thực sự của người
nói (năng lực) khỏi sự hiểu biết được tường thuật của họ về kiến thức đó.
Chomsky bác bỏ điều này bằng giải thích rằng năng lực đề cập đến hệ thống quy
luậtcơ bản (ngữ pháp phát sinh) mà người nói vô thức dùng, trong khi hiệu năng
liên quan đến những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cách áp dụng kiến thức
này. Ông nhấn mạnh rằng người nói có thể đưa ra những tường thuật không chính
xác về kiến thức ngôn ngữ của họ, điều này khiến sự khác biệt giữa năng lực
và hiệu năng trở nên cần thiết và không nghịch lý.
(c) Về ngữ
pháp phổ quát, Hiż cho rằng Chomsky cho rằng nó đồng nghĩa với một lý thuyết
của sự tiếp thu ngôn ngữ. Chomsky bác bỏ
giải thích này, nói rõ rằng
ngữ pháp phổ quát chỉ là một thành phần của một lý thuyết
như vậy. Sự tiếp thu ngôn ngữ liên quan đến những yếu tố khác, gồm khả năng của
trẻ em để xây dựng ngôn ngữ, làm cho tinh tế hơn những giả thuyết ngôn ngữ dựa trên dữ liệu input (là khi trẻ
em học một ngôn ngữ, chúng không chỉ ghi nhớ những từ và quy luật, nhưng còn
chủ động tìm ra những mô hình và đưa ra những phỏng đoán (giả thuyết) về cách
ngôn ngữ hoạt động. Khi nghe thêm nhiều thí dụ (dữ liệu input), chúng điều
chỉnh và làm những phỏng đoán này cho tốt hơn, cho đến khi chúng phát triển
được sự hiểu biết vững chắc về cấu trúc của ngôn ngữ.). Ông bảo
vệ “mô hình tức thời” của ông về tiến
trình tiếp thu năng lực như một phỏng chững hợp lý gần đúng đầu tiên, ngay cả khi nó không tính đến đầy đủ tác
động hỗ tương giữa
những giả thuyết và dữ liệu trong tiến trình học tập. Chomsky cho rằng thành công cuối cùng của mô hình này phải được đánh
giá bằng khả năng của nó để đem cho những
hiểu biết sâu xa để giải
thích.
(d) Hiż phê
bình những tài liệu tham khảo của Chomsky về những lý thuyết cổ điển về ngôn
ngữ và não thức, gọi chúng là “hành trang lịch sử gây nhầm lẫn và gây hiểu lầm”.
Chomsky không đồng ý, lập luận rằng những đóng góp từ tâm lý học và ngôn ngữ
học duy lý vẫn có liên quan và vẫn có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị.
Mặc dù thừa nhận rằng những tài liệu tham khảo lịch sử như vậy không bắt buộc
đối với mọi người, ông nhấn mạnh rằng chúng hữu ích cho những ai muốn tiếp nhận chúng.
(e) Một điểm
gây tranh luận khác là phê bình của Hiż rằng Chomsky dựa những ý tưởng
của ông về ngữ
pháp phổ quát vào một số quá ít
những ngôn ngữ
thay vì xem xét một tập hợp những trường hợp lớn rộng hơn.
Chomsky thừa nhận rằng nghiên cứu nhiều ngôn ngữ hơn là lý tưởng, nhưng lập luận rằng những nghiên cứu chuyên môn, chi tiết về từng ngôn
ngữ sẽ mang lại
những hiểu biết có ý nghĩa hơn về ngữ pháp phổ quát, so với
những nghien cứu hời hợt, khảo sát
nông cạn của nhiều
ngôn ngữ. Chomsky thách thức những người chỉ trích ông đưa ra những thí dụ cụ
thể về dữ liệu mâu thuẫn với lý thuyết của ông. Ông lập luận rằng việc chỉ đơn
giản đưa ra những sưu tập
dữ liệu lớn có thể phù hợp với bất kỳ lý thuyết nào là vô nghĩa và không thúc
đẩy sự hiểu biết về ngữ pháp phổ quát.
(f) Hiż nêu
lên rằng khả năng những nguyên tắc ngữ
pháp phổ quát có thể phản ánh một nguồn gốc
lịch sử chung của những ngôn ngữ thay vì những cấu trúc nhận thức bẩm sinh.
Chomsky bác bỏ giả thuyết này, khẳng định rằng nó thiếu giá trị giải thích và
không giải thích được nguyên nhân của những đặc
tính của ngữ pháp phổ quát.
(g) Thảo luận
cũng đề cập đến tuyên bố của Hiż rằng những quyết định về những phần cụ thể của
ngữ pháp được xác định bởi “tính hữu ích nội tại” của chúng. Chomsky thừa nhận
rằng ông không hiểu Hiż muốn nói gì với thuật ngữ này. Ông làm rõ rằng khái
niệm “tính đơn giản của ngữ pháp” của ông đề cập đến một hàm trọng số được xác
định theo kinh nghiệm, chọn ngữ pháp dựa trên tính thuận hợp tương ứng của chúng với dữ liệu. Ông lập luận rằng khái niệm
này không liên quan đến ý tưởng triết học rộng hơn về tính đơn giản
trong khoa học. Thay vào đó, nó đóng một vai trò cụ thể trong lý thuyết ngôn
ngữ học, tương tự như cách một hằng số vật lý hoạt động trong khoa học thực
nghiệm.
(h) Hiż cho
rằng ngôn ngữ học sẽ được hưởng lợi từ những hoạt động kỹ thuật thực nghiêm (phương
pháp hoặc thủ tục khách quan, có thể đo lường được để xác định xem một câu có
đúng ngữ pháp hay không, không cần dựa vào trực giác hoặc phán đoán chủ quan
của một người) để xác định ngữ pháp, độc lập với tự xem xét những
suy nghĩ và cảm xúc cùa chính một người . Chomsky thừa nhận tiềm năng của những
phương pháp như vậy nhưng lập luận rằng chúng phải phù hợp với bằng chứng tự
xem xét những suy nghĩ và cảm xúc cùa chính một người để đảm bảo độ tin cậy.
Ông tin rằng những thách thức hiện tại trong ngôn ngữ học không bắt nguồn từ
việc thiếu dữ liệu chính xác mà từ việc lĩnh vực này không có khả năng cung cấp
những giải thích thỏa đáng cho dữ liệu đã được hiểu rõ.
Qua những biện luận trên, Chomsky bảo vệ phương pháp nghiên cứu giải quyết của ông là dựa
trên bằng chứng thực nghiệm và có sức mạnh
giải thích. Ông nhấn mạnh sự quan
trọng của phương pháp tự xem
xét những suy nghĩ và cảm xúc cùa chính một người, những nghiên cứu ngôn ngữ
chi tiết và những hiểu biết lịch sử, đồng thời bác bỏ những cách giải thích quá
đơn giản về những lý thuyết của mình. Ngược lại, Hiż phê bình sự phụ thuộc của
Chomsky vào dữ liệu hạn chế, đặt câu hỏi về những giả định phương pháp luận của
ông và ủng hộ việc thu thập dữ liệu rộng hơn và những hoạt động kỹ thuật thực nghiêm. Dù có những bất đồng, cả hai đều chia sẻ quan tâm về việc thúc đẩy lý thuyết
ngôn ngữ qua tiến trình nghiên cứu nghiêm ngặt và có ý nghĩa.
[40] knowing
that & knowing how : “Biết rằng” để nói về kiến
thức rõ ràng, thực tế (biết gì?) –
nhận thức về những sự kiện, chân lý hoặc mệnh đề cụ thể (thí dụ: “Tôi biết rằng
Hà Nội là
thủ đô của Việt Nam”). “Biết cách” để nói về kiến
thức thực tế, mang tính thủ tục, thực
hành (biết cách thế nào?) – khả năng thực hiện công việc hay kỹ
năng (thí dụ: “Tôi biết cách đi xe đạp” hoặc “Tôi biết nói và hiểu tiếng Lào”).
[41] “Knowledge
of language is not a skill, a set of habits, or anything of the sort” = tquan điểm của ông là kiến thức ngôn ngữ không chỉ là những gì học
được qua thực hành lập đi lập lại hoặc có được như một loạt những hành động máy
móc, như một kỹ năng như đi xe đạp hay chơi một nhạc cụ.Đối với Chomsky, kiến
thức ngôn ngữ (hay năng lực) đề cập đến một cấu trúc nhận thức bẩm sinh trong
não thức cho phép con người tạo ra và hiểu một vô hạn những câu nói viết, ngay
cả những câu mà họ chưa từng nghe trước đây. Kiến thức này không phải là kết
quả của thói quen hoặc tiến trình thực hành đã học, nhưng là phần cơ bản của
nhận thức con người.Trái ngược với quan điểm cho rằng ngôn ngữ là một kỹ năng
hoặc một hành vi đã học, Chomsky lập luận rằng năng lực ngôn ngữ là một năng
lực trừu tượng, tâm lý, làm nền tảng cho khả năng hiểu và tạo ngôn ngữ của
chúng ta. Không thể giải thích đầy đủ chỉ bằng cách biết một tập hợp những quy
luật hoặc có một tập hợp của những kỹ năng. Do đó, đối với ông, kiến thức
ngôn ngữ khác với thói quen hoặc khả năng đã học, thường có được qua kinh
nghiệm và thực hành.
[42] Hay thực hành, thực tập, nói theo, bắt chước
[43] resourceful
empiricism: “thuyết duy nghiệm linh hoạt” để chỉ một dạng được sửa đổi và
linh hoạt hơn của thuyết duy nghiệm vốn bao gồm những nguyên tắc tiến bộ hơn,
như những cấu trúc hoặc hệ thống phân tích và lựa chọn bẩm sinh (như “thuyết sơ
đồ bẩm sinh” của Chomsky), để giải thích những hiện tượng như quá trình tiếp
thu ngôn ngữ. Điều này khác với thuyết duy nghiệm cổ điển, chỉ tập trung vào việc
học thông qua kinh nghiệm và input bên ngoài.Harman định nghĩa lại thuyết duy
nghiệm để làm cho nó dễ thích nghi hơn bằng cách kết hợp những nguyên tắc hoặc hệ
thống phân tích và lựa chọn cụ thể (như thuyết sơ đồ bẩm sinh của Chomsky) được
thiết kế cho những nhiệm vụ cụ thể, như học ngôn ngữ. Tuy nhiên, Chomsky chỉ
trích định nghĩa lại này, cho rằng nó ít được chú
ý, vì
nó làm thuyết duy nghiệm trở nên quá rộng đến mức không thể chứng minh được là
sai. Theo quan điểm của Chomsky, một khuôn khổ như vậy mất đi ý nghĩa vì nó có
thể giải thích cho bất cứ gì, bất kể sự thật là gì.
[44] [Harman nhận xét chính xác
rằng tôi bỏ qua “tài liệu triết học khổng lồ về quy nạp”và chỉ giới hạn bản
thân mình vào việc nghiên cứu những tiến trình của ngôn ngữ học phân loại như “những
nêu lên duy nhất đủ rõ ràng để hỗ trợ nghiên cứu nghiêm chỉnh”. Tuy nhiên, ông
không chỉ ra rằng bất cứ điều gì trong tài liệu về quy nạp đều liên quan đến
những vấn đề mà tôi đang xem xét. Lý do là không có gì cả. Những tài liệu về
quy nạp khá thích thú, nhưng nó lại nhắc đến những câu hỏi hoàn toàn khác nhau.
Nó ngay cả không gợi ý về những thủ tục phân tích hay thu thập tin tưởng hay
xác nhận sẽ khắc phục được những vấn đề mà tôi đã thảo luận. Chẳng hạn, không
có tài liệu nào về quy nạp đem cho bất kỳ cái nhìn sâu xa nào về cách những
nguyên tắc được trích dẫn ở trên làm thí dụ (chu trình của những quy luật âm vị
học hay quy luật danh từ hóa) có thể đạt được “bằng quy nạp”từ dữ liệu có sẵn.
Nhưng chính những câu hỏi như thế này mới phải đối mặt trong tiến trình nghiên
cứu sự tiếp thu ngôn ngữ.]
[45] [Hai điểm nhỏ trong liên hệ này. Harman chỉ thấy “liên hệ
lịch sử mong manh”giữa những thủ tục phân đoạn và phân loại với ngữ pháp cấu
trúc cụm từ. Sự kết nối thực sự gần gũi hơn nhiều. Zellig Harris, trong Methods
in Structural Linguistics / Phương
pháp trong ngôn ngữ học cấu trúc (Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago,
1951), đã cố gắng chỉ ra cách dùng có hệ thống những tiến trình như vậy, được
khuếch đại bằng một bước quy nạp đơn giản, sẽ dẫn đến một bộ quy luật có thể được
coi như tạo ra một tập hợp vô hạn những câu. Một tập hợp những công thức “hình
vị thành cách phát âm”của Harris, mặc dù không hoàn toàn giống với ngữ pháp cấu
trúc cụm từ, nhưng lại khá giống nhau. Khái niệm “ngữ pháp cấu trúc cụm từ”được
thiết kế rõ ràng để thể hiện hệ thống phong phú nhất có thể được mong đợi một
cách hợp lý từ việc áp dụng những thủ tục kiểu Harris vào kho ngữ liệu. Harris,
và những nhà phương pháp luận khác của thập niên 1940, đang phát triển một
phương pháp nghiên cứu giải quyết phân tích ngôn ngữ mà ít nhất người ta có thể
theo dõi đến Saussure. Thứ hai, Harman khá đúng khi chỉ ra rằng khi tôi nhắc đến
“những nêu lên [theo thuyết
kinh nghiệm] duy nhất đủ rõ ràng để hỗ trợ cho nghiên cứu nghiêm chỉnh”, tôi đã
bỏ qua việc nhắc đến phương pháp nghiên cứu những quan hệ đồng thời của Harris’
và Hi˙z. Ông cảm thấy rằng phương pháp này “có tâm lý tương tự như những thủ tục
phân loại”. Tôi không thấy có ích gì khi tranh luận điều này, bằng cách này hay
cách khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi không biết có lý do gì để cho rằng
những tiến trình như vậy có thể dẫn đến hay ngay cả có thể đem cho bằng chứng ủng
hộ hay chống lại giả thuyết về một ngữ pháp phát sinh.]
[46]
Tóm lược những ý tưởng quan trọng và lập luận chính ở trên:
Chomsky thảo luận về quan hệ giữa ngôn ngữ học và triết học, nhấn mạnh
những phương pháp và quan tâm tương tự của chúng. Ông lập luận
rằng trong khi ngôn ngữ học có thể cung cấp những hiểu biết hữu ích cho triết
học, thì vẫn có những giới hạn về mức độ mà mỗi lĩnh vực có thể hưởng lợi trực
tiếp từ những phát hiện của lĩnh vực kia. Chomsky, qua đó, trình bày những lý
thuyết ngôn ngữ học của ông, đặc biệt là những ý tưởng của ông về cấu trúc sâu
và ngoài mặt trong ngôn ngữ thông thường, và vai
trò của những nguyên tắc ngôn ngữ bẩm sinh trong tiến trình tiếp thu ngôn ngữ.
Những ý tưởng
và lập luận chính:
(a)
Cấu trúc sâu và ngoài mặt: Chomsky
nêu lên rằng mọi ngôn ngữ của con người đều tạo ra những cấu trúc ngoài mặt từ
những cấu trúc sâu trừu tượng hơn qua những phép biến đổi ngữ pháp. Cấu trúc
sâu tiết lộ nhiều hơn về cách diễn giải ngữ nghĩa so với cấu trúc ngoài mặt.
(b)
Ngữ nghĩa phổ quát: Chomsky
nêu lên một hệ thống của ngữ nghĩa
học phổ quát vốn chỉ định
lớp của những biểu thị ngữ nghĩa có thể có cho những ngôn ngữ
tự nhiên, tương tự như cách ngữ âm học phổ quát chỉ định những biểu thị ngữ âm. Chomsky
lập luận rằng cấu trúc ngoài mặt không thể đóng góp vào ý nghĩa; ý nghĩa phải
được xác định bởi cấu trúc sâu bên dưới biểu thức.
(c)
Nguyên lý ngôn ngữ bẩm sinh: Chomsky
lập luận rằng tiến trình tiếp thu ngôn ngữ gồm một sơ đồ
bẩm sinh cho phép trẻ em phát triển một ngữ pháp
phong phú và rất cụ thể từ
dữ liệu giới hạn. Ông đưa ra cấu trúc bẩm sinh này như một giả thuyết duy nghiệm để giải thích tính
đồng nhất, tính đặc thù và sự phong phú của ngữ pháp được người học ngôn ngữ
xây dựng và đem dùng.
(d)
Phê bình những thuyết duy nghiệm: Chomsky
phê bình những thuyết duy nghiệm, lập luận rằng chúng không giải thích được sự
phức tạp của tiến trình tiếp thu ngôn ngữ và vai trò của những nguyên lý bẩm
sinh. Phương
pháp nghiên cứu giải quyết duy lý của Chomsky cho rằng não thức có tổ chức nội
tại đóng một vai trò quan trọng trong nhận
thức và tiến trình tiếp thu ngôn ngữ.
(e)
Ý nghĩa triết học: Những kết
luận từ ngôn ngữ học có ý nghĩa đối với lý thuyết tâm lý, hỗ trợ cho lý thuyết
duy lý về những tiến trình tâm lý. Chomsky
lập luận rằng những kết luận này có liên quan đến triết học, đặc biệt là trong
việc hiểu cách thức tiếp thu kiến thức và bản chất của kiến thức của con
người.
(f)
Quan hệ giữa Triết học và Ngôn ngữ học Chomsky
nhấn mạnh rằng trong khi ngôn ngữ học và triết học có chung những phương pháp
và quan tâm, chúng hoạt động với những bộ máy khái niệm khác nhau. Ngôn ngữ học
tập trung vào cấu trúc và những quy luật của ngôn ngữ, trong khi triết học giải
quyết những câu hỏi rộng hơn về kiến thức, nhân quả và bản chất của thực tại.
Chomsky cho rằng ngôn ngữ học có thể cung cấp những hiểu biết sâu sa về những
câu hỏi triết học về ngôn ngữ và não thức, nhưng cũng nêu bật những giới hạn
của sự trao đổi trực tiếp giữa hai lĩnh vực.
(g)
Phê bình và bảo vệ những ý tưởng
của Chomsky: Chomsky đề
cập đến những phê bình từ những nhà triết học như Goodman và Putnam, bảo vệ ý
tưởng của chính ông về những
nguyên tắc ngôn ngữ bẩm sinh và vai trò của những cấu trúc sâu trong diễn giải
ngữ nghĩa. Chomsky lập luận rằng những nguyên tắc này không chỉ là những giới
hạn mà còn cho phép tiếp thu kiến thức ngôn ngữ phức tạp từ dữ liệu giới hạn.
Chomsky cũng bác bỏ ý tưởng rằng việc tiếp thu ngôn ngữ chỉ có thể được giải
thích bằng những phương sách học tập tổng quát, nhấn
mạnh đến đòi hỏi cho những
nguyên tắc ngôn ngữ bẩm sinh.
Chomsky kết luận rằng mặc dù ngôn ngữ học có thể không cung cấp một kỹ
thuật mới cho triết học phân tích, nhưng nó có thể làm sáng tỏ và chứng minh
những kết luận về kiến thức của con người liên quan đến những vấn đề cổ điển
trong triết học về não thức. Điều này cho thấy tiềm năng hợp tác hiệu quả giữa
ngôn ngữ học và triết học trong việc hiểu biết bản chất
của ngôn ngữ và nhận thức.
[47] Tiểu luận
cung cấp một duyệt xét chi tiết
về lý thuyết ngôn ngữ của Noam Chomsky, nhấn mạnh những hàm ý sâu sa cho sự hiểu biết về não thức
con người và những liên hệ của nó với thuyết duy lý và thuyết duy nghiệm. Trọng
tâm công trình của Chomsky là khái niệm của những
nguyên tắc bẩm sinh, thường được gọi là ngữ pháp phổ quát, vốn đóng vai
trò như nền tảng
cho kiến thức của con người, đặc biệt trong tiến trình tiếp thu ngôn ngữ.
Người ta tin rằng những nguyên tắc này được cài đặt sẵn trong não người, hoạt động như một khung kiến trúc để diễn giải và
tổ chức những input ngôn ngữ.
Mặc dù khung kiến trúc của Chomsky có nguồn gốc trong thuyết duy lý, nó cũng nhìn nhận vai
trò quan trọng của kinh nghiệm trong việc định hình kiến thức. Những gì nhận được từ môi trường ngôn ngữ tác động với những cấu trúc bẩm
sinh này, cho phép phát triển những ngôn ngữ riêng biêt, cụ thể. Tổng hợp lập trường duy lý và
duy nghiệm
này làm nổi
bật tác động hỗ tương sống động giữa
những cấu trúc và hệ thống phân tích và lựa chọn của
não và dữ
liệu kinh nghiệm bên ngoài. Thay vì đối lập nhau, những phương pháp nghiên cứu
giải quyết này bổ sung nhau, tạo thành một một cấu trúc thống nhất và kết nối
chặt chẽ, tích hợp những ý tưởng
và yếu tố
khác nhau thành một tổng thể nhất quán, để hiểu
ngôn ngữ và nhận thức.
Chomsky tích hợp những yếu tố duy lý và kinh nghiệm đã tạo một mô hình ngôn ngữ học mang tính cách mạng vượt xa bản thân ngôn ngữ học truyền thống. Phương pháp luận của ông không chỉ phân tích cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ nhưng còn giải quyết những câu hỏi triết học lớn rộng hơn về bản chất của kiến thức, nhận thức và não thức. Bằng thu hẹp khoảng cách giữa những ngành học này, công trình của ông đã cung cấp những phương pháp mới để giải quyết cả hiện tượng ngôn ngữ và những vấn đề triết học cơ bản. Trong thế kỷ qua, lý thuyết của Chomsky đã biến đổi việc nghiên cứu ngôn ngữ và nhận thức, gây ra tranh luận sâu rộng và ảnh hưởng đến những lĩnh vực như tâm lý học, trí tuệ nhân tạo và khoa học nhận thức. Tổng hợp của ông về truyền thống duy lý và duy nghiệm vẫn là nền tảng của tư tưởng hiện đại, cung cấp một khuôn khổ để tiếp tục khám phá quan hệ phức tạp giữa những cấu trúc bẩm sinh và học tập theo kinh nghiệm. Tác động lâu dài của những ý tưởng của Chomsky nhấn mạnh những ý nghĩa mang tính cách mạng của chúng trong việc tìm hiểu não thức con người.