Tuesday, October 29, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (09)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 



7

 

Sinh-Ngôn Ngữ Học Và Khả Năng Con Người

 

Tôi muốn nói vài lời về những gì đã đi đến được gọi là “quan điểm sinh-ngôn ngữ học, vốn đã bắt đầu hình thành nửa thế kỷ trước đây, trong những thảo luận giữa một ít sinh viên ban tiến sĩ, những người chịu nhiều ảnh hưởng của những phát triển trong sinh học và toán học trong những năm đầu sau chiến tranh, gồm nghiên cứu về phong tục học mới được biết đến ở nước Mỹ. Một trong số họ là Eric Lenneberg, người có nghiên cứu nền tảng Biological Foundations of Language, năm 1967, vẫn là một tài liệu cơ bản của lĩnh vực. Vào thời điểm đó, những trao đổi đáng kể đã được tiến hành, gồm những hội thảo liên ngành và hội nghị quốc tế. Môn học có ảnh hưởng sâu rộng nhất, vào năm 1974, lần đầu tiên được gọi là “sinh-ngôn ngữ học”. Nhiều câu hỏi quan trọng dẫn đầu đã thảo luận ở đó vẫn còn sống đọng cho đến ngày nay.

 

Một trong những câu hỏi này, được đưa lên nhiều lần như “một trong những câu hỏi cơ bản được đặt ra từ quan điểm sinh học”, là mức độ vốn những nguyên tắc rõ ràng của ngôn ngữ, gồm cả một số nguyên tắc chỉ mới được đưa ra ánh sáng gần đây, là duy nhất cho hệ thống nhận thức này. Một câu hỏi ngay cả còn cơ bản hơn từ quan điểm sinh học là ngôn ngữ có thể đem cho một giải thích trên nguyên tắc nhiều đến đâu? liệu những yếu tố tương đồng có thể được tìm thấy trong những lĩnh vực hay sinh vật khác hay không. Cố gắng để gọt dũa những câu hỏi này và khảo sát chúng cho ngôn ngữ đã được gọi là “chương trình tối giản” trong những năm gần đây, nhưng những câu hỏi này nảy sinh với bất kỳ hệ thống sinh học nào và độc lập với sự thuyết phục về mặt lý thuyết, trong ngữ học và những lĩnh vực khác. Trả lời cho những câu hỏi này không chỉ là nền tảng để hiểu bản chất và hoạt động của những sinh vật và những hệ thống phụ của chúng nhưng còn là cơ bản để khảo sát sự tăng trưởng và tiến hóa của chúng.

 

Quan điểm sinh-ngôn ngữ học xem ngôn ngữ của một người ở tất cả những phương diện của nó – âm thanh, ý nghĩa, cấu trúc – như một trạng thái của một số thành phần của não thức, hiểu “não thức” theo nghĩa của những nhà khoa học thế kỷ 18 đã nhận ra rằng sau khi Newton phá hủy ““triết học cơ học”, dựa trên khái niệm trực giác của một thế giới vật chất, không còn vấn đề não thức-cơ thể mạch lạc nào nữa, và chúng ta chỉ có thể coi những phương diện của thế giới “gọi là tâm lý” như kết quả của “một cấu trúc hữu cơ như cấu trúc của bộ óc, “ như nhà hóa học-triết gia Joseph Priestley đã nhận xét. 

 

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com